You are on page 1of 250

TRẦN V Ă N THỊNH

T ÍM - H T O ^ M T H ơ ế r K Ể

THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CỔNG SUẤT


■ ■

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


C H ư ơ n g 1

THIẾT KẾ CHỈNH Lưu

I - TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Để cấp nguồn cho tải một chiểu, cần thiết kế các bộ chỉnh lưu. Các bộ chỉnh lưu
biến đổi năng lượng điện xoay chiều thành một chiều. Các loại bộ biến đổi này có thể
là chỉnh lưu không điều khiển và chỉnh lưu có điều khiển. Để giảm công suất vô công,
ngưòi ta thường mắc song song ngược với tải một chiéu một điốt (loại sơ đồ này được
gọi là sơ đồ có điốt ngược). Trong các sơ đồ chỉnh lưu có điốt ngược, khi có và không
‘ có điều khiển, năng lượng được truyền từ phía lưới xoay chiều sang một chiều, nghĩa
là các loại chỉnh lưu đó chỉ có thể làm việc ở chế độ chỉnh lưu nhận năng lượng từ
lưới. Các bộ chỉnh lưu có điều khiển, khỏng điốt ngược có thể trao đổi năng lượng
theo cả hai chiều. Khi năng lượng truyền từ lưới xoay chiều sang tải một chiều, bộ
nguồn làm việc ở chế độ chỉnh lưu nhận năng lượng từ lưới, khi nẫng lượng truyền
theo chiều ngược lại (nghĩa là từ phía tải một chiều về lưới xoay chiều) thì bộ nguồn
làm việc ở chế độ nghịch lưu trả năng lượng về lưới.

1.1. Các sơ đồ chỉnh lưu

Theo dạng nguồn cấp xoay chiều, có thể chia chỉnh lưu thành một hay ba pha. Các
thông số quan trọng của sơ đồ chỉnh lưu là; dòng điện và điện áp tải; dòng điện chạy
trong cuộn dây thứ cấp biến áp; sô' lần đập mạch trong một chu kì. Dòng điện chạy
trong cuộn dây thứ cấp biến áp có thể là một chiều, hay xoay chiều, có thể phân loại
thành sơ đồ có dòng điện biến áp một chiều hay, xoay chiều. Sô' lầii đập mạch trong
một chu kì là quan hệ của tần số sóng hài thấp nhất của điộn áp chỉnh lưu với tần số
điện áp xoay chiều.

Chỉnh lưu có thể là loại chỉnh lưu có và không điều khiển, trong khuôn khổ tài
liệu này chỉ giới thiệu khái quát loại có điều khiển. Theo hình dạng các sơ đồ chỉnh
lưu, với chuyển mạch tự nhiên có thể phân loại chỉnh lưu thành các loại sơ đồ sau.
1. Chỉnh lưu một nửa chu kì

T
■Dk
U:
R L
---1_TY-V\.

H ìn h 1.1. Sơ đồ chỉnh lưu một nửa chu kì

ở Sơ đồ chỉnh lưu một nửa chu kì hình 1.1, sóng điện áp ra một chiều sẽ bị gián
đoạn trong một nửa chu kì, khi điện áp anod của van bán dẫn âm. Do vậy, khi sử dụng
sơ đồ chỉnh lưu một nửa chu kì, chất lượng điện áp xấu, trị số điện áp tải trung bình
lớn nhất (khi không điều khiển) được tính:

Ud, = 0,45.Ư2 (1.1)

Chất lượng điện áp rất xấu và cũng cho hệ số sử dụng biến áp xấu:

Sba = 3,09.U,.Id (1.2)

Đánh giá chung vể loại chỉnh lưu này có thể nhận thấy, đây là loại chỉnh lưu cơ
bản, sơ đồ nguyên lý mạch đcm giản. Tuy vậy, các chất lượng kỹ thuật như; chất lượng
điện áp một chiều; hiệu suất sử dụng biến áp quá xấu. Do đó, loại chỉnh lưu này ít
được ứng dụng trong thực tế.

Khi cần chất lượng điện áp khá hơn, người ta thường sử dụng sơ đồ chỉnh lưu cả
chu kì theo các phương án sau.

2. Chỉnh lưu cả chu kì với biến áp có trung tính

Theo sơ đồ hình 1.2, biến áp phải có hai cuộn dây


thứ cấp với thông số giống hệt nhau, có thể coi đây là
hai sơ đồ chỉnh lưu một nửa chu kì hình 1.1 hoạt động
dịch pha nhau 180*^. ở mỗi nửa chu kì có một van dẫn
cho dòng điện chạy qua. Cho nên ở cả hai nửa chu kì
sóng điộn áp tải trùng với điện áp cuộn dây có van dẫn.
Điện áp tải đập mạch trong cả hai nửa chu kì, với tần
số đập mạch bằng hai lần tần số điện áp xoay chiều
H ình 1.2. Sơ đổ chỉnh lưu cả chu
= 2fị). Hình dạng các đường cong điện áp, dòng kì với biến áp có trung tính
điện tải (Ujj, Ij), dòng điện các van bán dẫn Ij, I2 và
điện áp của van T| mô tả trên hình 1.3a khi tải thuần trở và trên hình 1.3b khi tải điện
cảm lớn.

H ình 7.3. Các đường cong điện áp, dòng điện các va và điện áp của Tiristor Tj

Điện áp trung bình trên tải, khi tải thuần trở (dòng điện gián đoạn) được tính :

Ud = Ud„.(l+cosa)/2. (1.3)
Trong đố:
u¿g- Điện áp chỉnh lưu khi không điều khiển vã bằng = 0,9.Ơ2

a - Góc mở củă các Tiristor.

Khi tải điện cảm lớn, dòng điện, điện áp tải liên tục, lúc này điện áp môt chiều
được tính :
Ud = Ud„.cosa (1.4)

Trong các sơ đồ chỉnh lưu, thì loại sơ đồ này có điộn áp ngược của van phải chịu
là lớn nhất :

Ư„,= 2 .V2 .U ,= 2 .>/2 .Ư^

Mỗi van dẫn trong một nửa chu kì, do vậy dòng điện trung bình mà van bán dẫn phải
chịu tối đa bằng 1/2 dòng điện tải, trị hiệu dụng của dòng điện chạy qua van Ihd = OJl.Ijj.
M ột s ố ưu, nhược điểm của sơ đồ

So với chỉnh lưu nửa chu kì, loại chỉnh lưu này có chất lượng điện áp tốt hơn.
Dòng điện chạy qua van không quá lớn, tổng điện áp rơi trên van nhỏ. Đối với chỉnh
lưu có điều khiển, thì sơ đồ hình 1 . 2 nói chung và việc điều khiển các van bán dẫn ở
đây tương đốị đơn giản. Tuy vậy, việc chế tạo biến áp có hai cuộn dây thứ cấp giống
nhau, mà iriôi cuộn chỉ làm việc có một nửa chu kì, làm cho việc chế tạo biến áp phức
tạp hơn và hiệu suất sử dụng biến áp xấu hofn. Mặt khác điện áp ngược của các van
bán dẫn phải chịu có trị số lớn nhất, làm chò việc lựa chọn van bán dẫn khó hcttỊ.

3. Chỉnh lưu cầu một pha

Chỉnh lưu cầụ một pha có điều khiển có hai cách mắc sơ đồ: sơ đồ điều khiển đối
xứng (bốn tiristor), sơ đồ điều khiển không đối xứng (hai điốt, hai tiristor)

a) Chỉnh lưu cầu một pha điều khiển đối xứng

Chỉnh lưu cầu một pha điều khiển đối xứng được cấu tạo từ bốn tiristor mắc theo
sơ đồ hình 1.4.

H ìn h 1.4. Sơ đồ chỉnh lưu cầu


một pha điều khiển đối xứng H ìn h 1.5. Phương án cấp xung chỉnh lưu cầu
một pha

Hoạt động của sơ đồ này khái quát có thể mô tả như sau. Trong nửa chu kì (U^B >
0) điện áp anod của Tirĩstor Tj dương (catod T2 âm), nếu có xung điều khiển cho cả
hai van Tj,T 2 đồng thời, thì các van này sẽ được dẫn để đặt điện áp lưới lên tải. Điện
áp tải một chiều còn trùng với điện áp xoay chiều chừng nào các Tiristor còn dẫn
(khoảng dẫn của các Tiristor phụ thuộc vào tính chất của tải). Đến nửa chu kì sau,
điện áp đổi dấu (U^B < 0), anod của Tiristor T3 dương catod T4 âm, nếu có xung điều
khiển cho cả hai van T3 ,T4 đồng thời, thì các van này sẽ được dẫn, để đặt điện áp lưới
lên tải, với điện áp một chiều trên tải có chiều trùng với nửa chu kì trước.

Chỉnh lưu cầu một pha hình 1.4 có chất lượng điện áp ra hoàn toàn giống như chỉnh
lưu cả chu kì với biến áp có trung tính như sơ đồ hình 1.2. Hình dạng các đường cong
điện áp, dòng điện tải, dòng điện các van bán dẫn tưcfng tự như trên hình 1.3a.b. Trong sơ

8
đồ này, dòng điện chạy qua van giống như sơ đồ hình 1 .2 , nhưng điện áp ngược van phải
chịu nhỏ hơn = yỊĨ .Ư2 .

Việc điều khiển đồng thời các Tiristor T|,T 2 và T3 ,T4 có thể thực hiện bằng nhiều
cách, một trong những cách đơn giản nhất là sử dụng biến áp xung có hai cuộn thứ cấp
như hình 1.5. Chi tiết việc điều khiển chỉnh lưu cầu một pha giói thiệu ở mục VI.3.

b) Chỉnh lưu cầu một pha điều khiển không đối xứng

Điều khiển các Tiristor trong sơ đồ hình 1.4, đôi lúc gặp khó khăn khi cần mở
tiristor đổng thời, nhất là khi công suất xung không đủ lớn. Để tránh việc phải mở
đồng thời các van như ở trên, mà chất lượng điện áp chừng mực nào đó vẫn có thể đáp
ứng được, người ta có thể sử dụng chỉnh lưu cẩu một pha điều khiển không đối xứng.
u u

a) b)
H ình 1.6. Sơ đồ chỉnh lưu cầu lỊiột pha điều khiển không đối xứng

Chỉnh lưu cầu một pha điều khiển không đối xứng có thể thực hiện bằng hai
phương án khác nhau như hình 1.6. Giống nhau ở hai sơ đổ này là: chúng đều có hai
Tiristor và hai điốt; mỗi lần cấp xung điều khiển chỉ cần một xung; điện áp một chiều
trên tải có hình dạng (xem hình 1.7a,b) và trị số giống nhau; đường cong điện áp tải
chỉ có phần điện áp dương, nên sơ đồ không làm việc với tải có nghịch lưu trả năng
lượng về lưới. Sự khác nhau giữa hai sơ đồ trên được thể hiện rõ rệt khi làm việc với
tải điện cảm lớn, lúc này dòng điện chạy qua các van điều khiển và không điều khiển
sẽ khác nhau.

Trên sơ đồ hình 1.6a (với minh hoạ bằng các đường cong hình 1.7a) khi điện áp
anod Tj dương và catod Dj âm có dòng điện tải chạy qua Tj, Dj đến khi điện áp đổi
dấu (với anod T2 dương) mà chưa có xung mở T2 , năng lượng của cuộn dây tải L được
xả ra qua D 2 , Tị. Như vậy việc chuyển mạch của các van không điều khiển Dị, D 2 xảy
ra khi điện áp bắt đầu đổi dấu. Tiristor T) sẽ bị khoá khi có xung mở T2 . Kết quả là
chuyển mạch các van có điều khiển được thực hiện bằng việc mở van kế tiếp. Từ
những giải thích trên thấy rằng, các van bán dẫn được dẫn trong một nửa chu kì. về
trị số, dòng điện trung bình chạy qua van bằng Itb = ( 1 / 2 ) Ijị, dòng điện hiệu dụng của
van Ihd = 0,71. 1^.

2 .T M T d A N ...C S U Ấ T A
a) b)
H inh 1.7. Giản đổ các đường cong
a) Cho hình 1.6a ; b) Cho hình 1.6b

Theo sơ đồ hình 1.6b (với minh họa bằng các đưòfng cong hình 1.7b), khi điện áp
lưới đặt vào anod và catod của các tiristor thuận chiều và có xung điều khiển, thì việc
dẫn của các van hoàn toàn giống như sờ đồ hình 1.6 a. Khi điện áp đổi dấu, năng lượng
của cuộn dây L được xả ra qua các điốt Dj, D 2 , các van này đóng vai trò của điốt
ngược. Chính do đó mà các Tiristor sẽ tự động khoá khi điện áp đổi dấu. Từ đường
cong dòng điện các van trên hình 1.7b có thể thấy rằng, ở sơ đồ này dòng ^iện qua
tiristor nhỏ hơn dòng điện qua các điốt.

Nhìn chung, các loại chỉnh lưu cầu một pha có chất lượng điện áp tưcmg đương như
chỉnh lưu cả chu kì với biến áp có trung tính. Chất lượng điện một chiều như nhau, dòng
điện làm việc của van bằng nhau, nên việc ứng dụng chúng cũng tưofng đương nhau. Mặc
dù vậy chỉnh lưu cầu một pha có ỉru điểm hơn ở cHỖ: điện áp ngược trên van bé hơn; biến
áp dễ chế tạo và có hiệu suất cao hơn. Thế nhưng, chỉnh lưu cầu một pha có số lượng van
nhiều gấp hai lần, làm giá thành cao hơn, sụt áp trên van lóti gấp hai lần nên đớí với tải
điện áp thấp hiệu suất bộ chỉnh lưu thấp, chỉnh lưu cầu điều khiển đối xứng điều khiển
phức tạp hofn.
Các sơ đồ chỉnh lưu một pha cho điện áp VỚỊ ch'ất Ịượng chưa cao, biên độ đập
mạch điện áp quá lớn, thành phần hài bậc cao lớn điểu này không đáp ứng được cho
nhiều loại tải. Muốn có chất lượng điện áp tốt hofn phải sử dụng các sơ đồ có số pha
nhiều hơn.

10 2.TỈNH TOÁN... c SUẤT.B


4. Chỉnh lưu tia ba pha
Chỉnh lưu tia ba pha có cấu tạo từ một biến áp ba pha với A Ti
thứ cấp đấu sao có trung tính, ba van bán dẫn nối cùng cực
tính để nối tới tải, ba đầu còn lại của van bán dẫn nối tới các
pha biến áp. Tải được nối giữa đầu nối chung của van bán
dẫn với trung tính như giới thiệu trên hình 1 .8 a.
c Ta
Khi biến áp có ba pha đấu sao (Y) trên mỗi pha A, B, c
nối một van như hình 1 . 8 a, ba catod đấu chung cho điện áp
dương của tải, còn trung tính biến áp sẽ là điện áp âm. Ba L

pha điện áp A,B,C dịch pha nhau một góc là 120° theo các
đường cong điện áp pha, có điện áp của một pha dương hofn a)
điện áp của hai pha kia trong khoảng thời gian 1/3 chu kì H ình 1.8a. Sơ đồ động lực
(120^). Từ đó thấy rằng, tại mỗi thời điểm chỉ có điện áp chỉnh lưu tia ba pha
của một pha dương hơn hai pha kia.
T'2
u, Ua I,
\ / 1 X /
\ /
\/ *' /Ị\\ /í
Y 'I Y
t
/ ^4 1' ¡//XV
Ị/yv\ N»
0
t1 t2 t3 t4

i 1
K t

T1

lí t

H ình 1.8. Chỉnh lưu tia ba pha


ở ; c) Giản đổ các đưòng cong khi a =

11
Nguyên tắc điều khiển các tirístor ở đây là: khi anod của tiristor nào dương hơn
tiristor đó mới được kích mở. Thời điểm điện áp của hai pha giao nhau được coi là góc
thông tự nhiên của các tiristor. Các từistior chỉ được mở với góc mở nhỏ nhất tại thời
điểm góc thông tự nhiên (như vậy trong chỉnh lưu ba pha, góc mở nhỏ nhất a = 0 ® sẽ
dịch pha so với điện áp pha một góc là 30°).

Theo hình 1.8b, c, tại mỗi thời điểm nào đó chỉ có một tiristor dẫn, như vậy dòng điện
tải liên tục, mỗi tiristor dẫn trong 1/3 chu kì (đường cong Ij, Ij, I3 trên hình 1.8b), còn
nếu điện áp tải gián đoạn thì thời gian dẫn của các tiristor nhỏ hcfn. Tuy nhiên, trong cả
hai trường hợp dòng điện trung bình của các tiristor đều bằng (1/3)1^. Trong khoảng thời
gian tiristor dẫn, dòng điện của tiristor bằng dòng điện tải, trong kiioảng tiristor khoá
dòng điện tiristor bằng 0. Điện áp của tiristor phải chịu bằng điện dây giữa pha có tiristor
khoá với pha có tiristor đang dẫn. Ví dụ trong khoảng -ỉ- Î3 tiristor Tị khoá còn T2 dẫn
do đó tiristor T| phải chịu một điện áp dây U^B, đến khoảng tg ^ Í4 các tiristor Tj, T2
khoá, còn T3 dẫn lúc này Tj chịu điện áp dây

Khi tải thuần trở dòng điện và điện áp tải liên tục hay gián đoạn phụ thuộc góc mở
của các Tiristor. Nếu góc mở Tiristor nhỏ hơn a < 30°, các đường cong Uj, I(J liên tục
hình 1.8b, khi góc mở lớn hơn a > 30° điện áp và dòng điện tải gián đoạn (đường
cong Uj, Ijj trên hình 1 .8 c).

Khi tải điện cảm (nhất là điên cảm lớn) dòng điện, điện áp tải là các đường cong
liên tục, nhờ năng lượng dự trữ trong cuộn dây đủ lớn để duy trì dòng điện khi điện áp
đổi dấu, như đường cong nét đậm trên hình 1.9b (tưcmg tự như vậy là đường cong
trên hình 1.8b). Trên hình 1.9 mô tả một ví dụ so sánh các đường cong điện áp tải khi
góc mở a = 60° tải thuần trở hình 1.9a và tải điên cảm hình 1.9b

a) b)
H ìn h 1.9. Đường cong điện áp tải khi góc mở a = 60®
a) Tải thuần trở ; b) Tải điện cảm

12
Trị sô' điện áp trung bình của tải sẽ được tính lìhư công thức ( 1 - 4 ) nếu điện áp tải
liên lục, khi điện áp tải gián đoạn (điển hình khi tải thuần trở và góc mở lớn) điện áp
tải được tính;
/ N
7T
1+ sin ~ - a (1-5)
V3 3

Trong đó : = l,17.Ư 2f - điện áp chỉnh lưu tia ba pha khi van là điốt.

Ư2f - điện áp pha thứ cấp biến áp.

Nhận xét : So với chỉnh lưu một pha, chỉnh lưu tia ba pha có chất lượng điện một
chiều tốt hcfn, biên độ điện áp đập mạch thấp hơn, thành phần sóng hài bậc cao bé
hơn, việc điều khiển các van bán dẫn trong trường hợp này cũng tưofng đối đofn giản.
Dòng điện mỗi cuộn dây thứ cấp là dòng một chiều, do biến áp ba pha ba trụ mà từ
thông lõi thép biến áp là từ thông xoay chiều không đối xứng làm cho công suất biến
áp phải lớn (xem hộ số công suất bảng 1.2). Nếu ở đây biến áp được chế tạo từ ba biến
áp một pha thì công suất các biến áp còn lớn hơn nhiều. Khi chế tạo biến áp động lực,
các cuộn dây thứ cấp phải được đấu sao (Y), có dây trung tính phải lớn hơn dây pha vì
theo sơ đồ hình 1 . 8 a dây trung tính chịu dòng điện tải.

5. Chĩnh lưu tia sáu pha

Sơ đồ chỉnh lưu tia ba pha ở trên có chất lượng điện áp tải chưa thật tốt lắm. Khi
cần chất lượng điện áp tốt hơn sử dụng sơ đồ nhiều pha hơn. Một trong những sơ dồ
đó là chỉnh lưu tia sáu pha. Sơ đồ động lực mô tả trên hình l.lOa.

u* A c* B A* c B

H ình L lữ . Chỉnh lưu tia sáu pha


a) Sơ đồ động lực ; b) Đường cong điện áp tải.

13
Sơ đồ chỉnh lưu tia sáu pha được cấu tạo bởi sáu van bán dẫn nối tới biếa áp ba pha
với sáu cuộn dây thứ cấp, trên mỗi trụ biến áp có hai cuộn giống nhau và ngược pha.
Điện áp các pha dịch nhau một góc là 60° như mô tả trên hình l.lOb. Dạng sóng điện áp
tải được điều khiển ở phần dương hơn của các điện áp pha với đập mạch bậc sáu. Với
dạng sóng điện áp như trên, chất lượng điện áp một chiều được coi là tốt nhất.

Nhận xét : Theo dạng sóng điện áp ra (phần nét đậm trên giản đồ hình l.lO b)
thấy rằng mỗi van dẫn trong khoảng 1/6 chu kì. So với các sơ đồ khác, chỉnh lưu tia
sáu pha có dòng điện chạy qua van bán dẫn bé nhất. Do đó, sơ đồ chỉnh lưu tia sáu
pha có ưu điểm khi dòng tải rất lớn (chỉ cần có van nhỏ có thể chế tạo bộ nguồn với
dòng tải lớn). Tuy nhiên, biến áp ba pha sáu cuộn dây thứ cấp chế tạo phức tạp hơn,
do đó sơ đồ này ít dùng trong thực tế.

6. Chĩnh lưu cầu ba pha

Giống như chỉnh lưu cầu một pha, chỉnh lưu cầu ba pha có hai dạng sơ đồ: chỉnh
lưu điều khiển đối xứng (sáu tiristor) và chỉnh lưu điều khiển không đối xứng (ba điốt,
ba tiristor).

a) Chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng

Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng hình 1.1 la có thể coi như hai sơ
đồ chỉnh lưu tia ba pha mắc ngược chiều nhau, nhóm anod (NA) ba Tiristor Tj, Tg, T g
tạo thành một chỉnh lưu tia ba pha cho điện áp dưcíng, nhóm catod (NK) Tj, T4 , Tg tạo
thành một chỉnh lưu tia cho điện áp âm, hai chỉnh lưu này ghép lại thành cầu ba pha.

Theo hoạt động của chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng, dòng điện chạy qua
tải là dòng điện chạy từ pha này về pha kia, do đó tại mỗi thời điểm cần mở Tiristor
đòi hỏi cấp hai xung điều khiển đồng thời (một xung ở nhóm NA, một xung ở nhóm
NK). V í dụ tại thời điểm tị trên hình 1.1 Ib cần mở Tiristor Tị của pha A phía NA cấp
xung X], đồng thời tại đó cấp thêm xung X 4 -> X j _4 cho Tiristor T4 của pha B phía
NK. Các thời điểm tiếp theo cũng tương tự. Cần chú ý rằng thứ tự cấp xung điều khiển
cũng cần tuân thủ theo đúng thứ tự pha (vấn đề này sẽ nhắc kỹ lại ở VI.3).

Khi cấp đúng các xung điều khiển, dòng điện sẽ được chạy từ pha có điện áp
dưcmg hơn về pha có điện áp âm hơn. Ví dụ trong khoảng tj -ỉ- Í2 pha A có điện áp
dương hơn, pha B có điện áp âm hơn, dòng điện được chạy từ A về B qua Tj, T4 .

Khi góc mở van nhỏ hoặc điện cảm lớn, trong mỗi khoảng dẫn của một van của
nhóm này (NA hay NK) thì sẽ có hai van của nhóm kia đổi chỗ cho nhau. Điều này có
thể thấy rõ trong khoảng tj Í3 như trên hình 1.1 Ib Tiristor Tj nhóm NA dẫn, nhưng
trong nhóm NK T4 dẫn trong khoảng tj ^ Í2 còn Tg dẫn tiếp trong khoảng Í2 -ỉ-13 .

14
A B C

NK Ts Ti NA
-t> k

i>k
T, Ts
k ^>lv
L

a)

Hỉnh I.II. Chỉnh lưu cầu ba pha điểu khiến đối xứng,
a) Sơ đổ động lực ; b) Giản đổ các đường cong cơ bản khi a = 30" ;
c, d) Điện áp tải khi góc mờ a = 60'’ và a = 90“.
15
Điện áp ngược các van phải chịu ở chỉnh lưu cầu ba pha sẽ bằng 0 khi van dẫn và
bằng điện áp dây khi van khoá. Ta có thể lấy ví dụ cho van T| (đường cong cuối cùng
của hình 1.1 Ib) trong khoảng tj ^ Í3 van T| dẫn điện áp bằng 0, trong khoảng Í3 -i- tj
van T3 dẫn lúc này T| chịu điện áp ngược Uß^, đến khoảng tg ^ van T5 dẫn Tị sẽ
chịu điện áp ngược Uc^.

Khi điện áp tải liêp tục, như đường cong Uj trên hình 1.1 Ib trị số điện áp tải được
tính theo công thức (1 -4 ).

Khi góc mở các tiristor lớn lên tới góc a > và thành phần điện cảm của tải quá
nhỏ, điện áp tải sẽ bị gián đoạn như các đường nét đậm trên hình 1 . 1 Id (cho trường
hợp góc mở các Tiristor a =90° với tải thuần trở). Trong các trường hợp này dòng điện
chạy từ pha này về pha kia là do các van bán dẫn có phân cực thuận theo điện áp dây
đạt lên chúng (các đường nét mảnh trên giản đồ của các hình 1 .1 Ib, c, d), cho tới
khi điện áp dây đổi dấu, các van bán dẫn sẽ có phân cực ngược nên chúng tự khoá.

Sự phức tạp của chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng như đã nói trên là cần
phải mở đồng thời hai tiristor theo đúng thứ tự pha, do đó gây không ít khó khăn khi
chế tạo, vận hành và sửa chữa. Để đơn giản hơn người ta có thể sử dụng điều khiển
không đối xứng.

b) Chĩnh lưu cầu ba pha điều khiển khỗng đối xứng

Loại chỉnh lưu này được cấu tạo từ một nhóm (NA hoặc NK) có điều khiển và một
nhóm không điều khiển như mô tả trên hình 1.12a. Trên hình 1.12b mô tả giản đồ điện
áp chỉnh lưu Uf, sóng điện áp tải Uj, khoảng dẫn các van bán dẫn Tị, T2 , T 3 , Dị, D 2 , D 3 .
Các Tiristor được dẫn từ thời điểm có xung mở cho đến khi mở Tiristor của pha kế tiếp.
Ví dụ T] dẫn từ tj (thời điểm phát xung mỏ Tj) tới Î3 (thời điểm phát xung mở Tj).
Trong trường hợp điện áp tải gián đoạn Từistor được dẫn từ thời điểm có xung mở cho
đến khi điện áp dây đổi dấu. Các điốt tự động dẫn khi điện áp đặt lên chúng thuận
chiều. Ví dụ Di phân cực thuận trong khoảng Í4 -ỉ- tg và nó sẽ mở cho dòng điện chạy từ
pha B về pha A trong khoảng Í4 ^ Í5 và từ pha c về pha A trong khoảng Í5 tg.

Chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển không đối xứng có dòng điện và điện áp tải liên
tục khi góc mở các tiristor nhỏ hcfn 60°, khi góc mở tăng lên và thành phần điện cảm
cúa tải nhỏ, dòng điện và điện áp sẽ gián đoạn.

Theo dạng sóng điện áp tải, trị số điện áp trung bình trên tải bằng 0 khi góc mở
đạt tới 180°. Người ta có thể coi điện áp trung bình trên tải là kết quả của tổng hai
điện áp chỉnh lưu tia ba pha.

16
^ (1 + cosa) = -Ị - (1 + cosa) (1-6 )

Điểu khiển các tiristor trong chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển không đối xứng d!
dàng hơn, nhưng các điều hoà bậc cao của tải và của nguồn lớn hơn.

A B C

r ---------- 1
NK ^1 Ti NA

D T2

D3 T3
L - I_ _ _ - i -J
R L
_rv'v^_
a)

Hinh 1.12. Chỉnh lưu cầu ba pha


điều khiển ỉchông đối xứng
a) Sơ đổ động iực ;
b) Giản đổ các đường cong

b)
Khác với chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng, trong sơ đồ này việc điềi
khiển các van bán dẫn được thực hiện đơn giản hơn. Ta có thể coi mạch điều khiểi
của bộ chỉnh lưu này như điều khiển một chỉnh lưu tia ba pha.

Chỉnh lưu cầu ba pha hiện nay là sơ đồ có chất lượng điện áp tốt nhất, hiệu suất sr
dụng biến áp tốt nhất. Tuy vậy đây cũng là sơ đồ phức tạp nhất.

3. HNHTOÁN. CSüI^TA r
7. Chĩnh lưu khi có điốt ngược

Như đã nêu ở trên, khi chỉnh lưu làm việc với tải điện cảm lớn (L = C»H), năng
lượng của cuộn dây tích luỹ sẽ được xả ra khi điện áp nguồn đổi dấu. Như mô tả trên
hình 1.13, khi điện áp nguồn đổi dấu điốt D đặt ngược điện áp lên các tiristor (trong các
khoảng 0-ỉ-t], P2 ^t3 ), nên các tiristor bị khoá/điện áp tải bằng 0. Dòng điện chạy
qua các tiristor Ip I2 chỉ tồn tại trong khoảng t2 ^P2 , khi tiristor được phân
cực thuận. Khi điện áp đổi dấu, năng lượng của cuộn dây tích luỹ xả qua điốt, để tiếp
tục duy trì dòng điện trong mạch tải.

Ti

u L
u
u D

Ĩ2

a)

H ìn h I .lĩ.C h ỉn h lưu một pha với biến


áp trung tính có điốt ngược.
a) Sơ đồ động lực ;
b) Giản đồ các đường cong.

c T
3

D
■t>F
L R

a)

H ìn h 7./4.C hỉnh lưu tia ba pha có điốt xả năng lượng,


a) Sơ đồ ; b) Giản đồ các đường cong điện áp, dòng điện

18 3.-rtMHT0ÁN...CSUẨT.B
Hình 1.14 là chỉnh lưu tia ba pha có điốt ngược với tải có điện cảm lớn, dòng điện
tải giả thiết là đường thẳng. Trong các khoảng tiristor dẫn (tj P , Ĩ2 P , 13
2 p^),
3

dòng điện tải là dòng điện chạy qua tiristor, điện áp tải (đường nét đậm của đường
cong trên cùng) trùng với đ iệ n áp pha. Khi điện áp đổi dấu, trong các khoảng Pj -i- tj,
P2 h ’ P3 ^ ^3 năng lượng của cuộn dây L xả qua điốt xả D, khi đó các tiristor khoá
điện áp tải bằng 0 , dòng điện tải là dòng điện chạy qua điốt.

Như vậy, mặc dù tải có điện cảm lớn, dòng điện tải liên tục (gần với đường thẳng),
nhưng điện áp tải có dạng gián đoạn như tải thuần trở. Điều đó có nghĩa là năng lượng
của cuộn dây điện cảm đã tích luỹ khi điện áp dương đựợc xả qua điốt lên tải trong
thời gian điện áp đổi dấu

8. Chỉnh lưu đảo chiều

Nhiều loại tải có yêu cầu cần đảo chiều dòng điện, như động cơ điện một chiều,
mạ điện có đảo chiều... Trước đây khi đảo ehiều người ta thường sử dụng hai công tắc
tơ để đảo chiều dòng điện. Nhược điểm của việc sử dung công tắc tơ để đảo chiều là
thời gian chuyển mạch chậm. Muốn thời gian đảo chiều nhanh ngựời ta thiết kế bộ
chỉnh lưu có đảo chiều .

a)

H in h 1.15. Bộ chỉnh lưu đảo chiều bằng


hai nguồn cách li
a) Sơ đồ tia ba pha ; b) Sơ đồ cầu ba pha

b)
Bộ chỉnh lưu có đảo chiều có hai nhóm chỉnh lưu (CLj, CL2 ), thường gọi là chỉnh
lưu kép. Mỗi nhóm chỉnh lưu dẫn dòng điện theo một chiều nên cả bộ chỉnh lưu có thể
dẫn dòng theo cả hai chiều. Các bộ chỉnh lưu như vậy có thể được thiết kế theo nhiều
cách, nhưng'hai cách phổ biến là: có hai cuộn dây biến áp cách li, trong đó mỗi nhóm
chỉnh lưu được cấp từ một nguồn riêng biệt (hình 1.15) hoặc chỉ một nguồn cấp không
cách li (hình 1.16)

19
CKSP

H inh 1.16. Bộ chỉnh lưu đảo chiều bằng một nguồn cấp
a) Sơ đồ tia ba pha ; b) Sơ dồ cầu ba pha.

ở các bộ chỉnh lưu có đảo chiều, dòng điện chạy qua tải (Zj) theo hai chiều khác
nhau. Do đó điện áp nguồn cấp cũng có hai chiều ngược nhau, nhóm chỉnh lưu CL| có
điện áp tải ưgp > 0, nhóm chỉnh lưu CL2 có Upp >0. Nghĩa ỉà nếu hai nhóm chỉnh lưu CL,
và CL2 cùng làm việc ở chế độ chỉnh lưu một lúc, thì khi đó hai nguồn chỉnh lưu ngắn
mạch. Dòng điện cân bằng chạy giữa các nhóm chỉnh lưu với nhau. Để hạn chế dòng điện
cân bằng, điện kháng hạn chế dòng điện cân bằng (CKci^) được mắc vào mạch.

Khi điều khiển các bộ chỉnh lưu có đảo chiều, cần tránh dòng điện cân bằng. Để
làm được việc này có hai cách điều khiển. Thứ nhất, tại mỗi thời điểm chỉ cấp xung
điều khiển cho một nhóm chỉnh lưu, ta gọi là điều khiển riêng. Thứ hai, đồng thời cấp
xung điều khiển cho cả hai nhóm, nhưng một nhóm làm việc ở chế độ chỉnh lưu, còn
một nhóm làm việc ở chế độ nghịch lưu trả năng lượng về lưới, cách điều khiển này
gọi là điều khiển chung.

Điều khiển riêng là khi cấp xung điều khiến cho nhóm CL| thì không cấp xung
điều khiển cho nhóm CLị. ở nhóm không có xung điểu khiển, các tiristor khoá,
khống ,có dòng điện chạy qua chúng. Khó khăn khi điều khiển riêng đối với các bộ
chỉnh lưu đảo chiều liên tục (cho các động cơ điện một chiều làm việc ở cả bốn góc
phần tư của đặc tính cơ) [14] là kiểm soát đòng điện tải bằng 0. Chỉ khi dòng điện tải
bằng 0 mới được phép đổi việc cấp xung cho các nhóm chỉnh lưu.

20
Điều khiển chung được thực hiện theo nguyên tắc điện áp các nhóm chỉnh lưu
ngược nhau (điện áp chỉnh lưu được tính UcL = ƯCLO-Cosa ,khi dòng điện tải liên tục).
Một nhóm chỉnh lưu (ví dụ CLj) làm việc ở chế độ chỉnh lưu với UcLi = ưgp > 0, còn
nhóm thứ hai (CL2 ) làm việc ở chế độ nghịch lưu trả năng lượng về lưới UcL2 = Upg < 0.
Từ đó thấy rằng ở nhóm chỉnh lưu CL2 cũng có Ugp > 0. Nếu đảm bảo được trị số điện
áp của hai bộ chỉnh lưu này bằng nhau (điều khiển các góc mở ttj và tt2 bù nhau
[14]) sẽ hạn chế được dòng điện cân bằng. Dù có đảm bảo cho |UcLil = |UcL2 l thì vẫn
có thể có thành phần dòng điện cần bằng tức thời chạy qua. Do đó khi điều khiển
chung bắt buộc có các cuộn kháng hạn chế dòng điện cân bằng.

Trong thực tế, điều khiển riêng thường được dùng hcfn, do không có dòng điện cân
bằng chạy trong mạch. Mạch chỉnh lưu lúc đó làm việc an toàn hơn.

21
B ả n g 1.1 CÁC HỆ SỐ C ơ B Ả N C Ủ A CÁC sơ Đ ồ CHỈNH LUƯ

Điện áp tái được tinh Ufi Hệ s ố điện áp


sơ đồ Sơ đồ chỉnh íuu
h lưu Tải thuần trỗ Tải điện Chỉnh lưu So với điện
cảm(dòng áp tải
liên tục).

Dòng điện Đòng điện gián ku= Udo/Ư 2f kn1= U ^ U d o


liên tuc đoan

ửa T

ì r udữ 1+ cosa ủ
: U2 U do-C O Sa 71
L
}—nnr\. 0,45

chu T

biến -Ok
R 2V2
1+ cosa n
tính udo U,jo.cosa 7t
f 3,14
0.9
Điện áp tải được tinh Hệ sô' điện áp
ơ đồ
luu Tải thuần trỏ Tải điện Chỉnh lưu So với điện
cảm{dòng áp tải
liên tục)

Dòng điện Đòng điện gián ế


ku= Udo/U2f kn1= Un/Udo
liên tục đoạn

u u
ha T4 Ti
iển i^Ts 7t
1 + cosa
T2 Ts 71 2
ỈS- 2
Udo.cosa

R L 0,9 1,57

u u
ha Ta Ti
iển IxTs.
Ĩ2 T3
fS
í
R L 2^/2 n
1+cosa 7t 2
2%
u
0,9 1,57
Ĩ4 Ti
fNj
T2 T3
M
í
R L
/-WN
Điện áp tải được tính Hệ số điện ốp
ồ Sơ đổ chỉnh luu
u Tải thuần trỏ Tải điện Chỉnh lưu So với điện S
cảm(dòng áp tải
liên tục)

Dòng điện Đòng điện gián ku= Udo/U2f kn1= Un/Udo k


liên tục đoan

A Ti
-----
B ■'■2 udO 1 + sin 3V6 2n
-H > k Udo-COSa
Udo-COSa 271 3
khi a ( Ị
0 k h ia )^
6 1 .1 7 2,09
L
vw

7t
u^o.cosa udO 1 + sin --a 3 n/2
6 Udo-COSa
k h ia (|
khi a ) —
1,35
án g l . z BA N U CAC tìẸ b ơ UOiNLr DlẸiN VA mtílN AF UUA i>u tJO L.ilílNrt LUU

Hệ s ố dòng điện HSCS

sơ đổ Van bán dẫn Thứ cấp biến áp Sơ cấp biến áp K= ksi


h lưu SJ S,
Hình dáng TB Hiệu dụng Hình dáng Hình dáng
dòng điện dòng điện l<2“ 12/ld dòng điện dmax
k,b= Iv/la khd“ Ih d /ld

1 8 1

u kì 1
2n 2n
I I 1»
2n
A có T~T t ĩ r~r * '
2 ỏ 7Í
t' I'T-
0 n
1,0 1,48 1,
tính 0.5 0,71 0,71

một 1 2n
r'r -T-
2n
1.0 1.0
KĐX l 0 n 'T 0 n
I 2n 2 1,23 1,
một pha r n 2k 2n V7t~a
0 ,5 0 ,7 1
X 0 711 ’ ' r 0 n

Tiristor
2n n-a yjn-a
0 % 2n yịĩn
7c-a 2n 2n
một yjn-a -s /7 1 -g
0 □ 0 □ 1,23 1.
KKĐX Điôt J2n
n-a 7i-a
2n 7c+ a ^Jn+ a
2ii yjĨK
7ĩ+a
Hệ s ố dòng điện HSCS bi

đổ Van bán dẫn Thứ cấp biến áp Sơ cấp biến áp K=


uv SJ S ita /P
Hình dáng TB Hiệu dụng Hình dáng Hình dáng
k2= ụ \ . k,= pdmax
dòng điện k(b“ Iv/ld khd~ Ihd/ld dòng điện dòng điện

I 1 1 V2
2n □ 27 Ị~1iTf TrT
2%
ha r TT-T—r-T-’T'i»' 3 I » r I r*rT* S 1,345 1,20
0 ù 0 k [_
0,33 0,58 0,58 0,82

I 1 1
pha
n r~T~2Ttị
r-r*rT" 6
1 n
>1 r 1 ! I2n
»^ 2>/3 Ĩ"rTTTTT 4Ï 1,26 1,05
0 n Ó îiU 0 n
0,17 0,29 0,71

I ^/2
pha n-T*T~i~r*r^
rT 2n 3 V3 n T^ rT|i2n*■
i-V n 2k
rh -îMir Ml » ■
0 K
0,33 0,58 0,82 0,82

a<nl2 ]_
3 r^r^Trr-rrr
2n n 2it
r r- r 'T i I
2n Ó 7 ÌG O ^ÜT 1,05 1,05
0 n 0,33 0,58
pha

a>Jî/3 0,82 0,82

TC 2n
■ I" r I
7î-~a
271
V7c-a
J îa 0
n
I r i ■r I I Ì »
kI j
khi a<7i/3 khi a<7i/3

n-a
1.2. Mạch điểu khiển
%
l . M ạch điều khiển tirìstor đơn giản
Mạch điều khiển đơn giản của tiristor giới thiệu trên hình 1.17a,c
Nguyên lý điều khiển của mạch hình 1.17a như sau: Khi điện áp nguồn cấp đổi
dấu (dưcíng anốt của tiristor) tụ c được nạp qua D -V R , tới đủ ngưỡng mở tiristor tại
tj. Tiristor được mở từ tj tới 7t (như đường nét đậm hình 1.17c). Tuy nhiên, việc mở
tiristor tại điểm tj phụ thuộc đặc tính tiristor. Đặc tính này có thể thay đổi trong quá
trình sử dụng tiristor, làm cho thời điểm mở tiristor thiếu chính xác. Để khắc phục
nhược điểm này, sơ đồ hình 1.17b được ứng dụng khá nhiều.

■u
•u
VR TV ¿D o
u Tộ
1
R2
’ 't V

a) b)

c) d)

H ìn h 1.17. Điều khiển Tiristor bằng sơ đồ đơn giản

Nguyên lý hoạt động sớ đồ hình 1.17b như sau: Khi điện áp nguồn cấp đổi dấu
(dương anốt của tiristor), tụ c nạp đến ngưỡng thông tranzitor đơn nối (UJT), tụ c
phóng điện qua UJT làm cho UJT dẫn, có dòng điện chạy vào cực điều khiển tiristor,
tiristor được dẫn từ tj tới n. Điểm tj trên sơ đồ hình 1.17d do ngưỡng thông của UJT
quyết định, điện áp này ít có khả năng thay đổi hơn so với thông số của tiristor như
điểm tj trên hình l.lV c.
Đối với những bộ nguồn cần chất lượng điều khiển eao, mạch điều khiển được
thiết kế phức tạp hofn. Chúng ta sẽ nghiên cứụ chi tiết về nguyên lý điều khiển này.

-28
2. Thiết k ế mạch điểu khiển theo nguyên tắc thẳng đứng

a) Nguyên lý điều khiển

Điều khiển Tiristor trong sơ đồ chỉnh lưu hiện nay có nhiều phưofng pháp khác
nhau, thường gặp là điều khiển theo nguyên tắc thẳng đứng tuyến tính. Nội dung của
nguyên tắc này có thể mô tả theo giản .đồ hình 1.18.
Khi điện áp xoay chiều hình u %
sin (Ujf) đặt vào anốt của
Tiristor. Để có thể điều khiển
t
được góc mở a của Tiristor
trong vùng điện áp dương anod,
cần tạo một điện áp tựa dặng tam
giác (Ihường gọi điện áp tựa là
Urc
điện áp răng cưa Urg). Dùng một
điện áp một chiều so sánh
với điện áp tựa. Tại thời điểm “ ----- r~ ■ ——
1 í
í 1
(tj, 14 ) điện áp tựa bằng điện áp ' t 1
t
i\ K
1
điều khiển (ƯJJ. = Udj,), trong (
t 1
u \ 1
vùng điện áp dương anod, thì í 1
i 1 _
phát xung điều khiển (X<J|^) /•
/ I \ / ' f' X
\
Tiristor được mở từ thời điểm có t
'' ; , \ ' i ,
xung điều khiển (tị, 14) cho tới t, t
cuối bán kì (hoặc tới khi dòng
H ình 1.18. Nguyên lý điều khiển chỉnh lưu
điện bằng 0 ).
Nguyên lý điều khiển thẳng đứng cosin tưomg tự như điều khiển thẳng đứng tuyến
tính, do đó không giới thiệu chi tiết ở đây.

b) Sơ đồ khối mạch điều khiển

Để thực hiện được ý đồ đã nêu trong phần nguyên lý điều khiổn ở trên, mạch điều
khiển bao gồm ba khâu cơ bản trên hình 1.19.

H ìn h 1.19. Sơ đổ chỉnh lưu một nửa chu kì

Nhiệm vụ của các khâu trong sơ đồ khối hình 1.19 như sau;

29
Khâu đồng pha có nhiệm vụ tạo điện áp tựa ưị-c (thường gặp là điện áp dạng răng
cưa tuyến tính) trùng pha với điện áp anod của Tiristor.
K hâu so sánh nhận tín hiệu điện áp
X đk
răng cưa và điện áp điều khiển, có nhiệm
vụ so sánh giữa điện áp tựa với điện áp
điều khiển tìm thời điểm hai điện áp t
này bằng nhau (Ujị^ = Urc). Tại thời điểm ' tIx ' ' tIx '
hai điện áp bằng nhau, thì phát xung ở đầu H ình 1.20. Hình dạng xung điểu khiển Tiristor
ra để gửi sang tầng khuếch đại.
Khâu tạo xung có nhiệm vụ tạo xung phù hợp để mở Tiristor. Xung để mở Tiristor
có yêu cầu: sườn trước dốc thẳng đứng (hình 1.20), để đảm bảo yêu cầu Tiristor mở tức
thời khi có xung điều khiển (thưòng gặp loại xung này là xung kim hoặc xung chữ nhật);
đủ độ rộng (với độ rộng xung lớn hơn thời gian mở của Tiristor); đủ công suất; cách ly
giữa mạch điều khiển với mạch động lực (nếu điện áp động lực quá lớn).

c) Thiết k ế sơ đồ nguyên lí

Hiện nay mạch điều khiển chỉnh lưu thường được thiết kế theo nguyên tắc thẳng
đứng tuyến tính như giới thiệu trên. Trong tài liệu này -chỉ giới thiệu một số sơ đồ ví
dụ cho người thiết kế làm tư liệu tham khảo để lựa chọn.
Khâu đồng pha
Sơ đồ hình 1.2la là sơ đồ đơn giản, dễ thực hiện với số linh kiện ít nhưng chất
lượng điện áp tựa không tốt (hình 1 .2 1 b).
-E

A B

u
I
b)
a)
H ìn h 1.21. Khâu đồng pha dùng điốt và tụ điện

Khi điện áp > 0 điốt Dj dẫn làm cho tụ c ngắn mạch nên UjỊc = 0, khi <0
Dj, D 2 khoá tụ c nạp với hằng số thời gian nạp tụ R2 ^c. Tụ còn nạp chừng nào
< I I . Từ thời điểm I U rc I > I I tụ bắt đầu xả. Khi nào tụ xả hết điện áp U rc =
0. Độ dài của phần biến thiên tuyến tính của điện áp tựa không phủ hết 180°. Do vậy,
góc mở van lớn nhất bị giới: hạn. Hay nói cách khác, nếu điều khiển theo sơ đồ này,
điện áp tải không điều khiển được từ 0 tới cực đại mà từ một trị số nào đó đến cực đậi.

30
Để khắc phục nhược điểm về dải điều chỉnh ở sơ đồ hình 1.21a người ta sử dụng
sơ đồ tạo điện áp tựa bằng sơ đồ hình 1.22a. Khi điện áp > 0 tranzitor Tr khoá, tụ
c nạp. Khi < 0 tranzỉtor dẫn, tụ c xả tạo thành điện áp răng cưa như hình 1.22c.
Điện áp tựa có phần biến thiên tuyến tính phủ hết nửa chu kì điện áp. Do vậy, khi cần
điều khiển điện áp từ tới cực đại là hoàn toàn có thể đáp ứng được.
0

Với sự ra đời của các linh kiện ghép quang, có thể sử dụng sơ đồ tạo điện áp tựa
bằng bộ ghép quang như hình 1.22b. Nguyên lý và chất lượng điện áp tựa của hai sơ đồ
hình 1.22a,b tương đối giống nhau. Đường cong điện áp minh hoạ cho hình 1.22b tương
tự như hình 1 .2 2 c nhưng điện áp nằm phía trên trục hoành (vì ở đây sử dụng
tranzitor npn). ư u điểm của sơ đồ hình 1 .2 2 b là không cần biến áp đồng pha, do đó có
thể đơn giản hơn trong việc chế tạo và lắp đặt.
-E +E

R
1 R2 R,
Ghép quang
R Tr
u A c i u
.. C -J ^ u 3 '' c
Ui ^ c U2 D *

b)
. a)

H ìn h 1,22, Khâu đồng pha dùng tranzito


a) Dùng tranzito ; b) Dùng bộ ghép quang ;
c) Đường cong điện áp

c)

a) b)

H ìn h 1.23. Khâu đổng pha dùng KĐTT


a) Sơ đồ ; b) Các đường cong điện áp các khâu

31
Các sơ đồ trên đều có chung nhược điểm là việc mở, khoá các Tranzitor trong
vùng điện áp lân cận 0 là thiếu chính xác làm cho việc nạp, xả tụ trong vùng điện áp
đồng pha lân cận 0 không được như ý muốn.
Ngày nay các vi mạch được chế tạo ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao,
kích thước ngày càng gọn, ứng dụng các vi mạch vào thiết kế mạch ồồng pha có thể cho
chất lượng điện áp tựa tốt. Trên hình 1.23a giới thiệu sơ đồ tạo điện áp tựa dùng khuếch
đại thuật toán (KĐTT) và hình 1.23b là đường cong minh hoạ hoạt động của sơ đồ.
Khâu so sánh
Muốn xác định được thời điểm mở tiristor, tiến hành so sánh hai tín hiệu và
Việc so sánh các tín hiệu đó có thể được thực hiện bằng Tranzitor (Tr) như trên
hình 1.24a. Tại thời điểm ở đầu vào, Tr lật trạng thái từ khoá sang mở (hay
ngược lại từ mở sang khoá), làm cho điện áp ra cũng bị lật trạng thái, tại đó xác định
được thòi điểm cần mở tiristor.
Mức độ mở bão hoà của Tr phụ thuộc vào tổng đại số ± u^(, = Uj,, tổng đại số
này có một vùng điện áp nhỏ hàng mV, làm cho Tr khồng làm việc ở chế độ đóng cắt
như mong muốn, do đó nhiều khi làm thời điểm mở tiristor bị lệch so với điểm cần mở

KĐTT có hệ số khuếch đại vô cùng lớn, chỉ cần một tín hiệu rất nhỏ (cỡ fiV) ở
đầu vào, đầu ra đã có điện áp nguồn nuôi, việc ứng dụng KĐTT làm khâu so sánh là
hợp lí. Các sơ đồ so sánh dùng KĐTT trên hình 1.24b,c rất thường gặp trong các sơ đồ
mạch hiện nay. ư u điểm hơn hẳn của các sơ đồ KĐTT là có thể phát xung điều khiển
chính xác tại Uji- = Urc-

b)

c)
a)

H in h 1.2 4 . Sơ đổ các khâu so sánh thường gặp


a) Bằng tranzito ; b) Cộng m ột cổng đảo của KĐTT ; c) Hai cổng KĐTT

32
Khâu khuếch đại
Với nhiệm vụ tạo xung phù hợp để mở Tiristor như đã nêu ở trên, tầng khuếch đại
cuối cùng thường được thiết kế bằng Tranzitor công suất, như mô tả trên hình 1.25a.
Để có xung dạng kim gửi tới Tiristor, ta dùng biến áp xung (BAX), điốt D bảo vệ Tr
và cuộn dây sơ cấp biến áp xung khi Tr khoá đột ngột. Mặc dù với ưu điểm đơn giản,
nhưng sơ đồ này được dùng không rộng rãi, bởi lẽ hệ số khuếch đại của tranzitor loại
này nhiều khi không đủ lớn, để khuếch đại được tín hiệu từ khâu so sánh đưa sang.
Tầng khuếch đại cuối cùng bằng sơ đồ darlington như trên hình 1.25b thường hay
được dùng trong thực tế. Sơ đồ hình 1.25b hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu về
khuếch đại công suất, khi hệ số khuếch đại được nhân lên theo thông số của các tranzitor.
Trong thực tế xung điều khiển chỉ cần có độ rộng bé (cỡ khoảng (10 -ỉ- 200) ^s),
mà thời gian mở các tranzitor công suất dài (tối đa tới một nửa chu kì - 0 . 0 Is), làm
cho công suất toả nhiệt dư của Tr quá lớn và kích thưởc dây quấn sơ cấp biến áp xung
dư lớn. Để giảm nhỏ công suất toả nhiệt Tr và kích thước dây sơ cấp BAX có thể
thêm tụ nối tầng như hình 1.25c. Theo sơ đồ này, Tr chỉ mở cho dòng điện chạy qua
trong khoảng thời gian nạp tụ, nên dòng hiệu dụng của chúng bé hơn nhiều lần.
■+E

JU l

a)

H ìn h 1,25, Sơ đổ các khâu khuếch đại.


a) Bằng tranzito công suất ;
b) Bằng sơ đổ darlington ;
c) Sơ đổ có tụ nối tầng.

Tạo xung chùm điều khiển


Đối với một số sơ đồ mạch, để giảm công suất cho tầng khuếch đại, tăng số lượng
xung kích mở (nhằm đảm bảo Tiristor mở một cách chắc chắn khi tiristor chất lượng

5,TÍNHT0ÁN...CSUẤT> 33
xấu) và đệm xung điều khiển của chỉnh lưu Từ so sánh
cầu ba pha điều khiển đối xứng, người ta hay ----------- x Tới khuếch đại
phát xung chùm cho các Tiristor. Nguyên tắc AND
phát xung chùm là trước khi vào tầng khuếch Từ chùm xung
đại, ta đưa chèn thêm một cổng VÀ (AND) ỊỊinh 1 2 6 . Sơ đồ phối hợp tạo xung hàm.
với tín hiệu vào nhận từ tầng so sánh và từ bộ
phát xung chùm như hình 1.26.
Các sơ đồ tạo chùm xung có thể tìm hiểu trong các tài liệu [12, 13]. Hoặc có thể
tham khảo một số sơ đồ tạo chùm xung giới thiệu trong chương 2 của tài liệu này.

3. Thiết k ế mạch điêu khiển bằng mạch số


N guyên lý điều khiển
Hiện nay sử dụng mạch số để điều khiển đang rất phổ biến. Có nhiều giải pháp
khác nhau thiết kế mạch số để điều khiển tiristor. Dưới đây giới thiệu một trong
những ọiạch đó.
Nguyên lý điều khiển được
mô tả trên giản đồ hình 1.27
như sau:
Trong mạch điều khiển tạo
xung đồng hồ có tần số
cao. Khi điện áp anốt ũristor
1
(U^ t) đổi dấu dương anốt tiến íiíìoíioíiníìonoỉion íioníiníiỉìníioíỉíìíìtainoíioíionnoníin ■ m i
hành đếm xung đồng hồ. Số 11 '‘
1 ' ■ n .x ^
lượng xung đếm (n.X(jj,) không t
lOỈÌOíỊ : 11 íinỉl1
đổi cho mỗi chu kì. Khi đủ số
111 ’'
' 11 11
lượng xung đếm thì phát xung 11 t
điều khiển tiristor. Tiristor K1 i' 11 K1
u 11
Ȓ_ , _
'' i
11 111
được mỏ từ thời điểm có xung
*' 1 1—
điều khiển tới khi điện áp anốt / T X '' 1
11 ' /11
* \ \
11 i \

đổi dấu (UrJ. ' ' ■' \ V ' i1 \ \ t


t
:- - - - - - - - - - - ^
Sơ đồ khối mạch điều khiển
giới thiệu trên hình 1.28.
M ạch điều khiển gồm các H ình 1.27. Nguyên lý điều khiển từistor bằng mạch số
khối sau: ^
ĐF - nhận tín hiệu điện áp anốt tiristor, tạo điện áp đồng pha. Tại các thời điểm
điện áp đổi dấu có xung điện áp phát lệnh cho bộ đếm. Bắt đầu chu kì đếm xung.

Xdh - tạo xung đồng hồ tần số cao, tần số càng cao chất lượng điều khiển càng tốt.

34 5. TÍNH TOÁN... c SUẤT.B


ĐX - có nhiệm vụ đếm xung đồng hồ với số lượng xung cố định cho các chu kì,
hết số lượng xung cần đếm thì phát lệnh mở tiristor.
KĐ - TX - có nhiệm vụ khuếch đại và tạo xung điều khiển. Chức nãng của khâu
này như đã giới thiệu ở trên.

Hình 1.28 Sơ đồ khối điều khiển tiristor trong mạch chỉnh lưu bằng mạch số

II - TRÌNH Tự THIẾT KẾ BỘ NGUỔN CHĨNH Lưu

11.1. Mô tả khái quát yêu cầu của tải


Sau khi nhận được nhiệm vụ .và nội dung thiết kế, người thiết kế cần tìm hiểu tài
liệu về loại tải, trong các tài liệu chuyên sâu của loại tải mà cần phải thiết kế bộ
nguồn cấp điện.
Điều cần thiết nhất của việc tìm hiểu này là phải có một số hiểu biết về loại tải mà
mình cấp điện, những đặc điểm cơ bản, những yêu cầu của tải đối với nguồn điên
(chẳng hạn như trị số hay hình dáng dống điện có gì đặc biệt, độ ổn định và vùng điều
chỉnh điện áp trên tải...)...
Ví d ụ : Thiết k ế nguồn chỉnh lưu cho tải mạ điện. Người thiết k ế cần tìm hiểu các
giáo trình chuyên ngành điện hoá, chuyên sâu mạ điện, đ ể có hiểu biết cơ bản cần thiết
về mạ điện. Những kiến thức tối thiểu mà người thiết k ế cần biết là có những phương
pháp mạ nào hiện nay đang dùng, mạ điện là gì? Cấu trúc một b ể mạ như th ế nào?
Dòng điện chạy qua b ể mạ phụ thuộc những yếu tố nào? Điện áp cẩn cấp cho b ể mạ là
diện một chiều. Tải mạ diện thuộc loại tải R -C -E . Tuy nhiên, điện trở trong của b ể mạ
nhỏ, do dó hằng sô thời gian nạp, xả tụ rất nhỏ. Có th ể coi ảnh hưởng của tụ là không
đáng kể. Sức điện động E trong b ể mạ thường nhỏ nên cũng có th ề bỏ qua....

11.2. Lựa chọn sơ đồ thiết kế


a ■

Trên cơ sở của những hiểu biết đã thu được ở phần tìm hiểu công nghệ, tiến hành
chọn sơ đồ thiết kế. Đây là khâu quan trọng nhất có tính chất quyết định sự đúngíđắn

35
của toàn bộ TK. Để có thể Ịàm tốt được việc này, trước tiên cần xác định loại nguồn
thiết kế là loại nguồn nào, trong các loại nguồn cơ bản: chỉnh lưu; điểu khiển điện áp
xoay chiều; băm áp một chiều hay thiết bị biến tần.
Sau khi xác định được nguồn cơ bản thì tiến hành nghiên cứu một cách tưoỉng <Jối
chi tiết về loại nguồn đó.
Ví dụ: Thiết k ế bộ nguồn cho tải mạ điện, thì sau khi tìm hiểu về công nghệ mạ, ta
biếì rằng loại nguồn cơ bản cho mạ điện là điện một chiều. Các loại nguồn một chiều
có th ể cấp điện cho b ể mạ bao gồm máy phát điện một chiều, chỉnh Ỉỉãi. Máy phát
điện một chiều với nhược điểm: cổ góp mau hỏng; thiết bị cồng kềnh; làm việc có
tiếng ồn lớn.....hiện nay không được dùng trong thực tế. Chỉnh lưu với các ưu điểm:
thiết bị gọn nhẹ; tác động nhanh; d ễ tự động hoá; d ễ điều khiển và ổn định dòng và
áp... được dùng nhiều đ ể làm nguồn cấp cho tải mạ điện.....
Để có thể chọn được sơ đồ chỉnh lưu cho phù hợp, cần tiến hành đánh giá tất cả các
loại sơ đồ chỉnh lưu hiện có, bao gồm chỉnh lim một nửa chu kì, chỉnh lưu cả chu kì với
biến áp có trung tính, chỉnh lưu cầu một pha, chỉnh lưu tia ba pha, chỉnh lưu tia sáu pha,
chỉnh lưu cầu ba pha. Khi tìm hiểu, đánh giá cần chú ý: các thông số cơ bản, đặc điểm
của sơ đồ khi có và không điều khiển, hoạt động của sơ đồ, ưu nhược điểm của chúng.
Qua việc phân tích ưu, nhược điểm của cạc sơ đồ tiến hành chọn một sơ đổ hợp lý
cho tải.
Căn cứ chọn sơ đồ chỉnh lưu thiết k ế là :
- Yêu cầu của tải về chất lượng nguồn cấp, dải điều khiển, độ ổn định dòng điện
và điện áp tải.
- Các thông số cơ bản của tải : công suất ; điện áp ; dòng điện ; độ đập mạch cho phép.
- Loại nguồn cấp- một chiều hay xoay chiều, một pha hay ba pha, trị số điện áp
và tần số.
- Khả năng có thể có về nguồn vật tư linh kiện, nhất là các van bán dẫn động lực.
- Giá thành,-kích thước.
- Các căn cứ phụ khác.

11.3. Một số gợi ỷ về cách lựa chọn sơ đồ như sau


Chỉnh lưu một pha thường được chọn khi nguồn cấp là lưới điện một pha, hoặc
công suất không quá lớn so với công suất lưới (làm mất đối xứng điện áp lưới) và tải
không có yêu cầu quá cao về chất lượng điện áp một chiều.
Trong chỉnh lưu một pha, nếu tải có dòng điện lớn và điện áp thấp, thì sơ đồ chỉnh
lưu một pha cả chu kì với biến áp có trung tính có ưu điểm hơn. Bởi vì, trong sơ đồ
này tổn hao trên van bán dẫn ít hofn, nên công suất tổn hao trên van so với công suất

36
tải nhỏ hơn, hiệu suất thiết bị cao hơn. Nếu tải có điện áp cao và dòng điện nhộ, thì
việc chọn sơ đồ cầu chỉnh lưu một pha hợp lý hơn, bởi vì hệ số điện áp ngược của van
trong sơ đồ cầu nhỏ hơn, do đó dễ chọn van hơn.
Khi sử dụng sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha, đối với những loại tải không cần làm
việc ở chế độ nghịch lưu hoàn trả năng lượng về lưới, nên chọn sơ đồ chỉnh lưu cầu
điều khiển không đối xứng. Vì trong sơ đồ này tại mỗi thời điểm phát xung điều khiển
chỉ cần cấp một xung (ở chỉnh lưu cầu một pha điều khiển đối xứng phải cấp hai
xung điều khiển cho hai Tiristor đồng thời), sơ đồ mạch điều khiển đơn giản hơn.
Chỉnh lưu cầu một pha điều khiển đối xứng được dùng nhiều cho các loại tải có
làm việc ở chế độ nghịch lưu hoàn trả năng lượng về lưới, như động cơ điện một chiều
chẳng hạn.
Đối với các loại tải có điện cảm lớn (ví dụ như cuộn dây kích từ của máy điện), để
lợi dụng năng lượng của cuộn dây xả ra và bảo vệ van khi mất điện đột ngột, người ta
hay chọn phứơng án mắc thêm một điốt ngược song song với tải.
Các sơ đồ chính lưu ba pha thường được chọn, khi nguồn cấp là lưới ba pha công
nghiệp và khi tải có yều cầu cao về chất lượng điện áp một chiều.
Chỉnh lưu tia ba pha thường được lựa chọn, khi công suất tải không quá lớn so với
biến áp nguồn cấp (để tránh gây mất đối xứng cho nguồn lưới), và khi tải có yêu cầu
không quá cao về chất lượng điện áp một chiều. Đối với các loại tải có điện áp một
chiều định mức ỉà 220V, sơ đồ tia ba pha có ưu điểm hơn tất cả. Bởi vì theo sơ đồ này,
khi chỉnh lưu trực tiếp từ lưới có điện áp một chiều là 220V.1,17 =257,4V. Để có
điện áp 220V không nhất thiết phải chế tạo biến áp, mà chỉ cần chế tạo ba cuộn kháng
anốt của van là đủ.
Chỉnh lưu cầu ba pha nên chọn, khi cần chất lượng điện áp một chiều tốt, vì đây là
sơ đồ có chất lượng điện áp ra tốt nhất, trong các sơ đồ chỉnh lưu thường gặp. Sơ đồ
chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển không đối xứng có mạch điều khiển đơn giản hơn, nên
trong đa số các trường hợp người ta'hay chọn phương án cầu ba pha điều khiển không
đối xứng. Ví dụ làm nguồn cho máy hàn một chiểu, điều khiển kích từ máy phát xoay
chiều công suất nhỏ, các bộ nguồn cho các thiết bị điện hoá như mạ điện, điện phân ...
Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng được dùng nhiều trong các trường
hợp tải có yêu cầu về việc hoàn trả năng lượng về lưới, ví dụ như điều khiển động cơ
điện một chiều.
Để giảm ảnh hưởng của hài bậc ba lên lưới, đối với tải có công suất lớn sơ cấp
biến áp thường nối tam giác. Để giảm tiết diện dây quấn thứ cấp biến áp, các cuộn dây
thứ cấp biến áp có thể đấu tam giác (A).
Sơ đồ lia sáu pha, với việc chế tạo biến áp phức tạp và phải làm thêm cuộn kháng
cân bằng, nên thường được lựa chọn khi tải có dòng điện quá lớn mà theo sơ đồ cầu ba
pha không chọn được van theo dòng điện.

37
Cùng một trị số điện áp và dòng điện tải như nhau, sử dụng sơ đồ càng nhiều pha
dòng điện làm việc của van bán dẫn càng nhỏ. Các sơ đồ cầu bao giờ cũng có điện áp
làm việc của van nhỏ horri so với sơ đồ tia cùng loại (xem các hệ số này trong bảng 1 . 1 )

11.4. Tính chọn các thông số cơ bản của mạch động lực
Sau khi lựa chọn xong sơ đồ thì bưqtc tiếp theo là tiến hành tính toán các thông số
cơ bản của sơ đồ thiết kế.
Các thông số cơ bản của mạch động lực cần được tính chọn là: các van bán dẫn
động lực, máy biến áp động lực (hoặc cuộn kháng trong mạch động lực), aptomat, cầu
chì, dây nối......

11.5. Thiết kế mạch điểu khiển


Mạch điều khiển được thiết kế căn cứ vào yêu cầu của tải. Các bước thiết kế tham
khảo trong mục 1 . 6 của tài liệu này

III - THIẾT KẾ MẠCH ĐỘNG Lực

III.1. Tính chọn van động lực


Hai thông số cần quan tâm nhất khi chọn van bán dẫn cho chỉnh lưu là điện áp và
dòng điện, các thông số còn lại là những thông số tham khảo khi lựa chọn.
Khi đã đáp ứng được hai thông số cơ bản trên các thông số còn lại có thể tham
khảo theo gợi ý sau:
- Loại van nào có sụt áp AU nhỏ hơn sẽ có tổn hao nhiệt ít hơn.
- Dòng điện rò của loại van nào nhỏ hơn thì chất lượng tốt hơn.
- Nhiệt độ cho phép của loại van nào ca0 hofn thì khả năng chịu nhiệt tốt hơn.
- Điện áp và dòng điện điều khiển của loại van nào nhỏ hơn, công suất điều khiển
thấp hơn.
- Loại van nào có thời gian chuyển mạch bé hơn sẽ nhạy hơn. Tuy nhiên, trong đa
số các van bán dẫn, thời gian chuyển mạch thường tỷ lệ nghịch với tổn hao công suất.
Các van động lực được lựa chọn dựa vào các yếu tố cơ bản là: dòng tải, sơ đồ đã
chọn, điều kiện toả nhiệt, điện áp làm việc. Các thông số cơ bản của van động lực
được tính như sau:

38
Điện áp ngược của van :
U,v=k„,.Ư2 (1.7)

với Uj = Uj/ku thay vào (1.7) lúc đó U|y có thể tính

( 1-8 )

Trong đó:

u¿, Ư2, Ỉ //V ■ điện áp tải, điện áp nguồn xoay chiều, điện áp ngược của van;
: các hệ s ố điện áp ngược và điện áp tải.
Các hệ s ố này tra từ bảng l.I .
Để có thể chọn van theo điện áp hợp lí, thì điện áp ngược của van cần chọn phải
lớn hơn điện áp làm việc được tính từ công thức ( 1 . 8 ), qua một hệ số dự trữ

ưnv = kd,u.U„. (1.9 )

thường được chọn lớn hơn 1,6.

Tính dòng điện của van


Dòng điện làm việc của van được chọn thẹo dòng điện hiệu dụng chạy qua van
theo sơ đồ đã chọn (I|y = Dòng điện hiệu dụng được tính:

Ihd = k h d -Id (1 -1 0 )

Trong đó: ỈỊ,^Ị, ỈJ - Dòng điện hiệu dụng của van và dòng điện tải;

^hd ~ H ệ sô'xác định dòng điện hiệu dụng (tra bảng 1.2).
Để van bán dẫn có thể làm việc an toàn, không bị chọc thủng về nhiệt, cần phải
chọn và thiết kế hệ thống toả nhiệt hợp lí. Theo điều kiện toả nhiệt đã được chọn, tiến
hành tính thông số dòng điện định mức của van cần có.

Dòng điện định mức của van (I(jmv) có thể chọn theo gợi ý sau: khi không có cánh
toả nhiệt và tổn hao trên van AP < 20W, được chọn dòng điện làm việc tới 10%
(I(J^V>10 I|y), khi có cánh toả nhiệt với đủ diện tích bề mặt cho phép van làm việc tới
40%Ij^y > 2,5.I|y), khi có cánh toả nhiệt đủ diện tích bề mặt và có quạt thông
gió có thể cho phép van làm việc tới 70%I(jn,v > l,4.I|y ), khi có điều kiện làm
mát bằng nước có thể cho phép làm việc gần tới 100% .
Vì quá trình thông gió tự nhiên không được tốt lắm, do đó khi tổn hao trên van
APy = AUy.Iiv cỡ khoảng 1 0 0 w /van trở lên, việc đối lưu không khí tự nhiên xung
quanh cánh toả nhiệt xảy ra chậm, nhiệt độ toả ra môi trường không kịp. Vì vậy, theo

39
kinh nghiệm khi APy > 1 0 0 w /van cần có quạt làm mát cưỡng bức. Chi tiết về cách
chọn van tham khảo trong phần IV.
V í dụ: Cần chọn van động lực cho một bộ chỉnh lưu cầu một pha với thông s ố cơ
bản của sơ đồ chỉnh lưu: = 100 V, = 50 A.
Van động lực cần chọn có thông số:
Điện áp ngược của van

U ,v = k „ ,.Ư 2

với U 2 = U(j/ ku ; cho sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha = ^/2 ; ky = 0,9 thay vào ta
có:

Dòng điện làm việc của van cần có

Ilv = Ihd = ^hd -Iđ

thay số vào với tra từ bảng 1 .2 ta có

I , . = f = 30.5A

Với các thông số làm việc của van ở trên, chọn điều kiện làm việc của van là có
cánh toả nhiệt với đầy đủ diện tích toả nhiệt, không quạt đối lưu không khí (điều kiện
làm việc của van do người thiết kế tự chọn).
Thông số cần có của van động lực là:

Unv = kdtu . u „ = 2 . 157 = 314 V (chọn kdtu = 2)


Iđmv = kị . I|y = 4 . 30,5 = 140 A (với điều kiện làm mát đã chọn
I,v = (10 ^ 40)% 1 , 1 ở đây chọn I„ = 25% )
Để có thể chọn được van cho làm việc với các thông số định mức cơ bản trên, tra
bảng thông số các van (điốt, tiristor) chọn các van có thông số điện áp ngược (U^y),
dòng điện định mức(Ij„,y) lớn hơn gần nhất với thông số đã tính được ở trên. Theo
cách đó có thể chọn ví dụ (tra từ bảng p .l, p.2 ):
Đ iôt loại ỈN 3089 với các thông sô'định mức:

- Dòng điện định mức của van = 150 A,

- Điện áp ngược cực đại của van u„y = 500 V,


- Độ sụt áp trên van A U = 1 ,2 V ,
- Dòng điện dò If =1 mA,

40
Tiristor loại I5ỈRC 40 có các thông sô'định mức:
- Dòng điện định mức của van Ijf„y=150 A,
- Điện áp ngược cực đại của van u„y = 400 V,

- Độ sụt áp trên van AU = 1,7 V,


- Dòng điện dò Ir = 8 mA,
- Điện áp điều khiển = 2,5 V,
- Dòng điện điều khiển I(jịj = 0,15 A.

III.2 Tính toán máy biến áp


Các đại lượng cần có cho tính toán một biến áp chỉnh lưú:

1. Điện áp chỉnh lưu không tải


Ud„ = Ud + A U , + AUba + AUd„ ( 1 .1 1 )
Trong đó : u¿ - điện áp chỉnh lưu;

AU^- sụt áp trên các van (trị s ố này được lấy từ các thông s ố của các van
đã chọn ở trên) ;
AU¡,a = ^ + AU ị - sụt áp bên trong biến áp khi có tải, bao gồm sụt áp
trên điện trở AU,,và sụt áp trên điện cảm AUi- Những đại ỉượng này khi chọn sơ bộ
vào khoảng (5 -ỉ- 10)%
- sụt áp trên dây nối;

AUd„=Rd„.Id=(P-l/S).Id (1-12)

2. Xác định công suất tối đa của tải

Pdmax = U d o - I d (1-13)

3. Công suất biến áp nguồn cấp được tính


Sba = k , - P , , , , (1.14)

Trong đó: - công suất biểu kiến của biến áp [V A ];


k¡. - hệ s ố công suất theo sơ đồ mạch động lực, có thể tra ở bảng 1.2
^dmax ~ công suất cực đại của tải [WJ.

4. Tính toán sơ bộ mạch từ


Tiết diện trụ Qpe của lõi thép biến áp được tính từ công suất:

6.TfNHT0ÁN...CSũẤTA 41
Trong đó:
- công suất biến áp tính bằng [WJ;
kọ - hệ s ố phụ thuộc phương thức ìàm mát;
kq= 4 -ỉ- 5 nếu là biển áp dẩu;
Uq = 5 -h 6 nếu là biến áp khô;
m - s ố pha của máy biến áp (biến áp ba pha có m -3 ,
một pha cố m =1);
f - tần s ố nguồn điện xoay chiều f= 5 0 Hz.
Tiết diện của trụ với tần số 50 Hz có thể tính gần đúng

cm
Vm

5. Tính toán dây quấn biến áp


Thông số eác cuộn dây cần tính bao gồm số vòng và kích thước dây.
Tính toán thông số các cuộn dây quấn sơ cấp vằ thứ cấp, cách tính dây sơ cấp và thứ
cấp như nhau nên ở đây chỉ giới thiệu cách tính chung cho các cuộn dây.
Số vòng dây của mỗi cuộn được tính

U7_ Ư.IO' .
w = --------— ------- vòng (1-17)
4,44.f.Q p ,.B
í

Trong đó:- w - sô' vỏng dây của cuộn dây cần tính
u - điện áp của cuộn dây cần tính [V ];
B - từ cảm (thưởng chọn trong khoảng (1,0 -^1,8) Tesla tuỳ thuộc chất
lượng tôn).
Qfg - tiết diện lõi thép [cm^].
Nếu coi f = 50 Hz, chọn B = ITesla lúc đố gần đúng có thềtính'

w = 45,— [vòng] (1.18)


Qpe
Thay các thông số điện áp sơ cấp Uj, thứ cấp U 2 vào(1.17) hay (1.18) ta tính được
số vòng dây sơ cấp Wj và thứ cấp W2 cần tính.
Điện áp của các cuộn dây.
- Điện áp cuộn dây thứ cấp được tính:

(1.19)

42 6.TÍNHT0ÁN...CSUẤT.B
Trong đó: U^IQ - t 'fñh từ (1.11);

ki^Ị - tra từ hệ s ố điện áp chỉnh lưu bảng 1.1.

- Điện áp cuộn dây sơ cấp Uj bằng điện áp nguồn cấp.


Tính dòng điện của các cuộn dây.
Cách thứ nhất:
Xác định dòng điện các cuộn dây bằng cách tra dòng điện sơ và thứ cấp theo bảng
1.2. Với : I2 = ỈC2 .Id, Ij = kj.kjjg.Ij, các hệ số kị, \Í2 được tra từ cột hệ số dòng điện ->
thứ cấp biến áp (kj) và sơ cấp biến áp (k|).
Cách thứ hai:
Đối với những chỉnh lưu có dòng điện xoay chiều đối xứng như các chỉnh lưu cầu,
dòng điện được tính gián tiếp qua công suất phía sơ và thứ cấp
«

s,

^Iba = í^sl- ^dmax ( 1 .2 2 )


^2ba = Ks2- Pdmax (1-23)

Trong đó: S/ịj^, S2 hu - công suất phía sơ, thứ cấp biến áp.

^sJ’ ^s2 ~ hệ sô' công suất phía sơ, thứ cấp của biến áp.
Các hệ s ố này có th ể tra theo bảng 1.2.
Tính tiết diện dây dẫn.

Sc„=ymm" (1 .2 4 )

Trong đó: ỉ - dòng điện chạy qua cuộn dây [A ];


J - mật độ dòng điện trong biến áp thường chọn 2 -ỉ- 2,75 [Almm^]
Nếu chọn dậy quấn tròn thì đường kính dây được tính:

d= ^ (1 .2 5 )

Trong đó: d - đường kính dây quấn.

^Cu - tiết diện dây quấn.

43
Nếu chọn dây quấn chữ nhật, cần tra bảng kích thước dây (bảng p.4) để chọn kiểu
và kích thước dây. Trưcmg hợp không có dây dẫn kích thước tiêu chuẩn, cần phải chập
nhiều sợi dây có kích thước tiêu chuẩn, sao cho đủ tiết diện cần thiết.

ố. Tính kích thước mạch từ


Chọn sơ bộ các kích thước cơ bản của mạch từ
Chọn hình dáng của trụ :
Nếu công suất nhỏ (dưới 10 KVA) người ta thường chọn trụ chữ nhật (hình 1.29)
với cáò kích thước Qpg = a.b. Trong đó a - bề rộng trụ, b - bề dầy trụ.
Nếu công suất lớn người ta chọn trụ nhiều bậc [5, 6 ].
Chọn lá thép: thường lá thép có các độ dày 0,35 mm và 0,5 mm.
Diện tích cửa sổ cần eó:

Qcs = Q csl + Q cs2 (1-26)


với:
Q csl

Q c s2 = I^ lđ -W 2 -S c u 2

Trong đó: Q^^,-diện tích cửa sổ [mrn^];

öcsi'öcs 2 “ cuộn sơ cấp và thứ cấp chiếm chỗ

W ị , W 2 - s ố vò n g d â y sơ, th ứ cấp;

5cui >-Seul “ thứ cấp

■Iđ hệ s ố lấp đầy thường chọn 2,0 -ỉ- 3,0.


Chọn kích thước cửa sổ
Khi đã có diện tích cửa sổ Q(JS, cần chọn các
kích thước cơ bản (chiều cao h và chiều rộng c
với Qgs = c.h) của cửa sổ mạch từ. Các kích ĩ
thước cơ bản này của lõi thép do ngựời thiết kế H h
tự chọn. Những số liệu đầu tiên có thể tham khảo
chiều cao h và chiều rộng cửa sổ c được chọn
dựa vào ẹậc hệ số phụ m=h/a; n = c/a; 1 = b/a.
Kinh nghiệm cho thấy đối với lõi thép hình E thì
m = 2 -ỉ- 4 ; n = 0,5 -ỉ- 2,5 ; 1 = 0,5-f- 1,5; là tối ưu H ìn h 1.29. Sơ đồ kết cấu lõi thép biến áp
hơn cả. Tuy nhiên những hệ số phụ này sau khi
tính xong mạch từ có thể không hợp lý cho một số trường hợp, lúc đó người thiết kế
cần thay đổi các chỉ số phụ để tính lại.

44
Chiều rộng toàn bộ mạch từ c = 2c + x.a (x - số trụ biến áp : X =2 nếulàbiến áp
một pha, X = 3 nếu là biến áp ba pha), chiều cao mạch từ H = h + z.a (z.a -kích thước
gông t ừ ; Z = 1 nếu l à biến á p m ộ t p h a , z - 2 nếu l à b i ế n á p b a pha).
Hlnh dáng kết cấu mạch từ thể hiện như hình 1.29.

7. Kết cấu dây quấn


Dây quấn được bố trí theo chiều dọc trụ,
mỗi cuộn dây được quâii thành nhiều lớp dây.
Mỗi lớp dây được quấn liên tục, các vòng dây
sát nhau. Các lớp dây cách điện với nhau bằng
các bìa cách điện.
Cách tính các thông số này như sau:
H ìn h 1.30. Bố trí cuộn dây biến áp
* Số vòng dây trên mỗi lớp Wi|:
Khi dây quấn tiết diện tròn được tính
h - 2h
W „ = -^ (1.27)

Trong đó: h - chiều cao cửa sổ,

- đường kính dây quấn k ể cả cách điện;

hg - khoảng cách cách điện với gông có thể tham khảo chọn hg = d^.
Khi dây quấn tiết diện hình chữ nhật được tính:
h - 2 h_.
w„ = (1.28)

Trong đố: - chiều rộng của dây quấn chữ nhật k ể cả cách điện.

/i„
o - khoảng cách cách điên,
' khỉ dây quấn ■chữ nhât
* có kích thước lớn,
thường chọn trong khoảng ( 1 - 5 ) mm.

* Số lớp dây trong cửa sổ được tính bằng tỷ số số vòng dây w của cuộn dây
Wj hoặc W 2 cần tính, trên số vòng dây một lớp Wj|
w
n ,d =
w.

Các số liệu tính toán Wi|, được làm tròn, theo nguyên tắc: số vòng làm trÒEi
xuống (bỏ số lẻ), số lớp làm tròn lên (sau khi bỏ số lẻ phần nguyên cộng thêm 1 ).

45
Bề dày của mỗi cuộn dây bằng tổng bề dày của các lớp dây (d. n|j - nếu là dây tròn
và a. n|j - nếu là dây chữ nhật) cộng cách điện các lớp dây trong cuộn dây cần tính cd.njj.

Bd^t = d . Ii|d + cd.riid ( 1 .2 9 )

Trong đó:
Bd^i — b ề dầy của cuộn dây cần tính,
cd — b ề dciy của bìa cách điện.
Bìa cách điện có các độ dày: 0,1; 0,3; 0,5; 1,0; 2,0;' 3,0 mm.
- đường kính ngoài của dây (nếu dây quấn tiết diện hình
Ihi thay bằng a j .
Tổng bề dày các cuộn dây Bd
Bd = Bdị + Bd2 + ...... + cdj + cd„ + cd |2 (1.30)
Trong đó: Bdj, Bd 2 - b ề dầy cuộn dây sơ và thứ cấp;
cd¡, cd„ - b ề dày cách điện trong cùng và ngoài cùng.
cd j 2 ~ khoảng cách cách điện giữa các cuộn dây.
Trữớc khi tính khối lượng sắt và đồng cần kiểm tra xem cửa sổ đãchọn có hợp lý
không. Kích thước cửa sổ c, h chỉ đúng khi bề dầy các cuộndây phải nhỏ hơn chiều
rộng cửa sổ (Bd < c đối với biến áp một pha và 2Bd < c nếu là biến áp ba pha). Kích
thước hợp lý giữa cuộn dây và trụ là Ac = c -B d với biến áp một pha và Ac = c - 2.Bd
''ới biến áp ba pha, trong khoảng (0,5 - 2) cm ; Khoảng cách nãy cần thiết để đảm bảo
cách điện và làm mát. Trong trường hợp ngược lại, bề dầy Bd các cuộn dây lớn hơn
chiều rộng c của cửa sổ, chọn lại các kích thước cửa sổ c, h.

8. Khối lượng sắt


Khối lượng sắt bằng tích của thể tích Vpe trụ và gông nhân với trọng lượng riêng
của sắt mpg:
Mpe = Vp,.mFe kg (1.31a)
Trong đó:
V ,, =

^FeT - QpeT-^-^ ■
^FeG = QpeC-^-C : th ể tích gông.
m - s ố trụ biến áp;

QpeT • QpeG - tiết diện trụ và gông.

9. Khối lượng đồng

46
Khối lượng đồng bằng tích của thể tích V qu cuộn dây đồng cần tính nhâi vá
trọng lượng riêng của đồng lĩicu:

Mcu = Vcu-mcu kg(1.31b)


Trong đó:

^Cu “ đồng của các cuộn dây và được tính [dm^];

^Cu = ^Cu- ^ ■^Cu ~ [dm^];


l - chiều dài dây quấn của cuộn dây [d m ];

^Cii - 8,9kgídm^
Chiều dài dây quấn được tính bằng cách lấy chu vi trung bình mỗi vòng n h ín vd
số vòng dây trong cuộn (1 = Cy.W). Các vòng cửa cuộn dây có chu vi khác nhau ;bo
nên gần đúng có thể lấy chu vi trung bình để tính.
K h i coi cuộn dây là khối trụ tròn
Chiều dài trung bình của các vòng dây có thể tính gần đúng bằng 71. Dtb khi dó:

1 = W .7 Ĩ. D ib (1 .3 2 )

Trong đó:

D ịị, - đường kính trung bình của cuộn dây và được tính:

D ,, = (D, + D„)Ỉ2

Với: D,,D^ - đường kính trong và ngoài của cuộn dây.


Đường kính trong của cuộn dây trong cùng được tính;
Dt = Dpe + 2cdi - nếu trụ tròn;

ở đây: Dp^ - đường kính trụ sắt;

cd, - cách điện trong cùng với lõi.


Đường kính ngoài của cuộn dây được tính gần đúng:
D„ = Dt + 2 .(d + cd).n,d

Chú ý: với các cuộn dây bên ngoài, thì Dj của cuộn ngoài sẽ bằng
D„ của cuộn trong.

, Nếu coi cuộn dây là khối hộp chữ nhật (Cy = 2.(3tb+ btt,)), thì chiều dài dây đồng
tính theo công thức:

1 = w . 2 .( a ^ b + ). (1.33)
Trong đó:

47
^Ib = + Bd - chiều rộng trung bình của vòng dây;

^tb = b, + Bd - chiều dài trung bình của vòng dây;

ứỊ, b, - các kích thước trong của cuộn dây cẩn tính.

ỈO,. Điện trở ngắn mạch máy biến áp

R._ = R . + * R. (1.34)
\ w,i /

11. Tính tổng sụt áp bên trong biến áp


Điện áp rơi trên điện trở :
\2

AU. = +R , (1 . 3 5 )

Trong đó:
R ị , R2 - điện trở thuần của các cuộn dây sơ và thứ cấp được tính:

R = p.ns
Với: p = 0,0000172 O m m - điện trở suất của đồng;

l , s - chiều dài và tiết diện của dây dẫn [mm, mrìí^];

- dòng điện tải m ột chiều [AJ.


Điện áp rơi trên điện kháng
AU^ = mf, X^.liỉn (1 .3 6 )

Trong đó: iTiỵ - số pha biến áp

colO-7 ( 1 .3 7 )

Với :

W2 ~ SỐ vòng dây thứ cấp biến áp.

Rị,!^ - Bán kính trong cuộn dây thứ cấp [m^Ị.

h - Chiều cao cửa s ổ lõi thép [m ].

cd - Bề dầy các cách điện các cuộn dây với nhau (nếu là biến áp
dòng nhỏ, giữa các cuộn dây được lốt bằng bìa cách điện dày (0,3 ^ 1)
mm, còn đối với những biến áp dòng lớn, cần phải cách ly bằng các đũa
phíp có các độ dày lớn hơn) [m].

48
Bdi, 5^2 - Bề dầy cuộn dây sơ và thứ cấp [m ].
(ủ = 314 rad.

12. Tổng trở ngắn mạch máy biến áp

^nm = v c + x / (1- 38)

13, Điện áp ngắn mạch phần trăm của máy biến áp

u„„% = ^ ^ 1 0 0 (1.39)
^2đm

14. Dòng điện ngắn mạch máy biến áp

(1.40)
^nm

Những phép tính trên đây là những kích thước rất cơ bản của biến áp, cho nhũng
loại chỉnh lưu công suất trung bình và nhỏ. Khi thiết kế biến áp cho những loại chỉnh
lưu có công suất lớn, biến áp cần tính toán chi tiết hơn ví dụ phưcfng thức làm mát,
cách điện ... khi đó biến áp cần được tính theo các tài liệu chuyên ngành thiết kế biến
áp [5,6].

IV - TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ

IV.1. Bảo vệ quá dòng điện


Bảo vệ ngắn mạch và quá tải về dòng điện: dùng aptomat hoặc cầu chì. N guyên
tắc chọn các thiết bị này, là chọn theo dòng điện, với I j , v = (l,l-ỉ-l,3 ) I i v Dòng bấo vộ
ngắn mạch của aptomat không vượt quá dòng ngắn mạch của máy biến áp.

1. Lảm mát van bán dẫn


Khi làm việc, van bán dẫn có sụt áp, do đó có tổn hao công suất AP = Ấ U . I ị v Tổn
hao công suất này sinh nhiệt. Mặt khác van chỉ được làm việc tới nhiệt độ tối đa cho
phép Tgp nào đó (các trị số thưòíng gặp vào khoảng 125®c - xem cột 8 bảng p .l hay
cột 12 bảng p.2). Do đó phải tìm cách bảo vệ quá nhiệt cho van bán dẫn.
Muốn bảo vệ quá nhiệt cho các van bán dẫn cần phải chọn đúng dòng điện van
theo chế độ làm mát. Làm mát van hiện nay phổ biến người ta thường dùng cánh toa
nhiệt. Diện tích bề mặt toả nhiệt có thể được tính gần đúng theo công thức:

7 . 7 ^ TOÁK... c SUẤTJV 49
(1.41)

Trong đó:

Sin - diện tích bề mặt toả nhiệt [cm^];

AP - tổn hao công suất í WJ;

T- đ ộ chênh nhiệt so với m ôi trường X = 7 |y

Tịy , ~ nhiệt độ làm việc và nhiệt độ môi trường l"C];

- hệ s ố có xét tới điều kiện tỏa nhiệt (trong điểu kiện làm mát tự
nhiên không quạt cưỡng bức, thường chọn kị =(6 ^ 10).10 -4 [Wlcm.2 o c ].

Các kích thước cơ bản


nên chọn:
a < 200 mm;
b < 200 mm;
h < 180 mm;
ho = 5015 mm;
c = 2 -ỉ- 3 mm;
z = 5 ^ 12mm.

H ình 1.31. Hình dáng và kích thước giới hạn cho cánh toả nhiệt một van bán dẫn

Sau khi tính xong diện tích bề mặt toả nhiệt, tiến hành thiết kế (chọn) cánh toả
nhiệt, sao cho đủ diện tích bề mặt đã tính. Cánh toả nhiệt phải đảm bảọ đủ diện tích
bề mặt tiếp xúc với không khí, đủ độ dầy cánh, đủ khoảng cách giữa các cánh. Những
loại cánh toả nhiệt hiện nay có thể bán sẵn trên thị trường, hoặc thiết kế mới theo hình
dáng tương tự như hình 1.31.
Trường hợp cánh toả nhiệt quá lớn, cần phải thay đổi phương thức toả nhiệt, bằng
cách thêm quạt làm mát cưỡng bức.
Để cho van bán dẫn làm việc an toàn, nhiệt độ làm việc của van không vượt quá
trị số cho phép, phương thức làm mát van có thể theo gợi ý sau:

a) Làm mát ch ỉ bằng vỏ van bán dẫn


ĩ

3^ 7. T1NHT0ÁN...CSUẤT.B
Nếu công suất toả nhiệt khi van làm việc AP = U.Ihd < 2 0 W, cho phép van làm việc
với dòng điên tối đa tới 10% mà không cần cánh toả nhiệt. Cách chọn này có thể hiểu
là vỏ van bán dẫn không đủ toả nhiệt khi cho làm việc với dòng điện lớn hơn 10% Ví
dụ: có loại van với =100A, AU=1V, van này cho phép làm việc không cánh toả nhiệt
với dòng điện tối đa tới lOA, nhưng loại van với I(J^ = 500A, AU=1V cho phép làm việc
tối đa tới 20A (AP = 20W) mặc dù tính tỷ số phần trăm có thể là 10%. = SOA.

b) Làm mát bằng cách gắn van bán dẫn lên cánh toả nhiệt

Khi van bán dẫn được mắc vào cánh toả nhiệt bằng đồng hay nhôm, nhiệt độ của
van được toả ra môi trường xung quanh nhờ bề mặt của cánh toả nhiệt. Sự toả nhiệt như
thế này là nhờ vào sự chenh nhiệt giữa cánh toả nhiệt với môi trường xung quanH. Khi
cánh toả nhiệt nóng lên, nhiệt độ xung quanh cánh toả nhiệt tăng lên, làm cho tốc độ
dẫn nhiệt ra môi trưòìig không khí bị chậm lại. Vì lý do hạn chế của tốc độ dẫn nhiệt,
khi van bán dẫn được làm mát bằng cánh toả nhiệt, chỉ nên cho van làm việc với dòng
điện I|y< 40%-I^n, và tổn hao trên van không vượt quá 100W. Ví dụ; van có =100A,
Aư=l Vcho phép làm việc với cánh toả nhiệt nhôm ở dòng điện tối đa 40A, trong khi đó
loại van với thông số =500A, AU=1V không được phép làm việc tới 200A, vì công
suất toả nhiệt AP = AU. I = 200W là quá lớn cho điều kiện toả nhiệt này.

c) Làm m át cưdng bức bồng quạt


Khi có quạt đối lưu không khí thổi dọc theo khe của cánh toả nhiệt, nhiệt độ xung
quanh cánh toả nhiệt thấp hơn, tốc độ dẫn nhiệt ra môi trường xung quanh tốt hơn,
hiệu suất toả nhiệt cao hơn. Do đó, cho phép làm việc với dòng điện tối đa tới 70%I^„,
(!,'< 70% !,,).
Thường thường đối với các loại nguồn công suất, để giữ an toàn cho các van bán
dẫn người ta thường thiết kế quạt làm mát cưỡng bức ngay cả trong trường hợp dòng
tải không quá lớn so với dòng định mức của van. Vói công suất toả nhiệt cỡ vào
khoảng 100W/ van là cầnxó quạt làm mát cưỡng bức.
d) Làm m át bằng nưởc.
Khi thiết kế hệ thống làm mát bằng nước hiệu suất trao đổi nhiệt tốt hom, cho phép
làm việc với dòng điện tối đa tới 90% Quá trình làm mát bằng nước phải đảm bảo
xử lý nước không dẫn điện. Bằng cách khử lon trong nước, hoặc giảm độ dẫn điện của
nước (tăng điện trở nước) theo nguyên tắc tăng chiều dài hay giảm tiết diện đường ống
dẫn nước, lúc đó có thể coi độ dẫn điện của nước không đáng kể.

2, Mắc song song van bán dẫn

51
Trong trường hợp dòng điện làm việc quá lớn (so với dòng cho phép làm việc khi
có xét tới điều kiện toả nhiệt), người ta phải liến hành mắc song song các van bán dẫn.
Các sơ đồ mắc song song các van có thể chọn một trong các sơ đồ trên hình 1.29.

CK

ÍM

Dị Ỷ ¥
a) b) c) d)
H ình 1.32. Các sơ đổ mắc song song van bán dẫn
a) Mắc song song ưực tiếp ; b) Mắc qua điện ưở ;
c) Mắc qua cuộn cảm ; d) Mắc qua hỗ cảm.

Khi mắc song song các van bán dẫn, dòng điện chạy qua các van có thể được phân
bố không đều bởi vì các đặc tính vôn-am pe của các van không hoàn toàn giống nhau.
Trong các van có điều khiển còn chịu ảnh hưởng rất lớn của việc mở không đồng thời
của các van. Dòng điện lệch nhau của hai van có thể được tính
AU
A I = I ,- L - (1.42)
R 2dg

Trong đó: AU - hiệu sụt áp của các van khi cùng trị s ố dòng diện lớn l¡;

^ 2 dg ~ động của van D 2 tại điểm làm việc ỈỊ.


Để giảm sự phân bố không đểu trên, người ta có thể mắc nối tiếp với các van các
điện trỏ (hình 1.32b) việc sử dụng điện trở chỉ có ý nghĩa khi điện áp rơi irên điện trở
là không đáng kể, nêu điện áp rơi trên điện trở lớn, tổn hao công suất lớn, làm cho
hiệu suất của chỉnh lưu thấp. Để khắc phục nhược điểm này có thể thay thế điện trở
bằng các cuộn dây điện cảm (hình 1.32c). Thường các cuộn cảm này được chế tạo có
lõi không khí.

ở sơ đồ hình 1.32d, cân bằng dòng điện các van được thực hiện tốt hơn khi cuộn
kháng được chế tạo có lõi thép, với các cuộn dây mắc ngược đầu nhau. Sơ đồ này còn
đặc biệt có ý nghĩa, khi sử dụng cho trường hợp các van điều khiển mở không đồng thời.

IV.2. Bảo vệ quá điện áp cho thiết bị bán dẫn


Linh kiện bán dẫn nói chung và bán dẫn công suất nói riêng, rất nhạy cảm với sự
thay đổi của điện áp. Những yếu tố điện áp ảnh hưởng lớn nhất tới van bán dẫn mà
cần có phương thức bảo vệ là:
- Điện áp đặt vào van lớn quá thông số của van.

52
- Xung điện áp do chuyển mạch van.

- Xung điện ầp từ phía lưới xoay chiểu, nguyên nhân thường gặp là do cắt tải có
điện cảm lớn trên đường dây.
- Xung điện áp do cắt đột ngột biến áp non tải.
Để bảo vệ van khi làm việc dài hạn mà không bị quá điện áp, cần chọn đúng cấc
van bán dẫn theo điện áp ngược.
Các phương pháp bảo vệ van bán dẫn như sau:

a) Mắc nối tiếp van bán dẫn

Sau khi tính được'trị số điện áp làm việc của van theo (1.8) và (1.9) tiến hành chọn
van theo điện áp, trị số điện áp van được chọn phải lớn hơn trị số tính được từ (1.9).
Trong trường hợp không có van điện áp cao, phải tiến hành mắc nối tiếp các van.
Khi ưiắc nối tiếp các van, yêu cầu phải chọn các van có đặc tính giống nhau, nhằm đảm
bảo cho sự phân bố điện áp như nhau trên các van. Tuy vậy, sự phân bố điện áp trên các
van không bằng nhau là thường gặp. Do đó, cần có các biện pháp phân bố lại điện áp
khi các đặc tính của van không giống nhau. Các biện pháp trên giới thiệu ờ hình 1.33.

I
R R

R c V jV R

a) b) c) d)

H in h 1.33. Sơ đổ mắc nối tiếp các van

Thưcttig gặp nhất trong thực tế, phân bố đều điện áp khi mắc nối tiếp người ta hay
mắc theo sơ đồ hình 1.33a. Sơ đồ này đơn giản dễ thực hiện. Ngoài sơ đồ này ra, có
thể phân bố điện áp bằng tụ như hình 1.33b,c. hoặc sử dụng các điốt ổn áp để phân bố
điện áp (hình 1.33d).

b) Bảo vệ xung điện áp khi chuyển mạch van bán dẫn

Bảo vệ xung điện áp do quá trình đóng cắt các van được dùng mạch R - c mắc
song song với các van bán dẫn. Sơ đồ đơn giản của loại mạch này mô tả trên hình 1.34a.
Khi có sự chuyển mạch, do phóng điện từ van ra ngoài tạo nên xung điện áp trên bề mặt
tiếp giáp P-N . Mạch R - c mắc song song với van bán dẫn tạo mạch vòng phóng điện

53
tích quá độ trong quá trình chuyển mạch van. Có thể tính được các thông số của R và c
theo [1] hoặc người ta có thể chọn gần đúng R = (5 -r 30) Q, c = (0,5 ^ 4)p,F [ 4 ].

D D,

H>k- c>kn
R c R D3
h -c = H >k
Ds Ds

Ri
R.
a) b) c)
Hình 1.34. Bảo vệ thiết bị điện tử khỏi chọc thúng do xung điện áp

c) Bảo vệ van bán dẫn khỏi đánh thủng do xung điện áp từ lưới

Để bảo vệ xung điện áp từ lưới điện, mắc song song với tải ở đầu vào một mạch R
- c, nhằm lọc xung như mô tả trên hình 1.34b. Khi xuất hiện xung điện áp trên đường
dây, nhờ có mạch lọc này mà đỉnh xụng gần như nằm lại hoàn toàn trên điện trở
đường dây. Trị số R, c phụ thuộc nhiều vào tải. Thông số tham khảo theo [4] R = (5
2 0 )QyC = 4|iF.

d) Bảo vệ van bán dẫn khỏi đánh thủng do cắt biến áp non tải

Để bảo vệ van do cắt đột ngột biến áp non tải, trong đa số các bộ biến đổi người ta
thường mắc một mạch R -C ở đầu ra một chỉnh lưu cầu ba pha phụ bằng các điốt công
suất bé, như mô tả trên hình 1.34c. Trị số tụ c trong trường hợp này có thể được tính:
1
c = 30 (1.43)
KTu

Trong dó: l^ - Dỏng diện từ hoá hiến áp % ;

Ỉ2 >^ 2 ~ Dòng diện, điện áp thứ cấp biển áp;

Kỵy - Khá năng tăng điện áp cho phép củavan,thường được chọn
K ru = ỉ ,25 ^1,5. ■

Thông thường trị số tụ thường chọn trong khoảng (10 200) fiF.
Biên độđiện áp xung khi đóng biến áp nhỏ hơn nhiều so với khi cắt, do đó mạch
trên cho phép bảo vệ quá điện áp trong cả hai trường hợp này.

54
V - TÍNH TOÁN CUỘN KHÁNG LỌC DÒNG ĐIỆN

V.1 Tính toán cuộn kháng lọc dòng điện đập mạch
/ . K hái quát về dòng điện đập mạch
Sự đập mạch của điện áp chỉnh lưu làm cho dòng điện tải cũng đập mạch theo,
làm xấu đi chất lượng dòng điện một chiều, nếu tải là động cơ điện một chiều sẽ làm
xấu quá trình chuyển mạch cổ góp của động cơ, làm tăng phát nóng của tải do các
thành phẫn sóng hài.
Thông thường đánh giá ảnh hưởng của đập mạch dòng điện theo trị hiệu dụng của
sóng hài bậc nhất, bởi vì sóng hài bậc nhất chiếm một tỷ lệ vào khoảng (2-ỉ-5)% dòng
điện định'mức của tải. Thành phần hài bậc nhất này lófn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào
công suất tải Pj, phạm vi điều chỉnh điện áp chỉnh lưu...
Trị số điện cảm của cuộn kháng lọc thành phần dòng điện đập mạch được tính
theo biểu thức:

T - _ ^dn.maxJQQ /1 AA\

Trong đó:
Li^ - trị s ố điện cảm lọc đập mạch cần thiết [Henry];

ĩddm - dòng điện định mức của hộ chỉnh lưu [AJ;


ứ) = 314 - tần s ố góc [H s];
K = 1,2,3... - bội s ố sóng hài;
m - s ố lần đập mạch trong một chu kì;

^dn max ~ thành phần sóng hài của điện áp chỉnh lưu ỊVỊ;

1*% - trị hiệu dụng của dòng điện sóng hài cơ bản lấy tỷ s ố theo dòng điện
định mức của chỉnh lưu. Trị s ố này cho phép Ij*% <10% .

Biên độ thành phần sóng hài của điện áp chỉnh liru có thể được xác định
theo công thức [4].

Udo K- -1

Trong đó:
U^Q - điện áp chỉnh lưu cực dại [V ];

a - góc điều khiển van bán dẫn [rad./s].

55
có biên độ lớn nhất. Biên độ sóng hài bậc

này càng có hiệu quả hơn. Vì vậy, tính


điện cảm của cuộn kháng đối với các sơ
đồ chỉnh lưu chỉ cần tính theo thành phần
sóng hài bậc nhất ià đủ.
Quan hệ giữa tỷ lệ của biên độ sóng
hài theo trị trung bình điện áp chỉnh lưu
U d n .m a x ^ ^
ư dO
các sơ đồ chỉnh lưu cầu và tia ba pha xây
Hình 1.35. Quan hệ giữa biên độ sóng bậc
dựng theo công thức (1.45) mô tả trên
nhất với góc mở van bán dẫn a
hình 1.35.
u
Các đườnế cong 1,2 trên hình 1.35 mô tả quan hệ ■ = f(a) với K=1 cho các
dO
Sơ đồ cầu ba pha điều khiển đối xứng và tia ba pha.

Đối với sơ đồ chỉnh iưu điểu khiển không đối xứng, khi góc điều khiển a nhỏ,
thành phần sóng hài với .K = 2 và K.m = 6 (đưòfng 4 trên hình 1.35) là nhỏ. Khi góc
điều khiển bắt đầu từ a = 25° thành phần hài bậc nhất K = 1 (đường 3 trên hình 1.35)
có biên độ lớn hơn.
Khi tính điên cảm cuộn kháng lọc dòng điện đập mạch, cần phải căn cứ vào mức
độ cho phép của đập mạch dòng điện chỉnh lưu đối với tải ở trị số điện áp định mức và
điện áp cực tiểu.
Các bộ chỉnh lưu cầu điều khiển đối xứng, ở chế độ dòng điện và điện áp định
mức thường có góc điều khiển a » 30°. Trị số góc này cần có để đáp ứng khả năng bù
sụt áp khi điện áp nguồn lưới giảm và sụt áp do tăng tải của bộ chỉnh lun. Vì vậy góc
mở ban đầu của các van bán đẫn có thể coi tto = 30°.
Có thể tính được điện áp chỉnh lưu định mức của sơ đồ chỉnh lưu cầu điều khiển
đổi xứng tại ao = 30°, trong sơ đồ chỉnh lưu điều khiển không đối xứng góc này có trị
số <Xq = 43°.
Trong các sơ đồ chỉnh lưu có điều khiển, khi góc mở van bán dẫn càng tăng biên
độ sóng hài càng cao. Do vậy, khi tính điện cảm theo (1.44) và xác định biên độ điện
áp sóng hài theo (1.45) hay theo các đường cong hình 1.35, thường tính cho trường
hợp góc mở van lớn nhất

56
Muốn có góc mở van lớn nhất cần xác định được điện áp cực tiểu theo
yêu cầu về dải điều khiển điện áp của tải. Từ Uịin theo các công thức tính điện áp
tải của chỉnh lưu trong bảng 1.1 cột 4 xác định được góc thiết. Từ tra
đường cong trên hình 1.35 (hay tính theo công thức 1.45) ta có được Ujnniax- Thay
Udn max (1-44) ta tính được trị số điện cảm lọc cần thiết Ll-

Trị số điện cảm của cuộn kháng lọc Lgj^L cần mắc thêm để lọc thành phần dòng
điện đập mạch được tính theo công thức:

LckL = L l - L d - L ba (1 - 4 6 )
Trong đó:
^ckL ~ cuộn kháng lọc cần mắc thêm;
- diện cảm cẩn thiết đ ể lọc thành phần sóng hài dòng điện Ij*% <10%;

- điện cảm của tải;

^BA ~ ^P-
Thường gặp tải là động cơ điện một chiều. Với tải là động cơ diéñ một chiều, điện
cảm phần ứng của động cơ được tính gần đúng theo công thức [7]:

(1.47)

Trong đố:
K¿ = 0,5 -ỉ- 0,6 - đối với động cơ không có cuộn bù;
K j = 0,1 -i- 0,25 - đối với động cơ cố cuộn bù;
^dm ~ quay định mức của động cơ [Vònglphút];
^đm ~ dộng cơ ỊV];
- dòng điện định mức của động cơ [A].

Điện cảm của máy biến áp được lấy từ thông số biến áptính theocông thức
(1.36). Trường hợp biến áp có thông số của nhà chế tạo, điện cảm có tlpểtính gần
đúng theo công thức;

H (1.48)
ra.I„ . 1 0 0
Trong đó:
M„% - điện áp ngắn mạch phần trăm của máy biến áp;
Ư2f - điện áp pha thứ cấp biến áp;

S.T1NHT0ÁN...CSUÃTA 57
ũ)- 27rf - tẩn s ố góc của lưới công nghiệp;
Ỉ 2f - d ò n g đ iệ n p h a th ứ c ấ p b iế n á p .

2. Thiết k ế cuộn kháng lọc ịCKL) dòng điện dập mạch

a) Các thõng sổ cần cho thiết kế

-Đ iệ n cảm của cuộn kháng lọc tính theo (1.44) khi tải không điện cảm (thuần
trở), theo (1.46) khi tải có điện cảm.
-D òng điện định mức chạy qua cuộn kháng 1(5^ (dòng điện chỉnh lưu định mức).
-Thành phần dòng điện xoay chiều cho phép của sóng hài bậc nhất (thườiig cho
p h é p L (i)< 10%.IdJ.
Thông thường dây quấn cuộn kháng loại này có tiết diện khá lớn, do vậy điện trở
thuần của cuộn kháng nhỏ có thể bỏ qua. Vì vậy

^CKL = ^CKL = L-ckl “ 27ĩf.m.Lcj^L (1 -4 9 )


Trong đó:
f - tần sô'điện áp nguồn cấp f = 50 Hz;
m - s ố lần đập mạch của sơ đồ chỉnh lưu.

b) Các bước tính toán


1. Tính diện áp rơi trên cuộn kháng:

^ U ck l = 2Ìckl • I~(1) (1.50)


2. Tính công suất cuộn kháng lọc:

PcKL = I~( 1) (1-51)


3. Tính toán lỗi thép cuộn kháng lọc.
Tiết diện lõi thép cuộn kháng lọc;
p.
(1-52)

Trong đó:

Qpe ~ d.iện ỉõi thép [cm^];

PcKL ~ <^ông suất cuộn kháng [W ];

f = f.m với : m - s ố lần đập mạch trong một chu kì;

k = 5 ^ 6 thường cuộn kháng loại này hay ch ế tạo bằng cuộn kháng khô.
Các kích thước cơ bản của lõi thép được chọn như chọn kích thước lõi thép biến
áp khô.

8-nNHT0ÁN,..CSUAT,B
4. Tính toán dây quấn cuộn kháng

Khi có thành phần dòng điện xoay chiều bậc nhất L(|) chạy quacuộn kháng lọc,
trong cuộn kháng xuất hiện một sức điện động tự cảm, trị số sứcđiện độngnày được tính:

E ckl = 4 ,4 4 .k ,q .w .r.ệ.
= 4,44.k,q.W .f.B.Qp, (1.53)
Trong đố:
^dq “ số dây quấn, có thể chọn = 1,1 -ỉ-1,3;
w - s ố vòng dãy cuộn kháng lọc;

f - tẩn s ố dòng điện sau chỉnh l ư u / = 50.m;

B - mật độ từ cảm của lỗi thép, (chọn B = 1,1 1,8);


Qfe - tiết diện hiệu quả lõi thép.

Giả thiết, bỏ qua sụt áp trên điện trở, sức điện động E^ị^L xỉ sụt áp trên cuộn
kháng AU qị^l ở trên (EcỊ^L = )• Từ đó có thể tính được số vòng dây
WcK của cuộn kháng lọc;
ẠU,
-d q -^ •*-’- V F E

Dây quấn cuộn kháng có tiết diện:

c _

Từ tiết diện Squ tra bảng kíeh thước dây quấn chọn được dây quấn cần thiết.
Việc tính toán các thông số, kích thước còn lại của cuộn kháng tương tự như tính
toán máy biến áp [5,6].

V.2. Tính toán cuộn kháng hạn chế dòng điện gián đoạn
I. Hiện tượng gián đoạn dòng điện
Đối với tải một chiều, dòng điện gián đoạn iàm xấu đi rất nhiều chế độ làm việc
bình thường cũng như chế độ quá độ của tải. Một trong những loại tải chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của sự gián đoạn dòng điện là động cơ điện một chiều. Khi động cơ điện
một chiều làm việc ở chế độ dòng điện gián đoạn, đặc tính cơ có chất lượng rất xấu
[14]. Thiết kế cuộn kháng, nhằm hạn chế vùng làm việc gián đoạn của dòng điện đối
với động cơ điện một chiều cũng như các loại tải khác là cần thiết.
Hiện tượng gián đoạn dòng điện chỉnh lưu xảy ra do năng lượng điện từ tích luỹ
trong mạch không đủ lớn. ở chế độ dòng điện gián đoạn, góc dẫn của van trở nên nhỏ

59
2
hơn , điện áp xoay chiều đổi dấu nên dòng điện chạy qua van bán dẫn về 0 trước
m ■
khi kích mở van kế tiếp.
Nếu van mở tại thời điểm biên liên tục t(,u, tưoíng ứng với góc mở van aj,it =
(tính từ gốc toạ độ của đường cong điện áp hình sin, hoặc là góc mở van tính từ góc
thông tự nhiên) thì dòng điện tải liên tục.
Xét trường hợp ví dụ tải là động cơ điện một chiều.
Từ sơ đồ thay thế của hệ thống chỉnh lưu - động cơ (CL - ĐC) [14] ta có phương
trình vi phân:

sin(cot + t t o ) = + AU + R.i^ + L.
V
Ểịư (1.55)
dt
Đặt: T = L/R - hằng s ố thời gian điện từ của mạch tải;
ẹ = arctgicõT) - góc pha của mạch.
Giải phương trình (1.55) ta được nghiệm của phương trình vi phân:
= [R.I q+ -U2^cos(psin(ao-(p)]exp(-cot.cosẹ)-E2^.sin((ot + ao -(p) (1.56)
Trong đó:
ỈQ - giá trị ban đầu của dòng điện trong mỗi khoảng van dẫn [A] ;
- sức điện động của động cơ [VJ .
Dòng điện phần ứng động cơ i^ có dạng đập mạch, nên có thể phân tích thành
thành phần một chiều và xoay chiều. Thành phần một chiều của dòng điện chỉnh lưu
chính là thành phần tác dụng và được xác định bằng giá tri trung bình của trong một
chu k ì ;
m
i.. = i„.d©t = u ,2m.sin ( 1.57)
2n 2n R

Để hạn chế dòng điện gián đoạn, hay nói cách khác là muốn cho tải luôn làm việc
ở chế độ dòng điện liên tục, với bất kì điện áp chỉnh lưu nào trong cả dải điều chỉnh
điện áp, thì điện cảm của mạch phải đủ lớn. Do đó ta cần có thêm cuộn kháng mắc nối
tiếp với tải một chiều để hạn chế vùng gián đoạn dòng điện.
Động cơ điện một chiều có gián đoạn dòng điện dài nhất khi động cơ làm việc ở
tốc độ cuối dải điều khiển (khi mà điện áp của bộ chỉnh lưu là thấp nhất). Như vậy,
khi góc mở van bán dẫn lớn nhất thì ^òng điện tải bị gián đoạn dài nhất.
Điện cảm cần thiết để hạn chế vùng dòng điện gián đoạn được tính theo công thức [4]:

u
^ •^gh
k -X (1.58)
‘dgh

60
Trong đó:
- điện cảm cẩn thiết d ể hạn ch ế dòng điện gián đoạn [HỊ.
co = 2n.f.m - tẩn s ố góc của dòng điện, với f = 50 Hz;
^do ~ không tải của chỉnh lưu;
^dgh ~ dòng điện giới hạn nhỏ nhất, dòng điện này trong tính toán nên chọn
xấp x ỉ dòng điện không tải. Có th ể chọn /¿g/, ^,051¿^.
- hệ s ố phụ thuộc góc mở van bán dần.
Hệ số kgh được tính [4]:
. TC n
kgh =
1- — cot ag — sin a (1.59)
m mj

k gh

van bán dẫn theo (1.59) có thể xây


m=3
dựng thành đồ thị như biểu diễn trên
0,3
hình 1.36.
/
Tóm lại, để tính được điện cảm của
cuộn kháng hạn chế dòng điện gián 02
/
đoạn cần thực hiện các bước sau : 0 1
f" —1

- Từ dải điều khiển điện áp (hay 0,1 / m”6.


/
dải điều khiển tốc độ động cơ) xác định j j / m=12
được góc mở van lớn nhất a

- Thay vào (1.59) (hoặc tra theo 0 10 20 30 40 50 60 70 ' 80 độ

hình 1.36) ta được hệ số kgh- H ình 1.36. Quan hệ giữa hệ số kgh theo góc mở a

- Thay hệ số kgf, vào (1.58) ta tính được trị số điện cảm cần thiết Lgj để hạn chế
vùng dòng điện gián đoạn.
- Hiệu số giữa điện cảm cần thiết Lg(j và điện cảm tải Ljj sẽ là điện cảm của cuộn
kháng mắc thêm vào mạch để hạn chế dòng điện gián đoạn.
LcKgđ = Lgđ“ Ld (1.60)

2. Thiết k ế cuộn kháng hạn ch ế dòng điện gián đoạn

a) Thông số cần có
Điện cảm của cuộn kháng tính theo (1.60 ).
Dòng điện định mức chạy qua cuộn kháng. Dòng điện này bằng dòng chỉnh lưu I¿|^.
Giá trị dòng điện gián đoạn giới hạn.

61
b) Trình tự tỉnh toán
I .Tính tổng trà của cuộn kháng:

^CKgđ = R ck + 27ĩ.f’LcKgđ- (1-61)


■/ì dây quấn chịu dòng tải nên tiếtdiện dâylớn ta bỏ qua thành phần điện trở
trorẹ biểu thức tổng trở, lúc đó cuộn khángđượctính:
, ZcKg(j = 27ĩ.f’LcKgjj (1-62)
Trong đó: f ’ = f.m .
l. Tính công suất của cuộn kháng giới hạn dòng điện gián đoạn:
PcKgđ = (1 .6 3 )

7ới; AUck = Igh- ZcKgh- ■


ì. Tính tiết diện lõi thép cuộn kháng

C ỊC g d

QpE=k- (1.64)

với: k = 5 - 6 , r = 50.m.
Bảng 1 3
Số lần đập
Số pha Điện cảm mạch ctìỉnh iưu,Ld [Henry]
mạch

Tia ba pha K = - 0 ,4 6 .^ ^ s in a - x fB A
(ù ^đgh

Tia sáu pha có kháng 0 ,1 0 8 9 .Ị ^ s in a - ^


cân bằng CO đ g h

Nối dây song song

L d = - 0,02684. ^ s i n a - ^
CÖ IdgH 4
Haí tia ba pha ngược
nhau có kháng cân
12
bằng. Theo sơ đổ Nối dãy nối tiếp
tưong đương 12 pha

L d = - 0,02684. sin a -
co ^dgh

C ẩu ba pha điều khiển 1 u.


L. 0 ,1 2 6 .T ^ s in a - 2 x ÍBA
đối xứng co dgh

62
4. Tính sô'vòng dây cần có của cuộn kháng K
Dòng điện gián đoạn có dạng là các xung dòng điện. Do đó khi chạy trong ;uộn
kháng làm xuất hiện một sức điện động tự cảm Egj, sức điện động này được xác định
theo công thức:
E g j = 4 , 4 4 . k d q . W . f ’.B .Q p , (1 .6 5 )

Từ (1.65) ta có :

w =------ ----------=------ ----------- (1.66 )

5. Xẩc định điện cảm mạch chỉnh lưu nhằm giói hạn vùng dồng điện gián đoạị-

3. Thiết k ế cuộn kháng không lõi thép


Một số sơ đồ chỉnh lưu có điện áp một chiều gần trị số điện áp lưới, có thể tóiông
di
dùng biến áp. Trong trường hợp đó, để bảo vệ van bán dẫn không bị chọc thủng do —

cần mắc thêm các cuộn kháng anốt như các sơ đồ hình 1.37. Chức năng của điện
kháng anốt là hạn chế tốc độ biến thiên dòng điện khi chuyển mạch.

Ti
-ỉ>k- ỉẲ r
T4

a) b)

H in h 1.37.
a,b,c) Một số sơ đổ chỉnh lưu
không biến áp d)
d) G óc trùng dẫn của các van

Giải thích điều này qua sơ đồ chỉnh lưu tia ba pha hình 1.37b. Do có điện cảm La
nên lại thời điểm ttj phát xung điều khiển tiristor Tj, khi mà T 3 đang dẫn, dòng điện
tiristor T 3 không giảm đột ngột từ I(J về 0, do đó có một vùng Y cả hai tiristor cùng dân.

63
Trong khoảng trùng dẫn này, phương trình điện áp đối các pha a và b là:
_U e+ U , d(Ì3 + i,)
u - L .. (1.67)
dt

. T d(Ì3 + i,) dl,


Từ (1.67) với • ^ck- t: 0
dt dt
u,
vì Ì3 +ij = L = const nên ■

Mặt khác hai pha c và a tạo thành một mạch vòng kín cho dòng điện trùng dẫn hai
tiristor Tị, T3 . Dòng điện này được xác định theo biểu thức :

di.
U c -U a = R a U + L ,. ( 1.68 )
dt 3

Điện trở Rị, của cuộn kháng không đáng kể có thể bỏ qua lúc đó phương trình
( 1 .6 8 ) có thể viết lại:

u, - u, = L . ^ = V3.Ư, .cos((ot - (1.69)

Biểu thức (1.69) chính là tốc độ tăng dòng điện của tiristor Tj từ 0 tới I^Ị và ngược
lại cũng chính là tốc độ giảm dòng điện của tiristor T3 . Từ biểu thức (1.69) có thể thấy
rằng tốc độ biến thiên lớn nhất của dòng điện được xác định :

di. V3.u„
dt 2.L,
(1.70)
L. =
di
2.
cp

Từ biểu thức (1.70) có thể tính được trị số điện cảm cần thiết mắc vào mạch cuộn
kháng anốt.
Các bước thiết kế

a) Thông sổ cho trước

Điện cảm của cuộn kháng LcK

Dòng điện chạy trong cuộn kháng ở chế độ định mức Ick-
Tần số dòng điện f.

b) Lựa chọn dây dẫn

Thường dây dẫn của cuộn kháng được chọn bằng đồng.

64
Tiêì diện dây dẫn được chọn giống như chọn dây quấn biến áp = — ).
J
Từ bảng tra dây dẫn chọn các kích thước dây.

c) Lựa chọn kích thước cuộn kháng

Chọn kết cấu của cuộn kháng.


Cuộn kháng không khí có hình dáng kết cấu như mô tả trên các hình từ 1.38 đến
hình 1.45 có thể chọn một trong các kết cấu này.
Chọn các số liệu cơ bản của cuộn kháng.
Tuỳ theo kiểu kết cấu cuộn dây mà cuộn kháng có cáckích thước khác nhau. Nhìn
chung căn cứ để chọn các kích thước của cuộn kháng là dựa vào kết cấu và biểu thức
tính điện cảm của cuộn kháng theo kết cấu đó.
Điện cảm của cuộn dây không lõi thép được tính tuỳ thuộc hình dáng và kích
thước của cuộn kháng.
Cách tính điện cảm các cuộn dảy lõi không khí:
I. Điện cảm một vòng dây tròn với dây dẫn tròn (kích thước như hình 1.38):
.2 ^ !*— 2 R - ^ I
, 8R , r„ ,_ 8 R 1
L = 4 tĩ.10"’ R In — -1,75 + - ^ In— + - (1.71)
r„ 8 R'

Trong đó : L - điện cảm của vòng dây [H z]; H in h 1.38, Kích thước
một vòng dây
R - bán kính của vòng dây [m];

ĨQ -b á n kính dây dẫn [m].

2. Điện cảm một vòng dây với dây dẫn chữ nhật hình 1.39: _.ị.

In — - 0 ,5 (1.72)
a+r
H in h 1.39, Các kích thước
Trong đó: r, a - kích thước dây dẫn chữ nhật [m]; cơ bản của vòng dây

3. Điện cảm cuộn dầy cố bề dày không đáng k ể hình lAOa:

L = 0,5.10’’.W^D.k (1.73)

Trong đó :

w - s ố vòng của cuộn dây [vòng];


D - đường kính trung bình của cuộn dây [m j;
k - hệ s ố xác định theo hình v ẽ lAOb;

9 .Ì1 N H T 0 Ả N ...C S U Ấ T A 65
ỵSTỊĨĨĨ
R

a)

H ìn h L4Ỡ. Cuộn dây có bề dầy


không đáng kể,
a) Các kích thước cơ bản của
cuộn dây ;
b) Hệ số k cho công thức (1.73)
b)
4, Điện cảm cuộn dây hình trụ một lớp dây đường kính dây không đáng kể:

L = 0,5.10'’.W^R.k (1.74)
Trong đó:
w —s ố vòng của cuộn dây [vòng];
R —bán kính trung bình cuộn dây [m ];
k - hệ s ố xác định theo hình v ẽ 13 8 b ;
h —chiều cao cuộn dây [m ].
nếu h > lOR với sai số không quá 5% có thể xác định.

2 .R.W ^ 1 0 -'
L= (1.75)
0,44 +
2.R

' k
16
\
14 \
\
a) b) 12 V
10
\
-« -ị R

H ìn h 1.41. Cuộn dây hình trụ một lớp. 8 s


'
a) Các kích thước cơ bản của cuộn dây ; 2R
b) Hệ số k cho công thức (1.74) 6 -------
0,2 0,4 0,6 0,8 1,0

5. Điện cảm cuộn dây nhiều lớp hình 1.42:

0,32.10'^R^W '
L= (1.76)
6.R + 9.h + 10.Bd

66 9. TÍNH TOÁN... c SUẤT.B


Trong đố:
w - .s ố vỏng của cuộn dây [vòngỊ;
R - bán kính trung bình cuộn dây ¡ml;
h - chiều cao cuộn dây [m ].
Bd - b ề dầy của cuộn dây [m ].

H ình 1.42. Các kích thước


cơ bản của cuôn dây nhiều lớp

ố. Điện cảm một vòng dây chữ nhật với dáy dẫn tròn (hình ỉ .43):

L = 4.10"’ R a . In —2 a—. —
b + b, . ,In —2 — a.b

. , ,
+ 2d -1,75 .(a + b ) (1.77)
ro (a + d ) ro (a + d )
Trong đố:

d = V a ' + b ^ ; a » Tq ; b » ĩo ; t ấ t c ả c á c k í c h t h ư ớ c t í n h b ằ n g m .

c x z z d ;^ : D

H ình IA 3 . Các kích thước cơ H ình 1.44, Các kích thước cơ


bản của vòng dây chữ nhật bản của cuộn dây hình xuyến cuộn dây hình xuyến lõi chữ nhật

7. Điẹn cảm cuộn dây hình xuyến có lỗi xuyến tiết diện tròn hình 1.44 bẳng vật
liệu không dẫn từ:

27ĩ.l0-’.d\w ' (1.78)


L=
D + V D '-d^

67
Trong đó: D - đường kính trung bình của hình xuyến;

d - đường kính các vòng dây;


w - sô' vòng dây.
8. Điện cảm cuộn dậy hình xuyến có lỗi xuyến tiết diện chữ nhật ịhình 1.45) bằng
vật liệu không dẫn từ:

L = 2.10-’.W '.h .ln ^ (1.79)


r,

Trong đó: Kị - bán kính trong của hình xuyến;

Ĩ 2 - bán kính ngoài của hình xuyến;


h - chiều cao hỉnh xuyến.
Từ các biểu thức tính điện cảm của cuộn kháng ở trên lựa chọn các kích thước cơ
bản của cuộh kháng.
Việc tính toán cuộn kháng có thể phải tính di tính lạinhiều lần.Do đóban đầu
cho các số liệu nào đó để tính sau đó kiểm nghiệm lại, nếu chưa hợp lí, thay đổi các
thông số rồi tiến hành tính lại.

Tính toán kiểm nghiệm cuộn kháng:


Thường gặp các cuộn kháng có kết cấu như các hình 1.4la, 1.42, 1.44, 1.45.
Kiểm nghiệm lại điện cảm L bằng các công thức (1.74) (1.75) (1.76) (1.77) (1.78)
(1.79) xem cuộn kháng thiết kế đã phù hợp chưa. Để làm việc này, các thông số cần
tính kiểm nghiệm là;
Tính số vòng dây trên một lớp

" dc.
w
Số lớp dây n=
w„

Bề dày của cuộn dây Bd = n.dcu


Sau khi tính lại các kích thước có xét tới kích thước dây dẫn, so sánh với kích
thước đã cho ban đầu và thay vào các biểu thức (1.74) (1.75) (1.76) (1.77) (1.78)
(1.79) tính điện cảm xem đã phù hợp chưa.
Trường hợp điện cảm chưa hợp lí, thay đổi các thông số cuộn kháng và tính lại
cho phù hợp.
Các bước tính toán vật liệu còn lại làm cuộn kháng được tính như tính biến áp.

68
Xác định góc mở van nhỏ nhất cho phù hợp điện áp với tải định mức.
Giá trị trung bình của điện áp chỉnh lưu khi có xét tới trùng dẫn.

U ,= U ,„ c o s a - ^ (1.81)

Giá trị trung bình của điện áp tải.

u, c o s a - ^ I , -A U v (1.82)
2.7t
Trong đó:

- đ i ệ n á p tả i

AUy - tổ n h a o đ iệ n á p tr ê n v a n b á n d ẫ n ;

Ư 2f - đ i ệ n á p p h a x o a y c h i ề u ;

- d ò n g đ iệ n tả i đ ịn h m ứ c ;

- đ iệ n k h á n g c ủ a c u ộ n k h á n g

Kk - ^ck-
ũ) = 27T .f

Góg mở van nhỏ nhất được tính:

u,
+ Ị ^ i, + a u ,
“ n,in=arc“ s -------- ị ~ ----------- (1.83)
^Sd-^2f

69
VI - THIẾT KẾ MẠCH ĐIÊU KHIỂN

V I.1 Trình tự thiết kế


1. Tìm hiểu yêu cầu đối với mạch điều khiển
Những yêu cầu cơ bản đối với mạch điều khiển bao gồm:
- Số kênh điều khiển.
- Dải điều khiển điện áp tải (hay dải điều khiển góc mở).
- Tính liên tục trong điều khiển đỉộn áp.
- Yêu cầu về mức độ tự động hoá (có cần hồi tiếp hay không?).
- Điều kiện môi trường làm việc.

2. Lựa chọn khâu đồng pha


Căn cứ vào yêu cầu đối với mạch điều khiển mà tiến hành lựa chọn khâu đồng pha
cho hợp lí

3. Lựa chọn khâu so sánh


Các khâu so sánh thường gặp hiện nay được dùng là so sánh bằng KĐTT (hình
1.24).

4. Lựa chọn kháu khuếch đại


Những gợi ý về việc lựa chọn các khâu đã giới thiệu ở phần 1.2

5. Phân tích hoạt động của mạch


Căn cứ vào hiểu biết của "bản thân và những kiến thức đã nêu ở 1.2 phân tích hoạt
động của toàn bộ sơ đồ mạch, từ khâu đồng pha tới xung điều khiển. Việc phân tích
này được giải thích bằng các đường cong của các khâu điều khiển. Nếu như xung điều
khiển theo mạch thiết kế chưa hợp lí, thì cần phải hiệu chỉnh.

6. Hiệu chỉnh những chỗ chưa hợp lí


Sau khi phân tích hoạt động của mạch, nếu xung điều khiển được phát chưa hợp lý
cần phải hiệu chỉnh lại. Để hiệu chỉnh được mạch, cần căn cứ vào những kiến thức đã
được biết thêm, bớt những linh kiện để mạch hoạt động phù hợp yêu cầuthiếtkế.

7. Tính toán thông số các linh kiện mạch điều khiển


Sau khi mạch thiết kế hoàn chỉnh, tiến hành tính toán các thông số các linh kiện.
Phần tính toán các linh kiện giới thiệu ở phần sau.

70
a)

+15V

D3 Ạ
Rs Rb T3
Ci
R, A3
Ri Di R3, —CIIH
B u đk
>K ZÍ D2 Ạ
u, U«1

H ìn h L 4 6 . Mạch điều khiển Tiristor


a) Mạch tạo chùm xung điều khiển ; b) Mạch tạo xung điều khiển đơn.
Vi.2. Ví dụ xây dựng mạch điểu khiển
V í dụ xây đựng sơ đồ mạch điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng.
Với yêu cầu cần điều khiển có chất lượng điều khiển tốt chọn khâu đồng pha hình
1.23, khâu so sánh hình 1.24, khâu khuếch đại hình 1.25b, để tạo xung đệm ta dùng
xung chùm điều khiển chọn bộ tạo chùm xung bằng mạch hình 2.18 Với các khâu đã
chọn như vậy có sơ đổ điều khiển hình 1.46a (hình 1.46b giới thiệu một mạch điều
khiển không cần khâu tạo xung chùm)
Khi đã có mạch điều khiển tiến hành giải thích hoạt động của toàn bộ mạch và
hiệu chỉnh những chỗ chưa hợp lí.
u,

\ / ^
\ ^

Ub

u,

Udk t
; u„

1 • i i
1 • 1 1

inỉiíiíuitinnnnn ỉinhnnnlinnnmíi
Ue

1 1
u, t

hnnn nnnn
Í kkk
t 1
t

U kk i
X
/ ĩ X

\
/ 1 ^
' » \

/ ■ \

1 h ta Í4 tg ị

H ỉn h 1.47. Giản đồ các đường cong mạch điều khiển

72
Hoạt động của mạch điều khiển hình ] .46a có thể giải thích theo giản đồ các
đường cong trên hình 1.47 như sau:
Điệri áp vào tại điểm A (U^) có dạng hình sin, trùng pha với điện áp anod của
tiristor T, qua khuếch đại thuật toán (KĐTI ) Aj cho chuỗi xung chữ nhật đối xứng Ug.
Phần dương của điện áp chữ nhật Ug qua diod D| tới A2 tỉch phân thành điện áp tựa Uj-C-
Phần âm của điện áp Ug làm mở tranzitor Ti |, kết qủa là bị ngắn mạch (với = 0)
trong vùng ưg âm. Trên đầu ra của A 2 có chuỗi điện áp răng cưa Urc gián đoạn.

Điện áp được so sánh với điện áp điều khiển tại đầu vào của A 3 . Tổng đại
số Uj,g+ U(J|J quyết định dấu điện áp đầu ra của KĐTT A 3 . Trong khoảng 0-ỉ-ti với ư(jị^ >
U^c điện áp Uj) có điện áp âm. Trong khoảng điện áp và đổi ngược lại, làm
cho Uq lật lên dương. Các khoảng thời gian tiếp theo giải thích điện áp Uj) tương tự.

Mạch đa hài tạo chùm xung Ag cho chuỗi xung tần số cao, với điện áp Ug như trên
hình 1.47. Dao động đa hài cần có tần số hàng chục kHz ở đây chỉ mô tả định tính.
Hai tín hiệu Uq, Ug cùng được đưa tới khâu AND hai cổng vào. Khi đồng thời có
cả hai tín hiệu dương Uj), Ug (trong các khoảng tjH-tj, 14^-15) sẽ có xung ra Up. Các
xung ra Up làm mở các tranzitor, kết quả là nhận được chuỗi xung nhọn X(J|J trên biến
áp xung, để đưa tới mở Tiristor T.
Điện áp Ujj sẽ xuất hiện trên tải từ thời điểm có xung điều khiển đầu tiên (tại các
thời điểm tj, Í4 trong chuỗi xung điều khiển, của mỗi chu kì điện áp nguồn cấp), cho
tới cuối nửa chu kì điện áp dương anod.
Hiện nay đã có nhiều hãng chế tạo ra các vi xử lý chuyên dụng để điều khiển
tiristor, có thể tìm hiểu các loại vi xử lý này trong các tài liệu chuyên ngành. Nói
chung các vi xử lý điều khiển tiristor rất tiện lợi. Tuy nhiên, những linh kiện loại này
chưa được phổ biến trên thị trường.

VI.3. Một số đặc điểm thiết kế mạch điểu khiển các sơ đồ chỉnh iưu
Về nguyên lí, các sơ đồ chỉnh lưu có mạch điều khiển giống nhau. Tuy nhiên, đối
với mỗi sơ đồ chỉnh lưu có một. số đặc điểm riêng. Trong phần này giới thiệu một số
đặc điểm đó. ,

1. Mạch điều ktụển chỉnh lưu cả chu kì với biến áp có trung tính
Mạch điều khiển chỉnh lưu cả chu kì với biến áp có trung tính bao gồm hai kênh
điều khiển hình 1.46b giốiig nhau như mô tả trên hình 1.49. Hai kênh này chỉ khác
nhau ở chỗ điện áp đồng pha đưa vào tầng đầu tiên ngược pha nhau. Để làm được việc
n à y d ù n g m ộ t b iế n á p c ó h a i c u ộ n d â y th ứ cấ p có đ iể m tru n g tín h , h a i đ ầ u c ò n lạ i c ủ a
biến áp có điện áp ngược pha nhau.

10 ,TÍNH TOÁN . CSUẨTA 73


Sơ đồ mạch điều khiển một kênh hình 1.46, như giải thích hoạt động bằng đường
cong trên hình 1.47, khi điện áp tựa tiến, trị số điện áp tải nghịch biến so với điện áp
điều khiển, nghĩa là khi tăng điện áp điều khiển góc mở van bán dẫn tăng làm cho
điện áp tải giảm.
Trong một số trường hợp, quan hệ giữa điện áp điều khiển và điện áp tải nghịch
biến có thể không hợp lí. Muốn quan hệ này đồng biến cần tạo điện áp tựa lùi hình
1.49. Tạo răng cưa lùi bằng cách đưa thêm một điện áp một chiều qua Rộ để kéo
đường điện áp răng cưa lên trên trục hoành, khi đó ta có các đường cong điện áp điều
khiển như giới thiệu trên hình 1.48.

H ình 1.48. Giản đồ các đường cong mạch điều khiển hình 1.49

74 10. TÍNH TOÁN... CSUẤT.B


J Ri
Ci
Ra R(
Da R4

Uy
u«, A,
Í^ Ư U l N
ƯƯID3 R4 Ri
u« Rí — +
B
ĩĩ
R: ì......... uđk

H ỉnh I Â 9 . Sơ đồ mạch điều khiển chỉnh lưu một pha cả chu kì

Hinh 1.50. Mạch điều khiển chỉnh lưu cẳu một pha điều khiển đối xứng
+15V

C2
A3

Ìi V

A3
Hinh 1,51. Mạch điều khiển chỉnh lưu cầu một pha đối xứng
2. Mạch điều khiển chỉnh lưu cầu một pha.
Chỉnh lưu cầu một pha điều khiển đối xứng hình 1.4 gồm có 4 tiristor. Bốn tiristor
này cần có bốn xung điều khiển, trong đó có hai tiristor cùng có xung mở đồng thời.
Việc mở đồng thời hai tiristor, có thể được thực hiện bằng mạch điều khiển chỉnh lưu
cả chu kì với biến áp có trung tính hình 1.49. Nếu sử dụng biến áp xung hai cuộn dây
thứ cấp như đã giới thiệu trên hình 1.5 thì sơ đồ mạch điều khiển này được giới thiệu
trên hình 1.50.
Mạch điều khiển chỉnh lưucầu một pha đối xứng vớibiến áp xung hai cuộn dây
thứ cấp như trên hình 1.50, đôi khigặp khókhăn trong việc cấp đồng thời hai xung có
đủ công suất (đặc biệt đối với nhữngtiristor đã sử dụng lâu). Để giải quyết khó khăn
này có thể sử dụng bốn mạch khuếch đạicho bốntiristor lấylệnh điều khiển từ hai
kênh như hình 1.51.

3. Mạch điều khiển chỉnh lưu tia ba pha


Sự khác nhau giữa mạch Qôc thông
điều khiển chỉnh lưu một
pha với mạch chỉnh lưu ba
pha chỉ ở điện áp đồng pha
đưa vào. Góc thông tự nhiên
(hình 1.52) của mạch chỉnh
lưu ba pha dịch pha so với
điện áp pha một góc là 30®
(nếu lệnh mở tiristor trước
thời điểm góc thông tự nhiên
này tiristor không dẫn, vì
tiristor pha trước đó đang
dẫn, điện áp đang còn dương
hơn). Do đó, điện áp tựa làm
nền đưa vào để mở tiristor
cũng cần dịch pha một góc
30®. Để dịch pha điện áp
đồng pha đi một góc 30° cần
nối biến áp đồng pha có sơ
cấp nối tam giác. Khi đó H ìn h 1.52. Xác định góc thông tự nhiên và khoảng dẫn
điện áp thứ cấp mỗi pha biến của tiristor trong chinh lưu ba pha

áp trùng pha với điện áp dây (điện áp dây dịch pha so với điện áp pha một góc là 30°,
ƯAC trên hình 1.52).

77
+ 15V

K,....

B ^3 R3

P ĩ ^

H ình 1.54. M ạch điều khiển chỉnh lưu tiả 3 pha


Khi điểu khiển chỉnh lưu tia ba pha, các tiiislor được điều k h iể n giữa pha với trung
tính, do đó góc điều khiển van bán dẫn thường chỉ tính từ góc th ốn g tự nhiên tói khi điện
áp đổi dấu, hay nói cách khác tiristor chỉ điều khiển với khoảng dẫn X = 150° (hình 1.52).
Để làm được việc này, cần giới hạn giao điểm của điện áp tựa với điện áp điều khiển tại
tại thời điểm điện áp pha đổi dấu, chẳng hạn bầng cách tạo điện áp tựa lùi như đưcmg số 2
hình 1.52. Tuy nhiên, việc làm này có thể không cần thiết bởi vì vượt quá trị sô' điều
khiển điện áp tải bằng 0 .
Dịch pha điện áp đồng pha một góc bằng góc thông tự nhiên (ô = 30°) còn có thể
được thực hiện bằng biểu thức lượng giác sin(®t + ỗ) = sincot.cosỗ + coscot.sinô và
coscot = Ịsincot.dt. Sơ đồ mạch để giải các biểu thức lượng giác này giới thiệu trên
t

hình 1.54. Các hệ số được tính: cosỗ = — , sinS =


R R

4. Mạch điểu khiển chỉnh lưu cầu ba pha.


Chỉnh lưu cầu ba pha có hai loại: chỉnh lưu cầu điều khiển đối xứng hình 1.1 la
(sơ đồ có sáu tiristor) và chỉnh lưu điều khiển không đối xứng (sơ đồ có ba tiristor).
Dưới đây giới thiệu về mạch điều khiển của hai ioại sơ đồ này.

a) M ạch đ iều khiển chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng

Đặc điểm điều khiển cầu ba pha đối xứng là dòng điện chạy từ pha này về pha kia,
nghĩa là dòng điện đồng thời chạy qua hai tiristor một lúc. Trên hình 1.55a mô tả thứ tự
dẫn và điều khiển các tiristor trong một chu kì. Các tiristor in đậm là các tiristor được
cấp xung điều khiển và cần dẫn. Từ sơ đồ hình 1.55a thấy rằng: khi điều khiển, đồng
thời cấp xung điều khiển cho hai tiristor, một của nhóm NA, một ở nhóm NK. Ta coi
xung cần mở tiristor, được quyết định bởi góc mở của chúng là xung chính thì phải có
một xung đệm, xung chính ở nhóm van này thì xung đệm ở nhóm van kia. Việc cấp
xung đệm cũng cần đúng thứ tự pha. Thứ tự dẫn và cấp xung điều khiển của các tiristor
luân phiên nhau theo thứ tự pha. Theo việc dẫn của các tiristor trên hình 1.55a các xung
điều khiển được cấp: Tj - T4 -> Tg - Tị ^ T3 - Tg -> T2 - T3 -> T5 - T2 -> T4 - T5 ->
T ,- T ^ .

79
ABC
NK NA
T.‘ V

ABC o t: ABC
Tc
T, c t
í= t:
í=tr
l T Ịí ^
í t

ABC
ABC
Ti

T,

ABC tH :
Ti
^>t:
Ta

ĩ.
í t

H ìn h L 5 5 a . Đ ổi thứ tự dẫn cùa các tiristor

| \ ỵ 1 \ ỵ 1 | \ y t » \ ỵ »
1 \ f 1 I ì \ f I 1 i
1 y v 1 1 1 y v 1 1 ■y v 1

I 1 1 1 ĩ '
1 1 1 1 1
X ti 1 1 1 & 1

X t6
; ; : K :
i t k ‘‘’i i i ; ; t
X t3
: ; M : < y jj A i A i
Xt2 1 1
1
1
1
1
Ị i • UUUlL
1 1
1 i
X t5 t 1
1 >
i 1

Xt4
t »
: ^ T \ i
X c Ì X đ ;
U u ìiii iìiì iì iỉ
^ K i . . . ! L K 'K : 1 1
Hinh 1.55b. Cấp xung điều khiến chỉiứi lưu cầu H ình I.55c. Cấp xung điều khiển chỉnh lưu cầu
ba pha đối xứng bằng cách đệm xung điều khiển ba pha đối xứng bằrĩg chùm xung điều khiển

80
Hinh 1,56, Mạch điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng bằng cách đệm xung điều khiển
Hình ỉ . 57, Mạch điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha bằng chùm xung điều khiển
Đệm xung điều khiển như trên có thé thưc hiện bằng hai cách:
Cách thứ nhất, cấp xung chính cho van nhiMii này thì đc;ir, xung cho van nhóm kia
như giản đồ đường cấp xung trên hình 1.55b. Sơ đồ điểu khicn chỉnh lưu này giới
thiệu trên hình 1.56.
Cách thứ hai, cấp xung với độ rộng đủ !ứn, suốt từ thời điểm có lệnh mở van cho
đến khi điện áp anốt tiristor đổi dấu. Tuy nhiên, việc thiết kế xung rộng như thế có
nhiều khó khăn, do đó người ta thường phát xung chùm như trên hình 1.55c. Sơ đồ
mạch điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng bằng chùm xung giới thiệu
trên hình 1.57. ư u điểm của phương pháp điều khiển này là không cần xác định thứ tự
pha cho đẩu vào của bộ chỉnh lưu, bản Ihân chùrn xung làm nhiệm vụ đệm xung cho
các tiristor cần mở.

b) M ạch đ iề u kh iể n chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển không đ ổ i xứng

Chỉnh lưu cầu ba pha điều Góc thông


khiển không đối xứng có sơ u
đồ như hình 1 . 1 2 a gồm ba
tiristor mắc chung cực trong
một nhóm và ba diod mắc
trong một nhóm. Ba tiristor
được mắc như chỉnh lưu tia ba
pha, do đó điều khiển ba
tiristor trong sơ đồ cầu ba pha u
hình 1 . 1 2 a tương tự như điều
khiển chỉnh lưu tia ba pha
hình 1.8a. Các mạch điều
khiển tiristor chỉnh lưu tia ba
pha được dùng tương đương
cho sơ đồ mạch điều khiển u
hình 1.12a. Sự khác nhau giữa
chúng là giới hạn góc mở lớn
nhất của tiristor. ở chỉnh lưu
tia ba pha góc mở lớn nhất khi H ình 1.58. Xác định góc thông tự nhiên và khoảng dẫn
của tiristor trong chỉnh liru cầu ba pha điều khiển đối xứng
làm việc ở chế độ chỉnh lưu là.
150°, còn ở chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển không đối xứng là 180°. Để điều khiển theo
góc mở này, điện áp tựa cần tạo với độ dài 180” như hình 1.58. Sơ đổ mạch điều khiển
giới thiêu .trên hình 1.59

83
'đk*

H ình 1.59. Mạch điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển không đối xứng
VI.4 Tính toán các thông số của sơ đồ mạch điểu khiển
Việc tính toán mạch điều khiên thường dưoc licn hành lừ lầnu khuếch đại ngược trở
lôn. C ô n g suất c h o tầng k h u ếc h đại đ ể tính là Ihóng SI) của cực dicu khicn tiristor (U(ị|^;

Mạch điéu khiển được tính xuất phái lừ ycu can về xung mở liristor. Các thông số
cơ bản để tính mạch điều khicn cần có:
- Đ iệ n áp đ iề u k h iể n tir isto r

- Dòng điện điều khiển

- Độ rộng xung điéu khiển t^(thường chọn 1^ = (2 - 4)t„^);

- Tần số xung L ( f -

- Mức sụt biên độ xung s^;


- Độ mất đối xứng cho phép Aa;
- Đ iệ n á p n g u ồ n n u ô i m ạ c h đ iề u k h iể n

1. Tính biến áp xung


- Chọn vật liệu làm lõi (lõi biến áp ớ đây có thê bằng lá thép kỹ thuật điện, hoặc
thường làm bằng lõi pherit)

-T ín h th ể tích lỗ i thép cần có:

V=Q.1 = (1.85)
AB

( 1 -8 6 )

T r o n g đó : ịà - độ từ í hổm í r i i n ^ hì nil

M o- (Him);
Q - iiết diện lõi sắt;
I - chiểu dài trung bình diàỉììỊị sức lừ:
Từ thể tích lõi sắt, tra bảng chọn được lõi có các kích ihước cần thiết.
- Tính thông s ố dày quấn biến áp xung:
Số vòng dây quấn sơ cấp

W, = 4 ^ (1.87)
' Q.AB

85
Số vòng dây quấn thứ cấp
w,
W2 = - p - ( 1 .8 8 )
kba

Tiết diện dây quấn được tính

s =y (1.89)

Đối với các loại biến áp xung, để điều khiển Tiristor, vì độ rộng xung điện áp hẹp
nên có thể chọn mật độ dòng điện J khá lớn.
Đường kính dây: d = ^48 / n (1-90)

2. Tính tầng khuếch đại cuối cùng


Sau khi lựa chọn xong các linh kiện của tầng khuếch đại cuối cùng có các thông
số cơ bản của mạch này. •
Điện áp nguồn nuôi xung u^;
Dòng điện colector !(.;
Hệ số khuếch đại dòng điện của Tranzitor P;
Điện trở vào của tầng khuếch đại được chọn:

(1.91)

Trong đó : Uy - điện áp vào đượclấy từtầng so sánh đưa sang;


Ij, - dòng điện bazơ của Tranzitor khuếch đại

- p
với Ic là dòng điện sơ cấp biến áp xung \ q = Iđk/^bax-

3. Tính chọn tầng so sánh


Tầng so sánh cũng được tính trên cơ sở những linh kiện trong sơ đồ đã chọn.
Nếu tầng so sánh được chọn là sơ đồ hình 1.24a, thì các điện trở hạn chế colector
R 3 và bazơ Rj được chọn:

. (1-93)

Nếu tầng so sánh được chọn là các sơ đồ hình 1.24b; c, thì các điện trở hạn chẽ
đầu vào được tính:

R ,= R ,> -^ (1.94)

86
R ,= R ,) - ^ (1.95)

u^., ly - điện áp vào lấy từ khâu đồng pha (va điềukhiển),dòng điện vào theo
thông số của KĐTT, thỏng thường thông so dỏi;g điện vào của các IC rất khó tra, nên
người ta thường chọn các điện trở này vào khoảns (10-^50) kQ

4. Tính các thông số của khâu đồng pha


Các thông số cơ bản của khâu đồng pha đưọc tính, trên cơ sở chọn xong các linh
kiện bán dẫn.
Trong đại đa số các sơ đồ đồng pha (hình ] .22. 1.23), việc tạo điện áp tựa được tiến
hành bằng cách nạp tụ theo mạch R - c . Thôiui số cùa các mạch R - c được tính theo ;
T,, = R 2 .C (1 .9 6 )
trong đó : R2 , c - các thông số điện trở V(ì tụ diện trong mạch nạp tụ.
Để cho các đường răng cưa có đỉnh nhọn tại cuối các nửa chu kì, thì Tpg nên chọn
khoảng T,,(, = (0,005 -í- 0,01) s. Từ trị số T,^. vừa chọn, ta tiến hành tính chọn R2 và c
bằng cách chọn trước c sau đó tính Rj.
Các thông số điện áp xoay chiều đồng pha được chọn khoảng (5 -í- 10)V
Đ iều khiển chỉnh lưu cầu ba pha điều khỉèn đôi xứng bằng mạch sô
Ngoài các sơ đổ điều khiển chỉnh lưu bằng mạch tương tự như trên ra, các sơ đồ chỉnh
lưu có thể được điều khiển bằng các loại mạcli khác điển hình là mạch được thiết kế bằng
mạch số. ở đây giới thiệu một sơ đồ điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha bằng mạch số.
Mạch điều khiển bao gồm ba pha hoàn toàn dối xứng nhau như hình 1.60. Vì vậy chỉ
cần thuyết minh chi tiết nguyên lý hoạt động của một pha (pha A trên hình 1.61) sau đó
dễ dàng có thể thuyết minh được nguyên lý hoại động của toàn bộ hệ thống điều khiển.
Tìm hiểu chức năng (nguyên lý hoạt động) của các linh kiện điện tử trong sơ đồ
điều khiển.
Để có thể giải thích được nguyên Iv hoại động của mạch điều khiển hình 1.61,
trước hết cần phải nắm được chức năng cũng nhưnguvên lý hoạt dộng cơ bảncủa các
linh kiện điện tử trong sơ đồ điều khiển.
Một sô' linh kiện quen thuộc như KĐTT sẽkhông, giới thiệu ởđây. Những linh
kiện còn lại chỉ giới thiệu hết sức sơ lược.

a) Vi m ạch 4070:

Là vi mạch gồm 14 chân trong đó có một chân là nguồn cấp (+0^,^,), một chân
được nối đất, vi mạch tích hợp của 4 phần tử không đồng trị. Đâù ra của mỗi cổng là
cao (mức 1) khi cả hai đầu vào của cổng khác trị số (một đầu 0 và một đầu 1). Đâù ra
của mỗi cổng là thấp (mức 0 ) khi cả hai đầu \ào của cổng có cùng trị số 0 hoặc 1 ).

87
15V
15V

H inh 1.61, Mạch điều khiển một pha chỉnh lưu cầu ba pha đối xứng
b) Vi m ạch 4001:

Là vi mạch tích hợp của bốn phần tử NOR, vi mạch gồm 14 chân trong đó có một
chân là nguồn cấp (+U,,.), một chân được nối đất.

c) Bộ đếm nhị phân (State b in a ry coûter) 4020:

Sơ đồ chân và chức năng giới thiệu trên hình 1.6a, b.

16 15 Tã] [ĩi] [ĨTỊ rĩõỊ [i

Kí 5 6

a )

b)
H inh 1.62. Bộ đếm nhị phân 4020; a. sơ đ ồ chân; b. Sơ đồ chức năng

Nguyên lý hoạt động của bộ đếm.


Bộ đếm 4020 được tích hợp từ 14 T-Flip Flop tạo thành một bộ đếm số nhị phân
14 trạng thái, với đầu vào xung nhịp đồng hồ (CP).
12 đầu ra ( 0 („0 3 ... 0 i3), tín hiệu MR (master reset input) tích cực ở mức cao: khi
MR chuyển lên mức cao sẽ xoá toàn bộ trạng thái các đầu ra về mức thấp không phụ
thuộc vào trạng thái của CP.
Các FF sẽ lật trạng thái ở sườn xuống của xung vào. Khi bộ đếm đến số tối đa là
2 ’^ xung đầu vào thì nó sẽ tự quay trở về và đếm tiếp khi có xung đầu vào tác động.
Nếu tín hiệu đầu ra được lấy ở chân 14 (O 9) thì khi có 2^ (512) xung tác động vào
chân CP thì đầu ra (14) sẽ nhẩy lên mức cao.

c)M ạch vòng khoá ph a (phase lo cke d loop) 4046

Đây là một mạch vòng khoá pha rất đa năng, nó bao gồm một bộ dao động được
điều khiển bằng điện áp (VCO). Sơ đồ chân IC được vẽ trên hình 1.63. Khi làm việc

90 12. TlNH TOÁM... c SUẮT.B


binh thudng cac chan 10, 15 khong dirac noi.
__
ngoai ra dau vao (chan 5) phai dat a muc logic PCPouT, 1 16 Vdd
thap. Tan so cua bo dao dong diigc dieu' khiui
bang dien ap dua vao chan 9. PCI0UT 2 15 ZEN ER

Nhu vay tan so dau ra (chan 4) cua bo dao COMPiH 3 14 SIGN IN


dong dugfc dieu khi6 n bang cach thay doi dicn
VCOqut 4 13 PC2 qut
ap diu vao.
HEF 4046
VCO sir dung tu b6 n ngoai dua tdi chan 6, 7 INH 5 12 R,
va mot hoac hai dien trd ngoai dua tcfi cac chan
C1a 6 11 Ri
11, 12. Gia tri tu va dien trof mac vao nay quyct
djnh giai tan so cua VCO. C1 b 7 10 SFqut

d) Vi m ach 555 Vss 8 VCO IN

Sa do chan ciia vi mach 555 gidi thieu tren


Hinh 1.63. Sa do chan IC 4046
hlnh 1.64a, ca'u true ben trong cua IC gidi thieu
tren hlnh 1.64b.
Vi mach 555 gom hai bo so sanh dien ap (IC;, ICj) de tao cac muc logic (logic 0;1)
dua vao hai cong R, S ciia R-S-FlipFlop. R-S-FF c6 cac dau ra Q va Q , chan RESET
(chan 4) tich cuc d muc tha'p. Cac dien tra R diiiig d^ phan ap tao dien ap chuan de dua vao
hai bo so sanh dien ap. Vi mach nay thuong duoc diing cho cac mach dieu chinh do rong
xung, do do con c 6 ten goi la IC dinh thdi gian.
8 4 7

GND 1 14 Vcc

TRIGER 13 CHARGE

555
OUTPUT 12 THRESHOLD

RESET 11 AGE

Hinh 1.64. IC 555. a) Set do chan ; b) Sc? do ca'u true ben trong IC

6 -V i m ach 556

Vi mach 556 chiia hai bo dinh thdi gian doc lap trong ciing mot chip nhu gidi
thieu tren hinh 1.66. Ca hai bo dinh thdi gian nay deu giong v6i 555. Ta't ca cac scf do

91
mạch của 556 đều có thể lắp từ hai vi mạch 555. Bảng đối chiếu dưới đây cho thấy sự
tương ứng giữa các chân của 555 và hai nửa của 556.1, 556.2.
Chức năng của các chân tương ứng của các IC 555 và 556 được giới thiệu ở bảng dưói.

Chức năng 555 556(1) 556(2)


GROUND 1 7 7
TRIGGER 2 6 8

OUTPUT 3 5 9
RESET 4 4 10

CONTROL V 5 3 11

THRESHOLD 6 2 12

DISCHARGE 7 ■ 1 13
Vcc 8 14 14

Thuyết minh hoạt động của sơ đồ hình 1.61:


Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển một kênh của bộ chỉnh lưu thể hiện ở sơ
đồ hình 1.61 có thể giải thích thông qua giản đồ đường cbng trên hình 1.65:
Điện áp hình sin ƯA từ lưới điện cung cấp cho bộ chỉnh lưu, đồng thời cung cấp
cho mạch điều khiển qua biến áp, đưa tới đầu vào của vi mạch so sánh (N,), đầu ra Uj3
của N, đưa tới cổng không đồng trị 4070 (Nj), nhằm tạo điện áp Uc dạng xung vuông.
Phần tử NOR (Nj) đảo dấu Uc thành Dp. Điện áp Up đưa tới nạp tụ thành ưp qua cổng
không đồng trị N 4, tạo ra tín hiệu Up đưa vào chân 11 của vimạch đếm 4020, làm tín
hiệu RESET ở đầu mỗi nừa chu kỳ của sóng điện áp lưới.
Điện áp điều khiển (Udk) được đưa vào chân 9 của vi mạch 4046 để tạo ra tín hiệu
dao động U k với tần số cao ở chân 4. Như vậy, tuỳ vào sự thay đổi điện áp mà tần
số của tín hiệu đầu ra ƯK cũng thay đổi theo.
Tín hiệu ra Uk từ chân 4 của 4046 được đưa vào chân 10 (chân CP) của bộ đếm
4020 thông qua cổng NOR (N 7) để làm xung đồng hồ (Uh) cho bộ đếm.
Khi bắt đầu chu kì điện áp, có tín hiệu RESET Up (tích cực ở mức cao) đưa tới
chân 11 của bộ đếm sẽ xoá tất cả các trạng thái trước đó về mức logic 0. U q trả về
mức logic 0. Tín hiệu này U q cùng với tín hiệu vào thứ hai U k đưa tới phần tử NOR
(N7) cho phép xung đồng hồ (Uh) vào bộ đếm.

Đầti ra của bộ đếm được lấy ở chân 14 (O 9). Vì vậy, khi bộ đếm đếm được 2^ =
512 xung thì chân 14 (Uq) của bộ đếm sẽ chuyển từ mức logic 0 lên mức logic 1, tín
hiệu Ug có mức logic cao này đưa lại N 7 khoá xung đưa vào bộ đếm 4020. Bộ đếm

92
không nhận được xung đếm sẽ ngừng đếm \'à giữ mức logic 1 của Ư Q tại đầu ra 14. Ư G
được giữ ở mức logic cao cho đến khi có rnột tín hiệu RESET Up tiếp theo được đưa
tới chân 1 1 của bộ đếm.

■ ..illllllllillillllllllỉỉiilllllllỉlllỉỉllllllllllliiU llliiil
I I ' I

U h

U g

t ì 1
I
Uj t
1 t
n 1 «
1

1 '

U l


- ........._ . _ n
1
1r i 1

--------- Ị" . .1 ,
U m t ■"' ! t

!
1
' ' 'I . .......... ■ , 1 i

1
U n ỉ
1 n r

» 1
1 1
1
Up 1
; t
ỉi ỉ1 1
1
1
1

U q
ỉ1 r1 •
H ình 1.65. Giản đồ đường cong các khâu điều kliiển

93
Như vậy, thời điểm mở tiristor được xác định khi đâù ra Ug tại chân 14 của bộ
đếm 4020 chuyển mức logic từ 0 lên 1. Thời gian để bộ đếm 4020 đếm được 2'^ xung,
để ƯQ chuyển từ mức 0 lên mức 1 phụ thuộc vào tần sồ xung đầu vào, khi tần sổ xung
càng lớn thì khoảng thời gian đếm càng nhỏ, nghĩa là góc mở a cũng nhỏ. Và ngược
lại nếu tần số xung vào càng nhỏ thì khoảng thời gian đếm càng lớn dẫn đến góc mở.
Đ ối với mạch điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha, góc mở nhỏ nhất bằng góc thông
tự nhiên, góc này diçh pha 30” so với điện áp pha. Do đó, để khống chế góc mở a
bằng góc thông tự nhiên khi điện áp ƯJ|,=15V, độ rộng sóng vuông ban đầu (Uj, Ul)
phaỉ là 30", vậy khi U j k = 15 V (a= 0‘*) thì tần số đầu ra của 4046 là cực đại và bằng;
fmax = 1/T =512/[(30/360)*20] = 307 kHZ.
Ta sử dụng bộ chiết áp VR 2 mắc nối tiếp với điện trở R5 đưa vào chân 11 của mạch
khống chế dao động 4046 để điều chỉnh sao cho khi Uji; = 15V thì góc mở a = 0".
Thời điểm mở íiristor được xác định bằng sườn lên của điện áp U(Ị, do đó có thể
đưa tín hiệu này tơi tầng phân kênh, đệm xung và khuếch đại d ể mở tiristor như đã
giới thiệu ở hình 1.56 ở trên, ở sơ đồ hình 1.61 giới thiệu một giải pháp khác tạo xung
điều khiển.
Mạch điều khiển trên xác định thời điểm mở tiristor băng sườn lên của ƯQ ở cả hai
nửa chu kì điện áp, do đó cần phải tách xung điều khiển cho hai tiristor ở hai nửa chu
kì. Đ ể làm được việc này, tín hiệu Ug được đưa tới hai kênh qua N5, Nfi. Hai phần tử
NOR này đồng thời nhận lệnh mở tiristor Uc, và tín hiệu điện áp dương anod của
tiristor bằng một trong hai điện áp Uc hoặc ƯQ ngược pha nhau.

T ín hiệu ra U q của bộ đếm qua hai phần tử NOR (N5, Nft) được tách thành hai
kênh tín hiệu Up, ƯQ lệch nhau 180” gửi tới hai chân 6 và 8 của vi mạch 556 tạo tín
hiệu mở các tranzitor phát xung điều khiển cho bộ chỉnh lưu.
Tín hiệu ú o qua hai cổng NOR (N„ Nfi), thời điểm mở tiristor được tính tại sưòn
xuống của các tín hiệu Uj, Ul- Xung điều khiển cần có độ rộng xung không qúa lớn,
gây quá nhiệt cho tranzitor công suất. Để làm được việc này, tín hiệu xung vuông Uj,
U l qua hai tụ C4 , C5 tạo tín hiệu điều khiển dạng Um,Un đưa vào hai chân của 556.
Điện áp Um đưa tới chân 6 của vi mạch 556, qua IC 556 điện áp ra ưp có dạng
xung hẹp đưa tới mở tranzitor công suất. Tương tự như thế điện áp Un đưa tới chân 8
của vi mạch 556, qua IC 556 điện áp ra U q có dạng xung hẹp đưa tới mở tranzitor
công suất.

94
VI! - THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN
Tủ điện thiết kế phải đảm bảo chất lượne cao \ c kỹ thuát, ir.ĩ Ihuật công nghiệp.
Chất lượng kỹ thuật của tủ điện được tlìê iìiâì ờ các yéii cán sau:
Kích thước hợp lý so với các thiết bị cần lắp.
Bố trí ỉinh kiện hợp lý về không gian.
Các nguyên tắc b ố trí thiết bị:
+ Các linh kiện bố trí Iheo nguyên tắc trọng lượng, nghĩa ỉà những thiết bị nặng
bố trí dưới thấp, những thiết bị nhẹ bố trí trên cao.
+ Các thiết bị bố trí theo nguyên tắc toả nhiệt, nghĩa là những thiết bị toả nhiệt ít
được bố trí dưới thấp còn những thiết bị toả nhiệt nhiều được bố trí trên cao.
Có các lỗ thông gió cần thiết: đa số các thiết bị điện tử công suất toả nhiệtnhiều,
nên thường phải bố trí quạt làm mát. Thiết bị cần !àm mát nhấl trong trường hợp này
là các van bán dẫn, bởi vì các van bán dẫn toả ahiêt lớn và rất nhạy với nhiệt độ.
Mạch điệu khiển cần được bảo vệ tốt, tránh nhiệt độ cao, người ta thường bố trí
cách ly với van và biến áp.
+ Bố trí theo nguyên tắc chức năng, nghĩa là những thiết bị có chức năng giống
nhau thường được bố trí gần nhau.
Các thiết bị thao tác, đo lường, tín hiệu cần được bố trí ở mặt trước hoặc những vị
trí thuận tiện
Chất lượng m ĩ thuật phải đảm bảo các yêu cầu:
Hình dáng đẹp.
Mầu sắc hài hoà không quá sặc sỡ, không quá tối, thường gập mầu ghi sáng,
trắng ngà, xanh nhạt.......
Thiết bị bố trí ngay ngắn có hàng, có cột.
Dây nối phải đặt trong máng dây hoặc được bó thàuli bó gọn ghẽ.

95
VIII - v í DỤ TÍNH TOÁN BỘ NGUỔN CHỈNH Lưu
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu một chiều cấp điện cho động cơ điện một chiều kích
từ độc iập.
Thông số động cơ : = 400 V ; = 980 vòng/phút ; p = 27 kW ; r\ = 0,85 ;
số đôi cực p = 2 .

VIỈI.1. Lựa chọn sơ đổ thiết kế


Sau khi phân tích đánh giá về chỉnh lưu, từ
các ưu nhược điểm của các sơ đồ chỉnh lưu,
với tải là động cơ điện một chiểu có công suất
vừa phải như trên, thì sơ đồ chỉnh lưu cầu 3
pha điều khiển đối xứng là hợp lý hơn cả, bởi
lẽ ở công suất này để tránh mất đối xứng biến
áp (không thể thiết kế theo sơ đồ một pha và
sơ đồ tia 3 pha vì sẽ làm mất đối xứng điện áp
nguồn). Nên sơ đồ thiết kế chọn là sơ đồ cầu 3
pha có điều khiển đối xứng, như được vẽ trên
hình 1 .6 6 .
Các thông số cơ bản còn lại của động cơ
được tính.
p
^ưđm = 7 9 ,4 1 A . H ình 1.66. Sơ đổ nguyên lý mạch động lực
T1.U đm

Ư2a ;Ư 2b ;Ư2c - Sức điện động thứ cấp máy biến áp nguồn .
E - Sức điện động của động cơ .
R, L - Điộn trở và điện cảm trong mạch .

2 .Rba+Rư+ỉ^k+ỉ^dn •
L= 2.L(,jj+Lj^+L|^ .
Rị,a,L(,a là điện trở và điện kháng của máy biến áp qui đổi về thứ cấp:

Rb. = R 2 +R|-
_w;
(1.79)

^ba - + L ,.
w.

R|^, L|^ - là điện trở và điện kháng cuộn lọc .

96
R^, - điện trở m ạch phần ứng động cơ dirợc tíiih gần đúng như sau:

R^,= 0,5 .(l-ĩi).^iiíìs!- Q = 0,5 .(1-0,85) , - ^ ^ = 0 , 3 8 Q .


^uđm 7 9 ,4 ]

L^, là điện cảm m ạch phần ứng động cơ được tính theo côn g thức
Umanxki_Lindvit:

L^=y .................. =0,25 ---- =0,0061 H =6,1 mH


2 .n ^ .n ^ Ä ^ 2 .71. 980 . 79,41

Trong đó y=0,25 là hệ số lấy cho động cơ có cuộn bù .

VIII.2. Tính chọn Tiristor


Tính chọn dựa vào các yếu tố cơ bản dòng tải, điều kiện toả nhiệt, điện áp làm
việc, các thông số cơ bản của van được tính như sau:
+ Điện áp ngược lớn nhất mà Tiristor phải chịu :

U „ „ ,= K „ .U 2 = K „ , . Ì Ĩ .4 0 0 = 418.879 V

Trong đó :K „, = 7 6 K „=™

Điện áp ngược của tiristor cần chọn:


= K d.u ■ u „ = 1 ,8 . 4 1 8 ,8 7 9 = 7 5 3 ,9 8 - 7 5 4 V

Trong đó ; Kjtu ~ hệ số dự trữ điện áp, chọn =1,8 .


+ Dòng làm việc của van được tính theo dòng hiệu dụng:

I|. = I|,d = K h, .1, = i =^ = 45,847 A

Chọn điểu kiện làm việc của van là có cánh toả nhiệt và đầy đủdiện tích toả nhiệt;
Không có quạt đối lưu không khí, với điều kiện đó dòng định mứccủa van cầnchọn:
^ =Ki . I,,=3,2 . 45,847 = 147 A
(Kị là hệ số dự trữ dòng điện vàchọn Kj =3,2)
Từ các thông số u„y, ta chọn 6 Thysistor loại SCI50C80 do Mĩ sản xuất có
các thông số sau:
Điện áp ngược cực đại của van: = 800 V
Dòng điện định mức của van : = 150 A
Đỉnh xung dòng điện : Ipịi^ = 2800 A

13, TlNH TOÁN... c SU Ắ T A '97


Dòng điện của xung điều khiển: = 0,1 A
Điện áp của xung điều khiển : U(J|Ç = 3,0 V
Dòng điện rò : I, = 15m A
Sụt áp lớn nhất của Tiristor ở trạng thái dẫn là: AU = 1,6 V

Tốc độ biến thiên điện áp : — = 200 v/|as


dt

Tốc độ biến thiên dòng điện : — = 180 A/ịis


dt
Thời gian chuyển mạch : = 80 )J,S
Nhiệt độ làm việc cực đại cho phép: 125 ° c

VIII.3, Tính toán máy biến áp chỉnh lưu


Chọn máy biến áp 3 pha 3 trụ sơ đồ đấu dây AỈY làm mát bằng không khí tự nhiên.
Tính các thông số cơ bản:

1. Tính công suất biểu kiến của máy biến áp:

S = K, . Pd =K, =1,05 . ^ ^ = 3 3 3 5 3 VA
* Ĩ1 0,85

2. Điện áp sơ cấp máy biến áp


u , =380 V
3. Điện áp pha thứ cấp của máy biến áp
Phương trình cân bằng điện áp khi có tải:
Udo -cos =Ud +2. AU, +A U ,, + AUba (1.80)
Trong đó:
=10^^ là góc dự trữ khi có sự suy giảm điện lưới
ÁU^ =1,6 V là sụt áp trên Tiristor
»ỡ /à sụt áp trên dây nối
AU¡J^ = AU^ + là sụt áp trên điện trở và diện kháng máy biến áp .
Chọn sơ bộ:
A U t,^ = 6 % .U ¿ = 6 % .4 0 0 = 2 4 V
Từ phương trình cân bằng điện áp khi có tải ta có:
^ _ U ,+ 2 .A U , + A U ,„ + 2 A , _ 400 + 2.1,6 + 0 4 2 4 _
cosa„:_
mm COS10°

93 13.T1NHTOÁN...CSUẢT.B
Điện áp pha thứ cấp máy biến áp :

u 433 79
u = 185.45 V
,k . 2.34

4, Dòng điện hiệu dụng thứ cấp của máy hiến áp

l 2 = J ^ I . = J ^ 7 9 .4 U 6 4 ,8 4 A

5. Dòng điện hiệu dụng sơ cấp máy biến áp

I 1 = K bbaJ 2, = — .12"^
2 .64.84 = 31.64 A

TÍNH S ơ BỔ MACH TỪ (XÁC ĐỊNH KÍCỈl THƯỚC BẢN MẠCH TÙ)

6. Tiết diện sơ bộ trụ

Trong đó:
kọ - hệ s ố phụ thuộc phương lliức làm mái, lấv kọ = 6
m - số trụ của máy biến áp
f - tần số xoay chiều, ở d á y f = 3íJ / / ’
Thay số ta được:

QFe= 6 . =89,469 cm2


, 3.50

7. Đường kính trụ

Chuẩn hóa đường kính trụ theo tiêu chuẩn (i = 11 cm


8. Chọn loại thép 3330 các lá thép có dộ dày 0.5 mm
Chọn mật độ từ cảm của trụ Bj = 1 T

9. Chon tỷ só'm = — = 2,3, suy ra h = 2,3 . d = 2,3.1 I= 23,3 cm


d
Ta chọn chiều cao trụ là 25 cm

99
TÍNH TOÁN DÂY OUẤN .

10. S ố vòng dây mỗi pha sơ cấp máy biến áp


w _ ư, _ 380 _,n, o ^
W| = --------— — = --------------- — ------- -Ị-----= 191,3 vòng
‘ 4,44.f.Qp^.B^ 4,44.50.89,469.10"M,0

Lấy tròn Wj= 191 vòng

11. S ố vòng dây mỗi pha thứ cấp máy biến áp

W 2 = ^ . W , = - ^ ^ ^ .1 9 1 = 93,2 vòng
^ u, ' 380 > 6
Lấy tròn W 2 = 93 vòng

12. Chọn sơ bộ mật độ dòng điện trong máy biến áp

Với dây dẫn bằng đồng, máy biến áp khô, chọn Jj= Ì 2 ~ 2>75 A/mfli^

13. Tiết diện dây dẫn sơ cấp máy biến áp

J3 . 31,64 lí3 mm 2
^ J, 2 ,7 5

Chọn dây dẫn tiết diện hình chữ nhật, cách điện cấp B
Chuẩn hoá tiết diện theo tiêu chuẩn: Sj = 12,30 mm^
Kích thước dây dẫn có kể cách điện
= a|.bj= 1,81-6,9 mm X mm

14. Tính lại mật độ dòng điện trong cuộn sơ cấp


^ I, 31,64___.,7
J|= — = = 2,57 A/mm
‘ S, 12,3

15. Tiết diện dây dẫn thứ cấp của máy biến áp

S = Ì2-= 23,58 m m l
2 J2 2,75

Chọn dây dẫn tiết diện hình chữ nhật, cách điện cấp B .
Chuẩn hoá tiết diện theo tiêu chuẩn: 82= 23,6 mm^
Kích thước dây dẫn có kể cách điện: S2*g(j = a2 .Ò2 = 3,28.7,4 (mm X mm)

16. Tính lại mật độ dòng điện trong cuộn thứ cấp

Ĩ 2 = ^ = 2,14 A/mm^
S-,

100
KẾT CẤU DÂY DẪN s ơ CẤP
Thực hiện dây quấn kiểu đồng tâm bố m' theo chiều dọc trục

17. Tính sơ bộ số vòng dây trên một lớp của cuộn sơ cấp

W j,= ---1. .0,95 = 30 vòng


“ b, 0,69 ^
Trong dó:
kf. = 0,95 là hệ s ố ép c h ặ ĩ.
h - chiều cao trụ .
h., - k h o ả n g c á c h t ừ g ô n g đ ế n c u ô n đ á y s ơ c ấ p
O

Chọn sơ bộ khoảng cách cách điện gông là ỉ ,5 cm

18. Tính sơ bộ số lớp dây ở cuộn sơ cấp


_ w, _ 191 _ , - ..
n, 1= — ^ = - =6,3 lớp
w,, 30 ^

19. Chọn sô' lớp n¡i=7 lớp. Như vậy có 191 vòng chia thành 7 lớp, chọn 6 lớp
đầu vào có 28 vòng, lớp thứ 7 có 191 - 6.28 = 23 vòng

20. Chiều cao thực tế của cuộn sơ cấp


w,,.b 28.0,69
h i = = = 20,34 em
' k, 0,95

21. Chọn ống quấn dây làm bằng vật liệu cách điện có bề dầy: Sgj= 0,1 cm.

22. Khoảng cách từ trụ tới cuộn dây sơ cấp chọn cd(,¡= 1,0 cm.

23. Đường kính trong của ống cách điện .

D,= dpe + 2 . c d o i - 2 .S01 = 1 1 + 2 .1 - 2.0,1 = 12,8 cm

24. Đường kính trong của cuộn sơ cấp


D(|= Dj + 2.Soi=12,8 + 2.0,1= 13 cm

25. Chọn bề dầy giữa hai lớp dây ở cuộn sơ cấp; cdjj= 0,1 mm

26. B ề dầy cuộn sơ cấp


Bji= (a]+cd|j).n|j= (1,81 + 0,1).7 = 1,337 cm

27. Đường kính ngoài của cuộn sơ cấp


D „ ị= D „ + 2 .B d ,= 1 3 + 2 .1 , 3 3 7 = 15,467 cm

101
28. Đường kính trung bình của cuộn sơ cấp

D ,.= ^ = 1 2 ± l M Z l = H . 3 3 7 cm

29. Chiều dài dây quấn sơ cấp.


1] =W j.7r.Dtb=7ĩ.l91.14,337 = 86,02 m

30. Chọn bề dày ,cách điện giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp: cd 1 2 = 1)0 cm

KẾT CẤU DẦY QUẤN THỨ CAP

31. Chọn sơ bộ chiều cao cuộn thứ cấp


hj= hj = 20,34 cm

32. Tính sơ bộ sô' vòng dây trên một lớp

W i2 = = ^ ^ 0 , 9 5 = 26 vòng
^ 0,74 ®

33. Tính sơ bộ số lớp dây quấn thứ cấp


_ W3 _ 93 _ . , , ,
n , 9 = — —= — = 3 , 0 lơp
w ,2 26 ^

34. Chọn số lớp dây quấn thứ cấp ĩIị2 = 4 lớp .Chọn 6 lớp đầu có 24 vòng, lớp
thứ 4 có 93 - 4.24 = 21 vòng
35. Chiều cao thực tế của cuộn thứ cấp
w 24
h2 = ^ . b = — .0,74= 18,69 cm
" k. 0,95

36. Đường kính trong của cuộn thứ cấp.


D (2 = D„1+ 2 .cdi 2 = 15,674 + 2.1 = 17,674 cm
37. Chọn bề dầy cách điện giữa các lớp dây ở cuộn thứ cấp: cd 2 = 0,1 mm
38. Bê'dầy cuộn sơ cấp
Bj2 = (a2 +cd 2 ).ni 2 = (0,328 + 0,01).4= 1,352 cm
39. Đường kính ngoài của cuộn thứ cấp
Z)„2 = D,2 + 2.B¿2= 17,674 + 2.1,352 = 20,378 cm
40. Đường kính trung bình của cuộn thứ cấp

,9 .0 2 6 ™

102
41. Chiều dài dây quấn thứ cấp
I2 = 7i:.W2 .Dib2 = tĩ-93.19,026 = 35,5397 m
42. Đường kính trung binh các cuộn đáy

D |2~

rj2 = 8,344 cm

43. Chọn khoảng cách giữa hai cuộn thứ cấp; cd^^= 2 cm

TÍNH KÍCH THƯỚC MACH TỪ

44. Với đường kính trụ d= 11 cm, ta có số bậc là 6 trong nửa tiết diện trụ
3oi

z-

3i2
Bdi
Bd2
H ìn h 1.67. Sơ đổ chỉnh lưu một nửa chu kì

45. Toàn bộ tiết diện bậc thang của trụ

Qbi= 2 . ( 1 , 6 . 1 0 , 5 + 1 , 1 . 9 , 5 + 0 , 7 . 8 , 5 + 0 , 6 . 7 , 5 + 0 , 4 . 6 , 5 + 0 , 7 . 4 ) = 8 6 , 2 cm

46. Tiết diện hiệu quả của trụ

Q-P= khq.Qbt = 0 , 9 5 . 8 6 , 2 = 8 1 , 8 9 cm^

47. Tổng chiều dày các bậc thang của trụ


d, = 2.(1,6+1,14-0,7+0,6+0,4+0,7)= 10,2 cm

48. S ố lá thép dùng trong các bậc


16
Bậc 1 ni = .2 = 64 lá
0,5

Bậc 2 H2= .2 = 44 lá
0,5

103
Bậc 3 H3= — .2 = 28 lá
0,5

Bậc 4 «4= ^ .2 = 24 lá
0,5

Bậc 5 «5= — .2 = 16 lá
0,5
7
Bậc 6 «6 = .2 = 28 lá
0,5
Đ ể đơn eiản trons viêc ch ế tao sôn s từ. ta chọn gông có tiết diện hình chữ nhật có
các kích thước sau:
Chiều dày của gông bằng chiều dày cụa trụ: b = - 10,2 cm
Chiều cao của gông bằng chiều rộng tập lá thép thứ nhất của trụ: a = 10,5 cm
Tiết diện gông Qbg"= a X b = 107,1 cm^
49. Tiết diện hiệu quả của gông
Q g = khq.Qbg = 0,95 .107,1 = 101,7 cm
50. S ố lá thép dùng trong một gông

^ 204 lá
® 0,5 0,5
51. Tính chính xác mật độ từ cảm trong trụ

Bt = ------- ^ ------- = -------------— ----------- 1,094 T


^ 4,44.f.W,.QT 4,44.50.191.81,89.10’'
52. M ật độ từ cảm trong gông

Bg = Br- — = 1.094. = 0,88 T


® ^ 101,7

53. Chiều rộng cửa sổ


c= 2 .(cdoi+Bd,+cdi2 +Bd2 ) + cd 22 = 2.(1+1,337+1+1,352) + 2 = 11,378 cm
54. Tính khoảng cách giữa hai tâm trạ
c ’ = c + d = 11,378 + 11 = 22,378 cpi
55. Chiều rộng mạch từ
c = 2.C + 3 .d = 2.11,378 + 3.11 = 55,756 cm

Sổ. Chiều cao mạch từ


H = h + 2.dpe = 25 + 2.10,5 = 46 cm

104
TÍNH KHỐI LƯƠNG CỦA SẮT V/i ĐỎNG
57. Thể tích của trụ
v.ị. = 3 . Q |. . h = 3.81,89.25 = 6141.73 em'

58. Thể tích của gông


= 2.Q„.C = 2.107,1.55,756 = 1 1942,94 cm^
& 0
59. Khối lượng của trụ
M j = V.]. . mp, = 6,412 . 7,85 = 48,21 Kg
60. Khối lượng của gông
Mg = Vg . mpe = 1 1,94294.7,85 = 93,752 Kg
61. Khối lượng của sắt
Mi:,= M-r+Mg = 48,21 + 93,752 = 141,962 Kg
62. Thể tích đồng
Vcu = 3.{S|.L, + S2 .L2 ) = 3.(12,3.10“^86,02.10+ 2 3 , 6 . 10’ " .55,5597.10)
= 7,1077 (dm ')
63. Khối lượng của đồng
Mcu = V e , . m c, = 7,1077.8,9 =63,26 Kg

Hlnh 1.68. Sơ đổ kct cấLi máy biến áp .

14.T 1N H T 0Á N ...C S U Ấ T A 105


TÍNH CÁC THÔNG s ố CỦA MẢY BIEN ÁP
64. Điện trở của cuộn sơ cấp máy biến áp ở 75^ c

R = p.ÌL= 0 , 0 2 1 3 3 . ^ ^ = 0,149 Q
‘ ^ s, 12,3
Trong đó Pjs = 0,02133 (ũ )

65. Điện trở cuộn thứ cấp máy biến áp ở 7 ^ c

R = p.Ì2-= 0 ,0 2 1 3 3 .^ ^ ^ ^ ^ = 0,0502 Q
^ ^ 23,6

66. Điện trở của máy biến áp quy đổi vê thứ cấp
2 2
r93^
= R2 + R = 0 ,0 5 0 2 + 1,49 =0,085 Q
lw ,, ll9 1 v

67. Sụt áp trên điện trở máy biến áp


AUf = R ba-Icì = 0.085 . 79,41 = 6,75 V

68. Điện kháng máy biến áp quy đổi về thứ cấp


r \ X
Bdi + Bd2 •CO.IO-7
Xba= 8 a ,2 +

8,837 1,337 + 1.352


= 8 .71^.931 0,01 +
^20,34 , 3 •

69. Điện cảm máy biến áp quy đổi về thứ cấp

Lra = — = = 0,00056 H = 0,56 mH


© 314

70. Sụt áp trên điện kháng máy biến áp

AU^ = -XßA-Id = -0 ,1 7 6 .7 9 ,4 1 = 13,35 V


7T %

71. Sụt áp trên máy biến áp

AUba= = Vổ, 75'+13,35' = 14,95 V

72. Điện áp trên động cơ khi có góc m ở aj^in= 10^


u = Ud 0 - C o s a 'min
„;„ - 2.AƯV - A U BA

= 433,79.cosl0° - 2.1,6 - 19,46 =405 V

106 14. TÌNH TOÀN... c SUẨT.B


73. Tổng trở ngắn mạch qui đổi vê thú cấp

= V R b a '+ X b a ' = n/0,085'+0. 11 6 - =0. 1 95 Q

74. Tổn hao ngắn mạch trong máy hiến áp


AP„ = 3.Rịị,\ .ử = 3.0,085.64,84- = 1072,1 w

AP . 107"^ 1 ■
AP% = . 100 = . 100 = 3.12 'r
S 33353

75. Tổn hao có tải có kể đến 15% tổn hao phụ


Po= (M.pBx^Mg.Bg^) = 1,3.!,13.(48.21.l,094-+93,752.0,88")

p„= 194,8 w

A P % = ^ . 1 0 0 = 0,58 %
S

76. Điện áp ngắn mạch tác dụng


u ■■ 64,84.0,085
.100 = 2,97 %
Ư2 ■ 185,45

77. Điện áp ngắn mạch phản kháng

u = .100 = . 1 0 0 = 6,15 %
u. 185,45

78. Điện áp ngắn mạch phần trăm

u„= V u ,„= + U „ > '/2 .9 7 = + 6 .1 5 ^ 6 ,8 3 V

79, Dồng điện ngắn mạch xác lập

^2 nm
z BA 0,187

80. Dồng điện ngắn mạch tức thời cực đại


í -it.0.0297

1+ e ■ = V2.991,l. 1+ e = 1686,5 A
\ . J V /
I o , a x < U = 2800 A
I p ị i ^ : Đỉnh xung max của Tiristor
81. Kiểm tra máy biến áp Ihiết k ế có dủ diện kháng dể hạn ché tốc độ hiến thiên của
dòng chuyển mạch

107
Giả sử chuyển từ mạch Tj sang T3 ta có phương trình.

2 . Lba . U b - U j. = ,/ 6 .U ..S in (e -a )
dt

di
2.L BA 2.0,53.10

di. di
max = 0,43 (A/^is) cp = 100 A /ịis '
dt dt
Vậy máy biến áp thiết kế sử dụng tốt.

82. Hiệu su ứ thiết bị chỉnh lưu

s 33353

vni.4. Thiết kế cuộn kháng lọc


1. Xác định góc mở cực tiểu và cực đại
Chọn
w góc
iụ ji g mở
u u IIIU cực tiểu
IICU a„,j„= 10° .. VVới góc
UI g mở
u u IIIU ư-min là dự
la u ụ trữ
11 u để có thể bù được sự
giảm
m điện áp lưới.
Khi góc mở nhỏ nhất a = thì điện áp trên tải là lớn nhất.
Ud max = Udo-cosa^j„ = và tương ứng tốc độ động cơ sẽ lớn nhất
Khi góc mở lớn nhất a = aj„ax .
U (1 = U<jo. cos và tương ứng tốc độ động cơ sẽ nhỏ nhất n,
Ta có :

a„,ax= arcờs^^^^ = arcos — (1.81)

Trong đó u ị^in được xác định như sa u

Từ D = i^ = — d-4?...l i i!d!ĩi^i£_ suy ra


^min ^dmin ^udm'^u£

Udmin = ^ [ U * ^ + ( D - l ) - U R . i ;

U d m i„ = ^ -[22.34.U
.3 4 .U,.cosa„,.
,.c o s a „ ,.+
+ ((D
D --l1 ) .I ^ .( R , + R ,, + R ,) ]

2.34.U ,.cosa.^, + ( 2 0 - 1 ) . ! . ^ / R. + R ,, + ^ ,x
20 V

108
Thay số

u d min 2,34.185,4 5 . c o s a ^ ị „ + ( 2 0 - l ) . 7 9 , 412. 0 , 3 7 8 + 0 , 0 8 5 + - . 0 , 1 7 6


20 7t

Udn,in= 64,8 V
Thay số vào (1.81) ta được:
648
= arcos..." = arcos----------- ^------- = 80,9'
jdo 2,34.185,45

2. Xác định các thành phần sóng hài


Để thuận tiện cho việc khai triển chuỗi Furier ta chuyển gốc toạ độ sang điểm 6 ]
(thời điểm mở tiristor), khi đó điện áp tức thời trên tải khi Tiristor Tị và T4 dẫn

Với 0 = Q.t

Điện áp tức thời trên tải điện không sin và tuần hoàn với chu kì
_ 27t 2 tc 7t
T “T “ 3
Trong đó p = 6 là số xung đập mạch trong một chu kì điện áp lưới.

Khai triển chuỗi Furier của điện áp Ujj:


00 00

V a - — + S (a„.cos 6 .ke + b„.sin6.k0)= — + 2 Unm.Sỉn(6.k0 + cpk)


' 2 k= r" " ' 2 k“ i
Trong đó

a = - fUd.cos6k0d0= - íV 6 U ,.c o s(e --+ a ).c o s6 k 0 d e


■^0 ^ỉ 6

3 .V 6 ,, -2 ^ , 71 3. n/ 6 , , -2
= _ .U;.------5— .z.sin—c o s a = .ư_,.----- r----J.cosa
.u^.--
n " (6 k ỵ - l n ' ( 6 k )'-l

6 V
b = - fu,.cos6k0d0 = - ÍV6U2.cos(0-- + a).cos6ked0
Ti ■ n J 6

_3.V ó „ 12 ^ . 37t . _ 3.V6 12k


= — ^—.u ,.— ^ — .2 .sin—-s in a = —-—.ư ..-------— .co sa
K ( 6 k ỵ - l 7Ĩ " ( 6 k ỵ - l ,

109
a 3.V6
T a có —= - .u , .c o sa
2 71 '

Vậy ta có biên độ của điện áp:

Uk,„ =

U t„ = 2. ^ . U , . ‘ Vcos^ a + ( 6 k)^Sin^a
7T (6 k) -1

Ud ^ ^ . C o s a + ^U^^.Sin(60-(p,)
^ n

3. ATác định điện cẩm cuộn kháng lọc


Từ phân tích trên ta thấy rằng khi góc mở càng tăng, biên độ thành phần sóng hài
bậc cao càng lớn, có nghĩa là đập mạch của điện áp, dòng điện càng tăng lên. Sự. đập
mạch này làm xấu chế độ chuyển mạch của vành góp, đồng thời gây ra tổn hao phụ
dưới dạng nhiệt trong động cơ. Để hạn chế sự đập mạch này ta phải mắc nối tiếp với
động cơ một cuộn kháng lọc đủ lớn để .
Ngoài tác dụng hạn chế thành phần sóng hài bậc cao, cuộn kháng lọc còn có tác
dụng hạn chế vùng dòng điện gián đoạn .
Điện kháng lọc được tính khi góc mở a =amax
Ta có:
t
di
dt
Cân bằng hai vế

u„ = R.L +L. — ; vì R.i„ « L. — nên u„ = L. —


dt dt dt
Trong các thành phần xoay chiều bậc cao, thì thành phần sóng bậc k-1 có mức độ
lớn nhất gần đúng ta có:
u„ = ưi„,.Sin(60 +cp) nên

I = - fu dt= ■Cos(60 +ọ, ) = Ĩ^.Cos(60+(p 1)


L •' p.2.7i.f.L

Vậy = < 0 , 1 1 „,„


6.2.71.1 .L

110
Suy ra

L> > ,
6 .2 .K.f.0 , 1 .1, .

p= 6 là số xung đập mạch trong một chu kì điện áp .


Trong đó

do cosa.
u„n = 2.

ơ ;„ = 2. ^ ựl + 36tg^80,9° = 146,95
36 —1
Thay số:
147 78
L = ------- ’ _------= 0,00986 H = 9,8 mH
6.2.50.71.0,1.79,41
Điện cảm mạch phần ứng đã có:

= L„+ 2.L ba = 6,1 + 2.0,53 = 7,16 mH


Điện cảm cuộn kháng lọc .
Lị, = L - = 9,86 - 7,16 = 2,70 mH

4. Thiết k ế kết cấu cuộn kháng lọc


Các thông số ban đầu:
Điện cảm yêu cầu của cuộn kháng lọc L|^= 2,7 mH

Dòng điện định mức chạy qua cuộn kháng ^ 79,41 A


Biên độ đòng điện xoay chiều bậc 1 I|^ = 10% 7,94 A
Các bước tính toán:
1. Do dòng điện cuộn kháng lớn và điện trở bé do đó ta có thể coi tổng trở của
cuộn kháng xấp xỉ bằng điện kháng của cuộn kháng .

= X^= 2 .7X.m.f.Lk = 2.71.6.50.2,70.10"^ - 5,09 Q


2. Điện áp xoạy chỉều rơi trên cuộn kháng lọc .
I 7 94
AUk = Z . ^ = 5 , 0 9 . ^ = 28,58 V
S -ã
3. Công suất của cuộn kháng lọc .
ĩ 7 94
5. = AUk- 28,58 . - ^ = 160,46 VA
72 V2

111
4. Tiết diện cực từ chính của cuộn kháng lọc .

^ , [s~ , I m , 46 , 2
Q = ko . ị = S.J = 3,656 cm
^ Vm.f V 6.50
K q là hệ số phụ thuộc phưctíg thức là mát, khi làm mát bằng không khí tự nKiên
kQ = 5.
Chuẩn hoá tiết diện trụ theo kích thước có sẵn:
Chọn Q = 4,25 cm^

5. Với tiết diện trụ Q = 4,25 cm^


Chọn loại thép 3330A , tấm thép dày 0,35 mm
a= 20 mm; b= 25 mm
6 . Chọn mật độ từ cảm trong trụ: Bị- = 0,8 T
7. Khi có thành phần dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm thì trong cuộn cảm
sẽ xuất hiện một sức điện động
E^= 4,44 . w . r . Bp. Q
Gần đúng ta có thể viết: Ek = AU = 28,58 V
AU 28,58
w=
4 ,4 4 .f'.Bt.q 4,44.6.50.0,8.4,25.10'
Lấy w = 63 vòng
8 . Ta có dòng điện chạy qua cuộn kháng: i = + ii^cos(60 + (Pi)
Dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn kháng

7,94
h- 79,41^ + =79,61 A
S ì

9. Chọn mật độ dòng điện qua cuộn kháng: Sj= — = - = 28,95 mm^

112
Chọn dây dẫn tiết diện hình chữ nhật, cách đién cấp B, chọn S|^ =29,90 mm^
với kích thước dây: a|^ X b|^ = 3,80 X 8,00 (mm X mm)

Tính lại mật độ dòng: j = 2 , 6 6 A/mm^


s, . 29,9

ws
10. Chọn tỷ số lấp đầy: Kị(3 = —^ = 0,7
Qcs

11. Diên tích cửa sổ: Q = — ^ = 26,91 cm^


k„ 0,7

12. Tính kích thước mạch từ: Qgg = c . h

Chọn m = —= 3
a
Suy ra h = 3 . a = 3 . 20 = 60 mm

c= ^ = = 4 ,5 cm = 45 mm
h 6 ,0

13. Chiều cao mạch từ: H = h + a = 60 + 20 = 80 mm


14. Chiều dài mạch từ: c = 2.C + 2.a = 2.45 + 2.20 = 130 mm
15. Chọn khoảng cách từ gông tới cuộn dây: hg = 2 mm
h - 2 .h^
16. Tính số vòng trên môt lớp: Wj= — ;------ -= 7vòng
b,

17. Tính số lớp dây quấn: n, = “ = - 9 lớp


w, 7

18. Chọn khoảng cách cách điện giữa dây quấn với trụ: aoi = 3mm
Cách điện giữa các lớp: cdi = 0,1 mm
19. Bề dầy cuộn dây: Bjj =(ajj + cdị ).ni =(3,8+ 0,1).9=35,Imm

20. Tổng bề dầy cuộn dây: £=B(J +aoi =35,1+3=38,Imm


21. Chiều dài của vòng dây trong cùng:
li = 2(a+b)+2.naoi = 2(20+25)+2.n.3 = 108,8 mm
22. Chiều dài của vòng dầy ngoài cùng:
I2 = 2(a+b) + 2u.(aoi + ) = 2.(20+25) + 2K(3+35,l)=329,4mm
23. Chiều dài trung bình của một vòng dáy
Itb = (li + h )/'2 = ( 1 0 8 , 8 + 3 2 9 , 4)/2 = 2 1 9 , Im m

15. TÍNH TOÁN... CSUÃTJV 1 1 3


24. Điện trở của dây quấn ở 75°

R=P 75 . libW/Sk =0,02133.219,1.10"^ .63/29,9 = 0,0098 Q


với P75 =0,02133 (Q.mm^/m) Điện trở suất của đồng ở 75° c
ta thấy điện trở rất bé nên giả thiết ban đầu bỏ qua điện trở là đúng
25. Thể tích sắt
Vfe = 2.a.b.h+ 2. a/2.b.l = a.b.(2h+l) = 0,125 dm^
26. Thể tích sắt
Mfe = Vf, . = 0,944 Kg
Trong đó nifg là khối lượng riêng của sắt irif^ =7,85 kg/dm^
27. Khối lượng đồng: M =V . m cu = s k Itb-. w. m =3,7 Kg.
Trong đó: =8,9 kg/dm^

VIII.5 Tính chọn các thiết bị bảo vệ mạch động lực


1. Sơ đồ mạch động lực có các thiết bị bảo vệ
Sơ đồ mạch động lực với đầy đủ bảo vệ mô tả trên hình 1.70

2. Bảo vệ quá nhiệt độ cho các van bán dẫn


Khi van bán dẫn làm việc, có dòng điện chạy qua, trên van có sụt áp AU, do đó có
tổn hao công suất Ap. Tổn hao này sinh nhiệt, đốt nóng van bán dẫn. Mặt khác, van
bán dẫn chỉ được phép làm việc dưới nhiệt độ cho phép (Tgp), nếu quá nhiệt độ cho
phép các van bán dẫn sẽ bị phá hỏng. Để van bán dẫn làm việc an toàn, không bị chọc
thủng về nhiệt, phải chọn và thiết kế hệ thống toả nhiệt hợp lí.

Tính toán cánh tản nhiệt:


Thông số cần có:
+ Tổn thất công suất trên 1 Tiristor: Ap = AU. Iiy =73,4 w
+ Diện tích bề mặt toả nhiệt: =Ap/K^ .X
Trong đó:
Ap - tổn hao công suất w
z - đ ộ chênh nhiệt độ so với môi trường
Chọn nhiệt độ môi trường Tn,t =40° c .
Nhiệt độ làm việc cho phép của Tiristor T^p =125° c .
Chọn nhiệt độ trên cánh toả nhiệt Tịy =80° c
ì = T , . - T „ = 40“ C

114 15. TĨNH TOAN... c SUẨT.B


3Ị c

Ap

1C C IC C 1CC

R
c
-r
2C C T2 Ti 2C C

R
-c
2C C T3 2C C
Ỷ = \-
R

2C C Te Ts 2C C

3C C

Hình 1.70, Mạch dộng lue có các Ihiết bị bảo vộ

hệ sô' toả nhiệt bằng đối iưu và bức xa. Chọn = 8 w/m^ ®c
vậy S-I N = 0,2294
C họ n loại cánh toả nhiệt có 12 cánh, kích thước moi cánh
a X b = 1 0 X 10 ( c m X c m ) .

Tổng diện tích toả nhiệt của cánh S||.g = 12.2.10.10=2400 cm^

3. Bảo vệ quá dòng điện cho van


- A ptom at dùng để đón g cắt m ạc h động lực, tự độ ng cắt mạch khi q u á tải và ngắn
mạch tiristor, ngắn mạch đầu ra độ biến dổi, ngắn mạch thứ cấp máy biến áp ngắn
mạch ở chế độ nghịch lưu.
- Chọn 1 apomat có
Dòng điện làm việc chạy qua aptomat

115
I,v = -t 2 ^ = 50,53A
V3.380
Dòng điện aptomat cần chọn
= 1,1 I„ = 1,1.50,53 =55,58 A
U đm =380 V

Có 3 tiếp điểm chính, có thể đóng cắt bằng tay hoặc bằng nam châm điện. Chỉnh
định dòng ngắn mạch =2,5 lịy = 126 A
Dòng quá tải = 1 ,5 .1,y = 75 A
Từ thông số trên chọn aptomat SA63B do hãng Fuji chế tạo, có thông sô' I(jjj,=60A,
U d. = 380 V.

Chọn cầu dao có dòng định mức Iqt= 1 ,1 .1]v= 50,53 A


Cầu dao dùng để tạo khe hở an toàn khi sửa chữa hệ thống truyền động và dùng để
đóng, cắt bộ nguồn chỉnh lưu khi khoảng cách từ nguồn cấp tới bộ chỉnh lưu đáng kể
+ Dùng dây chảy tác động nhanh để bảo vệ hgắn mạch các Tiristor, ngắn mạch
đầu ra của bộ chỉnh lưu
Nhóm Icc; dòng điện định mức dây chảy nhóm 1 cc
11.., = 1 ,1 .12= 1,1 . 64,83= 73,31 A
Nhóm 2 cc: dòng điện định mức dây chảy nhóm 2cc
12 .,= l,l.I h d = 1 ,1 . 45,847= 50,43 A
Nhóm 3 cc; dòng điện định mức dây chảy nhóm 3cc
13. , = l , l . I d = 1,1 . 79,41= 87,35 A
vậy chọn cầu chẩy nhóm ; Icc loại 80 A
2cc loại 50 A
3cc loại 100 A
4. Bảo vệ quá điện áp cho van
- Bảo vệ quá điện áp do quá trình đóng cắt Tiristor được thực hiện bằng cách mắc
R - c song song,với Tiristor. Khi có sự chuyển mạch, các điện tích tích tụ trong các
lớp bán dẫn phóng ra ngoài tạo ra dòng điện ngược trong khoảng thời gian ngắn, sự
biến thiên nhanh chóng của dòng điện ngược gây ra sức điện động cảm ứng rất lớn
trong các điện cảm làm cho quá điện áp giữa Anod và catod của Tiristor. Khi có mạch
R - c mắc song song với Tiristor tạo ra mạch vòng phóng điện tích trong quá trình
chuyển mạch nên Tiristor không bị quá điện áp
Theo kinh nghiệm Rị =,(5-ỉ-30) Q ; C] = (0,25-ỉ-4)

Chọn theo tài liệu [4]: R, = 5 ,in ; Ci= 0,25 |aF

116
D2 D;
>[-■
D3
1CC 1CC 1CC lĩí-
De
R2 *^2
1------ 1
H ìn h L 7 L c
Mạch R - c bảo R2
ỉ1-------1
t
vệ quá điện áp
do chuyển mạch

H ình 1.72. Mạch R - c H ình 1.73. Mạch cầu 3 pha dùng điốt
bảo vệ điện áp từ lưới tải RC bảo vệ do cắt MBA non tải

- Bảo vệ xung điện ảp từ lưới điện ta mắc mạch R -C như hình 1.72 nhờ có mạch
lọc này mà đỉnh xung gần như nằm lại hoàn toàn trên điện trở đường dây.

Trị số RC được chọn theo tài liệu [4]: R2 = 12,5 Q ;C2 - 4


+ Để bảo vệ van do cắt đột biến áp non tải, người ta mắc một mạch R - c ở đầu ra
của mạch chỉnh lưu cầu 3 pha phụ bằng các diod công suất bé. Thông thường giá trị tự
chọn trong khoảng 1 0 ^ 2 0 0 ^F.

Chọn theo tài liệu [4]: R 3 = 470 Q ; c = 10

Chọn giá trị điện trở R4 = 1,4 (KQ)

VIII.6. Tính toán các thông số của mạch điều khiển


Sơ đồ một kênh điều khiển chỉnh lưu cầu 3 pha được thiết kế theo sơ đồ hình 1.74.
•Việc tính toán mạch điều khiển thường được tiến hành từ tầng khuếch đại ngược
trỏ lên.
Mạch điều khiển được tính xuất phát từ yêu cầu về xung mở Tiristor. Các thông số
cơ bản để tính mạch điều khiển.
+ Điện áp điều khiển Tiristor: =3,0 V

+ Dòng điện điều khiển Tiristor: I(,ị^ =0,1 A

+ Thời gian mở Tiristor: =80 |J,S

+ Độ rộng xung điều khiển tx = 2.t„ = 160 (^ s)- tương đương khoảng 3° điện

+ Tần số xung điều khiển: =3 kHz.

+ Độ mất đối xứng cho phép Aa=4°


+ Điện áp nguồn nuôi mạch điều khiển u = ±12 V

+ Mức sụt biên độ xung: S x = 0 ,1 5

117
H inh I J 4 . Sơ đồ mạch điều khiển một kênh của chỉnh iưu cầu ba pha điều khiển đối xứng
1. Tính hiến áp xung
+ Chọn vật liệu làm lõi là sắt Peril HM. L()i có dạníỉ hình xuyến,làmviệc trên
một phần của đặc tính từ hoá có: AB = 0,3 T, AH = 30 A/m [1], không có khe hở
không khí.
+ Tỷ số biến áp xung: thường m = 2-^3, chọn m= 3
+ Điện áp cuộn thứ cấp máy biến áp xung: Ư2 = U(jị^ =3,0 V
+ Điện áp đặt lên cuộn sơ cấp máy biến áp xung:
u , = m. Ư2 = 3.3 = 9 V
+ Dòng điện thứ cấp biến áp xung: I2 = =0,1 A
+ Dòng điện sơ cấp biến áp xung: Ij = I2 /m =0,1/3=0,033A
+ Độ từ thẩm trung bình tương đối của lõi sắt; =AB/Ug . AH = 8.10^
Trong đó: ,25.I0~^ (HI m) là độ từ tỉứỉm của không khí
Thể tích của lõi thép cần có:
v= Q.L = . l. . s. . u , . I, ) / AB'

Thay s đ v = 0,834.10 ‘ = 0,834 em’.


Chọn mạch từ O A -20/25-6,5 có thể tích v=
Q.l = 0,162.7,1 = 1,15 cm ^ Với thể tích đó ta có
kích thước mạch từ như sau:
a = 2,5 mm; b = 6,5 mm; Q = 0,162 c m “ =
16,2 mm^; Qcs = 3,14 cm^
d = 20 mm; D = 25 mm . Chiều dài trung
bình mạch lừ: 1 = 7,1 cm
+ Số vòng quấn dây sơ cấp biến áp xung:
Theo định luật cảm ứng điện từ:
U i =w , . Q. dB/dt = W i . Q. AB/t,
Wj = U j. tx / AB.Q = 227 vòng;
+ Số vòng dây thứ cấp: Wj - Wị / m = 227/3 = 75 (vòng )
+ Tiết diện dây quấn thứ cấp: = Ij /Ji = 333-10~^ / 6 = 0,0056 mm
Chọn mật độ dòng điện ji = 6 ( A/mm )
4S,
+ Đường kính dây quấn sơ cấp: = 0,084 mm

Chọn dị = 0 , 1 mm Sj = 0,00785 mm

119
+ Tiết diện dây quấn thứ cấp: $2 = 1 2 /1 2 = 0,1/4 = 0,025 mm^
Chọn mật độ dòng điện J2 = 4 A / mm^
Bảng 1.5. Bảng thông số các loại lõi thép xuyến tròn
Kích thước mm S ố liệu cần tra cứu
Q 1 Qcs p Q-Qcs
Loại lõi thép d a b D
(cm^) cm (cm^) (g) (cm'')
OA-12/14Ũ3 12 1 3 14 0,03 4,1 1.13 0,96 0 ,034
-14/17Ũ 3 14 1,5 3 17 0,045 4,86 1,54 1,71 1,069
-16/20D 3 16 2 3 20 0,06 5,56 2 2,65 0,121
-18/23Ũ 4 18 2,5 4 23 0,1 6.45 2,55 5 0,25
- 20/25Ũ5 20 2.5 5 25 0,125 7.1 3.14 6.9 0,39
- 20/2506,5 20 2,5 6,5 25 0,162 7,1 3,14 9,1 0,51
- 22/30Ũ5 22 4 5 30 0.2 8,2 3,82 12,7 0,75
- 22/3006,5 22 4 6,5 30 0,26 8,2 3,82 16,5 0,99
- 25/35Ũ5 25 5 5 35 0,25 9,42 4,9 18,3 1,23
- 25/40D5 25 7.5 5 40 0 ,375 10,2 4,9 27,6 1,84
- 25/4006,5 25 6 8 40 0.49 10,2 4,9 36 2.4
- 28/40D8 28 6 8 40 0,48 10.7 6.1 40 2,95
- 28/40010 28 6 10 40 0,6 10,7 6,1 50 3,7
- 32/4508 32 6,5 8 45 0,52 12,1 8 58,5 5,7
- 32/5008 32 9 8 50 0,72 12,9 8 '5 8 ,5 5,7
- 36/56D10 36 10 10 56 1 14,4 10,2 112 10,2
- 40/56Ũ16 40 8 i6 56 1,28 15 12,5 150 16

'4S2
+ Đường kính dây quấn thứ cấp: Ờ2 - = 0,178 mm
71

Chọn dây có đường kính d2 =0,18 mm, S2 = 0,02545 mm^


+ Kiểm tra hệ số lấp đầy:
_ s ,.w, +S 3-W, _ 0,00785.227 + 0,02545.75
K,a = = 0,0117
Q. ~ 314
Như vậy, cửa sổ đủ diện tích cần thiết

2. Tính tầng khuếch đại cuối cùng


Chọn Tranzitor công suất Tĩ 3 loại 2SC9111 làm việc ở chế độ xung có các thông số:
Tranzitor loại npn, vật liệu bán dẫn là Si .

Điện áp iiiữa Colecto và Bazơ khi hở mạch Emito: UcBo =40V

120
Điện áp giữa Emito và Bazơ khi hở mạch Colectt): U|;|ịQ =4V
Dòng điện lớn nhất ở Colecto có thể chịu đưrm : = 500 lĩiA.
Công suất tiêu tán ở Colecto p, = !,7W
Nhiệt độ lớn nhất ở mặt tiếp giáp T, =Ỉ75"C
Hệ số khuếch đại : p =50

Dòng làm việc của Colecto : Ic3 = Iị =33,3 mA.

Dòng làm việc của Bazơ ; I33 = 1^3 /p =33,3/50 =0,66mA

Ta thấy rằng với loại Tiristor đã chọn có công suất điều khiển khá bé ư(jịj = 3,0
V, I(jị^ = 0,1 A, Nên dòng colecto - Bazơ của Tranzito T13 khá bé, trong trường hợp
này ta có thể không cần Tranzito Tr, mà vẫn có đủ công suất điều khiển Tranzito.
Chọn nguồn cấp cho biến áp xung: E= + 12 V ta phải mắc thêm điện trở Rjo nối
tiếp với cực emitor của Tĩg.
R , 0 = ( E - U ,) /I ,= 90 (Q)
Tất cả các diod trong mạch điều khiển đều dùng loại 1N4009 có tham số:
+ Dòng điện định mức : = 10 A
+ Điện áp ngược lớn nhất : = 25 V,
+ Điện áp để cho diod mở thông ưn.= l V

3. Chọn cổng AND


Toàn bộ mạch điện phải dùng 6 cổng +Vcc
AND nên ta chọn hai IC 4081 họ CMOS.
Mỗi IC 4081 có 4 cổng AND (sơ đồ chân
hình 1.76), các thông số;
Nguồn nuôi IC: Vj.^, = (3^18) V, ta
chọn : = 12 V.

N h iệt độ làm việc: - 4 0 ° c ^ 80° c

Điện áp ứng với mức logic “l ”:2-ỉ-4,5 V.


H inh 1.76. Sơ đồ chân IC 4081
Dòng điện nhỏ hofn ImA
Công suất tiêu thụ p = 2,5 m W /l cổng.

4. Chọn tụ C j và Rọ

Điện trở R9 dùng để hạn chế dòng điện đưa vào Bazơ của Tranzitor Tĩ3 , chọn Rọ
thoả mãn điều kiên:

16. TÍNH TOÀN... c S U ATA 121


12
3 -= 6 kQ ; chọn Rg = 6 ,8 kfì.
1,3 2.10

I
Trong đó : u = 12V ; 1^3 = I a n d = 2 mA < — = 10mA

Chọn C3 . Rg= = 167 p,s. Suy ra C3 = t^/ R 9

c = 1 6 7 /6 ,8 .1 0 ^ = 0,024 ^F. chọn €3 = 0,022 |aF.

5. Tính chọn bộ tạo xung chùm


M ỗi kênh điều khiển phải dùng 4 khuếch đại thuật toán, do đó ta chọn 6 IC loại
TL084 do hãng texaslnstruments chế tạo, mỗi IC này có 4 khuếchđại thuật toán (sơ
đồ chân hình 1.77). Thông số của TL084:
Điện áp nguồn nuôi v^e = ± 18 V chọn = ± 12 V
Hiệu điện thế giữa hai đầu vào + 30V
Nhiệt độ làm việc T = - 2 5 - 85° c
Cống suất tiêu thụ p = 680 mW = 0,68 w
Tổng trở đầu vào R ị „ = 10® M Q

Dòng điện đầu ra Ira = 30 pA.


Tốc độ biến thiên điện áp cho phép: du/dt = 1 3 v/fxs

14 13 12 11 10 9 8

H ìn h 1.77. Sơ đổ chân IC TL084

Mạch tạo chùm xung có tần số 4 = l/2tx = 3 kHz hay chu kỳ của xung chùm
T= l / f = 334 ( |IS ) ; ta có: T= 2. Rg, C2 . ln(l+ 2. Rg/ R7 )
Chọn R^= R j= 33(kQ) thì T= 2,2 Rg. C2 = 334 (|as)
Vậy: R g.C 2 = 151,8 (^IS)

Chọn tụ C2 = 0,l|aF có điện áp u = 16 V ; Rg= 1,518 Q.

Để thuận tiện cho việc điều chỉnh khi lắp mạch thì ta chọn Rg là biến trở 2 KQ

122 16. TÍNH TOÁN... c SUẨT.B


6. Tính chọn tầng so sánh
Khuếch đại thuật toán đã chọn loại TL084
Trong đó nếu nguồn nuôi V(,J. =± 12 V Thì điện áp vào A 3 là u^»12 V.
Dòng điện vào được hạn chế để I|y < 1 m A.

Chọn R4 = R 5 > u y i , = 12/ 1.10“^= 12 KQ

Do đó ta chọn R 4 = R 5 = 15 (kQ) khi đó dòne vào A 3 :


12/(15. 10^) = 0,8 mA

7. Tính chọn khâu đồng pha


Điện áp tụ được hình thành do sự nạp của tụ C|, mặt khác để bảo đảm điện áp tụ
có trong một nửa chu kỳ điện áp lưới là tuyến tính thì hằng số thời gian tụ nạp được
= R 3 . Cj = 0,005 s.

Chọn tụ Ci = 0,1 (^iF) thì điện trở R 3 = c , = 0,005 /0 ,1 . 10“®

Vậy; R 3 = 50. 10^ Q =50 kQ

Để thuận tiện cho việc điều chỉnh khi lắp ráp mạch R 3 , thường chọn là biến trở lớn
hơn 50 kQ chọn Tranzito Tĩị loại A564 có các thông số:
Tranzito loại pnp làm bằng Si
Điện áp giữa Colecto và Bazơ khi hở mạch Emito: ƯCBO =25V

Điện áp giữa Emito và Bazơ khi hở mạch Colecto: Uj^Bo =7^

Dòng điện lớn nhất ở Colecto có thể chịu đựng : Igniax = ^00

Nhiệt độ lớn nhất ở mặt tiếp giáp : T(,p =150° c


Hệ số khuếch đại : ß =250
Dòng cực đại của Bazơ : Iß3 =!(, /ß =100/250 =0,4 mA

Điện trở R2 để hạn chế dòng điện đi vào bazơ tranzito Tfj được chọn như sau:

Chọn R2 thoả mãn điều kiện: R 2 > Max/^B 12/0,4. 10~^ = 30 kQ

Chọn R2 = 30 kQ
Chọn điện áp xoay chiều đồng pha: =9V.

Điện trở Rj để hạn chế dòng điện đi vào khuếch đại thuật toán A |, thường chọn
R| sao cho dòng vào khuếch đại thuật toán ly < ImA. Do đó

R i > U a /Iv = 9/1 .1 0 " ^ = 9 K Q . ChọnRi = 10 kQ).

123
8. Tạo nguồn nuôi
Thịết kế máy biến áp dùng cho cả việc tạo điện áp đồng pha và tạo nguồn nuôi,
chọn kiểu máy biến áp 3 pha 3 trụ, trên mỗi trụ có 5 cuộn dây (như hình 1.78), một
cuộn sơ cấp và bốn cuộn thứ cấp.

380-

H ìn h 1.78. Sơ đổ nguyên lý tạo nguồn nuôi mạch điều khiển

Cuộn thứ cấp thứ nhất.


Cần tạo ra nguồn điện áp ± 12 V (có ổn áp) để cấp cho nuôi IC, các bộ điều chỉnh
đòng điện, tốc độ và điện áp đật tốc độ. Nguồn này được cấp bởi ba cuộn dây thứ cấp
a,, bị, C|.

Hai chỉnh lưu tia ba pha để tạo điện áp nguồn nuôi đối xứng cho IC. Điện áp đầu
ra của ổn áp chọn 12 V. Điện áp vào của IC ổn áp chọn 20 V. Điện áp thứ cấp các
cuộn dây aj, bị, C| là:
20
U „ = ^ = 14,18V

Chọn Ư2 i = 14 V
Để ổn định điện áp ra của nguồn nuôi ta dùng 2 vi mạch ổn áp 7812 và 7912, các
thông số chung của vi mạch này:
Điện áp đầu vào: Uy = 7-Ỉ-35 V.
Điện áp đầu ra: IC 7812 có u^a= 12 V.
IC 7912cóU ,,= -1 2 V.

124
Dòng điện đầu ra: Ira = 0-í-l A.
Tụ điện C|, C2 dùng để lọc thành phán SÓHE! dài bậc cao.
Chọn C|= C2 =€3 =€4 = 470 (^F) ; u= 35 V

Cuộn thứ cấp thứ hai dij, \>2 , C2 tạo nguồn nuôi cho biến áp xung, cấp xung điều khiển
cho các tiristor (+12 V). Do mức độ sụt xung cho phép tương đối lớn nên nguồn này
khôhg cần ổn áp. Mỗi klii phát xung điều khiển công suất xung đáng kể, nên cần chế tạo
cuộn dây này riêng rẽ với cuộn dây cấp nguồn IC, để tránh gây sụt áp nguồn nuôi IC.
Cuộn thứ cấp thứ 3,4 (a3 , b3 , C 3 04, là các cuộn dây đồng pha. Các cuộn dây
C 4 )

này cần lấy trung thực điện áp hình sin của lưới, tốt nhất nên quấn biến áp riêng. Tuy
nhiên, theo kinh nghiêm có thể quấn chung với biến áp nguồn nuôi cũng có thể được.

9. Tính toán máy biến áp nguồn nuôi và đồng pha


1. Điện áp lấy ra ở thứ cấp cuộn dây nguồn nuôi IC: 1 ) 21= 14 V.
2. Công suất tiêu thụ ở 6 IC TL 084 sử dụng làm khuếch thuật toán ta chọn hai IC
TL 084 để tạo 6 kênh điều khiển và 2 cổng AND.
Pj^= 8 . Pjc= 8 .0 ,6 8 = 5,12 w
3. Công suất BAX cấp cho cực điều khiển Tirisíor.
P^= 6 . U n x - 101^ = 6 . 3 .0 , 1 = 1 ,8 w
4. Điện áp pha thứ cấp cuộn dây nguồn nuôi biến áp xung a^, b,, C2 .

u„ = = 4,9IV ; chon 5V
V2 .V3

5. Điện áp lấy ra ỏ thứ cấp cuộn dâv đồng pha ( 8 3 , bj, C 3 a4 , C4 )Ư 3 4= 5V


6 . Dòng điện chạy qua cuộn dây đồng pha chon 10 mA
7. Công suất các cuộn dây đồng pha

= 6 .ư^f.Idf = 6.5.0,01 =0,3 w


8 . Công suất sử dụng cho việc lạo nguồn nuôi.

Pn = Pđf +Pic +Px


Pn= 0 ,3 + 5 ,1 2 + 1 . 8 = 7,22 w
9. Công suất của máy biến áp có kể đến 5% tổn thất trong máy;
S = 1,05. Pn = 1,05. 7,22 = 7,58 VA.
10. Dòng điện sơ cấp máy biến áp;
Il = S/ 3.ư | = 7,58/3. 220 ^ 0,0114 A

125
ỉ 1. Tiết diện trụ của máy biến áp được tính theo công thức :

Qt = kọ. = 1,34 crá^


yịm .f

Trong đó: kọ = 6 - hệ số phụ thuộc phương thức làm mát.


m = 3- số trụ của biến áp .
f = 50- tần số điện áp lưới.
Vì kích thước này quá
nhỏ nên ta chọn chuẩn hoá tiết
diện trụ theo bảng
Qt= 1,63 cm^.
Kích thước mạch từ lá
t h é p d à y CT = 0 , 5 m m

SỐ lượng lá thép: 68 lá
a= 1 2 mm

b = 16mm
h = 30mm
hệ số ép chặt kc = 0,85 .
12. Chọn mật độ từ cảm B = IT ở trong trụ ta có số vòng dây sơ cấp:

ư,
Wi = = 6080 vòng
4,44.f.B.Q^
13. Chọn mật độ dòng điện Ji= J2= 2,75 A/mm^
Tiết diện dây quấn sơ cấp:
I, 0,0114
s.= = 0.0041 mm'
J 2,75
Đường kính dây quấn sơ cấp;

4.S 1 _
d ,= = 0,072 mm
71

Chọn dj = 0,1 mm để đảm bảo độ bền cơ. Đường kính có kể cách điện:
= 0 ,1 2 mm.
14. SỐ vòng dây quấn thứ cấp W 2 1 :

w„ = W, . ^ = 6080,— = 396 vòng


" ' u. 220

126
15. Số vòng dây quấn thứ cấp V/2 2 :

W^2 = W , . ^ = 6080 ,— - 235 vòng


' ư, 220 ^

16. Số vòng dây quấn thứ cấp W2 3 :

W ,3 = W , . ^ = 6080.— = 138 vòng


■ ' ư, 220 ^

17. Đường kính dây quấn các cuộn thứ cấp vì kích thước nhỏ không đáng kể chọn
0 ,2 6 mm :
Các thông số còn lại của biến áp nguồn nuôi được tính như đã giới thiệu ở trên.
18. Tính chọn điốt cho bộ chỉnh lưu nguồn nuôi;
+ Dòng điện hiệu dụng qua điốt:

I _ Ipc , 1
ỵ ựĨ2AĨV ’

+ Điện áp ngược lớn nhất mà điốt phải chịu: Vó . Ư21 = 2,45.14 =34,3 V
+ Chọn điốt có dòng định mức:
K ị . Id h d = 1 0 ^ 1 2 3 = 1 , 2 3 A
Chọn điốt có điện áp ngược lớn nhất:
u„=k„. = 2.34,3 = 6 8 ,6 V
Chọn điốt loại KII208A có các thông số;
+ Dòng điện định mức: I(J^ = 1,5 A
+ Điện áp ngược cực đại của điốt: ƯN=10() V.

127
CHương 2
THIẾT KẾ BỘ■ BĂM ÁP MỘT
■ CHIỀU

I - TÓM TẮT LÝ THUYẾT


Băm áp một chiều là bộ biến đổi điện áp một chiều thành xung điện áp. Điều
chỉnh độ rộng xung điện áp, điều chỉnh được trị số trung bình điện áp tải.
Các bộ băm áp một chiều có thể thực hiện theo sơ đồ mạch nối tiếp (phần tử đóng
cắt mắc nối tiếp với tải) hoặc theo sơ đồ mạch song song (phần tử đóng cắt được mắc
song song với tải).

1.1. Băm áp một chiều nối tiếp


1. N guyên lý băm áp m ột chiều nối tiếp
Các bộ băm áp một chiều thưcmg gặp hiện nay là các bộ băm áp nối tiếp. Trong
phần giới thiệu thiết kế này quan tâm nhiều đến các bộ băm áp loại đó.
Sơ đồ nguyên lý băm áp một chiều nối tiếp giới thiệu trên hình 2 .la. Theo đó phần
tử chuyển mạch tạo các xung điện áp mắc nối tiếp với tải. Điện áp một chiều được
điều khiển bằng cách điểu khiển thời gian đóng khoá K trong chu kì đóng cắt. Trong
khoảng 0 -ỉ- tj (hình 2.1b) khoá K đóng điện áp tải bằng điện áp nguồn (Uj = U]),
trong khoảng tj -T Ì2 khoá K mở điện áp tải bằng 0.
K
u

CK
a) b)
H inh 2.1. Băm áp một chiều,
a) Sơ đồ nguyên lý ; b) Đường cong điện áp.

Trị số trung bình điện áp tải được tính:


1
U d- u,.dt = i u , (2 . 1)
X
C K 0 ^ck

128
nếu coi Y = thì :
Tck

Ud = y . u ,
Trong đó:
- điện áp tải một chiền;
u I —điện áp nguồn cấp một chiều;
íị - khoảng thời gian đóng khoá K;
T^ị. - chu kì đóng cắt khoá K;
Ỵ - đ ộ r ộ n g x u n g đ iệ n áp.

Từ biểu thức (2.1) thấy rằng, muốn điều khiển điện áp tải U(J cần điều khiển độ
rộng xung điện áp y. Độ rộng xung điện áp này có thể được điều chỉnh bằng một trong
hai thông số: hoặc là điều chỉnh thời gian đóng khóa K (t|) giữ chu kì đóng cắt Tck
không đổi; hoặc là điều chỉnh chu kì đóng cắt T(-J^ giữ Ihời gian đóng khóa K (tị)
không đổi. Tuy nhiên, việc thay đổi chu kì đóng cắt khoá K làm cho chất lượng điều
khiển của phương pháp này xấu, người ta ít dùng. Điều này có thể minh hoạ bằng việc
hoạt động của bộ bẫm áp với tải điện cảm.

2. H oạt động của sơ đồ với tải điện cảm


Khi tải điện cảm, để xả năng lượng của cuộn dây điện cảm người ta thường mắc
song song với tải một điốt xả năng lượng như hình 2 .2 .

a) b)

H inh 2.2. Băm áp một chiều với tải điện cảm.


a) Sơ đổ mạch ; b) Các đường cong.

Dòng điện chạy qua tải được xác định bằng phương trình vi phân;
Khi khoá K đóng:
di
(2.2)
dt

Trong đó: i - dòng điện tải ; - điện trở tải; - điện cảm tải

17.ìlNHTO Á N ., c 129
Khi khoá K mở:
di
0 = R ,.i + L ,5 i (2.3)
dt
Giải các phương trình vi phân (2.2), (2.3) ta có nghiệm:

(2.4)

Trong đó:
h đ ” dòng điện ban đầu của chu kì đang xét {mở hay đóng khoá K);
^XL - dòng điện xác lập của chu kì đang xét

Khi khoá K đóng IxL = — ; Khi khoá Kmởlỵi^ = 0


Rd

Tj = — — hằng s ố thời gian điện từ của mạch


Rd
Dạng đưòfng cong dòng điện vẽ theo biểu thức (2.4) biến thiên có dạng như trên
h ìn h 2 .2 b.
Độ nhấp nhô của dòng điện tải được tính [1].

^Ị^Ọ blM lH iíĩcK (2.5)


2L,

Từ biểu thức (2.5) thấy rằng, biên độ dao động dòng điện phụ thuộc vào bốn thông
số: điện áp nguồn cấp (Uj); độ rộng xung điện áp (y); điện cảm tải (Ljj) và chu kì
chuyển mạch khoá K (Tck)- Các thông số: điện áp nguồn cấp, độ rộng xung điện áp
phụ thuộc yêu cầu điều khiển điện áp tải, điện cảm tải là thông số của tải. Do đó để
cải thiện chất lượng dòng điện tải (giảm nhỏ AI) có thể tác động vào TcK- Như vậy,

nếu chu kì chuyển mạch càng bé (hay tần số chuyển mạch f = —^ càng lớn) thì biên
^CK
độ đập mạch dòng điện càng nhỏ, chất lượng dòng điện một chiều càng cao. Do đó, bộ
điều khiển này thường được thiết kế với tần số cao hàng chục kHz.

1.2. Băm áp một chiều song song


Trong những trường hợp tải có một nguồn năng lượng nào đó (vỉ dụ động cơ điện
một chiều làm việc ở chế độ máy phát), việc xả năng lượng của tải la cần thiết. Năng
lượng này thường được trả về nguồn lưới. Tuy nhiên, khi cần điều chỉnh dồng điện tải
thì mắc song song với tải một khoá chuyển mạch như sơ đồ hình 2.3 là hợp lí.
Trong khoảng 0 ^ tj khoá K đóng Dq khoá (cần thiết để tránh ngắn mạch nguồn)
ijý[ = 0; U(j = 0; is = id.

130 17. TÍNH TOÁN... c SUẤT.B


Trong khoảng tị T(-Ị^ khoá K mở Dq dẫn i|^ì = i(j; Uj = Up is = 0.
Giá trị trung bình của điện áp tải một chiéu

1
Ua = u,.dt
C K tj
( 2 .6 )

= (i-y)ư,

'n Do id
1^
0
CK
jRd ÌN
*s }

Ud ^ U
' 1 1
t
is
r

ti T ck

a) b)
H in h 2.3. Sơ đổ mạch băm áp một chiều song song,
a) Sơ đồ động lực ; b) Các đường cong.

Giá trị trung bình của dòng điện tải trả về nguồn.
I n = ( 1 - Y ) . Id (2.7)
Giá trị trung bình của dòng điện chạy qua khoá K.

Ig = Ỵ. I(J (2 .8 )

Giá trị trung bình của dòng điện tải.


E .- U .
(2.9)
R

Qua các biểu thức (2.6), (2.8) thấy rằng muốn điều chỉnh dòng điện tải cần điều
chỉnh độ rộng xung (y) đóng khoá K.

1.3. Băm áp nối tiếp và song song phối hợp


Khi tải làm việc ở chế độ nhận năng lượng từ lưới bằng băm áp nối tiếp và trả
năng lượng về lưới bằng băm áp song song có thể dùng sơ đồ băm áp nối tiếp và song
song phối hợp như hình 2.4. ở chế độ nhận năng lượng từ lưới điều khiển Kfj, ở chế
độ trả năng lượng về lưới điều khiển.Ks (chủ ý hai khóa chuyển mạch này không được
cùng đóng một lúc).

131
D,

Il - THIẾT KẾ MẠCH ĐỘNG Lực


Như đã giới thiệu ở trên, bộ băm áp một chiều là một bộ băm điện áp một chiều
thành các xung điện áp. Điện áp trên tải một chiều U(J phụ thuộc tỷ số thời gian đóng
khoá bán dẫn trên chu kì đóng cắt. Chúng ta đã chứng minh rằng các bộ băm áp một
chiều chỉ có ý nghĩa và có ưu điểm hơn hẳn chỉnh lưu (thực chất chỉnh lưu cũng là
băm áp theo đường cong điện áp hình sin) khi tần số băm xung lớn. Tần số này có thể
hàng chục kHz. Các van bán dẫn được dùng làm khoá đóng cắt cho các bộ băm áp một
chiều là các Tiristor hay Tranzitor. Chúng ta sẽ xem xét việc thiết kế các bộ băm áp
một chiểu bằng các linh kiện tương ứng.

11.1.Thiết kế bộ băm áp một chiều vói van động lực là Tiristor

1. Chọn sơ đồ nguyên lí
Do đặc điểm về cấu tạo và hoạt động của các linh kiện bán dẫn công suất, các bộ
băm áp một chiều làm việc với dòng điện lớn, van động lực thường chọn là Tiristor.
Tiristor trong băm áp một chiều không tự khoá được. Chuyển mạch trong các bộ băm áp
một chiều nhiều khi làm phức tạp thêm sơ đồ thiết kế.
Một bộ băm áp một chiều bằng Tiristor được thiết kế có thể cho phép làm việc với
chuyển mạch một tầng (mỗi chu kì có một xung điều khiển) hay chuyển mạch hai
tầng (mỗi chu kì có hai xung điều khiển).

a) Băm ăp một chiều chuyển mạch một tầng

Mạch băm áp một chiều bằng Tiristor chuyển mạch một tầng giới thiệu trên hình 2.5.

132
r -W" “I
I T *

u. u,

H inh 2.5. Sơ đồ băm áp một chiều bằng Tiristor chuyển mạch một tầng

Nguyên lý làm việc của các sơ đồ mạch băm áp một tầng hình 2.5 được giải thích
với tải có điện cảm lớn có các giả thiết sau : điện áp vào và dòng điện tải không đập
mạch, nghĩa /ờ Uj = const, I(J = const.
Nguyên lý chuyển mạch mộí tầng là dùng thông số của mạch dao động L, c để
khoá Tiristor. Thời gian dẫn của Tiristor T| phụ thuộc khoảng thời gian nạp và xả tụ
trong mạch L ,c .
Khi Tiristor Tj (hình 2.5a) khoá tụ chuyển mạch c được nạp tới đĩện áp nguồn
theo chiều cực tính như hình 2.5a. Khi T| dẫn tại tj (hình 2.6) tụ bắt đầu xả với dòng
xả ig qua Tj.

Khi tiristor T] dẫn dòng điện tải chạy


qua nó (trước đó dòng điện tải chạy qua
Dg). Sau một nửa chu kì dao động cộng
hưởng tụ c đổi chiều điện áp (Uc). Vào chu
kì sau của mạch dao động cộng hưởng tụ
nạp ngược lại, dòng điện chạy ngược chiều
dẫn của Tiristor Tj. Nếu đảm bảo đủ điều
kiện 1^-] = Ij+ic = 0 , thì Tị khoá (thời điểm
Ì2 trên hình 2 .6 ).
Khoảng thời gian dòng điện tải chạy
qua T] được xác định:

tjj = Í2 - tj « Ir/CÙQ = n V l . C

Sau khi khoá T j, tụ c tiếp tục xả và nạp


ngược lại qua tải từ -U c o đến Uj.

Thời gian khoá của Tj bằng thời gian xả


tụ c (từ điện áp -U^o tới 0).
Hình 2.6. Giản đồ đường cong băm áp
tk = t3 - t 2 = Uco-C/Id - U ,.c / I , (2.10) chuyển mạch một tầng

133
Khi tụ nạp lại tới điện áp +Uj điốt Dộ dẫn. Nguyên nhân là do điện cảm chuyển
mạch L cản trở việc giảm đột ngột về 0 của ic, dòng điện của tụ c tiếp tục tồn tại do
sức điện động tự cảm của cuộn dây L theo mạch L -U i-D g -C , điều này làm dao động
điện áp trên tụ c.

Hình dạng dòng điện trên tụ ic, dòng điện trên điốt Dq Ìdo* điện áp trên tụ Uc và
trên Tiristor phụ thuộc vào tần số xung điều khiển Tj cũng như dòng điện tải như giới
thiệu trên hình 2 . 6 được tính:
Điện áp trung bình trên tải

2.Ư..C
7r.^/ĨIc ( 2 . 11)
T \ Id
Dòng điện trung bình của Tiristor

T T
Dòng điện trung bình chạy qua điốt Dg

= (2 1 3 )

Như đã nói ở trên quá trình phóng nạp của tụ chạy qua tải yà thời gian phóng nạp
phụ thuộc dòng điện tải.

b) Bộ băm áp chuyển mạch hai tầng

Trong các sơ đồ chuyển mạch hai tầng, các tụ chuyển mạch được nối bằng mạch
Tiristor phụ mắc song song với Tiristor động lực (Tj) hoặc mắc song song với tải như
giới thiệu trên hình 2.7, 2.8. Theo các sơ đồ này, sau khi khoá xong Tiristor động lực,
tụ chuỵển mạch c nạp lại bằng dòng điện tải (khi tải điện cảm). Việc phóng nạp tụ
làm cho đường cong điện áp tải xuất hiện những xung phụ do năng lượng của các linh
kiện khâu chuyển mạch gây nên.
Các sơ đồ chuyển mạch song song có thể chia thành hai loại:
1. Chuyển mạch bằng tụ. Khi chuyển mạch tụ được nối song song với Tiristor
động lực Tj (các sơ đồ hình 2.7 a, b, c, d, e, f, g, h); tụ chuyển mạch mắc song song
với tải (hình 2.7 i, k). '
2. Chuyển mạch bằng khung dao động LiC khi chuyển mạch mắc song song với
Tiristor động lực Tj (hình 2 .8 a, b, c, d) hpặc mắc song song với tải (hình 2 .8 e, f)

ở các sơ đồ hình 2.7 a, b, f, g sau khi nạp tụ với cực tính như hình vẽ, các Tiristbr
động lực không khoá được. Muốn các Tiristor động lực khoá được cần phải đổi chiểu
điện áp tụ c. Việc đổi chiều điện áp tụ ở các sơ đồ hình 2.7 a, f, g được thực hiện theo

134
mạch qua Tiristor động lực Tj khi Tj dẫn. Ví dụ, ở sơ đồ h ìn h 2.7a mạch đổi chiều
điện áp là C -T |-L j-D ]-C , ở sơ đồ hình 2.7 f rnạch đó là C -T 1- T 3- L 1-C , ở sơ đồ
hình 2.7 g C -T i-W j-D j-C . Tiristor động lực ìrong các sơ đồ này chịu thêm một dòng
điện xả tụ chạy qua.

b) c)
D2

l
V
f
Do
\ [| I Í
1“
I L| id

4 I
— S ..............I...
"'''
---------- ----------u
I

d) e)
o, L:
Li
- 1+ W2 Wi
Ti T
id
l
u Zd

9)
^2 L2
' T '

H inh 2.7. Các sơ đồ bám áp một chiều bằng


t Ỉ[Ĩ3
i . ^ tÌÍT2
T r i ị

Tiristor với chuyển mạch hai lầng


----rrv->— ]- u
0 - f

k)

135
ở sơ đồ hình 2.7 b đổi chiều điện áp tụ chuyển mạch thực hiện bằng mạch
C - L 1- T 3 - C .

Trong các sơ đồ 2.7c, i mạch đổi dấu điện áp tụ không có, các Từistor phụ Tj - Tg
tïng đôi một sẽ đặt điện áp lên Tiristor động lực theo chiều hợp lí.
Các sơ đồ 2.7 a, b, f, g có dòng điện xả tụ chạy qua tải, do đó ở miền dòng tải nhỏ
chất lượng điện của các sơ đồ này xấu.
Khi chuẩn bị điện áp cho quá trình khoá Tj, trong các sơ đồ 2.1 á, e tụ c được mắc
song song với tải (sơ đồ d - theo mạch C -T 3 - L 1, sơ đồ e - theo mạch C - T 3 ). Khi
chuyển mạch tụ mắc song song với Tiristor Tj, do đó trong quá trình nạp chuẩn bị
dòng điện nạp tụ chạy qua Tj.

Trong sơ đồ 2.7h, k tụ c khi chuyển mạch mắc song song với tải. ở sơ đồ k dòng
điện xả tụ không chạy qua Tiristor động lực.
Ổ các sơ đồ 2.7 e, f, g, i điện cảm chuyển mạch mắc vào mạch động lực sẽ làm
ảnh hưởng tới các quá trình làm việc xảy ra trong mạch động lực khi dẫn cũng như
chuyển mạch. Trong các sơ đồ này, điện cảm Lj có tác dụng giới hạn tốc độ tăng
dòng điện của các tiristor và điốt khi chúng đóng cắt. Khi mở Tiristor chuyển mạch
điện cảm L] làm giảm tốc độ biến thiên dòng điện Tị. Trong trường hợp này tụ được
nạp tới giá trị âm hơn. Khi tãng dòng điện tải tăng điện áp trên tụ, nghĩa là ở các sơ
đồ này có tồn tại hiện tượng tích luỹ năng lượng trong các linh kiện chuyển mạch, làm
tàng khả năng quá tải của sơ đồ và giảm được điện dung của tụ. Nhược điểm của các
sơ đồ này là tăng điện áp trên các linh kiện khi tăng dòng điện tải.
Các sơ đồ hình 2.8 khác với các sơ đồ hình 2.7 ở chỗ, trong mạch tụ chuyển mạch
c có điện cảm Lj mắc nối tiếp, các linh kiện LC này khi chuyển mạch được mắc song
song với tiristor động lực, hay song song với tải. Trong các sơ đồ hình 2.8 chế độ làm
việc của Tj nhẹ hơn, bởi vì dòng điện anod của Tj giảm về 0 và giảm biên độ dòng
điện ngược Tiristor.
Các tụ chuyển mạch trong sơ đồ hình 2.8 a, b nạp điện qua tải, còn ở sơ đồ hình c,
d, e, f tụ nạp không qua tải.
Nhược điểm chung của các sơ đồ hình 2.7, 2.8 là hình dạng đường cong điện áp
l ệ c h k h ỏ i x u n g v u ô n g l à m e h o v ù n g đ i ề u k h i ể n v à đ ộ c ứ n g đ ặ c t í n h n g o à i t h ấ p , tầ n s ố
băm xung bị giới hạn. Để phần nào khắc phục nhược điểm này bằng cách tăng tốc độ
nạp xả của tụ theo các cách;
- Ngắn mạch Tiristor T] bằng diođ D 2 và điện cảm L2 (như trên hình 2.7 a, b, c, d.
e, f vẽ nét đứt).
- Ngắn mạch tiristor Tj bằng điốt D 2 (trên hình 2.8 a, b, c, e, f); ngắn mạch Tị

bằng mạch L], Dj (hình 2.7 e, f, 2.8 d)

136
D. D. D.

,Ti
' T 3 T;

D, D.
u, u,
u

a) b) c)
D, D2

i
ị‘d, 1.1
'g
T 2j ^ c p
Do
Ù,
- + Doi 1L L
1 L
ỉ **■c^ r
T3j r

d) e) f)

H ìn h 2.8. Băm áp bằng tiristor chuyển mạch bằng L, c

c) Băm àp m ột chiều chuyển mạch nối tiếp.

Trong các sơ đồ chuyển mạch nối tiếp, xung điện áp khóa tiristoir được thiết lập từ
mạch mắc nối tiếp với tiristor động lực Tj, tải và nguồn cấp. Để làm được việc này, sơ
đồ hình 2.9 a, b đưa thêm điện cảm vào mạch d ò Ị i g điện động lựC; hìinh 2.9c đưa thêm
cuộn dây biến áp.

Ti L, T,

c)

H ỉn h 2,9, Mach băm áp một chiều chuyển mach nối tiếp i


I
Xung điện áp khi cần khóa Tị có được nhờ phóng điện tụ chu|yển mạch. Mạch
vòng phóng điện của tụ để khóa Tị trong thời gian chuyển mạch khôiHig ảmh hưởng tới

18. TlNH TOÁN... c SUẨ T> 137


dòng điện tải. Dòng điện của mạch này khôrig tham gia vào việc phóng điện của tụ c.
Đặc tính ngoài của băm áp một chiều chuyển mạch nối tiếp cứng hơn các sơ đồ
chuyển mạch song song đã nêu ở trên.

d) Băm áp có đảo chiều

Hình 2.10 giới thiệu một số sơ đồ băm áp có đảo chiều. Hình 2.10a là sơ đồ bộ
băm áp đảo chiều với một cặp van chuyển mạch. Xung điều khiển đồng thời đưa vào
hai tiristor T], T 2 (hay T3 , T 4 tuỳ theo chiều cực tính cần có của tải). Hai tiristor trong
một cặp được mắc nối tiếp nhau. Xung điện áp ra được tạo bởi sự chuyển mạch một
trong hai tiristor nối tiếp (một chiều điện áp tải chuyển mạch Tj, chiều ngược lại
chuyển mạch T3 ). Khâu chuyển mạch để khoá các liristor Tj, T3 được thiết kế bằng
mạch tiristor T 5 , tụ c, điện cảm L, (điện cảm mắc nối tiếp trong mạch động lực). Tụ
chuyển mạch được nạp ban đầu như trên hình 2.10a qua điện cảm L2 và điốt D 5 . Điều
kiện làm việc bình thường của mạch là điện cảm L2 lớn hơn nhiều so với Lị (có thể
coi L 1/L 2 « 0,05-0,01).

a)

c)

H ìn h 2.10. Một số sơ đổ băm áp đảo chiều

138 18. TÍNH TOÁN... c SUẲT.B


V í dụ ở ch iều điện áp tải khi Tj, T 2 clans (ỉiìi) u ể khoá T |, tại thời điểm cấp xung
đicu khiển tiristor T5 tụ c phóng qua điện Lciin ỉ,| (U q ) > U|), làm cho T| khoá. Dòng
điện tải xả năng lượng cuộn dây điện cáni lai khép vòng qua T2, điòì D4, điện áp tải
trong k h o ả n g thời gian này bằng 0 .

K h i cần đảo chiểu điện áp tải, cấp xuiig dici! khiển cho cặp tiristor T3, T4 với
khoảng trễ thời gian tối thiểu cho phép, ihưi eian trỗ này cần thiết đé cuộn dây điện
cảm xả hết năng lượng.

Do mạch phóng điện của tụ c có cuộn dây diện cảm L| tích ỉuỹ năng lượng, nên
tụ c n ạp iại với điện áp lớn hơn giá trị ban đầu. ở lần chuyển mạch tiếp theo, điệ n áp
trên tụ tăng dần lên, nghĩa là mạch vòng chuyến mạch tồn tại chế độ tích iuỹ năng
lượng. Do việc tích luỹ năng lượng mà cóno suâì các linh kiện của mạch động lực và
c h u y ể n m ạc h tăng. Để giảm nhỏ c h ế độ tích luỹ nãng lượng trong m ạc h vòng c huyển
mạch, có thể thực hiện bằng hai cách: 1) mắc mạch phụ soniĩ song với Tg bằng Dg, Rg
xả năng lượng dự trữ, hoăc song song điện cảrĩi chuyển mạch L) bàng Ry, D 7 ; 2) dùng
biến áp trả n ăng lượng từ điện cả m L | về nguồn cấp ư | bằns mạch \ \ s , Dg.

Trong sơ đồ hình 2.l0b mạch chuyển mạch có hai khâu: khâu cơ bản (Lj, Cj, T5 ) và
khâu phụ (C2, L4, Tộ hoặc C2, L5, T7). Khâu chuyển mạch phụ chi hoạt động khi cần
thực hiện tức thời đảo chiều điện áp tải. Khi đảo chiều điện áp tải, cấp xung điều khiển
rnở T5 v à cắt x u n g đ iề u k h iể n c ặ p tiristo r đang dẫn T | , T , (h a y T3, T4). T ir i s t o r T | (h a y
T 3) bị khoá. Xung điều khiển m ở cập tiristoi cẩn mờ T3, T4 được cấp ch ậm sau một
khoảng thời gian tg = 2T (T - chu kì chuyển mach liristor). Trong khoảng tg, cấp xung
điều khiển các tiristor Tộ (hay T7) của mạch vòng chu> ổn mạcli. Trong khoảng thời gian
này tiristor T 2 (hay T4) khoá, dòng điện tải (do dien cảm xá nàng lượmg) khé p vòng qua
các điốt D3, D4 (hay D|, D2) và nguồn cấp U|, do đó rnà dòng điện giảm nhanh.

Trên hình 2.10c giới thiệu sơ đồ băm áp đảo chiều theo quy luậi điề u khiển không đối
xứng và chuyển mạch bằng biến áp. Trong sơ đỏ có ba biến áp chuvểm mạch. Khoá các
tiristor nhóm anod (Tj hay T4) được thực hiện bàng mạch tụ C |, các rlristor T5, Tg và các
biến áp chu yển mạch BAị, BA2 (các loại biến áp này là biến áp xung). Nguyên lý hoạt
động của khâu chuyển mạch này như sau ;

, Khi mở T5 tụ C, được nạp từ nguồn cấp u, qua T 5 và CUÔ'II sư cấ|p biến áp BA| (có
điện cảm Lị). Trên cuộn dây thứ cấp biến áp BA| cámi ứng rnột xun« điện áp làm khoá
Tj. Tiristor T4 khóa khi mở Tg và phóng điện tụ C| lên cuộn dỉây/ s.ơ Cíấp biến áp BAj.

K h o á các tirisor ở nhóm catod (T9, T3) dược thực hiện nlnờ niiạtchi tụ C2, tiristor T7
và biến áp B A 3. Nạp điện cho tụ C2 được lấy từ aouổrỉi U3 qiuaỉ dJiÊn Ciảrn L2 và điốt D7,
cho phép xả năng lượng của tụ vẻ nguồn U|.

139
2. Tính chọn các linh kiện I T lm a x

Các linh kiện cơ bản của băm áp một


chiều bằng Tiristor gồm có: Tiristor động
"h A
lực Tj, tụ chuyển mạch c , điện cảm chuyển
mạch L, điốt chuyển mạch Dj, điốt xả năng T2

lượng Dq, Tiristor chuyển mạch T2 .


Mỗi sơ đồ mạch có các thông số khác 2t,
DO
nhau, dưới đây giới thiệu cách tính chọn
linh kiện của sơ đồ kinh điển thường gặp
nhất là sơ đổ hình 2.7a:
D1
Dòng điện trung bình chạy qua Tiristor động
lực Tj được tính :
Uc
T c h /2
t.
+ I DITB (2.14)

Trong đó:
-u .
hiTB ~ dòng điện trung bình chạy qua
Tiristor TJ. Hình 2 J 1 Đường cong điện áp dòng điện của
băm áp một chiều bằng tiristor hình 2.7a.
- dòng điện tải trung bình.

tỵ- khoảng thời gian có xung điện áp tải.

ÌQ —khoảng trống xung điện áp.

^DITB ~ dòng điện trung bình chạy qua điốt chuyển mạch.
T/2
1 Tlmax d
DITB
® (tx+to)
Với :
(ù - tần s ố dao động của mạch L ị C, được tính theo biểu tức 2.18
Dòng điện trung bình chạy qua Tiristor chuyển mạch.
2 t„
(2.15)

Trong đó : tf( - thời gian khoá đ ể phục hồi Tirỉstor TJ (thời gian Tiristor chuyển
từ trạng thái dẫn về trạng thái ban đầu); Trị s ố này tra từ s ố liệu kỹ thuật của tiristor.
Dòng điện trung bình chạy qua điốt xả năng lượng D q

I^DOTB = I^d- (2.16)

140
Tụ chuyển mạch phải đảm bảo khả năng chuyển mạch của Tiristor T| ngay cả
những trường hợp xấu nhất, khi dòng điện tái có giá trị cực dại và điện áp trên tụ
chuyển mạch có giá trị cực tiểu. Tụ c được tính:
L .t„
c > d-'K (2.17)
u Imin
Trong đó: u - trị s ố điện áp nguồn cấp thấp nhất.
Tần số mạch dao động;
1
co = ( 2 . 18)
yỉĩlc
Mặt khác điện cảm được tính từ dòng điện tối đa qua Tiristor Ti trong thòi gian đóng:

T _T , Mim«. _ T , TJ £ (2.19)
^Tlmax ^ ^ '^ Im a x -U
COL ' ■■■■“ V L

Điện cảm L được tính:

L = c . ----- r i m 2X _ _ ( 2 .2 0 )

Ở biểu thức (2 .2 0 ); điện dung c được tính từ (2.17), dòng điện Iximax được cho
bởi khả năng chịu dòng cực đại của tiristor động lực Tj, giá trị này có thể chọn trong
khoảng (1 ,5 ^ 2 ) Ij.

11.2. Thiết kế bộ băm áp một chiều với van động lực là Tranzitor
ưu điểm lớn nhất của tranzitor so với tiristor là có Ihể làm việc ở tần sô' cao và dỗ
điều khién, nên Tranzitor được dùng làm van động lực cho ?át bộ băm áp một chiều
khá phổ biến [ 1 1 ].
Các bộ băm áp một chiều có thể là loại băm áp nối tiếp như hình 2.12a, hay băm
áp song sọng như giới thiệu trên hình 2 . 1 2 b
Trong sơ đồ băm áp nối tiếp hình 2.12a, khi Tranzitor dăn dòng điện chạy qua
Tranzitor bằng dòng điện tải, nghĩa là Tranzitor được mắc nối tiếp với tải.
L
T

MĐK
MĐK

a) b)

Hình 2.12. Sơ đổđộng lực băm áp một chiều bằng Tranzitor trường ;
a) Băm áp nối tiếp ; b) Băm áp song song.

141
Trong sơ đồ băm áp song song hình 2.12b, khi Tranzitor dẫn tải ngắn mạch, ở
trường hợp này Tranzitor mắc song song với tải.

Các sơ đồ băm áp một chiều thực tế thường gặp là loại băm áp nối tiếp, Trong
phần này đi sâu giới thiệu về loại băm áp nối tiếp.

i . Lựa chọn loại van động lực


Trên thị trường ngày nay có ba loại Tranzitor như giới thiệu trên hình 2.13

T T
lir " ■ \ /
1
MĐK 1 _ MĐK h MĐK f
/ u Za
d

a) b) c)
H ình 2.13. Sơ đồ băm áp nối tiếp,
a) Van động lực là Tranzitor lưỡng cực ; b) Van động lực là Tranzitor trường;
c) Van động lực là Tranzitor IGBT.

Về nguyên lí, ba loại Tranzitor trên hình 2.13 hoạt động gần giống nhau. Khác nhau
của chúng là tổn hao công suất, tần số làm việc, công suất điều khiển.

2. Lụa chọn sơ đồ thiết k ế


Tranzitor lưỡng cực như trên hình 2.13a là loại linh kiện kinh điển, thông dụng, có
ưu điểm là tần số làm việc cao, dòng điện của loại linh kiện này hiện nay đáng kể
(dòng điện định mức tới lOOOA). Tuy vậy tổn hao chuyển mạch làm giới hạn dòng
điện làm việc. Công suất điều khiển của các loại Tranzitor lưỡng cực đáng kể, điều
này làm tâng công suất mạch điều khiển. Ngay cả việc sử dụng sơ đồ darlingtoon
nhiều khi cũng chưa được coi là hợp lý (lúc đó darlingtoon nhiều tầng làm tăng sai
số).
Khắc phục nhược điểm về công suất điều khiển của Tranzitor lưỡng cực.Tranzitor
trường được sử dụng (hình 2.13b). Sử dụng Tranzitor trường trong các bộ chuyển
mạch như băm áp là rất hiệu quả. Tuy nhiên loại van này hiện nay được chế tạo với
dòng điện không lớn bằng Tranzitor lưỡng cực.
Phối hợp các ưu điểm của hai loại Tranzitor lưỡng cực và trường ở trên, IGBT
được sử dụng hình 2.13c. Những năm gần đây, loại linh kiện này được chế tạo có công
suất khá lớn. Ví dụ loại IM BI800PN-180 có I = 800A, u = 1800V. Ngoài ra loại linh
kiện này còn được chế tạo tích hợp nhiều linh kiện trong một vỏ (xem phụ lục p4).

142
III - THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN BĂM ÁP MỘT C H IẾ U

lil.1. Nguyên lý điều khiển


Mạch điều khiển băm áp một chiều có nhi ệm vụ xác đị nh thời điểm mở và khoá
van bán dẫn trong một chu kì chuyển mạch. Như đã biết ớ trôn, chu kì đóng cắt van
nên Ihiếl kế cố định. Điện áp tải khi điều khicn được tính :

Trong đó:

td _ td
Y

ĩ^ị, T^.ị. : Thời gian dẫn, khoá van bán dẫn, chu kì đóng cắt.

u / : điện áp nguồn một chiều.

Mạch điều khiển cần đáp ứng yêu cầu điều khiển Y bằng các lệnh theo một nguyên
tắc nào đó.

Để điều khiển y với chu kì đóng cắt (T^|J k h ô n g đổi cần phải điều khiển khoảng
thời gian dẫn của van bán dẫn trong chu kì đóng cắi.
Nguyên lý điều khiển thời gian dẫn của các van bán dẫn trong băm áp một chiều
có thể thực hiện như sau.
Tạo một điện áp tựa dạng điện áp răng cưa (hay đi ệ n áp taiT! giác) với một lần số f
xác định khá cao. Dùng một điện áp một chiều (làm điện áp điều khiển) so sánh vói
điện áp tựa. Tại thời điểm điện áp tựa bằng điện áp điều khiển thì phát lệnh mở hoặc
khoá van bán dẫn.

143
Hình 2.14 trình bày nguyên lý điều khiển bộ băm áp một chiều. Điện áp tựa Ufj.
so sánh với điện áp điều khiển u^ịj. Tại các thời điểm 0, tị, ... = U(J|^ sẽ phát lệnh
mở hay khoá van bán dẫn. Nếu tại các sườn lên của điện áp tựa Ufg phát lệnh mở van
bán dẫn, tại sườn xuống của sẽ phát lệnh khoá van thì cách đó các van bán dẫn sẽ
mở tại 0 , Î2 , t4 và khoá tại tj, Í3 tj ...

Độ rộng xung điện áp tải được điều khiển khi điều chỉnh điện áp điều khiển
Trên hình 2.14 tăng sẽ giảm Y và giảm điện áp.ra. Nghĩa là trong trường hợp này
và Ujàj nghịch biến.

III.2. Sơ đổ khối mạch điều khiển

H ình 2.15. Sơ đồ khối.m ạch điểu khiển băm áp m ột chiêu

Mạch điều khiển băm áp một chiều gồm 3 khâu cơ bản :


Kháu tạo tần số có nhiệm vụ tao điện áp tựa răng cưa ưrc với tần số theo ý muốn
người thiết kế. Tần số của các bộ băm áp một chiều thường chọn khá lớn (hàng chục
KHz). Tần số này lớn hay bé là do khả năng chịu tần số của van bán dẫn. Nếu van
động lực là Tiristor tần số của khâu tạo tần số khoảng 1-5 KHz. Nếu van động lực là
Tranzitor lưỡng cực, trường, IGBT tần số có thể hàng chục KHz.
Kháu so sánh có nhiệm vụ xác định thời điểm điện áp tựa bằng điện áp điều
khiển. Tại các thời điểm điện áp tựa bằng điện áp điều khiển thì phát lệnh mở hoặc
khoá van bán dẫn. Điện áp tựa dạng tam giác có hai sườn lên và xuống, lệnh mở van
động lực ở giao điểm sườn lên, thì ở giao điểm sườn xuống sẽ phát lệnh khoá van và
ngược lại.
Khâu tạo xung, khuếch đại có nhiệm vụ tạo xung phù hợp để mở van bán dẫn.
Một xung được coi là phù hợp để mở van là xung có đủ công suất (đủ dòng điện và
điện áp điều khiển), cách ly giữa mạch điều khiển với mạch động lực khi nguồn động
lực hàng chục vôn trở lên. Hình dạng xung điều khiển phụ thuộc loại van động lực
được sử dụng.
Van động lực là Tiristor, xung điều khiển cần có là xung kim với sườn trước dốc
thẳng đứng như đã giới thiệu ở chương 1 . '
Van động lực là Tranzitor, xung điều khiển có dạng xung chữ nhật độ rộng của
các xung này bằng độ rộng xung điện áp tải.

144
ill.3. Các khâu cơ bản
1. Kháu tạo tần số
Có nhiều cách tạo điện áp tựa có tần số theo ý đồ của người thiết kế. Những sơ đồ
tạ o đ i ệ n á p tự a đ i ể n h ìn h c ó t h ể t ạ o ra b a dạng điện áp n h ư hình 2 . 1 6 .

H ình 2.16. Các dạng điện áp tựa của mạch điều khiển băm áp một chiều

Điện áp tựa dạng tam giác cân như hình 2.16a được tạo ra khi tần số f=l/Tck cố
định. Độ rộng xung điện áp y có thể được điều chỉnh bằng việc thay đổi cả thời điểm
rtiở van bán dẫn ở sườn lên điện áp tựa và cả thời điểm khoá van bán dẫn tại sườn
xuống điện áp tựa. Sơ đồ mạch tạo điện áp tam giác cân như thế này được thực hiện
tương đối đơn giản. Tuy nhiên, việc tạo điện áp có cả hai cạnh lên và xuống cùng biến
thiên như hình 2.16a thường được thực hiện bằng mạch RC, hình dạng các cạnh đó
phụ thuộc vào việc nạp và xả tụ. Các đường nạp và xả tụ nhiều khi không hoàn toàn là
đường thẳrig tuyến tính. Các đường cong ấ y có thể làm c h o quan hệ giữa điện áp điều
k h i ể n v ớ i k h o ả n g d ẫ n Y k h ô n g t u y ế n t ín h . M ặ c dù v ậ y , đ iệ n á p tự a d ạ n g ta m g i á c c â n
thường hay được dùng hcfn trong thực tế vì lý do dễ thực hiện.
Điện áp tựa dạng tam giác vuông hình 2.16 b, c cũng được tạo với tần số cố định.
Khi thay đổi điện áp điều khiển, có một cạnh của tam giác là cạnh góc vuông, nên
thời điểm mở (hay khoá) theo cạnh đó sẽ cô' định trong một chu kì. Van bán dẫn chỉ
được mở (hay khoá) theo cạnh huyền của tam giác. Sơ đổ mạch điện tử tạo điện áp
vuông như thế này thường khó thực hiện hơn, vì trên thực tế tạo cạnh góc vuông 90°
không hoàn toàn chính xác.
Chúng ta xét một số sơ đồ tạo điện áp tựa của khâu tạo tần số.

Tạo điện áp tam giác bằng dao động đa hài

Điện áp tam giác cân có thể được tạo bời một dao động đa hài bằng khuếch đại
thuật toán (KĐTT) như hình 2.17 a
Sơ đồ dao động đa hài bằng KĐTT Aị có hai đường hồi tiếp. Hồi tiếp âm về V’
bằng mạch RC, hồi tiếp dương về bằng mạch chia áp R], Rt. Hoạt động của sơ đồ
hình 2 .17a có thể giải thích như sau :

19. T ^ H T O Á N ...C S U Ấ T > 145


Giả sử điện áp ra của A | đang dương, nhờ hồi tiếp dương mà điện áp ra bằng u
và không đổi, lúc đó điện áp vào cổng "+" có trị số:
R
(2 .21 )

Điện áp vào cổng là điện áp nạp tụ, điện áp nạp tụ tăng dần đến khi v*" = V ,
tại tj đầu ra lật trạng thái từ dương xuống âm, điện áp v*" đổi dấu từ dương xuống âm,
điện áp trên tụ đổi chiều nạp tụ.

v+ V-

t
\

b)

H ình 2.17. D ao động đa hài bằng KĐTT

Chu kì dao động của mạch được xác định:

T = 2.R.C.ln ( 2 .22)

Tần số xung:

f = l (2.23)
T
Trường hợp đặc biệt Rị = 2 R2 = R ta có:
T = 2.R .C .ln2 = 2.R.C.0,69
Rj = R2 = R -> T = 2.R.C.ln 3 = 2.R.C.1,! = 2,2. R .c
Để phối hợp trở kháng giữa điện áp trên tụ với tải bên ngoài cần dùngthêm
khuếch đại A 2 .

Tạo điện áp tam giác bằng tích phàn sóng vuông

Mạch tạo điện áp tam giác cũng có thể nhận được từ bộtích phânxung vuông như
hình 2.18. Xung vuông có thể tạo bằng nhiều cách khác nhau. Tích phân Xung này
chính là quá trình nạp, xả tụ. Nếu điện áp vào khâu tích phân không đối xứng có thể
xuất hiện sai số đáng kể.

146 19. TÍNH TOÀN... c SUẤT.B


R

b)
H in h 2.18. Bô tạo sóng điện áp vuông và tam giác bằng KĐTT

Điện áp tựa trên hình 2.17b mang tính phi tuyến cao. Điện áp tựa có thể nhận
được tuyến tính hofn nếu sử dụng sơ đồ hình 2.18a. Khuếch đại A] có hồi tiếp dương
bằng điện trở Rj, đầu ra có trị số điện áp nguồn và dấu phụ thuộc hiệu điện áp hai
cổng V^, V .

Đầu vào có hai tín hiệu, một tín hiệu không đổi lấy từ đầu ra của Aj, một tín hiộu
biến thiên lấy từ đầu ra của A 2 . Điện áp chuẩn so sánh để quyết định đổi dấu điện áp ra
của Aj là trung tính vào V . Giả sử đầu ra của A| dương (U^Ị > 0), khuếch đại A 2 tích
phấn đảo dấu cho điện áp có sườn đi xuống của điện áp tựa. Điện áp vào lấy từ Rj và
R 2 , hai địện áp này trái dấu nhau. Điện áp vào qua R2 biến thiên theo đường nạp tụ, còn
điện áp vào qua Rj không đổi, tới khi nào Uỵ+ = 0 đầu ra của A| đổi dấu thành âm. Chu
kì điện áp ra của Aj cứ luân phiên đổi dấu như vậy cho ta điện áp ra như hình 2.18b.
Tần số của điện áp tựa được tính:
1
f = (2.24)
4 .R 3 .C .^
' R,
Bằng cách chọn các trị số của điện trở và tụ điện ta có được điện áp tựa có tần số
như mong muốn.

Tạo điện àp tam giác bằng dao động tích thoát

Mạch dao động tích thoát bằng UJT (tranzitor đơn nối) cũng có thể cho chúng ta
một điện áp tam giác.

Mạch điện hình 2.19 là một mạch tích thoát cơ bản, trong đó Rj, R2 nhận các tín hiệu
xung. Tụ c và điện trở là mạch nạp để tạo điện áp tam giác không tuyến tính trên tụ C.-
Hoạt động của sơ đồ hình 2.19 như sau:
Khi mới đóng điện tụ c đẳng thế, coi Ug = 0, tranzitor ở trạng thái khoá. Tụ c nạp
qua điện trở Rj làm Ug tăng đến điện áp đỉnh với trị số;

147
R ĐI
U p = u , + U,3 = U cc+ 0,6V (2.25)

1ÚC đó tranzitor dặn. Tụ c xả nhanh qua điốt EB - Rg - Rp Khi tụ c xả từ Up đến


ngưỡng dưới tranzitor ngưng dẫn, tụ nạp trở lại bắt đầu một chu kì mới.

------ T—
R
+Ucc R. +u cc
» B.
R.

B2
BI
Bi
Ri
Ri
- 0 -L o
a) b)

H inh 2.19. Mạch tạo dao động tích thoát


a) Sơ đồ nguyên lý ; b) Sơ đồ thay t h ế ; c) Các đường cong.

Tần số dao động của mạch:


1
f = (2.26)
1
RyCl n
R BI
1 -

Gần đúng coi


R BI
«0,5 (2.27)

_
1 1
lúc đó (2.28)
RT-Cln2” o,69RT-C

Mạch tạo điện áp tam giác dùng IC566

Mạch v c o (Voltage Control Osilator - mạch dao động điều khiển bằng điện áp)
dùng IC 566 có hình dáng cấu trúc trên hình 2.20.
Các chân:
1. GND: Nối đất.
2. NC: Không dùng.
3. Square Ware Output: Đầu ra sóng vuông.
4. Triangle Ware Output; Đầu ra sóng tam giác.

148
5. Modulation Input: Đầu vào điều chế.
6 . R: Chân vào nối điện trở.
7. C: Chân vào nối tụ.
8 . ; Nguồn nuôi dương.

H ìn h 2.20. Sơ đồ cấu trúc của IC 566

Mạch nguồn dòng điện (current sources) có tác dụng giữ cho dòng điện nạp tụ c
qua điện trở R có trị số ổn định. Dòng điện nạp lụ có thể điều chỉnh bằng điện áp đưa
vào chân 5. Điện áp trên tụ khuếch đại đệm đưa ra chân 4 tăng theo hàm bậc nhất.
Mạch Trigger Schmitt cho ra dạng sóng điện áp hình vuông khuếch đai đệm đưa
ra chân 3.
Mạch khuếch đại đệm trong IC đ ể khuếch đại sóng vuông và tam giác, đồng thời
phối hợp trở kháng để đưa tới các tầng sau.
Thay đổi điện áp đưa vào chân 5 làm tha}' đổi dòng điện nạp tụ c dẫn tới thay đổi
tốc độ nạp tụ. Kết quả là thay đổi tần sô' sóng vuông và tam giác ra.
Trong đó:
R - điện trở vào chân 6 ; c - tụ điện nối váo chân 7
Uị - điện áp chân 5 - chân điều chỉnh. Trị số được phép
3 /4 .U ,, < Us <
Trị số điện trở R giới hạn: 2 kQ < R < 2G kQ.
Trên hình 2.21 vẽ một mạch ứng dụng tạo điện áp tam giác.

Tần số được tính : f _ _ 2 U c c -U s. (Hz)


R .c

149
+Ucc=12V

100
^ 2 = 5000 Hz
l 12 J

= -6
= 170 Hz
1 0 . 10 \ 0 , 0 1 .1 0 12

15K

H ình 2.21. Mạch ví dụ tạo sóng tam giác bằng IC566

Sơ đồ tạo điện áp tựa bằng VCO IC 566, IC 4046, dược dùng nhiều khi cần điều
chỉnh tần số xung điều khiển bằng điện áp.

Mạch dao động dùng IC 567

IC 567 là loại IC vòng khoá pha có khối dao động c c o (Current Control Oscilator
- dao động íạo xung được điều khiển bằng dòng điện). Hình dáng cấu trúc của IC này
được mô tả trên hình 2 .2 2 .

1 MF

H inh 2.22. Sơ đồ cấu trúc IC 567

Chức năng các chân:


1. Output Filter C3 - chân nối lọc tụ đầu ra.
2. Low Rass Filter C2 - chân nối tụ C2 xuống mass để lọc tín hiệu tần số thấp.
3. Input - chân nhận tín hiệu đầu vào.

150
4. +Uj.j, - chân dương nguồn nuôi 4,75 - 10 V.
5. Timing R - chân nối điện trở giữa chân 5 và 6 để dịnh tần số cco.
6 . Timing R, c - chân nối tụ lọc xuống m a ss, như mạch lọc để chạy ổn định
tần số cho mạch c c o . Tần số dao động có trị s ố thay đổi như sa u :
1,1
f = Hz (2.29)
R .c
7 - Ground - nối đất (mass) để lấy nguồn nuôi cho IC.
8 - Output - đầu ra với colector hở.

H ìn h 2.23. Đường cong điện áp các chân 5,6 IC 567

Nguyên lý tạo xung của IC như sau :


Điện trở R ở chân 5 và tụ c ở chân 6 xác định tần số dao động của mạch.

1,1
Hz (2.30)
R .c

Tín hiệu đồng thời đưa vào hai khối so pha và so


áp vuông pha, chúng cùng nhận tín hiệu ở đầu vào
chân 3 để so với tín hiệu fo do mạch dao động trong IC
tạo nên.
Hai tụ điện Cj, C2 ở các. chân 1 và 2 có tác dụng
lọc xoay chiều tần số thấp ở đầu ra của mạch so pha
và so áp vuông pha. Điện trở Rj, Rj trong IC được
xem là điện trở tải cho hai mạch này.
Khi tần số đầu vào và tần số dao động fg khác
nhau thì không có dòng điện qua điện trở R2 trong IC.
Lúc đó, điện áp vào của OP-AMP so sánh sẽ cao Hình 2.24. Sơ đổ tạo điện áp
tam giác bằng IC 567
hơn điện áp chuẩnVref ở đầu vào V'. Mạch so sánh sẽ
cho ra điện áp cao ở chân 8

151
Khi tần số đầu vào fy và tần số dao động fo bằng nhau thì có dòng điện qua điện trở
R 2 trong IC tạo sụt áp trên nó. Lúc đó, điện áp vào của OP-AMP so sánh sẽ thấp hơn
điện áp chuẩn ở đầu vào V . Mạch so sánh sẽ cho ra điện áp mức thấp ở chân 8 .
Mạch dao động có dạng xung vuông ở chân 5 và xung tam giác ở chân 6 . Khi chân 5
có điện áp mức cao, tụ c nạp, chân 6 có điện áp tăng. Khi chân 5 có điện áp mức thấp,
tụ c xả, chân 6 có điện áp giảm, như mô tả trên hình 2.23.
Một sơ đồ ví dụ tạo xung tam giác giới thiệu trên hình 2.24.

Tạo điện áp tam giác vuông

Mạch tạo điện áp tam giác vuông có thể tạo được từ dao động đa hài không đối
xứng hình 2.25
Hằng số thời gian nạp tụ phụ thuộc phần điện trở trên VR. Bằng cách thay đổi vị
trí con chạy của biến trở, hai chiều nạp tụ có hai trị số điện trở khác nhau. Từ đó có
độ dốc của hai chiều nạp tụ khác nhau. Hai cạnh tam giác có độ nghiêng khác nhau.
Khi vị trí con chạy nằm sát mép trên của hình vẽ nạp tụ theo chiều đi lên dài hơn, nạp
theo chiều đi xuống nhanh hơn và ngược lại.

VR v+
D

/H V-

v+
Ri

H ìn h 2.25. Sơ đồ mạch tạo sóng tam giác vuông

Chu kỳ xung : T = C.VR.ln(l + , tần số xung : f = —


R, T

Mạch tạo sóng vuông và tam giác bằng IC555 được giới thiệu trong nhiều tài liệu
cũng có thể sử dụng tốt trong trường hợp này.

2. Kháu so sánh
Trong ba khâu điều khiển trên, khâu so sánh tương tự như các khâu tương ứng
trong chỉnh lưu ở đây không giới thiệu chi tiết.

152
Tương tự như các mạch so sánh thường gặp. Khâu so sánh của băm áp một chiều
sẽ xác định thời điểm mở và khoá van bán d ẫ n . Đầu vào của khâu này gồm có hai tín
hiệu, điện áp tựa (điện áp tam giác) và điện áp một chiều làm điện áp điều khiển. Một
trong những sơ đồ ví dụ điển hình giới thiệu trên hình 2.26a. và dạng điện áp vào, ra
trên hình 2.26b.
Từ hình 2.26b, thấy rằng trong mỗi chu kì điện áp tựa có hai thời điểm điện áp tựa
bằng điện áp điều khiển. Tại các thời điểm đó, đầu ra của khâu so sánh đổi dấu điện
áp. Tương ứng với các thời điểm đột biến điện áp đầu ra của khâu so sánh cần có lệnh
mở hoặc khoá van bán dẫn.

k
—cm -

H in h 2.26. Mạch so sánh hai cổng bằng KĐTT

3. Kháu khuếch đại


Mạch động lực như đã giới thiệu ở trên có thể thực hiện bằng haị loại linh kiện
khác nhau. Do đó, việc thiết kế mạch điều khiển cho hai loại linh kiện đó có những
đặc đ i ể m h ơi khác. Chúng ta thiết kế mạch k h u ế ch đại c h o hai loại lin h kiện đ ó .

a) Mạch khuếch đại cho băm áp một chiều bằng Tiristor

Trong các sơ đồ mạch kinh điển, băm áp một chiều bằng Tiristor cần có hai lệnh mở
và khoá van bán dẫn tương ứng với các thời điểm đột biến điện áp ra trên hình 2.26b.
Mạch khuếch đại cho Tiristor trong bộ băm áp một chiều hình 2.27a giới thiệu
trên hình 2.27b, c. Các xung điều khiển cho hai thời điểm mở và khoá van bán dẫn
động lực cần hai mạch khuếch đại. Nếu sử dụng sơ đồ khuếch đại có hai mạch khuếch
đại công suất giống nhau như hình 2.27b, thì cần có bộ đảo dấu A 2 sau khâu so sánh,
ư u điểm của sơ đồ mạch này là đơn giản trong việc thiết kế nguồn nuôi cho mạch, hai
mạch khuếch đại công suất có linh kiện giống nhau nên đơn giản khi chọn linh kiện,
do đó mạch này thường hay chọn hơn.
Mạch khuếch đại hình 2.27c có thể giải thích dỗ dàng về nguyên lí, theo hoạt động
của hai loại tranzitor NPN, PNP ở sườn lên của điện áp so sánh phát lệnh mở Tị, ở sườn

20. TÍNH TOÁN... CSUẨTA 153


xuống phát lệnh mở T,. Tuy nhiên việc thiết kế nguồn nuôi đối xứng làm phức tạp thêm
mạch nguồn và hai tranzitor khác loại cũng có thể được coi là nhược điểm. Với những
lý do đó mà mạch này ít được chọn khi thiết kế.

+15V

y- u.r R’
Tr.
Uar
Tr.

b
Tr,
R:
R:
BAX2

D4

r- ^2 +15V
b)
---------- ----------------
Ui • L D 7

+15V

PTl■►í ” ^
Di
a)
A
u<jk-

J S ' ‘
-CIZ}—Klrg 1

c)
ị* K
H ình 2.27. Một số sơ đồ mạch ví dụ băm áp dùng Tiristor
-15V

b) Mạch khuếch đại cho van động lực là Tram itor

Giống như mạch khuếch đại của tiristor, mạch khuếch đại cho van động lực là
tiristor có nhiệm vụ tạo xung phù hợp để mở tranzitor. Sự phù hợp ở đây là phù hợp về
công suất và cách li giữa mạch điều khiển với mạch động lực (khi mạch động lực có
điện áp cao).
Trên hình 2.28 giới thiệu một số mạch khuếch đại ghép nối giữa tầng so sánh với
tầng động lực. Hình 2.28a dùng cho những mạch có điện áp nguồn động lực Uj thấp.

154 20. TlNH TOÁN... c SUẢT B


Hình 2.28b dùng cho những mạch động lực có (liên áp niíuồri Uị cao, nhưng mạch
điều khiển có điện áp cấp nguồn điều khicn (ljjị;) each li. Hình 2.28c dùng cho những
mạch động lực có điện áp nguồn U| cao, nliung ĩiach điẻu khi ên không cần điện áp
cấp nguồn điều khiển cách li, mà sử dụng trực tièp điện áp nguồn cấp U |, trường hợp
này để bảo vệ bộ ghép quang cần có điốt ổn áp ÜZ

+u.
u„
i, Do ' Ld

D Rd
lĩ - ^ Ị i ý ~ \ \ ___ T

UL r .

[1

b) c)
H ình 2,28, Sơ đổ tầhg khuếch đại cho băm áp tranzitor
a) Khuếch đại trực tiếp ; b) Cách li bằng ghép quang ; c) Điểu khiển van động lực bằng một nguồn.

Ili.4. Sơ đổ mạch ví dụ
Một số sơ đồ mạch hoàn chỉnh điều khiển bộ bãm áp một chiều được giới thiệu
trên hình 2.29, 2.30. Trong các sơ đồ này, để có sự đổng nhất về nguyên iý điều
khiển nên chỉ sử dụng một mạch tạo điện áp tựa và so sánh giống nhau.

155
H ỉn h 2,29b, Đ ồ thị dạng điện áp của mạch hình 2.29a

+u

Un
1 Do

R2 D
K
B
MR 4 nriíi„
ÍIIL B "c Rg Tri
v+ R3 _
Tr.
V- M Udv Rs
A
D X

Hình 2.30. Sơ đồ mạch điểu khiển băm áp bằng tranzitor lưỡng cực

156
IV - v í DỤ THIẾT KẾ Bộ BĂM ÁP MỘT CHIẾU
Thiết kế mạch điều khiển kích từ máy phái điện xoay chiều. Máy phát điện xoay
chiều có máy phụ là máy điện một chiều. Thỏng số cơ bản của máy : = 75 kW, tần
số f = 50 Hz, điện áp ra 220/380 V ; Mạch kích từ có = 100 V, = 6 A.

IV.1. Thiết kế mạch động lực


1. Căn cứ thiết k ế
Máy phát điện xoay chiểu với máy phụ là máy một chiều có sơ đồ kết cấu như
hình 2 .3 L
KT

H in h 2.31. Sơ đồ cấu trúc máy phát xoay chiều có máy phụ là máy phát một chiều

KT

KT

H inh 2.32. Các phương án cấp nguồn cho cuộn dây kích từ

157
Đối với các loại máy phát điện xoay chiều, nguồn cấp cho cuộn dây kích từ máy
phát được lấy từ bản thân máy phát (không có nguồn cấp lấy t ừ bên ngoài vào). Trong
trường hợp máy phát có cấu tạo như trên hình 2.31, nguồn cấp cho cuộn dây kích từ
(U^-j) có thể được lấy từ hai đầu phần ứng máy phụ (hình 2.32a) hay từ đầu ra máy
phat chính (hình 2.32b).
ư u điểm của sơ đồ hình 2.32a là điện áp nguồn cấp cuộn dây kích từ không bị suy
giảm khi từ thông máy phát chính bị khử từ. Do đó, việc bù từ thông khử từ xảy ra
nhanh hơn. Ta chọn sơ đồ này làm sơ đồ thiết kế. Sơ đồ động lực cho mạch thiết kế có
dạng như hình 2.33.

H in h 2.33. Sơ đồ mạch động lực điểu khiển kích từ máy phát có máy phụ là máy một chiều

Mô tả chức năng của mạch: Cuộn dây kích từ có nguồn cấp một chiều lấy từ đầu
ra máy phụ một chiều. Dòng điện của cuộn kích từ được điều chỉnh bằng mạch băm
áp một chiều, nhờ tranzitor T. Do xung điện áp gián đoạn, nên điốt D được đưa vào
nhằm xả năng lượng của cuộn dây, để tạo dòng điện liên tục cho dòng kích từ và bảo
vệ cuộn dây cũng như tranzitor. Điện trở Rf được dùng cho việc hình thành điện áp
(mồi kích từ).

2. Tính chọn các thiết bị mạch động lực


Mạch động lực thiết kế có bốn linh kiện cần chọn: áptomat (AT), tranzitor (T),
điốt xả năng lượng (D), điện trở mồi kích từ. Các thiết bị này được chọn căn cứ vào
thông sô' Iị^j.
Chọn tranzitor: Để thoả mãn điều kiện làm việc của mạch kích từ với thông số định
mức = 100 V, = 6 A, chúng ta cần chú ý tới điều kiện làm việc cường kích của
máy phát điện. Theo điều kiện đó, mỗi khi cần cường kích dòng điện và điện áp kích từ
(trong trucfng hợp từ thông máy phát bị khử từ) có thể tăng tới 1,5 thông số định mức,
Do đó tranzitor cần chọn phải đảm bảo làm việc được với thông số Uị^t = 150V, lị^t =
9A. Chọn điều kiện làm mát bằng cánh toả nhiệt, dòng điện định mức của tranzitor
được chọn I j , > kj , I | y = 5.9 = 45A. Chọn hệ số quá điện áp k y = 2,5, từ đó U ( - e o >
2,5.150 = 375V. Từ các thông số này tra bảng p4 chọn tranzitor loại QM50HAH của
hãng Mitsubishi chế tạo có các thông số: !(, = 50A, U j;e o = 600V, I(, = 3A.

158
Chọn đỉốt: Điốt xả năng lượng có (iòĩỉc dic!i iàrn việc lớii nhất chạy qua không thể
vượt quá 30% I|y, nghĩa là dòng điện lớn nhiít của điốt khóiia vưcrt quá 0,3-9 = 2,7A.
Dòng điện này nhỏ, chọn điều kiện làm mát bần<>, \ ỏ điốt lúc đó dc)ng điện điốt cần chọn
> 10.2,7 =27A, điện áp cũng chọn iưcĩng tư như của tranzilor > 375V. Từ các
thông số trên tra bảng pl chọn điốt loại 1N3663R có thông số = 30A, Un = 400V,
A ư = 1.4V.

Chọn aptomat : Dòng điện aptomat = 1,1.9 = 9,9A, điện áp U^T > 150V =
225V. Từ thông số trên chọn aptomat loại: E408 110/3 do hãng Clipsal chế tạo có
= 10 A ,Ud^ = 250 V

Chọn diện trở hình thành điện áp Rp

ở chế độ không tải dòng điện kích từ vào khoảng 20 % = 0 ,2 . 6 = 1 ,2 A.

Điện áp khi kết thúc quá trình hình thành điện áp chọn 70%Ujj^. do đó dòng điện
kích lừ cần có để hình thành 70%u^rn là 0,7.1.2 = 0.84A.
Goi điện áp kích từ bằng điện áp dịnh mức, điện trở mạch kích từ cần có để dòng
điện là 0,84A là:

= =— = 119 n
“ 1-1 0,84
Điện trở của cuộn dây kích từ:

Kr 6
Điện trở phụ cần mắc thêm để hình thành điộn áp:
Rf.= 1 1 9 - 1 6 = 103 Q

IV.2. Thiết kế mạch điểu khiển


1. Thiết k ế sơ đồ nguyên lí
Mạch điều khiển kích từ máy phát thiết kế theo nguyên lý mạch hình 2.30 được vẽ
trên hình 2.34.
Trong mạch này có giới thiệu thêm khâu tạo điện áp điều khiển (U(j|ç). Điện áp điều
khiển được tạo bằng bộ cộng (A 5 ) Hai tín hiệu đặi (lấy từ VR2 ) và phản hồi (lấy từ VR 3 )
được cộng đại số với nhau theo biểu thức = -K(ư;jạ( - Uphu). Nhờ có mạch hồi tiếp
này mà điện áp máy phát được ổn định trong quá trình làm việc.

2. Tính toán thông số mạch điều khiển

Các khuếch đại thuật toán A |, Aj, A 3 , A4 , A 5 chọn loại TL084. Nguồn cấp cho
TL084 chọn nguồn đối xứng ±12V.

159
Chọn tẩn s ố điện áp tựa:
Cuộn dây kích từ máy phát có điện cảm khá lớn, dòng điện kích từ được lọc đáng
kể. Do đó, tần số của bộ bàm áp không cần chọn quá cao. Vì vậy chọn tần số khoảng
1kHz (chu kì dao động sóng tam giác Ttg=1/1000 =10'^ s).
Chọn thông số mạch tạo điện áp tam giác
Các điện trở Rj, R2 chọn Rj = R2 = 47 kQ.

Trị số c , R 3 chọn từ biểu thức:

J _ 4 D p ^
^TG

Thay các trị số Rj, R2 văo biểu thức trên ta có:

R 3 .C = 2,5.10'^

Chọn c = 0,01 n F = lO'^F

Điện trở R 3 được chọn:

T 10"^
R3 = - ^ = y = 4 0 k fì
^ c 2,5.10"^

Chọn theo tiêu chuẩn R 3 = 39 k Q .

Điện áp đầu ra của A 2 có trị số đỉnh bằng điện áp bão hoà của IC. Với nguồn cấp
12V điện áp bão hoà của IC khoảng (80% -ỉ- 90%).12V. Trị số này vào khoảng 10,5V.
Khuếch đại thuật toán A 3 có nhiệm vụ kéo đường đặc tính lên trên trục hoành (để
phục vụ cho mục đích dễ đưa phản hồi)

C á c điện trở R4 , R 5 chọn R4 = Rg = 6 8 k f ì

Để nâng được đường điện áp tam giác lên trên trục hoành, khi đầu ra của A 2 có trị
số 10,5V, chọn Rg = 0,5 R 4 = 34 kQ. Chọn tiêu chuẩn Rg = 33kQ.

Các điện trở R7 , Rg chọn 33 kQ.

Chọn R9

ư ,; 10,5
R „ = - ^ = - ^ ^ = 5,25kQ ;chonR g = 5 ,l kQ
^ U 4 2.10-^ ’ ‘ ^

Bộ ghép quang chọn loại 4N35 có thông số; dòng vào chạy qua điốt cực đại 60
mA, dòng ra trên colector tranzitor quang cực đại 150 mA, điện áp tranzitor 30V, điện
áp cách I1 3350V.

160
^ N
§ O
CO


1 ắ
Oi D
ÕL <N
A Ả
a:
•< +
r ì: Cst
q: £T
00
¿

(D
c¿ •< +
ĩ

o: cc

o
; a I
i x l

V
0 “Í
T ^
Â

H inh 2,34. Sơ đồ mạch điều khiển kích từ máy phát với máy phát phụ là máy một chiểu

21. TÍNH TOÁN., c SUẤTA 161


Tính chọn điện trở R | 0

DQ 0,01

Trong đó; dòng điện chạy qua điốt quang có trị số trong khoảng (5-Ỉ-20) mA, đã
chọn 10 mA.
Theo thông số của tranzitor QM50HA-H, chỉ cần dòng điện bazơ tranzitor 0,65A
là đủ để tranzitor mở thông hoàn toàn. Khi đó điện trở Rjj cần có:
15
R.. = = 23 Q
0,65

Chọn R] = 2 2 Q, công suất điện trở này


J

15^
Pr u = ^ « 1 0 W

Tranzitor đệm cho QM50HA-H chọn loại D613 có thông số Ic = 6 A; U^E = lOOV.
T hiết k ế nguồn cấp cho mạch điều khiển
Mạch điều khiển có hai hệ thống nguồn cấp cách li như hình 2.35. Hệ thống
nguồn nuôi thứ nhất là nguồn nuôi đối xứng ± 12V, cấp cho mạch IC khuếch đại thuật
toán. Hệ thống nguồn nuôi thứ hai là điện áp một chiều 15V cấp cho mạch điều khiển
dòng bazơ tranzltor động lực. Tính toán các ngụồn này được thực hiện tương tự như
mục 1 .8 .

380- □ —

15V

H ình 2.35. Sơ đồ nguyên lý tạo nguồn nuôi mạch điều khiển

162 21. ĩtNH TOÁN... c SUẮTB


CHương3
THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU ÁP XOAY CHIỀU

I-TR ÌN H Tự THIẾT KẾ
Khi thiết kế một bộ điều áp xoay chiều nên tiến hành theo trình tự sau:
1. Phân tích chế độ làm việc của tải, tìm hiểu các căn cứ thiết kế.
2. Lựa chọn sơ đồ.
3. Tính toán thông số mạch động lực
4. Thiết kế mạch điểu khiển
a) Thiết kế mạch nguyên lí.
b) Tính chọn linh kiện.
5. Thiết kế tủ điện.

Căn cứ thiết kế
Các yếu tố sau có ảnh hưởng nhiều nhất tới việc thiết kế một bộ điều áp xoay chiều:
- Đặc điểm của tải :
+ Công suất tải.
+ Điện áp và dòng điện tải bằng hay khác điện áp nguồn lưới.
+ Chế độ làm việc: dài hạn, ngắn hạn hay ngắn hạn lặp lại.
+ Dải điều khiển công suất.
+ Nguồn cấp (số pha, trị số điện áp)
- Điều kiện môi trường làm việc
+ Nhiệt độ
+ Độ ẩm
+ Các điều kiện khác
- Khả năng cung cấp linh kiện
- Khả nãng về tài chính
- Trình độ và khả năng người thiết kế, vận hành.

163
Việc thiết kế một bộ điều áp xoay chiều một pha và ba pha có một số đặc điểm,
cách làm hơi khác nhau, vì vậy cần phân biệt rõ hai loại điều áp này.

II - THIẾT KẾ Bộ ĐIỀU ÄP MỘT PHA

11.1. Lựa chọn sơ đồ


/ . Chọn sơ đồ mạch động lực
Hình 3.1 giới thiệu một số mạch, điều áp xoay chiều một pha. Hình 3. la là điều áp
xoay chiều điều khiển bằng cách mắc nối tiếp với tải một điện kháng hay điện trở phụ
(tổng trở phụ) biến thiên. Sơ đồ mạch điều chỉnh này đofụ giản dễ thực hiện. Tuy
nhiên, mạch điều chỉnh kinh điển này hiện nay ít được dùng, do hiệu suất thấp (nếu Zf
là điên trở) hay cosọ thấp (nếu Zf là điện cảm).

TBBĐ —
u
Ui u. z U2

a) b) c)
H ình 3.1 Các phương án điều áp một pha

Người ta có thể đùng biến áp tự ngẫu để điều chỉnh điện áp xoay chiều Ư 2 như
trên hình 3.1b. Điều chỉnh bằng biến áp tự ngẫu có ưu điểm là có thể điều chỉnh điện
áp Ư2 từ 0 đến trị số bất kì, lớn hay nhỏ hơn điện áp vào. Nếu cần điện áp ra có điều
chỉnh, mà vùng điều chỉnh có thể lớn hơn điện áp vào, thì phương án phải dùng biến
áp là tất yếu. Tuy nhiên, khi dòng tải lớn, sử dụng biến áp tự ngẫu để điều chỉnh, khó
đạt được yêu cầu như mong muốn, đặc biệt ià không điều chỉnh liên tục được, do chổi
than khó chế tạo để có thể chỉ tiếp xúc trên một vòng dây của biến áp.
Hai giải pháp điều áp xoay chiều trên hình 3.1 a,b có chung ưu điểm là điện áp
hình sin, đơn giản. Có chung nhược điểm là quán tính điều chỉnh chậm và không điều
chỉnh liên tục khi dòng tảí lớn. Sử dụng sơ đồ bán dẫn để điều chỉnh xoay chiều, có
thể khắc phục được những nhược điểm vừa nêu.
Các sơ đồ điều áp xoay chiều bằng bán dẫn trên hình 3.2 được sử dụng phổ biến. Lựa
chọn sơ đồ nào trong các sơ đồ trên tuỳ thuộc dòng điện, điện áp tải và khả năng cung
cấp các linh kiên bán dẫn. Có một số gợi ý khi lựa chọn các sơ đồ hình 3.2 như sau :
Sơ đồ kinh điển hình 3.2.a thường được sử dụng nhiều hơn, do có thể điều khiển
được với mọi công suất tải. Hiện nay Tiristor được chế tạo có dòng điện đến 7000A,
thì việc điều khiển xoay chiều đến hàng chục nghìn ampe theo sơ đồ này là hoàn toàn

164
đáp ứng được. Sơ đồ kinh điển đã được dùnj', tù lâu (lừ những nãm 60 của thế kỷ
trước) nên nó trớ nên quá quen thuộc đối với nliicii chuyèii gia.
T,

u T2 u,

a) b)

Ti Di
> tn -M

Ui D.

c)
Hinh 3.2 Sơ đồ điểu áp xoay chicu một pha bằng bán dần
a) Bầng hai tiristor sono song ngược ; b) Báng triac ;
c) Bằng một liristor một diod ; d.) Bảng bốn diod một tiristor

Tuy nhiên, việc điều khiển hai tiristor song song ngược đôi khi có chất lượng điều
khiển không tốt lắm, đặc biệt là khi cần điều khiển đ(5i xứng điện áp, nhất là khi cung
cấp cho tải đòi hỏi thành phần điện áp đối xứng (chẳng hạn như biến áp hay động cơ
xoay chiều). Khả năng mất đối xứng điện áp lái khi điéư khiển là do linh kiện mạch
điều khiển tiristor gây nên sai số. Điện áp lải Ihu được g â y mất đối xứng, như so sánh
trcn hình 3.3b.

Hình 3 3 . Hình dạng đường cong


diện áp điểu khiển
a) Mong muốn ;
b) Không mong muốn

b)

165
Điện áp và dòng điện không đối xứng như hình 3.3.b cung cấp cho tải, sẽ làm cho
tải có thành phần dòng điện một chiều, các cuộn dây bị bão hoà, phát nóng và bị cháy.
Vì vậy việc định kì kiểm tra, hiệu chỉnh lại mạch là việc nên thường xuyên làm đối
với sơ đồ mạch này. Tuy vậy, đối với dòng điện tải lớn thì đây là sơ đồ tối ưu hơn cả
cho việc lựa chọn.
Để khắc phục nhược điểm vừa nêu về việc ghép hai tiristor song song ngược, triac
ra đời và có thể mắc theo sớ đồ hình 3.2.b. Sơ đồ này có ưu điểm là các đường cong
điện áp ra gần như mong muốn như hình 3.3.a, nó còn có ưu điểm hơn khi lắp ráp. Sơ
đồ mạch này hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp. Tuy nhiên triac
hiện nay được chế tạo với dòng điện không lớn (I < 400A), nên với những dòng điện
tải lớn cần phải ghép song song các triac, lúc đó sẽ phức tạp hơn về lắp ráp và khó
điều khiển song song. Những tải có dòng điện trên 400A thì sơ đồ hình 3.2 b ít dùng.
Một trong những yếu tố làm cho triac chưa áp đảo được tiristor trong điều áp xoay
chiều hiện nay (của năm 2005 này) là về chất lượng. Hiện nay chất lượng triac chưa
thật cao lắm, do đó việc sử dụng còn làm cho người tà lo ngại. Trong tương lai gần,
chắc chắn việc sử dụng Triac sẽ rộng rãi hơn.
Sơ đổ hình 3 . 2 . C có hai tiristor và hai điốt có thể được dùng chỉ để nối các cực
điều khiển đơn giản, sơ đồ này có thể được dùng khi điện áp nguồn cấp lớn (cần phân
bổ điện áp trên các van, đơn thuần như việc mắc nối tiếp các van).
Sơ đồ hình 3.2.d trước đây thường được dùng, khi cần điều khiển đối xứng điện áp
trên tải, vì ở đây chỉ có một tiristor một mạch diều khiển nên việc điều khiển đối xứng
điện áp dễ dàng hơn. Số lượng tiristor ít hơn, có thể sẽ có ưu điểm hơn khi van điều
khiển còn hiếm. Tuy nhiên, việc điều khiển theo sơ đồ này dẫn đến tổn hao trên các
van bán dẫn lớn, làm hiệu suất của hệ thống điểu khiển thấp. Ngoài ra, tổn hao năng
lượng nhiệt lớn làm cho hệ thống làm mát khó khăn hơn.
Đa số các trường hợp điều áp xoay chiều, điện áp tải điều khiển trong vùng thấp
hơn điện áp nguồn, các van bán dẫn được nối trực tiếp tới nguồn. Trong trường hợp
này điện áp tải thường được điều khiển trong dải từ 0 đến điện áp nguồn cấp.
Một số loại tải có điện áp tối đa lớn hơn thông số
điện áp nguồn cấp. Trong trường hợp đó biến áp để T,
phối hợp thông số điện áp nguồn cấp với thông số điện
áp tối đa của tải theo sơ đồ hình 3.4 cần được đưa vào.
u,
u
Biến áp được sử dụng trên hình 3.4 có thể là
Ĩ2
biến áp tự ngẫu hoặc biến áp cách ly. Biến áp cách ly
thường nên chọn hơn, bởi vì biến áp cách ly còn có
thêm chức năng bảo vệ xung điện áp từ lưới.
Khi tải không có nhu cầu cao về điều khiển đối H ình 3,4. Điểu áp xoay chiều với
xứng, nhất là khi điều khiển các điện trở lò sấy hay điện áp tải lớn hơn điện áp nguồn.
đèn sợi đốt, người ta có thể sử dụng sơ đồ điều khiển
không đối xứng một điốt một tiristor như hình 3.5

166
H ình 3.5, Điẻu áp xoay chiều không đối xứng
a) Sơ đổ ; b) Đường cong điện áp và dòng điện.

Hình 3.5 chỉ điều khiển một nửa chu kì điện áp còn nửa chu kì không điều khiển.
Sơ đồ này có thể điều khiển từ 1/4 công suất trở lên. Tuy nhiên nếu công suất tải lớn
sẽ gây mất đối xứng nguồn cấp làm xấu đi chất lượng nguồn.

11.2. Tính chọn thông số mạch động ỉực và bảo vệ


Mạch động lực và bảo vệ của sơ đồ điều áp xoay chiều một pha hiện nay thucfng
gặp là hai sơ đồ trên hình 3.6.
T,

H ình 3.6. Các sơ đồ điều áp xoay chiều điển hình bằng linh kiện bán dẫn.
a) Bằng Tiristor ; b) Bằng Triac.

Thông số các van bán dẫn Tj, Tj, T và các Aptomat bảo vệ dòng điện AT được lựa
chọn thông qua thông số dòng điện và điện áp tải.

1. Tính toán thông s ố đ ể lựa chọn van


Dòng điện quyết định chế độ làm việc của van bán dẫn cần chọn và dòng điện bảơ
vệ của Aptomat là dòng điện cực đại của tải. Dòng điện cực đại của tải được tíirth khi
góc mở van nhỏ nhất. Góc mở van nhỏ nhất là chế độ làm việc khi a=0, lúc này tải có
dòng điện hình sin chạy qua.

167
Dòng điện tải có thể được tính :

iTàl = T 7 - Í -----
U .C O S Ọ .T l

Trong đó:
p - Công suất định mức của tải.
u - Điện áp định mức.
cos<p - Hệ s ố công suất của tải.
TỊ - Hiệu suất của thiết bị.
Hoặc
u
Ixài-
Vr ỉ + x ỉ

Khi thông số đã cho là điện áp u, điện trở tải R j và điện cảm X-p.
Từ các trị số I-p¿i ta túih được dòng điện làm việc hiệu dụng chạy qua các van bán dẫn.
Trong sơ đồ hình 3.6a dòng điện chạy qua các Tiristor Ijj, Ĩ j 2 được tính.

_ ^Tãi
^T1 - ^T2 -

ở Sơ đồ hình 3.6b dòng điện chạy qua Triac bằng dòng điện tải.

^Triac ~ ^Tải
Điện áp làm việc của các van cần chọn theo biên độ điện áp nguồn xoay chiều.

ƯLV = V 2‘.Ui
Van bán dẫn được chọn cãn cứ vào các thông số dòng điện và điện áp vừa mới
tính được từ các biểu thức trên.

2. Cách chọn van bán dẫn


Trưóc tiên chọn chế độ làm mát cho van bán dẫn. Căn cứ chế độ làm mát mà chọn
van, tham khảo cách làm mát này trong phần chọn van bán dẫn của chưcmg 1. Sau khi
chọn xong chế độ làm mát van, tính trị số định mức của van cần chọn. Tra bảng thông
số van chọn được van cần thiết.
Tính chọn Aptomat AT và bảo vệ xung điện áp do chuyển mạch van RC cũng
được thực hiện như đã giới thiệu ở chương 1 .
Trường hợp điện áp nguồn cấp nhỏ hơn điện áp tối đa của tải, ta cần có một biến
áp để phối hợp điện áp cho hợp lí, công suất biến áp được tính theo công suất tải.
Cách tính biến áp như đã giới thiệu ở chương 1.

168
11.3. Thiết kê mạch điểu khiến
1. M ạch điều khiển đơn giản

a) Mạch điều khiển tiristor


Mạch điều khịển đơn giản của tiristor giới thiệu trên hình 3.7a,b, d.
Nguyên lý điều khiển của mạch hình 3.7a như sau: Khi điện áp nguồn cấp đổi dấu
(dương a.nốt củạ tiristor Tị) tụ C| được nạp qua D 2-VR -R 3, tới đủ ngưỡng chọc thủng
diac DAj có dòng điều khiển cho T|, làm mở tiristor Tj tại t|. Tiristor Tị được mở từ
tới cuối bán kì (như đường nét đậpi hình 3.7c). Khi điện áp nguồn cấp đổi dấu ngược
lại (dướng anốt của tiristor T2 ) tụ C2 được nạp qua D 1-V R -R 3 tới đủ ngưỡng chọc
thủng diac DAj mở tiristor T2 tại tj. Tiristor T2 được mở từ Í2 tới cuối bán kì (như
đường nét đậm hìnli 3.7c). Việc điều khiển hai tiristor song song ngược như hình 3.7a
đôi khi mất đối xứng. Để điều khiển đối xứng có thể điều khiển bốn diod một tiristor
như hình 3.7b. Nguyên lý hoạt động của sơ đồ này tương tự như hình 3.7a.
z
U,

D. D,
>1
D4 Da
> 1-
T

VR R

b)

u, D,
D.
L VR

Ui fĩí D,

R-
D4 D.

c) d)

Hỉnh 3.7. Điều khiển tiristor bằng sơ đồ đơn giản

22. TlNH TOÁN... c SUẮT-A 169


Một trong những sơ đồ điều khiển hay dùng là sơ đồ điều khiển sử dụng tranzitor
đơn nối (UJT) hình 3.7d. Nguyên lý hoạt động sơ đổ hình 3.7d như sau: Khi điện áp
nguồn cấp đổi dấu, điện áp anod tiristor T tăng dần, tụ c nạp đến ngưỡng thông
transistor đơn nối (UJT), tụ c phóng điện qua UJT. UJT dẫn, có dòng điện chạy vào
cực điều khiển tiristor, tiristor được dẫn từ đó tới cuối bán kì. Điểm tị trên sơ đổ hình
3.7c do ngưỡng thống của UJT quyết định, điện áp này ít có khả năng thay đổi hơn so
với thông số của tiristor như trên hình 3.7a,b.

b) Mạch điều khiển triac


Một trong những sơ đồ thường dùng để điều khỉển triac giới thiệu trên hình 3.8a.
Khi điện áp nguồn cấp Uj đổi dấu, lúc đó triac chưa dẫn, tụ c được nạp. Điện áp trên
tụ tăng dần. Việc tăng điện áp tụ làm cho đỉnh đường đặc tính phi tuyến triac giảm
xuống. Khi nào đủ điều kiện (điện áp trên hai cực chính triac lớn hofn đỉnh đặc tính
phi tuyến) triac được dẫn, từ đó tới cuối bán kì (hình 3.8c). Như vậy việc dãn của triac
phụ thuộc sự biến thiên đặc tính triac. Trong quá trình làm việc đặc tính eủa triac có
thể có sự thay đổi chút ít làm cho dòng điện, điện áp tải có thể thay đổi.
Để khắc phục nhược điểm trên, đưa thêm diac vào như hình 3.8b. Khi điện áp tụ
tăng tới ngưỡng điện áp (Uị3 ^) thông của diac DA, có dòng điều khiển chạy vào cực
điều khiển triac, triac được mở từ thời điểm đó tới khi dòng điện của nó bằng 0 (điộn
áp tải là đường nét đậm trên hình 3.8d). Các mạch điều khiển hình 3.8a, b được dùng
khá phổ biến hiện nay cho các đèn bàn, đèn chùm, quạt trần...
Ci „ Ci
R R

t t
c Da I X
u u. u u.
z -G H zp-
VR VR Ra

a) b)

c) d)

H inh 3.8. Điều khiển triac bằng một mạch đơn giản

170 22! Tfr4H TOÁN... c SUẨT.B


Các mạch điều khiển ở trên có chất lượnạ điều khiển khòng lốt. Điện áp có thể bị
thay đổi, do thông số triac và diac thay đổi. Mặi khác điều khiến theo cách này khó tự
động hoá. Khi cần điều khiển điện áp tải có chất lượng cao, đòi hỏi một mạch điều
khiển phức tạp hơn.

2. Nguyên lý điều khiển


Về nguyên lí, mạch điều áp xoay chiều có van bán dản được mắc vào lưới điện
xoay chiều, nên mạch điều khiển hoàn toàn giống như chỉnh lưu.
Trường hợp mạch động lực được chọn là hai tiristor mắc song song ngược như sơ
đồ hình 3.2a, cần có hai xung điều khiển trong mỗi chu kì. Mạch điều khiển có thể sử
dụng sơ đồ hoàn toàn giống điều khiển chỉnh lưu một pha cả chu kì (hình 1.49 ; hình
1.50), với mỗi tiristor một mạch điều khiển độc lập. Khi sử dụng sơ đồ mạch điều
khiển chỉnh lưu cho điều áp xoay chiều, có thể xuất hiện khả năng xấu là: hai tiristor
.điều khiển không đối xứng, do các linh kiện của hai mạch điều khiển không hoàn toàn
giống hệt nhau.
Đối với những tải cần điều khiển đối xứng, đòi hỏi hai tiristor mở đối xứng, lúc
này cẩn các kênh điều khiển tiristor có góc mở càng ít khác nhau càng tốt. Mong
muốn là chúng hoàn toàn giống nhau. Nhưng sự giống nhau này chỉ có thể đạt đến
một chừng mực nào đó.
Nguyên lý điều khiển tiristor ở đây như trong điều khiển chỉnh lưu, nghĩa là ở mỗi
nửa chu kì điện áp, cần tạo điện áp tựa trùng pha điện áp nguồn cấp như hình 3.9.

171
Trong điều khiển chỉnh lưu mỗi kênh điều khiển một nửa chu kì, điện áp tựa xuất
hiện gián đoạn. Mỗi nửa chu kì có một điện áp tựa đồng pha điện áp dương anod của
tiristor. Điều áp xoay chiều cần có điện áp tựa liên tiếp cả hai nửa chu kì. Khi so sánh
điện áp tựa với điện áp điều khiển, ở mỗi nửa chu kì đều có điện áp tựa bằng điện áp
điều khiển trong vùng biến thiên tuyến tính của điện áp tựa ( tại các điểm t|, 13,....).

Kết quả là có các xung điều khiển X(jị^ liên tiếp ở mỗi nửa chu kì.
%
Nguyên lý điều khiển như hình 3.9 sẽ hợp lý khi mạch động lựe là triac ở hình 3.2b.
Để thực hiện ý tưởng điều khiển như nguyên lý hình 3.9, cần*các khâu điềư khiển
như đã giới thiệu trong chỉnh lưu. Sự khác nhau giữa điều khiển chỉnh lưu với điều áp
xoay chiều là trong điều khiển điều áp xoay chiều cần tạo điện áp tựa liên tiếp ở hai
nửa chu kì. Để làm được việc này, đưa tới đầu vào đồng pha một điện áp chỉnh lưu ví
dụ như hình 3.10.

H ình 3.10. Sơ đồ đồng pha tạo điện áp tựa liên tiếp hai nửa chu kì

Nguyên lý hoạt động của sơ đồ hình 3.10 như sau:


Đ iện áp chỉnh lưu được so s á n h với Ua
điện áp Uj lấy trên biến trở VRj hình 3.10.
Tại thời điểm U^=Ui (hình 3.11) thì đổi 1 I I I I I
I I I I I I t
dấu điện áp ra của khuếch đại thuật toán
Aj. Kết quả là có chuỗi xung chữ nhật
không đối xứng Ug. ở đây tổn tại độ rộng
xung âm Y của Ug, p hần dương ư g tích
phân qua A 2 thành điện áp tựa,- phần âm rất
hẹp của Ug xả tụ tạo sườn sau điện áp tựa.
Trong vùng y làm mất xung điều
khiển, do không có điện áp tựa. Theo
nguyên tắc này càng giảm nhỏ góc y càng
tốt, mà góc y do Uj quyết định. Vì vậy có Hình 3.11. Nguyên lý tạo điện áp tựa trong
th ể , g i ả m U ị đ ể c ó g ó c Y m ộ t v à i đ ộ , s a i s ố điều áp xoay chiều

một vài độ là hoàn toàn cho phép.

172
3. Mạch điều khiển Trìac
Mạch điều khiển điều áp xoay chiều mộí pha với mạch diéu khiển là triac có thể
được thiết kế như hình 3.12 với nguyên lý hoại dộng hình 3.15.

4. Mạch điều khiển cặp Tirìstor mắc song song ngược


Khi mạch động lực là hai tiristor mắc song song ngược, có thể thực hiện việc điều
khiển bằng một số giải pháp như trên hình 3.13
Như đã giới thiệu ở trên, nếu điều khiển hai tiristor bằng hai mạch điều khiển độc
lập như hình 3.13.a, khả năng điều khiển không đối xứng điện áp tương đối cao.
Khi cần điều khiển đối xứng, người ta dùng một mạch điều khiển phát xung liên
tiếp ở cả hai nửa chu kì, để mở hai tiristor người ta sử dụng biến áp xung hai cuộn dây
thứ cấp như trên hình 3.13b. Giải pháp này có ưu điểm là đơn giản trong việc thi công
mạch điều khiển, nhưng khi sử dụng một biến áp xung, việc phân phối công suất cho
hai tiristor không đều nhau, do đó khả năng một tiristor không đủ công suất để mở là
tương đối cao. Các sơ đồ mạch thực tế thường lì chọn sơ đổ này.
Mạch điều khiển tối ưu (hình 3.13c) nên chọn là hai tiristor chung nhau phần điện
áp tựa và điện áp so sánh, tới tầng khuếch đại mới tách riêng từng tiristor một, như
vậy lệnh mở Tiristor chung nhau, nhưng khuếch đại tín hiệu để mở các tiristor riêng
rẽ, không bị ảnh hưởng công suất giữa hai tirisior với nhau.
Sơ đồ điều khiển cặp tiristor mắc song song ngược giới Ihiệu trên hình 3.14.
Nguyên lý điều khiển hình 3.14 giống như hình 3.12 từ tín hiệu vào đến hết khâu
so sánh, điều đó chứng tỏ lệnh mở tiristor là đối xứng. Sau khi có lệnh mở tiristor tại
các thời điểm a j, a 2 -.. phân xung điều khiển theo mỗi nửa chu kì. Việc phân xung
điều khiển được thực hiện thông qua hai mạch khuếch đại, hai biến áp xung. Lệnh
điều khiển cho hai mạch khuếch đại này dược lấy từ hai cổng VÀ V i.V ị. Hai cổng
VÀ này chung nhau một tín hiệu lấy từ đầu ra của Aj đó là lệnh mở các tiristor tại
mỗi nửa chu kì. cổng vào còn lại của V ị,V 2 được nhận hai tín hiệu đồng pha với điện
áp anốt của Tiristor, đó là các tín hiệu đảo pha từ A4 , A5 . Nhò' có hai tín hiệu đảo pha
này mà có xung điều khiển hai tiristor dịch pha nhau 180'^. Các dạng điện áp của các
khâu cơ bản mô tả trên hình 3.15.

Ỉ73
Hình 3,12. Sơ đồ mạch điều khiển ưiac

a)
b) c)

Hình 3 J 3 , Các phưcmg án điều khiển cặp tiristor mắc song song ngược,
a) Hai mạch điều khiển độc lập ; b) Một biêh áp xung hai cuộn dây thứ cấp ;
c) Chung lệnh mở van, khác nhau khuếch đại.
Hinh 3,14, Sơ đồ nguyên lý điều khiển điều áp xoay chiều với hai tiristor song song ngược
H inh 5.25. Đường cong các khâu cơ bản của sơ đồ hình 3.14

176
5. Đ iều khiển điều áp xoay chiều cho tải có điện cảm

a) Đặc điểm hoạt động của tải điện cảm.


Một trong những loại tải rất điển hình của lưới điện xoay chiều là tải điện cảiĩỊ. Ví
dụ m áy biến áp một pha hay động cơ một pha ... lúc này nếu sử dụng các mạch điều
khiển hình 3.12, 3.14 có thể có một vùng van không dẫn, nếu điện cảm lớn van có thể
không dẫn hoàn toàn.
Nguyên nhân của các hiện tượng này như sau :
- Nguyên nhân th ứ nhất là do khi có điện cẫm, dòng điện chậm pha sau điện áp
như hình 2 A 6 h .
Khi điện áp nguồn Uị đã đổi dấu mà cuộn dây điện cảm chưa xả hết nâng lượng
làm cho Tj vẫn dẫn từ 71 cho đến Ọj. Nếu Tj đang dẫn thì chứng tỏ Tj đang phân cực
thuận và điện áp U;;^1A2 > 0. Khi đó Tj phân cực thuận phân cực ngược. Do đó,
trong vùng từ n cho đến cpi, nếu có phát xung điều khiển T2 , thì T2 không dẫn. Như
vậy, khi có tải là điện cảm góc mở nhỏ nhất của các tiristor phải lớn hơn hoặc
bằng góc trễ (p lớn nhất (a^i„ >
Với tải điện cảm, như biến áp hay động cơ thì góc (p thay đổi theo tải, làm cho
việc giới h ạ n g óc a ^ jn là k h ô n g th ích hợp, vì n ó liên tục th ay đ ổ i th e o tải. K ế t quả là,
muốn điều khiển tăng điện áp xoay chiều, bằng cách giảm góc mở tiristor, đến vùng
góc mở đủ nhỏ nào đó có thể chỉ mở một tiristor. Dòng điện trên tải lúc này là dòng
chỉnh lưu nửa chu kì.

H ình 3.16. Sơ đồ đường cong dòng điện và điện áp xoay chiều khi tải điện cảm.
a) Sơ đồ động lực ; b) Đường cong điện áp và dòng điện.

Nguyên nhân thứ hai là do khi có điện cảm, dòng điện không biến thiên đột ngột tại
thời điểm mở tiristor, điện cảm càng lớn dòng điện biến thiên càng chậm, nếu như độ
rộng xung điều khiển hẹp, khi có xung điều khiển dòng điện không đủ lớn hơn dòng
điện tự giữ ( I x g ) , do đó van bán dẫn không tự giữ dòng điện. Kết quả là không có dòng
điện, hay tiristor không mở. Hiện tượng này thường thấy khi ở đầu và cuối chu kì điện

73. TlNH TOÂN... c SUÃTA 177


áp hình 3.17 a, c lúc đó điện áp tức thời đặt vào van bán dẫn nhỏ. Khi kết thúc xung
điều khiển, dòng điện còn nhỏ hơn dòng điện tự giữ nên van bán dẫn khoá luôn. Chỉ khi
nào điện áp tại thời điểm mở van đủ lớn, dòng điện cuối chu kì xung điều khiển đủ lớn
hơn dòng điện tự giữ, thì dòng điện mới tồn tại trong mạch (hình 3.17b).

a) b) . c)

H ình 3.17. Sự xuất hiện dòng điên tại các góc ưiở khác nhau khi tải điện cảm.

Hai nguyên nhân này làm cho một số người thiết kế ngại không muốn điều khiển
tải điện cảm bằng thiết bị bán dẫn. Khi biết được nguyên nhân của việc không điều
khiển như trên, thì việc xử lý trở nên không có gì khó khăn.

b) Mạch điều khiển

Để giải quyết bài toán về sự thay đổi góc ọ của tải làm mất điều khiển, cần có
xung liên tục từ thời điểm mở tiristor cho đến khi điện áp đổi dấu, như hình 3.18 a.
Khi phát lệnh mà van còn đang phân cực ngược, thì lệnh điều khiển chờ tới khi nào đủ
điều kiện phân cực thuận van sẽ dẫn.

H inh 3,18. Phương án cấp xung khi điều áp xoay chiều với tải điện cảm lớn
a) Cấp xung liên tục b) Cấp xung gián đoạn.

178 23/riN H TO Á N ...C S U Ấ T.B


Việc phát xung điều khiển với độ rộng lớn g á n như cả nứa chu kì như hình 3.18 a
có hai nhược điểm; thứ nhất là dòng điều khiùn eán như dài hạn (về nguyên lý điều
khiển tiristor và Iriac, xung điều khiển vcýi chức nang mồi nên chỉ cần ngắn hạn), thứ
hai là việc thiết kế cấp xung điều khiển như ticn khá phức tạp, nhất là đối với những
mạch có nhiều van bán dẫn. Cấp xung rộng thế nào? Bằng mội nguồn phụ, hay bằng
biến áp xung có điện cảm cuộn dây lớn? Điều này íhực hiện tương đối phức tạp.
Một trong những giải pháp nên dùng, là tạo xung gián đoạn bằng chùm xung liên tiếp,
từ thời điểm rnở van cho tới cuối bán kì như hình 3.18b. về nguyên lí, đây là cấp xung liên
tục như hình 3.18a. Trong kỹ thuật, cấp xung eián đoạn như hình 3.18 b dễ thực hiện hơn.
Nguyên lý ở đây là băm xung liên tục thành chùm xuiig gián đoạn với tần số cao.
Một cổng logic AND với hai đầu vào (hình 3.19a) là thực hiện được ý tưởng trên.
Khi đưa tới đầu vào cổng AND tín hiệu xung điều khiển và tín hiệu chùm xung
Ucxỉ lúc đó đầu ra cổng AND có xung X(J1^bằng tán số chùm xùng trong vùng có điện
áp Ux như mô tả trên hình 3.19b

— 1
U cx

2
nnn-

a)

Hình 3.19. Nguyên íý tạo chum xung điều khiển


a) Sơ đồ ; b) Các đường cong.

b)

u, u,s*

u cx u cx

D_nj]
X đK u •đk

I i
a) b)

H ình 3.20. Sai số có thể gặp khi điều khiến bằng chùm xung
a) Lệnh mở và chùm xung đúng thời diểmt b) Lệnh m ớ và chùiTi xung không cùng thời điểm

179
Nhược điểm của sơ đồ điều khiển bằng xung gián đoạn là sai số khi điều khiển.
Sai số ở đây xuất hiện khi thời điểm phát lệnh mở van với thời điểm van được mở
không trùng với nhau. Khi phát xung điều khiển gián đoạn, xung điều khiển tại đầu ra
biến áp xung có được là do có hai tín hiệu vào cổng AND đồng thời (tín hiệu vào Ux
để quyết định góc mở a và tín hiệu từ chùm xung u^x)- Hai tín hiệu này nếu không
đồng pha, thì khi có lệnh Ux mà = 0 , xung điều khiển phải chờ khi nào Uqx
lên mức,cao như mô tả trên hình 3.20 b mới có xung điều khiển.
Sơ đồ mạch điều khiển điều áp xoay chiều với tải có điện cảm được thiết kế trên
cơ sở hình 3.12 cho mạch động lực là triac, hay hình 3.14 cho mạch động lực là cặp
tiristor song song ngược, với việc nối thêm mạch tạo xung chùm được giới thiệu trên
hình 3.21. Các đầu vào của hình 3.21 Uq, Ue, ưp được lấy từ các đầu tương ứng trên
hình 3.12, 3.14. Chùm xung được tạo bởi một dao động đa hài hoặc một mạch tạo
xung chữ nhật nào đó (đã giới thiệu trong chương 2 )

Hình 3.21. Điều khiển điều áp xoay chiểu khi tải điện cảm bằng chùm xung,
a) Van động lực là triac ; b) Van động lực là Tiristor

180
Trường hợp điện cảm lớn mà liristor không mở được, nguvcn nhân là do độ rộng
xung thiết kế là không đủ lớn. Vì vậy chọn ciú rộnu xung ở đáy phải hợp lí.

11.4. Ví dụ thiết kế điều áp xoay chiếu một pha


V í dụ :Thiết kế mạch điều khiển và ổn định nhiệt độ cho lủ sấy bằng điện trở vối
nhiệt độ điều chỉnh trong dải 150°c công suất sợi đốt 4 kW, điện áp nguồn cấp
1 pha 220 V ; 50 Hz.

1. Lựa chọn sơ đồ thiết k ế


Đây là nguồn có công sụất không lớn (xét về phía tải). Vì đây là tải trở, không đòi
hỏi quá cao về tính đối xứng của nguồn điều khiển. Có thể chọn bất kì sơ đồ nào trong
các sơ đồ đã giới thiệu ở trên . Tuy nhiên, vói trường hợp này sơ đồ dùng triac điều
khiển là hợp lý hcm cả với các lý do sau:
- Công suất không lớn triac thừa đủ công suất để cung cấp.
- Mạch điều khiển triac đơn giản hơn mạch hai Tiristor.
- Dù là công suất nhỏ, nhưng nếu điều khiến không đối xứng bằng một điốt, một
tiristor cũng không nên, đo làm xấu đi châì lượng điện áp nguồn và cụ thểtrong
trường hợp này không điểu khiển được từ nhiệt độ môi trường.
- Các sơ đồ không dùng thiết bị bán dẫn khó đáp ứng cho việc ổn định nhiệt độ,
do việc tự động thay đổi điện áp và dòng điện tải khó khăn hơn.

2. Tính chọn các thiết bị động lực


- Dòng điộn tối đa chạy qua tải và qua Triac

' , 4 =ÌM = , 8,,8A


u 220
Khi điều chỉnh nhiệt độ, coi nhịêt độ tối đa 15 { f c đạt được tương ứng với dòng
điện tối đa 18,18 A. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhiệt độ của lò như thể tích vật
liệu, thông gió....ở đây không xét.
Dòng điện 1=18,18 A được coi là đòng điện lớn nhất để chọn triac. Với dòng điện
không quá lớn như thế này, tổn hao khi van dẫn không quá lớn, nên ta chọn điều kiện
làm việc có cánh toả nhiệt đủ d iện tích làm mát, không cần quạt đối lưu không k hí, đ ể
an toàn cho phép triac làm việc với 20%lý^
Dòng điện định mức của triac cần chọn

^ ¡ 8.8 = 90,9A

Điện áp làm việc cực đại của triac


72.220 = 308V

181
Giả sử cho phép van dự trữ điện áp Kjt=2. Điện áp của triac cần chọn
Udn,T= 2.308 = 616 V
R
Từ hai thông sô' dòng điện và điện áp cần có
A
ở trên ta chọn loại triac: SSG100C80 có các
thông số.

Uđn, =800V Irò= 10m A


u R
u.
Idm=100 A I-PQ—70 mA
I x m a x = l > 2 k A AU=1,5A
I<jk=0,2 A T ,^ = 1 0 ^S
Udk=3 V Hình 3.22. Sơ đồ động lực thiết kế.

Triac khi làm việc với 18,18 A chịu một tổn hao tối đa trên van :
AP = AƯ.I|y= 1,5.18,18 = 27,27 w
Với tổn hao này, chúng ta cần một cánh toả nhiệt có diện tích bề mặt tiếp xúc với
không khí :
^ AP 27,27 27,27,^3 „ 2 ^
S= = -- - ' ■3 — = —lO^cm^ = SSOcnT"
K .x 8 .1 0 ^.4 0 32

Aptomat được chọn có dòng điện


lAT=(l,l-l,3)I,vmax=20^23,63 A
Chọn aptomat E408 110/3 do hãng Clipsal chế tạo có thông số = 25 A =
220 V có bảo vệ ngắn mạch không cần bảo vệ quá tải.

3. Thiết k ế mạch điều khiển


Như đã biết, lò điện trở có hệ số co sọ = l. Do đó việc cung cấp xung điều khiển bằng
xung chùm như hình 3.21 a là không cần thiết. Mạch điều khiển góc mở triac sử dụng
sơ đồ hình 3.12 hoàn chỉnh thành sơ đồ 3.23 là hợp lí. Tính toán thông số các linh kiện
mạch điều khiển này được sử dụng các cách tính như đã giới thiệu ở chương 1 .

182
H inh 3.23. Sư ciổ inạcli điểu khiển lihiệt dộ cho tù sảy
Ill - THIẾT KẾ Bộ ĐIỀU ÁP XOAY CHIỀU BA PHA

III.1. Lựa chọn sơ đồ động lực


Mạch xoay chiều ba pha hiện nay trong thực tế thường gặp gồm 3 sơ đồ như hình
3.24a, b, c.

Hình 3.24. Sơ đồ điều áp xoay chiêu ba pha bằng cặp tiristor mắc song song ngược.

Các loại sơ đồ này bao gồm, tải đấu sao có trung tính (hình 3.24a), tải đấu sao
không trung tính (hình 3.24b), tải đấu tam giác (hình 3.24c). Tải đấu sao có trung
tính, có ưu điểm là sơ đồ giống hệt ba mạch điều áp một pha điều khiển dịch pha theo
điện áp lưới. Do đó điện áp trên các van bán dẫn nhỏ hcfn, vì điện áp đặt vào van bán
dẫn là điện áp pha. Nhược điểm của sơ đồ là trên dây trung tính có tồn tại dòng điện
điều hoà bậc cao, khi góc mở các van khác 0 có dòng tải gián đoạn và loại sơ đồ nối
này chỉ thích hợp với loại tải ba pha có bốn đầu dây ra.
Các sơ đồ không trung tính hình 3.24b, c có nhiều điểm khác so với sơ đồ có trung
tính. Dòng điện chạy giữa các pha với nhau, nên đồng thời phải cấp xung điều khiển
cho hai tiristor của hai pha một lúc. Việc cấp xung điều khiển như thế, đôi khi gặp
khó khăn trong mạch điều khiển (sẽ giới thiệu sau), ngay cả việc đổi thứ tự pha nguồn
lưới cũng có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của sơ đồ.
Hiện nay, với những tải có công suất trung bình, các sơ đồ điều áp ba pha bằng
các cặp tiristor như hình 3.24 được thay thế bằng các sơ đồ triac như hình 3.25,
Như đã giới thiệu ở trên, triac về nguyên lý điều khiển giống hệt các cặp tiristor
mắc song song ngược. Vì vậy, sử dụng các sơ đồ hình 3.24 hay hình 3.25 tuỳ thuộc
vào khả năng linh kiện có loại nào. Ngoài ra, hình 3.25 có ưu điểm hơn về mặt điều
khiển đối xứng và đơn giản về cách ghép.
Đối với những tải không có yêu cầu về điều khiển đối xứng người ta có thể sử
dụng sơ đồ cặp tiristor - điốt. Mặc dù vậy, sơ đồ này ứng dụng thực tế không nhiều.
Bởi vì khi không có xung điều khiển vẫn có dòng điện chạy qua tải.

184
^ ^ )A ^

a) b) c)

Hinh 3.25^ Điều áp ba pha bằng Triac

Trong trường hợp cho phép điều khiển không đối xứng chúng ta có thể sử dụng sơ
đồ điều khiển hai pha như hình 3.26.
ư u điểm của sơ đồ hình 3.26 là số lượng van bán dẫn
ít hơn và mạch điều khiển cũng đơn giản hơn. Nhược điểm
của sơ đồ là điều khiển không đối xứng, nên đường cong Ộ ©
d ò n g đ i ệ n v à đ i ệ n á p c á c p h a k h ô n g g i ố n g n h a u , v ì v ậ y g iá
trị hiệu dụng của điện áp và dòng điện khác nhau rõ rệt.
Loại sơ đồ này chỉ phát huy tác dụng khi tải và nguồn được
phép làm việc không đối xứng và có số lượng van bán dẫn
bị hạn chế.
Khi sử dụng điều áp xoay chiều cho động cơ không
đồng bộ, ngoài chế độ đóng cắt, điều khiển tốc độ, còn cần Hình 3.26. Sơ đồ điểu áp ba
cả đảo chiều quay. không đối xứng.
Động cơ điện không đồng bộ khi đảo chiều quay cần đổi thứ tự pha. Sơ đồ điều
khiển có đảo chiều quay động cơ không đồng bộ như giới thiệu trên hình 3.27.
Khi chiều quay thuận cấp xung điều khiổn cho T|,T 2 ,T7 ,Tg,T9 ,Tio; Các pha lưới
Aj, Bj, Cj được nối tương ứng với các cuộn A, lỉ, c của động cơ. Khi ở chiều quay
ngược ta cấp xung điều khiển choT 3 ,T4 ,T5 ,T6 ,Tq,Tio. Các pha lưới Aj, B|, C| được nối
tương ứng B, A, c của động cơ.
Khi thiết kế sơ đồ mạch động lực của bộ điều áp xoay chiều ba pha, phải thực hiện
h à n g loạt các bài toán tổng hợp. N gay cả ở chế độ xác lập thì d ò n g điện và đ iện áp
trên các van bán dẫn cũng chỉ là chế độ gần với xác íập. Trongphần thiết kế này
chúng ta chỉ xét bộ điều áp làm việc ở chế độ xác lập.
Van bán-dẫn cho sơ đồ điều áp ba pha được lựa chọn theo dòng điện và điện áp,
tổn hao công suất AP như đã xét. Lúc này AP phụ thuộc các giá trị dòng điện trung
bình, hiệu dụng của van và theo đường cong đặc tính Vôn - Ampe của van. Tuy
nhiên, đường'đặc tính Vôn - Ampe không phải của van nào cũng có cho nên gần đúng
chúng ta chọn :
AP = I hd .a u

24. TlNH TOÁN... c SUẤT> 185


Thông số AP này có ảnh hưởng rấl lớn tới diện tích cánh toả nhiệt mà chúng ta sẽ
thiết kế sau này.

10

H ìn h 3.27. Sơ đồ điều áp ba pha có đổi thứ tự pha

Sau khi lựa chọn xong sơ đồ động lực (như phần giới thiệu và hướng dẫn tóm tắt ở
trên) ta có được sơ đồ cần chọn. Các sơ đồ thông dụng hiện nay trong thực tế thường
gặp là các sơ đồ hình 3.24 b, c hav hình 3.25 b, c. Trong phần này, chúng ta dựa vào
các sơ đổ trên làm cơ sở cho các ví dụ.

III.2. Tính chọn van bán dẫn


1. Tính chọn van theo dòng điện
Trong điều áp xoay chiều, dòng điện chạy qua tải thường xác định là dòng hiệu
dụng. Thông số dòng điện để chọn van bán dẫn được tính là dòng điện lớn nhất trong
quá trình làm việc. Trong điều khiển xung pha, dòng điện lớn nhất khi góc mở van
bán dẫn nhỏ nhất. Góc mở nhỏ nhất của van bán dẫn thường nhận trị số a = 0 khi
dòng điện tải là dòng điện hình sin.
Đ ối với các tải ba pha, thông số cho trước thường là: công suất định mức điện
áp định mức hệ số công suất cosọ, hiệu suất T|.
Dòng điện hiệu dụng chạy qua van bán dẫn khi tải đấu Y (hình 3.24 b, 3.25 b)

dm

3Uf COSỌT)

Trong đó : Uj- là điện áp pha.

186 24 TÌNH TOÁN.. c SUÁ r.B


Khi tải đấu tam giác:

•í —
V3U,d C O S C p ĩ l

Trong đó: là điện áp ílỠỸ cíia lưới.


Dòng điện tính được là dòng điện để chọn triac. Nếu sư đồ chọn là các sơ đồ triac
thì Nếu sơ đồ chọn là các sơ đồ ghép Tu istor sone song ngược thì dòng điện
để c h ọ n tiristor

I^viv = -2 ỉ

Trong đó: —dòng điện làm việc của van.


— Lựa chọn điều kiện toả nhiệt van bán dẫn (Nliư hưchvị dãn chương ỉ ) lúc đó
dòng điện van cần chọn: :

Ỉđm v=í^l-Ivlv

Trong đó kj là hệ số xét tới điều kiện toả nhiệt van; trị số k| tham khảo chương 1.
Khi chọn theo dòng điện, ngoài việc tính chọn theo dòng điện làm việc dài hạn
như đã tính ở trên, dòng điện này còn được tính chọn theo điều kiện phát nhiệt của
van b án dẫn.

Một sô' loại tải, bản thân chế độ làm việc của chúng có dòng điện quá độ khá
lớn, chẳng hạn như động cơ điện không đồng bộ. Klii mở máy động cơ không đồng bộ
dòng điện lớn (5 4- 7) lần dòng định mức. Dòng dién quá độ này xảy ra trong khoảng
thời g ian n gắn, cỡ vài giây, qu án tính nhiệt chưa dù quá nhiệt cho van lúc đ ó c h ú n g ta
chỉ cẩn kiểm tra Iqq < Ix (dòng điện xung của van l)án dẫn).
Được phép bỏ qua quán tính nhiệt của van bán dẫn là vì: Khi chọn van, chúng ta
có một hệ số kj đủ lớn, bản thân kj này nói lên ráng chúng ta đã chọn dòng điện của
van bán dẫn lớn hơn dòng điện làm việc thực của chiing. Với điều kiện toả nhiệt nào
đó, thời gian quá tải ngẳn hạn chưa đủ để quá nhiột, liic đó chỉ cần đảm bảo dòng điện
xung chạy qua van không vượt quá dòng điện đinh là được.
K h i d òn g điện q u á độ xẩy ra trong khoảng ihời gian dài hơn, lúc đ ó c ần x é t tới
dòng điện quá độ, bằng cách tăng hệ số k[ lớn hơn. Việc xét ảnh hưởng của dòng quá
độ cần phải khảo sát một bài toán nhiệt khá pỉiức lạp, như tính ra công suất lúc quá
đ ộ , tín h được thời gian q u á độ, có diện tích bề mậi toả nhiệt, điều k iện làm m át n g h ĩa
là phải giải phương trình:

A P = At + C —
dt

Trong đó : AP - tổn hao trên van hằng í hiểri ìhiên

187
A - H ệ s ố to ả nhiệt đặc trưng cho điều kiện làm mát
c —Nhiệt dung của van và cánh toả nhiệt
X - đ ộ chênh nhiệt với môi trường
Trong trường hợp này nếu thời gian quá độ đến hàng nhiều phút, thì dòng điện van có
thể phải chọn theo dòng điện quá độ, nếu thÒFi gian quá độ nhỏ không đến hàng phút thì
dòng điện được lựa chọn bằng cách thay đổi kj ở một mức độ nhất định nào đó là đủ.

2. Tính chọn van theo điện áp


Với các sơ đồ điều áp ba pha không trung tính, điện áp của van bán dẫn nên chọn
theo điện áp dây của lưới. Do đó điện áp làm việc cực đại U|y của van bán dẫn được tính :

ư ,, = V2 U , = VóUf

Trong đó: - điện áp dây của lưới ba pha.

Uf - điện áp pha
Điện áp của van bán dẫn Uy đựơc chọn:

ưv=kdt.Uw
Trong đó hệ số dự trữ điện áp thường chọn k(jj>1.6
Tuỳ theo khả năng thiết bị mà ta có hệ số k(jt có thể càng lớn càng t ố t .
Sau khi tính được dòng điện và điện áp, tra các sổ tra cứu hoặc bảng các bảng phụ
lục p2, p3 của tài liệu này, chọn được linh kiện cần thiết, kiểm tra lại linh kiện này
theo dòng điện quá độ.

- Bảo vệ các linh kiện bán dẫn B

Cũng như các thiết bị* bán dẫn khác, ở


■CT R
AT
đây bảo vệ van bán dẫn cũng cần có các loại
bảo vệ như hình 3.28. Các loại bảo vệ thông
dụng, bao gồm bảo vệ ngắn mạch bằng
R
Aptomat AT, dòng điện định mức của Ci

Aptomat được chọn bằng (1,1 - 1,3) lần


dòng điện định mức của tải, dòng điện ngắn ¿ A
mạch của Aptomát được chỉnh lớn hơn dòng
điện quá độ của tải I q ịj nhưng nhỏ hơn dòng
điện xung của van bán dẫn Ijçv

I q đ < I a tn m < Ix v

- Bảo vệ xung điện áp từ lưới bằng


mạch R]Cj được chọn như chương 1. H inh 3,28, Mạch động lực và các thiết bị
bảo vệ của điện áp xoay chiều 3 pha.

188
- Bảo vệ xung điện áp do chuyển van RìC; cũng có thể được chọn gần đúng :

■ R 2 = (5 - 30) Q, Q = (0,5 4)|iF.


Ví dụ : Thiết k ế m ạch động lực cho khởi dộng mềm dộng cơ không đồng bộ rotọ
lồng sóc có các thông s ố sau:
Động cơ A 02.92.1 , p=100kw, n=1470v/phiít, r|=0,935,
cosọ = 0,92; 1,1; =2; = 6 ; J = l.ókg/m^

U j= 2 2 0 /3 8 0 V

Thời gian mở máy của động cơ vào khoảng 3s. Mặt khác dòng điện khá lớn,
nên việc chọn triac để điều khiển sẽ phải lăng cấp làm mát. Vì vậy ở đây chúngta
chọn sơ đồ với các cặp tiristor nối song song ngược như hình 3.29.
Dòng điện hiệu dụng động cơ:
p
Vsư^rỊcoscp
100.000
= 176,8A
V 3.3 8 0 .0 ,92 .0 ,9 3 5

Dòng điện hiệu dụng chạy qua mỗi


tiristor :

Dòng điện làm việc của tiristor 8 8 ,4 A là


đáng kể, tổn hao trên tiristor khá lớn, nên
chọn điều kiện làm mát cho tiristor là cố
cánh toả nhiệt, có quạt đối lưu không khí.
Với điều kiện này tiristor cho làm việc với
dòng điện đến 50% dòng điện định mức.
Dòng điện của tiristor cần chọn :
Hỉnh 32 9. Sơ đồ động lực điều khiển khởi
I ■ I t i v IOO
T.dm động động cơ không đồng bộ.

_ 8 8 ,4 J0 0
= 176 ,8 A
50

Điện áp của tiristor khi ở trạng thái khoá

U ^ .= V 2 U ,
= 7 2 .3 8 0 = 537V

189
Điện áp định mức của tiristor cần chọn:

= 1,8.537 = 966V
Tiristor mắc vào lưới xoay chiều 50Hz nên thời gian chuyển mạch của tiristor ảnh
hưởng không lớn đến việc chọn tiristor.
Từ các thông số trên ta chọn tiristor loại SH200N.21D có các thông số:
U „ ,= 1 0 0 0 V U ,,= 3 V t , , = 80A s

Idn. = 2 0 0 A IjQ = 200 mA T ,p = 1 2 5 X

Ix = 4 K A Idò = 20 mA
I,k=0.15 A AU = 1,7 A

III.3. Thiết kế mạch điều khiến


Mạch điều khiển điều áp ba pha giống mạch điều khiển của điều áp một pha khi
tải đấu sao có trung tính. Vì lúc đó dòng điện tải được chạy giữa pha với trung tính.
Giả sử có một van hay một pha không có dòng điện cũng không làm ảnh hưởng tới
hoạt động của các van bán dẫn còn lại.
ở mạch ba pha không trung tính dòng điện chạy qua tải là dòng điện chạy giữa
các pha với nhau. Tại mỗi thời điểm phải có hai pha hoặc ba pha có van bán dẫn
(không khi nào chỉ một pha có van bán dẫn dẫn cả).
Mạch điều khiển điều áp ba pha tải nối Y không dâý trung tính có thể coi như
mạch điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng. Bởi vì, mạch điều áp ba
pha thường gặp có van bán dẫn nối ở phía nguồn như hình 3.30a có thể nối lại thành
van bán dẫn nối ở phía trung tính như hình 3.30b. Vẽ lại sơ đồ hình 3.30b thành sơ đồ
nhìn hình 3.30c, ta thấy rằng hình 3.30c là sơ đồ cầu ba pha điều khiển đối xứng với
phía một chiều ngắn mạch, còn tải nối ở phía xoay chiều.

"
,

T, ^ '
1 'í i 1 1

] T í ' ’ị
r 1

a) b) c)

Hình 3.30. Các cách nối dây của điều áp xoay chiều ba pha tải nối Y không dây trung tính.

190
Từ sự đồníỊ nhất điểu khiển của chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển đối xứng và diều
áp xoay chiều ba pha ở trên thấy rằng: Cấp xung điều khiển cho điều áp xoay diiều
ba pha có thể cấp bằng xung đơn hoặc xung chùm. Cấp xung điểu khiển loại nàc tuỳ
thuộc chế độ làm việc và lính chất của tải. Thường gặp hiện nay trong điểu áp ba pha
có h ai cách điều k hiển :

- X ung đ iều k hiển cấp đơn nhưng phải đệm xung điều khiển.

- Xung điểu khiển cấp bằng chùm xung.

1. Điều khiển theo nguyên tắc thẳng đứng tuyến tính

a ) Đ iề u k h iể n b ộ đ iề u á p b a p h a v ớ i x u n g đ ơ n

* Khi van động lực là Tĩristor


Khi góc điều khiển a của các van bán dẫn lớn, đồng Ihời có hai tirisstor cùng dẫn,
xung điểu khiển phải được cấp đồng thời cho cả hai tiristor. Hơn nữa, hai van được
dẫn phải cấp xung theo kiểu một xung chính cần mở với một xung đệm, nguyên tắc
đệm xung phải theo đúng thứ tự pha.

Trên hình 3.31 vẽ đường cong điên áp lải với góc mở van bán dẫn a lớn ( a = — )■
6
Để có đường cong điện áp pha A như hình vẽ, cần cấp xung điều khiển theo thứ tự
pha. Mỗi tiristor trong một chu kì được cấp hai xung điều khiển,trong đó xung trước
X| là xung chính quyết định góc mở của nó, còn xung thứ hai X 5 -J là xung đệm được
nhận lừ liỉistor cần mở của pha khác tới. Điện áp và dòng điện gián đoạn, vì vậy tại
thời điểm cấp xung Xị khòng có xung đệm X | _ 4 lirislor Tj không thể mở để cho ciòng
điện chạy lừ pha A về pha B.
Chúng la hãy lý giải điều này qua mạch động lực hình 3.29 và dạng xung điều
khiển và điện áp tải hlnh 3.31.
4 ti . V V
T ại Í2 góc a = — của T ị ( ư ^ > 0 ) p h át xưng Xj điều k hiển T ị, đ ồn g thờ i đ ệ m xung
6
T4 - X|_4 (xung thứ hai của T4) lúc này với điện áp pha A dươĩig hơn pha B
( U ^ » U ß ) . T| và T4 cùng dẫn, chừng nào U ạ còn dương hơn Uß. Điện áp trên lải pha
A nếu coi tải đối xứng thì Uy(^=l/2UAß. Đến t '2 do điện áp Uß dương hơn (bỏ qua
ảnh hưởng điện cảm, coi góc (p không đáng kể) nên T j và T4 bị khoá tại t'9.

*4 71
Đến là góc a = — của T(ị (Uc<0), phát xung Xg điều khiển T5 dồng thời theo
6
đúng thứ tự pha đệm xung Xg-ị cho Tị, lúc này do điện áp c âm hơn A (U (-« U a ) nén
T ị và Tg cù n g dẫn. Tươiig tự như Irên, hai tiristor này sẽ cùng d ẫn chừng n ào ư c cò n

191
âm hơn U^. Như vậy, đến tg' khi điện áp trở nên âm hoín ƯQ, Tg, Tj phân cực
ngược sẽ tợ khoá, tạ có điện áp trên tải U a j= 1/2 U;^c-
Tương tự như Tị, T được mở bởi xung chính tại t cùng với T và được mở với
2 5 3

xung đệm của T tại tg


5

Từ những khảo sằt ở trêit thầy rằng: tại thời điểm phát lệnh mở tiristor mà không
có xung đệm cho tỉristor ở pha kế tiếp theo thứ tự pha và ở nhóm ngược lại, thì các
Tiristof không thể dẫn được! ,
Khi gÓG mở van nhỏ' dòhg điện tải ít gián đoạn hơn, lúc đó xung đệm chỉ có ý
nghĩa tại thời điểm khởi động ban đầụ thôi. Do dòng điện liên tục đến cuối chu kì,
nên xung đệm của các van lă không có ý nghĩa khi đã khởi động xong. Điều này có
,thể giải thích cho một vàỉ trường hợp thiết kế không đúng, mạch điềụ khiển không
đệm xung điều khiển, nhưng đôi khi tiristor vẫn dẫn được trpng một số lần đóng điện
hào đó.' Hiện tượng ’dẫn không bình thường của tiristor là do nhiễu.

192
H inh 3.32. Hình dạng đường cong điện áp tải và các xung điều khiển khi a =—
6

71
Trên hình 3.32, nếu như tai a = — phát xung mơ Tj, mà T4 ,Tg chưa dẫn, lúc này
6
điện áp dương hơn và ưg âm hơn, dòng điện sẽ phải chạy từ A qua T] - tải - T4 về
B, nhưng T chưa dằn, nếu không có xung điều khiển X ]_4 cả Tj và T đều khoá. Yêu
4 4

cầu bắt buộc tại đây phải có xung đệm X ị _4 cho T4 . Khi T| đã dẫn rổi thì xung đệm
thứ hai cho tiristor Tj bằng Xg_j khi mở Tg sẽ không còn ý nghĩa nữa. Ta có thể nhìn

thấy điều này khi tai — là góc a = — của Tg, lúc này cấp xung điểu khiển Xộ cho
2 6
Tg có đệm xung Xg_] cho Tj, nhưng vì Tj dẫn rồi nên xung đệm x^_] tại đây không
còn ý nghĩa nữa. Tóm lại trong điều áp 3 pha, khi góc mở nhỏ, xưng đệm chỉ có ý
nghĩa ở chu kì đầu, ngay sau khi đóng điều khiển, Khi góc mở lớn, điện-áp gián đoạn
nhiều, thì bắt buộc phải có xung đệm mới hoạt động được.
Việc tạo xung đệm bằng một biến áp xung hai cuộn dây thứ Ciấp như hình 3.33
cũng có thể được thực hiện.

25. TINH t o á n .. C SUẨTA 193


Te Ti T4 tới T.
-w -w

ìĩ
i
Hinh3.33. Đệm xung bằng biến áp.

Khi có lệnh điều khiển Tiristor T] từ mạch điều khiển (MĐK) của Tj, thì đồng
thời có xung điều khiển đưa tới hai Tiristor Tị và T4 bằng hai cuộn dây thứ cấp biến
áp xung. Tuy nhiên, việc điều khiển như thế này cũng gặp nhược điểm như đã nêu ở
trên. Khi một biến áp xung cung cấp cho hai Tiristor, công suất cấp có thể không như
nhau. Ngoài ra như trên hình 3.33, tới cực điều khiển của mỗi Tiristor có hai cuộn dây
thứ cấp của hai biến áp xung lấy từ hai kênh điều khiển khác nhau. Điều này sẽ làm
phức tạp trong chế tạo biến áp, lắp đặt , hiệu chỉnh mạch điều khiển. Vì lý do đó mà
việc đệm xung bằng biến áp ít có ứng dụng trong thực tế.
Phương pháp đệm xung phổ biến là đưa tới trước tầng khuếch đại, như hình 3.34.

H ình 3.34. Đệm xung trước tầng khuếch đại.

Để giải quyết bài toán cấp xung điều khiển đồng thời cho hai tiristor, trước khi
đưa tới tầng khuếch đại cần có thêm cổng hoặc H. Tín hiệu từ khâu so sánh của kênh
điều khiển T] được đưa tới cổng hoặc của chính tầng khuếch đại Tj, ngoài ra tín hiệu
này còn được đưa tới cổng hoặc của T4 để đệm xung mở T4. Tới cổng vào của H|
ngoài tín hiệu từ mạch điều khiển Tj còn thêm tín hiệu đệm được nhận từ T5 (Xem
giản đồ xung hình 3.31). Lúc này để điều khiển Tj trong một chu kì sẽ có hai xung
điều khiển: một xung thứ nhất do chính mạch điều khiển kênh T| phát lệnh, xung thứ
hai do kênh điều khiển Tg phát lệnh.

194 25.11NHTOÁN...CSUẤT.B
Một mạch điều khiển cho bộ điều áp xoay chiều ba pha với 6 tiristor được giới
thiệu trên hình 3.35 cho mạch động lực hình 3.28.
Nguyên lý tạo xung điều khiển của một tiristor T] như mô tả trên hình 3.36. Điện
áp đồng pha của pha A chỉnh lưu cả chu kì đưa vào khuếch đại thuật toán A| và Aj,
tạo nên điện áp tựa u^. Điện áp tựa này được kéo lên trên trục hoành nhờ VRj thành
điện áp răng cưa lùi. Điện áp răng cưa so sánh với điện áp điều khiển Ujjij. Tại các
thời điểm tj, tj, Í3 , Í4 , tg, khuếch đại A 3 lật dấu, có điện áp Khi cả
và Ug dương, đầu ra của cổng và V] có xung ra trong khoảng t | - Ì2 tín hiệu này
được đưa tới H| và đầu ra của Hj có xung trong khoảng tj - tj. H| nhận tín hiệu đồng

thời của cả Vj lẫn V 5 . Tương tự như Vị có tín hiệu của Vg dịch pha một góc — (việc

tạo xung điều khiển Tg tương tự như T| không giới thiệu ở đây). Kết quả là H| có hai

xung liên tiếp và cách nhau —, đầu ra biến áp xung cũng liên tiếp tương ứng với đầu
6
raH ,.
Trên sơ đồ hình 3.35, hai xung điều khiển cho một Tiristor trong mỗi chu kì như
2
hình 3.36 chỉ xuất hiện khi góc điểu khiển a > — . Nếu a < — xung đệm thứ hai chỉ

xuất hiện ở mỗi thời điểm mồi ban đầu, còn các chu kì kế tiếp khi van đã mở liên tục
rồi, xung đệm này có thể không xuất hiện nữa.

195
Hinh 3 J 5 . Sơ đồ mạch điều khiển bộ điều áp ba pha hình 3.28
Hình 3.36. Nguyên ỉý tạõ xung điều khiển cúa một tiristor.

197
* Khi van động lực là triac
Mạch điều khiển bộ điều áp ba pha khi van động lực là triac gần như hoàn toàn
giống mạch điều khiển của bộ điều áp bằng 6 Tiristor trên hình 3.35. Bởi vì, triac
chính là hai tiristor mắc song song ngược. Phần khác nhau của chúng nằm ở tầng
khuếch đại. Khi van động lực là triac thì chỉ cần một tầng khuếch đại cho một triac
mỗi pha. Do đó mạch điều khiển hình 3.35 lúc này thành mạch điều khiển hình 3.38.

H in h 3.37. Mạch động lực điều khiển động cơ KĐB bằng triac.

Ba mạch điều khiển Triac hình 3.38 giống như điều khiển một triac trên hình
3.12. Các xung điều khiển đệm giữa các pha với nhau cũng gửi theo đúng thứ tự pha.
Từ đầu ra của khâu so sánh pha A (DA) được đưa tới cổng hoặc HA để tới khuếch
đại mở Triac Tj đồng thời tín hiệu DA được gửi tới cổng hoặc HB để tới khuếch đại
mở T2 . Điều này có nghĩa, khi phát lệnh mở Triac Tj (khi u^>0 ) thì đồng thời phát
lệnh cho T2 mở theo chiều Ug<0 và ngược lại khi phát lệnh mở Tj khi u^<0 thì đồng
thời phát lệnh cho T2 mở theo chiều U 3 >0 (xem việc cấp xung và hoạt động của các
van này như trên hình 3.31)

198
R

Hinh 3,38. Mạch điều khiển điều áp ba pha hình 3.36.


b) Điều khiển điều áp ba pha bằng xung chùm

Như đã giớỉ thiệu ở trên, mạch điều khiển điều áp xoay chiều với xung đcm (một
xung tại thời điểm phát lệnh mở van ) có ưu điểm là đơn giản, và thích hợp với những
tải thuần trở như: Sợi đốt các lò điện, chiếu sáng ...Với những tải có thành phần điện
cảm như động cơ không đồng bộ, biến áp... (đặc trưng của những loại tải này là có
góc trễ ọ giữa điện áp với dòng điện). Muốn đảm bảo các van bán dẫn mở cả hai chiều
điện áp, khi góc mở a nhỏ hơn góc trễ (p giữa dòng điện và điện áp tải (a < cp ), sẽ
phải tăng độ rộng xung điều khiển bằng cách tạo xung chùm như đã giới thiệu ở trên.
ở mạch điều áp ba pha, điều khiển van bán dẫn bằng chùm xung ngoài vịêc giải
quyết dẫn đều các van khi góc ọ lớn còn có thể giải quyết luôn bài toán về đệm xung
điều khiển. Chúng ta sẽ giải thích trường hợp này theo đường cong hình 3.39.

Trên hình 3.32, để có điện áp tải pha A, tại'thời điểm đóng điện chúng ta phải
đệm xung mở Tj cho T4 bằng . Nếu điều khiển bằng chùm xung thì việc đệm
n
xung như hình 3.32 là không cần thiết. Từ hình 3.39 thấy rằng, tại a = — phát xung

200
điều khiển Tj, lúc này xung chùm của T4 đani> phát chờ sắn, hơn nữa T4 còn đang
được mở chờ sẵn do T5 và T4 đã có chùm xunỉí (tiều khiổn íừ 0. Do đó khi có xung
điều khiển T j thì T| được mở cho đòng điện chạy (jua pha A ngay, mà không cần phải
gửi xung đệm như trên hình 3.32.
Chùm xung điều khiển chỉ thay cho xung đệm trong một dải điều khiển từ 0 đến
120®. Đối với những tải không cần điều khiển trong khoảng 120° đếnl80° thì giải
quyết bằng chùm xung thay thế cho đệm xung là hoàn toàn hợp .lí. ( V í dụ như với tải
là động cơ).
Hình 3.40 giới thiệu một mạch điều khiển điểu áp ba pha với bộ tạo xung chùm để
đệm xung điều khiển giữa các pha.

V í dụ : Thiết k ế mạch điều khiển cho khỏi cỉộng mềm động cơ không đồng bộ roto
lồng sóc A02 92.4 từ ví dụ trên hình 3.29
* Chọn sơ đồ mạch điều khiển.
Khi khởi động động cơ không đồng bộ. hệ sô công suất cos(p luôn thay đổi, góc
trỗ giữa điện áp và dòng điện động cơ thay đổi. Do đó, sơ đồ m ạch điều khiển hợp lý
sẽ là sơ đồ không bị ảnh,hưởng của góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp. Với sơ
đồ đã chọn có 6 Tiristor trên hình 3.29, sơ đổ mạch điều khiển chọn bằng chùm xung
điều khiển không cần gửi xung điều khiển như trên hình 3.40 (khâu tạo điện áp cho
khởi động mềm ở đây không vẽ). Vì động cơ không đồng bộ khi mở máy góc mở

Tiristor ban đầu đảm bảo cho Uj„^=65%U(j^ thì góc mở Tiristor không lớn hơn — do

đó việc đệm xung là không cần thiết.


Tính toán các thông số linh kiện trên mạch hình 3.40 đã được giới thiệu ở chuofng 1.
Nguyên lý điều khiển một mạch điều khiển diểu áp xoay chiều một pha trên hình
3.40 có thể được giải thích theo các đường cong trẽn hình 3.41 như sau:
Điện áp đồng pha với điện áp xoay chiều hình sin Uy được chỉnh lưu cả chu kì
đưa vào Aj qua R) dịch đi một trị số lấy qua VR|, Hai điện áp này đưa qua khuếch đại
A |, điện áp ra của Aj là Uß. Phần dương của Uß tích phân qua khuếch đại A j cho ta
điện áp tựa U(-. Điện áp tựa Uq được kéo lên trên trục hoành bằng điện áp lấy từ
VR 2 -Việc kéo điện áp tựa lên trên trục hoành nhầm mục đích để điện áp điều khiển
U(3|ç đồng biến với điện áp ra, nếu không cần làm điều này thì chúng ta có thể bỏ qua
điện áp lấy từ VRj.

26.T(N HT0ÁN ...C SU ẨTJV 201


+15V

í E > ^
V

+15V

Hình 3.40: Mạch điều khiển ỉdiởi động mềm động cơ hình 3.29.
Hình 3.41. Các đường cong cơ bản của mạch điẻu khiển hình 3.40.

203
Điện áp điều khiển so sánh với điện áp tựa Urc tìm thời điểm Urc=Ujj|(.. Tại các
thời điểm Urc=U(jị^ khuếch đại A3 lật dấu điện áp ra ta có U q như hình vẽ.
Điện áp Uj3 đưa tới cổng và cùng với tín hiệu xung chùm liên tục lấy từ Afị,
đầu ra của sẽ có chùm xung khi Uo>0
Cổng và Vị sẽ có tín hiệu ra khi đồng thời có xung và Up > 0. Lúc đó biến áp
xung BAị có xung điều khiển Tị. cổng và V 2 có tín hiệu ra khi đồng thời có xung
và ư g > 0. Lúc đó biến áp xung BA 2 có xung điềụ khiển T2 Kết quả là T| được cấp
chùm xung điều khiển khi Up > 0 trùng với U y > ọ và T2 được cấp chùm xung điều
khiển khi ưg > 0 trùng với Uy < 0 .
Nếu các xung điều khiển Tị và T2 bị dịch pha 180°, có thể đảo đầu điện áp vào của
biến áp đồng pha hoặc đổi đầu cấp vào của khuếch đại A4
Khi cần khởi động mềm động cơ, điện áp điều khiển phải tăng dần trong quá trình
khởi động. Do đó, cần có một khâu giới hạn dống khởi động hoặc mạch tạo hàm
tăng theo thời gian khởi động. Mạch tạo hàm thời gian khởi động đơn giản có thể mắc
theo sơ đồ hình 3.42

H ình 3.42. Mạch tạo hàm điện áp tăng theo thời gian.

204
THÔNG s ố DIOD CÔNG SUẤT

các cột
iệu của Diod.
- Dòng điện chỉnh lưu cực đại.
Điện áp ngược của Diod.
- Đỉnh xung dòng điện.
Tổn hao điện áp ở trạng thái mở của Diod
Dòng điện thử cực đại.
Dòng điện rò ở nhiệt độ 25°c.
Nhiệt độ cho phép.

ý hiệu Imax Un ipik 'AU Ith 1r


A V A V A A
1 2 3 4 5 6 7
20 50 300 1.1 20 100 nA
20 50 400 1,1 63 100
A 20 100 350 1.5 70
R 20 150 1.1 20
. 20 200 200 1,2 20 1mA
00 20 200 300 1.1 20 10 nA
20 270 140 - 1.1 20 100 uA
20 300 400 1.5 50 5 mA
20 360 140 1.1 20 10 uA
04 20 400 375 1,55 60 300 uA
20 500 400 1.5 50 5 mA
20 600 1.1 20 5 mA
R 20 700 . 1.1 20 5mA
8FP 20 800 250 1.1 20 100 uA
08 20 800 375 1,55 60 300 uA
00 20 10 0 0 350 1,1 20 10 nA
20 10 0 0 400 1,5 50 5mA
12 20 12 0 0 375 1,55 60 4mA
Kýhiêu Imax Un Ipik AU ith Ir
A V A V A A
/13 20 1300 375 1,55 60
/16 20 1600 375 1,55 60 4mA
M18C 20 1800 320 1,55 60
5 25 100 400 0.6 25 4,5mA
02-4 25 200 300 1.4 55 2mA
5 25 300 125 1,4 30 10nA
8 25 ■ 400 400 0,6 25
3/500 25 500 425 1 ,1 25 1,5mA
0/T 25 600 250 1.5 25
/700 25 700 425 1.1 25 100uA
08A 25 800 300 1,36 55 10nA
/900 25 900 425 1,15 25 1,5mA
57 25 1000 400 1,0 25 5uA
2 25 1200 1.8 380
/1400 25 1400 425 1,15 25 1,5mA
600 25 1600 300 0.9 76
AF18C 25 1800 375 1,5 75
12 25 3000 500 1,7 80
30 10 0 200 1,3 80 1mA
004N 30 300 400 1.0 15 10nA
3R 30 400 400 1,4 78
P-G 30 500 400 1 ,2 30 100uA
PCR030 30 800 350 1,64 130
PCR020 30 12 0 0 245 1.77 12 0
N14 30 1400 282 1,09
TC3H 30 2400 500 1 .2 30
R10 40 10 0 595 1,3 40
20R 40 200 800 1,1 40 lOOụA
0 40 300 800 1,2 10 0
990 40 400 500 1,2 40
0 40 500 500 1,4 40
0 40 600 700 1,5 12 0
080 40 800 800 1 .1 40 100uA
Ký hiệu Imax Un Ipik AU Ith Ir
A V A V A A
X52-900 40 900 800 1,8 150
G6003 40 1000 500 1.2 40
30D24R 40 1200 800 1,4 120
EPS16S 40 1600 400 1.1 40 100nA
0-1850 40 1850 480 1.3 126
4U08U 44 800kV 850
020PF 50 200 800 1,0 50 2mA
5006S 50 500 500 1.0 250uA
080PF 50 800 800 1.0 50 40nA
1691 50 1000 700 1.2
2135 60 400 700 1.4 60
2137R 60 500 700 1.4 60
JC15 60 600 550 1.5 150 10mA
60-080 60 800 900 1,1 60 1 0 0 m A

NC15 60 1000 850 1.5 180 10mA


EFS16 60 1600 950 1.07 60 100uA
KE61-20 60 2000 1500 1,35 186
80-010 80 100 1500 1,2 80 100nA
KE81/04 80 400 2000 1,55 200
00U06B 80 800 1900
80-120 80 1200 1500 1,2 80 lOOụA
KE81/16 80 1600 2000 1,55 300
KE81/22 80 2200 2000 1,6 300
2427 100 100 950 1,1 50
R100A30 100 300 1600 1,2 310
3291RA 100 400 2000 1,25 100
0HF60 100 600 1500 1,7 500
00-100 100 1000 1500 1,2 314
N100/16 100 1600 1700 1,55 400 1mA
0EXD21 100 2500 20Ơ 1.5 320
B3 120 100 1800 1,2 200
G3 125 400 1800 1,2 200
280 125 800 200 1,2 200 200nA
Ký hiệu , Imax Un ipik AU Ith Ir
A V A V A A
2110 125 1100 1800 1.2 200
N100/18 125 1800 1800 1,6 400 1mA
26A45B 126 4500 23Q0
LF10 150 100 3100 1,33 471
1476 150 300 1,5 150 60mA
3089 150 500 3000 1.2 150
150-060 150 600 3000 1,1 150 1mA
0KSR80 150 800 3100 1,33 471
3100TS 150 1000 2500 1,1 200 200uA
50N 32B 150 3200 3300 2.2 700
0HFR20M 200 200 3700 1,45 628
0HFR40MBV 200 400 4400 1,5 628
00-06 200 600 4000 1.1 200 20mA
3 200 800 3800 1,3 200
00-10 200 1000 ' 4000 1,1 200 20mA
200R16PSV 200 1600 4700 1.4 630
012620XXYA 200 2600 5500 1.7 800
250-010 250 100 5000 1.1 250 2mA
3976 250 200 4000 0.6 250
97D 250 400 5000 1.6 740
2063 250 500 4500 1,25 250
9-60 250 600 5000 1,2 250
50-800 250 800 3900 1,2 785
KE250-18 250 1800 6180 1,29 785
91S45T 290 4500
310/04-6 300 400 3400 1.6 945 15mA
0U60A 300 600 5700 1.4 942
00-800 300 800 4800 1.4 942
00-1000 300 1000 4800 1.4 942
0FXD11 300 3000 7000 2,15 1500
0R40 400 400 7800 1,62 400
90M 400 600 7000 1,4 1200
200840 400 800 6000 1,5 800
400DL200 400 10 0 0 10000 1,55 1200
Ký hiệu Imax Un Ipik AU Ith Ir
A V A V A A
KN400/30- 400 3000 9000 1,45 1200 3mA
SF11060SG80 400 6000 4200 3,8
H04C500 500 400 5500 0,85 50mA
D500/07-6 . 500 700 6000 1,5 1600 25mA
0R90 500 900 8000 1,45 500
H14C500 500 1400 5500 0,85 50mA
D500DV80 500 4000 8000 2.0 1600 30mA
37D 600 400 10000 1,8 1800 50mA
D600N08PC 600 800 9400 1,36 1500 35mA
D500E24 600 1200 . 10000 1,85 1900 30mA
D500E32 600 1600 10000 1,85 1900 30mA
D600N20PTC 600 2000 13000 1,3 1500 35mA
H04C700 700 400 8000 0,85 50mA
H10C700 700 1000 8000 0.85 50mA
D700C30L 700 3000 7500 u 1000 50mA
H04C800 800 400 9000 0,8 40mA
900-8 800 800 6000 1.1 500 40mA
D75/16-4 800 1400 1000 1.4
0YD26 800 2000 1300 1,55 2500 30mA
0FXD25 800 3000 1300 1,55 2500 30mA
7200101X00 900 100 8500 1.6 1500 50mA
20CC 900 400 9500 1,6 1000
7200809 900 800 1500 1,6 1500 50mA
7201409 900 1400 1500 1,6 1500 50mA
LA430A 1000 100 10000 1,42 3100 50mA
W04CXC300 1000 400 6000 0,95 15mA
S804SE07 1000 700 9000 1,3 1200 50mA
30P 1000 1000 10000 1,42 3000 50mA
W16CXC380 1000 1600 6000 1.0 15mA
D100FH50(A) 1000 2500 25000 1.9 2500 80mA
S2012SF55 1000 5500 13500 2,1 3400 75mA
7200112XXOO 1200 100 12500 1,2 1500 50mA
30E 1200 500 11000 1.7 4000 50 mA
D1100C08L 1200 800 13000 1,3 1500 15mA
Ký hiệu Imax Un Ipìk AU Ith 1r
A V A V A A
7201012 1200 1000 12500 1.2 1500 50mA
T109TS 1200 1800 18000 2.7 3000
D800C30L 1200 3000 14000 1,7 2000 50mA
70B 1500 200 18000 0,96 50mA
70M 1500 600 18000 0,96 50mA
40S 1500 700 21000 1.4 4000 75mA
40PD 1500 1400 21000 1.4 4000 75mA
80DB 1500 4200 20000 1,15
21A 2000 100 25000 1,1 2000
21PB 2000 1200 25000 1,1 2000
KN200/16 2000 1600 25000 1.3 1800 50mA
A205420XX 2000 5400 24000 1,45 3000 200mA
S2004PD10 2500 1000 25000 1.3 3400
A203825XX 2500 3800 28000 1.25 3000 200rnA
D4000-2 3000 200 50000 1.1 5000 200mA
D4000-25 3000 2500 50000 1.1 5000 200mA
KN4000/01 4000 100 60000 1,35 1400 100mA
KN4000/06 4000 600 60000 1,35 1400 100mA
W02CXC22C 5440 200 52000 1,11 6800 60mA
W14CXC22C 5440 1400 52000 1,1 6800 60mA
KN6000/02 6000 100 60000 1,3 1400 100mA
R609LTX6 6000 600 50000
BS80270XX 7000 200 60000 0,9 100mA
KWD7000/06 7000 600 120000 1,75 450Q0
D8500C02R 9570 200 84100 0,97 10000 2Q0mA
D8500C06R 9570 600 84100 0,97 10000 200mA
W30CX635 16000 3000 1,87
D500GV90 500000 4500 3,0
2 THÔNG s ố TIRISTOR

các cột
hiệu
- Điện áp ngược cực đại
- Dòng điện làm việc cực đại.
- Dòng điện đỉnh cực đại.
Dòng điện xung điều khiển.
- Điện áp xung điều idiiển.
Dòng điện tự giữ.
Dòng điện rò.
- Sụt áp trên Tiristor ở trạng thái dẫn.
dt - Đạo hàm điện áp.
- Thời gian chuyển mạch (mở và khoá).
ax - Nhiệt độ làm việc cực đại.

Un Iđm Ipik ig Ug Ih Ir ầU dU/dt tern


ý hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (V/s) (s)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
YG 30 1.0m 10 200n 0,8 5,0m 50u 1.7 20 10n
AG 100 1,0m 10 200ji 0,8 5,0m 50u 1.7 20 10^1
B42 100 100m 4.4 200n 0,8 3m lOOn 2,5 50
C 200 100n 4.0 20m 0.8 3m 2,5
G42 400 100m 4,4 200u 0,8 3m lOOu 2,5 50
9 80 200m 5 20u 0,6 2m 100n 1.4 100 30ji
200 200m 5 200u 0,6 2m 100u 1,4 100 30u
60 350m 20 020u 0.6 1n 20u 1.5
1A 100 350m 2 20u 0,7 500u 100u 1,2 200 10u
8A 200 350m 2 20^ 0.7 500n 100^1 1.2 200 10^
30 400m 8 3,5m 0,7 10m lOn 1.5 40 1,5n
A 60 400m 200 200u 0,75 5m 10m 1,5 40 300n
100 400m 200 200n 0,75 5m 10m 1.5 40 300n
Un Iđm Ipik Ig Ug ih Ir AU dU/dt
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (V/s)
R04AM8 400 400m 10 100u 0,8 3m 500|i 1.2
100YD 30 500m 10 200u 0,8 5m 50u 1,7 20
A114 60 500m 5 200u 600m 2m 100N 1,5 50
Q109AN 100 500m 8 0,8 5m 1u 1,95 25
CG5404 200 500m 6 200n 0.8 5m 1.7 30
03Q 15 0,8 8 200n 0,8 5m 50 |i 1.5 20
C103Y1 30 0,8 20 50u 0,8 5m lOOu 1.7 25
RY55-100 100 0.8 8 500n 0,8 5m 100^ 1,7 20
03C 300 0,8 8 200n 0,8 5m 50u 2.5 40
C103D 400 0.8 20 200u 0,8 5m 50u 1.7 40
06Y 30 1,2 10 200u 0.8 5m 200u 1.6 20
05A 100 1.2 10 200u 0,8 5m 200u 1.6 20
D 400 1,2 20 200n 0,8 5m 100u 1.6 50
R22-2 50 1.5 20 200u 0.8 5m 200n 1,7 75
CR22-4 200 1,5 15 200u 0.8 5m 200n 1,7 25
R22-6 400 1,5 160 200u 0,8 5m 200n 1.7 25
R22-8 600 1,5 160 200u 0,8 5m 200n 1,7 30
2B4 100 2 22 1,5m 0.8 12m 200n 2,2 30
23C 200 2 20 1m 0.8 2m 100u 2,2 40
4M 400 2 20 200u 0,8 3m 100n 2,2 10
6006 600 2 73 15m 3 20m 2m 2.2 100
MB140 60 4 20 200u 0,8 3m 100u 2,2 8
06 A 100 4 20 200n 0,8 3m 100u 2,2 8
07B1 200 4 15 500n 0,8 6m 10n 2,5 8
106C2 300 4 20 200n 0,8 3m 100u 2,2 100
S106-6 600 4 35 200n 1 5m 300u 1,9 10
N804 800 4 60 15m 1,5 30m 2m 1.6 50
S005 50 5 50 25m 1,5 40m 500u 1,8 200
258X200R 200 5 75 200v 1,5 6m 500v 1,5 50
4201 500 5 100 100m 2 3m 2m 2,6 250
C108S 700 5 20 1m 0,7 10m 400n 1,7 80
Un idm Ipik Ig Ug Ih Ir AU dU/dt te
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (V/s) (s
006(A) 1000 5 84 15m 1,5 30m 2m 1,6. 200 70
41 50 8 80 ■60m 2,5 70m 2m 2,0 50 15
0M (A ) 100 8 80 5m 2 * 6m 2m 1.6 5 50
D 400 8 90 25m 1.5 30m 500n 1,8 50 50
8FS21 600 8 100 200u 0,8 6m 100n 1,6 5 50
43 50 10 125 100m 3 7m 1m 2,5 30
A 100 10 160 60m 1.5 40m 2m 1,7 200 35
A20 200 10 200 60m 2 100m 10m 1,6 300 11
42-600RC 600 10 150 50m 1.5 75m 3m 2 1000 35
0/100 1000 10 250 100m 3 150m 4m 1,6 500 80
5L 100 15 150 20m 1,5 35m 1m 1,6 100 35
400COE 400 15 220 40m 2 100m 5m 2,8 200 50
5L 800 15 150 30m 2 40m 4m 1,7 100 35
N1200UOB 1200 15 250 50m 2 10m 5m 1,95 60 60
2A 50 18 250 40m 3 50m 1m 2,1 200
N400UOB 400 18 270 40m 2 100m ộm 1,95 50 60
N900UOB 900 18 270 40m 2 100m 5m 1,95 50 60
0L 30 20 225 25m 2 40m 1m 1.6 150 35
3918-3 100 20 240 40m 1.5 50m 5m 1.5 50 20
F12 600 20 300 50m 3 4m 1,8 50
N20M 800 20 200 180m 3 150m 4m 4 200 10
92-1000R 1000 20 400 10m 3.5 200m 5m 2,3 300
C120 1200 20 360 50m 3 30m 5m 1,8 200
00161800 50 25 250 40m 3 10Qm 6,5m 2.3 50 75
A3 100 25 250 9m 1,5 50m 1m 1,9 50 25
85(A) 200 25 200 25m 1,5 40m 3m 1,4 50 50
/040G2 400 25 400 50m 2,5 100m 10m 1.8 200 13
2M 600 25 180 180m 3 150m 4m 2 200 10
900COC 900 25 640 120m 1,4 200m 15m 1.9 400 10
69-1000N 1000 25 525 80m 3 150m 6m 2 500 10
A120M 1200 25 370 60m 2 100m 1,8 300 11
Un Iđm Ipik Ig Ug Ih Ir AU dU/dt tc
Ký hiêu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (V/s) (s
140J1 1400 25 400 50m 2.5 100m 3m 1,8 1000 6Q
L02LOO 200 30 680 150m 2,5 1000
060J1 600 30 700 100m 1,2 150m 8m 1,65 1000 15
RH10 1000 30 500 100m 3 160m 5m 1,93 200
B 200 35 300 40m 2,5 75m 3m 1.9 50 20
F30A 300 35 250 40m 2 20m 1m 2,3 25 12
5 400 35 250 80 m 3 20m 6m 2.2 50 10
500BOF 500 35 1100 120 m 1,4 200m 20m 2 1000 12
1000 35 225 40m 2.5 10m 4m 2 25 30
1800BOF 1800 35 1100 120m 1.4 200m 20m 2 1000 12
40W15 400 40 733 150m 2,5 200m 15m 2,4 500 ^5
2MH 600 40 415 50m 2,5 75m 3m 1,9 500 50
/080J4 800 40 900 110m 3 200m 6m 1,65 1000 15
0/14C 1400 40 700 100m 3 200m 1,0 200 10
4U08LE 800 44 550 200m 3 25m 10m 2,7 600 6
4U16LE 800 44 550 200m 3 25m 10m 2,7 600 6
02G4 200 45 460 60m 3 100m 10m 2,22 200 11
200COC 200 46 1000 150m 2,5 200m 10m 1.9 400 60
600COC 600 46 1000 150m 2.5 200m 10m 1.9 400 60
A5MS90 50 50 1250 100m 2.5 200m 15m 1.6 200 11
0J 100 50 650 40m 1,5 50m 1m 1.8 425 35
48-200M 200 50 500 60m 3,0 30m 5m 1,8 200 50
0J 400 50 , 650 40m 1.5 50m 1m 1,8 425 35
F60W20 600 50 1000 150m 2,5 200m 15m 2.0 500 15
16-801 800 50 800 100m 3,0 35m 10m 2,0 300 12
C100 1000 50 900 70m 3.0 30m 5m 1,9 200
0M4EJ 400 60 1100 150m 5 50m 3,65 500 10
600BO C 600 60 1400 150m 1,4 200m 25m 1,8 400 18
-08104 800 60 1200 110m 3,0 200m 6m 1,6 1000 15
1000VO F 1000 60 1400 150m 1.4 200m 25m 1.8 1000 18
2A 20 80 850 700m 2,5 20m 6,5m 2,2
Un Iđm Ipik Ig Ug Ih Ir AU dU/dt tc
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (V/s) (s
AGOF 50 80 1200 100m 3,0 200m 5,0m 2.5 200 10
10 100 80 1600 150m 2.5 500m 17m 2,5 200 2C
S20 200 80 1200 110m 3,0 200m 6,5m 1,8 25
300 300 80 800 75m 3,0 100m 4m 3.1 100 80
400 80 800 75m 3,0 100m 4m 3,1 100 80
50 500 80 1200 200m 2,5 500m 15m 2,5 200 60
0/06UG1 600 80 1300«' 150m 3.0 100m 15m 2,13 200 20
H80 800 80 1000 200m 2,5 500m 15m 2.4 30 90
100A 1000 80 1000 70m 2.5 20m 2m 2.3 500 30
10BEM 1000 80 2500 150m 2.0 250m 30m 2.4 1000 20
5 50 90 1800 100m 2,0 500m 5m 1,5 200 19
60 600 90 1800 100m 2,0 500m 5m 1,5 200 19
0 60 100 100 200ự 750m 5m 10m 1,5 15 80
AX8 100 100 2000 150m 2 ,5 2,2 200
RH02EHO 200 100 350 100m 3.0 400m 10m 2 ,5 7 100 30
0F21A 300 100 2000 150m 2.5 200m 30m 1.9 200 15
RH04EMO 400 100 350 100m 3,0 400m 10m 2 ,5 7 100 12
0DY10 500 100 2000 100m 2.0 15m 2,0 100 15
RH06CGO 600 100 350 100m 3,0 400m 10m 2 ,5 7 100
RH08JOO 800 100 750 100m 3,0 160m 10m 2 ,2 2 400
RH10CGO 1000 100 350 100m 3,0 400m 10m 2,57 20 35
018044AB 100 125 1400 150m 3,0 150m 15m 3,2 200 40
2GOD 200 125 1800 100m 3,0 200m 10m 1.4 200 10
D 400 125 1000 150m 3,0 12m 3,0 500 10
QU4DU 400 125 2500 150m 3,0 250m 30m 1,5 200
22 600 125 3000 300m 3,0 100m 7,5m 1.8 25
088054AB 800 125 1400 150m 3,0 150m 15m 3,2 200 30
108074AB 1000 125 1400 150m 3.0 150m 15m 3.2 200 15
03 50 150 3500 150m 3.0 50m 10m 1,4
C10 100 150 4000 150m 2.5 50m 22m 1,7 200 60
TB02LOO 200 150 3000 150m 1,4 1000
Un Iđm Ipỉk lg Ug Ih Ir AU dU/dt te
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (V/s) (s
C 300 150 3500 150m 2,5 500m 10m 2,8 200
C40 400 150 4000 150m 2.5 50m 8m 1.7 200 80
50/06VG1 600 150 2450 250m 1,5 250m 25m 2,0 200 25
0C80 800 150 2800 100m 3,0 100m 15m 1,6 200
B100 1000 150 3300 200m 2.5 500m 15m 2,2 200 40
0120 100 200 4000 150m 3.0 25m 2,1 300 10
0D21A 200 200 4000 150m 3,0 200m 30m 1,8 200 15
0S04P1V 400 200 5000 150m 3,0 600m 30m 1,8 500 10
76M 600 200 2500 300m 2,5 500m 12m 3,5 200 15
78S 700 200 2500 300m 2,5 500m 12m 3,5 200 15
0S08P2V 800 200 5000 150m 3,0 600m 30m 1.8 500 10
0N21D 1000 200 4000 150m 3,0 200m 20m 1,7 200 80
3 50 250 5000 400m 4.0 200m 15m 2,0
A10 100 250 4200 150m 2,5 500m 20m 2.3 250 60
B 200 250 1800 150m 3,0 200m 17m 3.0 100 20
5-04Q 400 250 1600 150m 3,0 60m 15m 2,3 200
AC50 500 250 4000 150m 2.5 500m 6m 2.1 20
06FB 600 250 5000 200m 3,0 100m 25m 2,0 200 7
50/08C 800 250 7000 200m 3.0 250m 50m 1,65 200 50
62 900 250 5000 400m 4,0 200m 15m 2,0
AC10 100 300 5000 150m 2,5 500m 10m 1.8 200
C 300 300 3500 300m 3,0 500m 20m 2.8 200 10
3S04MFK3 400 300 8000 200m 3,0 600m 50m 2,2 500 20
A60 600 300 8500 150m 3,0 5 00m 30m 1,6 200 75
30/80D 800 300 3500 200m 3,0 2 50m 50m 2.3 500 12
B100 1000 300 8000 150m 3.0 5 00m 30m 1,6 200 75
0C04C1L 400 3 50 5000 150m 3,0 6 00m 30m 2,0 1000 10
MH06 600 350 11500 300m 3,0 1 60m 1,51 200
0/09QH1 900 350 9900 250m 1,5 250m 40m 1.72 500 20
51F10DT 1000 350 6500 250m 4,0 400m 80m 2,4^ 500 20
012524DN 100 400 6000 150m 3,0 15m 1,9 200 60
Un Iđm Ipik Ig Ug Ih Ir AU . dU/dt te
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (V/s) (s
0F21A 300 400 7000 260m 3,5 200m 30m 1.8 200 15
0G26 400 400 7000 260m 3,5 300m 30m 1.8 200
0-06X 600 400 4000 200m 3,0 70m 25m 2.0 200 15
0/080J6 800 400 7500 200m 2.5 200m 40m 1,55 1000 15
9-10W 1000 400 4000 400m 5.0 80m 40m 2,2 10Ở0 10
014554DN 100 450 8500 150m 3.0 35m 3.1 200 30
54PR44DS 400 450 7800 150m 3,0 35m 2,0 300 50
E 500 450 7500 300m 3,0 500m 45m 3,0 200 60
386 600 450 8000 150m 3,0 2.6 300 25
N 800 450 7500 300m 3,0 500m 45m 3,0 200 40
50/10PH6 1000 450 4466 250m 2,5 150m 40m 2 ,3 7 500 15
CH10 1000 495 180Ö0 300m 3,0 1 100m 1,69 200
A 100 500 3500 300m 3.0 500m 20m 2,8 200 20
C 300 500 5500 300m 3.0 1 45m 4.2 200 8
0CH04C0 400' 500 7200 150m 3,0 600m 75m 1,4 500 •10
0AL10 500 500 10000 100m 2.5 30m 1.3 300
0C60 600 500 10 00 0 100m 3,0 50m 25m 1,4 50
N 800 500 3500 300m 3.0 500m 20m 2.8 200 20
07SR1010 1000 50 0 5600 200m 3,5 250m 50m 2,0 300
A 100 550 8000 150m 3,5 250m 1,5 200 20
KH02GOO 200 550 5700 300m 3,0 1,0 60m 2,26 300
KH02CL0 200 55 0 12 00 0 300m 3.0 1.0 75m 1,51 20
B30 300 550 8500 . 150m 3,0 500m 30m 1,7 200 80
D 400 550 ■ 8000 150m 3.5 250m 1,5 200 20
10E 500 550 7000 150m 6.5 250m 1,5 100 20
063544DN 600 550 7000 150m 3,0 30m 2.9 300 40
01S 700 550 7000 150m 6,5 250m 1,5 100 20
51/08E 800 550 9000 250m 3,0 '500m 50m 1,65 1000
B100 1000 550 10000 150m 3,0 500m 30m 1,7 200 12
60/04PQ6 400 5 60 7000 250M 2.5 250m 40m 2,1 200 15
604SR0404 400 580 7500 150m 3,0 250m 30m 1,62 200
Un Iđm Ipik Ig Ug Ih Ir AU du/dt tc
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (V/s) (s
016054DN 100 600 9000 150m 3.0 30m 2,6 300 30
CH02 200 600 26900 300m 3,0 1.0 100m 1,41 . 200
1/03QG6 300 600 7750 250m 1,5 150m 25m 1,82 200 25
3 -0 4 400 60 0 5500 200m 3,0 50m 25m 1.3 200 tO
E1 500 60 0 8000 150m 5 ,0 45m 2,6 200 20
C H06 600 60 0 26900 300m 3,0 1,0 100m 1,41 200
1 -0 8 800 600 7000 200m 3 .0 70m 30m 2 ,6 30 0 12
F10TG M 1000 60 0 10000 250m 2.2 250m 100m 2 ,4 1000 30
80A 100 62 5 5500 150m 6 .5 250m 35m 2 ,0 100 20
084064DN 800 625 7000 150m 3.0 35m 2 .4 300 20
CH02CL0 200 65 0 5000 200m 3 .0 600m 30m 1,68 150
0C04C0 400 65 0 8000 200m 3.0 600m 30m 1,66 20 0 10
056584D N 500 650 9500 150m 3,0 30m 2.3 300 • 10
CH06CJ0 600 650 5000 200m 3,0 epom 30m 1,68 20 25
S 700 650 7000 250m 5,0 45m 2,6 200 20
0C08C3L 800 650 8000 200m 3,0 600m 50m 2.2 1000 10
600-10 1000 65G 5500 150m 3.0 200m 20m 1.2 100 20
95A 100 700 8000 200m 2.5 1.0 20m 2,5 200 15
B 200 700 8000 300m 3,0 1,0 45m 2,5 200 12
044534DN 400 700 7500 150m 3.0 35m 3,1 300 50
BQ50 500 700 10000 200m 2.5 500m 45m 2,5 400 20
9-08A 800 700 8000 400m 5,0 100m 60m 2,3 1000 15
103P10D 1000 700 5000 250m 2,4 70m 50m 1,4 500 15
ã550 100 800 9000 100 m 5,0 50m 1,9 100 12
0DL6 300 800 14000 250m 2,5 30m 1,5 200
K50 500 800 15000 150m 2,5 500m 60m 2.3 200 25
080803DH 800 800 13000 200m 3,0 500m 60m 3.0 300 40
P 1000 800 11000 300m 5.0 35m 2,0 200 12
90A 100 850 8000 150m 2,5 500m 20m 2,4 200 12
D 400 85Õ 13000 300m 5,0 35m 1.6 200 12
8PA 1000 850 8000 400m 3,0 60m 2,5 400 20
Un Iđm Ipik lg Ug Ih Ir AU dU/dt te
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (V/s) (s
A 100 900 800 200m 3,0 40m 45m 2.5 200 20
CH02CK0 200 900 8000 300m 3,0 1,0 70m 2,52 20 15
04PM0404 400 900 11200 200m 3,5 250m 50m 1,62 300
MH06GOO 600 900 11500 300m 3,0 1.0 60m 1,51 300
S 700 900 13000 150m 5.0 35m 1,7 200 12
9-08Z 800 900 1200 200m 3.0 100m 40m 2,0 300 30
CH02CG0 200 950 8500 300m 3.0 • 1,0 70m 2,4 20 35
E 500 950 10000 300m 3.0 45m 2.9 400 25
CH08EJ0 800 950 8500 300m 3,0 1.0 70m 2,4 100 25
053SD11 1000 950 16000 350m 3,5 150m 1.9 1000 15
CH02CG0 200 1000 5200 200m 3.0 600m 50m 2,12 20 35
000/040G6 400 1000 19000 250m 5.0 500m 100m 2,0 500 10
CH08DG0 800 1000 5200 200m 3,0 600m 50m 2,12 50 35
01/100G6 1000 1000 23600 300m 3,0 250m 100m 1,68 200 15
5-01Z 100 1500 17000 200m 3.0 100m 60m 1,7 300 30
E1 500 1500 23000 200m 5,0 45m 1,7 400 15
00EX16 800 1500 30000 350m 3,0 1.0 120m 2,1 200 30
S 700 2000 16000 200m 5,0 50m 2.6 400 25
CH04GOO 400 2200 15500 300m 3,0 1.0 60m 1.3 300
06300HHE 600 3000 48000 250m 4.0 150m 1,0 300 40
FH08JOO 800 3850 33800 300m 3,0 1.0 150m 1,43 500
CH10KOO 1000 5000 37000 300m 3,0 1.0 150m 1,28 750
0DH10LOO 1000 6840 64000 300m 3,0 1,0 200m 1,06 1000
p.3 THÔNG s ố TRIÃC

ĩa các cột.
ý hiệu.
đm - Điện áp đinh mức (điện áp đánh thủng).
m - Dòng điện định mức.
k - Đỉnh xung dòng điện.
- Dòng điện điều iđiiển.
g - Điện áp điều khiển.
- Dòng điện rò.
- Dòng điện tự giữ.
U - Sụt áp trên van khi mở.
- Thời gian giữ xung điều khiển.
U/dt- Tốc độ tăng điện áp.
Nhiêt đô làmViêc cưc đai.

Uđm iđm Ipik Ig Ug Ir Ih AU tx dU


Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (s) (V
1 2 3 4 5 6 7 8 ô 10 1
5C 200 0.5 6 15m 2.3 100u 25m 2.0
92-1 60 0.6 8 5m 2.5 10m 10m 1,9 2n
97B6 400 0,6 8 3m 2.0 100n 10m 1,9 2u 2
97A8 600 0,6 8 5m 2,0 100n 10m 1,9 2n 2
04VV500E 500 1.0 10 10m 1.5 500u 12m 1.5 2n 3
VV600E 600 1.0 10 5m 1,5 500u lOm 1,7 3
3SN 700 1.0 8,5 3m 1.5 10u 7m 1,8 2u
68B 25 2,0 30 15m 2.5 2m 30m 2.0
B 100 2,0 12 15m 2.3 100n 25m 2,6
41 200 2,0 13 15m ■ 2,3 100^i 25m 2.6
NS 800 2,0 10 5m 2.0 5m 1.75
C 2SH 300 3,0 30 . 25m 2,2 750n 15m 1,9 1
SD 400 3,0 30 5m 2.2 750u 15m 2,2 2.2u
Uđm Iđm !pik Ig Ug Ir Ih AU tx dU
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (s) (V/
L4 500 3,0 30 25m 2.5 2m 25m 1,6 3n 3
8B 700 3,0 31 25m 3,0 750u 8m 1.8 3(1 2
8 25 4,0 30 60m 2.5 2m 70m 2,0
A 50 4,0 40 25m 2,2 1m 80m 1.7
4 100 4,0 30 30m 1.4 30m 2,0
F61 400 4.0 33 10m 2.0 10n 10m 1,6 2,5u 2
R4 600 4,0 33 25m 2.5 2m 30m 1,6 3n 3
SE 700 4,0 22 3m 1.5 5n 3m 2,0 2n
TB 500 5,0 70 10u 1,7
MH 600 5.0 50 5m 2,5 2m 15m 1.4 1
SH 700 . 5,0 50 50m 2,5 2m 100m 1.4 20
6 50 6,0 80 50m 2.5 2m 50m 2.2 3
6A 100 6.0 60 5m 2,2 2m 30m 1.7 5
200D 200 6,0 60 5m 2,5 5m 75 0 n 1,6 2u
400 6,0 80 50m 2,5 1m 50m 2,2 2,5u 5
L5V 600 6,0 50 5m 2.0 20u 10m 1,6 1.7^i
8 100 8.0 100 50m 2,5 2m 50m 2,2 2,5n 5
B 200 8,0 80 50m 2,5 50 0 n 50m 1.7 5
300 8,0 100 50m 2.5 2m 50m 2,2 2,5n 5
L5 400 8,0 100 50m 2.5 500u 50 m 1.6 3n 6
X500D 500 8,0 55 10m 1,5 500u 10m 1,65 2u 5
G 600 8,0 27 50m 2,0 1m 25m 1,5
37-700 700 8.0 60 35m 1,5 2m 20m 1.6 20
NJ 800 8,0 50m 2,5 100m 1.7
1 100 10 100 75m 0.9 50m 1,3 1.5u
D14 200 10 70 75m 3,0 1,5m 50m 1,6
834 300 10 100 50m 2,5 50m 1,6
GM 400 10 88 30m 1.5 2m 30m 1.4 10
0CM12L 600 10 100 30m 1,5 2m 1,5
LH5 700 10 110 50m 1.5 10u 50m 1.6 4u 77
NH 800 10 100 50m 2 .5 . 2m 150m 1.7 50
F500E 500 12 90 10m 1,5 500u 30m 1,6 5
Uđm Iđm Ipík lg Ug Ir Ih AU tx dU
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (s) (V
612 600 12 95 100m 2,5 2m 100M 1.9 2,5n 2
3-1000H 1000 12 120 100m 2,5 5m 100m 2,2 2
50 15 150 50m 2.5 2m 50m 2.2 2.5n
15 100 15 150 50m 2,5 2m 60m 2.2 3n 4
1 200 15 100 80m 2,5 2m 75m 1,8 1u 3
5 500 15 150 50m 2,0 2m 40m 1.6 1,5u 1
1D 400 15 100 50m 2.5 50 0 u 50m 1,6 1
L9 600 15 150 125m 2,5 50n 70m 1,6 6n 3
5-1 OFT 800 15 150 50m 2,0 2m 40m 1,6 1.5u
6A 100 16 125 50m 2,5 2m 50m 1.7 40
G 16 400 16 140 50m 3,0 3m 50m 1,5 3
6-600B 600 16 180 50m 2,5 500u 50m 1,6 2u
6C80 800 16 160 50m 3,0 3m 30m 17 10n 5
6C120 1200 16 160 50m 3.0 3m 30m 1.7 10n 5
N400CX 400 18 160 80m 3.0 5m 100m 2.0 7
N10CX 1000 18 130 80m 3.0
20-4 200 20 150 50m 2,0 2m 40m 1.7 1.5u
0B6L 300 20 220 30m 1.5 3m 1.5
20A6 400 20 150 50m 2,0 2m 40m 1,7 1.5u
200 25 225 50m 2.5 2m 80m 1,6 4m 7
325300 300 25 250 100m 2 ,5 4m 60m 2 ,5 3|i 4
23-6FP 400 25 22 5 75m 3,0 2m 75m 1,9 1
3325DM 6 00 25 240 100m 3 ,0 3m 50m 2,0 3 |i 1
R9 700 ; 25 25 0 125m 2 ,5 50n 80m 1,8 6n 30
25B800C 800 25 190 . 35m 1.5 500u 15m 1.5 2n 10
5C20Y 200 35 33 0 50m 3,0 5m 30m 1,4 10n 2
335D 600 35 33 0 100m 3.0 4m 60m 2.0 3ịi 1
5C120 1200 35 400 . 70m 3.0 6m 30m 1,6 10u 1
40 50 40 400 100m 2.5 4m 60m 2,0 3^l
100 40 400 100m 2 ,5 4m 60m 2 .0 3u 2
C 200 40 3 00 100m 2 .5 2m 100m 1.6 5Ü 1
Udm Idm Ipik ig Ug Ir Ih AU tx dU
hieu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (s) (V
24-5 300 40 350 50m 2.0 2m 75m 1.8 1.5n 5
62 400 40 300 40m 1,4 25m 1.7 1,7u
40 600 40 400 100m 2,5 1m 60m 1.0 3n 20
1-700B 700 40 420 50m 2,5 4m 80m 1,6 2,5u 1
NKS 800 40 330 75m 1,5 lOn 75m 1.7 2n 50
1240 1200 40 350 200m 2,5 5m 50m 1,8 2.5n 20
5C40 400 45 550 70m 3,0 6m 50m 1,6 lOn 1
1-800B 800 45 315 100m 1.5 80m 1,8 2.5u 25
5C120 1200 45 550 70m 3.0 6m 50m 1,6 10^i 1
0A4 200 50 800 100m 2,5 10m 1.5 5
0C40 400 50 800 150m 3.0 8m 50m 1,5 lOu 5
60A 600 50 550 200m 2.5 10m 90m 2,0 2
0A16 800 50 800 100m 2.5 10m 1.5 5
0C120 1200 50 800 150m 3,0 8m 50m 1.5 10m 5
200 60 600 100m 3,0 10m 100m 2.0 3|.i 1
604 400 60 500 1 100m 3.0 10m 60m 2,0 1
60 600 60 600 100m 3,0 10m 100m 2,0 3|.i 1
608 800 60 500 150m 2,5 5m 30m 2,1 3n 20
610 1000 60 500 100m 3,0 10m 60m 2,0 3p. 1
0 1000 60 600 100m 3,0 10m 100m 2.0 3u 1
0B4 200 70 1100 200m 3,0 15m 2,1 1
0B6 300 70 1100 200m 3,0 15m 2,1 1
0D40 400 70 1000 200m 3,0 10m 70m 1,5 lOu 5
AA60 600 70 1200 50m 3,0 10m 100m 1.35 5
0B16 800 70 1100 200m 3,0 15m 2.1 1
0C120 1200 70 1000 200m 3,0 10m 70m 1,5 10n 5
G13 400 80 880 200m 4.0 10m 200m 2.1 1
J13 600 80 880 200m 4.0 10m 200m 2,1 1
Q13 1200 80 880 200m 4.0 10m 200m 2.1 1
D4 200 100 1100 200m 3.0 15m 2.3 1
D6 300 100 1100 200m 3,0 15m 2,3 1
D8 400 100 1100 200m 3,0 15m 2.3 1
Uđm Iđm Ipik Ig Ug Ir Ih AU tx du
Ký hiệu Max Max Max Max Max Max Max Max
(V) (A) (A) (A) (V) (A) (A) (V) (s) (V
00C40 400 100 1200 200m 3.0 100m 70m 1.5 10n 5
D12 600 100 1100 200m 3.0 15m 2,3 1
00C60 600 100 1200 200m 3,0 100m 70m 1.5 1ƠU 5
D16 800 100 1100 200m 3,0 15m 2,3 1
00C80 800 100 1200 200m 3,0 100m 70m 1,5 lOu 5
D20 1000 100 1100 200m 3,0 15m 2,3 1
00C100 1000 100 1200 200m 3.0 100m 70m 1.5 10n 5
00C120 1200 100 1200 200m 3,0 100m 70m 1,5 10u 5
50B4 200 150 2000 300m 3.0 15m 1,6 1
0D4 200 150 2000 300m • 3,0 15m 1.6 1
50B6 300 150 2000 300m 3,0 15m 1.6 1
0D8 400 150 2000 300m 3,0 15m 1.6 1
50B12 600 150 2000 300m 3,0 15m 1.6 1
0D16 800 150 2000 300m 3.0 15m 1.6 1
50B24 1200 150 2000 300m 3.0 15m 1.6 1
0D24 1200 150 2000 300m 3.0 15m 1,6 1
57 400 200 1300 800m 3,0 15m 850m 2.1
58 600 200 1300 800m 3,0 15m 850m 2,1
59 800 200 1300 800m 3,0 15m 850m 2,1
60 1000 200 1300 800m 3,0 15m 850m 2.1
1 1200 200 1300 800m 3,0 15m 850m 2,1
00B4 200 300 3000 300m 3,0 30m 1,5 1
0D6 300 300 3000 400m 3,0 30m 1,5 1
00C40 400 300 3300 400m 3,0 25m 150m 1.5 10u 1
00B12 600 300 3000 300m 3,0 30m 1.5 1
0D16 800 300 3000 400m ,3 ,0 30m 1,5 1
00C100 1000 300 3300 400m 3,0 25m 150m 1,5 10ự 1
Bảng p.4 THÔNG s ố TRANZITOR

Xếp theo dòng điện


ƯCEO Ib Cấu
Kí hiêu Hang chế tao Ic(A) (V) (A) trúc
P2H4M440H 4 110 M
QM5HG-24 MITSUBISHI 5 1200 3
PD7M440H NATIONAL 7 440 M
MG8G4GM1 TOSHIBA 8 450 4*M
MG8G6EM1 TOSHIBA 8 450 6*M
PD10M440H 10 440 M
QM10HA-HB MITSUBISHI 10 600 1
MG10G6EL2 TOSHIBA 10 600 6‘ DA
QM10HG-2H MITSUBISHI 10 1000 2
7MBR10SC120 FUJI 10 1200 7*1GBT
7MBR10SC120 FUJI 10 1200 7*iGBT
FM15BF-6 15 300 M
EVF33T-040 15 400 6*DA
MG15G6EM1 TOSHIBA 15 450 6*M
QM15TG-9 MITSUBISHI 15 450 6*DA
QM15HA-H MITSUBISHI 15 600 0,9
MG15N6EK1 TOSHIBA 15 1100 6*DA
7MBR15SA120 FUJI 15 1200 7*IGBT
6DI20D-Ũ40 FUJI 20 400 6‘ DA
QM20TD-9B MITSUBISHI 20 450 DA
QM20TD-9 MITSUBISHI 20 500 6*DA
7MBR20SA060 FUJI 20 600 7‘ IGBT
RM20C1A-12S MITSUBISHI 20 600 2*DI
RM20eA“12S MITSUBISHI 20 600 2*DI
l/ì MG25H2YS1 TOSHIBA 25 500 IGBT
Xếp theo điện áp
UcEO Ib Cấu
Kí hiêu Hảng chế tao Ic(A) (V) (A) trúc
PC80QL03N 80 30 2*DI
P2H4M440H 4 110 M
FM15BF-6 15 300 M
FM30DY-10 MITSUBISHI 30 300 M
ID500A-030A 5 00 300 DA+DI

EVF31H-035 30 350 DA
QM100HC-M MITSUBISHI 100 350 3
QM200HC-M MITSUBISHI 200 350 6
QM300HC-M MITSUBISHI 300 350 10
QM600HC-M MITSUBISHI 600 350 15 !
EVF33T-040 15 400 6*DA
6DI20D-040 FUJI 20 400 6*DA
30L6P41 TOSHIBA 30 400 6*DI
TM55DZ-M MITSUBISHI 55 400 2*TRI
TM200DZ-H MITSUBISHI 200 400 DA
PD7M440H NATIONAL 7 440
PD10M440H 10 440 M ỉ
MG8G4GM1 TOSHIBA 8 450 4*M
MG8G6EM1 . TOSHIBA 8 450 6*M
MG15G6EM1 TOSHIBA 15 450 6*M-
QM15TG-9 MITSUBISHI 15 450 6*DA
QM20TD-9B MITSUBISHI 20 450 DA
PM 453022F HITACHI 30 450 2*M
FM50DY-9 MITSUBISHI 50 450 M
PM 45502C HITACHI 50 450 M
N> TM25DZ-H MITSUBISHI 25 600 j 2*TRI
Os
AK25GB80 25 800 2*TR(
DD25F-80 25 800 Dl
MG25M1BK1 TOSHIBA 25 1000 DA
2MBI25F-120 FUJI 25 1200 21GBT
7MBR25NS120 FUJI 25 1200 7*IGBT
FM30DY-10 MITSUBISHI 30 300 M
EVF31H-035 30 350 DA
30L6P41 TOSHIBA 30 400 6*DI
PM453022F HITACHI 30 450 2*M
EVF31-050A 30 500 2*DA
EVF33-050 30 500 DA
QM30HA-H MITSUBISHI 30 600 1.8
7MBR30SA0^0 FUJI 30 600 7*IGBT
7MBR30SC060 FUJI 30 600 7*1GBT
EVK31-050 30 600 2*DA
MG30G2CL3 TOSHIBA 30 600 2‘ DA
QM30DY-H MITSUBISHI 30 600 2*DA
RM30DZ-H MITSUBISHI 30 600 2‘ DI
6RI30A-080 FUJI 30 800 6‘ DI
PAH 308 30 800 TRI
PAT308 30 800 2*TRI
RM30TA-H MITSUBISHI 30 800 6*DI
QM30HY-2H MITSUBISHI 30 1000 2
RM30DZ-M MITSUBISHI 30 1000 2*DI
QM30HQ-24 MITSUBISHI 30 1200 6
ST30Y2 SANREX 30 1200 DA
ST30X6 SANREX 30 1600 DA
I 7MBR35SD120 FUJI 35 1200 7‘ IGBT
7MBR35SB140 FUJI 35 1400 7*IGBT
DF40BA80 SANREX 40 800 6*DI
FM50DY-9 MITSUBISHI 50 450 M
QM20TD-9 MITSUBISHI 20 500 6*DA
M G25H 2YS1 TOSHIBA 2S 000 lOEsr
EVF31-050A 30 500 2*DA
EVF33-050 30 500 DA.
2MBI50F-050 FUJI 50 500 2*M
2MBI50S-050 TOSHIBA 50 500 2*M
FBA50AA50 SANREX 50 500 2*IGBT
FBA50BA50 SANREX 50 500 M
FCA50CC50 SANREX 50 500 2*M
FM50DZ-10S MITSUBISHI 50 500 M
2DI75S-050 FUJI 75 500 DA
EVK71-050 75 500 DA
MG75H2YS1 TOSHIBA 75 500 2*IGBT
2MBI00F-050A FUJI 100 500 2*M
7D100A-050EHR FUJI 100 500 7*IGBT
FM100HY-10 100 500 M
MG100H2YS1 TOSHIBA 100 500 2*IGBT
2DI150D FUJI 150 500 DA
EVM31-050A 150 500 2*DA
MG150H2YS1 TOSHIBA 150 500 2*IGBT
MG200H2YS1 TOSHIBA 200 500 2*IGBT
MG200J1ZS50 TOSHIBA 200 500 IGBT
QM10HA-HB MITSUBISHI 10 600 1
MG10G6EL2 TOSHIBA 10 600 6*DA
QM15HA-H MITSUBISHI 15 600 0,9
7MBR20SA060 FUJI 20 600 7*IGBT
RM20C1A-12S MITSUBISHI 20 600 2*DI
RM20CA-12S MITSUBISHI 20 600 2*DI
TM25DZ-H MITSUBISHI 25 600 2*TRI
QM30HA-H MITSUBISHI 30 600 1,8
7MBR30SA060 FUJI 30 600 7*IGBT
7MBR30SC060 FUJI 30 600 7*IGBT
PM45502C HITACHI 50 450 M
2MBI50F-050 FUJI 50 500 2*M
2MBI50S-050 TOSHIBA 50 500 2‘ M
FBA50AA50 SANREX 50 500 2*IGBT
FBA50BA50 SANREX 50 500 M
FCA50CC50 SANREX 50 500 2*M
FM50DZ-10S MITSUBISHI 50 500 M
QM50HA-H MITSUBISHI 50 600 3
QM50HA-HB MITSUBISHI 50 600 3
6MBP50RH060-
01 FUJI 50 600 6*IGBT
7MBR50SC060 FUJI 50 600 7*IGBT
MG50G1BL3 TOSHIBA 50 600 • DA
MG50G6EL1 TOSHIBA 50 600 6*DA
MG50H2YS1 TOSHIBA 50 600 IGBT
MG50J6ES1 TOSHIBA 50 600 6*IGBT
QM50DZ-H MITSUBISHI 50 600 2*DA
PD508 50 800 2*DI
QM50HY-2H MITSUBISHI 50 1000 3
6MBP50RA-120 FUJI 50 1200 6*IGBT
6MBP50RS-120 FUJI 50 1200 6*1GBT
7MBR50SD120 FUJI 50 1200 7*IGBT
TM55DZ-M MITSUBISHI 55 400 2*TRI
TM55CZ-H MITSUBISHI 55 800 2*TRI
PD55F-120 SANREX 55 1200 TRI
TM55DZ-2H MITSUBISHI 55 1600 2*TRI
DF60BA-80 SANREX 60 800 6*DI
DD60HB160 SANREX 60 1600 2*DI
2DI75S-050 FUJI 75 500 DA
EVK71-050 75 500 DA
MG75H2YS1 TOSHIBA 75 500 2*iGBT
QM75HA-H JVILTSUBISHL J3^ ....600 4.5
EVK31-050 30 600 2*DA
MG30G2CL3 TOSHIBA 30 600 2*DA
QM30DY-H MITSUBISHI 30 600 2*DA
RM30DZ-H MITSUBISHI 30 600 2*DI
QM50HA-H MITSUBISHI 50 600 3
QM50HA-HB MITSUBISHI 50 600 3
6MBP50RH060-01 FUJI 50 600 6*IGBT
7MBR50SC060 FUJI 50 600 7*IGBT
MG50G1BL3 TOSHIBA 50 600 DA

MG50G6EL1 TOSHIBA 50 600 6*DA


MG50H2YS1 TOSHIBA 50 600 IGBT
MG50J6ES1 TOSHIBA 50 600 6*IGBT
QM50DZ-H MITSUBISHI 50 600 2*DA
QM75HA-H MITSUBISHI 75 600 4.5
2MBI75J-060 FUJI 75 600 2*IGBT
6MBI75-060 FUJI 75 600 6*IGBT
6MBP75RH060-01 FUJI 75 600 6*IGBT
7MBP75JB060 FUJI 75 600 7*IGBT
7MBR75GE060 FUJI 75 600 7*IGBT
7MBR7SB060B FUJI 75 600 7*IGBT
MG75H2CL1 TOSHIBA 75 600 2*DA
MG75J2YS1 TOSHIBA 75 600 2*IGBT
QM75DX-H MITSUBISHI 75 600 2*DA
DD90F-060 SANREX 90 600 Dl
QM100HY-H MITSUBISHI 100 600 6
2MB1100-060 FUJI 100 600 2*IGBT
2MBI100N-060 FUJI 100 600 2*IGBT
2MB1100N-060S FUJI 100 600 2*IGBT
6MB1100FA-120 FUJI 100 600 6*IGBT
7WIBP100KB050 FUJI 100 000 7"10D T
7MBP100RA060 FUJI 100 1 600 7*IGBT
to
N> 2MBI75J-060 FUJI 75 600 2*IGBT
00
6MBI75-060 FUJI 75 600 6*IGBT
6MBP75RH060-
01 FUJI 75 600 6‘ IGBT
7MBP75JB060 FUJI 75 600 7*IGBT
7MBR75GE060 FUJI 75 600 7*IGBT
7MBR7SB060B FUJI 75 600 7*IGBT
MG75H2CL1 TOSHIBA 75 600 2‘ DA
MG75J2YS1 TOSHIBA 75 600 2*IGBT
QM75DX-H MITSUBISHI 75 600 2*DA
2DI75A-120 FUJI 75 1200 2*DA
2DI75Z-120 FUJI 75 1200 2*DA
2MBI75N-120 FUJI 75 1200 2‘ IGBT
PC80QL03N 80 30 2*DI
DD90F-060 SANREX 90 600 Dl
PD90HB120 90 1200
TM90DZ-24 MITSUBISHI 90 1200 2*TRI
TM90DZ-2H MITSUBISHI 90 1600 2*TRI
QM100HC-M MITSUBISHI 100 350 3
2MBI00F-050A FUJI ' 100 500 2*M
7D100A-
050EHR FUJI 100 500 7*IGBT
FM100HY-10 100 500 M
MG100H2YS1 TOSHIBA 100 500 2*IGBT
QM100HY-H MITSUBISHI 100 600 6
2MB1100-060 FUJI 100 600 2*IGBT
2MBI100N-060 FUJI 100 600 2*IGBT
2MBI100N-060S FUJI 100 600 2‘ IGBT
6MBI100FA-120 FUJI 100 600 6*IGBT
7MBP100KB060 FUJI 100 600 7‘ IGBT
7MBP100RA060 FUJI 100 600 7*IGBT
7D150A- FUJI 100 600 7*IGBT
7D150A-050EHR FUJI 100 600 7*IGBT
7MBR100SD060 FUJI 100 600 7*IGBT

CM100DY-12E 100 600 2*IGBT


MG100G2CL1 TOSHIBA 100 600 2*DA
QM150HY-H MITSUBISHI 150 600 9
2MBI150NC-060 FUJI 150 600 2*IGBT
2MBI150SD-60 FUJI 150 600 21GBT
6MBP150JA060 FUJI 150 600 61GBT
6MBP150RA060 FUJI 150 600 6*IGBT
MG150J2YS1 TOSHIBA 150 600 2*IGBT
QM200HA-HK MITSUBISHI 200 600 12
2MBIX200SK-060 FUJI 200 600 2‘ IGBT
2MBI200-060 FUJI 200 600 2*IGBT
QM300HA-HB MITSUBISHI 300 600 18
2MBI300J-060 FUJI 300 600 2*IGBT
2MBI300LB-060 FUJI 300 600 2*IGBT
.2MBI300SK-060 ' FUJI 300 600 2*IGBT
MG300J2YS1 TOSHIBA 300 600 2*IGBT
QM400HA-H MITSUBISHI 400 600 10

2MBI40ONK-O6O FUJI 400 600 2*IGBT


IDI480AP-055 480 600 DA+DI
QM500HA-H MITSUBISHI 500 600 10
IMBI600LN-060-01 600 600 IGBT
IMBI600NP-060 600 600 IGBT
AK25GB80 25 800 2*TRI
DD25F-80 25 800 Dl
6RI30A-080 FUJI 30 800 6*DI
PAH308 30 800 TRI
PAT308 30 800 2*TRI
RM30TA-H MITSUBISHI 30 800 6*DI
050EHR
7MBR100SD060 FUJI 100 600 7‘ IGBT
CM100DY-12E .
100 600 2‘ IGBT
MG100G2CL1 TOSHIBA 100 600 2‘ DA
PAH1008 100 800 Di+TRI
PDH1008 100 800 DI+TRI
QM100DZ-H MITSUBISHI 100 800 2‘ DA
QM100HY-2H MITSUBISHI 100 1000 5
MG100N2y1 TOSHIBA 100 1000 IGBT
6MBI100S-120 FUJI 100 1200 6‘ IGBT
PC100F2 100 1200 Dl
2MBI100PC-140 FUJI 100 1400 2*IGBT
MG100H2GL1 TOSHIBA too 2*DA
2DI150D FUJI 150 500 DA

EVM31-050A 150 500 2*DA
MG150H2YS1 TOSHIBA 150 500 2‘ IGBT
QM150HY-H MITSUBISHI 150 600 9
2MBI150NC-060 FUJI 150 600 2‘ IGBT
2MBI150SD-60 FUJI 150 600 2‘ IGBT
6MBP150JA060 FUJI 150 600 6‘ IGBT
6MBP150RA060 FUJI 150 600 6‘ IGBT
MG150J2YS1 TOSHIBA 150 600 2‘ IGBT
PDH1508 NATIONAL 150 800 TRI
QM150HY-2H MITSUBISHI 150 1000 8
2MBI150PC-140 FUJI 150 1400 2‘ IGBT
QM200HC-M MITSUBISHI 200 350 6
TM200DZ-H MITSUBISHI 200 400 DA
MG200H2YS1 TOSHIBA 200 500 2‘ IGBT
MG200J1ZS50 TOSHIBA 200 500 IGBT
QM200HA-HK MITSUBISHI 200 600 12
2MBIX200SK-
to 060 FUJI i 200 600 2‘ IGBT
DF40BA80 SANREX 40 800 5*DI
PD508 50 800 2*DI
TM55CZ-H MITSUBISHI 55 800 2*TR1
DF60BA-80 SANREX 50 800 6*DI
PAH1008 100 800 DI+TRI
PDH1008 100 800 DI+TRI
QM100DZ-H MITSUBISHI 100 800 2*DA
PDH1508 NATIONAL 150 800 TRI
PDH2008 NATIONAL 200 800 TRI
PDH2008A NATIONAL 200 800 TRI
MG300J1US11 TOSHIBA 300 800 IGBT
MG300J1US21 TOSHIBA 300 800 IGBT
TM90DZ-H MITSUBISHI 900 800 2*TRI
QM10HG-2H MITSUBISHI 10 1000 2
MG25M1BK1 TOSHIBA 25 1000 DA
QM30HY-2H MITSUBISHI 30 1000 2
RM30DZ-M MITSUBISHI 30 1000 2*DI
QM50HY-2H MITSUBISHI 50 1000 3
QM100HY-2H MITSUBISHI 100 1000 5
MG100N2y1 TOSHIBA 100 1000 IGBT
QM150HY-2H MITSUBISHI 150 1000 8
QM200HA-2H MITSUBISHI 200 1000 10
MG200N1US1 TOSHIBA 200 1000 IGBT
MG200N1US41 TOSHIBA 200 1000 IGBT
QM300HA-2H MITSUBISHI 300 1000 16
MG300N1US1 TOSHIBA 300 1000 IGBT
QM400HA-2H MITSUBISHI 400 1000 20
QM600HA-2H MITSUBISHI 600 1000 30
QM800HA-2HB MITSUBISHI 800 1000 40
'
QM1000HA-2H MITSUBISHI 1000 1000 50
K)
2MBI200-060. FUJI 200 600 2*IGBT
O
PDH2008 NATIONAL 200 800 TRI
PDH2008A NATIONAL 200 800 TRI
QM200HA-2H MITSUBISHI 200 1000 10
MG200N1US1 TOSHIBA 200 1000 IGBT
MG200N1US41 TOSHIBA 200 1000 IGBT
QM200HA-24 MITSUBISHI 200 1200 10
2MBI200NB-120 FUJI 200 1200 2*IGBT
2MBI200PB-140 FUJI 200 1400 2*IGBT
QM300HC-M MITSUBISHI 300 350 10
QM300HA-HB MITSUBISHI 300 600 18
2MBI300J-060 FUJI 300 600. 2*IGBT
2MBI300LB-060 FUJI 300 600 2*IGBT
2MBI300SK-060 FUJI 300 600 2*IGBT
MG300J2YS1 TOSHIBA 300 600 2*IGBT
MG3Q0J1US11 TOSHIBA 300 800 IGBT
MG300J1US21 TOSHIBA ‘ 300 800 IGBT
QM300HA-2H MITSUBISHI 300 1000 16
MG300N1US1 TOSHIBA 300 1000 IGBT
QM300HA-24 MITSUBISHI 300 1200 16
2MB1300NT-120 FUJI 300 1200 2‘ IGBT
MG300Q1US1 TOSHIBA 300 1200 IGBT
QM400HA-H MITSUBISHI 400 600 10
2MBI400NK-060 FUJI 400 600 2*IGBT
QM400HA-2H MITSUBISHI 400 1000 20
QM400HA-24 MITSUBISHI 400 1200 20
IMBI400N-120 400 1200 IGBT
IMBI400P-140 400 1400
IDI480AP-055 480 600 DA+DI
ID500A-030A 500 300 DA+DI
QM500HA-H MITSUBISHI 500 600 10
MG500Q1US11 TOSHIBA 500 1200 IGBT
MG15N6EK1 TOSHIBA 15 1100 6*DA
QM5HG-24 MITSUBISHI 5 1200 3
7MBR10SC120 FUJI 10 1200 7‘ IGBT
7MBR10SC120 FUJI 10 1200 7*IGBT
7MBR15SA120 FUJI 15 1200 7*IGBT
2MBI25F-120 FUJI 25 1200 2*IGBT
7MBR25NS120 FUJI 25 1200 7*IGBT
QM30HQ-24 MITSUBISHI 30 1200 6
ST30Y2 SANREX 30 1200 DA
7MBR35SD120 FUJI 35 1200 71GBT
6MBP50RA-120 FUJI 50 1200 6*IGBT
6MBP50RS-120 FUJI 50 1200 6*IGBT
7MBR50SD120 FUJI 50 1200 7*IGBT
PD55F-120 SANREX 55 1200 TRI
2DI75A-120 FUJI 75 1200 2*DA
2DI75Z-120 FUJI 75 1200 2‘ DA
2MBI75N-120 FUJI 75 1200 2*IGBT
PD90HB120 90 1200
TM90DZ-24 MITSUBISHI 90 1200 2‘ TRI
6MBI100S-120 FUJI 100 1200 6‘ IGBT
PC100F2 100 1200 Dl
QM200HA-24 MITSUBISHI 200 1200 10
2MBI200NB-120 FUJI 200 1200 2*1GBT
QM300HA-24 MITSUBISHI 300 1200 16
2MBI300NT-120 FUJI 300 1200 2‘ IGBT
MG300Q1US1 TOSHIBA 300 1200 IGBT
QM400HA-24 MITSUBISHI 400 1200 20
IMBI400N-120 400 1200 IGBT
MG500Q1US11 TOSHIBA 500 1200 IGBT
MG500Q1US2 TOSHIBA 500 1200 IGBT
MG500Q1US21 TOSHIBA 500 1200 IGBT
QM600HA-24 MITSUBISHI 600 1200 30
MG500Q1US2 TOSHIBA 500 1200 1 IGBT
MG500Q1US21 TOSHIBA 500 1200 IGBT
QM600HC-M MITSUBISHI 600 350 15
IMBI600LN-060-
01 600 600 IGBT
IMB1600NP-060 600 600 IGBT
QM600HA-2H MITSUBISHI 600 1000 30
QM600HA-24 MITSUBISHI 600 1200 30
IMBI600PX-120 600 1200 IGBT
IMBI600PY-140 600 1400 IGBT
QM800HA-2HB MITSUBISHI 800 1000 40
QM800HA-24B MITSUBISHI 800 1200 40
IMBI800PN-180 800 1800 IGBT
TM90DZ-H MITSUBISHI 900 800 2*TRI
QM1000HA-2H MITSUBISHI 1000 1000 50
QM1000HA-4H MITSUBISHI 1000 1200 50

to
U)
IMBI600PX-120 600 1200 IGBT
QM800HA-24B MITSUBISHI 800 1200 40
QM1000HA-4H MITSUBISHI 1000 1200 50

7MBR35SB140 FUJI 35 1400 7*IGBT


2MBI100PC-140 FUJI 100 ,1400 2*IGBT
2MBI150PC-140 FUJI 150 1400 2*IGBT
2MBI200PB-140 FUJI 200 1400 21GBT
IMBI400P-140 400 1400
IMBI600PY-140 600 1400 IGBT
ST30X6 SANREX 30 1600 DA
TM55DZ-2H MITSUBISHI 55 1600 2*TRI
DD60HB160 SANREX 60 1600 2*DI
TM90DZ-2H MITSUBISHI 90 1600 2*TRI
IMBIBOOPN-180 800 1800 IGBT
MG100H2CL1 TOSHIBA 100 2*DA
Bảng p.5 THÔNG s ố CỦA DÂY Đ ổNG TIÊU CHUẨN
\

Thông sô một sô dây đồng tròn


Ý nghĩa các cột:
d- đường kính thực của lõi đồng;
Sc,, - tiết diện tính toán của lõi đồng;
rricu- trọng lượng riêng một mét;
R/m- điện trở một mét;
D„- đường kính ngoài kể cả cách điện trong khoảng

d Sc. IT»CU R/m Dn


mm mm^ gam/m Q/m mm

0,10 0,00785 0,0698 2,291 0,12^0,13


0,11 0,095 0,0845 1,895 0,13 ^ 0,14
0,12 0,01131 0,101 '1,59 0,14^0,15
0,13 0,01327 0,118 1,256 0,15^0,16
0,14 0,01539 0,137 1,169 0,16-^0,17
0,15 0,01767 0,157 1,018 0 ,1 7 -0 ,1 8
0,16 0,02011 0,179 0,895 0,18 V 0,2
0,17 0,0227 0,202 0,793 0,19-f-0,21
0,18 0,02545 0,226 0,707 0,2 ^0,22
0,19 0,02835 0,252 0,635 0,21 fO,23
0,2 0,03142 0,279 0,572 0,225+0,24
0,21 0,03464 0,308 0,52 0,235^0,25
0,23 0,04155 0,369 0,433 0,255^ 0,28
0,25 0,04909 0,436 0,366 0,2750,3
0,27 0,05726 0,509 0,315 0,31 0,32
0,29 0,06605 0,587 0,296 0,33 -H0,34
0,31 0,07548 0,671 0,238 0,35 4-0,36
0,33 0,08553 0,76 0,21 0,35 4-0,38
0,35 0,09621 0,855 0,187 0,39-r 0,41
0,38 0,1134 1,01 0,152 0,42 0,44
0,41 0,132 1,11 0,13 0,45 + 0,47
0,44 0,1521 1,35 0,113 0,49 ^ 0,50
0,47 0,1735 1,54 0,0993 0,520,53
0,49 0,1886 1,68 0,0914 0,54 - 0,55
0,51 0,2043 1,82 0,084 0,56 ^ 0,58
0,53 0,2206 1,96 0,0781 0,58 0.60
0,55 0,2376 2,11 0,0725 0,60 V 0,62
0,57 0,2552 2,27 0,0675 0,62 ^ 0,64
0,59 0,2734 2,43 0,063 0,64 - 0,66

232
d Scu rricu R/m D„
mm mm^ gam/m a /m mm

0,62 0,3019 2,68 0,0571 0,67 - 0 , 6 9


0,64 0,3217 2,86 0,0538 0 ,6 9 -- 0 , 7 2
0,67 0,3526 3,13 0,0488 0 ,7 2 -- 0 , 7 5
0,69 0,3729 3,32 0,0461 0 ,7 4 -- 0 , 7 7
0,72 0,4072 3,6 0,0423 0,78 ^ 0,8
0,74 0,4301 3,82 0,04 0,8 - 0,83
0,77 0,4657 4,14 0,037 0 ,8 3 -- 0 , 8 6
0,8 0,5027 4,47 0,0342 0 ,8 6 -- 0 , 8 9
0,86 0,5809 5,16 0,0297 0 ,9 2 -- 0,95
0,9 0,6362 5,66 0,027 0 ,9 6 -- 0 , 9 9
0,93 0,6793 6,04 0,0253 0 ,9 9 -- 1,02
0,96 0,7238 6,44 0,0238 1,02-- 1,05
1,00 0,7854 6,98 0,0219 1,08--1 ,1 1
1,04 0,8495 7,55 0.0202 1,12-- 1 , 1 5
1,08 0,9161 8,14 0,0188 1,16-- 1,19
1,12 0,9852 8,76 0,0175 1,20-- 1,23
1,16 1,0568 9,40 0,0163 1,24-- 1,27
1,20 1,131 10,10 0,0152 1,28--1 ,3 1
1,25 1,2272 10,90 0,014 1,33- 1,36
1,30 ■ 1,327 11,8 0,0132 1,38-- 1,41
1,35 1,4314 12,7 0,0123 1,43-- 1,46
1,40 1,5394 13,7 0,0113 1,48--1 ,5 1
1,45 1,6513 14,7 0,0106 1,53-- 1,56
1,5 1,7672 15,7 0,00993 1,58- 1,61
1,56 1,9113 17 0,00917 1,64- 1,67
1,62 2,0612 18,3 0,0085 1,71 -- 1.73
1,68 2,217 19,7 0,00791 1,77- - 1,79
1,74 2,378 21,1 0,00737 1,83-- 1,85
1,81 2,573 22,9 0,00681 1,90- 1,93
1,88 2,776 24,7 0,00631 1,97- 2,00
1,95 2,987 26,5 0,00587 2 ,0 4 - 2,07
2,02 3,205 28,5 0,00547 2 ,1 2 -- 2 ,1 4
2,10 3,464 30,8 0,00506 2,20v2,23
2,26 4,012 35,7 0,00437 2 ,3 6 -- 2,39
2,44 4,676 41,6 0,00375 2 ,5 4 - - 2,57
2,83 6,29 55,9 0,00278
3,05 7,306 65, 0,0024
3,28 8,45 75,1 0,00207
4,1 13,2 11,7 0,00123
4,5 15,9 14,2 0,0011
4,8 18,1 16,1 0,00096
5,2 21,24 18,9 0,00081
30. TÍNH TOÁN... c SUẤT 233
Thông sò dây chữ nhật Kích thước (mm) và tiết diện (mm^v.
a
0,8 1,0 1,08 1,16 1,23 1,35 1,45 1,56 1,68 1,81
b
2,1D 1,72 1,89 2,06 2,23 2,42 2,63 2,84 3,07 3,32 3,59
2,26 1,68 2,05 2;23 2,41 262 2,84 3,07 3,23 3,59 3,83
2,44 2,03 2,23 2,43 2,62 2,84 3,08 3,35 3,60 3 89 4,21
2,63 2,20 2,42 2,56 2,84 3,08 •3,31 3,56 3,80 4,21 4,55
2,83 2,38 2,62 2,85 3,07 3,33 3,61 3,89 4,20 4,54 4,91
3,05 2,84 3,08 3.33 3,60 3 91 4,21 4,55 4,91 5,31
3,28 3,07 3,33 3,60 3,89 4,22 4,55 4,91 5,30 5,73
3,53 - 3,32 3,60 3,89 4,20 4,55 4,91 5,30 5,72 618
3,80 3,25 3,59 3,89' 4,20 4,54 4,92 5,30 5,70 6,17 6,67
4,10 - 3,89 4,22 4,55 4,92 5 33 5,74 6,75 6,58 7,21
4,40 - 4 19 4,54 4,89 &,29 5,73 6,17 6,65 7.18 7,75
4.70 - 4,49 4,87 5,24 5,67 6,14 6,61 7,12 7,79 8,90
5,10 - 4,89 ■5.30 5,71 6,17 6,68 7,19 7,76 8,36 9,02
5,50 - 5,29 5,73 6,17 6,67 7,22 7,77 8,37 9,03 9,35
5,90 - 5,69 6,16 ' 6,63 7,17 7,76 8,35 8,99 9,70 10,50
6,40 - 6,19 6,707 7,21 7,49 8,43 9,07 9,77 10.60 11,40
6,90 6,69 7,24 7,79 8,27 9,11 9,79 10,66 11,40 12,30
7,40 7,19 T J8 8,37 9,04 9,87 10.50 11,30 12^60 13^30
8,00 7,79 8,43 9,07 9,79 1,60 11,10 12,30 14,20 14,40
8,60 8,39 9,08 9,77 10,60 11,40 12,30 13,20 15,50 15,50
9,30 - - - - 12,40 13,30 14,30 16,60 16,50
10,00 - - 11,40 - - - 15,40 17,90 17,90
10.80 - - - - - - - 19,30
11,50 - - - - - - - -

12,50 - - - - - - - -

13,50 - ' - ^ - - - - - - -

14,50 - - - - - - - - -

15,60 - - - - - - - -

16,90 - - - - - - - - -

18,00 - ■ - - - - - - -

a
1.95 2 , 1o' 2,24 2,26 2,63 2,83 3,05 3,28 3,35 3,80
b
2,10 - 3,92 - ■' - - - - - - -

2,26 - - 4,63- '■ - - - - - - -


2,44 4,55 4,64 '4,59 5,37 . - - - - -
2,63 4,92 5,04 5,46 . 5,94 6,44 - - - - -
2,83 531 5,46 5,92 6,13 6,98 7,53 - - ■- -
3,05 5,74 5,93 6,41;' 6,96 7,54 8,15 8,72 9,51 - -
3,28 6,19 6,54 6,93 7,52 8,35 8,80 9,51 10,30 - -
3,53 6,67 6,93 7;50 . 8,13 8,80 9,51 10,30 11,10 12,06 -
3,80 7,20 7,50 8,11 , 8,79 9,51 10,30 11,10 12,10 12,90 13,90
4,10 7,59 8J3 8,79- 9,52 10,30 11,10 . 12 00 13,00 14,00 15,10
4,40 8,37 8,76 9,ie 10,20 11,30 12,00 12 70 13,90 ■15,00 16,20
4,70 896 9,39 10,10 11,00 11,80 12,80 13,80 14,90 16,10 • 17,40
5,10 9,76 10,20 11,10 11,90 1298 13,95 15,10 16,20 17,50 18,90
5,50 10,50 11,10 11,90 12,90 . 14,00 15,10 ■ 1630 17,50 18,90 20,40

234
5,90 10,30 11,90 12,80 14,10 15,00 16,20 17,50 18,90 20,30 21,90
6,40 12,30 1290 14,00 15,30 16,40 17,60 19,00 20,50 22 10 23,80
6,90 13,20 1400 15,10 17,60 17,60 19,00 20,60 22,10 23,90 25,70
7,40 14,40 15,00 16,20 19,00 19,00 20,40 22,10 23 60 25,60 27,60
8,00 15,20 1630 17,60 20,50 20,50 22,10 23,90 2570 27,70 29,90
8,60 16,40 17 60 18,90 22,20 22,10 23,80 25,70 27 70 29,90 32,20
9,30 17,70 1900 20,50 22,30 24,00 25,80 27,90 30,00 32,30 34,80
10,00 19,10 20,50 22 10 24,00 25,80 27,80 30,00 32,30 34,80 37,50
10,80 - 22,20 23,90 27,80 27,90 30,10 32,40 34,90 37,60 40 50
11,50 - 24,00 25,70 30,00 30,00 32,30 34,90 37,50 40,50 43 60
12,50 - 2580 27,80 32,27 32,40 34,90 37,60 40 50 43,60 47,00
13,50 - - - - 35,00 37,70 40,70 43,80 47,20 50,80
14,50 - - - - 37,60 40,50 43,70 47,10 50,60 54,60
15,60 - - - - - 43 70 47,10 50,70 54,60 58,80
16,90 - - - - - 47 00 50,70 54 60 58,80 63,30
1800 - - - - - - 54,40 58 50 63,00 67,90

a
4,10 4,40 4,70 5,10 5,50 6,00 6,50 7,00
b
2,10 - - - - - - - -

2,26 - - - - - - - -
2,44 - - - - - - - -
2,63 - - - - — - - -

2,83 - - - - - - - -

3,05 - - - - - - - -

3,28 - - - - - - - -

3,53 - - - - - - - -

3,80 - - - - - - - -

4,10 15,90 - - - - - - -

4,40 17 10 18,50 - - - - - —

4 70 18,40 1970 21,10 - - - - -

5,10 20,00 21,50 23,10 25,10 - - - -

5 50 21,70 2330 25,00 27,25 - - - -

5,90 23,30 25 10 26,80 29,20 - - - -

6,40 25,30 27,90 29,30 31,70 34,30 37,50 - -

6 90 27,40 29 50 31,50 33,40 37.10 40,50 - -

740 29,40 31,70 33,90 36,80 39,80 43,50 47,20 50,90


8,00 31,90 34,30 36,70 39,90 43,10 47,10 51,10 55,20
8,60 34 40 36,90 39,50 43,00 46,40 50,70 5500 59,30
9 30 37,20 40,00 42,80 46,50 50,30 54 90 59,60 64,20
10,00 40,10 43,10 46,10 50,10 54,10 59,10 64,10 69,10
10,80 43,40 46,60 49,90 54,20 58,50 63 90 69,30 74,70
11,50 46,70 50,10 53,60 58,30 62,90 68,70 75,50 80,40
12 50 50,40 54,10 53,90 62,90 67,90 74,10 80,40 86 60
13,50 54,40 58,50 62,60 68,00 73,40 80,10 86,90 93,60
14,50 58,60 62,90 67 30 74,10 78,90 86,10 93,40 100,60
15,60 63 10 67 J0 72 40 78,70 84,90 92,70 100,50 108,30
16,90 68,00 73,00 78 10 84,80 91,50 99,90 108,30 116 70
18,00 72,90 78,30 83,70 90,90 98,10 107,10 116,10 125,10
Ghi chú: C ác kích thước dây chữ nhật ở trên chưa kể lớp cách điện. Nếu kể cả cách điên các kích
thước trên cộng thêm 0 ,0 5 1 mm 235
Phụ lục P6 : MỘT s ố IC CHUYÊN DỪNG ĐIỂU KHlỂN CÁC BỘ NGUỔN ĐTCS

P6.1 ỈC TCA785 : IC TCA785 được dùng điều khiển chỉnh lưu và điều áp xoay chiều

Pin Definitions and Functions


Pin Symbol Function
1 GND Groijnd
2 02 Output 2 inverted
3 QU Output U
4 02 Output 1 inverted
5 Fstnc Synchronous voltage
6 1 Inhibit
7 QZ Output Z
8 V na= Stabilized votlage
9 Ramp resistance .
10 Cl9 Ramp capadtarKe
11 Fii Control voltage
12 Cl2 Pulse extension
13 L Long putse
14 Q 1 Output 1
15 Q2 Output 2
16 P's Supply voltage

P 6,lb, Chức năng các chân

Synchronization voltage

IQ S anp p«dk voK age


;Q R a n p voHoge

1 Cortrỡ l voHage
Q Min. rom p voltage = k'jgi

J \ 1 i n
! 1 t'-S 02
1 1 1 1 !
"T "' 1 ! "T y-:A 01
1
1 1 1-------- 1 1
-J-------- u L.I
1-------- u
1 1 V Ĩ . Pin U f o G N D

r r
1 i 1
1 Í Ì1 . 4 1
......i-
1

j — r Ù
-1 -------- M -------- Ị_ lĩS O G ỈT Ỉ

0^ 180’ P 6 J d . ứng dụng TCA điều


P6.Ic, Giản đồ đường cong tín khiển triac
hiệu các chân

236
-------
...i - 2_______

a - -S

oT
ÌDÌD :s^k------- "-T-

^Tr^"■ ^
¿2ĩĩS <N

lmịi a
Ỉ6

a ___ _____
f
• .f M
Of

® s?------------
0< Ỗ
1^-

Pó.ỉe. úhg dụng TCA điều khiến P6.Ỉ/. Úng dụng TCA diều khiển chinh lưu
tiristor song song ngược cầu một pha

Pố.2 IC UAA 145, Loại IC này dùng để điều khiển chỉnh lưu và điều áp xoay chiều
16

10

14

Hình P6.2a Sơ đồ chức năng ƯAA 145

31. TtNH TOẢN... c SưẨTA 237


♦1
Ptí!«
V
o
•1 F

ỉỉình P6.2Ị). Giản dỏ xung ứ các chân ỉỉinh P6.2v Sa đổ ứnu dụng IJAA145
UAA145

P6,3 TIÂ94, !C TL494.1’hường dùnịỊ để điéu khiên biến tần độc lập, bàm áp một chieii
PIN C O N N E C T IO N S
D S U f'P IX

P^AS'-tC PACKA:.-E
■:;AÍE 7Í:1B
Ị * > j - í':-[

N S U F F IX
p:_AS’ IC PAC:KA::^E
OASF ¿ 8

ỉ^63a. Sơ dổ chân IC

238 3 ' rỊh^H ĨOAN c S j AT


OưtpưGữnfrụi Vgc

P 6Jb. Sơ đổ cấu iriìc

P6.3c. Giản dổ dường cong lín hiệu các chân

1ữinH@2A
tVp =1QVl04ffV ĩ»p3ỈA --- rrrn----- ị . õ
1 i »0 - 1OA

h)k ...á Ị
Í.(V Ị i

uM
R6Í.0 iw' Ị

50
T' w

1 T"...

PổJ(L\}n^ cho òn áp bảng đieu chếclộ rộng xung

239
P6.4 IC 1842, 2842, 3842.

N ctẽ 1 1A'8| ^ = C IL -a =’in N uribe^ B = S C - M and Cr!=>- '4 p r Hun-be^r


Nots : "ogg-e p floo jsed on V in IS^- arc '64S.

P6.4a. Sơ đổ cấu trúc và chân ĨC

COMP [
T7
C'
VpB[ V,: z o w
z CLz
] OƯTPƯT 1 :: Ij
ĩ ] GPOUNO
NCỊ 4 ts N/.
v.e ir
n ----------- NC ì 6 lí NC
COM P1 1 1 ị -i ! !V^=p OUTPU
NC 1 I ■ì 'sENSi ( 7 If.
■•> --Ĩ-] NC [ u NC
1 1
NC ĨZI1 1• - r n Vc
13E-..E L.X- ■0 ! .) í3ƯĨPiJT o .»7 •-> Q o
NỖ 1 1 9 “ n SR0UND z •- z z 2
r - 'C t r v ' í ■■"ri PV.T? GND i ọ
5t> ^
/r.

/^ố.4A. Sơ đồ chân IC
Zi
s.?5ịjt

P6ÂC. úhg dụng điều khiển băm áp


24 0
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bính, Điện tử công suất ; NXB khoa học và kỹ thuật; Hà nội 1996
2. Guy SEGƯIR; Les convertisseuers de l^éctctronique de piiissance; Volume
]; Lavoisier-tec & doc, 1992.
3. Christian ROMBAUT Guy SEGUIR; Les' convertisseuers de 1'^éctctronique
de puissance; Volume 2; Lavoisier-tec & doc, 1991.
4 CnPABOHHHK no nP03THP0BAHHK) 3JIE K T PO nPM B O M ,
CHJIBbIX H O C BETH TEJlbH blX yCTAHO BO K "3H EPrH iI"M0CKB3 1974.
5. Phạm Văn Bình, Thiết kế máy biến áp; NXB KHKT; Hà Nội 1999.
6. Phan Tử Thụ; Thiết kê' biến áp điện lực; NXB KHKT; Hà Nội 2001
7. D.A.T.A. DIGEST Power Semiconductors 1998
8. D.A.T.A. DIGEST Thyristors 1999
9. Muhammad H. Rashid. Power electronics handbook. Academmic press 2001
10. Cyril w. Lander; Điện tử công suất & điều khiển động cơ điện; NXB Khoa
học và kỹ thuật; Hà nội 1993.
11. Abraham I. Pressman; Switching Power Supply Design; International
Editions 1992.
12. Tong Văn On; Vi mạch và mạch tạo sóng; NXB Giáo dục; 2000.
13. Đỗ Xuân Thụ - Kĩ thuật điện tử; NXB Giáo dục; 2003.
14. M.G TSILIKIN, M.M. XOCOLOV, V.M. TEREKHOV, A .v. SINIANXKI; Cơ
sở truyền động điện tự động; NXB KHKT; Hà Nội 1977.
15. Lê Vãn Doanh, Nguyễn Thế Công, Trần Văn Thịnh; Điện tử công Suất; NXB
KHKT; Hà Nội 2004.

241
MỤC LỤC

Trang
Lời nói dầu 3
CHương 1

THIẾT K Ế C H ỈN H LƯU 5
I - TÓM TẮT Lí THUYẾT
1.1. Các sơ đồ chỉnh lưu 5
1.2. Mạch điều khiển 28

II - TRỈNH Tự THiỂT KẾ BỘ NGUỔN CHỈNH Lưu 35


II. 1. M ỏ tả khái quát yêu Cầu cúa tải 35
11.2. Lựa chọn sơ đổ thiết kế 35
11.3. M ội số gợi ý về cách lựa chọn sơ dổ như sau 36
11.4. Tính chọn các ihòng số cơ bản của mạch động lực 38
11.5. Thiết k ế mạch điều khiến 38

I I I -T H IẾ T KẾ MẠCH ĐỘNG Lực 38


III.1. Tính chọn van dộng lực 38
IIỉ.2 Tính toán máy biến áp 41

IV -T ÍN H CHỌN CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ 49


■ IV. 1. Bảo vệ quá dòng diện 49
IV .2. Bảo vệ quá điện áp cho ihiết bị hán 32

V - TÍNH TOÄN CUỘN KHÁNG LỌC DÒNG ĐIỆN 55


v . l Tính toán cuộn kháng lọc dòng điện đập mạch 55
V.2. Tính loán cuộn kháng hạn c h ế dòng điện gián doạn 59

VI-THIÉT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN 70


VI. 1 Trình tự thiết kế 70
V I.2. V í dụ xây dựng mạch điéu khiến 72
V I .3. Một s ố đặc điếm thiết k ế mạch điẻu khiến các sơ dổ chính lưu 73
V I.4 Tính loán các thống số của sơ dổ mạch điểu khiến 85

V II-T H IẾ T KẾ TỦ ĐiỆN 95
VIII - Ví DỤ TÍNH TOÁN BỘ NGUỔN CHỈNH Lưu 96
VIII. 1. l.ựa chọn sơ đồ thiết kế 96
V1II.2. Tính chọn Tiristor 97
VIĨI.3. Tính toán máy biến áp chỉnh lưu 98
VIII.4. Thiết k ế cuộn kháng lọc 108
VIII.5 Tính chọn các Ihiếl bị bảo vệ mạch động lực 114
VI11.6. Tính toán các thông số của mạch điều khiển 117

24 2
c íĩư ơ ìig 2

THIẾT K Ế B Ộ BÀM Á P M ỘT CH IỂU 128

I - T Ó M TẮT LÍ THUYẾT 128


1.1. Barn í\p mot c h i c a nối tiôp 128
I..2. liam áp tììột c h i cu soniỉ s o n e 130
I.3. Bain á p noi t iế p \'à s o n g s o n g phối hơỊ) 131

I I - T H I Ế T KẾ MẠCH ĐỘNG Lực 1-^2


II. I .Thicl k ế bộ b a m áp m ộ t chieii với \ an d ộ n g lực là Ti ri st or 132
11.2. ' r h i ú t kẽ' hộ b ă n i á p m ộ l c h i c u VÓI \'an d ộ n g lực là ' Ĩ r a n / i ĩ o r 141

III - THIẾT KẾ MẠCH eiẾU KHỉỂN BĂM ÁP MỘT CHIẾU 143


111.1. Nguyên lí dicu khiến 143
111.2. Sơ cỉổ khối mạch điều khiốn 144
111.3. Cae khâu cơ ban 145
111.4. Sơ tk) mạch \ í dụ 155

IV - v í DỤ THIỂT KẾ Bộ BAM áp MỒT c h iể u

IV. 1. Thiêt ké mạch động lực 157


IV .2. 'lliiẽì kế mạch diều khicn 159
cíiư ơng 3

T H IẾ T K Ế B ộ Đ IỂ U Á P X O A Y C H IỀ U 163

I - T R Ỉ N H TỰTHIẾTKẾ 163

I I - T H I Ế T KẾ Bộ ĐIẾU ÁP MỘT PHA 164


II. ỉ . Lựa chọn sơ dổ 164
11.2. 'l ính chọn thỏni! sỏ mạch dộnu lựcvà hao vệ 167
11.3. rhiêì kô mạch cỉiổu khiến )6 9
11.4. V í du Ihiòì kê'diều áp Koay LÌìiéu Iiiô l phii í 81
III - THIẾT KẾ Bộ ĐIẾU ÁP XOAY CHIÉU BAPHA 1
111.1.Lựa chọn sơ (16 dộng lực 184
IIỈ.2. ' ĩ í n h c h ọ n van b á n d ả n 186
I I I, 3. 'r hi ẽt ke m ạ c h di cu k h i ển 190
Btĩng p. ỉ . 'r ii ỏn g s6 cliod c ổ n g suấL 205
Bảng p.2. 'ĩhỏno số 'riristor 21 1
Bàng p.3. I hóna số Triac 220
B à n g p.4. ' r h õ i i ” s ố 'r r an zi t or 225
Bãng p.5 . 'rhỏng so cúa dây dổn^ liêu chuíin 232
P h ụ lục 6. M ộ i s ố I C c h u v ê n d ù n g diéu khiên các bộ n g u ổ n ÍTI'CS 236
Muc luc

243

You might also like