You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH


KHOA KẾ TOÁN
🙙🙙🙙🙙🙙🙛🙛🙛🙛🙛

TIỂU LUẬN
Môn học: Kế toán quốc tế 2
Thị trường dầu mỏ tương lai của Mỹ hôm 20-4 đã chứng kiến biến động giá chưa
từng có khi giá hợp đồng tương lai dầu WTI lần đầu tiên trong lịch sử rơi xuống
mức âm. Cụ thể, các hợp đồng dầu giao tháng 5-2020 có lúc giảm xuống -40,32
USD/thùng và sau đó đóng cửa ngày ở mức -37,63 USD/thùng.

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền


Mã lớp học phần: 23D1ACC50703106
Nhóm: 4
Tên – MSSV: Nguyễn Gia Quỳnh Anh – 31201021955
Nguyễn Thị Thanh Nga – 31201020582
Lê Trần Thảo Nhi – 31201023428
Trương Ngân Phúc – 31201023461
Nguyễn Vũ Sơn Quỳnh - 31201026294
TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1. Các khái niệm trong IFRS 9................................................................................................................. 4
1.1. Công cụ tài chính............................................................................................................................................................. 4
1.1. Công cụ phái sinh............................................................................................................................................................ 5
1.2. Kế toán phòng ngừa rủi ro........................................................................................................................................... 5
1.3. Suy giảm giá trị................................................................................................................................................................. 6

2. Áp dụng IFRS 9 tại Việt Nam.............................................................................................................. 6


2.1. Áp dụng............................................................................................................................................................................... 6
2.2. Khó khăn khi áp dụng................................................................................................................................................... 7

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH XĂNG DẦU 7


1. Khái niệm................................................................................................................................................. 7
1.1. Khái niệm............................................................................................................................................................................ 7
1.2. Phân loại thị trường dầu:............................................................................................................................................. 8

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG
XĂNG DẦU TRONG BỐI CẢNH GIÁ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI DẦU WTI RƠI XUỐNG
MỨC ÂM 9
1. Diễn biến thị trường xăng dầu trên thế giới...................................................................................... 9
2. Diễn biến thị trường xăng dầu tại Việt Nam................................................................................... 11
3. Giá xăng dầu......................................................................................................................................... 11
3.1. Số liệu................................................................................................................................................................................. 11
3.2. Các yếu tố tác động...................................................................................................................................................... 12

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ 13


1. Về nguồn cung – cầu............................................................................................................................ 13
1.1. Vấn đề................................................................................................................................................................................ 13
1.2. Giải pháp.......................................................................................................................................................................... 15

2. Về giá...................................................................................................................................................... 15
2.1. Vấn đề................................................................................................................................................................................ 15
2.2. Giải pháp bình ổn giá xăng dầu.............................................................................................................................. 16

KẾT LUẬN 17

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2020 chứng kiến hàng loạt thị trường, doanh nghiệp và cả nền kinh tế quay
cuồng trong ảnh hưởng của Covid-19. Những tác động này cũng hiện diện trong
mọi mắt xích chuỗi cung ứng dầu toàn cầu, xé toạc mọi bộ phận của ngành năng
lượng.

2
Dầu thô năm 2020 chịu cú sốc kép, cả về cung và cầu. Nhu cầu nhiên liệu lao dốc
khi người dân hạn chế đi lại và các nước áp dụng chính sách phong tỏa trong đại
dịch. 2020 cũng là lần đầu tiên trong 10 năm nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo
giảm. Giá dầu âm có nghĩa là người bán không những không thu được đồng nào
của người mua mà còn phải trả tiền cho người mua tương ứng mức âm mà hợp
đồng hai bên thỏa thuận.

Dầu mỏ là loại hàng hóa đặc biệt, cần phải có kho dự trữ đạt tiêu chuẩn. Khi các
kho dự trữ bị đầy không thể chứa thêm, số lượng dầu sản xuất ra không có chỗ
chứa và không thể bán được cho ai nên dư thừa và người ta cần "tống khứ" nó đi.
Để tạo ra sự hấp dẫn, người bán phải bán giá âm tương tự như việc bỏ tiền ra thuê
người đến dọn rác trong nhà.

Tuy nhiên giá dầu âm chủ yếu là do các nhà đầu tư hàng hóa bán tháo, vì họ chỉ
mua bán trên sàn chứ không có kho chứa, khi mua xong đến hạn nhà sản xuất giao
hàng mà những nhà đầu tư này không bán được cho bên thứ 3 thì buộc họ phải bán
cắt lỗ bằng mọi cách để không phải nhận số hàng từ nhà sản xuất.

3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các khái niệm trong IFRS 9
Công cụ tài chính (Financial Instruments) là một trong 16 chuẩn mực được
ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) từ năm 2001, yêu cầu
việc ghi nhận, đo lường, đánh giá suy giảm giá trị, dừng ghi nhận và kế toán phòng
ngừa rủi ro chung. Đặc biệt, đối với các tổ chức tài chính, họ phải trích lập dự
phòng cho các khoản tổn thất trong tương lai (Mô hình tổn thất tín dụng dự kiến –
ECL), thay vì chỉ trích lập dự phòng cho các tổn thất đã phát sinh.
1.1. Công cụ tài chính
Công cụ tài chính (Financial Instrument) là hợp đồng mua bán sao cho phát
sinh Nợ phải trả tài chính (Financial Liabilities) cho bên bán và Tài sản tài chính
(Financial Assets) cho bên mua, ngoại trừ đầu tư vào các công ty con, công ty liên
kết và các liên doanh. Có 2 Công cụ tài chính là Công cụ nợ (Debt Instrument) và
Công cụ vốn (Equity Instrument). Theo đó, IFRS 9 quy định việc tiếp tục ghi nhận
hoặc dừng ghi nhận đối với các khái niệm trong công cụ tài chính:
● Ghi nhận ban đầu:
Tất cả các công cụ tài chính được đo lường ban đầu theo giá trị hợp lý, cộng
hoặc trừ chi phí giao dịch trong trường hợp tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài
chính không ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ.
● Ghi nhận tiếp tục:
+ Ghi nhận tiếp tục tài sản tài chính
IFRS 9 chia tất cả các tài sản tài chính thành hai loại:
- Những tài sản được đo lường theo giá trị được phân bổ
- Những tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý, lãi và lỗ được ghi
nhận toàn bộ trong báo cáo lãi lỗ (giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi
lỗ, FVTPL) hoặc được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác (giá trị
hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác, FVTOCI).
Trong đó:
- Công cụ nợ khi đáp ứng điều kiện sẽ được ghi nhận theo 1 trong 3
phương pháp trên
- Công cụ vốn chỉ có thể được ghi nhận theo giá trị hợp lý
- Và những trường hợp ngoại lệ khác
+ Ghi nhận tiếp tục nợ phải trả tài chính
IFRS 9 chia tất cả các nợ tài chính thành hai loại:
- Những tài sản được đo lường theo giá trị được phân bổ
4
- Những tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý, lãi và lỗ được ghi
nhận toàn bộ trong báo cáo lãi lỗ (giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi
lỗ, FVTPL)
Trong đó:
- Nợ phải trả tài chính nắm giữ cho mục đích thương mại được đo
lường theo FVTPL
- Nợ phải trả tài chính khác được đo lường theo giá trị được phân bổ
- Và những trường hợp ngoại lệ khác
● Dừng ghi nhận:
- Dừng ghi nhận tài sản tài chính
Tiền đề cơ bản cho mô hình dừng ghi nhận trong IFRS 9 là xác định có hay
không tài sản được xem xét dừng ghi nhận.
Khi tài sản được xem xét dừng ghi nhận đã được xác định, thì đánh giá tài
sản đã được chuyển nhượng hay chưa, và nếu vậy, việc chuyển nhượng tài sản đó
có đủ điều kiện để dừng ghi nhận hay không.
- Dừng ghi nhận nợ tài chính
Nợ phải trả tài chính nên được loại bỏ khỏi bảng cân đối kế toán khi và chỉ
khi nó được xóa bỏ, nghĩa là khi nghĩa vụ quy định trong hợp đồng được hoàn tất
hoặc hủy bỏ hoặc hết hạn.
1.1. Công cụ phái sinh
Tất cả các công cụ phái sinh trong phạm vi IFRS 9, bao gồm cả các công cụ
liên quan đến các khoản đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết, được đo lường theo giá
trị hợp lý. Thay đổi giá trị được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trừ khi đơn vị đã chọn
áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro bằng cách chỉ định công cụ phái sinh như một
công cụ phòng ngừa rủi ro trong mối quan hệ phòng ngừa rủi ro đủ điều kiện.
1.2. Kế toán phòng ngừa rủi ro
Các yêu cầu kế toán phòng ngừa rủi ro trong IFRS 9 là tùy chọn. Nếu một số
tiêu chí đủ điều kiện và được đáp ứng, kế toán phòng ngừa rủi ro cho phép đơn vị
phản ánh các hoạt động quản lý rủi ro trong báo cáo tài chính bằng cách kết nối lãi
hoặc lỗ trên các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính với lỗ hoặc lãi trên mức rủi ro
mà nó phòng ngừa.
Tiêu chí đủ điều kiện cho kế toán phòng ngừa rủi ro: Quan hệ phòng ngừa
rủi ro đủ điều kiện cho kế toán phòng ngừa rủi ro chỉ khi tất cả các tiêu chí sau đây
được đáp ứng:
- Quan hệ phòng ngừa rủi ro chỉ chứa các công cụ phòng ngừa rủi ro đủ
điều kiện và các khoản mục được phòng ngừa rủi ro đủ điều kiện.

5
- Khi bắt đầu quan hệ phòng ngừa rủi ro, có sự chỉ định và tài liệu
chính thức về quan hệ phòng ngừa rủi ro và mục tiêu và chiến lược
quản lý rủi ro của đơn vị để thực hiện việc phòng ngừa rủi ro.
- Quan hệ phòng ngừa rủi ro đáp ứng tất cả các yêu cầu về hiệu quả
phòng ngừa rủi ro.
1.3. Suy giảm giá trị
IFRS 9 yêu cầu mô hình suy giảm tương tự áp dụng cho tất cả sau đây:
- Tài sản tài chính đo lường theo giá trị được phân bổ;
- Tài sản tài chính bắt buộc đo lường theo FVTOCI;
- Cam kết cho vay khi nghĩa vụ hiện tại được mở rộng đến tín dụng (trừ
một vài trường hợp khác)
2. Áp dụng IFRS 9 tại Việt Nam
2.1. Áp dụng
Ở chuẩn mực IFRS 9, công cụ tài chính được đánh giá là chuẩn mực “xương
sống” của các tổ chức tài chính ở mỗi quốc gia. Không chỉ bởi hầu hết các hoạt
động của các ngân hàng đều liên quan đến các công cụ tài chính mà còn vì IFRS 9
cải thiện đáng kể mô hình rủi ro tín dụng mà các chuẩn mực cũ còn nhiều thiếu sót.
Trong lịch sử, thế giới đã từng phải chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh
tế nặng nề trong suốt 3 năm từ 2007 đến 2009 với nguyên nhân bắt nguồn từ
những phản ứng chậm trễ đối với các khoản tổn thất tín dụng. Thậm chí trước đó,
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam VAS vẫn còn chưa cập nhật những chuẩn
mực liên quan để bảo vệ các ngân hàng trước những rủi ro tài chính. Vì vậy, việc
cập nhật bổ sung chuẩn mực IFRS 9 tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng là việc
cấp thiết.
Từ năm 2022, các mô hình doanh nghiệp theo quy định sẽ dần được yêu cầu
áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS. Trong đó, ngoài các mô
hình doanh nghiệp thông thường thì các tổ chức tài chính trong nước, cụ thể là các
ngân hàng thương mại cũng sẽ là đối tượng áp dụng các chuẩn mực báo cáo của
IFRS, đặc biệt là IFRS 9.
Ngày 5/11/2021, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã tham dự
Kỳ sinh hoạt lần thứ 10 năm 2021 của VCCA với chủ đề: “Chia sẻ kinh nghiệm áp
dụng IFRS 9 – Công cụ tài chính tại các ngân hàng thương mại” do Câu lạc bộ Kế
toán trưởng quốc tế (VCCA) kết hợp với Hiệp hội ngân hàng Việt, Hiệp hội kế
toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức, để có những trao đổi về lập đề án
nghiên cứu triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế dành riêng cho ngân
hàng.
Buổi tọa đàm nhấn mạnh việc các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng cho
các khoản tổn thất trong tương lai theo Mô hình tổn thất tín dụng dự kiến – ECL
6
trong chuẩn mực IFRS 9, ngược với thực tiễn hiện hành là chỉ trích lập dự phòng
cho các tổn thất đã phát sinh. Điều này sẽ cho phép các ngân hàng Việt Nam quản
lý rủi ro tốt hơn, phù hợp với các thông lệ tốt nhất trên toàn cầu.
2.2. Khó khăn khi áp dụng
Do những đặc thù của ngành Ngân hàng mà việc áp dụng IFRS 9 là việc
không hề dễ dàng. Đặc biệt là sự phức tạp Mô hình ECL khi lần đầu áp dụng có
thể gặp phải rất nhiều rủi ro.

Theo PwC Việt Nam, có 6 khó khăn chính khi áp dụng IFRS 9:
- Thâm nhiều yêu cầu về thuyết minh báo cáo tài chính;
- Kiểm soát kỳ vọng của các bên liên quan;
- Tái tổ chức;
- Đánh giá tác động;
- Thay đổi hệ thống và quy trình;
- Những xét đoán quan trọng cần có.
2.3 Công cụ tài chính của thị trường dầu mỏ
Hợp đồng tương lai dầu mỏ (Crude oil futures contract): đây là một hợp đồng giữa
người mua và người bán để mua hoặc bán một lượng dầu mỏ tương lai ở một giá
cố định. Hợp đồng này thường được giao dịch trên các sàn giao dịch tài chính như
NYMEX, ICE Futures Europe và Dubai Mercantile Exchange.
Hợp đồng tùy chọn dầu mỏ (Crude oil options contract): đây là một hợp đồng cho
phép người mua mua hoặc bán một lượng dầu mỏ ở một giá cố định vào một thời
điểm cụ thể trong tương lai. Người mua của hợp đồng này có quyền nhưng không

7
bắt buộc mua hoặc bán dầu mỏ tùy theo sự thay đổi của giá cả. Hợp đồng này
thường được giao dịch trên các sàn giao dịch tài chính như NYMEX và ICE
Futures Europe.
Chứng chỉ quỹ dầu mỏ (Oil ETFs): Đây là một khoản đầu tư tài chính cho phép
nhà đầu tư mua một phần tỷ lệ của một quỹ đầu tư dầu mỏ. Quỹ này sẽ đầu tư vào
các công ty khai thác dầu mỏ, nhà máy lọc dầu và các công ty liên quan khác.
Chứng khoán của các công ty dầu mỏ: Đây là các cổ phiếu của các công ty khai
thác dầu mỏ và các công ty liên quan khác, được niêm yết trên các sàn giao dịch
chứng khoán toàn cầu. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán các cổ phiếu này để
đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ.

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH XĂNG DẦU


1. Khái niệm
Xăng dầu được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về
kinh doanh xăng dầu như sau:
Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng
làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên
liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ,
không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
Phân loại thị trường dầu:
Có hai loại thị trường dầu.
Thứ nhất thị trường truyền thống là giao ngay (spot), tức là bất kỳ lúc nào
bạn cũng có thể lái xe téc đến điểm bán dầu và mua một thùng, trả tiền theo giá thị
trường hiện tại.
Thứ hai là thị trường phái sinh, bao gồm hợp đồng tương lai (futures) và
quyền chọn (options), nơi các hợp đồng mua bán dầu kỳ hạn được chuẩn hóa do
một Sở giao dịch hàng hóa đứng ra tổ chức - ở đây là hợp đồng tương lai dầu WTI
của Sở giao dịch hàng hóa Chicago CME.

● Vai trò của xăng dầu đối với nền kinh tế:

● Thế giới:

● Giá dầu có mức ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp hàng hóa và nhu
cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Do đó trong các cuộc suy thoái kinh tế, giá
dầu đều tạo đỉnh và có biến động cùng chiều với thị trường chứng khoán
Hoa Kỳ. Đặc biệt, có mức tương đồng mạnh ngay giai đoạn trước và sau

8
khi giá dầu tạo đỉnh. Điều này cũng dẫn đến việc biến động mạnh của giá
dầu sẽ trực tiếp tạo ảnh hưởng khá mạnh lên tình trạng lạm phát Hoa Kỳ.
Biến động mạnh về lạm phát và tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến sự
thay đổi về chính sách tiền tệ của FED và từ đó, tác động trực tiếp đến
lượng tiền tệ chảy vào nền kinh tế và thị trường tài chính.
● Năm 2020, hầu hết các tổ chức quốc tế đều căn cứ trên một số giả định:
(i) nguồn cung tiếp tục tăng do các nước OPEC và Nga không đạt được
thỏa thuận, trong khi nhu cầu sụt giảm do triển vọng kinh tế toàn cầu khá
ảm đạm; (ii) rủi ro tăng khiến nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn an toàn, trong đó
có trái phiếu Chính phủ Mỹ và đồng USD; vì vậy, đồng USD được nhận
định là sẽ tiếp tục tăng giá, so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác.
● Đối với Việt Nam: xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu, là mặt hàng
chiến lược, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó tham gia
vào hầu hết các lĩnh vực: Hoạt động sản xuất, giao thông vận tải, thương
mại, dịch vụ và đời sống xã hội. Vì vậy khi tình hình biến động giá của thị
trường dầu mỏ xảy ra nó cũng tác động hai mặt đối với nền kình tế của
Việt Nam:
Tác động tích cực:
- Giá dầu giảm làm giảm chi phí nhập xăng dầu.
- Giá dầu giảm tác động tích cực đối với tiêu dùng của người dân và hoạt
động của doanh nghiệp
- giá xăng dầu giảm, làm giảm áp lực lên lạm phát, góp phần ổn định kinh tế
vĩ mô
Tác động tiêu cực:
- Giảm nguồn thu NSNN từ dầu thô
- Tác động tiêu cực đến ngành khai khoáng (nhất là dầu khí)
● Các công ty xăng dầu lớn tại Việt Nam
o Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Petrolimex:
Petrolimex là cái tên không còn xa lạ với ngành xăng dầu trong nước, là một trong
các tập đoàn xăng dầu tại Việt Nam dẫn đầu về chất lượng. Petrolimex có 43 đơn
vị thành viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc đảm bảo cung cấp tốt
các sản phẩm năng lượng sạch, chất lượng cao cấp, bao gồm cả năng lượng truyền
thống và năng lượng thay thế bền vững mọi đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp phát
triển kinh tế cũng như tiêu dùng trong đời sống nhân dân.. Ở nước ngoài,
Petrolimex có Công ty TNHH MTV Petrolimex tại Singapore và Công ty TNHH
MTV Petrolimex tại Lào. Hệ thống phân phối bán lẻ của Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam bao phủ 63/63 tỉnh thành Việt Nam và được đặt tại các vị trí đắc địa. Tại Việt
Nam, mạng lưới bán lẻ thuộc tất cả các thành phần kinh tế có hơn 17.000 cửa hàng

9
xăng dầu, trong đó hệ thống phân phối của Petrolimex có hơn 5.500 cửa hàng xăng
dầu, tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ do
Petrolimex trực tiếp cung cấp.
Áp dụng mức giá cạnh tranh, chất lượng dẫn đầu, luôn bảo đảm đầy đủ và kịp thời
các chủng loại xăng dầu, luôn tiên phong áp dụng công nghệ mới, tập đoàn
Petrolimex nhiều năm liền là sự lựa chọn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, cơ
sản sản xuất và người sử dụng; số lượng đại lý, đơn vị hợp tác ngày một nhân rộng
trên cả nước và vươn tầm quốc tế.
Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa
lỏng và vận tải xăng dầu, Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết
kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động
thương mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu
Việt nam như PLC, PGC, PG Tanker, Pjico…
o Tổng công ty xăng dầu Quân đội - Mipecorp:
Tiền thân của Tổng công ty Xăng dầu Quân đội là xưởng sản xuất cơ khí MX 315
mang mã hiệu Q165 được thành lập ngày 30/09/1965, với nhiệm vụ ban đầu là sản
xuất khí tài xăng dầu phục vụ kháng chiến chống Mỹ. Ngày 31/12/2008 Bộ quốc
phòng ký QĐ số 223/2008/QĐ-BQP về việc chuyển Công ty Xăng dầu Quân đội
thành Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc, đưa vị
thế của Tổng công ty lên tầm cao mới.
Hơn 50 năm qua, từ một xưởng với 31 cán bộ công nhân viên; đến nay Tổng Công
ty đã phát triển thành 09 Công ty, chi nhánh trực thuộc với mạng lưới phân phối
xăng dầu gồm rộng khắp cả nước gồm trong đó có 4 kho xăng dầu với trữ lượng
135.000m3; 130 trạm xăng dầu thuộc sở hữu Tổng Công ty; 30 Tổng đại lý và gần
500 đại lý xăng dầu. Với hệ thống kinh doanh khép kín, đồng bộ, hàng năm Tổng
Công ty Xăng dầu Quân đội nhập khẩu và tiêu thụ trên 1 triệu tấn xăng dầu các
loại. Ra đời từ trong kháng chiến chống Mỹ, trong quá trình xây dựng và trưởng
thành của mình, Tổng Công ty đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Tổng
cục Hậu cần và các Bộ ngành liên quan từ Trung ương đến địa phương trao tặng
nhiều phần thưởng cao quý.
o Công ty xăng dầu Bà Rịa-Vũng Tàu:
Được thành lập từ năm 1992, đây cũng chính là đơn vị thành viên của tập đoàn
Petrolimex Việt Nam, nhờ đó, Petrolimex Vũng Tàu cũng nhanh chóng trở thành
thương hiệu được người tiêu dùng và các doanh nghiệp tin tưởng.
Với sự năng động của mình, Petrolimex Vũng Tàu trong những năm qua luôn cho
thấy sự phát triển ổn định với lượng khách hàng lớn và nguồn cung sản phẩm chất
lượng, cơ sở vật chất không ngừng cải tiến, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật
dưới những đánh giá khắt khe nhất, góp phần lớn vào công cuộc phát triển kinh tế
đất nước.

10
Petrolimex Vũng Tàu luôn được đánh giá là công ty xăng dầu có vị thế tốt trên thị
trường, trở thành đối tác hàng đầu của nhiều đơn vị lớn như: Nhà máy thép Vina
Kyoei, Công ty TNHH Công nghiệp kính Việt nam (VGI), Công ty nhựa & hóa
chất Phú Mỹ, Công ty dầu khí Việt – Nga – Nhật (VRJ), Công ty TNHH Petronas
Việt nam (PCVL)…
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG BỐI CẢNH GIÁ
HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI DẦU WTI RƠI XUỐNG MỨC ÂM
1. Diễn biến thị trường xăng dầu trên thế giới
Sự kiện giá dầu thô tương lai của Mỹ (WTI) rơi xuống mức âm vào ngày
20/4/2020 đã gây ra ảnh hưởng đáng kể đến thị trường xăng dầu trên toàn thế giới.
Dưới đây là một số diễn biến chính:
● Giá dầu Brent tăng: Sau khi giá dầu WTI rơi xuống mức âm, giá dầu Brent -
một loại dầu thô khác được giao dịch trên thị trường quốc tế, đã tăng giá do
nhu cầu dầu thô tăng. Với việc giá dầu WTI giảm mạnh, các công ty nhập
khẩu dầu từ Mỹ đã phải tìm kiếm các nguồn cung khác, đẩy giá dầu Brent
tăng lên.
● Giá xăng dầu giảm: Giá xăng dầu đã giảm trên toàn thế giới khi giá dầu thô
giảm. Tuy nhiên, giảm không nhiều bởi vì giá dầu thô chiếm một phần rất
nhỏ trong chi phí sản xuất và vận chuyển xăng dầu.
● Các công ty dầu khí giảm giá trên thị trường chứng khoán: Sự kiện giá dầu
thô giảm mạnh đã làm giảm giá trị của các công ty dầu khí trên thị trường
chứng khoán. Các nhà đầu tư lo ngại về tình hình tài chính của các công ty
này trong tương lai do giá dầu thô giảm mạnh.
● Tăng mức lưu trữ dầu thô: Do giá dầu thô giảm mạnh và không có người
mua sẵn sàng nhận dầu thô, các công ty sản xuất dầu thô phải tăng mức lưu
trữ dầu thô. Điều này dẫn đến chi phí lưu trữ tăng và có thể ảnh hưởng đến
sản xuất và giá của các sản phẩm dầu khí trong tương lai.

2. Diễn biến thị trường xăng dầu tại Việt Nam


Sự kiện giá dầu thô tương lai của Mỹ (WTI) rơi xuống mức âm vào ngày
20/4/2020 đã gây ra ảnh hưởng đáng kể đến thị trường xăng dầu của Việt Nam.
Dưới đây là một số diễn biến chính:
● Giá xăng dầu giảm: Theo dõi giá xăng dầu tại Việt Nam, giá xăng dầu đã
giảm với mức giảm trung bình khoảng 2.000-3.000 đồng/lít trong tuần đầu
tiên sau sự kiện giá dầu thô giảm mạnh. Tuy nhiên, giảm không nhiều bởi vì

11
Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước khác chứ không phụ thuộc vào
dầu thô từ Mỹ.
● Giảm sản lượng dầu thô sản xuất trong nước: Sự kiện giá dầu thô giảm
mạnh đã dẫn đến giảm sản lượng dầu thô sản xuất trong nước. Các doanh
nghiệp sản xuất dầu khí tại Việt Nam đã cắt giảm sản lượng để tránh gánh
nặng tài chính, đồng thời cũng do tình trạng ngưng trệ sản xuất của một số
nhà máy trong thời gian giãn cách xã hội.
● Giảm sản lượng xăng dầu tiêu thụ: Do tình hình dịch bệnh COVID-19, nhu
cầu xăng dầu tiêu thụ trong nước cũng đã giảm. Việc giảm sản lượng sản
xuất dầu thô cũng dẫn đến giảm sản lượng xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam.
● Thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu dầu thô: Với sự kiện giá dầu thô giảm
mạnh, các công ty nhập khẩu dầu thô của Việt Nam đã phải thay đổi cơ cấu
nhập khẩu và tìm kiếm các nguồn cung khác để đảm bảo nguồn cung cấp
cho sản xuất xăng dầu.
Tóm lại, sự kiện giá dầu thô giảm mạnh vào ngày 20/4/2020 đã gây ra ảnh hưởng
đáng kể đến thị trường xăng dầu của Việt Nam. Tuy nhiên, giá xăng dầu giảm
không nhiều bởi vì Việt Nam không phụ thuộc quá nhiều vào dầu thô từ Mỹ và
còn phụ thuộc vào các nguồn cung khác
3. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự kiện giá dầu âm và khủng hoảng dầu
mỏ thế giới năm 2020.
3.1. Quy trình bán hợp đồng tương lai dầu WTI giao tháng 5/2020 trước khi
hết hạn vào ngày 21/4/2020.
● Mở tài khoản giao dịch: Đầu tiên, bạn cần phải mở tài khoản giao dịch tại
một sàn giao dịch uy tín và được cấp phép để giao dịch hợp đồng tương lai
dầu WTI. Các sàn giao dịch như CME Group, ICE Futures, hay NYMEX
đều là các lựa chọn phổ biến cho việc giao dịch hợp đồng tương lai dầu.
● Đặt lệnh bán: Sau khi đã có tài khoản giao dịch, bạn có thể đặt lệnh bán hợp
đồng tương lai dầu WTI giao tháng 5/2020 tại sàn giao dịch. Bạn cần chỉ
định kích cỡ của hợp đồng và giá bán mà bạn muốn bán hợp đồng đó. Nếu
giá trị của hợp đồng giảm so với giá mua ban đầu của bạn, bạn sẽ bị thua lỗ.
Tuy nhiên, nếu giá trị của hợp đồng tăng lên, bạn sẽ có lợi nhuận.
● Quản lý lệnh: Sau khi bạn đã đặt lệnh bán, bạn cần phải quản lý lệnh của
mình. Nếu giá của hợp đồng tương lai giảm và bạn không muốn bán với giá
hiện tại, bạn có thể thay đổi lệnh bán của mình hoặc hủy lệnh. Nếu giá tăng
lên, bạn có thể quyết định giữ lại hợp đồng của mình hoặc bán với giá cao
hơn.

12
● Thực hiện giao dịch: Nếu có một người mua đồng ý với giá bán của bạn,
giao dịch sẽ được thực hiện và bạn sẽ nhận được tiền từ việc bán hợp đồng
tương lai dầu WTI giao tháng 5/2020. Việc thanh toán và chuyển giao hợp
đồng thường được thực hiện bởi sàn giao dịch.

3.2. Không có người mua sẳn sàng nhận dầu thô


Sự kiện giá dầu âm hôm 20/4/2020 đã xảy ra do tình trạng quá cung cầu trên
thị trường dầu thô. Tuy nhiên, việc không có người mua sẵn sàng nhận dầu thô sẽ
tác động tiêu cực đến giá dầu thô và có thể dẫn đến sự kiện giá dầu âm.
Khi không có người mua sẵn sàng nhận dầu thô, các công ty sản xuất dầu
thô sẽ phải chịu chi phí lưu trữ và vận chuyển dầu thô đến nơi lưu trữ. Điều này
làm tăng chi phí cho các công ty sản xuất và có thể làm giảm lợi nhuận của họ. Do
đó, các công ty sản xuất có thể phải giảm sản xuất để tránh tình trạng dư thừa dầu
thô, tăng thêm áp lực lên giá dầu thô.
Ngoài ra, việc không có người mua sẵn sàng nhận dầu thô cũng tạo ra tín
hiệu tiêu cực cho thị trường dầu thô, khiến các nhà đầu tư lo ngại về sự suy giảm
của nhu cầu và giá dầu thô. Điều này có thể gây áp lực giảm giá trên thị trường dầu
thô và dẫn đến sự kiện giá dầu âm như đã xảy ra vào ngày 20/4/2020.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác ảnh hưởng:
- Giá dầu thô trên thị trường quốc tế: Giá dầu thô là yếu tố quan trọng nhất tác
động đến giá xăng dầu tại Việt Nam. Giá dầu thô thường biến động trên thị
trường quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhập khẩu của xăng dầu và
các sản phẩm dầu mỏ khác của Việt Nam.
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến giá
xăng dầu tại Việt Nam. Đồng Việt Nam là đồng tiền không tự do hoán đổi
và tỷ giá hối đoái có thể biến động, đóng góp vào sự thay đổi giá nhập khẩu
của xăng dầu.
- Thuế và phí: Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh các loại thuế và phí đối
với xăng dầu, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu
thụ đặc biệt (TTĐB), phí bảo vệ môi trường, phí đường bộ, phí cầu đường,
vv. Các thay đổi này có thể ảnh hưởng đến giá bán lẻ của xăng dầu.
- Chi phí sản xuất và phân phối: Chi phí sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, phân
phối và bán lẻ xăng dầu cũng có thể tác động đến giá xăng dầu tại Việt Nam.
Năng lượng và nguyên liệu, chi phí vận chuyển, cạnh tranh trong ngành, và

13
các chi phí khác liên quan đến sản xuất và phân phối xăng dầu có thể thay
đổi và ảnh hưởng đến giá bán lẻ của xăng dầu.
- Chính sách điều tiết của chính phủ: Chính phủ có thể áp dụng các chính sách
điều tiết giá xăng dầu, bao gồm cả giá tối đa, giá ổn định, giá kiểm soát, giá
theo biến động thị trường, vv. Những chính sách này có thể có tác động
đáng kể đến giá bán lẻ của xăng dầu tại Việt Nam.
- Tình trạng cung cầu trong nước:
Nguồn cung: Nguồn cung xăng dầu tại Việt Nam, bao gồm cả nhập
khẩu và sản xuất trong nước, có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thay
đổi chính sách nhập khẩu, khả năng sản xuất trong nước, hoạt động của các
nhà máy lọc dầu, vv. Nếu nguồn cung xăng dầu giảm đi, thì có thể dẫn đến
giảm cung cầu và tăng giá xăng dầu.
Nhu cầu trong nước: Nhu cầu sử dụng xăng dầu của người tiêu dùng
trong nước cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá xăng dầu. Nếu
nhu cầu xăng dầu tăng lên do tăng số lượng xe cộ hoặc tăng nhu cầu sử dụng
năng lượng, thì cung cầu xăng dầu có thể không đáp ứng kịp thời, dẫn đến
tăng giá xăng dầu.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ
1. Về nguồn cung – cầu
1.1. Vấn đề
Trên Thế giới
Dịch Covid – 19 với các lệnh phong tỏa đã gây ra nhiều biến động không chỉ
ở trong nước mà còn cả thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta chứng kiến
giá một thùng dầu xuống mức âm. Các hãng dầu phải đối mặt với những thách
thức khắc nghiệt nhất. Trong dài hạn, do giá dầu ở mức thấp trong thời gian dài
các công ty dầu khí đều cắt giảm đầu tư thăm dò và phát triển mỏ, dẫn đến nguồn
cung giảm. Việc hồi phục thị trường phụ thuộc nhiều vào kết quả khống chế dịch
Covid 19, giá dầu sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới, đặc biệt các nước G20 phục hồi.
Một cú sốc kép về cung và cầu về dầu thô năm 2020 làm cho nhu cầu nhiên
liệu lao dốc khi người dân hạn chế đi lại và các nước áp dụng chính sách phong tỏa
trong đại dịch. Trong khi đó, nguồn cung lại tăng mạnh do cuộc chiến giá của các
nước sản xuất lớn.
Bởi vì chỉ có một số quốc gia có khả năng sản xuất được lượng dầu mỏ lớn
và có tầm ảnh hưởng đến thị trường thế giới, việc phụ thuộc vào các nước đó có
thể dẫn đến rủi ro cung cấp và tác động tới giá cả.
Bên cạnh đó, chiến sự giữa Nga và Ukraine đã làm thị trường xăng dầu trên
thế giới chao đảo ngay chỉ trong 1 đêm. Giá xăng dầu trên thế giới tăng vọt. Dẫn

14
đến những biến động mạnh mẽ trong thị trường tài chính, gây ra rối loạn lạm phát
và tình trạng thất nghiệp.
Tại Việt Nam
Hiện nay thì TP.HCM có đến hơn 80% lượng phương tiện giao thông là xe
máy, và con số này ảnh hưởng lớn đến nhu cầu xăng dầu. Tuy càng nhiều xe máy
thì cũng đồng nghĩa là sản lượng tiêu thụ được tăng mạnh nhưng điều đó cũng sẽ
dẫn đến những hệ lụy khác như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường…
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng xăng
dầu, từ việc sản xuất đến vận chuyển và phân phối. Việc đóng cửa các nhà máy sản
xuất và gián đoạn hoạt động vận chuyển xăng dầu có thể dẫn đến thiếu hụt hàng
hóa trong thị trường. Điều này làm cho ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam gặp
khó khăn để duy trì hoạt động.
Trong năm 2022, đã có lúc giá xăng lên đến hơn 30.000 đồng/lít, điều này
làm ảnh hưởng không nhỏ tới người dân. Vào cuối tháng 10/2022 đã xảy ra tình
trạng không còn xăng để đổ cho người dân ở TP.HCM, hàng ngàn người xếp hàng
dài chờ đổ xăng, điều này đã dấy lên tình trạng khủng hoảng xăng dầu, kèm theo
lạm phát tăng cao tại Việt Nam.
Các dự án lọc dầu ở Việt Nam đang phát triển không theo quy hoạch, 2 nhà
máy lọc hóa dầu Dung Quất và Nghi Sơn mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu
cầu trong nước. Nguồn xăng dầu thiếu hụt sẽ được nhập khẩu.
1.2. Giải pháp
Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo bằng cách khuyến khích các công ty
sản xuất năng lượng đầu tư vào các công nghệ mới về điện mặt trời, gió và thủy
điện và tăng cường các chính sách hỗ trợ để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo. Điều này có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ
và tăng khả năng bảo vệ môi trường.
Các nhà máy lọc dầu cần có biện pháp hỗ trợ việc giao hàng nhanh cho
doanh nghiệp đã đặt mua hàng theo các hợp đồng đã ký, sử dụng nguồn hàng và
bán hàng dự trữ để hỗ trợ cung ứng cho các đầu mối (không có hợp đồng dài hạn
với nhà máy) và bán hàng tại các khu vực bị thiếu cục bộ để kịp thời bổ sung
nguồn hàng cho các cửa hàng bán lẻ.
Cách can thiệp tốt nhất của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu là bằng
chính sách tài khóa, nghĩa là điều chỉnh thuế và phí đánh lên xăng dầu. Nhà nước
thậm chí có thể dùng ngân sách bù lỗ cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong
tình huống khủng hoảng cung ngắn hạn.
Để cung không vượt quá cầu các nhà máy lọc dầu trong nước cần giảm công
suất đến mức có thể, giảm lượng hàng xuất bán nhưng đồng thời, các cơ quan quản
lý, bằng các cơ chế chính sách cần hạn chế tối đa hoặc tạm ngưng nhập khẩu các

15
sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid – 19 hay
chiến tranh Nga – Ukraine.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ, trong lúc
các nhà máy lọc hóa dầu của nước ta đang đáp ứng được khoảng 70-80% tổng nhu
cầu trong nước, ngoài việc thực hiện yêu cầu của Chính phủ bảo đảm đủ nguồn
cung ứng xăng dầu trong nước, cần giám sát các doanh nghiệp đầu mối, cơ sở bán
lẻ, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, hoạt động không đúng quy định.
2. Về giá
2.1. Vấn đề
Trên Thế giới
Hệ lụy từ sự đổ vỡ của giá dầu: khi nguy cơ thua lỗ, phá sản có thể tàn phá
ngành công nghiệp này, kéo theo hiện tượng thất nghiệp, gánh nặng nợ nần lên hệ
thống tài chính, ảnh hưởng dây chuyền sang thị trường chứng khoán và nhấn chìm
tài sản của rất nhiều người.
Tình hình kinh tế toàn cầu bị tác động mạnh từ đại dịch Covid - 19, nhu cầu
giảm mạnh đã đẩy giá xăng dầu xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Giá dầu
thô Mỹ WTI về 20 USD, rồi 15 USD một thùng và thậm chí xuống âm 37,63 USD
trong phiên 20/4. Giá giảm chủ yếu do các kho chứa đang được lấp đầy quá nhanh
và hợp đồng WTI đáo hạn. Sự kiện giá hợp đồng dầu âm vào tháng 5 năm 2020 đã
gây rủi ro tài chính đáng kể cho các công ty dầu khí, đặc biệt là các công ty có hoạt
động về khai thác, sản xuất và bán dầu mỏ. Việc giá dầu vẫn khiêm tốn khiến cho
các công ty này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ và đầu tư cho các
hoạt động kinh doanh.
Khi giá dầu giảm thì các ngân hàng và quỹ đầu tư sẽ phải đối mặt với các
khoản nợ có liên quan đến ngành công nghiệp dầu mỏ vì doanh thu giảm. Những
người đầu tư vào các công ty dầu khí cũng sẽ đối mặt với nguy cơ mất tiền vì sự
suy giảm giá trị cổ phiếu.
Tại Việt Nam
Đại dịch Covid – 19 đã làm giá sàn của xăng dầu thế giới đóng băng nên
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, lượng bán ra rất ít, dù các doanh nghiệp đã
điều chỉnh giá xăng xuống thấp nhưng lượng mua tăng ít nếu không muốn nói là
rất yếu. Hiện tại tình hình dịch bệnh đã ổn định nên các phương thức điều chỉnh
giá xăng đã được áp dụng. Giá cả phù hợp sẽ kích cầu của người dân, qua đó kéo
thị trường quay về như trước.
Do ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukraine, giá xăng dầu trong nước tăng
và lạm phát có thể tăng theo. Thêm vào đó, cán cân thương mại của Việt Nam có
thể sẽ không được tích cực như kỳ vọng vì chi phí nhập khẩu dầu tăng cao và khả
năng xuất khẩu giảm do sự thiếu hụt của nguyên phụ liệu trong sản xuất các mặt
hàng điện tử.

16
2.2. Giải pháp bình ổn giá xăng dầu
Chính phủ các nước có thể hợp tác với nhau để thúc đẩy sự phát triển và sử
dụng các nguồn năng lượng mới và sạch hơn. Các nước sản xuất dầu mỏ có thể
giảm sản lượng để giúp cân bằng cung và cầu đồng thời giữ giá xăng ổn định trên
thị trường thế giới.
Các công ty sản xuất dầu mỏ có thể giảm tác động đến môi trường và tăng
hiệu suất sản xuất bằng cách thúc đẩy sử dụng các kỹ thuật sản xuất mới, giảm khí
thải và ô nhiễm.
Chính phủ thực hiện các chính sách thúc đẩy việc sử dụng phương tiện giao
thông sạch hơn, như xe buýt, xe hơi chạy bằng điện hoặc năng lượng khác, thay vì
sử dụng xăng dầu; điều này làm giảm lượng khí thải ô nhiễm cũng như giảm sự
phụ thuộc vào xăng dầu. Triển khai biện pháp kiểm soát chặt chẽ lượng xăng dầu
trên thị trường, chống hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, chống gian lận thương
mại và phá giá xăng dầu.
Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính, điều hành giá xăng dầu trong
nước để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu,
khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ
găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.
Bộ Công thương kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục rà soát và điều chỉnh mức
chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam đang tiếp tục tăng cao trong thời
gian vừa qua để bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí này trong công thức tính giá cơ
sở mặt hàng xăng dầu theo mức phù hợp với thực tế phát sinh nhằm hỗ trợ, khuyến
khích các doanh nghiệp tăng lượng nhập hàng, bảo đảm duy trì nguồn cung xăng
dầu ổn định cho thị trường.
Xăng dầu là nhiên liệu, đầu vào của nền kinh tế và giá xăng dầu có tác động
tới hầu hết các ngành kinh tế và đời sống, sinh hoạt của người dân. Vậy nên, giá
xăng dầu ổn định, các cân đối vĩ mô sẽ ổn định, sản xuất, kinh doanh sẽ phát triển,
sẽ có tăng trưởng kinh tế và Nhà nước sẽ lại thu được thuế, phí từ nền kinh tế. Bên
cạnh đó, chấp nhận chi phí hợp lý trong logistics và phân phối xăng dầu để doanh
nghiệp hạch toán đúng, đủ giá thành cũng là giải pháp quan trọng.

17
KẾT LUẬN
Cả đại dịch lẫn cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia đều góp phần khuynh
đảo thị trường năng lượng toàn cầu. Dịch bệnh COVID-19 khiến cho các hoạt
động vận tải trên toàn thế giới đình trệ, kéo nhu cầu đối với dầu mỏ xuống
thấp. Khi tác động của đại dịch bắt đầu vượt qua khỏi vấn đề y tế và tấn công sang
kinh tế, Saudi Arabia và Nga lại khơi mào cuộc chiến tranh giá dầu.Tổ chức các
nước xuất khẩu dầu lửa cùng liên hiệp lại mới đạt được thỏa thuận cắt giảm năng
lượng lịch sử, nhưng lượng dầu đổ ra đã "quá sức" chịu đựng của thị trường, dẫn
đến tình huống vừa thiếu người mua vừa không có kho chứa hàng tồn. 

Mặc dù giá dầu mỏ quốc tế giảm mạnh tác động tiêu cực đến hoạt động các doanh
nghiệp xăng dầu của Việt Nam, nhưng ở phương diện tiêu dùng và toàn bộ nền
kinh tế, điều này lại mang lại điểm tích cực, cơ hội để cho nhiều lĩnh vực khác có
thể bứt phá sau khi đại dịch qua đi. Ngành hưởng lợi đầu tiên phải kể đến ngành
vận tải khi chi phí xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn. Đây là cơ hội để giảm chi phí, giá
thành cung cấp sản phẩm dịch vụ vận tải, thông qua đó kích cầu nền kinh tế khi xã
hội được cung cấp dịch vụ vận tải giá rẻ. Như vậy, với tổng thể nền kinh tế, việc
giá dầu giảm sâu là cơ hội để nhiều mặt hàng giảm giá thành, kích cầu nền kinh tế.
Có tác dụng quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát khi nền kinh tế bị ngừng trệ
bởi dịch bệnh.
Như vậy, bên cạnh những tác động tiêu cực, việc giảm giá dầu sâu cũng đồng thời
mang lại các tác động tích cực cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh
nghiệp/tổ chức/người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm dầu mỏ nói riêng. Tuy vậy,
nền kinh tế có tận dụng được cơ hội này và vượt qua được cú sốc “giảm” này hay
không còn tùy thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế với việc giảm giá, phụ
thuộc vào mức độ gia tăng của tổng cầu.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo Tuổi Trẻ
[2] Báo Sài Gòn Giải Phóng
[3] Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam - CAFEF
[4] Báo Người Lao Động
[5] Báo Tiếng Việt - VnExpress
[6] Kênh thông tin của Tổ chức Đào tạo Smart Train
[7] AutoFun

NGA

Vào ngày 20/4, giá dầu của Mỹ giảm mạnh do một số yếu tố sau đây:

19
1. Tình trạng dư thừa cung cầu: Tình trạng dư thừa cung cầu trên thị trường
dầu mỏ thế giới đang là một trong những yếu tố chính làm giảm giá dầu.
Sản lượng dầu tại Mỹ đang tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm do dịch
COVID-19. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa dầu và làm giảm giá trị
của nó.
2. Tình trạng khan hiếm về không gian lưu trữ dầu: Trong tình trạng dư thừa
cung cầu, giá trị của dầu thô tăng khi các nhà sản xuất dầu mỏ tìm cách
lưu trữ dầu để bảo vệ chúng khỏi sự giảm giá. Tuy nhiên, tình trạng khan
hiếm không gian lưu trữ dầu hiện nay đang làm tăng áp lực bán ra dầu,
khiến giá dầu giảm sâu.
3. Sự sụt giảm của thị trường tài chính toàn cầu: Sự sụt giảm của thị trường
tài chính toàn cầu cũng làm ảnh hưởng đến giá dầu. Giá trị của các loại tài
sản khác nhau, bao gồm cả dầu, giảm do các nhà đầu tư lo lắng về tác
động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế toàn cầu.

Nhi:

Hợp đồng tương lai dầu WTI là một loại hợp đồng tài chính mà các nhà đầu tư
và các công ty mua và bán dầu mỏ với giá và số lượng cụ thể tại một thời điểm
trong tương lai. Trong tháng 5 năm 2020, giá hợp đồng tương lai dầu WTI giao
ngay giảm mạnh xuống mức âm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nhu
cầu và sản lượng dầu trên toàn cầu. Sự kiện này đã cho thấy tầm quan trọng
của các công cụ tài chính và sự rủi ro tiềm ẩn trong việc đầu tư vào các sản
phẩm tài chính:
- Các công ty dầu khí: Giá cổ phiếu của các công ty dầu khí giảm đáng kể
khi giá dầu giảm mạnh. Sự kiện này cho thấy thị trường dầu đang chịu áp
lực mạnh từ sự suy giảm nhu cầu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
- Các quỹ đầu tư dầu mỏ: Giá dầu âm buộc nhà đầu tư phải bán ra tài sản
của quỹ để tránh rủi ro, dẫn đến giảm giá trị của quỹ.
- Các sản phẩm ETF: Nhà đầu tư có thể đầu tư vào các sản phẩm ETF như
USO để tiếp cận thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, do sự kiện giá hợp đồng
tương lai dầu WTI ở mức âm, các sản phẩm này có thể bị ảnh hưởng
đáng kể.
- Giá trị đồng tiền của một số quốc gia sản xuất dầu mỏ như CAD, NOK,
RUB có thể bị ảnh hưởng đáng kể so với các đồng tiền khác.
- Các sản phẩm phái sinh như quyền chọn mua/bán dầu thô và lên kế
hoạch hợp đồng tương lai dầu thô cũng có thể bị ảnh hưởng.

Ngân Phúc

20
Giá xăng dầu thế giới ngày 20/4 giảm mạnh do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng
tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng như triển vọng bấp bênh của
kinh tế toàn cầu.
Các quan chức của Fed đã phát biểu ủng hộ việc tăng lãi suất cao hơn trong thời
gian dài hơn. Chủ tịch Fed cho biết, nỗi lo suy thoái đang bị thổi phồng và ông ủng
hộ lãi suất của Mỹ tăng lên mức 5,5-5,75%, từ mức 4,75-5% hiện tại.
Sức mua yếu dần bởi thị trường lo ngại Fed sẽ tiếAp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm
cơ bản vào tháng 5 tới để kiềm chế lạm phát. Việc này có thể làm giảm hy vọng phục
hồi kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tiêu thụ dầu.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết nhiều mặt hàng dầu tiêu chuẩn đang công bố mức
giá thấp do đồng USD mạnh lên và điều này đang đè nặng lên các tài sản rủi ro sau
một số dữ liệu lạm phát nóng từ châu Âu.
Các quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn đang cảnh giác với lạm
phát và cũng đã đề xuất tăng lãi suất. Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu cũng phần
nào bị hạn chế bởi dữ liệu kinh tế lạc quan của Trung Quốc và dự trữ dầu của Mỹ
sụt giảm. Các chuyên gia dự báo, trong thời gian tới, giá dầu thế giới sẽ biến động liên
tục.

21

You might also like