You are on page 1of 19

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT HỌ TÊN MSSV PHÂN CÔNG


1 Biện Liên Anh 2013200498 1.1, 1.2, 2.5
2 Trần Quốc Thắng 2013201619 1.3
3 Nguyễn Hồ Hồng Hân 2013201449 2.1
4 Trần Thị Thùy Trang 2013200469 2.2
5 Huỳnh Thị Lệ Xuân 2013200353 2.3
6 Trương Hoàng Xuân Quỳnh 2013201465 2.4
7 Đinh Lữ Như Quỳnh 2013202397
8 Hồ Văn Nguyên 2013202290 2.6

1
CHƯƠNG 7: BỐ TRÍ MẶT BẰNG

I. KHÁI QUÁT VỀ BỐ TRÍ

1.1. Khái niệm về bố trí mặt bằng

Câu 1: Khái niệm về bố trí mặt bằng?

A. Bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp là một trong những chiến lược có tác động lâu dài
đến hiệu quả sản xuất

B. Bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp là một trong những chiến lược có tác động ngắn
hạn đến hiệu quả sản xuất

C. Bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp là chiến lược quan trọng nhất có tác động lâu dài
đến hiệu quả sản xuất

D. Bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp chiến lược có tác động ngắn hạn đến hiệu quả sản
xuất

Câu 2: Mục tiêu của chiến lược bố trí mặt bằng chính là việc phát triển một phương
thức bố trí mặt bằng đáp ứng được các yêu cầu của những yếu tố nào?

A. Quyết định hay chiến lược sản phẩm, công nghệ và thiết bị, dụng cụ, chất lượng công
việc

B. Quyết định hay chiến lược sản phẩm, chất lượng công việc và lao động, những cưỡng
chế và nhà xưởng và địa điểm phân bố doanh nghiệp

C. Quyết định hay chiến lược sản phẩm, công nghệ và thiết bị, dụng cụ, chất lượng công
việc và lao động, những cưỡng chế và nhà xưởng và địa điểm phân bố doanh nghiệp

D. Quyết định hay chiến lược sản phẩm, công nghệ và thiết bị, dụng cụ, những cưỡng chế
và nhà xưởng và địa điểm phân bố doanh nghiệp

Câu 3:Hiệu quả của việc bố trí mặt bằng trong kinh doanh?

A. Tạo khoảng trống dàng riêng cho khu vực tồn kho

2
B. Tạo không gian cho các công nhân và khách hàng tự do hoạt động

C. Làm cho khách hàng được cảm thấy thoải mái khi tham gia mua hàng

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của luồng vật tư, nguyên liệu và con người
giữa các khu vực

Câu 4: Mục tiêu của nhà quản trị trong việc bố trí mặt bằng trong kinh doanh?

A. Tìm kiếm, xác định một phương thức bố trí mặt bằng hợp lý cho hoạt động của doanh
nghiệp để đạt hiệu quả và hiệu năng cao nhất

B. Tìm kiếm, xác định một phương thức bố trí mặt bằng cho hoạt động của doanh nghiệp
để đạt hiệu quả và hiệu năng cao nhất

C. Tìm kiếm, xác định một phương thức bố trí mặt bằng cho hoạt động của doanh nghiệp
để đạt hiệu quả và hiệu năng phù hợp với doanh nghiệp

D. Tìm kiếm, xác định một phương thức bố trí mặt bằng theo ý ban quản trị cho hoạt
động của doanh nghiệp và làm vừa lòng khách hàng

Câu 5: Bố trí mặt bằng trong kinh doanh sẽ bao gồm những công việc nào?

A. Xác định cách bố trí máy móc thiết bị, văn phòng và bàn làm việc, các nơi bán hàng
bên ngoài của doanh nghiệp

B. Xác định cách bố trí máy móc thiết bị, các trung tâm dịch vụ, phục vụ cho khách hàng

C. Xác định cách bố trí máy móc thiết bị, văn phòng và bàn làm việc, các trung tâm dịch
vụ, phục vụ cho khách hàng

D. Văn phòng và bàn làm việc, các trung tâm dịch vụ, phục vụ cho khách hàng

1.2. Nội dung của chiến lược bố trí mặt bằng

Câu 1: Nội dung của chiến lược bố trí mặt bằng gồm?

3
A. Mặt bằng cố định vị trí, mặt bằng định hướng theo công nghệ, mặt bằng văn phòng,
mặt bằng cửa hàng bán lẻ dịch vụ, mặt bằng kho hàng, mặt bằng định hướng theo sản
phẩm

B. Mặt bằng cố định vị trí, mặt bằng văn phòng, mặt bằng cửa hàng bán lẻ dịch vụ, mặt
bằng kho hàng, mặt bằng định hướng theo sản phẩm

C. Mặt bằng cố định vị trí, mặt bằng định hướng theo công nghệ, mặt bằng cửa hàng bán
lẻ dịch vụ, mặt bằng kho hàng, mặt bằng định hướng theo sản phẩm, mặt bằng theo xu
hướng khách hàng

D. Mặt bằng cố định vị trí, mặt bằng định hướng theo công nghệ, mặt bằng văn phòng,
mặt bằng cửa hàng bán lẻ dịch vụ, mặt bằng định hướng theo sản phẩm

Câu 2: Mặt bằng cố định vị trí được áp dụng cho những công việc nào?

A. Phân bố các kệ hàng, khu vực phục vụ đáp ứng cho công việc bán hàng

B. Sắp xếp công cụ làm việc, nhân viên, vị trí làm việc

C. Những công việc mang tính chất đề án, khối lượng công việc lớn, kỹ thuật có tính đặc
thù

D. Áp dụng cho khu vực sản xuất, có máy móc lớn gây khó khăn cho việc di chuyển

Câu 3: Mặt bằng kho hàng được áp dụng cho những công việc nào?

A. Phân bố các kệ hàng, khu vực phục vụ đáp ứng cho công việc bán hàng

B. Sắp xếp công cụ làm việc, nhân viên, vị trí làm việc

C. Áp dụng cho khu vực sản xuất, có máy móc lớn gây khó khăn cho việc di chuyển

D. Phân bố cân đối giữa diện tích và nguồn vật liệu hợp lý để tiếp nhận, bảo quản, tồn
trữ, cấp phát

Câu 4: Mặt bằng định hướng theo sản phẩm được áp dụng cho những công việc
nào?

4
A. Phân bố các kệ hàng, khu vực phục vụ đáp ứng cho công việc bán hàng

B. Tìm kiếm phương thức sử dụng tốt nhất cho con người và máy móc trong loại công
nghệ liên tục và theo loại

C. Áp dụng cho các hoạt động sản xuất công nghệ gián đoạn (tức công nghệ có sản lượng
thấp, mức biến đổi sản phẩm cao)

D. Phân bố cân đối giữa diện tích và nguồn vật liệu hợp lý để tiếp nhận, bảo quản, tồn
trữ, cấp phát

Câu 5: Mặt bằng cửa hàng bán lẻ, dịch vụ được áp dụng cho những công việc nào?

A. Phân bố các kệ hàng, khu vực phục vụ đáp ứng cho công việc bán hàng, thõa mãn cho
hàng vi của người tiêu dùng

B. Tìm kiếm phương thức sử dụng tốt nhất cho con người và máy móc trong loại công
nghệ liên tục và theo loại

C. Áp dụng cho các hoạt động sản xuất công nghệ gián đoạn (tức công nghệ có sản lượng
thấp, mức biến đổi sản phẩm cao)

D. Phân bố cân đối giữa diện tích và nguồn vật liệu hợp lý để tiếp nhận, bảo quản, tồn
trữ, cấp phát

Câu 6: Công việc nào dưới đây sử dụng chiến lược bố trí mặt bằng cố định vị trí?

A. Bệnh viện, quán ăn

B. Công ty bảo hiểm, tài chính

C. Dây chuyền lắp ráp ti vi, ô tô

D. Đóng tàu, xây dựng

Câu 7: Công việc nào dưới đây sử dụng chiến lược bố trí mặt bằng văn phòng?

A. Bệnh viện, quán ăn

5
B. Công ty bảo hiểm, tài chính

C. Dây chuyền lắp ráp ti vi, ô tô

D. Đóng tàu, xây dựng

Câu 8: Công việc nào dưới đây sử dụng chiến lược bố trí mặt bằng cửa hàng bán lẻ,
dịch vụ?

A. Quán ăn

B. Công ty bảo hiểm, tài chính

C. Dây chuyền lắp ráp ti vi, ô tô

D. Cửa hàng, hiệu thuốc

Câu 9: Công việc nào dưới đây sử dụng chiến lược bố trí mặt bằng định hướng theo
công nghệ?

A. Bệnh viện, quán ăn

B. Đại lý phân phối, kho hàng bán buôn

C. Dây chuyền lắp ráp ti vi, ô tô

D. Đóng tàu, xây dựng

1.3. Tiêu chuẩn của một mặt bằng được bố trí tốt

Câu 1: Mục tiêu của chiến lược bố trí mặt bằng chính là?

A. Phát triển tổng hợp các phương thức bố trí mặt bằng đáp ứng được các yêu cầu

B. Việc phát triển một phương thức bố trí mặt bằng đáp ứng được các yêu cầu

C. Việc phát triển tổng hợp các phương thức bố trí mặt bằng đáp ứng được các yêu cầu

D. Việc tổng hợp các phương thức bố trí mặt bằng đáp ứng được các yêu cầu

Câu 2: Khi quyết định về bố trí mặt bằng bao gồm?

6
A. Bố trí kệ hàng, văn phòng và bàn làm việc

B. Xác định cách bố trí máy móc thiết bị, văn phòng và bàn làm việc, các trung tâm dịch
vụ, phục vụ cho khách hàng

C. Xác định văn phòng và bàn làm việc, cách bố trí máy móc thiết bị

D. Xác định cách bố trí máy móc thiết bị, văn phòng và bàn làm việc, các trung tâm dịch
vụ, phục vụ cho khách hàng, bố trí kệ hàng

Câu 3: Có bao nhiêu nội dung chiến lược bố trí mặt bằng?

A. 4

B. 8

C. 5

D. 6

Câu 4: Phân bố cân đối giữa diện tích và nguồn vật liệu một cách thích hợp cho tiếp
nhận, bảo quản, tồn trữ, cấp phát là của chiến lược mặt bằng nào?

A. Mặt bằng kho hàng

B. Mặt bằng cố định vị trí

C. Mặt bằng văn phòng

D. Mặt bằng cửa hàng bán lẻ, dịch vụ

Câu 5: Ý nào dưới đây KHÔNG thoả mãn chiến lược bố trí mặt bằng

A. Công cụ điều khiển, vận chuyển vật liệu

B. Môi trường và điều kiện lao động

C. Công suất và không gian

D. Công nghệ và thiết bị

7
II. CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC BỐ TRÍ MẶT BẰNG

2.1. Mặt bằng cố định vị trí

Câu 1: mặt bằng cố định vị trí là gì?

A. Là một loại mặt bằng mà đối tượng luôn luôn cố định tại một nơi

B. Là một loại mặt bằng mà đối tượng luôn luôn cố định tại nhiều nơi

C. Là một loại mặt bằng mà đối tượng chế biến luôn luôn cố định tại một nơi

D. Là một loại mặt bằng mà đối tượng chế biến luôn luôn cố định tại nhiều nơi

Câu 2: Kỹ thuật dùng cho việc xác định mặt bằng cố định vị trí như thế nào?

A. Đang được phát triển tốt nhất

B. Chưa được phát triển tốt nhất

C. Chưa được phát triển

D. Đã được phát triển tốt nhất

Câu 3: Người nào thường không chấp nhận sự thay đổi mặt bằng theo thời gian?

A. Nhà thầu lớn

B. Nhà thầu phụ

C. Nhà thầu chính

D. Mọi nhà thầu

Câu 4: Chọn câu sai: Việc cố định mặt bằng vị trí thường phức tạp do nguyên nhân
nào?

A. Thời tiết thay đổi thất thường

B. Sự giới hạn về diện tích ở các địa điểm

C. Có lịch điều độ sản xuất năng động


8
D. Khối lượng nhu cầu vật liệu rất năng động và biến đổi

Câu 5: Phương pháp khắc phục vấn đề trong việc giải quyết, tìm kiếm địa điểm
phân bố mặt hàng theo vị trí cố định

A. Hoàn thành ít bộ phận ngoài địa điểm sản xuất sau đó vận chuyển các bộ phận đến địa
điểm sản xuất chủ yếu để lắp ráp

B. Hoàn thành nhiều bộ phận trong địa điểm sản xuất sau đó vận chuyển các bộ phận đến
địa điểm sản xuất chủ yếu để lắp ráp

C. Hoàn thành các bộ phận quan trọng ngoài địa điểm sản xuất sau đó vận chuyển các bộ
phận đến địa điểm sản xuất chủ yếu để lắp ráp

D. Hoàn thành nhiều bộ phận ngoài địa điểm sản xuất sau đó vận chuyển các bộ phận đến
địa điểm sản xuất chủ yếu để lắp ráp

2.2 Mặt bằng hướng theo công nghệ

Câu 1: Mặt bằng định hướng theo công nghệ là gì?

A. Có thể được sử dụng đồng thời để sản xuất nhiều loại sản phẩm hay dịch vụ khác nhau

B. Có thể được sử dụng để sản xuất một loại sản phẩm

C. Có thể được sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm, dịch vụ giống nhau

D. Được sử dụng để đổng thời sản xuất nhiều loại dịch vụ khác nhau

Câu 2: Đặc điểm cơ bản loại công nghệ này là gì?

A. Tại nơi làm việc thì cần làm một công việc

B. Tùy từng nơi làm việc người ta phải thực hiện nhiều công việc khác nhau

C. Tùy từng nơi làm việc người ta phải thực hiên nhiều công việc như nhau

D. Tại một nơi làm việc thì người ta phải thực hiện nhiều công việc

9
Câu 3: Trong khu vực dịch vụ, mặt bằng định hướng theo công nghệ có thể hình
dung qua cách bố trí của?

A. Khách sạn

B. Quán ăn

C. Bệnh viện

D. Nhà ở

Câu 4: Mặt bằng định hướng theo công nghệ phù hợp với?

A. Loại công nghệ liên tục hay loại công nghệ có mức sản lượng thấp, mức biến đổi sản
phẩm cao

B. Loại công nghệ không liên tục hay loại công nghệ có mức sản lượng thấp, mức biến
đổi sản phẩm cao

C. Loại công nghệ liên tục và loại công nghệ có mức sản lượng thấp

D. Loại công nghệ không liên tục và loại công nghệ có mức sản lượng cao

Câu 5: Thuận lợi cơ bản của mặt bằng định hướng theo công nghệ là?

A. Việc bố trí mặt bằng định hướng theo công nghệ phù hợp với hoạt đồng sản xuất

B. Loại bố trí mặt bằng phù hợp với nhứng doanh nghiệp có quy mô nhỏ

C. Sự uyển chuyển,linh động trong công việc phân công,phân bố thiết bị, lao động

D. Sự biến đổi lớn về hình thức , quy cách sản xuất, hàng hóa chế tạo, các mặt bằng này
không ổn định với khối lượng lớn

Câu 6: Thuận lợi thứ 2 của mặt bằng định hướng theo công nghệ là?

A. Việc bố trí mặt bằng định hướng theo công nghệ phù hợp với hoạt đồng sản xuất

B. Loại bố trí mặt bằng phù hợp với nhứng doanh nghiệp có quy mô nhỏ

10
C. Sự uyển chuyển,linh động trong công việc phân công,phân bố thiết bị, lao động

D. Sự biến đổi lớn về hình thức , quy cách sản xuất, hàng hóa chế tạo, các mặt bằng này
không ổn định với khối lượng lớn

Câu 7: Thuận lợi thứ 3 của mặt bằng định hướng theo công nghệ là?

A. Việc bố trí mặt bằng định hướng theo công nghệ phù hợp với hoạt đồng sản xuất

B. Loại bố trí mặt bằng phù hợp với nhứng doanh nghiệp có quy mô nhỏ

C. Sự uyển chuyển,linh động trong công việc phân công,phân bố thiết bị, lao động

D. Sự biến đổi lớn về hình thức , quy cách sản xuất, hàng hóa chế tạo, các mặt bằng này
không ổn định với khối lượng lớn

Câu 8: Nhược điểm của phương thức bố trí mặt bằng công nghệ là?

A. Tốn kém thời gian và tiền bạc

B. Yêu cầu về kỹ năng lao động và lượng tồn kho trong quá trình sản xuất luôn luôn cao

C. Tốn kém thời gian, tiền bạc và yêu cầu về kỹ năng lao động, lượng tồn kho trong quá
trình sản xuất luôn luôn thấp

D. Tốn kém thời gian, tiền bạc và yêu cầu về kỹ năng lao động, lượng tồn kho trong quá
trình sản xuất luôn luôn cao

Câu 9: Bước một trong bố trí mặt bằng công nghệ là gì?

A. Xây dựng sơ đồ hay một ma trận thể hiện dòng di chuyển của các chi tiết, bán thành
phẩm hay nguyên liệu từ bộ phận sản xuất này sang bộ phận sản xuất khác

B. Xác định sơ đồ giảm lược ban đầu thể hiện luồng di chuyển nguyên liệu, chi tiết hay
bộ phận sản phẩm từ bộ phận sản xuất này sang bộ phận sản xuất khác

C. Xác định chi phí của phương thức bố trí mặt bằng

11
D. Xác định diện tích cần thiết cho mỗi bộ phận sản xuất và khoảng cách giữa từng bộ
phận

Câu 10: Bước “chuẩn bị một kế hoạch chi tiết cho việc phân bố mặt bằng” là bước
thứ mấy trong quy trình bố trí mặt bằng?

A. Bước 1

B. Bước 6

C. Bước 2

D. Bước 5

2.3. Mặt bằng văn phòng.

Câu 1:............. là một loại mặt bằng mà đối tượng chế biến luôn luôn cố định tại một
nơi, do đó công nhân và công vụ di chuyển đến khu vực làm việc:

A. Mặt bằng văn phòng

B. Mặt bằng cố định vị trí

C. Mặt bằng định hướng theo công nghệ

D. Mặt bằng kho hàng

Câu 2: Hãy chọn phát biểu mô tả tốt nhất định nghĩa bố trí mặt bằng văn phòng?

A. Nhân viên, thiết bị, và không gian/văn phòng tập trung theo từng khu vực chức năng
để tạo thuận tiện cho sự lưu chuyển thông tin.

B. Bố trí để có hệ số sử dụng tốt nhất của nhân sự và thiết bị trong môi trường sản xuất
lặp lại (sản xuất hàng loạt) và sản xuất liên tục (sản xuất hàng khối).

C. Xác định không gian cho các nhóm để đáp ứng hành vi của khách hang.

D. Thích hợp cho sản xuất sản lượng thấp, chủng loại sản phẩm cao.

12
Câu 3: Trong môi trường sản xuất, vấn đề bố trí mặt bằng văn phòng phải chú
trọng đến:

A Việc bố trí mặt bằng sao cho dòng thông tin phải lưu chuyển có hiệu quả nhất

B. Việc bố trí dòng vật liệu của văn phòng ngăn nắp, tiện nghi

C. Việc bố trí đồng tiền sao cho phù hợp với văn phòng doanh nghiệp

D. Việc sắp xếp các thiết bị văn phòng cho phù hợp với nhân viên trong văn phòng

Câu 4: Việc bố trí mặt bằng văn phòng trở nên đơn giản khi:

A. Mọi công việc đều được thực hiện qua điện thoại và các phương tiện truyền thông từ
xa

B. Mọi công việc đều thông qua giấy tờ

C. Mọi công việc đều phải lên lịch trước

D. Mọi công việc đều phải đưa lên bảng thông báo của doanh nghiệp để mọi người tham
khảo

Câu 5: Việc bố trí mặt bằng văn phòng phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây:

A . Tùy vào các kỹ sư xây dựng sắp xếp

B. Chức vụ làm việc, vị trí càng cao thì vị trí càng tốt

C. Tổng diện tích, hình dáng tòa nhà, quá trình thực hiện công việc văn phòng và những
mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau

D. Do ý thích của mỗi nhân viên

Câu 6: Khi thiết lập sơ đồ mối quan hệ trong bố trí mặt bằng văn phòng thì:

A .Những bộ phận, cá nhân nào càng có mức độ liên hệ chặt chẽ, cần thiết thì họ hoặc
chúng phải được bố trí gần nhau.

13
B. Những bộ phận, cá nhân nào càng có mức độ liên hệ chặt chẽ, cần thiết thì họ hoặc
chúng phải được bố trí song song với nhau.

C. Những bộ phận, cá nhân nào càng có mức độ liên hệ chặt chẽ, cần thiết thì họ hoặc
chúng phải được bố trí xa nhau.

D. Những bộ phận, cá nhân nào càng có mức độ liên hệ tách biệt, không liên quan tới
nhau thì họ hoặc chúng phải được bố trí gần nhau.

Câu 7: Dạng bố trí nơi làm việc của nhân viên có thể thuộc dạng nào dưới đây:

A .Các bàn làm việc được bố trí thành hàng trong một không gian kín

B. Các bàn, khu vực làm việc không được ngăn cách, phải được bố trí liền và chung

C. Phân chia khu vực làm việc bằng cách ngăn, vách bằng kim loại hay cửa kiếng cao từ
0,5m – 2m

D. Ngăn cách hoàn toàn những khu vực làm việc bằng những phòng riêng biệt.

2.4. Bố trí cửa hàng bán lẻ

Câu 1: Trong tổ chức bán lẻ, mục tiêu cơ bản của những người chủ doanh nghiệp
là:

A. Việc thỏa mãn đam mê buôn bán trên mỗi mét vuông diện tích trưng bày hàng hóa
B. Việc tìm cách tối đa hóa lợi nhuận ròng trên mỗi mét vuông diện tích trưng bày hàng
hóa
C. Việc tiếp thị sản phẩm trên thị trường để đưa sản phẩm và dịch vụ trên mỗi mét vuông
diện tích trưng bày hàng hóa
D. Việc đẩy mạnh các hoạt động marketing trên mỗi mét vuông diện tích trưng bày hàng
hóa
Câu 2: Mức độ trưng bày càng cao, càng phong phú thì:

A. Làm cho doanh số bán hàng càng lớn


B. Làm cho doanh số bán hàng càng nhỏ

14
C. Không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng
D. Làm cho mức độ thu hồi tư bản đầu tư càng thấp
Câu 3: Các giám đốc điều hành thường có yếu tố riêng biệt gì để đặt được mục tiêu:

A. Đề ra những quyết định về doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn


B. Xác định những mẫu mực, mô hình bố trí chung của cửa hàng.
C. Quyết định các chiến lược, chiến dịch, chương trình phát triển thương hiệu của công ty
D. Quyết định các chương trình thu hút khách hàng
Câu 4: Ngoài việc quán triệt và tôn trọng các nguyên tắc bố trí tổng quát của cửa
hàng thì cần giải quyết vấn đề thứ 2 của việc bố trí cửa hàng, đó là:

A. Phân bố cửa sổ sao cho hợp lý


B. Phân bố hệ thống máy tính để có thể xử lý nhanh chóng các số liệu kịp thời
C. Phân bố không gian cho từng loại sản phẩm
D. Phân bố vị trí kho bãi sao cho hợp lý
Câu 5: Một trong những nguyên tắc bố trí của cửa hàng bán lẻ là:

A. Bố trí những mặt hàng có mãi lực tiêu dùng mạnh ở cả 2 phía của lối đi
B. Bố trí những mặt hàng có mãi lực tiêu dùng mạnh ở phía bên trái của lối đi
C. Bố trí những mặt hàng có mãi lực tiêu dùng mạnh ở phía bên phải của lối đi
D. Bố trí những mặt hàng có mãi lực tiêu dùng mạnh ở phần trung tâm của lối đi
Câu 6: Việc thực hiên những lối đi, hành lang giao nhau, điều này cho phép:

A. Khách hàng có những cơ hội di chuyển, đi lại, tạo điều kiện cho việc thực hiện những
quyết định mua hàng
B. Khách hàng có những cơ hội di chuyển, đi lại, tạo điều kiện cho việc lựa chọn hàng
hóa
C. Khách hàng có những cơ hội di chuyển, đi lại, tạo điều kiện cho việc giới thiệu những
mặt hàng khác một cách thuận tiện
D. Khách hàng có những cơ hội di chuyển, đi lại, tạo sự chú ý của khách hàng , làm lôi
cuốn khách hàng

15
Câu 7: Việc thực hiện một sự truyền tải tốt đẹp về hình ảnh của cửa hàng thông qua
việc chọn lựa bố trí một cách cẩn thận bộ phận, khu vực trưng bày đầu tiên sẽ:

A. Tạo được sự chú ý của khách hàng, làm lôi cuốn khách hàng về sự tiện lợi trong việc
mua hàng
B. Gây sự chú ý của khách hàng, tạo điều kiện cho việc thực hiện những quyết định mua
hàng

C. Làm gia tăng sự giới thiệu qua đó gia tăng doanh số của những loaih hàng hóa.

D. Làm cho khách hàng có những cơ hội di chuyển, đi lại, tạo điều kiện cho việc thực
hiện những quyết định mua hàng.

Câu 8: Mục tiêu của việc bố trí kho hàng là:

A. Tìm kiếm một phương án tối đa hóa mức độ sử dụng kho hàng
B. Việc tìm kiếm một sự cân bàng tối ưu giữa chi phí quản lý vật tư nguyên liệu và chi
phí tồn trữ vật tư nguyên liệu
C. Tối đa hóa khả năng sinh lợi cho từng hàng hóa trên mỗi đơn vị diện tích trưng bày
D. Tối đa hóa khả năng sinh lợi cho từng hàng hóa trên mỗi đơn vị chiều dài
Câu 9: Nhiệm vụ của một nhà quản trị khi bố trí kho hàng và bố trí tồn kho là:

A. Tìm kiếm một phương án tối đa hóa mức độ sự dụng kho hàng về thể tích tức là phải
thực hiện việc sử dụng trọn vẹn.
B. Việc tìm kiếm một sự cân bàng tối ưu giữa chi phí quản lý vật tư nguyên liệu và chi
phí tồn trữ vật tư nguyên liệu
C. Tối đa hóa khả năng sinh lợi cho từng hàng hóa trên mỗi đơn vị diện tích trưng bày

D. Tối đa hóa khả năng sinh lợi cho từng hàng hóa trên mỗi đơn vị chiều dài

Câu 10: Để tìm kiếm một phương án phân bố diện tích tối ưu cho từng loại hàng,
nhà quản trị đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của:

A. Hệ thống máy tính


B. Con người
16
C. Phần mềm vi tính
D. Đáp án khác
2.5. Bố trí kho hàng và bố trí tồn kho
Câu 1: Mục tiêu của việc bố trí kho hàng?
A. Tìm kiếm sự cân bằng tối ưu giữa chi phí quản lý, vật tư nguyên liệu và chi phí tồn trữ
vật tư nguyên liệu
B. Tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất giữa chi phí quản lý, vật tư nguyên liệu và chi phí
tồn trữ vật tư nguyên liệu
C. Làm cho chi phí quản lý, vật tư nguyên liệu và chi phí tồn trữ vật tư nguyên liệu hạn
chế hư hại đến mức thấp nhất
D. Tránh thất thoát vật tư nguyên liệu và hạn chế phát sinh chi phí quản lý kho hàng
Câu 2: Nhiệm vụ của nhà quản trị trong việc bố trí kho hàng, bố trí tồn kho?
A. Tìm kiếm một phương án tối đa hóa mức độ sử dụng kho hàng về diện tích, tức là phải
thực hiện việc sử dụng trọn vẹn không gian của kho hàng
B. Tìm kiếm một phương án tối đa hóa mức độ sử dụng kho hàng về thể tích, tức là phải
thực hiện việc sử dụng trọn vẹn không gian của kho hàng
C. Tìm kiếm một phương án tối đa hóa mức độ sử dụng kho hàng về thể tích, tức là phải
hạn chế thực hiện việc sử dụng trọn vẹn không gian của kho hàng
D. Tìm kiếm một phương án tối đa hóa mức độ sử dụng kho hàng về diện tích, tức là phải
chừa lại một phần không gian của kho hàng khi cần dùng gấp
Câu 3: Phí tổn quản lý vật liệu bao gồm các loại phí nào?
A. Phí tổn vận chuyển đến, phí tồn vật liệu, phí bảo quản vật liệu, phí tổn vận chuyển đi
B. Phí tổn vận chuyển đến, phí bảo quản vật liệu, phí tổn vận chuyển đi
C. Phí tổn vận chuyển đến, phí tồn vật liệu, phí tổn vận chuyển đi
D. Phí tổn vận chuyển đến, phí tổn vận chuyển đi
Câu 4: ......... đòi hỏi chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí hư hỏng, thiệt hại do mất
phẩm chất của vật liệu xảy ra trong phạm vi kho hàng
A. Bố trí cửa hàng
B. Bố trí khu vực văn phòng
C. Bố trí mặt bằng khu vực sản xuất
17
D. Bố trí mặt bằng kho hàng, tồn kho
Câu 5: Trong tổng phí tổn quản lý vật liệu, mục tiêu của nhà quản lý là phải tìm
một mật độ tối ưu để tổng phí tồn vật liệu là.......?
A. Thấp nhất
B. Cao nhất
C. Cao hơn chi phí thuê kho hàng
D. Thấp hơn chi phí thuê kho hàng
2.6. Bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm
Câu 1: Bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm thích hợp với loại công nghệ
nào?

A. Công nghệ theo loạt và loại công nghệ liên tục.

B. Công nghệ vừa và nhỏ.

C. Công nghệ đơn chiếc.

D. Công nghệ truyền thống.

Câu 2: Để thực hiện cách bố trí theo định hướng sản phẩm , chúng ta phải đảm bảo
các yêu cầu nào ?

A. Phân loại, công nghệ, môi trường, chất lượng.

B. Nhu cầu, phân loại, chất lượng, quy mô.

C. Quy mô, nhu cầu , chuyên môn hóa,chất lượng.

D. Sàng lọc, nhu cầu, công nghệ, chất lượng.

Câu 3: Mục tiêu quan trọng nhất của nhà quản trị sản xuất là gì?
A. Tạo ra và duy trì lợi thế kinh doanh trong doanh nghiệp.
B. Bảo đảm chất lượng và số lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.

C. Rút ngắn thời gian và chi phí sản xuất.

18
D. Tối thiểu hóa sự không cân đối trên dây chuyền sản xuất.

Câu 4: Thuận lợi của việc bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm là gì?

A. Mức chi phí biến đổi thấp cho mỗi đơn vị sản phẩm, chi phí quản lý hay sử dụng vật
liệu thấp, giảm mức tồn kho sản phẩm dở dang, việc đào tạo công nhân và điều khiển sản
xuất dễ dàng.

B. Quy mô về sản lượng đòi hỏi thấp, mọi sự trục trặc, ngừng sản xuất ở một khâu bất kỳ
nào đó không ảnh hưởng chung đến hoạt động của dây chuyền.
C. Việc vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm được thực hiện thủ công.
D. Mức chi phí biến đổi cao cho mỗi đơn vị sản phẩm, chi phí quản lý hay sử dụng vật
liệu thấp, giảm mức tồn kho sản phẩm dở dang.
Câu 5: Tại 1 doanh nghiệp nhu cầu sản xuất xe máy A hàng ngày 1600 đơn vị. Thời
gian làm việc trong ngày là 540 phút. Thời gian thực hiện các công việc và trình tự
các công việc cho theo bảng sau :Xác định chu kì sản xuất và số khu vực tối thiểu?

Công việc Thời gian(s) Thứ tự thực hiện


A 22 -
B 16 Sau A
C 12 -
D 24 Sau C
E 14 Sau B
F 10 Sau E,D
A. 20.25s, 4.8 khu vực
B. 21.25s , 5 khu vực
C. 4.8s, 20.25 khu vực
D. 18.2s, 5 khu vực

19

You might also like