You are on page 1of 12

BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC

NHÓM 02
1, Bản mô tả công việc
CÔNG TY TNHH TMDV BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC SỐ: 05

MPC

Vị trí: NHÂN VIÊN THIẾT KẾ Số lượng: 02 Bộ phận: Phòng Kỹ Thuật


THỜI TRANG

Yêu cầu về trình độ và kỹ năng

 Tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học chuyên ngành Thiết kế thời trang
 Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương
 Có kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên nghành thiết kế ( Ai, PTS)
 Có kinh nghiệm làm việc và hiểu rõ kỹ thuật rập, cắt may, thông thạo về nguyên
phụ liệu ngành
 may mặc thời trang.
 Có thẩm mỹ tốt, nhạy bén với xu hướng thời trang mới
 Sáng tạo, có phong cách
 Chủ động, nhanh nhẹn và có trách nhiệm trong công việc
Định nghĩa Công việc

 Nghiên cứu về thị trường thời trang: đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường, tìm
ra các xu hướng mới trong ngành thời trang. Từ những nghiên cứu này để lên ý
tưởng cho sản phẩm mới phù hợp nhất với xu hướng thị trường.
 Phối hợp với các thành viên trong bộ phận thiết kế để lên những ý tưởng thiết kế,
concept, bộ sưu tập mới cho sản phẩm của công ty. Và phối hợp cùng bên thiết kế
kỹ thuật để đảm bảo thực hiện chính xác các kế hoạch đề ra.
 Giám sát, quản lý các khâu từ lên ý tưởng thiết kế, sản xuất và thành phẩm cuối
cùng.
 Tạo bản phác thảo cho các kế hoạch thiết kế, lựa chọn màu sắc, chất liệu, bố cục
trang trí cho các sản phẩm sắp ra mắt.
 Đưa ra các mẫu giới thiệu sản phẩm tới khách hàng
Nhiệm vụ chính Nhiệm vụ cụ thể

 Nghiên cứu thị trường  Nắm bắt các yếu tố thị trường, khách hàng,
 Lập kế hoạch, ý tưởng và các xu hướng thời trang để định hình cho
thiết kế những thiết kế của mình.
 Quản lí quá trình thiết kế  Lập kế hoạch, ý tưởng và thiết kế các mẫu
 Làm việc với bên cung mới theo mùa, phù hợp với xu hướng và
ứng phong cách của công ty.
 Tìm kiếm, xử lý chất liệu/nguyên phụ liệu
phù hợp.
 Lựa chọn chất liệu cho mẫu thiết kế.
 Làm việc với bên cung cấp vải và xưởng may
 Kiểm tra đánh giá quá trình hoàn thiện mẫu.
Quyền lợi/Quyền hạn

1. Được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, đào tạo kỹ năng mềm.
2. Có cơ hội phát triển cao nếu thể hiện khả năng làm việc tốt.
3. Chế độ Bảo hiểm theo quy định nhà nước
4. Được sử dụng các cơ sở vật chất của phòng kỹ thuật để thực hiện công việc.
5. Có quyền đề xuất với phụ trách trực tiếp để liên hệ với các đơn vị có liên quan được sử
dụng trang thiết bị ngoài phòng.

Báo cáo cho các vị trí sau


Vị trí Nội dung báo cáo Biểu mẫu Thời điểm báo cáo

Trưởng phòng Các mẫu thiết kế Theo thời hạn quy định
Kỹ Thuật được phân công thực
hiện

Các báo cáo công Hàng tháng


việc khác theo yêu
cầu

Kết nối thông tin


Vị trí bộ phận Tác nghiệp xử lý Chuyển giao đến

Xưởng may Chuyển sản phẩm may mẫu để Trưởng xưởng


sản xuẩ sản phẩm hàng loạt

Điều kiện làm việc


Thời gian: Sáng 8h00 – 11h30p
Chiều 13h30p -5h
Địa điểm làm việc: Phòng Kỹ Thụật

TGĐ Công Ty
Đã phê duyệt (đóng dấu)
2, Khung đánh giá năng lực

5 kĩ năng cần có

 Kĩ nănh thiết kế
 Kĩ năng sáng tạo
 Kĩ năng làm việc nhóm
 Kĩ năng giao tiếp
 Kĩ năng quản lí thời gian

2.1 Kĩ năng thiết kế

Kỹ năng thiết kế là sự hiểu biết về cách thể hiện ý tưởng như sử dụng
màu sắc, bố cục thiết kế, ánh sáng, hiệu ứng… Những kỹ năng này là những kỹ
năng cơ bản để một nhà thiết kế thể hiện sáng tạo của mình.

Cấp độ năng lực thiết Những biểu hiện hành vi đáp ứng được cấp độ
kế của năng lực thiết kế

Cấp độ 1 (Kém) - Cá nhân chỉ sử dụng được năng lực thiết kế ở mức nhận biết
trong các tình huống đơn giản nhất và cần sự hướng dẫn từ
người khác.

- Có khả năng nhìn nhận màu sắc, bố cục, chất vải,


nhưng không phải lúc nào cũng đúng.

- Có khả năng nhìn nhận màu sắc, bố cục, chất vải

- Nhận diện các phần mềm thiết kế sơ cấp.

Cấp độ 2 (Cơ bản) - Cá nhân có thể dùng năng lực thiết kế trong
những trường hợp với độ khó từ cơ bản đến trung
bình và thường cần chỉ dẫn, hỗ trợ từ người khác.

- Có sự yêu thích, đam mê với nghề

- Có khả năng hiểu được cách sắp xếp bố cục, ý


tưởng về màu sắc và chất vải. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp không đúng với thực tế.

- Sử dụng các phần mềm thiết kế sơ cấp ở mức độ


dễ.
Cấp độ 3 (Khá) - Cá nhân có thể sử dụng được khả năng thiết kế
trong tình huống khó, mặc dù thỉnh thoảng vẫn cần
sự hỗ trợ từ người khác.

- Có khả năng phác thảo thiết kế sau quá trình cảm


nhận bố cục, ánh sáng, màu sắc và chất vải.
- Hiểu rõ kĩ thuật rập, cắt may, thông thạo về nguyên phụ liệu
ngành

- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trong


quá trình làm việc.

- Nắm bắt được xu hưởng thời trang

Cấp độ 4 (Tốt) - Cá nhân vận dụng được kỹ năng thiết kế trong


những tình huống với mức độ khó cao và không
cần hướng dẫn, hỗ trợ.

- Có khả năng vẽ, phác thảo kĩ thuật số 3D

- Có khả năng tự lên ý tưởng, thiết kế và diễn họa,


đưa ra những nhận định chính xác về bố cục thiết
kế, hiệu ứng, màu sắc cũng như hiểu biết sâu rộng
về chất vải, nguồn cung ứng

- Sử dụng nhanh và khai thác tối đa lợi ích của các


phần mềm thiết kế đòi hỏi kỹ năng cao.

- Am hiểu về xu hướng thời trang và luôn biết đổi


mới.

Cấp độ 5 (Xuất sắc) - Cá nhân chủ động vận dụng được năng lực thiết
kế trong cả những trường hợp đặc biệt khó khăn và
có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người
khác.

- Có khả năng sáng tạo trong các thiết kế, diễn họa
và cố vấn cho mọi đối tượng về sắp xếp bố cục,
phân bổ màu sắc, sử dụng chất vải nào cho phù
hợp.
- Tạo được dấu ấn cá nhân, sức ảnh hưởng tích
cực, truyền cảm hứng đến mọi người.

2.2 Kĩ năng sáng tạo

Sáng tạo là khả năng tư duy, tìm tòi ra những phương án, chủ đề, ý tưởng
mới của một hoặc nhiều người về lĩnh vực nào đó. Trải qua lịch sử, con người
đã tạo ra rất nhiều thành tựu đặc biệt từ tư duy khoa học và sáng tạo .Hiện nay,
với bất kỳ ngành nghề nào kể cả chính trị, kinh tế…, bạn cũng cần sử dụng khả
năng sáng tạo để có thể tồn tại và phát triển.

Cấp độ kĩ Những biểu hiện hành vi đáp ứng được cấp độ của năng lực sáng
năng sáng tạo tạo

Cấp độ 1 (mức Ở mức độ này, cá nhân vận dụng được khả năng sáng tạo cơ bản, tiếp
độ thấp nhất) thu ý kiến góp ý của người khác
-Biết tư duy tìm tòi, sáng tạo nhưng chưa vận dụng được bản thiết kế
-Vui vẻ đón nhận ý tưởng mới.
-Xem xét lại cách tiếp cận truyền thống và tìm các giải pháp có thể có.
-Nhận ra lúc nào cần một cách tiếp cận mới, tham khảo thông tin để
hướng về cách tiếp cận mới.

Cấp độ 2(mức Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được kĩ năng thiết kế trong
độ cơ bản) những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ,
hướng dẫn từ người khác.
-Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các cách tiếp cận hiện có.
-Thay đổi và làm cho các cách tiếp cận hiện có thích hợp hơn với nhu
cầu.
-Nhận diện được các giải pháp khác nhau dựa vào những gì đã biết.
-Thấy được một giải pháp tối ưu sau khi cân nhắc những điểm mạnh và
điểm yếu của các cách tiếp cận khác.

Cấp độ 3(mức Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được kĩ năng trong những tình
độ khá) huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
-Thay đổi những phong cách cũ, tạo ra những phong cách mới.
-Có thái độ yêu thích việc sáng tạo, ham học hỏi, tìm tòi những sản
phẩm sáng tạo độc đáo
- Tìm kiếm các ý tưởng hoặc giải pháp đã có tác dụng trong các môi trường khác để áp dụng
chúng tại doanh nghiệp của mình.
-Vận dụng các giải pháp đang có theo cách mới lạ hơn nhằm giải quyết
vấn đề với hiệu quả cao hơn.

Cấp độ 4(mức Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được kĩ năng trong những tình
độ tốt) huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
-Nắm bắt xu hướng thời trang mới.
-Tổng hợp các khái niệm cần thiết để định hình một giải pháp mới.
-Tạo ra các mô hình và phương pháp mới cho doanh nghiệp.
-Nhìn thấy được các triển vọng tốt khi tiếp tục vận dụng các giải pháp
đang có theo vài cách mới lạ khác.

-Nhận diện được các giải pháp linh hoạt và thích hợp cũng như xác định
được các tiêu chuẩn về chuyên môn và về tổ chức tương ứng với giải
pháp mới.
Cấp độ 5(mức Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả
độ xuất sắc) những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ
năng này cho người khác.
-Tạo ra góc nhìn khác
-Lắng nghe từ đám đông và đi theo hướng khác, sáng tạo theo nhiều góc
nhìn, mang phong cách của riêng
-Có khả năng phát triển một môi trường nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, luôn kích thích mọi
người thi đua tìm tòi các giải pháp sáng tạo.
-Khuyến khích mọi người thử nghiệm ý tưởng mới khác hẳn cách làm
truyền thống.
-Hỗ trợ cho việc thử nghiệm ý tưởng mới nhằm biến ý tưởng thành hiện
thực.

2.3 Kĩ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm (hay teamwork skills) là khả năng hợp tác, làm
việc chung với một nhóm người có thể là bạn bè, đồng nghiệp,... nhằm mục tiêu
đạt được kết quả tốt nhất cho công việc chung. Cụ thể kỹ năng làm việc nhóm
sẽ bao gồm việc các thành viên đóng góp ý kiến, giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi thực
hiện công việc. Hiện nay, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng
mềm quan trọng nhất mà các công ty quan tâm khi tuyển dụng nhân viên.

Cấp độ kĩ năng làm việc Những biểu hiện hành vi đáp ứng được cấp độ kĩ
nhóm năng làm việc nhóm
Cấp độ 1: Kém Ở cấp độ này, các thành viên trong nhóm có chung
mục tiêu, nhưng lại có các cách khác nhau để đạt
được mục tiêu đó.

-Không có sự gắn kết trong nhóm.

-Chưa sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ các thành viên


trong nhóm

- Không thừa nhận sai sót và đẩy trách nhiệm cho


người khác
Cấp độ 2: Cơ bản Ở cấp độ này, sự tương tác được thúc đẩy bởi xung
đột, nhóm làm việc không có hiệu quả bởi không
có sự hỗ trợ lẫn.

-Vẫn còn thiếu sự tin tưởng lẫn nhau.


-Chưa nắm được vai trò của từng thành viên trong nhóm.

Cấp độ 3: Khá Ở cấp độ này, các thành viên trong nhóm tránh
cách làm việc xảy ra cạnh tranh xung đột
-Tôn trọng các ý kiến cá nhân cũng như không làm
ảnh hưởng nhau.
-Các thành viên làm tốt công việc của mình nhưng
chưa thực sự hiệu quả do không có sức mạnh tập
thể cũng như nhóm giải quyết vấn đề còn chậm.
- Nắm được năng lực và vai trò của từng thành
viên trong nhóm
- Tạo dựng được tinh thần hơp tác trong nhóm
Cấp độ 4: Tốt Ở mức độ này các thành viên trong nhóm biết cách
phối hợp các mục tiêu và các cách tiếp cận cá
nhân, cùng tương tác với nhau.

-Nhóm phối hợp, đồng bộ hóa mục tiêu, giảm xung


đột và tăng sự liên kết trong quá trình hoạt động.

-Phối hợp thường xuyên, giải quyết luôn những


vấn đề phát sinh

-Khơi dậy tinh thần hợp tác giữa các nhóm bằng
cách cổ vũ các thành viên cùng chia sẻ và giúp đỡ
lẫn nhau

-Cổ vũ, tạo động lực cho các thành viên trong
nhóm cùng đạt được mục tiêu chung
-Xây dựng được một môi trường làm việc trong
nhóm cởi mở, thân thiện
-Tổ chức được phân công công việc trong nhóm
hiệu quả dựa trên năng lực của từng thành viên

Cấp độ 5: Xuất xắc Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ
năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó
khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này
cho người khác.

-Mọi thành viên có thể phát huy tối đa điểm mạnh,


không bị giới hạn trong khả năng của mình.

-Sự tương tác giũa các thành viên có hiệu quả nhất.
Phối hợp, trao đổi với nhau để đồng bộ công việc,
phát hiện trở ngại, thích ứng với tình huống mới.

-Xây dựng và thúc đẩy tinh thần hợp tác giữa các
nhóm để cùng đạt được mục tiêu chung của doanh
nghiệp
-Tạo dựng một tập thể vững mạnh nhờ khai thác
hiệu quả năng lực của từng nhóm và kết nối các
nhóm bằng mục tiêu, giá trị và tầm nhìn chung
-Tạo dựng văn hóa làm việc nhóm trong tổ chức
 
2.4 Kĩ năng giao tiếp

Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc
ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và
thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều
Cấp độ năng lực Những biểu hiện hành vi đáp ứng được cấp độ của năng lực
giao tiếp
giao tiếp

Cấp độ 1: Ở mức độ này, cá nhân vận dụng được năng lực trong tình
huống cơ bản nhất và cần nhiều chỉ dẫn từ người khác
(Giao tiếp
kém) Có khả năng diễn đạt được ý kiến của mình,dù không phải
lúc nào cũng mạch lạc và chính xác

Chủ động lắng nghe,nhưng không biết cách khơi gợi phản
hồi của người khác

Cấp độ 2 Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong
những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần
(Giao tiếp cơ
được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
bản)
Có khả năng diễn đạt rành mạch tới nhiều đối tượng, tuy
nhiên ngôn ngữ và giọng điệu trong nhiều trường hợp không
chính xác

Có ý thức khơi gợi giao tiếp hai chiều, dù đôi khi không thực
sự khéo léo

Chủ động lắng nghe, thể hiện được thái độ quan tâm tới đối
phương

Cấp độ 3 Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong
những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn
(Mức độ khá)
từ người khác.

Có khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng các nội dung cơ
bản tới nhiều đối tượng khác nhau
Thường vận dụng được đúng giọng điệu và ngôn ngữ trong
các trường hợp giao tiếp

Thường xuyên lắng nghe, quan tâm tới đối phương và biết
khơi gợi giao tiếp hai chiều một cách khéo léo

Cấp đọ 4 Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong
những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần
(Mức độ tốt)
hướng dẫn.

Có khả năng thuyết trình rành mạch các khái niệm phức tạp
tới nhiều đối tượng khác nhau

Xử lí khéo léo được các tình huống phát sinh trong giao tiếp,
linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu

Nắm rõ những gì mình cần truyền đạt đến người nghe

Biết lắng nghe và thường chấp nhận những phản hồi mà


người khác dành cho mình

Cấp độ 5 Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này
trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể
(Mức độ xuất
tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
sắc)
Tự tin trình bày các vấn đề phức tạp và nhạy cảm tới mọi đối
tượng (từ các đối tượng lãnh đạo cấp cao, người ngang hàng
hoặc các đối tượng yếu thế hơn)

Luôn tạo được ấn tượng là một người biết lắng nghe và sẵn
sàng chấp nhận phản hồi mà người khác dành cho mình

Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có sức thuyết phục gây
được ảnh hưởng lên người khác

Có chiến lược rõ ràng trong giao tiếp


2.5 Kĩ năng quản lí thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian,
giúp phân bổ thời gian thực hiện các công việc trở nên hợp lý và hoàn thiện
hơn. Kỹ năng quản lý thời gian càng tốt, quỹ thời gian sử dụng càng hiệu quả,
luôn hoàn thành tốt công việc đúng thời hạn.

Cấp độ kĩ năng quản lí Những biểu hiện hành vi đáp ứng được cấp độ kĩ
thời gian năng quản lí thời gian
Cấp độ 1: Kém Ở mức độ này, cá nhân biết lên kế hoạch lâp thời
gian biểu cho bản thân tuy nhiên chưa khoa học và
còn tồn tại nhiều bất cập

- Chưa biết phân bổ thời gian hợp lí và cần phải


hướng dẫn nhiều

- Còn thờ ơ với việc xây dựng thời gian biểu, mục
tiêu công việc
Cấp độ 2: Cơ bản Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được khả
năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian tuy nhiên
vẫn cần có sự hướng dẫn

-Cá nhân biết chia nhỏ thời gian cho các công việc
như rập, thiết kế mẫu trang phục,... cùng với sự trợ
giúp của người có kinh nghiệm hơn.
-Xác định được thời gian cần để hoàn thành công
việc nhưng vẫn sẽ mắc chút sai sót hoặc bỏ qua 1
số chi tiết.
-Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, liệt kê
những công việc cần làm.
Cấp độ 3: Khá Ở mức độ này, cá nhân cá nhân biết cách xác định
rõ mục tiêu, tập trung vào những việc quan trọng
trong việc thiết kế.

-Thiết lập mô hình công việc, sắp xếp những việc


cần làm 1 cách quy củ, đi đúng hướng như kế
hoạch.
-Tìm kiếm nguồn cảm hứng khi “bí” ý tưởng qua
các nền tảng mạng xã hội mà không bị chậm trễ
các công việc.
Cấp độ 4: Tốt Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng
lực quản lí thời gian trong những tình huống khá
khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.

-Khả năng chuẩn bị thời gian để hoàn thành công


việc một cách chính xác.

-Ghi chú những công việc lặp lại hàng ngày cũng
như thời gian thực hiện để rút kinh nghiệm và tìm
ra những phương án tốt nhất.

-Biết cách cân bằng cuộc sống hàng ngày để vừa


có thời gian nghỉ ngơi mà không bị trì hoãn chậm
trễ công việc.

-Khai thác tốt thời gian rảnh rỗi mình có để hoàn


thành công việc đúng thời hạn hoặc sớm hơn.

Cấp độ 5: Xuất xắc Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ
năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó
khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này
cho người khác.

-Cá nhân xuất sắc trong việc quản lí thời gian của
mình có thể làm nhiều việc cùng 1 lúc trong thời
gian nhất định như lên ý tưởng, thiết kế mẫu trang
phục, phác thảo bản thiết kế,...

-Xây dựng các bước công việc tỉ mỉ, hoàn thành


công việc 1 cách trơn tru.

-Xử lí các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng,


hiệu quả.

-Giúp đỡ những người khác khi họ chưa hoàn


thành công việc nhưng vẫn đảm bảo thời gian dành
cho công việc của mình.

You might also like