You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG MÔN VẬT LIỆU SINH HỌC

Câu 1:Nêu khái niệm, yêu cầu, tính chất, phân loại, và hoạt tính sinh học của
VLSH? Phân tích chất tương thích sinh học của vật liệu sinh học với cơ thể?
- Khái niệm: Một VLSH là một chất hay bất kỳ chất nào (không phải là thuốc)
có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp được dùng, điều trị hay thay thế mô, cơ
quan hay chức năng của cơ thể (Viện nghiên cứu SK Hoa kỳ - NIH)
- Yêu cầu:
+ Tính tương thích sinh học: VLSH không gây phản ứng không tốt cho vật chủ
+ Có khả năng khử trùng dưới mọi hình thức khác nhau (tùy từng vật liệu):Nhiệt
ẩm, hóa chất, tia,…
+Có chức năng phù hợp với các bộ phận mới thay thế.
+ Có khả năng tạo hình theo yêu cầu bằng công nghệ chế tạo
- Phân loại:
+Theo nguồn gốc :
 VLSH có nguồn gốc sinh học : mô mềm và mô cứng.
 VLSH có nguồn góc tổng hợp :kim loại, polymer, gốm , composit)
+Theo khả năng tồn tại:
 VLSH trơ (ko phân hủy): van tim cơ học cần ổn định , không phân
hủy theo thời gian.
 VLSH phân hủy :CN mô xương, khung nâng đỡ polymer)
- Tính chất:
+ Đàn hồi: hầu hết các vật rắn đều có tính đàn hồi nếu không chịu được tác dụng
lực quá lớn .
+ Độ cứng : Độ cứng là một đơn vị đo độ biến dạng dẻo và được định nghĩa là lực
trên một đơn vị diện tích của vết lõm hoặc vết đâm xuyên. Độ cứng là một trong
những thông số quan trọng nhất để so sánh các đặc tính của vật liệu. 
+ Sức bền : : sức bền của vật liệu được định nghĩa là ứng suất lớn nhất có thể chịu
được trước khi xảy ra đứt gãy. 
+ Ứng suất và sức căng: Khả năng chịu tải gọi là ứng suất, độ biến dạng của vật
liệu gọi là sức căng
+ Độ nén: Ứng suất N/m2 (Pascal)
+ Tính đẳng hướng: Vật có cùng đặc tính trên mọi hướng
+ Độ mỏi: Độ cứng và độ dẻo. Đây là tính chất quan trọng
+ Độ bền: Khả năng chịu đựng áp lực của vật liệu
- Hoạt tính sinh học của VLSH:
+ Vật liệu hoạt tính sinh học là loại vật liệu khi cấy ghép trong cơ thể con người sẽ
xảy ra các tương tác hóa học giữa vật liệu với môi trường sống.
+ Vật liệu trơ sinh học là vật liệu khi đưa vào cơ thể con người chúng không có bất
cứ một tương tác hóa học nào với môi trường sống.
+ VD: HA (hydroxyapatite) có thành phần khoáng giống xương độ tương thích
sinh học cao với các tế bào và các mô dẫn đến sự tái sinh xương nhanh mà không
bị cơ thể đào thải; kim loại như Ti, Ni,..
- Phân tích chất tương thích sinh học của vật liệu sinh học với cơ thể:
+ Độc tính: VLSH không có độc tính – Tiêu chuẩn đánh giá VLSH
+ Tính tương hợp sinh học: Đặc tính duy nhất có trong khoa học VLSH
+ Sự lành hóa vết thương: Tiến trình đặc trưng của VLSH khi cấy ghép vào cơ thể
sống. Quan sát sự bình thường của vết thương.
+ Vị trí giải phẫu cấy ghép VLSH
+ Yêu cầu chức năng và cơ học: VLSH phải đáp ứng chức năng và có độ bền với
chức năng đó.
Câu 2: Nêu ứng dụng của VLSH trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình?
- Silicone là một hợp chất cao phân tử (polymers) có tên hóa học là
dimethylpolysiloxane, với thành phần chủ yếu là silicon kết hợp với oxygen,
carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl
- Bằng cách biến đổi các kiểu liên kết cấu trúc phân tử người ta tạo được các dạng
tồn tại khác nhau của silicon như dạng lỏng (fluid), dạng gel, dạng dẻo, dạng
rắn.
- Silicon (Si) là một nguyên tố hóa học phổ biến trong tự nhiên, đứng hàng thứ hai
sau Oxygen, chiếm 27,5 % tỉ trọng vỏ trái đất
- Người ta sử dụng các kỹ thuật tách Oxygen ra khỏi hợp chất SiO2 để thu lấy
silicon. Từ silicon này mới chế tạo ra hợp chất silicone polymer.
+ Silicone dẻo (silastic): Silicone dạng này rất quen thuộc với giới làm đẹp vì nó
chính là các loại miếng ghép cấy độn cho nhiều vùng cơ thể: sống mũi, cằm, má,
bắp chân, cơ ngực, mông v.v... gọi tiếng anh rất thông dụng là implant. Ngoài
những đặc tính chung, các loại implant này còn có nhiều ưu điểm thuận lợi cho sử
dụng như mềm mại, dai, chắc, dễ thao tác khi phẫu thuật, dễ đẽo gọt chỉnh sửa
theo yêu cầu, dễ tạo hình theo hình dạng của cơ quan cần cấy ghép.
- Vật liệu gốm sinh học Hydroxyapatit(HAp):
+ Gốm sinh học có thể thay thế các bộ phận xương bị chấn thương trong cơ thể
con người mà không hề có phản ứng phụ nào, đó là các dạng xi măng y sinh dùng
để hàn xương, các dạng khoáng chất được sử dụng làm thuốc để chữa các bệnh
thoái hoá xương…
+ Vật liệu gốm được dùng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như: thay thế
răng, xương bã chè, xương hông, gân, dây chằng và chữa các bệnh về tim như
thay van tim…
+ HAp là các hợp chất có hoạt tính và tương thích sinh học tốt nhất. Xu hướng
gần đây trên thế giới là tổng hợp các dạng vật liệu có kích thước micro và đặc biệt
là vật liệu có kích thước nano nhằm tăng diện tích bề mặt của vật liệu từ đó tăng
khả năng phản ứng và tính tương thích của chúng.
- Composite cacbon
+ Nhẹ, dễ lắp ráp ráp, độ bền cao… là đặc điểm của loại chân giả bằng vật liệu
composite cacbon.
+ Chân giả làm bằng nhựa composite cacbon có độ bền 3 năm, có chức năng
gần giống chân thật. Cấu tạo khớp gối có có độ nảy, độ văng tốt hơn và do có lò
xo nên dễ dàng lắp ráp, hỏng bộ phận nào thay bộ phận đó.
Câu 3:Nêu khái niệm, tính chất của VLSH và những biểu hiện trong quá trình cấy
ghép VLSH? Trình bày quá trình đánh giá tương hợp của VLSH?
- Khái niệm: Một VLSH là một chất hay bất kỳ chất nào (không phải là thuốc)
có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp được dùng, điều trị hay thay thế mô, cơ
quan hay chức năng của cơ thể (Viện nghiên cứu SK Hoa kỳ - NIH).
- Tính chất:
+ Đàn hồi: hầu hết các vật rắn đều có tính đàn hồi nếu không chịu được tác dụng
lực quá lớn .
+ Độ cứng : Độ cứng là một đơn vị đo độ biến dạng dẻo và được định nghĩa là lực
trên một đơn vị diện tích của vết lõm hoặc vết đâm xuyên. Độ cứng là một trong
những thông số quan trọng nhất để so sánh các đặc tính của vật liệu. 
+ Sức bền : : sức bền của vật liệu được định nghĩa là ứng suất lớn nhất có thể chịu
được trước khi xảy ra đứt gãy. 
+ Ứng suất và sức căng: Khả năng chịu tải gọi là ứng suất, độ biến dạng của vật
liệu gọi là sức căng
+ Độ nén: Ứng suất N/m2 (Pascal)
+ Tính đẳng hướng: Vật có cùng đặc tính trên mọi hướng
+ Độ mỏi: Độ cứng và độ dẻo. Đây là tính chất quan trọng
+ Độ bền: Khả năng chịu đựng áp lực của vật liệu
- Những biểu hiện trong quá trình cấy ghép VLSH:
*Khi vật liệu sinh học tiếp xúc với hệ sinh học, các phản ứng sau được quan sát:
+ Lớp protein tự dịch của cơ thể điều hòa nhiều phản ứng của hệ thống tế bào
+ Mô xung quanh vật ghép phản ứng giống như phản ứng của cơ thể với tổn
thương hoặc nhiễm trùng.
+ Các quá trình thủy phân và oxid hóa trong quá trình tiếp xúc giữa vật liệu sinh
học và cơ thể
* Một số chuỗi sự kiện sảy ra sau cấy ghép VLSH: tổn thương, tương tác, hình thành
khuôn nền tạm thời, viêm cấp, viêm mãn, mô hạt, phản ứng thể ngoại lai, phát triển
bao sợi, xơ hóa,...
* Sự viêm trong quá trình cấy ghép:
+ Viêm cấp 1:diễn ra trong thời gian ngắn (vài phút hoặc vài ngày) tùy vào mức độ
tổn thương.
+ Biểu hiện: rỉ dịch và prootein huyết tương,di cư bạch cầu từ máu đến vùng tổn
thương.
+ Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào và tiêu diệt vi sinh vật và các vùng ngoại lai
+ VLSH bị phân hủy hay không thì tùy thuộc vào loại vật liệu.
+ Viêm mãn tính:hiện diện trong các đại thực bào, tế bào lympho, sự tăng sinh máu
vào mô liên kết.
+ Viêm kéo dài dẫn đến viêm mãn tính.
*Sự lành hóa vết thương:
+ Sự hiện diện của tế bào lympho và tương bào đều liên quan đến viêm mãn tính,
khi sự phát triển mô hạt trong đáp ứng ngoại lai được xem là quá trình lành hóa
vết thương bình thường.
+ Tuy nhiên viêm mãn tính kéo dài, tập trung nhiều tế bào lympho thì đó là sự
nhiễm trùng kéo dài
+ Tế bào quan trọng nhất là đại thực bào sản sinh ra một lượng lớn các hoạt chất
sinh học: protease trung tính, yếu tố đông máu, nhân tố tăng trưởng giúp tái tạo,
sản sinh nhiều tế bào, biệt hóa và tái cấu trúc mô
*Độc tính trong cấy ghép VLSH:
+ Hình thành khối u: tăng trưởng quá mức; U lành và U ác tính. Tuy nhiên còn chưa
thống nhất
Câu 4: Nêu ứng dụng của VLSH trong lĩnh vực nha khoa?
 Cấu tạo răng người : có nhiều lớp, từ ngoài vào trong theo thứ tự: men răng, ngà
răng, tủy răng, chân răng, mô nâng đỡ chân răng.
 Răng cấy ghép Implant :là thành tựu khoa học tuyệt vời nhất trong lịch sử nha
khoa cho phép phục hồi lại răng đã mất giống như răng thật cả về phương diện
thẩm mỹ lẫn chức năng
- Có hai loại cấy ghép răng implant:
+ Implant thường
+ Mini implant
 Kim loại và hợp kim được sử dụng rộng rãi để sản xuất những vật phẩm có hình
dáng theo yêu cầu, có độ bền và chịu lực tốt nhờ tính có thể gia công của nó.
- Hầu hết kim loại dùng trong nha khoa là dưới dạng hợp kim.
-Hợp kim cần đáp ứng được các đòi hỏi chung như sau:
+ Phải có tính tương hợp sinh học, không tạo ra độc chất gây nguy hiểm hoặc gây
dị ứng đối với người sử dụng.
+ Phục hình phải có tính kháng ăn mòn và không bị thay đổi trong môi trường
miệng. 
+ Các đặc tính lý học và cơ học, như tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, hệ số
dãn nở vì nhiệt, độ bền… cần được đáp ứng, thoả mãn các giá trị tối thiểu và thay
đổi theo những đòi hỏi khác nhau của các ứng dụng phục hình.
+ Khi gia công, hợp kim cần dễ nấu chảy, dễ đúc, dễ hàn, dễ đánh bóng, ít co,
không phản ứng với vật liệu làm khuôn đúc, kháng mòn, không bị lún khi nung
sứ.
 Sứ nha khoa là một sản phẩm dùng trong nha khoa phục hồi, có bản chất là vật liệu
vô cơ không kim loại, trải qua nung ở nhiệt độ cao để đạt được đặc tính mong muốn
- Sứ gồm hai pha:
+Pha thủy tinh (glassy/vitreous phase) 
+ Pha tinh thể (crystalline phase)
- Đặc điểm cơ học của sứ nha khoa phụ thuộc vào các yếu tố chính sau đây:
+Kích thước tinh thể (của pha tinh thể). 
+ Tỷ lệ về thể tích của pha tinh thể.
+ Độ bền của liên kết, sự chênh lệch đàn hồi
- Thành phần : cao lanh , thạch anh, các chất khác(hàn the, natri caccbon, canxi,...)
 Ciment gắn dính trong phục hình cố định :là vật liệu dùng để lấp kín các khoảng hở
giữa mô răng và vật liệu phục hình, đồng thời tạo sự kết dính vật liệu phục hình vào
mô răng.
- Sự kết dính của 2 mặt chất rắn bởi một chất lỏng có một cơ chế lý hoá phức :
+ Năng lực bề mặt: là sức hút của các nguyên tử ở bề mặt của một tinh thể chất
rắn, tạo nên sức căng bề mặt và tạo nên sự kết dính hoá học với vật liệu khác.
+ Tính thấm ướt: là khả năng của một chất lỏng trải ra trên bề mặt một chất rắn.
Khả năng này tạo ra sức căng bề mặt.
+ Sự kết dính với mô răng
- Tính chất cần có của ciment gắn dính vĩnh viễn
+ Điều kiện sinh học: Vô trùng, pH trung hoà hoặc acid yếu, Làm dịu đau, Che
chở mô rang, Không độc tính, Kìm khuẩn, Phòng ngừa sâu răng.
+ Điều kiện lý hoá: Độ nhớt hơi thấp, Có khả năng thấm ướt, Đông cứng nhanh
và đồng nhất, Không rối loạn bởi độ ẩm chung quanh, Không toả nhiệt, Dính tốt
với mô răng và vật liệu phục hình, Độ cứng không thay đổi, Độ hoà tan yếu trong
đung dịch miệng, không thấm nước, Màu sắc ổn định.
+ Điều kiện cơ học: Độ ép mỏng thấp (<25µ), Hạt mịn, dễ trộn, Co rút yếu khi
chuyển trạng thái.
+ Điều kiện lâm sang: Không mùi vị, sửa soạn và gắn dễ dàng, Lấy phần thừa khỏi
vật gắn, răng, mô mếm tương đối dễ.
- Các loại ciments gắn thông dụng: Ciment phosohate de zinc; Ciment
Polycarboxylate
 Nhựa tổng hợp composite nha khoa
Composite là một vật liệu được cấu tạo bằng cách phối hợp 2 hay nhiều vật liệu có
tính chất khác nhau và không tan vào nhau, sự phối hợp này làm cho vật liệu đạt
được tính chất tốt hơn khi dùng riêng rẽ
- Trong nha khoa composite có chứa 3 phase chính:
+Phase hữu cơ: là khung nhựa còn gọi là thành phần nhựa cơ bản.
+ Phase vô cơ: là các hạt chất độn phân tán đều khắp khối vật liệu.
+ Phase liên kết: là chất nối bề mặt của hạt chất độn vào khung.
Câu 5: Nêu khái niệm, đặc điểm về một số VLSH tự nhiên và VLSH tổng hợp?
Trình bày phương pháp khử trùng và bảo quản VLSH?
 Khái niệm:
+ VLSH tự nhiên là các đại phân tử được cơ thể nhận diện và kháng lại sự phân hủy
của môi trường sinh lý.
+ VLSH tổng hợp là sự hỗn hợp của hai hoặc nhiều thành phần tạo nên những đặc
điểm khác biệt so với đơn thành phần.
 Đặc điểm:
-VLSH tự nhiên:
+ VLSH tự nhiên không gây độc, không kích thích phản ứng viêm mãn tính
+ Có cấu trúc phức tạp nên đòi hỏi công nghệ hiện đại để xử lý và chế tạo
+ Khả năng ứng dụng cao, có thể biến đổi về mặt hóa học
+ Polymer tự nhiên có khả năng bị phân hủy bởi enzyme tự nhiên giúp mảnh ghép có
thể chuyển hóa nhờ cơ chế bình thường
+ Protein thì khả năng đáp ứng miễn dịch cao hơn polysaccharide
+ Các polymer tự nhiên dễ bị phân hủy hay biến đổi hóa học ở nhiệt độ cao
+ Hầu hết các polymer tự nhiên sử dụng hiện nay là chất nền ngoại bào như gân, da,
dây chằng, mạch máu, xương,...
-VLSH tổng hợp:
+ VLSH tổng hợp gồm hai thành phần: chất khuôn nền và chất gia cố. Chất khuôn
nền quyết định tính chất của VL, chất gia cố gia tăng thêm độ bền
+ Phân loại VLSH tổng hợp theo chất khuôn nền: kim loại, gồm và polymer. Phân
loại theo chất gia cố: sợi liên tục, sợi ngắn hay dạng hạt
+ Phương pháp sản xuất VLSH tổng hợp (kéo sợi, ép đùn, ép khuôn) vẫn đang được
nghiên cứu nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của vật liệu này: đồng nhất, độ bền và sự
nhạy cảm với môi trường
 Trình bày phương pháp khử trùng và bảo quản VLSH
- Phương pháp khử trùng:
* Khử trùng được định nghĩa là sử dụng 1 phương pháp vật lý hay hóa học để
hủy diệt toàn bộ những VSV, bao gồm cả những bào tử VSV có tính kháng cao.
* Các phương pháp khử trùng: nhiệt ẩm, nhiệt khô, tia UV, gamma, ethylene
oxide. Các tác nhân này gây biến đổi cấu trúc hoặc chức năng của các đại phân
tử trong VSV dẫn đến gây chết hoặc ức chế khả năng tăng sinh của VSV.
*Các phương pháp khử trùng:
Khử trùng bằng nhiệt:
- Sử dụng yếu tố nhiệt độ kết hợp hoặc không kết hợp với áp suất, độ ẩm để tiêu
diệt VSV
- PP nhiệt ẩm (121 đô C trong 20 min) và nhiệt khô bằng đốt hoặc tia hồng
ngoại ở 134 độ C. PP nhiệt ẩm được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên vật liệu
polymer không thích hợp khử trùng bằng nhiệt sẽ bị phân hủy, làm mềm
Khử trùng bằng khí:
+ Ethylen oxide (EO), CO2, Nito…. EO được sử dụng nhiều trong y khoa khử
trùng những vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ.
+ PP khử trùng bằng CO2 được áp dụng các vật liệu polymer có hình dạng và
cấu trúc phức tạp
+ Vật liệu hydrogel: PP khử trùng bằng EO có thể gây tổn thương đến tính chất
sinh hóa và tính tương hợp sinh học. Khử trùng vật liệu này thường dùng các tia
+ Cơ chế pp khử trùng CO2 có thể làm giảm pH, phá hủy tế bào bằng áp suất
bên trong, biến đổi màng tế bào, bất hoạt enzyme trao đổi chất, kết tủa muối
nội bào.
Khử trùng bằng pp chiếu xạ:
+ Khử trùng chiếu xạ là quá trình vật lý nhằm bất hoạt các VSV nhờ tác dụng
ion hóa của tia bức xạ
+ Tia gamma, electron, X, UV (220-280nm)
+ Yếu tố nhiệt độ và liều lượng chiếu xạ cần phải được xem xét
+ PP khử trùng bằng tia gamma được sử dụng phổ biến trong khử trùng
những sản phẩm y học: chỉ khâu, vật liệu ghép xương, khớp gối
Khử trùng bằng dung dịch:
+ Ethanol có tác dụng khử nước và cô đặc protein do đó gây phá hủy màng và
biến tính protein
+ Hydrogen peroxide (H2O2) là chất oxy hóa mạnh cho phép phá hủy một
lượng lớn yếu tố gây bệnh. H2O2 thích hợp khử trùng vật liệu vô cơ như kim
loại, thủy tinh, gốm và không thích hợp khử trùng các loại vật liệu polymer
- Phương pháp bảo quản VLSH:
Phương pháp làm lạnh:
+ Dùng bảo quản các VLSH cấy ghép ngay sau đó
+ PP trữ lạnh tĩnh: ngâm vào đá tạo nhiệt độ 4 độ nhằm làm giảm quá trình trao
đổi chất nhưng không hình thành tinh thể đá.
+ PP sử dụng máy làm lạnh dòng chảy 10 độ để hạn chế một phần trao đổi chất
Phương pháp đông lạnh:
+ Kỹ thuật đông lạnh là PP sử dụng phổ biến để lưu trữ tế bào, mô. Khi khẩn cấp,
VLSH bảo quản được rã đông và sử dụng cứu người
+ Trong quá trình bảo quản, bổ sung thêm chất phụ trợ như DMSO, glycerol thì
tính thấm của màng tế bào với nước trở nên ít hơn nhiều lần so với bình thường
nhằm tránh gây tổn thương đến tế bào trong qua trình làm lạnh
+ Thách thức tiếp theo là rã đông vật liệu nhằm hạn chế tối đa tổn thương tế bào,
nâng cao tỷ lệ sống sót
Phương pháp đông khô:
+ Kỹ thuật đông khô là phương pháp bảo quản vật liệu bằng cách khử nước vật
liệu đã được đông lạnh. Kỹ thuật này thường dung bảo quản protein
+ Áp dụng bảo quản các bóng liposome trong hệ thống phân phối thuốc
+ Thuận lợi là bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ phòng
+ PP có hai giai đoạn: đông lạnh và làm khô
Sự thủy tinh hóa:
+ Tinh thể đá được hình thành trong quá trình đông lạnh có thể thay thế bằng chất
rắn vô định hình được hình thành trong quá trình thủy tinh hóa
+ Quá trình làm lạnh nhanh chóng ngăn chặn những phân tử chất long cấu trúc
thành khối theo phương pháp thông thường
+ Vai trò của độ nhớt và quá trình đông lạnh nhanh ảnh hưởng đến thủy tinh hóa

Câu 6: Nêu ứng dụng của VLSH trong lĩnh vực hệ tim mạch?
Ứng dụng về tim mạch là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của vật liệu cấy
ghép. Các ứng dụng này bao gồm:
- máy bơm oxy (pumpoxygenator) dùng trong nhiều quy trình giải phẫu;
- máy thẩm tích máu (hemodialyzer) dùng trong điều trị suy thận;
- các ống thông cho mạch máu (như angioplasty_tạo hình mạch);
- máy trợ tim;
- stent và các dụng cụ ghép vĩnh viễn để thay thế các van tim (van tim giả) và động
mạch hỏng (ghép mạch).
Các vật liệu sinh học ứng dụng trong hệ tim mạch thường được cấu tạo từ polymer do sự
đa dạng về thành phần với các đặc tính cơ lý hoàn hảo và có thể dễ dàng tạo ra các
sản phẩm có hình dạng mong muốn.
- Ống thông (stent): Là ống chèn vào một đoạn hay ống dẫn trong cơ thể để ngăn chặn
hoặc chống lại một căn bệnh gây ra co thắt dòng chảy.
- Vật liệu dùng ghép mạch: Dựa theo nguồn gốc, giá thể mạch máu được chia làm 2
loại: giá thể có nguồn gốc tự nhiên và giá thể có nguồn gốc tổng hợp.
+ Giá thể có nguồn gốc tự nhiên: được cấu tạo từ collagen, fibrin, các mô của cơ thể …
+ Giá thể có nguồn gốc tổng hợp: Poly(tetrafluoroethylene) – ePTFE, Darcon
(Polyethylene terephthalate)…
- Vật liệu dùng trong van tim: Van tim nhân tạo được chia thành 2 nhóm: Van tim cơ
học và van tim sinh học
- Bơm oxy: một thiết bị cơ khí tự động được thiết kế để cung cấp tất cả hoặc một phần
công việc mà cơ thể phải tạo ra để đưa khí (chứa oxy) vào và ra khỏi phổi.Bơm oxy được
làm từ poly(tetrafluoroethylene)-PTFE
 Thận nhân tạo: ghép cơ quan từ cơ thể cho hay sử dụng máy thẩm tích máu.Hiệu quả
thanh thải chất tan cao, khả năng siêu lọc, tối thiểu hoặc không có hiện tượng viêm do
tương tác màng – máu, ổn định và an toàn.
 Tim nhân tạo: chỉ được sử dụng cho các bệnh nhân bị suy tim giai đoạn cuối như là một
cách thức để làm cải thiện thời gian sống của người bệnh trong khi họ chờ để được thay
tim sinh học của người cho. Trái tim nhân tạo AbioCor được chế tạo bằng titanium và
chất dẻo, được nối với 4 vị trí: tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, động mạch chủ và động mạch
phổi.
 Van tim nhân tạo: vật thay thế cho một van tim bệnh (van tim bị rò hoặc bị hóa dày,
bị cứng hoặc bị giãn) hoặc bị lọan chức năng. Phân loại: Van tim nhân tạo được chia
thành 2 nhóm là van tim cơ học và van tim sinh học
 Mạch máu nhân tạo:
- Phương pháp tạo: Phương pháp này tạo gía thể từ những phân tử nhỏ, những phân tử
này liên kết với nhau tạo thành giá thể. Những phân tử này có thể là những
monomer tạo thành polymer hoặc phân tử protein như collagen, fibrin.
- Phương pháp “phá”: Phương pháp này tạo giá thể bằng cách khử tế bào
(decellularization). Động mạch khác loài có cấu trúc tương tự như động mạch
người, có số lượng mẫu lớn nhưng gây đáp ứng miễn dịch mạnh. Do đó, để làm
giảm tính kháng nguyên của giá thể khác loài, người ta tiến hành loại bỏ thành phần
tế bào bên trong bởi vì tế bào mang nhiều kháng nguyên, gây đáp ứng miễn dịch
mạnh.

You might also like