You are on page 1of 10

Review

CH1. INTRODUCTION TO MOLECULAR BIOLOGY


1. Sinh học phân tử có liên hệ mật thiết với?
2. Ứng dụng của sinh học phân tử?
 Ứng dụng sinh học phân tử trong y học là phương pháp chẩn đoán tiên tiến, hỗ trợ
điều trị trúng đích, đặc biệt là trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng, ung
thư, bệnh di truyền và chẩn đoán trước sinh
CH2. DNA, CHOROMOSOME AND GENOME
3. DNA (viết tên tiếng anh đầy đủ)?
 Deoxyribonucleic acid
4. Thành phần của nucleotide? nucleoside? Có bao nhiêu loại base?
 Thành phần của nucleotide: sugar photphate+base= nucleotide
 2 nu liên kết theo chiều dọc (lk CHT), 2 nu liên kết theo chiều ngang (lk hidro)
 Thành phần của nucleoside: 1 nhóm đường 5C+ 1 base nito= nucleoside
5. Thành phần cơ bản của 1 chromosomes (NST)? Homologous chromosome or
homologs là gì? Chromatin là gì?
 Thành phần cơ bản của chromosomes (NST): là cấu trúc mang thông tin di truyền,
là phức hợp của protein và DNA
 Homologous chromosome or homologs là NST đồng dạng
 Chromatin là chất nhiễm sắc hoặc là nhiễm sắc chất là DNA ở dạng khối đồng nhất
khó phân biệt rõ chi tiết
6. Nucleosome gồm? Đường kính lần lượt của các bậc cấu trúc NST?
 Nucleosome gồm:
- Phức hợp của DNA và protein
- H2A, H2B, H3 và H4
- DNA (146bp) quấn quanh 1 phân tử protein loại Histione (Histone mang nhiều
lysine và agrinine mang điện tích dương)
 Đường kính lần lượt là: 2nm, 11 nm, 30nm, 300 nm, 700 nm và 1400 nm
7. Vai trò của ATP-Dependent Chromatin remodelling complexes?
 Vai trò giúp sắp xếp lại nucleosome trên DNA tuỳ theo nhu cầu của tế bào
8. Tiến hóa bộ gene do (2 lý do cơ bản)? Gene bảo tồn là gì?
 Tiến hoá bộ gene do: sai sót trong quá trình sao chép, tái tổ hợp hoặc sửa chữa
DNA; Gene nhảy
 Gene bảo tồn là gene thay đổi rất ít theo thời gian
9. Ở nam và nữ có bao nhiêu NST khác nhau về hình dạng?
 Duy nhất 1 NST số 23 do đó là NST giới tính
CH3. DNA REPLICATION, REPAIR AND RECOMBINATION
10.DNA nhân đôi ở pha nào của chu kì tế bào?
- DNA nhân đôi trong pha S
11.Kể tên tất cả các loại enzyme/proteins tham gia vào quá trình nhân đôi DNA? (vai
trò tự xem)
 Gyraza (còn được gọi là topoisomeraza II): Làm duỗi thẳng phân tử DNA
 Hêlicaza (helicase): dãn xoắn và tách hai mạch đơn do cắt các liên kết hydro
 DNA polymeraza: DNA polymeraza I: cắt RNA mồi, tổng hợp mạch polinucleotide
mới
 DNA polymeraza II: sửa sai sau khi nối các đoạn okazaki
 DNA polymeraza III: lắp ráp nu, kéo dài mạch đơn mới
 Ligase: nối các đoạn okazaki.
 Primerase (RNA polymeraza):Tổng hợp đoạn mồi
 Ngoài ra còn có: Prôtêin SSB: giúp hai mạch đơn không bị dính lại vào nhau để các
enzym hoạt động
Review
 Telomerase: hạn chế sự cố đầu mút. Chỉ có trong tinh hoàn và buồng trứng,ở tất cả
các tế bào sinh dưỡng enzim này không hoạt động
 Rnase H: phân huỷ RNA primer
12.Năng lượng cần cho nhân đôi có nguồn gốc từ?
13.Hoạt tính của DNA polimerase III?
 Hoạt tính 3’ 5’ exonuclease
14.DNA polimerase III tổng hợp mạch mới theo chiều?
 Tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’
15.DNA polimerase III xúc tác hình thành liên kết gì?
 Enzyme xúc tác hình thành liên kết cộng hoá trị giữa nhóm phosphate của 1
nucleotide với đường deoxyribose của nucleotide tiếp theo
16.Vai trò của 2 loại DNA topoisomerase?
 Topoisomerase I: tạo đứt gãy trên mạch đơn
 Topoisomerase II: tạo đứt gãy trên mạch đôi
17.Ở Prokayote và Eukaryote có bao nhiêu Replication origin?
 Prokaryote có 1 replication origin
 Eukaryote có nhiều replication origin
18.Một replication origin chứa?
 Một replication origin chứa: vị trí gắn ORC (origin recognition complex); chuỗi
DNA giàu A và T
19.Histon được tạo ra ở pha nào của chu kì tế bào?
 Histione proteins tạo ra ở pha S, trong suốt quá trình sao chép DNA
 ở 1 nucleosome có DNA replication, histone bị đẩy ra và tách thành H3-H4 và
H2A-H2B
 H3-H4 có thể liên kết ngẫu nhiên lại với nucleosome mới, những H2A-H2B thì
thay mới hoàn toàn
20.Khi DNA polymerase III tổng hợp các đoạn Okazaki, chiều dài của mỗi đoạn =?
(Ở Eukaryote: ~ 200 nu)
 Chiều dài của mỗi đoạn bằng với chiều dài của khoảng cách giữa 2 nucleosomes
21.Telomerase là một ribonucleoprotein, gồm?
 Telomerase là một ribonucleoprotein, gồm:
- Telemerase RNA (Htr) : cung cấp đoạn RNA primer cho HTERT
- HTERT: human telomerase reverse transcriptase, tạo ra cDNA từ RNA primer
22.Ch1 có hỏi cấu trúc cơ bản của 1 chromosomes, vai trò của 3 vùng trên
chromosomes?

23.Các enzyme tham gia vào sửa chữa base sai? (Vai trò tự xem)
 DNA glycosylase: nhận biết base DNA bị sai và xúc tác phân cắt để loại base sai
 AP endonuclease và phosphodiester để lại bỏ nu có base sai
 DNA polymerase: tổng hợp nu mới
 DNA ligase: nối nu mới vào mạch
24.Các enzyme tham gia vào sửa chữa nucleotide sai? (Vai trò tự xem)
 Excision nuclease và DNA helicase: tìm vị trí có sai sót trong mạch DNA, phân cắt
vùng có đoạn DNA sai
 DNA polymerase: tổng hợp đoạn DNA mới
 Ligase: nối đoạn mới vào chuôi DNA
25.Vai trò của Homologous recombinant ( sự trao đổi chéo) ?
 Homologous recombinant: trao đổi đoạn DNA giữa các homologous DNA (NST
tương đồng)
 Giúp trao đổi thông tin di truyền trong quá trình meiosis(giảm phân)
Review
 Vai trò trong sửa chữa

CH4. TRANSCRIPTION( PHIÊN MÃ)


26.Để phiên mã cần?
 Cần có mạch khuôn DNA
 Ribonucleoside 5’ triphosphates
 DNA dependent RNA polymerase
27.RNA polymerase ở Prokaryote gồm?
 Ở sinh vật nhân sơ RNA polymerase chỉ có 1 loại để tổng hợp tất cả các loại RNA
28.Ở Prokaryote và Eukaryote có mấy loại RNA polimerase?
 Ở sinh vật nhân thực có 3 loại: RNA polymerase I, II, III
29.Sự gắn RNA polymerase với Promoter? Các bước của quá trình phiên mã ở
Prokaryote và Eukaryote (tự xem)
 Promoter là vị trí bắt đầu phiên mã, gắn vào DNA và khởi động quá trình phiên mã
 Các bước phiên mã ở Prokaryote: khởi đầu, kéo dài, kết thúc
- Khởi đầu: RNA polymerase gắn vào promoter
Hình thành transcription bubble
RNA polymerase bắt đầu tổng hợp RNA
Nhân tố signma tách ra
- Kéo dài: RNA polymerase di chuyển dọc theo mạch khuôn DNA, tổng hợp
chuỗi RNA theo chiều 5’-3’
RNA polymerase có cơ chế proofreading đây là cơ chế đọc lại để
loại bỏ các ribonucleotide sai
- Kết thúc theo 2 cơ chế: phụ thuộc yếu tố Rho và độc lập với yếu tố Rho
 Phụ thuộc yếu tố Rho: RNA hình thành cấu trúc “hairpin”
(kẹp tóc) với trình tự giàu U; liên kết giữa RNA và DNA bị
phá vỡ, giải phóng mạch RNA mới được tổng hợp kết thúc
phiên mã
 Độc lập yếu tố Rho: hình thành vòng 6 phân tử Rho protein;
Rho protein phá vỡ liên kết H giữa DNA và RNA giải phóng
RNA kết thúc phiên mã
 Các bước phiên mã ở Eukaryote: gắn nhân tố phiên mã, khởi đầu, kéo dài, kết
thúc
- Gắn nhân tố phiên mã: TF( transcription facter) giúp nhận biết trình tự
promoter và gắn RNA polymerase vào promoter
- Khởi đầu:
- Kéo dài: ribonucleotides mới được thêm vào đầu 3’ của RNA
RNA polymerase di chuyển về trước và tháo xoắn DNA nhờ TF II-H
nhân tố kéo dài (EF) giúp kéo dài quá trình phiên mã
- Kết thúc: nhờ quá trình polyadenylation
30.mRNA processing in Eukaryote gồm 3 bước? Trình bày từng bước? (tự xem)
 mRNA processing in Eukaryote gồm 3 bước: 5’ capping, mRNA splicing,
polyadenylation
- 5’ capping: thêm methylated guanine vào đầu 5’ của mRNA
capping bắt đầu khi RNA được tổng hợp 20-40 nu
- mRNA splicing: là quá trình cắt intron và nối exon
vai trò giúp tạo ra nhiều mRNA từ 1 gen ban đầu, làm tăng
tính đa dạng sinh học
Review
snRNP (small nuclear ribonucleoprotein) : phức hợp của
protein và RNA có vai trò trong mRNA splicing ; nó gắn vào pre-mRNA tạo
thành phức hợp spliceosome thực hiện quá trình phân cắt intron và nối exon
- polyadenylation : là quá trình cuối cùng của RNA processing, cần thiết cho
việc dừng quá trình phiên mã ; gắn đuôi poly A ở đầu 3’ của chuỗi mRNA
31.Các bước capping? Vai trò của 5’ capping?
32. Vai trò của RNA splicing? Trình tự trên pre-mRNAđể thực hiện splicing? Ở
TRÊN
CH5. TRANSLATION(DỊCH MÃ)
33.Mã di truyền ở DNA, mRNA, tRNA gọi là gì? Tính chất của mã di truyền?
 Mã di truyền ở DNA là mã bộ 3
 mRNA là RNA thông tin giúp truyền đạt thông tin di truyền
 tRNA là RNA vận chuyển giúp vận chuyển các amino acid
 Tính chất của mã di truyền
+Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
+ Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ
một vài ngoại lệ).
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).
+ Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại
axit amin, trừ AUG và UGG).
34.Đặc điểm của 3 loại RNA và vai trò? (tự xem)
 mRNA: truyền đạt thông tin di truyền
- Open reading frame (ORF): đoạn mRNA được dịch mã, là chuỗi các codon,
bắt đầu từ start codon và kết thúc ở stop codon
+ ở sinh vật nhân sơ mRNA gồm nhiều ORF
+ ở sinh vật nhân thực mRNA chỉ có 1 ORF
- Ribosome binding site (RBS): một chuỗi trình tự ribonucleotides của mRNA
nằm ở phía trước start codon, là vị trí gắn của ribosome trong quá trình dịch

+ ở Prokaryote: Shine-Dalgarno 5’-AGGAGG-3’
+ ở Eukaryote: Kozac 5’G/ANNAUGG-
 rRNA: tham gia tổng hợp ribosome
- ribosome gồm 2 tiểu phần:
+ Prokaryote: 30S và 50S
+ Eukaryote: 40S và 60S
- Các tiểu phần ribosome được tạo thành từ nhiều proteins và rRNAs
- Khi không dịch mã, hai tiểu phần tách nhau ra ở cytoplasm
- Ribosome có 3 vị trí gắn cho tRNA:
+ A: gắn aminoacyl-tRNA
+ P: gắn tRNA có mang chuỗi polypeptide đang được tổng hợp (peptidyl-
tRNA)
+ E: gắn tRNA tự do chuẩn bị rời khỏi ribosome
- Ở prokaryote, phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời
- Một mRNA được dịch mã bởi nhiều ribosome gọi là polysome
 tRNA: theo cấu trúc “cỏ 3 lá”. Vai trò vận chuyển các amino acid
35.Trình bày các bước của quá trình dịch mã? So sánh sự khác nhau của quá trình
khởi đầu dịch mã ở Prokaryote và Eukaryote?
 Dịch mã có 3 bước: khởi đầu, kéo dài và kết thúc
Review
- Khởi đầu ở Prokaryote:
+ Tiểu phần nhỏ của ribosome gắn với mRNA tại vị trí Shine-Dalgarno nhờ
các nhân tố khởi đầu(IFs)
+ Gắn aminoacyl-tRNA mang amino acid khởi đầu đến vị trí start codon
+ Gắn tiểu phần lớn của ribosome
+ Tetracyclines là kháng sinh ức chế tổng hợ protein ở vi khuẩn bằng các ức
chế aminoacyl-tRNA vào phức hợp mRNA-ribosome.
- Kéo dài:
+ Aminoacyl-tRNA gắn vào vị trí A (nhờ nhân tố kéo dài EFs)
+ Hình thành liên kết peptidul-tRNA chuyển từ vị trí A sang P
+ tRNA rời khỏi ribosome
- Kết thúc:
+ Khi stop codons vào vị trí A, các nhân tố kết thúc (RFs) gắn vào vị trí A.
RFs xúc tác hình thành liên kết peptide giữa chuỗi polypeptide và nước, tách
polypeptide khỏi ribosome
+ RFs rời khỏi ribosome
+ Hai tiểu phần ribosome tách nhau ra
36.Các con đường biến đổi sau dịch mã? (Loại bỏ signal sequences 15-30; Biến đổi
Amino Acid; Thêm Lipid; Thêm nhóm Prosthetic; Hình thành cầu nối Disulfide;
Phân cắt polypeptide thành dạng trưởng thành; Gấp cuộn) (tự xem)
 Loại bỏ signal sequences: 15-30 aa ở đầu N của một số protein đóng vai trò
hướng protein đến vị trí mục tiêu; signal sequences bị cắt bỏ nhờ peptidase
 Biến đổi amino acid: acetylation, phosphorylation, methylation, caboxylation,
hydroxylation, glycosylation
 Glycosylation: gắn các nhóm đường vào protein gồm
+ N- linked glycosylation: gắn vào N của Asparagine
+ O- linked glysosylation: gắn vào O của Serine và Threonine
 Hình thành cầu nối Disulfide: là hình thành liên kết S-S giữa 2 phân tử cysteine
 Phân cắt polypeptide thành dạng trưởng thành: chuyển từ precusor polypeptide sang
polypeptide trưởng thành nhờ hoạt động cắt của enzyme
 Gấp cuộn: nhờ hoạt động của chaperons
CH6. GENE EXPRESSION REGULATION
37.Điều hòa hoạt động gene là gì?
 Điều hoà hoạt động của gene là điều hoà lượng sản phẩm của gen tạo ra
38.Dựa vào số lượng sản phẩm được tạo ra có 2 loại gene gì?
39.Trình bày 2 phương thức điều hòa chủ yếu?
 Hai phương thức điều hoà chủ yếu là: Lac operon và Lac mechanism
- Lac operon gồm có: P, O, các gen ZYA
 Lac mechanism:
- Không có lactose, có glucose: giảm tổng hợp của enzyme biến dưỡng lactose
- Có lactose, không có glucose: tăng tổng hợp enzyme
- Có lactose và có glucose: giảm tổng hợp enzymes
40.Cấu trúc của 1 Operon Lac gồm? Gen LacI có thuộc Operon Lac không?
 Gồm 3 phần: vùng khởi động P, vùng vận hành O, các gene cấu trúc Z, Y, A
 Gen LacI không thuộc Operon Lac vì nó nằm ở gene điều hoà nằm ngoài Operon
Lac
41.Ở Eukaryote có mấy cấp độ điều hòa?
Review
 Có 3 cấp độ điều hoà: biến đổi histone, methyl hoá DNA và khuếch đại gen
42.Acetylation histon là gì? Methyl DNA là gì? X-inactivation là gì? Epigenetic
inheritance là gì?
 Acetylation histom là gắn nhóm actyl vào hợp chất
 Methyl hoá ở vị trí cytosine
 Methyl hoá DNA ngăn cản sự gắn của phức hợp phiên mã ức chế phiên mã
Review
43.TRANS factor và CIS factor là gì? Vai trò của Enhancer và Silencer?
 TRANS factor: transcription factors là các nhân tố phiên mã
 CIS factor bao gồm promoter, regulatory sequences (enhancer, silencer)
- Vai trò của Enhancer: làm tăng biểu hiện gen
- Vai trò của Silencer: làm giảm biểu hiện gen
44.Trình bày các quá trình điều hòa sau phiên mã?
 kéo dài PM
 ổn định mRNA
 splicing
 Sự phân cắt mRNA phụ thuộc
- Chiều dài đuôi poly
- Quá trình decapping
45.Biến dưỡng Fe là gì?
 Ferritin: tăng cường dự trự Fe
 Transferrin receptor: tăng cường vận chuyển Fe vào tế bào
46.Khối u gồm mấy loại? Di căn là gì?
 Khối u có 2 loại: lành tính (benign tumor) và ác tính (Maglinat tumor)
 Di căn (metastasis): là quá trình tế vào ung thư xâm nhập vào mô mới
47.2 loại gene có liên quan đến quá trình ung thư là gì?
 2 loại gene là: tumor suppressor genes và active oncogene
48.Nguyên nhân dẫn đến ung thư? (liên quan đến 2 loại gene trên)
 tumor suppressor genes là gene ức chế các tế bào ung thư active oncogene là gene
khởi động tế bào ung thư. Nếu active oncogene lớn hơn tumor suppressor genes thì
sẽ dẫn đến bị ung thư

CH7. NUCLEIC ACID EXTRACTION


49.Trình bày các bước tách chiết Nucleic Acid?
 Có 3 bước chính: phá vỡ tế bào và đồng nhất; tách phân đoạn; tủa DNA
50.Bước 1 - nghiền tế bào và mô trong dung dịch – dung dịch này có vai trò?
 Nghiền tế bào và mô trong dung dịch SDS hoặc Triton X 100 các dung dịch này
có vai trò phá vỡ màng tế bào
51.Bước 2 - Tác dụng của phenol: chloroform?
 Là để làm biến tính protein
52.Bước 3 - Mục đích của việc tủa Nucleic Acid? Trình bày 2 phương pháp tủa
chính?
 Mục đích của tủa DNA
 2 pp là sử dụng ethanol hoặc isopropanol lạnh
53.Tại sao cần tách chiết Nucleic Acid trong điều kiện nhiệt độ thấp?
 Nhiệt độ thấp giúp việc tủa acid nucleic và khiến chúng hình thành một phức hệ
lớn hơn, dễ dàng tạo thành kết tủa dưới lực quay của máy ly tâm.
54.Phương pháp định lượng bằng quang phổ kế là gì?
 Sử dụng tia UV để đo bước song hấp thụ của DNA, RNA
55. Một đơn vị OD260nm tương ứng với? Một dung dịch được xem là sạch (không
tạp nhiễm protein) khi tỉ số OD260nm/OD280nm nằm trong khoảng?
 50µg/ml cho một dung dịch DNA sợi đôi
 40µg/ml cho một dung dịch RNA hay DNA sợi đơn
 Khi tỉ số OD260/280 >1.8 (~1.8 dsDNA; ~2 ssDNA)
56.Nguyên tắc điện di? Tính linh động của phân tử phụ thuộc?
 Nguyên tắc: dựa vào kích thước và điện tích; sử dụng agarose gel để điện di
Review

CH8. DNA HYBRIDIZATION


57.Tm - nhiệt độ nóng chảy của DNA là gì?
 hiệt độ nóng chảy của mồi Tm: Điểm nhiệt độ này được định nghĩa là điểm nhiệt
mà tại đó 50% sợi đôi ADN phân tách nhau và tạo sợi đơn. Điểm nhiệt này rất
quan trọng ở pha gắn mồi, Tm nên nằm trong khoảng 50-65oC.
 Hiểu đơn giản Tm là nhiệt độ mà ở đó 2 mạch DNA tách rời nhau ra
58.Hiệu ứng siêu sắc (hyperchromic effect) là gì?
59.Các yếu tố ảnh hưởng đến Tm?
60.Lai phân tử là gì? Khi hai mạch tách rời, nếu nhiệt độ phản ứng hạ xuống đột ngột thì
sẽ như thế nào?
 Lai phân tử là quá trình sử dụng trình tự mồi (probe) nhận diện và gắn chuyên biệt
vào trình tự mục tiêu để nhận diện trình tự mục tiêu
 Nếu nhiệt độ phản ứng hạ xuống đột ngột thì 2 mạch chúng sẽ bắt cặp trở lại
61.Đặc điểm của lai phân tử?
62.Các yếu tố ảnh hưởng đến lai phân tử?
63.Các kiểu lai phân tử?
 Western blot
 Southern blot
 Northern blot
64.Nguyên tắc lai trong pha lỏng? Các phương pháp phân tích định lượng các phân
tử lai? Ứng dụng?
65.Nguyên tắc, ưu điểm, hạn chế của lai trên pha rắn? So sánh 2 loại màng lai nilon
và nitrocellulose?
66.Các bước của Southern Blot? Northern Blot? Western Blot? Dot and Slot Blot?
67.Nguyên tắc và ứng dụng của lai tại chỗ?
68.Microarray là gì? Ứng dụng?
 Là công cụ hiệu quả để kiểm tra biểu hiện gen, có khả năng kiểm tra biểu hiện đồng
thời của hàng nghìn gen
 Dựa trên nguyên tắc của phương pháp lai giữa DNA probe và DNA mục tiêu
 Sử dụng để kiểm tra biểu hiện gen trong nghiên cứu
 Chuẩn đoán các bệnh liên quan đến biểu hiện gen

CH9. VECTOR AND DNA RECOMBINATION


69.So sánh ưu, nhược điểm của 3 chủng?
70.Khái niệm, ứng dụng và đặc tính của Vector? Có bao nhiêu loại vector? (vai trò
tự xem)
 Vecto là công cụ được sử dụng để mang gen vào tế bào chủ khi thực hiện tạo dòng
 Đặc tính vecto Plasmid là một phân tử DNa sợi kép, nhỏ có thể nhân bản độc lập
trong tế bào
 Có nhiều loại vecto: plasmid, cosmid, bacteriophage vector, BAC, YAC
71.RE: khái niệm, vị trí nhận diện cắt, phân loại RE, 2 kiểu cắt, quy tắc khi sử dụng,
ứng dụng?
 RE: là enzyme cắt giới hạn (Restriction enzyme) là các endonuclease có khả năng
cắt DNA tại hay gần 1 trình tự nhận diện đặt biệt
72.2 nhóm polymerase? Hoạt tính, ứng dụng DNA polimerase I?
 Taq polymerase
Review
 Pfu
73.Hoạt tính, ứng dụng Enzyme phiên mã ngược?
 Enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase) là enzyme có khả năng tổng hợp
cDNA tử RNA
74.Phương pháp tạo DNA tái tổ hợp?
 Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào
 Tạo DNA tái tổ hợp:
- Cắt đoạn DNA của tế bào cho và mở vòng plasmid bằng restriction enzyme
- Nối đoạn vừa cắt vào plasmid tạo thành DNA tái tổ hợp nhờ enzyme ligase
 Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận:
- Biến nạp: dùng muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất
của tế bào để DNA tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng
- Tải nạp: dùng thể truyền là virus lây nhiễm vi khuẩn, chúng mang gen cần
chuyển và xâm nhập vào tế bào chủ
 Phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp
75.Các bước tiến hành tạo thư viện DNA? Ứng dụng?
 DNA bộ gen được chia nhỏ và chèn vào các vecto đưa vào tế bào để lưu trữ
 Cách thành lập:
- Thư viện bộ gene: chứa toàn bộ genome (introns và exons)
- Thư viện cDNA: chỉ chứa thông tin di truyền cần cho biểu hiện (chỉ exons)
76.Protein tái tổ hợp là gì?
 Protein tái tổ hợp (protein ngoại lai) là protein tự nhiên được cải biến bằng công
nghệ DNA tái tổ hợp nhằm nâng cao hoặc thay đổi hoạt tính của chúng.
77.Liệu pháp gene là gì?
 Liệu pháp gen là một kỹ thuật thử nghiệm sử dụng gen để điều trị hoặc ngăn ngừa
bệnh tật. Trong tương lai, kỹ thuật này có thể cho phép các bác sĩ điều trị bệnh bằng
cách chèn gen vào tế bào của bệnh nhân thay vì sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
CH10. PCR
78.PCR là gì? Đặc tính của phản ứng PCR? Mồi là gì?
 PCR (polymerase chain reaction) là kỹ thuật khuếch đại in vitro một đoạn DNA
 Mồi là Primers khoảng 20-30 bp: là đoạn DNA tự tổng hợp, có khả năng bắt cặp bổ
sung với 1 đoạn của DNA cần khuếch đại
79.Thành phần của phản ứng PCR?
 Enzyme polymerase chịu nhiệt
 Buffers and MgCl2 (100 mM Tris-HCl, pH 8.3, 500 mM KCl, 15 mM MgCl2,
0.1% gelatin)
 Deoxynucleoside triphosphates (dNTPs)
 Template DNA
 Primers (đoạn mồi)
80.3 giai đoạn của phản ứng PCR?
 3 giai đoạn: biến tính dsDNA, bắt cặp mồi, kéo dài dsDNA
- Biến tính dsDNA: nhiệt độ 90-95℃; DNA tách thành 2 mạch đơn
- Bắt cặp mồi: nhiệt độ 45-60℃ (tuỳ thuộc vào nhiệt độ nóng chảy của mồi);
mồi gắn vào DNA khuôn
- Kéo dài: nhiệt độ ~72℃; DNA polymerase gắn vào mồi và kéo dài DNA
81.Các yếu tố ảnh hưởng đến PCR?
 DNA mẫu
 Enzyme
 Mồi và nhiệt độ lai
 Các thành phần bổ sung
Review
 Số lượng chu kỳ
 Thiết bị và dụng cụ cho phản ứng PCR
82.Ứng dụng của PCR?
 Sản xuất mẫu dò
 Khuếch đại số lượng RNA
 Định lượng bằng PCR
 Gene cloning
 Chẩn đoán phát hiện bệnh
 Nghiên cứu phát triển thuốc
 Nghiên cứu biểu hiện gen
 Giải trình tự gene
83.Hạn chế của PCR?
 Kích thước trình tự cần khuếch đại
 Sự ngoại nhiễm
 Các sai sót do Taq polymerase
 Do độ nhạy cao nên dễ có khả năng dương tính giả
84.Real-time(qPCR); Reverse transcription PCR (RT-PCR); RT-qPCR là gì?
 Real-time (qPCR): là kỹ thuật PCR kết hợp với định lượng sản phẩm tạo ra
 Reverse transcription PCR (RT-PCR): là kỹ thuật kết hợp phiên mã ngược và phản
ứng PCR
 RT-qPCR là phản ứng kết hợp RT-PCR và real-time PCR
CH11. CURRENT TREND IN MOLECULAR BIOLOGY
85.Trình bày về Bioinformatics; miRNA; Stem cells?

You might also like