You are on page 1of 81

LỜI NÓI ĐẦU

Vật lý là môn học thuộc khoa học tự nhiên và những quy luật, hiện tượng xảy ra trong
tự nhiên cũng như trong kỹ thuật và cuộc sống thường ngày đều được giải thích dựa trên
những kiến thức vật lý. Môn vật lý đại cương không chỉ được giảng dạy trong các trường
ĐH Sư phạm, Khoa học Tự nhiên mà các trường ĐH Y, Dược cũng đã đưa môn học này
vào giảng dạy từ rất sớm. Bởi các ngành trong trường ĐH Y, Dược cũng rất cần có một nền
tảng kiến thức cơ bản từ các môn khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học,... Theo
nhu cầu đó, chúng tôi đã biên soạn giáo trình vật lý đại cương nhằm mục đích cung cấp cho
sinh viên những kiến thức căn bản về các khái niệm, các quy luật, định luật cốt yếu và quan
trọng trong vật lý. Với nền tảng kiến thức cơ bản vật lý vững chắc, sinh viên có thể dễ dàng
hơn trong việc giải thích các hiện tượng, hiểu được mối liên hệ giữa hoạt động sống và các
định luật vật lý, cũng như nguyên lý hoạt động của một số thiết bị Y-Dược và vận dụng các
phương pháp vật lý ứng dụng trong y sinh học.
Trong quá trình biên soạn nội dung giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và sinh viên để cuốn giáo trình được
hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!

Đà nẵng, ngày tháng năm 2015


Bộ môn Vật lý
Trường ĐH Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng

-1-
Chƣơng 1: CƠ HỌC

Mục tiêu
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về cơ học chất điểm, đặc điểm và tính
chất của các dạng chuyển động của chất điểm.
2. Trình bày được các định luật cơ bản của Newton, các dạng năng lượng,
định luật bảo năng lượng.
3. Hiểu được các đặc điểm cơ học của chất lỏng, quy luật chuyển động của
chất lỏng lý tưởng và chất lỏng thực. Một số ứng dụng của các quy luật
này.
4. Trình bày được bản chất và các đại lượng đặc trưng của sóng cơ, sóng âm,
sóng siêu âm. Ứng dụng của sóng âm.

1.1. Cơ học chất điểm


1.1.1. Vectơ dịch chuyển
Giả thuyết có một chất điểm chuyển động cơ, sau thời gian t nó vạch ra đường cong
AB như hình 1.1. Người ta gọi s là chiều dài đoạn đường AB, đó là đoạn đường dịch
chuyển thay đổi theo thời gian t
s  s(t) B
Nếu xét đoạn đường dịch chuyển AB từ A đến B hay từ B về A
S
thì chiều dài, tính chất, độ cong … không có gì khác nhau. Ta lấy A
L
làm gốc, B làm ngọn và vẽ vectơ AB, AB là vectơ dịch chuyển, ký
hiệu L . A

Nếu xét trong thời gian vô cùng nhỏ dt, chất điểm đi được quãng đường
Hình 1.1
vô cùng nhỏ ds , vectơ dịch chuyển tương ứng dL thì:
+ Khi chất điểm chuyển động thẳng, quỹ đạo là một đoạn thẳng thì các vectơ dịch
chuyển dL trùng phương với đoạn đường dịch chuyển ds .
+ Khi chất điểm chuyển động với quỹ đạo cong, quỹ đạo là một đoạn đường cong thì
vectơ dịch chuyển dL có phương tiếp tuyến với đoạn dịch chuyển ds .
1.1.2. Vận tốc
Vận tốc là một đại lượng vật lý đặc trưng cho phương, chiều và sự nhanh chậm của
chuyển động.

-2-
1.1.2.1. Vận tốc trung bình
Vận tốc trung bình là tỉ số giữa đoạn đường dịch chuyển s mà chất điểm đi được
trong thời gian t với khoảng thời gian t đó.
s
vtb  (1.1)
t
1.1.2.2. Vận tốc tức thời
Vận tốc trung bình chỉ đặc trưng cho độ nhanh chậm trung bình của chuyển động trên
quãng đường AB. Trên quãng đường này, độ nhanh chậm của chuyển động chất điểm tại
mỗi vị trí khác nhau. Để đặc trưng cho tốc độ nhanh chậm của chuyển động tại từng thời
điểm, ta sử dụng khái niệm vận tốc tức thời v:
Khi t 0 thì
s
v = lim vtb  lim
t 0 t 0 t

Hay
ds
v= (1.2)
dt
Biểu thức (1.2) là công thức tính vận tốc tức thời hay vận tốc của chất điểm tại thời điểm t.
Vậy, vận tốc tức thời của chất điểm có giá trị bằng đạo hàm bậc nhất của quãng
đường theo thời gian.
Nếu chất điểm chuyển động trên mặt phẳng thì vận tốc của nó có hai thành phần vx và vy.
v  vx  v y (1.3)
Nên độ lớn vectơ vận tốc là
2 2
 dx   dy 
v  v v     
2
x
2
y
(1.4)
 dt   dt 
Trong hệ SI, đơn vị đo của vận tốc là m/s.

1.1.3. Gia tốc


1.1.3.1. Định nghĩa vectơ gia tốc
Vectơ gia tốc của một chuyển động là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến đổi vận
tốc theo thời gian và có trị số bằng lượng vận tốc thay đổi trong một đơn vị thời gian.
1.1.3.2. Gia tốc trung bình, gia tốc tức thời
Gia tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian t là

 v
atb  (1.5)
t

-3-

 v
Khi đó a  lim gọi là gia tốc tức thời hay gia tốc của chất điểm tại thời điểm t.
t  0 t

Gia tốc tức thời là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi của vectơ vận tốc ở tại thời điểm t,
có dạng:
dv
a (1.6)
dt
Như vậy, vectơ gia tốc tức thời có giá trị bằng đạo hàm bậc nhất của vectơ vận tốc
theo thời gian.
1.1.3.3. Các thành phần của vectơ gia tốc
Vectơ gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên của
vectơ vận tốc tức là đặc trưng cho sự biến thiên về v
at
phương, chiều và độ lớn của vectơ vận tốc. M
Nguyên nhân của chuyển động cong về một (C)
phía nào đó của chất điểm là do trên đoạn đường đó
vectơ gia tốc lệch về phía đó của quỹ đạo.
Vectơ gia tốc cũng như mọi vectơ khác đều có a
an
thể phân tích trên hai hay ba phương bất kỳ, tuy
nhiên để thuận lợi cho việc tính toán người ta phân
tích nó lên hai phương đặc biệt là pháp tuyến và tiếp
tuyến với quỹ đạo (hình 1.2). Hình 1.2

  
a  at  a n (1.7)

Trong đó: at là gia tốc tiếp tuyến, đặc trưng cho sự thay đổi của vectơ vận tốc về độ lớn,

an là gia tốc pháp tuyến, đặc trưng cho sự thay đổi của vectơ vận tốc về phương.
- Gia tốc tiếp tuyến at có:
+ Phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm M ta đang xét.
+ Chiều cùng chiều chuyển động khi v tăng và ngược chiều chuyển động khi v giảm.
+ Độ lớn bằng đạo hàm độ lớn vận tốc theo thời gian:
dv
at  (1.8)
dt
Như vậy, gia tốc tiếp tuyến at có độ lớn bằng đạo hàm bậc nhất độ lớn vận tốc theo
thời gian. Vận tốc càng thay đổi nhiều thì gia tốc tiếp tuyến càng lớn. Do đó, vectơ gia tốc
tiếp tuyến đặc trưng cho sự biến thiên vectơ vận tốc về độ lớn.
- Gia tốc pháp tuyến an có:
+ Phương là phương pháp tuyến của quỹ đạo tại điểm đang xét M.
-4-

+ Chiều luôn hướng về phía lõm của quỹ đạo, do đó an còn gọi là gia tốc hướng tâm.
+ Độ lớn:
v2
an  (1.9)
R
Nếu vận tốc v không đổi, an càng lớn thì bán kính cong của quỹ đạo R càng nhỏ, quỹ
đạo cong càng nhiều, kết quả là phương của vectơ vận tốc thay đổi nhiều. Điều này cho
thấy vectơ gia tốc pháp tuyến đặc trưng cho sự thay đổi phương của vectơ vận tốc.
 
Do an  at nên độ lớn của vectơ gia tốc a là
2
 dv   v 
2 2

a  at  an      
2 2
(1.10)
 dt   R 
1.1.4. Một số dạng chuyển động cơ bản
1.1.4.1. Chuyển động thẳng biến đổi đều
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động mà quỹ đạo chuyển động là đường
thẳng và gia tốc của chuyển động là hằng số (an=0, at=a=const). Có hai loại chuyển động
thẳng biến đổi đều: Chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần
đều. Nếu tích số giữa a.v >0 thì đó là chuyển động nhanh dần đều, ngược lại chuyển động
chậm dần thì tích số a.v<0.
Theo định nghĩa gia tốc, ta có:
dv
a
 const
dt
Điều này cho thấy sau những khoảng thời gian bằng nhau, vận tốc chuyển động của chất
điểm thay đổi những lượng bằng nhau. Do đó gia tốc là hằng số không đổi.
Suy ra
 dv   adt
Nếu trong khoảng thời gian từ 0 đến t, vận tốc chất điểm biến thiên từ v0 đến v. Ta lấy tích
phân trên ta thu được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều:
v = v0 + at (1.11)
Mặt khác, từ biểu thức (1.2) ta có
ds  v.dt
Lấy tích phân hai vế, giả sử trong thời gian từ 0 đến t chất điểm đi được quãng đường s:
s t t

 ds   v.dt   (v0  a .t) dt


0 0 0

Suy ra phương trình chuyển động của chất điểm là


1
s  v0 .t  a.t 2 (1.12)
2
Từ (1.11) và (1.12) ta có

-5-
v2 - v02 = 2as (1.13)
1.1.4.2. Chuyển động tròn 

Chuyển động tròn là chuyển động mà quỹ đạo là đường
tròn bán kính R. Để đặc trưng cho chuyển động tròn người ta 

đưa ra các đại lượng vận tốc góc  và gia tốc góc .
- Vận tốc góc  :  
 at v

Xét quỹ đạo chuyển động của chất điểm là đường tròn R s
tâm O bán kính R. Trong khoảng thời gian t  t 't chất điểm
đi được quãng đường s ứng với góc quay  .
Hình 1.3
Vận tốc góc trung bình là góc quay trung bình của bán kính
trong một đơn vị thời gian

tb 
t
Trong khoảng thời gian nhỏ t  0 thì vận tốc góc trung bình là vận tốc góc tức thời:
 d
  lim  (1.14)
t  0 t dt
Vậy, vận tốc góc có giá trị bằng đạo hàm của góc quay theo thời gian. Trong hệ SI, đơn vị
vận tốc góc là rad/s. 
- Gia tốc góc  
Giả sử trong khoảng thời gian t  t 't vận tốc góc của
chất điểm chuyển động tròn biến thiên một lượng là
  ' . R 
Gia tốc góc trung bình là độ biến thiên trung bình của vận tốc v
góc trong một đơn vị thời gian. Do đó, ta có :  
 at

 tb 
t
Gia tốc góc tức thời tại thời điểm t (khi t  0 ) là Hình 1.4

 d d 2
  lim    (1.15)
t 0 t dt dt 2
Vậy, gia tốc góc có giá trị bằng đạo hàm của vận tốc góc theo thời gian và bằng đạo hàm
bậc hai của góc quay đối với thời gian. Trong hệ SI, đơn vị gia tốc góc là rad/s2.
- Mối liên hệ giữa vận tốc dài v và vận tốc góc  :
Nếu chất điểm chuyển động được một cung Δs thì góc quay tương ứng Δ là
s 
Δs=R. Δ  R
t t
Khi cho Δt  0 thì ta được
v = Rω (1.16)
Suy ra gia tốc pháp tuyến

-6-
v 2 R 
2
an  
R R
Hay
an = 2 R (1.17)
Mặt khác, gia tốc tiếp tuyến
dv d
at   RR (1.18)
dt dt
Chú ý: Trong trường hợp  = const ta có chuyển động tròn biến đổi đều. Tương tự
như trường hợp chuyển động thẳng biến đổi đều ta cũng thu được các hệ thức sau:
 = 0 + t (1.19)
1
 = 0t + t2 (1.20)
2
2 - o2 =2 (1.21)
Trong đó, 0 là vận tốc góc của chất điểm tại thời điểm t=0.
1.1.4.3. Chuyển động của vật ném xiên
Xét chuyển động của một vật được xem là chất điểm trong trọng trường đều, xuất

phát từ điểm O trên mặt đất, với vận tốc ban đầu v0 hợp với phương ngang một góc  . Ta
lập phương trình chuyển động của vật và tìm tầm xa, độ cao cực đại mà vật đạt được.
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ 1.5. Lực tác dụng vào vật là trọng lực, theo định luật II
Newton ta có:
  
F  P  m.a
Như vậy, theo phương nằm ngang Ox thì vật chuyển động không có gia tốc, vật
chuyển động đều. Theo phương thẳng đứng Oy thì vật có gia tốc g hướng xuống, vật
chuyển động biến đổi đều.
Khi đó gia tốc của chất điểm theo hai trục tọa độ Ox và Oy là
 a x  0
a
a y   g
Suy ra vận tốc chất điểm theo hai trục tọa độ Ox, Oy:
v0 x  v0 cos 
v
v0 y  v0 sin   gt
Phương trình chuyển động của chất điểm theo hai trục Ox và Oy là
 x  v0 x .t  v0 .t.cos 

 1 1
 y  v0 y .t  a y .t 2  v0t sin   gt 2
 2 2
Thay x vào biểu thức y ta có:

-7-
1 gx 2
y=   xtg  (1.22)
2 v0 2 cos 2 
Phương trình (1.22) là phương trình quỹ đạo của y
chất điểm, có dạng nửa đường parabol phía trên
(y>0).
Tọa độ của đỉnh S (vị trí cao nhất)  S

. .
 v0 2 sin 2
voy  M
 sx  vo
S 
2g
 y  v0 sin 
2 2

 s
2g

O
 x
vox A

Hình 1.5. Chuyển động ném xiên


Khoảng cách từ điểm xuất phát của vật đến điểm rơi (OA) gọi là tầm xa của vật:
v0 sin 2
2
OA =
g
Lưu ý: Nếu vật được ném lên từ độ cao h thì ta chọn gốc tọa độ O tại vị trí đó, khi vật chạm
đất thì y = - h.
1.2. Động lực học chất điểm
1.2.1. Định luật Newton I
Định luật Newton I nghiên cứu chuyển động của chất điểm không chịu tác dụng nào
của bên ngoài (chất điểm cô lập). Định luật phát biểu như sau: “Khi một chất điểm cô lập
nếu đang đứng yên, nó sẽ tiếp tục đứng yên, nếu đang chuyển động thì chuyển động của nó
là thẳng đều”.
Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều gọi là quán tính của vật.
Vì vậy, định luật Newton I còn gọi là định luật quán tính và hệ quy chiếu nghiệm đúng định
luật quán tính gọi là hệ quy chiếu quán tính. Các hệ quy chiếu đứng yên hay chuyển động
tịnh tiến với hệ quy chiếu quán tính cho trước đều là hệ quy chiếu quán tính.
Ví dụ: Một người đang đứng yên trên con tàu chuyển động thẳng đều. Khi người đó
chuyển động với vận tốc không đổi thì bỗng nhiên tàu dừng lại. Do quán tính, người này
vẫn tiếp tục chuyển động nên người bị ngã về phía trước.
1.2.2. Định luật Newton II
Định luật Newton II cho ta biết chuyển động cơ học của chất điểm thay đổi như thế
nào khi chịu lực tác dụng từ bên ngoài.
Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, là nguyên nhân gây
ra gia tốc của vật hoặc làm vật thay đổi hình dạng và kích thước.

-8-
  
Vật chịu tác dụng của nhiều lực F1 , F2 , ..., Fn thì giống như nó chịu tác dụng của
   
tổng hợp lực F = F1 + F2 + ... + Fn .
Mặt khác, nếu tác dụng cùng một lực lên các chất điểm khác nhau thì sẽ gây ra các gia tốc
khác nhau. Như vậy, gia tốc của chất điểm không những phụ thuộc vào lực tác dụng mà
còn phụ thuộc vào khối lượng của nó.
Và kết quả thực nghiệm cho thấy dưới cùng một lực tác dụng F , gia tốc chất điểm thu
được tỉ lệ nghịch với khối lượng m của nó:

 F
a k
m
Với k là hệ số tỉ lệ, trong hệ SI thì k = 1 nên:

 F
a (1.23)
m
Phát biểu định luật Newton II: “Gia tốc mà chất điểm thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng
và tỉ lệ nghịch với khối lượng chất điểm”.
Ta có thể viết:
 
F  ma (1.24)
Biểu thức (1.24) là phương trình cơ bản của định luật Newton II. Từ phương trình
này ta có thể xác định được gia tốc của một chất điểm khi biết các lực tác dụng và khối
lượng của chất điểm. Do đó nếu biết được vị trí, vận tốc ban đầu thì ta xác định được trạng
thái chuyển động của chất điểm.
1.2.3. Định luật Newton III
Định luật Newton III xét hệ hai chất điểm tương tác vớvi nhau (hình 1.6).
Nội dung định luật: Khi chất điểm A tác dụng lên chất điểm B một lực F1 thì ngược
lại chất điểm B sẽ tác dụng lên chất điểm A một lực F2 có cùng phương, ngược chiều với
F1 và có độ lớn bằng độ lớn của F1 (hai lực F1 và F2 trực đối với nhau).
Ta có
F1 = - F2 (1.25)
Suy ra
F1 + F2 = 0
F1 , F2 gọi là lực và phản lực tồn tại đồng thời, cùng bản chất, cùng độ lớn và ngược chiều,
nhưng đặt ở hai chất điểm nên không triệt tiêu nhau.
A B

F2 F1

Hình 1.6
-9-
Như vậy, định luật Newton III đã chỉ ra rằng lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất
hiện theo từng cặp động lực – phản lực, đây là các cặp lực trực đối. Nếu hệ gồm nhiều chất
điểm chỉ tác dụng với nhau mà không tác dụng với bên ngoài thì tổng các lực tác dụng của
một hệ chất điểm bằng không.

Ví dụ: Khi một người bước từ thuyền nhỏ lên bờ, họ đẩy thuyền ra phía sau và thuyền
đẩy họ ra phía trước với một lực bằng về độ lớn nhưng ngược chiều.

1.2.4. Một số lực phổ biến

Lực hấp dẫn và trọng lực

Newton là người đầu tiên đã kết hợp được những kết quả quan sát thiên văn về
chuyển động của các hành tinh với những kết quả nghiên cứu về sự rơi của các vật trên Trái
đất, để đưa ra kết luận rằng: mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp
dẫn.

Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ
nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng

Trong đó G là hằng số hấp dẫn , G = 6,67.1011 ( m3/kg.s2)

m1, m2 lần lượt là khối lượng của hai vật

r là khoảng cách giữa hai vật

Mỗi vật luôn có tác dụng hấp dẫn lên các vật khác xung quanh nó, đó chính là lực
hấp dẫn giữa các vật với nhau. Và xung quanh mỗi vật đều có trường hấp dẫn. Trường hấp
dẫn của Trái Ðất, do khối lượng của Trái đất tạo ra ở gần bề mặt của nó được gọi là trường
trọng lực hay trọng trường. Trọng trường là nguyên nhân làm cho mọi vật phải rơi vào bề
mặt của Trái đất, giữ cho Trái đất có một lớp khí quyển bao quanh. Lớp khí này bảo vệ mọi
sinh vật trên Trái đất và giúp tránh được tác hại do các bức xạ mạnh phát ra từ trong vũ trụ.
Trọng lực tác dụng lên một cơ thể là lực hấp dẫn của Trái Ðất tác dụng lên cơ thể đó; thông
thường người ta còn gọi là lực hút của Trái Ðất:
P = m.g
Với m là khối lượng của vật và g là gia tốc trọng trường
Lực này không phụ thuộc vào việc Trái Ðất có quay hay không và nó luôn có phương
hướng vào tâm của Trái Ðất. Ðiểm đặt của trọng lực lên cơ thể được gọi là trọng tâm. Tại
gần bề mặt của Trái Ðất gia tốc trọng trường được tính bằng công thức:
-10-
Trong đó R; M lần lượt là bán kính và khối lượng của Trái Ðất (R= 6400km; M=5,98.1024
kg)
Trường hợp tổng quát, khi xét riêng về độ lớn gia tốc trọng trường tại một điểm bất kỳ có
độ cao là h so với mặt đất có thể viết lại là:

Gia tốc trọng trƣờng phụ thuộc vào vĩ độ:


Từ biểu thức tính gia tốc trọng trường g0 ta thấy g0 phụ thuộc vào bán kính R của Trái Ðất.
Trái Ðất thực ra không phải là hình cầu mà có dạng Elipxôit, hơi dẹt ở hai cực nên độ lớn
của g0 giảm khi đi từ hai cực về xích đạo, nghĩa là g0 phụ thuộc vào vĩ độ của Trái Ðất
(Hình 1.7)

Hình 1.7
Sự phụ thuộc này không vượt quá 5,5% nên trong các tính toán thông thường không cần độ
chính xác cao, ta có thể lấy g = 9,81 m/s2.

Vĩ độ g0 (m/s2)
0o (xích đạo) 9,78033
45o 9,80620
90o (địa cực) 9,83210

Lực ma sát
Con người có thể di chuyển được trên mặt đất, có thể cầm nắm được các vật, có thể
dùng công cụ để lao động; toàn bộ những việc đó đều do vai trò của lực ma sát.
Lực ma sát xuất hiện khi có sự tiếp xúc và chuyển động tương đối của các vật tiếp xúc với
nhau. Nếu hai vật chuyển động tiếp xúc là vật rắn người ta gọi đó là lực ma sát khô; Nếu
một hoặc cả hai vật là chất lưu (chất khí và lỏng) thì được gọi là ma sát nhớt. Ta có thể thấy
ma sát giữa máu chảy trong các ống động mạch, tĩnh mạch; ma sát của các luồng khí vận
chuyển trong cơ thể khi con người hô hấp là những dạng ma sát nhớt.

-11-
Ðặc điểm của các lực ma sát là luôn luôn có phương tiếp tuyến với mặt tiếp xúc của
2 vật chuyển động tương đối; chiều luôn ngược với chiều chuyển động của hai vật; độ lớn
của lực ma sát khô tỷ lệ với phản lực của vật bị nén tác dụng lên vật nén nó và tỷ lệ với hệ
số ma sát. Lực ma sát khô chia làm ba loại là lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt và lực ma sát
lăn.
Độ lớn lực ma sát nhớt khi vận tốc chuyển động tương đối của các vật là nhỏ:
Fms = k1.v (1.26)
Khi vận tốc chuyển động tương đối lớn thì lực ma sát nhớt có dạng:
Fms = k2.v2 (1.27)
Với k1 và k2 lần lượt là các hệ số ma sát nhớt có thứ nguyên khác nhau.
Mỗi loại lực ma sát có hệ số ma sát khác nhau; các hệ số ma sát này thay đổi theo điều kiện
cụ thể của các vật tiếp xúc. Những vật có bề mặt gồ ghề khi chuyển động cọ sát với các vật
khác sẽ có hệ số ma sát lớn, điều đó giúp ta hiểu tại sao trên bàn tay, bàn chân người lại có
rất nhiều vân tay.
Ðiều ta cần lưu tâm là khi bước đi, chạy xe trên những nơi quá trơn trợt như băng tuyết,
dầu nhớt, bùn sình chúng ta cần tạo một sự ma sát lớn để cho các bước chân khi di chuyển
được vững chắc.
1.2.5. Công và năng lượng
1.2.5.1. Công
Khái niệm về công đã có trong đời sống hằng ngày, thực vậy khi kéo một gầu nước
hay đẩy xe, ta nói đã thực hiện được một công. Lực càng lớn, chuyển dời càng xa thì công
sinh ra càng nhiều. Trong vật lý người ta nói rằng lực sinh công cơ học khi điểm đặt của lực
chuyển dời. F
Để đơn giản ta xét lực tác dụng F không đổi, đoạn đường
chuyển dời thẳng. Giả sử điểm đặt của lực chuyển dời một đoạn

thẳng MM   s . Công A do lực F sinh ra trong chuyển dời
M Fs s M‟
MM '  s được định nghĩa là:
Hình 1.8
A  F .s  F .s.cos   Fs .s (1.28)
Với Fs là hình chiếu của F lên phương dịch chuyển: Fs  F .cos 
Chú ý:
- Từ biểu thức (1.28) ta thấy: Công A là đại lượng vô hướng có thể dương, âm, hoặc
bằng 0.
+ Nếu 0     2  cos   0  A > 0: lực sinh công phát động.
+ Nếu  2      cos   0  A < 0: lực sinh công cản.
+ Nếu    2  cos   0  A = 0: lực không sinh công.

-12-

- Trường hợp tổng quát: Lực F biến đổi và đoạn đường dịch chuyển là cong C (hình
1.9). F

s 
ds
M M’

Hình 1.9
Để tính công A trong dịch chuyển MM  , ta chia đường cong (C) thành các đoạn dịch
chuyển vô cùng nhỏ sao cho mỗi đoạn chuyển dời ds có thể coi như thẳng và trên mỗi

đoạn đó lực F coi như không đổi.
Vi phân công do lực sinh ra trên đoạn dịch chuyển vô cùng nhỏ này là:
dA  F .d s (1.29)
Công tổng cộng do trong dịch chuyển MM‟ là:
M M
A  dA 
M
 Fds
M

Đơn vị của công trong hệ SI là N.m và 1N.m = 1kg.m2/s2 = 1J. Khi tính công trên các đối
tượng vi mô người ta thường dùng đơn vị electron-volt (eV) với 1eV = 1,6.10-19 J.
1.2.5.2. Công suất
Công suất đặc trưng cho sức mạnh của một máy, tức là đặc trưng cho khả năng sinh
công nhanh hay chậm của máy. Hai máy cùng sinh một công thì máy nào thực hiện công đó
trong thời gian ít hơn sẽ mạnh hơn.
Định nghĩa: Công suất là một đại lượng vật lý về trị số bằng công mà lực sinh ra trong một
đơn vị thời gian.
Nếu gọi dA là công mà lực sinh ra trong thời gian dt thì công suất sẽ là:
dA
P
dt
Theo biểu thức (1.29)
dA  F .ds
Nên ta có
ds
PF  F.v (1.30)
dt
Vậy, công suất bằng tích vô hướng của lực tác dụng với vectơ vận tốc của chuyển dời.
Đơn vị công suất P: Jun/s(J/s) = Watts (W) và 1W = 1J/1s; 1kW = 1000W.
Chú ý: Đơn vị 1kWh khi tính “số” điện tiêu thụ, đó không phải là công suất mà là công do
thiết bị điện có công suất 1 kW tiêu thụ trong 1h. Ta có:
1kWh = 1000W.3600s = 3600000 J = 3600 kJ

-13-
Ngoài ra, để tính công suất người ta còn sử dụng đơn vị mã lực HP (horse power), 1HP =
736 W.
1.2.5.3. Năng lượng
Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất. Một vật ở
trạng thái xác định thì có một năng lượng xác định. Khi vật không cô lập nghĩa là có tương
tác với các vật khác thì trạng thái của vật bị thay đổi, do đó năng lượng của vật được trao
đổi với các vật ở bên ngoài. Sự trao đổi này có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau.
Trong chuyển động cơ, khi hệ thực hiện một công thì năng lượng của nó biến đổi. Như vậy,
công là một đại lượng đặc trưng cho quá trình trao đổi năng lượng giữa vật này và vật khác.
Định luật bảo toàn năng lượng
Giả thiết trong một quá trình nào đó hệ biến đổi từ trạng thái 1 có năng lượng là W1
sang trạng thái 2 có năng lượng là W2. Trong quá trình đó hệ nhận một công A từ bên
ngoài. Thực nghiệm chứng tỏ rằng:
W2 - W1 = A (1.31)
Ta có thể phát biểu: Độ biến thiên năng lượng của một hệ trong một quá trình nào đó có
giá trị bằng công mà hệ nhận được từ bên ngoài trong quá trình đó.
Nhận xét:
- Mỗi trạng thái có một mức năng lượng xác định, ta nói năng lượng là hàm trạng
thái. Còn công bao giờ cũng tương ứng với một quá trình cho nên công là hàm quá trình.
- Nếu A > 0 hệ nhận công từ bên ngoài, năng lượng của hệ tăng.
- Nếu A < 0 hệ sinh công cho bên ngoài, năng lượng của hệ giảm.
- Nếu A = 0 hệ cô lập không tương tác trao đổi năng lượng với bên ngoài.
Khi đó
W2 = W1 = const (1.32)
Vậy năng lượng của một hệ cô lập được bảo toàn. Biểu thức (1.31) và (1.32) chính là nội
dung của định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự mất đi mà cũng không tự
sinh ra, năng lượng chỉ chuyển từ hệ này sang hệ khác”.
Năng lượng cơ học (cơ năng) có thể tách thành 2 phần: Động năng và thế năng.
- Động năng phụ thuộc vào vận tốc tức là phụ thuộc vào chuyển động của vật.
- Thế năng phụ thuộc vào vị trí tức là phụ thuộc vào tương tác giữa các vật.
1.2.5.4. Động năng
Động năng của một vật là phần cơ năng ứng với sự chuyển dời của vật.

Giả sử có lực F tác dụng lên chất điểm khối
lượng m, làm chất điểm chuyển dời từ vị trí (1) đến F
vị trí (2) trên đường cong (hình 1.10). m  
v
dr (2)
(1)

Hình 1.10
-14-

Công của lực F trong chuyển dời trên là:
2
A   F dr
1

Theo định luật Newton II thì


dv
F  ma  m
dt
Do đó
2
dr
A   m.dv .
1
dt

dr
v
dt
Nên
2 2 2
(v ) 2 m v2
A   m.v .dv   md   d( )
1 1
2 1
2
Suy ra
m.v22 m.v12
A  (1.33)
2 2
1 2
Gọi đại lượng mv  Wd là động năng của chất điểm thì
2
1 2
- Wđ1 = mv1 là động năng của chất điểm ở vị trí 1.
2
1 2
- Wđ2 = mv2 là động năng của chất điểm ở vị trí 2.
2
Do đó (1.33) được viết lại:
A = Wđ2 - Wđ1 (1.34)
Dựa vào biểu thức (1.34), định lý về động năng phát biểu như sau: “Độ biến thiên động
năng của một chất điểm trong một quãng đường nào đó bằng công của ngoại lực tác dụng
lên chất điểm sinh ra trong quãng đường đó”.
1.2.5.5. Thế năng
Xung quanh Trái đất có một trường hấp dẫn, gọi là trọng trường. Biểu hiện của trọng
trường là một vật có khối lượng m khi ở gần Trái đất đều chịu tác dụng của trọng trường:
P  mg
Trong một phạm vi không gian đủ nhỏ, trọng lực P không thay đổi về phương diện
chiều và độ lớn. Ta nói trong không gian đó có một trọng trường đều.
Để tính thế năng của chất điểm ở độ cao h nào đó trong trọng trường. Ta hãy tính công của
trọng lực làm chất điểm dịch chuyển từ vị trí đó về mặt đất.
-15-
Giả sử tính công của trọng lực làm dịch chuyển chất điểm có khối lượng m từ vị trí 1
có độ cao h1 đến vị trí 2 có độ cao h2 trong trọng trường đều như hình 1.11.
Theo định nghĩa về công:
2 2
A   P.dr   P. dr .cos 
1 1

Vì dr .cos   dh là độ giảm chiều cao tương ứng với dịch chuyển dr vô cùng nhỏ
nên:
h2

A   mg.dh  mgh1  mgh2 (1.35)


h1

h
h1 1

dr
-dh

2
P
h2

O
Đất
Hình 1.11

Từ công thức (1.35) ta kết luận: Công của trọng lực khi dịch chuyển chất điểm từ vị
trí 1 đến vị trí 2 trong trọng trường không phụ thuộc vào dạng đường dịch chuyển, mà chỉ
phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối. Ta nói trọng lực là một lực thế và trọng trường là
một trường lực thế.
Vì công của trọng lực chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối nên ứng với mỗi vị trí
người ta đưa vào một đại lượng gọi là thế năng Wt sao cho:
A  Wt1  Wt 2  Wt (1.36)
Điều này có nghĩa là độ giảm thế năng của chất điểm trong trọng trường trong chuyển dời
nào đó bằng công của trọng lực trong chuyển dời đó.
So sánh (1.35) và (1.36) suy ra thế năng của chất điểm tại vị trí 1 và 2 lần lượt là
Wt1 = mgh1 + C
Wt2 = mgh2 + C
Thế năng của chất điểm ở độ cao h kể từ mặt đất là
Wt = mgh + C

-16-
Trong đó C là một hằng số phụ thuộc vào việc chọn mốc thế năng. Nếu ta chọn mốc thế
năng tại mặt đất h=0, Wt=0 thì C=0. Khi đó thế năng của một chất điểm cách mặt đất độ
cao h là:
Wt = mgh (1.37)
Như vậy, thế năng của chất điểm ở độ cao h so với mặt đất chính bằng công của trọng
lực dịch chuyển chất điểm từ độ cao h đó tới một điểm trên mặt đất.
1.2.5.6. Định luật bảo toàn cơ năng trong trường lực thế
Cơ năng của chất điểm gồm động năng và thế năng:
1
W = Wđ + Wt = mv2  mgh
2
Khi chất điểm có khối lượng m dịch chuyển từ vị trí 1 đến vị trí 2 trong một trường lực thế
thì công của trường lực cho bởi:
A12 = Wt1 - Wt2
Nhưng theo định lý biến thiên động năng (nếu chất điểm chịu tác dụng của trường lực thế):
A12 = Wđ2 - Wđ1
Nên ta có
Wt1 - Wt2 = Wđ2 - Wđ1
Hay
Wđ1 + Wt1 = Wđ2 + Wt2
Suy ra
W1 = W2
Vậy
W = Wt + Wđ = const (1.38)
Điều này có nghĩa là tổng năng lượng hay cơ năng toàn phần có giá trị không đổi và không
phụ thuộc vào vị trí của chất điểm.
Định luật bảo toàn cơ năng trong trường lực thế: “Khi chất điểm chuyển động trong
một trường lực thế (mà không chịu tác dụng của một ngoại lực nào khác ngoài lực thế) thì
cơ năng của chất điểm là một đại lượng được bảo toàn”.
Cơ năng của chất điểm được bảo toàn trong quá trình chuyển động nên nếu thế năng
giảm thì động năng sẽ tăng lên và ngược lại. Tức là thế năng và động năng chuyển hóa cho
nhau, động năng giảm một lượng bằng bao nhiêu thì thế năng tăng một lượng bằng đúng y
như vậy hay ngược lại.
Chú ý: Khi chất điểm chuyển động trong trường lực thế mà còn chịu tác dụng của lực khác
(như lực ma sát) thì cơ năng của chất điểm không bảo toàn, lúc này độ biến thiên cơ năng
chất điểm chính bằng công của lực đó.
1.3. Cơ học chất lỏng
1.3.1. Đặc điểm của chất lưu
Chất lưu bao gồm các chất lỏng và chất khí. Về mặt cơ học, một chất lưu có thể được
quan niệm là một môi trường liên tục tạo thành bởi các chất điểm liên kết với nhau bằng
-17-
những nội lực tương tác (nói chung đó là lực hút).
Chất lưu có các tính chất cơ bản sau:
- Không có hình dạng nhất định.
- Các chất lưu bao gồm các chất lưu dễ nén (chất khí) và các chất lưu khó nén (chất
lỏng).
- Chất lưu lý tưởng là chất hoàn toàn không nén được và không có lực ma sát nội (lực
nhớt). Khi chất lưu chuyển động các lớp chất của nó chuyển động với vận tốc khác nhau
nên giữa các lớp chất này xuất hiện lực nội ma sát.
Một chất lưu không lý tưởng gọi là chất lưu thực. Theo định nghĩa trên, mọi chất lưu đều là
chất lưu thực. Tuy nhiên một chất lưu rất linh động (không nhớt) có thể tạm coi là chất lưu
lý tưởng. Ngoài ra, theo các tính chất trên, lực nội ma sát chỉ xuất hiện trong chất lưu
chuyển động.
Vậy, một chất lưu ở trạng thái nằm yên có gần đầy đủ tính chất của một chất lưu lý
tưởng. Trong chương này, chúng ta chủ yếu nghiên cứu các định luật chuyển động của chất
lỏng.
1.3.2. Tĩnh học chất lỏng
1.3.2.1. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng
Khối lượng riêng của một vật kí hiệu  , là một đặc trưng cơ bản của vật chất, có trị
số bằng khối lượng của một đơn vị thể tích.
dm
 (1.39)
dV
Trong đó: dV là yếu tố thể tích vô cùng nhỏ.
dm là khối lượng của yếu tố thể tích dV,
Đơn vị của khối lượng riêng trong hệ SI là kg/m3.
Đối với một vật đồng chất thì khối lượng riêng của nó được tính theo công thức:
m

V
Trọng lượng riêng của một vật kí hiệu d, là đại lượng có giá trị bằng trọng lượng của
một đơn vị thể tích vật.
dP
d (1.40)
dV
Trong đó: dV là yếu tố thể tích vô cùng nhỏ,
dP là trọng lượng của dV.
Trong hệ SI, trọng lượng riêng d có đơn vị là N/m3.
Đối với vật đồng chất thì trọng lượng riêng của vật là

P mg
d   g
V V

-18-
1.3.2.2. Áp suất. Áp suất thủy tĩnh
- Áp suất p:
Giả sử có một khối chất lỏng được bao bởi một mặt kín S, xét một diện tích dS trên S

thì thực nghiệm chứng tỏ có áp lực dF tác dụng lên dS (hình 1.12). Người ta định nghĩa:
Áp suất là đại lượng có trị số bằng lực tác dụng lên một đơn vị diện tích.
dF
p (1.41)
dS


dF

dS

Hình 1.12

Trong hệ SI, đơn vị đo của áp suất p là Pascal, ký hiệu Pa và 1Pa=1N/1m2. Ngoài ra người
ta còn dùng các đơn vị như tor, bar, atm.
- Áp suất thủy tĩnh: Xét một khối chất lỏng nằm yên, hình trụ đáy S và S‟, có chiều
cao h như hình vẽ 1.13. Nếu không kể đến áp suất khí quyển trên mặt thoáng thì lực tác
dụng lên diện tích S‟ bằng trọng lượng của khối trụ chất lỏng được giới hạn bởi S, S‟:
F = mg = V.  g = S.h  g
Trong đó V=Sh là thể tích cột chất lỏng,  là khối lượng riêng và g là gia tốc trọng trường.

S

Hình 1.13
Áp suất thủy tĩnh gây bởi cột chất lỏng là:
F Sh g
p    gh (1.42)
S S
Nếu áp suất khí quyển trên mặt thoáng của chất lỏng là p0 thì áp suất toàn phần tác dụng lên
diện tích S là:
-19-
p  p0   gh (1.43)
Áp suất p được gọi là áp suất thủy tĩnh. Biểu thức (1.43) cho thấy áp suất thủy tĩnh tăng
theo độ sâu h của chất lỏng. Hai điểm trong chất lỏng trên cùng một mặt phẳng ngang (độ
sâu h như nhau) thì áp suất tương ứng tại hai điểm đó bằng nhau.
1.3.3. Các định lý về sự chuyển động của chất lỏng
1.3.3.1. Định lý về sự liên tục của dòng
Xét một khối chất lỏng lý tưởng ở trạng thái chảy dừng, chuyển động qua phần giới
hạn (1) và (2) như hình vẽ 1.14.
- Ở vị trí 1 của ống dòng chất lỏng có vận tốc v1 , tiết diện ống là S1.
- Ở vị trí 2 của ống dòng chất lỏng có vận tốc v2 , tiết diện ống là S2.
2

v2
1
v1
S2

S1

Hình 1.14
Sau khoảng thời gian t , thể tích chất lỏng chạy qua tiết diện S1 là V1 và qua tiết diện S2 là
V2.
Vì chất lỏng đang xét là chất lỏng lý tưởng nên
V1 = V2
v1.S1. t = v2.S2. t
S1.v1 = S2.v2
Lưu lượng của chất lỏng L qua tiết diện S là đại lượng được đo bằng tích số giữa diện
tích S với độ lớn vận tốc chảy v của chất lỏng khi đi qua diện tích đó. Nên ta có:
L1 = L2
Nếu xét ở các vị trí trung gian bất kỳ khác trên ống ta có
S1.v1 = S2.v2= S3.v3= … = Sn.vn
L1 = L2 = L3 = … = Ln (1.44)
Từ biểu thức (1.44), ta có thể phát biểu định lý về sự liên tục dòng như sau: “Đối với chất
lỏng lý tưởng ở trạng thái chảy dừng thì lưu lượng của nó ở mọi điểm trên ống dòng là như
nhau và bằng một hằng số”.
Ngoài ra, ta thấy S.v=const, tức là vận tốc chảy của dòng tỉ lệ nghịch với tiết diện mà nó
chảy qua. Nếu tiết diện càng lớn thì vận tốc chảy của chất lỏng càng nhỏ và ngược lại.

-20-
1.3.3.2. Phương trình Bernoulli
Xét chất lỏng lý tưởng chảy trong một ống dòng như hình vẽ 1.15.
Chất lỏng chuyển động được là do: áp suất p1 gây ra lực F1 = p1.S1 đẩy chất lỏng tiến
tới. Áp suất p2 gây ra lực F2 = p2.S2 cản trở chuyển động chất lỏng. Công do F1 gây ra là
công dương, công F2 gây ra là công âm, do đó công thực hiện do áp suất gây ra là:
dA  F1dx1  F2 dx2  p1.S1.dx1  p2 .S2 .dx2
dA  p1V1  p2V2
Vì chất lỏng ở trạng thái lý tưởng nên trong cùng một khoảng thời gian, thể tích chất
lỏng chạy vào tiết diện S1 bằng thể tích chất lỏng chạy ra khỏi tiết diện S2.
Ta có
V1 = V2 = V
Do cùng một loại chất lỏng, tức là khối lượng riêng như nhau nên khối lượng của thể tích
chất lỏng chạy qua S1, S2 bằng nhau:
m1 = m 2 = m
Vậy, công thực hiện do áp suất P1 và P2 gây ra là
dA = (p1 – p2).V
1
p 1
1 v1 ’

2
v1
2
S1 ’

dx
p
v2
1
2
S dx
2
h 2

1 h
2

Hình 1.15
v12
Cơ năng của khối chất lỏng ở vị trí 1 là: W1  mgh1  m
2
v2
Cơ năng của khối chất lỏng ở vị trí 2 là: W2  mgh2  m 2
2
 v2   v2 
Độ biến thiên năng lượng cơ năng là: dW   mgh2  m 2    mgh1  m 1 
 2  2

-21-
Theo định luật bảo toàn năng lượng thì công thực hiện do áp suất chất lỏng bằng độ
biến thiên năng lượng:
dA = dW
 v2   v2 
( p1  p2 ).V   mgh2  m 2    mgh1  m 1 
 2  2
Mặt khác m   là khối lượng riêng của chất lỏng nên ta viết lại:
V
v12 v22
p1V   .V .gh1   .V  p2V   .V .gh2   .V
2 2
2 2
v v
p1   gh1   1  p2   gh2   2
2 2
Xét các vị trí khác trong ống dòng, tương tự ta cũng có
v12 v2 v2 v2
p1   gh1    p2   gh2   2  p3   gh3   3  ...  pn   ghn   n
2 2 2 2
Tổng quát:
v2
p   gh    const
2
(1.45)
Đây chính là biểu thức tổng quát của phương trình Bernoulli.
Trong đó
p: Áp suất tĩnh,
v2
 : Áp suất động,
2
gh : Áp suất do chiều cao (áp suất thủy tĩnh).
Phát biểu định lý: “Với chất lỏng lý tưởng ở trạng thái chảy dừng thì tổng số áp suất tĩnh,
áp suất động và áp suất thủy tĩnh tại mọi điểm trên ống dòng là bằng nhau và bằng một
hằng số”.
Chú ý: Định luật Bernoulli áp dụng cho cả chất khí (chất lưu). Thực chất, định luật
Bernoulli là định luật bảo toàn cơ năng của chất lỏng chuyển động.
Hệ quả:
+ Hiện tượng Venturi
Nếu chất lỏng chuyển động trong mặt phẳng nằm ngang ta thấy chiều cao h của mọi
tiết diện đều bằng nhau, nên đại lượng gh là hằng số, do đó từ công thức (1.45) ta rút ra:
v2
  p  const (1.46)
2

-22-
Công thức (1.46) chứng tỏ rằng những chỗ có tiết diện nhỏ, chất lỏng có vận tốc lớn thì áp
suất tĩnh p bé, còn những chỗ tiết diện lớn thì chất lỏng có vận tốc bé nên áp suất tĩnh lớn.
Đây chính là hiện tượng Venturie
+ Định lý Torricelli (Torixeli) P0
Xét bình đựng chất lỏng như hình vẽ 1.16,
chiều cao cột chất lỏng là h, nếu ta mở vòi ở sát đáy h
bình thì chất lỏng sẽ chảy ra với vận tốc v.
Gọi vị trí chất lỏng ở mặt thoáng là vị trí 1, ở
vòi là vị trí 2. Ở vị trí 1, chất lỏng có áp suất p1 = p0 P0
(bằng áp suất khí quyển), chiều cao h, vận tốc v1. v
Tương ứng ở vị trí 2 có áp suất tĩnh p2 = p0, chiều cao
h2 = 0, vận tốc v2 = v. Ở mặt thoáng tiết diện của bình Hình 1.16
khá rộng, mực chất lỏng hạ xuống khá chậm, nên ta
có thể coi v1 = 0.
Áp dụng phương trình Bernoulli ta có:
0 v2
   gh  p0     g 0  p0
2 2
Suy ra
v  2 gh (1.47)
Đây chính là biểu thức định lý Torixeli. Theo đó, vận tốc của các phần tử chất lỏng
khi ra khỏi bình có trị số bằng vận tốc của nó khi rơi tự do từ mặt thoáng đến vòi.
Từ biểu thức (1.47), chúng ta cũng nhận thấy nếu phần tử chất lỏng có vận tốc v thì
nó có khả năng phụt đến độ cao h. Vì vậy trong thực tế, muốn đưa chất lỏng lên cao, ta phải
tăng tốc cho dòng chất lỏng (bằng máy bơm,…).
A
1.3.3.3. Vài ứng dụng của định luật Bernoulli B
Khí vào (3)
- Máy bơm phun chất lỏng
Cấu tạo: gồm một bình đựng chất lỏng (1) có ống
dẫn chất lỏng (2), ống dẫn khí đường kính nhỏ (3) như (2)
hình 1.17. Cho một luồng khí vào ống (3), vận tốc khí
tăng dần, tại đầu B vận tốc khí lớn nhất, áp suất tĩnh (1)
nhỏ nhất và thấp hơn áp suất trong bình. Khi đó chất
lỏng trong bình bị hút lên theo ống (2), gặp luồng khí
nên được phun thành những hạt nhỏ li ti. Hình 1.17
- Bơm hút chân không dùng nước A (1)
Cấu tạo: gồm ống (1) có tiết diện nhỏ dần từ A
 B, đặt nối tiếp với ống (2). Cả hai ống đặt trong
bình C có vòi nối với bình cần hút chân không (3) B
như ở hình 1.18.

-23- C
(3)
(2)

Hình 1.18
Thoạt đầu áp suất tại mọi điểm trong bình C là như nhau. Nếu cho dòng nước chảy từ
A  B thì tại B vận tốc nước là lớn nhất vB = vmax nên pB là nhỏ nhất. Khi đó không khí
trong bình C và bình (3) sẽ ùa về B và bị nước cuốn đi. Nước càng chảy không khí bị cuốn
đi càng nhiều. Áp lực trên bề mặt chất lỏng trong bình (3) càng giảm.
1.3.4. Động học chất lỏng thực
1.3.4.1. Hai dạng chảy của chất lỏng thực
Chất lỏng thực khác chất lỏng lý tưởng, chất lỏng thực chịu nén được và khi chảy
xuất hiện lực ma sát. Ví dụ, nước tinh khiết dưới áp suất 10.000 at làm giảm thể tích 5%.
Tùy theo tốc độ chảy, chất lỏng thực sẽ chảy với hai dạng: chuyển động thành lớp khi chảy
với vận tốc nhỏ và chuyển động xoáy khi chảy với vận tốc lớn (các hạt phân tử chất lỏng
chảy theo những đường phức tạp, không phải đường thẳng).
1.3.4.2. Hệ số nhớt của chất lỏng
Khi chất lỏng chảy với tốc độ nhỏ thì nó sẽ chảy thành lớp, mỗi lớp chất lỏng có tốc
độ lần lượt là v1, v2, v3,…(các hạt trong cùng một lớp thì cùng vận tốc). Do ma sát, các lớp
tác dụng lên nhau: lớp có vận tốc v lớn hơn có xu hướng kéo lớp bên cạnh nó có v nhỏ
chuyển động nhanh lên. Ngược lại, lớp chất lỏng chuyển động chậm thì kìm hãm lớp
chuyển động nhanh làm nó chuyển động chậm lại. Giữa các lớp chất lỏng xuất hiện lực nội
ma sát nội fms (lực nhớt).
Độ lớn của lực ma sát giữa hai lớp thứ i và j ở một nhiệt độ nhất định sẽ:
- Tỉ lệ thuận với dS là phần diện tích tiếp xúc giữa hai lớp i và j.
- Tỉ lệ thuận với dv = vi – vj; trong đó vi, vj là vận tốc lớp thứ i và thứ j.
- Tỉ lệ nghịch với khoảng cách dz giữa lớp thứ i và thứ j.
- Tùy thuộc vào bản chất của chất lỏng, đặc trưng bằng hằng số tỉ lệ  gọi là hệ số
nhớt động lực (hệ số nội ma sát).
Theo Newton thì lực ma sát nội có dạng:
dv
f ms   dS (1.48)
dz
dv
Trong đó: được gọi là gradient vận tốc, cho thấy mức độ thay đổi của vận tốc khi
dz
đi từ lớp này qua lớp khác.
dv
Nếu dS = 1 đơn vị diện tích thì  1 , suy ra f ms   .
dz
Do đó, ý nghĩa vật lý của hệ số nhớt  đó là hệ số nhớt của chất lỏng chính bằng lực ma sát
nội xuất hiện giữa hai lớp chất lỏng có diện tích 1 đơn vị và gradient vận tốc của chúng
bằng 1.
Chú ý: hệ số nhớt ngoài phụ thuộc vào bản chất chất lỏng còn phụ thuộc vào nhiệt độ
chất lỏng vì lực ma sát gây ra do các phân tử chất lỏng chuyển động tương đối với nhau.
Khi nhiệt độ thay đổi thì trạng thái chuyển động của các phân tử chất lỏng cũng thay đổi.
-24-
Trong hệ SI và đơn vị đo lường của Việt Nam, đơn vị của  là N.S/m2 gọi là Poa-dơ.
Máu là chất lỏng thực, hệ số nhớt của máu phụ thuộc vào huyết thanh và hồng cầu.
Theo Einstein, hệ số nhớt của một dung dịch chứa những hạt rất nhỏ phụ thuộc vào hệ số 
của riêng chất lỏng và thể tích V của tất cả các hạt trong 1cm3 dung dịch.
Như vậy, lượng hồng cầu ảnh hưởng rất nhiều đến hệ số nhớt  của máu. Người thiếu máu
và người bình thường có hệ số nhớt  khác nhau.
Ngoài ra, hệ số nhớt cũng cho ta biết tình trạng cơ thể. Người bình thường có hệ số nhớt
của huyết thanh từ 1,64 – 1,69 ở 20oC. Khi ốm, hệ số nhớt có thể từ 1,5 – 3. Điều này là do
tỉ lệ và chất lượng của các albumin trong huyết thanh thay đổi.
1.4. Chuyển động dao động
Dao động là sự chuyển động lặp đi lặp lại tại vị trí cân bằng sau những khoảng thời
gian nhất định, dưới tác dụng của lực đàn hồi hay lực chuẩn đàn hồi.
Ví dụ: Dao động của con lắc lò xo nằm ngang.
Xét một con lắc lò xo (hình 1.19) gồm một vật nhỏ khối
lượng m có thể trượt dọc theo một thanh ngang xuyên qua
tâm của nó. Vật được gắn với một lò xo, đầu kia của lò xo O F M
được giữ cố định. Khi ta kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng O
một đoạn OM  x (với x là độ dời của vật), lò xo đàn hồi

tác dụng lên vật một lực kéo về F ngược chiều với độ dời. x
Nếu trị số x không lớn lắm, thực nghiệm chứng tỏ rằng
 Hình 1.19
giá trị của lực kéo F tỉ lệ với độ dời:
F  kx (1.49)

Dấu "trừ" chứng tỏ lực F và x ngược chiều, k là hệ số tỉ lệ được gọi là hệ số đàn hồi hay
độ cứng của lò xo (N/m).

Nếu ta thả vật ra, dưới tác dụng của lực kéo về F , nó sẽ dao động quanh vị trí cân
bằng. Bỏ qua ma sát, dao động sẽ tiếp diễn mãi và được gọi là dao động điều hoà.
1.4.1. Phương trình dao động điều hoà
Thiết lập phương trình dao động điều hoà là tìm sự phụ thuộc của độ dời x của con
lắc lò xo theo thời gian. Khi bỏ qua ma sát và lực cản không khí, vật chỉ chịu tác dụng của
lực đàn hồi Fdh .
Theo định luật Hook Fdh  k.x
 
Theo định luật Newton II F  ma
Chiếu lên phương chuyển động, ta có: F  ma  k.x

2
dv d x
a  2
dt dt
Do đó, ta có:
-25-
d 2x
m 2   kx
dt
Vì m>0 nên chia 2 vế cho m, ta có:
d 2x k
 .x  0
dt 2 m
k
Do k và m đều là các giá trị dương nên ta có thể đặt  2 
m
Suy ra
d 2x
  2 x  0 (với   0 ) (1.50)
dt 2
Ta được một phương trình vi phân cấp hai của li độ x gọi là phương trình vi phân của
dao động điều hòa. Đây là phương trình vi phân cấp hai thuần nhất, có hệ số không đổi.
Theo giải tích, nghiệm của phương trình này có dạng:
x  A cos(t   ) (1.51)
Trong đó: x là li độ dao động,
A là biên độ dao động (A>0),
 là tần số góc (  >0),
( t   ) là pha dao động tại thời điểm t.
Chú ý: A và  đều là hằng số, phụ thuộc các điều kiện ban đầu.
Từ phương trình (1.62) ta có thể kết luận: Dao động điều hoà là dao động trong đó
độ dời là hàm số sin (hoặc cos) của thời gian t.
1.4.2. Khảo sát dao động điều hòa
- Phương trình li độ x của con lắc lò xo dao động điều hòa:
x  A cos(t   )
- Phương trình vận tốc và gia tốc của con lắc lò xo dao động điều hoà:
dx
v   A sin(t   ) (1.52)
dt
dv
a   A cos(t   )
2
(1.53)
dt
Ta thấy rằng sau thời gian T thì các giá trị li độ, vận tốc và gia tốc đều lặp lại:
x(t  T )  x(t ) ; v(t  T )  v(t ) ; a(t  T )  a(t )
2
Với T  : gọi là chu kỳ dao động của con lắc, là khoảng thời gian ngắn nhất vật thực

hiện được một dao động.
Người ta còn dùng khái niệm tần số f: là một đại lượng có trị số bằng số dao động
toàn phần mà hệ thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

-26-
1 
f  
T 2
Đồ thị biểu diễn dao động điều hòa:
x

A
0
T t(s)

-A
Hình 1.20. Đồ thị dao động điều hòa
Trong cơ thể người thì các cơ quan bộ phận cũng dao động, ví dụ như tim hoạt động
như một cái bơm vừa hút đẩy máu đi liên tục đến các cơ quan theo một chu kỳ nhất định.
Hoạt động của tim là một chuỗi của những dao động. Quá trình hoạt động của phổi để trao
đổi khí giữa máu và không khí cũng là một qúa trình dao động.
1.5. Chuyển động sóng
Định nghĩa: Chuyển động sóng là sự lan truyền dao động trong một môi trường đàn
hồi (môi trường có sự liên kết giữa các phần tử).
Sự truyền sóng: Giả sử có một môi trường đàn hồi, các phân tử liên kết với nhau bằng
những lực đàn hồi (môi trường rắn, lỏng, khí). Dưới tác dụng của ngoại lực, các phân tử
này rời khỏi vị trí cân bằng và bắt đầu dao động. Do các phân tử liên kết với nhau nên có sự
lan truyền dao động từ phân tử này sang phân tử lân cận. Như vậy, khi có sóng truyền qua
một môi trường thì xuất hiện những vùng nén, dãn liên tiếp tuần hoàn theo thời gian.
Sự lan truyền dao động trong một môi trường đồng nhất, đẳng hướng theo mọi phương với
vận tốc truyền sóng như nhau, Ta chọn một phương nào đó, gọi là phương truyền sóng.
Phân loại sóng:
- Nếu các phân tử trong môi trường sóng dao động vuông góc với phương truyền
sóng thì ta gọi đó là sóng ngang (hình 1.21).
- Nếu các phân tử trong môi trường sóng dao động song song với phương truyền sóng
thì ta gọi đó là sóng dọc (hình 1.21).
Các môi trường rắn tồn tại đồng thời cả hai loại sóng dọc và sóng ngang. Trong môi trường
chất lỏng và chất khí thì thường là sóng dọc. Sóng cơ không truyền được trong môi trường
chân không. Phương dao động

Phương truyền sóng


Phương dao động Phương truyền sóng

Sóng dọc Sóng ngang

Hình 1.21
-27-
Các thông số cơ bản
- Bước sóng  là quãng đường sóng truyền được trong thời gian một chu kỳ T. Ngoài
ra, người ta còn định nghĩa bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa các phân tử của môi
trường dao động cùng pha. Đơn vị đo bước sóng: m, cm,  m , nm.
- Chu kỳ dao động của mỗi phân tử trong môi trường sóng T: là thời gian cần thiết để
chất điểm thực hiện một dao động toàn phần.
2
T

- Vận tốc truyền sóng v: Vận tốc truyền sóng được đo bằng quãng đường sóng truyền
được trong một đơn vị thời gian.
s
v
t
Và thực nghiệm, người ta thấy rằng trong thời gian chu kỳ T quãng đường sóng truyền
được là một bước sóng  nên ta có:
s 
v  (1.54)
t T
Chú ý: Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào bản chất của môi trường sóng truyền qua.
Trong các môi trường khác nhau, vận tốc sóng khác nhau.
1.6. Sóng âm
1.6.1. Khái niệm
Sóng âm là những sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc vì trong các chất này lực đàn hồi chỉ xuất
hiện khi có biến dạng nén, dãn. Với chất rắn, sóng âm truyền qua gồm cả sóng ngang và
sóng dọc, vì lực đàn hồi xuất hiện ngay cả khi có biến dạng lệch và biến dạng nén giãn.
Tai con người chỉ cảm thụ được những dao động có tần số từ khoảng 16Hz –
20.000Hz. Những dao động trong miền tần số này gọi là dao động âm, những sóng có tần
số trong miền đó gọi là âm thanh, gọi tắt là âm.
Những sóng cơ học có tần số lớn hơn 20.000Hz gọi là sóng siêu âm. Một số loài vật
như dơi, dế, cào cào, cá heo,… có thể phát ra và cảm nhận được sóng siêu âm.
Những sóng có tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm.
Con người dùng những khí cụ thích hợp có thể phát và thu được các sóng siêu âm,
sóng hạ âm và sử dụng chúng trong khoa học và kĩ thuật.
Về bản chất vật lý, sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm không khác gì nhau và cũng
không khác gì các sóng cơ học khác. Sự phân biệt như trên là dựa trên khả năng cảm thụ
các sóng cơ học của tai con người, do các đặc tính sinh lí của tai con người quyết định. Vì
vậy, trong âm học người ta cũng phân biệt những đặc tính vật lý của âm và những đặc tính
sinh lý âm có liên quan đến sự cảm thụ âm của con người.

-28-
1.6.2. Sự truyền âm. Vận tốc âm
Sóng âm truyền được trong tất cả các môi trường khí, lỏng và rắn. Vận tốc truyền âm
phụ thuộc tính đàn hồi và mật độ của môi trường.
1
v (1.55)

Trong đó:  là mật độ của môi trường sóng,  là hệ số đàn hồi của môi trường sóng.
Ngoài ra, tốc độ truyền âm cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường vì khi nhiệt
độ thay đổi thì tính chất đàn hồi và mật độ của môi trường cũng thay đổi. Vận tốc âm trong
chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Những vật liệu
như bông, nhung, tấm xốp,… truyền âm kém, vì tính đàn hồi của chúng kém. Chúng được
dùng để làm vật liệu cách âm.
Chú ý: Sóng âm không truyền được trong môi trường chân không. Có thể chứng minh
điều đó bằng cách đặt một chiếc chuông điện vào trong bình thuỷ tinh của chiếc bơm chân
không. Khi cho bơm hút dần không khí trong bình, ta thấy tiếng chuông yếu dần và tắt hẳn.
1.6.3. Cường độ âm và mức cường độ âm
Giống như sóng cơ học, sóng âm mang năng lượng tỉ lệ với bình phương biên độ
sóng. Cường độ âm I là lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian
qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. Đơn vị cường độ âm là Watt
(Oát) trên mét vuông. Kí hiệu W/m2.
Để xác đinh được độ to của âm mà tai người nghe được, người ta đưa ra đại lượng
I
mức cường độ âm L là logarit thập phân của tỉ số
I0
I
L( B)  lg (1.56)
I0
Với Io là cường độ âm chuẩn, Io=10-12 (W/m2).
Đơn vị mức cường độ âm là ben (B). Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị Dexiben
(dB), 1dB=0,1B.
Ngưỡng nghe của tai người bình thường ứng với mức cường độ âm L=0, tức lúc này
I=I0. Ngưỡng đau của tai người ứng với mức cường độ âm lớn nhất mà tai người còn nghe
được L=120dB.
Tai của con người có cảm giác âm khá nhạy, ngưỡng đau khá cao, tuy nhiên đối với nhạc
rock thì cần chú ý ảnh hướng đến tai khá lớn.
1.6.4. Hiệu ứng doppler và ứng dụng
Hiện tượng khi nguồn phát và nguồn thu âm chuyển động tương đối với nhau thì tần
số phát và thu sẽ có sự thay đổi. Đó chính là hiệu ứng Doppler.
Xét một nguồn phát âm S và nguồn thu D đều di chuyển dọc theo đường thẳng nối hai
nguồn này. Tốc độ di chuyển của nguồn S là vS và tốc độ di chuyển của nguồn thu là vD,
tốc độ chuyển động của hai nguồn đều nhỏ hơn tốc độ truyền âm v.

-29-
1.6.4.1. Nguồn thu chuyển động, nguồn phát đứng yên
Khi nguồn thu và nguồn phát đứng yên, gọi f là tần số âm của nguồn phát thì nguồn
thu sẽ nhận được tần số f   f .
Sóng âm từ nguồn phát ra là các sóng mặt cầu, chúng cách nhau những bước sóng âm
 . Với giả thiết là nguồn thu chuyển động với vận tốc vD, nguồn phát đứng yên (vS=0) thì
tần số f  mà nguồn thu D thu được là tốc độ máy thu nhận được các mặt sóng âm.

VSS=0 vD
v Nguồn
..
v
thu D
S
 S

Nguồn phát âm
Hình 1.22

Xét trong khoảng thời gian t, mặt sóng âm di chuyển sang phải được một khoảng v.t.
Nguồn thu D di chuyển sang trái với vận tốc vD thì sau thời gian t sẽ đi được đoạn vD.t.
Khoảng cách tương đối giữa các mặt sóng âm đối với nguồn thu là v.t + vD.t
v.t  vD .t
Số mặt sóng mà nguồn thu nhận được trong thởi gian t là

Tốc độ nguồn thu nhận được các mặt sóng chính là tần số âm f  mà nguồn thu nhận được

f
 v.t  vD .t   v  vD v  vD
 f.
.t  v
Trong trường hợp nguồn thu di chuyển sang phải với vận tốc vD thì tần số máy thu nhận là

f
 v.t  vD .t   v  vD  f . v  vD
.t  v
Tổng quát: khi nguồn phát đứng yên, nguồn thu chuyển động với vận tốc vD thì tần số
nguồn thu nhận được là
v  vD
f f. (1.57)
v
Trong đó: dấu (+) ứng với trường hợp nguồn thu di chuyển về gần nguồn phát và dấu (-)
ứng với trường hợp nguồn thu di chuyển ra xa nguồn phát.

-30-
1.6.4.2. Nguồn phát chuyển động, nguồn thu đứng yên
Nguồn phát chuyển động với vận tốc vS lại gần nguồn thu nên nguồn thu sẽ nhận
được bước sóng và tần số âm lần lượt là là  , f  .

vD = 0
vS Nguồn
. . thu D
S S’

Nguồn phát âm
Hình 1.23

Xét trong khoảng thời gian một chu kỳ T, mặt sóng đầu tiên đi được đoạn v.T thì mặt
sóng thứ hai mới phát ra. Khoảng cách tương đối giữa hai mặt sóng chính là bước sóng  
mà nguồn thu nhận được là
   v.T  vS .T
Tần số âm mà nguồn thu nhận được là
v v v
f  
  v.T  vS .T v  vS
f f
Suy ra
v
f f.
v  vS
Nếu nguồn phát chuyển động ra xa máy thu với vận tốc vS thì tần số mà nguồn thu nhận là:
v
f f.
v  vS
Tổng quát: Khi nguồn phát di
chuyển với vận tốc vS, nguồn thu đứng yên thì tần số âm mà nguồn thu nhận được là:
v
f f. (1.58)
v vS
Trong đó: Dấu (-) ứng với trường hợp nguồn phát di chuyển về gần nguồn thu và dấu (+)
ứng với trường hợp nguồn phát di chuyển ra xa nguồn thu.

-31-
1.6.4.3. Nguồn phát và nguồn thu đều chuyển động
Tổ hợp hai trường hợp trên ta có trường hợp nguồn phát và nguồn thu đều chuyển
động. Tần số âm f luôn gắn với nguồn phát, chúng ta coi không đổi. Nguồn thu sẽ nhận
được tần số âm là
v  vD
f f. (1.59)
v vS
Lấy dấu (+) hay dấu (-) sao cho nguồn phát và nguồn thu chuyển động lại gần nhau thì tần
số âm nhận được lớn hơn tần số phát, khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động xa nhau thì
tần số âm nhận được nhỏ hơn tần số phát.
1.6.4.4. Ứng dụng hiệu ứng Doppler
Hiệu ứng Doppler được ứng dụng trong một số lĩnh vực sau:
- Thăm khám các bộ phận nội tạng của cơ thể bằng thiết bị siêu âm.
- Thăm dò sự chuyển động của máy bay, tàu biển, sự dịch chuyển của các ngôi sao.
- Thăm dò chức năng hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, siêu âm thai nhi…
- Trong quân sự, dùng để thăm dò hoạt động của tàu ngầm, tàu lặn.
- Trong địa chất, dùng để thăm dò địa tầng, thăm dò đáy đại dương.

-32-
CHƢƠNG 2: NHIỆT HỌC

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản của nhiệt học, các khái niệm về công
và nhiệt, sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
2. Trình bày được nội dung, ứng dụng của nguyên lý thứ nhất và nguyên lý
thứ hai của nhiệt động học.
3. Hiểu được phương trình trạng thái khí lý tưởng, thiết lập phương trình cơ
bản của động học chất khí. Trình bày được khái niệm entropy.
4. Trình bày được cấu tạo và quy luật chuyển động của các phân tử chất
lỏng. Các hiện tượng mặt ngoài của chất lỏng và ứng dụng trong ngành Y – Dược.

2.1. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học


Trong phần Cơ học ta đã nghiên cứu dạng chuyển động cơ, đó là sự thay đổi của các
vật thể vĩ mô trong không gian hay chỉ xét năng lượng cơ (ngoại năng) của những hệ và do
các định luật Newton chi phối. Trong quá trình nghiên cứu đó, ta chưa chú đến những quá
trình xảy ra bên trong vật, những quá trình liên quan đến cấu tạo vật.
Thực tế có nhiều hiện tượng liên quan đến các quá trình xảy ra bên trong vật: vật có thể
nóng chảy hay bốc hơi khi bị đốt nóng, vật nóng lên do ma sát... Những hiện tượng này liên
quan đến một dạng chuyển động mới của vật chất gọi là chuyển động nhiệt.
Chuyển động nhiệt chính là đối tượng nghiên cứu của nhiệt học và để nghiên cứu nó
người ta dùng hai phương pháp đó là phương pháp thống kê và phương pháp nhiệt động.
Phương pháp thống kê: Dựa trên cấu trúc nguyên tử và phân tử của vật chất, chúng ta
có thể xem các nguyên tử và phân tử như là các chất điểm và ứng dụng các định luật động
lực học của Newton để nghiên cứu chuyển động của chúng. Rõ ràng phương pháp nghiên
cứu này dựa trên quan điểm vi mô. Ngoài ra, do số lượng hạt rất lớn nên trong hệ tồn tại
các quy luật thống kê . Đó là phương pháp của vật lý phân tử và vật lý thống kê .
Phương pháp nhiệt động: Phương pháp nhiệt động dựa trên 2 nguyên lý cơ bản rút ra
từ thực nghiệm, đó là nguyên lý thứ I và nguyên lý thứ II nhiệt động học. Nhờ các nguyên
lý này ta không cần chú ý đến cấu tạo phân tử của vật ta cũng có thể rút ra nhiều kết luận về
tính chất của các vật trong những điều kiện khác nhau.
Nhiệt động lực học nghiên cứu hệ vĩ mô không dựa trên cấu trúc nguyên tử và phân tử của
vật chất mà dựa trên các quy luật tổng quát của tự nhiên, được đúc kết từ kinh nghiệm lâu
đời của loài người, thể hiện trong các nguyên lý nhiệt động học. Dựa trên các nguyên lý
nhiệt động học, người ta rút ra được các hệ thức liên hệ giữa những đại lượng vật lý đặc
trưng cho hệ.

-33-
Ưu điểm cơ bản của phương pháp nhiệt động học là tính đơn giản và phổ quát cho nhiều
hiện tượng khác nhau. Nhược điểm của phương pháp nhiệt động học là chưa nói lên được
bản chất của hiện tượng.
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Thông số trạng thái và phương trình trạng thái
Khi nghiên cứu một vật, nếu thấy tính chất của vật thay đổi ta nói trạng thái của vật
thay đổi. Như vậy, các tính chất của một vật biểu hiện trạng thái của vật đó và mỗi tính chất
vật lý được mô tả nhờ một đại lượng vật lý. Các đại lượng vật lý này được gọi là các thông
số trạng thái.
Ví dụ, trạng thái của một khối khí lý tưởng được mô tả bởi các thông số: Nhiệt độ T, áp
suất p và thể tích V.
Trạng thái của một vật được xác định bởi nhiều thông số trạng thái. Tuy nhiên trong
số đó chỉ có một số các thông số độc lập với nhau còn các thông số khác thì có sự phụ
thuộc lẫn nhau. Các hệ thức nói lên mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của một vật gọi
là phương trình trạng thái của vật đó.
Ví dụ: Một khối khí đựng trong bình, trạng thái của khối khí được xác định nếu biết khối
lượng m, áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T, thì các đại lượng m, p, V, T là thông số trạng
thái của khối khí. Thực nghiệm đã cho thấy giữa 3 thông số p, V, T có sự liên hệ được biểu
diễn bởi một phương trình trạng thái có dạng tổng quát :
f ( p, V, T ) = 0
2.1.1.2. Áp suất và nhiệt độ
- Áp suất
Áp suất p là một đại lượng vật lý có giá trị bằng lực nén vuông góc lên một đơn vị
diện tích. Nếu gọi F là lực nén vuông góc lên diện tích S thì:
F
p (2.1)
S
Trong hệ SI đơn vị áp suất là N/m2 hay pascal (Pa). Ngoài ra, trong kỹ thuật người ta còn
dùng các đơn vị sau để đo áp suất:
+ Atmosphere vật lý (atm): 1atm = 1,013.105Pa.
+ Atmosphere kĩ thuật (at): 1at = 9,81.104 Pa.
+ Milimet thủy ngân (mmHg) hay còn gọi là Torr: 1mmHg(Torr) = 133,29 N / m 2
1at = 736 mmHg,1atm = 1,033at = 760mmHg
+ Bar: 1bar = 105 N/m2 = 105 Pa.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ chuyển động hỗn loạn của các
phân tử cấu tạo nên vật.
-34-
Chúng ta cần phân biệt nhiệt độ với nhiệt lượng và năng lượng:
+ Nhiệt lượng của hệ là phần động năng của chuyển động nhiệt đem ra trao đổi.
+ Năng lượng chuyển động nhiệt của hệ là tổng động năng của tất cả các phân tử cấu
thành hệ.
Hiện nay có 2 thang đo nhiệt độ thông dụng nhất là thang đo Celsius và thang đo Kelvin.
Thang đo Celsius lấy nhiệt độ của nước đá nguyên chất đang tan làm độ 00 và nhiệt độ của
nước nguyên chất đang sôi là 1000; đơn vị là 0C (Celsius). Thang nhiệt độ Kelvin (K) do
Kelvin thiết lập có mối liên hệ với độ C là T = t0C + 273 (K). Như vậy 00C ứng với 273K
của nhiệt độ tuyệt đối Kelvin.
Để đo nhiệt độ ta dùng nhiệt kế: Nguyên tắc của nhiệt kế vào độ biến thiên của đại
lượng nào đó (chiều dài, thể tích, độ dẫn điện...) khi đốt nóng hoặc làm lạnh rồi suy ra nhiệt
độ tương ứng.
2.1.2. Nguyên lý thứ nhất của hệ nhiệt động
2.1.2.1. Nội năng của một hệ nhiệt động
- Hệ nhiệt động
Mọi tập hợp các vật được xác định hoàn toàn bởi một số các thông số độc lập với
nhau gọi là hệ số vĩ mô hay hệ nhiệt động (gọi tắt là hệ).
Người ta chia làm hai loại là hệ cô lập và không cô lập. Hệ không cô lập là hệ có tương tác
với môi trường bên ngoài và trong những tương tác này sẽ có sự trao đổi công và nhiệt.
Nếu hệ và môi trường không trao đổi nhiệt thì hệ cô lập với môi trường về phương diện
nhiệt, ta nói hệ và ngoại vật có vỏ cách nhiệt. Nếu hệ và môi trường xung quanh trao đổi
nhiệt nhưng không sinh công thì hệ gọi là cô lập với môi trường về phương diện cơ học.
Hệ gọi là cô lập nếu nó hoàn toàn không tương tác và trao đổi năng lượng với môi trường
bên ngoài.
- Nội năng
Vật chất luôn vận động và năng lượng của một hệ là đại lượng xác định mức độ vận
động của vật chất trong hệ. Ở mỗi trạng thái, hệ có các dạng vận động xác định, tức là có
năng lượng xác định. Khi trạng thái của hệ thay đổi thì năng lượng của hệ thay đổi. Thực
nghiệm cho thấy độ biến thiên năng lượng của hệ trong một quá trình biến đổi chỉ phụ
thuộc trạng thái đầu và trạng thái cuối mà không phụ thuộc vào quá trình biến đổi. Như
vậy, năng lượng của hệ chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ, do đó năng lượng là một hàm
trạng thái.
Năng lượng của một hệ gồm động năng ứng với chuyển động có hướng (chuyển động
cơ) của cả hệ, thế năng của hệ trong trường lực và phần năng lượng ứng với vận động bên
trong hệ (gọi là nội năng U):
W = Wđ + Wt + U (2.2)

-35-
Tùy thuộc tính chất của chuyển động và tương tác của các phần tử cấu tạo nên hệ, nội
năng U có thể bao gồm:
+ Động năng của chuyển động hỗn loạn của các phần tử (tịnh tiến và quay).
+ Thế năng gây bởi lực tương tác phân tử.
+ Động năng và thế năng chuyển động dao động của các nguyên tử trong phân tử.
+ Năng lượng các vỏ điện tử của các nguyên tử và ion, năng lượng trong hạt nhân
nguyên tử .v.v…
Đối với hệ là khí lý tưởng, nội năng của hệ là tổng động năng chuyển động nhiệt của các
phân tử cấu tạo nên hệ.
Trong nhiệt động học, ta giả thiết rằng chuyển động có hướng của hệ không đáng kể
và hệ không đặt trong trường lực nào thì năng lượng của hệ chính là nội năng của hệ. Do
đó, tương tự tính chất của năng lượng, nội năng U của hệ là một hàm trạng thái. Gốc để tính
nội năng, tức trạng thái của hệ mà ở đó ta coi nội năng bằng không, được chọn một cách
tùy ý giống như gốc để tính thế năng trong cơ học. Trong nhiệt động học, điều quan trọng
không phải là nội năng U mà là độ biến thiên nội năng ΔU của nó khi hệ biến đổi từ trạng
thái này sang trạng thái khác. Vì vậy, việc chọn gốc tính nội năng là không quan trọng.
Thông thường, người ta giả thiết nội năng của hệ ở nhiệt độ không tuyệt đối (T = 0K) bằng
không.
2.1.2.2. Công và nhiệt lượng
Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi các hệ khác nhau tương tác với nhau thì chúng trao
đổi cho nhau một năng lượng nào đó. Có hai dạng truyền năng lượng:
Một là dạng truyền năng lượng làm tăng mức độ chuyển động có trật tự của vật.
Trong nhiệt động học cũng như trong cơ học gọi dạng truyền năng lượng này là công. Ví
dụ, khí dãn nở trong xilanh làm pittông chuyển động, nghĩa là khí đã truyền năng lượng cho
pittông dưới dạng công.
Hai là năng lượng trao đổi trực tiếp giữa các phân tử chuyển động hỗn loạn của
những vật tương tác với nhau. Khi hệ được trao đổi năng lượng, do mức chuyển động hỗn
loạn của các phân tử của hệ làm nội năng của hệ tăng lên hay giảm đi. Trong nhiệt động
học người ta gọi là dạng truyền năng lượng đó là nhiệt. Ví dụ, cho vật lạnh tiếp xúc với vật
nóng thì các phân tử chuyển động nhanh của vật nóng sẽ truyền một phần động năng cho
các phân tử chuyển động chậm của vật lạnh khi chúng va chạm với nhau. Do đó, nội năng
của vật lạnh tăng lên, nội năng của vật nóng giảm đi. Quá trình tăng và giảm này sẽ dừng
lại khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.
Vậy công và nhiệt đều là những đại lượng đo mức độ trao đổi năng lượng giữa các
hệ. Sự khác nhau sâu sắc giữa công và nhiệt ở chỗ: công liên quan đến chuyển động có trật
tự, còn nhiệt liên quan đến chuyển động hỗn loạn của các phân tử của hệ. Nhưng chúng có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau, công có thể biến thành

-36-
nhiệt, nhiệt có thể biến thành công. Ví dụ, khi truyền nhiệt cho vật làm vật nóng lên thì nội
năng của vật tăng lên. Đồng thời vật dãn nở, tức là một phần nhiệt đã biến thành công.
Sự phụ thuộc của công và nhiệt vào quá trình biến đổi trạng thái
Phần này ta sẽ tìm hiểu sự trao đổi công và nhiệt giữa hệ và môi trường, xét xem công và
nhiệt của hệ phụ thuộc vào quá trình biến đổi trạng thái như thế nào.
Xét hệ là một khối khí chứa trong xilanh được ngăn bởi một pittông di chuyển được (hình
2.1). Áp suất của khí trong xilanh được giữ ở một giá trị nào đó nhờ các viên chì đặt trên
pittông:
Thành của xilanh được làm bằng chất cách
nhiệt. Đáy xilanh hở và được tiếp xúc với Viên chì
nguồn nhiệt có nhiệt độ T điều chỉnh được. Thành cách
Ta hiểu nguồn nhiệt là một hệ nào đó rất nhiệt
lớn để nó luôn luôn giữ ở một nhiệt độ
không đổi khi tiếp xúc với các vật khác.
Ở trạng thái ban đầu (trạng thái 1), khí có
áp suất p1, thể tích V1, nhiệt độ T1. Ở trạng Q
thái cuối (trạng thái 2), khí có áp suất p2,
thể tích V2, nhiệt độ T2. Quá trình hệ thay Nguồn nhiệt
đổi từ trạng thái đầu sang trạng thái cuối Hình 2.1
gọi là quá trình nhiệt động.
Trong quá trình này nhiệt có thể truyền từ nguồn nhiệt vào hệ hoặc ngược lại từ hệ ra
nguồn nhiệt và công của hệ (khí) tác dụng làm cho pittông dịch chuyển lên xuống. Nếu
pittông đi lên (khí sinh công) thì công của hệ dương, nếu pittông đi xuống (khí nhận công)
thì công của hệ âm. Ngoài ra, giả sử quá trình dịch chuyển pittông diễn ra vô cùng chậm
sao cho tại mỗi thời điểm có thể coi áp suất chất khí có một giá trị xác định hay nói cách
khác, tại mỗi thời điểm hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt động. Vì vậy, ta có thể biểu diễn quá
trình này trên giản đồ (p,V), đây là giản đồ áp suất p phụ thuộc vào thể tích V.
Nếu như có một số viên chỉ được lấy khỏi pittông thì lúc này khí sẽ đẩy pittông dịch
chuyển lên một đoạn ds, lực F sẽ hướng lên trên. Vì ds là nhỏ nên có thể giả thuyết lực F
không thay đổi trong quá trình pittông dịch chuyển.
Công nguyên tố dA do khí sinh ra trong quá trình pittông dịch chuyển là
dA  F.ds  p.S.ds  p.(S.ds)  p.dV (2.3)
Trong đó dV là độ biến thiên thể tích của khí do pit tông dịch chuyển. Nếu số viên chì lấy
ra đủ để làm thể tích thay đổi từ V1 đến V2 thì công do toàn bộ khối khí sinh ra là:
V2 V2

A   dA   p.dV (2.4)
V1 V1

-37-
Để tính được biểu thức (2.4) thì ta phải biết được sự thay đổi áp suất khi thể tích thay đổi
trong một quá trình cụ thể nào đó từ trạng thái 1 đến trạng thái 2.
2.1.2.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học
Nội dung: „„Độ biến thiên năng lượng toàn phần W của hệ trong một quá trình biến
đổi vĩ mô có giá trị bằng tổng công A và nhiệt Q nhận được trong quá trình đó ‟‟.
W  Q  A (2.5)
U  Q  A (2.6)
Nghĩa là trong quá trình biến đổi, độ biến thiên nội năng của hệ có giá trị bằng tổng của
công và nhiệt mà hệ nhận được trong quá trình đó.
Các đại lượng U , A, Q có thể âm hoặc dương. Ta quy ước: A>0 hệ nhận công, A<0
hệ sinh công, Q>0 hệ nhận nhiệt và Q<0 hệ tỏa nhiệt.
- Nếu A>0, Q>0 thì U  0 có nghĩa hệ nhận công và nhiệt từ bên ngoài, nội năng của hệ
tăng.
- Nếu A<0, Q<0 thì U < 0 có nghĩa hệ sinh công và toả nhiệt ra bên ngoài, nội năng của
hệ giảm.
- Nếu A = 0, Q = 0 thì U  0 nghĩa là hệ không nhận công và nhiệt (hệ cô lập), nội năng
được bảo toàn.
Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học cũng chính là định luật bảo toàn năng lượng.
Một vài trường hợp riêng của nguyên lý thứ nhất nhiệt động học:
+ Quá trình đoạn nhiệt
Quá trình đoạn nhiệt là quá trình không có sự trao đổi nhiệt giữa hệ và môi trường, lúc này
Q = 0 thì
U  A (2.7)
Điều này cho thấy nếu hệ sinh công (A<0) thì nội năng của hệ giảm ( U  0 ) và ngược lại.
Trong thực tế, quá trình đoạn nhiệt có thể thực hiện được nếu ta cho quá trình xảy ra nhanh
sao cho trong thời gian đó nhiệt chưa kịp truyền ra bên ngoài. Quá trình khí nén trong bơm
xe đạp chính là quá trình nén khí đoạn nhiệt.
+ Quá trình đẳng tích
Nếu thể tích của hệ được giữ không đổi thì nó không sinh công, tức A=0 thì
U  Q (2.8)
Do đó trong quá trình hệ nhận nhiệt (Q>0) thì nội năng tăng ( U  0 ) và ngược lại nếu hệ
tỏa nhiệt (Q<0) thì nội năng của hệ giảm ( U  0 ).
+ Chu trình là quá trình sau khi hệ trao đổi công và nhiệt thì hệ trở về trạng thái ban
đầu.

-38-
Chu trình được biểu diễn trên giản đồ (p,V) bằng một p
đường cong khép kín (hình 2.2). Nếu chu trình được
thực hiện theo chiều kim đồng hồ gọi là chu trình 1
thuận, ngược lại nếu chu trình thực hiện theo chiều
ngược chiều kim đồng hồ gọi là chu trình nghịch. Chu 2
trình diễn biến theo cả hai chiều kim đồng hồ gọi là
chu trình thuận nghịch. V
Khi thực hiện một chu trình thì nội năng hệ không thay Hình 2.2. Chu trình
đổi, tức là U  0 thì
A=–Q (2.9)
Điều này có nghĩa là:
- Nếu hệ sinh công (A<0) thì hệ phải nhận nhiệt (Q>0).
- Nếu hệ nhận công (A>0) thì hệ phải tỏa nhiệt (Q<0).
Và lượng nhiệt hệ nhận hay tỏa chính bằng công mà hệ sinh ra hay nhận vào.
Vậy, theo nguyên lý thứ nhất nhiệt động học, động cơ (hoạt động theo chu trình)
muốn sinh công thì phải nhận nhiệt từ bên ngoài. Không thể có động cơ không nhận nhiệt
mà sinh công hoặc sinh công lớn hơn nhiệt hệ nhận vào.
2.1.2.4. Nguồn gốc năng lượng của cơ thể
Tính chất sinh nhiệt là tính chất tổng quát của vật sống, nó cũng đặc trưng cho tế bào
đang chuyển hóa cơ bản.
Những chức năng sinh lý bất kỳ cũng kéo theo sự sinh nhiệt. Đối với động vật và con người
thì nguồn gốc của nhiệt lượng là thức ăn. Thức ăn được cơ thể sử dụng thông qua quá trình
đồng hóa để cải tạo các tổ chức tạo thành chất dự trữ vật chất và năng lượng trong cơ thể và
phát sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể chống lại sự mất mát nhiệt vào môi trường xung
quanh, dùng để sinh công trong các hoạt động cơ học của cơ thể có sinh công.
Nhiều thí nghiệm trên cơ thể người chứng tỏ rằng khi không sinh công ở môi trường
bên ngoài, lượng nhiệt tổng cộng cho cơ thể sinh ra gần bằng lượng nhiệt sinh ra do đốt các
hợp chất hữu cơ nằm trong thành phần thức ăn cho tới khi thành CO2 và H2O.
Nếu ta gọi Q là nhiệt lượng sinh ra do quá trình đồng hóa thức ăn, E là phần năng
lượng mất mát vào môi trường xung quanh, A là công mà cơ thể thực hiện để chống lại
lực tác dụng của môi trường bên ngoài, M là năng lượng dự trữ dưới dạng hóa năng thì
nguyên lý thứ nhất được viết lại dưới dạng:
Q  A  M  E
Đây là phương trình cơ bản của cân bằng nhiệt đối với cơ thể người

.
-39-
2.2. Thuyết động học chất khí
2.2.1. Khí lý tưởng
2.2.1.1. Khái niệm khí lý tưởng
Khí lý tưởng là một chất khí mà các phân tử của nó có các đặc tính sau đây :
- Các phân tử của khí lý tưởng không có thể tích riêng, ta có thể coi chúng là những
chất điểm hay chính xác hơn đó là các chất điểm chuyển động hỗn loạn và không tương tác
với nhau (bằng các lực hút phân tử ) trừ khi chúng va chạm với nhau hoặc khi va chạm với
thành bình. Chất khí lý tưởng tuân theo đúng các định luật thực nghiệm về chất khí.
- Khi va chạm ta có thể coi các phân tử chất khí lý tưởng như là các viên bi đàn hồi.
Va chạm giữa chúng với thành bình được xem như va chạm hoàn toàn đàn hồi.
- Kích thước riêng của các phân tử không đáng kể so với khoảng cách giữa chúng.
- Nói một cách chính xác, các chất khí thực không phải là các chất khí lý tưởng
nhưng các chất khí thực khi khá loãng có các tính chất rất gần với khí lý tưởng. Nhiều chất
khí thực như Oxi, hydro, nitơ ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển có thể coi là chất khí
lý tưởng.
2.2.1.2. Các định luật thực nghiệm về chất khí – khí lý tưởng
Khi nghiên cứu tính chất của các chất khí bằng thực nghiệm người ta đã tìm ra các định luật
nêu lên sự liên hệ giữ 2 trong 3 thông số áp suất, thể tích và nhiệt độ.
Quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí trong đó có một thông số giá trị được
giữ không đổi gồm 3 quá trình:
- Đẳng nhiệt : Nhiệt độ không đổi.
- Đẳng tích : Thể tích không đổi.
- Đẳng áp : Áp suất không đổi.
Định luật Boyle – Mariotte: "Trong quá trình đẳng nhiệt đẳng nhiệt (T = const) của
khối khí tích số của thể tích và áp suất của khối khí là hằng số".
pV = const (2.10)
Đồ thị biểu diễn phương trình trên ứng với các nhiệt độ
T1  T2  T3 khác nhau (hình 2.3). p
Mỗi đường cong ứng với một nhiệt độ xác định gọi là đường T1< T2< T3
cong đẳng nhiệt. Nhiệt độ càng cao đường đẳng nhiệt càng
xa điểm gốc O. Tập hợp các đường đẳng nhiệt gọi là họ T3
đường đẳng nhiệt. T2
Định luật Gay - Lussac T1
Năm 1800, nghiên cứu các quá trình đẳng tích và đẳng O
áp của chất khí, Gay - Lussac đã tìm ra những định luật sau Hình 2.3 V
đây:
-40-
+ Trong quá trình đẳng tích (V = const) của một khối khí, áp suất tỉ lệ với nhiệt độ
tuyệt đối.
p
 const (2.11)
T
+ Trong quá trình đẳng áp (p = const) của một khối khí, thể tích tỉ lệ với nhiệt độ
tuyệt đối.
V
 const (2.12)
T
Các phương trình (2.11) và (2.12) có thể viết dưới dạng sau:
p p0 T
  p  p0  p0T
T T0 T0
V V0 T
  p  V0  V0T
T T0 T0
Với T0 là một nhiệt độ xác định, p0 và V0 là áp suất và thể tích khối khí ở nhiệt độ T0.
1 1
Thông thường ta chọn T0 = 273K và    gọi là hệ số dãn nở nhiệt của chất khí.
T0 273

2.2.1.3. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng


Dựa vào các định luật thực nghiệm trên, ta có thể tìm được mối liên hệ giữa 3 thông
số: Áp suất, nhiệt độ, thể tích nghĩa là tìm được phương trình khí lý tưởng.
- Đối với 1 kmol khí lý tưởng (1kmol là một khối khí chứa N A  6, 023.1026 phân tử
nghĩa là khí có khối lượng m = μ (kg) với μ là khối lượng phân tử. Claperon và Mendeleep
đã tìm ra phương trình sau :
pV  RT (2.13)
Phương trình (2.13) gọi là phương trình trạng thái của khí lý tưởng, trong đó: p, V, T là áp
suất, thể tích, nhiệt độ của 1kmol khí ở trạng thái bất kì, R  8,31 ( J / k mol.K ) là hằng số
khí lý tưởng.
- Đối với 1 khối khí lý tưởng có khối lượng m (kg), thể tích V bất kì thì:
m
p.V = .R.T  n.R.T (2.14)

Lưu ý, khi nói đến một khối khí ở điều kiện tiêu chuẩn thì các thông số trạng thái lần
lượt là: To=273K,Vo=22,4m3, po=1atm=1,013.105N/m2.
2.2.2. Nội dung của thuyết động học phân tử
- Các chất có cấu tạo gián đoạn và gồm một số lớn các phân tử riêng biệt.
- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Khi chuyển động chúng va chạm
vào nhau và với thành bình. Trong quá trình tương tác chúng truyền năng lượng cho nhau.
-41-
- Cường độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử biểu hiện nhiệt độ của vật. Chuyển
động của các phân tử càng mạnh thì nhiệt độ càng cao.
- Kích thước của các phân tử rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Trong nhiều
trường hợp tính toán có thể bỏ qua kích thước của các phân tử và coi mỗi phân tử như một
chất điểm.
- Các phân tử không tương tác với nhau trừ lúc va chạm, sự va chạm giữa các phân
tử và giữa các phân tử thành bình tuân theo những định luật về va chạm đàn hồi của cơ học
Newton.
2.3. Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học
2.3.1. Máy nhiệt
Máy nhiệt là một hệ hoạt động tuần hoàn biến đổi công thành nhiệt hoặc biến nhiệt
thành công. Trong máy nhiệt có chất vận chuyển trung gian làm nhiệm vụ biến đổi công
thành nhiệt hoặc nhiệt thành công gọi là tác nhân. Khi máy nhiệt hoạt động, tác nhân sẽ
thực hiện việc trao đổi nhiệt với các vật có nhiệt độ khác nhau gọi là các nguồn nhiệt. Các
nguồn nhiệt được coi là có nhiệt độ không đổi và sự trao đổi nhiệt không ảnh hưởng đến
nhiệt độ của nó. Thông thường máy nhiệt trao đổi nhiệt với hai nguồn nhiệt: Nguồn nóng
(nguồn có nhiệt độ cao hơn) và nguồn lạnh (nguồn có nhiệt độ thấp hơn). Tất cả các máy
nhiệt hoạt động một cách tuần hoàn, do đó các tác nhân biến đổi theo chu trình.
Trong động cơ đốt trong, tác nhân có thể là xăng, dầu hoặc hơi đốt, hơi metan, còn trong
các động cơ hơi nước thì tác nhân là hơi nước.
2.3.1.1. Động cơ nhiệt
Là loại máy nhiệt biến đổi nhiệt thành công như các loại động cơ đốt trong, máy hơi
nước. Trong các động cơ nhiệt thì tác nhân biến đổi theo chu trình thuận nghịch, nghĩa là
đường cong biểu diễn chu trình có chiều cùng chiều kim đồng hồ.
Hình 2.4 là sơ đồ của một động cơ nhiệt, tác nhân biến đổi theo chu trình thuận.

Nguồn nóng
T1

Q1
Tác nhân A

Q2

Nguồn lạnh
T2

Hình 2.4. Sơ đồ động cơ nhiệt

-42-
Nếu trong một chu trình, tác nhân nhận của nguồn nóng T1 một nhiệt lượng Q1, nhả
cho nguồn lạnh T2 một nhiệt lượng Q2 và sinh công A. Khi đó hiệu suất của động cơ nhiệt
được định nghĩa bằng tỉ số giữa công thực hiện được trong chu trình và nhiệt lượng hấp thụ
trong chu trình ấy.
A
 (2.15)
Q1
Theo nguyên lý thứ nhất nhiệt động học thì trong 1 chu trình, công do tác nhân sinh
ra bằng nhiệt mà nó thực sự nhận vào, nghĩa là:
A  Q1  Q2
Vậy hiệu suất của động cơ nhiệt là:
A Q  Q2 Q
  1  1 2 (2.16)
Q1 Q1 Q1
Từ biểu thức (2.16) ta thấy hiệu suất động cơ nhiệt luôn nhỏ hơn 1, hiệu suất chỉ bằng 1 khi
Q2=0, tức là không có lượng nhiệt thừa truyền cho nguồn lạnh. Động cơ này chỉ trao đổi
nhiệt với nguồn nhiệt và sinh công (động cơ vĩnh cửu loại 2), tuy nhiên trong thực tế không
thể chế tạo được động cơ như vậy.
2.3.1.2. Máy làm lạnh
Là loại máy nhiệt tiêu thụ công để vận chuyển nhiệt từ nguồn lạnh sang nguồn nóng
như tủ lạnh, máy điều hòa...
Tác nhân trong các máy làm lạnh biến đổi theo chu trình ngược và người ta dùng phổ biến
là các chất lỏng dễ hóa hơi như amoniac (NH3), sulfurous anhydride (SO2)…
- Nguyên lý hoạt động chung của các máy lạnh:
Trong một chu trình nhờ nhận công A từ bên ngoài, tác nhân có thể lấy nhiệt lượng Q2 từ
nguồn lạnh T2 (hình 2.5). Công A và nhiệt lượng Q2 được tổng hợp thành dạng nhiệt lượng
Q1 truyền cho nguồn nóng T1.

Nguồn nóng
T1

Q1
Tác nhân A

Q2

Nguồn lạnh
T2

Hình 2.5. Sơ đồ máy làm lạnh


-43-
Mục đích của các máy làm lạnh là chuyển năng lượng dưới dạng nhiệt từ nguồn lạnh
đến nguồn nóng dưới tác dụng của công ngoại lực lên tác nhân. Để đánh giá hiệu suất của
máy, người ta đưa ra hệ số làm lạnh K:
Q2 Q2
K  (2.17)
A Q1  Q2
Nếu máy làm lạnh có thể chuyển nhiệt độ từ nguồn lạnh sang nguồn nóng mà không cần
nhận công từ bên ngoài, A=0 do đó K có giá trị vô cùng lớn, ta gọi đó là máy lạnh vĩnh
cửu. Tuy nhiên, trong thực tế không thể chế tạo máy làm lạnh vĩnh cửu.
2.3.1.3. Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học
Nguyên lý thứ hai nhiệt động học rút ra từ thực nghiệm nghiên cứu các quá trình xảy
ra trong tự nhiên. Và có rất nhiều cách phát biểu nguyên lý này, ở đây ta đưa ra hai cách để
phát biểu nguyên lý hai :
- Phát biểu của Clausius: „„Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn
mà không kèm theo sự biến đổi nào cả‟‟.
Như vậy, quá trình truyền nhiệt từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn không thể tự phát xảy ra
mà cần phải có tác dụng từ bên ngoài, tức là môi trường xung quanh bị biến đổi.
- Phát biểu của Thomson: Không thể chế tạo được một máy hoạt động tuần hoàn biến
đổi liên tục nhiệt thành công nhờ làm lạnh một vật và xung quanh không chịu một sự thay
đổi đồng thời nào. Những máy này gọi là động cơ vĩnh cửu loại hai.
Hai cách phát biểu trên về nguyên lý thứ hai nhiệt động học là hoàn toàn tương đương
nhau.
2.4. Chất lỏng
Cấu tạo và chuyển động của các phân tử chất lỏng
Thực nghiệm đã cho thấy khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn, nếu nén mạnh chất
khí, nó sẽ biến sang trạng thái lỏng và nếu tiếp tục làm lạnh, chất lỏng sẽ đông đặc, chuyển
sang thể rắn. Vậy, trạng thái lỏng là trạng thái trung gian giữa trạng thái khí và rắn. Tùy
theo nhiệt độ và áp suất, chất lỏng có tính chất gần giống chất khí hay gần giống chất rắn.
Ta biết rằng năng lượng chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng vào cỡ độ sâu
1
của hố thế năng. Như vậy năng lượng ứng với một bậc tự do k .T sẽ bé hơn độ sâu của hố,
2
do đó các phân tử chất lỏng không thể dịch chuyển tự do mà chỉ thực hiện các dao động
1
quanh vị trí cân bằng. Tuy nhiên giá trị k .T không nhỏ hơn độ sâu của hố thế năng quá
2
nhiều nên nếu thăng giáng động năng của phân tử đủ lớn thì phân tử có thể vượt qua hố thế
năng để di chuyển đến một vị trí cân bằng mới.

-44-
Thời gian dao động quanh vị trí cân bằng của phân tử chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi
tăng nhiệt độ thì thời gian đó giảm, ở nhiệt độ gần nhiệt độ đông đặc thì thời gian đó rất
lớn. Nghiên cứu về chuyển động phân tử trong chất lỏng, người ta đã tìm ra công thức:
W
   0 .e k .T
(2.18)
Trong đó:
 : thời gian dao động trung bình của phân tử quanh một vị trí cân bằng,
 0 : chu kỳ dao động trung bình của phân tử quanh một vị trí cân bằng,
k: hằng số Boltzman,
T: nhiệt độ tuyệt đối,
W: năng lượng hoạt động của phân tử.
Với nước, ở nhiệt độ thông thường   1011 giây, trong khi đó  0  1013 giây. Như vậy, cứ
dao động khoảng 100 chu kỳ thì phân tử nước lại dịch đi chỗ khác.
2.4.1. Các hiện tượng mặt ngoài của chất lỏng
2.4.1.1. Áp suất phân tử
Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn so với chất khí nên lực hút giữa các
phân tử chất lỏng đóng vai trò đáng kể. Tuy nhiên, lực hút phân tử giảm nhanh theo khoảng
cách, chỉ những phân tử ở khoảng cách nhỏ hơn 2r vào cỡ 10-9m mới tác dụng với nhau.
Nếu lấy một phân tử làm tâm, ta vẽ một mặt cầu bán kính r thì phân tử trên chỉ tương tác
với các phân tử nằm trên mặt cầu đó, ta gọi mặt cầu đó là mặt cầu bảo vệ (hình 2.6 ).

3
2

Hình 2.6. Mặt cầu bảo vệ


Các phân tử nằm sâu trong lòng chất lỏng (vị trí 1), mặt cầu bảo vệ của chúng nằm
hoàn toàn trong chất lỏng, lực tác dụng lên mỗi phân tử đó về mọi phía sẽ bù trừ nhau. Đối
với những phân tử nằm ở lớp mặt ngoài (vị trí 3) thì mặt cầu bảo vệ của chúng không nằm
hoàn toàn trong chất lỏng, có một phần nằm trong vùng chất khí. Các phân tử chất lỏng
nằm ở vùng phía trên sẽ bị hút bởi các phân tử chất khí với một lực rất yếu, không đáng kể.
Tuy nhiên, các phân tử chất lỏng ở vùng phía dưới hút các phân tử này với lực lớn hơn, do
-45-
đó lực tác dụng lên mỗi phân tử đó không bù trừ nhau và mỗi phân tử chịu một lực tổng
hợp hướng vào trong chất lỏng. Lực ép này lên các phân tử chất lỏng phía trong gây nên
một áp suất gọi là áp suất phân tử.
Đối với nước, áp suất phân tử có giá trị đến hàng vạn atmotphe. Dù áp suất phân tử
rất lớn nhưng nó không thể nén được các phân tử ở phía bên trong sát nhau lại. Vì khi các
phân tử sít lại gần nhau một khoảng cách nhỏ hơn r0 (r0 là khoảng cách mà tại đó lực hút
cân bằng với lực đẩy) thì lúc đó lực đẩy chống lại áp suất phân tử và làm cho các phân tử
không sít lại nhau. Điều này đã lý giải cho việc chất lỏng có tính khó nén.
Chú ý: áp suất phân tử chất lỏng không thể đo được vì nó luôn hướng vào trong lòng chất
lỏng.
2.4.1.2. Năng lượng mặt ngoài của chất lỏng
Lớp mặt ngoài của chất lỏng có những tính chất khác với phần bên trong chất lỏng.
Các phân tử lớp mặt ngoài bị các phân tử phía trong hút, vì vậy năng lượng của chúng
ngoài động năng chuyển động nhiệt còn có thế năng quy định bởi các lực hút đó. Nếu nhiệt
độ đồng đều thì năng lượng trung bình chuyển động nhiệt của các phân tử là như nhau. Về
thế năng của các phân tử thì khi đem các phân tử từ lớp trong ra lớp ngoài, ta cần thực hiện
một công chống lại lực hút phân tử, công này làm thế năng của phân tử tăng. Do đó các
phân tử ở lớp mặt ngoài có thế năng lớn hơn các phân tử ở phía trong. Như vậy, năng lượng
tổng cộng của các phân tử mặt ngoài lớn hơn phía bên trong. Phần năng lượng lớn hơn đó
được gọi là năng lượng mặt ngoài của chất lỏng.
Số phân tử lớp mặt ngoài càng nhiều thì năng lượng mặt ngoài của chất lỏng càng lớn, do
đó năng lượng mặt ngoài tỉ lệ với diện tích mặt ngoài
E   .S (2.19)
Trong đó:
E, S là năng lượng và diện tích mặt ngoài chất lỏng,
 là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào chất lỏng, gọi là hệ số sức căng mặt ngoài.
Một hệ ở trạng thái cân bằng bền khi thế năng cực tiểu, vì vậy chất lỏng ở trạng thái cân
bằng bền khi diện tích mặt ngoài của nó nhỏ nhất.
2.4.1.3. Sức căng mặt ngoài
Thực nghiệm cho thấy diện tích mặt ngoài chất lỏng
có khuynh hướng tự co lại nên về một phương diện nào đó
thì mặt ngoài chất lỏng giống như màng cao su bị căng ở
hình 2.7. Để giữ nguyên trạng thái mặt ngoài của chất
lỏng, ta phải tác dụng lên chu vi mặt ngoài những lực
vuông góc với đường chu vi và tiếp tuyến với mặt ngoài,
lực đó gọi là sức căng mặt ngoài.
Hình 2.7. Sức căng mặt ngoài
-46-
Ta có thể tính sức căng mặt ngoài bằng thí nghiệm sau: – – – – – –
– ––– – – –
Lấy một khung dây thép có cạnh MN dài l, có thể chuyển động – – –– – –
được (hình 2.8). – ––– – ––
– – –– – –
Nhúng khung vào nước xà phòng và lấy ra, ta được một màng x – – –– –
xà phòng. Để màng khỏi co lại, cần phải tác dụng lên MN một M – – – – – – N
lực F đúng bằng sức căng mặt ngoài. Dịch chuyển MN một – – – – –F – –
đoạn x thì diện tích mặt ngoài tăng lên một lượng là: – –
– Hình
– – 2.8 –
S  2.l.x – – (2.20)
Sở dĩ có thừa số 2 ở vế phải là do màng xà phòng có hai mặt ngoài ở hai phía.
Công thực hiện của lực F trong dịch chuyển x là
A  F.x
Công này dùng để làm tăng diện tích mặt ngoài lên S , tức là đã làm năng lượng mặt
ngoài tăng lên một lượng E . Theo (2.19) ta có:
E  A   .S
Suy ra
F   .2.l
Với chiều dài của đường chu vi là 2.l .
Trường hợp tổng quát, sức căng có thể thay đổi dọc theo đường chu vi, lúc này ta xét một
đoạn l đủ nhỏ của chu vi và áp dụng công thức trên ta có:
F   .l (2.21)
Với F là sức căng tác dụng lên đoạn l .
Nếu l bằng một đơn vị chiều dài thì   F . Vì vậy, ta có thể định nghĩa hệ số sức căng
mặt ngoài  như sau: hệ số sức căng mặt ngoài là đại lượng vật lý về trị số bằng sức căng
tác dụng lên một đơn vị chu vi mặt ngoài.
Trong hệ SI,  đo bằng đơn vị N/m. Với một chất lỏng cho trước,  phụ thuộc nhiệt độ, khi
nhiệt độ tăng thì sức căng mặt ngoài giảm.
Bảng sau cho giá trị sức căng mặt ngoài ở một số chất lỏng ở 200C.
Chất lỏng ở 200C  (N/m)
Nước 0,073
Thủy ngân 0,54
Eté 0,017

-47-
Ứng dụng của hiện tượng sức căng mặt ngoài:
- Giải thích sự tạo thành lớp bọt trong chất lỏng
Giả sử có một bọt không khí trong chất lỏng, nó sẽ nổi lên mặt. Tới mặt chất lỏng, bọt sẽ
đội một lớp chất lỏng có dạng hình vòm. Nếu bọt không khí đủ nhỏ thì nó không thể xé
rách lớp mặt ngoài và chịu ở dưới mặt chất lỏng. Nhiều bọt nhỏ như vậy sẽ tạo thành một
lớp bọt.
– – – – –– – – – –

– – – – – – – – – – –
– – – – – – – – –

– – Hình– 2.9.–Bọt –khí dưới
– –mặt –chất –lỏng
– –
– – – – – – – – – – –
– –
- Sự tạo thành giọt khi chất lỏng chảy qua một lỗ nhỏ
Khi chất lỏng chảy ra khỏi một ống thẳng đứng thi do sức căng mặt ngoài, chất lỏng không
thể ngay một lúc chảy ra khỏi ống. Chất lỏng chảy từ từ và về phía trên chất lỏng bị thắt lại.
Lúc trọng lượng giọt chất lỏng thắng sức căng mặt ngoài thì chỗ thắt bị đứt và tạo thành
giọt nước rơi xuống. Nếu lỗ rất nhỏ và áp suất chất lỏng không đủ lớn thì chất lỏng không
thể rơi xuống. Chính điều này, trong Y học người ta lấy đơn vị giọt thuốc làm đơn vị liều
lượng.

Hình 2.10. Giọt chất lỏng khi ra khỏi ống thẳng


2.4.2. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt
2.4.2.1. Hiện tượng dính ướt
Gọi F1 là tổng cộng các lực của các phân tử nước tác dụng lên phân tử A nằm sát thành
bình.
Gọi F2 là tổng cộng các lực của các phân tử thành bình tác dụng lên phân tử A.
Trường hợp lực F2 có trị số lớn hơn F1 thì tổng hợp lực F hướng vào thành bình, chính lực
này đã đẩy các phân tử chất lỏng xô vào thành bình tạo thành mặt cong lõm: chất lỏng làm
bình ướt (hình 2.11).

-48-
F2
– – – – – – – –
– – – – 
– – – ––
–– – – F – F– – –
1
– – – – – – ––
– – –– – –– –
– (a)
– – – –– – ––
(b)
–– – – – – ––
–– – – – –– –
Hình
– – –– 2.11. Hiện tượng dính ướt
–– – –
– – – – – – – –
Dạng mặt ngoài của chất lỏng được xác định bởi góc làm –ướt– – –, đó– là góc giữa tiếp tuyến
– – – –
của bề mặt chất lỏng và thành
– – bình
– –tiếp xúc với chất lỏng. – – – –
– –ướt vật.
Nếu   90o thì chất lỏng làm – –
– – – –
Nếu   0o thì chất lỏng làm
– –ướt hoàn
– toàn vật. –
– ướt
2.4.2.2. Hiện tượng không dính – –
– –
Trường hợp lực F2 có trị số nhỏ hơn F1 nên tổng hợp lực F hướng vào lòng chất lỏng,
chính lực này đã đẩy các phân tử chất lỏng xô vào lòng chất lỏng tạo thành mặt cong lồi:
chất lỏng không làm bình ướt bình (hình 2.12).
Nếu   90o thì chất lỏng không làm ướt vật.
Nếu   180o thì chất lỏng không làm ướt hoàn toàn vật.
Góc  phụ thuộc vào bản chất của các chất tiếp xúc với nhau và trạng thái bề mặt tiếp xúc
với chất lỏng.

F2
– – – – – – – – – – –
– ––– –– – – ––– –
– – – –– – –F – F1– –
–– ––– – –– – ––
–– – – –– ––– – ––
– – – – –– – – (b)–– –
– – (a)– – – – –– – ––
– ––– – – – – – – –
– – – Hình– 2.12. Hiện tượng không dính
– –ướt––– –
Hiện tượng dính –ướt– và
– không– dính ướt thường hay –
gặp – tế như mực làm
– –thực
trong
ướt ngòi bút nên mới dính – vào – ngòi bút, nước mưa không– làm ướt một số lá cây. Hiện
– – giọt–của chất lỏng khi
tượng dính ướt và không dính ướt dùng để giải thích sự tạo– thành
chảy qua các ống có đường kính nhỏ. Vận dụng điều này trong–Y học, – người ta có thể lấy
giọt thuốc làm đơn vị liều lượng, chế tạo các vải bạt…

-49-
2.4.3. Hiện tượng bay hơi – Hiện tượng sôi
2.4.3.1. Hiện tượng bay hơi
Chất lỏng đựng trong bình không kín thường có sự bay hơi. Đó là hiện tượng chất
lỏng biến thành chất hơi. Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ nhưng nhiệt độ càng cao thì sự
bay hơi xảy ra càng mạnh.
Để có sự bay hơi thì các phân tử chất lỏng cần một động năng nào đó để thắng lực hút trong
chất lỏng, lực đó gây ra bởi các phân tử chất lỏng dưới mặt thoáng.
Gọi A là công giữ các phân tử khỏi bay hơi thì các phân tử phải có động năng thỏa mãn
điều kiện sau:
m.vn2
A (2.22)
2
Trong đó m là khối lượng phân tử, vn là thành phần vận tốc theo phương pháp tuyến với
mặt thoáng.
Nhiệt độ của khối chất lỏng càng cao, số phân tử có vận tốc lớn càng nhiều, số phân tử thỏa
mãn điều kiện bay hơi tăng lên, do đó hiện tượng bay hơi xảy ra mạnh hơn.
2.4.3.2. Hiện tượng sôi
Là hiện tượng bay hơi không những ở trên bề mặt mà ngay cả trong lòng khối chất lỏng.
Khi đun chất lỏng, các bọt hơi xuất hiện đầu tiên ở đáy nồi đun và xung quanh thành nồi.
Bọt hơi ở trong lòng khối chất lỏng chịu tác dụng của các áp suất: áp suất trên bề mặt p0, áp
suất thủy tĩnh ptt, áp suất phụ p , áp suất hơi bão hòa pbh. Trong đó áp suất bão hòa trong
bọt khí chống lại áp suất nén, áp suất thủy tĩnh và
áp suất phụ.

Hình 2.13. Giải thích hiện tượng


sôi
Điều kiện sôi là:
pbh  p0  ptt  p
2
pbh  p0   .g.h 
R

-50-
Thông thường áp suất thủy tĩnh rất nhỏ so với áp suất nén p0, ta coi ptt gần bằng không. Áp
2.
suất phụ p  càng giảm khi nhiệt độ tăng do bán kính R của bọt hơi tăng khi nhiệt độ
R
tăng và giá trị áp suất phụ thường rất nhỏ so với áp suất nén nên có thể bỏ qua được.
Vậy, điều kiện sôi trở thành
pbh  p0 (2.23)
Nhiệt độ của khối chất lỏng ứng với điều kiện sôi gọi là nhiệt độ sôi hay điểm sôi. Đối với
mỗi chất lỏng ở điều kiện bình thường, điểm sôi là một hằng số.
2.4.3.3. Hiện tượng mao dẫn
Nhúng một ống thủy tinh có tiết diện nhỏ vào một cốc đựng chất lỏng thì nhận thấy
mặt chất lỏng trong ống thủy tinh có thể lõm hoặc lồi, dâng cao hay hạ thấp hơn so với mực
ngoài, đó là hiện tượng mao dẫn.
Do hiện tượng dính ướt và không dính ướt bề mặt chất lỏng trong ống bị cong sẽ chịu thêm
một áp suất phụ hướng lên trên (mặt lõm xuống) hoặc hướng xuống dưới (mặt lồi lên), làm
giảm áp suất khí quyển (hoặc tăng) trên mặt ống. Do đó, chất lỏng phải dâng lên để áp suất
tại hai điểm có cùng độ cao phải bằng nhau.

R
 r
.

h

. .
M N

Hình 2.14. Tính độ cao h dâng lên trong ống mao quản
Ta tính độ cao dâng lên hay hạ xuống trong ống. Giả sử chất lỏng làm ướt chất rắn (nước và
thủy tinh), tiết diện cong của mặt thoáng là một chỏm cầu bán kính R (hình 2.14).
Lấy hai điểm M, N trên cùng một mực nước ngang, điểm N nằm ở dưới mặt thoáng nằm
ngang nên nó không chịu áp suất phụ mà chỉ chịu áp suất khí quyển p0 nên
pN = p0
Điểm M vừa chịu áp suất khí quyển, vừa chịu áp suất thủy tĩnh  gh bởi cột chất lỏng
chiều cao h, đồng thời nó còn chịu áp suất phụ p ( p <0) gây bởi mặt khum nên ta có
pM  p0   gh  p (2.24)
Ở trạng thái cân bằng, áp suất giữa hai điểm M và N có cùng độ cao phải bằng nhau nên
-51-
pN  pM
p0  p0   gh  p
Do đó ta có:
2.
p   gh 
R
Bán kính cong R khó xác định nên ta thay bằng bán kính r của ống mao quản, r  R.cos
với  là góc bờ.
Suy ra
2. .cos 
  .g.h
r
Chiều cao của cột chất lỏng trong ống mao dẫn:
2. .cos 
h (2.25)
r. .g
Đây là biểu thức của công thức Gunrin.

Khi 0    : Chất lỏng làm dính ướt chất rắn và cos  0 nên chất lỏng dâng lên trong
2
ống (h>0).

Khi     : Chất lỏng không làm dính ướt chất rắn và cos  0 nên chất lỏng hạ xuống
2
trong ống (h<0).
Như vậy, ta có thể xác định hệ số sức căng mặt ngoài bằng cách đo chiều cao h và bán kính
r của ống mao quản.
Nhiều hiện tượng trong đời sống, kỹ thuật và tự nhiên được giải thích bằng hiện
tượng mao dẫn như bông, bấc đèn, giấy thấm,… có khả năng hút các chất lỏng vì khe hẹp
bên trong các chất này là các ống mao dẫn. Các chất dinh dưỡng dạng dung dịch được
chuyển từ dưới lên trên ở những cây cao vài mét, còn những cây cao hàng chục mét thì
ngoài hiện tượng mao dẫn để dẫn nước và các chất dinh dưỡng nuôi cây còn có hiện tượng
thẩm thấu của các tế bào sống, do sức mao dẫn chỉ đưa nhựa và các chất dinh dưỡng lên
cao vài mét.
2.4.4. Hiện tượng khuếch tán
2.4.4.1. Sự khuếch tán không qua màng - Định luật Fieck
Dựa trên các quan điểm của thuyết động học phân tử khí ta đã khảo sát và xây dựng
phương trình mô tả các hiện tượng khuếch tán, dẫn nhiệt và nội ma sát xảy ra trong khối
khí.
Hiện tượng khuếch tán chất khí: nếu ban đầu mật độ phân tử khí tại các vị trí khác
nhau trong lòng khối khí là khác nhau thì sau một khoảng thời gian nào đó, do các phân tử
-52-
chuyển động hỗn loạn nên mật độ phân tử khí sẽ cân bằng trong toàn khối khí. Phương
trình khuếch tán biểu diễn định luật Fick có dạng:
 n = - D.S.grad.dt
Trong đó  n là số phân tử khí khuếch tán qua diện tích S vuông góc với phương giảm khối
1
lượng riêng  của khối khí trong khoảng thời gian dt, D  λv là hệ số khuếch tán và
3
grad là gradient khối lượng riêng chất khí.
Khảo sát hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất lỏng dạng dung dịch, Fieck đã thiết
lập được biểu thức xác định số phân tử của một loại chất nào đó khuếch tán qua diện tích
S trong thời gian t là

 n = – D.S.gradC. t
kT
Với C là nồng độ dung dịch, gradC là gradient nồng độ dung dịch và D  là hệ số

khuếch tán của loại phân tử đang khảo sát (k hằng số Boltzman, T nhiệt độ tuyệt đối và 
hệ số nội ma sát của dung dịch).
Ðịnh luật Fieck là định luật thực nghiệm, nó cho ta biết số phân tử tham gia khuếch
tán khi có sự chênh lệch về mật độ phân tử (giữa các vùng trong chất khí) hoặc nồng độ
chất tan (giữa các vùng trong dung dịch). Riêng đối với dung dịch, các phân tử chất tan sẽ
dịch chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp tức là theo chiều ngược với
gradient nồng độ. Tốc độ khuếch tán tăng theo nhiệt độ và giảm khi phân tử lượng chất tan
và độ nhớt của môi trường tăng. Ngoài ra ta cũng thấy rằng hiện tượng khuếch tán không
chỉ xảy ra với phân tử chất tan mà còn xảy ra với cả dung môi. Các phân tử dung môi sẽ
chuyển động ngược chiều với các phân tử chất tan có nghĩa là từ nơi có nồng độ dung môi
lớn đến nơi có nồng độ dung môi nhỏ.
2.4.4.2. Khuếch tán qua màng xốp thấm tự do

Màng xốp thấm tự do là loại màng có đường kính của các lỗ lớn so với đường kính
phân tử khuếch tán. Khi ta đặt hai dung dịch có nồng độ khác nhau ở hai phía của màng thì
sẽ có hiện tượng khuếch tán xảy ra và hiện tượng khuếch tán này xảy ra tương tự như
trường hợp không có màng chắn, nhưng xảy ra chậm hơn vì phần diện tích để các phân tử
đi qua chỉ là phần diện tích tổng cộng của tất cả các lỗ.

Xét thí nghiệm với màng có chiều dày l và tổng


diện tích của tất cả các lỗ là S, xem hình vẽ 2.15. Giả
C1 C2
sử ở hai phía của màng luôn duy trì nồng độ dung dịch
đồng nhất là C1 và C2 (chẳng hạn bằng cách khuấy), khi
ấy chỉ có phần bên trong giữa hai mặt màng là có nồng
Màng

-53- Hình 2.15


độ biến đổi, gần đúng đó là biến đổi tuyến tính, liên tục, tức là gradC có giá trị không đổi.
dC C 2  C1
gradC    const.
dx l
Khi đó phương trình định luật Fieck có dạng:
C2  C1 S
n   D.S . .t   D .C.t  P.S .C.t
l l
D
Với P  gọi là hệ số thấm của màng đối với chất khuếch tán, không chỉ phụ thuộc vào
l
chất khuếch tán mà còn phụ thuộc vào tính chất của màng.
Ta không biết được chính xác tổng diện tích S của các lỗ màng và chiều dày l của màng
nhưng bằng thực nghiệm có thể xác định được giá trị trung bình của hằng số màng.
2.4.5. Hiện tượng thẩm thấu
2.4.5.1. Màng bán thấm, hiện tượng thẩm thấu
Trong tự nhiên có những loại màng chỉ cho một loại hoặc một số loại phân tử đi
xuyên qua nó, còn những loại khác thì không thể qua lại; có loại màng chỉ cho dung môi đi
qua mà không cho các chất hòa tan đi qua. Các loại màng có tính chất như vậy gọi là màng
bán thấm. Các loại màng trong cơ thể sống hầu hết là màng bán thấm bởi vì sự tồn tại của
tế bào phụ thuộc vào sự thấm những chất cần thiết từ môi trường bên ngoài vào và loại trừ
những chất chuyển hóa cặn bã từ nó ra ngoài. Nói cách khác, đối với cơ thể sống thì sự
thẩm chọn lọc đóng vai trò rất quan trọng trong các phương thức vận chuyển vật chất.
Do nhu cầu nên ngày nay người ta đã chế tạo được nhiều loại màng bán nhấm nhân tạo
nhằm mở rộng ứng dụng của màng bán thấm vào thực tiễn.
Chính do có tính thấm chọn lọc qua màng bán thấm mà chúng ta có hiện tượng thẩm
thấu: đó là quá trình vận chuyển dung môi qua một màng ngăn cách hai dung dịch có thành
phần khác nhau khi không có tác dụng của ngoại lực, như trọng lực, lực điện từ, lực đẩy
pittông... Hai dung dịch có thể khác nhau về bản chất hoặc chỉ khác nhau nồng độ chất hòa
tan nhưng nguyên nhân và động lực của quá trình thấm thấu là sự tồn tại áp suất thẩm thấu.
2.4.5.2. Áp suất thẩm thấu
Lấy một chậu đựng nước nguyên chất, nhúng một cái
phễu thuỷ tinh đã bịt kín phần miệng bằng một màng bán h
thấm và đổ vào phễu dung dịch nước đường (hình 2.16).
Lúc đầu, mực dung dịch trong cuống phễu và mực nước
trong chậu được để ngang nhau. Sau một thời gian, ta thấy
mực dung dịch trong ống dâng lên cho đến một độ cao h
nào đó thì dừng lại. Phân tích nước ở chậu không thấy có
đường. Ðiều đó có nghĩa là nước đã thấm qua màng vào
ống phễu, trong khi đường không thấm được ra ngoài.
-54- Hình 2.16
Ở trong chậu là nước tinh khiết nên số phân tử nước trong chậu do chuyển động hỗn
loạn đến đập vào mặt ngoài màng bán thấm nhiều hơn so với số các phân tử nước của dung
dịch đập vào phía trong màng bán thấm, do một phần của mặt trong màng bán thấm đã bị
các phân tử đường chiếm. Hệ quả là số phân tử nước từ chậu đi vào phễu sẽ nhiều hơn so
với số phân tử nước từ phễu đi ra chậu và theo thời gian mực dung dịch đường trong cuống
phễu sẽ dâng cao. Đồng thời, khi mực dung dịch dâng cao làm xuất hiện áp suất thuỷ tĩnh
và có giá trị tăng theo chiều cao h cột dung dịch, ptt = gh với  là khối lượng riêng dung
dịch. Mặt khác, áp suất thủy tĩnh tăng thì số phân tử nước từ dung dịch bị ép quay trở lại
chậu tăng theo và hệ quả tất yếu là khi áp suất thủy tĩnh đạt tới một giá trị nào đó thì số
phân tử nước chuyển qua màng bán thấm theo hai hướng sẽ bằng nhau. Ta gọi đó là trạng
thái cân bằng thẩm thấu: độ lớn áp suất thủy tĩnh của cột dung dịch đường có chiều cao h
bằng độ lớn áp suất thẩm thấu Pth của dung dịch đường trong phễu: ptt = pth.

Thực hiện lại thí nghiệm với điều kiện là trong chậu đựng dung dịch đường có nồng
độ nhỏ hơn nồng độ dung dịch đường trong phễu, thì khi trạng thái cân bằng thẩm thấu
được thiết lập chiều cao của cột nước đường trong cuống phễu biểu thị hiệu áp suất thẩm
thấu của hai loại dung dịch đường trong và ngoài phễu.

Ngược lại, khi nồng độ dung dịch đường trong phễu nhỏ hơn nồng độ dung dịch
đường trong chậu thì mức dung dịch trong cuống phễu sẽ hạ thấp hơn mức dung dịch
đường ngoài phễu, tức là đã có một số phân tử nước từ phễu đi ra ngoài chậu.
Từ tất cả các kết quả khảo sát đó ta thấy rằng mỗi một dung dịch đều có một áp suất thẩm
thấu Pth nhất định đặc trưng cho dung dịch đó. Áp suất thẩm thấu sinh ra là do sự có mặt
của các chất hòa tan trong dung dịch, có tác dụng làm cho các phân tử dung môi chuyển
động về phía dung dịch và có độ lớn xác định bằng áp suất (thủy tĩnh) cần thiết để làm
ngừng sự thẩm thấu khi đặt dung dịch ngăn cách với dung môi bằng một màng bán thấm.
Các nghiên cứu của Van‟t Hoff về hiện tượng thẩm thấu đối với các dung dịch loãng
của các chất không điện ly đã đi đến kết luận là có thể dùng phương trình trạng thái của khí
lý tưởng (Clapeyron – Mendéleev) để tính giá trị áp suất thẩm thấu của dung dịch:
m
pth  R.T (2.26)
V
Trong đó m là khối lượng chất hòa tan;  là trọng lượng phân tử chất hòa tan; V là thể tích
dung dịch; T là nhiệt độ tuyệt đối của dung dịch; R=8.31 103 J/kmol.độ là hằng số khí lý
tưởng.
Như vậy, áp suất thẩm thấu pth tỉ lệ nghịch với trọng lượng phân tử  và tỷ lệ thuận
m
với nhiệt độ tuyệt đối T và giá trị C  chính là nồng độ Kmol của dung dịch, lúc này
.V
ta có phương trình Van't Hoff:
pth = C.R.T
-55-
Tức là ở nhiệt độ không đổi thì áp suất thẩm thấu tỷ lệ thuận với nồng độ chất tan của dung
dịch.
Phương trình Van't Hoff nghiệm khá đúng với một số dung dịch loãng nhưng đối với
một số dung dịch khác, dung dịch muối vô cơ chẳng hạn, thì áp suất thẩm thấu lớn hơn
nhiều so với giá trị tính được. Ðó là vì các chất điện ly khi ở trong dung môi sẽ phân ly
thành các ion, nếu các ion này không thấm qua màng bán thấm thì số lượng phần tử trong
dung dịch sẽ tăng lên dẫn đến áp suất thẩm thấu cũng lớn lên. Như vậy, phương trình Van't
Hoff chỉ đúng với dung dịch loãng không điện ly. Ðối với dung dịch loãng điện ly ta có thể
suy rộng phương trình Van't Hoff để tính áp suất thẩm thấu.
Giả sử trong một dung dịch điện ly có a% số phân tử chất tan bị phân ly và mỗi phân
tử bị phân ly thành n ion.
Gọi N0 là số phân tử của chất tan ứng với một đơn vị thể tích dung dịch nếu chất tan là
không điện ly, N là số phân tử có trong một đơn vị thể tích dung dịch sau khi chất tan đã
phân ly thành các ion. Ta có:
N = No a.n + (1 - a) No
N = (an + 1 - a) No = [1 + a (n - 1)] No
Vì áp suất thẩm thấu tỷ lệ với số phân tử trong một đơn vị thể tích nên đối với dung dịch
điện ly áp suất thẩm thấu sẽ tăng lên i lần, với i = 1 + a (n -1) và được gọi là hệ số đẳng
thấm. Như vậy phương trình Van't Hoff viết cho dung dịch loãng chất điện ly sẽ là:
pth = i .C.R.T

-56-
Chƣơng 3: PHÓNG XẠ

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cấu tạo hạt nhân nguyên tử, các khái niệm và quy luật phân
rã phóng xạ
2. Trình bày được bản chất và phân loại các loại tia phóng xạ
3. Trình bày được sự tương tác giữa các loại tia phóng xạ và vật chất.
4. Vận dụng kiến thức về hiện tượng phóng xạ để hiểu được những ứng dụng
của dược chất phóng xạ trong Y – Dược.

3.1. Hiện tƣợng phóng xạ


3.1.1. Sơ lược về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
3.1.1.1. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân tích điện dương ở tâm và các electron mang điện tích âm
chuyển động xung quanh hạt nhân. Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân và
nguyên tử ở trạng thái trung hòa về điện thì điện tích hạt nhân và điện tích electron bằng
nhau.
Hạt electron: mang điện tích âm e = -1,6.10-19C, khối lượng me = 9,1.10-31kg. Các
electron trong nguyên tử được chia thành các lớp, phân lớp, obitan và lần lượt chiếm các
quỹ đạo ứng với các mức năng lượng từ thấp đến cao.
Hạt nhân gồm các hạt proton và neutron, gọi tên chung là các hạt nuclon.
- Proton là hạt mang điện tích dương +e, khối lượng mp=1,67262.10-27kg, kí hiệu là
1 p hay p. Số lượng hạt proton trong hạt nhân kí hiệu là Z, đây cũng chính là điện tích của
1

hạt nhân, nguyên tử số hay số thứ tự của nguyên tử trong bảng hệ thống tuần hoàn
Mendeleep. Hạt proton do 3 hạt cơ bản Quark hợp thành, gồm 2 hạt up-Quark và 1 hạt
down-Quark. Ở trạng thái ngoài hạt nhân thì hạt proton rất bền vững, nhưng ở trong hạt
nhân thì proton có thể chuyển thành neutron, do đó rất khó xác định vị trí và trạng thái của
các hạt nên người ta dùng tên chung là nuclon để chỉ hai hạt proton và neutron.
- Neutron là hạt không mang điện tích, khối lượng mp=1,67493.10-27kg, kí hiệu là 01n
hay n. Hạt proton do 3 hạt cơ bản Quark hợp thành, gồm 1 hạt up-Quark và 2 hạt down-
Quark. Ở trạng thái tự do ngoài hạt nhân, neutron sẽ không tồn tại lâu, nó sẽ tự biến đổi
theo sơ đồ sau:
1
0 n  11 p  10e  0  0,78MeV

Hạt nhân nguyên tử X có số khối A và điện tích Z được viết như sau:

-57-
A
Z X
Do khối lượng của các hạt electron rất nhỏ, không đáng kể nên khối lượng hạt nhân
coi như bằng khối lượng nguyên tử. Như vậy, tổng số hạt proton (Z) và hạt neutron (N)
trong hạt nhân ứng với số khối A của nguyên tử, do đó:
A=Z+N
3.1.1.2. Đồng vị phóng xạ
Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số proton Z (cùng vị trí trong
bảng hệ thống tuần hoàn) nhưng có số neutron N khác nhau, tức là có số khối A khác nhau.
Các đồng vị được chia làm hai loại: đồng vị bền và đồng vị không bền (gọi là đồng vị
phóng xạ), các đồng vị bền hay không bền là do trong cấu tạo của hạt nhân tỉ lệ số lượng
tương đối giữa hạt proton va neutron ảnh hưởng đến tính ổn định của hạt nhân.
Đối với các nguyên tử có giá trị nguyên tử số thấp (Z nhỏ), khi hạt nhân có số proton
khác số neutron thì có xu hướng trở về trạng thái năng lượng thấp hơn thông qua quá trình
phân rã phóng xạ dẫn đến số hạt proton và neutron trở lên xấp xỉ bằng nhau. Kết quả, các
nguyên tử có số proton xấp xỉ bằng số neutron có hạt nhân bền và không có hiện tượng
phóng xạ. Tuy nhiên, khi nguyên tử số tăng lên, lực đẩy lẫn nhau giữa các proton, đòi hỏi
số neutron tăng lên để duy trì sự ổn định của hạt nhân, không còn tuân theo xu hướng cân
bằng hai hạt này nữa. Và thực tế không có hạt nhân bền nào với số proton xấp xỉ bằng số
neutron khi nguyên tử số Z >20 và khi Z tăng đến những hạt nhân nặng nhất, tỉ số neutron
trên proton để cho hạt nhân ổn định tiến tới giá trị 1,5.
Hầu hết các nguyên tố đều là hỗn hợp của nhiều đồng vị và đối với cùng một nguyên
tố thì tính chất hóa học của đồng vị bền hay không bền đều như nhau. Trong tự nhiên, chỉ
có một số ít là đồng vị bền, chủ yếu là các đồng vị phóng xạ. Ngoài ra, người ta còn tạo ra
các đồng vị phóng xạ nhân tạo mới bằng cách dùng các phản ứng hạt nhân hay hiện tượng
phân rã phóng xạ.
3.1.1.3. Năng lượng liên kết
Hạt nhân có cấu tạo khá bền vững là do các nuclon liên kết với nhau bằng một lực
khá mạnh gọi là lực hạt nhân. Lực này không phải lực tĩnh điện nên nó không phụ thuộc
vào điện tích các nuclon. So với lực điện từ thì lực hạt nhân có cường độ rất lớn, tuy nhiên
nó chỉ có tác dụng khi hai nuclon cách nhau một khoảng cách bằng hoặc nhỏ hơn kích
thước hạt nhân. Do đó, muốn tách các hạt nuclon ra khỏi hạt nhân hay liên kết các hạt
nuclon để tạo thành hạt nhân thì cần phải tốn năng lượng, ta gọi đó là năng lượng liên kết.
Và thực nghiệm, người ta cũng thấy rằng khối lượng của hạt nhân bao giờ cũng nhỏ hơn
tổng khối lượng các hạt nuclon tạo thành hạt nhân, sự chênh lệch khối lượng này gọi là độ
hụt khối m
m  Z .mp  N .mn  mhn
Sự hụt khối này là do phải tốn năng lượng liên kết các hạt nuclon tính theo biểu thức:
-58-
Wlk  m.c2  (Z.mp  N .mn )  mhn  .c 2 (3.1)

Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính trên một nuclon
Wlk
Wlkr  (3.2)
A
Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân càng lớn thì hạt nhân đó càng bền vững và ngược
lại.
3.1.2. Hiện tượng phân rã phóng xạ
Năm 1896, nhà bác học người Pháp Henri Becquerel tình cờ phát hiện ra hiện tượng
phóng xạ khi hạt nhân nguyên tử 238 206
92U biến thành hạt nhân nguyên tử 82 Pb . Sau Becquerel,

nhiều nhà bác học như Pierre và Marie Curie, Ernest Rutherford, … đã quan tâm và nghiên
cứu hiện tượng này.
Năm 1899, Ernest Rutherford đã nghiên cứu thành công hiện tượng phóng xạ và
chứng minh được rằng có hai loại tia khác nhau: một tia dễ dàng bị hấp thụ bởi vật chất
được gọi là tia  ; một tia ít bị hấp thụ bởi vật chất hơn được gọi là tia  .
Năm 1900, Villard phát hiện ra loại bức xạ thứ ba có đặc điểm khác với 2 loại bức xạ
kia và đặt tên là tia  .
Hiện tượng phân rã phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không bền tự động
biến đổi để trở thành hạt nhân nguyên tử của nguyên tố khác hoặc từ một trạng thái năng
lượng cao về một trạng thái năng lượng thấp hơn. Trong quá trình biến đổi đó, hạt nhân
nguyên tử phát ra những tia không nhìn thấy có năng lượng cao được gọi là tia phóng xạ
hay bức xạ hạt nhân. Nguyên tố hóa học mà hạt nhân có tính phóng xạ được gọi là đồng vị
phóng xạ.
Các đồng vị hạt nhân không bền, lực trong hạt nhân không đủ duy trì sự ổn định, vì
vậy sớm hay muộn nó cũng chuyển thành một hạt nhân nguyên tố khác bền vững hơn. Điều
đó cho thấy hiện tượng phân rã phóng xạ xảy ra một cách tự phát, không chịu sự tác động
của các yếu tố bên ngoài. Hạt nhân đó có thể chịu một quá trình biến đổi hay nhiều quá
trình biến đổi liên tiếp nhau hoặc đồng thời với nhau với xác suất nhất định. Mỗi quá trình
biến đổi đó được gọi là một phân rã phóng xạ.
3.1.3. Quy luật phân rã phóng xạ
Trong một mẫu chất phóng xạ, không phải mọi hạt nhân đều phân rã cùng một lúc
nên không thể biết trước được khi nào hạt nhân này hay hạt nhân kia phân rã trong thời
gian nào. Nhưng với số lượng lớn hạt nhân thì trong một giây sẽ có một lượng hạt nhân
nhất định bị phân rã để trở thành một hạt nhân mới. Như vậy, theo thời gian số lượng hạt
nhân chất phóng xạ sẽ giảm theo một quy luật thống kê xác định.
Giả sử tại thời điểm ban đầu số hạt nhân có tính phóng xạ là N0, ở thời điểm t nào đó
số hạt nhân có tính phóng xạ là N. Ngay sau đó một khoảng thời gian dt rất nhỏ, số hạt
nhân có tính phóng xạ giảm đi một lượng là - dN. Thực nghiệm cho thấy số hạt dN tỉ lệ với
-59-
tích của N và dt
dN ~ Ndt
Hay
dN   Ndt
Trong đó  là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào bản chất hạt nhân có tính phóng xạ, được gọi là hằng
số phóng xạ hoặc hằng số phân rã.
Suy ra
dN
  dt
Lấy tích phân hai vế, ta có: N
N t
dN
N N  0  dt
0

 ln N   t
N
N0

 ln N  ln N 0  t

N
 ln   t
N0
Do đó
N  N 0 e  t (3.3)
Biểu thức (3.3) cho thấy theo thời gian t, số hạt nhân phóng xạ giảm theo hàm e mũ.
Chu kỳ bán rã hay chu kỳ phân rã T là khoảng thời gian cần thiết để số hạt nhân có
tính phóng xạ của nguồn đó giảm đi một nửa so với ban đầu. Đơn vị của chu kỳ bán rã
trong hệ SI là giây (s).
Sau thời gian chu kỳ bán rã T thì số hạt nhân phóng xạ là
N0 N
N hay 0  2
2 N
N0
 ln 2  ln  T
N
Nên
ln 2 0, 693
T  (3.4)
 
Chu kỳ bán rã T của một nguồn phóng xạ chỉ phụ thuộc vào bản chất của hạt nhân có
-60-
tính phóng xạ của nguồn đó. Mỗi một hạt nhân phóng xạ có một chu kỳ bán rã riêng đặc
trưng cho chất phóng xạ đó.
Thời gian sống trung bình của một hạt nhân phóng xạ được tính bằng nghịch đảo hằng số
phóng xạ:
1 T
 
 ln 2
Như vậy, đời sống của một hạt nhân phóng xạ càng lớn khi chu kỳ phân rã càng lớn. Các
hạt nhân phóng xạ nhân tạo thường có thời gian sống ngắn.
N
N0

N0
2
N0
4

O t
T 2T
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn quy luật phân rã phóng xạ
3.1.4. Các đại lượng đo phóng xạ
3.1.4.1. Độ phóng xạ H (hoạt độ phóng xạ)
Tốc độ phóng xạ H của một lượng chất phóng xạ là một đại lượng vật lý đặc trưng
cho tính chất mạnh hay yếu của nguồn phóng xạ, được đo bằng số phân rã trong một đơn vị
thời gian.
dN
H  N (3.5)
dt
Như vậy, độ phóng xạ của một nguồn phóng xạ không những phụ thuộc vào bản chất của
hạt nhân có tính phóng xạ (  ) mà còn phụ thuộc vào số lượng hạt nhân có tính phóng xạ
đó tồn tại trong nguồn tại thời điểm đang xét (N).
Đơn vị của độ phóng xạ là Becquerel (Bq) được định nghĩa như sau: “Một Becquerel là tốc
độ phân rã của một nguồn phóng xạ mà trung bình cứ mỗi giây có một hạt nhân bị phân
rã”.
Phân rã phóng xạ là sự chuyển dạng của vật chất từ một nguyên tố này biến thành một
nguyên tố khác. Ở đây vật chất không bị tiêu hủy, sự biến đổi của hạt nhân nguyên tử tuân
theo quy luật bảo toàn về điện tích, số nuclon, năng lượng và vectơ động lượng.
3.1.4.2. Liều bức xạ

-61-
Những biến đổi xảy ra trong môi trường vật chất nói chung và cơ thể nói riêng khi bị
chiếu xạ bởi các tia đều phụ thuộc vào năng lượng bức xạ hấp thụ, số điện tích tạo ra trong
quá trình ion hóa. Để đặc trưng định lượng cho những thuộc tính này, người ta đưa ra khái
niệm liều lượng hấp thụ và liều lượng chiếu xạ.
Liều lượng hấp thụ bức xạ (Dn), là đại lượng vật lý cho biết năng lượng của bức xạ
hấp thụ trong một đơn vị khối lượng của môi trường bị chiếu.
Gọi E là năng lượng mà môi trường hấp thụ từ chùm bức xạ và khối lượng m của nó,
thì liều hấp thụ được tính theo biểu thức:
E
D (3.6)
m
Đơn vị liều lượng trong hấp thụ trong hệ SI là J/kg còn gọi là Gray (Gy). Người ta thường
dùng đơn vị là rad, 1 rad = 10-2 J/kg. Biểu thức (3.5) cho ta thấy rằng liều lượng hấp thụ
phụ thuộc vào tính chất của bức xạ và môi trường hấp thụ.
Liều chiếu bức xạ (Dc) là đại lượng cho biết tổng số điện tích của các ion cùng dấu
được tạo ra trong một đơn vị khối lượng không khí ở điều kiện tiêu chuẩn dưới tác dụng
của các hạt mang điện tích sinh ra do tia X hoặc tia gamma tương tác với nguyên tử, phân
tử khí.
Q
DC  (3.7)
m
Trong hệ SI đơn vị của liều lượng chiếu là Coulomb/kg (C/kg). Ngoài ra, người ta thường
dùng đơn vị Roentgen (R), 1R = 2,58.10-4 C/kg.
Mối quan hệ giữa liều chiếu Dc và liều hấp thụ Dn được thể hiện qua hệ thức:
Dn = f.Dc
Với f là hằng số phụ thuộc vào nguyên tử khối, mật độ chất bị chiếu.
3.1.5. Các loại tia phóng xạ
Các tia phóng xạ (hay phân rã phóng xạ) là những tia không nhìn thấy được, sinh ra
trong quá trình một hạt nhân không bền phân rã thành hạt nhân khác và được chia thành 3
loại phổ biến: tia α, tia β, tia γ. Để phân biệt được tia phóng xạ, người ta cho chúng đi vào
điện trường giữa 2 bản cực của tụ điện. Kết
quả cho thấy tia α lệch   về phía bản âm, tia β
lệch về phía bản dương  
 
và tia γ không lệch
khi đi qua điện trường   giữa hai bản tụ điện
(hình 3.2).

-62-

Hình 3.2
Ngoài ba loại phân rã trên thì có một loại phân rã hiếm nữa là sản phẩm phân rã bao gồm
những neutron hoặc proton hoặc đám nucleon từ một hạt nhân, hoặc có nhiều hơn một hạt
beta bị bắn ra. sản phẩm (thông qua biến đổi nội bộ hạt nhân gốc) là những electron năng
lượng cao mà không phải là chùm tia beta, hay những photon năng lượng cao không phải là
tia gamma.
3.1.5.1. Tia alpha α (phân rã α)
Phân rã α chỉ xảy ra ở những nguyên tử phóng xạ nặng có Z>82 (trừ một vài trường
hợp đặc biệt) và thường gặp ở các đồng vị phóng xạ tự nhiên. Bản chất của hạt α chính là
hạt nhân của nguyên tử 24 He , với khối lượng tương đối lớn so với khối lượng electron,
mHe=1,664.10-27kg. Khi phân rã phóng xạ  thì điện tích hạt nhân giảm đi 2 và số khối
giảm đi 4. Phương trình tổng quát sự biến đổi của phân rã α là
A
Z X  A-4
Z-2Y  2 He  Q
4

Q là năng lượng phát ra dưới dạng động năng của hạt  . Các hạt  phát ra từ cùng một
phân rã của cùng một hạt nhân có năng lượng giống nhau. Đó là đặc điểm đơn năng của
chùm tia alpha. Ngoài ra tia alpha còn có một số tính chất khác như: bị lệch về phía bản âm
trong điện trường, vận tốc hạt alpha cỡ 2.107 m/s, có khả năng ion hóa mạnh môi trường,
tính đâm xuyên yếu (đi được tối đa 8 cm trong không khí).
3.1.5.2. Tia beta β (phân rã β)
Phân rã  là quá trình phân rã trong đó điện tích hạt nhân thay đổi một đơn vị điện
tích nguyên tố trong khi số nuclon được giữ nguyên. Tia  chia làm hai loại đó là tia   và
tia   .
Phân rã   là hiện tượng hạt nhân nguyên tử tự động biến đổi tạo thành một hạt nhân
khác có cùng số khối, nhưng điện tích tăng lên 1. Các hạt nhân không ổn định và có số
lượng hạt neutron nhiều hơn số hạt proton thương phát ra tia   . Phương trình tổng quát
sự phân rã   là:
-63-
A
Z X  Z A1Y     Q
Do số hạt neutron nhiều hơn proton nên các hạt neutron biến đổi thành hạt proton và phát
sinh một điện tử:
0
1 n  11 p     Q
Như vậy, bản chất của tia phóng xạ   chính là dòng các hạt electron ( 10 e ). Chú ý rằng các
electron này được sinh ra từ trong lòng hạt nhân và không liên quan gì đến các electron quỹ
đạo, tuy nhiên chúng là các hạt có cùng bản chất.
Phân rã   là hiện tượng hạt nhân tự biến đổi tạo thành hạt nhân khác có cùng số
khối, nhưng điện tích giảm đi 1. Bản chất của tia phóng xạ   là dòng hạt pozitron ( 10 e ),
phản hạt của electron, có cùng khối lượng với electron nhưng mang điện tích nguyên tố
dương. Phương trình tổng quát sự phân rã có dạng:
A
Z X Z A1Y     Q
Phân rã   xảy ra ở hạt nhân không ổn định, có số lượng hạt proton lớn hơn neutron nên
các hạt proton biến đổi thành hạt neutron và phát ra hạt pozitron. Bản chất của phân rã này
là:
1
1 p 10 n     Q
Việc trình bày phương trình biến đổi và bản chất của phân rã   ,   như trên lúc
đầu được chấp nhận vì nó hợp với các kết quả thực nghiệm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, vào
năm 1931 nhà vật lý Thụy Sĩ Wolfgang Pauli (1900-1958) đã đưa ra giả thuyết là trong các
phân rã   ,   ngoài hạt electron hoặc pozitron thì hạt nhân còn phát ra một hạt khác gọi
là hạt neutrino ( ). Hạt neutrino là hạt không mang điện và có khối lượng tĩnh bằng không.
Đến năm 1957, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã ghi nhận sự có mặt của neutrino và
giả thuyết của Pauli hoàn toàn được chấp nhận. Như vậy bản chất của phân rã   ,   là sự
biến đổi n, p theo các phản ứng sau:
1
0 n  11 p      Q
1
1 p  01n      Q
Tốc độ bay của hạt rất lớn, xấp xĩ vận tốc ánh sáng trong chân không, do đó hạt có
thể xuyên sâu vào vật chất hơn hạt alpha nhưng mật độ ion hóa tuyến tính của thì yếu hơn
alpha. Tia alpha có thể xuyên qua tấm nhôm dày vài mm. Và khi chiếu tia beta âm vào
trong điện trường giữa hai bản tụ điện thì nó bị lệch về phía bản dương của điện trường.
3.1.5.3. Tia gamma γ
Phân rã gamma không phải do hạt nhân phóng xạ trực tiếp phát ra mà là một quá
trình thứ phát, nghĩa là sinh ra từ các hạt nhân mới được tạo thành khi nó còn ở trạng thái
-64-
kích thích chưa ổn định. Quá trình hạt nhân ở trạng thái kích thích có năng lượng cao trở về
trạng thái kích thích có năng lượng thấp hơn hoặc từ trạng thái kích thích có năng lượng
cao về trạng thái cơ bản sẽ phát ra photon có năng lượng lớn, đó chính là phân rã gamma.
Do các hạt photon không mang điện nên trong phân rã gamma thì cấu trúc của hạt nhân
không bị biến đổi, điện tích và số khối của hạt nhân không đổi, chỉ có năng lượng giảm đi,
phát ra dưới dạng sóng điện từ có bước sóng rất ngắn là tia gamma. Như vậy, bản chất của
tia  chính là sóng điện từ có bước sóng cực ngắn (   1011 m ).
Giả sử (X)* là hạt nhân ở trạng thái kích thích, quá trình phân rã gamma về trạng thái
cơ bản có dạng:

 X
*
A
Z  ZA X  
Đa số các hạt nhân mới tạo thành sau các phân rã  ,  đều ở trạng thái bị kích thích.
Vì vậy, sau khi thực hiện các phân rã này thường kèm theo phát xạ tia gamma. Ta cần chú
ý rằng khi xét hiện tượng phóng xạ ở một hạt nhân nào đó thì có thể phát ra nhiều tia phóng
xạ. Ngoài ra, tia gamma có các đặc điểm không bị lệch trong điện trường và khả năng đâm
xuyên rất mạnh do năng lượng rất lớn, tuy nhiên khả năng ion hóa môi trường kém hơn
phân rã  ,  .
3.1.6. Các phương pháp ghi đo phóng xạ
3.1.6.1. Ống đếm ion hóa
Ống đếm ion hoạt động trên cở sở sự ion chất khí khi có các hạt vi mô tích điện bay qua
môi trường.
Cấu tạo của ống đếm ion hóa gồm bình thủy tinh (1) chứa khí ở áp suất thấp, đặt một thanh
hình trụ (2), đặt một sợi dây kim loại (3) dọc theo hình trụ và hợp với ống (2) tạo thành một
tụ điện hình trụ. Mạch ngoài mắc một điện trở R có trị số lớn và bộ nguồn  nối với hai cực
của tụ điện như hình 3.3.
1

3 2

– +

Hình 3.3. Ống đếm ion hóa Geigher - Mulle
Hoạt động của ống đếm ion hóa: Nếu có hạt vi mô mang điện bay qua tụ, chất khí
trong tụ sẽ bị ion hóa trở thành dòng điện trong mạch gây nên sự sụt điện thế trên điện trở
R, tạo thành xung điện. Xung này được khuếch đại và được ghi nhờ một máy đếm xung
-65-
điện. Do đó biết được số hạt đi qua ống đếm chính bằng số xung điện mà máy đếm ghi
được.
3.1.6.2. Ống đếm nhấp nháy

Bức xạ
R

a b

Hình 3.4. Cấu tạo của ống nhấp nháy

Ống đếm nhấp nháy hoạt động dựa trên cơ sở sự phát quang do phóng xạ. Cấu tạo
của ống đếm nhấp nháy như hình 3.4, với bộ phận chính là tấm phát quang (a) và ống nhân
quang điện (b). Khi có tia phóng xạ đập vào tấm a sẽ làm nó phát quang (photon). Ánh sáng
này được ống nhân quang biến thành một xung điện mạnh, các xung này được ghi bằng
một máy đếm xung như trên.
3.1.6.3. Buồng Wilson
Do có khả năng ion hóa nên các tia phóng xạ sẽ ion hóa chất khí trên đường đi của
nó, nếu chất khí có chứa hơi nước hoặc hơi rượu bão hòa thì các ion mới được tạo thành trở
thành các tâm ngưng tụ. Hơi nước hoặc rượu sẽ đọng quanh các tấm ngưng tụ thành những
giọt sương trên dọc quỹ đạo của tia phóng xạ. Do đó ta sẽ nhìn rõ quỹ đạo là những vệt
sương trắng. 2

4

1
3

Hình 3.5. Cấu tạo của buồng Wilson

Cấu tạo của buồng Wilson như hình 3.5, gồm một xilanh hình trụ (1), nắp thủy tinh
trong suốt (2), pittông (3) và một cửa sổ lối vào của tia phóng xạ (4). Khi tăng đột ngột thể
tích buồng chứa khí bằng cách hạ thật nhanh pittông xuống dưới, điều này dẫn đến nhiệt độ
trong buồng khí chứa đầy hơi chất lỏng sẽ lạnh đột ngột và không khí trong buồng sẽ trở
nên quá bão hòa và không bị ngưng tụ. Nếu ở thời điểm nào đó có tia phóng xạ (  ) qua thể
tích nói trên và ion hóa các phân tử hơi thì trên các ion được tạo thành bắt đầu xuất hiện các
-66-
giọt nước. Vết của hạt trở nên thấy được và có thể chụp ảnh vết này nhờ nắp thủy tinh trong
suốt (2). Do sự dẫn nhiệt của thành, nhiệt độ hơi tăng lên khá nhanh chóng, vết biến mất và
đôi khi toàn bộ buồng chứa đầy sương.
Căn cứ vào hình dạng, kích thước quỹ đạo, người ta xác định được bản chất, kích
thước, khối lượng, điện tích và năng lượng của hạt vi mô.
3.1.6.4. Phương pháp nhũ tương kính ảnh
Cơ sở của phương pháp này là các hạt vi mô tích điện khi đi vào lớp nhũ tương ảnh sẽ
để lại vết đường đi trên lớp nhũ tương. Sau khi làm hiện ảnh ta sẽ được các vết đen là quỹ
đạo của hạt vi mô trên nhũ tương. Dựa vào hình dạng, kích thước của vết đen, người ta xác
định được các thông số: khối lượng, năng lượng, điện tích của hạt.
3.1.6.5. Phương pháp buồng bọt
Trong buồng chứa chất lỏng ở nhiệt độ gần nhiệt độ sôi. Hạt điện tích chuyển động
nhanh, qua cửa sổ lọt vào buồng chứa chất lỏng. Trên đường đi hạt ion hóa và kích thích
các nguyên tử chất lỏng, tại thời điểm đó người ta giảm mạnh áp suất của buồng. Các ion
xuất hiện trên dọc đường đi của hạt sẽ trở thành các trung tâm tạo bọt. Chuỗi các bọt xuất
hiện dọc đường đi của hạt tích điện chuyển động nhanh qua chất lỏng tạo thành vết của hạt.
Chất lỏng thường dùng trong buồng bọt là hydro lỏng, propan, xenon lỏng,…v.v.
3.2. Phản ứng hạt nhân
Năm 1909, nhà bác học Ernesr Rutherford đã làm thí nghiệm cho chùm hạt  , phóng
ra từ nguồn phóng xạ poloni (210Po) bắn phá nitơ trong không khí. Kết quả là hạt nitơ đã
biến đổi thành hạt oxi và hydro. Quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân như vậy, gọi là
phản ứng hạt nhân.
Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân.
Năm 1934, đồng vị phóng xạ nhân tạo đầu tiên được tìm ra bằng cách dùng hạt alpha
bắn phá một lá nhôm. Từ đó cho đến nay, người ta đã tạo ra được hàng nghìn đồng vị
phóng xạ nhân tạo thông qua các phản ứng hạt nhân.
3.2.1. Phân loại phản ứng hạt nhân
Phản ứng hạt nhân chia làm 2 loại:
- Phản ứng hạt nhân tự phát: xảy ra khi một hạt nhân không bền, tự động phân rã
thành hạt nhân khác. Ví dụ như hiện tượng phân rã phóng xạ của các hạt nhân phóng xạ.
- Phản ứng hạt nhân kích thích: xảy ra khi các hạt nhân tương tác nhau dẫn đến sự tạo
thành các hạt nhân khác. Muốn biến đổi một hạt nhân bền thành hạt nhân khác cần phải
truyền cho nó một năng lượng, thường là phải bắn phá chúng bằng các hạt vi mô mang điện
hoặc không mang điện. Các phản ứng hạt nhân nhân tạo thường xảy ra theo hướng này. Hai
phản ứng hạt nhân kích thích phổ biến là phản ứng phân hạch và phản ứng tổng hợp hạt
nhân (phản ứng nhiệt hạch).

-67-
3.2.2. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
Phản ứng hạt nhân xảy ra theo biến đổi tổng quát sau:
A  Z22 B Z33 C  Z44 D
A1 A A A
Z1

Các hạt nhân A,B gọi là hạt trước phản ứng; C,D là các hạt sinh ra hay sản phẩm.
Mọi phản ứng hạt nhân xảy ra luôn tuân theo các định luật bảo toàn sau:
- Định luật bảo toàn điện tích
Tổng đại số điện tích của các hạt trước phản ứng bằng tổng điện tích các hạt mới sinh ra.
Z1 + Z2 = Z3 + Z4
- Định luật bảo toàn số nuclon (số khối A)
Trong phản ứng hạt nhân, tổng số nuclon của các hạt trước phản ứng bằng tổng số nuclon
của các hạt tạo thành.
A1 + A2 = A3 + A4
- Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần
Năng lượng toàn phần của hạt nhân gồm: năng lượng nghỉ và động năng của hạt nhân.
Năng lượng nghỉ của hạt nhân khối lượng m có dạng:
E=m.c2 (3.8)
Động năng của hạt nhân:
m.v 2
Wd  (3.9)
2
Trong phản ứng hạt nhân thì tổng năng lượng toàn phần được bảo toàn, tức là tổng năng
lượng toàn phần của các hạt trước phản ứng bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt
sinh ra.
mA .vA2 m .v 2 m .v 2 m .v 2
mA .c 2   mB .c 2  B B  mC .c 2  C C  mD .c 2  D D (3.10)
2 2 2 2
- Định luật bảo toàn động lượng
Tổng vectơ động lượng của các hạt trước phản ứng bằng vectơ tổng động lượng tương của
các hạt tạo thành.
pA  pB  pC  pD (3.11)
Với công thức tính động lượng là
p  m.v

3.2.3. Năng lượng phản ứng hạt nhân


Do các hạt nhân trước và sau phản ứng có độ hụt khối khác nhau, điều này dẫn đến
-68-
tính chất không bảo toàn khối lượng nghỉ trong phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, năng lượng
toàn phần được bảo toàn nên phản ứng hạt nhân có thể thu hoặc tỏa năng lượng gọi là năng
lượng phản ứng hạt nhân.
Năng lượng phản ứng hạt nhân được tính theo công thức sau:
W = (m0 – m).c2 (3.12)
Với m0, m là tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân trước và sau phản ứng hạt nhân.
Nếu m0 > m thì W>0: Phản ứng tỏa năng lượng dưới dạng động năng của các hạt sinh
ra hoặc năng lượng của photon. Trong trường hợp này các hạt sinh ra có độ hụt khối lớn
hơn các hạt ban đầu, nghĩa là các hạt sinh ra bền vững hơn các hạt trước phản ứng.
Trường hợp tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn các hạt sinh ra
(m0<m), thì phản ứng không thể tự xảy ra, đây là phản ứng thu năng lượng (W<0). Muốn
thực hiện một phản ứng hạt nhân thu năng lượng chúng ta cần phải cung cấp cho hệ một
năng lượng đủ lớn. Thường năng lượng cung cấp cho phản ứng thu năng lượng dưới dạng
động năng của các hạt trước phản ứng hay dùng các bức xạ cung cấp năng lượng để phản
ứng xảy ra.
Hai phản ứng tỏa năng lượng phổ biến là phản ứng phân hạch hạt nhân và phản ứng
tổng hợp hạt nhân.
3.2.4. Phản ứng phân hạch hạt nhân
Phản ứng phân hạch là một quá trình vật lý và hoá học hạt nhân mà trong đó hạt nhân
nguyên tử bị phân chia thành hai hoặc nhiều hạt nhân nhỏ hơn và vài sản phẩm phụ khác.
Vì thế, sự phân hạch là một dạng của sự chuyển hoá căn bản. Các sản phẩm phụ bao gồm
các hạt neutron, photon tồn tại dưới dạng các tia gamma, tia beta và tia alpha.
Sự phân hạch của các nguyên tố nặng là một phản ứng toả nhiệt và có thể giải phóng một
lượng năng lượng đáng kể dưới dạng tia gamma và động năng của các hạt được giải phóng
(đốt nóng vật chất tại nơi xảy ra phản ứng phân hạch).
Ví dụ: Phản ứng phân hạch Uranium
1
0n  235
92U 92 U  Z1 X  Z2Y  k 0 n  200MeV
236 A1 A2 1

Với k là hệ số neutron phát sinh ra sau một phân rã Uranium.


Các neutron sinh ra thường có động năng lớn nên bị các nguyên tử khác hấp thụ, tạo
ra các phản ứng dây chuyền. Mỗi phản ứng phân hạch đều tạo ra một năng lượng đáng kể,
do vậy nếu hệ số neutron lớn hơn 1 thì các phản ứng dây chuyển xảy ra không kiểm soát
được, năng lượng tạo ra quá lớn (vũ khí hạt nhân, bom nguyên tử). Phản ứng phân hạch
kiểm soát được khi chỉ có một neutron sinh ra sau mỗi phản ứng, thường được ứng dụng
trong các nhà máy điện hạt nhân. Nếu số neutron sinh ra nhỏ hơn 1 thì không có phản ứng
nào xảy ra tiếp theo, tức là không có phản ứng phân hạch dây chuyền.
Năng lượng do phản ứng phân hạch hạt nhân sản sinh ra dùng trong nhà máy điện hạt
nhân và vũ khí hạt nhân. Sư phân hạch được xem là nguồn năng lượng hữu dụng vì một số

-69-
vật chất được gọi là nhiên liệu hạt nhân, vừa sản sinh ra các neutron tự do vừa kích hoạt
phản ứng phân hạch bởi tác động của các neutron tự do này. Nhiên liệu hạt nhân còn là một
phần của phản ứng dây chuyền tự duy trì mà nó giải phóng ra năng lượng ở mức có thể
kiểm soát được như trong các lò phản ứng hạt nhân hoặc ở mức không thể kiểm soát được
dùng chế tạo các loại vũ khí hạt nhân.

Hình 5.6. Phản ứng dây chuyển của Uranium

3.2.5. Phản ứng tổng hợp hạt nhân hay phản ứng nhiệt hạch
Phản ứng tổng hợp hạt nhân là quá trình các hạt nhân nhẹ hợp lại với nhau để tạo nên
các nhân mới nặng hơn. Cùng với quá trình này là sự phóng thích năng lượng hay hấp thụ
năng lượng tùy vào khối lượng của hạt nhân tham gia.
Phản ứng tổng hợp hạt nhân bị cản trở bởi lực đẩy Coulomb, lực này ngăn cản hai hạt
nhân tiến gần lại với nhau để lọt vào vùng hút hạt nhân và tổng hợp lại với nhau. Để làm
cho các hạt nhân hợp lại với nhau, cần tốn một nguồn năng lượng rất lớn, ngay cả với các
nguyên tử nhẹ nhất như hydro. Điều đó là do các quá trình của phản ứng đều khó thực hiện,
cần phải nguyên tử hóa các phân tử, ion hóa hoàn toàn tất cả các nguyên tử, đồng thời tách
loại electron để biến nhiên liệu phản ứng hoàn toàn trở thành hạt nhân không có electron ở
thể plasma (ion). Sau đó phải cung cấp động năng cực kỳ lớn cho các hạt nhân vượt qua
tương tác đẩy Coulomb để va vào nhau. Nhiệt độ cần thiết có thể lên đến hàng triệu độ C.
Nhưng sự kết hợp của các nguyên tử nhẹ, để tạo ra các nhân nặng hơn và giải phóng 1
neutron tự do, sẽ giải phóng nhiều năng lượng hơn năng lượng nạp vào lúc đầu khi hợp
nhất hạt nhân. Điều này dẫn đến một quá trình phóng thích năng lượng có thể tạo ra phản
ứng tự duy trì. Việc cần nhiều năng lượng để khởi động thường đòi hỏi phải nâng nhiệt độ
của hệ lên cao trước khi phản ứng xảy ra hay nói cách khác, điều kiện để phản ứng xảy ra là
-70-
nhiệt độ cao. Chính vì lý do này mà phản ứng tổng hợp còn được gọi là phản ứng nhiệt
hạch.
Một số phản ứng nhiệt hạch điển hình:
2
1 H 13 H 24 H 10 n  17,6MeV
2
1 H 12 H 32 H 10 n  3, 27MeV
2
1 H 12 H 13 H 11 H  4,03MeV
Ta thấy tuy giá trị năng lượng tỏa ra của mỗi phản ứng nhiệt hạch nhỏ hơn so với
phản ứng phân hạch, tuy nhiên hạt nhân tham gia phản ứng nhiệt hạch là những hạt nhân
cực nhẹ, nên nếu lấy cùng một đơn vị khối lượng nhiên liệu để so sánh thì số phản ứng
nhiệt hạch sẽ lớn hơn số phản ứng phân hạch hàng trăm lần. Vì vậy, tổng năng lượng giải
phóng trong phản ứng nhiệt hạch vẫn lớn hơn nhiều so với năng lượng trong phản ứng phân
hạch.
Năng lượng bức xạ từ Mặt trời và các ngôi sao là do các phản ứng nhiệt hạch tạo nên.
Trong lòng Mặt trời và các ngôi sao thì không có các nguyên tử trung hòa, tất cả đều ở
trạng thái ion, môi trường này gọi là plasma. Với nhiệt độ rất lớn hàng trăm triệu độ trên
Mặt trời thì các phân tử của plasma dễ dàng thắng lực đẩy Coulomb và kết hợp với nhau
tạo ra hạt nhân nặng hơn.
3.3. Tƣơng tác giữa các tia phóng xạ và vật chất
Tổng quát, tia phóng xạ có thể phân thành hai loại: những hạt mang điện có khối
lượng nghỉ khác không (  ,   ,   , p ) và những hạt không mang điện, các hạt photon năng
lượng cao hay các bức xạ điện từ (tia  ) và các hạt neutron.
3.3.1. Cơ chế tương tác
Các tia phóng xạ dù ở dạng nào đều mang một năng lượng nhất định. Khi gặp môi
trường vật chất chúng sẽ truyền năng lượng cho nguyên tử hoặc phân tử vật chất. Tương tác
giữa các tia phóng xạ với môi trường có thể xảy ra các tác dụng sau: tác dụng kích thích,
tác dụng ion hóa và tác dụng tán xạ.
Kích thích là quá trình nguyên tử hoặc phân tử hấp thụ một giá trị năng lượng rồi
chuyển lên trạng thái năng lượng cao không bền vững (gọi là trạng thái kích thích) mà
không kéo theo sự bứt electron ra khỏi nguyên tử, phân tử. Nguyên tử ở trạng thái kích
thích không bền, nó chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi phát xạ năng lượng dưới dạng
photon, bức xạ nhiệt hoặc phản ứng hóa học để trở về trạng thái năng lượng thấp hơn,
thường là có xu hướng chuyển về trạng thái cơ bản (trạng thái có năng lượng thấp nhất).
Ion hóa là quá trình nguyên tử hoặc phân tử hấp thụ năng lượng làm bứt electron quỹ
đạo ra khỏi nguyên tử hoặc phân tử dưới tác dụng của tia phóng xạ. Khi bị bứt electron thì
các nguyên tử hoặc phân tử trở thành các ion.
Tác dụng tán xạ: Khi hạt mang điện chuyển động lại gần hạt nhân nguyên tử sẽ có
-71-
tương tác Coulomb, kết quả là hạt nhân bị thay đổi hướng chuyển động, ta nói hạt mang
điện bị tán xạ. Tán xạ là đàn hồi khi năng lượng của hạt trước và sau tán xạ bằng nhau.
Ngược lại là tán xạ không đàn hồi, khi đó một phần năng lượng của hạt được truyền cho hạt
nhân khiến nó chuyển lên trạng thái kích thích.
3.3.2. Tương tác giữa tia beta (  ) với vật chất
Do hạt beta mang điện tích nên cơ chế tương tác của nó với vật chất là tương tác tĩnh
điện với các electron quỹ đạo làm kích thích và ion hóa các nguyên tử môi trường. Trong
trường hợp nguyên tử môi trường bị ion hóa thì hạt beta mất một phần năng lượng truyền
cho electron quỹ đạo bứt ra khỏi nguyên tử và chuyển động với một năng lượng động năng.
Nếu động năng của electron đủ lớn thì nó có thể làm ion hóa các nguyên tử tiếp theo, tạo ra
các electron thứ cấp. Các hạt beta sau khi mất một phần năng lượng thì trên đường đi nó có
thể tiếp tục ion hóa các nguyên tử khác và kết quả sinh ra nhiều cặp ion. Do khối lượng của
hạt beta bằng khối lượng của electron nên sau va chạm với electron quỹ đạo thì hạt beta bị
lệch hướng chuyển động so với ban đầu. Các hạt beta sẽ chuyển động theo đường cong
khúc khuỷu sau nhiều lần va chạm với electron quỹ đạo của nguyên tử trong môi trường và
dừng lại khi hết năng lượng.
Khi các hạt beta đến gần hạt nhân thì tương tác tĩnh điện với hạt nhân, có thể là tương
tác hút hoặc đẩy. Do khối lượng của hạt beta nhỏ hơn nhiều so với hạt nhân nguyên tử nên
quỹ đạo và vận tốc của nó bị thay đổi nhiều, tạo ra chuyển động cong. Chuyển động của
các hạt beta sau khi tương tác là chuyển động có gia tốc. Theo lý thuyết điện động lực học
cổ điển, khi hạt vi mô chuyển động có gia tốc thì sẽ phát ra sóng điện từ (bức xạ photon).
Do đó mất mát năng lượng của hạt beta khi tương tác với hạt nhân dưới dạng phát sinh bức
xạ điện từ gọi là bức xạ hãm. Năng lượng của bức xạ hãm phụ thuộc vào độ giảm vận tốc
của chuyển động nghĩa là phụ thuộc vào khối lượng của hạt tới, điện tích Z của hạt tới và
điện tích Z‟ của hạt nhân.
Khi một chùm tia beta đi qua môi trường vật chất thì nó đi được một quãng đường
nào đó và dừng lại khi hết năng lượng. Quãng đường đi này gọi là quãng chạy của hạt beta.
Quãng chạy của hạt beta phụ thuộc vào năng lượng của tia beta và mật độ vật chất của môi
trường hấp thụ.
3.3.3. Tương tác giữa tia alpha (  ) với vật chất
Giống như hạt beta, hạt alpha khi đi vào môi trường vật chất cũng mất năng lượng do
truyền năng lượng cho vật chất dẫn đến các nguyên tử môi trường ở trạng thái kích thích
hay ion hóa. Với một hạt vi mô xác định, khi tương tác với vật chất thì xác suất tương tác
để gây ra ion hóa tỉ lệ với khối lượng, điện tích và tốc độ của hạt. Điện tích và khối lượng
càng lớn, tốc độ càng bé thì xác suất tương tác càng lớn. Vì vậy ở cuối quỹ đạo số cặp ion
bao giờ cũng nhiều hơn đoạn đầu. Hạt alpha có khối lượng lớn hơn hạt beta, điện tích gấp
đôi điện tích hạt beta và vận tốc chuyển động chậm hơn nên xác suất ion hóa môi trường
vật chất cao hơn rất nhiều so với hạt beta. Do đó số cặp ion do tia alpha tạo ra trong môi
trường lớn hơn so với tia beta. Tuy nhiên khả năng đi sâu vào vật chất của hạt alpha nhỏ
-72-
hơn nhiều so với hạt beta, tức là quãng chạy của hạt alpha nhỏ, trong không khí hạt alpha
chỉ đi được vài centimet.
3.3.4. Tương tác giữa hạt không mang điện và vật chất
Tia  và các hạt neutron không mang điện nên khi tương tác với vật chất nó tự do
xuyên qua hầu như tất cả các nguyên tử gặp trên đường đi. Các hạt  và neutron có năng
lượng lớn nên có khả năng đâm xuyên qua vật chất.
Khác với tia  ,  , tia  không trực tiếp ion hóa các nguyên tử, phân tử môi trường. Tác
dụng của tia  với vật chất gồm ba hiệu ứng: hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton và
hiệu ứng tạo cặp.
3.3.4.1. Hiệu ứng quang điện
Hiệu ứng quang điện là hiện tượng các điện tử bị bứt
Quang điện tử
ra khỏi lớp vỏ của nguyên, do tác dụng của bức xạ điện tử
có năng lượng cao (như tia gamma), các điện tử tự do này -

gọi là các quang điện tử (hình 3.7). Tia gama hay các
photon khi va chạm với điện tử quỹ đạo thì nó truyền toàn
bộ năng lượng cho điện tử quỹ đạo. Tuy nhiên, các điện tử +
ở quỹ đạo dừng có một năng lượng liên kết xác định, kí
hiệu là A (bằng công ion hóa). Như vậy muốn bứt điện tử ra
khỏi quỹ đạo trở thành quang điện tử thì năng lượng tia
gamma cung cấp cho điện tử phải lớn hơn công A. Năng Hình 3.7
lượng mà điện tử nhận được một phần làm công ion hóa,
phần còn lại làm động năng ban đầu của điện tử. Như vậy, ta có thể biểu diễn như sau:
h  A  Wđ (3.13)
Chú ý rằng công ion hóa A chỉ chiếm một phần nhỏ năng lượng mà electron nhận từ
photon h , phần lớn biến thành động năng của điện tử sau khi bứt ra khỏi điện tử quỹ đạo.
Chính vì vậy nó tương tác với vật chất và gây ion hóa thứ cấp ở vật chất. Về phía nguyên tử
vật chất, khi một điện tử bị bật ra khỏi quỹ đạo, điện tử khác ở các lớp ngoài có thể nhảy
vào chiếm chỗ. Năng lượng dư thừa do chênh lệch của Wđ giữa hai quỹ đạo sẽ được phát ra
dưới dạng một photon.
3.3.4.2. Hiệu ứng Compton
Compton là người đầu tiên phát hiện thấy rằng photon có năng lượng trong khoảng
0,1 – 5 MeV đi qua vật chất sẽ tương tác với điện tử tự do có trong đó. Điện tử này nhận
toàn bộ năng lượng h của photon tới giữ lấy một phần làm dộng năng dịch chuyển, phần
còn lại phát ra một photon khác có tần số nhỏ hơn (năng lượng thấp hơn) và có một hướng
truyền làm thành một góc với hướng truyền của photon tới (hình 3.8). Người ta gọi chúng
là điện tử lùi (hay quang điện tử) và photon thứ cấp của hiệu ứng Compton. Có thể biểu
diễn quá trình đó như sau:
-73-
h  h ' Wd (3.14)
Với h là năng lượng của photon tới, h ' là năng lượng của photon thứ cấp, Wđ động
năng của điện tử tự do.
Quang điện tử
-
 h. h. 
+

Hình 5.8

3.3.4.3. Hiệu ứng tạo cặp


Những photon có năng lượng bằng và lớn hơn 1,02 MeV có thể gây ra hiệu ứng tạo
cặp: khi những photon đến gần hạt nhân có Z lớn, chúng tương tác với trường hạt nhân và
biến mất, đồng thời xuất hiện một cặp pozitron-electron. Như vậy năng lượng của photon
đã chuyển hóa thành hai hạt e+ và e- và động năng của chúng. Ta có thể biểu diễn quá trình
này như sau
h  Wđ+ + Wđ- + 1,02 MeV (3.15)
+ -
Trong đó Wđ , Wđ là động năng của pozitron và electron.
Như vậy, pozitron và electron được sinh ra có động năng
nhất định. Chúng sẽ gây nên hiện tượng ion hóa cho đến - 0
1 e
khi năng lượng của chúng giảm không còn đủ lớn để ion
 +
hóa nữa thì sẽ chuyển về dạng chuyển động nhiệt. h.
0
+ 1 e

Hình 3.9

3.3.4.4. Tương tác giữa các hạt neutron và vật chất


Các hạt neutron không mang điện nên khi chuyển động trong vật chất, nó không
tương tác với lớp vỏ điện tử của nguyên tử, không thể kích thích cũng như ion hóa nguyên
tử. Khi va chạm với hạt nhân nguyên tử chúng bị tán xạ mà kết quả là làm giảm năng lượng
và các hạt neutron bị thay đổi phương hoặc bị hấp thụ và tạo thành hạt nhân phức hợp
A1
1
0 n  ZA X  Z X

3.3.5. An toàn phóng xạ

-74-
3.3.5.1. Những nguồn phóng xạ ảnh hưởng đến con người
Con người có thể bị chiếu xạ từ bên ngoài, đó là các tia có khả năng đâm xuyên lớn
như tia X, tia gamma, chùm hạt neutron, chùm hạt beta…Các đồng vị phóng xạ cũng có thể
bằng nhiều cách nhau lọt vào trong cơ thể tạo ra nguồn chiếu xạ ngay bên trong cơ thể. Để
ngăn ngừa hoặc hạn chế sự tác hại của tia phóng xạ lên cơ thể con người, tránh làm ô nhiễm
môi trường sống, chúng ta cần phải tìm hiểu một số biện pháp đảm bảo an toàn khi tiếp xúc
và sử dụng các nguồn phóng xạ.
Bức xạ ion hóa và các chất phóng xạ là thuộc tính tự nhiên và vĩnh viễn của môi
trường, do đó những nguy cơ liên quan đến bức xạ ở mọi dạng chỉ có thể bị hạn chế chứ
không loại bỏ hoàn toàn được. Con người chúng ta thường xuyên bị chiếu bởi các tia vũ
trụ, ngoài ra con người có thể bị chiếu xạ do nhân tạo như chụp X quang, khám và điều trị
bằng đồng vị phóng xạ, xem tivi…
Nguồn phóng xạ tự nhiên bao gồm các tia vũ trụ, các tia bức xạ ion hóa phát ra từ các
đồng vị phóng xạ đã có sẳn trong tự nhiên như K40, H3, C14 và các đồng vị của uran, radi,
thori và dòng actini.
Nguồn phóng xạ nhân tạo là các bức xạ ion hóa phát ra từ các nguồn tia X dùng trong
y tế và công nghiệp, từ sự ô nhiễm môi trường do con người sử dụng các nguồn như I131,
P32…Cũng có thể từ vụ thử hạt nhân như Cs137, Sr90, Sr89…
3.3.5.2. Liều tối đa cho phép
Con người trong cuộc sống của họ luôn luôn phải chịu tác dụng của một liều chiếu
phóng xạ nhất định ở mọi lúc mọi nơi mà ta không biết được. Vì vậy, chắc chắn tồn tại một
liều ngưỡng mà ở đó không phát hiện thấy tác hại của phóng xạ. Đó chính là liều tối đa có
thể chấp nhận được. Năm 1950, ủy ban quốc tế về an toàn phóng xạ đã xác định liệu tối đa
cho phép đối với con người là 0,2 r/ngày, về sau giảm xuống là 0,1r/ngày. Ngày nay, người
ta không còn quan niệm cứng nhắc về liều chiếu tối đa cho phép nữa, chúng ta cố gẳng
giảm liều chiếu đó xuống càng thấp càng tốt và các nghiên cứu cũng cho thấy rằng cứ một
lần chiếu liều chưa đến 25rem là không có tác hại gì đáng lo ngại.
3.3.5.3. Các biện pháp chủ yếu để đảm bảo an toàn phóng xạ
- Điều chỉnh hoạt độ phóng xạ
Một nguồn phóng xạ có tốc độ phân rã lớn sẽ tạo nên liều chiếu lớn. Vì vậy cần phải
sử dụng những nguồn tối thiểu cần cho nhu cầu công việc. Nguồn tối thiểu ở đây chính là
nguồn có tốc độ phân rã đủ đạt mục đích công việc mà không quá lớn. Trong y học hạt
nhân, để điều trị ung thư người ta dùng các nguồn phóng xạ như Cs137, Co60 có tốc độ phân
rã cỡ vài nghìn Ci.
- Điều chỉnh trường chiếu, tăng khoảng cách và giảm thời gian tiếp xúc
Đối với một chùm tia nhất định, liều lượng hấp thụ còn phụ thuộc vào trường chiếu
(diện tích bề mặt tiếp xúc). Vì vậy khi làm việc phải hạn chế bề mặt tiếp xúc của cơ thể với

-75-
chùm tia. Chẳng hạn: nếu liều chiếu 500R lên toàn cơ thể có thể gây tử vong nhưng nếu ta
phân nhiều liều nhỏ và chiếu khu trú liều trị thì có thể đạt hàng nghìn R mà tổ chức lành
xung quanh chưa bị tổn thương nặng.
Trong thực tế các máy y học bao giờ cũng kèm theo các ống định hướng để khu trú
vùng chiếu và hướng tia vào đúng vị trí và trường chiếu mong muốn.
Liều chiếu từ một nguồn phóng xạ tỷ lệ với thời gian tiếp xúc. Vì vậy một trong
những biện pháp hiệu quả là chuẩn bị chu đáo, sử dụng thành thạo chính xác để đảm bảo
được thời gian tiếp xúc tối thiểu mà vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc.
Chùm tia  khi truyền trong không khí thì năng lượng của nó chủ yếu dùng để ion
hóa chất khí. Do đó nó không thể truyền đi xa được, độ dài tối đa chỉ đạt khoảng 10 cm
trong không khí.
Tia  cũng bị chặn bởi hầu hết các tấm nhôm dày cỡ vài mm. Tia X và tia  có khả
năng đâm xuyên lớn hơn nhiều nhưng mật độ bức xạ tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách. Do đó, người ta trang bị hệ thống máy móc tự động để theo dõi, điều khiển từ xa
nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Biện pháp che chắn
Chùm bức xạ ion hóa khi đi qua một môi trường sẽ tương tác với môi trường, truyền
năng lượng cho môi trường, do vậy mật độ và năng lượng của chùm tia giảm dần.
Để tránh nhiễm phóng xạ người ta dùng các vật sau làm tấm chắn:
+ Bêtông: khi xây dựng các cơ sở làm việc có nguồn bức xạ mạnh (máy phát tia X,
nguồn Co60, Cs137…) người ta thường pha thêm Baryt vào bêtông để tăng khả năng che
chắn các tia.
+ Kim loại: thông thường người ta dùng các lọ bằng chì để chứa hoặc vận chuyển
chất phóng xạ.
+ Thủy tinh pha chì, các hợp chất có chì: thường được dùng làm cửa sổ, tủ
kính…trong các cơ sở có nguồn phóng xạ.
- Các hóa chất bảo vệ
Một trong những biện pháp có thể áp dụng để ngăn ngừa hay hạn chế tác hại của các
tia ion hóa là dùng các hóa chất. Biện pháp này thật ra chỉ dùng trong các trường hợp nhiễm
xạ, không phải là thường xuyên mà xảy ra đột ngột và dữ dội như chiến tranh, tai nạn kỹ
thuật.
Hợp chất thioure đã được nhà bác học Deily phát hiện có tác dụng chống phóng xạ nhờ
nhóm chức SH. Năm 1949, Baron thấy một acid amin là cystein cũng có nhóm chức SH có
tác dụng bảo vệ trước các tia phóng xạ. Cysteamin và cystein với liều 0,15 mg/kg cân nặng
có thể giảm tác dụng sinh học của bức xạ đến 50%.

-76-
Ngày nay, người ta còn tìm được các chất tách chiết từ động vật và thực vật có tác dụng
ngăn cản các tia phóng xạ. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một chất nào đạt được tiêu
chuẩn lý tưởng sau:
+ Ít độc hại cho cơ thể.
+Có thể đưa vào cơ thể bằng mọi cách (uống, bôi, tiêm…) vẫn có tác dụng.
+ Không cản trở tác dụng của các thuốc khác được dùng đồng thời.
+ Có tác dụng bảo vệ cả về phương diện di truyền.
+ Dễ sản xuất, không đắt để có thể dùng rộng rãi.
3.4. Ứng dụng của phƣơng pháp phóng xạ
Tác động vật lý của các bức xạ ion lên các tế bào của cơ thể động vật đều dẫn đến sự
kích thích và ion hóa các nguyên tử, phân tử môi trường. Các nguyên tử bị kích thích và ion
hóa có tính hoạt hóa rất cao, do đó làm xuất hiện các liên kết hóa học mới xa lạ trong tế bào
của cơ thể, dẫn đến cấu trúc tế bào có thể bị phá hủy. Ảnh hưởng của bức xạ trên cơ thể
sống có thể chia làm ba loại:
- Ảnh hưởng cấp tính là những ảnh hưởng xảy ra ngay sau khi chiếu xạ một liều lớn.
- Ảnh hưởng kinh niên là ảnh hưởng xảy ra sau một thời gian dài khi chiếu xạ liều
lượng thấp và gây ra những hậu quả như giảm thọ, gây ung thư,…
- Ảnh hưởng di truyền là những ảnh hưởng đối với quá trình sinh sản và xuất hiện đột
biến trong các thế hệ tiếp theo.
Tuy các bức xạ ảnh hưởng đến con người nhưng với liều chiếu xạ nhỏ thì nó không gây hại
cho cơ thể mà còn có thể hữu ích. Với sự phát triển của Y học, ngày nay người ta đã biết
ứng dụng hiện tượng phóng xạ vào việc chuẩn đoán và điều trị bệnh.
Ứng dụng chủ yếu của đồng vị phóng xạ trong Y- Dược: phương pháp đánh dấu phóng xạ,
dược phóng xạ và nguồn chiếu xạ.
3.4.1. Phương pháp đánh dấu phóng xạ (chỉ thị bằng phóng xạ)
Hợp chất đánh dấu hạt nhân phóng xạ (hay chất chỉ thị bằng phóng xạ) là một hợp
chất vô cơ hay hữu cơ được đánh dấu với một hay nhiều hạt nhân phóng xạ cùng loại hay
131
nhiều loại khác nhau dưới dạng liên kết hóa học bền vững. Ví dụ như Na I,
NaTc 99mO4 , albumin  131 I, MIBI  Tc99m ...
Phương pháp này dựa trên các cơ sở chủ yếu sau:
- Cơ thể sinh vật (hoặc mô, cơ quan…) không phân biệt được đồng vị phóng xạ và
đồng vị thường nên ta có thể thay thế phân tử thường bằng phân tử đó nhưng một nguyên
tử thành phần của phân tử đã được đổi bằng nguyên tử đồng vị phóng xạ. Ví dụ: cơ thể tiếp
nhận NaCl (mà Na có tính phóng xạ) giống NaCl thường, tuyến giáp đón I có tính phóng xạ
giống như I thường.
- Các đồng vị phóng xạ đưa vào cơ thể chuyển động đến đâu hoặc tập trung ở đâu thì
-77-
vẫn phân hủy phóng xạ giống như khi ở ngoài cơ thể và phát ra tia phóng xạ (  ,  ,  ) báo
cho ta biết vị trí, mật độ của chúng.
- Hoàn toàn có thể dùng các máy đo bức xạ ion hóa (tia phóng xạ) với các kích thước
thích hợp để phát hiện và định lượng các đồng vị phóng xạ.
- Khi đưa chất đánh dấu phóng xạ vào cơ thể người có thể lựa chọn hợp chất phóng
xạ thích hợp cho mục đích nghiên cứu, chẩn đoán mà liều lượng đủ nhỏ để không gây thêm
nguy hiểm cho người bệnh. Chất đánh dấu lý tưởng nhất cần có các đặc điểm như: có tính
chất hoàn toàn giống đối tượng cần khảo sát, được hấp thụ hoàn toàn và nhanh chóng, nồng
độ ít thay đổi tại chỗ trong quá trình khảo sát, nhanh chóng được đào thải ra ngoài sau khi
khảo sát xong và phát ra các bức xạ dễ dàng ghi đo được.
3.4.2. Phương pháp dùng đồng vị phóng xạ làm nguồn chiếu tia
3.4.2.1. Các nguồn chiếu xạ
- Nguồn chiếu xạ cổ điển là máy phát tia X: Các máy phát ra tia X cổ điển dùng trong Y
học thường hoạt động ở điện thế 150 – 300kV. Ngày nay người ta đã sản xuất các máy có
điện thế cao hơn, khoảng từ 200 đến 580kV. Khả năng đâm xuyên của tia X phụ thuộc vào
điện thế giữa hai cực và kỹ thuật lọc tia X.
- Nguồn chiếu xạ gamma cổ điển: Nguồn xạ gamma cổ điển được dùng từ lâu trong điều
trị ung thư là radium có thời gian phân rã là 1580 năm. Radium có thể được chế tạo thành
dạng kim, ống nhỏ bọc bằng plantin cắm vào các tổ chức ung thư ở bàng quang, tử cung để
điều trị. Phương pháp này cho phép chiều liên tục tia gamma vào tổ chức ung thư với một
liều lượng nhất định.
- Các máy gia tốc tạo ra các bức xạ hãm: Do các hạt vi mô trong máy được gia tăng động
năng rất nhiều nên có thể gây ra những hiệu ứng sinh học rất lớn. Trong Y học thường dùng
các máy gia tốc tĩnh điện Van de Graff và Betatron, có thể dùng chùm tia điện tử phát ra từ
máy Betatron để tạo các bức xạ hãm có năng lượng cao.
- Các nguồn phóng xạ hở: đó là các đồng vị phóng xạ phát ra tia gamma hoặc tia beta cứng
có thể áp sát vào tổ chức bệnh hoặc cho vào tận các mô bệnh để điều trị.
3.4.2.2. Mục đích chiếu xạ
Việc áp dụng các nguồn chiếu xạ trong các ngành có thể đạt một trong các mục đích
lớn sau:
- Tiêu diệt nấm mốc, vi sinh vật gây hại: Với khối lượng lương thực thực phẩm lớn bị
hư hỏng thì việc chiếu xạ sẽ tiêu diệt nấm mốc, vi sinh vật, sâu bọ một cách hiệu quả với
liều lượng thích hợp. Đối với côn trùng gây hại, ngoài việc tiêu diệt bản thân con trùng
bằng tia xạ, người ta còn muốn tạo ra những thuộc tính di truyền bất lợi như gây vô sinh
cho côn trùng đực và đưa chúng trở lại môi trường sinh sống.
- Tiêu hủy hoặc kìm hãm sự phát triển của các tế bào bệnh như tế bào ung thư, tế bào
nội tiết cường năng, phát triển quá mạnh…
-78-
Dưới tác dụng của các bức xạ ion hóa, các tế bào bệnh bị kìm hãm sinh sản hoặc bị phá
hủy, trong lúc đó các tế bào lành xung quanh ít bị hư hại là do độ nhạy cảm phóng xạ của
chúng khác nhau và bằng các kỹ thuật chuyên môn người ta làm cho liều hấp thụ vào các
mô bệnh nhiều hơn mô lành. Chúng ta có thể chiếu xạ trị bằng cách dùng nguồn chiếu đặt
ngoài cơ thể hoặc dùng các nguồn gamma yếu, beta cứng áp sát mô bệnh hoặc đưa nguồn
phóng xạ hở vào tận mô bệnh.
- Kích thích cây trồng, hạt giống và gây đột biến gen có lợi để tạo giống mới
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với một liều lượng nhất định có thể tăng thu hoạch và thúc
đẩy sự phát triển của cây. Có thể điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng bằng
cách lựa chọn chiếu xạ vào những thời kỳ phát triển nhất định của cây. Sở dĩ vậy là vì bức
xạ đã tác động lên sự phân chia tế bào ở cây. Chiếu những liều nhỏ vào hạt giống trước khi
gieo trồng có thể kích thích sinh trưởng nhanh, chống gây bệnh và rút ngắn thời gian thu
hoạch.
3.4.3. Dược phóng xạ
3.4.3.1. Khái niệm và phân loại
Dược chất phóng xạ hay thuốc phóng xạ là những hợp chất đánh dấu hạt nhân phóng
xạ được điều chế dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm dùng trong chẩn đoán và điều trị.
Thuốc phóng xạ được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau:
133
Dạng khí: chẳng hạn như khí Xe, 85 Kr . Khí 133
Xe hay được dùng trong việc
thông khí phổi.
Dạng khí hòa tan trong dung dịch: khí được hòa tan trong dung dịch NaCl 0,9% dưới
áp suất cao.
Dạng dung dịch thực: Các hợp chất đánh dấu hạt nhân phóng xạ hòa tan hoàn toàn
131
vào dung dịch, tạo thành một môi trường trong suốt. Chẳng hạn như dung dịch Na I,
dung dịch vitamin B12 58Co .
Dạng keo hạt: Là dạng keo hạt của các muối vô cơ. Các phân tử muối vô cơ tụ lại bền
vững có kích thước cỡ μm. Một ví dụ điển hình là keo vàng phóng xạ (
198
Au  colloid )
dùng trong ghi hình lách và điều trị các khoang ảo hoặc hệ bạch huyết.
Dạng huyền phù, nhũ tương: Là dạng đông vón của các phân tử hữu cơ. Thông
thường là dạng đông vón của các phân tử albumin huyết thanh người. Dưới điều kiện pH,
nhiệt độ thích hợp làm biến tính protein tạo ra những thể tụ tập kích thước nhỏ cỡ dưới 20
μm gọi là các microspheres (dạng vi cầu). Với kích thước lớn hơn 20 μm gọi là các
macroaggregate (thể tụ tập).

-79-
Dạng viên nang: Giống như các dạng viên nang trong thuốc tân dược. Bao nang được làm
bằng gelatin. Các thuốc phóng xạ có thể dạng bột hoặc dạng dầu chứa trong bao nang
131
viên. Ví dụ như dung dịch Na I trộn trong bột tinh thể anhydratdisodium phosphat.
3.4.3.2. Các đặc trưng của thuốc phóng xạ
Thuốc phóng xạ khác với thuốc thông thường bởi các khái niệm đặc trưng sau:
- Tập trung đặc hiệu: Tập trung đặc hiệu của thuốc phóng xạ vào nơi chuẩn đoán và
điều trị là một trong những đặc trưng quan trọng đầu tiên trong yêu cầu của thuốc phóng
xạ. Để việc điều trị và chuẩn đoán đạt hiệu quả thì các thuốc phóng xạ phải có tính tập
trung đặc hiệu cao. Nói cách khác, không có tính tập trung đặc hiệu thì không phải dược
chất phóng xạ.
- Không có dược tính: Thuốc phóng xạ là một hợp chất đánh dấu hạt nhân phóng xạ.
Hợp chất này phải đảm bảo một số tính chất sau:
+ Không có tác dụng làm thay đổi chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
+ Không có tác dụng phụ nguy hiểm.
+ Mục đích sử dụng thuốc phóng xạ trong chẩn đoán hay điều trị là chỉ dùng hợp chất
đánh dấu như một chất mang (chuyên chở) hạt nhân phóng xạ tới nơi cần chẩn đoán
hay điều trị. Do đo, thuốc phóng xạ thường không có tác dụng như thuốc thông
thường hay không có dược tính.
- Đơn vị liều lượng của thuốc phóng xạ dùng trong chuẩn đoán, điều trị không giống
thuốc thông thường. Thuốc phóng xạ được tính liều lượng bằng hoạt độ phóng xạ.
- Nồng độ hoạt độ: được xác định bằng hoạt độ trên mỗi đơn vị thể tích dung dịch.
Nồng độ hoạt độ có ý nghĩa rất quan trọng trong một số phương pháp chuẩn đoán và điều
trị.
- Hoạt độ riêng: là hoạt độ phóng xạ có trong một đơn vị khối lượng hợp chất đánh
dấu.
- Tinh khiết hóa phóng xạ: là đại lượng đánh giá lượng hạt nhân phóng xạ tách ra
khỏi thuốc phóng xạ ở dạng tự do trong dung dịch. Độ tinh khiết hóa phóng xạ quy định
phải đạt từ 98% trở lên.
- Tinh khiết hạt nhân phóng xạ: Hạt nhân phóng xạ dùng trong đánh dấu có thể lẫn
hạt nhân phóng xạ tương tự như cùng đồng vị hoặc cùng nhóm. Đánh giá về tạp chất này
được gọi là độ tinh khiết hạt nhân phóng xạ. Theo quy định thì giá trị này phải ≥ 98%.
- Tinh khiết hóa học
- Năng lượng phóng xạ thích hợp: Hạt nhân phóng xạ trong thuốc phóng xạ phải có
năng lượng của tia phóng xạ thích hợp với mục đích ghi đo và điều trị.
- Đời sống thực thích hợp: Đời sống thực của một chất phóng xạ phụ thuộc vào các
thời gian đặc trưng như chu kỳ bán rã, chu kỳ bán thải sinh học của thuốc trong cơ thể, thời
gian phân hủy hóa học hay độ bền vững của thuốc phóng xạ…
-80-
-81-

You might also like