You are on page 1of 4

HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG HĐ 3.

1a Trang 1

BÀI TẬP 3.1a - HOẠT ĐỘNG 4 - HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG

Trình bày tình hình ô nhiễm nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) nơi địa phương
anh/chị sinh sống. Phân tích nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và trên cơ sở đó đề xuất biện
pháp khắc phục?

* Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng nghiêm trọng đến môi trường sống và con
người hiện nay. Chúng là hiện tượng các vùng nướcnhư sông, hồ, biển, nước ngầm...bị các hoạt
động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại...tất cả có thể gây hại
cho con người và cuộc sống của các sinh vật trong tự nhiên.
* Tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
- Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày
càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu
công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. 
- Ở các thành phố lớn, đông dân, chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng
đang gây ô nhiễm môi trường nước. 
- Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý
tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận như sông, hồ, kênh, mương...
- Mặt khác còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện cơ sở
y tế lớn chưa hề có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không
thu gom hết được... là những nguyên nhân quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước. 
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và sinh vật dưới nước.
* Nước ngầm và các vấn đề liên quan
- Nước ngầm là nguồn cung cấp nước chủ yếu của rất nhiều hộ gia đình hiện nay. Có thể
nguồn nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày của chính gia đình bạn cũng bắt nguồn từ nước
ngầm. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, tình trạng ô nhiễm đất vẫn còn xảy ra rộng rãi, làm
ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước. Ô nhiễm nước ngầm vẫn là vấn đề nhức nhối chưa thể xử
lý triệt để cho đến ngày hôm nay.
Chúng ta đơn giản hiểu nước ngầm là nguồn nước dưới lòng đất. Chúng được hình thành
dưới các tầng địa chất dưới lòng đất do nước mưa ngấm xuống lòng đất. Để tiếp cận được với
nước ngầm, người ta thường sử dụng giếng khoan.
- Ứng dụng của nước ngầm:
Hiện nay, có tới hơn 20% người dân nước ta vẫn đang sử dụng nước mưa, nước ngầm làm
nước sinh hoạt thay vì nước cấp từ các nhà máy. Nhất là tại các vùng khó khăn khi hệ thống
nước sạch chưa tiếp cận được thì đây là nguồn nước rất quan trọng.
Đặc biệt, đây là nguồn nước sản xuất chính của nhiều đơn vị doanh nghiệp nhằm giảm chi
phí sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, nếu nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, chất lượng sản xuất,
sinh hoạt sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Những chất ô nhiễm phổ biến trong nước ngầm
Nguồn nước ngầm: Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ngoài việc tạo ra các cặn lơ lửng trong
nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian phân hủy, 1 phần được
các sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống mạch nước bên dưới qua đất và làm biến đổi tính
chất của nguồn nước ngầm. 
HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG HĐ 3.1a Trang 2

Theo số liệu thống kê cho thấy hơn 60% lượng nước ngầm đang bị nhiễm hóa chất từ
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. - Các bãi chôn lấp rác thải rắn, rác bị rò rỉ, nước rỉ rác chứa
chất độc hại từ các bãi chôn rác gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Chúng ta thường nghĩ, nguồn nước ngầm ở dưới lòng đất, không tiếp xúc với các tác nhân
bên ngoài nên sẽ rất sạch, không thể bị ô nhiễm. Thế nhưng, nguồn nước ngầm hiện nay ẩn
chứa rất nhiều tác nhân có hại. Điển hình nhất như:
+ Chất thải sinh hoạt: Nước thải con người thường được xả thải bừa bãi ra môi trường.
Nhiều gia đình sử dụng hệ thống tự hoại nhưng lại không bảo trì bảo dưỡng. Đặc biệt, lượng
rác thải sinh hoạt hiện nay vô cùng lớn. Đây là điều khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn mỗi
khi mưa xuống.
+ Muối: Nước ngầm nhiễm mặn là một vấn đề lớn. Với các vùng ven biển, đây là tình
trạng không hiếm gặp.
+ Chất độc hại: Hóa chất và các kim loại nặng là chất nguy hại nhất trong nước ngầm.
Chúng có thể thấm từ môi trường qua đất vào nước ngầm. Hoặc do chính đặc điểm địa chất của
khu vực.
+ Thuốc trừ sâu, phân bón hóa học: Chúng rất dễ ngấm vào nước ngầm khi có mưa.
- Các khu vực bị ô nhiễm nước ngầm nghiêm trọng nhất:
Nguồn nước giếng ô nhiễm là nguy cơ nguy hại tới:
+ Khu dân cư: Gần các khu dân cư, nguồn nước ngầm dễ bị ô nhiễm nhất. Bởi lượng chất
thải, nước thải sinh hoạt ở những khu vực này là lớn nhất.
+ Các trang trại: Chất thải từ các trang trại dễ dàng theo nước mưa ngấm vào mạch nước
ngầm. Đặc biệt chúng có chứa nhiều vi khuẩn nguy hại như Ecoli, Listeria... gây bệnh nguy
hiểm.
+ Khu vực cạnh bãi rác: Nguồn nước ngầm quanh khu vực bãi chôn lấp rác thải dễ bị ô
nhiễm. Bởi nước rỉ rác thải với nhiều chất độc hại sẽ theo nước mưa ngấm vào đất và xâm lấn
vào mạch nước ngầm.
+ Khu vực quanh những địa điểm khai thác bằng thủy lực. Những khu vực khai thác
vàng, quặng sắt, than... rất dễ bị ô nhiễm, độc hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ngầm: Ô nhiễm nước ngầm bắt nguồn từ nhiều tác
nhân xuất phát từ hành động diễn ra hàng ngày của con người như từ sinh hoạt, khai thác,.. cho
tới các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp. Hệ lụy tất yếu là nước ngầm nhiễm kim loại nặng,
chất thải, thuốc trừ sâu,...
+ Các chất tự nhiên: Các chất tự nhiên như sắt, sunfat phóng xạ hạt nhân, asen, mangan,... xuất
hiện ở rất nhiều nơi như trong đất, đá và dễ hòa tan làm ô nhiễm nguồn nước.
Mặt khác, các vật liệu phân hủy có trong đất ngấm vào nguồn nước ngầm và lưu thông
theo dạng các hạt. Theo thống kê, asen và florua là các chất ô nhiễm với tỷ lệ cao nhất.
+ Hệ thống tự hoại: Hệ thống tự hoại được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các chất gây ô nhiễm thường bị rỉ ra từ các bể chứa, bể phốt và bể
ngầm của các khu dân cư, khu công nghiệp. Các thành phố lớn có mật độ dân số cao dẫn đến
tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Hệ thống tự hoại ở một số khu vực được bố trí và lắp đặt bất hợp lý làm thất thoát các
chất như vi khuẩn gây hại, hóa chất,... vào nguồn nước ngầm.
HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG HĐ 3.1a Trang 3

Hơn nữa, hệ thống tự hoại thương mại còn gây ô nhiễm nặng hơn rất nhiều vì nó còn thải
ra các hóa chất hữu cơ như trichloroethane.
+ Xử lý chất thải: Mỗi ngày có một khối lượng lớn chất thải rắn được thải thẳng vào lòng
đất mà không qua xử lý. Từ đó dẫn đến các hóa chất trong đây ngấm trực tiếp vào nguồn nước
ngầm qua đường kết tủa và dòng chảy bề mặt.
Các chất thải được thu gom và tập kết ở bãi chôn lấp. Tuy nhiên, các bãi chôn lấp không
có lớp lót bằng đất sét và nước rỉ thì các hóa chất sẽ trôi và thâm nhập vào nước ngầm.
Các chất thải từ các thiết bị, vật dụng như dầu máy, hóa chất dùng trong chụp ảnh, thuốc
men,...không qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường hoặc bể tự hoại cũng là nguyên nhân
gây ô nhiễm nước ngầm.
+ Sản phẩm từ các hoạt động: Hóa chất được sử dụng rất nhiều trong hoạt động nông nghiệp như
thuốc trừ sâu, phân bón nhằm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng với khối lượng lớn các
chất này sẽ dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến ô nhiễm nước ngầm.
Đặc biệt, các hóa chất gặp mưa lại càng dễ ngấm vào đất và nước ngầm.
Mặt khác, các bể chứa xăng dầu nằm dưới lòng đất hoặc trên mặt đất. Đồng thời, các sản
phẩm xăng dầu chủ yếu được vận chuyển qua con đường dưới lòng đất hoặc bằng đường ống.
Nếu không may gặp phải tình trạng rò rỉ sẽ gây ô nhiễm nước ngầm
- Các giải pháp giúp bảo vệ nguồn nước ngầm:
Nước ngầm là nguồn nước chính dùng trong sinh hoạt của rất nhiều hộ dân. Tình trạng ô
nhiễm nước ngầm không chỉ chưa được xử lý mà còn có dấu hiệu lan rộng làm ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của không ít người. Do đó, chúng ta cần phải chung tay tìm ra những
biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết triệt để.
+ Lựa chọn vị trí thích hợp: Khi bắt đầu khoan giếng lấy nước, bạn cần chọn vị trí đảm
bảo nằm cách xa các khu vực chăn nuôi, các công trình vệ sinh và rãnh thoát nước thải ít nhất
là 7m. Trong trường hợp phát sinh các lỗ khoan hỏng, bạn phải xử lý lấp các lỗ hở theo đúng
quy định để tránh gặp sự cố thông tầng làm xâm ngập mặn khiến các chất bẩn thấm xuống tầng
nước đang khai thác.
+ Quá trình thi công khoan giếng cũng phải được thợ giàu kinh nghiệm thực hiện đúng kỹ
thuật và môi trường để tránh gặp phải các sai sót dẫn đến thấm các chất gây ô nhiễm dọc vách
giếng chảy xuống phía dưới. 
+ Tại các hộ gia đình, hệ thống giếng khơi, giếng lọc phải được củng cố vững chắc bằng
cách dùng gạch hoặc bê tông đúc sẵn phía mặt đất. Phần trên mặt đấn cần có tường bao với độ
cao phù hợp chống tràn phòng khi xảy ra mưa lũ và tai nạn xảy đến với người già và gia súc. 
+ Ngoài ra, các khu vệ sinh, chuồng trại trong các hộ gia đình phải được thiết kế xa các lỗ
khoan để khai thác nước. Các cống, rãnh thoát nước dẫn đến các hệ thống chung à đến các
công trình máng mương thủy lợi cũng cần được bê tông hóa hoặc gạch hóa
+ Khuyến khích sử dụng nguồn nước mặt: Tăng sử dụng nguồn nước mặt là giải pháp
đang được đẩy mạnh để bảo vệ, chống ô nhiễm nước ngầm. Cụ thể hơn, cơ quan chức năng kêu
gọi hạn chế khai thác nước ngầm, nhất là nhằm phục vụ sản xuất công nghiệp ở những vùng có
sẵn nguồn nước máy hoặc nước mặt để thay thế. Một số tỉnh, thành đã tập trung đầu tư phát
triển các dự án phục vụ sản xuất để hạn chế khai thác quá mức dẫn đến ô nhiễm nước ngầm. 
Các dự án có thể kể đến như nạo vét kênh mương, công trình thủy lợi với các hồ, đập,...
cấp nước cho hoạt động nông nghiệp, chống xâm ngập mặn, tiêu thoát lũ.
* Các vấn đề về nguồn nước mặt
HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG HĐ 3.1a Trang 4

Về cơ bản, nước mặt là tất cả các nguồn nước tại các ao hồ sông suối và cả đại dương. Nguồn
nước sinh hoạt cấp bởi các nhà máy xử lý nước địa phương cũng bắt nguồn từ nước mặt.
- Nước mặt: Các chất thải ra môi trường nước và các sinh vật tiêu thụ gây ra nhiều vấn đề
khác nhau. Người dân phụ thuộc vào nguồn nước mặt để ăn uống, vệ sinh và giặt giũ. Nếu
nguồn nước này bị ô nhiễm thì sẽ là một thảm họa, đây chính là cách mà bệnh tật phát sinh và
lây lan nhanh.
- Ứng dụng của nước mặt: Giống như nước ngầm, nước mặt có vai trò vô cũng qua trọng
với sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Đây là nguồn nước sinh hoạt chính của đa số người dân
nước ta. Bởi vậy nếu nguồn nước này bị ô nhiễm, đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nước mặt cũng là nguồn nước tưới tiêu, chăn nuôi của nhiều hộ gia đình, là nguồn nước
sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy, giữ an toàn nước mặt là rất quan trọng.
- Những chất ô nhiễm phổ biến trong nước mặt
Những chất ô nhiễm phổ biến được tìm thấy trong nước mặt như:
+ Chất thải con người và động vật là nguồn ô nhiễm hữu cơ nguy hại nhất
+ Hóa chất do nước thải từ các nhà máy, công xưởng xả ra nguồn nước. Đây là nguồn ô
nhiễm nguy hiểm và lớn nhất với nguồn nước mặt.
+ Nitrat: Là chất độc do ô nhiễm phân bón dễ dàng bị nhiễm vào nước mặt do lạm dụng.
Như vậy có thể thấy các khu vực xung quanh khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp
là nơi nguồn nước mặt bị ô nhiễm lớn nhất.
Ô nhiễm nước ngầm và nước mặt cả hai đều rất nguy hiểm. Bởi đây là hai nguồn nước
sinh hoạt, sản xuất chính của người dân.
Theo nghiên cứu thực tế, hiện tại nguồn nước mặt là nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng
nhất. Không chỉ ô nhiễm các nguồn nước ngọt trên đất liền như tại ao hồ sông suối, các địa
dương cũng đang ô nhiễm nghiêm trọng. Hậu quả là hàng nghìn sinh vật sống, có cả con người
đang đối mặt với các nguy cơ bệnh tật và cả cái chết.
Vì vậy, việc bảo vệ môi trường nước là rất quan trọng. Ngoài thực hiện các hoạt động có
ích như xử lý rác thải nước thải đúng cách, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh... Để bảo vệ sức
khỏe, người dân cũng nên sử dụng các thiết bị bảo vệ nguồn nước, ví dụ như máy lọc nước.
Với chiến lược lâu dài là có thể cung cấp nguồn nước an toàn đã qua sử lý và cải thiện hệ
thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại các
hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng.
Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, công đồng ý thức bảo vệ nguồn
nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hợ đối với vấn đề kiểm soát ô
nhiễm từ các doanh nghiệp lớn nhỏ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn
nước thải trong sản xuất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường nước.
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước là vô cùng nghiêm trọng nếu chúng ta không có biện pháp
cạn thiệp. Hãy chung tay bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sự sống của chúng ta bằng các biện pháp
thiết thực. 

You might also like