You are on page 1of 6

BÀI 29: VIRUS

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1. KHÁI NIỆM VIRUS
Virus là thực thể có các đặc điểm:

Đặc điểm chính


+ Chưa có cấu tạo tế bào.
+ Cấu tạo đơn giản: Phần lõi là DNA/RNA, lớp vỏ là protein.
+ Kích thước hiển vi: 20-300 nm.
+ Bên trong tế bào: Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
+ Không thể nhân lên và không thể thực hiện các hoạt động
chuyển hoá ngoài tế bào vật chủ.

+ Không có hệ thống sinh năng lượng.


+ Không có hiện tượng sinh trưởng.
Đặc điểm phụ + Không mẫn cảm với kháng sinh.
+ Ngoài cơ thể: tồn tại ở trạng thái đại phân tử không sống, có khả
năng truyền nhiễm.

2. ĐẶC ĐIỂM VIRUS


Cấu trúc Cấu tạo chi tiết
Lõi nucleic acid DNA hoặc RNA (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép).
Lớp vỏ capsid Capsomer (là protein).
Lớp kép phospholipid và protein.
Lớp vỏ ngoài (envelope)
Các gai glycoprotein.

Hình 1: Từ trái sang phải: Thực khuẩn thể Phage, Virus không có envelope, Virus có envelope.
3. PHÂN LOẠI VIRUS
Dựa vào Phân loại Ví dụ
Virus trần Adenovirus
Lớp vỏ ngoài
Virus có vỏ ngoài HIV
Virus cấu trúc xoắn Virus khảm thuốc lá
Sự sắp xếp của capsomer Virus cấu trúc khối Adenovirus
Virus vừa cấu trúc khối vừa cấu trúc xoắn Phage
Virus DNA Adenovirus
Vật chất di truyền
Virus RNA Virus viêm gan C
Virus ký sinh vi khuẩn
Đối tượng vật chủ
Virus ký sinh nấm
Virus ký sinh thực vật
Virus ký sinh động vật và người

4. QUÁ TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO CHỦ


Giai đoạn Diễn biến
Do va chạm ngẫu nhiên, phân tử bề mặt Virus gắn đặc hiệu vào thụ thể bề
(1) Hấp phụ
mặt tế bào vật chủ.
(2) Xâm nhập Virus đưa vật chất di truyền vào bên trong tế bào vật chủ.
Hệ gene virus chuyển hướng quá trình tổng hợp của tế bào sang hướng có
(3) Tổng hợp
lợi cho tổng hợp các thành phần virus mới: capsomer, hệ gene.
Capsomer tạo thành vỏ capsid.
(4) Lắp ráp
Vỏ capsid gắn hệ gene ngẫu nhiên.
(5) Phóng thích Các virus mới thoát ra ngoài tiếp tục lây nhiễm cho tế bào khác.

Hình 2: Chu trình nhân lên của Phage T4

5. CHU TRÌNH TAN VÀ TIỀM TAN CỦA VIRUS


Chu trình tiềm tan Chu trình tan
Hệ gene không thể tái bản
Hệ gene có thể tái bản (cài
Đặc điểm (không thể cài vào hệ gene
vào hệ gene tế bào vật chủ).
tế bào vật chủ).
Không tạo virus mới và. Làm tan và giết chết tế bào
Kết quả
không phá vỡ tế bào vật chủ. vật chủ.
- Virus nhân lên theo chu trình tiềm tan gọi là Virus độc.
- Virus nhân lên theo cả chu trình tiềm tan và chu trình tan gọi là Virus ôn hoà.

Hình 3: Hệ gene virus (màu đỏ) đang cố tái bản (cài vào hệ gene tế bào vật chủ).

6. CƠ CHẾ GÂY BỆNH CỦA VIRUS


- Cơ chế:
Virus nhân lên → Tế bào vật chủ chết → Virus giải phóng lây lan cho quần thể tế bào → Tổn
thương quần thể tế bào và mô → Nhiễm trùng cục bộ → Gây các triệu chứng tuỳ vào cơ quan
bị virus tấn công.

Hình 4: Virus gây tan, giết chết tế bào vật chủ và giải phóng ra ngoài.
- Diễn biến bệnh lý:
Giai đoạn đầu: nhiễm virus chưa có triệu chứng → Giai đoạn sau: lượng virus nhân lên nhiều,
lây lan trong cơ thể vật chủ → Hậu quả: Nhiễm trùng cấp tính, mạn tính, tử vong.

Các yếu tố ảnh hưởng khả năng gây bệnh của virus
+ Lượng virus.
+ Đường xâm nhập.
Yếu tố từ virus
+ Tốc độ nhân lên.
+ Tốc độ lây lan.
+ Tuổi.
+ Tình trạng miễn dịch.
Yếu tố từ vật chủ + Tình trạng sức khoẻ.
+ Các bệnh nền.
+ Cơ quan nhiễm virus, ….
Hình 5: Bệnh nhân bị nhiễm virus đang ho ra dịch máu lẫn virus.
I. PHẦN BÀI TẬP
Câu 1: Hãy phân biệt giữa virus và tế bào?
Câu 2: Giải thích thuật ngữ “Ký sinh nội bào bắt buộc”.
Câu 3: Hãy phân biệt giữa virus và vi khuẩn?
Câu 4: Trình bày cấu tạo của virus?
Câu 5: Trình bày các tiêu chí phân loại virus?
Câu 6: Cho ví dụ về virus ký sinh trên thực vật, động vật, con người?
Câu 7: Quan sát hình 29.5, hãy mô tả quá trình nhân lên của HIV trong tế bào?

Câu 8: Hãy phân biệt quá trình hấp phụ, xâm nhập vào tế bào vật chủ của phage, virus trần,
virus có vỏ ngoài?
Câu 9: Hãy giải thích cơ chế gây bệnh của virus cho vật chủ mà nó xâm nhập?
Câu 10: Giải thích vì sao không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus?

You might also like