You are on page 1of 21

Chương 3:

Thị trường tài chính


Sơ đồ về dòng luân chuyển vốn trong một nền kinh tế:

Ta thấy:

Có 2 dòng luân chuyển vốn:


+ Kênh tài chính trực tiếp
+ Kênh tài chính gián tiếp
Thông qua 2 kênh này, vốn sẽ đi từ những chủ thể thặng dư vốn sang chủ
thể thâm hụt vốn. Và những chủ thể thặng dư vốn sẽ bao gồm: hộ gđ,
doanh nghiệp, chính phủ, ng nước ngoài, chủ thể thâm hụt vốn sẽ gồm:
DN, chính phủ, hộ gđ, các thủ thể nước ngoài.
 Thị trường tài chính trong dòng luân chuyển vốn trong 1 nền ktế, vốn
dc chuyển từ bên thặng dư sang bên thâm hụt, tức là những người có
dư thừa vốn, tiền nhàn rỗi sang bên những người thiếu hụt vốn ->
TTTC đứng giữa đóng vtrò như thế nào? TTTC này là gì?
1. Thị trường tài chính (TTTC) là gì?
− Khái niệm: TTTC là nơi diễn ra các hđ trao đổi mua bán quyền sd các
nguồn tài chính giữa các chủ thể ktế với nhau thông qua những phương
thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định
(TTTC khác với thị trường hh hữu hình truyền thống, khi mà KNN
TTTC là nơi, thì khác với thị trường hh hữu hình vdụ như chợ, siêu thị.
Và TTTC ở đây là thị trường không gian, “nơi” dc hiểu là bất cứ đâu
diễn ra qtrình luân chuyển vốn, hữu hình và vô hình, không có địa điểm
cụ thể)
+ Đối tượng (mua bán) của TTTC: Quyền sd các nguồn tài chính
+ Chủ thể TTTC: Là những pháp nhân hoặc thể nhân đại diện cho những
nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia trên TTTC
+ Công cụ (hàng hóa) của TTTC: là các chứng khoán có giá
- Chức năng và vai trò của thị trường tài chính:
➢ Chức năng:
+ Dẫn vốn từ nơi dư thừa vốn của các chủ thể thặng dư vốn sang
các chủ thể thâm hụt vốn (thiếu hụt vốn) -> Chức năng qtrọng
-> Từ đó:
+ Cung cấp knăng thanh khoản cho các loại CK
+ Cung cấp thông tin ktế và đánh giá gtrị DN
+ Là môi trường để Nhà nước thực hiện các chính sách tiền tệ
➢ Vai trò:
+ Thu hút, huy động các nguồn TC trong và ngoài nước để tài trợ
cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng ở trong nước
+ Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
Từ đó:
+ Thúc đấy nâng cao hiệu quả sd nguồn TC
+ Có vai trò trong việc thực hiện chính sách TC, chính sách tiền tệ
của Nhà nước

Điều kiện cần thiết để phát triển TTTC trong một quốc gia là gì? (Cuối
chương)

2. Cấu trúc của thị trường tài chính


❖ Theo phương thức huy động nguồn TC: + Thị trường nợ
+ Thị trường vốn cổ phần
❖ Theo sự luân chuyển các nguồn TC: + Thị trường sơ cấp
+ Thị trường thứ cấp
❖ Căn cứ vào tính chất pháp lý: + Thị trường chính thức
+ Thị trường không chính thức
❖ Căn cứ vào thời gian sd nguồn tài chính: + Thị trường tiền tệ
+ Thị trường vốn
❖ Căn cứ vào hình thức tổ chức: + Sở giao dịch và sàn OTC (tập trung và
phi tập trung)

Thị trường tiền tệ:

- Thị trường tiền tệ là một bộ phận của TTTC được chuyên môn hóa đối với
các nguồn TC ngắn hạn (nó khác với Thị trường vốn, TT vốn cũng là một
bộ phận của TTTC tuy nhiên các nguồn TC của nó kphải nguồn TC ngắn
hạn)
- Chức năng:
+ Huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đến người, chủ thể thâm hụt
vốn cần sd
+ Tạo thanh khoản cho nền kinh tế
+ Là môi trường để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ
- Đặc điểm?
- Cấu trúc của TT tiền tệ:
➢ Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch thị trường tiền tệ
được chia thành:
+ Thị trường tiền tệ liên NH
+ Thị trường tiền tệ mở rộng (thị trường mở)
➢ Căn cứ vào đặc điểm các loại hh (loại công cụ) giao dịch trên thị
trường
+ Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn trực tiếp
+ Thị trường giao dịch mua bán các loại CK ngắn hạn
+ Thị trường ngoại hối

Thị trường vốn:


- Thị trường vốn cũng là một bộ phận cú TTTC nhưng nó được chuyên môn
hóa với các nguồn TC dài hạn
- Cấu trúc TT vốn:
➢ TT cho vay dài hạn (TT cho vay thế chấp)
➢ TT cho thuê tài chính
➢ TT chứng khoán (TTCK)
+ TT sơ cấp
+ TT thứ cấp
➔ MQH giữa TT sơ cấp và TT thứ cấp:
• TT sơ cấp: Là TT mà tại đó CK lần đầu dc nhà phát hành bán phát hành,
(các tổ chức phát hành phát hành trên TT sơ cấp (TT phát hành lần đầu
tiên)), các CK mới lần đầu sẽ dc các nhà phát hành bán cho KH đầu tiên
và ở nhiều sách, TT sơ cấp còn dc gọi là TT phát hành.
+ TT sơ cấp cho phép các chủ thể trong nền kinh tế như DN, tổ chức TC,
chính phủ huy động vốn từ nền ktế bằng việc phát hành các CK mới.
+ TT sơ cấp khác với TT thứ cấp: Hđ giao dịch, mua bán CK tại TT sơ cấp
chủ yếu sẽ diễn ra giữa các nhà phát hành và các NĐT lớn vdụ như cty
chứng khoán, NH đầu tư hoặc các cty bảo hiểm, cty TC theo hình thức bán
buôn.
+ Các NĐT lớn khi đó trên TT sơ cấp là những tổ chức, cty lớn vdụ như
các cty CK, NH đầu tư thì lúc đó họ sẽ đóng vtrò là ng bảo lãnh cho đợt
phát hành CK (Thuật ngữ: Undriving security), tức là: họ sẽ mua lại all số
CK phát hành ra theo một mức giá thỏa thuận, thường mức giá thỏa thuận
này sẽ thấp hơn mức giá công bố để họ bán lẻ ra TT thứ cấp cho các NĐT
lẻ khác.
+ Trên TT sơ cấp, hđ bảo lãnh CK thường dc tổ chức riêng giữa các nhà
bảo lãnh và các bên phát hành với nhau -> Hđ giao dịch cụ thể của TT sơ
cấp này thường ko dc công khai, không có 1 thông tin công khai nào ra
bên ngoài (Không search được cái giao dịch trên TT sơ cấp (TT phát hành
lần đầu) các loại CK, các loại cổ phiếu khi mà các cty phát hành.
• TT thứ cấp (TT bán lẻ) : Ngược lại với TT sơ cấp
+ TT thứ cấp là TT mà tại đó các CK sẽ dc phát hành (Là các CK đã
dc phát hành lần đầu trên TT sơ cấp), mua đi bán lại và nó làm thay
đổi quyền sở hữu CK
+ Để pbiệt với TT sơ cấp, TT thứ cấp được xem như là TT bán buôn.
➔ Sự khác nhau chủ yếu giữa TT sơ cấp và TT thức cấp nổi bật là hđ của
TT sơ cấp khác với hđ của TT thứ cấp (vai trò), trong khi hđ của TT sơ
cấp (hđ phát hành lần đầu) thì nhờ việc phát hành lần đầu sẽ giúp làm
gia tăng thêm vốn cho nền ktế. Còn hđ trên TT thứ cấp là hđ mua đi bán
lại những CK được phát hành trên TT sơ cấp -> Làm thay đổi quyền sở
hữu các CK đã được phát hành trên TT sơ cấp chứ không làm tăng
thêm 1 lượng vốn đầu tư nào cho nền ktế cả
➔ Giữa TT sơ cấp và TT thứ cấp sẽ có 1 MQH tác động qua lại lẫn nhau:
Giữa TT sơ cấp và TT thứ cấp có mqh nội tại, trong đó TT sơ cấp là cơ
sở, là tiền đề; còn TT thứ cấp là động lực. Nếu không có TT sơ cấp thì
không có CK để lưu thông trên TT thứ cấp và ngược lại; nếu không có
TT thứ cấp thì TT sơ cấp khó hđ thuận lợi và trôi chảy. (Việc pbiệt TT sơ
cấp và TT thứ cấp có tchất tương đối, trong thực tế tổ chức TTCK, rất khó có
sự phân định đâu là TT sơ cấp và đâu là TT thứ cấp, nghĩa là trong một
TTCK vừa có sự giao dịch của TT sơ cấp, vừa có sự giao dịch của TT thứ
cấp – vừa diễn ra việc mua bán các CK mới phát hành, vừa diễn ra việc mua
đi bán lại CK đã phát hành. Dù vậy, việc phân định hai cấp của TTCK có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong qtrinh tiếp cận TT nhằm phát huy mặt tích
cực và hạn chế sự tiêu cực, đảm bảo sự vận hành ổn định của TTCK)
+ TT thứ cấp bao gồm:
o TTCK tập trung (Sàn giao dịch): TTCK tập trung là TT mà việc giao dịch, mua
bán CK đc thực hiện có tổ chức và dc tập trung tại 1 nơi nhất định.
Ví dụ về TTCK tập trung ở Việt Nam: Các sàn giao dịch, sở giao dịch CK Hà
Nội. Tại các nước trên tgiới thì cũng có sở giao dịch CK New york, sở giao dịch
CK Tokyo
*Hthức hđ của sở giao dịch là nó dưới hình thức là một công ty cổ phần. Sở
giao dịch sẽ cung cấp cho ng mua hoặc bán CK các phương tiện và dịch vụ
cần thiết để tiến hành giao dịch vdụ như là dvụ thanh toán, dvụ lưu ký CK,
hệ thống máy tính có nối mạng, hệ thống bảng giá đtử để niêm yết giá CK,
hệ thống ghép lệnh mua, ghép lệnh bán trên sàn.
*Hđ mua bán CK tại sở giao dịch bắt buộc phải thông qua các trung gian
môi giới(được gọi là nhà môi giới CK) CK.
Không phải cty nào cũng được niêm yết để mua bán tại sở giao dịch, để một cty
đủ điều kiện để có thể niêm yết trên sàn và cổ phiếu của cty ấy dc mua bán thì
phải thỏa mãn rất nhiều đkiện cần thiết: quy mô về vốn, về số lượng CK đã phát
hành, về hiệu quả kinh doanh: những chỉ số của hiệu quả kinh doanh ít nhất là
trong 5 năm để có thể chứng tỏ khả năng TC của mình cho các NĐT.
o TTCK phi tập trung (còn gọi là Sàn OTC): TT phi tập trung dc tổ chức dưới
hình thức giao dịch qua quầy (biểu thị qua từ OTC – over the counter market),
nghĩa là biểu hiện cho việc là cái TT mà tổ chức dưới hình thức giao dịch qua
quầy
*Giao dịch qua quầy (Over the counter) bắt nguồn từ việc những giao dịch mua
bán CK trước đây hầu hết dc thực hiện tại các quầy giao dịch của các NH.
Trước đây nó là hình thức giao dịch mà những nhà buôn CK tại các địa điểm
khác nhau sẽ công bố 1 danh mục CK với giá mua và giá bán được niêm yết sẵn,
và họ sẽ sẵn sàng mua và bán CK thẳng cho những ai chấp nhận giá của họ
-> Thị trường phi tập trung dưới hình thức giao dịch qua quầy (over the
counter) đối với sàn giao dịch nó khác nhau với TT tập trung. Đối với TT phi
tập trung, hđ mua bán CK sẽ đc thực hiện phân tán ở những địa điểm khác
nhau mà không tập trung tại 1 điểm nhất định, khác với sở giao dịch – nơi mà
các giá cả của các CK được hình thành trên cơ sở đàm phán và ghép lệnh thì
tại OTC (TT phi tập trung), giá cả được niêm yết sẵn và việc mua bán chỉ xảy
ra nếu bên mua chấp nhận được mức giá này và bên bán chấp nhận được
mức giá này.
*Tuy nhiên, tại OTC, hđ mua bán CK được thực hiện qua mạng máy tính -> Lúc
đấy, nếu như được thực hiện qua mạng máy tính, các nhà buôn CK và những
khách hàng mà họ có nhu cầu mua thì họ sẽ biết rõ các mức giá của các nhà buôn
CK khác chào bán -> Tính chất cạnh tranh trên TT của OTC rất cao, không kém
gì việc mua bán CK trên sàn giao dịch tại sở giao dịch.
*OTC không phải một TT hiện hữu, không có địa điểm tập trung nhất định mà
thay vào đó là nó có 1 hệ thống viễn thông rất hiện đại, các bên tham gia thị
trường sẽ sd để thương lượng việc mua bán CK. Tại OTC còn bao gồm (khác với
sàn giao dịch) cả các CK của những cty chưa đủ điều kiện niêm yết trên sở giao
dịch.

o TTCK bán tập trung: Thị trường UPCOM:


*Các công ty mà không đủ đkiện, không được niêm yết trên sở giao dịch,
trên HOSE (sàn giao dịch CK của HCM), HNX hoàn toàn có thể giao dịch,
mua bán tại UPCOM
• Khái niệm: Thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết (tiếng Anh:
Unlisted Public Company Market – UPCoM) thuộc trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX) là sàn giao dịch “trung chuyển”, được
thiết lập để khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị
trường chứng khoán.
• Công ty tham gia vào sàn UPCoM phải là công ty đại chúng chưa niêm
yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán và chứng khoán phải được đăng ký lưu
ký ở trung tâm lưu ký (VSD).
• Sàn UpCoM ra đời vào ngày 01/01/2009, lúc mới đầu chỉ có khoảng 10
doanh nghiệp tham. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, đến nay sàn
UPCoM đã có hơn 500 cổ phiếu, vượt qua cả sàn HOSE và HNX về số
lượng doanh nghiệp tham gia.
• Hình thức giao dịch
+ Thỏa thuận điện tử: Bên đại diện giao dịch sẽ nhập lệnh cùng các điều
kiện đã xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp với mục đích thực hiện
giao dịch.
+ Thỏa thuận thông thường: Sau khi bên mua và bên bán tự thỏa thuận với
nhau về giá và khối lượng. Công ty chứng khoán sẽ nhập kết quả giao dịch
vào hệ thống.
• Lợi ích khi tham gia sàn UpCoM:
+ UpCoM là thị trường có sự giám sát, quản lý rõ ràng góp phần hạn chế
rủi ro, thông tin minh bạch và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Tuy nhiên,
độ minh bạch và tính công khai chất lượng doanh nghiệp chưa bằng HNX
và HOSE.
+ Thông qua thị trường UPCoM, nhà đầu tư có thể tìm kiếm thông tin về
doanh nghiệp qua hệ thống công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội. Việc giao dịch tập trung cổ phiếu qua hệ thống giao dịch
của HNX cũng được thực hiện dễ dàng và an toàn hơn cho cả người mua
và người bán.
+ Đối với các công ty, việc đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM sẽ thuận lợi hơn
trong việc niêm yết lên sàn chứng khoán HOSE hoặc HNX sau này. Giúp
tăng khả năng tiếp cận cho các nhà đầu tư.
3. Các hàng hóa của thị trường tài chính:
- Khái niệm: Là công cụ mà thông qua nó nguồn TC được chuyển từ chủ
thể này sang chủ thể khác
- Bao gồm:
+ Các hh chủ yếu của TT tiền tệ.
+ Các hh chủ yếu của TT vốn.
➢ Các hàng hóa chủ yếu của TT tiền tệ:
+ Tín phiếu kho bạc (Treasury Bill – TB)
+ Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (Negotiable Bank
Certificate of Deposit – NCDs)
+ Thương phiếu (Commercial Paper – CP)
+ Chấp phiếu của NH (Banker’s Acceptance – BA)
+ Các hợp đồng mua lại (Repurchase Agreements)
+ Tín phiếu ngân hàng trung ương (Central Bank Bill – CBB)
+ Đô la châu ÂU (Euro dollars)
• T-BILL (tín phiếu kho bạc): một trong những hh chủ yếu dc giao dịch
trên TT tiền tệ
+ Là một công cụ nợ ngắn hạn do kho bạc phát hành để cung cấp vốn cho
chính phủ
➔ Là một công cụ an toàn và có tính thanh khoản cao nhất trong all
công cụ trên TT tiền tệ
+ Thông thường thì tín phiếu kho bạc (T-BILL) sẽ có kỳ hạn là 3 tháng, 6 tháng
hoặc là 12 tháng -> Kỳ hạn ngắn hạn
+ So với các hàng hóa khác trên TT tiền tệ, tín phiếu kho bạc được xem là công
cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất (độ an toàn cao nhất) trên TT tiền tệ bởi vì nó
hầu như không có khả năng vỡ nợ từ tổ chức phát hành (từ chính phủ), vì T-
BILL là một công cụ vay nợ ngắn hạn do kho bạc phát hành để cung cấp vốn cho
chính phủ và là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc phát hành.
Theo lthuyết, chính phủ không có chuyện chính phủ mất khả năng thanh toán
khoản nợ khi khoản nợ ấy đến hạn vì lúc nào chính phủ hoàn toàn có thể tăng
thuế hoặc in tiền ra để trả nợ
+ Vì T-BILL có độ rủi ro thấp nhất, có mức an toàn và tính thanh khoản cao nhất
trên TT tiền tệ nên mức lãi suất của tín phiếu kho bạc (T-BILL) sẽ thường thấp
hơn các công cụ khác được giao dịch trên TT tiền tệ

• Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (Negotiable Bank
Certificate of Deposit – NCDs)
+ Là công cụ vay nợ do NHTM bán cho người gửi tiền (NHTM phát hành),
những người có nhu cầu mua chứng chỉ tiền gửi được là xem là những người gửi
tiền vào NH và rõ ràng là những người gửi tiền vào NH khi mua chứng chỉ
tiền gửi sẽ nhận được lãi suất hàng năm và được trả số tiền gốc bđầu khi
đáo hạn
+ Chứng chỉ tiền gửi (tưởng tượng ntnày): Thay vì ngày xưa có hình thức sổ
tiết kiệm (người có nhu cầu gửi tiền cầm tiền ra quầy giao dịch của NH và gửi
tiền vào sổ tiết kiệm), sau khi hoàn thành thủ tục là giao tiền cho NH, điền đơn
và nhận được sổ tiết kiệm thì ngày nay có ta hình thức tiết kiệm online, nghĩa là
cùng 1 khoản tiền thanh toán, có thể cho vào tài khoản, đký tiết kiệm online.
+ Ngoài 2 hình thức đó ra, để có thể huy động tiền gửi từ dân chúng, hiện tại các
NH còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, tức là thay cuốn sổ online ngày xưa, thì
bây giờ nó thay bằng chứng chỉ tiền gửi – là công cụ do NHTM bán cho người
gửi tiền, lãi suất sẽ được trả hàng năm, niêm yết rõ ràng. Khi người gửi tiền mua
chứng chỉ tiền gửi này, họ sẽ nhận được lại số tiền gốc ban đầu khi đáo hạn
+ Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi ban đầu khi được phát hành sẽ không được phép
bán lại, nếu như ng gửi tiền đã mua chứng chỉ tiền gửi nhưng lại muốn rút vốn
(số vốn tiền gửi của mình) ra trước hạn thì sẽ phải chịu 1 khoản phạt, nhưng về
sau, để tăng tính hấp dẫn của các loại chứng chỉ tiền gửi thì các chứng chỉ tiền
gửi đã bắt đầu được phép có thể chuyển nhượng đc, nghĩa là có thể mua bán lại
được -> hình thành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng -> Đó là NCDs.
Nhưng NCDs thường dc các NH dùng để huy động các nguồn vốn lớn từ các cty,
các tổ chức, các quỹ tương hỗ hoặc là từ các chính phủ.
(Tại VN chưa có thị trường để mua bán, chuyển nhượng lại chứng chỉ tiền gửi
(NCDs). All các NH đến những NH nhỏ lẻ như FHB đã phát hành chứng chỉ tiền
gửi với mệnh giá rất thấp, tại VN, các NHTM đã bắt đầu vươn ra cánh tay của
mình, huy động vốn, tiếp cận khách hàng bằng cách phát hành chứng chỉ tiền
gửi)
+ Tính an toàn của NCDs cũng rất cao
• Thương phiếu (Commercial Paper): là một loại hh được mua bán và
giao dịch trên TT tiền tệ
+ Bản chất: là các giấy tờ chứng nhận quyền chủ nợ về số tiền hàng hóa, dịch
vụ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau (do NH hoặc chính các công
ty).
+ Gồm 2 loại: Hối phiếu và kỳ phiếu
✓ Hối phiếu: Do người bán phát hành để đòi tiền người mua
✓ Kỳ phiếu: Do người mua phát hành để cam kết trả tiền hh dịch vụ khi đến
hạn cho người bán
+ Các thương phiếu thường được phát hành theo hình thức chiết khấu, tức nghĩa
là nó được bán với giá thấp hơn mệnh giá -> Lợi tức của người sở hữu thương
phiếu đến từ phần chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá – phần thu nhập của
người sở hữu thương phiếu này
• Chấp phiếu NH (Banker’s Acceptance): hay còn là giấy chấp nhận
thanh toán của NH. (Chấp phiếu ngân hàng còn được gọi là thuận
nhận ngân hàng.)
+ Là công cụ nợ ngắn hạn do các cty phát hành và được NH đảm bảo thanh
toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên đó
+ Chấp phiếu của NH được xem là loại CK rất an toàn vì chúng được NH bảo
lãnh (bảo lãnh thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên chấp phiếu
đó), đó là những NH lớn và có uy tín
+ Câu chuyện đằng sau sự ra đời của chấp phiếu NH: Trong các giao dịch, nhất
là các giao dịch mua bán chịu, thì thường người bán không tin vào khả năng
thanh toán của người mua, nhất là những giao dịch có rào cản địa lý, các cty xuất
nhập khẩu với số lượng hàng hóa xuất ra (bán đi) sang biên giới rất lớn thì
thường bên bán không tin vào khả năng có thể thanh toán toàn bộ số tiền hàng
vào ngày cụ thể của bên mua -> Bên bán yêu cầu bên mua phải có sự đảm bảo
thanh toán từ một NH có uy tín (nghĩa là NH sẽ chấp nhận bảo lãnh cho khoản
thanh toán đấy, nếu như 1 NH chấp nhận bảo lãnh cho khoản thanh toán có cả 1
khối tiền hàng đấy, nó sẽ cho phép bên bán kí phát một tờ gối phiếu để đòi tiền
thẳng NH và NH lúc này sẽ đóng dấu “chấp nhận trả tiền” lên tờ giấy đó -> Chấp
phiếu của NH.
Đến ngày đáo hạn, bên mua vẫn chưa đủ khả năng trả all tiền hàng cho bên bán
thì lúc này bên đứng ra trả tiền all tiền hàng cho bên bán chính là NH – bên đóng
dấu đảm bảo thanh toán lên chấp phiếu, và người trả tiền bây giờ sẽ không phải
là bên mua và là NH -> Bên bán sẽ đảm bảo được cái chắc chắn về khả năng
thanh toán tiền hàng và giao dịch mua bán dc diễn ra thuận lợi.
Tuy nhiên để được NH đứng ra đóng dấu chấp nhận bảo lãnh thanh toán cho 1
giao dịch mua bán như vậy, thì bên người đi mua phải ký quỹ, gửi vào NH 1
phần hoặc là toàn bộ số tiền hàng được ghi trên tờ chấp phiếu NH, hoặc là được
NH đồng ý cho vay để thanh toán tờ chấp phiếu ấy. Nếu đến ngày đến hạn mà
NH đứng ra bảo lãnh thanh toán toàn bộ số tiền hàng cho bên bán, thì NH sẽ lấy
lợi nhuận từ: NH sẽ siết nợ bên mua vì họ đã đứng ra đảm bảo và thanh toán
trước 1 số tiền hàng. NH luôn luôn là người có lợi
+ Các chấp phiếu NH sẽ được sd khá phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vì
có một rào cản địa lý ở đây.
• Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement)
+ Là một thỏa thuận trong đó người đi vay đồng ý bán một số lượng nhất định
chứng khoán chính phủ (thường là Tín phiếu kho bạc) cho người cho vay và họ
phải cam kết sẽ mua lại chúng trong tương lai gần với một mức giá định trước.
+ Là một công cụ vay nợ ngắn hạn. Về bản chất, nó là 1 công cụ vay nợ ngắn hạn
(thường là không quá 2 tuần) của các NH, trong đó họ sẽ sd cái tín phiếu kho bạc
để làm vật thế chấp
+ Review: NH sẽ bán một lượng tín phiếu kho bạc mà NH đang nắm giữ kèm
theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó. Nếu như 1 NH hoặc ng đi vay bán 1
lượng tín phiếu kho bạc mà họ đang nắm giữ nhưng sau đó thì phải kèm theo 1
điều khoản mua lại. Sau 1 vài ngày or 1 vài tuần, với một mức giá cao hơn ->
thực chất, nếu coi tín phiếu kho bạc là vật thế chấp của NH, thì cái hợp đồng
mua lại sẽ được xem là công cụ vay nợ ngắn hạn (bản chất). Vì hợp đồng mua
lại là hợp đồng mà NH sẽ bán một lượng tín phiếu NH đi, cái lượng tín phiếu ấy
là lượng tín phiếu NH đang nắm giữ nhưng kèm theo điều khoản là họ sẽ phải
mua lại tín phiếu kho bạc mà họ đã bán đi sau 1 vài ngày or là 1 vài tuần với
mức giá được định trước mặc dù là mức giá cao hơn.
+ Ví dụ các sd hợp đồng mua lại (Repo) trong khi đi vay và cho vay: Ta thường
có thuật ngữ (Repurchase Agreement – viết tắt là Repo). Gỉa sử NH là ng đi
vay và họ sẽ đi vay = cách là dùng hợp đồng mua lại (dựa trên bản chất), ta có
ngân hàng CT Bank, CT Bank (NH A) đang có nhu cầu vay 1tr đô trong 1 tuần
(vì hợp đồng mua lại bản chất là công cụ vay nợ ngắn hạn và thường kỳ hạn của
nó không quá 2 tuần của các NH, thay vì sd vật thế chấp như bất động sản hoặc
tài sản hữu hình thì họ sẽ sd tín phiếu kho bạc – một loại trái phiếu chính phủ có
độ rủi ro thấp và tính thanh khoản cao trên TT để làm vật thế chấp), NH CT
Bank qđ sd 1 hợp đồng Repo để làm công cụ đi vay 1 công ty như chi nhánh
Toyota tại Mỹ. Vậy họ sẽ dùng hợp đồng mua lại bằng cách: CT Bank sẽ đi vay
Toyota bằng cách ký 1 hợp đồng bán cho Toyota 1tr đô tín phiếu kho bạc (lượng
tín phiếu kho bạc trị giá 1tr đô mà NH đang nắm giữ) với cam kết: CT Bank sẽ
mua lại số tín phiếu này với giá cao hơn sau đó 1 tuần -> Thông qua hợp đồng
mua lại (Repo), chi nhánh Toyota tại Mỹ đã cung cấp cho CT Bank một khoản
vay ngắn hạn, lãi trả cho Toyota là 1 đoạn giá chênh lệch giữa giá Toyota bán
lại tín phiếu cho CT Bank sau 1 tuần và giá Toyota mua tín phiếu của CT
Bank lúc đầu. Vì sau 1 tuần, CT Bank phải mua lại tín phiếu lúc đấu bán ra với
giá 1tr với giá cao hơn nên lãi mà trả cho Toyota sẽ là đoạn giá chênh lệch giữa
giá Toyota bán lại tín phiếu cho CT Bank sau 1 tuần và giá Toyota mua tín phiếu
của CT Bank lúc đầu.
Trong trường hợp nó có thể xảy ra 1 rủi ro đó là có thể CT Bank không thanh
toán được nợ cho Toyota khi đến hạn, nếu như vậy thì 1tr đô tín phiếu kho bạc
vẫn thuộc sở hữu của Toyota và chi nhánh Toyota ấy hoàn toàn có thể bán lại 1tr
đô tín phiếu kho bạc ấy ở trên TT tiền tệ để thu hồi vốn về giống như việc nó giải
quyết 1 món nợ có tài sản đảm bảo (thế chấp) khi con nợ không thanh toán được
nợ khi đến hạn.
 Trong VD này, 1 tr đô tín phiếu kho bạc mà lúc đầu CT Bank bán ra sẽ dc
sd làm một vật thế chấp trong hợp đồng mua lại để có thể đảm bảo khả năng
thanh toán của CT Bank, sẽ làm cho bên cho vay – chi nhánh Toyota tại mỹ
sẽ yên tâm khi cho vay vì tín phiếu kho bạc được xem là 1 loại chứng khoán
có độ rủi ro thấp và tính lỏng cao (thanh khoản cao) trên TT tiền tệ
• Khoản dự trữ gửi tại NHTW:
+ Là khoản cho vay qua đêm giữa các NH có liên quan đến những khoản tiền gửi
của họ tại NHTW
• Đô la châu Âu (Euro Dollar)
+ Khi tìm hiểu về TTTC cũng như là các hh trên TTTC, đọc các báo cáo của
World Bank (NH thế giới) nghe rất nhiều vể đô la châu Âu
+ Đô la châu Âu phản ảnh việc khi mà đồng Đô la Mỹ do các NH ngoại quốc ở
bên ngoài nước Mỹ hoặc các chi nhánh của NH Mỹ nhưng mà ở nước ngoài nắm
giữ thì gọi là Đô la châu Âu
+ Các NH Mỹ có thể vay món tiền này từ các NH nước ngoài. Hoặc từ các chi
nhánh của NH Mỹ những mà ở tại nước ngoài khi NH Mỹ này cần vốn.
+ Đồng Đô la châu Âu cho đến bây giờ vẫn là một trong những nguồn vốn ngắn
hạn rất quan trọng đối với các NH Mỹ trong hệ thống TC Mỹ.
4. Các hàng hóa chủ yếu của thị trường vốn
- Trái phiếu (Bond):
+ Trái phiếu là một chứng thư xác nhận nghĩa vụ phải trả những khoản lãi
theo định kỳ và vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành.
+ Bản chất: Trái phiếu thực chất là CK nợ, nghĩa là nếu như đó là CK nợ thì tổ
chức phát hành sẽ là bên đi vay, còn những NĐT trái phiếu sẽ là bên cho vay.
 Vậy bản chất của trái phiếu cũng là một công cụ nợ, nó sẽ phản ảnh MQH
vay mượn giữa bên tổ chức đi vay (các tổ chức phát hành) và bên cho vay (các
NĐT) và bản chất nợ của trái phiếu sẽ phản ánh qua những đặc điểm của trái phiếu.
+ Các nội dung của trái phiếu:
• Mệnh giá trái phiếu (Face value): (Khác với giá trị TT của trái phiếu).
+ Là số tiền ghi trên bề mặt của tờ trái phiếu và mệnh giá cũng chính là số vốn
gốc mà tổ chức phát hành ra trái phiếu phải trả khi trái phiếu đến hạn (hết hạn)
+ Thông thường, mệnh giá của trái phiếu cũng chính là giá bán của trái
phiếu khi phát hành trừ những trường hợp đối với các trái phiếu chiết khấu
(những trái phiếu đc bán với giá thấp hơn mệnh giá ban đầu khi phát hành)
+ Luật các nước thường sẽ quy định, thống nhất mệnh giá của các trái phiếu
được phát hành.
+ Luật CK VN được phát hành năm 2013 thì sẽ quy định mệnh giá của các
trái phiếu phát hành ra công chúng VN là 100.000 đồng và là bội số của 100k
VNĐ, còn ở Mỹ, mệnh giá của trái phiếu sẽ thường là 1000USD/1 trái phiếu
+ Hiện tại, các DN đang chào bán các trái phiếu của mình thông qua các
công ty CK trực thuộc các NH vdu MPS -> Hoàn toàn có thể mua được 1 trái
phiếu với mệnh giá 100.000đ là khó, tuy nhiên với những đợt phát hành riêng
lẻ (chào bán ra công chúng) cho những NĐT riêng lẻ thì với việc đối với
những trái phiếu có mệnh giá bé thì ở VN mỗi lần mua thì mua với 2 (200k)
hay 3 (300k) trái phiếu là không được, mà nó sẽ quy định ta phải mua tối thiểu
(ví dụ 100k VNĐ của 1 công ty A đang được bảo lãnh phát hành với VPS –
cty CK trực thuộc VP bank, họ sẽ quy định tối thiểu 1 lần mua thì ta phải mua
một lượng trái phiếu lên đến 100tr, tối thiểu 1 lần mua với tổng gtrị lên đến
100tr chứ ko phải mua trái phiếu số lượng 5 trái phiếu (500.000VNĐ)).
Mrs X said: Nếu ta có thể tự hoạch định dòng tiền cá nhân của mình, trong 1
khoảng tgian kỳ hạn trung và dài hạn thì số tiền lời ta thu được (khoản tiền tiết
kiệm sau cùng ta có được) nó sẽ rất đáng kể
• Trái suất (Lãi suất coupon):
+ Là lãi suất từ phần lãi suất coupon ấy, các NĐT sẽ tính được phần lợi tức
định kỳ (khoản lãi định kỳ) mà bên tổ chức phát hành phải trả
+ Lãi suất coupon là phần trăm khi phát hành trái phiếu thì các tổ chức phát
hành họ phải cam kết trả cho người sở hữu trái phiếu cái phần trăm lãi suất ấy
nhân với mệnh giá trái phiếu = khoản tiền lãi mà các nhà phát hành cam kết
phải trả cho người sở hữu trái phiếu này định kỳ
+ Khoản lãi suất của khoản tiền lãi mà các tổ chức phát hành cam kết trả cho
người sở hữu trái phiếu nghĩa là khoản tiền lãi từ trái phiếu này có thể được trả
ở đầu kỳ hoặc định kỳ hàng năm hoặc nửa năm hoặc cuối kỳ.
✓ Với khoản tiền lãi được trả đầu kỳ: Thường xảy ra trong trường hợp trái
phiếu chiết khấu.
✓ Đối với trái phiếu coupon, thì khoản tiền lãi các NĐT sẽ nhận được khoản
lãi định kỳ hàng năm hoặc là nửa năm 1 lần hoặc là cuối kì
• Ngày đáo hạn, kỳ hạn:
+ Kỳ hạn của trái phiếu là khoảng tgian tính từ ngày phát hành cho đến ngày
trái phiếu được đáo hạn.
 Hay kỳ hạn của trái phiếu là kỳ hạn vay vốn của bên tổ chức phát hành
+ Ngày đáo hạn sẽ là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ này (vì trái
phiếu được xem như là một công cụ vay nợ), ngày đáo hạn sẽ là ngày chấm
dứt sự tồn tại của khoản nợ đấy từ bên tổ chức phát hành.
+ Đến ngày đáo hạn, bên tổ chức phát hành phải hoàn trả khoản vốn gốc cho
trái chủ (người sở hữu trái phiếu)
+ Trái phiếu thường có thời hạn >1 năm -> thời hạn dài. Ở Mỹ, loại trái
phiếu phổ biến sẽ có kỳ hạn khoảng từ 2 đến 5 năm hoặc lên tới 10 năm. Trái
phiếu chính phủ Mỹ thậm chí đã có thời kỳ có kỳ hạn lên đến 20,30 năm.
• Kỳ trả lãi:
+ Khoản tiền lãi từ trái phiếu này có thể được trả ở đầu kỳ hoặc định kỳ hàng
năm hoặc nửa năm hoặc cuối kỳ.
✓ Với khoản tiền lãi được trả đầu kỳ: Thường xảy ra trong trường hợp trái
phiếu chiết khấu.
✓ Đối với trái phiếu coupon, thì khoản tiền lãi các NĐT sẽ nhận được khoản
lãi định kỳ hàng năm hoặc là nửa năm 1 lần hoặc là cuối kì
• Thu nhập từ trái phiếu:
+ Thu nhập từ trái phiếu đối với 1 trái chủ (chủ sở hữu trái phiếu – các
NĐT đầu tư vào trái phiếu và như vậy họ nắm giữ trái phiếu và được gọi là
trái chủ) mua và nắm giữ trái phiếu thì sẽ có 2 nguồn thu nhập:
✓ Những khoản lãi theo định kỳ mà tổ chức phát hành cam kết phải trả cho
những người sở hữu trái phiếu.
✓ Phần vốn gốc khi đến hạn mà các tổ chức phát hành phải trả lại cho các
chủ đầu tư trái phiếu – những người mua trái phiếu ban đầu khi đến hạn
 Phần vốn gốc phải trả là phần mệnh giá ban đầu mà các chủ đầu tư đã mua
trái phiếu
KẾT LUẬN: Nếu ta xem trái phiếu này là một CK nợ và bản chất của nó là công
cụ vay nợ, nó ghi nhận nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ phải hoàn trả các khoản vay từ bên tổ
chức phát hành là bên người đi vay cho các NĐT mà mua, nắm giữ trái phiếu – là
bên cho vay thì cổ phiếu được xem là CK vốn.
- Cổ phiếu (Stocks):
+ Cổ phiếu là một chứng thư hay bút toán ghi sổ xác nhận quyền về vốn
(quyền hưởng lợi – equity claim) của người sở hữu (hay còn gọi là cổ đông –
người mua cổ phiếu trên TT CK) đối với lợi nhuận ròng và tài sản của cty cổ
phần.
+ Tương ứng với số cổ phần đã mua thì các cổ đông họ sẽ được cấp 1 giấy chứng
nhận sở hữu, giấy này gọi là cổ phiếu – là chứng thư ……… (KN ở trên)
+ Bản chất của cổ phiếu khác với trái phiếu: Cổ phiếu là công cụ góp vốn và
chỉ do các cty cổ phần phát hành mà thôi. Khi cần huy động vốn thì các cty cổ
phần này họ sẽ chia số vốn mình cần huy động thành nhiều phần nhỏ bằng
nhau – gọi là các cổ phần.
+ Cổ đông: Người mua những cổ phần trên được gọi là cổ đông (Share holder)
+ Cổ tức: Sau khi một năm làm ăn có lời, các cổ đông – những ng nắm giữ cổ
phiếu sẽ được quyền nhận 1 phần lợi nhuận ròng của cty, tỷ lệ với số cổ phần mà
mình sở hữu, phần được trả cho mỗi cổ phần – phần họ được trả tương ứng với mỗi
cổ phần sẽ gọi là cổ tức.
Quyền được nhận cổ tức này chỉ được thực hiện khi công ty làm ăn, kinh doanh
có lời.
Sau 1 năm cty làm ăn kinh doanh có lời, và tiền lời (lợi nhuận ròng) được trích ra
để chia cho các cổ đông tỷ lệ với số cổ phần mà các cổ đông ấy sở hữu thì không
phải lúc nào phần lợi nhuận ròng của cty cũng được hội đồng quản trị quyết định
chia cho cổ đông – nghĩa là không phải lúc nào cổ đông cũng nhận được cổ tức
khi có rất nhiều trường hợp, hội đồng quản trị quyết định giữ lại lợi nhuận để
nhằm tăng vốn kinh doanh cho cty cho năm tiếp theo, hoặc dùng để tái đầu tư
vào các dự án khác chứ không hẳn phần lợi nhuận ròng kết thúc 1 năm tài
chính nó sẽ được qđ chia cổ tức cho các cổ đông. Ta thấy rất rõ khi tgia TT CK,
có rất nhiều cty trả cổ tức, trả rất đầy đủ, còn rất nhiều cty qđ ko trả cổ tức mà phần
lợi nhuận ròng sau khi kinh doanh trong 1 năm tài chính họ sẽ qđ tái đầu tư hoặc
tăng vốn kinh doanh cho cty trong kỳ tiếp theo, năm tiếp theo.
+ LƯU Ý: Gtrị của cổ phiếu nó thể hiện ở 3 phương diện: Mệnh giá, gtrị ghi
sổ, thị giá -> Không nên nhầm 3 cái này
Phân biệt:
✓ Mệnh giá: Là số tiền ghi trên bề mặt tờ cổ phiếu – mệnh giá của cổ phiếu
chỉ là gtrị danh nghĩa và nó chỉ có ý nghĩa lúc phát hành
✓ Gía trị ghi sổ: Là gtrị của mỗi cổ phần căn cứ vào gtrị tài sản ròng của công
ty ở trên bảng tổng kết tài sản.
Ví dụ: 1 cty có 5tr cổ phiếu, mệnh giá của cty này là 10k/1 cổ phiếu, sau 2
năm, gtrị tài sản ròng của cty theo sổ sách kế toán lên tới 100 tỷ đồng. Lúc
này gtrị của mỗi cổ phần theo sổ sách sẽ là 20k/1 trái phiếu (100tỷ/50tr trái
phiếu) -> Book value của cổ phiểu – gtrị ghi sổ của mỗi một cổ phần sẽ là
20k VNĐ
➔ Ta nói gtrị ghi sổ của cổ phiếu cty bây giờ là 20.000VNĐ/ 1 cổ phiếu chứ
không phải 10k VNĐ là mênh giá của 1 cổ phiếu nữa
✓ Thị giá (gtrị thị trường) – market value: Là giá cổ phiếu mà khi ta mua
bán ở trên TT.
Ví dụ thị giá của TP Bank dao động ở 48-35.
Thị giá khác với gtrị ghi sổ.
- Các loại cổ phiếu:
➢ Căn cứ vào việc lưu hành trên thị trường:
• Cổ phiếu đang lưu hành
• Cổ phiếu quỹ
➢ Căn cứ vào việc phát hành vốn điều lệ:
• Cổ phiếu sơ cấp
• Cổ phiếu thứ cấp
➢ Căn cứ vào quyền của cổ đông:
• Cổ phiếu phổ thông
• Cổ phiếu ưu đãi
CỤ THỂ:
• Cổ phiếu đang lưu hành (shares outstanding)
+ Cổ phiếu đang lưu hành là những cổ phiếu đang được nắm giữ bởi tất cả
cổ đông của một công ty, trong đó bao gồm cả khối cổ phần được nắm giữ
bởi nhà đầu tư tổ chức và cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của ban
quản trị và cổ động nội bộ công ty. (Nói cách khác, số lượng cổ phiếu
đang lưu hành đại diện cho số lượng cổ phiếu trên thị trường mở, bao gồm
cả cổ phiếu được nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức và cổ phiếu bị hạn chế
chuyển nhượng của ban quản trị và cổ đông nội bộ công ty)
+ Cổ phiếu đang lưu hành được thể hiện trên bản cân đối kế toán của công
ty dưới đầu mục "vốn cổ phần". Số lượng cổ phiếu đang lưu hành được
dùng để tính toán các chỉ số quan trọng như là vốn hóa thị trường của công
ty, thu nhập trên một cổ phần (EPS) và dòng tiền trên mỗi cổ phiếu
(CFPS).
+ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty là không bất biến, nó có
thể biến động mạnh mẽ qua thời gian.
• Cổ phiếu quỹ:
Là cổ phiếu công ty đã phát hành – đã giao dịch trên TT và được
chính tổ chức phát hành mua lại từ cổ đông trên thị trường thứ cấp
bằng nguồn vốn của mình.
• Cổ phiếu sơ cấp?
• Cổ phiếu thứ cấp?
• Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông)
+ Là loại cổ phiếu có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của cổ phiếu
+ Vdụ cho cổ phiếu thường: Ta mua bán các cổ phiếu trên TTCK, ta nắm
giữ bất cứ cổ phiếu nào trên TTCK hiện nay, hoặc trên sàn HOSE, HRX.
Ta mua 500 cổ phiếu của VPS -> Ta đang nắm giữ những cổ phiếu thường
+ Cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi cơ bản của cty đó là:
o Quyền được nhận cổ tức (lợi nhuận ròng sau thuế) (quyền cơ bản):
các cổ đông sẽ được quyền hưởng 1 phần lợi nhuận ròng của công
ty, nó phải tỷ lệ thuận với số cổ phần mà các cổ đông nắm giữ. Phần
trả lãi cho mỗi một cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ – cổ tức. Nguồn
gốc của cổ tức vốn dĩ là cty làm ăn có lời thì các cổ đông mới nhận
được cổ tức. Quyền này chỉ được thực hiện khi công ty làm ăn có
lãi; Không phải lúc nào công ty cũng trả cổ tức, không phải lúc nào
cổ đông cũng nhận được cổ tức khi có rất nhiều trường hợp, hội
đồng quản trị quyết định giữ lại lợi nhuận để nhằm tăng vốn kinh
doanh cho cty cho năm tiếp theo, hoặc dùng để tái đầu tư vào các
dự án khác chứ không hẳn phần lợi nhuận ròng kết thúc 1 năm
tài chính sẽ được qđ chia cổ tức cho các cổ đông.
o Quyền được tgia quản lý công ty (quyền cơ bản), bao gồm quyền
tgia bầu thành viên trong hội đồng quản trị (thay mặt cổ đông quản
lý công ty); còn có thể tham gia ứng cử làm thành viên hội đồng
quản trị.
o Quyền được chia tài sản ròng khi cty giải thể
o Quyền được mua cổ phiếu mới
• Cổ phiếu ưu đãi:
+ Là loại cổ phiếu mang lại cho chủ sở hữu của nó được hưởng những
khoản ưu đãi nhất định so với cổ phiếu thường.
+ Những quyền lợi được hưởng từ cổ phiếu ưu đãi:
o Được hưởng mức cổ tức riêng biệt, có tính cố định hàng năm dù cho
cty có lãi hay không
o Đối với những ng sở hữu cố phiếu ưu đãi, họ sẽ được ưu tiên chia
lãi cổ phần trước cổ phiếu thường
o Được hưởng quyền ưu tiên khi chia tài sản còn lại của cty khi cty
thanh lý hoặc giải thể
o Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc
không có mệnh giá
- Các công cụ (hàng hóa khác trên TT vốn)
+ Chứng khoán phái sinh (Cũng là tài sản TC)
• Là một loại tài sản TC có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào gtrị của
một hay một số tài sản TC khác (gọi là tài sản cơ sở – underlying asset)
• Phân loại: theo chuẩn mực Quốc tế, bao gồm nhiều nhóm dựa trên đặc
điểm mối quan hệ gắn kết và đặc điểm tài sản cơ sở.Nhưng có thể liệt kê
các loại CK phái sinh chủ yếu sau:
o Chứng quyền:
+ Là chứng khoản mang lại cho người sở hữu quyền mua cổ phiếu phổ
thông với số lượng và giá cả nhất định, trong thời hạn nhất định
+ Chứng quyền thường được phát hành kèm cổ phiếu ưu đãi và trái
phiếu cty
+ Nội dung chứng quyền:
✓ Số lượng cổ phiếu được mua
✓ Giá mua cổ phiếu: thường cao hơn gtrị thị trường 10% (Gía cố
định hoặc giá tăng lên định kỳ
✓ Thời hạn hiệu lực: 5-10 năm
o Quyền mua cổ phần (Rights) :
+ Là quyền của các cổ đông hiện thời được ưu tiên mua trước cổ phiếu
mới phát hành với giá xác định và trong thời hạn nhất định
+ Đặc điểm:
✓ Lượng quyền mua tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ
✓ Thời hạn ngắn: 4-6 tuần
✓ Giá trên quyền mua thấp hơn giá thị trường
o Hợp đồng kỳ hạn : Là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản cơ sở
ở mức giá xđ tại một thời điểm trong tlai
o Hợp đồng tương lai: Là thỏa thuận giữa người mua và người bán về
một hàng hóa được giao vào một thời hạn trong tlai và tại một mức giá
nhất định
➔ So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai: Hợp đồng kỳ hạn và
hợp đồng tương lai có sự khác biệt nhất định:
*Giống nhau: Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn đều là những
sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh.
Là các công cụ phái sinh, hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn có
giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở: có thể là hàng hóa như
nông sản, kim loại, vv.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu, lãi suất,...
*Khác nhau:
Tiêu chí Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
Định nghĩa Là một hợp đồng giữa bên mua và Là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên
bên bán về việc giao dịch một loại bán và bên mua về việc giao dịch một
tài sản cơ sở tại một thời điểm tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất
nhất định trong tương lai với mức định trong tương lai với mức giá xác
giá được xác định trước. định trước.
Tiêu chuẩn hóa - Không cần chuẩn hóa điều khoản, - Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở
hợp đồng giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở. giao dịch chứng khoán phái sinh.
- Tài sản cơ sở của HĐKH có thể - HĐTL được chuẩn hóa về điều
là bất kỳ loại tài sản nào. khoản, giá trị, khối lượng của tài sản
cơ sở,..
Được giao dịch, - Giao dịch trên thị trường OTC. Được niêm yết trên thị trường tập
niêm yết - Không niêm yết và giao dịch trung.
trên thị trường tập trung do tính
thanh khoản của HĐKH thấp hơn
HĐTL.
Thời điểm thanh Hai bên sẽ thanh toán vào thời Thanh toán lỗ lãi hàng ngày.
toán hợp đồng điểm giao hàng.
Rủi ro Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn cao Sở giao dịch tạo ra tính thanh khoản
hơn hợp đồng tương lai do tính cao cho thị trường hợp đồng tương
thanh khoản thấp hơn. lai, giúp cho các đối tác tham gia vào
hợp đồng tương lai thực hiện các
nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so
với khi tham gia vào hợp đồng kỳ
hạn.
Tài sản thế chấp Có thể là bất kỳ loại tài sản nào. Được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị,
khối lượng của tài sản cơ sở,..

Tính thanh Thanh khoản thấp hơn HĐTL Sự tồn tại của công ty thanh toán bù
khoản hợp đồng trừ và sự thuận lợi của việc giao dịch
qua sở khiến cho tính thanh khoản của
các hợp đồng tương lai cao hơn nhiều
so với các hợp đồng kỳ hạn.
Đóng vị thế Nhà đầu tư tham gia hợp đồng kỳ - Dễ dàng đóng vị thế: nhà đầu tư có
hạn có thể thực hiện đóng vị thế thể đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng
bằng cách tham gia vị thế ngược cách tham gia vị thế ngược đối với
đối với hợp đồng kỳ hạn tương tự. HĐTL tượng tự.
- Từ đó giúp người sở hữu HĐTL linh
hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn.
Bù trừ và ký quỹ Không cần thực hiện ký quỹ. - Yêu cầu các bên tham gia thực hiện
ký quỹ để đảm bảo việc thanh toán
mang tính bắt buộc.
- HĐTL được thanh toán và bù trừ
theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông
báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của
nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký
quỹ khi cần bổ sung.

➔ Kết luận: Từ các so sánh trên có thể thấy hợp đồng tương lai nhờ đặc tính linh
hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng
tương lai có tính thanh khoản cao và rủi ro đầu tư thấp hơn hợp đồng kỳ hạn. Do đó
nó được xem là một phương thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong đầu tư.
➔ Đây chính là lý do hợp đồng tương lai được lựa chọn là sản phẩm phái sinh đầu
tiên được phát hành trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.
o Hợp đồng quyền chọn: Là hợp đồng cho phép người sở hữu CK được quyền
mua hoặc bán một số lượng chứng khoán nhất định ở một giá nhất định trong
khoảng thời gian nhấ tđịnh cho đối tác
o Hợp đồng hoán đổi: Là một thỏa thuận bởi hai bên để trao đổi một chuỗi
dòng tiền với một chuỗi dòng tiền khác.
5. Các chủ thể tham gia TTTC:
- Nhà phát hành
- Nhà đầu tư
- Trung gian tài chính
- Chủ thể quản lý và giám sát hoạt động thị trường
- Các tổ chức hỗ trợ khác:
• Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ CK
• Tổ chức làm dịch vụ sang tên và đăng ký lại quyền sở hữu CK
• Trung tâm đào tạo CK
• Hiệp hội các nhà đầu tư
• Hiệp hội các nhà kinh doanh CK
- Một số chủ thể đặc biệt:
• Kho bạc nhà nước:
+ Tham gia thị trường tiền tệ chủ yếu để vay nợ, bùđắp thiếu hụt tạm
thời của ngân sách nhà nước và thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách
phát hành tín phiếu kho bạc.
➔ Kho bạc nhà nước có tác động tích cực đến quá trình hình thành phát triển
của thị trường tiền tệ.
• NHTW:
+ Là chủ thể quan trọng và đặc biệt trên TTTC
- Trên thế giới, mỗi thị trường có từng loại công cụ đặc trưng và mức độ
tham gia của NHTW cũng khác nhau, song TTTC đều được đặt dưới sự
kiểm tra giám sát của NHTW
- NHTW giám sát hoạt động của các NH, điều hành vĩ mô TTTC thông qua
3 công cụ chủ yếu: lãi suất tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ
thị trường mở.
• Người môi giới (broker) và người kinh doanh (dealer)

You might also like