You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNH


Học phần: Sinh Học Đại Cương
Giảng Viên: Hà Thị Quyến
Sinh Viên: Đặng Quốc Thiên Thành
MSSV: 20020839
Nuôi Cấy Vi Khuẩn Lactobacillus Paracasei Trong
Mẫu Probi
1. Mục đích thí nghiệm
- Làm tăng số lượng vi khuẩn cần xác định.
- Tách riêng vi khuẩn khỏi quần thể vi khuẩn ban đầu bằng phương pháp nuôi cấy
trong môi trường riêng biệt để tạo ra các khuẩn lạc.
2. Nguyên vật liệu thí nghiệm
STT Tên nguyên vật liệu Số lượng
1 Chai Probi 01
2 Đèn Cồn 01
3 Trang cấy 01
4 Ống nghiệm 03
5 Pipet 01
6 Tủ an toàn sinh học 01
7 Cồn khử khuẩn 70 độ 01
8 Đĩa petri 03
9 Môi trường nuôi cấy LP gar 03

Chú thích: LP agar là hỗn hợp bao gồm các thành phần:
- Đường gluco 20 g/l, tác dụng: cung cấp cacbon.
- Cao nấm men 5 g/l, tác dụng: cung cấp Nito.
- Muối ăn 10 g/l, tác dụng: cung cấp khoáng.
- Thạch 20g/l, tác dụng: tạo độ cứng cho bề mặt.
Khử trùng LP agar ở 121℃, áp suất 1 at trong 20p
3. Quá trình thí nghiệm
3.1 - Tiến thành khử trùng.
- Các dụng cụ thí nghiệm phải được khử trùng bằng cồn 70 độ, vô trùng môi
trường thí nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn và thường xuyên sát khuẩn tay khi làm
thí nghiệm để đảm bảo không có vi khuẩn nhiễm ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm.
3.2 - Ghi chú đầy đủ thông tin bệnh phẩm, ngày nuôi cấy trên đĩa thạch
- Trong thí nghiệm này, chúng ta sử dụng môi trường LB agar bao gồm các thành
phần:
+ Đường glucozo: chiếm 20 g/lít
+ Cao nấm men: 5 g/lít
+ Muối ăn: 10 g/lít
+ Agar: 20 g/lít
- Sau khi pha trộn các thành phần trên trong 1 lít đựng trong đĩa petri đã được khử
trùng trước đó, chúng ta phải đem hỗn hợp đó đi khử trùng ở nhiệt độ 121𝑜 𝐶, với
áp suất 1 atm trong khoảng thời gian 20 phút để đảm bảo nguyên tắc vô trùng.
3.3 - Pha loãng dung dịch Probi
- Mục đích của việc pha loãng dung dịch nhằm giảm nồng độ vi khuẩn có trong 1
đơn vị thể tích để sau khi tiến hành thí nghiệm thu được kết quả dễ quan sát nhất.
- Để pha loãng dung dịch, chúng ta cần sử dụng ống nghiệm đã được khử trùng
và chứa nước cất khử trùng, sau đó chúng ta sẽ dùng pipet hút Probi cho vào ống
nghiệm chứa 9 ml nước cất khử trùng và thu được dung dịch pha loãng. Trong thí
nghiệm này, chúng ta sẽ sử dụng 3 ống nghiệm để thu được 3 mẫu dung dịch với
các nồng độ pha loãng khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Đầu tiên, chúng ta dùng pipet hút 150 ml dung dịch probi cho vào ống nghiệm
thứ nhất đảo đều và thu được dung dịch có nồng độ pha loãng 10−1 .
+ Tiếp theo, chúng ta hút 150 ml dung dịch ở ống nghiệm thứ nhất cho vào ống
thứ hai, đảo đều tay để thu được dung dịch có nồng độ pha loãng 10−2 .
+ Cuối cùng, chúng ta lấy 150 ml dung dịch ở ống nghiệm thứ 2 cho vào ống
thứ 3 và đảo đều tay để thu được dung dịch với nồng độ pha loãng 10−3 .
3.4 - Nhỏ dung dịch đã pha loãng vào môi trường nuôi cấy
- Sau khi pha loãng dung dịch, chúng ta tiến hành nhỏ 100 ml các dung dịch đã
pha loãng vào đĩa thạch để nuôi cấy vi khuẩn. Do sử dụng cùng 1 pipet nên để đảm
bảo không xuất hiện sai số, chúng ta sẽ nhỏ dung dịch có nồng độ 10−3 trước sau
đó đến 10−2 và cuối cùng là dung dịch 10−1 .
- Tiếp đó, chúng ta sẽ tiến hành chang đều dung dịch lên bề mặt của Agar, để tiến
hành chúng ta sẽ dùng dụng cụ có tên là chang cấy đã được khử trùng, lưu ý tsau
khi chang 1 dung dịch xong và trước khi chuyển sang dung dịch khác, chúng ta cần
khử trùng lại chang cấy bằng ngọn lửa đèn cồn rồi mới tiếp tục chang dung dịch
tiếp theo
3.5 - Bảo quản
- Sau khi đã tiến hành xong các bước trên, chúng ta sẽ đưa các mẫu thí nghiệm
vào tủ an toàn sinh học, ở nhiệt độ ấm 37𝑜 𝐶 để đảm bảo môi trường nuôi cấy lý
tưởng và theo dõi kết quả sau 18h - 24h.
4. Kết quả thí nghiệm

- Quan sát hình ảnh ta có thể thấy được khi vi khuẩn tăng trưởng và phát triển trên
bề mặt thạch rắn đã tạo ra các khuẩn lạc là những chấm trắng nhẵn bóng và lồi xuất
hiện trên mặt thạch thí nghiệm.
→ Kết luận: Để nuôi cấy vi khuẩn chúng ta sẽ tiến hành nuôi cấy bằng phương
pháp nuôi cấy phân lập, tách riêng vi khuẩn ra khỏi quẩn thể ban đầu, tránh để xảy
ra hiện tượng bị nhiễm do có vi sinh vật khác lẫn vào để được kết quả tốt nhất.
Kết quả của phương pháp này được áp dụng vào đời sống thực tế rất nhiều.
Ví dụ như tạo ra các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, …
Trong y học thì nuôi cấy vi khuẩn chính là phương pháp để tìm ra nguyên nhân gây
bệnh.

You might also like