You are on page 1of 78

Mục lục

Unit 1: Những điều cần biết trước khi tham gia thị trường Forex ..
............................................................................................................ 1
1. Forex là gì? ................................................................................ 1
2. Giao dịch Forex thực chất là gì? .............................................. 2
3. Cặp tỷ giá là gì? ......................................................................... 2
4. Các phiên giao dịch trên thị trường Forex .............................. 3
5. Thành phần tham gia thị trường Forex ................................... 3
Unit 2: Bí quyết chọn sàn, cặp tiền và khung giờ giao dịch ............ 6
1. Bí quyết chọn sàn giao dịch ...................................................... 6
2. Bí quyết chọn cặp tiền tệ giao dịch phù hợp ................................ 8
3. Bí quyết chọn khung giờ giao dịch phù hợp .............................. 10
Unit 3: Các thuật ngữ Forex cơ bản............................................... 14
1. Thuật ngữ Pip, Point ............................................................... 14
2. Thuật ngữ Spread & Lot ........................................................ 15
3. Thuật ngữ Balance, Floating Profit, Leverage, Margin, Used
Margin ............................................................................................. 17
4. Thuật ngữ Equity, Free Margin, Margin Level, Margin Call,
Stop Out ........................................................................................... 19
Unit 4: Thuật ngữ vào lệnh đơn giản ............................................. 23
1. Market order ........................................................................... 23
2. Limit order .............................................................................. 23

i
3. Stop order ................................................................................ 24
4. Stop Loss - Take Profit ........................................................... 24
Unit 5: 3 Trường phái phân tích kinh điển trong ......................... 25
thị trường Forex .............................................................................. 25
1. Phân tích kỹ thuật ................................................................... 25
2. Phân tích cơ bản ...................................................................... 26
3. Phân tích tâm lý thị trường .................................................... 27
Unit 6: Phân tích cơ bản ................................................................. 28
1. Phân tích cơ bản là gì? ............................................................ 28
2. Các hình thức dữ liệu cơ bản.................................................. 28
3. Lịch kinh tế .............................................................................. 29
4. Có nên sử dụng phân tích cơ bản để giao dịch Forex không?..
.................................................................................................. 30
5. Phân tích cơ bản ảnh hưởng đến phân tích kỹ thuật ............ 31
Unit 7: Nên giao dịch Forex với tài khoản bao nhiêu? ................. 32
1. Tôi cần bao nhiêu tiền để giao dịch Forex? ........................... 32
2. 4 Giai đoạn của đầu tư ............................................................ 33
3. Thông tin tham khảo thêm ..................................................... 34
Unit 8: Xác định xu hướng thị trường Forex ................................ 35
1. Xu hướng thị trường là gì? ..................................................... 35
2. Cấu trúc xu hướng thị trường là gì? ...................................... 37
Unit 9: Risk Reward Ratio trong giao dịch Forex ........................ 38

ii
1. Risk Reward Ratio là gì? ........................................................ 38
2. Tại sao Risk Reward lại quan trọng? .................................... 38
3. Mối quan hệ giữa Risk Reward và Winrate (Ảnh 1) ............ 39
4. Cách tăng tỷ lệ Risk Reward trong giao dịch Forex ............. 40
Unit 10: 6 Cách kiểm soát tâm lý giao dịch ngay lập tức.............. 42
1. Dừng giao dịch khi có chuỗi lệnh thua liên tiếp .................... 42
2. Hạn chế giao dịch khi có chuỗi lệnh thắng liên tiếp.............. 43
3. Tránh giao dịch khi thị trường không thuận lợi ................... 44
4. Ngừng dán mắt vào màn hình ................................................ 45
5. Tối ưu hệ thống giao dịch ....................................................... 46
6. Quản lý vốn chặt chẽ ............................................................... 47
Unit 11: Cách xác định kháng cự và hỗ trợ ................................... 49
1. Hỗ trợ và Kháng cự................................................................. 49
2. Tầm quan trọng của hỗ trợ và kháng cự ............................... 50
3. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự .................................. 51
Unit 12: Cách xác định Trendline .................................................. 57
1. Đường xu hướng (Trendline) ................................................. 57
2. Lý do cần vẽ trendline............................................................. 58
3. Cách xác định Trendline hiệu quả ......................................... 59
UNIT 13: SIÊU CHIẾN THUẬT VỚI TRENDLINE................... 62
1. Cách kết hợp trendline với các chỉ báo khác......................... 62
2. Cách kết hợp trendline với đa khung thời gian .................... 63

iii
Unit 14: 3 sai lầm lớn nhất trader mắc phải khi đặt Stoploss ...... 65
1. Định nghĩa Stoploss................................................................. 65
2. Những sai lầm khi đặt Stop Loss ................................................ 66
Unit 15: 5 Bước đặt Stop Loss ........................................................ 70

iv
Unit 1: Những điều cần biết trước khi tham gia thị trường
Forex

1. Forex là gì?
Forex (ngoại hối) – là sự trao đổi tiền tệ trên thị trường tài chính toàn cầu (viết
tắt của từ tiếng Anh - Foreign Exchange). Khởi điểm của thị trường Forex là vào
năm 1976 sau khi nền kinh tế toàn cầu đã chuyển mình từ "tiêu chuẩn vàng"
sang trao đổi tự do tiền tệ. Bước tiến này được xuất phát từ nhu cầu thực tế về
việc cần thiết của việc luân chuyển tiền tệ tự do giữa các quốc gia với nhau.

Mục đích ban đầu của Forex – chỉ là trao đổi tiền tệ, nhưng theo thời gian mọi
người đã học được cách kiếm tiền trên sự khác biệt của tỷ giá hối đoái và những
sự đầu tư này đã trở thành nguồn thu nhập không nhỏ đối với nhiều người. Đơn
giản vì tỷ giá hối đoái là rất không ổn định, làm cho việc mua và bán các loại
tiền tệ là rất có lợi nhuận.

1
2. Giao dịch Forex thực chất là gì?
Giao dịch forex ngoại hối như hoạt động mua bán lượng tiền này và bán lượng
tiền khác diễn ra trong cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua môi giới
hoặc trực tiếp theo từng cặp: Ví dụ cặp EUR/USD hay USD/JPY

3. Cặp tỷ giá là gì?


Mọi giao dịch được thực hiện trên thị trường Forex đều bao gồm việc đồng thời
mua vào và bán ra hai đồng tiền.
Những đồng tiền này được gọi là “cặp tỷ giá”, và bao gồm đồng tiền yết giá và
đồng tiền định gia.

2
Các phiên giao dịch trên thị trường Forex
Thị trường ngoại hối không bao giờ nghỉ, các tỷ giá ngoại tệ liên tục thay đổi.
Đó là thị trường duy nhất mà làm việc liên tục 5 ngày trong tuần. Ngoại hối
được giao dịch tại thị trường liên ngân hàng tại Zurich, Hồng Kông, New York,
Tokyo, Frankfurt, London, Sydney và Paris. Điều này nghĩa là thị trường luôn
mở cửa, khi sàn giao dịch ở một nơi đóng cửa, thì ở nơi khác lại bắt đầu hoạt
động.

Việc thị trường hoạt động liên tục là đặc điểm rất thuận lợi cho trader eo hẹp
thời gian. Họ không cần quan tâm thời gian mở và đóng cửa phiên giao dịch, họ
có thể thực hiện các giao dịch vào thời gian phù hợp nhất với họ.

4. Thành phần tham gia thị trường Forex


5.1. Các Chính phủ và Ngân hàng Trung ương
Chính phủ và các NHTW như NHTW Châu Âu – ECB, NHTW Anh – BoE, Cục
dự trữ Liên Bang Mỹ – Federal Reserve (Fed) cũng có tham gia vào thị trường
forex. Cũng như các cty, các chính phủ tham gia vào thị trường forex vì hoạt
động của họ, cho việc thanh toán thương mại quốc tế hoặc để quản lý dự trữ
ngoại hối.

3
Bên cạnh đó, các NHTW có thể tác động đến thị trường forex khi họ điều chỉnh
tỷ giá hối đoái để quản lý Lạm phát. Cách làm đó sẽ tác động đến giá trị đồng
tiền. Có nhiều khi NHTW cũng can thiệp vào thị trường forex nhằm định giá lại
đồng tiền của quốc gia khi họ nghĩ giá quá cao hoặc quá thấp, bằng cách
mua/bán khối lượng lớn đồng tiền nhằm tạo biến đổi trong tỷ giá.

5.2. Các Quỹ đầu tư


Rất nhiều tổ chức, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu và các quỹ đầu tư bảo hiểm
rủi ro tham gia vào hoạt động đầu tư và đầu cơ theo nhiều cách khác nhau trên
thị trường Ngoại hối. Ví dụ, quỹ Quantum của tỷ phú George Soros là một trong
những quỹ đầu tư năng động nhất trên thị trường này. Các tổ chức này cũng bao
gồm cả các tập đoàn quốc tế thường đầu tư vào nhiều quốc gia khác nhau bằng
cách thành lập chi nhánh, công ty con hay mở rộng sản xuất ra ngoài lãnh thổ
một quốc gia, v.v…

4
5.3. Các Ngân hàng Thương mại
Thực tế, việc xử lý tất cả các giao dịch ngoại hối đều được thực hiện bởi các
ngân hàng thương mại. Điều này giải thích lý do vì sao ta gọi thị trường Ngoại
hối là thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Các thành phần tham gia thị trường đều
tương tác với nhau thông qua ngân hàng theo cách này hay cách khác. Phần lớn
các tổ chức thanh toán bù trừ đều là chính các ngân hàng hoặc chi nhánh của
chúng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch ngoại hối vì lợi nhuận
của chính mình. Các nhân viên thuộc bộ phận chuyên trách của ngân hàng theo
dõi các xu hướng của thị trường, đưa ra dự báo và quản lý trạng thái ngoại tệ của
ngân hàng mình. Dù các ngân hàng đều có chính sách quản lý rủi ro rất chặt chẽ,
họ vẫn tham gia các hoạt động đầu cơ ngoại tệ.

10 định chế hàng đầu tham gia thị trường Ngoại hối năm 20191:
Xếp hạng Ngân hàng (%) tỷ lệ tham gia
1. JP Morgan: 9.81%
2. Deutsche Bank: 8.41%
3. Citi: 7.87%
4. XTX Markets: 7.22%
5. UBS: 6.63%
6. State Street Corporation: 5.50%
7. HCTech: 5.28%
8. HSBC: 4.93%
9. Bank of America Merrill Lynch: 4.63%
10. Goldman Sachs: 4.50%

5.4. Các Nhà giao dịch cá nhân


Trước đây, cá nhân rất khó được tham gia vào thị trường ngoại hối, nhưng nhờ
có sự xuất hiện của internet và các nhà môi giới, những rào cản khó khăn trong
việc tham gia giao dịch đã được gỡ bỏ.
Điều này đã cho những nhà giao dịch cá nhân cơ hội để tham gia và kiếm tiền
trên thị trường ngoại hối – thị trường tài chính lớn nhất thế giới.

1
https://www.euromoney.com/article/b1fpv028mthbmy/euromoney-fx-survey-2019-results-released

5
Unit 2: Bí quyết chọn sàn, cặp tiền và khung giờ giao dịch

1. Bí quyết chọn sàn giao dịch


Để chọn được sàn giao dịch phù hợp, có thể tham khảo 6 bí quyết sau: Thời gian
thành lập và hoạt động của sàn Forex; Giấy phép hoạt động; Rút nạp tiền; Các
loại tài khoản sàn cung cấp; Dịch vụ khách hàng; Tham khảo người đi trước

1.1. Thời gian thành lập và hoạt động của sàn forex
Forex vốn là 1 thị trường cạnh tranh khắc nghiệt, nhất là càng ngày càng nhiều
sàn mới được thành lập, thì mức độ cạnh tranh sẽ càng trở nên khốc liệt hơn.
Chính vì thế, sàn forex nào có thể giữ vững hoạt động trong 1 thời gian dài,
không chịu sự đào thải của thị trường cũng là 1 trong các tiêu chí để các bạn
xem xét và đánh giá mức độ tin cậy của sàn giao dịch đó

Sàn forex được thành lập khi nào giúp nhà đầu tư xác nhận sự chuyên nghiệp và
“độ bền” của sàn forex. Những sàn forex kém uy tín, gian lận hoặc lừa đảo thì
có thể đóng cửa sau một thời gian ngắn.

1.2. Giấy phép hoạt động


Trên thế giới, mức độ uy tín của các loại giấy phép dành cho Broker dựa vào tổ
chức cấp phép. Tổ chức cấp phép càng uy tín thì khả năng Broker nhận được
giấy phép càng khó với chi phí càng cao, bù lại Broker được quyền hoạt động ở
những khu vực, những quốc gia hàng đầu. Ngược lại, một số loại giấy phép
dành cho Broker rất dễ để có được, dẫn đến mức độ uy tín toàn cầu không cao.

Mức độ uy tín loại A: Giấy phép do NFA Mỹ hoặc FSA Nhật hoặc FINMA
Thụy Sỹ cung cấp.
Mức độ uy tín loại B: Giấy phép do FCA Anh hoặc ASIC Úc cung cấp

6
Mức độ uy tín loại C: Giấy phép do CySEC của Cyprus (Đảo Síp), MFSA của
Malta và FSP của New Zealand cung cấp
Mức độ uy tín loại D: Giấy phép được cấp bởi các quốc gia như Cayman, Belize
hay BVI (British Virgin Island) cung cấp
Mức độ uy tín loại E: Giấy phép được cấp bởi các quốc gia như Saint Nevis,
Seychelles và St.Vincent & Grenadines hoặc Maritius, Vanuatu.

1.3. Rút nạp tiền


Điều đầu tiên các bạn cần quan tâm là tốc độ nạp rút. Quá trình nạp rút có nhanh
không? Sau bao lâu tiền sẽ về tài khoản? Sau khi rút bao lâu tiền sẽ về tài khoản
mình?

Đối với các sàn uy tín, thông thường thời gian để tiền về tài khoản giao dịch là ít
hơn 1 tiếng và thời gian để tiền về tài khoản ngân hàng là dưới 12 tiếng.

Vấn đề thứ hai cần quan tâm là phí nạp tiền. Thông thường, khi nạp tiền các sàn
sẽ không thu phí, tuy nhiên, khi rút tiền sẽ có một số sàn thu phí.
Vấn đề thứ ba cần cân nhắc là dịch vụ chăm sóc khách hàng liên quan đến vấn
đề nạp rút của sàn. Nếu gặp vấn đề trong quá trình nạp rút thì sàn sẽ xử lý trong
bao lâu?

7
1.4. Các loại tài khoản, phí giao dịch đi kèm theo từng loại tài khoản
Trên thị trường hiện nay, có 2 loại sàn phổ biến: Dealing Desk (Sàn ôm) và
Non-Dealing Desk (Sàn chuyển).
1.4.1. Dealing Desk
Phân loại: Ôm lệnh toàn phần và ôm lệnh một phần
Đặc điểm: Sàn sẽ giao dịch trực tiếp với Trader/Khách hàng. Điều này có nghĩa là,
nếu sàn thắng thì khách hàng sẽ thua và ngược lại, sàn thua thì khách hàng sẽ thắng.

1.4.2. Non-Dealing Desk


Phân loại: STP & ECN
Đối với STP, sàn sẽ chuyển lệnh và kênh giá một chút % so với mức giá ban đầu
mà các định chế tài chính đưa cho họ.
Đối với ECN, thông tin về giá mà các định chế tài chính đưa cho sàn sẽ được
giữ nguyên và chỉ thu thêm phần phí hoa hồng tương đối gọi là phí giao dịch.

1.5. Dịch vụ khách hàng


Cần tìm hiểu xem: Sàn có hỗ trợ tiếng Việt hay không mà chỉ có tiếng nước
ngoài thôi? Có hỗ trợ 24/7 hay không?

1.6. Tham khảo người đi trước


Lưu ý: Các trang review trên Internet không phải lúc nào cũng đúng vì đôi khi
các sàn sẽ trả tiền để được lên top đầu.

2. Bí quyết chọn cặp tiền tệ giao dịch phù hợp


2.1. Cặp tiền tệ là gì?
Tỷ giá của cặp tiền tệ Euro so với đô la Mỹ đang là 1,3500 $. Điều này có nghĩa
là với 1 Euro thì bạn nhận được 1,35 đô-la Mỹ. Tỷ giá của cặp tiền tệ Yên Nhật
so với đô la Mỹ là 105,00 ¥. Điều này có nghĩa là với 1 đô-la Mỹ, bạn sẽ nhận
được 105 Yên Nhật.

8
Trong trường hợp này, đồng euro so với đồng đô la Mỹ là một cặp tiền tệ; và
đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật là một cặp tiền tệ khác

2.2. Các cặp tiền tệ chính


EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CHF, USD/CAD, AUD/USD,
NZD/USD

2.3. Các cặp tiền tệ chéo


2.3.1. EUR
EUR/GBP, EUR/CHF, EUR/CAD, EUR/AUD, EUR/NZD, EUR/JPY

2.3.2. JPY
CHF/JPY, AUD/JPY, GBP/JPY, CAD/JPY, NZD/JPY

2.3.3. GBP
GBP/AUD, GBP/CHF, GBP/CAD, GBP/NZD

2.3.4. CAD
CAD/CHF, AUD/CAD, NZD/CAD
9
2.3.5. AUD
AUD/CHF, NZD/CHF
2.3.6. NZD
NZD/CHF

2.4. Các cặp tiền tệ ngoại lai


USD/HKD, EUR/TRY, USD/NOK, USD/ZAR, USD/SGD, USD/DKK,
USD/SEK
2.5. Các cặp tiền tệ được giao dịch nhiều
EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, AUD/USD

3. Bí quyết chọn khung giờ giao dịch phù hợp


3.1. Các phiên giao dịch trên thị trường Forex

10
3.2. Biên độ trung bình các cặp tiền tệ

3.3. Sự trùng lặp các phiên giao dịch

3.4. Phiên giao dịch tốt nhất trong ngày


● Phụ thuộc vào phong cách giao dịch của bạn: scalp, swing, in-day
● Phụ thuộc vào điều kiện cá nhân của mỗi người
● Phụ thuộc vào cặp tiền, kim loại, hàng hóa bạn hay đánh

11
3.5. Ngày giao dịch tốt nhất trong tuần
Thứ 2 thường thị trường khởi đầu rất chậm chạp, tin tức vào thứ 2 cũng thường
ít hơn những ngày khác trong tuần. Điều này có vẻ giống với tâm trạng của
chúng ta khi đi làm ngày đầu tuần nhỉ.
Thứ 3, thứ 4, thứ 5 là quãng thời gian thị trường Forex hoạt động sôi nổi nhất
với các tin tức liên tục.
Thứ 6 lại rất thú vị đó là nửa ngày đầu, thị trường Forex vẫn hoạt động sôi nổi,
nhưng nửa ngày cuối khối lượng giao dịch giảm dần cho đến khi thị trường đóng
cửa.

3.6. Giao dịch vào cuối tuần

12
13
Unit 3: Các thuật ngữ Forex cơ bản

1. Thuật ngữ Pip, Point


1.1. Pip và point là gì, cách tính
Pip và Point là thuật ngữ đại diện cho biên độ chuyển động của tỷ giá các cặp
tiền trong thị trường Forex
Trong phần lớn các cặp tiền tệ, pip là vị trí thập phân thứ tư, point là vị trí thập
phân thứ năm trong tỷ giá của một cặp tiền tệ.
Phần lớn các cặp tiền Forex, tỷ giá có 5 chữ số thập phân nhưng có những cặp
tiền chỉ có 3 chữ số thập phân, đặc biệt với Vàng (XAUUSD) chỉ có 2 chữ số
thập phân.

1.2. Cặp tiền tệ có 5 chữ số thập phân


Đối với các cặp tiền Forex có 5 chữ số thập phân, pip là số ở vị trí thứ tư, point
là số ở vị trí thứ năm.

Ví dụ 1: Tỷ giá EUR/USD hiện tại 1.18389, vị trí thập phân thứ tư (số 4) chính
là pip.
Nếu tỷ giá tăng lên 1.18399, biên độ tăng thêm 1 pip = 10 point.
Nếu tỷ giá tăng lên 1.18499, biên độ tăng thêm 49 – 39 = 10 pip = 100 point.

14
1.3. Cặp tiền tệ có 3 chữ số thập phân
Trong các cặp tiền liên quan đến JPY, pip được biểu thị bằng số thập phân thứ
hai, point được biểu thị bằng số thập phân thứ ba trong tỷ giá

Ví dụ 2: Tỷ giá USD/JPY hiện tại là 106.218, vị trí thập phân thứ hai (số 1) là
pip, vị trí thập phân thứ ba (số 8) là point.
Nếu tỷ giá giảm xuống 106.000, biên độ giảm 218 – 000 = 218 point = 21,8 pip.
Nếu tỷ giá tăng lên 106.999, biên độ tăng 999 – 218 = 781 point = 78,1 pip

1.4. Cặp tiền tệ có 2 chữ số thập phân


Đối với Vàng (XAU/USD), pip được biểu thị bằng số thập phân thứ nhất, point
được biểu thị bằng số thập phân thứ hai trong tỷ giá

Ví dụ 3: Tỷ giá XAU/USD hiện tại là 1934.12, vị trí thập phân thứ nhất (số 1) là
pip, vị trí thập phân thứ hai (số 2) là point.
Nếu tỷ giá giảm xuống 1934.00, biên độ giảm 12 – 00 = 12 point = 1,2 pip.
Nếu tỷ giá tăng lên 1934.88, biên độ tăng 88 – 12 = 76 point = 7,6 pip.
Đối với Vàng (XAU/USD), để dễ nhớ, bạn hãy nhớ biến động 1$ tương đương 10 pip.

1.5. Giá trị PIPs và cách tính


Giá trị pip của mỗi cặp tiền có “đuôi” khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tỷ
giá của cặp tiền đứng sau so với USD.
Vì thế khi giao dịch Forex, cần biết cách tính giá trị pip để điều chỉnh khối
lượng giao dịch phù hợp. Với chiến lược giao dịch có volume 1 lot và Take
profit 50 pip, giao dịch cặp EUR/USD sẽ mang lại 500$ lợi nhuận còn cặp
EUR/AUD thì chỉ mang lại 350$ mà thôi. Đó là sự khác nhau

2. Thuật ngữ Spread & Lot


2.1. Spread
2.1.1. Spread là gì?
Spread là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một công cụ tài chính tại thời
điểm hiện tại.

15
Spread là cách mà các sàn môi giới kiếm tiền. Thay vì tính phí riêng cho việc
giao dịch của các bạn thì họ sẽ tính mọi chi phí qua spread.
Vì vậy, một sàn môi giới Forex nói rằng họ không thu phí hoa hồng (phí
commission), thực chất là có, chỉ có điều nó được tính thẳng vào spread mà thôi.

2.1.2. Các loại spread


• Spread cố định (Fixed Spread)
• Spread thả nổi (Variable Spread)

2.1.3. Giãn spread


Spread tạo ra bởi 2 lý do:
• Do quy luật cung cầu: sự chênh lệch giá giữa người mua và người bán
• Do các sàn môi giới quy định: các sàn có thể tăng thêm nguồn thu bằng
cách tăng spread vào các cặp tiền cao hơn so với giá mà các nhà thanh
khoản cung cấp.
Trong quá trình giao dịch, có 2 thời điểm hiện tượng giãn spread diễn ra thường
xuyên nhất (luôn như vậy), đó là:
• Thời điểm giao phiên giữa các ngày
• Thời điểm công bố tin tức (có thể trước hoặc sau tin)

16
2.1.4. Tránh giãn spread
• Chọn thời điểm giao dịch
• Tránh giao dịch khi có tin tức bằng cách tham khảo lịch tin tức
• Giao dịch với sàn Fixed Spread
2.2. Lot là gì?
LOT là thuật ngữ đại diện cho KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH trong thị trường
Forex.

3. Thuật ngữ Balance, Floating Profit, Leverage, Margin, Used


Margin
3.1. Balance là gì
Đơn giản đây là SỐ DƯ BAN ĐẦU trong tài khoản của bạn.
Nếu bạn nạp vào số tiền 1000$, thì Balance của bạn là 1000$.
Số dư này là số tiền tối đa mà bạn có thể mất.
Nếu bạn tham gia một giao dịch mới, thì balance tài khoản của bạn sẽ không bị
ảnh hưởng cho đến khi lệnh giao dịch được ĐÓNG.
Điều này có nghĩa là Balance của bạn sẽ chỉ thay đổi theo một trong các cách:
• Khi bạn nạp thêm tiền vào tài khoản của bạn.
• Khi bạn đóng một lệnh giao dịch.

3.2. Floating Profit


Floating profit được gọi là Lợi nhuận thả nổi.
Chỉ số này đề cập đến lợi nhuận hoặc thua lỗ của các lệnh giao dịch đang mở
của bạn.
Cũng có nghĩa là nếu bạn đóng tất cả lệnh giao dịch đang mở, số tiền tăng thêm
hoặc giảm đi chính là Floating profit.

3.3. Leverage / Đòn bẩy


Đòn bẩy là công cụ tài chính sàn môi giới Forex cung cấp cho bạn, giúp bạn
giao dịch khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần Balance của bạn.

17
Ví dụ: Balance của bạn là 1000$. Nếu bạn không sử dụng Đòn bẩy, bạn chỉ có
thể vào lệnh tương đương 1000/100 000 = 0.01 lot.
Giả sử bạn chọn Đòn bẩy 1:500, bạn có thể giao dịch với khối lượng tối đa
1000$ x 500 = 500 000$ = 5 lot.

3.4. Margin
Để mở 1 lệnh giao dịch, bạn cần phải có 1 số tiền nhất định. Số tiền này gọi là
tiền Ký quỹ (Margin).

Ví dụ: nếu bạn muốn mua USD/JPY trị giá 100.000 USD, bạn không cần phải
đưa ra toàn bộ số tiền, bạn chỉ cần đưa ra một phần, như 3.000 USD. Số tiền
thực tế phụ thuộc vào nhà môi giới của bạn.
Margin có thể được coi là một khoản ký gửi (tài sản thế chấp) cần để bạn mở
một lệnh giao dịch hoặc giữ cho nó không bị đóng khi lệnh của bạn bị lỗ

3.5. Used Margin


Used margin được hiểu là Ký quỹ đã sử dụng.

18
Nếu bạn mở nhiều giao dịch cùng một lúc, mỗi giao dịch cụ thể sẽ có một Ký
quỹ bắt buộc riêng.
Nếu bạn cộng tất cả Ký quỹ bắt buộc của tất cả các giao dịch đang mở, thì tổng
số tiền đó được gọi là Ký quỹ đã sử dụng
Ký quỹ đã sử dụng là tất cả các Ký quỹ bắt buộc đã bị khóa và không thể sử
dụng để mở các lệnh giao dịch khác.

4. Thuật ngữ Equity, Free Margin, Margin Level, Margin Call,


Stop Out
4.1. Equity
Vốn thực có (Equity) là tổng của Số dư tài khoản (Balance) và tổng lợi
nhuận/thua lỗ của các giao dịch đang mở (Floating profit)
EQUITY = BALANCE + FLOATING PROFIT

Ví dụ: Bạn gửi 1000$ vào tài khoản của mình. Balance = 1000$.
Bạn chưa thực hiện giao dịch nào trên thị trường: Equity = Balance = 1000$.
Khi bạn thực hiện 1 giao dịch và đang có khoản lỗ 50$ (Floating Profit = -50$).
Lúc này Equity = 1000 + (-50) = 950$.

4.2. Free Margin


Free Margin = Equity – Used Margin
Ký quỹ còn dư có thể được sử dụng để mở các lệnh giao dịch mới.
Theo công thức trên có thể thấy nếu trạng thái giao dịch của bạn đang có lãi,
Equity sẽ tăng lên và Free margin sẽ tăng theo. Từ đó có thể giúp bạn mở thêm
nhiều lệnh giao dịch khác nếu muốn.
FREE MARGIN là số tiền KHÔNG bị khóa bởi các lệnh giao dịch đang mở và
có thể được sử dụng để mở thêm các giao dịch mới.
Khi FREE MARGIN ở mức 0 hoặc ít hơn, bạn sẽ không thể mở được các giao
dịch mới

19
4.3. Margin Level (Ảnh 2)
Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100%
Nếu bạn không có bất kỳ giao dịch nào được mở, Equity = 0 => mức ký quỹ của
bạn = 0.
Các sàn môi giới khác nhau đặt giới hạn Mức ký quỹ khác nhau, nhưng hầu hết
các sàn môi giới đặt giới hạn này ở mức 100% .
Điều này có nghĩa là khi Vốn chủ sở hữu của bạn bằng hoặc thấp hơn Số tiền ký
quỹ đã sử dụng của bạn, bạn sẽ KHÔNG thể mở thêm bất kì lệnh giao dịch mới
nào.
Nếu bạn muốn vào lệnh mới, trước tiên bạn sẽ phải đóng các lệnh giao dịch hiện
có.

20
4.4. Margin Call (Ảnh 3)
Margin call là một ngưỡng cụ thể mà khi tài khoản của bạn chạm đến ngưỡng
này, bạn đang trong vùng nguy hiểm vì có thể có một vài hoặc tất cả các lệnh
giao dịch của bạn buộc phải đóng.

Margin call là một thông báo từ sàn môi giới cho bạn biết rằng Margin level đã
giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu (ở đây là 100%)

4.5. Stop Out (Ảnh 4)


Khi Margin level (Mức ký quỹ) bằng hoặc thấp hơn mức Stop out thì sàn môi
giới của bạn sẽ tự động đóng các lệnh giao dịch của bạn, bắt đầu với lệnh giao
dịch sử dụng nhiều ký quỹ nhất, cho đến khi Margin level của bạn trở lại mức
cao hơn Stop out

21
22
Unit 4: Thuật ngữ vào lệnh đơn giản

1. Market order
Một lệnh thị trường là một lệnh mua hoặc bán ở mức giá hiện tại.

2. Limit order
Một Lệnh limit là lệnh chờ được đặt trước để “Mua ở giá thấp hơn giá thị trường
hiện tại” hoặc “Bán ở giá cao hơn giá thị trường hiện tại”

23
3. Stop order
Lệnh chờ Stop là lệnh được đặt trước để chờ “Mua ở mức giá cao hơn giá thị
trường hiện tại” hoặc “Bán ở mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại”

4. Stop Loss - Take Profit


Lệnh dừng lỗ là một loại lệnh được dùng để giới hạn tổn thất cho tài khoản khi
giá đi ngược hướng phân tích.
Lệnh chốt lời hoàn toàn ngược lại với lệnh dừng lỗ, được sử dụng để chốt lệnh
tự động khi giá chạy đúng hướng phân tích.

24
Unit 5: 3 Trường phái phân tích kinh điển trong
thị trường Forex

1. Phân tích kỹ thuật


Phân tích kỹ thuật là việc phân tích dữ liệu giá trong quá khứ và hiện tại để dự
báo chuyển động giá trong tương lai.
Triết lý của phân tích kỹ thuật
• GIÁ PHẢN ÁNH TẤT CẢ!
• LỊCH SỬ CÓ XU HƯỚNG LẶP LẠI!

Nhược điểm phân tích kỹ thuật:


• Phân tích kỹ thuật có tính chủ quan rất cao, có nghĩa là cùng sử dụng một
công cụ nhưng những trader khác nhau lại có những nhận định khác nhau
• Sự khác nhau trong ý tưởng giao dịch đến từ kiến thức về mô hình giá
khác nhau, kinh nghiệm áp dụng mô hình giá trực tiếp trên thị trường
cũng khác nhau, có người sẽ xác định đúng mô hình giá và thực hiện giao
dịch còn người khác thì nhầm lẫn giữa các mô hình giá.

25
• Ngay cả khi cùng có ý tưởng giao dịch thì “phong cách” giao dịch mỗi
người lại khác nhau: có người vào lệnh không đặt chốt lỗ (Stop loss), có
người vào lệnh giá mới chạy một chút đã chốt non, … Từ đó dẫn đến kết
quả giao dịch hoàn toàn khác nhau giữa những nhà phân tích kỹ thuật.
• Vì thế cho dù sở hữu một công thức giao dịch “thần thánh” thì hiệu quả sử
dụng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào “trình độ” của người sử dụng mà thôi.

2. Phân tích cơ bản


Giả sử rằng nước Mỹ vừa công bố “báo cáo tỷ lệ thất nghiệp”. Báo cáo cho thấy
tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhiều so với báo cáo tháng trước.
Từ báo cáo này chúng ta có thể đưa ra kết luận gì?

Thất nghiệp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: Thất nghiệp tăng có nghĩa
lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh
doanh tăng lên, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội.
Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội: Thất nghiệp tăng làm trật tự xã hội
không ổn định, hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm
cắp, cờ bạc, nghiện hút,...

26
Thất nghiệp ảnh hưởng đến chính trị: Thất nghiệp tăng tác động đến kinh tế
và xã hội của đất nước, đời sống người dân đi xuống dẫn đến sự ủng hộ của
người dân đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm...
=> ĐỒNG USD SẼ CỐ SỰ SUY YẾU

3. Phân tích tâm lý thị trường


Phân tích tâm lý thị trường là việc phân tích tập trung vào đo lường trạng thái
tâm lý và cảm xúc tổng thể của tất cả những người đang tham gia vào thị trường.
Khi tâm lý thị trường Forex được xác định thành công, nhà phân tích nhất định
sẽ có một giao dịch ở PHÍA ĐỐI DIỆN đám đông, với giả thuyết rằng đám đông
thường bị nhầm lẫn!

=> Phân tích tâm lý có thể được áp dụng kết hợp với phân tích cơ bản và phân
tích kỹ thuật, để tăng thêm chiều sâu cho việc phân tích của nhà giao dịch.

27
Unit 6: Phân tích cơ bản

1. Phân tích cơ bản là gì?


Phân tích cơ bản là việc sử dụng và nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản để dự báo
biến động giá tiền tệ trong tương lai.
Phân tích cơ bản có xu hướng tập trung vào các yếu tố kinh tế vĩ mô hơn kinh tế
vi mô như:
• Sự tăng trưởng của nền kinh tế
• Lạm phát
• Lãi suất
• Thất nghiệp
• …...

2. Các hình thức dữ liệu cơ bản


Các hình thức dữ liệu cơ bản gồm có:
• Báo cáo về thị trường lao động của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)
• Báo cáo về thay đổi lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu
• Báo cáo về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung
ương Nhật Bản

28
• .......
Nguồn của các hình thức dữ liệu cơ bản:
• Cục dự trữ liên bang (FED)
• Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)
• Tạp chí Bloomberg
• Đài BBC
• ......

3. Lịch kinh tế
• Bạn có thể xem lịch kinh tế Forex, nơi các sự kiện quan trọng nhất trên
thế giới được liệt kê. Để tìm hiểu cách các sự kiện này tác động đến tỷ giá
hối đoái, giá dầu, kim loại hoặc các tài sản khác, bạn cần nghiên cứu riêng
chúng tại Investing.com hoặc Forexfactory.com
• Các sự kiện kinh tế được chia thành các loại sau dựa trên mức độ ảnh
hưởng của chúng trên thị trường:

29
• Thấp
• Trung bình
• Cao
• Ví dụ:
Đồng USD đang mạnh lên bởi vì nước Mỹ đang tăng trưởng tốt. Và vì vậy, việc
tăng lãi suất để kiểm soát tăng trưởng và chống lạm phát là điều cần thiết. Việc
tăng lãi suất này sẽ khiến những tài sản định giá bằng đồng USD có sức hấp dẫn
hơn do lãi suất cao. Để có thể mua những tài sản này. Nhà đầu tư cần mua đồng
USD trước và hành động này làm đồng USD tăng giá trị và ngược lại.

4. Có nên sử dụng phân tích cơ bản để giao dịch Forex không?


• Giúp hiểu được các thông báo và sự kiện kinh tế.
• Phù hợp với nhà giao dịch trung và dài hạn hơn là ngắn hạn.
• Nên sử dụng song song với phân tích kỹ thuật để mang lại nhiều góc nhìn
hơn trong giao dịch.

30
5. Phân tích cơ bản ảnh hưởng đến phân tích kỹ thuật
Phân tích cơ bản về thị trường ngoại hối ảnh hưởng đến phân tích kỹ thuật như
sau:
• Tác động của tin tức thường phá vỡ các mô hình hình thành trước đó, đột
ngột thay đổi xu hướng thị trường. Trong những thời điểm như thế này,
các nhà giao dịch theo phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ đứng ngoài và
theo dõi sự biến động của thị trường.
• Các yếu tố cơ bản được ưu tiên hơn các yếu tố kỹ thuật. Nếu tin tức chỉ ra
khả năng tăng giá của một tài sản nhất định, phân tích kỹ thuật có thể là
không chính xác (về lâu dài).

31
Unit 7: Nên giao dịch Forex với tài khoản bao nhiêu?

1. Tôi cần bao nhiêu tiền để giao dịch Forex?


“Bạn có thể tham gia thị trường Forex với...0 đồng.”
Để trả lời cho câu hỏi: Tôi nên giao dịch với tài khoản bao nhiêu tiền? Bạn cần
phải hiểu được bạn đang ở GIAI ĐOẠN nào của việc đầu tư sẽ quyết định việc
bạn giao dịch với tài khoản bao nhiêu.

32
2. 4 Giai đoạn của đầu tư
GĐ1: Bạn mới tham gia vào thị trường vài tháng
• Nên luyện tập với tài khoản Demo vài tháng. Sau đó, chuyển qua giao
dịch với tài khoản Cent
• 95% trader mới thua lỗ trong 2 năm đầu tiên tham gia thị trường
=> Đừng mạo hiểm ở giai đoạn này!
GĐ2: Bạn đã qua giai đoạn demo và có khả năng xây dựng các hệ thống
giao dịch
• Kiên nhẫn rèn luyện với tài khoản Demo, hiểu được giao dịch là như thế
nào và kiếm được lợi nhuận dựa trên hệ thống giao dịch nhất quán.
• Xây dựng hệ thống giao dịch riêng, phù hợp với chính bản thân mình.
Liên tục thử nghiệm và hoàn thiện dần hệ thống của mình.
• Giao dịch với tài khoản thực tại giai đoạn này.

GĐ3: Bạn đã bắt đầu giao dịch có lợi nhuận


• Bạn đã có khả năng phân tích, kiểm soát rủi ro và bắt đầu có lợi nhuận.
• Đừng đòi hỏi lợi nhuận cao mà điều quan trọng bậc nhất là lợi nhuận ổn
định duy trì trong thời gian dài.

33
• Có thể giao dịch với tài khoản thật nhưng vẫn nên chỉ là số tiền nhỏ.
GĐ4: Bạn hoàn toàn làm chủ được hệ thống giao dịch của mình
• Bạn hiểu hệ thống của bạn vận hành như thế nào, nó sẽ hoạt động hiệu
quả trong điều kiện thị trường ra sao.
• Tuy nhiên, làm chủ được hệ thống giao dịch không có nghĩa là “Nhất kích
tất sát”, trăm phát trăm trúng.
• Làm chủ có nghĩa là nếu hệ thống hoạt động thiếu hiệu quả do điều kiện
thị trường thay đổi, bạn có thể nhận ra vấn đề và tìm cách hoàn thiện nó.
Kết luận:
• Số tiền bạn nên sử dụng còn phụ thuộc vào mục tiêu khi tham gia thị
trường Forex.
• Mỗi mục tiêu mà bạn đặt ra, bạn không chỉ cần phải có một số vốn khác
nhau, mà còn phải có kế hoạch và thời gian thực hiện khác nhau.

3. Thông tin tham khảo thêm


1. Tỷ suất sinh lời của các nhà giao dịch Forex chuyên nghiệp thường nằm trong
khoảng 0.5-2% trung bình hàng tháng
2. Lợi nhuận 10% trung bình hàng năm là mức lợi nhuận mà các quỹ đầu tư
đều mong muốn có thể duy trì được.
3. Quỹ đầu tư thành công nhất thế giới hiện nay với mức hồi vốn trong 10 năm
đầu tiên đạt xấp xỉ 2500% (tức là gấp 25 lần).
=> Hãy đặt mục tiêu vừa phải. Mức lợi nhuận 4-5% hàng tháng luôn là mức lợi
nhuận không hề tồi

34
Unit 8: Xác định xu hướng thị trường Forex

1. Xu hướng thị trường là gì?


Xu hướng thị trường hay xu hướng (Market trend) là chuyển động của thị trường
theo một hướng nhất định qua thời gian.

Thị trường có 3 loại xu hướng:


• Xu hướng tăng (uptrend): Là giai đoạn thị trường chuyển động tăng giá
theo thời gian.

35
• Xu hướng giảm (downtrend): Là giai đoạn thị trường chuyển động giảm
giá theo thời gian.
• Xu hướng đi ngang (sideways): Là giai đoạn thị trường chuyển động
trong một vùng giá theo thời gian.
=> Khi xu hướng tăng (uptrend) kết thúc thì thị trường có thể chuyển sang xu
hướng giảm (downtrend) hoặc xu hướng đi ngang (sideways), không nhất thiết
sẽ là xu hướng cụ thể nào tiếp theo. Tương tự với loại xu hướng khác.

36
2. Cấu trúc xu hướng thị trường là gì?
Cấu trúc xu hướng là bản chất để xác định loại xu hướng nào đang diễn ra trên
thị trường.

3 dạng cấu trúc xu hướng:


• Cấu trúc xu hướng tăng là cấu trúc thị trường tạo các đỉnh và đáy mới cao
hơn đỉnh và đáy cũ.
• Cấu trúc xu hướng giảm là cấu trúc thị trường tạo các đỉnh và đáy mới
thấp hơn đỉnh và đáy cũ.
• Cấu trúc xu hướng đi ngang là cấu trúc thị trường tạo các đỉnh và đáy mới
bằng các đỉnh và đáy cũ.
=> Cấu trúc xu hướng chưa bị phá vỡ thì xu hướng chưa được coi là kết thúc.

37
Unit 9: Risk Reward Ratio trong giao dịch Forex

1. Risk Reward Ratio là gì?


Risk Reward Ratio là tỷ lệ mà các nhà đầu tư dùng để so sánh lợi nhuận dự kiến
của một giao dịch với mức rủi ro mà họ chấp nhận khi thực hiện giao dịch đó.
Hay nói cách khác, các nhà đầu tư sẽ biết nếu thắng thì họ được bao nhiêu, nếu
thua thì họ mất bao nhiêu.

Cách tính Risk Reward Ratio: Risk Reward Ratio = Stop loss / Take profit

2. Tại sao Risk Reward lại quan trọng?


VD: Giả sử có 2 hệ thống giao dịch với quản lý vốn giống nhau (2% cho mỗi
lệnh thua)
Hệ thống A: Winrate = 40%, Risk Reward = 1/3 (thua mất 2%, thắng được
6%),
mỗi tháng cho trung bình 10 lệnh (4 thắng, 6 thua).

38
=> Lợi nhuận hệ thống A/tháng = 4*6% – 6*2% = 24% – 12% = 12%

Hệ thống B: Winrate = 60%, Risk Reward = 1/1 (lệnh thua và thắng đều 2%),
mỗi tháng cho trung bình 10 lệnh (6 thắng, 4 thua).

= > Lợi nhuận hệ thống B/tháng = 6*2% – 4*2% = 12% – 8% = 4%

=> Lợi nhuận hệ thống A gấp 3 lần hệ thống B nhờ có tỷ lệ R:R cao hơn.

3. Mối quan hệ giữa Risk Reward và Winrate (Ảnh 1)


Winrate và Risk Reward rất đối lập với nhau. Bạn muốn winrate cao thì thường
Risk Reward sẽ thấp, và ngược lại bạn muốn Risk Reward tốt thì winrate sẽ
giảm đi.

Việc cần làm là tìm và giữ một vị trí hợp lý giữa Risk Reward và Winrate.

39
*Risk Reward của Trader chuyên nghiệp là bao nhiêu?
Các trader kiếm được lợi nhuận lâu dài và ổn định trên thị trường thường có
Risk Reward tối thiểu 1:1, trong đó thông thường trong khoảng 1:2 đến 1:3.

4. Cách tăng tỷ lệ Risk Reward trong giao dịch Forex


• Tối ưu chiến lược giao dịch:
Tối ưu điểm vào lệnh, điểm chặn lỗ,điểm chốt lời.
• Đặt điều kiện cho Risk Reward:
Lựa chọn các lệnh có tỷ lệ Risk Reward cao, bỏ qua các cơ hội có Risk Reward
thấp.

40
• Kỷ luật với việc chặn lỗ, chốt lời:
Rất ít trường hợp cần can thiệp vào lệnh trước khi chạm SL/TP. Nếu thấy nhiều
lần giá chạm SL rồi quay lại hoặc gần tới TP là quay đầu => Điều chỉnh lại hệ
thống giao dịch.

41
Unit 10: 6 Cách kiểm soát tâm lý giao dịch ngay lập tức

1. Dừng giao dịch khi có chuỗi lệnh thua liên tiếp


Đây là cách cực kỳ hữu hiệu để giúp kiềm chế cảm xúc, giữ cho tâm lý bình ổn
trở lại.

Chung quy lại, giao dịch forex là “cuộc chơi” của xác suất mà thị trường luôn có
những thời điểm khác nhau. Hệ thống giao dịch của bạn có tốt đến bao nhiêu thì
ở một thời điểm nào đó, khi mà điều kiện thị trường không thuận lợi, bạn có thể
phải nhận chuỗi lệnh thua liên tiếp và rơi vào khủng hoảng.

Trong khi đó, chúng ta chỉ là những con người bình thường, hầu hết trong
trường hợp đó chúng ta khó mà giữ được trạng thái tâm lý bình tĩnh và chỉ muốn
đòi lại những gì đã mất, ngay lập tức.

Đó cũng là lúc tâm lý giao dịch của bạn dần mất kiểm soát, khiến cho lịch sử
giao dịch của bạn đã “đỏ” lại càng “đỏ” hơn.

Thay vì tiếp tục giao dịch, bạn hãy bước ra ngoài, đi bộ hoặc chạy bộ vài vòng
và lấy lại bình tĩnh và tuyệt đối đừng sử dụng máy tính hay điện thoại cho đến
khi bạn cảm thấy mình thực sự ổn.
42
2. Hạn chế giao dịch khi có chuỗi lệnh thắng liên tiếp
Với việc hệ thống giao dịch của bạn có tỷ lệ chiến thắng nhất định, sẽ có những
thời điểm bạn gặp những chuỗi lệnh thắng liên tiếp.

Trái ngược với những lệnh thua liên tiếp, đây là việc đáng mừng cho bạn.

Có thể hệ thống giao dịch của bạn đang trở nên hoàn thiện hơn, đạt đến cảnh
giới “độc cô cầu bại” hoặc cũng có thể bạn đang gặp may vì điều kiện thị trường
ở giai đoạn này ủng hộ bạn.
Dù thế nào đi nữa, bạn nên nghĩ theo chiều hướng thứ 2.

Hãy hình dung như thế này nhé, khi bạn vào lệnh, tỉ lệ chiến thắng của lệnh đó
sẽ là 50/50, một là giá đi theo hướng bạn chọn hoặc là đi ngược lại.

Tuy nhiên, khi bạn đã thắng đến 10 lệnh liên tiếp, bạn sẽ thường “ảo tưởng”
rằng tỉ lệ chiến thắng với lệnh mình đã đặt sẽ tăng lên, như 80%, 90% hoặc thậm
thí là 99,99% chẳng hạn.
Nhưng thực tế là gì, nếu suy nghĩ thì tỉ lệ chiến thắng vẫn chỉ dừng ở mức 50%
mà thôi.

43
Và khi bạn quá tự tin với hệ thống giao dịch của mình, với điểm vào lệnh của
mình thì chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ vào lệnh với khối lượng lớn hơn hoặc với
đòn bẩy cao hơn.

Đó chính là sai lầm lớn nhất mà chúng ta mắc phải. Nếu bạn tiếp tục thắng, có
thể bạn sẽ vào khối lượng lớn hơn nữa và đến một lúc nào đó, chúng ta chỉ thua
một lệnh thôi nhưng khối lượng lên tới 10 lot, và thế là tài khoản của bạn
“CHÁY”...

Hãy luôn nhớ, đừng bao giờ để tâm lý, cảm xúc của mình trở nên hưng phấn quá
đà sau những lệnh thắng, bởi đó là điều tối kỵ trong giao dịch Forex.

3. Tránh giao dịch khi thị trường không thuận lợi


Những thời điểm bạn cảm thấy khó khăn trong việc nhìn ra xu hướng thị trường,
hay những thời điểm có sự kiện, tin tức tài chính lớn và nếu không đưa ra được
nhận định của mình thì hãy thoải mái “tránh bão”. Chờ thị trường lặng xuống rồi
quay lại cũng không muộn.

Chỉ cần nhớ: “KHÓ QUÁ BỎ QUA”.

44
Có thể lấy ví dụ như sau:
Vào cuối năm 2016, sự kiện chính trị lớn nhất năm – bầu cử tổng thống Mỹ sau
nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama.

Có thể nói sự kiện này được cả thế giới theo dõi trực tiếp và diễn biến đếm phiếu
bầu gay cấn như một bộ phim hành động.

Cuối cùng ông Donald Trump đã đắc cử tổng thống Mỹ trái ngược với dự đoán
của rất nhiều chuyên gia. Và diễn biến giá vàng ngày hôm đó đã đi theo hướng
mà không ai có thể dự đoán được.

Tóm lại những thời điểm bạn cảm thấy khó khăn trong việc nhìn ra xu hướng thị
trường, hay những thời điểm có sự kiện, tin tức tài chính lớn. Nếu bạn không
đưa ra được nhận định của mình thì hãy thoải mái “tránh bão”. Chờ thị trường
lặng xuống rồi quay lại cũng không muộn.

4. Ngừng dán mắt vào màn hình


“Canh lệnh liên tục không giúp bạn xử lý giao dịch tốt hơn!”

Chỉ rất ít trường hợp bạn cần can thiệp vào lệnh giao dịch đang mở như chốt lời
sớm hoặc dời stop loss bảo toàn lợi nhuận khi thị trường sắp có biến động tin tức
rất mạnh.

Việc dán mắt vào màn hình liên tục sẽ khiến tâm lý của bạn trở nên bất an, nóng
ruột vì thị trường Forex liên tục nhảy múa và bạn càng nôn nóng muốn can thiệp
vào lệnh giao dịch hơn.

Bạn muốn mình “phải làm gì đó” bất kể đó là gì.

45
Việc “phải làm gì đó” một cách bột phát không theo kế hoạch như thế dễ dẫn
đến những hành động xấu như “chốt non” hay dời stop loss ra xa.
Khi bạn đặt lệnh đã có đầy đủ SL, TP thì hãy để thị trường làm tiếp công việc
của nó.

5. Tối ưu hệ thống giao dịch


Giao dịch Forex giống như lái xe
Hệ thống giao dịch của bạn càng tối ưu bao nhiêu, bạn sẽ càng cảm thấy việc
giao dịch bớt khó khăn bấy nhiêu và tâm lý của bạn cũng trở nên cực kỳ thoải
mái.
Bạn nhận định được diễn biến của thị trường, lường được những tình huống như
vậy diễn ra sẽ dẫn đến kết quả như thế nào, điều đó khiến bạn không còn cảm
thấy lăn tăn, khó chịu để rồi lăm le đưa ra những quyết định vội vàng mà đa
phần trong số đó là không tốt nữa.

46
Với một hệ thống giao dịch sơ sài, tỷ lệ chiến thắng thấp càng khiến cho việc
kiểm soát tâm lý trở nên khó khăn.
Vì thế, hãy luôn ghi chép, đánh giá để hoàn thiện hệ thống giao dịch để kiểm
soát tâm lý.

6. Quản lý vốn chặt chẽ


Khi bạn đặt cược quá nhiều cho một lệnh giao dịch, bạn sẽ chẳng thể nào ngồi
yên mà không biết nó đang diễn biến như thế nào.

47
Đó chính là điều khiến tâm lý của bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng.
Các nhà giao dịch Forex luôn có thể gặp một chuỗi lệnh thua ở bất kể thời điểm
nào, và nếu bạn không may gặp phải chuỗi lệnh thua đó, với việc bạn đặt rủi ro
10% cho mỗi giao dịch, sau 20 lệnh thua liên tiếp, tài khoản của bạn từ 20,000$
sẽ chỉ còn lại gần 3,000$.

Tức là bạn mất đến hơn 85% tài khoản.

Còn với mức rủi ro 2% cho mỗi giao dịch, tài khoản của bạn vẫn sẽ còn gần
14,000$, tức là bạn chỉ mất 30% tài khoản của mình.

Nếu bạn nghĩ chuỗi 20 lệnh thua là quá dài, vậy hãy thử xem sự khác biệt với
chuỗi chỉ 5 lệnh thua liên tiếp:

Với mức rủi ro 2%, bạn vẫn sẽ có 18,447 $.

Nếu bạn mạo hiểm 10%, bạn sẽ chỉ còn 13,122 $. Nó còn ít hơn cả số tiền còn
lại khi bạn thua đến 20 lệnh liên tiếp nhưng với mức rủi ro 2% mỗi lệnh.

Đó là lý do tại sao Buffett luôn nói rằng “Đừng bao giờ để mất tiền” trước khi
nghĩ đến việc kiếm tiền.

Vì vậy bạn luôn cần phải quản lý rủi ro một cách chặt chẽ để có thể vượt qua
được những giai đoạn khó khăn của thị trường, để sau đó, bạn vẫn còn vốn để có
thể kiếm lại những gì đã mất.

48
Unit 11: Cách xác định kháng cự và hỗ trợ

1. Hỗ trợ và Kháng cự
Hỗ trợ và Kháng cự là một trong những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong
phân tích kỹ thuật. Chúng ta có thể tạm hiểu Hỗ trợ (Support) là vùng mà giá
chạm vào đó là có thể bật lên. Kháng cự (Resistance) là vùng mà giá có thể bật
xuống sau khi chạm vào đó.

Giúp chúng ta xác định được các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đã có
phản ứng lại mà biểu hiện là việc giá thoái lui hoặc di chuyển chậm lại và yếu
dần đi khi tiếp cận vùng này. Ở đây giá phản ứng trước đó tại các mức này có
thể là điểm bắt đầu cho phản ứng giá trong tương lai. Vì vậy giao dịch với các
vùng Hỗ trợ và Kháng cự được xem là một trong những phương pháp cơ bản
nhất trong trading.

49
2. Tầm quan trọng của hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là những vùng quan trọng mà chúng ta có thể mở lệnh mua
hoặc bán với tỷ lệ thắng cao hơn.
Đây là vùng mà trong quá khứ giá đã phản ứng và có khả năng sẽ phản ứng lại
trong tương lai. Vì vậy việc xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự rất quan
trọng khi nó giúp các trader nhận định được xu hướng giá trong tương lai và hỗ
trợ ra đưa quyết định vào lệnh chính xác.

Vùng hỗ trợ là vùng mà tại đây áp bên mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Mức
này có thể coi là phù hợp để mở vị trí mua. Phần lớn các trader ưa thích vai trò
là người mua, khi giá tiệm cận mức hỗ trợ.

Vùng kháng cự là vùng mà áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Các
trader sẽ mở vị trí bán khi giá tiệm cận mức kháng cự.

50
3. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
3.1. Dựa vào những điểm Swing highs, Swing lows
Cách dễ nhất để xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự là chúng ta đi tìm
kiếm những điểm Swing Highs và Swing Lows - những mức giá cao nhất và
thấp nhất trên biểu đồ mà giá đã đạt được trong thời gian gần đây.
• Tại đó giá sẽ có phản ứng mạnh tăng/giảm.

51
Nhìn từ trái qua phải bạn có thể thấy giá tăng lên và đảo ngược lại. Điều
này chứng tỏ đây là điểm cao nhất mà giá đã có được trong thời gian gần đây.
Tại vị trí này đã có một sự đảo giá rất mạnh và khiến mức này trở thành mức
kháng cự. Tương tự vậy, tại điểm thấp nhất mà giá đạt được trong thời gian gần
đây cũng đã có một sự đảo giá mạnh khiến mức này trở thành mức hỗ trợ.

3.2. Dễ dàng nhận biết được


Chúng ta có thể nhận ra ngay được vùng hỗ trợ và kháng cự khi nhìn vào
biểu đồ vì có sự đảo giá tại đây. Ở vùng này nhiều nhà giao dịch đã chú ý hơn
đến sự đảo giá để tăng tỷ lệ thành công khi vào lệnh.

52
3.3. Bị từ chối nhiều lần
Khi có nhiều vùng giá từ chối mức hỗ trợ hoặc kháng cự được hình thành
trước đó mà không phá vỡ được nó thì mức kháng cự/hỗ trợ này càng mạnh.

53
Hay nói cách khác, tại đó xảy ra sự giằng co giữa bên mua và bên bán
trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không vượt qua được mức giá mà
các nhà giao dịch đã từng tạo ra trước đó.

3.4 Giá phản ứng mạnh ở vùng này


Giá phản ứng mạnh ở vùng này có nghĩa là tại đây khi sự giằng co giữa bên
mua và bên bán chấm dứt thì giá đã di chuyển ra khỏi vùng này một cách mạnh
mẽ. Đây chính là một vùng hỗ trợ/kháng cự.

54
3.5. Vừa là hỗ trợ vừa là kháng cự

Như trên hình chúng ta có thể thấy sau nhiều lần giá chạm vùng kháng cự
và phá vỡ được vùng này thì giá bắt đầu tăng mạnh nhưng sau đó lại có sự đảo
chiều giá lần nữa. Khi đó tại vùng này mức kháng cự đã được chuyển thành mức
hỗ trợ và ngược lại.

3.6. Vừa mới được hình thành


Chúng ta nên xác định hỗ trợ và kháng cự tại khung thời gian gần với giá
hiện tại nhất. Nếu chúng ta xác định hỗ trợ và kháng cự ở khung thời gian trước
đó quá lâu thì sẽ không còn nhiều giá trị tham chiếu ở thời điểm hiện tại nữa.Từ
đó khi chúng ta vào lệnh sẽ không có độ chính xác cao.

55
56
Unit 12: Cách xác định Trendline

1. Đường xu hướng (Trendline)


Trong giao dịch ngoại hối một trong những vấn đề quan trọng nhất là bạn cần
phải xác định được đường xu hướng. Bởi khi xác định đúng được xu hướng thị
trường thì bạn mới vào được lệnh với tỷ lệ thắng cao và giảm thiểu rủi ro đến
mức thấp nhất.

Đường trendline (xu hướng ) là yếu tố cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật.
• Đường xu hướng Tăng nối 2 điểm ĐÁY (swing lows) từ thấp lên cao, còn
đường xu hướng Giảm nối 2 điểm ĐỈNH (swing highs) từ cao xuống
thấp.
• Ngoài ra, có thể nối các ĐỈNH (swing highs) trong xu hướng tăng và các
ĐÁY (swing lows) trong xu hướng giảm.

Lưu ý: Giá không phải lúc nào cũng di chuyển thuận lợi trong một thị trường có
xu hướng.

57
2. Lý do cần vẽ trendline
Các đường xu hướng (trendline) có thể hoạt động như hỗ trợ dọc theo đỉnh hoặc
kháng cự dọc theo đáy. Nhưng việc phá vỡ đường xu hướng có thể báo hiệu sự
thay đổi xu hướng có thể xảy ra.

Trong giao dịch ngoại hối việc xác định được đường xu hướng vô cùng quan
trọng. Vì khi giá phá vỡ đường xu hướng báo hiệu một sự thay đổi xu hướng
mới có thể xảy ra ngay sau đó. Từ đó ta có thể giảm được tỷ lệ rủi ro khi vào
lệnh.

58
Nhìn vào ví dụ chúng ta có thể thấy, khi đang trong xu hướng giảm giá đã phá
vỡ xu hướng giảm và tại đó bắt đầu có sự đảo chiều từ xu hướng giảm chuyển
thành xu hướng tăng và ngược lại.

Lưu ý: Không nên tham gia giao dịch một cách mù quáng chỉ vì giá đã chạm vào
đường xu hướng mà phải kết hợp với các yếu tố khác.

3. Cách xác định Trendline hiệu quả


• Để xác định trendline hiệu quả chúng ta cần có ít nhất 2 đỉnh/đáy trở lên.
Nếu trendline đi qua càng nhiều đỉnh/đáy càng tốt.

59
Lưu ý: Điều này không đồng nghĩa với việc trong quá khứ trendline đi qua nhiều
đỉnh/đáy thì trong tương lai nó cũng sẽ đi qua nhiều đỉnh/đáy

• Không phải lúc nào chúng ta cũng vẽ được một trendline qua toàn bộ đỉnh
và đáy.

• Nhiều trade thường bị nhầm tưởng rằng trendline là một đường, nhưng
thực tế Trendline là một "vùng"

60
Lưu ý: Khi vẽ trendline chúng ta có thể vẽ cả bóng nến và thân nến tùy thuộc
vào vùng giá bạn đang nhận định.

• Khi vẽ trend chúng ta cần nhìn một cách khách quan và trực diện để tránh
nhận định của cá nhân làm phán đoán sai xu hướng của thị trường. Từ đó
dẫn đến những rủi ro cao khi vào nhầm lệnh.

61
UNIT 13: SIÊU CHIẾN THUẬT VỚI TRENDLINE

1. Cách kết hợp trendline với các chỉ báo khác


Để kết hợp được trendline với các chỉ báo khác thì đầu tiên chúng ta phải hiểu
vùng hợp lưu. Vùng hợp lưu có tên tiếng anh là Confluence, tức là vùng kết hợp
bởi nhiều yếu tố trongcủa phân tích kỹ thuật vào đó. Giả sử như người giao dịch
dùng nhiều công cụ phân tích kỹ thuật cho Forex như đường xu hướng, hỗ trợ và
kháng cự…và các yếu tố này có 1 vùng hợp lại với nhau thì khả năng vùng này
sẽ tạo kháng cự/hỗ trợ tốt cho giá.

Để xác định được vùng này đầu tiên chúng ta đi xác định được đường trendline
bằng cách vẽ những đường đi qua các đỉnh/đáy swing highs và swing lows. Từ
những kháng cự/hỗ trợ đã xuất hiện trước đó chúng ta xác định được vùng hỗ trợ
và kháng cự. Qua đó chúng ta xác định được vùng giao thoa của hỗ trợ/kháng cự
và trendline đây được gọi là vùng hợp lưu.

62
Lưu ý: Chúng ta không nên vào giá một cách nhanh chóng khi chỉ mới xác định
được vùng hợp lưu mà chúng ta cần thêm thời gian để xác nhận vùng hợp lưu
này và kết hợp thêm các yếu tố khác để vào lệnh một cách chính xác.

2. Cách kết hợp trendline với đa khung thời gian

Như mọi người thấy, trên hình là cặp USD/JPY ở khung 3h và khung 1h.

Tại khung 3h chúng ta thấy trend lớn đang là 1 trend giảm, nhưng trend nhỏ
đang là 1 trend tăng. Vì vậy, điều chúng ta cần làm lúc này là đợi giá thoát ra
khỏi trend nhỏ, điều này càng khẳng định rõ khả năng hồi và đi lên khỏi trend
lớn là rất ít. Như vậy chúng ta có thể vào một lệnh sell an toàn hơn.

Nhưng nếu chúng ta chỉ chờ giá thoát ra khỏi trend nhỏ trong khung 3h rồi mới
vào lệnh thì lúc này chúng ta sẽ không còn được một entry đẹp nữa. Vậy nên
chúng ta cần phân tích thêm ở những khung thời gian nhỏ hơn để có những entry
tốt hơn.
63
Trên hình là đồng USD/JPY tại khung 1h với các phân tích chỉ báo cũ của
khung 3h. Nhưng tại khung 1 giờ thì ta thấy ở trend nhỏ giá đã thoát ra khỏi
trend một cách sớm hơn nhiều so với khung 3h. Việc nhìn nhận được giá thoát
ra khỏi trend sớm hơn ở khung 1h đã giúp chúng ta có một điểm vào lệnh sớm
hơn, đẹp hơn so với khung 3h.
Vì vậy, khi chúng ta kết hợp trendline cùng với các đường hỗ trợ kháng
cự và đa khung thời gian sẽ cho ta một điểm vào lệnh đẹp, độ tin cậy cao.

64
Unit 14: 3 sai lầm lớn nhất trader mắc phải khi đặt
Stoploss

1. Định nghĩa Stoploss


Stop Loss được gọi là lệnh cắt lỗ là một dạng lệnh đóng giao dịch, cho phép
người dùng đặt ra một mức giá nào đó mà khi tỷ giá thị trường chạm mức này,
lệnh giao dịch sẽ tự động được đóng, thông thường sẽ đi kèm một khoản tiền lỗ.

Ví dụ: Trong cặp tiền GBP/JPY khi bạn vào lệnh Buy tại mức giá 139.950 với
kì vọng giá sẽ tăng. Nhưng giá thị trường lại đi ngược với nhận định của bạn.
Lúc này vì bạn đã đặt Stop Loss tại mức giá 138.580 nên khi giá giảm tới
138.580 thì lệnh của bạn đã được đóng. Trong trường hợp nếu như bạn không
đặt Stop Loss thì lúc này lệnh của bạn vẫn còn và tài khoản của bạn sẽ bị thua
lỗ nhiều hơn.

65
2. Những sai lầm khi đặt Stop Loss
2.1. Hiểu sai về tác dụng của Stop Loss
Nhiều trader thường bị hiểu nhầm đặt Stop Loss chỉ để giảm thiểu một
phần thua lỗ của tài khoản, “đặt rồi sàn cũng quét Stop Loss của mình”. Nhưng
chính suy nghĩ này khiến rất nhiều người đã không quan tâm đến việc đặt Stop
Loss.
Nhưng trên thực tế sẽ có 2 loại sàn giao dịch chính Dealing Desk (sàn ôm lệnh)
và Non Dealing Desk (sàn chuyển lệnh).
Vì vậy đã có những nhà đầu tư khi tham gia vào sàn giao dịch Dealing Desk thì
một số lệnh giao dịch của họ đã bị sàn cắt trước khi bị khi chạm Stop Loss hay
trượt giá qua mức mà bạn đã đặt Stop Loss. Chính những điều này đã khiến một
số nhà đầu tư không còn tin vào việc đặt Stop Loss trên những sàn đó nữa.

Nhưng khi bạn giao dịch trên sàn Non Dealing Desk thì trường hợp này không
xảy ra nữa vì sàn sẽ chuyển lệnh của bạn và việc bạn đặt Stop Loss của bạn lúc
này sẽ đạt hiệu quả tối ưu giúp giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả nhất.

Ví dụ đặt Stop Loss trên sàn Dealing Desk:

66
2.2. Dời Stop Loss nhiều lần
Khi bắt đầu giao dịch trader thường có suy nghĩ khi vào lệnh sẽ đặt Stop
Loss ở điểm A để chỉ bị lỗ trong mức cho phép. Nhưng khi giá di chuyển gần
mức Stop Loss ở điểm A thì trade thường không cắt lệnh ngay mà lại dời điểm
Stop Loss xa thêm một chút nữa với hy vọng tiếp giá tiếp tục hồi lại.

Khi dời điểm Stop Loss thêm một chút nữa thì giá vẫn không hồi theo mong
muốn của nhà giao dịch. Sau nhiều lần dời như vậy nhưng giá vẫn quét Stop
Loss. Lúc này điểm Stop Loss của bạn đã bị xa hơn rất nhiều so với mức dự kiến
ban đầu khiến cho tài khoản của bạn bị thua quá nhiều có thể cháy cả tài khoản.

Để khắc phục được tình trạng này thì bạn cần phải kiên định với chiến
thuật mà mình đã đặt ra. Không dời Stop Loss chấp nhận thua lỗ trong mức cho
phép khi mà thị trường đi không đúng theo kì vọng của bạn.

67
2.3. Đặt Stop Loss không hiệu quả
Chúng ta thường đặt Stop Loss quá gần hoặc quá xa. Nếu Stop Loss quá gần thì
sẽ không có đủ khoảng trống để cho giá chạy. Khi đặt quá gần giá có thể chạy
quét Stop Loss của bạn rồi lại di chuyển theo nhận định ban đầu của bạn.
Ví dụ: Đặt Stop Loss quá gần

Còn Stop Loss quá xa thì sẽ khiến cho bạn thua lỗ lớn hơn khi mà thị trường
không đi theo những gì mà bạn đã nhận định trước đó. Việc đặt stop loss quá xa
còn làm hưởng đến tỷ lệ thua lỗ/lợi nhuận mà bạn đã đề ra trước đó.

Ví dụ:
Đặt stop loss nên đặt:

68
Stoploss sai khi đặt quá xa:

69
Unit 15: 5 Bước đặt Stop Loss

Bước 1. Xác định điểm vào lệnh


Để xác định được một điểm vào lệnh đẹp thì việc điều đầu tiên chúng ta cần làm
đó chính là chọn ra một chiến thuật cho riêng mình.

Chẳng hạn như ở ví dụ dưới đây, mình đã sử dụng đường MA200 và xác định
vùng hỗ trợ cứng kết hợp cùng với chỉ báo RSI (Relative Strength Index) đang
ở dưới mức 50. Dựa vào những điều kiện đó chúng ta đã xác định được một
điểm vào lệnh như trên hình.

Chú ý: Cần phải kết hợp thêm các chỉ báo khác để độ tin cậy cao hơn

Bước 2. Xác định điểm Take Profit và Stop Loss


Cách đơn giản nhất để chúng ta có thể tìm được điểm dừng lỗ và chốt lời là
chúng ta có thể dựa vào những vùng hỗ trợ và kháng cự cũ hoặc là vùng hợp lưu
của các phân tích khác.

70
Ví dụ: Trong cặp tiền EUR/JPY, sau khi xác định được Entry Buy mình bắt
đầu xác định các vùng kháng cự trước đó để làm vùng đặt Take Profit vì trước
đó giá đã nhiều lần chạm vùng này nhưng chưa phá qua được. Tiếp theo mình
cũng xác định Stop Loss bằng cách xác định mức hỗ trợ trước đó.

Lưu ý: Đây chỉ là một cách đơn giản, chúng ta cần kết hợp thêm các yếu
tố và chỉ báo khác như là: Fibonacci, ATR,... để đặt Take Profit, Stop Loss hợp
lý.

Bước 3. Xem xét tỷ lệ R:R (Risk:Reward)


Sau khi xác định được điểm vào lệnh, điểm đặt Take Profit và điểm đặt Stop
Loss. thì chúng ta bắt đầu đi xét xem tỷ lệ R:R (Risk:Reward) đó có phù hợp
không.

Ví dụ: Trong một xu hướng tăng, chúng ta có thể đặt một lệnh Buy với mức
R:R (1:2) và đây là một tỷ lệ hợp lý cho một xu hướng tăng và Entry đẹp. Điều
này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho chúng ta hơn là thua lỗ.

71
Ngược lại, khi bạn chọn mức R:R (2:1) tức là lúc này bạn đang chấp nhận tỷ lệ
thua lỗ nhiều hơn là lãi. Đây là một tỷ lệ không hợp lý vì khi giá đi không đúng
theo những gì bạn kì vọng thì thay vì bạn sẽ bị lỗ 1 phần so với mục tiêu lãi bạn
đề ra thì với tỷ lệ R:R (2:1) bạn đã bị lỗ nhiều hơn. Vì vậy chúng ta không nên
vào lệnh với tỷ lệ này.

72
Bước 4. Xác định số lot
Nhiều trader thường lấy một mức R:R với số lot cố định để áp dụng cho
nhiều loại tiền tệ. Nhưng từng loại tiền lại có mức biến động khác nhau nên
chúng ta không thể áp dụng một mức R:R cho tất cả các loại tiền. Mà thay vào
chúng ta dựa trên số vốn mà mình có để vào với số lot hợp lý.
Bạn có thể dùng phần mềm https://www.myfxbook.com/forex-
calculators/position-size để tính kích thước lot của các cặp tiền khi bạn vào lệnh
không bị thua lỗ quá mức.
Ví dụ: Bạn vào lệnh với cặp tiền EUR/USD vốn của bạn là 1000$ và bạn
chỉ muốn tỷ lệ rủi ro của mình chỉ ở mức 2% và mức stop loss 60 pip thì bạn
chỉ vào được với số lot 0.033.
Nhưng cùng với mức đó nhưng trên cặp AUD/CAD thì chúng ta lại có thể
vào được 0.043 lot

73
Bước 5. Vào lệnh
Khi vào lệnh chúng ta cần phải tin tưởng vào những setup mà chúng ta đã chuẩn
bị. Khi mới vào lệnh giá thị trường có thể chạy chưa đúng như những gì bạn đã
nhận định trước đó. Lúc này điều bạn cần làm là phải kiên định theo những gì
mà mình đã đề ra.
Đa phần mọi người sẽ thường không giữ được tâm lý theo những gì mà
mình đã đề ra điều này chính là nguyên nhân lớn gây ra việc thua lỗ quá mức.

74

You might also like