You are on page 1of 9

PHẦN I: CÂU HỎI NHIỀU TÙY CHỌN

1. Giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản là:
A. Giai cấp nông dân
B. Tiểu tư sản
C. Tầng lớp trí thức
D. Giai cấp công nhân
2. Tác phẩm đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa Xã hội Khoa học?
A. Chống Đuy - Rinh
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
C. Bộ Tư bản
D. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
3. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được xuất bản vào năm nào?
A. 1954
B. 1954
C. 1848
D. 1849
4. Phạm trù nào là phạm trù trung tâm của Chủ nghĩa Xã hội Khoa học?
A. Chủ nghĩa xã hội
B. Đảng Cộng sản
C. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
5. Nguồn gốc trực tiếp ra đời Chủ nghĩa Xã hội Khoa học là:
A. Triết học cổ điển Đức
B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp
D. Chủ nghĩa dân tộc
6. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là?
A. Do trình độ nhận thức của những nhà tư tưởng
B. Do khoa học chưa phát triển
C. Do chưa xuất hiện giai cấp công nhân
D. Do những điều kiện lịch sử khách quan quy định
7. Nội dung cơ bản nhất mà nhờ đó Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học?
A. Lên án mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản
B. Phản ánh đúng khát vọng của nhân dân lao động bị áp bức
C. Phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH
D.Chỉ ra sự cần thiết phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội
8. Những điều kiện và tiền đề khách quan nào dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa
B. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân công nghiệp
C. Những thành tựu khoa học tự nhiên và tư tưởng lí luận đầu thế kỉ XIX
D. Cả A, B và C
9. Ph. Ăngghen đã đánh giá: "Hai phát kiến vĩ đại này đã đưa Chủ nghĩa xã hội trở thành một
khoa học". Hai phát kiến đó là gì?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
B. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Học thuyết giá trị thặng dư
C. Học thuyết giá trị thặng dư – Chủ nghĩa duy vật lịch sử
D. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Chủ nghĩa duy vật lịch sử
10. Những biến đổi của giai cấp công nhân hiện đại là:
A. Công nhân có xu hướng trí tuệ hóa
B. Công nhân đã trở thành một phần của lực lượng sản xuất hiện đại, có tính toàn cầu hóa
C. Gia tăng nhanh về số lượng và chất lượng
D. Cả A,B,C
11. Giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách mạng bởi vì:
A.Là giai cấp nghèo nhất trong xã hội tư bản
B.Là giai cấp không có tài sản, đời sống bấp bênh
C.Là giai cấp thực hiện xóa bỏ chế độ bóc lột
D.Là giai cấp tăng nhanh về số lượng và chất lượng
12. Giai cấp bị bóc lột giá trị thặng dư trong các nước tư bản là:
A. Giai cấp nông dân
B. Tiểu tư sản
C. Tầng lớp trí thức
D. Giai cấp công nhân
13. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do yếu tố khách quan nào quy định?
A. Do địa vị kinh tế - xã hội và địa vị chính trị - xã hội
B. Do sự phát triển của nền đại công nghiệp
C. Do sự phát triển và bóc lột của giai cấp tư sản
D. Do sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa
14. Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp nông dân
C. Tầng lớp trí thức
D. Tầng lớp tiểu tư sản
15. Vì sao giai cấp công nhân đảm nhận sứ mệnh lịch sử về mặt chính trị là xóa bỏ nhà nước tư
sản và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa?
A. Vì đây là giai cấp bị bóc lột giá trị thặng dư trong nền sản xuất TBCN
B. Vì giai cấp công nhân thực hiện quá trình sản xuất công nghiệp
C. Vì giai cấp công nhân chiếm số đông trong xã hội tư bản
D. Vì giai cấp công nhân có lợi ích thống nhất với lợi ích của giai cấp nông dân
16. Xét ở phương diện kinh tế, đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là gì?
A. Là lực lượng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và là lực lượng lao động có tính chất xã hội hóa
cao.
B. Là lực lượng lao động có tính chất xã hội hóa, đi đầu trong đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng
nhân dân lao động.
C. Thực hiện quá trình sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao.
D. Thực hiện quá trình sản xuất nông nghiệp, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao
17. Quy luật hình thành và phát triển Đảng cộng sản Việt Nam là:
A. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào công nhân
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
18. Quy luật hình thành và phát triển Đảng cộng sản của giai cấp công nhân là:
A. Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào nông nhân
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp phong trào yêu nước
C. Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân
D. Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
19. Có bao nhiêu hình thức quá độ lên CNXH?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
20. Miền Bắc nước ta quá độ lên CNXH từ năm nào?
A. 1930
B. 1945.
C. 1954
D. 1975
21. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam trên phạm vi cả nước bắt đầu từ khi nào?
A. 1945
B. 1975
C. 1954
D. 1930
22. Tại sao cho rằng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam là một tất yếu?
A. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
B. Đảng Cộng sản Việt Nam có đường lối đúng đắn
C. Vì đáp ứng nguyện vọng và mong ước của nhân dân
D. Vì phù hợp với đặc điểm của đất nước và xu thế thời đại
23. Nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay là gì?
A. Thực hiện thành công thời kỳ quá độ lên CNXH
B. Phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
D. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
24. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là:
A. Nhà nước Xô Viết
B. Nhà nước XHCN Việt Nam
C. Nhà nước Trung Quốc
D. Nhà nước XHCN Cuba
25. Điểm khác biệt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các nhà nước
pháp quyền khác là:
A. Thực hành trên cơ sở dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
B. Mang bản chất giai cấp công nhân; phục vụ lợi ích cho nhân dân
C. Quyền dân chủ của nhân được được thực hành rộng rãi
D. Dân có quyền bầu cử và bãi miễn đại biểu.
26. Cuộc cách mạng xã hội của nước nào được coi là mốc mở đầu thời đại quá độ từ Chủ nghĩa tư
bản lên Chủ nghĩa xã hội?
A.Cách mạng xã hội ở nước Trung Quốc
B.Cách mạng xã hội ở nước Pháp
C.Cách mạng xã hội ở nước Nga
D.Cách mạng xã hội ở Anh
27. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa về mặt chính trị là:
A. Mang bản chất của giai cấp công nhân
B. Mang bản chất của quần chúng nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa
C. Mang bản chất của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân
D. Mang bản chất của giai cấp thống trị và quần chúng nhân dân
28. Tổ chức nào đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay?
A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Các đoàn thể nhân dân
29. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là chủ trương của ai?
A. C.Mác
B. Ph.Ăngghen
C. V.I.Lênin
D. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
30. “Dân chủ” là gì?
A. Dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước
B. Dân chủ là một nguyên tắc thực thi quyền lực
C. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân
D. Dân chủ là nhà nước, đảng của nhân dân
31. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được hình thành bắt đầu bởi sự kiện lịch sử nào?
A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1939
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917
C. Sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
D. Thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và công xã Paris 1817
32. Về phương diện quyền lực dân chủ là gì?
A. Là quyền lực (chính trị) thuộc về nhân dân
B. Là quyền của con người trong quản lý nhà nước
C. Là quyền tự do của mỗi người
D. Là trật tự xã hội theo “Khế ước xã hội”
33. Chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam được xác lập vào năm nào?
A. Sau khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 1930
B. Sau cách mạng Tháng Tám 1945
C. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
D. Sau thắng lợi mùa xuân 1975
34. Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng chung sống?
A. 53
B. 54
C. 55
D. 56
35. Sắp xếp các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao.
A. Thị tộc, bộ lạc, dân tộc, bộ tộc
B. Bộ tộc, bộ lạc, thị tộc, dân tộc
C. Bộ lạc, bộ tộc, thị tộc, dân tộc
D. Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc
36. Yếu tố cơ bản thể hiện chủ quyền của một dân tộc trong tương quan với quốc gia dân tộc khác
là:
A. Có chung một vùng lãnh thổ ổn định
B. Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế
C. Có chung ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp
D. Có chung một nhà nước (nhà nước dân tộc)
37. Tiêu chí cơ bản để phân định một tộc người:
A. Cộng đồng về ngôn ngữ
B. Cộng đồng về văn hóa
C. Cộng đồng về kinh tế
D. Ý thức tự giác tộc người
38. Yếu tố cơ bản thể hiện chủ quyền của một dân tộc trong tương quan với quốc gia dân tộc khác
là:
A. Cư trú trên một vùng lãnh thổ ổn định
B. Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế
C. Có chung ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp
D. Có sự quản lý một nhà nước (nhà nước dân tộc)
39. Theo Đại hội XIII, mục tiêu "trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao" sẽ đạt được vào
năm:
A. 2025
B. 2035
C. 2045
D. 2055
40. Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội?
A. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
B. Sự chuyển biến của xã hội từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hiện đại
C. Sự phát triển của IT và tác động của toàn cầu hóa
D. Sự xuất hiện của các tư tưởng, quan điểm do tác động của văn hóa ngoại lai
41. Xu hướng phát triển của cơ cấu xã hội – giai cấp ở Việt Nam thời kỳ quá độ mang tính đa
dạng và thống nhất chủ yếu do yếu tố nào quyết định?
A. Do trình độ phát triển không đồng đều
B. Do sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN
C. Do lợi ích của các giai cấp, tầng lớp
D. Do sự điều tiết của Nhà nước
42. Tổ chức chính trị - xã hội nào sẽ trực tiếp thực thi vấn đề dân chủ?
A. Các Đảng phải chính trị
B. Nhà nước
C. Pháp luật
D. Các tổ chức chính trị - xã hội
43. Nguyên nhân tâm lý cho sự ra đời của tôn giáo là gì?
A. Sự bất lực, yếu đuối của con người trước những hiện tượng của tự nhiên
B. Sự xuất hiện giai cấp cùng những phân hóa, đối kháng, bất công.. là điều không thể giải thích được
C. Sự giới hạn trong nhận thức của con người trước tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình
D. Sự sợ hãi trước những những hiện tượng tự nhiên, xã hội….
44. Thuật ngữ “dân chủ” ra đời vào lúc nào?
A. V-VI TCN
B. VII – VI TCN
C. VIII-VII TCN
D. IX – VIII TCN
45. Về phương diện thế giới quan, thế giới quan tôn giáo đứng trên lập trường của:
A. Chủ nghĩa duy vật vật siêu hình
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa duy tâm
D. Nhị nguyên luận
46. Điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là:
A. Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh
B. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh
C. Củng cố vai trò, chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
47. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là gì?
A. Đoàn kết tôn giáo tất cả vì mục tiêu xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam
B. Sự bình đẳng của các tôn giáo tất cả vì mục tiêu xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam
C. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo tất cả vì mục tiêu xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam
D. Vận động quần chúng tất cả vì mục tiêu xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam
48. Tôn giáo là một phạm trù lịch sử vì:
A. Ra đời, tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội loài người
B. Nó là sản phẩm của con người và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người
C. Nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của đời sống vật chất
D. Tôn giáo là sản phẩm của sự phát triển về nhận thức của con người.
49. Tôn giáo nào ở Việt Nam có đông tín đồ nhất theo sách trắng về tôn giáo năm 2023?
A. Phật giáo
B. Công giáo
C. Hồi giáo
D. Đạo Cao Đài
50. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam là:
A. Nam quốc sơn hà
B. Bình Ngô đại cáo
C. Bản Tuyên ngôn độc lập
D. Cả a,b và c đều sai
51. Dân chủ gián tiếp là gì?
A. Dân chủ gián tiếp là hình thức thức dân chủ do nhân dân trực tiếp thực hiện hành động của mình để
thực hiện quyền làm chủ xã hội.
B. Dân chủ gián tiếp là hình thức thức dân chủ do nhân dân trực tiếp thực hiện hành động của mình để
thực hiện quyền làm chủ nhà nước.
C. Dân chủ gián tiếp là hình thức thức dân chủ đại diện được thực hiện do nhân dân "ủy quyền" của
mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu ra.
D. Dân chủ gián tiếp là hình thức thức dân chủ mà ở đó nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động
của cơ quan nhà nước.
52. Hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải được lãnh đạo bởi:
A. Nhân dân
B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
D. Các đoàn thể xã hội
53. Vì sao trong giai đoạn hiện nay Việt Nam tiếp tục mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân
tộc?
A. Để thực hiện thành công các nhiệm vụ trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – tư tưởng
B. Phát huy sức mạnh của mọi giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc, tôn giáo cho
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
C. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng cộng sản Việt
Nam
D. Đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với lợi ích của các giai tầng, xã hội.
54. Trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã
hội là thuộc về chức năng nào của gia đình?
A. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
B. Chức năng tái sản xuất ra con người
C. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
D. Chức năng thỏa mãn nhu cầu sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
55. Liên bang cộng hòa Xô Viết được thành lập năm nào?
A. 1917
B. 1918
C. 1920
D. 1922
56. Công lao của V.I.Lênin đối với việc phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học là:
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học
B. Hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội khoa học
C. Sáng tạo ra chủ nghĩa xã hội khoa học
D. Củng cố chủ nghĩa xã hội khoa học
57. Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì?
A. Sự tồn tại của các thần linh
B. Do giai cấp thống trị chi phối
C. Trí tưởng tượng của con người
D. Tồn tại xã hội
58. Theo Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những bộ phận
lãnh thổ nào?
A. Đất liền, các đảo và hải đảo.
B. Vùng biển, vùng đất liền.
C. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
D. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời trên biển.
59. Dân chủ là giành cho tất cả nhân dân. Nhận định này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
60. Đặc trưng nào trong các đặc trưng của quốc gia - dân tộc phản ánh mạnh mẽ nhất sự khác biệt
giữa quốc gia - dân tộc này với quốc gia - dân tộc khác trong thời kỳ toàn cầu hóa?
A. Đặc trưng về chủ quyền lãnh thổ
B. Đặc trựng về kinh tế
C. Đặc trưng về dấu ấn văn hóa và tâm lý dân tộc
D. Đặc trưng về sự quản lý của nhà nước
PHẦN II: CÂU HỎI NGẮN
1. "Cương lĩnh dân tộc" do ai viết?
2. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN bắt đầu lúc nào?
3. Công lao của V.I.Lênin đối với chủ nghĩa xã hội khoa học?
4. Nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân?
5. Mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
6. Quy luật chung của cách mạng Việt Nam?
7. Trong các đặc trưng của dân tộc quốc gia, đặc trưng nào gắn liền với vận mệnh của cộng đồng dân
tộc?
8. Trong các đặc trưng của dân tộc quốc gia, đặc trưng nào thể hiện sự khác biệt căn bản giữa dân tộc –
quốc gia với dân tộc – tộc người?
9. Nền tảng tư tưởng của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
10. Quy luật chung, phổ biến cho sự ra đời của Đảng cộng sản?
11. Các hình thức quá độ lên Chủ nghĩa xã hội?
12. Nguồn gốc xuất thân của đại bộ phận công nhân Việt Nam?
13. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng?
14. Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
15. Trình bày ngắn gọn nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
16. Nhiệm vụ quan trọng nhất trên lĩnh vực kinh tế cần thực hiện trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam?
17. Vì sao tôn giáo có tính chính trị?
18. Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập vào lúc nào?
19. Đâu là công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lí xã hội?
20. Phạm trù nào được coi là cơ bản nhất, là xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học?
21. Việt Nam là một quốc gia đơn nhất về tôn giáo và dân tộc. Nhận định này đúng hay sai? Giải thích
ngắn gọn.
22. Cấu trúc gia đình phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
23. Trình bày các hình thức dân chủ.
24. Các nền dân chủ trong lịch sử?
25. Để thực hiện thành công cách mạng xã hội chủ nghĩa thì giai cấp công nhân cần liên minh với những
giai tầng xã hội nào?
26. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đầu tiên được xây dựng ở quốc gia nào?
27. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất cần có để giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử?
29. Hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở nào?
30. Chế độ hôn nhân tiến bộ là gì?
PHẦN III: CHỦ ĐỀ TỰ LUẬN
1. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là giai đoạn chuyển tiếp từ xã hội giai cấp sang xã hội không giai cấp. Tính tất
yếu và đặc điểm của thời kỳ này bao gồm:
Xóa bỏ các quan hệ sản xuất giai cấp: Trong thời kỳ quá độ, các quan hệ sản xuất giai cấp bị thay thế bằng quan
hệ sản xuất cộng đồng. Sự tư bản và sự tách biệt giai cấp bị loại bỏ, và nguyên tắc phân phối theo nhu cầu được
áp dụng.
Sự thay đổi trong tổ chức xã hội: Xã hội chuyển từ một xã hội phân chia giai cấp sang một xã hội không giai cấp.
Các cơ quan nhà nước trở thành công cụ của toàn bộ xã hội, và vai trò của giai cấp công nhân trở nên quan trọng
hơn.
Sự thay đổi về ý thức và tư tưởng: Ý thức giai cấp và tư tưởng giai cấp bị ảnh hưởng mạnh bởi lực lượng tiến bộ
xã hội. Ý thức xã hội chuyển từ một ý thức giai cấp sang một ý thức xã hội, từ ý thức cá nhân sang ý thức cộng
đồng.

2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân


Giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội và có sứ mệnh lịch sử đặc
biệt. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm:
Tiến hành cách mạng kinh tế và xã hội: Giai cấp công nhân đóng vai trò chủ đạo trong việc thực
hiện cách mạng kinh tế và xã hội để xóa bỏ chế độ giai cấp và xây dựng xã hội không giai cấp.

Bảo vệ và mở rộng quyền lợi giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân đấu tranh để bảo vệ quyền
lợi và điều kiện sống của mình. Họ đòi hỏi công việc công bằng, tiền lương hợp lý, điều kiện làm
việc an toàn và bảo vệ xã hội.

Xây dựng xã hội cộng đồng: Giai cấp công nhân góp phần vào xây dựng một xã hội cộng đồng,
trong đó mọi cá nhân được công nhận và đáng trọng, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của
tất cả thành viên xã hội.

3. Vị trí, chức năng cơ bản của gia đình và những biến đổi chức năng của gia đình Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
Gia đình có vị trí quan trọng trong xã hội và chức năng cơ bản của gia đình bao gồm:
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục: Gia đình đó trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc thành viên,
cung cấp cho các thành viên cơ sở vật chất và tinh thần. Gia đình cũng có nhiệm vụ giáo dục trẻ
em, truyền đạt giá trị văn hóa, kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, gia đình ở Việt Nam đang trải qua một số biến đổi chức
năng:

Gia đình đang chịu tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, khi mà các thành viên
gia đình thường phải tách rời nhau để tìm kiếm việc làm và định cư ở các thành phố lớn. Điều này
gây ra sự phân tán và đổi mới về tổ chức gia đình truyền thống.

Gia đình cũng đang thay đổi về kích thước. Trước đây, gia đình có xu hướng lớn với nhiều thế hệ
sống chung. Tuy nhiên, ngày nay, gia đình thường nhỏ hơn với ít thành viên hơn, do ảnh hưởng
của sự thay đổi trong cấu trúc dân số và phong cách sống.

Gia đình cũng đang chịu áp lực của sự phát triển kinh tế và sự thay đổi xã hội. Các thành viên gia
đình có thể đối mặt với áp lực công việc, cạnh tranh và stress, ảnh hưởng đến sự gắn kết gia đình
và chất lượng cuộc sống gia đình.
4. Khái niệm dân tộc và hai xu hướng phát triển dân tộc.
Khái niệm dân tộc: Dân tộc là một khái niệm xã hội và chính trị, thường được sử dụng để chỉ một nhóm người có
nguồn gốc chung, đặc trưng bởi văn hóa, ngôn ngữ, tổ chức xã hội và nhận thức chung. Dân tộc có thể được
định nghĩa dựa trên các yếu tố dân tộc, dân tộc thổ dân, ngôn ngữ, văn hóa, và quan hệ xã hội.

Hai xu hướng phát triển dân tộc bao gồm:


Xu hướng hội nhập: Xu hướng này nhấn mạnh sự tương tác, giao lưu và hòa nhập giữa các dân tộc. Đây là một
xu hướng phát triển xã hội và kinh tế, trong đó các dân tộc khác nhau tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau, tạo ra sự đa
dạng và sự pha trộn văn hóa.

Xu hướng bảo tồn và phát triển bền vững: Xu hướng này tập trung vào việc bảo tồn và phát triển bền vững của
các dân tộc. Điều này bao gồm việc bảo vệ quyền tự determination, duy trì và phát triển ngôn ngữ, văn hóa,
truyền thống và lối sống của các dân tộc, đồng thời đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và phát triển cho tất cả các
thành viên trong cộng đồng dân tộc.

You might also like