You are on page 1of 5

Sinh viên thực hiện:

1. Cụt Xuân Quyền – 19IT3 – 19IT189


2. Võ Thị Phước – 20DM – 20BA029
3. Nguyễn Thị Thanh Thảo – 20DM – 20BA234
4. Nguyễn Thị Thanh Viên – 20DM – 20BA217
Chương 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA
Câu 1: Dân chủ là gì?
A. Là quyền tự do của mỗi người
B. Là quyền của con người
C. Là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân
D. Là trật tự xã hội
Câu 2: Cụm từ “Demoskratos” được hiểu là dân chủ, trong đó từ “Demos” có nghĩa
là gì?
A. Dân quyền
B. Nhân dân
C. Quyền lực
D. Cai trị
Câu 3: Cụm từ “Demoskratos” được hiểu là dân chủ, trong đó từ “Kratos” có nghĩa
là gì?
A. Quyền hạn
B. Nhân dân
C. Quyền lực
D. Trách nhiệm
Câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, nội dung nào sau đây là nội dung
cơ bản của dân chủ?
A. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước
B. Dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân
chủ
C. Dân chủ là một nguyên tắc – nguyên tắc dân chủ
D. Tất cả các phương án trên đều đúng

Câu 5: Trong lịch sử nhân loại, có bao nhiêu nền (chế độ) dân chủ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 1
Câu 6: Khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917) đã thiết
lập kiểu nhà nước nào?
A. Nhà nước chủ nô
B. Nhà nước phong kiến
C. Nhà nước tư sản
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Câu 7: Nền dân chủ chủ nô gắn với chế độ nào?
A. Chế độ tư bản chủ nghĩa
B. Chế độ chiếm hữu nô lệ
C. Chế độ xã hội chủ nghĩa
D. Chế độ tư sản
Câu 8: Khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917) đã thiết
lập kiểu nền dân chủ nào?
A. Nền dân chủ vô sản
B. Nền dân chủ chủ nô
C. Nền dân chủ tư sản
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 9: Trong các hình thái nhà nước hình thái nào có dân chủ
A. Nguyên thủy – Phong kiến – Tư bản chủ nghĩa
B. Nô lệ - Tư bản chủ nghĩa – Cộng sản chủ nghĩa
C. Nô lệ - Tư bản chủ nghĩa – Xã hội chủ nghĩa
D. Nô lệ - Phong kiến – Tư bản chủ nghĩa
Câu 10: Đâu là quan niệm của Mác Lênin về dân chủ?
A. “Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ”
B. “Dân chủ là sự thống trị của đa số”
C. “Dân chủ là một thể chế chính trị”
D. “Dân chủ là một chế độ xã hội”
11. Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp
nào?
A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp tư sản
D. Giai cấp vô sản
12. Điền từ vào chỗ trống (…): Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa
vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính (…) sâu sắc.
A. Giai cấp
B. Nhân văn
C. Dân tộc
D. Xã hội
13. Bầu cử Quốc hội là hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ trực tiếp
B. Dân chủ gián tiếp
14. Thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân
phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu. Đây là bản chất nào của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa?
A. Bản chất chính trị
B. Bản chất kinh tế
C. Bản chất tư tưởng - văn hoá xã hội
D. Tất cả đều đúng
15. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ
A. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ
B. Dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng
C. Được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản
D. Tất cả đều đúng
16. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính thức được xác lập khi nào?
A. Thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Pari năm 1871
B. Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)
C. Cả A, B đều đúng
D. Không có câu trả lời đúng
17. Dưới góc độ bản chất nào, dân chủ được xem là một thành tựu văn hoá, một quá
trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con
người?
A. Bản chất kinh tế
B. Bản chất chính trị
C. Bản chất tư tưởng – văn hoá xã hội
D. Tất cả đều đúng
18. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên hệ tư tưởng nào làm nền tảng chủ đạo
đối với mọi loại hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới?
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp nông dân
C. Mác – Lênin
D. Giai cấp tư sản
19. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các khía cạnh
nào?
A. Kinh tế, tư tưởng – văn hoá xã hội
B. Kinh tế, chính trị
C. Chính trị, tư tưởng – văn hoá xã hội
D. Kinh tế, chính trị, tư tưởng – văn hoá xã hội
20. Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là
A. Dưới sự lãnh đạo của nhiều Đảng của giai cấp nông dân (Đảng Mác Lênin)
B. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng của giai cấp công nhân (Đảng Mác
Lênin)
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai

You might also like