You are on page 1of 2

Hocmai.

vn – Học chủ động - Sống tích cực


Khóa học PEN-I VĂN N3 (Cô Trịnh Thu Tuyết)

ĐỀ PEN-I NGỮ VĂN SỐ 17

Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết

ĐỀ SỐ 17
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“… Một trong những đổi mới quan trọng là làm các em ngay từ bé đã ý thức được thế
giới tương lai rất khó đoán định. Vì vậy thay vì học một cách thụ động, vâng lời thì bây
giờ phải biết nghĩ khác (out of the box) và đối với những nước như Việt Nam khi trẻ nhỏ
được dạy phải rất vâng lời thì cái này phải thay đổi mạnh mẽ. Quan trọng nhất là phải
dạy các em một mặt tôn trọng văn hoá truyền thống, nhưng mặt khác các em phải dám
nghĩ khác, dám đặt câu hỏi ngược lại với giáo viên”, Phó Thủ tướng nói.
… Chia sẻ quan điểm của mình, Tổng Biên tập Straits Times Warren Jude Fernandez cho
rằng: “Học sinh Việt Nam phải bớt vâng lời đi!”. Trong khi đó, ông Haoliang Xu - người
phụ trách Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương nêu
quan điểm: “Các bậc phụ huynh cần chuẩn bị cho con cái thích ứng với sự thay đổi của
tương lai. Các bậc phụ huynh ngày nay cần có tư duy mới, tư duy mở hơn để thúc đẩy tư
duy con cái, áp dụng khoa học công nghệ và các kỹ năng mềm. Một đôi giày chỉ có thể
dùng cho một người chứ không thể dùng chung cho nhiều bàn chân. Mỗi người đều có
những đặc điểm riêng, mỗi quốc gia có những khác biệt chứ không cùng mặt bằng, không
phát triển đồng đều.”
(Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải thay đổi “văn hóa dạy trẻ nhỏ chỉ biết vâng lời”,
Châu Như Quỳnh ghi, Dân trí, 13/9/2018)
Câu 1. Lý do cơ bản được các nhân vật trong đoạn trích lấy làm cơ sở cho quan niệm
"Phải thay đổi “văn hóa dạy trẻ nhỏ chỉ biết vâng lời” nêu trong tiêu đề bài báo là gì?
Câu 2. Việc "thế giới tương lai rất khó đoán định" liên quan như thế nào tới vấn đề “Học
sinh Việt Nam phải bớt vâng lời đi!”?

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực
Khóa học PEN-I VĂN N3 (Cô Trịnh Thu Tuyết)

Câu 3. Anh/chị nêu những biểu hiện cụ thể của "văn hoá truyền thống" được nh c tới
trong phát biểu của PTT Vũ Đức Đam?
Câu 4. Anh/chị có chia sẻ quan niệm: "Quan trọng nhất là phải dạy các em một mặt tôn
trọng văn hoá truyền thống, nhưng mặt khác các em phải dám nghĩ khác, dám đặt câu
hỏi ngược lại với giáo viên" hay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về những giải pháp thực hiện việc “"Phải thay đổi
“văn hóa dạy trẻ nhỏ chỉ biết vâng lời” như tiêu đề đoạn trích.
Câu 2 (5 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau đây của Nguyễn Khoa Điềm:
“…Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại…”
(Trích đoạn Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2018, tr.121)

Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết


Nguồn: Hocmai

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 -

You might also like