You are on page 1of 3

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG

1. Lịch sử của GDKP


- Sự ra đời
Cách đây 2500 năm tại Hy Lạp, thợ săn, nông dân và chiến sĩ đã dạy trẻ săn bắn, cày cấy,
trồng trọt và chiến đấu. Con em của tầng lớp thống trị được học binh pháp và thuật cai
trị, nhưng việc này cũng nhằm mục đích quan trọng nhất là chuẩn bị cho những vai trò
mà sau này chúng sẽ đảm nhận trong xã hội chứ không phải phục vụ cho bất cứ mục
đích nào xa rộng hơn.
Trước khi có sự thay đổi, giáo dục ở Hy Lạp đã tập trung phát triển “arête”, từ này có
thể được hiểu là “đức hạnh” hay “đức tính”. Học giả Bruce Kimball ghi nhận rằng
chương trình học trong hệ thống giáo dục của Hy Lạp cổ đại phần lớn bao gồm việc học
thuộc lòng và ngâm vịnh sử thi của Homer. Khi đắm mình trong thế giới của các thần
linh nam, nữ, vua chúa và chiến sĩ, trẻ em sẽ thấu triệt ngôn ngữ Hy Lạp và hấp thụ các
bài học, luật lệ và những giá trị được giới cầm quyền cho là quan trọng. Việc huấn luyện
thể chất cũng là thành phần chủ yếu trong nền giáo dục của Hy Lạp.
Vào khoảng thế kỷ thứ V TCN, một số thành bang Hy Lạp, điển hình là Athens, đã bắt
đầu thử nghiệm một hình thức chính phủ mới. Pericles, vị chính khách tài ba của Athens
đã ghi nhận trong bài điếu văn ông phát biểu “Thể chế của chúng ta gọi là chế độ dân
chủ” – “Bởi vì quyền lực không nằm trong tay của thiểu số mà là của toàn thể dân
chúng”. Sự đổi mới này trong việc cai trị đồng thời đòi hỏi phải có sự đổi mới trong giáo
dục. Các kĩ năng căn bản để sinh tồn là chưa đủ - công dân còn phải được đào tạo để
quản lý xã hội của chính họ.
Mối liên hệ giữa nền giáo dục bao quát và sự tự do trở thành thứ thiết yếu đối với mỗi
người dân Hy Lạp. Mô tả cách tiếp cận giáo dục này vào nhiều thế kỷ sau, người La Mã
đã đặt cho nó một tên mới: một nền giáo dục liberal (khai phóng), từ này trong nghĩa la
tinh có nghĩa là “của hay thuộc về những người tự do”.
- Tiến trình phát triển
Lược sử giáo dục khai phóng có thể được tóm lược, khái quát thành ba giai đoạn chính
như sau:
(1) Giai đoạn sơ khai:
(a) Thời gian: từ trước Công nguyên;
(b) Không gian: Hy Lạp cổ đại;
(c) Đặc điểm: giáo dục đồng nhất với giáo dục khai phóng;
(d) Nguyên nhân: chủ yếu là nguyên nhân chính trị, do nhu cầu đào tạo và phát triển
những con người tự do, theo nghĩa là người có đủ quyền công dân trong bối cảnh xã hội
chiếm hữu nô lệ, có thể diễn thuyết, trình bày chính kiến ở những nơi công cộng.
(2) Giai đoạn hình thành:
(a) Thời gian: từ sơ kỳ Trung Cổ (thế kỷ V) đến thế kỷ XIX;
(b) Không gian: châu Âu và Mỹ;
(c) Đặc điểm: sự hình thành hệ thống các môn học khai phóng và triết lý giáo dục khai
phóng, bên cạnh giáo dục thần học và các khoa học chuyên ngành;
(d) Nguyên nhân: có cả hai nguyên nhân chính trị và kinh tế, do nhu cầu truyền giáo và
sự phát triển của kinh tế tư bản (với nhu cầu tìm hiểu kiến thức rộng khi tiếp xúc, khai
thác các vùng đất mới), khi bắt đầu bước vào thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hóa (sau giai
đoạn sơ khai với con đường tơ lụa), gắn liền với sự kiện Christopher Columbus đặt chân
đến châu Mỹ vào hế kỷ XV.
(3) Giai đoạn phát triển:
(a) Thời gian: từ thế kỷ XX đến nay;
(b) Không gian: từ châu Âu đến châu Mỹ và lan rộng ra toàn cầu;
(c) Đặc điểm: phát triển thêm hệ thống môn học và triết lý giáo dục khai phóng theo
chiều rộng, nhằm mục đích tạo nền tảng sống, kỹ năng mềm cho công dân toàn cầu;
(d) Nguyên nhân: bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật
và phương tiện truyền thông, đặt ra nhu cầu đào tạo những cá nhân có kiến thức theo
chiều rộng.
2. Khái niệm GDKP
Về khái niệm, nguyên nghĩa giáo dục khai phóng là “Liberal Education” (cũng thường
được dịch là giáo dục tự do). Đây là một thuật ngữ được sử dụng cho phương pháp tiếp
cận đa ngành trong giáo dục. Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng Mỹ định nghĩa:
Giáo dục khai phóng là cách giáo dục trao quyền cho các cá nhân và chuẩn bị cho họ đối
phó với sự phức tạp, đa dạng và thay đổi.
Có thể thấy giáo dục khai phóng là triết lí giáo dục mà ở đó con người chính là trung tâm
của hoạt động đào tạo, nói cách khác, giáo dục khai phóng tập trung vào giáo dục con
người thay vì chỉ giáo dục kiến thức. Tư tưởng chủ đạo của giáo dục khai phóng là khai
mở những kiến thức mới mẻ, hướng tới việc phát huy tối đa sáng tạo của cá nhân, giải
phóng tư duy, năng lực trí tuệ của con người và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả
năng cá nhân.

You might also like