You are on page 1of 17

Chủ đề:

THUYẾT “THƯỢNG ĐẲNG THẾ HỆ”


VÀ ĐỊNH KIẾN GENZ

MÔN HỌC: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VÀ NHÀ NƯỚC


TÊN NHÓM: NHÓM 9

Lớp: K22401
DANH SÁCH NHÓM 9

STT MSSV HỌ VÀ TÊN

1 K224010001 HÀ THÚY ANH

2 K224010008 TẠ THỊ QUỲNH DAO

3 K224010020 NGUYỄN DIỆP HƯNG

4 K224010027 BÙI HOÀNG THẢO LINH

5 K224010040 NGUYỄN HỒNG NHUNG

6 K224010054 HOÀNG KHẮC THẮNG

7 K224010065 HUỲNH NGỌC TRÂM

8 K224010068 NGUYỄN THỊ VIỆT TRINH


MỤC LỤC
I. THUYẾT “THƯỢNG ĐẲNG THẾ HỆ” 1
1. Thuyết thế hệ 2
 Nguồn gốc
 Khái quát nội dung
 Ứng dụng hiện nay
2. Thượng đẳng thế hệ 3
 Khái niệm thượng đẳng
 Thượng đẳng thế hệ
 Một số biểu hiện

II. Định kiến GenZ 4


1. GenZ. Đặc điểm GenZ
2. Một số vấn đề về định kiến 5
3. Các định kiến về GenZ 6
4. GenZ đối mặt với định kiến 6
THUYẾT THƯỢNG ĐẲNG THẾ HỆ 
I. Thuyết thế hệ (Sociology / Theory of Generations)
1. Nguồn gốc
Thuyết thế hệ được một nhà xã hội học người Hungary là Karl Mannheim
giới thiệu vào năm 1923. 
 Karl Mannheim (1893 - 1947) sinh ra ở Budapest, Hungary. Ông là một
nhân vật chủ chốt trong xã hội học cổ điển, đồng thời là một trong
những người sáng lập ra xã hội học tri thức. Mannheim được biết đến
nhiều nhất với cuốn sách Ideology and Utopia được xuất bản lần đầu
tại Anh vào năm 1936.
 Trong đó, ông phân biệt các hệ tư tưởng một phần và toàn bộ, hệ tư
tưởng đại diện cho thế giới quan toàn diện, đặc biệt cho các nhóm xã
hội cụ thể, và giữa các hệ tư tưởng đã lỗi thời đối với cách sắp xếp của
xã hội hiện đại, và các ý tưởng không tưởng, hướng tới tương lai và gây
ra biến đổi xã hội.
Thuyết thế hệ là một thuyết nhỏ trong luận án của Mannheim trước khi cuốn
Ideology and Utopia xuất bản.
Tuy được giới thiệu vào năm 1923 nhưng đến năm 1952, khái niệm này mới
được ra mắt rộng rãi ở Mỹ và toàn thế giới qua luận văn Essays on the Sociology of
Knowledge, cụ thể là chương 7 : The Problem Of Generations hay còn gọi là Vấn đề
của các thế hệ.

2. Nội dung khái quát


Hiện nay, tuy có nhiều tranh cãi nhưng nền tảng xã hội học và nền tảng tư duy
về thế hệ của Karl Mannheim là nền tảng chủ yếu để tạo nên các thế hệ hiện nay.
Trước đây, tư duy về thế hệ hết sức là đơn giản. Thường được chia thành hai
thế hệ chủ yếu là cha mẹ và con cái. Sau này phát triển bao quát hơn là thế hệ lớn tuổi
và thế hệ trẻ tuổi.
Kiểu tư duy thế hệ đó diễn ra xuyên suốt trong lịch sử khoa học và thường có
tính cảm quan và bao quát lớn. Sự phân chia đó thường là người lớn tuổi và người trẻ
tuổi. Trong đó, người lớn tuổi hơn hay là người đi trước sẽ đại diện cho sự thông thái,
kinh nghiệm, là chuẩn mực tiêu chuẩn. Còn người trẻ tuổi hơn phải học tập, vâng lời
và noi theo thế hệ đi trước.
Lý thuyết của Mannheim sẽ chi tiết hóa cũng như hệ thống hóa cách tư duy về
thế hệ, sự khác biệt ở đây không đơn giản là lớn hay nhỏ, kinh nghiệm hay không kinh
nghiệm, thông thái hay không thông thái mà ông cho rằng các sự kiện chính trị, lịch
sử, kinh tế, xã hội khác nhau sẽ tạo ra tầm nhìn, tư duy và triết lý sống khác nhau giữa
các thế hệ khi mà họ còn trẻ và đang tiếp thu, tiếp nhận thông tin để phát triển, hình
thành thế giới quan.
Những trải nghiệm có được khi con người tham gia vào các sự kiện, hoàn cảnh
đó sẽ xác định trải nghiệm chung của một cộng đồng tại những độ tuổi gần như tương
tự nhau tạo ra tư duy cộng đồng chung.
Các sự kiện hoàn cảnh đó được gọi là vị trí thế hệ.
3. Ứng dụng hiện nay.
Và từ hai khái niệm này, đã có sự phân chia giữa các thế hệ thành các tên gọi
mà chúng ta vẫn dùng hiện nay.
 Như là cách phân chia các thế hệ ở Mỹ: 
 The Lost Generation - Thế hệ đã mất/thế hệ lạc lõng (1890-1915)
 The Greatest Generation - Thế hệ vĩ đại nhất (1901-1924)
 The Silent Generation - Thế hệ im lặng (1925-1945)
 Baby Boomer Generation - Thế hệ bùng nổ dân số (1946-1964)
 Gen X - Thế hệ X (1965-1980)
 Gen Y - Thế hệ Y (1981-1995)
 Gen Z - Thế hệ Z (1996-2012)
 Gen Alpha - Thế hệ Alpha (2013-2025)
 Ở Việt Nam, hiện nay chúng ta cũng dùng cách phân chia thế hệ như
trên từ thế hệ X đến thế hệ Z và không có một chuẩn mực phân chia
khác biệt nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia các thế hệ ở nước ta theo
các giai đoạn của nền kinh tế. Chẳng hạn như:
 1960 - 1970s: Thời kỳ đất nước ta vẫn còn trong giai đoạn chiến
tranh và nền kinh tế chưa vững vàng.
 1986 - 2000: Thực hiện đường lối đổi mới ngành kinh tế.
 2001 đến nay: Hội nhập quốc tế.

II. Thượng đẳng thế hệ.


1. Thượng đẳng.
Thượng đẳng là bậc cao, cấp cao.
Người thượng đẳng là người có khí chất trên mọi người. Họ có năng lực cao
hơn, ưu tú hơn và có khả năng hành động xuất sắc, hướng tới sự cầu toàn, luôn bỏ
thêm công sức mà không nề hà, lười biếng.
Mặc dù thượng đẳng có ý nghĩa tốt như đã phân tích phía trên, nhưng hiện nay
có khá nhiều người nghĩ rằng thượng đẳng là xấu vì nó bắt nguồn từ chủ nghĩa thượng
đẳng.
Chủ nghĩa thượng đẳng, về cơ bản, đúng như tên gọi, là chủ nghĩa tự cho mình
quyền tỏ ra thượng đẳng, tỏ ra hơn người khác.
Ví dụ điển hình cho chủ nghĩa này có thể kể đến là: 
 Thái độ phân biệt chủng tộc.
 Phân biệt giới tính.
 Chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng”
 Trong khi người châu Âu da trắng lại được coi là người văn
minh, có khả năng “khai hóa văn minh” cho nhiều nước thuộc
địa khác. Thì người châu Phi bị phân biệt chủng tộc. Họ chỉ
được coi là những người nô lệ, không quyền, không thế và bị
mua bán, trao đổi như một loại hàng hóa.
 Cho đến nay, chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng” vẫn còn tồn tại
ở đâu đó trong nước Mỹ và châu Âu. Bởi vậy, nên vấn đề về màu
da tại những đất nước này là vấn đề nhạy cảm và vẫn diễn ra rất
căng thẳng.
 Hay như trường hợp, nhiều bạn trẻ phàn nàn rằng người Hàn Quốc hay
có thái độ thượng đẳng. Họ tự cho mình là hơn người, coi thường người
đến từ quốc gia có nền kinh tế không phát triển bằng đất nước họ, điển
hình như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

2. Thượng đẳng thế hệ.


=> Như vậy, ta có thể kết luận rằng thuyết “thượng đẳng thế hệ” là sự so sánh hơn
thua giữa thế hệ sau và thế hệ trước, đem những trải nghiệm của mình áp đặt cho
các thế hệ sau này. Hầu hết mọi thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn
thế hệ trước, và sáng suốt hơn thế hệ sau .

3. Biểu hiện.
Sau sự kiện đau lòng của một học sinh tại Hà Nội, thì
xuất hiện những bình luận, những tư duy xúc phạm đến người
đã mất, thể hiện rõ sự vô cảm. 
 "Bọn trẻ giờ yếu đuối quá."
 "Có mỗi ăn với học cũng trầm cảm, tự tử là ngu
dốt, hèn nhát."
 "So với thế hệ cha chú ngày trước …"
=>Hội chứng THƯỢNG ĐẲNG THẾ HỆ - so sánh thế hệ là
một sự so sánh khập khiễng và sai lầm.
Mỗi thế hệ đều có một nỗi khổ riêng, một hoàn cảnh
riêng, và tùy thế hệ mà áp lực cũng khác nhau. Vậy nên nếu
đem quá khứ “tôi hồi xưa một ngày làm hai ba việc, trèo đèo
lội suối…” để so sánh với thế hệ trẻ hiện tại là một lỗi sai về
hệ quy chiếu và nhận định cực kì phiến diện.

NHỮNG ĐỊNH KIẾN VỚI GEN Z


I. GenZ là gì? Đặc điểm GenZ.
1. Khái niệm:
Gen Z – Generation Z (Thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh
trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2012. Tuy nhiên, một ý kiến cho
rằng Gen Z là những người sinh từ 1997 đến 2015.
Ngoài ra, thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 này
còn được gọi với nhiều cái tên khác như Gen Tech,Zoomers, thế hệ Internet,
Generation Z, iGen, iGeneration, Founders, Post millennials, Homeland
Generation hay hậu Millennials,...
Hầu hết các bạn trẻ gen Z là con của những người thuộc thế hệ gen X.
 Trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓
dân số. Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng
25% lực lượng lao động quốc gia.
 Thế hệ Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ
Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến
1980).

2. Xuất xứ.
Tên gọi thế hệ Gen Z được sử dụng vào tháng 9 năm 2000. Nó được xuất hiện
tại một bài báo “thời đại quảng cáo”. Đây là giai đoạn các bạn trẻ sinh năm 2000
được ra đời và nó đứng sau thế hệ Y. Vì thế mọi người hay thường gọi là thế hệ Z
hay Gen Z.
Thế hệ Z được sinh ra trong hoàn cảnh nguồn internet phát triển mạnh mẽ và
dần trở nên phổ biến. Còn thế hệ Y là chỉ đang trong quá trình internet trong quá
trình hoàn thành. Đây là sự bùng nổ lớn cho nên thế hệ Gen Z cũng được ưu tiên
sử dụng mạng internet sớm hơn. Thể hiện một điều là đã được hiện đại hóa, sống
phóng khoáng và có cá tính.

3. Đặc điểm GenZ


Thế hệ Z (GenZ ) có một đặc điểm tính cách rất nổi bật, đó là luôn tìm kiếm và
tôn trọng sự thật. Ngoài ra, họ cũng đề cao cái tôi lớn và sự tự do cá nhân, yêu
thích sự tự chủ kể cả trong cuộc sống lẫn tài chính.
Hầu hết các thành viên thuộc thế hệ Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ
từ nhỏ, nên họ cảm thấy rất thoải mái, rất dễ đón nhật với công nghệ, di động,
Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube,
Instagram,…
 Thế hệ Z đều có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không
tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật
số cao, khác với thế hệ Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am hiểu về
kỹ thuật số thường có trình độ chuyên môn cao.
Gen Z là những người đầu tiên được tiếp cận với công nghệ từ khi còn bé và có
tư duy về tiền tệ, kinh tế có thể thay đổi cả thế giới trong tương lai, bởi sự đa dạng,
thông thạo công nghệ và thái độ bảo thủ của họ đối với tiền bạc, chi tiêu. Gen Z
chính là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển
trong tương lai, trong thời kỳ mới.
 Vì thế Gen Z được được mệnh danh là những công dân của thời đại số
hoá, là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới, họ quyết định văn hóa, xu
hướng tiêu dùng của tương lai, điều này mang ý nghĩa về kinh tế và xã
hội sâu sắc, bởi họ chính là nhân tố quyết định của tương lai gần.
Ngoài ra, GenZ còn có phong thái vô cùng thoải mái đối với cuộc sống. Điển
hình như phong cách ăn mặc, theo đuổi đam mê và thể hiện cá tính bản thân.
Thế hệ Z được sinh ra ngay sau thế hệ Y, có sự chuyển biến của những người
cuối thế hệ Y, tiếp nhận sự thoải mãi trong ăn mặc của thế hệ này, đây là những
bạn trẻ sinh ra trong một thế giới công nghệ và hiện đại hóa trong cả văn hóa sống,
họ dễ dàng tiếp nhận những trang phục lạ mắt, khác người.
Đơn cử là những trang phục khoe cơ thể như áo crop top, áo hai dây, quần đùi
ngắn hay váy ngắn,… đều là những trang phục không quá xa lạ, và quá đối quen
thuộc với thế hệ này.
Phong cách thời trang được ưa chuộng của thế hệ Gen Z là những trang phục
có phần cá tính, pha chút sexy đối với các bạn gái, đối với nam giới là những trang
phục năng động, thoải mái, đậm chất streetwear.
So với thế hệ đi trước như gen X, gen Y thì gen Z luôn sáng tạo, đột phá để đổi
mới, thoát khỏi “vùng an toàn” để theo đuổi đam mê của mình. Họ dám nghĩ, dám
làm phá bỏ định kiến. Nếu những thế hệ đi trước hướng đến một công việc ổn định
hay các công việc phổ biến và đem lại nhiều thu nhập thì GenZ lại tìm kiếm đam
mê bản thân mình trong từng công việc, không ngần ngại từ bỏ, thay đổi để tìm ra
khả năng của bản thân. Dù những bước đi đầu tiên là thành công hay thất bại thì sự
bạo dạn của họ đã, đang và sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người phấn
đấu.
Theo nghiên cứu của Đại học Western Governors, nếu đặt trên bàn cân so sánh,
Gen Z thường được biết đến bởi sự khác biệt so với thế hệ “anh chị” trước ở các
điểm sau:
 Họ mơ mộng hơn so với thực tế
 Họ có tư duy kinh doanh hơn
 Hoạt ngôn hơn
 Cạnh tranh hơn
 Mưu cầu an toàn và được bảo vệ
 Luôn có định hướng mục tiêu tài chính và sự nghiệp rõ ràng

Ngoài ra, Tiến sĩ Jean Twenge – tác giả của cuốn sách nghiên cứu iGen: Why
Today’s Super-Connected Kids Are Growing Up Less Rebellious, More Tolerant,
Less Happy… (Tạm dịch: iGen: Tại sao những đứa trẻ đang trưởng thành ngày
nay ít nổi loạn hơn, dễ cảm thông, nhưng lại thiếu hạnh phúc…) đã chỉ ra một số
đặc điểm khác biệt của thế hệ Gen Z so với lứa thế hệ trước đó như sau:
Dễ thấu hiểu và đồng cảm với các vấn đề xã hội, chẳng hạn như cách biệt văn
hóa, xu hướng tính dục, phân biệt chủng tộc,…
Họ quan tâm nhiều hơn về sức khỏe tinh thần, vấn đề tâm lý, cảm xúc,…
Song với đó, họ cũng thường bị gắn kèm với một số “mác” tiêu cực như: thế hệ
lo âu/trầm cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý, được bảo bọc quá nhiều,…

II. Những định kiến


1. Định kiến là gì?
Định kiến hoặc thành kiến là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành,
trước khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên
quan của một sự kiện cụ thể. 
Từ định kiến thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ, quan điểm
thường không thuận lợi, đánh giá chủ quan đối với người hoặc một nhóm người,
bởi vì giới tính, quan điểm chính trị, quan hệ xã hội, tuổi tác, tôn giáo, chủng
tộc/dân tộc, ngôn ngữ, quốc tịch, hình dáng bên ngoài hay là đặc điểm cá nhân
khác, từ đó dẫn đến việc phân biệt đối xử. 
Trong trường hợp này, định kiến có thể đề cập đến một đánh giá tích cực hay là
tiêu cực của một người dựa trên nhận thức của họ trong tư cách thành viên một
nhóm hoặc qua những quan hệ xã hội của họ.

2. Định kiến GenZ:


a. Tinh thần trách nhiệm kém với công việc: 
Có rất nhiều nhận định về thế hệ này như: Thiếu trách nhiệm, không muốn làm
việc chăm chỉ, “nhảy việc” khi gặp áp lực, đi chơi, đi du lịch nhiều hơn là làm
việc,…
Đây là một sự hiểu lầm, sự thật là Gen Z có tinh thần trách nhiệm rất cao và
khao khát mạnh mẽ để phát triển toàn diện, cả cuộc sống cá nhân và sự nghiệp.
Điều đó được chỉ ra nhờ những nghiên cứu của HILL Việt Nam.
Có thể nói, Thế hệ Z đã không còn giới hạn bản thân trong những khuôn khổ
và định hướng của gia đình như những thế hệ trước.
Lối suy nghĩ cởi mở này cũng được Gen Z áp dụng khi đi làm. Thay vì chọn
gắn bó với một doanh nghiệp, Thế hệ Z lại thích khởi nghiệp, thích làm việc tự do,
hoặc hướng về xã hội bằng cách gia nhập các tổ chức phi chính phủ.

o Lý do sự hiểu lầm này xảy ra là sự phát triển bản thân & sự phát triển
trong công việc đều quan trọng như nhau. Họ muốn khám phá nhiều
lĩnh vực, khía cạnh khác nhau, phù hợp với đam mê của họ.

 Tuy nhiên, không ít những doanh nghiệp than trời khi có những nhân viên
thuộc Thế hệ Z của mình nghỉ việc đột ngột và không báo trước theo quy định.
Dù không phải là tất cả, nhưng những trường hợp như thế này đã khiến cho
hình ảnh của Gen Z tệ đi không ít.
b. Không lắng nghe hướng dẫn hoặc ý kiến của các thế hệ khác. Tự
tin hay tự cao ?
Khi được hỏi “Bạn có nghĩ Gen Z lắng nghe lời khuyên của các thế hệ trước
hay không”?, mọi người sẽ nhận được những ý kiến như “Tôi không nghĩ rằng họ
lắng nghe tôi”. 
 Chẳng hạn như: không bao giờ nhận sai, sẵn sàng “tay đôi” với
sếp, thậm chí là không quan tâm tới kinh nghiệm mà tự tin thái
quá về năng lực của bản thân.
Những phân tích về thái độ, tâm lý cho thấy hình ảnh rất đối lập khi Thế hệ Z:
 Thích học hỏi nhưng lại ngại bị phê bình và góp ý
 Làm việc trách nhiệm nhưng không giỏi chịu áp lực
 Thích nghi nhanh nhưng lại ít thoải mái nếu có quá nhiều thay đổi.
o Sự thật là Gen Z tin tưởng lời khuyên của thế hệ khác, nhưng họ cũng
biết mọi thứ đều có nhiều mặt và muốn đưa ra quyết định thiết thực phù
hợp với họ. Nghiên cứu của HILL Việt Nam chỉ ra rằng gần 100% Gen
Z coi trọng ý kiến của các thế hệ trước đó nhưng chỉ 58% trong số đó
lắng nghe và thỉnh thoảng làm theo.

 Một phần là do được sinh ra trong thời kì quá phát triển về mặt công nghệ lẫn
kinh tế. GenZ bước chân vào thị trường lao động với động lực và khao khát lớn
được thể hiện mình. GenZ có quá nhiều điểm mạnh, nhưng mạnh quá sẽ trở
thành điểm yếu. Cụ thể ở đây là cá tính quá mạnh đến mức đôi khi quá bảo vệ
chính kiến bản thân.
c. Gen Z tìm kiếm mọi thứ trên điện thoại và phụ thuộc vào nó để
quyết định mà không suy nghĩ sâu sắc:
Không có gì lạ khi nói Gen Z và điện thoại thông minh không thể tách rời.
Tuy nhiên, một số người cho rằng sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh đang
cướp đi khả năng tư duy của Gen Z. 

o Sự thật là họ siêu cẩn thận khi thu thập và đánh giá thông tin bằng kỹ
năng “tìm kiếm” vượt trội trên điện thoại. Họ có khả năng xử lý lượng
lớn thông tin và đánh giá chất lượng của thông tin.Vì vậy, Gen Z không
kém cỏi trong khả năng suy nghĩ, mà họ đã có được những khả năng
đặc biệt khiến họ khác biệt với phần còn lại của thế hệ của họ.
d. Sự đa dạng và khác biệt được chấp nhận, họ có vẻ dễ sống và
thoải mái:
Khi xem xét Gen Z dưới góc độ xã hội chúng ta sẽ thấy, trong một thế
giới mà sự đa dạng được chấp nhận rộng rãi, Gen Z được thế hệ lớn hơn đánh
giá là người sống rất tự do. 

o Nhưng thật sự, Gen Z không sống dễ dàng và thoải mái như chúng ta
vẫn nghĩ. Sự đa dạng mang lại áp lực đồng trang lứa và sự mông lung,
từ đó họ cần được “xác nhận lại”. Khi mọi thứ đều ổn thỏa và được
chấp nhận, họ không biết liệu đó có phải là điều đúng đắn để làm hay
không. Họ cảm thấy áp lực khi phải bắt kịp bạn bè của mình và trở nên
khác biệt. Vì vậy, họ cần được công nhận, được khẳng định những gì họ
đang làm là đúng.
e. Các thế hệ trước cho rằng genz hở ra một chút là “trầm cảm”: 
Trầm cảm được công nhận là một căn bệnh nghiêm trọng, vì chỉ mới
được phổ biến sau chiến tranh nên một số bộ phận nghĩ rằng trầm cảm là do
sướng quá, rảnh quá hình thành nên.
Nhưng thực ra nhiều người từ thế hệ trước cũng bị trầm cảm. Trầm cảm
không phải không thể chữa được, tùy vào triệu chứng của mỗi người mà cách
điều trị cũng khác nhau, nhưng phải hiểu bệnh về tinh thần là gì mới có thể nói
tiếp được.
Vậy nên, việc thiếu kiến thức trầm trọng, và tư tưởng không chịu đổi
mới đã dẫn đến tình trạng không chấp nhận thực tại. Cũng như là không thông
cảm, thấu hiểu cho một thế hệ trẻ vừa sống dưới áp lực “phải giỏi giang” từ
chính những thế hệ đi trước, vừa chịu áp lực từ khủng hoảng kinh tế, và dịch
bệnh. Mỗi thế hệ có một nỗi khổ riêng.
Và nỗi đau về mặt tinh thần và cảm xúc là không thể đo lường và không
ai có thể hiểu được một người khác đã cố gắng như thế nào, và đang chống
chọi với những nỗi đau tinh thần ra sao.
Thế nên tốt nhất là đừng so sánh, và tốt hơn nữa là hãy cập nhật thông
tin, cũng như là bổ sung kiến thức cho chính mình về các căn bệnh về tâm lý,
cũng như là hãy đổi hệ quy chiếu để nói đến các bạn trẻ. Đừng đứng ở cái đỉnh
của mình để nói người khác khi đỉnh của mình chỉ là xuất phát điểm của họ. Xã
hội càng ngày càng phát triển, vậy nên mỗi người cũng nên cố gắng phát triển
theo xã hội, đừng để những tư tưởng lỗi thời và thiếu kiến thức khiến bản thân
trở nên kệch cỡm trong mắt chính bản thân mình. 
f.Thiếu độc lập-tự chủ về tài chính: 
Gen Z có một quỹ đạo giáo dục khá khác biệt so với các thế hệ trước.
 Dựa theo nghiên cứu của Pew Research Center, gen Z có xu
hướng ít bỏ trung học và nhiều khả năng đăng kí vào đại học
hơn.
Vì thế, gen Z được kỳ vọng rất nhiều trong việc xây dựng một sự nghiệp
ổn định và độc lập về tài chính từ sớm.
 Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Pew Research Center lại
cho thcấy gen Z không có xu hướng đi làm sớm như các thế hệ
trước. Xét độ tuổi 18-22, 62% gen Z có công việc (2018), trong
khi con số của gen Y và gen X lần lượt là 71% và 79%. 
Định kiến dễ dàng nhìn nhận gen Z như một thế hệ không có độc lập và tự
chủ về tài chính, gen Z lại chứng minh cho thế giới thấy rằng: “Tự chủ” của
gen Z không xét trên thang đo tài chính và công việc. Thế hệ Z theo đuổi sự tự
chủ về mặt cảm xúc, họ tôn trọng việc theo đuổi một cuộc sống được làm
những gì mình thích.
Vì thế, họ cống hiến cho xã hội theo nhiều kiểu và trong nhiều phương diện
khác nhau. Gen Z luôn có ý thức giải quyết những vấn đề xã hội còn tồn đọng
chứ không riêng về mặt kinh tế.
3. Sự ảnh hưởng đến GenZ
Hầu hết các định kiến của thế hệ này tới các thế hệ sau hầu hết đều xuất
phát từ thuyết “thượng đẳng thế hệ” hay còn gọi là xung đột thế hệ.
Bên cạnh đó, không phải tất cả định kiến đều xuất phát từ cái nhìn phiến
diện, một chiều, sự so sánh hay sự không thấu hiểu do khoảng cách thế hệ mà nó
còn xuất phát từ những kỳ vọng từ thế hệ trước đối với những thế hệ tiếp nối mình.
Sự xung đột này diễn ra trên khắp tất cả các mối quan hệ, đôi lúc khiến bạn
trẻ trở nên vô cùng áp lực và căng thẳng. Đó là khi chuẩn mực “con nhà người ta”
thành thước đo thành tích, năng lực, là khi chúng ta làm gì, ăn gì, mặc gì đều phải
bị “tiếp nhận” những ý kiến từ mọi người xung quanh mình. Thậm chí là những
người xa lạ, nhất là trong kỷ nguyên số phát triển vượt bậc như hiện nay.

Đối mặt với những định kiến này, nhiều bạn trẻ sẽ chọn cách im lặng để
mọi thứ qua đi hoặc thuận theo ý kiến của cha mẹ, số khác thì bất chấp đấu tranh
với những sự lựa chọn của bản thân, một số người thì dùng chính sự nỗ lực của
bản thân để chứng minh mọi thứ.

ĐỊNH KIẾN LÀ CHẤT XÚC TÁC CHO BẢN LĨNH


CỦA NGƯỜI TRẺ THẾ HỆ MỚI
Định kiến đâu chỉ mang đến những giá trị tiêu cực khi chúng lại là chất xúc tác
cho nhiều bạn trẻ được có điều kiện để thể hiện bản thân mình.

Ngành nghề khác biệt tạo nên giá trị cho GenZ.
Ngày nay, chính giới trẻ tạo nên độ hot cho ngành nghề mình theo đuổi, chứ
không phải thụ động dựa vào danh xưng nghề để chạy theo. Đã qua rồi cái thời người
lớn áp đặt con cái chạy theo những ngành nghề mà họ cho là hot như bác sĩ, ngân
hàng, kinh tế… Khi thế giới chuyển động không ngừng cũng là lúc nhiều ngành học
mới thú vị được khai mở, từ đó giúp mỗi bạn trẻ có thêm sự lựa chọn. Thậm chí, nhiều
bạn trẻ còn tự tin theo đuổi ngành hiếm vì dự báo được xu hướng tuyển dụng trong
tương lai.

Các ngành nghề mới mẻ của thời 4.0 này đã chứng tỏ sức hút và sự thú vị của
mình ngay từ đầu và cứ thế nó ngày càng có sức ảnh hưởng. Bởi thế mà có thể nói,
ngày nay, chính giới trẻ tạo nên độ hot cho ngành nghề mình theo đuổi, chứ không
phải thụ động dựa vào danh xưng nghề để mà chạy theo.
Các ngành nghề, công việc được GenZ đặc biệt lăng xê có thể kể đến như:
 Các nhóm ngành công nghệ (thương mại điện tử, thiết kế đồ họa, ...)
 GenZ và khởi nghiệp
Ngày nay, việc các GenZ khởi nghiệp với những cửa hàng nhỏ của chính mình
không còn gì là quá xa lạ. “Khởi nghiệp” ở GenZ bắt đầu từ những dự định, nguồn
vốn và các đơn hàng nhỏ lẻ ban đầu, thậm chí chỉ là kinh doanh giữa các mối quan hệ
xung quanh.
Và cũng từ đó đã phát triển cho GenZ một niềm đam mê được tự chủ tài chính và kinh
doanh. Một và GenZ tiêu biểu như:
 Phạm Khương Duy (23 tuổi):
- Nhà sáng lập của Connect Media - một trong những công ty nổi bật trong lĩnh
vực social media.
-Từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, Khương Duy đã cảm thấy hứng thú
với lĩnh vực này và tự tìm hiểu qua các tài liệu trên Internet.
o 2019, Duy cùng anh họ thành lập đội truyền thông hỗ trợ các
nhà kinh doanh trực tuyến quảng bá và tăng doanh số bán hàng.
o Sau 3 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Connect Media chính
thức ra đời vào tháng 3/2022.
Từ một nhóm nhỏ chỉ 4 thành viên với số vốn vỏn vẹn 300 triệu đồng,
đến nay, Connect Media sở hữu đội ngũ nhân sự khoảng 40-50 người,
doanh thu 2-3 tỷ đồng/tháng.

 GenZ tạo nên các xu hướng nghề nghiệp mới.


Thời đại công nghệ phát triển và nhu cầu về công việc cao, GenZ đã làm cho những
công việc trở nên phổ biến, nổi bật:
 Tiktoker.
 Youtuber.
 Freelancer:
- Những người làm việc độc lập, tự do, họ được trả tiền để thực hiện công việc
của khách hàng, hợp đồng thường diễn ra trong thời gian ngắn hạn, có thể trong vài
ngày hoặc kéo dài hơn một tháng.
- Một freelancer có thể làm việc cùng lúc cho nhiều khách hàng khác nhau.
Thông thường các hoạt động giao dịch giữa freelancer và khách hàng diễn ra trên
internet, có thể thông qua website giới thiệu của freelancer, hoặc một trang trung gian
chuyên cung cấp các dịch vụ freelancer.
- Nghề freelancer đã phổ biến từ lâu trên thế giới, riêng
tại thị trường Việt Nam mới chỉ phát triển trong khoảng 3 năm
trở lại đây.
Các nghề freelancer phổ biến ở Việt Nam mà bạn có thể
tham khảo như thiết kế trang web, viết bài, dịch thuật, tổ chức
sự kiện, seo website, dạy kèm trực tuyến,…

GenZ dám nghĩ dám làm, tự tin và dám khẳng định


bản thân.
 Trần Khánh Vy (1999):
Kể từ lúc mới nổi với danh xưng "hot girl 7 thứ tiếng"
tới thời điểm hiện tại, Khánh Vy ngày càng nổi bật với những
thành tích đáng nể.
Năm 2021 có lẽ là một quãng thời gian rất đáng nhớ đối
với gương mặt có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội này. Bởi lẽ,
nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp mà ở lứa
tuổi của Vy ít ai có được.

o Ngày 24/9, trang fanpage của Đường Lên Đỉnh Olympia bất ngờ thông báo
MC Diệp Chi sẽ không còn tiếp tục đồng hành cùng chương trình, thay vào đó
sẽ là cô nàng 22 tuổi - Khánh Vy.
Thông tin này ngay lập tức nhận về nhiều phản ứng trái chiều từ cư dân mạng. Có
không ít ý kiến ủng hộ cho tài năng Gen Z này, thế nhưng, cũng chẳng tránh khỏi
những bình luận thiếu tính xây dựng. Theo đó, họ cho rằng Khánh Vy còn quá trẻ, lại
chưa có nhiều kinh nghiệm để đảm nhận một vai trò lớn như vậy.
Cuộc tranh cãi nổ ra, cái tên "Khánh Vy" liên tục lọt top tìm kiếm. Đứng trước áp
lực dư luận, Khánh Vy không kêu ca cũng chẳng than phiền, thứ duy nhất mà hot girl
sinh năm 1999 này làm chính là nỗ lực và cố gắng.
o Minh chứng là trong chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia đầu tiên của
Khánh Vy được lên sóng vào ngày 26/9, cô nàng đã thể hiện rất tốt, cho
netizen thấy bản thân mình có năng lực.
o Chưa hết, vào ngày 14/11, trong trận chung kết năm, khi dẫn trực tiếp tại điểm
cầu Vinh (Nghệ An), Vy cũng thể hiện rất tốt, trôi chảy dẫn dắt thành công hơn
mong đợi.
Được biết, trước khi trở thành MC dẫn chính của một chương trình lớn, cô nàng
còn gây chấn động khi mua xe sang, "tậu" đất xịn tặng bố mẹ ở tuổi 19.
Chưa hết, hiện tại, Khánh Vy cũng đang sở hữu kênh YouTube với hơn 1,3 triệu
lượt đăng ký, cùng trang Fanpage hơn 1,5 triệu lượt theo dõi.
_______________________________________________________________

 Nguyễn Đỗ Trúc Phương (27 tuổi)


"cô tiên Sài Gòn"
Nguyễn Đỗ Trúc Phương tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh
một trường đại học ở Australia. Năm 2019, cô trở về Việt Nam, quản lý
một khách sạn của gia đình ở quận 1.

Gương mặt tiêu biểu cho Gen Z giàu lòng nhân ái.
Trong 10 tháng, Nguyễn Đỗ Trúc Phương, 27 tuổi ở quận 1, đã kêu gọi cộng
đồng giúp đỡ hơn 50 hoàn cảnh khó khăn, với số tiền hơn 4 tỷ đồng.
Những ngày "Sài Gòn trở nặng", trên mạng xã hội liên tục chia sẻ nhiều hoàn cảnh
thiếu thốn, cực khổ. Do giãn cách thời gian khá lâu, không ít người lao động rơi vào
cảnh khốn cùng, đặc biệt nhất chắc phải kể đến bác bảo vệ mất việc phải đi ăn xin ở
quận 1 (TP.HCM).
o Không để bác phải chờ lâu, Phương tới thăm hỏi
rồi vận động quyên góp trên mạng xã hội. Ngay lập
tức, bác bảo vệ nhận được một khoản tiền lớn từ cô
nàng và các mạnh thường quân, cuộc sống từ đó
cũng trở nên đủ đầy hơn.

Chưa kể, cô nàng còn thường xuyên chuẩn bị những phần quà đến trao tặng cho
các hộ dân, khu bệnh viện dã chiến. Mới đây, Phương bất ngờ bị mắc Covid-19, thế
nhưng, ngay sau khi điều trị xong, cô nàng ngay lập tức lên đường, tiếp tục giúp đỡ
những người khốn khó.

_______________________________________________________________
Tuy nhiên, không phải ai cũng coi những định kiến là một nguồn động lực, chất
xúc tác để bùng nổ, tỏa sáng và khẳng định bản thân. Không ít bạn trẻ, nhất là GenZ
đã phải chịu những áp lực quá lớn đến từ những định kiến cũng như mong đợi từ thế
hệ trước.
Không thể không phủ nhận GenZ có một cái tôi rất lớn. Nhưng từ đó GenZ cũng
phải chịu vô vàn áp lực đến từ chính bản thân và môi trường xung quanh. Phải kể đến
những ví dụ tiêu biểu như:
 Áp lực từ kì vọng thế hệ trước.
Với thế hệ 8x và 9x, áp lực thành công còn lớn hơn
do được sinh ra trong điều kiện kinh tế tốt hơn,
nhận được sự đầu tư và chăm sóc hết mực từ bố mẹ
nên lại càng “không có lý do gì để thất bại”. Đặc
biệt, các cặp cha mẹ châu Á thường đặt nhiều áp lực,
muốn con cái học giỏi, thành công, xuất sắc ở nhiều lĩnh vực nên từ nhỏ đã đặt áp
lực lên chính con cái mình – tạo nền móng lo âu cho một thế hệ.

 Lạc lõng giữa những lựa chọn.


Một đặc điểm của lứa tuổi thế hệ Z là mọi thứ đều chưa ổn định, cả về sự
nghiệp, tài chính hay các mối quan hệ. Đây là giai đoạn mà sự thay đổi diễn ra
thường xuyên và nhanh chóng như thay đổi công việc, chuyển đến một nơi khác
sống, tình cảm… “Khủng hoảng tuổi 25” (Quarter life crisis) được xem là một
dạng lo âu điển hình khi người trẻ suy nghĩ và đối mặt với tương lai vô định nhiều
chọn lựa, không biết ơi chắc rằng lựa chọn nào sẽ là tốt nhất.
 Áp lực bạn bè cùng trang lứa (Peer Pressure).
Ám ảnh thành tích.
Theo nghiên cứu, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, tỉ lệ học sinh cấp 3 tự sát vì áp lực học
hành ở mức cao nhất thế giới.
Các bạn trẻ với tâm lý muốn chứng tỏ bản thân, luôn mong muốn có thể đạt được mục
tiêu của chính mình nên họ luôn "nỗ lực điên cuồng" để có thể đạt được những điều
đó.
Có thể nói Gen Z sẽ không cho mình dừng lại nếu như đang cảm thấy thua kém người
khác hàng ngày họ luôn đặt ra những "deadline", "KPI" cho mình để tiếp tục cố gắng.

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, chỉ


45% Gen Z cho biết sức khỏe tâm thần
của họ ổn hoặc rất tốt. Tất cả các nhóm
thế hệ khác đều có kết quả tốt hơn về
thống kê này, bao gồm Millennials (56%),
Gen Xers (51%) và Boomers (70%). Con số trên đã cho thấy Gen Z là thế hệ trầm
cảm nhất, các thành viên của nhóm này có nhiều khả năng tìm đến các liệu pháp hoặc
tư vấn sức khỏe tâm thần hơn so với các thành viên của nhóm khác. Khoảng 37%
thành viên nhóm gen Z – tỷ lệ cao hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây – cho biết đã làm
việc với chuyên gia sức khỏe tâm thần.

 
 
 
 
 
 
 

You might also like