You are on page 1of 14

Câu 1: Đặc điểm cấu trúc bộ gen của virus SARS COV 2, các gen nào là mục tiêu để

phát triển vaccin ?


1. Đặc điểm cấu trúc bộ gen của virus SARS COV 2:
- Các Coronavirus là các RNA virus kích thước trung bình, có bộ gen lớn nhất
được biết đến trong các loại RNA virus, với chiều dài từ 26,4 đến 31,7 kb.
- Bộ gen mã hóa bốn hoặc năm loại protein cấu trúc: S, M, N, HE và E.
HCoV-229E, HCoV-NL63 và SARS-CoV sở hữu bốn gen mã hóa các
protein S, M, N và E tương ứng, trong khi HCoV-OC43 và HCoV-HKU1
chứa gen thứ năm mã hóa protein HE.
- Protein spike (S) tạo thành các gai đặc trưng trong coronavirus. Nó bị
glycosyl hóa mạnh, có thể tạo thành một homotrimer, và là receptor giúp
gắn và hợp nhất với màng tế bào vật chủ. Các thành phần của protein S là
kháng nguyên chính, kích thích kháng thể trung hòa, cũng như là mục tiêu
quan trọng của tế bào lympho gây độc tế bào.
- Protein M đóng vai trò quan trọng trong sự lắp ráp virus.
- Protein nucleocapsid (N) liên kết với bộ gen RNA để tạo thành
nucleocapsid. Nó có thể tham gia vào quá trình điều hòa tổng hợp RNA của
virus và có thể tương tác với protein M trong quá trình nảy chồi của virus.
- Các glycoprotein hemagglutinin-esterase (HE) chỉ được tìm thấy trong các
Betacoronavirus, HCoV-OC43 và HKU1. Hợp chất hemagglutinin liên kết
với neuraminic acid trên bề mặt tế bào chủ, có thể cho phép sự hấp phụ ban
đầu của virus vào màng. Các gen HE của coronavirus có trình tự tương đồng
trình tự với glycoprotein cúm C và có thể phản ánh sự tái hợp sớm giữa hai
loại virus.
- Protein E: Chức năng của nó không được biết đến, mặc dù, trong SARS-
CoV, protein E cùng với M và N là cần thiết để lắp ráp và giải phóng virus.
2. Gen mục tiêu để phát triển vaccin:
- protein là mục tiêu tiềm năng để phát triển vaccine, liệu pháp ngăn chặn
kháng thể và chất ức chế phân tử nhỏ.

Câu 2: Định hướng chiến lược phát triển vaccin chống SARS COV2 và cơ chế phát
triển các loại vaccin chống SARS COV 2 hiện nay ?

Câu 3: Ưu, nhược điểm và hiệu quả của từng loại vaccin SARS COV2 đã được công
nhận hiện nay ?
1. Toàn bộ virus sống giảm độc lực
a) Ưu điểm:
- Cảm ứng phản ứng tế bào B và T mạnh mẽ.
- Sử dụng một lần mà không có chất bổ trợ là đủ để tạo ra khả năng miễn dịch
bảo vệ.
- Thường tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài.
b) Nhược điểm:
- Nguy cơ nhiễm trùng vẫn còn, do sự đảo ngược gen.
- Bảo quản ở nhiệt độ mát hơn
2. Toàn bộ virus đã bất hoạt
a) Ưu điểm:
- Nguy cơ lây nhiễm được loại bỏ mà không phá hủy tính kháng nguyên
- Vắc xin ổn định
- An toàn vì không có virus sống.
b) Nhược điểm:
- Làm tăng chi phí.
- Sử dụng tá dược có thể gây ra phản ứng viêm không mong muốn.
3. Đơn vị con
a) Ưu điểm:
- An toàn vì các hạt virus không gây nhiễm trùng.
- Các protein virus được chọn có khả năng gây miễn dịch, tạo ra các kháng
thể bảo vệ.
b) Nhược điểm:
- Gây ra khả năng miễn dịch tế bào không đủ.
- Các phản ứng miễn dịch trở nên yếu hơn theo thời gian.
- Cần tiêm bổ sung, làm tăng chi phí tiêm chủng.
4. Dựa trên VLP
a) Ưu điểm:
- Trình bày kháng nguyên một cách dày đặc, lặp đi lặp lại.
- Cho phép liên kết chéo của các thụ thể tế bào B.
- Kích thích các kháng thể trung hòa bảo vệ.
- Thuộc tính tự điều chỉnh.
- An toàn, không gây nhiễm trùng.
b) Nhược điểm:
- Nguy cơ có các hạt có nguồn gốc từ tế bào chủ.
- Những thách thức để sản xuất VLPs với chất lượng tối ưu, ổn định và khả
năng sinh miễn dịch tốt với năng suất cao.
5. Dựa trên vectơ
a) Ưu điểm:
- Biểu hiện gen dài hạn.
- Kích thích cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, phản ứng chống lại
kháng nguyên được đưa vào.
b) Nhược điểm:
- Việc sản xuất quy mô lớn các vectơ virus tốn kém.
- Các vius tái tổ hợp gây bệnh ở vật chủ bị suy giảm miễn dịch.
- Các kháng thể tồn tại từ trước đối với vectơ có thể đánh giá sai hệ miễn
dịch đáp ứng với kháng nguyên tiêm chủng.
6. Dựa trên DNA
a) Ưu điểm:
- Năng lực sản xuất nhanh chóng.
- Cảm ứng phản ứng của tế bào B và T.
- Thời hạn sử dụng lâu dài.
- Ổn định nhiệt so với vắc xin RNA.
- Không tốn kém để sản xuất.
- Không có nguy cơ nhiễm trùng.
b) Nhược điểm:
- Cảm ứng miễn dịch yếu hơn.
- Rủi ro tích hợp vào DNA nhiễm sắc thể của người nhận dẫn đến đột biến
chèn.
- Yêu cầu các thiết bị làm tăng chi phí.
7. Dựa trên RNA
a) Ưu điểm:
- Kích thích cả miễn dịch tế bào và dịch thể.
- Phân phối trực tiếp vào bào tương có thể tăng cường biểu hiện kháng
nguyên.
- Có thể được thiết kế để tự điều chỉnh.
- Ít gây ra các tác dụng phụ như dị ứng.
- Không tương tác với bộ gen
- Năng lực sản xuất nhanh chóng.
b) Nhược điểm:
- Chỉ mã hóa một số đoạn thay vì hạn chế toàn bộ virus tính sinh miễn dịch
của nó.
- Thiếu tương tác với các thụ thể ARN nội mô, làm suy yếu sự kích thích
miễn dịch.
- Phải giữ ở nhiệt độ mát hơn.

Câu 4: Cơ chế hoat động phân tử của thuốc tiềm năng kháng virus SARS COV 2 ?
- Vai trò cơ bản của protein S trong nhiễm virut cho thấy rằng nó là mục tiêu tiềm
năng để phát triển vaccine, liệu pháp ngăn chặn kháng thể và chất ức chế phân
tử nhỏ.
- Xét sự tương đồng giữa SARS-CoV và MERS-CoV, nAbs tiềm năng và chất ức
chế nhắm vào mục tiêu SARS-CoV-2 S được tóm tắt dưới đây:
+ Protein S là thành phần kháng nguyên chính trong tất cả các protein cấu trúc
của SARS-CoV-2.
+ Protein S chịu trách nhiệm tạo ra phản ứng miễn dịch của vật chủ và các
nAbs nhắm mục tiêu đến protein S để tạo ra khả năng miễn dịch, chống lại sự
lây nhiễm virus.
+ Nghiên cứu về nAbs của SARS-CoV-2 chủ yếu là mAbs, các đoạn liên kết
kháng nguyên, các đoạn vùng biến đổi chuỗi đơn và các kháng thể miền đơn
(Nbs), nhắm mục tiêu đến S1 RBD, S1 -NTD, hoặc vùng S2 để ngăn chặn sự
hợp nhất qua trung gian S2.
+ Mặt khác, nhiều loại vắc xin SARS-CoV-2 đang được phát triển, bao gồm các
công thức dựa trên RNA / DNA, các biểu mô vi rút tái tổ hợp, các vectơ dựa
trên adenovirus và vi rút bất hoạt đã được tinh chế.
+ Trình tự và sự tương đồng về cấu trúc nổi bật giữa các protein SARS-CoV-2
và SARS-CoV S nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa hai loại virus này, mang
lại khả năng điều trị COVID-19 bằng các kháng thể nhắm vào protein S.
+ So với SARS-CoV-2 RBD, SARS-CoV-2 tương tác với hACE2 thông qua
miền đầu cuối C, cho thấy ái lực gắn với thụ thể cao hơn. RBD có thể tạo ra các
phản ứng nAb mạnh mẽ và có tiềm năng được phát triển như một loại Vaccine
tiểu đơn vị hiệu quả và an toàn chống lại SARS-CoV-2.
+ Mặt khác, một số mAbs đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong việc vô hiệu
hóa SARS-CoV-2.

Câu 5: Đa dạng sinh học nhóm virus corona và quan điểm trong phòng chống dịch do
virus corona gây ra trong tương lai ?
1. Đa dạng sinh học nhóm virus corona:
- Coronavirus được phân loại dưới họ Coronaviridae, phân họ Coronavinae.
- Chia làm 4 chi:
+ alphacoronavirus
+betacoronavirus
+ gamacoronavirus
+detacoronavirus
- Bảng phân loại và các chủng corona:

- Một số chủng tiến hóa gây bệnh cho con người như: SARS CoV, MERS CoV
và mới đây là 2019 nCOV.
2. Quan điểm trong phòng chống dịch:
- Khoanh vùng, ngăn chặn hết mức có thể để dịch bệnh không lây lang trong
cộng đồng.
- Thực hiện tuyên truyền toàn dân làm tốt kế hoạch 5K: Khử khuẩn – khoảng
cách – khẩu trang – Không tụ tập – Khai báo y tế.
- Kiểm soát các cửa khẩu quốc tế.
- Khẩn trương trong việc phát triển kháng thể đặc hiệu với SARS CoV2 và các
thử nghiệm vacxin.
- Làm tốt công tác phòng dịch cho những người đi đầu chống dịch.

Câu 6: So sánh giống và khác biệt về bộ gen của SARS COV 2 và MERS ?

1. Giống nhau:
- Virus Corona SARS 2 và virus Corona SARS cùng thuộc virus Corona thế
hệ B (Betacoronavirus Lineage B, Sarbecovirus).
2. Khác nhau:
- 5’UTR và 3’UTR tham gia vào tương tác giữa và trong phân tử, có chức
năng quan trọng với tương tác RNA-RNA để liên kết với các protein của
vius và tế bào.
- Ở đầu 5’, Pb1ab là ORF đầu tiên của toàn bộ chiều dài bộ gen, mã hóa cho
protein cấu trúc với kích thước: Covid-19 là 7096aa; MERS-CoV 7078 aa.
- Khi so sánh protein đột biến ở đầu 3’, sự khác biệt được hình dung: Covid-
19 là 1273 aa; MERS-CoV 1270 aa.
- Hệ gen của virus SARS-CoV-2 gồm các gen trên phân tử RNA sợi đơn có
kích thước từ 27-32 kb, tương đồng 50% mã gen so với chủng virus MERS-
CoV; 79% mã gen so với chủng virus SARS-CoV;
- Sự sắp xếp của protein nucleocapsid (N), protein vỏ (E), và protein ghi nhớ
(M) giữa các betacoronavirus là khác nhau.

Câu 7: Vai trò của Oligosaccharide trên màng sinh chất đến thông tin của tế bào. Các
yếu tố ảnh hưởng đến thông tin của polysaccharide ?
- Oligosaccharide là thành phần không thể thiếu của các phức hợp đường
trong lớp glycocalyx bao quanh các tế bào sống. Phần cacrbonhydrate của
phức hợp đường thường chứa thông tin sinh học.
- Glycolipid được gắn vào phần lipid của màng tế bào và xác định đặc tính
kháng nguyên miễn dịch của tb.
- Các glycoprotein đóng một vai trò quan trọng trong sự nhận biết của các tế
bào, chúng hoạt động như những receptor tiếp nhận enzyme, hormone,
protein và virus. Chỉ một lượng nhỏ các monosaccharide khác nhau, kết hợp
với nhau tạo nên một số lượng phức hợp đường khổng lồ (glucose,
galactose, mantose, glucoamine, acid sialic).
Câu 8: Qui trình sản xuất chitin, chitosan và dẫn suất bằng phương pháp hóa học, ưu,
nhược điểm của phương pháp này ?
1. Quy trình sản xuất:

Phế phẩm đầu tôm, vỏ cua, các loại giáp sát,…

Loại canxi HCl 5%, V/W = 20,


t0 phòng, 12-24h.

Rửa trung tính

Loại protein NaOH 4%, 100oC, 2h.

Rửa trung tính

Khử màu H2O2 5%; 15-30p;


hoặc NaOCl 5 ‰; 15-30p
hoặc KMnO4 0,1% và C2H2O4.

Chitin

Deacetyl hóa dung dịch NaOH 35-50%

90-100oC, 2-3h.

Chitiosan
2. Ưu điểm:
- Tạo ra sp nhanh trong 1 ngày, tiết kiệm thời gian và sức lao động.
- Sử dụng hóa chất rẻ tiền→ chi phí sx k cao.
- Quy trình đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Không tốn kém trong đầu tư trang thiết bị.
3. Nhược điểm:
- Chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, độc hại đối với người và
vật nuôi, ĐV thủy sinh.
- Hiệu quả trích ly không cao (dưới 10%).
- Chất lượng sp kém, không đồng đều.
- Khó khăn trong kiểm soát quá trình.

Câu 9: Qui trình sản xuất chitin, chitosan và dẫn suất bằng phương pháp sinh học, ưu,
nhược điểm của phương pháp này ?

1. Quy trình sx:


Vỏ tôm sú 10,5% đường; 0,875 CH3COONa

Rửa sơ bộ Phối trôn nguyên liệu


tỉ lệ nước: vỏ tôm (25:1)

Đưa về pH 6.5

Gia nhiệt 80%, 15p

Cấy giống Lactobacillus acidophilus (>15%)

Lên men 72- 96h, 37oC, yếm khí, khấy đảo

Rửa

Tẩy màu bằng H2O2

Sấy khô (50-65oC)

Chitin
2. Ưu điểm:
- Thân thiện môi trường nhờ giảm thiểu tác nhân gây ô nhiểm môi trường do
sử dụng các hóa chất.
- chi phí cho sản xuất giảm, tăng lợi nhuận kinh tế.
- Xử lý được tác nhân ô nhiểm từ phế thải vỏ tôm, vỏ tôm không được xử lý
sẽ gây thối và là môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, các
động vật ký sinh như ruồi, chuột…chúng lây mâm bệnh vào công đồng.
- Sử dụng vi khuẩn Lactobacillus acidophilus, là một vi sinh đường ruột → an
toàn hơn cho công nhân sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử
dụng.
- Giải quyết được hai vấn đề là khử khoáng và khử protein.
- Dịch sau lên men có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng→thu hồi làm
nguồn thức ăn chăn nuôi.
- Tiết kiệm được nguồn năng lượng khá lớn so với phương pháp hóa học.
- Vỏ tôm sau xử lý trắng đẹp hơn so với các phương pháp khác.
3. Nhược điểm:
- Quy trình tiến hành đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn hơn.
- Mất nhiều thời gian hơn, từ khâu chuẩn bị giống khởi động, tới bước rửa
nguyên liệu cho tới thời gian lên men xử lý (mất 4 ngày).
- Tỉ lệ thành công của quá trình lên men phụ thuộc nhiều yếu tố, vẫn có mẻ
lên men thất bại gây thối.
- Chất lượng sản phẩm không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên
liệu vỏ tôm ban đầu.
- Phải theo dõi thường xuyên trong quá trình lên men nhằm phát hiện sự cố
tạp nhiễm gây hư hỏng.
Câu 10:Hoạt tính kháng khuẩn của chitosan: cơ chế, ứng dụng trong sinh y học và
công nghệ thực phẩm, cho ví dụ ?
1. Cơ chế:
- Chitosan là một polycationic, chúng tương tác với thành phần polyanion
vách tế bào của vi sinh vật, kết quả là sự rò rỉ thành phần nội bào do các
thay đổi trong tính thấm của hàng rào (barrier); ngăn cản chất dinh dưỡng đi
vào tế bào; ngăn cản sự nhập vào tế bào.
- Chitosan có khối lượng phân tử thấp LMWC. Chitoan có khả năng kết hợp
với DNA, nhờ vậy chitosan có khả năng ức chế tổng hợp RNA và protein.
- Chitosan có khả năng gắn kết gây đông tụ, kết tủa tế bào vi khuẩn và dẫn
đến giết chết tế bào.
2. ứng dụng trong sinh y học:
- Sản xuất Glucosamin, dùng để chữa bệnh xương khớp.
- Chỉ khâu tự hoại trong phẫu thuật.
- Da nhân tạo.
- Tái tạo xương.
- Kính áp tròng.
- Bao nang thuốc, bào chế dược phẩm.
- Kem chống khô da, kem dưỡng da ngăn chặn UV…
3. Ứng dụng trong công nghệ thực phẩm:
- Ứng dụng trong sx nước quả: chất làm trong nước quả.
+ Trong sx nước quả làm trong là yêu cầu bắt buộc. Đối với dịch nho, cam,
táo không cần qua xử lí pectin mà dùng chitosan để làm trong mà không gây
xấu các chỉ tiêu của nó. Chitosan có ai lực đối với hợp chất polyphenol như:
catechin, acid cinamic,…
- Làm màng bảo quản thực phẩm; màng chitosan khá dai, khó xé rách, độ
bền tương đương với một số loaij chất dẻo. Màng chitosan làm chậm quá
trình bị thâm của rau quả do quá trình lên men tạo ra các sp polymer hóa của
quinon.
Câu 11: Các tính chất cơ bản của chitin, chitosan và ứng dụng tương ứng của nó trong
sinh y học ?
1. Tính chất cơ bản của chitin, chitosan:
- Tính chất đa điện ly mang điện tích dương, cho phép gắn kết với các thành phần
sinh học mang điện tích âm.
- Có thể tái sinh theo các con đường sinh học trên trái đất.
- Có khả năng phân hủy sinh học bằng enzyme trong cơ thể.
- Có khả năng tương hợp sinh học với các cơ quan, mô và tế bào động thực vật.
- Có khả năng kích thích quá trình làm lành vết thương và đông máu.
- Có khả năng tương tác chuyên biệt với các receptor trên màng.
- Giảm chlolesterol do liên kết có chọn lọc với các acid béo.
- Không gây độc do các sản phẩm sau thủy phân đều là các chất chuyển hoá tự
nhiên.
- Không gây đáp ứng miễn dịch trong mô và cơ quan động vật.
- Có tác dụng hỗ trợ trong điều hòa miễn dịch.
- Có thể sử dụng dưới nhiều dạng sản phẩm như dạng miếng, bột mịn, hạt, màng,
tấm xốp (scaffolds), bông, sợi và gel, hạt nano.
2. Ứng dụng trong sinh y học:
Các ứng dụng trong sinh y học Tính chất của chitosan

Chỉ khâu trong phẫu thuật Tương hợp sinh học, phân hủy sinh học

Cấy ghép trong nha khoa Tương hợp sinh học, phân hủy sinh học

Da nhân tạo Kích thích tái sinh da mới, kháng khuẩn

Tái tạo xương Khả năng tạo màng film

Kính áp tròng Tạo màng ưa nước trong suốt (hydrogels)

Vật liệu ly giải chậm thuốc (slow release Không độc, tương hợp sinh học
control)
Bao nang thuốc Kháng khuẩn, kháng nấm, phân hủy sinh học

Kháng ung thư Kích thích hệ thống miễn dịch. Đa điện dương
Thuốc chữa khớp (glucosamine)

Câu 12:Trình bày hoạt tính sinh học của chitosan và các ứng dụng của nó ?
1. Hoạt tính kháng ung thư:
- Chitosan oligomer kích thích đại thực abof và cho hoạt tính chống ung thư và
được sd trong thực phẩm chức năng.
- Chtosan có khả năng cầm máu, trung hoà acid, có hoạt tính chống ung thư.
- Được ứng dụng trong điều trị hóa trị và xạ trị cho bệnh nhân ung thư.
2. Giảm cholesterol trong máu:
- Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng giảm cholesterol và mỡ trong
máu của chitosan.
- Do lợi ích giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương, đóng vai trò quan trọng
trong sự giảm bớt và điều trị các bệnh tim mạch, chitosan đã trở thành một
thành phần ăn kiêng hữu ích.
- Hoạt động giảm cholesterol trong máu của chitosan được giải thích là nhờ vào
giảm hấp thụ cholesterol và sự can thiệp và hấp thu acid mật.
3. Đặc tính chống OXH:
- Chitosan và một số dẫn xuất của chúng an toàn và không độc hại, bảo vệ tế bào
khỏi tác động của các gốc tự do, vì vậy làm chậm sự tiến triển của nhiều bệnh
mãn tính.
- Khi sd chtosan và dẫn xuất của chúng trong bảo quản thực phẩm cũng làm giảm
qt oxy hóa thực phẩm trong qt bảo quản.
4. Hoạt tính kháng khuẩn:
- Chitosan là một polycationic, chúng tương tác với thành phần polyanion vách tế
bào vi sinh vật làm rò rỉ thành phần nội bào, ngăn cản chất dinh dưỡng đi vào tế
bào; ngăn cản sự nhập vào tế bào.
- Chitosan có khối lượng phân tử thấp LMWC. Chitosan có khả năng kết hợp với
DNA →có khả năng ức chế tổng hợp RNA và protein.
- Chitosan có khả năng gắn kết gây đông tụ, kết tủa tế bào vi khuẩn và dẫn đến
giết chết tế bào.
5. Chitosan giúp mau lành vết thương:
- Màng chitosan có tác dụng kiểm soát mất nước do bay hơi, đảm bảo trao đổi O2
cho da hô hấp và thúc đẩy khả năng thoát chất lỏng.
- Vết thương được bao phủ màng chitosan có tác dụng cầm máu và làm lành vết
thương nhanh chóng.
6. Hoạt tính chống đông máu:
- Cấu trúc của chitin và chitosan tương tự cấu trúc heparin - một tác nhân chống
đông máu phổ biến.
7. Làm tá chất cho vaccine:
- Nhờ tính không độc, không gây phản ứng phụ, có khả năng kích thích hệ thống
miễn dịch của tb→chitosan và nano chitosan được dùng làm tá chất cho
vaccine.
8. Làm vector chuyển gene:
- Chitosan và chitosan oligomer là một polysaccharide có tiềm năng rất lớn trong
chuyển gen, là các vector chuyển gen không phải là virus.
- Do có điện tích dương nên chitosan dễ dàng đông tụ với DNA (điện tích âm)
để tạo thành các hạt có kích thước nanomet, được tế bào hấp thụ dễ dàng.
- Do đặc tính không độc, phân hủy sinh học và có tính tương hợp sinh học cao,
nên chitosan được xem như là vector chuyển gen có nhiều hứa hẹn và đang
được quan tâm nghiên cứu.
9. Chitosan trong ly giải chậm thuốc
10. Hoạt tính kháng nấm
11. Một số ứng dụng khác của chitin, chitosan và dẫn xuất;
- ứng dụng trong ghép sương, nha khoa: nhờ tính thích nghi sinh học cao, đặc
tính có khả năng tái tạo sụn,…
- Làm giá thể trong nuôi cấy tb: Các dẫn suất của chitosan như CM-chitosan có
cấu trúc mạng lưới, siêu lỗ được sd làm giá thẻ nuôi cấy tb,…
Câu 13: Tại sao vật liệu chitin, chitosan và dẫn xuất được nghiên cứu và ứng dụng
rộng rãi trong y sinh học ?

- Giống câu 11.

Câu 14: Hoạt tính kháng nấm của của chitin, chitosan và dẫn xuất. ứng dụng?

- Qua rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng chitosan là 1 hợp chất chống nấm
tự nhiên có nhiều tiềm năng để ứng dụng trong thực tế.
- Khi kết hợp với các hoạt chất khác có khả năng tác dụng trên nấm cho hiệp
đồng tác dụng giúp tiêu diệt vi nấm cũng như ức chế độc lực và khả năng gây
bệnh.
1. Cơ chế: Hoạt tính kháng nấm của chitosan mạnh mẽ được đề xuất thông qua 3
cơ chế tác động trên cả cấu trúc cũng như khả năng gây bệnh và phát triển trên
người:
- Chitosan phá hủy màng tế bào nấm: màng sinh chất của nấm là mục tiêu của
chitosan. Điện tích dương của chitosan cho phép nó tương tác với màng
phospholipid tích điện âm của nấm -> tăng tính thấm của màng và gây râ sự rò
rỉ của các chất bên trong Tb -> chết Tb.
- Khi thấm qua màng Tb, chitosan kích hoạt sản xuất nội bào của các loại oxy
phản ứng (ROS) và ức chế enzyme khử của Tb nấm và gây chết Tb.
- Chitosan làm giảm nguồn dinh dưỡng của nấm: chitosan hoạt động như chất
chelat bằng cách liên kết với ng/tố vi lượng hay hạn chế chất dinh dưỡng khiến
kết tủa và làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển bình
thường của nấm -> nấm chết dần.
- Chitosan tác động đến thành phần bên trong của Tb nấm: Chitosan thâm nhập
vào Tb và liên kết với DNA -> ức chế tổng hợp m RNA -> ảnh hưởng đến sản
xuất protein và enzyme thiết yếu.
- Bên cạnh đó phức hệ Chitosan kết hợp với Nano bạc y dược làm tăng hoạt tính
kháng nấm lên nhiều lần.
2. Ứng dụng:
- Chitosan là một hợp chất đa năng, có hoạt tính kháng nấm, có nhiều ứng dụng
trong nông nghiệp cũng như y học.
- Chitosan giúp tiêu diệt nhiều loại nấm gây bệnh trên cây trồng cũng như gây
nhiễm trùng cho con người nhờ nhiều cơ chế tác động đặc biệt đến nhiều thành
phần của Tb nấm.
- Ngoài ra chtosan còn được dùng làm chế phẩm sinh học, sx enzyme và
protein,..

Câu 15: Khả năng kháng ung thư của nano chitosan: cơ chế, ứng dụng ?

- Chitosan oligomer kích thích đại thực bào và cho hoạt tính chống ung thư và
được sử dụng như là thực phẩm chức năng.

Hexa-N-acetylchitohexaose có nhiều hứa hẹn tăng cường hoạt động của hệ thống
miễn dịch và hoạt tính chống ung thư.

- Hạt nano chitosan cũng đang được nghiên cứu để chống ung thư hiệu quả hơn.

- Mitra (2001) nghiên cứu nhốt thuốc kháng ung thư doxorubicine để ức chế khối
u trên chuột. Kết quả cho thấy nếu tiêm doxorubicine độc lập thì khối u ở chuột
vẫn tăng lên 900 mm3 sau 50 ngày và chết, trong khi đó ở thí nghiệm ly giải
chậm doxorubicine trong hạt nano chitosan kích thước khối u giảm chỉ còn 170
mm3 và chuột vẫn sống khi 90 ngày thí nghiệm.

- Lifeng Qi (2006) nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư trực tiếp của hạt
nanochitosan dựa trên cơ chế polycation gây phá vỡ màng tế bào ung thư và
hoạt tính cảm ứng apoptosis trên hai dòng tế bào ung thư là sarcoma S180 và
hepatoma H22. Kết quả cho thấy hiệu quả làm giảm khối lượng tế bào ung thư
với liều uống 2.5 mg/kg hạt nano chitosan trên S 180 và H 22 là 52-59% và
liều 0.5mg/kg là 43-53%, trong khi đó chitosan chỉ là 30%.

- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kích thước hạt nano càng nhỏ thì hiệu quả
kháng ung thư càng cao.

- Hoyoung (2008) nghiên cứu PEG-hạt nano chitosan là tá chất thuốc chống tới
tế bào đích ung thư. Kích thước hạt nano khoảng 350 nm. Hiệu quả chống ung
thư khi sử dụng hạt nano chitosan rất cao trên tế bào gây ung thư phổi ở chuột
A549, đồng thời làm giảm độc tính của thuốc chống ung thư.

Câu 17: Ứng dụng nano chitosan trong nghiên cứu vaccine ?

- Nhờ đặc tính không độc, không gây phản ứng phụ, có khả năng kích thích hệ
thống miễn dịch của tế bào mà chitosan, đặc biệt là hạt nano chitosan được tập
trung nghiên cứu làm tá chất cho vaccine.
- Nishimura đã chứng minh khả năng tăng cường hoạt động của hệ thống miễn
dịch của một số dẫn suất chitin trong invivo. Nishimura chỉ ra rằng chitin có
mức độ deacetyl hóa 70% kích thích miễn dịch trung gian tế bào và tăng cường
hình thành kháng thể đặc hiệu trong thí nghiệm trên chuột và chuột lang.
- Shibata (1996) cũng chứng minh rằng các hạt chitin và chitosan có khả năng
cảm ứng tăng tổng hợp interferon gamma và đại thực bào. Các tác giả cũng
khẳng định khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể phụ thuộc rất
nhiều vào mức độ deacetyl hóa, khối lượng phân tử và nhóm thế trên chitin,
chitosan.
- Do hạt nano chitosan làm tăng hấp thụ, tồn lưu của vaccine trong tế bào miễn
dịch, góp phần, cảm ứng mạnh mẽ hệ thống miễn dịch chống lại kháng nguyên.
Hạt nano chitosan có khả năng cảm ứng cả hệ thống miễn dịch dịch thể và miễn
dịch trung gian tế bào.

Câu 18: Ứng dụng của nano chitosan trong chuyển gene ?

- Chitosan và chitosan oligomer là một polysaccharide có tiềm năng rất lớn trong
chuyển gen, là các vector chuyển gen không phải là virus.
- Do có điện tích dương nên chitosan dễ dàng đông tụ với DNA (điện tích âm) để
tạo thành các hạt có kích thước nanomet, được tế bào hấp thụ dễ dàng.
- Do đặc tính không độc, phân hủy sinh học và có tính tương hợp sinh họccao,
nên chitosan được xem như là vector chuyển gen có nhiều hứa hẹn và đang
được quan tâm nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của khối lượng phân tử của chitosan, các thông số như kích thước
hạt nanoparticle, độ tích điện dương, độ ổn định đều có ảnh hưởng đến hiệu
suất chuyển gen.
- Mumper (1995) là người đầu tiên nghiên cứu sử dụng chitosan như là một
vector không phải là virus trong chuyển gen.
- Maclaughlin (1998) nghiên cứu sử dụng chitosan, chitosan oligomer làm
vector chuyển gen trong in vivo.

Câu 19: Hoạt tính sinh học của chitosan và dẫn xuất với cây trồng ?

1. Hoạt tính sinh học:


- Hoạt tính trực tiếp chống lại mầm bệnh.
- Là hàng rào vật lý quanh vị trí xâm nhập mầm bệnh.
- Chitosan có khả năng liên kết các KL và khoáng chất như Fe, Cu.. giúp tránh
mầm bệnh xâm nhập, gây ức chế quá trình sinh sản và tạo độc tố.
- Chitosan tạo phức hợp với mycotoxin giúp giảm tổn hại ở Tb chủ do độc tố
nấm.
- Chất tăng cường làm lành vết thương
- Kích thích cơ chế phòng thủ của cây trồng
2. Ứng dụng: chitosan có rất nhiều ứng dụng trong nông nghiệp:
- Giúp kích thích cây trồng tăng trưởng:
+ Xử lý Chitosan hàm lượng 0.2-0.5% kích thích nảy mầm rất mạnh, lúa non
sinh trưởng rất khoẻ, kháng được nhiều bệnh, đồng thời cùng điều kiện canh tác
và dinh dưỡng, lúa được xử lý Chitosan cho năng suất tăng 1,66 lần so với
không xử lý.
+ Được dùng để cải tạo đất và nước, giữ cân bằng sinh thái canh tác, đóng vai
trò như là thành phần kích thích hoạt tính sinh học, làm tăng năng suất, sản
lượng cây trồng.
- Kích thích quá trình tạo củ - lớn trái:
+ Đối với cây ăn trái thì giai đoạn nuôi trái, xử lý chitosan sẽ kích thích trái lớn
nhanh, phòng ngừa được một số loại sâu bệnh, côn trùng tấn công vào trái non.
+ Hình thành củ non trên cây khoai tây, khoai lang, đậu phộng, gừng,
nghệ…giúp cây cho năng suất cao hơn.
- Dùng làm thuốc bảo vệ thực vật sinh học:
+ Làm giảm căng thẳng môi trường do thiếu hụt dinh dưỡng, hạn hán và giảm
sâu hại trên các loại rau và trái cây.
+ Phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn,
tuyến trùng và cả virút.
+ Có thể coi Chitosan như một loại vaccine thực vật.
- Bảo quản hạt giống, tăng khả năng nảy mầm của hạt giống, cải thiện sức sống
của cây trồng, hạn chế nấm bênh gây hại.
- Cải tạo đất, hạn chế VSV gây hại trong đất đồng thời kích thích VSV có lợi
phát triển.
Câu 20: ứng dụng màng chitosan trong bảo quản rau quả, thực phẩm: cơ chế, VD?

1. Cơ chế: quan trọng nhất là kháng khuẩn và kháng nấm.


- Màng chitosan trong bảo quản rau củ, thực phẩm là 1 màng bán thấm, có khả
năng thấm ít, không giống như polyethilen và các loại màng khác.
- Màng chitosan có khả năng trao đổi qua lại.
- Khi sử dụng màng chtosan, sẽ tạo ra vi môi trường mới trong màng, khi đó
nồng độ CO2 cao hơn O2 (CO2 sinh ra do hô hấp của rau củ quả), nồng độ CO2
càng tăng sẽ ức chế hô hấp→ làm chậm qt chín của rau quả.
2. Ứng dụng:
- Chitin, chtosan là sp tự nhiên, không màu, không mùi, không vị, không độc, có
khả năng hấp phụ mạnh, đông tụ protein→ làm chất hấp phụ làm trong, trợ lắng
trong sx bia, nước giải khát; hấp thụ kim loại nặng, độc tố nấm mốc trong rượu
vang, nước quả; phức hợp chitin-glucan được nghiên cứu thay thế cho gelatin,
albulin lòng trắng trứng để làm trong nước quả.
- Làm chất kháng khuẩn, kháng nấm trong bảo quản nông sản.
- Làm màng bọc bảo vệ thực phẩm, rau củ thay thế cho màng PE…
3. Ví dụ:
4. Nguyễn Anh Dũng (2007) nghiên cứu sd màng chitosan trong bảo vệ bơ.
Màng này làm giảm hô hấp của bơ sau thu hoạch, vì vậy làm giảm quá trình
chín. Đặc biệt nhờ màng chitosan mà trong qt bảo quản và chín, khối lượng
quả bơ hao hụt ít hơn so với cách bảo quản thông thường.

You might also like