You are on page 1of 2

-bảo lưu là tuyên bố đơn phương không phải đa phương hay song phương

-điều 10 cho phép được bảo lưu biết rằng điều ước yêu cầu bảo lưu phải được chấp
nhận
*A-B (điểm a, khoản 4, điều 20) và khoản 1, điều 21
A là bên đề ra bảo lưu và B là chủ thể đồng ý với bảo lưu
-mối quan hệ giữa A và B không bị ràng buộc bởi điều 10 mà được điều chỉnh bởi
hiệu lực của các điều khảon bảo lưu do bên A đã đề ra trước đó
Không áp dụng điều 10
*A-C
A là bên đề ra bảo lưu và C là bên phản đối bảo lưu.
th1: theo khoản 3, điều 21 “Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại
hiệu lực của điều ước giữa quốc gia đó và quốc gia đề ra bảo lưu, thì những quy định
có bảo lưu sẽ không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề
ra.” theo đó cả chủ thể A và C đều không chịu sự ràng buộc của bảo lưu do bên A đề
ra trước đó . Các điều ước QT khác vẫn có giá trị thi hành đối với A và C
Vậy cả A-C đều sẽ áp dụng điều 10
( đọc kĩ đề, đề đã cho “điều ước phát sinh hiệu lực” có nghĩa là các chủ thể đã chấp nhận sự ràng buộc của điều
ước)
th2: tuy nhiên theo Điểm b, khỏan 4, điều 20 “ Việc một quốc gia ký kết khác phản đối bảo lưu sẽ
không cản trở điều ước có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu, trừ khi
quốc gia phản đối bảo lưu đã bày tỏ rõ ý định ngược lại.” cũng có trường hợp quốc gia quốc gia phản
đối bảo lưu không muóno có quan hệ điều ước quốc tế đối với quốc gia bảo lưu, cụ thể ở đây là A thì ở
đây giữa chủ thể A và C sẽ không tồn tại quan hệ điều ước. Ngĩa là C không muốn làm thành viên của
điều ước.

* A-D: Tùy
Khoản 5, điều 20 “một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp thuận nếu quốc gia
này không phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo
về bảo lưu đó hoặc ngày quốc gia này biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều
ước”
Trong 12 tháng kể từ ngày nhận thông báo bảo lưu mà nếu qg đó ko đưa ra quan điểm
phản đối bảo lưu thì bảo lưu được xem nhữ đã được qg đó chấp nhận
* B-C-D
Khoản 2 điều 21
“Bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia
điều ước trong những quan hệ giữa họ (interse).” có ngĩa là quan hệ phát sinh giữa các
chủ thể BCD sẽ do điều 10 điều chỉnh

Chép lại vô vở
-trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu và quốc gia đồng ý bảo lưu thì áp dụng
điều ước quốc tế đã được bảo lưu.
-trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu thì áp dụng
điều ước quốc tế ban đầu nếu các bên vẫn muốn làm thành viên của điều ước
-trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu và quốc gia im bảo lưu thì áp dụng khoản
5, điều 20

Điều kiện để một điều ước trở thành nguồn LQT


-ký kết trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện
-không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
-tuân thủ thẩmquyền và trình tự thủ tục ký kết (điều 7,8, công ước Viên.)
*áp dụng trực tiếp điều ước
- Sử dụng các quy phạm pháp luật của điều ước điều chỉnh trực tiếp cho các đối tượng
thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật của các chủ thể luật quốc tế.
-khoản 2, điều 6, luật điều ước 2016, p323, đủ rõ, đủ chi tiết
-tại sao lại chỉ có “họ”? họ là người có thẩm quyền phê chuẩn, phê duyệt, đồng thời
am hiểu
*áp dụng gián tiếp điều ước hay còn gọi là nội luật hóa, bién quy phạm điều ước trở
thành quy phạm của pháp luật của chủ thể luật quốc tế, sau đó mới điều chỉnh cho các
đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật của các chủ thể luật quốc tế.

-điều 6, khoản 1, p323


-điều 12, hiến pháp 2013: theo nguyên tắc tận tâm, thiện chí; và “tuân thủ” điều ước
QT. Vậy khi hiến pháp và điều ước QT có sự khác nhau thì tuân theo điều ước. (quan
điểm ông nhựt)

Tập quán quốc tế

1. Khái niệm: là quy tắc xử sự bất thành văn do các chủ thể của LQT thừa nhận trên
cơ sở bình đẳng tự nguyện. Được hình thành trong thực tiễn và được chấp nhận rộng
rãi là quy phạm bắt buộc
2. Điều kiện trở thành nguồn tập quán:
-ko trái nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
-đucojw áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tiễn
-đucojw các chủ thể thừa nhận là quyb phạm bắt buọc
Xem những cách hình thành tập quán, phươngt iện bổ trợ nguồn
-phức tạp: nội hàm
------------ hết chương 2-----------------

You might also like