You are on page 1of 3

4

Câu 39. Phân tích vai trò sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội.........................53
Câu 40. Vì sao trong nghiên cứu về xã hội xuất phát từ sản xuất vật chất, từ phương thức sản xuất
chứ không thể xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí của người cẩm quyền...................................54
Câu 41. Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật đó? Liên hệ với quá trình xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta...........................................................55
Câu 42. Con người có thể tự do lựa chọn quan hệ sản xuất theo ý muốn của mình được không? Vì
sao? Liên hệ với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nước ta...................................................55
Câu 43. Trình bày mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế với
chính trị. Liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta........................................................................55
Câu 44. Phân tích sự phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội . ý nghĩa phương pháp luận của
phạm trù đó. Vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta hiện nay......................55
Câu 45. Phân tích sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên.
Chúng ta tiến lên Xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có phù hợp với quá trình lịch
sử - tự nhiên hay không? Vì sao......................................................................................................55
CHƯƠNG IX . VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC,NHÂN LOẠI VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ
NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA...........................................................58
Câu 46. Giai cấp là gì/ Cở sở phân định giai cấp? Nguồn gốc trực tiếp và sâu xa của sự phân hóa
giai cấp trong xã hội là gì?..............................................................................................................58
Câu 47. Tại sao nói đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử trong điều kiện xã hội
phân hóa thành giai cấp đối kháng. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản có vị trí gì đối với sự phát
triển lịch sử nhân loại trong thời đại hiện nay.................................................................................58
Câu 48. Dân tộc là cộng đồng lịch sử có những đặc trưng cơ bản nào? Phân tích các đặc trưng đó
và liên hệ với quá trình hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Làm rõ sự khác nhau
vê nguồn gốc hình thành dân tộc Việt Nam so với lịch sử hình thành các dân tộc Châu Âu.........59
Vì sao trong thời đại ngày nay đối với các dân tộc thường là các quốc gia – dân tộc? ý nghĩa của
vấn đề này đối vấn đề giữ vững độc lập dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo đảm chủ
quyền an ninh quốc gia của nước ta hiện nay..................................................................................59
Câu 49. Giai cấp và dân tộc luôn có mối quan hệ thống nhất biện chứng. hãy Phân tích mối quan
hệ đó và liên hệ với thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước đây và công cuộc
đổi mới hiện nay..............................................................................................................................59
Câu 50. Nhân loại là gì? Phân tích cơ sở thống nhất của cộng đồng dân tộc, nhân loaj và giai cấp
có quan hệ với nhau như thế nào? Giải phóng giai cấp có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp
giải phóng nhân loại?......................................................................................................................60
Câu 51. Thế nào là xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ? Bản chất của nền kinh tế độc lập tự
chủ trong thời đại hiện nay?............................................................................................................61
Câu 52. Hội nhập kinh tế quốc tế là thế nào? Phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản nào? Đảng ta
quan niệm như thế nào về hội nhập kinh tế quốc tế?......................................................................62
CHƯƠNG X. LÝ LUẬN NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ...66
Câu 53. Phân tích bản chất và những đặc trưng của Nhà nước.? Vì sao nói nhà nước không phải
cơ quan điều hòa mâu thuẫn giai cấp? Chứng minh rằng sự ra đời của nhà nước là một tất yếu
khách quan của quá trình phát triển kinh tế- xã hội?.......................................................................66
Câu 54. Nhà nước có những chức năng cơ bản nào? Quan hệ giữa các chức năng đó? Tại sao chức
năng chính trị là chức năng cơ bản nhất. Vì sao chức năng kinh tế là chức năng riêng có của kiểu
Nhà nước chuyên chính vô sản.......................................................................................................66
Câu 55. Nhà nước có những vai trò gì đối với quá trình phát triển kinh tế của xã hội? Vì sao sự
phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của vai trò nhà nước? Lấy một số
ví dụ về vai trò của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở các nước tư bản....67
5

Câu 56. Hãy nên quan điểm của Đảng công sản Việt Nam về việc tăng cường vai trò quản lý kinh
tế của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhằm xây dựng một nước Việt
Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..................................................69
CHƯƠNG XI .QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MAC LÊ NIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY
DỰNG CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA...................69
Câu 57. Phân tích những giá trị trong quan niệm về con người của các nền triết học trước Mác.
Triết học Mác đã kế thừa những yếu tố hợp lý nào trong các quan điểm đó?................................69
Câu 58. Cách tiếp cận của triết học Mác đối với con người khác với các tiếp cận của các nền triết
học trước Mác ở chỗ nào? Ý nghĩa của cách tiếp cận đó?..............................................................69
Câu 59. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phương diện sinh học và phương tiện xã hội trong
con người? vận dụng vào lĩnh vực công tác của anh/ chị................................................................73
Câu 60. Phân tích bản chất của con người. Hiểu thế nào là luận điểm “con người vừa là chủ thể,
vừa là sản phẩm của hoàn cảnh?”....................................................................................................73
Câu 61: Vì sao phát triển nguồn nhân lực con người Việt Nam là yếu tố quyết định thành công
của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa?................................................................................75

CHƯƠNG I . LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG


Câu 1. Triết học là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử
về triết học? Vì sao có sự khác nhau đó? Triết học có những chức năng gì?
Khái niệm "Triết học”
Triết học là bộ môn chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội,
nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn
đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận.
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ
VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như
Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết ( );
người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng,
triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học?
* Quan điểm lịch sử
Phương pháp nhận thức các sự vật và hiện tượng theo quá trình phát sinh, phát triển của nó
trong những điều kiện lịch sử nhất định, như là sản phẩm của sự phát triển lịch sử. QĐLS có những
nét đặc trưng cơ bản sau:
1) Nó xem xét không phải sự thay đổi đơn giản, mà là sự tự vận động, kết cấu nội tại, nguồn
gốc của sự tự vận động;
2) Quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng, những giai đoạn chủ yếu đã trải qua, thực trạng
hiện nay, xu thế phát triển tương lai, khả năng tối ưu và những điều kiện khách quan, chủ quan cho
sự thực hiện khả năng tối ưu ấy;
3) Tính kế thừa trong sự phát triển của mọi sự vật và hiện tượng. Vận dụng QĐLS, chủ nghĩa
Mac đã phát hiện quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản, đi đến kết luận: chủ nghĩa tư bản sẽ diệt
vong; chủ nghĩa xã hội sẽ thắng lợi, và đề ra những dự kiến khoa học về sự phát triển của xã hội
cộng sản chủ nghĩa tương lai.
* Quan điểm hiện đại
Tính hiện đại thường được miêu tả như là sự phản ánh một loạt những nguyên tắc cơ bản sau
đây.
1. Nó phủ nhận truyền thống và phong tục tập quán với tư cách một quyền lực tiên thiên, mọi
thứ phải chịu sự phê phán mang tính lý tính (thuần lý).
6

2. Nó truy tìm tri thức và chân lý khách quan – những nguyên tắc mang tính lý tưởng, tuyệt đối,
có tính quy luật, phi lịch sử, mà chỉ có thể được nhận biết qua lý tính, sử dụng phương pháp có tính
hình thức và thuần lý.
3. Nó thừa nhận rằng, những điều kiện của nhận thức, theo cách nào đó, được quyết định bởi
những năng lực của chủ thể nhận thức; kế tiếp là “sự quay về với chủ thể” và thừa nhận vị thế cao
hơn của nhận thức luận so với siêu hình học; Sự ưu tiên đối với chủ thể cũng được phản ánh trong
sự nhấn mạnh giá trị cá nhân so với giá trị cộng đồng.
Vì sao có sự khác nhau đó?
Những nhà triết học hiện đại chối bỏ quan niệm cho rằng văn hoá, văn cảnh hoặc truyền thống
đóng vai trò quyết định trong tri thức. Thay vào đó, họ tìm kiếm những nguyên lý mang tính quy
luật, tuyệt đối, mang tính nền tảng và những chân lý phi lịch sử, phi thời gian, khách quan.
Ví dụ như Kant từ chối bất kỳ một nền đạo đức học nào dựa trên phong tục tập quán, hoặc
truyền thống, hoặc hành động trong quá khứ, hoặc tác động nào từ bên ngoài. Theo ông, để là “triết
học đạo đức” đích thực, nó phải mang tính quy luật; có nghĩa, nó phải là thứ tiên thiên. Cách tiếp
cận của Kant là không phải chú tâm đến văn hoá, hoặc văn cảnh, hoặc truyền thống cụ thể – công
việc của xã hội học, chứ không phải triết học – mà là suy ngẫm xem chủ thể thuần lý có thể khám
phá và “tuân theo” cái gì khi phản tư về cái nên làm (cái phải là).
Quy luật đạo đức mà Kant tìm kiếm với tư cách quy luật – là cái khách quan, phổ quát và tuyệt
đối; nó mang tính tiên thiên và không chứa các ngoại lệ. Đặc biệt, nó chỉ được “thừa nhận” và có
hiệu lực chỉ duy nhất bởi lý tính – lý tính của mỗi nhân tố cá nhân – vì thế, nó (chỉ trong nghĩa đó)
mang tính chủ quan. Không nhất thiết con người có muốn hay không, có đồng ý hay không, quy luật
này không phụ thuộc vào người lập luật bên ngoài. Đạo đức cũng không phụ thuộc vào hậu quả hay
kết quả, mà chỉ tuân theo lý tính.
Do đó, rõ ràng luật đạo đức là thứ độc lập với bất kỳ một ngẫu nhiên nào của văn hoá, lịch sử,
hay truyền thống. Quả thực, đây là lý do vì sao mà nó áp dụng với tất cả sinh thể thuần lý chứ không
phải là con người nói chung.
Quan điểm của thuyết hiện đại là, người ta phải phán xét tất cả các tuyên bố (tuyên xưng) về
văn hoá, phong tục và truyền thống dưới ánh sáng của lý tính và loại trừ tất cả những gì không phù
hợp với lý tính. Do đó, mối quan hệ giữa triết học và văn hoá không có ý nghĩa gì lắm, hoặc nếu có
mối quan hệ này thì cũng hoàn toàn không quan trọng.
Triết học có những chức năng gì?
* Chức năng thế giới quan của triết học
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về
cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự
hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng
cho hoạt động của con người.
Có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan
tôn giáo và thế giới quan triết học.
Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc về thế
giới quan. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội
loài người. Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và
nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần dần hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình
thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế
giới. Có thể ví thế giới quan như một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh
cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa
chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề

You might also like