You are on page 1of 17

ANALYSIS

Phân tích hướng đối tượng


I. Trích rút lớp thực thể
1. Mô hình hóa chức năng
Các kịch bản xảy ra:
a) Kịch bản use case “Quản lý thông tin món ăn”
Sửa thông tin món ăn
Kịch bản chuẩn:
1. Sau khi đăng nhập, quản lý chọn menu quản lý thông tin món ăn
2. Quản lý chọn chức năng sửa thông tin món ăn
3. Hiển thị giao diện tìm món ăn
4. Quản Lý nhập vào từ khoá và click tìm kiếm
5. Hệ thống hiển thị danh sách các món ăn có chứa từ khoá vừa nhập
6. Quản lý click chọn một món ăn để sửa
7. Hiển thị giao diện sửa món ăn với thông tin chi tiết của món ăn đã chọn
8. Quản lý thay đổi thông tin và click cập nhật -> hệ thống lưu lại

Kịch bản ngoại lệ:


5. Không có món ăn nào tìm thấy. Hệ thống báo không tìm thấy thông tin
và yêu cầu nhập lại từ khoá.

b) Kịch bản use case “Quản lý nhập nguyên liệu”


Lên hoá đơn nhập nguyên liệu
Kịch bản chuẩn:
1. Sau khi đăng nhập, Nhân Viên chọn menu quản lý nhập nguyên liệu
2. Hiển thị trang nhập hàng với ô tìm nhà cung cấp
3. Nhân viên nhập tên từ khoá rồi click tìm
4. Hiện lên các danh sách nhà cung cấp chứa từ khoá
5. Nhân viên click chọn nhà cung cấp
6. Nhân viên thực hiện lặp các bước sau cho đến khi hết nguyên liệu nhập
6.1. Nhân viên click chọn tìm nguyên liệu theo tên
6.2. Nhân viên nhập tên nguyên liệu -> click tìm
6.3. Hiển thị danh sách nguyên liệu có chứa tên vừa nhập
6.4. Nhân viện click chọn nguyên liệu và nhập số lượng
6.5. Nhân viên click xác nhận -> tên nguyên liệu, số lượng, giá thành
thành được thêm vào danh sách hoá đơn nhập
7.Nhân viên chọn submit -> hệ thống thông báo nhập  thành công, lưu lại
và in ra hoá đơn.

Kịch bản ngoại lệ:


4. Nếu không tìm thấy kết quả nhà cung cấp nào. Nhân viên click thêm
mới nhà cung cấp. Giao diện chuyển đến chức năng thêm mới nhà cung
cấp.
6.3. Nếu không tìm thấy kết quả nguyên liệu nào. Nhân viên click thêm
mới nguyên liệu. Giao diện chuyển đến chức năng thêm mới nguyên liệu

c) Kịch bản use case “Gọi món”


Kịch bản chuẩn:
1.  Sau khi đăng nhập, Nhân Viên chọn chức năng gọi món
2. Nhân Viên chọn bàn đúng với Khách Hàng đang gọi món
3.  Nhân Viên nhập id Khách Hàng để lấy thông tin Khách Hàng
4. Nhân Viên nhập vào tên món ăn theo yêu cầu của Khách Hàng và chọn
tìm
5.  Nhân Viên chọn 1 món ăn đúng như Khách Hàng gọi và nhập số lượng
6. Nhân Viên click OK để thêm tên món ăn + số lượng + số tiền tạm tính
được thêm vào danh sách các món ăn đã chọn phía dưới.
7. Nhân Viên chọn thêm món ăn và lặp lại các bước chọn món ăn cho đến
khi nhập vào được hết các món mà Khách Hàng trong bàn đã gọi.
8. Nhân Viên click xác nhận → hệ thống lưu lại.

Kịch bản ngoại lệ:


3. Khách Hàng mới, Nhân Viên chọn thêm thông tin Khách Hàng để
thêm vào hệ thống, sau đó tiếp tục các bước gọi món
4. Nhân Viên không tìm được món ăn nào đúng như Khách Hàng yêu
cầu. Nhân Viên gợi ý món khác, Khách Hàng tiếp tục chọn các món ăn
khác
7. Khách hàng thay đổi món ăn đã chọn trước đó

d) Kịch bản use case “Thanh toán”


Kịch bản chuẩn:
1. Sau khi đăng nhập, nhân viên chọn chức năng thanh toán.
2. Nhân viên chọn bàn cần thanh toán.
3. Hóa đơn chi tiết của bàn đó hiện lên.
4. Nhân viên kiểm tra lại hóa đơn và nhập mã giảm giá(nếu có).
5. Nhân viên báo số tiền cho khách hàng để tiến hành thanh toán.
6. Nhân viên chọn xác nhận thanh toán để lưu lại và in hóa đơn chi tiết
cho khách hàng.

Kịch bản ngoại lệ:


4. Số món khách hàng gọi không khớp với hóa đơn->nhân viên xác thực
và cập nhật lại cho đúng.

e) Kịch bản use case “Thống kê món ăn theo doanh thu”


Kịch bản chuẩn:
1. Sau khi đăng nhập, quản lý chọn chức năng thống kê món ăn theo
doanh thu.
2. Giao diện hiển thị chọn thời gian thống kê, quản lý chọn thời gian, giao
diện hiện ra danh sách các món ăn/combo chi tiết: mã, loại, tên, tổng số
lượt bán, tổng doanh thu.
3. Quản lý có thể sắp xếp theo tổng doanh thu từ thấp đến cao hoặc ngược
lại.
4. Quản lý chọn 1 món ăn/combo, hệ thống hiện lên chi tiết danh sách các
lần món ăn được gọi: id, tên khách, ngày giờ, số lượng, thành tiền.

Kịch bản ngoại lệ:


2. Thời gian đã chọn không có món ăn-> danh sách hiển thị trống.

2. Mô hình hóa lớp thực thể


a) Trích xuất danh từ
- Mô tả hệ thống bằng đoạn văn:
Hệ thống cho phép quản lý thực hiện thêm, sửa, xóa thông tin món ăn,
và thống kê món ăn theo doanh thu. Hệ thống cho phép nhân viên thực
hiện quản lý nhập nguyên liệu theo từng nhà cung cấp và sử dụng các
chức năng gọi món và thanh toán. Với chức năng gọi món, nhân viên
chọn bàn và chọn món theo yêu cầu của khách hàng. Khi thanh toán,
nhân viên chọn bàn theo yêu cầu thanh toán của khách hàng, trong
trường hợp khách hàng có mã giảm giá thì nhân viên nhập mã, khách
hàng thanh toán và nhân viên tạo và in hóa đơn cho khách hàng.
- Xác định các danh từ:
 Hệ thống: danh từ trừu tượng => loại
 Quản lý, Nhân viên: người sử dụng trực tiếp hệ thống => lớp thực
thể NguoiDung
 Món ăn: đối tượng xử lý của hệ thống => lớp thực thể MonAn
 Nguyên liệu: đối tượng xử lý của hệ thống => lớp thực thể
NguyenLieu
 Nhà cung cấp: đối tượng xử lý của hệ thống => lớp thực thể
NhaCC
 Bàn: đối tượng xử lý của hệ thống => lớp thực thể Ban
 Khách hàng: đối tượng xử lý của hệ thống => lớp thực thể
KhachHang
 Mã giảm giá: đối tượng xử lý của hệ thống => lớp thực thể
MaGiamGia
 Hóa đơn: đối tượng xử lý của hệ thống => lớp thực thể HoaDon
b) Biểu đồ lớp thực thể

3. Mô hình động
II. Trích rút lớp biên, lớp điều khiển
1. Modul “Quản lý thông tin món ăn”
- Quản lý đăng nhập hệ thống => đề xuất lớp biên LoginForm
- Để xử lý logic việc login, cần lớp điều khiển UserDAO
- Login thành công, giao diện của quản lý hiện ra => đề xuất lớp biên
QuanLyForm
- Quản lý chọn chức năng quản lý thông tin món ăn, hiện ra giao diện với 3 chức
năng Thêm, Sửa, Xoá món ăn => đề xuất lớp QLMonAnForm
- Quản lý chọn chức năng Sửa món ăn, giao diện tìm kiếm món ăn hiện ra => Đề
xuất lớp biên MonAnForm
- Quản lý click chọn một món ăn trong danh sách tìm kiếm, giao diện sửa món ăn
hiện ra với thông tin chi tiết món ăn => đề xuất lớp biên SuaMonAnForm
- Để xử lý logic việc tìm kiếm món ăn, sửa món ăn và gọi ra lớp biên, cần lớp
điều khiển MonAnDAO
 Biểu đồ lớp modul:
 Biểu đồ tương tác:

2. Modul “Quản lý nhập nguyên liệu”


- Nhân viên đăng nhập hệ thống => đề xuất lớp biên LoginForm

- Để xử lý logic việc kiểm tra login, cần lớp điều khiển UserDAO

- Login thành công, giao diện của nhân viên hiện ra => đề xuất lớp biên
NhanVienForm
- Trang nhập hàng hiện ra với ô tìm kiếm nhà cung cấp theo tên => đề xuất
lớp biên NCCForm

- Để xử lý logic việc tìm kiếm nhà cung cấp và gọi ra lớp biên => cần lớp diều
khiển NCCDAO

- Nhân viên click chọn nhà cung cấp, hệ thống hiện ra form tìm kiếm và thêm
nguyên liệu nhập => đề xuất lớp biên NguyenLieuForm

- Để xử lý việc tìm kiếm, thêm nguyên liệu và gọi ra lớp biên, cần lớp điều
khiển NguyenLieuDAO

- Sau khi thực hiện xong việc thêm nguyên liệu, nhân việc chọn xác nhận đề
hệ thống lưu lại hoá đơn và in ra hoá đơn nhập.

- Để hiển thị chi tiết thông tin hoá đơn, đề xuất lớp biên NhapNLForm

- Để xử lý việc lên hoá đơn nhập hàng và gọi các lớp biên, cần lớp điều khiển
NhapNLDAO

 Biểu đồ lớp modul:  


 Biểu đồ tương tác: 
3. Modul “Gọi món”
- Nhân viên đăng nhập hệ thống => đề xuất lớp biên LoginForm

- Để xử lý logic việc kiểm tra login, cần lớp điều khiển UserDAO

- Login thành công, giao diện của nhân viên hiện ra => đề xuất lớp biên
NhanVienForm
- Nhân viên chọn chức năng gọi món, giao diện chọn bàn hiện ra => đề xuất
lớp biên ChonBanForm

- Để xử lý logic việc tìm kiếm thông tin bàn và gọi ra lớp biên, cần lớp điều
khiển BanDAO

- Nhân viên click thêm món ăn, giao diện tìm kiếm món ăn hiện ra => đề xuất
lớp biên GoiMonForm

- Để xử lý logic việc tìm kiếm món ăn và gọi ra lớp biên, cần lớp điều khiển
GoiMonDAO

- Sau khi nhân viên thêm xong món ăn cho bàn, giao diện chi tiết thông tin
bàn sẽ hiện ra => đề xuất lớp biên BanForm

 Biểu đồ lớp modul:


 Biểu đồ tương tác:

4. Modul “Thanh toán”


- Nhân viên đăng nhập hệ thống => đề xuất lớp biên LoginForm
- Để xử lý logic việc login, cần lớp điều khiển UserDAO
- Login thành công, giao diện của nhân viên hiện ra => đề xuất lớp biên
NhanVienForm
- Nhân viên click chọn chức năng thanh toán, giao diện chọn bàn hiện ra =>
đề xuất lớp biên BanForm
- Nhân viên chọn bàn cần thanh toán, giao diện hóa đơn chi tiết hiện ra => đề
xuất lớp biên HoaDonForm
- Để xử lý logic việc lấy và lưu hóa đơn, cần lớp điều khiển HoaDonDAO
- Nhân viên nhập mã giảm giá(nếu có) và xác nhận đã thanh toán, hệ thống
lưu lại hóa đơn và xuất hóa đơn cho khách hàng.

 Biểu đồ lớp modul:


 Biểu đồ tương tác:

5. Modul “Thống kê món ăn theo doanh thu”


- Nhân viên đăng nhập hệ thống => đề xuất lớp biên LoginForm
- Để xử lý logic việc login, cần lớp điều khiển UserDAO
- Login thành công, giao diện của nhân viên hiện ra => đề xuất lớp biên
QuanLyForm
- Quản lý chọn chức năng thống kê, giao diện chọn thời gian hiện ra => đề
xuất lớp biên TimeForm
- Quản lý chọn thời gian và xác nhận, giao diện thống kê danh sách các món
ăn/combo hiện ra => đề xuất lớp biên ThongKeForm
- Để xử lý logic việc thống kê và gọi ra lớp biên cần lớp điều khiển
ThongKeDAO
- Quản lý click 1 dòng của món ăn/combo, giao diện chi tiết danh sách các lần
món ăn được gọi => đề xuất lớp biên TKCTForm
- Để xử lý logic việc thống kê chi tiết của 1 món ăn/combo và gọi ra lớp biên
cần lớp điều khiển TKCTDAO
 Biểu đồ lớp modul:
 Biểu đồ tương tác:

You might also like