You are on page 1of 22

I. Thực trạng về hệ thống vận tải hàng khách bằng xe buýt tại TP.

HCM
Đầu năm 2002, TP.HCM đã tập trung phát triển Vận tải hành khách công cộng
(VTHKCC), bước đầu đẩy mạnh việc phát triển hệ thống xe buýt thông qua chính
sách trợ giá, hỗ trợ lãi vay đầu từ phương tiện, đầu tư cơ sở hạ tầng,.. với mục tiêu
mong muốn là phục hồi và phát triển nhanh hệ thống xe buýt làm nền tảng cho vận
tải công cộng, tạo dần thói quen và thu hút người dân đi lại bằng xe buýt, góp phần
giảm ùn tác giao thông, tạp nếp sống văn minh đô thị.
1. Quy mô thị trường
-Mạng lưới tuyến: Theo trung tâm quản lý giao thông công cộng thuộc Sở GTVT
TP.HCM, hiện nay trên địa bàn thành phố có 128 tuyến xe buýt đang hoạt động
(tăng 1 tuyến so với cuối năm 2021). Trong đó có 91 tuyến xe buýt có trợ giá và 37
tuyến không trợ giá. Tổng số xe buýt đang lăn bánh tại TP.HCM là 2109 phương
tiện trong đó có 496 xe sử dụng CNG và 25 xe điện.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàn – Phó giám đốc trung tâm quản lý giao thông công
cộng TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng vận chuyển hành khách bằng xe
buýt có trợ giá ước đạt 30,8 triệu lượt (giảm 20,5% so với cùng kỳ).
Lý giải nguyên nhân của tình trạng sản lượng hành khách đi lại bằng xe buýt liên
tục sụt giảm, ông Lê Hoàn cho biết thêm: "Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sản
lượng hành khách có giảm, Trong năm 2022 do học sinh sinh viên mới đi học trở
lại vào đầu tháng 4 cũng như các tuyến xe buýt cũng đang trong giai đoạn dần hồi
phục để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân".
-Các đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ VTHK bằng xe buýt: Đến năm 2014, thành
phố có 18 đơn vị vận tải tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. Trong đó 01
doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn) chiếm
28,8% số phương tiện, còn lại là các thành phần kinh tế khác; khối Hợp tác xã gồm
14 đơn vị, chiếm 73,3% về sản lượng.
-Hiện trạng đoàn phương tiện: Đến năm 2014, tổng đoàn phương tiện có 2.797 xe
buýt, trong đó xe buýt tiêu chuẩn (trên 39 ghế) chiếm 43,3%, xe buýt trung bình
(26-39 ghế) chiếm 29,7%, xe buýt nhỏ (17-25 ghế) chiếm 16,1%, còn lại là xe buýt
siêu nhỏ (dưới 16 chỗ).

2. Số lượng vận chuyển hành khách và giá vé


Những ngày qua, khách đi xe buýt bình quân hơn 180.000 lượt mỗi ngày, tăng
123% so với tháng trước và 5% so với cùng kỳ năm 2021. Hệ thống xe buýt tại
thành phố hiện hoạt động với khoảng 12.000 chuyến mỗi ngày, tăng gần 4.000
chuyến so với tháng trước. Hiện trung bình có khoảng 18,7 hành khách trên
chuyến.

 Vé xe buýt chỉ từ 3.000 đồng/lượt đối với sinh viên và 5.000 đồng/lượt đến 7.000
đồng/lượt đối với khách thường.

3. Chất lượng dịch vụ

Công ty xe buýt có đưa ra giám giá đôi với sinh viên và học sinh, những người có
nhu cầu đi nhiều. Đồng thời mở trang wed để người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm các
tuyến xe, xem bản đồ,…

Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ trên xe buýt cũng là vấn đề đáng bàn: xe buýt cũ kỹ,
xuống cấp chiếm số lượng lớn, khách hàng còn phải chờ xe lâu, trên xe vào những
giờ cao điểm phải chen chúc nhau, việc trộm cắp cũng thường xuyên xảy ra. Ðó là
chưa kể thái độ phục vụ của một số tài xế, nhân viên còn tạo ra những hình ảnh
tiêu cực khiến mục tiêu xây dựng thương hiệu “xe buýt thân thiện” của thành phố
gặp nhiều trở ngại và khó khăn.

(Ðể xe buýt trở thành phương tiện gần gũi, thân thiện với người dân, các cơ quan
chức năng cần quan tâm vấn đề nhân lực vận hành. Người dân cho rằng, nếu thái
độ phục vụ của nhân viên tốt, nhiệt tình thì họ sẵn sàng sử dụng phương tiện vận
tải công cộng này. Do vậy, ngành giao thông thành phố cần quan tâm đào tạo, xây
dựng kỹ năng giao tiếp, phục vụ để người dân đi xe buýt luôn cảm thấy yên tâm,
được giúp đỡ. Ngoài ra, đối với cuộc sống hiện đại, sử dụng công nghệ nhiều như
hiện nay, các xe buýt cũng cần trang bị các thiết bị như ca-mê-ra, thiết bị theo dõi
để kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nhân viên phục vụ.)

4. Lộ trình xe buýt

Bản đồ các tuyến xe buýt


 Bảng lộ trình mạng lưới các tuyến xe buýt tại TP Hồ Chí Minh:

Mã số tuyến Tên tuyến


01 Bến Thành- BX Chợ Lớn
02 Bến Thành- BX Miền Tây
03 Bến Thành- Thạnh Lộc
04 Bến Thành- Cộng Hòa- An Sương
05 Bến xe Chợ Lớn - Biên Hòa
06 Bến xe Chợ Lớn- Đại học Nông Lâm
07 Bến xe Chợ Lớn- Gò vấp
08 Bến xe Quận 8- Đại học Quốc Gia
09 Chợ Lớn - Bình Chánh - Hưng Long
Mã số tuyến Tên tuyến
10 Đại học Quốc Gia- Bến xe Miền Tây
11 Đầm Sen - Bến Thành – Thảo Điền
12 Bến Thành - Thác Giang Điền
13 Công viên 23/9- Bến xe Củ Chi
14 Miền Đông- 3 tháng 2- Miền Tây
15 Bến Phú Định- Đầm Sen
16 Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Tân Phú
17 Bến Xe Chợ Lớn - ĐH Sài Gòn - KCX Tân Thuận
18 Bến Thành - Chợ Hiệp Thành
19 Bến Thành - Khu Chế Xuất Linh Trung - Đại Học Quốc Gia
20 Bến Thành - Nhà Bè
22 Bến Xe Quận 8 - KCN Lê Minh Xuân
23 Bến xe Chợ Lớn - Ngã 3 Giồng - Cầu Lớn
24 Bến Xe Miền Đông - Hóc Môn
25 Bến Xe Quận 8 - Khu Dân Cư Vĩnh Lộc A
27 Bến Thành - u Cơ - An Sương
28 Bến Thành - Chợ Xuân Thới Thượng
29 Bến Phà Cát Lái - Chợ Nông Sản Thủ Đức
30 Chợ Tân Hương - Đại học Quốc tế
31 Khu dân cư Tân Quy - Bến Thành - Khu dân cư Bình Lợi
32 Bến Xe Miền Tây - Bến Xe Ngã Tư Ga
33 Bến Xe An Sương - Suối Tiên - Đại học Quốc Gia
34 Bến Thành - Đại Học Công Nghệ Sài Gòn
36 Bến Thành - Thới An
37 Cảng Quận 4 - Nhơn Đức
Mã số tuyến Tên tuyến
38 KDC Tân Quy - Đầm Sen
39 Bến Thành - Võ Văn Kiệt - Bến Xe Miền Tây
40 Bến xe Miền Đông- Bến xe Ngã Tư Ga
41 Bến xe Miền Tây- Ngã tư Bốn xã- Bến xe An Sương
42 Chợ Cầu Muối-Chợ nông sản Thủ Đức
43 Bến xe Miền Đông- Phà Cát Lái
44 Cảng Quận 4- Bình Quới
45 Bến xe Quận 8- Bến Thành- Bến xe Miền Đông
46 Cảng Quận 4- Bến Thành- Bến Mễ Cốc
47 Bến xe Chợ Lớn - Quốc lộ 50 - Hưng Long
48 Bến xe Tân Phú - Chợ Hiệp Thành
49 Sân bay Tân Sơn Nhất – Quận 1
50 Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia
51 Bến xe Miền Đông - Bình Hưng Hòa
52 Bến Thành - Đại học Quốc tế
53 Lê Hồng Phong - Đại học Quốc gia
54 Bến xe Miền Đông - Bến xe Chợ Lớn
55 Công viên phần mềm Quang Trung - Khu Công nghệ cao
(Q9)
56 Bến xe Chợ Lớn - Đại học Giao thông Vận tải
57 Chợ Phước Bình - Trường THPT Hiệp Bình
58 Bến xe Ngã 4 Ga - Khu Công nghiệp Đông Nam
59 Bến xe Quận 8 - Bến xe Ngã 4 Ga
60 Bến xe An Sương - KCN Lê Minh Xuân
60-1 BX Miền Tây - BX Biên Hòa
Mã số tuyến Tên tuyến
60-2 Đại Học Nông Lâm – Bến xe Phú Túc
60-3 Bến xe Miền Đông - Khu Công nghiệp Nhơn Trạch
60-4 Bến xe Miền Đông - Bến xe Hố Nai
61 Bến xe Chợ Lớn - KCN Lê Minh Xuân
61-1 Thủ Đức - Dĩ An
61-3 Bến xe An Sương - Thủ Dầu Một
61-4 Bến Dược - Dầu Tiếng
61-6 Bến Thành - Khu Du lịch Đại Nam
61-7 Bến đò Bình Mỹ - Bến xe Bình Dương
61-8 Bến xe Miền Tây - Khu Du lịch Đại Nam
62 Bến xe Quận 8 -Thới An
62-1 Chợ Lớn- An Nhựt Tân
62-2 Bến xe Chợ Lớn - Ngã 3 Tân Lân
62-3 Bến Củ Chi - Bến xe Hậu Nghĩa
62-5 Bến xe An Sương - Bến xe Hậu Nghĩa
62-6 BX Chợ Lớn – BX Hậu Nghĩa
62-7 Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Đức Huệ
62-8 Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Tân An
62-9 Bến xe Quận 8 – TX Gò Công
62-10 Bến xe Chợ Lớn - Thanh Vĩnh Đông
62-11 Bến xe Quận 8 - Tân Tập
64 Bến xe Miền Đông - Đầm Sen
65 Bến Thành - CMT8 - Bến xe An Sương
66 Bến xe Chợ Lớn - Bến xe An Sương
68 Bến xe Chợ Lớn - KCX Tân Thuận
Mã số tuyến Tên tuyến
69 Công viên 23/9 - KCN Tân Bình
70 Tân Quy - Bến Súc
70-1 Bến xe Củ Chi - Bến xe Tây Ninh
70-2 BX Củ Chi - Hòa Thành
70-3 Bến Thành - Mộc Bài
70-5 Bố Heo - Lộc Hưng
71 Bến xe An Sương - Phật Cô Đơn
72 Công viên 23/9 - Hiệp Phước
73 Chợ Bình Chánh - KCN Lê Minh Xuân
74 Bến xe An Sương - Bến xe Củ Chi
75 Sài Gòn - Cần Giờ
76 Long Phước - Suối Tiên - Đền Vua Hùng
77 Đồng Hòa - Cần Thạnh
78 Thới An - Hóc Môn
79 Bến xe Củ Chi - Đền Bến Dược
81 Bến xe Chợ Lớn - Lê Minh Xuân
83 Bến xe Củ Chi - Cầu Thầy Cai
84 Bến xe Chợ Lớn - Tân Túc
85 Bến xe An Sương- Hậu Nghĩa
86 Bến Thành - Đại học Tôn Đức Thắng
87 Bến xe Củ Chi - An Nhơn Tây
88 Bến Thành - Chợ Long Phước
89 Đại học Nông Lâm – Bến tàu Hiệp Bình Chánh
90 Phà Bình Khánh - Cần Thạnh
91 Bến xe Miền Tây - Chợ nông sản Thủ Đức
Mã số tuyến Tên tuyến
93 Bến Thành - Đại học Nông Lâm
94 Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Củ Chi
95 Bến xe Miền Đông - KCN Tân Bình
96 Bến Thành - Chợ Bình Điền
99 Chợ Thạnh Mỹ Lợi - Đại học Quốc gia
100 Bến xe Củ Chi - Cầu Tân Thái
101 Bến xe Chợ Lớn - Chợ Tân Nhựt
102 Bến Thành - Nguyễn Văn Linh - Bến xe Miền Tây
103 Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Ngã 4 Ga
104 Bến xe An Sương - Đại học Nông Lâm
107 Bến xe Củ Chi - Bố Heo
109 Công viên 23/9 - Sân bay Tân Sơn Nhất
110 Hiệp Phước – Phước Lộc
119 Sân bay Tân Sơn Nhất - Bến xe Miền Tây
120 Tuyến xe buýt vòng khu vực trung tâm
122 Bến xe An Sương - Tân Quy
123 Phú Mỹ Hưng (khu H) - Quận 1
124 Phú Mỹ Hưng (khu S) - Quận 1
126 Bến xe Củ Chi - Bình Mỹ
127 An Thới Đông - Ngã ba Bà Xán
128 Tân Điền - An Nghĩa
139 Bến xe Miền Tây – Khu tái định cư Phú Mỹ
140 Công viên 23/9 - Phạm Thế Hiển – Khu dân cư Phú Lợi
141 KDL BCR - Long Trường - KCX Linh Trung 2
144 Bến xe Miền Tây - Chợ Lớn - CV Đầm Sen - CX Nhiêu Lộc
Mã số tuyến Tên tuyến
145 Bến xe Chợ Lớn - Chợ Hiệp Thành
146 Bến xe Miền Đông - Chợ Hiệp Thành
148 Bến xe Miền Tây - Gò Vấp
149 Công viên 23/9 – Tân Phú – Bến xe An Sương
150 Bến xe Chợ Lớn - Ngã 3 Tân Vạn
151 Bến xe Miền Tây - Bến xe An Sương
152 Khu dân cư Trung Sơn - Bến Thành - Sân bay Tân Sơn Nhất
D1 Công viên 23/9 – Thảo Cầm Viên
D2 Sky Garden – Cresent Mall
D3 Riverside Resident – Cresent Mall
II. Oto bus
1. Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí:  bạn chỉ tốn 5.000đ/ lượt, và 90.000đ/tháng dành cho đối
tượng bình thường và 45.000đ/tháng cho các đối tượng ưu tiên.
+ Hạn chế căng thẳng khi phải tự điều khiển xe: sau những giờ học và làm việc
căng thẳng, việc phải ngồi trên xe để tự điều khiển sẽ khiến bạn căng thẳng và gây
stress. Ngồi trên xe để cảm nhận được nhịp sống hối hả xung quanh,  mà không
cần phải bận tâm đến những thứ xung quanh
+ An toàn cho chính bản thân: Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông
Quốc gia, tai nạn giao thông đối với người đi xe máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn
giao thông đường bộ. Học hành căng thẳng, thức khuya, dậy sớm,... sẽ là nguyên
nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Mà một khi sức khỏe không tốt thì không
nên lái xe. Mỗi khi bị bệnh, các giác quan của bạn sẽ hoạt động kém hơn bình
thường. Vì thế, việc điều khiển xe máy trên đường là không nên chút nào. Các
nghiên cứu cũng cho thấy trong các phương tiện giao thông, người đi xe máy chịu
tác động của ô nhiễm không khí nặng nhất và ít ảnh hưởng nhất là xe buýt. Xe buýt
được coi là một trong những phương tiện giao thông an toàn hàng đầu.
+ Bảo vệ môi trường : Hiện nay, vấn đề về môi trường và giải quyết ô nhiễm môi
trường là một vấn đề cấp bách của các thế giới, và Việt Nam của chúng ta cũng
nằm trong số đó. Lượng xe máy khổng lồ hiện nay đang trở thành những đống rác
thải công nghiệp làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường sống. Việc đi xe
buýt đồng nghĩa với việc chính bạn đang góp phần giúp giảm thiểu lượng khói bụi
trong không khí. Đồng thời, chính chúng ta cũng sẽ tránh được các tác động xấu từ
khói, bụi và ô nhiễm của môi trường lên sức khỏe.
+ Hạn chế được các tác động thời tiết bên ngoài: Việc sử dụng xe máy tiện lợi
hơn rất nhiều và tiết kiệm được thời gian nhưng lúc nào bạn cũng phải kè kè một
bộ quần áo mưa hoặc chiếc áo nắng lùm xùm hay thủ sẵn vài cái khẩu trang trong
cốp. Không chỉ trời mưa bạn mới cần đi xe buýt mà có những lúc thời tiết nắng
nóng, nhiệt độ đến 39 - 40 độ cũng làm cho bạn khó chịu khi đi ra đường. Lúc này,
việc sử dụng xe buýt sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, đi xe buýt vừa có máy lạnh mát mẻ,
vừa không lo bị đen da.
+ Giảm ùn tắc giao thông: Bùng nổ xe cá nhân, hạ tầng đô thị quá tải, kẹt xe liên
miên là những vấn đề phổ biến của các đô thị lớn, nơi có tốc độ đô thị hóa và phát
triển kinh tế cao. Ùn tắc giao thông mang lại những hậu quả và hệ lụy cho đời sống
đô thị. Thứ nhất là thiệt hại do lãng phí thời gian và nhiên liệu. Thứ hai, ảnh hưởng
tới chính cá nhân và gia đình của người dân. Trong nhiều chiến lược và giải pháp
đấu tranh với nạn ùn tắc giao thông, việc sử dụng phương tiện giao thông công
cộng như xe buýt, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân được coi là lựa
chọn hàng đầu do tính ưu việt nổi bật.  Để giảm tải kẹt xe vào giờ cao điểm, bạn
nên sử xe buýt bởi vì khi đó, một lượng lớn xe máy sẽ được cắt giảm đi. Lượng
khách tập trung trên xe buýt nhiều hơn sẽ tránh tình trạng tắc nghẽn.
+ Có nhiều thời gian trò chuyện cùng bạn bè hơn: câu chuyện từ những con
người xa lạ mà bạn vô tình gặp trên xe buýt lại khiến một ngày của chúng ta trở
nên ý nghĩa và tuyệt vời hơn. Từ đó, những căng thẳng, mệt mỏi trong công việc
hay học tập được giải tỏa, giúp bạn thư giãn và lấy lại tinh thần nhanh chóng. Đi xe
máy dĩ nhiên là vẫn làm được điều này nhưng nó không hề an toàn cho người cầm
lái bởi họ bị phân tán sự tập trung khi phải lắng nghe và trả lời những câu hỏi của
bạn.Điều quan trọng và đơn giản nhất là bạn có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào
bạn muốn mà chẳng phải lo nghĩ về vấn đề cảnh sát giao thông kiểm tra bằng lái
hay tuýt còi vì những lỗi không mong muốn.
+ Tránh được việc gửi xe/lấy xe vào giờ cao điểm: Ùn tắc giao thông không phải
chỉ xảy ra ngoài đường lộ mà còn ngay cả trong các trường học. Vào những giờ
cao điểm như giờ bắt đầu vào học, giờ tan học, lượng người và xe tập trung vào bãi
đậu xe rất đông, và điều này gây ra quá tải việc gửi xe cũng như lấy xe cá nhân.
Những lúc như vậy cũng có thể làm cho bạn bị trễ giờ lên lớp. Để giảm thiểu tình
trạng này, bạn nên đi xe buýt để tránh việc gửi xe và lấy xe giờ cao điểm. Bạn chỉ
nên đi xe máy những giờ ít có sinh viên học để tránh gây ùn tắc khiến bạn khó
chịu, mệt mỏi.
2. Nhược điểm:
+ Đợi xe: Bạn phải mất 1 khoảng thời gian nếu như muốn đi xe buýt, Bên cạnh đó
còn có cảnh chen lấn, xô đẩy nhau để lên xe rất cực khổ 
+ Chỗ ngồi: Sau khi lên xe các bạn phải đối mặt với vấn đề chỗ ngồi , khi số lượng
chỗ có hạn mà số lượng người thì lại đông. Khi đó chỗ nào còn trống trên xe cũng
có thể là chổ ngồi cho bạn.

+ Ồn ào: Một số hành khách khi lên xe là buôn chuyện hay gọi điện thoại với âm
lượng “rất tự nhiên” 

+ Mùi khó chịu

+ Mất đồ
+Giờ giấc: Việc xe bắt khách khiến giờ giấc thất thường, không đảm bảo cũng
khiến bạn mệt mỏi 

Thiếu tôn trọng hành khách: Các tài xế và phụ xe có thái độ thiếu tôn trọng hành
khách trên xe được coi là bình thường. Hơn thế nữa có thể bị mắng chửi vì những
lời nhắc nhở chạy xe cẩn thận của hành khách.

+ “Dê xồm” xe buýt: Nội sợ hãi “tởn đến già” của nữ sinh là gặp những kẻ biến
thái trên xe buýt. Sự đông đúc, chen lần là “cơ hội” cho những kẻ biến thái hành
sự. Con số 30% nữ sinh được điều tra khi đi xe buýt đã từng bị “sàm sỡ” đã nói lên
tất cả. Xe buýt trở thành vấn nạn, nỗi ám ảnh của nữ sinh

+ Chạy xe ẩu

III. PTVTHKCC bằng water bus:


1. Ưu điểm:
+ Tuyến buýt sông gắn với du lịch được đưa vào hoạt động chính là bước khởi
động làm sống dậy tiềm năng đường sông ở TP. Hồ Chí Minh.
+ Khi đi water bus người dân vừa được thư giãn, nghỉ ngơi vừa được ngắm nhìn
những công trình hoành tráng đang mọc lên, các khu đô thị mới đang hình thành.
+ Nếu thành phố tổ chức được việc vận tải hành khách bằng water bus thì áp lực
đang đè nặng lên giao thông đường bộ sẽ giảm đến 40%, thời gian di chuyển sẽ
nhanh hơn, chưa kể người dân không phải gồng mình chịu cảnh kẹt xe.
+ Chi phí tổ chức bến cảng, nhà chờ thấp hơn so với việc xây một cây cầu.
+ Việc phát triển loại hình giao thông này di chuyển đến các tỉnh lân cận sẽ hạn
chế việc sử dụng các phương tiện cá nhân.
2. Nhược điểm:
+ Nếu một tuyến sông chỉ cần có một cầu không đạt tĩnh không thì xem như thất
bại vì tàu thuyền vẫn bị kẹt lại. Nhiều cầu trên kênh rạch có tĩnh không đạt yêu cầu
gây ảnh hưởng đến khả năng khai thác luồng tuyến.
+ Tình hình sạt lở bờ sông và tác động của chế độ thủy triều có biên độ khá lớn
khoảng 0.3m có lúc lên đến 3m cũng là một trở ngại.
+ Mặt khác, hiện nay TP. Hồ Chí Minh chưa có kinh nghiệm phát triển giao thông
thủy: tổ chức tuyến, mô hình, phương tiện thủy, hệ thống đón trả khách trên sông
đều không có.
+ Người Sài Gòn còn xa lạ với việc đi lại bằng đường thủy là trở ngại khó khắc
phục. Thói quen đưa tận nơi, đón tận chỗ sẽ cản trở người dân dùng tàu bus.

Quan điểm của các chủ thể về hệ thống vận tải hành khách bằng xe buýt:
+ Nhà nước: tác động vào các quá trình, các quan hệ kinh tế xã hội trong hoạt động
giao thông vận tải từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đến khai thác phương tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng lưới
đến tổ chức, quản lý khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hướng ý chí và
hành động của các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của giao thông vận
tải, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích nhà nước.

IV. Quan điểm của chủ thể


1. Doanh nghiệp:
-Vingroup tham gia vào thị trường vận tải hành khách bằng xe buýt-
Vinbus.
“Tham gia cung cấp dịch vụ vận tải công cộng bằng loại hình xe buýt điện
thông minh là một trong những bước đi quan trọng của Vingroup, nhằm mang
đến các dịch vụ và trải nghiệm mới, ứng dụng công nghệ cao, góp phần hình
thành nên những thói quen văn minh, kiến tạo một môi trường sống trong
lành, hiện đại" - ông Nguyễn Việt Quang, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc
Tập đoàn Vingroup, cho biết.
-Phương Trang tham gia vào trong tình trạng nhiều doanh nghiệp buýt
than lỗ, bỏ tuyến.
 Công ty PT mong muốn đem lại một dịch vụ xe buýt chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu đi lại của người dân: rút ngắn thời gian chờ, nâng cao chất lượng dịch
vụ, thái độ phục vụ,… Hình thành chuyến xe buýt liên tỉnh: một mô hình khá
mới hiện nay.
-SAMCO xây dựng hệ thống xe buýt sạch, xe buýt thân thiện
Cùng với chủ trương xây dựng hệ thống giao thông xanh của
TPHCM,SAMCO là đơn vị được giao nhiệm vụ lắp ráp các loại xe đạt được
các yêu cầu này. Như trong Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ thành phố
về mục tiêu vận tải công cộng thì ở đây còn có cả các phương tiện khác như
BRT, Metro...
Tuy nhiên, trong khi những phương tiện này còn chưa biết ngày hoàn
thành thì ít nhất từ nay đến năm 2030 xe buýt vẫn là phương tiện vận tải
công cộng chủ lực và quan trọng của thành phố.
2. Khách hàng:
-Xe buýt là lựa chọn của nhiều người đặc biệt là sinh viên
+Gía thành rẻ hơn các loại taxi
-Bất tiện về thời gian: nếu trễ chuyến phải đại rất lâu, dừng nghỉ nhiều trạm
-Thái độ phục vụ được đánh giá là chưa tốt
VD: việc lên xe chậm sẽ nhận thái độ cau có của nhân viên bán vé
Gía vé rất rẻ nên khi đưa tiền có mệnh giá lớn có thể bị la
-Tuy nhiên, các công ty tham gia vào vận tải hành khách bằng xe buýt sau
này đã rút được kinh nghiệm và có những đánh giá rất tích cực về thái độ
phục vụ.

V. Các giải pháp phát triển HTVTHK bằng xe buýt:


1. Nâng cao chất lượng xe buýt:
Đầu tư thêm cho sửa chữa và mua mới thiết bị.

2. Hợp lí hóa hệ thống xe buýt trên địa bàn TP.HCM:


Chuyển đổi những tuyến có lượng xe dư thừa sang các tuyến mới có nhu cầu
đi lại cao, tiến hành xã hội hóa hoạt động của xe buýt.
3. Cải thiện thái độ và hành vi của tài xế và nhân viên xe buýt:
Thực hiện kiểm tra không công khai, thi đua khen thưởng trong các hãng xe
buýt. Tiếp tục duy trì đường dây nóng và công khai thông tin trên các tuyến
xe buýt.
4. Giành đất cho VTHKCC bằng xe buýt:
Mục đích là để xây dựng bến, điểm trung chuyển hành khách, bãi hậu cần
không chỉ phục vụ cho xe buýt mà cả taxi và các loại hình vận tải hành
khách khối lượng lớn trong tương lai.

5. Thực hiện làn đường dành riêng, ưu tiên cho xe buýt lưu thông trên đường:
 Có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến hình ảnh của hoạt động xe
buýt trên đường.
 Đề xuất các hành lang có khả năng thực hiện đường dành riêng, ưu
tiên cho xe buýt lưu thông trên các tuyến đường.
6. Nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt:
 Xây dựng và hình thành mạng lưới tuyến xe buýt phủ khắp và liên
thông với các loại hình vận tải đô thị, đặc biệt là hệ thống tuyến
đường sắt cố định:
Triển khai hoàn chỉnh lại mạng lưới tuyến xe buýt theo Quy hoạch
phát triển vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 và theo kết quả
nghiên cứu của đề tài “ Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới
xe buýt ở TP.HCM”.
 Triển khai thùng vé tự động nhằm tách dần công việc bán vé trực tiếp
ra khỏi nhân viên trên xe.

 Hoàn chỉnh hệ thống vé xe buýt bằng thẻ thông minh ( Smart Card):
Trên cơ sở thí điểm, nghiên cứu triển khai trên nhiều tuyến xe buýt,
theo tiêu chí: thuận tiện cho hành khách, liên thông giữa hệ thống xe
buýt, metro và các dịch khác như taxi, mua sắm ( nếu có ).
7. Nâng cao năng lực quản lí điều hành:
 Tiếp tục tái cấu trúc các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hành
khách bằng xe buýt.
 Hoàn chỉnh đề án xây dựng mô hình quản lý vận tải hành khách công
cộng thống nhất, trên cơ sở điều chỉnh chức năng của Trung tâm Quản
lý và Điều hành VTHKCC theo mô hình Cơ quan Quản lý VTHKCC (
PTA) đủ chức năng quản lý hoạt động VTHKCC đa phương thức
( đường sắt đô thị, xe buýt, taxi).
 Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức cho những người quản
lý, điều hành và nhân viên phục vụ trên xe buýt.

You might also like