You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

- Tài chính quốc tế là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh giữa chính phủ hoặc các tổ chức
(chính phủ hay phi chính phủ) với các chính phủ khác, các tổ chức (của chính phủ hay phi chính
phủ) khác, giữa các công ty đa quốc gia với các tổ chức quốc tế gắn liền với sự dịch chuyển hàng
hóa và dòng vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định.
- Lý thuyết kinh doanh quốc tế:
+ Kinh doanh quốc tế mang lại lợi ích to lớn cho từng quốc gia, điều này có thể giải thích thông
qua việc: (1) chuyên môn hóa sản xuất (lý thuyết lợi thế so sánh); (2) loại bỏ sự giới hạn trong việc
di chuyển các nguồn lực (lý thuyết thị trường không hoàn hảo) và (3) lý thuyết vòng đời sản phẩm.
(1) Lý thuyết lợi thế so sánh
Chuyên môn hóa sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất
(2) Lý thuyết thị trường không hoàn hảo
Sự dịch chuyển của nguồn lực là đặc trưng của thị trường không hoàn hảo
Để tìm kiếm lợi nhuận, các quốc gia đã gia tăng tìm kiếm các thị trường tiêu thụ có giá cả hàng
hóa cao hoặc thị trường có chi phí sản xuất thấp
 Phát sinh thương mại & luồng vốn dịch chuyển giữa các quốc gia
(3) Lý thuyết vòng đời sản phẩm
Khi công ty gặp phải sự cạnh tranh tại thị trường nước ngoài thì công ty hoặc phải tạo ra sự
khác biệt cho sản phẩm để tồn tại hoặc chấp nhận hiệu quả hoạt động của công ty tại nước đó
sẽ bị suy giảm
- Cấu trúc của thị trường tài chính
+ Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường mua, bán đồng tiền của các quốc gia
Đặc điểm:
- Phần lớn các giao dịch ngoại hối được thực hiện trên thị trường phi tập trung
- Thị trường ngoại hối rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý, đặc biệt
thị trường ngoại hối nhạy cảm với chính sách tiền tệ của các quốc gia phát triển.
Tỷ giá
Tỷ giá là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền, trong đó giá trị của một đồng tiền nước này được biểu
hiện thông qua số lượng của đồng tiền nước khác
Yết giá gián tiếp: 1 đồng nội tệ = X đồng ngoại tệ
Yết giá trực tiếp: 1 đồng ngoại tệ = X đồng nội tệ
Yết giá/ Định giá
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ trong đó không có USD
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá được các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường tại thời
điểm giao dịch.
Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được xác định ngay tại thời điểm giao dịch nhưng thực hiện vào một
thời điểm trong tương lai.
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và nước
ngoài.
+ Thị trường đồng tiền Châu Âu
Eurocurrency là những đồng tiền lưu hành bên ngoài quốc gia phát hành đồng tiền đó.
Eurobanks là các ngân hàng nhận ký gởi và cho vay ngắn hạn các đồng tiền của một quốc gia
bất kỳ nhưng không chịu sự chi phối bởi qui định của chính phủ các quốc gia đó.
Đặc điểm của Eurobanks là cho vay với lãi suất thấp và nhận tiền gửi với lãi suất cao hơn
ngân hàng nội địa do:
- Giảm chi phí pháp lý.
- Lợi thế chi phí thấp từ quy mô giao dịch lớn. Giá trị trung bình mỗi giao dịch là 100 triệu
USD đến 1000 triệu USD.
- Điều kiện tham gia thị trường dễ hơn ngân hàng nội địa.
- Không phải trả phí bảo hiểm tiền gửi.
- Khách hàng có khả năng tài chính lớn, uy tín tốt nên rủi ro vỡ nợ thấp.
+ Thị trường tín dụng quốc tế
Thị trường tín dụng quốc tế là nơi cung cấp các khoản vốn trung và dài hạn cho các công ty
đa quốc gia (từ 1 năm trở lên).
+ Thị trường trái phiếu quốc tế
Có 2 bộ phận
Thị trường trái phiếu nước ngoài: Trái phiếu nước ngoài là trái phiếu do người không cư trú
phát hành, định danh trên trái phiếu là đồng nội tệ của quốc gia huy động vốn
Thị trường trái phiếu Châu Âu (Eurobonds)
Eurobonds là thị trường giao dịch trái phiếu do người không cư trú phát hành tại thị trường
khác với đồng tiền ghi trên trái phiếu.
+ Thị trường cổ phiếu quốc tế
Thị trường sơ cấp: Các công ty phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp nhằm mục đích huy
động vốn. Việc phát hành này có thể là lần đầu hoặc không phải lần đầu của công ty.
Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp trên thế giới thực hiện hai chức năng chính đó là
cung cấp thanh khoản và định giá cổ phiếu.
Phân loại thị trường thứ cấp:
Theo mức độ liên tục của giao dịch: Thị trường giao dịch định kỳ & Thị trường giao dịch
liên tục
Theo mức độ phụ thuộc vào nhà tạo thị trường: Thị trường các nhà buôn chứng khoán &
Thị trường đấu giá
Theo hình thức tổ chức thị trường: Thị trường tập trung & Thị trường phi tập trung
- Công ty đa quốc gia (MNCs)
MNCs là những công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế được tổ chức dưới mô
hình công ty mẹ - công ty con
Vấn đề đại diện: Là mâu thuẫn giữa các cổ đông và người đại diện của họ - các nhà quản lý
Nếu mục tiêu cuối cùng của các cổ đông là tối đa hóa giá trị công ty thì mục tiêu của những
người đại diện lại là tối đa hóa lợi ích của chính họ.
Đạo luật Sarbanes-Oxley: Đạo luật Sarbanes-Oxley được ban hành năm 2002 đã góp phần
đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện báo cáo về điều kiện tài chính và hiệu quả sản
xuất của các công ty đa quốc gia.
- Phương thức hoạt động KDQT của công ty đa quốc gia
(1) Thương mại quốc tế
Thông qua xuất khẩu
Phương thức kinh doanh ít rủi ro nhất
(2) Cấp bằng sáng chế (Licensing)
Buộc công ty phải cung cấp công nghệ dưới hình thức bản quyền, thương hiệu hay bằng
sáng chế để đổi lấy một lợi ích xác định nào đó
Khó kiểm soát
(3) Nhượng quyền kinh doanh (Franchising)
Bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo
hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử nghiệm thành công trong thực tế của bên
nhượng quyền ở một khu vực cụ thể nào đó, trong một thời hạn nhất định để đổi lấy khoản
phí cho phép sử dụng ban đầu và các khoản phí định kỳ liên quan.
Kiểm soát tốt hơn hình thức cấp bằng sáng chế
(4) Liên doanh
Là hình thức hợp tác kinh doanh giữa hai hay nhiều công ty, cùng nhau góp vốn thành lập
các công ty liên doanh… nhằm sở hữu, quản lý và điều hành công ty đó.
(5) Thâu tóm và sáp nhập các công ty hiện hữu (M&A)
Giành quyền kiểm soát công ty khác thông qua hình thức sáp nhập hay mua lại giữa hai hay
nhiều công ty để sở hữu một phần hoặc toàn bộ công ty đó.
Có đầy đủ quyền quản lý và điều hành đối với cơ sở kinh doanh nước ngoài của họ.
Đầu tư lớn và có thể gặp rủi ro thua lỗ
(6) Thiết lập công ty con ở nước ngoài
thiết lập cơ sở kinh doanh tại các nước khác để mở rộng hoạt động sản xuất và bán sản
phẩm của mình.
CHƯƠNG 2: CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ
- Cán cân thanh toán là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người
không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Thời kỳ phản ánh trong các cân thanh toán có thể là
tháng, quý hay năm.
- Dòng vốn vào ghi “Có” (Creadits)
- Dòng vốn ra ghi “Nợ” (Debits)
- Cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm các cán cân cơ bản sau:
+ Tài khoản vãng lai gồm
Cán cân hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Account) : Xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ đại diện cho sản phẩm hữu hình được dịch chuyển giữa các quốc gia
Cán cân thu nhập sơ cấp (Primary Income Account) : Lãi suất, thanh toán cổ tức, thu nhập của
người lao động
Cán cân thu nhập thứ cấp (Secondary Income Account) : Viện trợ, tài trợ, quà tặng từ quốc gia
này cho quốc gia khác
+ Cán cân vốn (Capital Account)
+ Cán cân tài chính (Financial Account)

You might also like