You are on page 1of 13

 

    ( Viết kĩ phần 2 và 3, xoáy mạnh phần 3, chính xác và đủ ý)

II. Hành trình ra đi tìm đường cứu nước


1. Quyết định khởi hành – mang tính bước ngoặt cho lịch sử nước ta (viết theo dạng dẫn dắt
theo ngôi thứ 3) (~700 từ)

2. Đầu thế kỷ XX, đất nước ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến
tay sai, đắm chìm trong ách nô lệ, bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Không chịu
khuất phục cảnh lầm than nô lệ, hàng trăm cuộc khởi nghĩa đã diễn ra, nhưng
các con đường cứu nước mang màu sắc khác nhau, phong kiến hay dân chủ tư
sản của các bậc tiền bối, sĩ phu yêu nước đương thời đều thất bại, bế tắc.
3. Nhận thức sâu sắc về thực tại xã hội và rất đau xót trước nỗi thống khổ của dân
tộc, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm có ý chí đánh đuổi
thực dân Pháp, giải phóng đồng bào, nên quyết định xuất dương tìm đường cứu
nước. Người đi sang nước Pháp, sang Phương Tây để tìm hiểu vì sao họ giàu
mạnh và hiểu những gì ẩn giấu sau những từ tự do-bình đẳng-bác ái mà thực
dân Pháp rêu rao ở các nước thuộc địa.
4. Ngày 5-6-1911, từ bến Nhà Rồng (Sài Gòn) với tên gọi Văn Ba, Người xuống
làm thuê cho một hãng tàu buôn của Pháp để bắt đầu thực hiện quyết tâm và
khát vọng cứu nước, cứu dân.
5. Từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã đi đến nước Pháp, nước Mỹ, nước Anh
và rất nhiều thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu Âu, châu Á, châu Phi,
châu Mỹ; hoà mình vào cuộc sống của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc
địa, vừa lao động kiếm sống, vừa ra sức học tập, nâng cao vốn hiểu biết và tìm
mọi cách để hoạt động cách mạng. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội
Pháp vì nhận thấy “đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi và là tổ
chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình
đẳng, Bác ái”. Tháng 6-1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại
Pháp, Người gửi tới Hội nghị Vécxay (Pháp) bản Yêu sách của Nhân dân An
Nam, gồm 8 điểm đề nghị Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, bình
đẳng, dân chủ tối thiểu cho nhân dân Việt Nam. Yêu sách là tuyên bố chính trị
đầu tiên của nhân dân Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, đã thể hiện tấm lòng yêu
nước thiết tha, khát vọng của Nguyễn Ái Quốc và nhân dân các nước thuộc địa
trong cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ, quyền tự quyết của các dân tộc, khơi
nguồn cảm hứng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân
tiến bộ toàn thế giới.
6. Sau gần mười năm trên chặng đường đầu tiên của hành trình khát vọng giải
phóng dân tộc, trên hành trình đi khắp các châu lục, khảo sát thế giới, thấu hiểu
bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân; nghiên cứu các cuộc cách mạng trên
thế giới, nghiên cứu tình hình, điều kiện mới của thế giới sau thắng lợi của Cách
mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ
nghĩa cộng sản, tìm thấy ánh sáng chân lý thời đại, tìm được con đường cách
mạng Việt Nam - con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người một cách hoàn toàn và triệt để nhất.
7. Vào mùa Hè năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận bản Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên
báo Nhân đạo (L’Humanité). Luận cương của Lênin nhấn mạnh nhiệm vụ của
các Đảng Cộng sản phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước
thuộc địa; nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với
quần chúng lao động của tất cả các dân tộc chống kẻ thù chung là đế quốc và
phong kiến. Tư tưởng đó đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc
lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào, làm cho Người “rất cảm động, phấn khởi,
sáng tỏ và tin tưởng biết bao” bởi đã đem đến “con đường giải phóng chúng ta!”.
Kết quả tất yếu của sự chuyển biến về tư duy, nhận thức đưa Người đến một
quyết định đúng đắn là bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham
gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12-1920). Sự kiện này đánh dấu bước
ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa
yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa cộng sản, “từ một người yêu nước tiến
bộ thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa”.

a. Giai đoạn 1931-1933 (~250 từ)

Sau khi sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người tham gia công tác của Quốc tế cộng
sản ở nước ngoài dưới tên trong thẻ căn cước là Tống Văn Sơ. Trong quá trình đó, ngày 6/6/1931
Người đã bị bắt giam trong Nhà tù thực dân Anh ở Hồng Công trong gần 2 năm. Dù bị giam cầm
thể xác trong chốn lao tù, nhưng tâm trí Người, luôn theo dõi sát sao phong trào cách mạng trong
nước, từng giờ, từng phút tìm cách trở về với cách mạng, nuôi dưỡng khát vọng “sớm trở về Tổ
quốc để giải phóng đồng bào”. Thế nhưng, nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của vợ chồng luật
sư Frank Loseby và những người bạn, Tống Văn Sơ được trả tự do ngày 28/12/1932. Từ Hồng
Công, Người tới Hạ Môn, khoảng tháng 7/1933 từ Hạ Môn Người đáp tàu thuỷ lên Thượng Hải.
Tại đây Người tiếp tục tìm cách bắt liên lạc với các tổ chức cách mạng và đồng chí của mình.
Nhờ được sự giúp đỡ của bà Tống Khánh Linh, Người đã liên lạc được với đoàn thể và tổ chức
của mình và được đưa đi Liên Xô. Với bí danh Lin, Người được nhận vào học tại Trường Quốc
tế Lênin, tại đây Người được gặp gỡ những sinh viên Việt Nam theo học ở Trường Đại học Cộng
sản Phương Đông và giúp đỡ họ trong học tập lý luận cũng như sinh hoạt… Nhận thấy tình trạng
thiếu lý luận cách mạng của đại đa số cán bộ Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Trung Quốc, Thái
Lan… và những vấp ngã, sai lầm, bế tắc của họ do “trình độ lý luận và chính trị rất thấp” Người
đã viết thư gửi Ban Phương Đông và nêu tên 30 loại sách, tài liệu cần xuất bản viết về: Tuyên
ngôn Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản và tổ chức của Đảng, Lịch sử Quốc tế Cộng sản, Luận
cương và Nghị quyết về vấn đề thuộc địa của Quốc tế Cộng sản…
b. Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế ( thời kì ở Liên Xô lần 2 từ) (~200)

Trở lại Liên Xô, đồng chí Vaxilieva, cán bộ của Quốc tế cộng sản là người đã trực
tiếp đón Nguyễn Ái Quốc và được thu xếp để an dưỡng ở Sochi bên bờ biển Đen. Mùa
thu năm 1934, QTCS ra Quyết định số 45 cử Người đi học tại Trường Bồi dưỡng Lý luận
quốc tế mang tên Lenin, đăng ký trong danh sách sinh viên số hiệu 375, bí danh Lin, niên
khóa 1934-1935. Tiếp đó vào năm 1935, trong thời gian Nguyễn Ái Quốc học tập tại
trường Quốc tế Lê nin, diễn ra một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của những người
cộng sản quốc tế là Đại hội VII QTCS. Đại hội lần này đã vạch rõ cho Nguyễn Ái Quốc
những phương hướng cụ thể liên quan đến cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam trong
thời kỳ mới.

Đại hội lần thứ VII của QTCS có sự tham dự của nhiều đoàn đại biểu Đảng Cộng sản
từ các nước trên thế giới, trong đó có đoàn Đảng Cộng sản Đông Dương gồm 3 đồng chí
Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Tú Hưu. Biết tin đoàn tới Mátxcơva, Nguyễn
Ái Quốc đã đến gặp gỡ, thăm hỏi, thông báo tóm tắt tình hình Liên Xô, nhắc các đồng chí
chú ý giữ sức khỏe và dặn phải đổi tên. Trong thời gian Đại hội chưa họp, Nguyễn Ái
Quốc giới thiệu hai đồng chí Minh Khai và Tú Hưu vào học văn hóa và chính trị ở lớp
đặc biệt của Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Được Quốc tế cộng sản
phân công phụ trách nhóm Việt Nam, Người tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt những
kiến thức lý luận và thực tiễn cho các cán bộ, đảng viên. Mỗi khi làm việc, Người luôn
giữ đúng nguyên tắc, đúng lời hẹn, giảng giải ngắn gọn, rõ ràng. Tất cả các học sinh Việt
Nam tìm thấy ở tác phong đó của Người những biểu hiện sinh động của tính kỷ luật, tính
tổ chức và một tinh thần tự chủ rất cao.
c. Trở lại Trung Quốc (1938 đến đầu năm 1941) (~250 từ)

Tháng 10/1938, Người đã rời Mátxcơva trở lại Trung Quốc. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc
trong vai thiếu tá Hồ Quang - công tác tại phòng cứu vong thuộc Văn phòng Bát lộ quân ở Quế
Lâm, là Uỷ viên y tế kiêm Uỷ viên bích báo, tham gia lãnh đạo Phòng. Người còn phụ trách biên
tập tờ Sinh hoạt tiểu báo, tờ báo nội bộ của cơ quan. Trong thời gian này Người cũng viết nhiều
bài báo gửi về nước, đăng trên tuần báo Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta), một tờ báo công
khai của Đảng ta xuất bản tại Hà Nội những năm 1936-1939. Đầu năm 1939, Người đến Trùng
Khánh và làm việc tại Văn phòng Bát lộ quân Trùng Khánh. Ngoài việc dùng ngòi bút chỉ ra sự
thống nhất và hợp tác bước đầu của hai Đảng chính trị lớn ở Trung Quốc là Đảng Cộng sản và
Quốc dân Đảng trong mặt trận dân tộc chống Nhật. Bên cạnh đó Người còn tham gia khoá 2 lớp
huấn luyện cán bộ du kích Nam Nhạc (Hồ Nam, Trung Quốc) và phụ trách việc nghe đài lấy tin
cho lớp huấn luyện. Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã viết tám điểm xác định đường lối, chủ
trương cho cách mạng Đông Dương, trong thời kỳ 1936-1939. Ít lâu sau, vào cuối năm 1939,
Người đến Côn Minh – thủ phủ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tìm bắt liên lạc với tổ chức Đảng,
tìm đường về nước.
d. Trở về Việt Nam (~250 từ)

Ngày 28-1-1941, sau hành trình "Xa rời Tổ quốc đã hơn 30 năm. Đã mất bao nhiêu
thời giờ và sức lực tìm liên lạc mà không được. Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ”,
Người đã “bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới
tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động". Từ đây, Người mở ra một chân trời mới trong việc
tiếp tục hành trình hiện thực hóa khát vọng độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho
nhân dân, dẫn tới những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Tháng 5-1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao
Bằng). Người cùng Trung ương Đảng quyết định “thay đổi chiến lược” cách mạng giải
phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; sáng lập Mặt trận Việt
Minh để tổ chức vận động, tập hợp lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc
trong một Mặt trận dân tộc thống nhất; chủ trương tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang
và căn cứ địa cách mạng; chuẩn bị lực lượng mọi mặt chờ thời cơ khởi nghĩa giành chính
quyền. Cách mạng tháng Tám năm 1945, thể hiện quyết tâm của Người: “dù phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho kỳ được độc lập dân tộc”, “đem
sức ta mà giải phóng cho ta”, toàn dân tộc đã nhất tề đứng lên tổng khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi vĩ đại đó là thắng lợi của hành trình khát vọng
thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh; đã mở ra kỷ
nguyên mới trong lịch sử dân tộc - “kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, mở ra một thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ nhất,
vinh quang nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
8. Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
a. Tầm nhìn chiến lược (~500-700 từ)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã đóng
góp rất nhiều cho sự độc lập, tự do và tiến bộ của đất nước. Tầm nhìn chiến lược của ông là một
trong những yếu tố quan trọng giúp cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam
thành công. Người tin rằng độc lập, tự do và tiến bộ của dân tộc Việt Nam không thể đạt được
một cách đơn độc mà phải thông qua sự đoàn kết và hợp tác với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Vì vậy mà Bác đã đề ra một chiến lược đấu tranh theo giai đoạn, bao gồm giai đoạn
kháng Pháp và giai đoạn đấu tranh chống Mỹ. Trước tiên, trong giai đoạn kháng Pháp, Chủ tịch
Hồ Chí Minh tập trung vào việc đấu tranh chống lại sự thôn tính và áp bức của thực dân Pháp.
Ông đã đề ra chiến lược kết hợp kháng chiến vũ trang với hoạt động chính trị, xây dựng cơ sở
hậu cần và tập hợp sức mạnh nhân dân. Đây là một chiến lược rất thông minh và đúng đắn, giúp
cho việc đấu tranh của dân tộc Việt Nam trở nên hiệu quả hơn.
Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Người tập trung vào việc đấu tranh chống lại sự can
thiệp và xâm lược của Mỹ, với cơ sở kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong giai đoạn kháng
Pháp, ông đã đề ra một chiến lược mới đó là cách mạng hóa xã hội, sử dụng chiến lược đối
kháng hỗn hợp, tuyên truyền và kêu gọi sự đoàn kết, sử dụng các chiến lược chiến tranh phi
truyền thống để đánh bại các cuộc tấn công và áp đặt của đế quốc Mỹ. Điều này giúp cho cuộc
đấu tranh của dân tộc Việt Nam tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ngoài
ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo, đào tạo cán bộ
và nâng cao trình độ khoa học, công nghệ cho đất nước. Người luôn nhắc nhở các lãnh đạo và
cán bộ cách mạng rằng, phải đặt sự phát triển kinh tế và xã hội lên hàng đầu để củng cố nền tảng
cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, tiến bộ của dân tộc vàlấy sự đoàn kết, đồng lòng của
nhân dân làm nền tảng cho tất cả các chiến lược đấu tranh của mình. Ông luôn coi trọng và
khuyến khích việc hình thành các tổ chức đoàn thể, phong trào dân tộc, từ đó xây dựng một tinh
thần đoàn kết, chung tay đấu tranh cho độc lập và thống nhất đất nước.
Với tầm nhìn thời đại, Người đã làm sáng rõ con đường cách mạng Việt Nam, soi đường,
chỉ lối cho Đảng và dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cuộc tìm kiếm con đường
cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tầm nhìn thời đại trong việc xác
lập, kiến tạo mô hình xã hội gắn với các thiết chế hiện đại. Người đã tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ
các nước lớn của phương Tây, như Mỹ, Anh, Pháp để tạo nên mô hình thể chế chính trị tương lai
cho đất nước. Đó là mô hình Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thể chế chính trị Việt
Nam dân chủ cộng hòa là mô hình nhà nước mà ở đó, quyền lực thuộc về nhân dân, một thể chế
chính trị - xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mô hình đó chính là động lực, là ngọn
cờ thôi thúc toàn thể dân tộc Việt Nam vùng lên làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xác lập một thể chế chính trị - xã hội mới, vì mục
tiêu độc lập dân tộc, dân quyền và dân sinh, tự do, hạnh phúc. Những cống hiến của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với dân tộc đã thể hiện phẩm chất của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, mở ra
thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
b. Từ Độc lập tới Toàn quốc kháng chiến (~500-700 từ)

Trong giai đoạn này, Bác Hồ đã giúp dân tộc Việt Nam khẳng định quyền tự chủ và độc lập
của mình. Bản Tuyên ngôn độc lập đã được đọc lên và ký kết tại quảng trường Ba Đình, thổi bay
hoàn toàn chế độ thuộc địa của Pháp và bước đầu khẳng định quyền lực của dân tộc. Đây là một
sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng, khởi đầu cho cuộc đấu tranh độc lập của dân tộc Việt Nam.
Thế nhưng, chính quyền cách mạng non trẻ vừa ra đời đứng trước những nhiệm vụ lịch sử hết
sức nặng nề, thù trong, giặc ngoài chống phá quyết liệt, trong khi đó nạn đói ở miền Bắc đang
hoành hành dữ dội, tài chính đất nước khánh kiệt, hơn 90% dân số bị mù chữ, nền kinh tế bị tàn
phá nặng nề. Hàng trăm ngàn quân Tưởng trên danh nghĩa quân Đồng minh tràn vào miền Bắc
giải giáp quân đội Nhật mang theo các đảng phái phản động hòng xóa bỏ chính quyền cách
mạng. Ở miền Nam, quân Pháp được sự hậu thuẫn của quân Anh liên tục gây hấn âm mưu lật đổ
chính quyền cách mạng non trẻ, quyết xâm lược đặt ách đô hộ lên đất nước ta một lần nữa. Ngày
23-9-1945, chỉ chưa đầy một tháng sau khi giành được chính quyền, Nhân dân Nam bộ - bắt đầu
từ Sài Gòn, Chợ Lớn đã phải nổ súng chặn bước tiến quân thù. Như vậy, Nam bộ đã phải bước
vào kháng chiến khi tình thế bắt buộc trước kháng chiến toàn quốc 15 tháng.

Kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc, đồng thời tận dụng mọi thời cơ hòa
hoãn để xây dựng đất nước, nỗ lực ngăn chặn chiến tranh duy trì một nền hòa bình ở Việt Nam
và cho các dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế, là phương châm nhất quán trong hoạt động đối
ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện rõ ngay từ những năm đầu kháng chiến kiến quốc
(1945 - 1946). Trong Bản Thông cáo đầu tiên về chính sách đối ngoại (ngày 3-10-1945), thay
mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu của
Việt Nam là tham gia giữ gìn hòa bình thế giới. Về quan hệ ngoại giao với nước Pháp, cũng như
các nước trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm hòa bình, hữu nghị và
hợp tác. Với tinh thần hòa bình, hữu nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ (ngày 6-3-1946, về mặt pháp
lý, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài
chính riêng. Về phía Pháp khi vào miền Bắc cũng được quy định rõ về địa điểm, thời gian và số
lượng. Hiệp định sơ bộ được ký kết khẳng định tinh thần hòa bình, hữu nghị của Đảng và Chính
phủ, đồng thời “tránh tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng
phản động”. Đồng thời cũng là quyết định đúng đắn, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tạo thời gian hòa hoãn để nhân dân ta củng cố thành quả cách mạng mới giành được,
chuẩn bị điều kiện cần thiết cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Ngày 31-5-1946, trong bối
cảnh đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn, phức tạp sau khi Cách mạng Tháng Tám thành
công, “theo mệnh lệnh của Chính phủ và ý chí của quốc dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách
là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên đường thăm Cộng hòa Pháp
theo lời mời của Chính phủ Pháp. Chuyến thăm của Người là một trong những hoạt động đối
ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm (1945-1946), để cứu vãn nền
hòa bình trong khi thực dân Pháp quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong suốt 86
ngày ở Thủ đô nước Pháp, Người coi đây là một dịp tốt để tranh thủ cảm tình của nhân dân Pháp
và thế giới; chủ động, khẩn trương triển khai nhiều hoạt động, với nhiều hình thức phong phú, đa
dạng, nhằm tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế, sự hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam
với nhân dân Pháp, bạn bè và nhân dân các nước trên thế giới.

9. Giai đoạn lãnh đạo và những năm tháng cuối đời


a. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Biên giới 1950 (~500 từ)

Là người lãnh đạo vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã có những đóng góp to lớn trong
cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước. Trong bối cảnh hậu phương Việt Bắc của
kháng chiến nghèo và bị bao vây cô lập, nên không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày
một tăng của cuộc kháng chiến, tháng 6 năm 1950, Bác Hồ và Ban Thường vụ Trung ương Đảng
quyết định mở chiến dịch trên hướng biên giới Đông Bắc thuộc hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
nhằm mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới,
mở đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Đây là một quyết định đúng đắn, chính xác, thể hiện tài thao lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong việc phân tích, nhận định tình hình, chọn hướng và vận dụng thời cơ chiến lược,
tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Chiến dịch Biên giới 1950 là một chiến dịch quân sự lịch sử, được thực hiện từ tháng 3
đến tháng 5 năm 1950. Trong chiến dịch này, quân đội Việt Nam đã tiến hành tấn công vào các
địa điểm quân sự của Pháp ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đẩy lùi các đơn vị quân đội Pháp
và mở ra đường đi cho cách mạng ở miền Bắc. Sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến dịch. Mặc dù bận trăm công nghìn việc
của một Chủ tịch nước, nhưng do tính chất tối quan trọng của Chiến dịch Biên Giới, đầu tháng 9,
Bác Hồ đã lên đường ra mặt trận để trực tiếp chỉ đạo, theo dõi và động viên các lực lượng tham
gia Chiến dịch. Việc Người ra mặt trận làm cho mọi người càng thấm sâu ý nghĩa quan trọng của
Chiến dịch sắp mở; là lời động viên mạnh mẽ nhất, xúc động nhất lan truyền trong sâu thẳm toàn
thể đội ngũ dân công, bộ đội tham gia Chiến dịch. Từ Lam Sơn, Người làm việc với Tỉnh ủy Cao
Bằng, sang Quảng Uyên làm việc với Bộ chỉ huy Chiến dịch. Với tác phong theo sát bước chân
chiến sĩ, ngày 13-9, Bác rời Sở chỉ huy Chiến dịch đến mặt trận Đông Khê, trực tiếp theo dõi
diễn biến và chỉ đạo trận mở màn Chiến dịch tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê tại đài quan sát
Chiến dịch. Khi trận đánh gặp khó khăn, Người đã đồng ý với đề nghị của Bộ chỉ huy Chiến dịch
cho các đơn vị tạm lui ra ngoài rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại đội hình, củng cố thêm quyết tâm
và chỉ thị: dù khó khăn đến đâu cũng kiên quyết khắc phục đánh cho kỳ thắng trận đầu.
b. Trên giường bệnh và giờ khắc đau thương (~500-700 từ) (yêu cầu viết câu kết
hoặc đoạn kết xúc động, có thể liên hệ “ Người đã rời xa chúng ta nhưng tư tưởng và
đường lối của Bác vẫn còn sống mãi với thời gian”, cường hóa thêm càng tốt, hay là
được)

Bác Hồ - Người đã dành cả cuộc đời để tìm con đường giải phóng cho dân tộc, cho Nhân dân.
Kể cả khi sắp rời xa thế giới, về với cõi người hiền, Người vẫn luôn dành sự quan tâm cho Nhân
dân cả nước, đau đấu một nỗi niềm “yêu nước, thương dân. Tuy Bác lên cơn sốt và ho, nhưng
vẫn lên xuống Nhà sàn gắng gượng làm việc. Bác mong chờ được vào miền Nam. Đến tháng
8/1969, Bác nằm trên giường bệnh nhưng vẫn nghe báo cáo tình hình chiến trường, vẫn theo dõi
bản đồ chiến sự miền Nam. Mỗi khi tỉnh dậy sau cơn mệt nặng, bao giờ Bác cũng hỏi tin tức về
miền Nam. Chưa vào được miền Nam, Bác yêu cầu hễ có đồng chí, đồng bào nào từ miền Nam
ra thì phải cho Bác biết và đưa vào gặp Bác. Mỗi lần được gặp gỡ đại biểu từ miền Nam ra, Bác
vui khoẻ hẳn lên. Lúc trở bệnh, Người đề nghị được uống chút nước dừa. Như hiểu được lòng
của Bác, đồng chí Vũ Kỳ  nói với mấy anh em bảo vệ ra hai cây dừa trước Nhà sàn lấy ở mỗi cây
một trái, bổ ra hoà nước vào một chiếc cốc và tách ở mỗi trái một miếng cùi dừa bày vào đĩa,
đưa lên cho Bác. Đó là hai cây dừa giống miền Nam hàng ngày Bác vẫn chăm bón. Bác đã nhấp
một chút nước dừa để coi như được mang theo mình vào cõi trường sinh “nỗi nhớ miền Nam -
nỗi nhớ nhà”. Thế nhưng, vào lúc 9h47 ngày 2/9/1969, Bác Hồ ra đi mãi mãi để cho “đời tuôn
nước mắt, trời tuôn mưa” và ngày Lễ Quốc khánh năm đó, đất nước vắng hình bóng Bác

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã đưa đất nước Việt Nam vượt qua bao nhiêu gian khó và thử
thách, đã phải trải qua nhiều cơn đau và bệnh tật trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên, sự kiên
cường, nghị lực và tâm hồn vĩ đại đã khiến Người vượt qua mọi khó khăn và trở thành một trong
những vĩ nhân của thế giới. Khi nằm trên giường bệnh đối mặt với bệnh tình, Người đã trở nên
nặng nề hơn bao giờ hết và phải đối mặt với cuộc sống cuối cùng của mình. Dù vậy, trong những
giờ phút đau đớn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không ngừng suy nghĩ và tìm cách để giúp đất
nước và dân tộc Việt Nam phát triển và vươn lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước
ta một di sản vĩ đại và tài liệu tư tưởng rất quý giá, đi cùng với đó là những bài học về lòng yêu
nước, lòng nhân ái và tình đồng bào. Tư tưởng và đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống
mãi trong lòng người Việt Nam và truyền cảm hứng cho thế hệ sau để cống hiến cho đất nước,
xây dựng và bảo vệ quyền lợi của dân tộc. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh
ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân
dân ta và non sông đất nước ta”, Người sẽ sống mãi và đồng hành cùng dân tộc trên con đường
“xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

You might also like