You are on page 1of 6

Ôn tập

Câu 1: Trình bày cấu tạo, chức năng, đặc điểm và nguồn gốc của acid deoxyribo nucleic
(ADN)
Cấu tạo: là một dạng polymer gồm các nucleotid nối với nhau qua liên kết phosphodiester.
Một phân tử nucleotid gồm 3 thành phần, một gốc đường deoxyribo, một base nitro gắn với
deoxyribo tại vị trí carbon số 1, một gốc phosphat gắn với deoxyribo tại vị trí carbon số 5.
Có 4 loại base nitro trong nucleotid đó là adenin, thymin, cytocin và guanin.
Chức năng: mã hóa sản xuất ribosome và protein
Đặc điểm:
- Tự tái bản theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bắt cặp A-T, C-G
- Trong cơ thể tồn tại ở dạng sợi đôi, trong đó 2 sợi đơn liên kết với nhau bằng liên kết
hydro giữa các cặp base nito.
- Có thể biến tính và hồi tính: trong điều kiện invitro có thể gây biến tình bằng nhiệt độ cao
(sợi đôi tách ra thành 2 sợi đơn). Sau đó nếu hạ thấp nhiệt độ DNA có thể hồi tính (hai sợi
đơn kiên kết trở lại thành sợi đôi như cũ)
Nguồn gốc: di truyền từ thế hệ trước qua các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Ở kỳ giữa ADN cuộn xoắn nhiều lần tạo thành thể nhiễm sắc quan sát được dưới kính hiển
vi quang học gọi là các nhiễm sắc thể. Trong nhân tế bào có 46 nhiễm sắc thể gồm 23 từ cha
và 23 từ mẹ.

Câu 2: Trình bày cấu tạo, chức năng, đặc điểm và nguồn gốc của acid ribo nucleic (ARN)
Cấu tạo là một dạng polymer gồm các nucleotid nối với nhau qua liên kết phosphodiester.
Một phân tử nucleotid gồm 3 thành phần, một gốc đường ribo, một base nitro gắn với
deoxyribo tại vị trí carbon số 1, một gốc phosphat gắn với đường ribo tại vị trí carbon số 5.
Có 4 loại base nitro trong nucleotid đó là adenin, uracin, cytocin và guanin.
Chức năng: có 3 loại ARN gồm:
mARN: là ARN thông tin, chứa thông tin mã hóa protein
tARN: là ARN vận chuyển, có nhiệm vụ vận chuyển acid amin đến ribosome để tổng
hợp protein.
rARN: là ribosome, có nhiệm vụ tạo môi trường để tổng hợp protein
Đặc điểm: trong tế bào ARN tồn tại dưới dạng sợi đơn,
Nguồn gốc: ARN được phiên mã từ các đoạn ADN gọi là gen. Quá trình phiên mã xảy ra
trong nhân, sau đó ARN đi qua lỗ nhân vào tế bào chất để thực hiện nhiệm vụ tổng hợp
protein.

Câu 3: Trình bày cấu tạo, chức năng, đặc điểm và nguồn gốc của protein
Cấu tạo: là đại phân tử gồm các đơn phân là 20 loại acid amin nối với nhau bằng liên kết
peptid. Protein được mô tả theo 4 bậc cấu trúc, cấu trúc bậc 1 là trình tự các acid amin, cấu
trúc bậc hai là sự xoắn alpha hoặc sự gấp nếp tạo thành phiến be6ta, cấu trúc bậc 3 là sự
cuộn lại do các liên kết nội tại giữa các acid amin tạo thành cấu hình đặc sắc trong không
gian có hoạt tính sinh học, cấu trúc bậc 4 là sự kết hợp giữa 2 hoặc nhiều hơn các đoạn
polypeptid để tạo thành một phân tử có chức năng sinh học.
Chức năng: protein đảm nhiều chức năng trong cơ thể, các chức năng chính có hạt tính sinh
học như sau:
Enzyme: Xúc tác sinh học: tăng tốc độ phản ứng, chọn lọc các phản ứng sinh hóa.
Các enzyme thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzyme amylase trong nước bọt phân
giải tinh bột chín, enzyme pepsin phân giải protein, enzyme lipase phân giải lipid.
Hocmon: Điều hòa các hoạt động sinh lý. Hormone insulin và glucagon do tế bào
đảo tụy (beta cell) thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng đường glucose
trong máu động vật có xương sống.
Kháng thể: Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật, Interferon chống virus. Kháng thể chống vi
khuẩn gây bệnh.
Đặc điểm: Hoạt tính của protein phụ thuộc nhiệt độ và độ pH. Nhiệt độ tối ưu của hầu hết
các protein là khoảng 400C. Trên nhiệt độ tối ưu protein bắt đầu bị biến tính, giảm hoạt độ.
Khoảng 450C protein bị đông tụ, khoảng 550C protein bị đông tụ hoàn toàn và không thể
phục hồi.
Nguồn gốc: protein được tế bào tổng hợp qua quá trình dịch mã từ mARN với sự tham gia
của tARN và rARN theo nguyên tắc bộ 3 codon của bảng mã di truyền. Protein sau khi
được dịch mã phải trải qua nhiều biến đổi để trở thành các phân tử có hoạt tính sinh học.

Câu 4: Trình bày kỹ thuật PCR: nguyên tắc, vật liệu, chu kỳ và ứng dụng.
1. Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) là kỹ thuật nhân bản (khuyếch đại) DNA in
vitro mà không cần thông qua tế bào sống như vi khuẩn hay nấm men.
2. Vật liệu cần thiết:
- đoạn sợi đôi DNA cần nhân bản
- Cặp mồi (Primer) xuôi và ngược thích hợp
- Taq Polymerase
- 4 loại nucleotide
- Dung dịch đệm có Mg2+
Qui trình kỹ thuật:
Mỗi chu kỳ gồm có 3 bước, điều khiển bằng sự thay đổi nhiệt độ:
- Bước 1: Biến tính bằng nhiệt để tách sợi đôi DNA thành 2 sợi đơn
- Bước 2: gắn các đoạn mồi
- Bước 3: Tổng hợp sợi đôi mới bằng Taq Polymerase
Sau mỗi chu kỳ, số lượng DNA được nhân lên gấp đôi. Từ một đoạn DNA ban đầu,
sau 40 chu kỳ số lượng DNA được nhân lên là 2 ^ 40
3. Một số ứng dụng của PCR:
- Vân tay di truyền.
- Kiểm tra huyết thống.
- Chẩn đoán bệnh di truyền.
- Tách dòng gene.
- Gây đột biến điểm.
- Phân tích mẫu DNA cổ.
- Xác định kiểu gene của các đột biến.
Câu 5: Trình bày học thuyết trung tâm: từ ADN đến protein
DNA RNA Protein
- Tái bản DNA: Từ khuôn sợi đôi DNA tổng hợp sợi đôi DNA mới, xảy ra trong
nhân tế bào Eukaryote (hoặc trong vùng nhân tế bào Prokariote), tạo tiền đế để
nhân đôi tế bào. Phản ứng có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.
- Sự phiên mã: Từ khuôn DNA tổng hợp sợi đơn RNA, xảy ra trong nhân tế bào
Eukaryote (hoặc trong vùng nhân tế bào Prokariote), tạo tiền đề để sản xuất
protein. Phản ứng có sự tham gia của enzyme RNA polymerase.
- Sự phiên mã ngược: Từ sợi đơn RNA tổng hợp nên sợi đơn cDNA. Phản ứng có
sự tham gia của enzyme phiên mã ngược revertranciptase. Thường gặp ở retro
virút.
- Sự dịch mã: Từ khuôn mRNA tổng hợp protein theo bộ ba codon và bảng mã di
truyền, xảy ra trong mạng nội chất tế bào. Phản ứng có sự tham gia của ribo thể,
tRNA, các enzyme aminoacyl tRNA synthetaz.
Câu 6: Nêu phương pháp xác định vi khuẩn bằng gen 16S ribosome
- Nghiên cứu đoạn gen 16S ribosome của vi khuẩn người ta thấy có chứa một số trình
tự base nitro có tính bảo tồn rất cao trong một loài. Dựa vào đặc điểm này có thể xác
định vi khuẩn.
- Các bước tiến hành:
 Ly trích DNA từ mẫu bệnh phẩm
 Thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi dùng chung hoặc cặp mồi đặc hiệu.
 Mồi dùng chung (univesal primers): kết quả PCR sẽ được giải trình tự, sau đó
dùng phần mềm BLAST trong cơ sở dữ liệu của NCBI để so sánh và tìm ra
loài vi khuẩn.
 Mồi đặc hiệu (specific primers): Nếu sản phẩm PCR có kích thước đúng của
nhà cung cấp thì xác định được tên loài vi khuẩn. Nếu không có sản phẩm
PCR hoặc sản phẩm có kích thước không đúng của nhà cung cấp thì chưa xác
định được vi khuẩn.
Câu 7: Trình bày kỹ thuật điện di DNA trên gel agarose
- Nguyên tắc:
là kỹ thuật dùng điện trường để phân tách các đoạn DNA có độ dài khác nhau trong
một hỗn hợp. DNA có điện tích âm, sẽ di chuyển về cực dương trong điện trường
- Vật liệu:
Gel agarose là vật liệu có các lỗ rỗng kích thước nhỏ phù hợp với DNA. Trong môi
trường này các đoạn DNA ngắn sẽ di chuyển nhanh hơn các đoạn DNA dài. Sau một
thời gian nhất định các đoạn DNA có kích thước gần bằng nhau sẽ tập trung tại một
vạch (băng) riêng biệt.
Tốc độ di chuyển tỷ lệ nghịch với nồng độ agarose và tỷ lệ thuận với cường độ dòng
điện một chiều. Cần điều chỉnh tốc độ phù hợp để các vạch DNA tách biệt rõ ràng.
Để có thể tách biệt các đoạn DNA sai khác nhau chỉ 1 nucleotide thì phải dùng gel
acrilamid.
- Nhận diện DNA:
Để quan sát được các vạch DNA, có thể dùng chất phát huỳnh quang như ethybium
bromide, sybl green để nhuộm DNA. Các chất phát huỳnh quang sẽ gắn kết với sợi
đôi DNA. Khi chiếu tia cực tím (UV) chất huỳnh quang sẽ phát ra tia bức xạ có bước
sóng trong vùng ánh sáng khả kiến (nhìn thấy được). Trong kỹ thuật này cần lưu ý
ethybium bromide là chất độc, có thể gây ung thư, các thao tác phải cẩn thận, đảm
bảo an toàn cho kỹ thuật viên.
Câu 8: Trình bày nguyên tắc ly trích ADN.
Bước 1: Phá màng tế bào, màng nhân: nghiền tế bào, mô trong dung dịch chất tẩy (SDS) và
proteinase để phá vỡ màng tế bào, màng nhân, giải phóng DNA ra môi trường đồng thời
phân hủy các protein liên kết với DNA.
Chất tẩy là phân tử lưỡng cực, sẽ kết hợp với protein màng và các phân tử phospholipid làm
phá vỡ cấu trúc màng. Chất tẩy ion hóa có tác dụng phá màng mạnh, chất tẩy không ion hóa
có tác dụng phá màng nhẹ hơn.
Bước 2: Loại protein
Sau khi phá vỡ tế bào, DNA sẽ được trộn lẫn với các thành phần khác của tế bào chủ yếu là
protein trong dung dịch. Việc quan trọng lúc này là tách DNA ra khỏi thành phần protein
của tế bào. Để thực hiện bước này người ta chủ yếu sử dụng hỗ hợp Phenol/Chloroform.
Phenol-Chloroform không tan trong nước nhưng có khả năng làm biến tính protein. Do đó,
protein sẽ bị tủa lại khi gặp phenol. Trong khi đó DNA thì không bị tủa bởi phenol nên vẫn
tan trong nước. Khi ly tâm phenol/Chloroform nặng sẽ lắng xuống dưới, protein tủa sẽ nằm
tại danh giới của nước và phenol, còn DNA thì nằm lại trong pha nước ở phía trên. Thu pha
nước chứa DNA này để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 3: Tủa nucleic acid
Sau bước tủa protein, DNA thu được nằm trong dung dịch với dung môi là nước. Sử dụng
Ethanol hoặc Isopropanol để tủa DNA trong dung dịch. Sau đó ly tâm để thu cặn DNA. Cặn
DNA này có thể được rửa trong Ethanol 70% một hoặc hai lần để loại bỏ Isopropanol làm
sạch mẫu. Tiếp theo để cho bay hơi cồn và huyền dịch hóa cặn DNA thu được trong đệm
TE hoặc EDTA, trữ ở -200C.
Bước 4: Đánh giá chất lượng DNA
Dùng Phương pháp quang phổ để đánh giá độ tinh khiết của DNA:
Bước sóng cực đại hấp thu của DNA là 260 nm, của protein là 280 nm. Đo mật độ quang
của mẫu lần lượt tại hai bước sóng và đánh giá mức độ tinh sạch của mẫu theo tỷ số OD
OD260 nm/OD280 nm ≈ 1,8 – 2,0 à DNA tinh sạch
OD260 nm/OD280 nm < 1,8 à Mẫu bị nhiễm tạp chất
OD260 nm/OD280 nm > 2,0 à DNA bị biến tính
Câu 9: Kháng thể sơ cấp, kháng thể thứ cấp là gì? Nêu ứng dụng trong chẩn đoán virus.
- Kháng thể sơ cấp (primery antibody):
Là kháng thể miễn dịch được tạo ra bởi một động vật có hệ miễn dịch (có xương
sống và có vú) khi bị nhiễm khuẩn
- Kháng thể thứ cấp (second antibody)
Khi lấy kháng thể sơ cấp chủng cho một động vật khác, phần hằng định của kháng
thể này sẽ là kháng nguyên, gây đáp ứng miễn dịch trong vật chủ và sản xuất kháng
thể, gọi là kháng thể thư cấp.
Khi cho kháng thể thứ cấp tiếp xúc với kháng thể sơ cấp, liên kết kháng nguyên –
kháng thể sẽ xuất hiện. Phần hằng định của kháng thể sơ cấp sẽ liên kết đặc hiệu với
phần biến đổi của kháng thể thứ cấp.
- Ứng dụng trong chuẩn đoán:
Trong kỹ thuật xét nghiệm ELISA sanwich, phần hằng định của kháng thể thứ cấp
được gắn với một enzyme liên hợp hoặc một chất phát huỳnh quang giúp phát hiện
kháng thể sơ cấp và do đó phát hiện kháng nguyên cần chẩn đoán.
CÂU 10:
Cho một đoạn gen mã hóa tổng hợp protein có trình tự base nito như sau:
3’ATTGTACCATTATTGCCGCTATAGTACTGCATTACG5’
Trình bày trình tự acid amin của đọan gen trên
ADN: 3’ATTGTACCATTATTGCCGCTATAGTACTGCATTACG5’
ARN: 5’UAACAUGGUAAUAACGGCGAUAUCAUGACGUAAUGC3’
Protein: Methyonin – valin – isoleucin – threonin – alanin – isoleucin – serin
Câu 11: Real time PCR
Real time PCR là kỹ thuật nhân bản DNA

You might also like