You are on page 1of 5

Nguyên nhân

1. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông .

- Do ý thức chủ quan , tính tự giác chưa cao , chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân .

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, xương sọ của con người có thể bị vỡ ở tốc độ
va đập với vận tốc 30km/h và não có thể bị tổn thương ở tốc độ chỉ 11km/h. Đó là
những căn cứ khoa học để nhiều quốc gia trên thế giới còn quy định bắt buộc đội mũ
bảo hiểm đối với cả người đi xe đạp. ở nước ta, đa số xe máy lưu hành có phân khối
nhỏ (dưới 125cc), tốc độ lưu hành trong đường đô thị thường chỉ từ 30 - 40km/h. Với
tốc độ này, nếu bị tai nạn, nguy cơ xương sọ bị vỡ, lún và não bị tổn thương là rất lớn.
Hiện nay, ở nước ta trên 90% phương tiện tham gia giao thông trên đường là môtô, xe
gắn máy. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng chục người chết, trên 75% số vụ tai nạn do
môtô, xe gắn máy gây ra. Những chấn thương do tai nạn giao thông thường rất đa
dạng, tuy nhiên những nguyên nhân gây đến tử vong đa phần do chấn thương sọ não,
trường hợp nếu có qua khỏi thường để lại di chứng rất nghiêm trọng cho sức khỏe và
tinh thần của nạn nhân. Nhiều trường hợp gặp hậu quả xấu do không đội mũ bảo hiểm.

2. Tình trạng sd rượu bia trước khi tham gia giao thông.
- Vẫn là do ý thức chủ quan , coi thường , không nhận thức chính xác hành vi và nhận thức sau khi sử dụng
rượu bia.

Rượu bia ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và nhận thức của người điều khiển phương tiện. Lái xe trong
tình trạng không tỉnh táo thì tai nạn là điều không thể tránh khỏi. Tai nạn giao thông không chỉ ảnh hưởng sức khỏe
và tính mạng người cầm lái, những người xung quanh mà còn có nguy cơ đe dọa hạnh phúc gia đình và trở thành
gánh nặng cho xã hội.

Bất kể nồng độ cồn trong máu cao hay thấp, điều khiển phương tiện sau khi uống bia rượu là hành động vô cùng
nguy hiểm. Chất cồn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, gây ra ảo giác, mất tập trung, làm suy giảm
khả năng điều khiển phương tiện giao thông, rất dễ gặp sự cố. Cụ thể: 

- Phản xạ chậm: Chất cồn sẽ khiến não bộ xử lý thông tin chậm chạp, phản xạ có điều kiện theo đó cũng suy giảm,
làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm khi có tình huống bất ngờ xảy ra. 

- Sự phối hợp giữa các cơ quan kém hơn: Rượu bia sẽ khiến khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể bị ảnh
hưởng. Bạn sẽ đi đứng không vững, cơ thể luôn trong trạng thái lơ lửng, thậm chí không ngồi vững.

- Giảm sự tập trung: Một trong những kỹ năng lái xe an toàn đó tập trung, không xao nhãng để tránh các sự cố va
chạm. Tuy nhiên, nếu trong cơ thể có nồng độ cồn, khả năng tập trung của bạn sẽ giảm, đầu óc mơ màng và đau
nhức, nên nguy cơ gây tai nạn cao.

- Giảm tầm nhìn: Chất cồn làm cho khả năng tập trung và thị lực của bạn giảm sút, đầu óc đau nhức không thể điều
khiển được mắt mình. Thị lực suy giảm khiến người lái không thể đưa ra phán đoán chính xác, không nhìn thấy rõ
các vật thể xung quanh, dễ gây tai nạn.

- Khả năng phán đoán suy giảm: Khả năng phán đoán khi lái xe đóng vai trò rất quan trọng, chúng giúp bạn có thể
xử lý các tình huống nguy hiểm khi điều khiển phương tiện. Tuy nhiên chất kích thích có trong bia rượu sẽ khiến
giảm khả năng phán đoán, dễ gặp sự cố va chạm khi lái xe.
Việc lái xe khi đã uống rượu bia gây suy giảm khả năng điều khiển phương tiện dẫn đến những hệ quả khó lường
sau: 

- Bị xử phạt: Căn cứ theo Nghị định 100 của Chính phủ, cá nhân sẽ chịu  mức phạt khi nồng độ cồn trong máu
vượt quy định và tước quyền sử dụng bằng lái xe.

- Gây tai nạn giao thông: Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên
nhiều vụ tai nạn giao thông. Nếu va chạm nhẹ trầy xước ảnh hưởng công việc, nặng thì tàn tật, mất khả năng lao
động, thậm chí là tử vong. Tai nạn có thể đến với không chỉ bản thân người sử dụng rượu bia khi lái xe mà cả những
người cùng tham gia giao thông khác. 

2.3. Uống rượu bia khi lái xe còn làm tăng gánh nặng cho xã hội

Không chỉ tác động tiêu cực đến chính bản thân người sử dụng rượu bia và những người tham gia giao thông khác,
hậu quả của việc uống rượu bia khi lái xe còn làm tăng gánh nặng cho xã hội:

- Thiệt hại to lớn về kinh tế: Tốn kém nhiều tiền bạc cho việc sửa chữa phương tiện, tu bổ hạ tầng giao thông,... Đặc
biệt, chi phí điều trị cho các bệnh nhân bị thương do tai nạn giao thông vô cùng lớn. 

- Thiệt hại nhân lực sản xuất: Những người bị tai nạn giao thông do bia rượu phần lớn đang trong độ tuổi lao động,
thậm chí là trụ cột trong gia đình. Tai nạn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, làm suy giảm/làm mất
khả năng lao động, làm cho hoạt động sản xuất bị ngưng trệ do thiếu hụt nhân lực. 
- Gia tăng gánh nặng cho gia đình: Tai nạn giao thông làm giảm thậm chí cướp đi khả năng lao động bình thường
khiến thu nhập giảm sút hoặc bằng không. Cùng với đó là những thương tật trên mình làm cho người bị tai nạn trở
thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Thiệt hại vô hình: Có những người bị tai nạn đang ở độ tuổi còn rất trẻ mang trong mình nhiều ước mơ, hoài bão
trong học tập, công việc. Vì tai nạn họ có thể phải từ bỏ những ước mơ của mình, vụt mất những cơ hội học tập, lao
động, cống hiến cho bản thân, gia đình và đất nước. 

Phần giải pháp , nếu muốn tham khảo

3. Mức phạt khi uống rượu tham gia giao thông

Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
quy định về mức độ khi vi phạm nồng độ cồn cụ thể:

Điều khoản luật


Mức phạt Nồng độ cồn
pháp

Điểm c Khoản 6 Điều- Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000- Nồng độ cồn trong máu và hơi thở chưa vượt quá 50
6 và Điểm đ Khoản 10 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 10miligam trên 100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg
Điều 6. đến 12 tháng. trên 1 lít khí thở.

Điểm c Khoản 7 Điều- Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000- Nồng độ cồn trong máu và hơi thở chưa vượt quá 50
6 và Điểm e Khoản 10đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 16đến 80 miligam trên 100 ml máu hoặc chưa vượt quá
Điều 6 đến 18 tháng. 0,25 đến 0,4 mg trên 1 lít khí thở.

Điểm e Khoản 8 Điều- Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000- Nồng độ cồn trong máu và hơi thở vượt quá 80
6 và Điểm g Khoản 10 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 22miligam trên 100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg trên 1
Điều 6 đến 24 tháng. lít khí thở. 

“Phía trước tay lái là sự sống” là gia đình, sức khỏe và tính mạng, hậu quả của việc uống rượu bia khi lái xe là khôn
lường. Vì vậy, khi tham gia giao thông dù điều khiển ô tô, xe gắn máy hay các dòng xe điện cao cấp, hiện đại, mỗi
người hãy ghi nhớ “Đã uống bia rượu là không lái xe”, luôn tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ và
nắm vững những kỹ năng lái xe an toàn.

You might also like