You are on page 1of 76

VI SINH VẬT ĐẠI CƯƠNG

(CS112)

Chương 5

ĐẠI CƯƠNG VỀ VIRUS

Huỳnh Xuân Phong


Bộ môn CNSH Vi Sinh Vật

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


Chương 4. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIRUS

1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIRUS

3. BẢN CHẤT CỦA VIRUS

4. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC

5. KIẾN TRÚC VỎ CỦA VIRUS

6. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VIRUS

7. PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP

8. SỰ SINH SẢN CỦA VIRUS

9. HIỆN TƯỢNG SINH TAN (LYSOGENY)


2
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

• Năm 1883, nhà khoa học người Đức Adolf Mayer khi nghiên cứu bệnh
khảm cây thuốc lá đã nhận thấy bệnh này có thể lây nếu phun dịch ép lá
cây bị bệnh sang cây lành, tuy nhiên ông không phát hiện được tác nhân
gây bệnh.
• Năm 1884, Charles Chamberland đã sáng chế ra màng lọc bằng sứ để tách
các vi khuẩn nhỏ nhất.
• Năm 1892, nhà thực vật học người Nga, Dimitri Ivanovski, dùng màng lọc
trên để nghiên cứu bệnh khảm thuốc lá → vi khuẩn rất nhỏ bé hoặc độc tố
của chúng có thể qua màng lọc và là tác nhân gây bệnh.
• Năm 1897, nhà khoa học người Hà Lan Martinus Beijerinck chứng minh
được rằng tác nhân lây nhiễm là chất độc sống (contagium vivum fluidum)
và có thể nhân lên được → phun qua nhiều lần và đều gây bệnh cây.

3
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

• Năm 1901, Walter Reed và cộng sự ở Cuba đã phát hiện tác nhân gây bệnh
sốt vàng, cũng qua lọc.
• Phát hiện ra tác nhân gây bệnh dại và đậu mùa. Tác nhân gây bệnh do thực
thể chui qua màng lọc vi khuẩn (gọi tên chung là virus qua lọc) hay virus.
• Năm 1915, nhà vi khuẩn học người Anh Frederick Twort và năm 1917 nhà
khoa học người Pháp Felix d'Hérelle đã phát hiện ra thực thể ký sinh và gây
bệnh cho vi khuẩn và đặt tên là Bacterio phage gọi tắt là phage.
• Năm 1935 nhà khoa học người Mỹ Wendell Stanley đã kết tinh được các hạt
virus gây bệnh đốm thuốc lá (TMV). Rồi sau đó TMV và nhiều loại virus
khác có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.
→ Kỹ thuật màng lọc đã đem lại khái niệm ban đầu về virus và sau đó nhờ có
kính hiển vi điện tử đã có thể quan sát được hình dạng của virus, tìm hiểu
được bản chất và chức năng của chúng.

4
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

• Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX trở lại đây → xuất hiện các
dạng virus mới lạ ở người, động vật chưa biết trước đó, đe doạ
mạng sống của con người: HIV, SARS, Ebola, cúm A H5N1,…
• Cấu tạo đơn giản và có genome nhiều kiểu với cơ chế sao chép
khác hẳn ở các cơ thể khác nên virus được chọn là mô hình lý
tưởng để nghiên cứu nhiều cơ chế sinh học ở mức phân tử dẫn
đến cuộc cách mạng sinh học cận đại: Sinh học phân tử, di
truyền học phân tử,…
→ Nghiên cứu virus đã được đẩy mạnh và trở thành một ngành
khoa học độc lập rất phát triển: Virology.

5
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIRUS

Vius là một thực thể ký sinh bắt buộc, có tính di truyền cao chứa DNA hoặc
RNA, có 2 dạng:
• Dạng tự do (extracellular): virus là một thực thể chứa acid nhân và vỏ bằng
protein, còn gọi là virion.
• Dạng ký sinh (intracellular): khi virus bơm acid nhân vào trong ký chủ →
điều khiển sự tổng hợp acid nhân và vỏ bằng protein sau đó.
Virus → tế bào chủ → gây bệnh (disease) → tế bào bị loại (bệnh hay chết)
→ di truyền (heredify) → thay đổi tính di truyền
(bị loại hoặc có ích)
Virus có khả năng gây bệnh ở mọi cơ thể sống từ vi khuẩn đến con người, gây
thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi và trồng trọt, cản trở đối với ngành
công nghiệp vi sinh vật. 6
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIRUS

Virus là một thực thể


• rất nhỏ
• không có cấu trúc tế bào
• ký sinh bắt buộc
• có bộ gen là DNA/RNA
• protein bao bên ngoài

Cấu trúc virus HIV


7
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIRUS

• Virus có khả năng tồn tại tiềm sinh bên ngoài tế bào
ký chủ ở trạng thái trơ (khác với bào tử vi khuẩn).

• Virus có “đời sống vay mượn” vì chúng chỉ biểu


hiện sự sống trong tế bào: có gen, sự sao chép, tiến
hóa, thích nghi, môi trường sống và điều kiện sinh
thái nhất định.

8
Virus gây bệnh ở người

Bệnh mụn giộp do herpes Bệnh tay chân miệng do virus9


simplex 1 (HSV-1) Coxsackie A
Virus gây bệnh ở vật nuôi

Virus Lelystad Virus aphtovirus


gây bệnh tai xanh trên lợn gây bệnh LMLM trên trâu bò

10
Virus gây bệnh ở cây trồng

Rice ragged stunt virus


Peanut stripe virus
11
3. Bản chất của virus

1. Virus là những thực thể có kích thước nhỏ

200 nm

12
13
3. Bản chất của virus

2. Bộ gen là DNA hoặc RNA mạch đôi hoặc đơn


Bộ gen virus nhỏ nhưng mã
hóa tất cả các yêu cầu nhờ:

• Sử dụng protein tế bào chủ


• Mã hóa rất hiệu quả
• Protein đa chức năng

14
15
Bộ gen virus dạng thẳng và dạng vòng

16
Kích thước bộ gen

17
3. Bản chất của virus

3. Virus sống ký sinh bắt buộc và sinh sản nhờ tế bào ký


chủ vì thiếu các yếu tố cần thiết cho quá trình sống:
- Ribosome
- Enzyme
- Năng lượng
- …

18
4. Hình dạng và kích thước

Hình dạng rất khác nhau nhưng cố định ở mỗi loài →


phụ thuộc chủ yếu vào vỏ của chúng.
Kích thước rất nhỏ: 20 – 300 nm.

19
20
Viêm gan

Cảm cúm

21
5. KIẾN TRÚC VỎ CỦA VIRUS

Helical symmetry và Icosahedral symmetry


Hình dạng virus thay đổi chủ yếu do kiến trúc vỏ, được cấu tạo từ
các protein gọi là capsid.
22
5. KIẾN TRÚC VỎ CỦA VIRUS

- Capsid được hình thành từ những phân tử nhỏ hơn, gọi là capsomer.

- Capsomer lại được cấu tạo từ 5 hoặc 6 đơn vị cấu trúc gọi là protomer.

- Protomer có thể là monomer (chỉ có một phân tử protein) hoặc polymer (có
nhiều phân tử protein): Pentamer (penton) có 5 protomer nằm trên các đỉnh của
khối đa diện, còn hexamer (hexon) tạo thành các cạnh và bề mặt hình tam giác.

- Capsid có khả năng chịu nhiệt, pH và các yếu tố ngoại cảnh nên có chức năng
bảo vệ lõi acid nucleic.

- Trên mặt capsid chứa các thụ thể đặc hiệu, hay là các gai glycoprotein, giúp cho
virus bám vào các thụ thể trên bề mặt tế bào. Đây cũng chính là các kháng
nguyên kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
23
5. KIẾN TRÚC VỎ CỦA VIRUS
Vỏ capsid có kích thước và cách sắp xếp khác nhau → virus có hình
dạng khác nhau. Có thể chia ra ba loại cấu trúc: đối xứng xoắn
(trôn ốc), đối xứng hình khối (nhiều mặt) và cấu trúc phức tạp.

24
25
5.1. Kiến trúc có đối xứng nhiều mặt
(Icosahedral symmetry )

Capsomeres xếp thành khối tam giác đều → 4, 12, 20 mặt đều nhau và
bên trong chứa DNA.
Capsomer sắp xếp tạo vỏ capsid hình khối đa diện với 20 mặt tam giác
đều, có 30 cạnh và 12 đỉnh. Đỉnh là nơi gặp nhau của 5 cạnh.

Gọi là đối xứng vì khi so sánh sự sắp xếp của capsomer theo trục.
Ví dụ đối xứng bậc 2, bậc 3, bậc 5 → xoay 1 góc 180o (bậc 2), 120o
(bậc 3) và 72o (bậc 5) → hình dạng như ban đầu. 26
5.1. Kiến trúc có đối xứng nhiều mặt
(Icosahedral symmetry )

Capsomeres xếp thành khối tam giác đều → 4, 12, 20 mặt đều nhau và
bên trong chứa DNA.

herpesvirus

27
28
5.2. Kiến trúc có đối xứng trôn ốc (helical symmetry)

Capsomer sắp xếp theo chiều xoắn của acid nucleic.


Tuỳ loại mà có chiều dài, đường kính và chu kỳ lặp lại của các nucleocapsid
khác nhau.
Cấu trúc xoắn thường làm cho virus có dạng hình que hay hình sợi →virus
đốm thuốc lá (MTV), dại, quai bị, sởi (paramyxo), cúm (orthomyxo).

29
5.2. Kiến trúc có đối xứng trôn ốc (helical symmetry)

Virus cúm influenza: các nucleocapsid được bao bởi vỏ ngoài nên
khi quan sát dưới kính hiển virus điện tử thấy chúng có dạng cầu.

Influenza virus
30
5.2. Kiến trúc có đối xứng trôn ốc (helical symmetry)

Virus gây bệnh khảm trên cây thuốc lá → hình ống dài 2.130 capsomer
tạo thành một hình trôn ốc: đường kính 18 nm và dài 300 nm.

31
5.3. Kiến trúc có đối xứng phức tạp (complex symmetry)

Một số virus có cấu tạo phức tạp, điển hình là các bacteriophage hay phage và virus
đậu mùa.
Phage có cấu tạo gồm đầu hình khối đa diện, gắn với đuôi có cấu tạo đối xứng
xoắn (most phages range from 25 to 200 nm in length).
Phage ký sinh trên E. coli thường được gọi là Coliphage và ký hiệu là T.
- Phage T chẵn (T2, T4, T6) có đuôi dài trông giống như tinh trùng.
- Phage T lẻ (T3, T7) có đuôi ngắn, thậm chí có loại không có đuôi.

Phage T4: T4 is a relatively large phage, at 32


approximately 90 nm wide and 200 nm long
5.3. Kiến trúc có đối xứng phức tạp (complex symmetry)

Virus đậu mùa có kích thước rất lớn, hình viên gạch. Ở giữa là lõi lõm
hai phía trông như quả tạ. Đối diện với hai mặt lõm là hai cấu trúc dạng
thấu kính gọi là thể bên. Bao bọc lõi và hai thể bên là vỏ ngoài.

33
Poxvirus – virus đậu mùa
5. KIẾN TRÚC VỎ CỦA VIRUS

- Một số chức năng chính của capsid:


+ Bảo vệ bộ gen.
+ Nhận biết và gắn vào tế bào chủ.
- Capsid có khả năng biến đổi hình dạng để giải phóng
bộ gen vào tế bào chủ.
- Capsid được cấu tạo từ nhiều phân tử có cấu trúc
không đối xứng, nhưng các cấu trúc này có thể kết hợp
với nhau tạo ra cấu trúc đối xứng.
Màng bao của virus

• Là màng lipid bao bên ngoài nucleocapsid. Không phải tất cả


virus đều có lớp màng này.
• Các virus có màng này được gọi là “enveloped virus”. Các
virus không có màng này được gọi là “naked virus”.
• Màng lipid có nguồn gốc từ tế bào chủ.
• Trên bề mặt màng có chứa các glycoprotein.
• Dưới tác động của một số yếu tố như dung môi hoà tan lipid,
enzyme, vỏ ngoài có thể bị biến tính → virus không còn khả
năng gây nhiễm.

35
36
37
6. Thành phần hóa học của virus

• Vỏ: cấu tạo là protein.

• Virus chỉ có hoặc là DNA hoặc RNA – sợi đơn hoặc đôi.

• Virus có màng bao → tỷ lệ acid nhân rất thấp (1-2%); virus


không có màng bao → 25-50%.

• Chỉ chứa các enzyme giữ vai trò gây nhiễm (xâm nhập) và
sao chép acid nhân polymerase, reverse transcriptase,
neuraminadase (virus influenza), lysozyme.

38
6. Thành phần hóa học của virus

Protein virus
- được tổng hợp nhờ mARN của virus trên ribosome của tế bào.
- tuỳ theo thời điểm tổng hợp → protein sớm và protein muộn.
protein sớm do gen sớm mã hoá, thường là enzyme
(protein không cấu trúc)
protein muộn do gen muộn mã hoá, thường là protein cấu
trúc tạo nên vỏ capsid và vỏ ngoài.

39
CHỨC NĂNG PROTEIN CẤU TRÚC VÀ
KHÔNG CẤU TRÚC CỦA VIRUS
Protein cấu trúc
• Bảo vệ bộ gen của virus
• Gắn virion với tế bào chủ
• Hợp nhất màng của virion với màng của tế bào chủ
Protein không có cấu trúc
• Enzyme
• Yếu tố phiên mã
• Primer cho sự sao chép nucleic acid
• Ngăn cản sự đáp ứng miễn dịch của tế bào chủ
40
7. Phân loại và Danh pháp

Phân loại và định danh virus theo ICTV –


International Committee on Taxonomy of Virus

• ICTV được thành lập năm 1966.


• ICTV phân loại virus dựa trên cơ sở:
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm vật lý
Đặc điểm của lipid, carbohydrate, các protein
Đặc trưng kháng nguyên
Đặc điểm sinh học khác

41
7. Phân loại và Danh pháp

Phân loại và định danh theo Baltimore


• Năm 1971, David Baltimore đã
đưa ra hệ thống phân loại virus.
• Ông là người đầu tiên phân loại
virus thành 7 lớp.
• Cơ sở phân loại: dựa vào bộ gen
và cách thức phiên mã, cách tái
bản vật chất di truyền.

42
7. Phân loại và Danh pháp

• Phân loại virus thường dựa trên các đặc điểm.

- Ký chủ mà chúng sẽ ký sinh

- Chứa DNA hay RNA

- Sợi đơn hay sợi đôi

43
Các họ và chi của Phage

44
Các họ và chi của
virus thực vật

45
Các họ và chi của
virus động vật

46
10. Phân loại và Danh pháp

47
10. Danh pháp

48
10. Phân loại và Danh pháp

49
50
Virus SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome)
Virus quai bị (Mumps virus)

Virus gây bệnh dại (Rhabdovirus) Virus viêm gan B (HBV- Hepatitis B virus)

51
Virus viêm não Nhật Bản B (Japanese B Encephalitis virus) Virus sốt xuất huyết Dengue (Dengue fever virus)
8. Sự sinh sản của virus
Sự sinh sản của virus (như trường hợp của thực khuẩn T4 ký sinh trên vi khuẩn)
có thể tóm tắt trong 7 bước:
1. Hấp thu (attachment)
2. Nhiễm, xâm nhập (penetration)
3. Các bước chuẩn bị cho sự sao chép nhân
4. Sao chép acid nhân (replication)
5. Tổng hợp vỏ protein
6. Kết hợp acid nhân với vỏ (kể cả màng bao)
7. Phóng thích (release)

52
8. Sự sinh sản của virus

53
8. Sự sinh sản của virus

Virus bám vào ký chủ nhờ chuyển động Brownian → lập


cầu nối.
Tạo ra vùng tiếp cận đặc biệt để có thể xâm nhập vào bên
trong ký chủ.
Dùng enzyme tiêu hủy vỏ tế bào ký chủ để chui vào hay để
cho ký chủ thực bào vào bên trong tế bào chất ký chủ.
Acid nhân của virus điều khiển tế bào ký chủ tổng hợp
acid nhân và vỏ protein của virus.

54
8. Sự sinh sản của virus
(1) Sự hấp thu của virus

55
56
8. Sự sinh sản của virus
(1) Sự hấp thu của virus

57
8. Sự sinh sản của virus
(2) Sự xâm nhiễm

Virus thực vật: có thể đâm xuyên qua các rào cản thực vật (thành tế bào) bằng
các vector.
Virus ở động vật có xương sống (không có vector)
- Nhiều virus nhiễm vào ký chủ thông qua các màng nhầy.
- Virus hiện diện trong chất tiết sinh dục, nước và thức ăn nhiễm bẩn;
phóng thích từ vết thương (virus lở mồm long móng).
Virus ở động vật có xương sống (có vector): Vector lây nhiễm là các động vật
chân đốt có máu bị nhiễm virus, kí sinh trùng bị nhiễm virus (bệnh virus
viêm não), lây nhiễm từ mẹ sang con (virus sốt vàng da); vector không
phải là vật sống (kim tiêm,…).
Virus ở động vật không xương sống: Đa số virus có vật chủ là côn trùng; các
vector tham gia sự lây nhiễm trực tiếp giữa các côn trùng là các côn trùng
ký sinh.
58
8. Sự sinh sản của virus
(3) Sự tổng hợp protein

- Virus tiến hành tổng hợp mRNA.


- mRNA chỉ đạo tổng hợp protein → sinh các enzyme cần thiết
cho tổng hợp acid nhân → enzyme sớm hay protein sớm
(protein không cấu trúc).
- Các protein được tổng hợp sau khi tổng hợp acid nhân được gọi
là protein muộn, thường là protein cấu trúc → tạo nên vỏ
capsid và vỏ ngoài.

59
8. Sự sinh sản của virus
Sự tổng hợp mRNA

60
61
8. Sự sinh sản của virus
(4) Sự sao chép acid nhân

62
63
64
8. Sự sinh sản của virus
(5) Sự tổng hợp vỏ protein

65
The DNA packaging pathway of the related bacteriophages, T3 and T7. The pathway
indicated by solid arrows is the in vivo DNA packaging pathway for T7. The in
vivo pathway for T3 is the same, based on the intermediates produced in vivo.7
The pathway indicated by the dashed arrows is a proposed abortive branch that
produces rapid and slow ipDNA-capsid II. A legend for protein components and
DNA is at the top. 66
Ping-An Fang et al., 2008. Journal of Molecular Biology (Vol 384 (5), pp.1384-1399.
8. Sự sinh sản của virus
(7) Trưởng thành và phóng thích các virus

• Sự kết hợp nhân và vỏ protein → virus trưởng thành


→ phá vở tế bào để phóng thích ra ngoài.

• Virus gây bệnh trên động vật: tổng hợp DNA trong
nhân còn RNA tổng hợp ở tế bào chất của tế bào chủ.

• Virus có màng bao sẽ phóng thích kèm với màng bao


của tế bào chủ bằng cách nảy mầm với chồi từ màng
tế bào chủ.

67
Sự phân hủy tế bào ký chủ bởi virus

68
69
Cellular targets for anti-influenza drugs in the context of the replication
cycle of influenza virus.
70
Ji-Young Min & Kanta Subbarao, 2010. Nature Biotechnology 28, pp.239-240.
71
72
73
9. Hiện tượng sinh tan (Lysogeny)

• Virus tấn công không làm vở tế bào chủ → hòa lẫn vào
hệ gen của tế bào chủ (thực khuẩn ôn hòa và vi khuẩn
sinh tan).
Escherichia coli K12 ()
• Virus hiện diện ở dạng tiền phage (prophage) và có thể
đột ngột chuyển sang thể độc khi điều kiện môi trường
thay đổi hay bị nhiễm tia UV.
• Thông qua hiện tượng sinh tan → sử dụng virus như
vector để chuyển nạp gen vào tế bào vi khuẩn sinh tan.
74
9. Hiện tượng sinh tan (Lysogeny)

75
9. Hiện tượng sinh tan (Lysogeny)
Ứng dụng trong chuyển nạp gen

76

You might also like