You are on page 1of 19

VIRUS HỌC ĐẠI CƯƠNG

MỤC TIÊU:
1. Trình bày lịch sử phát triển của môn virus học
2. Mô tả các đặc điểm sinh học của virus :
● Hình dạng , cấu trúc virus
● Phân loại
● Sự nhân lên của virus
● Tương tác virus và cơ thể

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


3700 BC Egypt (Ai cập) cổ đại
● Người ta đã tìm thấy những bức phù
điêu trên đá ghi lại hình ảnh những
người Ai cập cổ đại chống gậy đi
hành hương để cầu mong cứu thoát
khỏi căn bệnh mà ngày nay chúng ta
đã biết là bệnh bại liệt.

1892 : IVANOWSKI: Nghiên cứu trên cây thuốc lá bị bệnh khảm lá

Nước nghiền lá bệnh🡺qua lọc vi trùng🡺gây bệnh cho lá lành :


- Tác nhân gây bệnh nhỏ hơn vi trùng ?
- Toxine ?
● Dịch ép lá cây thuốc lá bị bệnh khảm đã cho qua màng lọc vẫn có khả năng nhiễm bệnh cho cây lành và cho
rằng tác nhân gây bệnh có lẽ là vi khuẩn có kích thước nhỏ bé đến mức có thể đi qua màng lọc, hoặc có thể là
độc tố do vi khuẩn tiết ra. Giả thuyết về độc tố qua màng lọc đã bị bác bỏ.
1896: BEIJERINCK (Hà Lan): trên bệnh đốm thuốc lá:
- Tác nhân gây bệnh ko đi qua màng lọc,
- Không nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học.
- Không nuôi cấy được trong mt nuôi cấy vi trùng.
- Chỉ nhân lên trên tế bào sống
(contagium vivum fruidum).
Nhờ kính hiển vi điện tử :
- Hình thể tác nhân gây
bệnh khảm thuốc lá
1915: TWORT & HERELLE
- Tác nhân siêu lọc gây ly
giải vi trùng: bacteriophage

Bằng tia X:
- Virus có cấu tạo từ các
tiểu đơn vị
1939 : FUCXCO & đồng sự
ĐỊNH NGHĨA
Virus là thực thể sống :
- Chưa có cấu tạo tế bào
- Có cấu trúc đơn giản chỉ gồm một loại axit nucleic ( DNA hoặc RNA) được bao bọc bởi vỏ protein
- Virus ký sinh bắt buộc trong tế bào sống : virus chỉ nhân lên trong tế bào đích.
KÍCH THƯỚC CỦA VIRUS
- Virus nhỏ Parvovirus 20-30nm
- Virus lớn Ebola virus 970 nm.

CẤU TRÚC CỦA VIRUS


Hai thành phần cơ bản:
- Lõi là acid nucleic (DNA hoặc RNA) và vỏ là protein (capsid) 🡺 nucleocapside
- Một số virus có vỏ ngoài ( màng bao=envelope) được lấy từ tb đích mà vk xâm nhập.
Viral Capside
- Capside (vỏ bao protein) : protein bao quanh lõi acid nucleic của virus, được tạo thành từ các capsomere
- Capsomere : tiểu đơn vị riêng lẻ của protein, đơn vị hình thái học nhìn thấy dưới kinh hiển vi điện tử
- Chức năng của capsid:
● Bảo vệ genom của virus
● Tạo nên cấu hình virus
● Có các vị trí gắn kết giúp cho sự xâm nhiễm virus vào tế bào
● Mang tính kháng nguyên của virus arial
Acid Nucleotide + Capsid🡺 Nucleocapsid

Cấu trúc xoắn đối xứng (Helical symmetry)


Cấu trúc đối xứng dạng khối đa diện

- Tiểu đơn vị proteine tập hợp => capsomere


5 tiểu đơn vị : pentamere
6 tiểu đơn vị : hexamere
- Capsomere tập hợp hình khối cầu
Bacteriophage (T4)
Cấu trúc:
- Đầu hình khối cầu đối xứng chứa DNA
- Đuôi có cấu trúc xoắn đối xứng: ống để bơm
DNA vào vi trùng
- Đầu và đuôi nối với nhau bằng cổ.
- Phần dưới đuôi có cấu trúc đĩa nền với các
chân đế giúp bacteriophage gắn vào tế bào đích

VIRUS TRẦN & VIRUS CÓ MÀNG BAO


Virrus trần: virus không có màng bào (bền vững hơn vr có màng bao)
- Virus viêm gan A,E (HAV,HEV) lây qua đường phân miệng, virus bại liệt (Poliovirus)
Virus có màng bao: (màng bao dễ bị chất tẩy làm hư hỏng màng bao)
- Màng bao có bản chất glucidolipidoproteine, lấy lớp màng của tb đích mà vr xâm nhập vào, trên lớp màng có
các gai được mã hoá bởi chất liệu di truyền của vr, gai mang kn đặc hiệu của vr.
- Hình thành trong quá trình nảy chồi của virus
- Có nguồn góc từ tế bào đích:
● Màng nhân: Herpesvirus
● Màng nguyên sinh chất: Myxovirus
● Màng Golgi : Pox virus
● Màng tế bào (CD4): HIV
Trên màng bao có các gai là thành phần proteine mã hóa bởi genom của virus và mang tính KN).
ĐẶC TÍNH CỦA VIRUS TRẦN
Đặc tính
- Bền vững với môi trường
- Chịu được: nhiệt độ, axit, chất tẩy, môi trường khô
- Virus được giải phóng khỏi tế bào chủ bằng cách ly giải tế bào
===> Lan truyền dễ dàng, Tồn tại được trong đường tiêu hóa, Kháng thể có khả năng bảo vệ.
ĐẶC TÍNH CỦA VIRUS CÓ MÀNG BAO
- Không bền vững trong môi trường
- Kém chụi được nhiệt độ cao, môi trường khô, acid, chất tẩy
- Không tồn tại trong môi trường hệ tiêu hóa
- Lây truyền qua dịch tiết, máu
- Miễn dịch bảo vệ : cần kháng thể & miễn dịch tế bào
GENOME
- DNA hoặc RNA
- DNA
o sợi đôi double stranded (ds): thẳng hoặc vòng
o sợi đơn single stranded (ss) : thẳng hoặc vòng
- RNA sợi đơn single strande (ss): phân đoạn hoặc không
o cực dương polarity + (sense) hoặc cực âm polarity – (non-sense)
o sợi đôi double stranded (ds): thẳng (reovirus)
CAC LOẠI PROTEIN VIRUS
Protein virus được mARN của virus tổng hợp nhờ riboxom của tế bào đích.
- Protein sớm do gen sớm mã hoá, thường là enzym (protein không cấu trúc)
- Protein muộn do gen muộn mã hoá, thường là protein cấu trúc tạo nên vỏ capsid và protein virus có trên vỏ
ngoài.
- Protein không cấu trúc có thể được gói vào trong virion như các enzym tham gia vào quá trình nhân lên của
virus: enzym phiên mã ngược, proteaza và integraza của retrovirus, timidinkinaza và ADN polymeraza của
HSV.
- Protein không cấu trúc khác chỉ có mặt trong tế bào nhiễm mà không được đưa vào virion, bao gồm các
protein tham gia vào quá trình điều hoà sao chép, phiên mã, dịch mã : Tat của HIV, Protein màng trong của
HSV, helicaza, protein gắn ADN…
PHÂN LOẠI VIRUS
- Theo tế bào chủ :
● Virus động vật (Zoophagnynea)
● Virus thực vật (Phytophagynae)
● Virus vi khuẩn (Phagynae)
- Theo ái lực với tế bào chủ: virus da, virus thần kinh
- Theo khả năng gây bệnh: virus viêm gan
- Theo đường lây nhiễm:
● virus đường hô hấp
● virus đường ruột
● virus lây qua vật trung gian vector (côn trùng, động vật..)
PHÂN LOẠI THEO LWOFF-HORN-TOURNIER (LTH) THEO 4 ĐẶC TÍNH
- Bản chất acid nucleic: VR RNA & VR DNA
- Cấu trúc đối xứng của VR: hình xoắn (H), hình khối (C) hoặc hỗn hợp.
- Đặc tính màng bao: có mang ngoài (E), trần (N).
- Số lượng capsome (vr hình khối) hay đường kính nucleocapsid (vr hình xoắn)
Năm 1971, David Baltimore đưa ra hệ thống phân loại virus dựa trên mối quan hệ giữa genom virus và mARN

QUÁ TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VR


- VR có cấu trúc đơn giản 🡺 chỉ nhân lên trong tế bào sống
- Chu kỳ tăng trưởng của virus :
● Gắn và xâm nhập vào tế bào đích
● Giải phóng các axit nucleic (cởi bỏ vỏ capsid)
● Phiên mã các chất liệu di truyền
● Tổng hợp các thành phần proteine
● Tập hợp thành các hạt virus hoàn chỉnh (virion)
● Giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào
Bước 1: Virus gắn và xâm nhập vào tế bào đích
1a. Virus gắn lên tb đích
Proteine VR liên kết với các thụ thể trên tế bào đích :
- Hemogglutinin của VR cúm
- Proteine VP4 của poliovirus
- Proteine S của Coronavirus với thụ thể ACE2
- Gp 120 của HIV gắn lên receptor CD4 & coreceptorsn (đồng thụ thể CXCR4, CCR5 -> thiếu -> giảm mắc
hiv: gặp ở một số ít ng da trắng)

1b. Virus xâm nhập vào tế bào đích


- Theo hai cơ chế : Hòa màng (fusion) hoặc Nhập bào ( endocytose).
- Có virus kết hợp cả hai vào TB = endocytose 🡺 giải phóng a.nucleotit= fusion
NHẬP BÀO

HOÀ MÀNG
Bước 2: Cởi bỏ capside 🡺 giải phóng axit nucleotide
- Cởi vỏ capside ở ngoài tế bào
- Cởi vỏ capside trong tế bào
- Vỏ capside tồn tại cùng genom trong suốt quá trình nhân lên
Đa số VR dùng enzyme của tế bào đích để cởi vỏ capside, một số khác dùng enzyme đặc hiệu của VR
Bước 3. Sự phiên mã của virus
DNA VR

- Pha sớm: sử dụng enzyme ARN Polymerase -> tạo mARN (xảy ra trong nhân tb) -> đến ribosome tổng hợp
protein sớm (enzyme) -> chảy ngược về nhân tế bào -> tổng hợp chất liệu di truyền DNA.
- Pha muộn: DNA (-) -> mRNA muộn -> vào ribosom -> tổng hợp pro muộn (pro cấu trúc) -> tạo tp pro của vr
⇨ Chất liệu di truyền + pro -> các dạng vr

DNA CHUỖI ĐÔI: của herpes vr (ds DNA)


- Xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế hòa màng.
- Là DNA nên có cởi bỏ màng capsil.
- Chui vào nhân tb -> DNA sợi (-) -> mRNa rất sớm -> ra khỏi nhân đến ribosome -> tổng hợp pro sớm (DNA
Pol, thymidine kinase) -> sao chép tạo DNA mới -> vật liệu di truyền.
- Sau DNA lại phiên mã tạo mRNA muộn -> ra tế bào chất -> tổng hợp pro muộn -> đi ngược lại vào trong
nhân kết hợp với vật liệu di truyền -> tạo nucleocapsil -> đi ra màng nhân lấy một ít màng nhân để tạo màng
của vr -> đi ra ngoài.
Nhớ: đối với DNA phiên mã, tổng hợp vật liệu di truyền xảy ra trong nhân, còn protein ở trong tế bào chất.
POXVIRUS (DNA ds) : virus gây bệnh đậu mùa -> nhân lên trong tế bào chất, dùng RNA polymerase DNA phụ
thuộc của vr.,

- Vr đặc biệt, kích thước tương đối lớn, cấu trúc tương đối phong phú: có lớp màng bên ngoài, nucleocapsid bên
trong có chứa chất liệu di truyền là DNA đôi, vr có chứa sẵn rất nhiều các loại enzyme (RNA Pol phiên mã
DNA thành mRNA) => vr đậu mùa là vr DNA nhưng quá trình nhân lên không cần chui vào trong nhân, tất cả
đều xảy ra trong tbc.
- Xâm nhập vào trong tb -> phóng thích nucleocapsid và k có quá trình cởi bỏ nuclocapsid (trong nucleocapsid
có sợi DNA, có ARN pol) -> phiên mã ra được mRNA không cần vào nhân -> đến ribosome -> tạo pro đầu
tiên (CN: phá vỡ vỏ capsid) -> vỏ capsid bị phá vỡ bởi enzyme do vr tự tổng hợp -> phiên mã thành mRNA
sớm-> tổng hợp chất liệu di truyền -> phiên mã thành mRNA muộn -> protein cấu trúc kết hợp vldt -> ra
ngoài.
NHỚ: vr đâụ mùa mà cấu trúc có sẵn tất cả các enzyme cần thiết cho quá trình nhân lên do đó cả quá trình nhân
lên xảy ra trong tbc mà ko cần vào nhân.

DNA CHUỖI ĐƠN: Chu kỳ nhân lên Pavrovirus (B19) ss DNA

- Hòa màng -> đi vào trong tb -> phóng thích nucleocapsid -> đi vào trong nhân -> tổng hợp thành sợi hoàn
chỉnh -> phiên mã thành mRNA -> ra tb chất tổng hợp pro cấu trúc.
- Trong nhân sợi âm -> tạo sợi dương -> dùng làm khuôn tổng hợp sợi âm -> phiên mã thành chất liệu di truyền
+ pro cấu trúc đi ngược lại vào nhân -> thành nucleocapsil -> ra ngoài.
VIRUS DNA sao chép ngược (ds DNA -RT):Virus viêm gan B: trong quá trình nhân lên có quá trình sao chép
ngược.

- Hoà màng -> đi vào -> phóng thích nuclocapsid -> vật liệu di truyền đi vào nhân -> tổng hợp sợi DNA đôi
hoàn chỉnh (ban đầu nó là một sợi DNA chưa hoàn chỉnh sợi – bên ngoài thì hoàn chỉnh vòng tròn, sợi +
khiếm khuyết mất một khúc) -> đóng chặt -> bắt đầu phiên mã tạo RNA sợi dương (với mạch khuôn là RNA
sợi âm) -> tạo nên một sợi RNA sợi dương rất dài gần bằng RNA khuôn (RNA tiền thân của genom) và các
RNA ngắn hơn (ra ngoài kết hợp với ribosome tổng hợp pro của vr).
- Phiên mã ngược: RNA tiền gen -> đi ra ribosome -> kết hợp với ribosome tạo thành capsil (trong capsil có
RNA dài dương, mARN -> tổng hợp enzyme pol có chức năng phiên mã ngược được tổng hợp bởi đoạn gen p
-> enzyme chui vào trong capsil có ARN + -> ARN phiên mã ngược thành DNA )
⇨ Từ chất liệu di truyền là ARN + nhờ có enzyme ARN pol có CN phiên mã ngc -> tổng hợp ADN (-) -> tổng
hợp DNA + tạo một ptử DNA mạch đôi ko hoàn chỉnh, chất liệu di truyền của vr kết hợp với các ptử pro ->
giải phóng ra ngoài.
NHỚ: VR viêm gan B mặc dù có 1 sợi DNA +, 1 DNA – nhưng trong quá trình nhân lên của vr thì cần trải qua 1 q/tr
phiên mã ngược.
Đầu tiên, xuôi là từ DNA + -> RNA + rất dài (tiền gen); từ đoạn DNA -> cũng tổng hợp nên mRNA -> tổng
hợp pro (ở tbc) -> sợi RNA tiền gen chui vào capsil và có enzyme p và cái enzyme này vừa có cn phiên mã ngc vừa
là RNA pol phụ thuộc) -> từ RNA thành DNA -, cũng RNA pol thì có CN DNA pol tổng hợp tiếp DNA + -> tạo ptử
DNA mạch đôi k hoàn chỉnh là chất liệu di truyền của VR viêm gan B (đây chính là cho phép các thuốc có CN ức chế
phiên mã ngc dùng để tác đôngj lên VR VG B.
SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS RNA
Positive - sense RNA Viruses
- RNA genomic 🡺 proteine virus
- RNA genom của virus được dùng như mRNA để tổng hợp proteine

- Vd: như poliovirus, flaviviridae (HCV hoặc dengue).


- Chất liệu di truyền là RNA + -> được dùng ngay để dịch mã -> tạo thành chuỗi polyprotein dài (tiền pro) ->
sau tiền pro đc cắt ra tao pro cấu trúc và ko cấu trúc -> pro k cấu trúc là enzyme -> thực hiện quá trình từ
RNA + phiên mã thành sợi - -> rồi từ sợi – phiên mã thành sợi + (sợi dương mới là chất liệu di truyền của vr
mới), đồng thời RNA- tổng hợp RNA cấu trúc hợp nhất lại tạo virion của vr
NHỚ: sợi dương sẽ đc dùng để phiên mã ngay để tạo một chuỗi polipro chưa pro Cn và pro cấu trúc -> cùng
enzyme phiên mã thành các cldt, còn các pro ko cấu trúc hợp nhất lại thành các virion mới.
- Đi vào bên trong theo cơ chế nhập bào -> cởi bỏ vỏ capsil -> giải phóng chất liệu di truyền, và đi theo 2 con
đường
1. Là RNA + đi đến ribosome để dịch mã tạo pro
2. RNA+ làm khuôn để tạo thành RNA–, rồi từ RNA- từ đó tổng hợp tạo thành các sợi RNA+ mới là chất liệu
di truyền
⇨ Cldt + pro -> giải phóng ra ngoài tạo thành vr mới
Negative-sense RNA viruses
- RNA genomic 🡺 RNAm 🡺 proteine virus
- RNA genom của virus được phiên mã thành mRNA và dùng để tổng hợp proteine
- RNA- nhờ enzyme RdRp (enzyme cho phép tổng hợp RNA từ 1 RNA khác) -> phiên mã đầu tiên tạo mRNA
-> dịch mã để tạo pro trong đó có pro là enzyme được phiên mã để từ sợi âm thành sợi dương -> từ sợi dương
làm khuôn để tổng hợp RNA+, rồi các pro ngược sau này hợp nhất và ra ngoài.

- Xâm nhập -> cởi bỏ -> giải phóng vldt của vr là RNA-, cần phải có q/tr phiên mã tạo RNA+ -> tạo mRNA+
-> dịch mã tạo pro cấu trúc của VR
- Cũng từ RNA- đó cũng cần phải đc phiên mã thành các RNA+ -> sao chép tạo thành sợi (+) -> sợi (+) dùng
làm khuôn để tổng hợp RNA- là các chất liệu di truyền.
⇨ Cldt + pro -> tạo hạt nảy chồi ra ngoài.
- Sợi âm nhưng lại có giai đoạn xảy ra trong nhân.
- Có 8 phân khúc RNA-.
- Cởi bỏ -> 8 phân khúc vào trong nhân -> sợi âm thành dương rồi nhân lên thành cldt.
- RNA- phiên mã thành mRNA+ -> ribosome tổng hợp pro.
- Pro HA, NA gắn lên màng tbc.
- Pro + cldt -> đến màng nảy chồi thoát ra ngoài.
⇨ Có RNA- 8 phân khúc, có các pro gai trên màng và các pro khác, đặc điểm quan trọng có gđ xảy ra trong
nhân.

- Rota vr: gây bệnh đường ruột.


- Có 2 mạch nhưng quá trình nhân lên sử dụng mạch âm -> mARN -> nhân lên tổng hợp pro, sao chép tạo cldt
-> tạo RNA đôi
Virus phiên mã ngược: Retroviridae

- Human Immunodeficiency Virus HIV 1/ 2


- Human T cells Leukemia Virus (HTLV )
- RNA genom nhờ enzyme phiên mã ngược của virus (RT) phiên mã thành ds DNA và tích hợp vào DNA của
tế bào đích. Khi tế bào đích nhân lên, DNA virus phiên mã thành RNA genom virus, mRNA và tổng hợp
proteine

- HIV: Vr có màng bao lâý lừ lym CD4, có gai GP 120 nhận diện thụ thể CD4, tiết cytokine -> tính hiệu TCD4
gửi đến N, NK, ĐTB,… -> chỉ huy.
- Cơ hội khi hệ thống md suy yếu.
- Gp120 gắn đc trên cd4 và phải gắn đc trên đồng thụ thể (CCR5,/ CXR4) -> cp 120 thay đổi cấy hình ko gian
bộc lộ cho gp 41 gắn vào và thực hiện cn xuyên màng là hoà màng vr vs màng tb và phóng thích vào trong tbc
của tCD4 -> cởi bỏ màng capsil và giải phóng cldt của vr và enz NT (có cn phiên mã ngc, giúp cho RNA
được phiên mã ngc tạo DNA- rồi sau đó thành DNA + -> DNA đôi -> nhờ enz intégra giúp DNA đôi đi qua
đc màng nhân và chèn đc vào trong genome của CD4. Rất khó tiêu diệt.
- CD4 đc nhân lên -> đoạn DNA của Vr cũng đc hoạt động -> DNA phiên mã thành cldt của vr là genome của
RNA vr -> phiên mã dịch mã tạo polypro_tiền pro (rất dài) -> cần enzyme protease tiền pro thành các pro cấu
trúc -> pro cấu trúc đc đóng gói cldi và đến màng tb CD4, lúc này trên màng CD4 đã có các pro gai bọc lấy
các cldt và pro -> nảy chồi và giải phóng các hạt virion hoàn chỉnh.
Bước 4. Tổng hợp và lắp ráp các hạt virus
• capsid proteins
– Được mã hóa bởi các gen muộn
• Hợp nhất của virút trần
– Hình thành các procapsids trống và tiếp nhận các chất liệu di truyền
• Hợp nhất của virút có màng bao
– Trong nhiều trường hợp giống virút trần
• Vị trí hình thành đa dạng
Bước 5. Giải phóng các hạt virion
- Virus trần: ly giải tế bào chủ
- Virus có màng bao: Virus mã hóa các protein gắn vào màng tế bào chủ . Nucleocapsid tiếp cận màng tế bào
🡺 hợp nhất màng bao là màng tế bào chủ có gắn các proteine mã hóa bởi genom virus
Tác động virus lên tế bào
Hủy hoại và Gây chết tế bào. Virus nhân lên gây huỷ hoại tế bào (cytopathic effect) dẫn đến làm tan tế bào.
● Ức chế tổng hợp RNA, DNA, proteine của tế bào
● Thoái hóa mRNA của tế bào
● Thay đổi màng tế bào (ly giải, tỷ lệ nảy chồi >> tốc độ tổng hợp màng🡺 tế bào chết)
● Cảm ứng apoptosis tế bào
- Chuyển dạng (transformation). Virus gây nhiễm nhưng không gây chết tế bào mà chuyển dạng tế bào từ trạng
thái bình thường sang trạng thái biến đổi mang đặc điểm của tế bào u ác tính ( Papilomavirus)
- Nhiễm tiềm ẩn (latent infection). Virus xâm nhập và tồn tại trong tế bào ở dạng tiềm ẩn, không có tác động rõ
rệt nào đến chức năng của tế bào. Những người nhiễm virus tiềm ẩn không biểu hiện triệu chứng (Herpevirus)
- Virus khiếm khuyết: Virus bị thiếu một /nhiều gen chức năng (đột biến mất đoạn), cần cho quá trình tăng
trưởng, cần sự hỗ trợ hoạt động từ virus khác: - HDV nhân lên cần HBV,
- Retro: có một phần gen mất đoạn được thay thế bằng DNA của tế bào đích
Phương thức lây truyền virus
Trực tiếp từ người qua người qua tiếp xúc :
- Khí dung trong không khí ( cúm, sởi, thủy đậu,coronavirus…)
- Phân miệng : enterovirus, rotavirus, hav,hev…)
- Đường máu, dịch tiết : hiv, hbv,hcv…
- Tiếp xúc tay-miệng,tay-mắt,miệng-miệng (Herpes simplex,Rhino, Epstein Barr virus, Entero 71…
Từ động vật 🡺 người :
- Qua vết cắn: virus dại
- Khí dung từ động vật gặm nhấm : Hata virus,Arena virus
Qua vector côn trùng, tiết túc
- Người- côn trùng tiết túc ( Arbovirus,JE,Zika…)
- Động vật có xương sống bậc thấp-côn trùng tiết túc ( sốt vàng vùng nhiệt đới, viêm não St Louis)
Các phương pháp xét nghiệm phát hiện chẩn đoán
- Phân lập virus (đa số là tcv): thường khó
● Nuôi cấy tế bào (tế bào nguyên phát,thứ phát,vĩnh cửu)
● Nuôi cấy trên phôi trứng gà
● Tiêm truyền qua súc vật thí nghiệm
- Xét nghiệm miễn dịch:
- Phát hiện kháng thể đặc hiệu với virus
- Phát hiện kháng nguyên virus
- Các xét nghiệm sinh học phân tử :
- Phát hiện chất liệu di truyền của virus : PCR, Real time PCR…
- Giải trình tự gen
- Phát hiện các tế bào nhiễm virus:
● Ly giải tế bào,hoại tử tế bào,các tế bào bệnh lý, các tế bào khổng lồ..
● Sự xuất hiện proteine của vrus : hemagglutinin
● Sự hấp phụ hồng cầu…
- Sự hình thành thể vùi : trong nhân ( Herpes), tế bào chất(Pox), cả 2(sởi)

You might also like