You are on page 1of 100

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

Chủ biên: TS. Bùi Liên Hà

Những ngƣời tham gia:

PGS.TSKH. Nguyễn Văn Minh


ThS. Nguyễn Thế Anh
ThS. Đào Minh Anh

Hà Nội 2013
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

I. Câu hỏi đúng sai


Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Mục tiêu của quản trị tác nghiệp là giảm tối đa chi phí
sản xuất cho doanh nghiệp.
2. Quản trị sản xuất là đƣa ra những chiến thuật nhằm
thực hiện chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
3. Trong sản xuất gián đoạn máy móc đƣợc bố trí theo
hƣớng chuyên môn hóa chức năng.
4. Sản xuất hàng loạt có đặc điểm là số lƣợng và chủng
loại tƣơng đối nhiều.
5. Sản xuất theo dây chuyền có khả năng tự động hoá
cao.
6. Đối với quá trình cung cấp dịch vụ, chất lƣợng sản
phẩm khó lƣợng hóa và đƣợc đánh giá một cách chủ
quan.
7. ERP(Enterprise Resourses Planning) là hệ thống
hoạch định nguồn nguyên vật liệu cho doanh ngiệp.
8. Đối với những doanh nghiệp sản xuất những sản
phẩm có tính chất mùa vụ thì việc dự trữ sản phẩm là
cần thiết.
9. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa quá trình sản xuất
và quá trình cung cấp dịch vụ là mối quan hệ giữa nhà
sản xuất/cung cấp dịch vụ và khách hàng.

2
10. Xu hƣớng của quản trị sản xuất hiện đại là chú trọng
đến phát triển bền vững.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng
1. Đặc điểm của sản xuất hàng loạt là
a. Thời gian sản xuất dài và khối lƣợng công việc
nhỏ.
b. Thời gian sản xuất ngắn, khối lƣợng công việc lớn.
c. Số lƣợng sản phẩm sản xuất lớn.
d. Cả A và C đều đúng.
2. Sản xuất theo kiểu dự án có đặc điểm
a. Sản phẩm là duy nhất và quá trình sản xuất không
lặp lại.
b. Số lƣợng sản phẩm nhiều và quá trình sản xuất
không lặp lại.
c. Số lƣợng sản phẩm nhiều quá trình sản xuất lặp
lại.
d. Sản phẩm là duy nhất và quá trình sản xuất lặp lại.
3. Đặc điểm của sản xuất hàng khối là
A. Số lƣợng và chủng loại sản phẩm sản xuất nhiều.
B. Số lƣợng và chủng loại sản phẩm sản xuất ít.
C. Số lƣợng sản phẩm rất nhiều nhƣng ít chủng loại.
D. Số lƣợng sản phẩm ít nhƣng nhiều chủng loại.
4. Đầu ra của quá trình sản xuất là
A. Hàng hoá và dịch vụ.

3
B. Hàng hoá và sản phẩm.
C. Sản phẩm và dịch vụ.
D. Các phƣơng án trên đều không chính xác.
5. Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian:
a. Từ khi nhận đƣợc đơn đặt hàng đến khi sản phẩm
đƣợc giao cho khách hàng.
b. Từ khi nhận đƣợc đơn đặt hàng đến khi sản phẩm
đƣợc sản xuất xong.
c. Từ khi bắt đầu đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất
cho đến khi sản phẩm đƣợc giao cho khách hàng.
d. Từ khi bắt đầu đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất
cho đến khi sản phẩm đƣợc hoàn thành.
6. Tính đồng nhất của các sản phẩm vật chất đƣợc thể
hiện ở chỗ:
a. Các sản phẩm đƣợc sản xuất từ cùng một loại
nguyên vật liệu.
b. Các sản phẩm có cùng kích thƣớc, hình dáng.
c. Phƣơng án A hoặc B.
d. Cả A và B.
7. Sản xuất là quá trình biến đổi
A. Nguyên vật liệu thành sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu thị trƣờng.
B. Tài nguyên thiên nhiên và vốn thành sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

4
C. Nguyên vật liệu và lao động thành sản ph ẩm để
đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
D. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác.
8. Sản xuất theo dây chuyền là loại hình sản xuất
A. Gián đoạn.
B. Hàng khối.
C. Liên tục.
D. Cả B và C đều đúng.
9. Quản trị sản xuất thuộc quá trình quản trị nào trong
doanh nghiệp:
a. Quản trị chiến lƣợc.
b. Quản trị chiến thuật.
c. Quản trị tác nghiệp.
d. Cả 3 ý đều đúng.
10. Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc:
a. Thời gian sản xuất dài và khối lƣợng công việc
nhỏ.
b. Thời gian sản xuất ngắn, khối lƣợng công việc nhỏ.
c. Số lƣợng sản phẩm sản xuất ít.
d. Cả B và C đều đúng.
11. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?
a. Doanh nghiệp chỉ sản xuất ra những sản phẩm mà
thị trƣờng cần.

5
b. Doanh nghiệp chỉ cung cấp cho thị trƣờng những
sản phẩm mà doanh nghiệp có năng lực sản xuất.
c. Doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của thị trƣờng đồng thời phù hợp với
năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
d. Các phát biểu trên chƣa chính xác.
12. Thời gian sản xuất của loại hình sản xuất theo kiểu
dự án có đặc điểm:
a. Thời gian sản xuất ngắn và đƣợc ấn định trƣớc.
b. Thời gian sản xuất dài và đƣợc ấn định trƣớc.
c. Thời gian đƣợc ấn định trƣớc tùy thuộc đặc điểm
dự án.
d. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác.
13. Công việc nào sau đây không phải là công việc của
quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp:
a. Lập kế hoạch sản xuất.
b. Duy trì chất lƣợng sản phẩm.
c. Lựa chọn kênh phân phối.
d. Quản lý hàng tồn kho.
14. Quản trị tác nghiệp là
a. Đƣa ra các quyết định liên quan đến hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp.
b. Tổ chức các hoạt động sản xuất trong doanh
nghiệp.
c. Tối ƣu hóa các nguồn lực phục vụ sản xuất.
6
d. Tất cả các phƣơng án trên.
15. Sản xuất ô tô là qui trình sản xuất
a. Phân kỳ.
b. Phân kỳ có điểm hội tụ.
c. Hội tụ.
d. Song song.
16. Phát biểu nào dƣới đây là chính xác nhất?
a. Sản phẩm là kết quả của quá trình biến đổi vật
chất.
b. Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay quá
trình.
c. Sản phẩm đƣợc chia làm: sản phẩm vật chất, hàng
hóa và dịch vụ.
d. Không có sản phẩm vật chất thuần túy.
17. Quản trị tác nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp
A. Giảm chi phí sản xuất.
B. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
C. Rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
18. Cho các loại hình dịch vụ: 1) Dịch vụ tƣ vấn tài
chính; 2) Dịch vụ y tế; 3) Dịch vụ vận tải, giao nhận.
Hãy chọn thứ tự sắp xếp các loại hình dịch vụ này
theo thứ tự tính dịch vụ giảm dần.

7
a. 2-1-3 B.1-3-2 C. 3-2-1 D.1-2-
3
19. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực
hiện chức năng hoạch định trong các quyết định:
a. Về các nguồn lực cần thiết cho sản xuất trong từng
thời kỳ.
b. Bố trí chỗ làm việc.
c. Chỉ ra các công việc cần làm gấp.
d. Giúp đỡ, đào tạo nhân viên.
20. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực
hiện chức năng tổ chức trong các công việc:
a. Lập các dự án cải tiến.
b. Phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động.
c. Lập kế hoạch trang bị máy móc thiết bị.
d. Lập kế hoạch bố trí nhà xƣởng, kế hoạch năng lực
sản xuất.
21. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực
hiện chức năng kiểm soát trong các công việc:
a. Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.
b. Chịu trách nhiệm với khách hàng về trạng thái đơn
hàng.
c. Kiểm soát khâu bán hàng tại các cửa hàng bán
buôn, bán lẻ.
d. Lập kế hoạch bố trí nhà xƣởng, kế hoạch năng lực
sản xuất.

8
22. Các công việc nào sau đây KHÔNG thể hiện chức
năng lãnh đạo của nhà quản trị tác nghiệp trong
doanh nghiệp:
a. Thiết lập các chỉ dẫn công việc.
b. Phân công công việc.
c. Chỉ ra các công việc cần làm gấp.
d. Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay
đổi thiết kế.
23. Các nhà sản xuất có xu hƣớng sản xuất để dự trữ
khi:
a. Muốn tận dụng tối đa công suất của máy móc.
b. Muốn tận dụng tối đa lao động trong doanh
nghiệp.
c. Nhu cầu về sản phẩm có tính chất thời vụ.
d. Các phƣơng án trên đều đúng.
24. Công việc nào dƣới đây là công việc của nhà quản
trị sản xuất
a. Tổ chức hoạt động sản xuất, đào tạo nguồn nhân
lực cho sản xuất, ra quyết định liên quan đến hoạt
động sản xuất.
b. Tổ chức hoạt động sản xuất, ra quyết định liên quan
đến hoạt động sản xuất, hoạch định chiến lƣợc sản
xuất.
c. Tổ chức hoạt động sản xuất, ra quyết định liên quan
đến hoạt động sản xuất, hoạch định các nguồn lực
cho sản xuất.
9
d. Cả B và C đều đúng.
25. Trong sản xuất liên tục:
a. Thiết bị đƣợc bố trí theo hƣớng chuyên môn hóa
chức năng.
b. Dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng
dòng.
c. Việc kiểm tra bảo dƣỡng thiết bị cần tiến hành theo
định kỳ.
d. Cả B và C đều đúng.
26. Tiêu chí nào không dùng để phân biệt quá trình sản
xuất sản phẩm vật chất và quá trình cung cấp dịch
vụ:
a. Tính tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng.
b. Khả năng kiểm soát sự hoạt động của hệ thống
c. Tính đồng nhất của sản phẩm.
d. Khả năng dự trữ.
27. Phƣơng pháp nào dƣới đây đƣợc sử dụng để tổ chức
sản xuất
a. KANBAN.
b. ERP.
c. MRP.
d. Cả A và B.
28. Bạn là 1 nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp,
bạn cần phải có những kiến thức và kỹ năng nào để
có thể thực hiện đƣợc những công việc đƣợc giao?
10
a. Hiểu biết cơ bản về quy trình công nghệ.
b. Am hiểu các công việc của nhà quản trị.
c. Khả năng làm việc với con ngƣời.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
29. Để có thể ứng phó với những biến động của môi
trƣờng kinh doanh hiện đại, nhà quản trị tác nghiệp
cần
a. Lập các kế hoạch ngắn hạn một cách chính xác,
không quan tâm đến chiến lƣợc dài hạn.
b. Xây dựng hệ thống sản xuất năng động, linh hoạt.
c. Công nhân sản xuất chỉ tập trung vào việc hoàn
thiện 01 kỹ năng cơ bản trong hệ thống sản xuất.
d. Tập trung vào việc tối đa hóa doanh thu.
30. Công thức Lợi nhuận = giá bán - giá thành có ý
nghĩa gì trong quản trị sản xuất?
a. Giá bán đƣợc xác định thông qua sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp trên thị trƣờng.
b. Lợi nhuận phụ thuộc vào sự thay đổi giá thành sản
phẩm.
c. Muốn tăng lợi nhuận, doanh nghiệp nên tăng giá
bán.
d. Không có ý nghĩa gì trong quản trị tác nghiệp.

11
CHƢƠNG II
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. Câu hỏi đúng sai
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Dự báo nhu cầu sản phẩm là dự báo đầu tiên và quan
trọng nhất trong tất cả các dự báo sản xuất.
2. Độ chính xác của dự báo không phụ thuộc vào số
liệu lƣu trữ về số lƣợng cầu trong quá khứ mà phụ
thuộc vào việc lựa chọn phƣơng pháp dự báo.
3. Phƣơng pháp dự báo dựa trên ý kiến của khách hàng
phù hợp với dự báo nhu cầu về sản phẩm mới.
4. Để dự báo một cách chính xác cần kết hợp các
phƣơng pháp dự báo định tính và định lƣợng.
5. Trong phƣơng pháp dự báo hồi qui tƣơng quan, hệ số
tƣơng quan r dùng để đánh giá sai số của dự báo.
6. Độ lệch tuyệt đối trung bình MAD nhận các giá trị
trong khoảng [-1;1]
7. Phƣơng pháp dự báo trung bình động có trọng số có
ƣu điểm là xem xét đến mức độ ảnh hƣởng của các
số liệu trong quá khứ đến kết quả dự báo.
8. Để lựa chọn phƣơng pháp dự báo định lƣợng phù
hợp phải căn cứ vào tính chất của dòng yêu cầu về
sản phẩm.

12
9. Khi muốn đƣa ra quyết định về đầu tƣ dây chuyền
công nghệ mới nhà quản trị cần dự báo nhu cầu trong
trung hạn.
10. Độ lệch bình phƣơng trung bình MSE cho nhận xét
về độ chính xác của phƣơng pháp dự báo tốt hơn độ
lệch tuyệt đối trung bình MAD.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng
1. Phƣơng pháp dự báo Delphi là phƣơng pháp
a. Lấy ý kiến từ khách hàng làm cơ sở dự báo.
b. Lấy ý kiến của lực lƣợng bán hàng làm cơ sở dự
báo.
c. Lấy ý kiến của các phòng ban quản lý làm cơ sở dự
báo.
d. Các phƣơng án đều sai.
2. Mức cơ sở của dòng yêu cầu là
a. Giá trị trung bình của số lƣợng cầu trong khoảng
thời gian khảo sát.
b. Tổng số lƣợng cầu trong khoảng thời gian khảo sát.
c. Giá trị của số lƣợng cầu trong khoảng thời gian
khảo sát.
d. Mức cầu trung bình trong 1 tháng.
3. Chỉ số thời vụ của một kỳ là
a. Nằm trong khoảng (0,1).
b. Tỷ số giữa mức cơ sở của dòng yêu cầu và mức
yêu cầu thực tế của kỳ đó.
13
c. Tỷ số giữa yêu cầu thực tế của kỳ và mức cơ sở
của dòng yêu cầu.
d. A và C.
4. Dự báo theo phƣơng pháp hồi qui tƣơng quan càng
chính xác khi
a. Hệ số tƣơng quan r càng lớn.
b. Hệ số tƣơng quan r càng nhỏ.
c. Cả 2 phƣơng án trên đều đúng.
d. Cả 2 phƣơng án trên đều sai.
5. Ƣu điểm lớn nhất của phƣơng pháp lấy ý kiến của
ban quản lý là
a. Ý kiến của ngƣời có quyền lực luôn gây ảnh hƣởng
đến cán bộ dƣới quyền, do đó đã tạo nên đƣợc sự
thống nhất cao.
b. Cho dự báo chính xác với chi phí thấp.
c. là phát huy tối đa kinh nghiệm và trí tuệ của cấp
lãnh đạo trực tiếp.
d. Tất cả các phát biểu trên đều không đúng.
6. Biết r là hệ số tƣơng quan giữa hai đại lƣợng x và y.
Hãy cho biết với giá trị nào dƣới đây thì x, y có mối
tƣơng quan chặt chẽ nhất.
A. r = 0,89 B. r = - 0,93 C. r = 0 D. r = -
0.9
7. Phƣơng pháp dự báo nhân quả là phƣơng pháp dự
báo:

14
a. Định tính.
b. Định lƣợng.
c. Kết hợp định tính và định lƣợng.
d. Dựa trên chuỗi giá trị thời gian.
8. Khi hệ số a trong phƣơng trình hồi quy y = ax+b là
âm, có nghĩa là:
a. x và y tỷ lệ nghịch với nhau.
b. x và y tỷ lệ thuận với nhau.
c. x và y có quan hệ hàm số.
d. Không có ý nghĩa gì.
9. Hệ số tƣơng quan r = 0,91 thể hiện điều gì?
a. Mối quan hệ tƣơng quan giữa 2 đại lƣợng x, y là
đáng kể.
b. Mối quan hệ tƣơng quan giữa 2 đại lƣợng x, y
không đáng kể.
c. 2 đại lƣợng x, y không có quan hệ.
d. 2 đại lƣợng x, y có mối quan hệ tƣơng quan dƣơng
hoàn hảo.
10. Khi hệ số a trong phƣơng trình hồi quy y = ax+b là
dƣơng, có nghĩa là:
a. x và y có quan hệ tỷ lệ nghịch.
b. x và y có quan hệ tỷ lệ thuận.
c. x và y có quan hệ rất chặt chẽ.

15
d. Không có ý nghĩa gì.
11. Vì sao khi tiến hành dự báo cần xác định rõ khoảng
thời gian dự báo?
A. Vì độ chính xác của dự báo tỉ lệ thuận với thời
gian dự báo.
B. Vì độ chính xác của dự báo tỉ lệ nghịch với thời
gian dự báo.
C. Vì xác định thời gian dự báo là cần thiết để chuẩn
bị nguồn lực tƣơng ứng.
D. Cả b và c.
12. Dự báo nhu cầu sản phẩm là
A. Khoa học và nghệ thuật dự đoán các sự việc sẽ
diễn ra trong tƣơng lai.
B. Cơ sở để các nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc
phát triển của doanh nghiệp.
C. Dự kiến, đánh giá nhu cầu trong tƣơng lai của các
sản phẩm.
D. Cả câu B và C đều đúng.
13. Để có đƣợc một dự báo chính xác nhất, chúng ta nên
A. Sử dụng phƣơng pháp dự báo định tính.
B. Sử dụng phƣơng pháp dự báo định lƣợng.
C. Kết hợp các phƣơng pháp dự báo định tính và dự
báo định lƣợng.
D. Kết hợp phƣơng pháp dự báo nhân quả và hỏi ý
kiến của các chuyên gia.

16
14. Phƣơng pháp dự báo nào không phải là phƣơng pháp
dự báo định tính:
A. Phƣơng pháp Delphi.
B. Phƣơng pháp dự báo theo phƣơng pháp nhân quả.
C. Phƣơng pháp dự báo dựa vào việc lấy ý kiến của
khách hàng.
D. Phƣơng pháp dự báo dựa trên việc lấy ý kiến của
ban quản lý.
15. Phƣơng pháp dự báo nào không phải là phƣơng pháp
dự báo định lƣợng:
A. Phƣơng pháp Delphi.
B. Phƣơng pháp dự báo theo phƣơng pháp hồi qui
tƣơng quan.
C. Phƣơng pháp dự báo san bằng hàm số mũ.
D. Phƣơng pháp dự báo trung bình động có trọng số.
16. Các tính chất cần xem xét khi nghiên cứu dòng yêu
cầu:
A. Tính thời vụ.
B. Tính xu hƣớng.
C. Tính chu kỳ.
D. Cả 3 tính chất trên.
17. Một phƣơng án dự báo càng chính xác khi
A. MAD = 1.
B. MAD = -1.

17
C. MAD càng lớn .
D. MAD càng nhỏ.
18. Phƣơng pháp dự báo hồi qui tƣơng quan phù hợp với
dòng yêu cầu.
A. Có tính thời vụ.
B. Có tính xu hƣớng.
C. Có tính chu kỳ.
D. Có tính biến động ngẫu nhiên.
19. Để quyết định đầu tƣ dây chuyền công nghệ mới cần
phải dựa vào dự báo
A. Dài hạn.
B. Trung hạn.
C. Ngắn hạn.
D. Cả ba loại hình dự báo trên.
20. Cùng một phƣơng pháp dự báo, nếu:
A. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng
càng rộng càng có nhiều khả năng cho kết qủa
thiếu chính xác.
B. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng
càng rộng, càng đa dạng thì càng có nhiều khả
năng dẫn đến sai số lớn.
C. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng
hẹp, tập trung càng có nhiều khả năng cho kết quả
chính xác.

18
D. Kết quả dự báo không phụ thuộc vào phạm vi đối
tƣợng khảo sát mà phụ thuộc vào phƣơng pháp
khảo sát.
21. Phát biểu nào dƣới đây là đúng?
A. Phƣơng pháp dự báo định tính là phƣơng pháp
tiến hành dự báo dựa trên việc xác định tính chất
của đối tƣợng đƣợc dự báo thông qua khảo sát số
liệu trong quá khứ.
B. Phƣơng pháp dự báo định lƣợng là phƣơng pháp
tiến hành dự báo dựa trên cơ sở lƣợng hóa các ý
kiến chủ quan của nhiều thành phần về đối tƣợng
dự báo.
C. Delphi là một phƣơng pháp dự báo định lƣợng,
kết quả dự báo bằng phƣơng pháp này phụ thuộc
nhiều vào số lƣợng các chuyên gia tham gia dự
báo.
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
22. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất
A. Dự báo trung hạn thƣờng có độ tin cậy cao hơn
các dự báo khác.
B. Khi cần giải quyết những vấn đề có tính toàn
diện, hỗ trợ cho các quyết định quản lý chiến
lƣợc, nhà quản trị thƣờng dùng dự báo ngắn hạn.
C. Dự báo dựa trên việc khảo sát nhóm đối tƣợng
càng rộng, càng đa dạng thì càng có nhiều khả
năng cho kết quả chính xác.
D. Tất cả các phát biểu trên đều thiếu chính xác.

19
23. Khi tiến hành dự báo ngƣời ta thƣờng chấp nhận các
giả định nào dƣới đây
A. Hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của đại
lƣợng dự báo trong quá khứ sẽ không tiếp tục ảnh
hƣởng lên nó trong tƣơng lai.
B. Hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của đại
lƣợng dự báo trong quá khứ sẽ tiếp tục ảnh hƣởng
trong tƣơng lai
C. Không nên đặt giả định nhƣ thế vì sẽ đánh mất
tính khách quan và khả năng phản ánh đúng thực
tế của dự báo.
D. Tất cả các phƣơng án trên đều chƣa chính xác
24. Lãnh đạo doanh nghiệp muốn khảo sát ý kiến của bộ
phận bán hàng về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong
thời gian tới. Theo bạn nên tổ chức công việc này
nhƣ thế nào là hợp lý nhất?
A. Trƣớc khi giao nhiệm vụ cho bộ phận bán hàng,
Ban Giám đốc triệu tập cuộc họp toàn thể và đƣa
ra một vài con số định hƣớng doanh số cần đạt
đƣợc trong thời gian tới.
B. Nhân viên bán hàng sẽ họp thành nhóm, trao đổi
rồi đƣa ra kết quả chung.
C. Từng nhân viên bán hàng sẽ tự đƣa ra con số dự
báo riêng của mình.
D. Tất cả các cách làm trên đều không hợp lý.
25. Dự báo thuộc chức năng nào trong hoạt động quản
trị tác nghiệp tại doanh nghiệp?

20
A. Chức năng hoạch định.
B. Chức năng tổ chức.
C. Chức năng lãnh đạo.
D. Chức năng kiểm soát.
26. Dự báo phục vụ kế hoạch mua hàng là loại dự báo
Ngắn hạn.
A. Trung hạn.
B. Dài hạn.
C. Cả A và C đều đúng.
27. Dự báo phục vụ lập kế hoạch sản xuất là loại dự báo:
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Vừa trung hạn vừa dài hạn.
28. Dự báo nhu cầu thị trƣờng nhằm định vị doanh
nghiệp là loại dự báo:
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Không thuộc loại dự báo nào.
29. Hãy sắp xếp các bƣớc của quá trình tiến hành dự báo
theo đúng trình tự: 1) chọn phƣơng pháp dự báo; 2)
xác định khoảng thời gian dự báo; 3) thu thập và
phân tích dữ liệu; 4) tiến hành thực hiện dự báo; 5)

21
xác định mục đích và nhiệm vụ của dự báo, 6) kiểm
chứng kết quả, điều chỉnh và rút kinh nghiệm.
A. 5-3-2-4-5-6.
B. 5-2-3-1-4-6.
C. 5-2-1-4-3-6.
D. 5-1-2-4-5-6.
30. Đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức điều tra ý kiến của
khách hàng về một loại sản phẩm mới. Bạn sẽ bắt
đầu từ công việc nào?
A. Chọn đối tƣợng điều tra.
B. Lập phiếu điều tra.
C. Chọn hình thức điều tra.
D. Lập kế hoạch điều tra.
31. Các nhà hoạch định chính sách của Bộ Công nghiệp
đƣợc giao nhiệm vụ hình thành dự báo về sự phát
triển của một số ngành công nghiệp mang tính đột
phá trong thời gian tới. Theo bạn họ nên sử dụng
phƣơng pháp dự báo nào là hợp lý nhất?
A. Dự báo dựa trên việc nghiên cứu các qui luật phát
triển khoa học – kỹ thuật.
B. Dự báo dựa trên việc khảo sát ý kiến các chuyên
gia đầu ngành trong từng lĩnh vực khoa học –
công nghệ trong và ngoài nƣớc.
C. Kết hợp A và B.
D. Tất cả các cách làm trên đều không hợp lý, phải
tìm một phƣơng pháp khác.
22
32. Bạn đang thực hiện một nghiên cứu: Dự báo về sự
phát triển của thƣơng mại trong khối ASEAN trong
thời gian 5 năm tới. Bạn viết thƣ (e-mail) cho một
giáo sƣ ngƣời Mỹ, chuyên gia nghiên cứu về châu á,
xin ý kiến đánh giá của ông ta về vấn đề này. Theo
bạn, cách làm này thuộc phƣơng pháp nghiên cứu
nào?
A. Chƣa thể gọi cách làm này là một phƣơng pháp
nghiên cứu
B. Phƣơng pháp chuyên gia.
C. Phƣơng pháp định tính.
D. Phƣơng pháp điều tra khách hàng.
33. Khi các giá trị dự báo theo 1 phƣơng pháp dự báo
vƣợt qua các giới hạn kiểm tra, các nhà dự báo phải
làm gì?
A. Điều chỉnh phƣơng pháp dự báo.
B. Điều chỉnh giới hạn kiểm tra trên.
C. Điều chỉnh giới hạn kiểm tra dƣới.
D. Điều chỉnh tín hiệu theo dõi.
34. Sự khác biệt của phƣơng pháp dự báo trung bình
động có trọng số so với các phƣơng pháp dự báo
khác:
A. Thể hiện mức độ ảnh hƣởng của mức tiêu thụ
thực tế của các thời kỳ khác nhau đến kết quả dự
báo là khác nhau.

23
B. Phƣơng pháp này dễ thực hiện hơn các phƣơng
pháp dự báo khác.
C. Phƣơng pháp này lƣu giữ các số liệu trong quá
khứ tốt hơn.
D. Phƣơng pháp này không cần phải tính toán nhiều.
35. Để dự báo nhu cầu của kỳ t, vấn đề quan trọng nhất
khi áp dụng phƣơng pháp dự báo san bằng hàm số
mũ là:
A. Xác định mức nhu cầu dự báo của kỳ (t-1).
B. Xác định mức nhu cầu thực tế của kỳ (t-1).
C. Xác định hệ số san bằng hàm số mũ .
D. Tất cả các yêu cầu trên.

B. PHẦN BÀI TẬP


I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng
I.1 Mô hình dự báo theo chuỗi thời gian
1.1. Phƣơng pháp giản đơn
Ft = D t -1
Ft : Mức dự báo kỳ t
Dt-1: Yêu cầu thực tế của kỳ t-1
1.2. Phƣơng pháp trung bình
n

D t i
Với n  
Ft  i 1
n

Ft : Mức dự báo kỳ t
24
n: Số nhu cầu thực tế đã xảy ra
Dt-i là mức yêu cầu thực tế ở kỳ t-i
1.3. Phƣơng pháp trung bình động (trung bình trƣợt)
Là phƣơng pháp trung bình nhƣng với n là một số
hữu hạn. Ví dụ với n = 3:

Dt 1  Dt  2  Dt 3
Ft 
3
1.4. Phƣơng pháp trung bình động có trọng số
n
Ft   Dt i t i
i 1

Ft : Mức dự báo kỳ t
Dt-i : Mức yêu cầu thực của kỳ t - i
t-i : Trọng số của kỳ t- i
n 1
t-i đƣợc chọn sao cho: 
i 0
t i 1 0;   t i  1
1.5. Phƣơng pháp san bằng hàm số mũ giản đơn
F t = Ft-1 + (Dt-1 – Ft-1) = Dt-1 + (1-)Ft-1
Ft : Mức dự báo kỳ t
Dt-1: Số lƣợng yêu cầu thực tế ở kỳ t-1
Ft-1: Mức dự báo của kỳ t-1
: Hệ số tuỳ chọn thoả mãn điều kiện 01
1.6. Phƣơng pháp ngoại suy hàm xu thế

25
y = a + bt
t: biến thời gian
a, b: Các tham số
I.2. Phương pháp dự báo dựa vào hàm số nhân quả
(Phương pháp hồi qui tương quan)
Mô hình giản đơn (hồi qui tuyến tính đơn)
y = a + bx
Các tham số a,b đƣợc xác định bởi công thức:
n n n
n xiyi   xi  yi
n n n n

 xi 2  yi   xi xiyi
a i 1 i 1 i 1 i 1 b i 1
n
i 1
n
i 1

n xi  ( xi ) 2
n n
n xi 2  ( xi ) 2
2

i 1 i 1 i 1 i 1

Để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, dùng hệ số
tƣơng quan r
n xy   x y
r

n x 2   x  n y 2   y 
2 2
 
-1 r  1. Giá trị tuyệt đối của r càng lớn thì quan hệ
giữa x và y càng chặt  độ chính xác của dự báo càng
cao.
I.3. Phương pháp dự báo đối với dòng yêu cầu có tính
thời vụ
- Chỉ số thời vụ :
yi
Ii 
y0
Ii : Chỉ số thời vụ thời gian i
yi : Bình quân các mức độ của các thời gian có
cùng tên y
26
y0 : Bình quân của tất cả các mức độ của tất cả các
năm nghiên cứu
- Giá trị dự báo của thời gian t:
F t = Mức dự báo trung bình x Chỉ số thời vụ thời gian
t
I.4. Đánh giá và kiểm soát sai số dự báo
- Sai số dự báo (et)
et = D t – F t
Với Dt: Mực tiêu thụ thực tế kỳ t
Ft: Mức dự báo kỳ t
- Độ lệch tuyệt đối trung bình MAD và Độ lệch bình
phƣơng trung bình MSE
1 n 1 n
MAD  
n i 1
Dt  Ft   e
n i 1
1 n 1 n 2
MSE  
 t t n
D  F 2
 e
n i 1 i 1

- Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE) và Phần


trăm sai số trung bình (MPE)
1 n Dt  Ft
MAPE  
n i 1 Dt
1 n Dt  Ft 
MPE   D
n i 1 t

- Tín hiệu cảnh báo (TS)

TS 
 D  F 
t t

MADt
27
II. Bài tập
II.1. Bài giải mẫu
Bài 1. Một công ty có dữ liệu về lƣợng cầu nhƣ trong
bảng
Tháng Lƣợng cầu
1 42
2 40
3 43
4 40
5 41
a. Dự báo nhu cầu của tháng 6 bằng phƣơng pháp trung
bình động có trọng số, với n = 4 và các trọng số α t-1=0.4,
αt-2=0.3, αt-3 =0.2 và α t-4 =0.1.
b. Nếu lƣợng cầu thực trong tháng 6 là 39, dự báo lƣợng
cầu cho tháng 7 sử dụng các trọng số tƣơng tự câu a.
Bài giải:
a. F6 = 41 x 0.4 + 40 x 0.3 + 43 x 0.2 + 40 x 0.1 = 41
b. F7 = 39 x 0.4 + 41 x 0.3 + 40 x 0.2 + 43 x 0.1 = 40.2

Bài 2. Một công ty kinh doanh thiết bị điện có mức tiêu


thụ thực tế về một loại sản phẩm nhƣ sau (đơn vị: chiếc):

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Nhu cầu 42 40 43 40 41 39 46 44 45 38 40
thực tế
Một nghiên cứu cho rằng công ty có thể sử dụng phƣơng
pháp san bằng hàm số mũ với α = 0,1 hoặc α = 0, 4 để
dự báo.

28
- Hãy lựa chọn hệ số α phù hợp nhất với dòng yêu cầu
của doanh nghiệp, biết mức dự báo của tháng 1 bằng nhu
cầu thực tế.
- Với hệ số α lựa chọn, dự báo mức tiêu thụ của doanh
nghiệp trong tháng 12.
Bài giải:
Để đƣa ra quyết định, ta tiến hành dự báo cho cả hai
trƣờng hợp rồi so sánh sai số tuyệt đối trung bình của hai
phƣơng pháp.
Tháng Lƣợng tiêu α = 0,1 α = 0,4
thụ thực tế Dự Sai số Dự Sai số
(chiếc) báo tuyệt báo tuyệt
đối đối
1 42
2 40 42,00 2,00 42,00 2,00
3 43 41,80 1,20 41,20 1,80
4 40 41,92 1,92 41,92 1,92
5 41 41,73 0,73 41,15 0,15
6 39 41,66 2,66 41,09 2,09
7 46 41,39 4,61 40,25 5,75
8 44 41,85 2,15 42,55 1,45
9 45 42,07 2,93 43,13 1,87
10 38 42,36 4,36 43,88 5,88
11 40 41,92 1,92 41,53 1,53
12 41,73 40,92
MAD 2,448 2,443

Nên lựa chọn α = 0,4


Với α = 0 4 mức tiêu thụ tháng 12 là 41 sản phẩm.

29
Bài 3. Doanh số điện thoại di động của 1 hãng có trụ sở
tại một thành phố trong vòng 10 tuần gần đây đƣợc biểu
diễn trong bảng (đơn vị: triệu đồng)
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Doanh số 700 724 720 728 740 742 758 750 770 775
Xác định phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng phát triển của
doanh số. Dự báo doanh số tuần 11 và 12
Bài giải:
Dự báo
800
790
780
770
760
Doanh số

750
740
730
720 Xu hƣớng
710
700
690
0 2 4 6
Tuần 8 10 12 14

Phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng phát triển của doanh


số:
y = a + bt
T Y ty t2
1 700 700 1
2 724 1448 4
3 720 2160 9
4 728 2912 16
5 740 3700 25
6 742 4452 36
7 758 5306 49
30
8 750 6000 64
9 770 6930 81
10 775 7750 100
55 7407 41358 385

10 x 41358  55 x7407
b  7,51
10 x385  55 x55

7407  7,51x55
a  699,4
10

Nhƣ vậy, phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng doanh số là


y(t) = 699,4 + 7,51t
Dự báo doanh số của tuần 11 và 12:
y11 = 699,4 + 7,51 x 11 = 782,01
y12 = 699,4 + 7,51 x 12 = 789,52

II.2. Một số bài tập


Bài 1. Số liệu về nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đƣợc
biểu diễn nhƣ sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6
Nhu cầu (1000 chiếc) 42 40 43 40 41 42
a. Dự báo nhu cầu tháng 7 theo phƣơng pháp trung bình
và trung bình trƣợt với n=3
b. Doanh nghiệp nên lựa chọn phƣơng pháp dự báo nào
trong hai phƣơng pháp dự báo trên

31
Bài 2. Một nhà đại lý tiêu thụ sản phẩm muốn dự báo số
lƣợng hàng bán ra hàng tuần. Một phân tích cho thấy
rằng ông ta có thể chọn phƣơng pháp trung bình trƣợt
với số kỳ lấy trung bình (n) là 3 hoặc 4 tuần. Với số liệu
thực tế về số lƣợng hàng bán của doanh nghiệp nhƣ sau,
hãy lựa chọn số kỳ lấy trung bình phù hợp cho dự báo.
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số lƣợng 100 125 90 110 105 130 85 102 110 90
(tấn)

Với số kỳ lấy trung bình lựa chọn, dự báo nhu cầu tuần
thứ 11
Bài 3. Cho dãy số liệu về doanh số bán của một đại lý vé
máy bay nhƣ sau:
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Doanh số 180 200 195 215 230 225 235 230 240 250
(triệu đồng)

Hãy dự báo doanh số bán của kỳ thứ 11 bằng phƣơng


pháp trung bình trƣợt có trọng số với n = 4 và các trọng
số  t-1= 0,4; t-2 = 0,3;  t-3 = 0,2;  t-4 =0,1.
Bài 4. Tình hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2006
của một công ty nhƣ sau :
Tháng 1 2 3 4 5 6
Doanh thu 450 495 518 563 584 612
(triệu đồng)
a. Công ty sử dụng phƣơng pháp san bằng hàm số
mũ với  = 0,9 để dự báo tình hình doanh thu. Hãy xác
định sai số tuyệt đối trung bình của phƣơng pháp dự báo,

32
biết số liệu dự báo về doanh thu của công ty vào tháng 1
là 450 triệu đồng.
b. Dự báo doanh thu tháng 7 của công ty bằng phƣơng
pháp dự báo trên.
Bài 5. Một ngân hàng số liệu về lãi suất và số lƣợng tiền
cho vay nhƣ sau:
Năm Lãi suất (%) Tiền cho vay(tỷ đ)
1 9,05 20,1
2 10,1 20,9
3 12,5 19,8
4 14,2 18,3
5 12 17,9
6 11,1 19,4
7 10,2 21,6
a.Xác định hàm tƣơng quan giữa lãi suất và số lƣợng
Tháng Lƣợng tiêu thụ (tấn)
2007 2008 2009 2010
1 10 13 13,5 14,5
2 12 14 15 16,5
3 9 9,5 11 13
4 8,5 9,5 10 11,5
5 7 8 9,5 11
6 7 7,5 9 10
7 6 7 8 9
8 6,5 7 7,5 8,5
9 7,5 7,5 8,5 9
10 8 9,5 10 11
11 9 10 12 12
12 9,5 10,5 13 13,5

33
tiền cho vay.
b.Số lƣợng tiền cho vay là bao nhiêu nếu lãi suất là 15% .
c.Nhận xét về tƣơng quan giữa hai đại lƣợng.
Bài 6. Có số liệu về số lƣợng tiêu thụ của một công ty
chè:
Hãy dự đoán mức tiêu thụ các tháng năm 2011.
Bài 7. Doanh số bán hàng của công ty A trong 6 tháng
cuối năm 2009 nhƣ trong bảng:
Tháng 7 8 9 10 11 12
Doanh số 340 610 700 600 1000 767
(triệu đồng)
Hãy dự báo nhu cầu tháng 1 năm 2010 bằng phƣơng
pháp trung bình và trung bình trƣợt với n=4. So sánh hai
phƣơng pháp dự báo.
Bài 8. Một doanh nghiệp sử dụng hai phƣơng pháp dự
báo để dự báo nhu cầu, các kết quả dự báo nhƣ sau:
Số lƣợng Kết quả dự báo
Tháng
tiêu thụ PP1 PP2
1 492 488 495
2 470 484 482
3 485 480 478
4 493 490 488
5 498 497 492
6 492 493 493
Doanh nghiệp nên sử dụng phƣơng pháp dự báo nào.
Bài 9. Có số liệu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm
của một công ty qua 4 năm nhƣ sau :

34
Tháng Chỉ số Tháng Chỉ số
thời vụ thời vụ
1 1,2 7 0,8
2 1,3 8 0,6
3 1,3 9 0,7
4 1,1 10 1
5 0,8 11 1,1
6 0,7 12 1,4
Biết phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng của mức tiêu thụ
bình quân qua các năm là yt = 402 + 3t (Đơn vị: tấn).
Hãy dự đoán mức tiêu thụ của các tháng trong năm thứ
năm.

Bài 10. Tình trạng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2009
của một công ty nhƣ sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6
Doanh thu 450 495 518 563 600 612
(triệu đồng)
a. Dự báo doanh thu tháng 7 theo phƣơng pháp trung
bình trƣợt có trọng số với kỳ lấy trung bình là 3 tháng và
trọng số 0,2 ; 0,3 ; 0,5 (lần lƣợt theo thứ tự từ xa nhất
đến gần nhất).
b. So sánh sai số tuyệt đối trung bình của phƣơng pháp
dự báo trên và phƣơng pháp trung bình trƣợt với n = 3.
Bài 11. Một cửa hàng có số lƣợng sản phẩm bán đƣợc
qua các năm nhƣ sau :
Năm Số sản Năm Số sản

35
phẩm phẩm
tiêu thụ tiêu thụ
1 490 5 461
2 487 6 475
3 492 7 472
4 478 8 458
Hãy dự báo số lƣợng hàng bán đƣợc năm thứ 10 bằng
phƣơng pháp ngoại suy hàm xu thế.
Bài 12. Có số liệu dự báo và doanh số bán thực thế của
một cửa hàng nhƣ sau (đơn vị: triệu đồng) :
Tuần Doanh số bán Doanh số
thực tế dự báo
1 206 240
2 241 250
3 280 255
4 225 240
5 214 240
6 268 250
Tính độ lệch tuyệt đối trung bình MAD, độ lệch bình
phƣơng trung bình MSE và phần trăm sai số trung bình
MPE.
Bài 13. Có số liệu về tình hình tiêu thụ sữa tƣơi của một
công ty nhƣ sau (đơn vị: nghìn lít):
Tháng Lƣợng Tháng Lƣợng
tiêu thụ tiêu thụ
1 96 7 99
2 106 8 94
3 100 9 106
4 100 10 105
36
5 100 11 102
6 98 12 99
Giả thiết mức dự báo của kỳ đầu tiên là 100 nghìn lít.
Nếu doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp dự báo san
bằng hàm số mũ giản đơn thì doanh nghiệp nên chọn hệ
số san bằng  = 0,2 hay  = 0,3.
Bài 14. Công ty bánh ngọt Sunrise chuyên cung cấp
bánh rán cho một chuỗi cửa hàng ăn. Công ty thƣờng
sản xuất thừa hoặc thiếu hụt do dự đoán sai. Số liệu dƣới
đây cho biết cầu về số lƣợng bánh trong bốn tuần vừa
qua. Bánh sản xuất ra để bán cho ngày kế tiếp. Ví dụ:
Bánh làm chủ nhật để bán cho ngày thứ Hai; bánh sản
xuất thứ Hai để bán cho ngày thứ 3… Công ty đóng cửa
thứ 7, nên thứ 6 phải sản xuất đủ để cung cấp cho cả thứ
Bảy và Chủ nhật.
4 tuần 3 tuần 2 tuần 1 tuần
Thứ 2200 2400 2300 2400
trƣớc trƣớc trƣớc trƣớc
Thứ ba 2000 2100 2200 2200
hai
Thứ tƣ 2300 2400 2300 2500
Thứ 1800 1900 1800 2000
Thứ 1900 1800 2100 2000
năm
Thứ
sáu
Chủ 2800 2700 3000 2900
bảy
a. Dự báo nhu cầu hàng ngày cho tuần này sử dụng
nhật
phƣơng pháp trung bình di động với n=4
b. Dự báo nhu cầu hàng ngày cho tuần này sử dụng
phƣơng pháp trung bình di động có trọng số với
hệ số mũ α = 0.4, 0.3, 0.2, 0.1 giảm dần cho bốn
tuần vừa qua.

37
c. Sunrise đang có kế hoạch mua thêm nguyên liệu
để sản xuất bánh mỳ. Nếu nhu cầu về bánh mỳ
trong tuần trƣớc đƣợc dự đoán là 22.000 ở, và
nhu cầu thực tế là 21.000 ổ, Sunrise sẽ phải đƣa
ra mức cầu dự đoán cho tuần này là bao nhiêu, sử
dụng phƣơng pháp san bằng hàm số mũ với α =
0.1
d. Giả sử với mức cầu dự đoán ở câu c, mức cầu
thực tế tuần này là 22.500 ổ bánh mỳ. Vậy mức
cầu dự đoán cho tuần tới là bao nhiêu?
Bài 15. Một công ty sử dụng một phƣơng pháp dự báo
để đƣa ra mức cầu dự đoán cho một sản phẩm. Có mức
cầu thực tế và mức dự đoán ở bảng sau, sử dụng Độ lệch
tuyệt đối trung bình (MAD) và tín hiệu cảnh báo để đánh
giá mức độ chính xác của phƣơng pháp này.
Mức thực Mức dự
Tháng 10 700 660
tế báo
Tháng 11 760 840
Tháng 12 780 750
Tháng 1 790 835
Tháng 2 850 910
Tháng 3 950 890

38
CHƢƠNG III
THIẾT KẾ SẢN PHẨM
VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT

A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. Câu hỏi đúng sai
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Ƣu điểm của phƣơng pháp thiết kế Tagushi là tạo ra
những sản phẩm rất bền và có giá trị sử dụng cao.
2. Một sản phẩm có thiết kế tốt là sản phẩm có kết cấu
đơn giản, có giá trị sử dụng cao.
3. Nhƣợc điểm của tiêu chuẩn hóa trong trong thiết kế
là dễ tạo ra sự đơn điệu, nghèo nàn chủng loại, kiểu
dáng.
4. Thiết kế dịch vụ phải đặc biệt quan tâm đến các yếu
tố tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp dịch
vụ nhƣ cảnh quan, môi trƣờng,…
5. Khi thiết kế các sản phẩm công nghiệp ngƣời ta
thƣờng sử dụng phƣơng pháp thiết kế đồng thời CE.

39
6. Khi lựa chọn phƣơng án thiết kế công suất, nhà quản
trị cần căn cứ vào yếu tố chi phí để đƣa ra quyết
đinh.
7. Qui trình sản xuất phải phù hợp với tính chất của sản
phẩm.
8. Thiết kế sản phẩm là một hoạt động tách rời hoạt
động marketing, dựa trên việc nghiên cứu các tính
năng cần thiết của sản phẩm.
9. Công suất của một nhà máy là số lƣợng sản phẩm sản
xuất ra trong một năm.
10. Bố trí mặt bằng máy móc thiết bị là một yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng đến công suất.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng nhất
1. Thiết kế sản phẩm mới KHÔNG phải là một hoạt
động nhằm:
A. Đổi mới về mặt hình thức của sản phẩm.
B. Đổi mới về chất lƣợng sản phẩm.
C. Đổi mới về tƣ duy quản lý.
D. Đổi mới kết cấu, màu sắc của sản phẩm.
2. Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc
cơ bản của thiết kế sản phẩm:
A. Ngƣời tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết đƣợc sản
phẩm.
B. Ngƣời tiêu dùng chỉ sử dụng đƣợc sản phẩm khi
có hƣớng dẫn của nhà sản xuất.

40
C. Ngƣời tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm mà
không cần phải có hƣớng dẫn sử dụng (hoặc chỉ
dẫn không đáng kể) của nhà sản xuất.
D. Ngƣời tiêu dùng hiểu đƣợc sản phẩm.
3. Khi thiết kế sản phẩm nhà sản xuất cần lƣu ý đến
những đặc tính nào sau đây:
A. Tính phù hợp với nhu cầu khách hàng.
B. Tính thẩm mỹ.
C. Độ bền.
D. Tất cả các đặc tính kể trên.
4. Công suất là:
A. Khối lƣợng sản xuất tối đa mà thiết bị có thể thực
hiện đƣợc trong những điều kiện thiết kế.
B. Khối lƣợng sản xuất tối đa mà doanh nghiệp mong
muốn có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ
thể.
C. Khối lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian.
D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một
đơn vị thời gian.
5. Công suất thiết kế là:
A. Công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện
đƣợc trong những điều kiện thiết kế.

41
B. Tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn
có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ th ể về cơ
cấu sản phẩm, dịch vụ .
C. Công suất mong muốn của các doanh nghiệp.
D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một
đơn vị thời gian.
6. Công suất hiệu quả là:
A. Công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện
đƣợc trong những điều kiện thiết kế.
B. Công suất tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có
thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ thể.
C. Công suất mong muốn của các doanh nghiệp.
D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một
đơn vị thời gian.
7. Công suất thực tế là:
A. Công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện
đƣợc trong những điều kiện thiết kế.
B. Tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn
có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ thể về cơ
cấu sản phẩm, dịch vụ.
C. Sản lƣợng thực tế.
D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một
đơn vị thời gian.

42
8. Thiết kế sản phẩm dựa trên sự đổi mới về công nghệ
là:
A. Thiết kế những sản phẩm hoàn toàn mới.
B. Cải tiến những sản phẩm cũ thành sản phẩm mới.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
9. Chỉ số công suất thực tế/công suất thiết kế cho biết:
A. Mức độ hiệu quả của công suất thiết kế.
B. Mức độ sử dụng công suất thiết kế.
C. Mức độ hiệu quả của công suất thực tế.
D. Mức độ sử dụng của công suất hiệu quả.
10. Chỉ số công suất thực tế/công suất hiệu quả cho biết.
A. Mức độ hiệu quả của công suất thiết kế.
B. Mức độ sử dụng công suất thiết kế.
C. Mức độ hiệu quả của công suất thực tế.
D. Mức độ sử dụng của công suất hiệu quả.
11. Mục tiêu nào sau đây KHÔNG đƣợc xem là mục tiêu
của thiết kế sản phẩm
A. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
B. Thiết kế một sản phẩm hoàn toàn phù hợp với nhu
cầu thị trƣờng, không quan tâm đến năng lực sản
xuất của doanh nghiệp.

43
C. Thiết kế một sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị
trƣờng đồng thời có xét đến năng lực sản xuất của
doanh nghiệp.
D. Thiết kế sản phẩm phải làm sao cho bộ phận sản
xuất phải dễ dàng trong lập kế hoạch sản xuất.
12. Thiết kế theo phƣơng pháp CAD là:
a. Cách thiết kế các sản phẩm (linh kiện) có độ bền
cao, có sức chịu đựng tốt trƣớc những thay đổi
liên tục của môi trƣờng.
b. Thiết kế sản phẩm với việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào khâu tính toán và đồ họa
c. Thiết kế với việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong thực hiện mẫu thử.
d. Kiểu thiết kế mà trong đó khâu thiết kế đƣợc chia
nhỏ thành nhiều module.
13. Một số nguyên tắc cơ bản trong thiết kế sản phẩm
dịch vụ:
a. Thiết kế dịch vụ chủ yếu dựa vào các yếu tố vật
thể.
b. Hệ thống sẽ ngừng hoạt động khi có các sự cố
ngoài ý muốn.
c. Đảm bảo đƣợc tính thống nhất, đồng bộ; thân
thiện với khách hàng.
d. Hạn chế tối đa sự tham gia của khách hàng.
14. Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ đòi hỏi thiết kế
sản phẩm dịch vụ nên tập trung vào:
44
A. Cảnh quan môi trƣờng xung quanh.
B. Các yếu tố hữu hình trong sản phẩm dịch vụ .
C. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
15. Tính chất đồng thời giữa sản xuất và tiêu thụ của
sản phẩm dịch vụ đòi hỏi thiết kế sản phẩm dịch vụ
nên tập trung vào:
A. Thiết kế quá trình cung cấp dịch vụ.
B. Mối quan hệ với khách hàng.
C. Đào tạo đội ngũ nhân viên.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
16. Tính chất không lưu trữ được của sản phẩm dịch vụ
đòi hỏi thiết kế sản phẩm dịch vụ nên tập trung vào:
A. Thiết kế công suất dịch vụ.
B. Đào tạo nhân viên.
C. Các yếu tố vô hình.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
17. Ma trận triển khai chức năng QFD KHÔNG cho
chúng ta biết thông tin:
A. Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ
cạnh tranh.
B. Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
C. Trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp trong việc đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
45
D. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
18. Để xây dựng đƣợc ma trận QFD, chúng ta KHÔNG
cần có thông tin gì:
A. Các yêu cầu của khách hàng.
B.Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế ra sản phẩm.
C.Các thông tin về đối thủ cạnh tranh.
D. Xu hƣớng phát triển về khoa học công nghệ.
19. Khó khăn trong việc triển khai ma trận QFD là:
A. Xác định trọng số về tầm quan trọng của các yêu
cầu của khách hàng.
B. Đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố kỹ thuật để
tạo ra sản phẩm.
C. Xác định các thông tin của đối thủ cạnh tranh .
D. Xác định mối tƣơng quan giữa các yêu cầu của
khách hàng với năng lực sản xuất của doanh
nghiệp.
20. Thiết kế sản phẩm đạt yêu cầu phải đáp ứng đƣợc
tiêu chí nào trong các tiêu chí:
A. Chi phí sản xuất sản phẩm thấp.
B. Có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử
dụng.
C. Có những tính năng đặc biệt so với những sản phẩm
hiện có.
D. Tất cả các tiêu chí trên.
21. Khi lựa chọn công nghệ sản xuất cần chú trọng đến
46
A. Sản lƣợng sản phẩm sản xuất.
B. Mức độ thay đổi về nhu cầu sản phẩm.
C. Cả phƣơng án A và B.
D. Các phƣơng án trên đều không chính xác.
22. Khi tính toán lựa chọn công suất ngƣời ta thƣờng sử
dụng phƣơng pháp
A. Phân tích điểm hòa vốn.
B. Phƣơng pháp cây quyết định.
C. Cả hai phƣơng pháp trên.
D. Các phƣơng án trên đều không chính xác.
23. Quá trình phát triển ý kiến phản hồi của khách hàng
về sản phẩm thƣờng qua 4 giai đoạn: (1) chuyển hóa
các yêu cầu của khách hàng thành yêu cầu đối với
sản phẩm, (2) tổ chức thực hiện, (3) phân tích, (4) thu
thập, Thứ tự nào sau là đúng nhất:
A. 1-2-3-4 B. 1-3-2-4 C. 2-3-4-1 D. 4-3-1-
2
24. Khi dịch vụ có mức độ tiếp xúc với khách hàng càng
cao thì chúng ta nên thiết kế sản phẩm dịch vụ tập
trung vào:
A. Tính cá biệt hóa.
B. Tính tiêu chuẩn hóa.
C. Vừa mang tính cá biệt hóa vừa mang tính tiêu
chuẩn hóa.
D. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác.

47
25. Khi công suất hiệu quả cao có nghĩa là :
A. Trình độ quản trị công suất tốt.
B. Trình độ quản trị công suất thấp.
C. Mức độ sử dụng công suất cao.
D. Các phƣơng án trên đều không chính xác.
26. Để lựa chọn công suất thích hợp cần căn cứ vào:
A. Yêu cầu của thị trƣờng về sản phẩm.
B. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào.
C. Khả năng tổ chức điều hành sản xuất.
D. Tất cả các phƣơng án trên.
27. Trình tự hoạch định công suất trong doanh nghiệp là
1) Ƣớc tính nhu cầu sản phẩm, 2) Tiến hành so sánh
giữa nhu cầu sản phẩm với công suất, 3) Đánh giá
các chỉ tiêu tài chính, 4) xây dựng các phƣơng án
công suất khác nhau, 5) Đánh giá công suất hiện có
của DN, 6) Lựa chọn phƣơng án kế hoạch công suất
A. 123456 B.
152436
C. 543216 D.
512346
28. Để thiết kế đƣợc công suất dịch vụ, doanh nghiệp cần
tập trung vào nâng cao chất lƣợng của công tác :
A. Dự báo nhu cầu.
B. Bố trí nhà xƣởng.
C. Mua sắm máy móc hiện đại.
48
D. Mua sắm máy móc có công suất lớn.
29. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời
vụ, để hoạch định công suất hợp lý thì DN cần phải
tập trung vào :
A. Tìm ra những sản phẩm, dịch vụ bổ sung phù hợp
với nhu cầu của từng thời kỳ khác nhau đồng thời
phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
B. Tìm ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu
cầu thị trƣờng.
C. Tìm ra đƣợc phƣơng thức sản xuất tạo ra càng
nhiều sản phẩm càng tốt.
D. Máy móc thiết bị hiện đại.
30. Để thiết kế một ngôi nhà theo phƣơng pháp thiết kế
module, chúng ta có thể phân thành các loại module
thiết kế nhƣ thế nào?
A. Module thiết kế kiểu dáng ngôi nhà, module thiết
kế hệ thống điện nƣớc, module thiết kế nội thất.
B. Module thiết kế nhà bếp, module thiết kế hệ
thống điện nƣớc, module thiết kế nội thất.
C. Module thiết kế kiểu dáng ngôi nhà, module thiết
kế hệ thống điện nƣớc, module thiết kế phòng
khách.
D. Module thiết kế nội thất, module thiết kế nhà bếp,
module thiết kế phòng ngủ.

B. PHẦN BÀI TẬP


I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng
49
I.1. Đánh giá công suất
Mức hiệu quả = Công suất thực tế/Công suất hiệu quả
Mức độ sử dụng = Công suất thực tế/Công suất thiết
kế
I.2. Phương pháp hoạch định công suất
Phƣơng pháp điểm hòa vốn : TC = FC + VC
Phƣơng pháp cây quyết định
II. Bài tập
II.1. Bài giải mẫu
Bài 1. Một nhà quản trị đang lựa chọn nên mua 1, 2 hay
3 máy để phục vụ cho việc sản xuất trong thời gian tới.
Chi phí cố định và sản lƣợng ứng với số lƣợng máy
đƣợc cho trong bảng sau :
Số lƣợng Tổng chi phí cố định Sản lƣợng
máy hàng năm (USD) (sản phẩm)
1 9.600 0 – 300
2 15.000 301 – 600
3 20.000 601 – 900
Biết chi phí biến đổi đơn vị là 10$/ sản phẩm và giá bán
là 40$/ sản phẩm
a. Xác định điểm hòa vốn cho từng lựa chọn.
b. Lƣợng cầu kế hoạch hàng năm vào khoảng 580 cho
đến 660 sản phẩm. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu cho
doanh nghiệp.
Bài giải:
a. Điểm hòa vốn đối với từng trƣờng hợp
50
- Mua 1 máy:
9600
Q1   320 (sản phẩm)
40  10
Q 1 không nằm trong khoảng sản lƣợng đầu ra tƣơng ứng,
vậy không có điểm hòa vốn
- Mua 2 máy:
15000 (sản phẩm)
Q2   500
40  10
- Mua 3 máy:
20000
Q3   666,67 (sản phẩm)
40  10

b. So sánh lƣợng cầu kế hoạch với hai khoảng đầu ra có


điểm hòa vốn, ta sẽ thấy khoảng đầu ra từ 301 đến 600
với điểm hòa vốn là 500 sẽ là hợp lý hơn, có nghĩa là
ngay cả khi lƣợng cầu nằm ở cận dƣới trong khoảng
580-660 thì vẫn cao hơn điểm hòa vốn 500 và do đó
mang lại lợi nhuận. Đối với khoảng đầu ra 601 -900 thì
ngƣợc lại, kể cả khi lƣợng cầu kế hoạch có nằm ở cận
trên thì sản lƣợng đầu ra vẫn thấp hơn điểm hòa vốn
666,67, và sản xuất sẽ không có lợi nhuận. Do vậy,
doanh nghiệp nên chọn mua hai máy.
Bài 2. Một nhà quản trị phải quyết định xem nên mua
loại thiết bị A hay B. Mỗi thiết bị Loại A trị giá $15,000,
và Loại B là $11,000. Thiết bị có thể hoạt động 8 giờ
trong một ngày, 250 ngày trong một năm.
Cả hai loại máy đều có thể đƣợc sử dụng để tiến hành
phân tích hai mẫu hóa học, C1 và C2. Nhu cầu dịch vụ
hàng năm và thời gian cần để phân tích đƣợc cho trong

51
bảng sau. Nên mua loại thiết bị nào và với số lƣợng là
bao nhiêu để chi phí là thấp nhất?.
Mẫu Nhu cầu Thời gian phân tích
hàng năm một mẫu (giờ)
A B
C1 1.200 1 2
C2 900 3 2
Bài giải:
Tổng thời gian phân tích hai mẫu hóa học
Thời gian=nhu cầu hàng năm x thời gian phân tích từng
mẫu
Thời gian phân tích (giờ)
Mẫu A B
C1 1.200 2.400
C2 2.700 1.800
Tổng 3.900 4.200
Tổng thời gian hoạt động của mỗi thiết bị trong năm là
8 giờ/ngày x 250ngày = 2.000 giờ
Để đáp ứng đƣợc nhu cầu phân tích mẫu hàng năm, công
ty cần mua 2 máy loại A hoặc 3 máy loại B.
Chi phí mua hai máy loại A = 15.000 x 2 = 30.000
(USD)
Chi phí mua ba máy loại B = 11.000 x 3 = 33.000 (USD)
Nhƣ vậy doanh nghiệp nên chọn phƣơng án mua hai
máy loại A.
II.2. Một số bài tập
52
Bài 1. Một nhà máy có công suất thiết kế là 50 sản
phẩm/ ngày, công suất hiệu quả là 40 sản phẩm/ ngày và
công suất thực tế là 36 sản phẩm/ ngày. Xác định
a. Mức hiệu quả của công suất.
b. Mức độ sử dụng công suất.
c. Nhận xét về trình độ quản lý và sử dụng công
suất của doanh nghiệp.
Bài 2. Một nhà quản trị đang lựa chọn nên mua 1, 2 hay
3 máy để phục vụ cho việc sản xuất trong thời gian tới.
Chi phí cố định và số lƣợng dự kiến sản xuất ứng với số
lƣợng máy đƣợc cho trong bảng sau :
Số lƣợng Tổng chi phí cố Sản lƣợng
máy định hàng năm đầu ra
1 9600 0 – 350
2 15000 350 – 650
3 20000 650 – 900
Biết chi phí biến đổi đơn vị là 10$/ sản phẩm và giá bán
là 40$/ sản phẩm.
a. Xác định điểm hòa vốn tƣơng ứng với từng phƣơng án
lựa chọn.
b. Nếu nhu cầu hàng năm của doanh nghiệp là 350 sản
phẩm doanh nghiệp nên chọn phƣơng án nào?
Bài 3. Một công ty dự định thuê một dây chuyền công
nghệ mới để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhân
dịp Noel 2009. Chi phí thuê dây chuyền 1 tháng là
6000$, chi phí biến đổi đơn vị là 2$/ sản phẩm và giá
bán của sản phẩm này là 7$/ sản phẩm.

53
a. Nếu trong tháng, công ty sản xuất đƣợc 1000 sản
phẩm thì lợi nhuận thu đƣợc là bao nhiêu?
b. Nếu công ty muốn đạt mức lợi nhuận trong tháng là
4000$ thì phải sản xuất với số lƣợng bao nhiêu?
Bài 4. Nhà quản trị của một công ty đang xem xét 2
phƣơng án lựa chọn là nên mua hay tự sản xuất một loại
sản phẩm phục vụ cho dịp Tết. Chi phí của từng phƣơng
án đƣợc cho ở bảng sau :
PHƢƠNG ÁN
Tự làm Mua
Chi phí cố định hàng năm ($) 150.000 0
Chi phí biến đổi đơn vị ($) 60 80
Doanh nghiệp nên lựa chọn phƣơng án nào nếu doanh
nghiệp muốn sản xuất 12000 sản phẩm.
Bài 5. Một rạp hát có công suất thiết kế là 200 chỗ ngồi/
buổi chiếu, công suất thực tế là 80 chỗ ngồi/ buổi chiếu,
công suất hiệu quả là 100 chỗ ngồi/ buổi chiếu. Xác định
mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của công suất.
Bài 6. Một công ty đang nghiên cứu các phƣơng án mở
rộng sản xuất, có 3 phƣơng án đƣợc đƣa ra:
S1: Xây dựng nhà máy lớn (công suất 30000T/năm).
S2: Xây dựng nhà máy vừa (công suất 15000T/năm).
S3: Giữ nguyên hiện trạng.
Các số liệu về lợi nhuận tăng thêm hàng năm (đơn vị:10 3
USD) tƣơng ứng với tình hình thị trƣờng và xác suất xảy
ra các trạng thái thị trƣờng đƣợc dự tính nhƣ trong bảng:
Phƣơng án E1 E2
54
công suất Thị trƣờng tốt Thị trƣờng xấu
S1 80 -60
S2 50 -10
S3 0 0
Xác suất 0.4 0.6
Lựa chọn phƣơng án tối ƣu.

III. Bài tập tình huống


1. Ikea – thiết kế và chính sách giá cả
Nhà bán lẻ đồ dùng gia đình Thụy Điển này đã chiếm ƣu
thế trên thị trƣờng của 32 nƣớc, và hiện nay đang tiến
mạnh vào thị trƣờng Bắc Mỹ. Chính sách chiến lƣợc của
công ty chính là giới thiệu sản phẩm của mình với mức
giá không quá đắt, đồng thời họ luôn có xu hƣớng hạ giá
thành sản phẩm.
Ikea bán sản phẩm gia đình với giá rẻ, thƣờng thấp hơn
từ 30-50% so với giá của đối thủ cạnh tranh, nhƣng sản
phẩm của họ không phải không có chất lƣợng. Trong khi
giá sản phẩm của c,.ác công ty khác thƣờng có khuynh
hƣớng tăng dần lên, thì Ikea lại giảm giá bán lẻ của mình
xuống khoảng 20% trong vòng 4 năm qua. Ở Ikea, quá
trình giảm chi phí bắt đầu từ lúc có khái niệm về sản
phẩm mới và tiếp tục giảm đi trong quá trình sản xuất.Ví
dụ nhƣ giá của chiếc ghế Poang kiểu cổ điển đã giảm từ
149 đô la năm 2000 xuống còn 99 đô la năm 2001, và
hiện nay chỉ còn 79 đô la. Ikea mong đợi rằng với mức
giá giảm nhƣ thế này sẽ tăng doanh số bán ghế Poang
lên khoảng từ 30 đến 50%.

55
Câu châm ngôn trong kinh doanh của Ikea là “mức giá
thấp nhƣng thực sự có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là dù
các sản phẩm của công ty đƣợc bán với giá không cao
nhƣng cũng không tạo cho khách hàng cảm giác rẻ rúm.
Việc hƣớng tới sự cân bằng này là yêu cầu tiên quyết
của các chuyên gia thiết kế, sản xuất và phân phối sản
phẩm. Ikea cũng đã thực hiện với một cách hoàn toàn
khác biệt với bất kỳ đối thủ nào. Dƣới đây là minh họa
cách mà Ikea đã thiết kế, sản xuất và phân phối những
sản phẩm đƣợc toàn thế giới mong đợi và đón nhận.
Chiếc tách Trofé là một trong những sản phẩm phổ biến
nhất của Ikea. Câu chuyện về chiếc tách này là một ví dụ
điển hình về việc Ikea đã hoạt động nhƣ thế nào, từ ý
tƣởng sáng tạo của những ngƣời cộng sự đến việc sản
xuất và bán chiếc tách ra thị trƣờng. Đó cũng là câu
chuyện về nhu cầu mà tất cả khách hàng chúng ta đặt ra
cho Ikea. Giá của chiếc tách này hiển nhiên là thấp,
nhƣng hội tụ đủ tất cả các yêu cầu khác bao gồm chức
năng, thiết kế kiểu dáng, điều kiện về môi trƣờng và việc
đảm bảo chắc chắn rằng chiếc tách đƣợc sản xuất ra
dƣới điều kiện làm việc có thể chấp nhận đƣợc. Cả
khách hàng và những ngƣời cộng sự có thể an tâm và tin
tƣởng vào Ikea.
Bƣớc 1: Lựa chọn giá
Đôi khi mức giá thấp đƣợc hình thành ngay từ những ý
tƣởng đầu tiên.
Đằng sau một sản phẩm bao giờ cũng bao gồm những
nhà thiết kế, nhà sản xuất sản phẩm và nhân viên phòng
vật tƣ, cùng ngồi thảo luận về thiết kế, chất liệu, và

56
những nhà cung cấp phù hợp. Mỗi ngƣời đều đóng góp
những kiến thức chuyên môn riêng của mình. Chẳng hạn
nhƣ nhân viên phòng vật tƣ sẽ liên lạc với các nhà cung
cấp nguyên liệu ở khắp nơi trên thế giới thông qua các
văn phòng dịch vụ thƣơng mại của Ikea để xác định xem
ai có thể cung cấp nguyên liệu có chất lƣợng tốt nhất với
mức giá hợp lý và cung cấp ở thời điểm thích hợp?
Khi Pia Eldin Lindstén-ngƣời quản lý sản xuất đƣợc
giao nhiệm vụ làm ra chiếc tách mới 5 năm trƣớc đây, cô
còn đƣợc giao định giá hợp lý cho chiếc tách.Và cuối
cùng, chiếc tách Trofé có cực giá thấp – 5 kronor Thụy
Điển đã ra đời. Mức giá này thật sự đáng kinh ngạc.
Để sản xuất ra một chiếc tách phù hợp với mức giá đã
định, Pia và các cộng sự của cô đã phải xem xét đến yêu
cầu về nguyên liệu, màu sắc và thiết kế. Chẳng hạn nhƣ
chiếc tách sẽ có màu xanh, xanh da trời, vàng hay trắng
vì những màu này sẽ rẻ hơn những gam màu đậm khác,
ví dụ nhƣ màu đỏ.
Bƣớc 2: Lựa chọn nhà sản xuất
Lựa chọn nhà cung cấp và bộ phận mua hàng
Nhiệm vụ sản xuất sản phẩm không bao giờ kết thúc.
Làm việc với nhà cung cấp, Ikea đã quyết định chọn
chiếc tách có kiểu dáng thấp và tay cầm thiết kế khác với
dáng thông thƣờng, do đó việc xếp chiếc tách sẽ hiệu
quả hơn, tiết kiệm đƣợc chỗ cho vận chuyện, lƣu kho,
trƣng bày tại cửa hàng, và cuối cùng là chỗ trong tủ chén
của mỗi gia đình khách hàng.
Nhà cung cấp, đó là một nhà máy ở Romania, đã hợp tác
với Ikea trong vòng 15 năm. Mối quan hệ lâu dài này đã
57
giúp hai bên xây dựng nguồn kiến thức về nhu cầu và kỳ
vọng rất phong phú. Đó là lý do tại sao Ikea lại hợp tác
với các nhà cung cấp trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Trƣờng hợp của chiếc tách Trofé với kích cỡ mới đã
giúp tiết kiệm chỗ trong quá trình nung, do đó tiết kiệm
chi phí và thời gian đáng kể.
Ikea cũng có những cam kết thống nhất điều kiện làm
việc và môi trƣờng với các nhà cung cấp, gồm có vấn đề
về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, cấm không sử
dụng lao động trẻ em. Việc thực hiện cam kết này đƣợc
phối hợp tại các văn phòng dịch vụ thƣơng mại toàn cầu
của Ikea. Nhiều nhà cung cấp đã đạt yêu cầu, và một số
còn lại đang có những cải tiến để phù hợp. Ikea còn làm
việc với các công ty kiểm tra chất lƣợng sản phẩm bên
ngoài để đảm bảo chất lƣợng của Ikea và các nhà cung
cấp, cũng nhƣ việc thực hiện cam kết nêu trên.
Mức giá thấp của sản phẩm là yếu tố tối quan trọng
trong Tầm nhìn của Ikea đối với việc tạo lập cuộc sống
hàng ngày tốt đẹp hơn cho nhiều ngƣời. Đó cũng chính
là lý do tại sao Ikea không ngừng giảm chi phí bằng cách
tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng những vật liệu thân
thiện với môi trƣờng.
Bƣớc 3: Thiết kế sản phẩm
Với mức giá đã chỉ định và tìm đƣợc nhà sản xuất, Ikea
phải quyết định chọn nhà thiết kế và mẫu thiết kế phù
hợp cho sản phẩm. Nhà thiết kế nghiệp dƣ có thể gửi
thiết kế tới Ikea bằng cách viết một bản giới thiệu ngắn,
giải thích giá cả, chức năng sản phẩm, nguyên liệu sử
dụng và độ bền của chất liệu. Nhà thiết kế sau đó sẽ gửi

58
bản giới thiệu đến đội nhà thiết kế của Ikea, chỉnh sửa
thiết kế cho tới khi phù hợp và đƣợc chọn để tiến hành
sản xuất. Nhà thiết kế muốn sản phẩm giống nhƣ con
dao nhíp của Thụy sỹ - có chức năng tuyệt vời với mức
chi phí tối thiểu.
Bƣớc 4: Vận chuyển
Phân phối và vận chuyển là công việc hết sức quan
trọng, góp phần đáng kể trong quá trình hạ giá thành của
Ikea. Ikea luôn cố gắng giao đúng số lƣợng tới đúng cửa
hàng vào đúng thời gian quy định. Họ tính toán chính
xác cầu về hàng hóa và đảm bảo việc giao hàng đạt hiệu
quả.
Mỗi khay đựng 2024 chiếc tách, đƣợc vận chuyển bằng
đƣờng tàu hỏa, đƣờng bộ hay đƣờng biển từ Romania
đến các trung tâm phân phối sản phẩm của Ikea trên toàn
thế giới. Quá trình vận chuyển có ảnh hƣởng lớn tới môi
trƣờng, nhƣng Ikea luôn cố gắng để giảm thiểu các tác
động đó.
Nhiều sản phẩm của Ikea rất cồng kềnh, nhƣ bàn, ghế,
nên Ikea luôn hƣớng tới khái niệm “Phẳng”, sao cho
hàng hóa có thể đƣợc xếp vào trong khoang hàng dễ
dàng hay xếp vừa vào trong ô tô. Ý tƣởng này đã giúp
giảm đáng kể chi phí vận chuyển bằng cách tối đa hóa
chỗ sử dụng trong mỗi container.
Bƣớc 5: Bán hàng
Ikea có bán cả đồ nội thất đắt tiền. Trong một cửa hàng
truyền thống, họ trƣng bày những sản phẩm sang trọng
và tiện nghi để thu hút khách hàng, sau đó đƣa ra nhiều
ƣu đãi nhƣ có thể mua trả góp với lãi thấp... Nhƣng để
59
duy trì chính sách giá cả luôn thấp, Ikea cần phải bán đồ
nội thất và những sản phẩm khác, nhƣ tách chén...ở khu
vực không cần có ngƣời bán hàng. Công ty cũng để tự
khách hàng lắp ráp đồ nội thất của mình. Đôi khi, khách
hàng cũng tự chở đồ về nhà nếu họ muốn. Những việc
này cũng giúp giảm chi phí nhân viên và phí dịch vụ,
góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, để
tạo sự khác biệt với các công ty khác, Ikea cũng xây
dựng một thế giới riêng biệt trong mỗi cửa hàng của
mình, chẳng hạn nhƣ lồng khung cảnh một công viên
trong cửa hàng nội thất.
Những chiếc tách Trofé đƣợc đóng trong các khay khi
vận chuyển tới các cửa hàng Ikea. Bao bì đóng gói trong
quá trình vận chuyển đƣợc thu lại để tái chế sử dụng.
Giá hàng đã đƣợc gắn trên mỗi chiếc tách tại nơi sản
xuất. Việc trƣng bày trong cửa hàng cũng rất quan trọng.
Nó không chỉ là câu hỏi sẽ trƣng bày tách chén và các
sản phẩm khác nhƣ thế nào, mà còn là việc làm sao
mang tới một không gian đầy cảm hứng trong cửa hàng.
Khách hàng cũng tự đóng góp vào giá thành thấp bằng
cách tự lựa chọn và lấy sản phẩm trên giá hàng, mang
chúng về nhà, sử dụng những hƣớng dẫn kèm theo để tự
lắp ráp sản phẩm. Khách hàng cũng có thể chọn lựa sản
phẩm từ catalogue của Ikea, trong đó có in tới 34 loại
ngôn ngữ khác nhau.
Khi bạn bƣớc vào cửa hàng của Ikea là bạn đã bƣớc vào
không gian mang đậm phong cách Thụy Điển. Điều làm
bạn chú ý đầu tiên chính là các phƣơng tiện chăm sóc trẻ
em của Ikea. Còn nếu bạn đói, đã có món thịt viên
truyền thống của Thụy Điển và bánh mỳ. Không gian

60
trong mỗi cửa hàng Ikea hƣớng dẫn khách hàng đi theo
lối đi đã định sẵn, trên đó có nhiều mẫu nhà thực, đƣợc
bài trí nội thất và khách hàng có thể vào ngồi thử. Quầy
thông tin cung cấp lời khuyên về việc trang trí nhà cửa.
Những tấm thiệp nhiều mầu sắc cũng đƣa ra nhiều lựa
chọn cho việc sử dụng sản phẩm.
Nhƣng ấn tƣợng nhất vẫn là giá cả. Những sản phẩm có
mức giá thấp đƣợc gọi là sản phẩm đột phá, và giá của
chúng đƣợc gắn trên tấm bìa màu vàng. Bên cạnh đó,
khách hàng cũng có thể tìm thấy các sản phẩm thay thế
khác có giá đắt hơn và kiểu dáng đẹp hơn.
Các mẫu trang trí nhà đã gợi ý cho khách hàng có những
ý tƣởng thật hay và độc đáo để trang trí cho ngôi nhà của
mình. Cũng tốn khá nhiều thời gian để khách hàng tham
quan hết sản phẩm, nhƣng chắc chắn rằng, khi ra tới
quầy tính tiền, khách hàng đã có đủ thời gian lựa chọn
kỹ những thứ mà họ đã mua.
Các sản phẩm của Ikea đã nêu lên nét đặc trƣng của đời
sống hiện đại: đó là không cần phải bắt mình mua những
sản phẩm không đẹp trong khi bạn vẫn có thể lựa chọn
và mua đƣợc những sản phẩm kiểu cách đẹp hơn với
mức giá tƣơng đƣơng. Nếu bạn có thể tự lựa chọn đƣợc
sản phẩm mình mong muốn, bạn sẽ cảm thấy tự chủ
trong cuộc sống của mình hơn. Và khi hạnh phúc là việc
lấy những gói hàng phẳng từ trên giá xuống, đứng xếp
hàng thanh toán, mang đồ về nhà và dành hàng giờ đồng
hồ để tự tay mình lắp một cái tủ nhà bếp, thì đó là điều
mà 260 triệu khách hàng của Ikea mong muốn làm mỗi
năm.

61
Câu hỏi:
1. Những ƣu tiên cạnh tranh của Ikea là gì?
2. Hãy miêu tả quá trình sản xuất ra một sản phẩm
mới của Ikea
3. Những đặc điểm nào khác trong ý tƣởng của Ikea
(ngoài quá trình thiết kế) đóng góp vào việc tạo
giá trị không ngờ cho khách hàng của họ?
4. Đâu là những tiêu chí quan trọng trong việc lựa
chọn một vị trí làm cửa hàng của Ikea?
2. Công ty Brightco
Công ty Brightco chuyên sản xuất các sản phẩm biển
báo hiệu giao thông đƣờng cao tốc, đƣờng sắt và đƣờng
biển. Công ty vừa chấm dứt việc sản xuất một dòng sản
phẩm nên hiện chƣa sử dụng hết năng lực sản xuất.
Công ty có thể phát triển một hoặc hai sản phẩm thay
thế: hoặc là bộ sản phẩm biển báo hiệu đƣờng biển để
bán thông qua một số nhà phân phối các sản phẩm
đƣờng biển hoặc là biển báo hiệu phản quang hình tam
giác dành cho đƣờng cao tốc và bán buôn cho nhiều
thƣơng nhân.
Theo Brightco, có 20% khả năng bộ sản phẩm báo hiệu
đƣờng biển không thể thành công trên thị trƣờng và vì
thế ý tƣởng này có thể bị loại bỏ. Nếu việc phát triển sản
phẩm này có cơ hội thành công, với khả năng khoảng
30%, thì công ty có thể bán ý tƣởng sản phẩm này cho
một công ty với giá $50 000. Dự tính chi phí cho dự án
phát triển sản phẩm này là $20 000 và nếu thành công,
dự án sản xuất sản phẩm sẽ bắt đầu đƣợc triển khai. Hai

62
quy trình A và B đƣợc xem xét. Quy trình A là một dây
chuyền sản xuất tự động hóa hoàn toàn và quy trình B là
một hệ thống bố trí thiết bị theo sản phẩm hàng riêng lẻ.
Sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất của các
quy trình này tại ba mức độ chấp nhận của thị trƣờng đối
với sản phẩm nhƣ sau:
Mức độ chấp nhận của thị trƣờng
Cao (P = Trung bình (P Thấp (P =
0.3) = 0.4) 0.3)
Quy trình A $1 500 000 $600 000 $500 000
Quy trình B $1 000 000 $700 000 $400 000

Sản phẩm báo hiệu đƣờng cao tốc có ba kịch bản phát
triển: thành công 70%, ít thành công 20%, không thành
công - 10%. Nếu sản phẩm không thể thành công, ý
tƣởng đƣơng nhiên cũng bị loại bỏ. Nếu dự án phát triển
có cơ hội thành công dù hạn chế, sản phẩm này có thể
đƣợc sản xuất trên dây chuyền trang thiết bị sản xuất và
đƣa ra thị trƣờng dựa vào hệ thống kênh marketing của
công ty, hoặc là ý tƣởng sản phẩm có thể bán cho một
công ty với mức giá $100.000 (khả năng khoảng 60%).
Nếu dòng sản phẩm này đƣợc sản xuất và đƣa ra thị
trƣờng, sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất
tại hai mức độ chấp nhận của thị trƣờng đƣợc dự tính
nhƣ sau:
Mức độ chấp nhận của thị trƣờng
Trung bình (Khả năng Thấp (P = 0.3)
- P = 0.4)
63
Quy trình $600 000 $500 000
A
Quy trình B $700 000 $400 000

Nếu dự án phát triển sản phẩm thành công, các thƣơng


nhân bán buôn chấp nhận một hợp đồng mua dài hạn
cho mọi sản phẩm báo hiệu đƣờng cao tốc của Brightco.
Hai quy trình sản xuất thay thế đƣợc xem xét với dự tính
khác nhau về doanh thu và chi phí sản xuất tại hai mức
độ sinh lợi:
Mức độ sinh lợi từ sản xuất
Sinh lợi cao Sinh lợi thấp
Giá trị Khả Giá trị Khả
năng (P) năng (P)
Quy $800 000 0.5 $600 000 0.5
trình X
Quy $1 100 0.3 $400 000 0.7
trình Y 000
Chi phí dự tính cho dự án phát triển sản phẩm báo hiệu
phản quang hình tam giác là $300 000 và chi phí cho
quy trình sản xuất dự tính khoảng $150 000.
Bài tập:
1. Miêu tả bản chất vấn đề của Brightco. Những vấn đề
nào cần quyết định? Điều gì là cấu trúc tổng quan của
việc ra quyết định?

64
2. Những phân tích kĩ thuật nào phù hợp nhất để phân
tích quyết định này?
3. Phân tích vấn đề của Brightco và đề xuất giải pháp
hành động.
4. Nếu tuân theo đề xuất ở câu hỏi số 3, Brightco phải
đối mặt với những rủi ro nào.

65
CHƢƠNG IV
TỔ CHỨC SẢN XUẤT

A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. Câu hỏi đúng sai
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Mục đích của tổ chức sản xuất là nhằm giảm tối đa
chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
2. Khi lựa chọn vị trí sản xuất, tiêu chí đƣợc ƣu tiên số
một là vị trí sản xuất phải gần với nguồn cung cấp
nguyên vật liệu.
3. Lựa chọn vị trí sản xuất theo phƣơng pháp trọng số
giản đơn, doanh nghiệp cần xác định đƣợc các trọng
số thể hiện mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến lựa
chọn vị trí sản xuất.
4. Mục đích của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là
nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp.
5. Thời gian chu kỳ là tổng thời gian mà mỗi nơi làm
việc phải thực hiện tập hợp các công việc để tạo ra
đƣợc một sản phẩm đầu ra.
6. Bố trí sản xuất theo quá trình có ƣu điểm là hệ thống
sản xuất linh hoạt, tính độc lập trong sản xuất cao tuy
nhiên chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm
tƣơng đối cao.
7. Phƣơng pháp biểu đồ GANTT đƣợc sử dụng để lập kế
hoạch và điều độ quá trình sản xuất.
66
8. Phƣơng pháp CPM cho phép xác định khả năng hoàn
thành dự án trong một khoảng thời gian cho trƣớc.
9. Mục đích của phƣơng pháp tổ chức sản xuất Just in
Time (JIT) là nhằm cung cấp đầu vào cho các công
đoạn sản xuất vào đúng lúc cần đến.
10. Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing đƣợc sử dụng
rộng rãi trong các ngành công nghiệp có qui trình
nhân công lặp đi lặp lại.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng nhất
1. Nội dung nào dƣới đây không thuộc công việc tổ
chức sản xuất tại doanh nghiệp?
A. Chuẩn bị nguyên vật liệu sản xuất.
B. Hoạch định sản xuất tổng thể.
C. Theo dõi tiến độ thực hiện lịch trình sản xuất.
D. Tổ chức thiết kế sản phẩm.
2. Một giả định quan trọng trong tính toán theo phƣơng
pháp PERT là:
a. Thời gian thực hiện các công việc tuân theo luật
phân bố mũ.
b. Thời gian thực hiện các công việc tuân theo luật
phân bố Poisson.
c. Thời gian thực hiện các công việc tuân theo luật
phân bố chuẩn.
d. Thời gian thực hiện các công việc đƣợc xác định
trƣớc.

67
3. Mỗi công việc trong sơ đồ mạng lƣới đƣợc biểu diễn
bằng
A. Một mũi tên chỉ hƣớng.
B. Một vòng tròn.
C. Kết hợp A và B.
D. A hoặc B.
4. Độ dài đƣờng tới hạn trong phƣơng pháp PERT đƣợc
xác định trên cơ sở
A. Thời gian lạc quan của mỗi công việc.
B. Thời gian thực tế dự kiến của mỗi công việc.
C. Thời gian hiện thực nhất của mỗi công việc.
D. Thời gian bi quan của mỗi công việc.
5. Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng loạt :
A. Sử dụng máy móc thiết bị vạn năng.
B. Áp dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghệ.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
6. Đặc điểm của loại hình sản xuất đơn chiếc :
A. Sử dụng máy móc thiết bị lắp đặt theo dây
chuyền.
B. Áp dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghệ.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.

68
7. Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng khối:
A. Sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng.
B. Áp dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghệ.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
8. Công việc nào dƣới đây không phải là công việc tổ
chức sản xuất
A. Phân bố thiết bị sản xuất.
B. Lựa chọn công nghệ sản xuất.
C. Lựa chọn vị trí sản xuất.
D. Hoạch định kế hoạch sản xuất.
9. Số chỗ làm việc tối thiểu của dây chuyền sản xuất
đƣợc xác định thông qua:
A. Tổng thời gian thực hiện các công việc để sản
xuất sản phẩm và thời gian chu kỳ của dây
chuyền.
B. Tổng thời gian cần thiết gia công một loạt sản
phẩm và nhịp sản xuất của dây chuyền.
C. Tổng thời gian cần thiết gia công một sản phẩm.
D. Năng suất của dây chuyền.
10. Phƣơng pháp nào ít dùng để xác định vị trí sản xuất:
A. Phƣơng pháp xếp hạng.
B. Phƣơng pháp so sánh chi phí vận tải.
C. Phƣơng pháp phân tích hồi quy.

69
D. Phƣơng pháp xác định trọng tâm.
11. Các yếu tố nào ít ảnh hƣởng tới quyết định lựa chọn
vị trí sản xuất?
A. Thị trƣờng cung ứng.
B. Thị trƣờng tiêu dùng.
C. Thị trƣờng công nghệ.
D. Thị trƣờng lao động.
12. Trƣờng hợp nào dƣới đây cần phân bổ và sắp xếp lại
thiết bị?
A. Hiệu quả sản xuất kém.
B. Tai nạn lao động.
C. Thiếu hụt lao động.
D. Trong tất cả các trƣờng hợp.
13. Chu trình cơ bản để lựa chọn vị trí sản xuất (1: Xác
định mục tiêu và tiêu chí lựa chọn, 2: xây dựng các
phƣơng án lựa chọn, 3: Xác định những yêu cầu cơ
bản về thị trƣờng, 4: Đánh giá các phƣơng án và lựa
chọn phƣơng án tối ƣu)
A. 1→3→2→4 C. 1→3→4→2
B. 1→2→3→4 D. 3→1→2→4
14. Đặc điểm của bố trí sản xuất theo quá trình là:
A. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo chức năng
B. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo thứ tự thực
hiện công việc

70
C. Máy móc thiết bị đƣợc tập hợp tại một địa điểm
để tiến hành thực hiện công việc tại vị trí đó.
D. Máy móc, thiết bị đƣợc nhóm vào một tế bào.
15. Đặc điểm của bố trí sản xuất theo sản phẩm là:
A. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo chức năng.
B. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo thứ tự thực
hiện công việc.
C. Máy móc thiết bị đƣợc tập hợp tại một địa điểm
để tiến hành thực hiện công việc tại vị trí đó.
D. Máy móc, thiết bị đƣợc nhóm vào một tế bào.
16. Để có thể xây dựng đƣợc sơ đồ Gantt, chúng ta cần
có những thông tin gì:
A. Thời gian thực hiện các công việc và thứ tự thực
hiện các công việc.
B. Thời gian thực hiện các công việc và thời gian dự
trữ mỗi công việc.
C. Thời gian dự trữ mỗi công việc và thứ tự thực
hiện các công việc.
D. Thời gian dự trữ mỗi công việc và thời gian chờ
của công việc.
17. Phƣơng pháp CPM đƣợc biểu diễn theo AOA có đặc
điểm gì?
A. Các công việc đƣợc biểu diễn nằm trên mũi tên
chỉ hƣớng.
B. Các công việc đƣợc biểu diễn trong các vòng tròn

71
C. Các sự kiện bắt đầu và kết thúc công việc không
đƣợc thể hiện rõ.
D. Không thấy đƣợc mối quan hệ giữa các công việc
với nhau.
18. Phƣơng pháp CPM đƣợc biểu diễn theo AON có đặc
điểm gì?
A. Các công việc đƣợc biểu diễn nằm trên mũi tên
chỉ hƣớng.
B. Các công việc đƣợc biểu diễn trong các vòng
tròn.
C. Các sự kiện bắt đầu và kết thúc công việc đƣợc
thể hiện rõ.
D. Không thấy đƣợc mối quan hệ giữa các công việc
với nhau.
19. Một trong những điểm cần lƣu ý khi lựa chọn vị trí
sản xuất
A. Vị trí đẹp, gần khu trung tâm.
B. Khu vực có nguồn lao động dồi dào, giá nhân
công hợp lý.
C. Khu vực có dân trí cao.
D. Cả A và B.
20. Nếu thời gian chu kỳ của dây chuyền ngắn thì chún g
ta có kết luận:
A. Năng suất của dây chuyền thấp.
B. Năng suất của dây chuyền cao.

72
C. Số lƣợng máy trên dây chuyền ít.
D. Không có kết luận gì liên quan đến năng suất của
dây chuyền.
21. Áp dụng nguyên tắc ƣu tiên công việc có thời gian
lớn nhất phải lƣu ý:
A. Thời gian thực hiện một nguyên công không
vƣợt quá thời gian chu kỳ của dây chuyền.
B. Trình tự thực hiện công việc.
C. Những công việc nào có thời gian thực hiện lớn
nhất thì đƣợc sắp xếp vào một chỗ làm việc độc
lập.
D. Cả A và B.
22. Để đƣa ra quyết định cân đối lại dây chuyền sản xuất,
nhà quản trị tác nghiệp phải:
A. Tính toán mức sử dụng hiệu quả thiết bị của
phƣơng án hiện tại.
B. So sánh hiệu quả sử dụng thiết bị của phƣơng án
hiện tại với phƣơng án mới.
C. Tính toán mức lãng phí của phƣơng án hiện tại.
D. So sánh công suất thiết kế của dây chuyền hiện
tại và dây chuyền mới.
23. Đặc điểm của chiến lƣợc thay đổi nhân lực theo mức
cầu
A. Doanh nghiệp sẽ điều động nhân lực ở những vị
trí không có việc sang những vị trí cần thiết đòi
hỏi nhiều nhân lực tham gia.
73
B. Doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động khi nhu cầu
cao và sẵn sàng cho lao động thôi việc khi nhu
cầu xuống thấp.
C. Doanh nghiệp yêu cầu nhân viên làm thêm giờ
ngoài giờ quy định khi nhu cầu tăng cao.
D. Doanh nghiệp sẽ thuê ngoài gia công các bộ phận
hoặc sản phẩm khi nhu cầu tăng cao.
24. Đặc điểm của chiến lƣợc thuê gia công ngoài
A. Nhà quản trị sẽ tăng mức dự trữ trong những giai
đoạn có nhu cầu thấp, để dành cung cấp trong
thời kỳ có nhu cầu cao.
B. Nhà quản trị sẽ quyết định thuê thêm lao động khi
cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực cho sản
xuất.
C. Doanh nghiệp thuê thêm thiết bị để phục vụ sản
xuất khi nhu cầu tăng cao.
D. Doanh nghiệp sẽ thuê ngoài gia công các bộ phận
hoặc sản phẩm khi nhu cầu tăng cao.
25. Biểu đồ GANTT dùng để
A. Xác định thời gian tối ƣu để hoàn thành dự án
B. Biểu diễn thứ tự thực hiện các công việc trong
một dự án
C. Xác định nguyên nhân làm chậm tiến độ của dự
án
D. Các phƣơng án trên đều sai
26. Đối với công việc i nằm trên đƣờng tới hạn
74
A. LF i = LS i + t i
B. EF i = ES i + t i
C. A và B đều đúng
D. ES i = EF i + t i
27. Đối công việc i không nằm trên đƣờng tới hạn
A. Si = EFi - LF i
B. Si = LFi – EF i
C. Si = 0
D. Si = LFi – LS i
28. Nguyên tắc của PERT chi phí là
A. Bắt đầu từ công việc có chi phí rút ngắn một ngày
cao nhất
B. Rút ngắn thời gian thực hiện của tất cả các công
việc trong dự án
C. Rút ngắn thời gian thực hiện của những công việc
nằm trên đƣờng tới hạn
D. Cả A và C
29. Thời gian dự trữ của mỗi công việc là khoảng thời
gian có thể trì hoãn
A. Việc bắt đầu công việc đó mà không ảnh hƣởng
đến tiến độ dự án
B. Việc kết thúc công việc đó mà không ảnh hƣởng
đến tiến độ dự án
C. Cả A và B đều đúng

75
D. Các phƣơng án trên đều sai
30. Hãy sắp xếp các bƣớc thực hiện quá trình lựa chọn
vị trí sản xuất theo đúng trình tự: 1) lập phƣơng án
khả thi chi tiết cho từng vị trí; 2) xác định mục đích
lựa chọn vị trí; 3) khảo sát thực tế; 4) phác thảo
những nét cơ bản của vị trí sản xuất đạt yêu cầu; 5)
thiết lập tiêu chí và yêu cầu đối với vị trí cần chọn
phù hợp với điều kiện kinh doanh và năng lực của
doanh nghiệp; 6) đánh giá các phƣơng án và ra
quyết định.
A. 1-2-3-4-5-6 C. 2-5-3-4-1-6
B. 1-2-4-3-5-6 D. 2-1-4-3-5-6
31. Hạn chế của phƣơng pháp tổ chức sản xuất Gantt là
không:
a. Chỉ ra thời gian thực hiện các công việc
b. Mang lại cho ngƣời quản lý một cách nhìn trực
quan về các công việc trong dự án
c. Chỉ ra các công việc của dự án.
d. Chỉ ra mối quan hệ giữa các công việc với nhau
32. Đối với những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm
có số lƣợng sản xuất lớn đều đặn, hoạt động sản xuất
đƣợc chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa cao, nhà
quản trị tác nghiệp nên bố trí bộ phận sản xuất theo:
A. Sản phẩm
B. Công nghệ
C. Hỗn hợp

76
D. Ƣu tiên công việc dài nhất
33. Khi doanh nghiệp bố trí bộ phận sản xuất theo công
nghệ, doanh nghiệp sẽ có đƣợc lợi thế:
A. Mức độ linh hoạt cao
B. Lƣợng tồn kho sẽ rất ít
C. Đƣờng đi của sản phẩm sẽ đƣợc rút ngắn
D. Hạn chế các kho trung gian
34. Doanh nghiệp của bạn sản xuất hàng giày dép, hãy
lựa chọn phƣơng án phân bổ thiết bị sản xuất phù
hợp:
A. Bố trí theo cấu trúc sản phẩm.
B. Bố trí theo quy trình sản xuất.
C. Bố trí cố định.
D. Bố trí theo yêu cầu khách hàng.
35. Phƣơng pháp phân tích PERT chi phí đƣợc sử dụng
khi doanh nghiệp muốn
A. Tối ƣu hoá chi phí thực hiện dự án
B. Rút ngắn thời gian thực hiện dự án với chi phí tối
ƣu
C. Tối ƣu hoá thời gian thực hiện dự án
D. Cả A và B đều đúng

B. PHẦN BÀI TẬP


I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng
I.1. Lựa chọn vị trí sản xuất
77
* Phƣơng pháp phân tích chi phí theo vùng
TC = FC + VC
TC: Tổng chi phí
FC: Chi phí cố định
VC: Chi phí biến đổi
* Phƣơng pháp trọng số đơn giản
Tổng điểm = ΣĐiểm tương ứng với mỗi nhân tố x
trọngsố
* Phƣơng pháp tọa độ trung tâm

Xt 
X Q i i
, Yt 
Y Q
i i

Q i Q i

I.2. Bố trí sản xuất


* Bố trí theo sản phẩm (Phƣơng pháp thử trực quan đúng
sai)
- Thời gian chu kỳ kế hoạch(CT KH): là tổng thời gian
mà mỗi nơi làm việc phải thực hiện tập hợp các công
việc để tạo ra đƣợc một sản phẩm đầu ra
OT
CTKH 
D

OT: Thời gian làm việc trong ngày


D: Đầu ra dự kiến
- Số chỗ làm việc tối thiểu (N min ):
n

t i
N min  i 1

n
CTKH
t
i 1
i
78
: Tổng thời gian thực hiện công việc

* Bố trí theo quá trình (Phƣơng pháp định tính sử dụng


lƣới Muther)
I.3. Tổ chức sản xuất
1. Phƣơng pháp biểu đồ GANTT
2. Phƣơng pháp CPM/PERT
* Thời gian kết thúc sớm nhất EF
- Đối với công việc đầu tiên của dự án ta có:
EF 1 = t 1 t : thời gian thực hiện công việc
- Đối với công việc i:
EFi = max{EFj } + ti
J là công việc đứng trƣớc công việc i
* Thời gian kết thúc muộn nhất LF
- Đối với công việc cuối cùng (công việc n):
LFn = EFn
- Đối với công việc i ta có:
LFi = min{LFj - tj}
j là công việc đứng sau công việc i
* Thời gian dự trữ
Si = LFi - EFi
* Thời gian bắt đầu sớm nhất ES và thời gian bắt đầu
muộn nhất LS
ESi = EFi - ti
79
LSi = LFi - ti
* Thời gian thực tế dự kiến(te) :
t0  4tm  t p
te 
6

* Độ bất định (phương sai) của thời gian thực tế dự kiến


t  t 
2

  p 0
2

 6 
* Độ lệch tiêu chuẩn của độ dài đƣờng tới hạn:
 th   i
2

* Khả năng hoàn thành dự án trong thời gian T

T  Tth
Z
 th
Tra bảng phân bố chuẩn tƣơng ứng với giá trị của Z
để xác định khả năng (xác suất) hoàn thành dự án
trƣớc thời hạn yêu cầu P(T ht < T)
II. Bài tập
II.1. Bài giải mẫu
Bài 1. Có 2 phƣơng án lựa chọn vị trí cho một xí nghiệp
mới ở Hà Tây hoặc Đông Anh. Chi phí sản xuất và nhu
cầu về sản phẩm nhƣ trong bảng. Giá bán sản phẩm của
doanh nghiệp là 200000 đồng/sp. DN chọn phƣơng án
nào?
Vị trí FC (Triệu VC Nhu cầu/
đồng/ năm) (ngàn/sp) năm
Hà Tây 1800 95 25000

80
Đông Anh 2400 75 30000
Bài giải:
Để lựa chọn phƣơng án tối ƣu, ta lợi nhuận trong hai
trƣờng hợp rồi so sánh với nhau:
- Nếu đặt xí nghiệp ở Hà Tây
TC Hà Tây = 1.800.000.000 + 95.000x25.000
= 4.175.000.000 đồng
Lợi nhuận = 200.000 x 25 000 – 4.175.000.000
= 5.000.000.000 – 4.175.000.000
= 825.000.000 (đồng)
- Nếu đặt xí nghiệp ở Đông Anh
TCĐông Anh = 2.400.000.000 + 75.000x30.000
= 4.650.000.000 đồng
Lợi nhuận = 200.000 x 30.000.000 – 4.650.000.000
= 1.350.000.000 (đồng)
Doanh nghiệp nên đặt xí nghiệp sản xuất ở Đông Anh.
Bài 2. Lựa chọn vị trí đặt doanh nghiệp trong ba địa
điểm sau:
Chỉ tiêu Trọng Địa điểm
số
A B C
Sự tiện lợi 0.15 80 70 60
Chi phí đất 0.2 72 76 92
Vận tải 0.18 88 90 90

81
Dịch vụ hỗ trợ 0.27 94 86 80
Chi phí tác nghiệp 0.1 98 90 82
Lao động 0.1 96 85 75

Tổng điểm 87,02 82,62 80,90


Tổng điểm = ΣĐiểm tương ứng với mỗi nhân tố x trọng
số
Nên lựa chọn địa điểm C
Bài 3. Một nhà máy sản xuất khung kính nhôm. Số
khung cửa sản xuất theo kế hoạch là 320 đơn vị/ca. Bảng
dƣới đây cho thấy cách bố trí hiện tại của nhà máy nhƣ
sau:
Nơi làm Công việc Thời gian hoàn
việc Công việc trƣớc thành (giây)
1 A - 70
2 B A 80
3 C A 40
D A 20
4 E A 40
F B, C 30
5 G C 50
6 H D, E, F, G 50
Tổng số 380
Hãy áp dụng phƣơng pháp trực quan kinh nghiệm để có
cách bố trí hiệu quả hơn
Bài giải:
Thời gian chu kỳ:

82
OT 8x 3600
CTkh    90(s)
D 320
Sơ đồ trình tự các công việc:

H
B
A G

Hiệu quả của cách bố trí hiện tại

Nơi làm việc 1 2 3 4 5 6 T


Thời gian chu kỳ 90 90 90 90 90 90 5
Thời gian thực hiện 70 80 60 70 50 50 3
của mỗi nơi làm việc
Thời gian ngừng của 20 10 30 20 40 40 1
mỗi nơi làm việc

Mức sử dụng hiệu quả thời gian:


380/540 x 100(%) = 70,38%
Xác định số chỗ làm việc tối thiểu:
380
N min = = 4,22
90
Xây dựng phương án bố trí mới:
83
E

H
B

A
G

Hiệu quả của phương án bố trí mới:

Nơi làm việc 1 2 3 4 5 Tổn


Thời gian chu kỳ 90 90 90 90 90 450
Thời gian thực hiện 90 80 70 90 50 380
của mỗi nơi làm việc
Thời gian ngừng của 0 10 20 0 40 70
mỗi nơi làm việc

Mức sử dụng hiệu quả thời gian


380/450 x 100(%) = 84,44%
Phƣơng án bố trí mới có hiệu quả sử dụng thời gian cao
hơn phƣơng án cũ.
Bài 4. Một dự án gồm các công việc dƣới đây, các công
việc trƣớc và các ƣớc tính về thời gian (ngày) cho trong
bảng:
Công việc Công việc to tm tp
trƣớc

84
A - 12 13 14
B A 6 9 11
C A 9 11 13
D B 14 16 17
E C 5 5 5
F C 5 7 8
G D 8 12 14
H E 13 15 17
I G 7 9 11
J H, F, I 14 16 17
a. Tính thời gian thực tế dự kiến (te) và phƣơng sai về
thời gian dự kiến của từng công việc
b. Tính EF, LF, S, ES, LS của mỗi công việc
c. Xác định đƣờng tới hạn
d. Xác định xác suất để dự án hoàn thành trong vòng 70
ngày
Bài giải:
Công to tm tp te=(to+4tm+tp )/6 2 =[(tp-to)/6] 2
việc
A 12 13 14 13 0,111
B 6 9 11 8,833 0,694
C 9 11 13 11 0,444
D 14 16 17 15,833 0,25
E 5 5 5 5 0
F 5 7 8 6,833 0,25
G 8 12 14 11,667 1
85
H 13 15 17 15 0,444
I 7 9 11 9 0,444
J 14 16 17 15,833 0,25

D=15,833 G=11,667
3 5 7
B=8,833 I=9
H=15 J =15,833
A=13
1 2 6 8 9
E=5

C=11 4 F=6,833

Công t EF LF S ES LS
việc (ngày)
A 13 13 13 0 0 0
B 8,833 21,833 21,833 0 13 13
C 11 24 38,499 14,499 13 27,499
D 15,833 37,666 37,666 0 21,833 21,883
E 5 29 43,333 14,333 24 38,333
F 6,833 30,833 58,333 27,5 24 51,5
G 11,667 49,333 49,333 0 37,666 37,666
H 15 44 58,333 14,333 29 43,333
I 9 58,333 58,333 0 49,333 49,333
J 15,833 74,166 74,166 0 58,333 58,333
Đƣờng tới hạn là A-B-D-G-I-J với độ dài 74,166
ngày
Độ lệch tiêu chuẩn của đƣờng tới hạn:
 th   A2   B2   D2   G2   I2   J2  2,749  1,658 ngµy
86
Khả năng hoàn thành dự án trong 70 ngày:

70  74,166
Z  2,51
1,658
 P(Tht >70 ngày) = 0,994
P(Tht 70 ngày) = 0,006

II.2. Một số bài tập


Bài 1. Doanh nghiệp đang dự tính phƣơng án tìm địa
điểm, xây nhà máy mới, mở rộng sản xuất. Có ba vị trí
A, B, C đƣợc đƣa ra để lựa chọn. Thông tin về các địa
điểm này nhƣ sau:
Vị trí A Vị trí B Vị trí C
Chi phí cố định ($/năm) 40.000 60.000 100.000
Chi phí biến đổi ($/sản phẩm) 4 8 5
Chi phí vận chuyển ($/năm) 50.000 60.000 25.000
Số lƣợng sản phẩm dự tính sản xuất trong một năm đạt
10000 đơn vị. Hãy lựa chọn địa điểm tối ƣu.
Bài 2. Một nhà phân tích tập hợp các thông tin về vị trí
có thể lựa chọn để đặt vị trí nhà máy. Ba vị trí đƣợc so
sánh lựa chọn là A, B, C với điểm số của từng yếu tố
nhƣ trong bảng (thang điểm đƣợc tính là 100)
Các yếu tố xem xét Trọng số Điểm
A B C
Sự tiện lợi 0,15 80 70 60
Chi phí đất 0,20 72 76 92
Vận tải 0,18 88 90 90
87
Dịch vụ hỗ trợ 0,27 94 86 80
Chi phí tác nghiệp 0,1 98 90 82
Lao động 0,1 96 85 75
Hãy lựa chọn vị trí đặt nhà máy.
Bài 3. Một công ty muốn chọn một trong 4 địa điểm để
đặt kho hàng. Tọa độ và khối lƣợng hàng hóa vận
chuyển tới các địa điểm trong bảng. Xác định vị trí đặt
kho hàng bằng phƣơng pháp xác định tọa độ trung tâm.

Địa điểm X Y Khối lƣợng (tấn)


A 2 5 800
B 3 5 900
C 5 4 200
D 8 5 100
Bài 4. Bài7. Có hai địa điểm đƣợc lựa chọn để xem xét
xây dựng nhà máy mới. Hai qui trình 1 và 2 cũng đƣợc
nghiên cứu để lựa chọn. Chi phí hàng năm đối với mỗi
qui trình sản xuất ở từng địa điểm đƣợc cho trong bảng
Địa điểm Qui trình 1 Qui
Chi phí cố Chi phí biến đổi Chi phí cố
định (USD) (USD /sản phẩm) định (USD) (
A 2.500 7.9 5.400
B 1.750 9.4 3.000
Xác định các khoảng đầu ra tƣơng ứng với mỗi địa điểm
và phƣơng án lựa chọn.
Bài 5. Một dây chuyền may đƣợc bố trí gồm 3 máy với
thời gian định mức bằng nhau, biết tổng thời gian may 1
chiếc áo sơ mi hết 45 phút. Xác định thời gian chu kỳ
của dây chuyền.
88
Bài 6. Một dây chuyền gồm 17 bƣớc công việc đã đƣợc
cân đối. Bƣớc công việc dài nhất là 2,4 phút và tổng thời
gian của 17 bƣớc công việc này là 18 phút. Dây chuyền
làm việc 450 phút/ ngày.
a. Tính thời gian chu kỳ tối thiểu và thời gian chu kỳ tối
đa của dây chuyền.
b. Xác định khả năng sản xuất tối đa và tối thiểu của dây
chuyền.
c. Xác định thời gian chu kỳ của dây chuyền để dây
chuyền có khả năng sản xuất 125 sản phẩm/ngày.
d. Nếu thời gian chu kỳ của dây chuyền là 9 phút thì khả
năng sản xuất của dây chuyền là bao nhiêu.
Bài 7. Quy trình để chế tạo một loại sản phẩm nhƣ sau:
Công Công việc thực Thời gian (phút)
việc hiện trƣớc
A - 0,2
B A 0,2
C - 0,8
D C 0,6
E B 0,3
F E, D 1
G F 0,4
H G 0,3
a. Xác định số sản phẩm tối thiểu và tối đa mà dây
chuyền có thể sản xuất trong một ngày làm việc (mỗi
ngày làm việc 8 giờ).
b. Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 400 sản phẩm trong
một ngày số chỗ làm việc tối thiểu sẽ là bao nhiêu.

89
Bài 8. Quy trình công nghệ để sản xuất một loại sản
phẩm gồm 12 bƣớc công việc với thời gian và trình tự
thực hiện các bƣớc công việc đƣợc cho nhƣ sau:
CV A B C D E F G H I J
CV trƣớc - A B C - D,E F G H I
Thời gian 0,1 0,2 0,9 0,6 0,1 0,2 0,4 0,1 0,2 0,7
(phút)

Tính thời gian chu kỳ và số chỗ làm việc của dây chuyền
để dây chuyền có khả năng sản xuất 280 sản phẩm/ca,
biết 1 ca làm việc 7 tiếng.
Bài 9. Hiện tại các 8 bộ phận của doanh nghiệp X đƣợc
sắp xếp nhƣ hình sau:
2 5 4
1 8 6
7 3
Sau một thời gian, ban quản lý của doanh nghiệp X nhận
thấy doanh nghiệp hoạt động chƣa hiệu quả do việc bố
trí các bộ phận chƣa hợp lý. BQL đã làm một cuộc khảo
sát về mức độ cần thiết sắp xếp gần nhau giữa các bộ
phận và có kết luận nhƣ bảng sau:
A: 2 bộ phận thực sự
BỘ PHẬN 1
sắp xếp gần nhau
X E: sự sắp xếp gần nha
BỘ PHẬN 2 A là rất quan trọng
O X
BỘ PHẬN 3 X O I: Sự sắp xếp gần nhau
BỘ PHẬN 4
X O E là quan trọng
A E X
A A A A
O: 2 bộ phận này có th
BỘ PHẬN 5 X I E buộc là gần nhau
X O A
BỘ PHẬN 6 A A U: sự gần nhau của 2 b
X A cần thiết
BỘ PHẬN 7 A
X: 2 bộ phận này ph
E
BỘ PHẬN 8 90
nhau, càng xa càng tốt

Đƣa ra phƣơng án sắp xếp lại các bộ phận cho hợp lý


Bài 10. Một doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất một sản
phẩm mới gồm các công việc sau:
Công việc Ký hiệu Công việc Thời gian
trƣớc (tháng)
Nghiên cứu thị trƣờng a - 2
Thiết kế sơ bộ b A 1
Thiết kế mẫu sản phẩm c B 1
Thử thí nghiệm d C 1
Thiết kế lại mẫu sản phẩm e D 2
Thử trên phạm vi f E 2,5
Thiết kế sản xuất g E 5
Thử lần cuối h F,g 3

Lập sơ đồ Gantt biểu diễn quá trình thực hiện và xác


định thời hạn hoàn thành kế hoạch trên.
Bài 11. Một dự án có các công việc và điều kiện của các
công việc nhƣ sau
Công việc Công việc trƣớc Thời gian (ngày)
A - 7
B - 23
C A 10
D A 9
E C 11
F C, D 12
G B, F 6
H E 4
91
I G, H 5
a. Tính thời gian kết thúc sớm nhất, thời gian kết thúc
muộn nhất và thời gian dự trữ của các công việc.
b. Xác định thời gian hoàn thành dự án.
Bài 12. Một dự án gồm các hoạt động sau đây:
Công việc Công việc trƣớc Thời gian (tuần)
A - 6
B A 3
C A 7
D C 2
E B, D 4
F D 3
G E, F 7
a. Tính thời gian kết thúc sớm nhất, thời gian kết thúc
muộn nhất và thời gian dự trữ của các công việc.
b. Xác định thời gian hoàn thành dự án.
c. Công việc B có thể trì hoãn tối đa bao nhiêu tuần?
Bài 13. Một dự án có thứa tự và thời gian thực hiện các
công việc nhƣ sau:
Công việc Công việc trƣớc Thời gian (tuần)
A - 1
B A 4
C A 3
D B 2
E C, D 5
F D 2
G F 2
H E, G 3

92
a. Tính thời gian kết thúc sớm nhất, thời gian kết thúc
muộn nhất và thời gian dự trữ của các công việc.
b. Xác định thời gian hoàn thành dự án.
c. Có thể trì hoàn thực hiện những công việc nào, thời
gian trì hoãn là bao nhiêu?

Bài 14. Qui trình thiết kế sản phẩm mới gồm các công
việc dƣới đây, các công việc trƣớc và thời gian thực hiện
các công việc cho trong bảng:
Công việc Công việc Thời gian thực hiện
trƣớc (ngày)
A - 12
B - 10
C - 8
D B 14
E C 6
F B,A 18
G D,E 11
H C 21
a, Vẽ sơ đồ mạng lƣới biểu diễn mối liên hệ giữa các
công việc trong qui trình.
b, Tính thời gian kết thúc sớm nhất, thời gian kết thúc
muộn nhất và thời gian dự trữ của các công việc.
c. Xác định đƣờng tới hạn và thời gian hoàn thành thiết
kế sản phẩm.
Bài 15. Một dự án gồm các công việc dƣới đây, các công
việc trƣớc và các ƣớc tính về thời gian (ngày) cho trong
bảng:

93
Công việc Công việc to tm tp
trƣớc
A - 10 12 14
B - 10 10 10
C - 6 8 10
D B 11 14 16
E C 5 6 8
F A, B 14 18 22
G D, E 10 11 13
H C 18 21 24
I F, G 5 7 9
a. Tính thời gian thực tế dự kiến (te) và phƣ ơng sai về
thời gian thực tế dự kiến của từng công việc.
b. Vẽ sơ đồ PERT.
c. Xác định xác suất để dự án hoàn thành trong vòng 45
ngày.
Bài 16. Phòng Nghiên cứu và Phát triển lập kế hoạch
mời thầu một dự án lớn để phát triển một hệ thống thông
tin liên lạc mới cho các máy bay thƣơng mại. Yêu cầu và
thời gian thực hiện các công việc nhƣ sau:
Công việc Công việc trƣớc Thời gian (tuần)
A - 3
B A 2
C A 4
D A 4
E B 6
F C, D 6

94
G F 2
H D 3
I E, G, H 3

a. Vẽ sơ đồ mạng
b. Chỉ ra đƣờng tới hạn và thời gian hoàn thành dự án.
c. Giả sử nhà sản xuất muốn rút ngắn thời gian hoàn
thành càng nhiều càng tốt, và có quyền rút ngắn bất kỳ
hoặc tất cả B, C, D, và G mỗi công việc 1 tuần. Bạn sẽ
rút ngắn công việc nào? Chỉ ra đƣờng tới hạn mới và
thời gian hoàn thành sớm nhất.
Bài 17. Một dự án lắp đặt thiết bị gồm các công việc sau,
ngƣời ta có thể rút ngắn thời gian thực hiện dự án bằng
cách tăng thêm chi phí thực hiện các công việc nhƣ
trong bảng:
Công Công Phƣơng án bình Phƣơng án rút
việc việc thƣờng
trƣớc Thời gian Chi phí Thời gian Ch
(ngày) (USD) (ngày) (U
A* - 12 20.000 12 20
B A 10 18.000 8 20
C B 8 20.000 6 24
D* C 14 12.000 14 12
E C 6 4.000 4 5
F* C 18 19.000 18 19
G D,E 11 24.000 10 25
H G 21 34.000 20 34
I H,F 7 31.000 6 32
Hãy xác định chi phí và thời gian thực hiện dự án trong
trƣờng hợp rút ngắn tất cả các công việc
95
Bài 18. Một dự án xây dựng đƣợc chia nhỏ thành 10
công việc sau:
Công việc Công việc trƣớc Thời gian (tuần)
A - 4
B A 2
C A 4
D A 3
E B, C 5
F C 6
G D 2
H E 3
I F, G 5
J H, I 7

a. Vẽ sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa các công việc


trong dự án.
b. Xác đinh đƣờng tới hạn.
c. Nếu các hoạt động A và J không thể rút ngắn đƣợc,
nhƣng các hoạt động còn lại có thể rút ngắn xuống tối
thiểu một tuần với chi phí rút ngắn mỗi hoạt động là
$10.000/tuần, chọn phƣơng án rút ngắn để thời gian dự
án giảm đi 4 tuần. Tải bản FULL (178 trang):
bit.ly/2Ywib4t
III. Bài tập tình huống
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Quyết định lựa chọn vị trí sản xuất
- Năm 1994, công ty Ford Motor đã tiến hành một trong
các cuộc cải tổ quan trọng nhất của mình trên phạm vi
toàn thế giới. Một phần của kế hoạch đó là thành lập
96
năm trung tâm chƣơng trình xe hơi (VPCs). Mỗi VPC
nhận nhiệm vụ thiết kế một kiểu xe cho toàn thế giới. Ý
tƣởng thành lập 5 trung tâm này là để tránh thiết kế và
sản xuất trùng lặp gây tốn kém. Ví dụ, nhãn hiệu Ford
Escort giới thiệu ra thị trƣờng những năm 1990 đƣợc sản
xuất riêng cho thị trƣờng châu Âu và Mỹ. Mặc dù loại xe
này hầu nhƣ giống nhau về kích thƣớc và hƣớng đến các
nhóm đối tƣợng khách hàng tƣơng tự nhau ở hai thị
trƣờng, nhƣng các phiên bản đƣợc sản xuất ở châu Âu và
Mỹ thì hoàn toàn không liên quan tới nhau. Ford cho
rằng việc đặt tất cả thiết kế và sản xuất mỗi loại xe ở một
chỗ sẽ tránh đƣợc lãnh phí. Vị trí của năm trung tâm này
đƣợc lựa chọn dựa trên một phần các kinh nghiệm và
những chuyên gia tuyệt vời của công ty. Chẳng hạn nhƣ
VPC châu Âu có trách nhiệm thiết kế, sản xuất và phụ
trách kỹ thuật với tất cả các loại xe hơi nhỏ và trung bình
trên phạm vi toàn thế giới; còn VPC Bắc Mỹ lại chịu
trách nhiệm đối với những loại xe hơi lớn, xe tải, các
động cơ thay thế cao hơn và truyền dẫn tự động .
- Chính phủ Ba Lan đã đƣa ra cam kết trong chiến lƣợc
trao trả các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc
về tay tƣ nhân. Một nền công nghiệp cụ thể thu hút sự
quan tâm và đầu tƣ của các công ty phƣơng Tây. Tiềm
năng sản xuất xe tải và xe con của nƣớc này là tâm điểm
của các hãng ô tô lớn nhƣ Fiat, PSA (Peugeot và
Citroen), Ford, Volvo, General Motors, Mercedes-Benz,
và Volkswagen. Lý do cũng chỉ bắt nguồn từ việc chi
phí sản xuất của Ba Lan thấp hơn. Họ nhận thức đƣợc sự
phát triển tiềm năng của thị trƣờng Đông Âu này ở trung
và dài hạn. Khi hãng Fiat mua lại 90% công ty xe hơi
FSM thuộc sở hữu nhà nƣớc trƣớc đây đặt tại thành phố
97
Bielsko-Biola ở Nam Ba lan, hãng này đã không chỉ đầu
tƣ kinh nghiệm và các nguồn lực chƣa đƣợc khai thác
của công ty, mà còn nhìn thấy đƣợc cánh cửa đầu tƣ dài
hạn hơn vào thị trƣờng các nƣớc Đông Âu khác.
- Khi hãng Hyundai quyết định hoạt động kinh doanh
của mình sang Mỹ, thị phần của hãng này đã giảm từ 5%
cuối những năm 80 xuống còn 1.5% trong những năm
90. Do đó, quyết định chuyển sang một nƣớc có chi phí
lao động và sinh hoạt cao hơn dƣờng nhƣ không bình
thƣờng cho lắm. Trên thực tế, công ty đã xem xét rằng
việc tăng chi phí lên cao hơn sẽ đƣợc bù đắp bằng việc
tiết kiệm thời gian và lƣu kho. Khi công ty sản xuất ở
Hàn Quốc, phải mất 2 tháng để hàng hóa đến đƣợc Mỹ,
sau đó phải mất khoảng 3 tháng lƣu kho để bán hàng.
Sau việc di chuyển công ty này, lƣợng hàng lƣu kho đã
giảm đƣợc 1/3 và phản ứng đối với xu hƣớng của thị
trƣờng cũng đƣợc nâng cao vì bản thân công ty cũng gầ n
thị trƣờng hơn. Không những thế, thời gian phát triển
sản phẩm trƣớc đây thƣờng là 12-18 tháng, bây giờ đã
giảm xuống còn 5 tháng.
- Năm 1994, hãng sản xuất đồ điện tử gia dụng Hoover
đã đóng cửa hoạt động sản xuất máy hút bụi ở Pháp và
chuyển sang Scotland. Quyết định này trƣớc tiên chịu
ảnh hƣởng bởi chi phí sản xuất. Công ty nhận định rằng,
để chiếm ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng toàn cầu, việc
sản xuất máy hút bụi cho thị trƣờng châu Âu nên tập
trung ở một nơi nhằm giành đƣợc quy mô kinh tế. Lao
động ở Scotland trả lƣơng thấp hơn ở Pháp. Hơn nữa,
các chi phí khác nhƣ bảo hiểm sức khỏe cũng thấp hơn
nhiều so với Pháp. Theo nghiên cứu, công ty cũng thấy

98
rằng lực lƣợng lao động ở Scotland năng động hơn trong
việc áp dụng những phƣơng pháp làm việc mới, điều này
giúp cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất trong tƣơng lai.
CÂU HỎI
Tải bản FULL (178 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
1. Với mỗi quyết định lựa chọn vị trí sản xuất, bạn hãy
xếp hạng những nhân tố chính ảnh hƣởng tới quyết định
đó.
2. Bạn nghĩ gì về việc các công ty trên đang cố gắng cải
tiến và tại sao?
3. Trong quyết định của Ford Motor về việc thành lập
các trung tâm chƣơng trình xe hơi, bạn nghĩ các nhân tố
ảnh hƣởng tới vị trí của trung tâm thiết kế sẽ khác gì so
với các nhân tố ảnh hƣởng tới vị trí sản xuất?

99
3438062

CHƢƠNG V
QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ

A. PHẦN LÝ THUYẾT

100

You might also like