You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN HỆ THỐNG VIỄN THÔNG

TÌM HIỂU VỀ NOISE TRONG HỆ THỐNG RF


Giảng viên: Thầy Nguyễn Nam Phong

Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Trung

Mã sinh viên: 20193155

Mã lớp: 137317

Hà Nội, 12/2022
Mục lục
I. Giới thiệu chung.............................................................................................4
1. Định nghĩa..................................................................................................4
2. Dải động và nguồn tạp âm.........................................................................4
2.1. Dải động (dynamic range)....................................................................4
2.2. Nguồn tạp âm.......................................................................................5
II. Cách tính toán và đo đạc...............................................................................7
1. Công suất tạp âm và nhiệt độ tạp âm tương đương....................................7
2. Đo nhiệt độ tạp âm.....................................................................................9
3. Hệ số tạp âm.............................................................................................10
4. Một số phương pháp khác để đo tạp âm..................................................12
IV. Tài liệu tham khảo.................................................................................12

2
Danh mục hình ảnh:
Hình 1: Mô tả dải động của bộ khuếch đại thực tế
Hình 2: Điện áp ngẫu nhiên gây bởi điện trở có tạp âm
Hình 3: Ba mạch tương đương, (A) điện trở có tạp âm tại nhiệt độ T(K), (B)
điện trở không tạp âm nối tiếp với nguồn áp tạo tap âm (mạch tương đương
Thevenin) và (C) điện trở không tạp âm song song với nguồn dòng tạo tạp âm
(mạch tương đương Norton)
Hình 4: Nhiệt độ tạp âm tương đương Te của nguồn tạp âm trắng tùy ý.
Hình 5: Nhiệt độ tạp âm tương đương của bộ khuếch đại mang tạp âm. (a)
khuếch đại có tạp âm, (b) khuếch đại không tạp âm.
Hình 6: Phương pháp Y-factor để đo nhiệt độ tạp âm tương đương của bộ
khuếch đại
Hình 7: Hệ số tạp âm của một mạng có tạp âm
Hình 8: Hệ thống ghép nối 2 tầng và hệ thống tương đương
Hình 9: Sơ đồ đơn giản của một hệ thống đo tạp âm
Hình 10: Tạp âm pha (phase noise) hiển thị trên máy phân tích phổ

3
I. Giới thiệu chung
Tạp âm là một yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng trong nhiều hệ
thống thông tin vi ba, vô tuyến, radar và viễn thám vì tạp âm quyết định
ngưỡng tối thiểu mà tín hiệu có thể được thu với độ tin cậy cao. Công suất tạp
âm của máy thu sẽ được đưa vào từ môi trường thông qua anten thu, đồng
thời cũng tự sinh ra bởi mạch điện trong máy thu.
1. Định nghĩa
Tạp âm là kết quả của các quá trình ngẫu nhiên như dòng điện hoặc lỗ
trống trong ống điện tử hoặc thiết bị thể rắn, lan truyền qua tầng điện ly hoặc
khí bị ion hóa. Cơ bản nhất, tạp âm có thể được tạo ra từ dao động nhiệt trong
bất kì vật nào ở nhiệt độ trên độ không tuyệt đối.
Tạp âm có thể truyền vào hệ thống vi ba từ các nguồn bên ngoài, hoặc
tự tạo ra bởi bản thân hệ thống. Trong cả hai trường hợp, mức độ tạp âm của
hệ thống làm giới hạn cường độ tín hiệu có thể thu được khi có sự hiện hữu
của tạp âm. Như vậy, thông thường các hệ thống sẽ được thiết kế sao cho có
thể giảm thiểu tối đa mức độ tạp âm của máy thu để đạt dược hiệu suất tốt
nhất. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như máy đo bức xạ hoặc hệ thống
thiên văn vô tuyến, tín hiệu mong muốn lại là công suất tạp âm thu bởi anten,
và ta cần phải phân biệt giữa công suất tạp âm và tạp âm không mong muốn
sinh ra bởi bản thân hệ thống máy thu.
2. Dải động và nguồn tạp âm
2.1. Dải động (dynamic range)
Thông thường, chúng ta ngầm giả định các linh kiện đều tuyến tính, tức
là mức tín hiệu đầu ra tỷ lệ thuận với mức đầu vào, và có thể xác định (dự
đoán được từ tín hiệu vào). Thực tế, không thể có thành phần nào trong hệ
thống có thể lý tưởng được như vậy, chưa kể tới lượng tín hiệu vào/ra không
giới hạn. Tuy nhiên thường có một dải mức tín hiệu mà các giả định như vậy
gần đúng, đó chính là dải động (dynamic range) của thiết bị.
Lấy ví dụ, một bộ khuếch đại transistor vi sóng có hệ số khuếch đại
công suất G (hình 1). Nếu bộ khuếch đại là lý tưởng, công suất đầu ra sẽ tỷ lệ
với đầu vào, Pout = GPin, và mối quan hệ này sẽ đúng với bất kì giá trị nào của
Pin. Do đó, nếu Pin = 0, ta có Pout = 0, nếu Pin = 106 W và G = 10 dB thì P out =
107 W. Tuy vậy, hai kết quả này đều không thực sự xảy ra trong thực tế. Do
tạp âm tự sinh ra trong bộ khuếch đại, một số tạp âm khác không luôn luôn
xuất hiện trong bộ khuếch đại ngay cả khi đầu vào bằng 0. Trong trường hợp
khác, công suất đầu vào quá lớn sẽ làm hỏng bộ khuếch đại. Như vậy, mối
4
quan hệ thực sự giữa công suất đầu vào và đầu ra được biểu diễn ở hình 1. Ở
mức đầu vào rất thấp, đầu ra bị lấn áp bởi tạp âm của chính bộ khuếch đại.
Mức này thường được gọi là lề nhiễu của thiết bị hoặc hệ thống, giá trị
thường từ -80 đến -140 dBm trên băng thông của hệ thống. Trên lề nhiễu, bộ
khuếch đại có một dải đầu vào mà giá trị P out = GPin gần đúng. Đây chính là
dải động có thể sử dụng của thiết bị. Ở phần trên của dải này, đầu ra bắt đầu
bị bão hòa, tức là công suất đầu ra không còn tăng một cách tuyến tính nếu
công suất đầu vào tăng. Công suất đầu vào quá mức sẽ làm hỏng bộ khuếch
đại.

Hình 1: Mô tả dải động của bộ khuếch đại thực tế


2.2. Nguồn tạp âm
Tạp âm được sinh ra bên trong thiết bị thường do chuyển động ngẫu
nhiên của điện tích hoặc hạt mang điện trong thiết bị và vật liệu. Những
chuyển động này có thể dựa theo bất kỳ cơ chế nào, dẫn tới có nhiều loại tạp
âm khác nhau:
 Tạp âm nhiệt (thermal noise): là tạp âm cơ bản nhất, gây ra bởi sự dao
động nhiệt của các điện tích chuyển động. Nó còn được gọi là tạp âm
Johnson hoặc tạp âm Nyquist.
 Shot noise: do các dao động ngẫu nhiên của hạt mang điện, electron
hoặc lỗ trống trong ống điện tử hoặc thiết bị thể rắn.
 Tạp âm nháy (flicker noise): xảy ra ở các linh kiện thể rắn và ống chân
không. Công suất tạp âm nháy thay đổi theo tỷ lệ nghịch với tần số, do
vậy nó còn hay được gọi là 1/f-noise.

5
 Tạp âm plasma (plasma noise): gây ra bởi chuyển động ngẫu nhiên của
điện tích trong khí bị ion hóa, chẳng hạn như plasma, tầng điện ly hoặc
tia lửa điện.
 Tạp âm lượng tử (quantum noise): là kết quả từ bản chất lượng tử của
các hạt mang điện và photon. Nó thường không đáng kể so với các
nguồn tạp âm khác.
 Tạp âm pha (phase noise): là một dạng tạp âm vô tuyến có thể thấy
được trên tần số vô tuyến và các tín hiệu khác. Nó xuất hiện dưới dạng
rung pha hoặc nhiễu loạn ở tín hiệu. Tạp âm pha tự biểu hiện dưới dạng
dải biên trải ra hai bên của tín hiệu hoặc sóng mang.
Tạp âm từ bên ngoài có thể đi vào hệ thống bằng anten thu hoặc các
khớp ghép nối điện từ. Một số nguồn tạp âm vô tuyến bên ngoài:
 Tạp âm nhiệt từ mặt đất (thermal noise).
 Tạp âm nền vũ trụ từ bầu trời (cosmic background noise).
 Tạp âm từ các thiên thể (stars), bao gồm cả mặt trời.
 Tia chớp.
 Đèn xả khí gas.
 Đài phát thanh, TV và các trạm di động.
 Thiết bị không dây.
 Lò vi sóng.
 Thiết bị gây nhiễu có chủ ý.
Các ảnh hưởng của tạp âm trong hệ thống vô tuyến và hệ thống vi ba về
nhiệt độ tạp âm và hệ số tạp âm (noise figure) sẽ áp dụng cho tất cả các loại
tạp âm, bất kể nguồn gốc miễn là phổ tạp âm tương đối phẳng trên băng thông
của hệ thống. Tạp âm với phổ tần số phẳng được gọi là tạp âm trắng (white
noise).

6
II. Cách tính toán và đo đạc
1. Công suất tạp âm và nhiệt độ tạp âm tương đương
Xem xét một điện trở ở nhiệt độ vật lý là T theo thang Kelvin, mô tả
trong hình 2. Các electron trong điện trở chuyển động ngẫu nhiên với động
năng tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Các chuyển động ngẫu nhiên này tạo ra điện áp
thấp và ngẫu nhiên dao động tại các cực của điện trở, mô tả trong hình 2. Điện
áp này có giá trị trung bình bằng 0 nhưng giá trị trung bình bình phương (rms)
được tính theo định luật bức xạ vật đen của Planck:

V n=
√ 4 hf BR
e hf /kT −1
(1)

Trong đó:
 h = 6.626 × 10−34 J-sec là hằng số Planck.
 k = 1.380 × 10−23 J/K là hằng số Boltzmann.
 T = nhiệt độ theo thang Kelvin (K).
 B = băng thông của hệ thống (Hz).
 f = tần số trung tâm của băng thông (Hz).
 R = điện trở (Ω).

Hình 2: Điện áp ngẫu nhiên gây bởi điện trở có tạp âm


Thông thường, có thể coi hf << kT, ta có biểu thức sau theo khai triển Taylor:
hf /kt hf
e −1 ≈
kT

Khi đó
V n= √ 4 kTBR (2)

7
Điện trở tạp âm tại hình 2 có thể được thay bởi mạch điện tương đương
Thevenin hoặc Norton, bao gồm điện trở không tạp âm và nguồn với giá trị
điện áp Vn ở công thức (2).

Hình 3: Ba mạch tương đương, (A) điện trở có tạp âm tại nhiệt độ T(K), (B)
điện trở không tạp âm nối tiếp với nguồn áp tạo tap âm (mạch tương đương
Thevenin) và (C) điện trở không tạp âm song song với nguồn dòng tạo tạp âm
(mạch tương đương Norton)
Ghép thêm điện trở tải. Công suất đưa ra tải với băng thông B:
2 2
Vn Vn
Pn=( ) . R= =kTB (3)
2R 4R

Từ kết quả trên có thể xác định được công suất tạp âm lớn nhất có thể
từ điện trở tạp âm tại nhiệt độ T.
 Khi B  0, Pn  0, hệ thống có băng thông nhỏ hơn sẽ thu ít tạp âm
hơn.
 Khi T  0, Pn  0, linh kiện mát hơn sẽ tạo ra ít tạp âm hơn.
 Khi B  ∞, Pn  ∞, điều này không thể xảy ra trong thực tế vì băng
thông hoặc tần số là tài nguyên có hạn, không thể đạt tới ∞. Khi đó phải
sử dụng công thức (1).

Nếu một nguồn tạp âm tùy ý (nhiệt hoặc không) là tạp âm trắng, thì
công suất tạp âm không phải là đặc điểm quan trọng của tần số trên băng
thông mong muốn. Nó có thể biến đổi thành một nguồn tạp âm nhiệt tương
đương, đặc trưng bởi nhiệt độ tạp âm tương đương. Ta xét nguồn tạp âm trắng
tùy ý như ở hình 4, có điện trở R đưa công suất tạp âm N 0 tới điện trở tải R.
Nguồn tạp âm này được thay thế bởi điện trở mang tạp âm với giá trị R tại

8
nhiệt độ Te, với Te là nhiệt độ tương đương được chọn sao cho có thể đưa tới
tải công suất tạp âm giống ban đầu.
N0
T e= (4)
kB

Hình 4: Nhiệt độ tạp âm tương đương Te của nguồn tạp âm trắng tùy ý.
Trong trường hợp mạch khuếch đại có tạp âm (hình 5):
N0
T e= (5)
G kB

Hình 5: Nhiệt độ tạp âm tương đương của bộ khuếch đại mang tạp âm. (a)
khuếch đại có tạp âm, (b) khuếch đại không tạp âm.
2. Đo nhiệt độ tạp âm
Theo nguyên tắc, nhiệt độ tạp âm tương đương của linh kiện có thể
được xác định bằng việc đo công suất đầu ra khi tải được phối hợp tại 0 độ K
được nối ở đầu vào của linh kiện. Tuy nhiên thực tế không thể đạt được nhiệt
độ nguồn 0 K. Nếu có thể dùng hai tải được phối hợp ở các nhiệt độ khác

9
nhau thì ta có thể áp dụng phương pháp Y-factor. Phương pháp này được mô
tả trong hình 6, một bộ khuếch đại (hoặc thành phần khác) được kết nối tới
một trong hai tải ở nhiệt độ khác nhau, và công suất đầu ra sẽ được tính cho
từng trường hợp. T1, T2 là nhiệt độ của tải nóng và lạnh, P 1 và P2 là công suất
đo ở đầu ra. Công suất tạp âm đầu ra sẽ bao gồm tạp âm sinh ra bởi bộ khuếch
đại và tạp âm của trở kháng nguồn:
N1 = GkT1B + GkTeB
N2 = GkT2B + GkTeB
N 1 T 1+ Te
Khi đó Y= =
N 2 T 2+ Te
>1

T 1−Y T 2
Te=
Y −1

Hình 6: Phương pháp Y-factor để đo nhiệt độ tạp âm tương đương của bộ


khuếch đại
3. Hệ số tạp âm
Ngoài nhiệt độ tạp âm, linh kiện hoặc thành phần vi sóng có thể được
đặc trung bởi một đặc tính khác là hệ số tạp âm. Đặc tính này biểu thị sự suy
giảm về tỉ số tín hiệu trên tạp âm (signal-to-noise ratio) giữa đầu vào và ra của
thành phần. Tỉ số tín hiệu trên tạp âm là tỉ lệ giữa công suất tín hiệu mong
muốn trên tín hiệu không mong muốn, do đó nó phụ thuộc vào công suất tín
hiệu. Khi tạp âm và tín hiệu mong muốn đặt tại đầu vào của một hệ thống
không tạp âm, cả hai thành phần này sẽ bị suy giảm hoặc khuếch đại bởi cùng
một hệ số, do đó tỉ số tín hiệu trên tạp âm là không đổi. Tuy nhiên, nếu hệ
thống có tạp âm, công suất tạp âm đầu ra sẽ lớn hơn công suất tín hiệu đầu ra,
làm cho tỉ số tín hiệu tạp âm trên nhiễu ở đầu ra giảm đi. Hệ số tạp âm F dùng
để đo sự suy giảm này qua công thức:
Si/¿
F= ≥1
So /No

10
Hình 7: Hệ số tạp âm của một mạng có tạp âm
Từ hình 7 có thể tính được hệ số tạp âm:
S i kGB (T 0+T e ) Te
F= =1+ ≥1
k T0 B G Si T0

=> T e =( F−1)T 0
Ngoài ra trong hệ thống viễn thông, có thể có nhiều tầng được ghép nối
với nhau. Khi đó hệ số tạp âm của hệ thống tính bằng công thức Friss:
F2−1 F 3−1
F total=F1 + + +…
G1 G1 G2
T e 2 T e3
T total=T e1 + + +…
G 1 G1 G 2

Hình 8: Hệ thống ghép nối 2 tầng và hệ thống tương đương

11
4. Một số phương pháp khác để đo tạp âm
 Đo bằng máy đo tạp âm (meter method)

Hình 9: Sơ đồ đơn giản của một hệ thống đo tạp âm


 Máy phân tích phổ (spectrum analyser)

Hình 10: Tạp âm pha (phase noise) hiển thị trên máy phân tích phổ

12
IV. Tài liệu tham khảo
[1] Pozar, David M - Microwave engineering-Wiley (2012)
[2] https://www.electronics-notes.com/articles/basic_concepts/electronic-rf-
noise/measurement-techniques.php
[3] https://en.wikipedia.org/wiki/Johnson%E2%80%93Nyquist_noise

13

You might also like