You are on page 1of 23

Virus

So sánh vi khuẩn với virus:

- Virus là “thể sống” hay “thể không sống” ?


+ Khi ở trong tế bào: virus thể hiện là “thể sống”: có quá trình phiên mã, dịch mã, có quá trình nhân lên thành các
virus con,...
+ Khi ở ngoài tế bào: virus là “thể không sống”: không có cấu tạo tế bào, không có trao đổi vật chất và năng lượng,
không có khả năng tiếp nhận và đáp ứng thông tin, không có quá trình sinh trưởng và phát triển,...
- Khái niệm: Virus là các thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước hiển vi và sống kí sinh nội bào bắt buộc.
- Cấu trúc: Gồm 2 thành phần
+ Vỏ capsid: có bản chất là protein, gồm các đơn vị protein gọi là capsomere. Capsomere có thể sắp xếp theo các
cách khác nhau tạo nên các vỏ capsid có hình dạng khác nhau
=> Có chức năng bảo vệ lõi nucleic acid ở bên trong
+ Lõi nucleic acid: có bản chất là DNA hoặc là RNA, có thể ở dạng mạch đơn hoặc mạch kép.
Nếu ở dạng mạch đơn thì có thể là:
Mạch dương (+): có trình tự nu trùng với trình tự nu mRNA
Mạch âm (-): có trình tự nu bổ sung với trình tự nu trên Mrna
=> Chức năng: giúp virus nhân lên và tổng hợp các thành phần cấu trúc như: enzyme, vỏ capsid,...
- Một số virus cần mang theo các enzyme riêng của mình cho quá trình nhân lên trong tế bào chủ vì trong tế bào chủ
không có enzyme đó. Ví dụ: Virus HIV cần mang theo enzyme: Phiên mã ngược reverse transcriptase, intergase,
protease; Virus cúm cần mang theo enzyme RNA polyperase phụ thuộc vào RNA (replicase)
Tế bào chủ (vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật): có enzyme DNA polymerase phụ thuộc vào DNA, RNA polymerase
phụ thuộc vào RNA có thể được sử dụng cho quá trình nhân lên của một số loại virus; ribosome được sử dụng cho
quá trình nhân lên của hầu hết các loại virus

- Một số virus có lớp vỏ ngoài được gọi là virus có vỏ ngoài. Vỏ


ngoài có bản chất là màng phospholipid với có các gai
glycoprotein (cần cho sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ). Vỏ
ngoài có nguồn gốc từ màng tế bào chủ (có gắn sẵn các gai
glycoprotein của virus) bị cuốn theo khi virus nảy chồi
- Virus không có vỏ ngoài được gọi là virus trần. Ở loại virus
này, gai glycoprotein nằm ở lớp vỏ capsid

- Virion là một hạt virus hoàn chỉnh sẵn sàng để lây nhiễm vào tế bào chủ, bao gồm: nucleic acid + vỏ capsid (đối với
virus trần) và nucleic acid + vỏ capsid + vỏ ngoài (đối với virus có vỏ ngoài)

Cấu tạo một số loại virus điển hình:


Ebola virus
Hepadnavirus

- Phân loại virus: Dựa vào mối quan hệ


giữa hệ gen của virus với cách tạo ra
mRNA, tiến sĩ David Baltimore đã phân
thành 7 loại virus
ss: single strand – mạch đơn
ds: double strand – mạch kép

- Thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền của virus là nucleic acid
Quá trình nhân lên của virus: Gồm các bước sau
1. Hấp phụ
Gai glycoprotein của virus sẽ gắn đặc hiệu với thụ thể nằm trên màng sinh chất của tế bào chủ. Vì sự gắn kết này có
tính đặc hiệu cao nên mỗi loại virus chỉ có thể lây nhiễm vào một loại tế bào chủ nhất định.
Sự hấp phụ được tăng cường khi có mặt của ion Mg2+ hoặc Ca2+
2. Xâm nhập
Thông thường virus xâm nhập vào tế bào theo cơ chế ẩm bào.
- Virus không có vỏ ngoài : Màng tế bào lõm vào bao lấy virus tạo không bào tạm thời. Tiếp đó không bào dung hợp
cùng với mạng lưới nội chất để giải phóng nucleocapsid.
- Virus có vỏ ngoài:
+ Vỏ ngoài của virus dung hợp với màng sinh chất rồi đẩy nucleocapsid vào trong mà không tạo không bào. Vỏ
ngoài virus hoà với màng sinh chất mà không chui vào tế bào chất .
+ Màng tế bào lõm vào bao lấy virus cùng vỏ ngoài, tạo không bào. Sau đó màng không bào (có nguồn gốc từ màng
tế bào) dung hợp với vỏ ngoài của virus rồi đẩy nucleocapsid vào tế bào chất.
3. Cởi vỏ: Enzyme tiêu hóa trong lysosome của chính tế bào chủ tiến hành phân giải vỏ capside virus để giải phóng
nucleic acid hoặc genome vào tế bào chất. Các bơm proton nằm trên màng lysosome có chức năng bơm H+ vào trong
lysosome để tạo môi trường acid giúp hoạt hóa các enzyme tiêu hóa bên trong lysosome

5. Tổng hợp các thành phần của virus: phải thực hiện được 2 quá trình:
- Tổng hợp protein của virus: mRNA của virus được mã trên ribosome của tế bào chủ => tổng hợp nên 2 loại protein:
+ Protein cấu trúc: là protein capsid, gai glycoprotein của vỏ ngoài và protein trong lõi.
+ Protein không cấu trúc: là enzyme cần cho sao chép hệ gen. Protein không cấu trúc tìm thấy trong hạt virus,
ví dụ: enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase) có trong virus HIV hoặc DNA polymerase có trong virus viêm
gan B, một số virus chứa RNA polymerase phụ thuộc vào RNA (enzyme replicase),...
- Tổng hợp acid nucleic của virus: acid nucleic của virus con được sao chép từ acid nucleic của virus mẹ. Trong
trường hợp nuclecic là mạch đơn thì khuôn là mạch bổ sung mới tạo thành của nucleic acid mẹ.
- Có những virus mà quá trình tổng hợp nucleic acid được thực hiện nhờ enzyme RNA polymerase phụ thuộc vào
RNA (replicase) do virus mã hoá. Có những virus DNA mà quá trình tổng hợp nucleic acid được thực hiện nhờ
enzyme của chính tế bào chủ.
Có những loại virus cần phải mang theo enzyme riêng cho quá trình lây nhiễm, vì trong tế bào chủ không có các loại
enzyme này. Nên có thể dùng các thuốc ức chế các enzyme này để có thể ức chế quá trình nhân lên của virus mà
không ảnh hưởng nhiều đến tế bào chủ. Có những loại virus không cần mang theo enzyme riêng vì trong tế bào chủ
đã có sẵn các loại enzyme mà virus cần cho quá trình lây nhiễm nên việc tiêu diệt các virus này khó khăn hơn.

Vi rút DNA

Lớp I: dsDNA (ví dụ: thực khuẩn thể T4, lambda,...)

Do có genome giống với tế bào vật chủ là dsDNA nên


nó có thể sử dụng enzyme DNA polymerase phụ thuộc
vào DNA cho quá trình sao chép hệ gen và enzyme RNA
polymerase phụ thuộc vào DNA cho quá trình phiên mã
nhằm tạo ra mRNA
Loại II: ssDNA (ví dụ: parvovirus,...)

Lớp VII: Các vi rút DNA sử dụng enzyme phiên mã ngược (ví dụ: hepadnavirus,...)

mRNA Ribosome
Protein

RNA polymerase
phụ thuộc DNA
dsDNA đứt đoạn dsDNA Virion
DNA polymerase RNA polymerase
phụ thuộc DNA phụ thuộc DNA

ssRNA(+) ssDNA(-) dsDNA đứt đoạn


Reverse transcriptase
(enzyme phiên mã ngược)
Vi rút RNA

Loại III: dsRNA (ví dụ: rotavirus,...)

Tế bào chủ không có các RNA-polymerase phụ


thuộc RNA, cần thiết cho sự sao chép hệ gen của
virus nên virus phải tự cung cấp các enzyme này
(có gen mã hóa enzyme RNA-polymerase phụ
thuộc RNA). RNA polymerase phụ thuộc RNA
của virus hoạt động như một enzyme phiên mã để
phiên mã mRNA dùng cho quá trình dịch mã tổng
hợp protein, cũng như để sao chép hệ gen RNA của
virus.

Lớp IV: ssRNA(+) (ví dụ: poliovirus hay virus bại liệt,...)

+ Có thể sử dụng hệ gen của chúng trực tiếp dưới dạng mRNA để tham gia vào dịch mã bởi ribosome của tế bào vật
chủ để tổng hợp nên các protein. Một trong những gen của virus được biểu hiện tạo ra RNA-polymerase phụ thuộc
RNA (hoặc RNA replicase),

tạo ra RNA sợi trừ từ bộ gen sợi cộng. RNA sợi trừ có thể được sử dụng làm khuôn mẫu cho nhiều RNA sợi cộng
hơn, có thể được sử dụng làm mRNA hoặc làm bộ gen cho các virus mới hình thành.
Lớp V: ssRNA(-) (Ví dụ: như virus cúm, virus dại và virus Ebola,...)

- Vì hệ gen của virus là ssRNA(-) không thể được sử


dụng trực tiếp làm mRNA để tham gia vào dịch mã,
nên virus phải mang theo enzyme RNA polymerase
phụ thuộc vào RNA polymerase bên trong vỏ capsid
của nó. 

- Khi xâm nhập vào tế bào chủ, ssRNA(+) được tạo


ra bởi enzyme RNA polymerase phụ thuộc vào RNA
từ mạch khuôn ssRNA(-) sẽ được sử dụng làm
mRNA để tham gia vào dịch mã tạo ra protein. Để tái
bản hệ gen của virus, các ssRNA(+) được sử dụng
làm khuôn mẫu để tạo ra ssARN(-)

Loại VI: ssRNA(+) dùng enzyme phiên mã ngược reverse transcriptase, retrovirus (ví dụ: HIV,...)

- Mặc dù thực tế là hệ gen retrovirus bao gồm ssRNA(+), nhưng nó không được sử dụng làm mRNA. Thay vào đó,
virus sử dụng enzym phiên mã ngược của nó để tổng hợp một đoạn ssDNA bổ sung cho bộ gen của virus. Enzyme
phiên mã ngược cũng có hoạt tính ribonuclease , được sử dụng để phân hủy sợi RNA của phân tử lai RNA-
DNA. Cuối cùng, enzym phiên mã ngược được sử dụng như một DNA polymerase để tạo ra một bản sao bổ sung cho
ssDNA, tạo ra một phân tử dsDNA. Điều này cho phép virus chèn hệ gen của nó, ở dạng dsDNA, vào nhiễm sắc thể
vật chủ, tạo thành một provirus . Không giống như prophage, provirus có thể tồn tại vô thời hạn hoặc gây ra sự biểu
hiện của các gen virus, dẫn đến việc sản sinh ra các virus mới. Việc loại bỏ provirus không xảy ra biểu hiện gen.
6. Lắp ráp
- Genome và protein mới được tạo thành lắp ráp với nhau tạo nên hạt virus mới. Đa số trường hợp protein capsomere
lắp ráp tạo thành cấu trúc rỗng gọi là tiền capsid (procapsid) sau đó do chuyển động Brao, nucleic acid chui vào cấu
trúc này rồi hàn kín lại.
- Lắp ráp có thể xảy ra trong nhân tế bào, trong tế bào chất hoặc ngay sát màng sinh chất (đối với đa số virus có vỏ
ngoài). Màng sinh chất bao lấy nucleocapsid tạo vỏ ngoài.
7. Giải phóng: Virus có thể làm tan tế bào để chủ ồ ạt ra ngoài (như ở: bacteriophage,...) hoặc đối với virus có vỏ
ngoài thì chui ra theo lối nảy chồi, màng sinh chất của tế bào chủ (có gắn sẵn các gai glycoprotein của virus) bị cuốn
theo tạo nên lớp màng ngoài (như ở: virus HIV,...)
Sự nảy chồi của virus có vỏ bao
Quá trình nhân lên của rivus HIV
Quá trình nhân lên của bacteriophage

- Chu sình tiềm tan và chu trình sinh tan

+ Chu trình tiềm tan là chu trình nhân lên của virus trong đó virus không phá vỡ tế bào chủ mà gắn hệ gen của nó vào
hệ gen của tế bào chủ tế bào chủ và nhân lên cùng với hệ gen của tế bào chủ. Lúc này hệ gen của virus được gọi là
provirus

+ Chu trình sinh tan là chu trình nhân lên của virus trong đó kết thúc bằng sự phá vỡ tế tế bào chủ để giải phóng các
virus mới được tạo thành ra ngoài

+ Virus nhân lên bằng cả chu trình tiềm tan và chu trình sinh tan được gọi là virus ôn hòa (như: bacteriophage,...)còn
virus nhân lên theo chu trình sinh tan được gọi là virus độc (như: các virus động vật,...)

- Các tác nhân truyền nhiễm khác

+ Viroid

Viroid là những phân tử ssRNA nhỏ, hình tròn không protein. Viroid gây ra một số bệnh thực vật. Vì ssRNA rất dễ bị
enzym phân hủy, nên ssRNA (viroid) có khả năng bắt cặp base bổ sung rộng rãi, khiến viroid có cấu hình kẹp tóc
kháng lại các enzym. Để sao chép, viroid dựa vào RNA polymerase thực vật với hoạt động sao chép RNA.
- Prion

+ Prion là tác nhân lây nhiễm không có nucleic acid, được tạo ra
từ protein. Prion gây ra nhiều loại bệnh, chủ yếu ở động vật, mặc
dù một prion đã được tìm thấy lây nhiễm nấm men. Các bệnh bao
gồm: bệnh não xốp ở bò (BSE hay “bệnh bò điên”), bệnh
Creutzfeld-Jakob ở người và bệnh sùi mào gà ở cừu.

+ Protein prion được tìm thấy trong tế bào thần kinh của động vật
khỏe mạnh PrPC hay Prion Protein Cellular. PrPC có thể biến đổi
thành dạng gây bệnh là PrPSC hay Prion Protein Scrapie 

+ Sự tích tụ của dạng gây bệnh PrPSC gây ra sự phá hủy mô não và
mô thần kinh, dẫn đến các triệu chứng bệnh như: mất trí nhớ, thiếu
khả năng phối hợp và cuối cùng là tử vong.
Đường cong tăng trưởng của virus
Eclipse period: biểu diễn thời gian từ sau khi lây
nhiễm đến khi sinh tổng hợp các thành phần
protein, nucleic acid của phage hoàn thiện (virion).
Không có tín hiệu của ở trong tế bào cũng như ở
ngoài tế bào

Latent period (giai đoạn tiềm ẩn): biểu diễn thời


gian từ sau khi lây nhiễm đến khi sinh giải phóng
phage hoàn thiện (virion). Có tín hiệu của virion
trong tế bào nhưng không có ở bên ngoài tế bào

Rise period (giai đoạn tăng lên): giải phóng virus con

Burst size (kích thước bùng nổ) hay virus yield (sản lượng virus): số lượng virus giải phóng từ mỗi tế bào bị lây
nhiễm

- Di truyền virus:
+ Tải nạp (transduction) là hiện tượng chuyển DNA từ tế bào này (tế bào cho) sang tế bào khác (tế bào nhận) thông
qua virus ( thường là bacteriophage/thực khuẩn thể)
+ Khác với tải nạp thông thường (bất kì gene nào của tế bào cho có thể tham gia vào tải nạp), trong tải nạp đặc biệt
(specialized transduction) thì chỉ có một gen cụ thể của tế bào cho tham gia vào tải nạp => ứng dụng: thay đổi cấu
trúc di truyền của vi khuẩn, xác định vị trí gen của vi khuẩn

+ Bản đồ gene ở bacteriophage


Ví dụ: Có hai chủng vi khuẩn E là: B bị lây nhiễm là làm tan bởi phage T2 và B/2 có khả năng chống lại sự lây nhiễm
của T2 ( có một đột biến đã gây ra sự thay đổi cấu trúc của thành tế bào của chúng khiến các sợi đuôi của T2 không
thể liên kết với nó nữa) 
+ Xét gen h ở phage T2:
Có 2 chủng phage: một chủng kiểu dại kí hiệu là h+ chỉ có thể lây nhiễm và làm tan chủng B => tạo ra các vết tan
đục/mờ; một chủng đột biến kí hiệu là h (có một đột biến gây ra sự thay đổi trong sợi đôi để nó có thể liên kết với
thành tế bào của chủng B/2) có thể thể lây nhiễm và làm tan cả chủng B và B/2 => tạo ra vết tan trong/rõ ràng
+ Xét gen h ở phage T2:
Có 2 chủng phage: một chủng kiểu dại kí hiệu là r+ làm tan tế bào với tốc độ bình thường => tạo ra vết tan có kích
thước bình thường; một chủng đột biến kí hiệu là r (có một đột biến giúp nó có thể làm tan tế bào nhanh chóng)
=> tạo ra vết tan có kích thước lớn hơn
Cho lây nhiễm E. coli chủng B bởi cả hai chủng h+r và hr+ của phage T2 (trên thực tế, một tế bào vi khuẩn có thể bị
nhiễm đồng thời bởi cả hai loại phage) trong môi trường nuôi cấy lỏng, và sau đó được cấy lên trên đĩa thạch chứa
hỗn hợp của E. coli B và B/2, sau một thời gian bốn loại vết tan khác nhau sẽ xuất hiện: 42 trong, nhỏ ; 34 đục, lớn;
12 đục, nhỏ; 12 trong, lớn.
Tính khoảng cách (tần số tái tổ hợp) giữa 2 gen h+ và r+ của phage T2?

Quy ước gen:

- Sau khi lây nhiễm và chủng E.coli B thì hệ gen của 2 chủng phage T2
là h+r- và h-r+có thể tái tổ hợp với nhau tạo ra 4 loại hệ gen khác
nhau: h+r- và h-r+ (là các thể giống bố mẹ) h+r+ và h-r- (là các thể tái
tổ hợp) => tạo ra 4 chủng phage T2 chứa hệ gen tương ứng
- Hỗn hợp 4 chủng phage T2 trên sau khi cho vào đĩa thạch có chứa
hỗn hợp E.coli B và B/2 => tạo ra 4 loại vết tan khác nhau ứng với mỗi
chủng phage T2
Vậy tần số tái tổ hợp hay khoảng cách giữa 2 gen h+ và r+ là:
RF (recombination frequency) = [(h+r+) + (h-r-)]/tổng số vết tan
= [12+12]/[42+34+12+12]
= 12% hay 12 cM

Câu 1:
a) Khi vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể động vật, số lượng của vi khuẩn trong cơ thể tăng lên theo hàm số mũ (đồ thị
A). Sau khi lây nhiễm bởi virus có chu kì gây tan, không thấy có dấu hiệu của sự lây nhiễm trong một thời gian. Sau
đó số lượng của virus săng lên một cách đột ngột và sau đó tăng lên theo kiểu bậc thang (đồ thị B). Giải thích sự khác
biệt giữa các đường cong.

Trả lời:
- Khi lây nhiễm vào cơ thể động vật và tăng lên theo hàm mũ vì vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi ở bên ngoài tế
bào vật chủ nên số lượng vi khuẩn tăng liên tục theo thời gian.
- Virus thì khác, khi mới lây nhiễm vào cơ thể vật chủ, cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm vì lúc đó virus
đang hoạt động tổng hợp và nhân lên bên trong tế bào chủ.
- Sau khi nhân lên trong tế bào chủ, virus phá vỡ (gây tan) tế bào chủ và giải phóng ồ ạt ra ngoài vì vậy ta thấy số
lượng virus tăng lên đột ngột.
- Sau đó virus lại xâm nhập vào các tế bào chủ khác hoạt động tổng hợp các thành phần bên trong tế bào chủ nên ta lại
thấy số lượng virus không tăng, sau một thời gian virus được nhân lên trong tế bào chủ lại giải phóng ra ngoài nên số
lượng virus lại tăng và cứ như vậy....-> đồ thị kiểu bậc thang.
b. Virus thực vật xâm nhập vào tế bào chủ bằng cách nào? Phân biệt cơ chế di truyền ngang và cơ chế di
truyền dọc. Virus thực vật phát tán từ tế bào này sang tế bào khác theo con đường nào?
Trả lời:
- Các con đường xâm nhập của virus vào tế bào thực vật : Qua vết thương cơ học, côn trùng tiêm chích, hạt giống,
phấn hoa...
- Phân biệt:
+ Theo con đường di truyền ngang : cây có thể bị lây nhiễm bởi một virus có nguồn gốc từ bên ngoài qua các vết
thương trên biểu mô của cây gây ra bởi các loài động vật ăn thực vật.
+Theo con đường di truyền dọc: cây con có thể được truyền virus từ cây bố (hoặc mẹ) qua hạt (sinh sản hữu tính)
hoặc do sự lây nhiễm qua các cành chiết/ghép (sinh sản vô tính .
- Virus lan truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất.

Câu 2:
Hãy xem xét các đường cong tăng trưởng virus được hiển thị ở trên. Đường cong nào (A hoặc B) biểu diễn tốt nhất
cho sự tăng trưởng cho virus có màng bao (nảy chồi từ màng sinh chất)? Đối với virus không màng bao (virus trần)?
Đường cong virus có màng bao: A hoặc B
Đường cong virus không có bao: A hoặc B
Cung cấp một lời giải thích cho sự lựa chọn của bạn:

Câu 3: Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrPc), một loại gây bệnh như bệnh bò điên
(PrPsc). Chúng không có khả năng tự sao chép nhưng lây lan được.
a. Prion PrPsc có nhân lên giống virut không? Tại sao?
b. Prion có tính chất gì?
c. Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như các bệnh nhiễm trùng khác được
không? Tại sao?
a. PrionPrPsc nhân lên khác virut. Vì chúng không chứa axit nucleic nên không mã hóa được prion mới mà chỉ chuyển
từ dạng này sang dạng khác. Do đó, không cần thiết phải đi vào tế bào như virut. Prion gây bệnh tiến sát prion không
gây bệnh, cảm ứng theo 1 cơ chế còn chưa biết rõ, biến prion không gây bệnh thành prion gây bệnh, tức là chuyển
protein từ cấu trúc alpha sang cấu trúc beta. Prion gây bệnh mới được tạo thành nối với nhau thành chuỗi (chèn ép
gây hoại tử tế bào não).
b. Các tính chất của prion là:
- Hoạt động chậm nên thời gian ủ bệnh lâu (trên 10 năm)
- Khó bị phân hủy bởi nhiệt và enzim prôtêaza.
- Trình tự axit amin của 2 loại prion hoàn toàn giống nhau chỉ có cấu trúc là khác nhau.
c. Không. Khi bị nhiễm prion, cơ thể không có khả năng tạo kháng thể. Vì thế, bệnh không thể chẩn đoán được bằng
phản ứng miễn dịch.
Câu 4: Năm 2002, giáo sư Ekhard Wimmer (Anh) đã tiến hành tổng hợp nhân tạo được genome ARN (+) của
virus bại liệt rồi đưa vào tế bào để cho chúng nhân lên. Khi tiêm các virus bại liệt nhân tạo này vào chuột thì
chuột cũng bị bệnh bại liệt.
Gần đây, một nhà khoa học trẻ đã tách được genome của virus cúm A/H5N1 gồm 8 phân tử ARN (-), rồi đưa
genome tinh khiết này vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của gia cầm với hi vọng sẽ thu được kết
quả giống như của giáo sư E. Wimmer. Hãy phân tích 2 thí nghiệm này và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tại sao thí nghiệm của E. Wimmer lại thành công?
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ có tạo ra được virus cúm A/H5N1 không? Giải thích.
Trả lời:
a.
- Do trình tự nucleotide của genome ARN (+) của virus bại liệt giống với trình tự nucleotide của mARN, nên nó hoạt
động như mARN.
- Chúng tiến hành dịch mã tại ribosome để tổng hợp nên enzyme RNA polymerase phụ thuộc và RNA, rồi sau đó là
phiên mã, sao chép, dịch mã tổng hợp protein và nhân lên trong tế bào chất, tạo virus mới.
- Virus nhân tạo của E. Wimmer giống như virus bại liệt trong tự nhiên.
b.
- Không thành công
Giải thích:
+ Do trình tự nucleotide của genome ARN (-) của virus cúm khác với trình tự nucleotide mARN nên khi đưa
genome ARN (-) tinh khiết của virus cúm vào nhân tế bào thì chúng không hoạt động được.
+ Virus cúm muốn nhân lên cần có enzyme replicase (tức ARN polymerase phụ thuộc ARN) mang theo.
Câu 5:
a. Có thể dùng penicillin để trừ dịch cúm gia cầm được không ?
b. Người bị nhiễm virut herpes (hecpet) thỉnh thoảng ở miệng (môi) lại mọc lên những mụn rộp nhỏ sau đó 1
tuần đến 10 ngày các mụn trên biến mất. Một thời gian sau (có khi vài tháng hoặc thậm chí vài năm) triệu
chứng bệnh lý trên lại xuất hiện. Được biết virut hecpet có vật chất di truyền là ADN sợi kép. Hãy giải thích tại
sao bệnh lí này lại dễ bị tái phát.
Trả lời:
a. Không dùng penicilin vì nó chỉ có tác dụng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, còn cúm gia cầm do virut gây
ra.
b. - Chu trình sống của hepec gồm 2 chu trình: chu trình tiềm tan và sinh tan tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Sau
khi xâm nhiễm vào tế bào người, virut hecpet sẽ sinh sản theo chu trình sinh tan, tấn công làm vỡ tế bào và giải phóng
hạt virut, gây ra mụn rộp, vỡ và chảy dịch.
- Dưới tác động của hệ miễn dịch và việc điều trị, khả năng sinh sản của virut chậm lại và dừng, chuyển sang chu
trình tiềm ẩn (âm ỉ): virut lây nhiễm tế bào thần kinh (neuron) và ôn hòa trong tế bào vật chủ và hoàn toàn không gây
nên các triệu chứng bệnh (các mụn rộp nhỏ ở miệng).
- Khi môi trường thay đổi (stress, nhiệt độ, hormone…) tạo điều kiện giúp hecpet chuyển tử giai đoạn tiềm ẩn sang
giai đoạn sinh tan => gây bệnh tái phát.
Câu 6:
a. Hãy phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm. Nếu có 2 chủng cúm
H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có thể tạo thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1
đã có ở người và H7N3 là chỉ gây bệnh ở gia cầm, bạn hãy dự đoán chủng mới nào có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cộng đồng.
b. Hãy so sánh interferon và kháng thể?
Trả lời:
a.
+ Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật xâm hập vào mô của cơ thể.
+ Bệnh nhiễm trùng là bệnh chỉ xảy ra khi vi sinh vật sinh sản đủ mức gây ảnh hưởng có hai đến cơ thể.
+ Bệnh truyền nhiễm cũng là bệnh nhiễm trùng nhưng lây từ người này sang người khác.
- Các chủng được tạo thành có thể là: H2N1, H7N3, H2N3 và H7N1.
+ H2N1 là chủng đã có ở người nên có thể gây ra bệnh dịch ở người.
+ H7N3 là chủng cúm gia cầm, không gây bệnh cho người.
+ H2N3 và H7N1 là các chủng mới, nếu nhiễm vào người thì các kháng nguyên của chúng là hoàn toàn mới với
người, nên có thể gây dịch lớn ra toàn vùng, đôi khi là đại dịch rất nghiêm trọng.
b.
- Giống nhau:
+ Đều có bản chất là prôtêin, đều do tế bào vật chủ tổng hợp.
+ Đều có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Khác nhau
Interferon Kháng thể
- Do các loại TB trong cơ thể tổng hợp khi có vi rút - Do tế bào bạch cầu tổng hợp khi có kháng nguyên (vi
xâm nhập. rút, vi khuẩn…) xâm nhập.
- Có tác dụng kháng virut - Có tác dụng bao vây tiêu diệt vi khuẩn, kháng độc…
- Không có tính đặc hiệu đối với loại virut, đặc hiệu - Có tính đặc hiệu cao đối với các loại mầm bệnh,
loài. không đặc hiệu loài.

Câu 7: Nuôi cấy vi khuẩn E. Coli trên môi trường thạch. Cho 1 loại phage nhiễm vào vi khuẩn E. Coli và nhận
thấy: trong giai đoạn đầu, có sự sinh trưởng bình thường của E. Coli trên môi trường nuôi cấy; giai đoạn sau,
do tác động của yếu tố môi trường mà người ta thấy trên đĩa thạch xuất hiện những vết tan.
a. Giải thích tại sao giai đoạn đầu khi bị nhiễm phage, sự sinh trưởng của E. Coli vẫn bình thường? Dạng
phage này có tên là gì? Yếu tố nào trong tế bào vi khuẩn giúp vi khuẩn sinh trưởng bình thường khi nhiễm
phage?
b. Yếu tố môi trường tác động vào vi khuẩn ở giai đoạn sau này gọi là gì? Tác động của các yếu tố này như thế
nào? Mô tả các giai đoạn dẫn đến sự xuất hiện các vết tan ở giai đoạn sau.
c. Có thể định lượng virus bằng phương pháp đếm vết tan trên không? Giải thích?
a. - Giai đoạn đầu khi bị nhiễm phage, sự sinh trưởng của E. Coli vẫn bình thường vì phage nhiễm vào vi khuẩn
không làm tan tế bào vi khuẩn mà AND của phage được cài vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn và nhân lên cùng nhiễm
sắc thể vi khuẩn.
- Dạng phage này có tên là phage ôn hòa.
- Yếu tố trong tế bào vi khuẩn giúp vi khuẩn sinh trưởng bình thường khi nhiễm phage: đó là do tế bào vi khuẩn hình
thành hợp chất protein : chất ức chế giúp tính gây độc của phage không biểu hiện và phage sau khi xâm nhập vào tế
bào chủ sẽ biến thành prophage.
b. - Yếu tố môi trường tác động vào vi khuẩn ở giai đoạn sau này gọi là tác nhân cảm ứng, có thể các tác nhân vật lí –
hóa học như: tia UV, X, etylen peroxyde hữu cơ,… => làm chuyển chu trình tiềm tan thành chu trình tan.
- Mô tả các giai đoạn dẫn đến sự xuất hiện các vết tan ở giai đoạn sau:
Chất cảm ứng tác động vào vi khuẩn làm prophage tách khỏi nhiễm sắc thể của vi khuẩn và trở thành ADN độc. ADN
virut tiến hành các giai đoạn sinh tổng hợp – lắp ráp – phóng thích làm tan tế bào và giải phóng virut ra ngoài.
c. Có thể định lượng virus bằng phương pháp đếm vết tan trên.
- Sự hình thành các vết tan là do các vi rut tạo ra chu trình tan. Vết tan tạo ra trên đĩa khi một virion làm tan một tế
bào chủ, virus tái bản trong tế bào chủ phá vỡ tế bào chủ và giải phóng nhiều virion con. Những virion mới sinh lại
tiếp tục xâm nhiễm vào các tế bào bên cạnh trên đĩa và sau một số ít chu trình xâm nhiễm sẽ dần tạo ra vùng trong
suốt (vết tan).
- Như vậy mỗi vết tan có nguồn gốc từ một virion ban đầu và số vết tan trên đĩa tương ứng với số virion ban đầu đã
xâm
nhiễm bào tế bào chủ.
Câu 8: Người ta nuôi cấy vi khuẩn trong một môi trường thường xuyên được bổ sung dinh dưỡng và lấy đi các
sản phẩm chuyển hóa. Một chủng thực khuẩn thể (virus) được bổ sung vào môi trường đã gây ra sự biến động
số lượng của cả vi khuẩn và virus như hình dưới đây:

Hãy mô tả và giải thích kết quả quan sát được ở thí nghiệm trên?
Trả lời:
- Trước khi bổ sung virus, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh, tăng nhanh số lượng.
- Sau khi bổ sung virus, số lượng quần thể vi khuẩn giảm mạnh chứng tỏ virut này là virus đặc hiệu đối với chủng vi
khuẩn thí nghiệm, virus xâm nhập nhân lên và làm tan hàng loạt tế bào vi khuẩn.
- Ở giai đoạn sau quần thể vi khuẩn lại phục hồi số lượng, chứng tỏ vi rirut này là virut ôn hòa, nó tích hợp hệ gen vào
tế bào chủ và không tiêu diệt hoàn toàn tế bào chủ, các vi khuẩn mang provirut tăng sinh trong môi trường duy trì số
lượng cân bằng với nguồn dinh dưỡng bổ sung thường xuyên.
- Quần thể virus khi mới xâm nhập môi trường chúng nhân lên làm tan tế bào chủ, giải phóng virus mới ra môi trường
nên số lượng virus môi trường tăng nhanh.
- Ở giai đoạn sau virus chuyển pha ôn hòa, tích hợp gen vào tế bào chủ nên số lượng giảm mạnh.
- Ở pha ôn hoà vẫn có một số virus được sinh ra, duy trì một số lượng virus ngòai môi trường ổn định ở mức thấp

You might also like