You are on page 1of 3

Quản lý màu

1. Tại sao cần quản lý màu


Thế nào là quản lý màu? Tại sao phải quản lý màu trong chế bản
2. Sử dụng profile màu
Thế nào là profile màu? Sử dụng như thế nào

1. Quản lý màu
Sản xuất in bao gồm các quá trình phục chế nhiều thiết bị khác và bằng nhiểu loại vật liệu
khác nhau. một quá trình sản xuất in thông thường em sẽ gồm những công đoạn phục chế
sau:
• Hình ảnh được chụp bằng máy chụp kỹ thuật số hoặc quét lại bằng một máy quét
• Hình ảnh được đưa vào một chương trình máy tính để xử lý và kết quả được hiển thị trên
màn hình máy tính.
• Hình ảnh được in thử để khách hàng duyệt trước khi in sản lượng.
Trong các quá trình này ta có thể thấy màu của hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào các loại
thiết bị cùng đẹp cùng chế có như loại máy chụp hoặc máy quét loại màn hình loại máy in
thử loại máy in sản lượng… những đặc điểm của thiết bị sẽ làm cho quá trình phục chế trở
nên phức tạp.
Ngoài ra các vật liệu tư sử dụng trong quá trình in như mực in và giấy in cũng đóng vai trò
hết sức quan trọng đến chất lượng phục chế ảnh., đôi khi chỉ cần thay đổi loại mực in hoặc
loại giấy in thì màu của hình ảnh cũng sẽ thay đổi rất nhiều.
- Khái niệm
Quản lý màu cung cấp một môi trường thống nhất để xử lý màu trong đó tham chiếu màu
chung được sử dụng ở mỗi bước sản xuất từ chụp ảnh đến thiết kế, tạo bản và in.
Nó nhằm mục đích thống nhất hình ảnh trong toàn bộ quá trình sản xuất bằng cách sử
dụng cấu hình của các thiết bị khác nhau để điều chỉnh màu sắc của chúng.
 quản lý màu là giải pháp kiểm soát và điều chỉnh các thiết bị khác nhau trong cùng một
hệ thống phục chế theo các điều kiện in thực tế để màu khi in ra sẽ giống với tờ in thử
hoặc kỳ vọng của khách hàng.
- Nguyên tắc cơ bản của quản lý màu
Màn hình và máy in có những đặc điểm riêng về màu sắc và không thể làm cho chúng trở
thành một sự kết hợp hoàn hảo.
Tuy nhiên, có thể chuyển đổi dữ liệu màu của từng thiết bị thông qua một không gian màu
chung (một không gian màu độc lập với bất kỳ thiết bị nào) để các màu khác nhau có thể
khớp với nhau hơn.
- Tại sao phải quản lý màu trong chế bản
Chúng ta vẫn có thể phục chế màu tốt mà không cần hệ thống quản lý màu. tại sao phải
cần quản lý màu?
Trong thực tế để phục chế màu tốt mà không dùng đến hệ thống quản lý màu cần phải dựa
vào sự chỉnh sửa của người kỹ thuật viên có kinh nghiệm và cần phải tốn nhiều thời gian
cho việc này. Trong một môi trường sản xuất và kinh doanh hiện đại các doanh nghiệp
thường không có thời gian và cũng không có nhiều kỹ thuật viên kinh nghiệm như thế, do
vậy họ thường dựa vào một hệ thống quản lý màu nhằm phục chế mà ổn định và chính xác
dựa trên một nguyên tắc căn bản là không đòi hỏi nhiều thời gian công sức và kinh
nghiệm.
quản lý màu cho phép người sử dụng kiểm soát màu và điều chỉnh màu khi phục chế hình
ảnh trên nhiều thiết bị phục chế khác nhau

2. Sử dụng profile màu


- Khái niệm: Profile màu
Color Profile, hay còn gọi là ICC profile, được hiểu là những thông tin được “nhúng”
trong các file ảnh để chuyển phần dữ liệu trong đó thành màu sắc hiển thị trên màn hình
máy tính hoặc khi được in ra. Trong khi những màu sắc đều hiển thị chuẩn xác trong mắt
người sử dụng, nhưng các thuật toán xử lý và công nghệ được áp dụng khi chúng ta nhìn
vào ảnh kỹ thuật số lại tạo ra nhiều chế độ màu sắc khác nhau, bao gồm CMYK, RGB,
HSL, Lab... Bên cạnh đó, chỉ những phần màu sắc có giới hạn mới hiển thị trong một
khoảng nhất định nào đó. Ví dụ, 1 màn hình máy tính bình thường có thể hiển thị 24 triệu
màu sắc, và 1 tờ báo tin tức hàng ngày khi được xử lý qua máy in chỉ có thể hiển thị một
nửa số màu đó. Color Profile là những lớp chuyển tiếp dữ liệu giữa các phần giá trị RGB
hoặc CMYK.
 Color Profile đảm nhận nhiệm vụ xử lý màu sắc có thể hiển thị trong một khoảng nào
đó, và các khoảng đó được gọi là không gian màu.Ví dụ phần sRGB được sử dụng chủ
yếu bởi các trình duyệt là phần nhỏ nhất, trong khi Adobe RGB có gam màu rộng hơn. Và
bất cứ file ảnh nào được tạo bởi Color Profile Adobe RGB hoặc CMYK sẽ tự động
chuyển thành Profile sRGB, và quá trình thay đổi màu sắc diễn ra tại bước này.
Color profile nhận diện màu sắc của các vật thể khi chụp từ máy ảnh và hiển thị trên màn
hình từ đó kiểm soát, đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán về màu sắc giữa các thiết bị với
nhau.
Màu sắc là một chủ đề phức tạp trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Thông thường, mắt của bạn có
khả năng nhận diện được nhiều màu sắc hơn so với các thiết bị ghi hình như máy ảnh hay
màn hình hiển thị.
Do đó, chúng ta cần phải tổng hợp màu sắc chung giữa máy ảnh và màn hình hiển thị để
đồng bộ, nhất quán một chuẩn màu sắc chung giữa các thiết bị với nhau.
Chẳng hạn như màu đỏ mà máy ảnh ghi được cũng phải giống như màu đỏ được hiển thị
trên màn hình và không có sự sai lệch nào. Chính vì thế, chúng ta phải cần đến những
không gian màu và color profile.

- Sử dụng như thế nào?


Trong không gian màu RGB, các thiết bị có thể hiển thị hoặc chụp được khoảng 16,7 triệu
màu sắc khác nhau. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu có 16,7 triệu màu nào được dùng?
Đây chính là lý do mà chúng ta cần đến Color profile
sRGB là Color profile phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới 99% hình ảnh mà chúng ta có thể
nhìn thấy thông thường.
Phần lớn các màn hình hiện nay đều được sản xuất để hiển thị color profile này. Ngoài ra,
sRGB cũng được làm color profile chuẩn cho các website.
Adobe RGB là Color profile có phạm vi quang phổ lớn hơn so với sRGB.
Color profile này không được sử dụng phổ biến mà nó chỉ được dùng nhiều nhất trong
lĩnh vực nhiếp ảnh chuyên nghiệp.
Lý do là bởi hiện tại có rất nhiều máy ảnh cao cấp có khả năng chụp Adobe RGB tuy
nhiên lại rất ít màn hình hiển thị được đúng màu sắc trên color profile này.
Mặc dù có phạm vi quang phổ rất lớn tuy nhiên Adobe RGB vẫn còn thua xa ra so với
ProPhoto RGB.
Mặc dù vậy, Color profile này chỉ được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học là
chủ yếu.
ProPhoto RGB chưa số lượng màu sắc “không lồ” đến nỗi phải cần đến 16bit mỗi kênh
tương đương với 65.536 giá trị cho mỗi kênh.
DCI-P3 là Color profile được sử dụng cách đây khá lâu, xuất hiện nhiều trong lĩnh vực
điện ảnh và hiện đang áp dụng trong các sản phẩm điện tử tiêu dùng.
DCI-P3 có khả năng hiển thị màu sắc nhiều hơn so với sRGB. Các mẫu smartphone cao
cấp như iPhone 7 Plus, 8, 8 Plus và X đều trang bị màn hình sử dụng DCI-P3.
Bên cạnh đó, Color profile này cũng được sử dụng nhiều trong công nghệ màn hình của
các mẫu TV HDR 4K hiện nay.

You might also like