You are on page 1of 2

 

Những bài học và giải pháp phòng, chống.


Tài chính – Ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng, có tầm ảnh
hưởng lớn tới sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc gia. Thời gian qua,
để xảy ra không ít vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng có liên quan trực tiếp đến
các vị lãnh đạo “chóp bu” – người có quyền lực cao trong ngân hàng, làm thất
thoát hàng ngàn tỷ đồng, đã phần nào ảnh hưởng tới đến thị trường tài chính và
nền kinh tế. Điều này thực sự đáng lo ngại và đặt ra nhiều câu hỏi về công tác
nhân sự, quản lý nhân sự tại các ngân hàng hiện nay.
Qua một số đại án xảy ra ở ngân hàng, các ngân hàng cần rút ra được cho mình
bài học về công tác nhân sự và kiểm soát quyền lực. Đặc biệt là đối với nhân sự
cấp cao. Cần hạn chế tối đa việc tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự mang tính
quan hệ, cá nhân, bè phái.
Và cả bài học về công tác thanh kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thường
xuyên, giao dịch nội bộ và giao dịch có khả năng rủi ro cao. Đặc biệt là các giao
dịch giữa nhân sự ngân hàng và người liên quan của họ ở các doanh nghiệp có
quan hệ tài chính với các Ngân hàng.
Từ đó, đối với các ngân hàng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, hạn chế giao
dịch liên quan, đặc biệt giao dịch có giá trị lớn của lãnh đạo ngân hàng. Cần
thành lập Hội đồng kiểm tra, giám sát nội bộ, hội đồng hoạt động độc lập và
thường xuyên, có quyền kiểm tra và quyết định các giao dịch lớn để từ đó hạn
chế sự lạm quyền, quyền tự quyết của các lãnh đạo ngân hàng một cách linh
hoạt nhất.
Thường xuyên thực hiện hoạt động thanh, kiểm tra tài sản, biến động tài chính
của các lãnh đạo, nhân sự Ngân hàng cũng như những người liên quan của họ
nhằm có đánh giá tốt nhất về khả năng phát sinh các hành vi vi phạm, đồng thời
từ đó có cơ chế giám sát hoạt động đầu tư, góp vốn, mức độ tham gia và liên
quan của nhân sự ngân hàng vào các ngân hàng khác nhau, các doanh nghiệp có
quan hệ giao dịch với chính các ngân hàng.
Hạn chế sở hữu chéo của các cổ đông, giữa lãnh đạo các ngân hàng, tổ chức tài
chính, doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay theo quy định của pháp luật Ngân
hàng và pháp luật doanh nghiệp tránh nguy cơ hoạt động của ngân hàng bị  thao
túng, chi phối bởi các cổ đông, nhóm cổ đông.
Về phía Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên thực hiện việc kiểm tra đánh
giá chất lượng nhân sự tại các Ngân hàng, các tổ chức tài chính để từ đó đưa ra
các cảnh báo mang tính phòng ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm, chiếm đoạt
tài sản của Ngân hàng nói chung; Đẩy mạnh hoạt động giám sát thanh tra các
ngân hàng một cách chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn đảm bảo các ngân hàng
tuyệt đối tuân thủ quy định cấp tín dụng sự kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử
lý hành vi thao túng, bẻ lái dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các quan hệ sở hữu
chéo, doanh nghiệp sân sau.
Đồng thời cần phải rà soát lỗ hổng pháp luật, kịp thời sửa đổi bổ sung hoàn
thiện các quy định về cơ chế thanh tra, kiểm tra hoạt động của các ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng; phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân
hàng đủ về số lượng và có năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, ý
thức trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu cao hơn về quản lý, thanh tra, giám sát ngân
hàng.
Làm được những điều đó, chắc chắn các ngân hàng sẽ tránh những sai phạm có
thể xảy ra như trong những đại án ở một số ngân hàng thời gian qua.

You might also like