You are on page 1of 28

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu

Niên khoá 2006-2007 Bài đọc

PHẦN I
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU

Khái niệm chuyển đổi cơ cấu nhằm hợp nhất việc nghiên cứu các khía cạnh khác
nhau của phát triển được trình bày bằng cách sử dụng các khái niệm như chuyển đổi nông
nghiệp, công nghiệp hoá, quá độ nhân khẩu học và thành thị hoá. Mỗi một khái niệm này
miêu tả một hay một vài khía cạnh của toàn bộ quá trình chuyển đổi. Phần 1 kết hợp sự
chuyển đổi của nhu cầu, thương mại, sản xuất và thuê nhân công thành một thể duy nhất
để phân tích hiện tượng tăng trưởng dài hạn.

Việc phân tích của chúng ta nhấn mạnh vào tương tác giữa tăng trưởng và thay đổi
cơ cấu. Các hình thái cơ bản của chuyển đổi nào tác động lên cách phát triển của nền kinh
tế và phân biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển? Hai trong số các mối quan hệ
cơ cấu được biết đến nhiều nhất là :

Nguyên lý của Angel về nhu cầu lương thực giảm dần.

Giả thuyết của Lewis về cung nhân công co dãn trong các nước đang phát
triển.

Các kết quả tìm ra đưa ra một số mối quan hệ có tầm quan trọng khá đặc biệt :

“Các giai đoạn tiến bộ vượt bậc của Balassa”, rút ra từ mô hình của
Heckscher-Ohlin.

Quan sát của Kuznets về sự khác nhau có hệ thống đối với mức độ và sự tăng
trưởng của năng suất lao động ở các ngành.

Quá độ nhân khẩu học, tập hợp các nhân tố tạo nên sự phát triển ban đầu và
sau đó là sự giảm tăng trưởng khi thu nhập trung bình tăng lên.

Nói tóm lại, các thay đổi cơ cấu liên quan tới thu nhập này ngụ ý rằng các quá trình tăng
trưởng của nền kinh tế đang phát triển có thể khác biệt về cơ bản so với các nền kinh tế
tiên tiến.

Chương 2 khai thác giả thuyết này đầu tiên bằng cách mở rộng các kỹ thuật tính
toán tăng trưởng. Phương pháp Solow (Solow 1957) được áp dụng cho mẫu lớn các nước
đang phát triển và đã phát triển; điều này cho thấy có một số khác biệt về bản chất giữa
hai nhóm về nguồn gốc tăng trưởng. Các nguồn gốc này đã được phân loại để một mặt
nghiên cứu mối tương tác giữa các thay đổi về thành phần của nhu cầu và thương mại,
mặt khác nghiên cứu cung của nhân tố sản xuất cũng như sự tăng trưởng năng suất.

Chương 3 sẽ mô hình hóa các yếu tố quyết định hình thái điển hình của chuyển
đổi cơ cấu. Mô hình này kết hợp các thực tế đã được mẫu hình hóa của bản chất nêu trên
và được ước lượng từ dữ liệu chéo giữa các quốc gia. Mô hình này cho phép tồn tại các
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

khác biệt đối với những yếu tố sản xuất tác động tới sự chuyển đổi cơ cấu (như kích cỡ và
cơ sở nguồn gốc), cũng như cho phép các khác biệt đối với các chính sách phát triển
hướng nội và hướng ngoại. Nhiều mẫu hình đại diện của sự phân bố nguồn gốc được
đồng dạng hóa bằng cách tăng cho toàn bộ khoảng chuyển đổi.

Mục đích chính của các mô phỏng đối chiều giữa các quốc gia này là để cung cấp
một chuẩn mực so sánh cho các nghiên cứu đối với từng nền kinh tế riêng biệt trong phần
II. Chúng cũng đề xuất nhiều sự tổng quát hóa về tính đồng dạng của chính chuyển đổi.
Ví dụ, công nghiệp hóa (được đo bằng sự gia tăng thành phần công nghiệp trong tổng sản
phẩm quốc gia (GDP) cần phải xảy ra trừ khi có sự gia tăng đáng kể về giá trị xuất khẩu
các sản phẩm thiết yếu hoặc các dịch vụ để cân bằng lại đồng thời cả các hiệu ứng tăng
trưởng thu nhập Engel đối với nhu cầu lẫn sự thâm dụng các nhập lượng của công nghiệp.
Mặc dù hiện tượng làm chậm công nghiệp hóa (hoặc căn bệnh Dutch) đã được nhìn nhận
trong thời gian ngắn, vẫn còn tồn tại một vài ví dụ về sự tồn tại dai dẳng của nó trong các
nước đang phát triển tới hơn một thập niên. Một phân tích trong thời gian kéo dài hơn của
Chương 3 cho thấy rằng vấn đề chính của quá trình chuyển đổi không phải là phải chăng
các nước có cần công nghiệp hóa, mà là khi nào và theo cung cách nào.

Chương 4 đề cập tới vấn đề sử dụng các kết quả này để phân tích chính sách. Nó
đưa ra một thuyết điển hình tổng quát của công nghiệp hóa, dựa trên các nét đặc biệt
chính yếu nổi cộm khi mô phỏng các hình thái phân bố nguồn vốn. Một loại nền kinh tế
công nghiệp hóa hoặc nửa công nghiệp, loại trung gian giữa các nền kinh tế ít phát triển
và các nền kinh tế đã phát triển, đã xuất hiện từ các mô phỏng này. Các đặc trưng của nó
sau đó được sử dụng để nhận biết tất cả các nền kinh tế bán công nghiệp trong giai đoạn
1960-80. Cuối cùng, những khác biệt về quy mô, nguồn tài nguyên sẵn có và các chính
sách thương mại là quan trọng khi so sánh các tác động của các chính sách phát triển.

Hollis Chenery et al. 2 Biên dịch: Băng Tâm


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Niên khoá 2006-2007 Bài đọc

2. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN ĐỔI

HOLLIS CHENERY

Có hai quan điểm đối nghịch về con đường tăng trưởng kinh tế. Theo truyền
thống tân cổ điển, GNP tăng lên như là một kết quả của các tác động lâu dài bởi việc
hình thành vốn, mở rộng lực lượng lao động, và thay đổi công nghệ. Tất cả các nhân tố
này được cho là xảy ra trong các điều kiện của tình trạng cân bằng có cạnh tranh. Các
dịch chuyển của nhu cầu và sự chuyển động của các nguồn vốn từ khu vực này sang
khu vực khác được xem như tương đối không quan trọng, bởi vì lao động và vốn đưa
lại lợi nhuận biên tế bằng nhau trong mọi mục đích sử dụng.

Hai là, nhìn rộng hơn, sự tăng trưởng kinh tế được xem như một khía cạnh của
quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất được đòi hỏi để đáp ứng các nhu cầu đang thay
đổi và tạo ra việc sử dụng công nghệ có năng suất cao hơn. Với sự tiên đoán không
hoàn hảo và các giới hạn đối với tính cơ động của yếu tố sản xuất, các thay đổi cơ cấu
có nhiều khả năng xảy ra hơn trong các điều kiện của trạng thái không cân bằng; điều
đó đôi khi đúng trong các thị trường yếu tố sản xuất. Từ đây, dịch chuyển của nhân
công và vốn từ khu vực có năng suất thấp hơn sang khu vực có năng suất cao hơn có
thể đẩy nhanh tăng trưởng. Mặc dù dạng phân tích cơ cấu này còn chưa có được một sự
trình bày mạnh mẽ như thuyết cân bằng tổng thể, nó vẫn có thể cung cấp cơ sở cho
phân tích theo kinh nghiệm.

Khi tình trạng cân bằng tổng thể không được coi là hiển nhiên, thì vấn đề là sự
phân bố lại nguồn vốn sang các ngành có năng suất cao hơn đóng góp bao nhiêu vào sự
tăng trưởng, trở nên một vấn đề kinh nghiệm. Nó có khả năng quan trọng hơn đối với
các nước đang phát triển so với các nước đã phát triển trong việc nhìn nhận tiềm năng
của việc phân bố lại nguồn vốn đối với các nước đang phát triển chỉ ra nhiều triệu
chứng đã biết hơn của tình trạng mất cân bằng trong thị trường yếu tố sản xuất, cũng
như thay đổi nhanh hơn trong cơ cấu sản xuất.

Chương này đưa ra cơ sở cho phân tích mới giữa công nghiệp hoá - hoặc, rộng
hơn, sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế - và sự gia tăng thu nhập đầu người. Các kết
quả của các nghiên cứu tân cổ điển về sự tăng trưởng cân bằng trong cả các nước đã
phát triển, đang phát triển đã được tổng hợp lại, sau đó các tác động của việc thay đổi
hình thái về nhu cầu và thương mại trong khi xúc tiến hoặc hạn chế dịch chuyển các
nguồn vốn sang các sử dụng có năng suất cao hơn được xem xét. Như chương này cho
thấy, việc xác định nguồn gốc tăng trưởng đòi hỏi tổng hợp các yếu tố cầu và cung
cũng như sử dụng các mô hình đa khu vực.
Một số khác biệt cơ sở giữa các quá trình tăng trưởng của các nền kinh tế đang
phát triển hoặc các nền kinh tế ở thời kỳ quá độ và của các nền kinh tế công nghiệp
trưởng thành nổi bật từ các nghiên cứu này. Đặc biệt, các hiện tượng mất cân bằng
được chỉ ra là có ý nghĩa hơn đối với các trường hợp trước so với các trường hợp sau.
Do vậy, mặc dù thuyết tân cổ điển là một điểm xuất phát hữu ích để nghiên cứu sự tăng
trưởng, nó cần phải được chuyển đổi đáng kể để có thể giải thích các hình thái thiết yếu
của nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

Các nguồn gốc của tăng trưởng

Sự nghiên cứu các nguồn gốc tăng trưởng kinh tế đã có những bước phát triển
lớn kể từ công trình mở đầu của Abramovitz (1956), Solon (1957), và Denison (1962).
Mục đích chính là để ước lượng các đóng góp tương đối vào tăng trưởng một mặt của
các nhập lượng vốn và nhân công (đã được chính xác hóa đối với các thay đổi về chất
lượng) và mặt khác là của năng suất của yếu tố sản xuất tổng thể. Hiện nay, có nhiều
nghiên cứu về các nước công nghiệp bao gồm phần lới là giai đoạn sau chiến tranh, sử
dụng nhiều biến thể của lý thuyết tân cổ điển. Phương pháp luận này đã được áp dụng
cho một số lượng đang gia tăng của các nước bán công nghiệp, và vì vậy một số các
khác biệt trong quá trình tăng trưởng của hai nhóm có thể được nhận biết.

Vì việc nghiên cứu các khía cạnh của tăng trưởng trong tình trạng mất cân bằng
đòi hỏi một mô hình chi tiết hơn so với trường hợp tăng trưởng trong tình trạng cân
bằng, các nỗ lực kinh tế thuộc về nguyên tắc đã kiểm định mức độ ý nghĩa của các khía
cạnh này khi giải thích các sai khác trong tăng trưởng giữa các nước. Công việc này,
sau đây sẽ được rà soát lại, đã thiết lập sự quan trọng của việc chuyển nguồn vốn từ các
sử dụng với năng suất thấp hơn sang các sử dụng với năng suất cao hơn, ví dụ như bằng
cách mở rộng xuất khẩu hoặc bằng cách chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp. Các
dịch chuyển này là các nguồn gốc tăng trưởng quan trọng hơn đối với các nước đang
phát triển so với các nước đã phát triển.

Công việc có tính kinh nghiệm này đề xuất một số câu trả lời cho nhiều câu hỏi
mà cuốn sách này quan tâm:

Phương pháp luận tân cổ điển là hữu hiệu thế nào khi được áp dụng cho các
nước đang phát triển? Có tồn tại các khác biệt đáng kể giữa các nhóm của
các nước cần được xem xét?

Xuất phát điểm nào từ tình trạng cân bằng tổng thể tỏ ra quan trọng hơn cả?
Phân tích việc thay đổi thành phần của cầu và thương mại cần rõ ràng hơn
đến mức độ nào?
Phải chăng các biến thiên có hệ thống cùng thu nhập đầu người này của các
yếu tố sản xuất đang tác động lên sự tăng trưởng nên theo đuổi?

Trong khi xem xét các câu hỏi này, có thể việc đối chiếu các giả định của quan
điểm tân cổ điển và quan điểm cơ cấu về nguồn gốc tăng trưởng sẽ là hữu ích. Do các
giả định cơ sở của thuyết tân cổ điển đã được biết nhiều, chúng có thể được coi như
một điểm xuất phát để giải thích giả thuyết về phương pháp cơ cấu.

Một điểm khác biệt quan trọng nhất giữa 2 quan điểm là ở giữa các giả định có
hệ thống của chúng hơn là giữa bất cứ khác biệt nào đối với các thành phần của chúng.
Thuyết tân cổ điển giả định sự phân bố các nguồn vố là hiệu quả (tính tối ưu Pareto)
theo thời gian trên quan điểm của các nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Tại bất cứ thời
điểm đã định nào, không thể tăng tổng sản lượng bằng cách dịch chuyển nhân công và
vốn từ khu vực này sang khu vực khác: Việc phân bố lại xảy ra chỉ khi nền kinh tế mở
rộng thêm. Tương phản lại, phương pháp cơ cấu không giả định sự phân bố nguồn vốn
là hoàn toàn tối ưu; hậu quả là có thể có các biến thiên hệ thống đối với mức thu hồi từ
nhân công và vốn các sử dụng khác nhau.

Hollis Chenery et al. 4 Biên dịch: Băng Tâm


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

Một số giả định đóng góp vào nét đặc trưng này được trình bày trong bảng 2.1.
Việc giữ nguyên trạng thái cân bằng trên bề mặt của các dịch chuyển về nhu cầu bên
trong và thương mại bên ngoài được trợ giúp bởi các tính co giãn cao của hàng thay thế
giữa cả hàng hóa và các yếu tố, và bởi các đối ứng nhanh đối với các tín hiệu thị trường
thuyết tân cổ điển giả định rằng hệ thống kinh tế có tính mềm dẻo đủ để duy trì các giá
cân bằng, trong khi phương pháp cơ cấu qui định một số điều kiện làm việc điều chỉnh
hoàn toàn không thể thực hiện được. Một trong các nguồn gốc của trạng thái mất cân
bằng tốt nhất đã được dẫn chứng là sự lưỡng tính của thị trường nhân công - sự lưỡng
tính đã được nhấn mạnh ở nhiều nước đang phát triển bởi sự gia tăng dân số quá nhanh
để có thể được thu hút vào các ngành kinh tế có năng suất cao. Kết quả là cung co giãn
của nhân công tay nghề thấp đã tập trung vào các ngành nông nghiệp và dịch vụ.

Một nguồn gốc thứ hai của tình trạng mất cân bằng đã được nghiên cứu rộng rãi
là sự thất bại trong việc phân bố lại các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhằm tăng
xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu. Các yếu tố đóng góp vào sự thâm hụt kinh niên của
cán cân thanh toán bao gồm xu hướng mở rộng nhu cầu nhập khẩu nhanh hơn so với
tổng GNP, sự thiếu các khuyến khích để các nhà sản xuất tham gia vào các thị trường
mới, và các chính sách thiển cận nhằm ưu tiên cho nhập khẩu hàng thay thế hơn là mở
rộng xuất khẩu. Dù các yếu tố sản xuất hạn chế việc điều chỉnh cán cân thanh toán
trong quá khứ là gì thì cũng chỉ có một mối lo ngại nhỏ rằng các yếu tố này là nguồn
gốc của tình trạng mất cân bằng trong nhiều nước đang phát triển và ngăn cản sự tăng
trưởng.

Hollis Chenery et al. 5 Biên dịch: Băng Tâm


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

Bảng 2-1. Các quan điểm thay thế về tăng trưởng

Phương pháp tân cổ điển Phương pháp cơ cấu

Các giả định


Thu hồi yếu tố sản xuất bằng năng suất lao Các thay đổi liên quan tới thu nhập của
động trong mọi sử dụng. nhu cầu bên trong.
Không có lợi thế về qui mô Các thị trường bên ngoài được giới hạn
và sự trì trệ trong điều chỉnh.
Sự thấy trước hoàn hảo và tình trạng cân Chuyển đổi cơ cấu sản xuất đưa đến tình
bằng liên tục trong mọi thị trường. trạng mất cân bằng trong các thị trường
yếu tố sản xuất.

Các ý nghĩa về mặt kinh nghiệm


Tính co dãn tương đối cao trong nhu cầu và Tính co dãn thấp của giá và sự chậm trễ
buôn bán hàng thay thế. của điều chỉnh.
Sự cần thiết đã hạn chế đối với sự phân Các thị trường yếu tố sản xuất đã được
ngành. phân chia.
Sự chậm trễ trong việc thích ứng kỹ thuật
mới.

Nguồn gốc tăng trưởng


Sự tích lũy vốn. Các nguồn gốc tân cổ điển cộng thêm :
Sự gia tăng về lượng và chất của nhân lực. Sự phân bố lại các nguồn vốn sang các
Sự gia tăng các nhập lượng trung gian. khu vực có năng suất cao hơn.
Tăng trưởng về năng suất của yếu tố sản Ưu thế về qui mô và học qua việc làm.
xuất tổng thể trong các khu vực.
Giảm các cổ chai bên trong và bên ngoài.

Mặc dù mức thu nhập trong nền kinh tế theo thuyết tân cổ điển theo định nghĩa
cao hơn là nó có thể đạt được trong bất kỳ tập hợp nào của các giả định mất cân bằng,
tiềm năng tăng trường của nền kinh tế đó có thể nhỏ dần theo thời gian. Các hiện tượng
mất cân bằng như các thị trường yếu tố đã bị phân chia và sự trì trệ trong điều chỉnh nói
lên khả năng tăng trưởng có gia tốc bằng cách giảm các cổ chai vào bố trí lại nguồn vốn
vào các khu vực có năng suất cao hơn. Tiềm năng này có khả năng lớn hơn ở các nước
đang phát triển - những nước đang phụ thuộc vào các cơn sốc làm mất căn bằng lớn
hơn và có tình trạng mất cân bằng về thị trường lớn hơn - so với các nước đã phát triển.
Thêm vào đó, các nước đang phát triển có thể lợi dụng ưu thế của kỹ thuật có năng suất
cao hơn đang hiện hữu từ các nước tiên tiến. Hai yếu tố sản xuất này đưa ra lời giải
thích hợp lý cho việc tăng tốc của tăng trưởng đã được ghi nhận trong nhiều nước đang
công nghiệp hóa.

Tóm lại, phương pháp cơ cấu tập trung vào những khác biệt giữa các khu vực
của nền kinh tế. Các khác biệt này có thể ngăn cản các điều tiết sự cân bằng trong việc
phân bổ nguồn vốn đã được hiểu theo thuyết tân cổ điển. Tình trạng mất cân bằng
thường hay được thể hiện bởi những khác biệt về mức sinh lợi của nhân công và vốn
trong các mục đích khác nhau hơn là bởi những thiếu hụt về dư thừa, những điều thể
hiện sự thất bại hoàn toàn của bản thân các thị trường trong việc tạo cân bằng.

Hollis Chenery et al. 6 Biên dịch: Băng Tâm


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

Ngược lại, thuyết tân cổ điển cho rằng tình trạng cân đối luôn được duy trì, tình
trạng này giới hạn nguồn gốc tăng trưởng đối với yếu tố sản xuất từ phía cung.

Tăng trưởng trong tình trạng cân bằng

Các giả định của tình trạng cân bằng có cạnh tranh nằm trong thuyết tân cổ điển
là một điểm xuất phát thuận tiện để phân tích tăng trưởng vì chúng cho phép bất cứ
nhóm nhập lượng nào cũng được kết hợp lại dựa trên các năng suất biên tế của chúng.1
Đối với các nghiên cứu kinh tế, tất cả các nhập lượng cơ bản đều có thể được phân loại
như là vốn hoặc nhân công. Mỗi nhập lượng sau đó có thể được sát nhập lại trên cơ sở
tỉ phần của nó đối với tổng sản phẩm. Sự khác nhau giữa tăng trưởng tổng sản lượng và
tăng trưởng trung bình gia quyền của vốn và nhân công được dùng như thước đo sự gia
tăng năng suất của yếu tố sản xuất tổng thể cho toàn ngành kinh tế. Quy trình này đủ
tổng quát để cho phép các so sách giữa những nghiên cứu sử dụng các phương pháp
luận khác nhau, chừng nào chúng còn duy trì các giả định của tình trạng cân bằng có
cạnh tranh.

Sự phân tích được lập ra để đo sự quan trọng của ba nguồn gốc tăng trưởng này
cho đến nay đã được thực hiện đối với 39 nền kinh tế trong nhiều giai đoạn. Chúng chỉ
ra rằng tăng trưởng của vốn, nhân công và năng suất là những điều quan trọng có thể so
sánh được đối với một mẫu nguyên vẹn, nhưng khác nhau một cách có ý nghĩa với cơ
cấu của nền kinh tế vũng như hiệu quả của các chính sách trong nền kinh tế đó.

Phương pháp luận

Phương pháp luận thông thường được sử dụng để ước lượng nguồn gốc tăng
trưởng trong khuôn khổ tân cổ điển đã được tiến hóa từ hình thức cơ sở của Solow
(1957). Hàm sản xuất tổng thể được giả định có dạng tổng quát như sau:
(2-1) Q = F (K, L,t)

ở đó, Q là tổng sản lượng của nền kinh tế, K và L là các tổng nhập lượng vốn và nhân
công, và t là thời gian. Một giả định đơn giản nhất về tác động của thời gian (và là một
giả định được tạo ra trong đa số các nghiên cứu đã được đưa vào bảng 2-2 sau đây) là
sự tiến bộ kỹ thuật là trung tính trong quan điểm (Hicksian) cho rằng nó làm tăng sản
lượng có thể đạt được từ một kết hợp đã biết của vốn và nhân công mà không hề làm
ảnh hưởng tới các sản phẩm biên tế tương đối của chúng. Với giả định này, hàm sản
xuất có thể được viết như sau:

(2-1a) Qt = At F (Kt, Lt)

Ba nguồn gốc của tăng trưởng sản lượng sau đó có thể được rút ra bằng cách lấy
đạo hàm phương trình này theo thời gian và chia cho Q:

Q A +F K +F L
= +A +A ,
Q A +K Q +K Q

1
Phần này cũng cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu về quốc gia trong Chương 10 và đã được viết với sự
tham vấn của Micko Nishimizu

Hollis Chenery et al. 7 Biên dịch: Băng Tâm


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

ở đây các dấu chấm chỉ các đạo hàm theo thời gian.

Việc thay βK = (∂ Q/ ∂ K) (K/Q) và βL = (∂ Q/ ∂ L) (L/Q) cho ta phương trình tăng


trưởng cơ bản của thuyết tân cổ điển: 2

(2-2) GV = GA + βK GK + βL GL

ở đó GV , GK , và GL là các tỉ lệ tăng trưởng của tổng sản lượng (giá trị đã gia tăng),
vốn và nhân công.

Tăng trưởng năng suất của tổng yếu tố sản xuất, GA được xác định như hiệu số
giữa Gv và tổng theo gia quyền của tăng trưởng nhập lượng, βK GK + βL GL. Mỗi một
hệ số sản lượng, βi, được xác định như độ co dãn của sản lượng theo nhập lượng i, vì
vậy nó chỉ ra tác động lên tăng trưởng sản lượng đối với mỗi một % tăng lên của tăng
trưởng nhập lượng đó. Hình thức này có thể được mở rộng cho bất kỳ số nhập lượng
nào.
Trong các điều kiện của trạng thái cân bằng có cạnh tranh, mỗi một yếu tố sản
xuất đều nhận được sản phẩm biên tế của nó, để tiền lương thực tế, w/p, bằng ∂ Q/∂ L.
Giả định này đưa tới một kết qủa quan trọng là trong tình trạng cân bằng, hệ số βL cũng
bằng tỉ phần của nhân công trong tổng sản phẩm, wL/pQ. Tương tự, βk = rK/pQ. Khi
không có ưu tế của qui mô, tổng của tất cả mọi tỉ phần và Sorgenson (1980), mà chúng
ta sử dụng ở đây,2 đã làm giảm phần dư đối với các nước đã phát triển tới một mức
trung bình của khoảng phân nửa tăng trưởng tổng thể.4

Một vài nỗ lực đã được thực hiện để so sánh biểu hiện của bất kỳ nhóm đáng kể
nào của các nước đang phát triển với nhóm của các nước công nghiệp. Với một thử sức
tiên phong, Bruton (1967) đã phân tích dữ liệu đối với 5 nước Châu Mỹ La Tinh và kết
lược rằng tăng trưởng năng suất của tổng yếu tố sản xuất (phần dư) trong nhóm này nhỏ
hơn nhiều so với các nước đã phát triển. Naridi (1972) đã đạt tới một kết luận tương tự
cho giai đoạn 1950-62. Thử nghiệm này sẽ được lặp lại cho một mẫu lớn hơn được sử
dụng ở đây.

Phân tích của tôi cố gắng chỉ ra các sai khác cơ bản trong các nguồn gốc tăng
trưởng giữa các nước đã phát triển và các nước đang phát triển bằng cách tập trung vào
vai trò của các nhập lượng yếu tố sản xuất đã được so sánh với tăng trưởng năng suất.
Do nhiều nghiên cứu chỉ cung cấp các ước lượng gần đúng của tỉ phần vốn và nhân
công trong các nhập lượng yếu tố sản xuất, việc phân tích sẽ sáp nhập cả hai thành một
yếu tố nhập lượng đơn lẻ, F. Phương trình tăng trưởng 2-2 khi đó được đơn giản hóa
thành:

(2-2a) Gv = GA + GF (GK, GL)

2
Hình thức này là theo Solow (1957). Các điều kiện của hình thức này và các giả định thay thế được
thảo luận trong Branson (1979) và Nadiri (1970). Một phương pháp tổng quát hơn sử dụng dạng co giãn
của hàm sản xuất được thảo luận trong Chương 10.
4
Sử dụng phương pháp luận Denison, Kendrick (1982) ước lượng rằng tổng năng suất của yếu tố sản
xuất được tính cho khoảng 2/3 tăng trưởng của GNP của 9 nước công nghiệp trong giai đoạn 1960-73, so
sánh với 50% đã được ước lượng bởi Christensen, Cummings, và Jorgenson cho giai đoạn này.

Hollis Chenery et al. 8 Biên dịch: Băng Tâm


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

ở đó GV = tăng trưởng của giá trị đã được gia tăng, GF = βGK + (1 - β) GL bằng đóng
góp gộp của các nhập lượng yếu tố sản xuất vào tăng trưởng, và GA = tăng trưởng năng
suất của tổng yếu tố sản xuất. Các giá trị trung bình của các biến này đối với một mẫu
gồm 39 nền kinh tế được đưa ra trong bảng 2-2 cùng với các ước lượng kèm theo của tỉ
phần vốn và nhân công. 39 nền kinh tế này thực sự bao gồm tất cả các trường hợp mà
đối với chúng các nghiên cứu gần đúng đáng kể đã được công bố. Mẫu này bao gồm 1
hoặc 2 quan sát cho mỗi nền kinh tế (phụ thuộc vào sự hiện hữu của các nghiên cứu
trong các giai đoạn khác nhau) và được chia thành 3 nhóm dựa vào các đặc tính riêng
được qui ước giữa các nền kinh tế đã phát triển, đang phát triển và kế hoạch hóa. Tất cả
20 nền kinh tế đang phát triển đều rơi vào loại bán công nghiệp (được định nghĩa trong
Chương 4).5

Một số đặc tính sơ bộ giữa 3 nhóm có thể được phát ra từ các giá trị trung bình
của các biến đã cho trong bảng 2-2. Các nền kinh tế đã phát triển được đặc trưng bởi
tăng trưởng nhỏ của các nhập lượng nhân công (1.1 phần trăm), tăng trưởng vừa phải
của vốn (5,2%) và sản lượng (5,4%), và đóng góp tương đối lớn của tăng trưởng năng
suất của tổng yếu tố sản xuất vào tổng tăng trưởng (50%). Các nền kinh tế đang phát
triển, ngược lại, có tăng trưởng của các nhập lượng nhân công cao (3,3%), tăng trưởng
cao hơn của tổng yếu tố sản xuất cao (4,3%), và đóng góp tương đối nhỏ của năng suất
của tổng yếu tố sản xuất vào tổng tăng trưởng (30%).

5
Nói về mức thu nhập, Ireland, Israel và Tây Ban Nha nằm ở đầu trên của chủng loại bán công nghiệp;
Ecuador, Honduras, và Ấn độ nằm ở đầu dưới.

Hollis Chenery et al. 9 Biên dịch: Băng Tâm


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

Bảng 2-2 Sự tăng trưởng của sản lượng, các nhập lượng và tổng năng suất nhân tố sản xuất. (phần trăm).
Tổng năng suất Tổng nhập lượng
nhân tố sản xuất nhân tố sản xuất
_______________ _______________
_ _
Tăng Tăng Tăng Tỷ phần
trưởng Tốc độ Tốc độ trưởng trưởng Tỷ phần thu
Nền Kinh Tế Năm của trị Tăng Tỷ phần Tăng Tỷ phần của của nhập thu nhập nhập
giá gia trưởng trưởng nhập lượng vốn nhân Nguồn
tăng lượng nhân công
(GV) (GA) (GF) vốn công (βK)
(GL) (βL)
(GX)
Đã phát triển
Belgium 1949-59 2.95 2.05 69.5 0.90 30.5 2.55 0.25 30.0 70.0 ECEb
Canada 1947-60 5.20 3.50 32.5 1.70 67.6 6.80 1.10 42.0 58.0 CCJc
1960-73 5.10 1.80 35.3 3.30 64.7 4.90 2.00 44.9 55.1 CCJ
Đan Mạch 1950-62 3.51 1.64 46.7 1.87 53.3 3.84 1.21 25.0 75.0 Dd
Pháp 1950-60 4.90 2.90 59.5 2.00 40.4 4.70 0.30 38.2 61.8 CCJ
1960-73 5.90 3.00 50.8 2.90 49.2 6.30 0.40 41.7 58.3 CCJ
Đức 1950-60 8.20 3.60 56.8 4.70 43.0 6.90 1.60 36.7 63.3 CCJ
1960-73 5.40 3.00 55.6 2.40 44.4 7.00 -0.70 40.1 59.9 CCJ
Italy 1952-60 6.00 3.80 62.7 2.30 37.5 3.30 1.60 40.5 59.5 CCJ
1960-73 4.80 3.10 64.6 1.60 35.4 5.40 -0.70 38.3 61.7 CCJ
Nhật Bản 1960-73 10.90 4.50 41.3 6.40 58.7 11.50 2.70 41.5 58.5 CCJ
Hoà Lan 1951-60 5.00 2.30 46.5 2.70 53.6 4.00 1.40 47.0 53.0 CCJ
1960-73 5.60 2.60 46.4 3.00 53.6 6.60 0.30 42.9 57.1
Na Uy 1953-65 5.40 2.88 53.3 2.52 46.7 5.10 0.80 40.0 60.0 BBg
Thụy Điển 1949-59 3.40 2.50 73.5 0.90 26.5 2.00 0.50 30.0 70.0 ECE
Anh quốc 1949-59 2.50 1.20 48.0 1.30 52.0 3.10 0.60 30.0 70.0 ECE
1960-73 3.80 2.10 55.3 1.70 44.7 4.60 0.00 38.7 61.3 CCJ
Hoa Kỳ 1947-60 3.70 1.40 37.5 2.30 62.9 4.00 1.40 39.3 60.7 CCJ

Hollis Chenery et al. 10 Biên dịch: Băng Tâm


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

1960-73 4.30 1.30 30.2 3.00 69.8 4.00 2.20 41.4 58.6 CCJ
Trung bình 5.40 2.70 49.0 2.70 51.0 5.20 1.10 38.5 61.5
Đang phát
triển
Argentina 1950-60 3.30 1.05 31.8 2.25 68.2 2.65 1.10 - - El
1960-74 4.10 0.70 17.1 3.30 82.9 3.80 2.20 - - E
Brazil 1950-60 6.80 3.65 53.7 3.15 46.3 3.10 2.80 - - E
1960-74 7.30 1.60 21.9 5.70 78.1 7.50 3.30 - - E
Chile 1950-60 3.50 0.85 24.3 2.65 75.7 2.60 2.50 - - E
1960-74 4.40 1.20 27.3 3.20 72.7 4.20 1.90 - - E
Columbia 1950-60 4.60 0.95 20.7 3.65 79.3 4.25 2.75 - - E
1960-74 5.60 2.10 37.5 3.50 62.5 3.90 2.80 - - E
Ecuador 1950-62 4.72 2.18 46.2 2.54 53.8 2.82 3.41 38.0 62.0 Cog
Greece 1951-65 6.90 2.39 34.5 4.52 65.5 7.10 2.80 40.0 60.0 BB
Honduras 1930-62 4.52 1.40 31.0 3.12 69.0 3.65 2.93 26.0 74.0 Co
HongKong 1955-60 8.25 2.40 29.1 5.85 70.9 4.68 6.63 40.0 60.0 Chh
1960-70 9.10 4.28 47.0 4.82 53.0 7.60 2.97 40.0 60.0 Ch
Indiaa 1959/60
-78/79 6.24 -0.18 -2.9 6.42 102.9 4.77 1.65 52.5 47.5 Ahi
Ireland 1953-65 4.70 2.00 42.6 2.70 57.4 4.20 1.70 40.0 60.0 BB
Israel 1952-68 9.80 3.90 39.8 5.90 60.2 11.80 3.20 30.0 70.0 Aul
1960-65 11.00 3.40 30.9 7.60 69.1 13.10 5.00 30.0 70.0 Gk
Hàn quốc 1955-60 4.22 2.00 47.4 2.22 52.6 2.18 2.25 40.0 60.0 Ch
1960-73 9.70 4.10 42.3 5.50 57.7 6.60 5.00 36.7 63.3 CCJ
Mexico 1950-60 5.65 1.60 28.3 4.05 71.7 5.20 2.65 - - E
1960-74 5.60 2.10 37.5 3.50 62.5 3.90 2.80 - - E
Peru 1950-60 4.50 -0.70 -15.6 5.20 115.6 7.65 2.70 - - E
1960-70 5.30 1.50 28.3 3.90 71.7 4.40 2.70 - - E
Philippines 1947-65 5.75 2.50 43.5 3.25 56.5 - - - - Ll
Singapore 1972-80 8.00 -0.009 -0.1 8.01 100.1 9.48 5.52 61.1 38.9 Tm
Tây Ban Nha 1959-65 11.20 5.02 44.8 6.18 55.2 8.70 4.50 40.0 60.0 BB
Đài Loan 1955-60 5.24 3.12 59.5 2.12 40.5 2.67 1.75 40.0 60.0 Ch

Hollis Chenery et al. 11 Biên dịch: Băng Tâm


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Phát triển Chuyển đổi cơ cấu
Bài đọc

Thổ Nhĩ Kỳ 1963-75 6.40 2.23 34.8 4.17 65.2 6.82 1.02 55.0 45.0 KTn
Venezuela 1950-60 7.85 2.15 27.4 5.70 72.6 7.20 3.70 - - E
1960-74 5.10 0.60 11.8 4.40 88.2 4.50 3.30 - - E
Trung bình 6.30 2.00 31.0 4.30 69.0 5.50 3.30 45.30 54.7
Kế hoạch hoá
Bulgaria 1953-65 12.50 3.30 26.4 9.20 73.6 11.60 7.60 40.0 60.0 BB
Czechoslovaki 1953-65 7.00 2.74 39.1 4.26 60.9 6.60 2.70 40.0 60.0 BB
a
Hungary 1953-65 6.50 1.78 27.4 4.72 72.6 7.30 3.00 40.0 60.0 BB
Ba Lan 1961-65 6.60 2.20 33.3 4.40 66.7 6.50 3.00 40.0 60.0 BB
Romania 1953-65 11.10 5.32 47.9 5.73 52.1 8.30 4.10 40.0 60.0 BB
U.S.S.R. 1950-62 6.30 1.82 28.9 4.48 71.1 - - - - BO
Yugoslavia 1953-63 11.80 4.78 40.5 7.02 59.5 7.50 6.70 40.0 60.0 BB
Trung bình 8.20 2.50 35.0 5.70 65.0 8.00 4.50 40.0 60.0
_
Không có số liệu
Ghi chú : Tất cả các biến được định nghĩa trong các phương trình 2-3 và 2-5.
a. chỉ cho chế tạo i. Ahluwalia (1985)
b. Uỷ ban Kinh tế Châu Âu (1964) j. Aukrust (1965)
c. Christensen, Cummings, và Jorgenson (1980) k. Gaathon (1971)
d. Denison (1967) l. Lampman (1967)
e. Balassa và Bertrand (1970) m. Tsao (1980)
f. Elias (1978) n. Krueger và Tuncer (1980)
g. Correa (1970) o. Boretsky (1966)
h. Chen (1977)

Hollis Chenery et al. 12 Biên dịch: Băng Tâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Các nền kinh tế kế hoạch hóa nói chung đều gần với các nền kinh tế bán công
nghiệp hơn là với các nền kinh tế đã phát triển. Các nghiên cứu đối với các nền kinh tế
này áp dụng chỉ cho khu vực chế tạo, ở đó cả tăng trưởng sản lượng và nhập lượng đều
cao hơn hẳn so với các khu vực khác. Giống như các nền kinh tế đang phát triển, các nền
kinh tế kế hoạch hóa dựa nhiều vào việc tăng các nhập lượng yếu tố sản xuất hơn là vào
việc tăng năng suất. 6

Sự tồn tại của 37 nghiên cứu theo quốc gia này tạo điều kiện cho phân tích hồi qui
về các chênh lệch trong các quá trình tăng trưởng của 3 nhóm quốc gia. Với mục đích
này, phương trình tăng trưởng trung bình được ước lượng cho từng nhóm để nghiên cứu
mối quan hệ của tăng trưởng năng suất tới các thành phần khác trong phương trình 2-2.
Tôi cho phép khả năng là tăng trưởng năng suất có thể bị tác động bởi mức tăng trưởng
của các yếu tố nhập lượng, bởi tăng trưởng sản lượng, hoặc bởi các khác biệt chưa được
định rõ giữa các nhóm quốc gia.

Một điều đã được công nhận rộng rãi là các thành tựu về năng suất ít nhất cũng đã
phần nào được biểu hiện dưới dạng các bổ sung cho dự trữ vốn hiện vật hoặc con người.
Phương trình sau biểu hiện khả năng này:

GA = γO + γF GF

Thay biểu thức này cho năng suất yếu tố sản xuất tổng thể, GA, trong phương trình
2-2a sẽ được phương trình tăng trưởng tổng quát hơn:

(2-4) GV = γO + (1 + γF ) GF

Phương trình hồi quy tương ứng có dạng:

(2-5) GV = α O + α F G F

trong đó αF = 1 + γF và αO = γO (Các ước lượng của phương trình 2-5 đối với mẫu tổng
thể đồng thời đối với 3 nhóm quốc gia được trình bày trong bảng 2-3 sau đây)

Mặc dù phương trình tăng trưởng cho toàn bộ mẫu chỉ ra bằng chứng về sự biểu
hiện, giá trị tương ứng của hệ số biểu hiện γF (0.12) là không khác 0 một cách có ý nghĩa.
Hành vi trung bình của tất cả các nước vì vậy được đặc trưng đầy đủ bằng phương trình
2-2a, với giá trị không đổi của tăng trưởng năng suất tổng yếu tố sản xuất (γO) là 2%.

Bức tranh này thay đổi một cách nhận biết được khi mà mẫu được chia thành 3
nhóm. Hệ số biểu hiện đối với các nước đã phát triển (0.35) là hoàn toàn ở mức ý nghĩa,
nhưng hồi qui của nước đang phát triển đã được thay đổi chút ít so với hồi qui của toàn bộ
mẫu.

6
Do thiếu các ước lượng về tính co giãn của sản phẩm theo nhân công và vốn, các tác giả của việc ước
lượng đối với nền kinh tế kế hoạch hóa (Balassa và Bertrand 1970) sử dụng khoảng từ 35 đến 55 phần trăm
đối với tỉ phần vốn. Sự dịch chuyển trong tỉ phần vốn từ 40 đến 50%, ví dụ, có thể tăng phần đóng góp của
các yếu tố nhập lượng trung bình từ 65 đến 70% tăng trưởng công nghiệp.

Hollis Chenery et al. 13 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Hình 2-1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng giá trị đã gia tăng và
tăng trưởng của yếu tố nhập lượng.

Cuïm A (caùc neàn kinh teá Cuïm C


12 _ ñaõ phaùt trieån)
Keá hoaïch hoaù
Taêng tröôûng cuûa giaù trò thaëng dö (%)

11 _
10 _ Caùc nöôùc ñang
9 _ phaùt trieån

8 _
7 _
6 _
Cuïm B (caùc neàn kinh teá ñang
5 _ phaùt trieån)
4 _
3 _
2 _
1
1 2 3 4 5 6 7 8
Taêng tröôûng cuûa yeáu toá nhaäp löôïng (%)
Kyù hieäu:
Caùc neàn kinh teá ñaõ phaùt trieån
Caùc neàn kinh teá keá hoaïch hoaù
Caùc neàn kinh teá ñang phaùt trieån
Hoàng Koâng, Israel, Haøn Quoác, Taây Ban Nha, vaø Ñaøi Loan

Việc giải thích các kết quả này được thực hiện dễ dàng hơn nếu như cả 2 biểu đồ
phân tán và các ước lượng hồi qui cho mỗi nước đều được kiểm tra. Hình 2-1 cho thấy dự
liệu hàm sản xuất dọc theo các đường hồi qui của phương trình 2-5. Hình 2-2, chính nó
cho thấy mối liên hệ giữa yếu tố nhập lượng và tăng năng suất trong từng nền kinh tế ở
dạng tương ứng với phương trình 2-2a, vẽ nên các đường tổng tăng trưởng không đổi như
là tổng của GA và GF. Đồ thị thứ 2 so sánh các yếu tố nhập lượng và năng suất yếu tố sản
xuất tổng thể như các nguồn gốc tăng trưởng trong 3 nhóm quốc gia, trong khi hình 2-1
tập trung tới mối quan hệ giữa nhập lượng và sản lượng. 7
Hình 2-2 cho thấy đa số các nước đã phát triển phù hợp trong vòng các cụm nhỏ,
A, được xác định bởi tăng trưởng tương đối thấp của yếu tố sản xuất, với năng suất của
yếu tố sản xuất tổng thể giải thích cho khoảng 50 đến 70 toàn bộ tăng trưởng. Nhật Bản là

7
Hình 2-2 bỏ qua các nền kinh tế kế hoạch hóa của Ấn độ vì dữ liệu của chúng chỉ hạn chế ở ngành công
nghiệp. Tất cả các quan sát từ bảng 2-2 đều có mặt ở hình 2-1, nhưng chỉ có quan sát hiện tại nhất cho từng
nước có ở hình 2-2. Trong mọi trường hợp tuy ít (Brazil và Hàn Quốc), quan sát gần nhất cho thấy dấu hiện
tốt của các nguyên nhân tăng trưởng của nước này trong toàn bộ giai đoạn.

Hollis Chenery et al. 14 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

một trường hợp ngoại lệ hàng đầu; nước này không chỉ có mức độ tăng trưởng trung bình
gấp đôi so với một nước đã phát triển mà còn có kết quả tỉ lệ cao hơn từ các yếu tố nhập
lượng. 8

Các nước đang phát triển trong hình 2-2 chia thành 2 cụm. Cụm lớn hơn, B, được
đặc trưng bởi tăng trưởng năng suất yếu tố sản xuất tổng thể từ 0.5% đến 2.0%. Cụm nhỏ
hơn, C, được tạo thành bởi 5 nền kinh tế đang phát triển và Nhật Bản, với tổng tăng
trưởng GV bình quân trên 10%. Sự thực thi này đã được đạt tới bằng các yếu tố nhập
lượng cao hơn và năng suất cao hơn của yếu tố sản xuất so với các nước đang phát triển
điển hình. Các mốc của các khác biệt giữa cụm B và C được nghiên cứu trong phần sau
của chương này, nó kiểm định các tác động của việc phân bố lại nguồn vốn như là nguồn
gốc của tăng trưởng.

8
Nhật Bản phù hợp với hàm sản xuất đã được ước lượng cho nhóm này nhưng vẫn còn xa khoảng các quan
sát khác, vì vậy nó có mức ý nghĩa nhỏ.

Hollis Chenery et al. 15 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Hình 2-2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng năng suất của yếu tố sản xuất tổng thể và tăng
trưởng yếu tố nhập lượng tổng thể.
Tăng trưởng năng suất yếu tố tổng
thể (%)

Tăng trưởng yếu tố nhập lượng tổng thể (%)

Để tiếp tục phân tích này sang một bước kế tiếp, 9 quan sát cho 5 nền kinh tế đang
phát triển trong cụm C - Hồng Kông, Ixraen, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đài Loan - đã
được coi như một nhóm tách riêng trong phân tích hồi qui (được biểu hiện bằng 1 biến
giải cho từng nền kinh tế); kết quả được trình bày ở bảng 2-3. Các ước lượng cho C giống
với các ước lượng đối với nền kinh tế đã phát triển, như trong bảng 2-1, trong khi các ước
lượng đối với B ngụ ý rằng sự gia tăng của yếu tố nhập lượng có 1 tác động nhỏ hơn tác
động tỉ lệ lên tăng trưởng.

Các ước lượng này cũng ủng hộ cho giả thuyết của Kaldor (1967) - Verdoorn
(1949) rằng năng suất yếu tố lao động tổng thể là một hàm số của toàn bộ tăng trưởng, tuy
vậy đã được đạt tới 9 . Phương trình hồi qui tương ứng là :

(2-6) GA = βo + βv Gv

9
Giả thuyết Kaldor - Verdorn đã thực sự được trình bày dưới dạng tăng trưởng năng suất lao động.

Hollis Chenery et al. 16 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Các kết quả của ước lượng phương trình này đối với mẫu hiện tại cũng được đưa
vào bảng 2-3. Mặc dù chúng chỉ ra sự kết hợp ý nghĩa giữa gia tăng năng suất và tăng
trưởng tổng thể trong từng nhóm, điều đó không cho thấy nhiều về các yếu tố có quan hệ
nhân quả có liên quan (Hiệu lực của giả thuyết này đã được kiểm tra trên cơ sở của phần
trong Chương 10).

Bảng 2-3. Các ước lượng chéo giữa các quốc gia về tăng trưởng và năng suất (%).

Hàm sản xuất Năng suất và tăng trưởng


____________________ ____________________
(GV=α0 + αF GFi (GA= β0 + βV GVi
Phương trình 2-5 ) Phương trình 2-6)
Nhóm nền kinh tế α0 αF R2 N β0 βV R2
Đã phát triển (cụm A) 1.71 1.35 0.8 19 0.63 0.39 0.66
(0.41)b (0.15) 3 (0.36) (0.07)
Tất cả đang phát triển 1.76 1.07 31 -0.78 0.45 0.48
(0.76) (0.17) 0.5 (0.57) (0.09)
Đang phát triển (cụm B) 2.74 0.68 9 22 0.28 0.21 0.61
(0.61) (0.14) (0.87) (0.15)
Đang phát triển (cụm C)a 2.49 1.23 9 1.07 0.30
(1.13) (0.23) (1.48) (0.20)
Kế hoạch hoá 0.98 1.38 7 -0.53 0.42 0.68
(chỉ có công nghiệp) (1.79) (0.30) (1.18) (0.13)
Tất cả các nền kinh tế. 1.89 1.12 0.7 57 0.16 0.36 0.45
(0.40) (0.09) 7 (0.36) (0.05)

0.7
3

a.
Các giá trị được tính bằng cách sử dụng 1 biến giả cho các nền kinh tế cụm C.
b.
Các sai số chuẩn nằm trong ngoặc.
Nguồn : Bảng 2-2.

Cả hai tập hợp hồi qui đều tô đậm cho sự vô hiệu quả tương đối của các quá trình
tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển điển hình trong cụm B. Dưới dạng các
hàm sản xuất của hình 2-1, một nền kinh tế đang phát triển đại diện với tăng trưởng yếu
tố nhập lượng tương đối lớn 5% có thể kỳ vọng tổng tăng trưởng khoảng 6%, trong khi đó
các hồi qui cho các nền kinh tế phát triển (cụm A) tiên đoán tăng trưởng khoảng 9%. Các
chương sau sẽ so sánh chi tiết 4 thành viên của cụm C - Israen, Nhật, Hàn Quốc, và Đài
Loan - và 3 thành viên của cụm B - Columbia, Mêhico và Thổ Nhĩ Kỳ - để nhận biết một
số nguồn gốc của sự khác biệt này.

Hollis Chenery et al. 17 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Tăng trưởng trong tình trạng mất cân bằng

Tăng trưởng trong tình trạng mất cân bằng là một đặc trưng của hệ thống kinh tế
biểu hiện các xuất phát đáng kể từ các giả định của thuyết tân cổ điển miêu tả ở trên.
Thuyết này rơi vào loại “thuyết tốt thứ hai”, ở đó, do các lý do khác nhau, giải pháp tối ưu
(cân bằng) là không thể đạt tới kinh nghiệm, các vấn đề chính là ở chỗ phải chăng người
ta có thể nhận biết được tác động của trạng thái không cân bằng trong các thị trường yếu
tố hoặc sản phẩm và sáp nhập chúng thành một phân tích về tăng trưởng và phát triển.

Các đặc trưng của tăng trưởng đối với một nền kinh tế không mềm dẻo/cứng nhắc/
nói chung là đối lập với các đặc trưng theo thuyết tân cổ điển, thuyết này ngầm giả định
rằng độ thay thế giữa cả hàng hóa và yếu tố sản xuất là cao. Ví dụ, một mô hình có hệ số
cố định sẽ hầu như tự động tạo ra các thiếu hụt vốn và dư thừa nhân công trong một nền
kinh tế đang phát triển mà ở đó có tăng trưởng lực lượng lao động tương đối cao; song
vấn đề này thực sự được loại trừ bởi các giả định của thuyết tân cổ điển. Tương tự, sự
tăng trưởng thu nhập tạo nên sự phát triển nhu cầu hàng công nghiệp nhanh hơn sự phát
triển tỉ lệ và tạo nên khuynh hướng vượt trội xuất khẩu đối với nhập khẩu hàng công
nghiệp. Các điều chỉnh cơ cấu qua mở rộng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, và các
dòng vốn nào cần để duy trì cân bằng cán cân thanh toán sẽ làm giảm tăng trưởng trừ
trường hợp chúng được thực hiện một cách có hiệu quả. (Vấn đề này, đã được nghiên cứu
trong tài liệu ở các mô hình hai lỗ hổng, được trình bày chi tiết trong phần 2).

Trong từng bộ phận của tình trạng mất cân bằng có khả năng xảy ra, sự thực thi
thực sự của các nước đang phát triển nằm ở đâu đó giữa các thái cực của mềm dẽo và
không mềm dẽo được giả định bởi hệ thống tân cổ điển và nhập lượng - xuất lượng tương
ứng. Phần tiếp theo kiểm định sự quan trọng của các yếu tố trong tình trạng mất cân bằng
bằng cách so sánh các kết quả nghiên cứu thống kê kết hợp chúng với các kết quả không
kết hợp chúng.

Các tác động của tình trạng mất cân bằng

Để sát nhập các tác động của tình trạng mất cân bằng vào nghiên cứu tăng trưởng,
tôi sẽ cố gắng xác định các yếu tố nào trong nhiều yếu tố đã nhắc tới có mức độ ý nghĩa
về tổng thể đối với các nước đang phát triển. Các yếu tố được chỉ ra sẽ là quan trọng sau
đó có thể được nghiên cứu chi tiết hơn đối với các nước riêng biệt.

Nhiều nhà kinh tế đã làm các phân tích hồi qui đối với các mẫu lớn các nước với
mục đích chung là kiểm định mức độ ý nghĩa của các biến cơ cấu trong giải thích mức độ
tăng trưởng. (Phương pháp này lần đầu tiên đã được áp dụng trong Hagen và
Havrylyshyn 1969; Robinson 1969, 1971; và Chenery Elkington, và Sims 1970. Các dữ
liệu là của các giai đoạn khác nhau giữa 1950 và 1965). Các yếu tố chính được kiểm định
là :

Các biến của thuyết tân cổ điển :


Tăng trưởng dự trữ vốn
Tăng trưởng lực lượng lao động (hoặc dân số)
Các cải thiện về chất lượng nhân công (hoặc sự gia tăng về trình độ văn hóa)

Hollis Chenery et al. 18 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Các biến cơ cấu:


Sự phân bố lại nhân công và vốn
Tăng trưởng xuất khẩu
Dòng vốn vào (giả thuyết hai lỗ hổng)
Mức độ phát triển.

Mỗi một nghiên cứu bắt đầu từ một dạng của công thức tăng trưởng theo thuyết
tân cổ điển được cho ở phương trình (2-2) và được bổ sung vào các biến giải thích khác.
Vì các nhà phân tích đã bị buộc phải sử dụng các thay thế đối với các yếu tố trong đó, các
hệ số hồi qui trong các phương trình này không thể nhận biết được một cách cần thiết với
các thông số trong một mô hình cụ thể. Các phương trình hồi qui giữa các nước có dạng
tổng quát:

I
(2-7) Gγ = αo + α1 ( ) + α2GL + α3X3 + α4XA + α5XE + α6XF + + α7XD
Y

Trong đó,
I/Y = tỉ lệ đầu tư trong GNP (thay thế cho biến tăng trưởng dự trữ vốn)
GL = tăng trưởng lực lượng lao động
X3 = số đo về gia tăng chất lượng nhân công (hoặc giáo dục)10
XA = số đo về dịch chuyển của nhân công và vốn ra khỏi ngành nông nghiệp.
XE = số đo về tăng trưởng xuất khẩu
XF = số đo thâm hụt cán cân thanh toán
XD= số đo mức độ phát triển

Việc chỉ sử dụng 2 biến giải thích đầu tiên cho kết quả rằng nó có thể so sánh
được với các ước lượng theo chuỗi thời gian của tăng trưởng theo thuyết cổ điển trong
các nước riêng biệt. Để làm so sánh này, cần nhận thấy rằng hệ số của số hạng đầu tư, a1,
có thể được nhận biết bằng năng suất biên tế của vốn chỉ với nghĩa là các tỉ số vốn - sản
lượng đều như nhau trong mọi quốc gia11. Vì dạng ước lượng này không dựa vào giả định
rằng các yếu tố là các sản phẩm biên tế đã được thanh toán của chúng, điều đó cho một số
dấu hiệu về các tác động của giả định này.

10
Biến này đã bị bỏ qua trong bảng tổng hợp kết quả 2-3 vì nó không mang tính ý nghĩa trong các nghiên
cứu đã làm.
11
Để ước lượng hàm sản xuất tổng thể, biến này phải là I/K - mà I/K là không thể quan sát được - chứ
không phải I/Y, như đã được trình bày bởi Hager và Havrylyshyn (1969).

Hollis Chenery et al. 19 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Bảng 2-4. Các hồi qui tương đương, 1950-73

Phươn Cỡ Các biến giải thích


g trình của ___________________________________
__
hồi qui mẫu I/Y L A E F ln y (ln y)2 R2

CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN; GIAI ĐOẠN ĐẦU


1958-66 (Robinson 1971)
1 39 0.17** 0.55 0.22
2 39 0.15** 0.37 1.70** 0.35
3 39 0.09 0.35 2.01** 0.17** 0.52

1955-60 (Hagen và Havrylyshyn 1969)


4 33 0.21** 0.40 0.07 0.29
5 33 0.16 0.34 0.25* 0.03 0.11 0.54

1950-59 (Chenery, Elkington, và Sims 1970)


6 31 0.15* 0.16* 0.22
7 31 0.18** -0.02** 0.36
8a 31 0.14** 0.59** 0.75** 0.21** 0.09* -0.01** 0.77
8b 19a 0.08 1.09** 0.37 0.84

1955-63 (Feder, chương 9)


9 31b 0.14** 0.74**
10 27b 0.05 0.88** 0.82** 0.19
11 31b 0.09 0.57* 0.37 0.30

CÁC NỀN KINH TẾ BÁN CÔNG NGHIỆP, 1964-73 (Feder, chương 9)


12 30 0.25** 0.78* 0.46
13 30 0.14** 0.43* 0.80** 0.67
14 34 0.10** 0.59** 0.30** 0.79
15 32 0.11* 0.74** 0.90* 0.23** 0.81

Các ô trống : không có ứng dụng


* Ý nghĩa ở mức 10% với kiểm định 2 phiá.
** Ý nghĩa ở mức 5% với kiểm định 2 phiá.
Ghi chú : Biến phụ thuộc: tăng trưởng hàng năm của GNP.
a. Các nền kinh tế đã phát triển.
b. Các nền kinh tế bán công nghiệp.
Nguồn: Phương trình 2-7, bảng 9-1, 9-4, và 9-6.

Các kết quả của 4 nghiên cứu cho các giai đoạn trước 1965 được nêu trong bảng
2-4. Mỗi nghiên cứu minh họa cho các tác động của việc tăng thêm một hoặc hơn các
biến cơ cấu tới một mô hình chỉ bao gồm tăng trưởng vốn và nhân công. Các nghiên cứu

Hollis Chenery et al. 20 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

được làm cho các mẫu gồm từ 30 đến 40 các nước đang phát triển trong đó các giai đoạn
từ 5 đến 10 năm.12

Bảng 2-5. Các nguồn gốc tăng trưởng trong các nền kinh tế đang phát triển, hai nghiên
cứu, 1958-73

1958-66 (Robinson 1971) 1964-73 (Feder, chương 9)


_________________________ _______________________________
Trung Trung
Nguồn gốc bình bình
mẫu 1 2 3 mẫu 12 13 14 15

Đầu tư (I/Y) 0.168 2.90 2.56 1.56 0.201 4.97 2.80 2.14 2.20
(59)a (51) (31) 2.07 (78) (44) (33) (34)
Nhân công 2.74 1.49 1.00 0.95 1.62 0.89 1.39 1.72
(L/L) (30) (20) (19) (25) (14) (22) (27)
0.77 0.90 2.00 0.50
Phân bố lại (16) (18) (31) (8)
0.70 1.85 1.96
Xuất khẩu (14) (29) (31)
0.56 0.62 0.84 -0.18 0.72 1.04 0.01
Phần dư (11) (13) (17) (-3) (11) (16) (0)
Tổng tăng 4.95 4.95 4.95 6.41 6.41 6.43 6.39
trưởng

Các ô trống : không có ứng dụng


Nguồn: Bảng 2-4; Robinson (1971, bảng 6); và bảng 9-2 và 9-7.

Trong hầu hết các trường hợp, việc bổ sung các biến cơ cấu (như trong phương
trình hồi qui 3,5 và 8a trong bảng 2-4) đã cải thiện đáng kể việc giải thích các khác biệt
về mức độ tăng trưởng giữa các nước đang phát triển tỉ lệ của phương sai được giải thích
bằng mỗi phương trình thường làm tăng từ khoảng 0,25 đến trên 0,50. Các kết quả của
Feder cho giai đoạn 1964-73 (bảng 2-4, và xem chương 9) chỉ ra thậm chí sự cải thiện lớn
hơn khi mẫu bị giới hạn trong các nền kinh tế bán công nghiệp. Do mỗi biến giải thích
đều được tương tác về mặt nào đó với thu nhập đầu người, các giá trị của đa số các hệ số
hồi qui có xu hướng giảm xuống khi tăng thêm các biến. Điều này được minh họa bởi các
hệ số nhân công và vốn trong từng nghiên cứu được trình bày.

Mặc dù hầu như tất cả các biến cơ cấu đã được kiểm định đều có đóng góp ý
nghĩa về mặt thống kê trong giải thích này, chỉ có một ít biến có thể được nói tới với các

12
Hargen và Havrylyshyn (1969) và Chenery, Elkington, và Sims (1970) đã làm các ước lượng tiên rẽ cho
các năm 1950 và cho 1960 - 65. Trong hầu hết mọi trường hợp, các thích hợp cho 1960-65 là tồi hơn, vì vậy
tôi chủ yếu dựa vào các nghiên cứu đối với các giai đoạn dài hơn. Chenery, Elkington, và Sims cũng trình
bày các kết quả hiện tại có thể so sánh được đối với các nước đã phát triển mà chúng ra sẽ bàn đến dưới
đây.

Hollis Chenery et al. 21 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

mối quan hệ nhân quả cơ sở. Khi các giá trị trung bình của mỗi biến giải thích được đưa
vào các phương trình hồi qui, các phương trình cung cấp sự phân tích đối với các nguồn
gốc tăng trưởng được nêu ra trong giai đoạn đã cho. Để chỉ ra sự quan trọng tương đối
của mỗi một yếu tố, các khám phá cơ bản của Robinson và Feder được so sánh theo cách
này trong bảng 2-5.13

Năm kết luận nổi bật:

Tăng trưởng vốn vẫn là yếu tố duy nhất quan trọng nhất, nhưng sự đóng góp
tương đối của biến này được giảm từ trên 50% tăng trưởng trung bình trong
mô hình tân cổ điển xuống 30-40% trong các hình thức cơ cấu.

Tăng trưởng của lực lượng sản xuất cũng được giảm tương tự về mức độ quan
trọng; trong một số mẫu gồm các nước đang phát triển, nó không còn ý nghĩa
về mặt thống kê nữa. Các khám phá này phù hợp với chứng cớ là nhiều nước
đang phát triển được đặc trưng bởi việc dư thừa nhân công.

Việc phân bố lại vốn và nhân công từ nông nghiệp sang các khu vực có năng
suất cao hơn đã tạo nên 20% tăng trưởng trung bình.
Tăng trưởng xuất khẩu có một đóng góp đáng kể vào tăng trưởng đối với tất cả
các nước đang phát triển trong giai đoạn 1964-73; tuy nhiên, nó dường như
không có nghĩa trước năm 1960. Nếu cả việc phân bố lại yếu tố sản xuất lẫn
mở rộng xuất khẩu đều được đưa vào cùng một hồi qui thì mở rộng xuất khẩu
dường như quan trọng hơn. (Mối tương tác này được thảo luận trong chương
9).

Dòng vốn vào (vượt trội của nhập khẩu so với xuất khẩu) chỉ rõ một tác động
ý nghĩa lên tăng trưởng trong 2 nghiên cứu có trong bảng 2-4, thêm vào tác
động của nó lên đầu tư và xuất khẩu có thể tạo nên giới hạn đối với tăng
trưởng (Chương 9 cho biết một giải thích thay thế đối với các kết quả trong
giai đoạn 1964-73 theo giả thuyết này.

Các nước đang phát triển và đã phát triển

Thực tế là tất cả các yếu tố cơ cấu trong bảng 2-4 có tác động lên tốc độ tăng
trưởng đều tương quan với mức độ phát triển. Việc các yếu tố khác cũng có ý nghĩa được
thấy qua việc bổ sung thu nhập đầu người như là một biến giải thích trong bảng 2-4 (các
phương trình 7 và 8a); nó cải thiện các kết quả hồi qui đối với các nước đang phát triển
mặc dù nó chỉ có chút ít tác động lên các nước đã phát triển. Tính đa công tuyến dẫn đến
sự cần thiết phải ước lượng các mô hình đặc trưng - như đã làm ở chương 9 - trước khi
gán mức độ ý nghĩa của quan hệ nhân quả vào bất kỳ một khám phá thống kê cụ thể nào.

Không tính đến các định tính này, các nghiên cứu chéo giữa các quốc gia về tăng
trưởng đạt được hai kết quả tổng quát. Một là, chúng rõ nhiều khía cạnh của thay đổi cơ

13
Các giá trị trung bình của mẫu được nêu đối với nhân công và vốn, chỉ có các biến được định
rõ trong cùng một dạng trong cả 2 nghiên cứu.

Hollis Chenery et al. 22 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

cấu đang tác động lên tốc độ tăng trưởng và có một sự quan trọng biến thiên ở các mức độ
phát triển khác nhau. Tóm lại, chúng dẫn tới một hình thái tăng dần và sau đó dẫn tới mức
giảm tăng trưởng khi thu nhập đầu người tăng. Hai là, tất cả các yếu tố cơ cấu trong các
hồi qui chéo giữa các nước đều có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển nhiều hơn là
đối với các nước đã phát triển, trong khi tăng trưởng lực lượng lao động lại có tác động
lớn hơn đối với các nước đã phát triển. Chỉ có đầu tư là nguồn gốc tăng trưởng đã được
chỉ ra là quan trọng cho cả 2 nhóm, mặc dù người ta có thể suy đoán về sự quan trọng
tương đối của các cải tiến công nghệ. Các so sánh này không chỉ gợi ra việc tồn tại các
tập hợp không giống nhau về mặt nào đó của các yếu tố tăng trưởng đối với các nước
đang phát triển và đã phát triển, mà cả việc cần tới các chiến lược nghiên cứu khác nhau
để xác định mỗi một tập hợp rõ hơn. Mặc dù các hồi qui chéo giữa các nước và phân tích
theo chuỗi thời gian đạt được các kết quả khác phù hợp đối với các nước đã phát triển,
chúng cho ra hai bức tranh hoàn toàn khác nhau đối với các nước đang phát triển. Để hợp
cả hai lại, cần phải chú ý rõ ràng đối với cơ cấu đang thay đổi của nhu cầu và sản xuất,
một điều gì đó đã bị bỏ qua từ miêu tả theo tập quán của các nguồn gốc tăng trưởng.

Chuyển đổi cơ cấu

Chuyển đổi cơ cấu của một nền kinh tế đang phát triển có thể được định nghĩa như
là một tập hợp các thay đổi trong sự hợp thành của nhu cầu, thương mại, sản xuất và việc
sử dụng yếu tố sản xuất xảy ra khi thu nhập đầu người tăng lên. Một luận điểm cơ bản của
cuốn sách này là để hiểu được những khác biệt của mỗi nước về các nguồn gốc và mức
độ tăng trưởng, sự chuyển đổi phải được phân tích toàn phần. Nói rõ hơn, các thay đổi về
nhu cầu và thương mại có thể tác động lên các nguồn gốc tăng trưởng nhiều như là các
thay đổi về cung yếu tố cho tới nay vẫn được nhấn mạnh.

Vai trò trung tâm của ngoại thương trong chuyển đổi cơ cấu có thể được bộc lộ
chỉ khi các khu vực sản xuất hàng buôn bán được cách ly để các quan hệ giữa nhu cầu,
thương mại, và tăng trưởng năng suất có thể được kiểm soát. Các khác biệt về việc dâng
nguồn vốn giữa các nước cũng được biểu hiện trong các biến thiên của về hình thái buôn
bán theo thời gian. Phần này, một mặt phác ra các quan hệ giữa các thay đổi về nhu cầu
và thương mại, mặt khác phác ra các nguồn gốc tăng trưởng, đồng thời đưa ra cách hợp
nhất phân tích từ phía cầu này với phương pháp từ phía cung.

Giải thích các khác biệt của khu vực (kinh tế)

Phương pháp luận về nguồn gốc tăng trưởng được nói tới trong phần đầu của
chương này, lấy cơ sở là sự kết hợp các đẳng thức tính toán và một số các giả định kinh tế
nhằm so sánh các quá trình tăng trưởng của các quốc gia khác nhau. Đầu tiên tôi sẽ tách
phân tích từ phía cung này bằng cách chia phần và sau đó sẽ kết hợp nó với sự phân chia
tương ứng của nhu cầu và thương mại. Kết quả là một bức tranh từ phía cầu của các yếu
tố sản xuất, những yếu tố dẫn tới thay đổi cơ cấu và tăng trưởng phù hợp với phân tích từ
phía cung. Việc xây dựng các giải thích thống kê có thể so sánh được đối với các nền
kinh tế trong mẫu sẽ làm cho sự phân tích so sánh và sự phát triển của các mô hình hoàn
hảo hơn trở nên có thể thực hiện được.

Hollis Chenery et al. 23 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Việc tách các nguồn gốc tăng trưởng ở phía cung là hoàn toàn dễ dàng. Ở trạng
thái cân bằng, phương trình tăng trưởng dưới dạng phương trình (2-2) có thể được xác
định cho từng khu vực của nền kinh tế:

(2-8) Gi = βKi GKi + βLi GLi + λi

trong đó mỗi số hạng mang một nghĩa tương tự như mô hình tổng thể, phương trình 2-3.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế được đưa ra bởi trung bình gia quyền của các mức độ tăng
trưởng theo từng khu vực:

(2-9) Gv = Σρi Gi

trong đó các trọng số là các phần trung bình của từng khu vực, ρi được rút ra từ phân tích
của cầu nêu ra dưới đây. Khi phân tích của cung là cách biệt khỏi phân tích của cầu, các
trọng lượng theo khu vực này cần được cho biết từ phía ngoài. Phân tích tách biệt này có
thể được sử dụng dưới các dạng khác nhau của các hàm sản xuất và có thể bao gồm cả
những nhập lượng đặc trưng cho khu vực (như là tài nguyên thiên nhiên) là những nhập
lượng có thể áp đặt một giới hạn đối với tăng trưởng của các khu vực riêng biệt.

Hệ thống tương ứng của việc giải thích tăng trưởng từ phía cầu được phát triển
trong chương 3 và 5, nó được dựa trên tính toán như sau đối với từng khu vực sản xuất
(xem phương trình 3-3).

Xi = Di + (Ei - Mi) + Σ Xij


j

trong đó
Xi = tổng sản lượng của khu vực i.
Di = nhu cầu nội địa cuối cùng (tiêu dùng cộng đầu tư).
(Ei - Mi) = thương mại tịnh (xuất khẩu trừ nhập khẩu).
Xij = αijXj = sử dụng trung gian của mặt hàng i bởi khu vực j
(αij được coi là biến thiên với mức thu nhập đầu người).

Các tính chất của hệ thống nhập lượng - sản lượng làm cho việc loại bỏ nhu cầu
trung gian như là một nguồn gốc tăng trưởng riêng biệt bằng cách nhập nó vào các thành
phần của nhu cầu cuối cùng (xem phương trình 5-11) trở nên có thể được. Bằng cách này,
sự tăng của sản xuất trong khu vực được coi là bằng tổng của 4 yếu tố:

Mở rộng nhu cầu nội địa, bao gồm nhu cầu trực tiếp đối với mặt hàng i cộng
với các tác động lên khu vực i do sự mở rộng nhu cầu nội địa trong các khu
vực khác.

Mở rộng xuất khẩu, hoặc tác động tổng thể của việc tăng xuất khẩu lên sản
lượng của khu vực i.

Thay thế hàng nhập khẩu, hoặc tác động tổng thể lên sản lượng của việc tăng
tỉ lệ nhu cầu trong từng khu vực, nhu cầu này được cung bởi sản xuất nội địa.

Hollis Chenery et al. 24 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Thay thế công nghệ, hoặc tác động tổng thể lên khu vực i của việc thay đổi các
hệ số nhập lượng-sản lượng trong toàn nền kinh tế, khi lương và mức thu nhập
tăng lên.

Từ 4 yếu tố này, chỉ có 1 yếu tố với cơ sở mạnh về lý thuyết là nhu cầu nội địa,
đối với nhu cầu này, các hệ thống của các hàm tổng quát Engel đã được ước lượng trong
nhiều nước.14

Có 3 điểm tương đồng chính thức giữa hai phương pháp giải thích tăng trưởng.
Một là, phân tích từ phía cung khẳng định yêu cầu đối với việc sáp nhập các nhập lượng
để sản xuất ra một hàng hoá nào đó; còn phương pháp từ phiá cầu định rõ sự cần thiết đối
với mặt hàng đó trong toàn bộ nền kinh tế để “sản xuất ra” một mức độ GDP đã định. Hai
là, việc tách riêng cung phân bố gia tăng sản lượng khu vực như một phần dư ; còn việc
tách cầu lại đó một yếu tố tương tự là thay đổi công nghệ bằng các thay đổi hệ số nhập
lượng-sản lượng trong toàn bộ nền kinh tế. Ba là, mỗi một phương pháp có thể được áp
dụng như một phép gần đúng đầu tiên bằng cách bỏ qua các tác động của giá (hoặc bởi
giả định là giá không đổi). Một khi các giá đã được đưa vào cụ thể, sự cách ly giữa các
phân tích từ phiá cung và từ phiá cầu sụp đổ vì cả hai đều cần thiết để xác định các giá
tương đối.
Sự quan trọng của việc tách rời phụ thuộc vào các khác biệt của khu vực về các
hàm sản xuất hoặc về các điều kiện của cầu. Về phiá cung, các khác biệt lớn trong hàm
sản xuất tồn tại giữa nông nghiệp, mỏ, công nghiệp, tiện ích, và dịch vụ. Về phía cầu, các
khác biệt lớn xuất phát từ độ co dãn của thu nhập, tính thông thương, và qui mô của mục
đích trung gian. Các khác biệt này được minh hoạ trong mô hình của chuyển đổi được
trong chương sau.

Các tương tác giữa cung và cầu

Hai hệ thống tính toán được trình bày ở trên mô tả mối tương tác giữa nhiều yếu
tố tác động lên tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu. Mặc dù hệ thống tính toán không
thể gỡ rối các quan hệ nhân quả, nó có thể chỉ ra sự quan trọng tương đối của các yếu tố
khác nhau. Chương này, vì vậy, bao gồm các kết quả áp dụng việc tách cầu và cung thành
một tập hợp duy nhất của dữ liệu đã được lấy từ mẫu nguyên thủy (đã định trước trong
chương 3).

14
Xem Lluch, Powell, và Williams (1977).

Hollis Chenery et al. 25 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

Bảng 2-6. Các nguồn gốc tăng trưởng của khu vực, tách từ phía cung, khoảng thu nhập
$560-$1.120

Tăng Tỉ Đóng
Vốn tổng Tăng phần góp
Nhân công năng trưởn trung vào
suất g khu bình tăng
nhân tố vực khu trưởn
SX vực g
Khu vực βKi βKi*G βLi βLi*GL (λi) (Gi) (ρi) (ρi
Ki i G i)
Sản xuất cơ bản 2.69 0.41 1.00 4.09 17.4 0.71
Nông nghiệp 0.46 2.41 0.54 0.26 0.86 3.53 14.8 0.52
Mỏ 0.50 4.26 0.50 1.19 1.81 7.26 2.6 0.19
Chế tạo 3.62 1.86 2.14 7.57 27.4 2.07
Công nghiệp 0.42 2.87 0.58 1.94 2.11 6.91 16.7 1.15
nhẹ 0.54 4.79 0.46 1.74 2.19 8.60 10.7 0.92
Công nghiệp 2.46 2.14 1.77 6.37 55.2 3.51
nặng 0.55 3.29 0.45 1.34 1.96 6.59 15.4 1.01
Phi mậu dịch 0.35 2.16 0.65 2.46 1.66 6.28 39.8 2.50
Cơ sở hạ tầng
Dịch vụ 0.43 2.71 0.57 1.31 2.28 6.30 1.00 6.30
Tổng toàn bộ (43)a (21) (36)
nền kinh tế 2.82 1.77 1.72
(45) (28) (27)
Trung bình các 0.56
khu vực (9)
Tác động của
việc phân bố lại
Chú ý : Các ô trống có nghĩa là không có ứng dụng. Mỗi dòng cho kết quả chi tiết của
tăng trưởng khu vực sử dụng chương trình 2-8. Cột cuối cùng cho kết quả chi tiết của
tăng trưởng toàn phần (6-30%) sử dụng phương trình 2-9.
a
Các số liệu ở trong ngoặc là các tỉ phần của tổng tăng trưởng.
Nguồn: Chương 8.

Bảng 2-6 cho thấy việc tách từ phiá cung của các nguyên nhân tăng trưởng đối với
6 khu vục của một nền kinh tế đại diện. Đối với mỗi khu vực, tốc độ tăng trưởng được
tính (như trong phương trình 2-8) như là tổng gia quyền của tăng trưởng các yếu tố nhập
lượng cộng với tăng trưởng năng suất toàn phần của yếu tố sản xuất. Các thành phần này
được tách ra (như trong phương trình 2-9) là để cho ra một tăng trưởng tổng thể 6.30%
trong toàn bộ khoản thu nhập đã định ra.

Bảng 2-7 cho ra một phân bổ chi tiết tương ứng của các nguồn gốc tăng trưởng từ
phiá cầu (sử dụng phương trình 5-16). Trong trường hợp này, tăng trưởng của mỗi khu
vực được biểu diễn như một tỉ phần của tổng tăng GNP để nó có thể được so sánh với cơ
cấu ban đầu của sản lượng. Nếu như một tốc độ tăng trưởng tổng thể được giả định trước,

Hollis Chenery et al. 26 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

bảng này chỉ ra một phân bổ điển hình của các nguồn gốc tăng trưởng nhu cầu bắt đầu từ
mức thu nhập trung gian 560 đôla.

Các khác biệt dễ nhận biết nhất trong các kết quả theo khu vực là giữa sản xuất cơ
bản và chế tạo và giữa các hàng có thể buôn bán được và hàng không buôn bán được (chi
phí chung gián tiếp mang tính xã hội và các dịch vụ). Xuất khẩu và thay thế hàng nhập
khẩu cùng giải thích cho 30% tăng trưởng của hàng buôn bán được, nhưng lại có tác động
tương đối nhỏ lên tăng trưởng của hàng không buôn bán được. Cả xuất khẩu và các thay
đổi về các hệ số nhập lượng đều một lần nữa thúc ép tăng trưởng của cầu đối với các nhà
máy sản xuất.

Bảng 2-7. Các nguồn gốc tăng trưởng khu vực, tách từ phiá cầu,
khoảng thu nhập $560 - $1.120

Tỉ phần của giá trị Đóng góp vào tăng trưởng (phần trăm
hàng năm)
gia tăng (phần trăm) Tổng
cộng
Khu vực Ban đầu Gia tăng Cung Thương IO (ρi Gi)
mại
Sản xuất cơ bản 20.6 10.9 0.51 0.31 -0.11 0.71
Chế tạo 24.4 33.2 1.50 0.53 0.04 2.07
Công nghiệp nhẹ 15.8 18.4 0.88 0.25 0.02 1.15
Công nghiệp nặng 8.6 14.8 0.62 0.28 0.02 0.92
Phi mậu dịch 54.9 55.9 3.14 0.39 -0.01 3.52
Cơ sở hạ tầng 15.0 16.2 0.91 0.11 0.00 1.02
Dịch vụ 39.9 39.7 2.23 0.28 -0.01 2.50
Tổng cộng 100.0 100.0 5.15 1.23 -0.08 6.30

Nguồn : Mô hình chéo giữa các nước trong các chương 3 và 6.

Bảng 2-6 và 2-7 cũng kết hợp 2 cách tính toán đối với tốc độ tăng trưởng tổng thể
6-30%. Về phiá cung, các tổng theo cột trong bảng 2-6 qui 45% cho tăng trưởng vốn,
28% cho tăng trưởng nhân công, và 27% cho tăng trưởng của tổng các yếu tố. Các tổng
theo dòng trong bảng 2-7 (tỉ phần vượt trội của giá trị gia tăng) qui 33% cho tăng trưởng
công nghiệp, 11% cho tăng trưởng sản xuất cơ bản, 40% cho tăng trưởng dịch vụ, và 16%
cho tăng trưởng vốn toàn xã hội.

Các khẳng định này không thể được coi như các giải thích riêng biệt trừ khi giả
định rằng có thể là cầu điều chỉnh hoàn toàn để tăng cung trong khu vực hoặc, ngược lại,
là cung điều chỉnh hình thái tăng cầu. Trong tất cả các trường hợp khác, chúng cùng nhau
mô tả kết cục của các điều chỉnh hướng về trạng thái cân bằng.

Chương 3 mở rộng phân tích các nguồn gốc tăng trưởng khu vực ra tới toàn bộ
chuyển đổi cơ cấu (xem hình 3-7 sau đây) để chỉ ra mối tương tác giữa mức thu nhập và
các nguồn gốc tăng trưởng của khu vực. Sự phát triển của công nghiệp - được định nghĩa

Hollis Chenery et al. 27 Bieân dòch: Baêng Taâm


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Chuyeån ñoåi cô caáu
Baøi ñoïc

sau đây như chế tạo cộng với các chi phí gián tiếp mang tính xã hội - trở nên một nguồn
gốc tăng trưởng lấn át trong các giai đoạn sau này của sự chuyển đổi. Một giải thích của
các yếu tố xác định các thay đổi này, và của các phương pháp trong đó chúng bị tác động
bởi cả cơ cấu ban đầu lẫn chính sách của chính phủ, tạo nên chương trình nghị sự cơ bản
cho cuốn sách này.

Tài liệu nguyên gốc do Ngân hàng Thế giới xuất bản với tựa đề “Industrialization
and growth”. Bản dịch tiếng Việt do Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright thuộc Đại
học Kinh tế TP.HCM biên soạn và thực hiện. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc dịch thuật. Trong trường hợp có khác biệt thì
tài liệu nguyên gốc sẽ được sử dụng làm căn cứ.

Hollis Chenery et al. 28 Bieân dòch: Baêng Taâm

You might also like