You are on page 1of 132

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

---------------

LÊ QUỐC LONG

Đề tài:
U U

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT


ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HCM, tháng 03/2015


BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

------------------------

LÊ QUỐC LONG

Đề tài:
U U

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT


ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành : 60340102

HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN NGỌC ẢNH

TP.HCM, tháng 03/2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương” là bài nghiên cứu
của chính tôi.

Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp.HCM, ngày …..tháng …… năm 2015

Học viên

LÊ QUỐC LONG

i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Tài chính-Marketing.
Trong quá trình làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất
luận văn. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy : TS. Nguyễn Ngọc
Ảnh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Đào tạo Sau Đại Học Trường
Đại học Tài chính-Marketing, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho
tôi trong thời gian học cao học vừa qua.

Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học viên lớp Cao
học QTKD khóa 2 đợt 1 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận luận
văn. Đồng thời xin giửi lời cám ơn đến các anh/chị đáp viên đã nhiệt tình tham
gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

TP.HCM, ngày …..tháng …… năm 2015

Học viên

LÊ QUỐC LONG

ii
TÓM TẮT
Trong tình hình cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp trong lĩnh vực
logistics như hiện nay thì việc đánh giá Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics của khách hàng doanh nghiệp là cần thiết. Những đánh giá của khách
hàng là cơ sở dữ liệu thiết thực cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
định hướng phát triển hoạt động trong tương lai.
Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu là đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu
tố đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra các giải pháp để xây dựng chiến lược
phát triển kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ logistics.
Đề tài được thực hiện với phương pháp định tính và định lượng. Kết quả
nghiên cứu định tính đã xác định được 5 nhân tố tác động đến Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp gồm: Độ tin cậy; Sự
đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng thiết lập mẫu khảo
sát, với 150 quan sát và phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm SPSS
16.0. Kết quả phân tích, kiểm định thang đo và phân tích nhân tố EFA cho thấy
mô hình nghiên cứu sẽ gồm: 5 nhân tố độc lập là Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở
vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp tác động đến Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Và kết quả hồi quy đa biến khẳng định mô hình nghiên cứu là phù hợp
với dữ liệu khảo sát cũng như cho thấy các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu
đều được chấp nhận. Ngoài ra, trong kết quả phân tích sự khác biệt theo các đặc
điểm doanh nghiệp cho thấy không có sự khác biệt về hình thức sở hữu, nghề
cũng như mức độ sử dụng dịch vụ đối với Quyết định lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics của các doanh nghiệp.
Kết quả của nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics nhìn nhận rõ nét hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp để xây dựng
iii
chiến lược phát triển kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn góp phần bổ sung thêm thông tin khoa học
về việc xây dựng một mô hình lý thuyết giải thích các yếu tố tác động đến Quyết
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp. Nó giúp các
công ty kinh doanh dịch vụ logistics và nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về thị trường
và các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.
Cuối cùng, trong nội dung đề tài luận văn cũng làm rõ các hạn chế không
thể tránh khỏi của đề tài, mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu.

iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
T
6
4 T
6
4

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii


T
6
4 T
6
4

TÓM TẮT ............................................................................................................. iii


T
6
4 T
6
4

MỤC LỤC .............................................................................................................. v


T
6
4 T
6
4

DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. ix


T
6
4 T
6
4

DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. x


T
6
4 T
6
4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... xii


T
6
4 T
6
4

Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 1


T
6
4 T
6
4

1.1. Lý do nghiên cứu...................................................................................... 1


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

1.3. Tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

1.6. Các đóng góp của nghiên cứu .................................................................. 5


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

1.6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ................................................................. 5


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn.................................................................. 5


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

1.7. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 6


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỦA ĐỀ TÀI .......................... 7


T
6
4 T
6
4

NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 7


T
6
4 T
6
4

2.1
T
6
4 T
6
4 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 7
T
6
4 T
6
4

2.1.1. Khái niệm về dịch vụ logistics ........................................................... 7


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.1.2. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu .............................................. 9


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

v
2.1.3. Các hình thức cung cấp dịch vụ logistics ......................................... 11
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.2
T
6
4 T
6
4 Thị trường khách hàng tổ chức .............................................................. 14
T
6
4 T
6
4

2.3
T
6
4 T
6
4 Hành vi mua hàng của khách hàng tổ chức ............................................ 17
T
6
4 T
6
4

2.3.1 Quy trình mua hàng của khách hàng tổ chức ................................... 17
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.3.2 Các tình huống mua .......................................................................... 18


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.3.3 Trung tâm mua .................................................................................. 19


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.3.4 Tiến trình quyết định mua ................................................................ 21


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.4
T
6
4 T
6
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng tổ chức .......... 24
T
6
4 T
6
4

2.4.1 Các yếu tố môi trường ...................................................................... 24


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.4.2 Các yếu tố tổ chức ............................................................................ 24


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.4.3 Các yếu tố quan hệ xã hội của trung tâm mua .................................. 24
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.4.4 Các yếu tố đặc điểm cá nhân ............................................................ 25


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.5
T
6
4 T
6
4 Tổng quan các mô hình nghiên cứu trước .............................................. 25
T
6
4 T
6
4

2.5.1 Các mô hình nghiên cứu nước ngoài ................................................ 25


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.5.2 Các mô hình nghiên cứu trong nước ................................................ 31


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.6
T
6
4 T
6
4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết....................................... 31
T
6
4 T
6
4

2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất: ............................................................ 31


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 33


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

2.7
T
6
4 T
6
4 Tóm tắt chương 2 ................................................................................... 35
T
6
4 T
6
4

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 36


T
6
4 T
6
4

3.1. Các thông tin cần thu thập ...................................................................... 36


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

3.2. Nguồn thông tin thu thập........................................................................ 36


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

3.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 37


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

vi
3.4. Nghiên cứu định tính .............................................................................. 39
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

3.5. Thang đo ................................................................................................. 42


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

3.6. Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 47


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

3.6.1. Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu ...................................................... 47


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

3.6.2. Phân tích dữ liệu ............................................................................... 49


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

3.7. Sơ lược về địa bàn tỉnh Bình Dương ...................................................... 50


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

3.8. Tóm tắt chương 3 ................................................................................... 54


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 55


T
6
4 T
6
4

4.1. Thống kê mô tả ....................................................................................... 55


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.1.1. Thống kê mô tả mẫu ......................................................................... 55


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.1.2. Thống kê mô tả các biến ................................................................... 56


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ............................................................... 58


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.3. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ......... 60
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.4. Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo ..................................... 63
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .................................. 64
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.5.1. Phân tích tương quan ........................................................................ 64


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.5.2. Phân tích hồi quy .............................................................................. 66


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.5.3. Kiểm định các giả thuyết .................................................................. 70


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.5.4. Phân tích sự khác biệt ....................................................................... 72


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.6. Thảo luận kết quả ................................................................................... 73


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.6.1 Độ tin cậy .......................................................................................... 73


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.6.2 Sự đáp ứng ........................................................................................ 74


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.6.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................................................... 74


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

vii
4.6.4 Giá cả ................................................................................................ 75
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.6.5 Hình ảnh nhà cung cấp ..................................................................... 76


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

4.7. Tóm tắt chương 4 ................................................................................... 76


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 78


T
6
4 T
6
4

5.1. Định hướng phát triển ............................................................................ 78


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

5.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ logistics ........................................... 78


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

5.1.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics ..... 79
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

5.2. Gợi ý cho chính sách quản lý ................................................................. 80


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

5.1.3 Đề xuất đối với nhà cung cấp dịch vụ logistics ................................ 80
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

5.1.4 Gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý Nhà nước ............................. 86
T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 90


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

5.4. Tóm tắt chương 5 ................................................................................... 91


T
6
4 T
6
4 T
6
4 T
6
4

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 92


T
6
4 T
6
4

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 94


T
6
4 T
6
4

Phụ lục I: DÀN BÀI CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH: .......................... 94
T
6
4 T
6
4

Phụ lục II: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .......................................................... 99


T
6
4 T
6
4

Phụ lục III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 102


T
6
4 T
6
4

III.1. Thống kê mô tả mẫu .............................................................................. 102


T
6
4 T
6
4

III.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo .............................................................. 104


T
6
4 T
6
4

III.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................... 110


T
6
4 T
6
4

III.4. Phân tích tương quan Pearson ............................................................... 114


T
6
4 T
6
4

III.5. Phân tích hồi quy................................................................................... 115


T
6
4 T
6
4

III.6. Phân tích sự khác biệt ........................................................................... 117


T
6
4 T
6
4

viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ kết hợp của logistics đầu vào và đầu ...............................................

Hình 2.2: Mô hình hành vi mua của khách hàng tổ chức ..........................................

Hình 2.3: Tiến trình quyết định mua của khách hàng tổ chức ....................................

Hình 2.4 Mô hình ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tốt nhất ....

Hình 2.5: Các bước lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics ..............................

Hình 2.6: Mô hình Các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ logistics ...................................................................................................

Hình 2.7: Các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ
Logistics tại TP.HCM ................................................................................................

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................

Hình 4.4 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha .................................................

Hình 4.1. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa .........................................................................

ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa thị trường khách hàng tổ chức và thị trường người
tiêu dùng ......................................................................................................................

Bảng 2.2: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá ...................................................................

Bảng 2.3: Bảng thống kê các yếu tố của mô hình nghiên cứu đề xuất .......................

Bảng 3.1 Bảng phát biểu thang đo Độ tin cậy ............................................................

Bảng 3.2 Bảng phát biểu thang đo Sự đáp ứng ...........................................................

Bảng 3.3 Bảng phát biểu thang đo Cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................

Bảng 3.4 Bảng phát biểu thang đo Giá cả ..................................................................

Bảng 3.5 Bảng phát biểu thang đo Hình ảnh nhà cung cấp .......................................

Bảng 3.6 Bảng phát biểu thang đo Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics .......................................................................................................................

Bảng 3.8 Tỷ lệ hồi đáp ................................................................................................

Bảng 4.1 Thông tin mẫu .............................................................................................

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các thành tố đo lường .......................................................

Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha

Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập .............................................

Bảng 4.5 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ...............................................

Bảng 4.6 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá thang
đo .................................................................................................................................

Bảng 4.7 Kết quả phân tích tương quan Pearson ........................................................

Bảng 4.8 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình .........................................

Bảng 4.9 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ....................................................

x
Bảng 4.10 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy..................

Bảng 4.11 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ................................................

xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FPL: Fourth Party Logistics

GDP: Tổng sản phẩm nội địa

TPL: Third Party Logistics

2PL: Second Party Logistics

xii
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Lý do nghiên cứu

Dịch vụ logistics là ngành dịch vụ xuyên suốt quá trình sản xuất, phân
phối lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Đây là một công cụ hữu hiệu
hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thương trường. Với vai trò rất quan trọng và tác dụng to lớn của
nó mà ngày nay trên thế giới dịch vụ logistics đã trở nên phổ biến và rất phát
triển, được các doanh nghiệp coi là một thứ vũ khí cạnh tranh mới hỗ trợ tích cực
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Trong vài thập niên trở lại đây, dịch vụ logistics đã phát triển nhanh chóng
và mang lại những kết quả rất tốt ở nhiều nước trên thế giới, điển hình như: Hà
Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Mỹ… Đối với Việt Nam, tuy logistics là một lĩnh
vực còn khá mới mẻ nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất
- kinh doanh cũng như và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hàng năm
logistics đóng góp khoảng 1/5 (20%-25%) GDP của đất nước, điều đó cho thấy
không phải phần lớn doanh thu này là do các tập đoàn đa quốc gia hay các doanh
nghiệp nước ngoài đảm nhận, mà một hệ thống các doanh nghiệp logistics Việt
Nam trong lĩnh vực này đang chứng tỏ sức mạnh nội tại, năng lực của mình để
đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

Hiện các doanh nghiệp logistics của Việt Nam đang hoạt động mới chỉ
đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường và chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các
dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn của chuỗi dịch vụ quan trọng này. Bởi quy mô
của các công ty Việt Nam nhỏ, cơ sở hạ tầng, công nghệ còn hạn chế và chưa có
những chiến lược phát triển linh hoạt. Việc cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc
gia hay các doanh nghiệp nước ngoài là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp
Việt Nam. Và khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu mang tính quyết định
cho sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vực logistic. Nhưng làm
thế nào để biết được đâu là điều mà khách hàng quan tâm? Và yếu tố nào đã ảnh

1
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của họ? Đâu là các
giải pháp giúp xây dựng chiến lược thu hút khách hàng, phát triển kinh doanh,
nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt
Nam? Để giải quyết các vấn đề đặt ra thì đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương” là hết
sức cần thiết.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng thể:

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trên cơ sở đó
hàm ý các giải pháp xây dựng chiến lược thu hút khách hàng, phát triển kinh
doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
Việt Nam.

 Mục tiêu cụ thể:

− Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

− Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Dương và mối liên hệ tác động qua lại giữa các yếu tố
với nhau.

− Đề xuất một số giải pháp xây dựng chiến lược thu hút khách hàng, phát
triển kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ logistics Việt Nam.

1.3. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Lĩnh vực dịch vụ logistics là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền
kinh tế và là lĩnh vực được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu nhằm

2
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

định hướng cho các hoạt động kinh doanh trong thực tiễn. Trong quá trình thực
hiện nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu của các tác giả như:

 Guoyi Xiu, Xiaohua Chen (2012), “Sự đánh giá và lựa chọn nhà cung dịch
vụ logistics”. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình của AHP/ dữ liệu thông
tin ngẫu nhiên, bằng cách sử dụng kết hợp phương pháp AHP và các dữ
liệu thông tin ngẫu nhiên để đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp dịch
vụ logistics, và đây là mô hình có thể giúp các công ty lựa chọn các nhà
cung cấp dịch vụ logistics một cách khoa học và hợp lý.

 Banomyong, Ruth ; Supatn, Nucharee (2011), “Lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics tại Thái Lan: quan điểm một chủ hàng”. Một mô hình hồi
quy được phát triển để hiểu được những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến quá
trình ra quyết định khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các chủ
hàng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình ra quyết định khi lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các chủ hàng chịu ảnh hưởng bởi
6 yếu tố là: Sự tin cậy; Đáp ứng; Sự bảo đảm; Đồng cảm; Cơ sở vật chất
kỹ thuật; Giá cả.

 Erdal Cakir, Hakan Tozan, and Ozalp Vayvay (2009), “Phương pháp lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics sử dụng mô hình FUZZY AHP”. Các
tác giả đã sử dụng 2 phương pháp đó là Thang đo Likert và mô hình phân
tích FAHP. Ứng dụng của mô hình FAHP tác giả xây dựng mô hình lựa
chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics tốt nhất.

 Bài viết “Logistics Việt Nam: Thời kỳ rộng mở”, của Ths. Đỗ Xuân
Quang, Chủ tịch hiệp hội Logistics Việt Nam, đăng ngày 14/01/2014 trên
tạp chí Tài chính. Bài viết đã trình bày nguyên nhân kìm hãm sự phát triển
của ngành và giải pháp phát triển cho dịch vụ Logistics tại Việt Nam.

 Lê Thị Thanh Hương (2009), Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ
logistics của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên

3
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

cứu đã nêu lên thực trạng ngành dịch vụ logistics của Việt Nam trong thời
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

− Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quyết định lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.

− Đối tượng khảo sát: các nhà quản lý có quyền quyết định lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương thuộc các hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần; Công ty trách
nhiệm hữu hạn; Công ty tư nhân; Công ty vốn đầu tư nước ngoài.

− Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn việc nghiên cứu
chỉ tiến hành khảo sát tại các Doanh Nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.

− Thời gian nghiên cứu: năm 2014 - 2015.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ
bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương
pháp định lượng.

− Nghiên cứu định tính: phỏng vấn các cán bộ quản lý của các nhà cung
cấp dịch vụ logistics nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng
phương pháp định tính nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng và đồng
thời thẩm định lại các câu hỏi trong bảng câu hỏi phỏng vấn thông qua
quá trình phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều
chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ.

4
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

− Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định
lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi
đóng dựa trên quan điểm, ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Toàn bộ dữ liệu
hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.

Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Thang đo
sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để kiểm
định mô hình nghiên cứu.

1.6. Các đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu đã có những đóng góp tích cực về mặt lý thuyết và thực tiễn
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics.

1.6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết

Lĩnh vực dịch vụ logistics là một trong những lĩnh vực mới mẽ và đã có
nhứng bước phát triển đáng kể tại Việt Nam, do đó rất cần các nghiên cứu lý
thuyết nhằm định hướng cho các hoạt động kinh doanh trong thực tiễn. Kết quả
nghiên cứu này đã góp thêm một tài liệu khoa học trong lĩnh vực dịch vụ
logistics, thông qua việc xây dựng một mô hình lý thuyết giải thích các yếu tố tác
động đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại thị trường Việt
Nam.

1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Thông qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn
nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương, nghiên cứu đã cung cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ logistics một cái nhìn cụ thể hơn về quan điểm của các khách hàng doanh
nghiệp.

5
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu này đã chỉ ra hướng nghiên cứu mới cho các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ logistics là nghiên cứu sâu rộng hơn cho ngành để có cái nhìn
tổng thể hơn. Từ đó, hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ logistics, nâng cao khả
năng cạnh tranh của các nhà cung cấp trong bối cảnh Việt Nam nói riêng và trên
thế giới nói chung.

1.7. Nội dung nghiên cứu

Bố cục luận văn này được chia thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình của đề tài nghiên cứu

Trình bày các mô hình nghiên cứu và lựa chọn mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu định tính,
nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích và đo lường các khái niệm
nghiên cứu, xây dựng thang đo.

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

Trình bày kết quả nghiên cứu. Trình bày thông tin về mẫu khảo sát, kiểm
định mô hình và đo lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích đánh giá các kết
quả thu được

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Gợi ý một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược thu hút khách hàng,
phát triển kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ logistics Việt Nam. Đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỦA ĐỀ


TÀI
NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Khái niệm về dịch vụ logistics

Trên thế giới, người ta đưa ra định nghĩa về dịch vụ logistics dựa trên
ngành nghề và mục đích nghiên cứu. Do đó, đã có rất nhiều khái niệm khác nhau
về logistics ra đời. Trong đó có thể nêu một số khái niệm như:

Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (1988): Logistics là quá trình
liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu
chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên
quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu
của khách hàng.

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc (2002) thì: Logistics là hoạt động
quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra
sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng

Còn theo Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập
10
T T
0
1

kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di
chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với
nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương
ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối
cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Riêng trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của
T
0
1 T
0
1

việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng,... các mặt
trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu
kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.

7
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển
hóa trong Luật Thương mại năm 2005 (Điều 233). Theo luật định: “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ
logistics có thể chia làm hai nhóm:

Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại
2005 có nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng
hóa. Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở,
thể hiện trong đoạn in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng
hóa”. Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là
có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó (như ví dụ
ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ
logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ
nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận
tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt
so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.

Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động
từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối
cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền với cả quá trình nhập
nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa
và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các
nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải
quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý… Như vậy, nhà cung
cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững

8
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một
công việc mang tính chuyên môn hóa cao. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ
logistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng
của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp
về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương
trình makerting, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Như vậy nói tóm lại, dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư
vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan đến hàng hóa thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Hay có thể nói một cách ngắn gọn, Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp
dụng và kiểm soát các luồn chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới
nguyên nhiên liệu, vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất
phát tới điểm tiêu thụ.

Có thể minh họa sự kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra trong sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ kết hợp của logistics đầu vào và đầu (Nguồn: vlr.vn)

2.1.2. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu

Theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS - The
General Agreement on Trade in Services) của Tổ chức thương mại thế giới WTO
(trungtamwto.vn ) thì dịch vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau:

9
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Các dịch vụ logistics lõi (Core Freight Logistics Services)

Dịch vụ logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và
mang tính quyết định đối với các dịch vụ khác. Dịch vụ logistics chủ yếu bao
gồm:

− Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

− Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

− Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải
quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá.

− Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản
lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt
cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại,
hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá
đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related Freight Logistics
Services):

− Dịch vụ vận tải hàng hải;

− Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;

− Dịch vụ vận tải hàng không;

− Dịch vụ vận tải đường sắt;

− Dịch vụ vận tải đường bộ;

− Dịch vụ vận tải đường ống.

Các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Freight Logistics
Services)

− Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

10
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

− Dịch vụ bưu chính;

− Dịch vụ thương mại bán buôn;

− Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng;

− Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Hiệp định này đã được các nhà làm luật Việt Nam tham khảo để xây dựng
điều khoản về phân loại dịch vụ logistics trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP.

2.1.3. Các hình thức cung cấp dịch vụ logistics

Vì lĩnh vực logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn
khác nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động
logistics như sau:

 Logistics tự cung cấp

Các công ty tư thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu
các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao
gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn
Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt
động phù hợp với từng địa phương.

 Second Party Logistics (2PL)

Là việc quản lý các hoạt động logistics truyển thông như vận tải hay kho
vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể
thuê ngoài các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay
dịch vụ cơ bản. lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu
tư.

 Third Party Logistics (TPL) hay logistics theo hợp đồng

Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện
các hoạt động có chọn lọc. Cách giải thích khác của TPL là các hoạt động do một

11
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

công ty cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng cuả họ,
tối thiểu bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhẩt 1
năm có hoặc không có hợp đồng hợp tác. Đây được coi như một liên minh chặt
chẽ giữa một công ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực
hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo
một hợp đồng dài hạn.

 Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối

FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp
ứng dịch vụ, hướng về khách hàng linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các
hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm
soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao
gồm lĩnh vực rộng hơn gồm cả các hoạt động của TPL , các dịch vụ công nghệ
thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên
lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các
chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi
thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.

Trong một số nghiên cứu người ta lại phân loại các công ty cung cấp dịch
vụ Logistics theo các nhóm như sau:

 Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải

− Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức. VD: Công ty
vận tải biển, đường bộ, đường sắt, hàng không.

− Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng.

− Các công ty môi giới vận tải.

 Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Phân Phối

− Công ty cung cấp dịch vụ kho bãi.

− Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối.

 Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Hàng Hoá

12
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

− Các công ty môi giới khai thuê hải quan.

− Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ.

− Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm.

− Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển.

 Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Logistics Chuyên Ngành

− Các công ty công nghệ thông tin.

− Các công ty viễn thông.

− Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm.

− Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo.

Các công ty này lại có thể được chia thành 2 loại: Các công ty cung cấp
dịch vụ Logistics có và không có tài sản.

− Các công ty sở hữu tài sản thực sự có riêng đội vận tải, nhà kho và sử
dụng chúng để quản lý tất cả hay một phần các hoạt động logistics cho
khách hàng của mình.

− Các công ty Logistics không sở hữu tài sản thì hoạt động như một
người hợp nhất các dịch vụ Logistics và phần lớn các dịch vụ là đi thuê
ngoài. Họ có thể phải đi thuê phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi,...
Việc thuê ngoài đã nhanh chóng phát triển trong vài năm gần đây.
Ngày nay có rất nhiều loại hình dịch vụ Logistics nhằm đáp ứng yêu
cầu đa dạng khác nhau của các ngành hàng khác nhau. Khác với trước
đây, không chỉ các dịch vụ Logistics cơ bản như vận tải và kho vận mà
các loại dịch vụ phức tạp và đa dạng khác cũng đã xuất hiện. việc thuê
ngoài các dịch vụ Logistics gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là
Outsourcing.

13
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

2.2 Thị trường khách hàng tổ chức

2.2.1.1 Khái niệm

Có sự khác biệt đáng kể giữa thị trường công nghiệp và thị trường người
tiêu dùng. Các khách hàng trên thị trường người tiêu dùng mua hàng hóa dịch vụ
cho tiêu dùng cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ, trong khi đó các khách
hàng trên thị trường công nghiệp mua hàng hóa dịch vụ để sản xuất ra những
hàng hóa và dịch vụ khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người khác.
Khách hàng công nghiệp nói chung là các tổ chức và có thể là tổ chức công cộng
hoặc tư nhân. Vì thế thuật ngữ “khách hàng tổ chức” được dùng để miêu tả
những khách hàng trên thị trường công nghiệp.

Các tổ chức kinh doanh không chỉ bán , mà họ còn mua những khối lượng
lớn nguyên liệu, các bộ phận thành phẩm, dịch vụ lắp đặt, thiết bị phụ trợ và các
dịch vụ kinh doanh. Webster và Wind định nghĩa việc mua hàng cho tổ chức là
“quá trình thông qua quyết định, qua đó các tổ chức chính thức xác nhận có nhu
cầu về những sản phẩm và dịch vụ mua ngoài”.

Có thể chia khách hàng tổ chức làm bốn loại :

− Các doanh nghiệp sản xuất: bao gồm những người mua hàng hóa và
dịch vụ nhằm sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ khác để bán, cho
thuê hoặc cung cấp cho những người khác. Họ là các doanh nghiệp sản
xuất từ nhiều loại hình như sản xuất - chế biến, xây dựng, giao thông
vận tải, truyền thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ, nông
lâm ngư nghiệp, khai khoáng và các ngành phục vụ công cộng. Thị
trường doanh nghiệp sản xuất là thị trường tổ chức lớn nhất và đa dạng
nhất.

− Các doanh nghiệp thương mại: bao gồm tất cả những người mua sản
phẩm và dịch vụ nhằm mục đích bán lại hoặc cho những người khác
thuê để kiếm lời, hay để phục vụ cho các nghiệp vụ của họ.

14
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

− Các tổ chức phi lợi nhuận (cơ quan đào tạo, nghiên cứu, công ty phục
vụ công ích..): là tổ chức không phân phối các quỹ thặng dư của nó
cho các chủ nhân hay cổ đông mà sử dụng các quỹ này để tài trợ cho
các mục tiêu của tổ chức. Các ví dụ của loại tổ chức này có thể là các
quỹ từ thiện, hiệp hội thương mại, tổ chức nghệ thuật cộng đồng. Đa số
các chính phủ hoặc cơ quan thuộc chính phủ phù hợp với định nghĩa
này nhưng ở phần lớn các quốc gia chúng được xếp vào loại tổ chức
khác và không được coi là các tổ chức phi lợi nhuận. Tổ chức phi lợi
nhuận có thể là một tổ chức phi chính phủ nhưng tổ chức phi chính
phủ có ý nghĩa rộng lớn hơn, có thể là tổ chức toàn cầu nhưng hoạt
động độc lập và không có liên quan đến chính phủ của bất cứ quốc gia
nào.

− Các cơ quan Đảng, Nhà nước: bao gồm các tổ chức chính quyền cấp
trung ương và địa phương mua hàng hóa và dịch vụ để thực hiện
những chức năng chính của chính quyền. (Nguyễn Thượng Thái, 2014)

2.2.1.2 Đặc điểm và bản chất

Xét theo những phương diện nào đó, các thị trường tổ chức cũng giống
như các thị trường tiêu dùng, cả hai thị trường đều bao gồm những người đóng
các vai trò mua và đưa ra những quyết định mua để thỏa mãn các nhu cầu. Nhưng
trên nhiều phương diện khác, các thị trường tổ chức khác hẳn với những thị
trường tiêu dùng. Những khác biệt chủ yếu nằm trong cấu trúc thị trường và các
đặc tính về nhu cầu, bản chất của tổ chức mua và các loại quyết định mua cũng
như tiến trình quyết định mua. (Giáo trình Quản trị Marketing, Đại Học Đà
Nẵng)

Khách hàng tổ chức có những đặc điểm cơ bản sau :

− Ít người mua hơn

− Người mua ít nhưng có quy mô lớn hơn

− Quan hệ chặt chẽ giữa người cung ứng và khách hàng

15
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

− Người mua tập trung theo vùng địa lý

− Nhu cầu phái sinh

− Nhu cầu không co giãn trong ngắn hạn

− Cầu có tính chất dao động cao

− Người đi mua hàng là người chuyên nghiệp

− Nhiều người ảnh hưởng đến việc mua hàng.

Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa thị trường khách hàng tổ chức và thị trường
người tiêu dùng

Đặc điểm Thị trường khách hàng tổ chức Thị trường người tiêu dùng

-Các tổ chức, doanh nghiệp. -Các cá nhân/ người tiêu dùng.

-Số lượng khách hàng ít hơn, -Số lượng khách hàng nhiều
nhưng mua số lượng hàng hóa hơn,nhưng số lượng mua hàng
Khách hàng
lớn hơn rất nhiều. nhỏ.

-Về phương diện địa lý, các - Khách hàng tản mạn hơn.
khách hàng tập trung hơn.

-Mua để sản xuất ra các hàng -Mua cho tiêu dùng cá nhân.
Mục tiêu mua
hóa và dịch vụ khác.

-Có nguồn gốc cuối cùng là nhu -Trực tiếp


cầu của người tiêu dùng. -Cầu co giãn nhiều đối với giá.
-Cầu ít co giãn với giá trong -Ít giao động hơn.
Nhu cầu
ngắn hạn.

-Tuy vậy cầu có tính chất giao


động cao.

16
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Các yếu tố -Rất nhiều yếu tố phức tạp. -Đơn giản hơn.
ảnh hưởng -Quyết định mua thường bị ảnh -Ít người tham gia vào quyết
đến quyết hưởng của nhiều thành viên của định mua hàng.
định mua tổ chức.

-Chuyên nghiệp và chính thống -Không chuyên nghiệp, tùy


Cách mua
theo các chính sách và thủ tục thuộc từng cá nhân.
hàng
định sẵn.

Quan hệ giữa -Quan hệ rất chặt chẽ. -Quan hệ lỏng lẻo hơn nhiều.
khách hàng -Khách hàng thường mua hàng
và nhà cung của những nhà cung cấp mua
cấp những sản phẩm của họ.

2.3 Hành vi mua hàng của khách hàng tổ chức

2.3.1 Quy trình mua hàng của khách hàng tổ chức

Môi trường

Tổ chức

Trung tâm mua

Các cá nhân tham gia

Quá trình quyết định mua

Quyết định mua

Hình 2.2: Mô hình hành vi mua của khách hàng tổ chức (Webster và
Wind, 1972)

17
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

2.3.2 Các tình huống mua

Có thể nêu ra một số dạng mua hàng chủ yếu sau đây của các khách hàng
tổ chức:

2.3.2.1 Mua lặp đi lặp lại, không thay đổi về số lượng, chủng loại hàng mua.

Trong việc mua lại không có sự thay đổi, người mua đặt hàng lại những gì
mà họ đã mua và không có bất kỳ sự điều chỉnh nào. Điều này thường được bộ
phận cung ứng đặt hàng lại như thường lệ. Người mua lựa chọn các nhà cung cấp
trong “bảng danh sách” của mình, dựa trên mức độ hài lòng về các nhà cung cấp
khác nhau trong những lần mua trước đây. Các nhà cung cấp đã được chọn mua
cần phải cố gắng giữ mối quan hệ gắn bó, lâu dài với khách hàng bằng các chính
sách chăm sóc khách hàng đối với khách hàng lớn. Các nhà cung cấp khác chưa
được chọn, nhưng muốn tham gia vào thị trường này thì cần phát hiện ra những
điều mà người mua không bằng lòng với các nhà cung cấp hiện tại để đưa ra các
sản phẩm thay thế. Muốn vậy thì cũng cần phải hiểu rõ khách hàng.

Những yếu tố đầu vào được mua lặp lại thường là các văn phòng phẩm,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư cần thiết cho các tổ chức trong điền kiện quy mô
sản xuất của tổ chức không thay đổi. (Giáo trình Quản trị Marketing, Đại Học Đà
Nẵng)

2.3.2.2 Mua lặp lại có sự thay đổi về tính năng, quy cách hàng hoá, các điều kiện
cung cấp ứng khác.

Trong việc mua lại có thay đổi, người mua muốn thay đổi các chi tiết kỹ
thuật của sản phẩm, giá cả và các điều kiện khác, hoặc thay đổi các nhà cung cấp.
Việc mua lại có thay đổi thường có nhiều người tham gia hơn vào quyết định
mua. Đây là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp muốn chen chân vào thị trường
này. Các nhà cung cấp yếu tố đầu hiện tại phải luôn luôn nắm bắt được những
yêu cầu mới của tổ chức để tìm cách đáp ứng kịp thời. Nếu không làm được như
vậy thì họ đã để ra những khoảng trống cho các đối thủ mới chen chân vào.

18
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Khi tổ chức phải đổi mới sản phẩm, giảm giá bán, mở rộng thị trường để
cạnh tranh thì họ có nhu cầu thay đổi các yếu tố đầu vào. (Giáo trình Quản trị
Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.3.2.3 Mua để giải quyết các nhiệm vụ mới.

Đây là trường hợp tổ chức mua hàng lần đầu. Chi phí mua sắm, độ rủi ro
càng lớn thì càng nhiều người tham gia vào quá trình mua. Mua lần đầu thường
người mua cần có nhiều thông tin về sản phẩm, về các nhà cung ứng. Các nhà
tiếp thị phải cố gắng cung cấp nhiều thông tin theo yêu cầu bên mua, phải tiếp
xúc với nhiều người tham gia mua để thuyết phục.

Trong tình huống mua mới, người mua phải xử lý thông tin về các sản
phẩm và các nhà cung cấp khác nhau. Họ phải xác định những chi tiết kỹ thuật về
sản phẩm, các mức giá cả, điều kiện và thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán,
khối lượng đặt hàng, các nhà cung cấp nào có thể lựa chọn và nhà cung cấp nào
được chọn. Tất cả những công việc đó được tiến hành theo một tiến trình bao
gồm các giai đoạn: biết đến, quan tâm, đánh giá, dùng thử và chấp nhận mua.

Trong điều kiện hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam muốn giảm chi phí,
muốn vươn ra thị trường thế giới, muốn tiếp cận với nhiều khách hàng, đấy chính
là các yếu tố buộc họ phải sử dụng đến các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại
như Internet, điện thoại (để chăm sóc khách hàng), quảng cáo qua trang Web...
(Giáo trình Quản trị Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.3.3 Trung tâm mua

Có thể gọi đơn vị mua của một tổ chức là trung tâm mua (buying center),
bao gồm các cá nhân và các nhóm có tham dự vào tiến trình quyết định mua,
cùng chia sẻ một số mục tiêu chung và những rủi ro phát sinh từ các quyết định
mua.

Trung tâm mua bao gồm các thành viên của tổ chức giữ những vai trò sau:

− Người sử dụng: Những người sử dụng là những thành viên của tổ


chức sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ được mua về. Trong nhiều

19
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

trường hợp, những người sử dụng đề nghị mua và giúp xác định các
chi tiết kỹ thuật của sản phẩm.

− Người ảnh hưởng: Những người ảnh hưởng là những người tác động
đến quyết định mua. Họ thường giúp xác định các chi tiết kỹ thuật và
cung cấp thông tin để đánh giá, lựa chọn các phương án. Những nhân
viên kỹ thuật là những người ảnh hưởng đặc biệt quan trọng.

− Người mua: Những người mua là những người có thẩm quyền chính
thức trong việc lựa chọn nhà cung cấp và dàn xếp các điều kiện mua
bán. Những người mua có thể giúp định hình các chi tiết kỹ thuật,
nhưng vai trò chính của họ là lựa chọn những người bán và tiến hành
thương lượng. Trong những quyết định mua phức tạp hơn, có thể gồm
cả những nhà quản trị cấp cao tham gia thương lượng.

− Người quyết định: Những người quyết định là những người có quyền
hành chính thức hoặc bán chính thức để chọn hoặc chấp thuận chọn
các nhà cung cấp. Trong việc mua theo lệ thường, họ thường là những
người quyết định, hoặc ít ra cũng là những người chấp thuận.

− Người bảo vệ (gatekeeper): Những người bảo vệ là những người


kiểm soát dòng thông tin đi đến những người khác. Chẳng hạn các
nhân viên kỹ thuật, nhân viên cung ứng và thư ký thường có thể ngăn
không cho các nhân viên bán được gặp những người sử dụng hoặc
những người quyết định.

Trung tâm mua không phải là một đơn vị cố định và chính thức bên trong
tổ chức mua; đó là tập hợp các vai trò mua do những người khác nhau đảm nhận
cho những công việc mua khác nhau. Trong tổ chức, quy mô và thành phần của
trung tâm mua sẽ thay đổi theo những loại sản phẩm khác nhau và tình huống
mua khác nhau. Đối với một số trường hợp mua theo thường lệ, một người (một
nhân viên cung ứng chẳng hạn) có thể đảm nhiệm tất cả các vai trò của trung tâm
mua và là người duy nhất có liên quan đến quyết định mua. Đối với một số

20
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

trường hợp mua phức tạp, trung tâm mua có thể bao gồm những người từ các cấp
và các phòng ban khác nhau của tổ chức. (Giáo trình Quản trị Marketing, Đại
Học Đà Nẵng)

2.3.4 Tiến trình quyết định mua

Hình 2.3: Tiến trình quyết định mua của khách hàng tổ chức (Nguyễn Thị
Hoàng Yến, 2011)

2.3.4.1 Ý thức được vấn đề cần phải mua sắm

Đó là khi tổ chức ý thức được vấn đề cần phải mua sắm. Ý thức này xuất
hiện dưới sự tác động của các yếu tố bên trong doanh nghiệp (có nhu cầu mua
sắm) và từ các yếu tố kích thích bên ngoài (quảng cáo, chào hàng).

Khi tổ chức bắt đầu sản xuất dịch vụ, sản phẩm mới thì họ cần thiết bị, vật
tư mới cho sản xuất.

Khi tổ chức cần thay thế, nâng cấp các thiết bị cũ, lạc hậu. Do vậy họ có
nhu cầu mua sắm thiết bị, phụ tùng.

Khi nhà cung cấp cũ không đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi cao hơn của tổ chức.
Họ bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp mới.

Khi xuất hiện công nghệ mới chất lượng cao hơn, tiết kiệm chi phí, nâng
cao khả năng cạnh tranh...

21
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Khi các nhà cung ứng quảng cáo, chào hàng các vật liệu, công nghệ mới,
dịch vụ mới có ưu thế hơn so với hiện tại. (Giáo trình Quản trị Marketing, Đại
Học Đà Nẵng)

2.3.4.2 Mô tả khái quát nhu cầu

Xác định các đặc tính của các mặt hàng cần mua. Các chuyên gia về kỹ
thuật có thể được mời để đưa ra các yêu cầu chính xác đối với các yếu tố đầu vào
cần mua.

Doanh nghiệp mua cần có thông tin kịp thời. Người bán hàng cần cung
cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng về các loại yếu tố đầu vào khác nhau, tư vấn
cho người mua. (Giáo trình Quản trị Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.3.4.3 Đánh giá tính năng của hàng hoá/ dịch vụ (phân tích hiệu quả- chi phí)

Đây là giai đoạn mà các chuyên gia của tổ chức thực hiện việc đánh giá ưu
nhược điểm của hàng hoá vật tư thiết bị về kỹ thuật, kinh tế trên cơ sở phân tích
hiệu quả - chi phí. Trong giai đoạn này tổ chức cần trả lời các câu hỏi sau đây:

Hàng hoá dự kiến mua mang lại giá trị gì cho công ty? Có tương xứng với
chi phí bỏ ra không?

− Có cần tất cả các chức năng của hàng hoá đó không?

− Có loại hàng hoá thay thế có tính năng tương tự với giá rẻ hơn không?

− Có các nhà cung cấp cùng loại khác với giá rẻ hơn không?

− Công ty có tự sản xuất được không? (Giáo trình Quản trị Marketing,
Đại Học Đà Nẵng)

2.3.4.4 Tìm hiểu người cung ứng

Nhân viên mua hàng tìm kiếm, lập danh sách các nhà cung ứng có thể,
loại bỏ các nhà cung ứng không đạt các yêu cầu ban đầu, xếp loại các nhà cung
ứng theo các tiêu chuẩn nào đó.

22
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Các nguồn thông tin khác nhau được sử dụng để tìm kiếm các nhà cung
ứng. Đó là: Các ấn phẩm thương mại; Quảng cáo; Triển lãm; Internet; Các
phương tiện thông tin đại chúng...

Nhiệm vụ của các nhà cung cấp tư liệu sản xuất là phải cung cấp đầy đủ,
kịp thời thông tin cần thiết cho các thành viên của Hội đồng mua hàng. (Giáo
trình Quản trị Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.3.4.5 Yêu cầu chào hàng

Công ty đề nghị các nhà cung ứng có khả năng được lựa chọn thực hiện
việc chào hàng chính thức (cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết, cử đại diện
bán hàng đến giới thiệu). Đại diện bán hàng phải giải đáp được các vấn đề do
khách hàng đặt ra. Qua các chào hàng mà bên mua lựa chọn, quyết định.

Trong giai đoạn này, vai trò của các đại diện bán hàng rất quan trọng,
giúp cho nhà cung ứng lọt vào tầm ngắm của khách hàng. (Giáo trình Quản trị
Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.3.4.6 Lựa chọn người cung cấp

Trong giai đoạn này bên mua nghiên cứu ký các văn bản chào hàng để lựa
chọn nhà cung ứng. Để đánh giá có cơ sở, bên mua sẽ liệt kê những đặc điểm yêu
cầu ở các nhà cung ứng. Các đặc điểm này được xếp theo thứ tự mức độ quan
trọng, hoặc được gán cho các trọng số, sau đó lấy trung bình cộng có gia quyền
làm kết quả để so sánh giữa các nhà cung ứng khác nhau.

Đối với hình thức mua qua thủ tục đấu thầu thì đây là giai đoạn mở thầu.
Công ty tiến hành mở thầu, chấm thầu và công bố người trúng thầu. (Giáo trình
Quản trị Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.3.4.7 Làm các thủ tục đặt hàng

Giai đoạn này, người mua đàm phán các chi tiết, thủ tục đặt hàng và ký
kết hợp đồng với nhà cung cấp được lựa chọn. Đó là về các đặc tính kỹ thuật, số
lượng mua, thời gian giao hàng, chính sách bảo hành...Công việc này được các

23
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

nhân viên mua hàng thoả thuận thực hiện cùng với đại diện bên bán. (Giáo trình
Quản trị Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.3.4.8 Đánh giá người cung ứng

Trong giai đoạn này, người mua xem xét đánh giá kết quả thực hiện của
bên cung cấp. Người mua có thể đánh giá các nhà cung cấp bằng cách sử dụng
một số các tiêu chuẩn nào đó (có thể kèm theo trọng số ứng với mỗi tiêu chuẩn).
Trên cơ sở đánh giá đó mà bên mua quyết định tiếp tục mua, mua có thay đổi hay
không mua tiếp đối với các nhà cung cấp đã chọn. (Giáo trình Quản trị
Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng tổ chức

2.4.1 Các yếu tố môi trường

Đó là tình trạng kinh tế hiện tại và tương lai của đất nước; nhịp độ tiến bộ
khoa học kỹ thuật; các yếu tố chính trị; các chính sách điều tiết kinh tế của chính
phủ; hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể nắm được các
thông tin này qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Các yếu tố môi
trường quan trọng này thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động mua sắm của các tổ
chức. (Giáo trình Quản trị Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.4.2 Các yếu tố tổ chức

Mỗi doanh nghiệp có các mục tiêu riêng, văn hoá riêng, cơ cấu tổ chức
riêng và mối quan hệ nội bộ riêng. Các yếu tố này ảnh hưởng đến thành phần, vai
trò, cách thức quyết định của "Hội đồng mua hàng". Một doanh nghiệp mang tính
cách độc quyền thì giám đốc thường thâu tóm quyền lực mua bán vào trong tay.
Doanh nghiệp tư nhân có cách mua khác hẳn với các doanh nghiệp quốc doanh.
(Giáo trình Quản trị Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.4.3 Các yếu tố quan hệ xã hội của trung tâm mua

Các quan hệ xã hội trong trung tâm mua thể hiện hành vi nhóm trong tổ
chức. Ngoài chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và bản thân tổ chức thì

24
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

hành vi của trung tâm mua còn bị ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội hay tương
tác giữa các cá nhân trong trung tâm mua. Trung tâm mua được coi như là một
nhóm bên trong tổ chức và hành vi của nó chịu ảnh hưởng của qui mô, thành
phần, quyền lực, chuẩn mực và các vai trò trong trung tâm mua. (Giáo trình Quản
trị Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.4.4 Các yếu tố đặc điểm cá nhân

Những người tham gia mua hàng có các động cơ, cá tính, nhận thức khác
nhau tuỳ theo tuổi tác, trình độ học vấn, vị trí công tác, nhân cách,... Các yếu tố
này ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua của mỗi cá nhân tham gia trong
Trung tâm mua. Có những yếu tố sau :

− Nhân cách

− Địa vị

− Chính trị

− Kiến thức cơ sở

− Mức độ thỏa mãn và kinh nghiệm với các cuộc mua sắm trong quá khứ

− Mong đợi tích cực về các đặc điểm của nhà cung cấp, chất lượng sản
phẩm, mức độ sẵn có, độ tin cậy, thời gian giao hàng, và dịch vụ hỗ trợ
của họ.

− Đạo đức kinh doanh.

(Giáo trình Quản trị Marketing, Đại Học Đà Nẵng)

2.5 Tổng quan các mô hình nghiên cứu trước

2.5.1 Các mô hình nghiên cứu nước ngoài

 Mô hình Erdal Cakir, Hakan Tozan, and Ozalp Vayvay (2009)

Nghiên cứu “Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics sử
dụng mô hình FUZZY AHP” của Erdal Cakir, Hakan Tozan, and Ozalp Vayvay
(2009) họ đã sử dụng 2 phương pháp đó là Thang đo Likert và mô hình phân tích

25
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

FAHP. Ứng dụng của mô hình FAHP được thể hiện qua tình huống một công ty
sản xuất hàng tiêu dùng nhanh với quy mô vừa đang dần chuyển sang hướng
công nghệ hóa cho chuỗi cung cấp và nó đã thực hiện thuê ngoài dịch vụ logistics
để thực hiện việc giao nhận cho các đại lý. Công ty sẵn sàng thuê ngoài toàn bộ
hoạt động logistics. Mục đích là để lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics
tốt nhất cho công ty. Vì vậy, mục tiêu này được đặt ở trên đỉnh của hệ thống phân
cấp. Hệ thống phân cấp xuống từ các tiêu chuẩn tổng quát hơn ở cấp độ thứ hai
đến các tiêu chuẩn con ở cấp độ thứ ba đến các lựa chọn thay thế ở cấp dưới cùng
hoặc cấp thứ tư. Cấp độ các tiêu chuẩn tổng quát liên quan đến năm tiêu chí
chính: Chi phí dịch vụ, hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính, uy tín của các nhà
cung cấp và mối quan hệ dài hạn. Ba nhà cung cấp dịch vụ logistics được xem
xét cho các lựa chọn thay thế và chúng được đặt ở mức dưới cùng của hệ thống.
Đây là những thay thế A, B, và C.

26
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Hình 2.4 Mô hình ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tốt
nhất (Erdal Cakir, Hakan Tozan, and Ozalp Vayvay, 2009).

 Mô hình Guoyi Xiu, Xiaohua Chen (2012)

Năm 2012, nhóm tác giả Guoyi Xiu và Xiaohua Chen (Trung Quốc) đã
thực hiện nghiên cứu “Sự đánh giá và lựa chọn nhà cung dịch vụ logistics”. Bài
nghiên cứu này xây dựng mô hình của AHP/ dữ liệu thông tin ngẫu nhiên, bằng
cách sử dụng kết hợp phương pháp AHP và các dữ liệu thông tin ngẫu nhiên để
đánh giá và lực chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics, và đây là mô hình có thể

27
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

giúp các công ty lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics một cách khoa học
và hợp lý.

Đánh giá nhu cầu So sánh các đối


tác mới và cũ

Thiết lập mục tiêu lựa chọn nhà cung Sửa đổi các tiêu
cấp chí đánh giá

Lập các tiêu chí đánh giá

Thành lập Tổ thẩm định

Phản hồi

Sàng lọc các nhà cung cấp

Đánh giá các nhà cung cấp toàn diện

Dữ liệu thông
Chọn nhà cung cấp tin ngẫu nhiên

Thực hiện và duy trì các quan hệ đối tác chuỗi cung ứng

Theo dõi đánh giá các nhà cung cấp

Hình 2.5: Các bước lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics (Guoyi Xiu,
Xiaohua Chen, 2012)

Bài nghiên cứu sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá bao gồm 5 chỉ tiêu
cấp hai và 21 chỉ tiêu cấp ba và ý nghĩa của chúng được thể hiện qua bảng sau :

28
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Bảng 2.2: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu cấp 3
cấp 1 (first cấp 2 (second (third level indicators)
level level
indicators) indicators)

Sự lựa chọn Khả năng hoạt - Khả năng vận chuyển và phân phối

nhà cung cấp động (Transport and distribution capabilities)


dịch vụ (Operational - Khả năng lưu giữ (Storage Capability).
logistics (The Capability) - Khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia
third party tăng (Ability providing value-addedservices)
logistics - Mức độ thông tin (Level of information)
provider - Khả năng cá nhân hóa (Ability of
selection) personalize)

Dịch vụ - Hiệu quả quy trình đặt hàng (Order


processing efficiency)
(Service
- Sự chính xác trong phân phối (Delivery
levels)
accuracy)
- Thời gian chuyển hàng (Time shipping rate)
- Thời gian giao hàng (Time delivery rate)
- Mức độ thỏa mãn của khách hàng
(Customer satisfaction)
- Mạng lưới phủ sóng (Network coverage)

Giá (Price - Giá của các dịch vụ cơ bản (Prices of basic


services)
Level)
- Giá khác (Variable price)

Tiềm năng - Văn hóa doanh nghiệp (Corporate culture)

phát triển - Uy tín doanh nghiệp (Corporate reputation)

(Development - Khả năng quản trị (Management level)


- Chất lượng đội ngũ nhân viên(Staff quality)

29
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

potential ) - Khả năng cải tiến công nghệ (Technological


innovation capability)

Các hoạt động - Vấn đề ô nhiễm khí thải (Pollutant

xanh (Green emissions)

Level) - Tiêu thụ năng lượng (Energy consumption)


- Tái sử dụng nguồn lực (Reuse of resources)

 Banomyong, Ruth ; Supatn, Nucharee (2011)

Nghiên cứu của Banomyong, Ruth; Supatn, Nucharee (2011) về “Lựa


chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Thái Lan: quan điểm một chủ hàng”.

Một mô hình hồi quy được phát triển để hiểu được những yếu tố đó sẽ ảnh
hưởng đến quá trình ra quyết định khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
của các chủ hàng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình ra quyết định khi
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các chủ hàng chịu ảnh hưởng bởi 6
yếu tố là: Sự tin cậy; Đáp ứng; Sự bảo đảm; Đồng cảm; Cơ sở vật chất kỹ thuật;
Giá cả.

Sự tin cậy

Đáp ứng

Sự bảo đảm Quyết định lựa


chọn nhà cung
cấp dịch vụ
Đồng cảm
logistics

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Giá cả

Hình 2.6: Mô hình Các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
nhà cung cấp dịch vụ logistics (Banomyong, Ruth ; Supatn, Nucharee, 2011)

30
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

2.5.2 Các mô hình nghiên cứu trong nước

 Trần Minh Chính (2014)

Nghiên cứu “Các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà cung
cấp dịch vụ Logistics tại TP.HCM”, tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics tại TP.HCM bao gồm: Độ tin
cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp.

Độ tin cậy

Sự đáp ứng

Quyết định chọn


Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà cung cấp dịch
vụ logistics

Giá cả

Hình ảnh nhà cung cấp

Hình 2.7: Các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định chọn nhà cung cấp
dịch vụ Logistics tại TP.HCM (Trần Minh Chính, 2014)

2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết

2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Từ cơ sở lý thuyết về dịch vụ logistics và hành vi mua khách hàng tổ


chức, cùng các mô hình nghiên cứu và thang đo của các nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan, tác giả xây dựng mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương” dựa
trên sự kế thừa có điều chỉnh mô hình Banomyong, Ruth; Supatn, Nucharee
(2011) do bối cảnh nghiên cứu thay đổi. Theo đó, mô hình nghiên cứu đề xuất
bao gồm 6 thành phần: Độ tin cậy [kết hợp yếu tố Sự tin cậy và Sự bảo đảm
trong mô hình Banomyong, Ruth; Supatn, Nucharee (2011)]; Sự đáp ứng [kết

31
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

hợp yếu tố Đáp ứng và Đồng cảm trong mô hình Banomyong, Ruth; Supatn,
Nucharee (2011)]; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp;
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Trong đó, Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics được đo lường bởi các nhân tố: Độ tin cậy;
Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp. Mối quan
hệ này được minh họa rõ ràng hơn bởi mô hình dưới đây:

Độ tin cậy
H1+
Sự đáp ứng
H2+
Quyết định lựa
Cơ sở vật chất kỹ thuật H3+ chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics
H4-
Giá cả
H5+
Hình ảnh nhà cung cấp

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bảng 2.2: Bảng thống kê các yếu tố của mô hình nghiên cứu đề xuất:

Yếu tố Mô tả Các tham khảo


Lòng tin của khách hàng đối với nhà Banomyong, Ruth ;
Supatn, Nucharee
Độ tin cậy cung cấp, cũng như sự đảm bảo về
(2011)
chất lượng dịch vụ.

Khả năng thỏa mãn những yêu cầu Banomyong, Ruth ;


Supatn, Nucharee
của khách hàng cũng như sự thấu (2011)
Sự đáp ứng;
hiểu và nắm bắt nhu cầu khách hàng
của nhà cung cấp.

32
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Là toàn bộ phương tiện vật chất, kỹ Banomyong, Ruth ;


Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà cung cấp sử dụng nhằm Supatn, Nucharee
thuật; đáp ứng yêu cầu khách hàng trong (2011)
quá trình cung cấp dịch vụ.

Là chi phí mà khách hàng phải trả Banomyong, Ruth ;


Giá cả cho dịch vụ chính cũng như các dịch Supatn, Nucharee
vụ bổ sung. (2011)

Gronroos (1984)
Hình ảnh nhà cung Là một tập hợp các hình ảnh của nhà
cấp cung cấp trong tâm trí khách hàng.

Banomyong, Ruth ;
Quyết định lựa Là quyết định lựa chọn sử dụng dịch Supatn, Nucharee
chọn nhà cung cấp vụ logistics của nhà cung cấp cụ (2011)
dịch vụ logistics thể.

2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu

 Độ tin cậy

Độ tin cậy đề cập đến lòng tin của khách hàng đối với nhà cung cấp, cũng
như sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Theo Banomyong, Ruth ; Supatn,
Nucharee (2011), đây là yếu tố then chốt để khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ
logistics của bất kỳ nhà cung cấp. Đặc biệt tại thị trường logistics Bình Dương đa
phần các doanh nghiệp logistics đều là doanh nghiệp nhỏ, tuổi đời hoạt động
chưa cao, nên yếu tố niềm tin sẽ có ảnh hưởng không nhỏ trong việc quyết định
lựa chọn của khách hàng. Do đó ,tác giả đề ra giả thuyết:
 H1: Độ tin cậy có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định lựa chọn
nhà cung cấp dịch vụ logistics.

 Sự đáp ứng

Sự đáp ứng đề cập đến khả năng thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng
cũng như sự thấu hiểu và nắm bắt nhu cầu khách hàng của nhà cung cấp. Đặc
biệt trong lĩnh vực logistics thì khả năng đáp ứng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ
trong việc quyết định lựa chọn của khách hàng. Tại thị trường logistics Bình

33
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Dương đa phần các doanh nghiệp logistics đều là doanh nghiệp nhỏ, trình độ
công nghệ còn hạn chế. Nên đây là yếu tố cần xem xét khi đánh giá sự lựa chọn
khách hàng khi sử dụng dịch vụ logistics của bất kỳ nhà cung cấp. Do đó ,tác giả
đề ra giả thuyết:
 H2: Sự đáp ứng có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Là toàn bộ phương tiện vật chất, kỹ thuật nhà cung cấp sử dụng nhằm đáp
ứng yêu cầu khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên hiện nay, tại
thị trường logistics Bình Dương đa phần phương tiện vật chất, kỹ thuật của các
nhà cung cấp là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật,
thiếu các thiết bị xếp dỡ container hiện đại,... Nên đây là yếu tố cần xem xét khi
đánh giá sự lựa chọn khách hàng khi sử dụng dịch vụ logistics của bất kỳ nhà
cung cấp. Do đó ,tác giả đề ra giả thuyết:
 H3: Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

 Giá cả

Là chi phí mà khách hàng phải trả cho dịch vụ chính cũng như các dịch vụ
bổ sung. Bởi sản phấm dịch vụ có tính vô hình nên thường rất khó để đánh giá
trước khi mua, giá cả thường được xem như công cụ thay thế mà nó ảnh hưởng
vào mức độ hài lòng về dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng. Nên đây là yếu tố
cần xem xét khi đánh giá sự lựa chọn khách hàng khi sử dụng dịch vụ logistics
của bất kỳ nhà cung cấp. Do đó ,tác giả đề ra giả thuyết:
 H4: Giá cả có tác động ngược chiều (-) đối với Quyết định lựa chọn
nhà cung cấp dịch vụ logistics.

 Hình ảnh nhà cung cấp

Là một tập hợp các hình ảnh của nhà cung cấp trong tâm trí khách hàng.
Nó chính là tổng hợp các niềm tin mà nhà cung cấp đã tạo dựng được trong lòng

34
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

khách hàng. Hình ảnh có tầm quan trọng tột bậc đối với tất cả các hãng cung ứng
dịch vụ bởi vì khách hàng có thể thấy được hình ảnh và nguồn lực của hãng trong
quá trình giao dịch mua bán. Nên đây là yếu tố cần xem xét khi đánh giá sự lựa
chọn khách hàng khi sử dụng dịch vụ logistics của bất kỳ nhà cung cấp. Do đó
,tác giả đề ra giả thuyết:
 H5: Hình ảnh nhà cung cấp có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

2.7 Tóm tắt chương 2

Trong chương này tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về dịch vụ logistics
và hành vi mua khách hàng tổ chức, cùng các mô hình nghiên cứu và thang đo
của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan. Dựa trên những cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu này, tác giả xây dựng mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương”
sẽ bao gồm 6 khái niệm. Trong đó, Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương được đo lường bởi
các yếu tố thành phần: Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả;
Hình ảnh nhà cung cấp.

35
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Các thông tin cần thu thập

− Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương với thang đo gồm 5 yếu tố: Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật
chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp.

− Thông tin về thái độ của các nhà quản lý doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Dương về các nhà cung cấp dịch vụ logistics.

− Thông tin về các doanh nghiệp: hình thức sở hữu.

3.2. Nguồn thông tin thu thập

Nguồn thông tin sơ cấp:

− Là nguồn thông tin từ phỏng vấn sâu dùng cho nghiên cứu định tính
với các cán bộ quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ logistics trên địa
bàn tỉnh Bình Dương.

− Nguồn thông tin từ phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát dùng
cho nghiên cứu định lượng đối với các nhà quản lý có quyền quyết
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc các hình thức sở hữu: Công ty Cổ
phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty tư nhân; Công ty vốn
đầu tư nước ngoài.

Nguồn thông tin thứ cấp: là nguồn thông tin thu được từ dữ liệu khảo sát
định lượng sau khi chúng được tổng hợp và xử lý đáp ứng mục tiêu nghiên cứu
đã đề ra.

Cách tiếp cận: trực tiếp.

− Đối với những đối tượng thảo luận khảo sát định tính sẽ được thực
hiện tại nơi làm việc nhằm tạo sự thuận tiện cho đối tượng khảo sát.

36
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

− Đối với khảo sát định lượng để đảm bảo độ tin cậy, khách quan và tính
chính xác của mẫu, đối tượng khảo sát sẽ được phỏng vấn bằng bảng
câu hỏi tại nơi làm việc, gửi qua Google mail và Yahoo Messenger
mời khảo sát.

3.3. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 giai đoạn chính là:

− Nghiên cứu định tính: nhằm xây dựng và hoàn thiện bảng phỏng vấn: từ
mục tiêu ban đầu, dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi
định tính. Tiếp đến sẽ phỏng vấn sâu với 10 cán bộ quản lý của các nhà
cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm hiệu chỉnh
bảng phỏng vấn cho phù hợp với tình hình thực tế.

− Nghiên cứu định lượng:

• Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thiết kế bảng


câu hỏi.

• Trước tiên, khảo sát sơ bộ, tiến hành phỏng vấn 30 đáp viên để phát
hiện những sai sót trong bảng câu hỏi sơ bộ chắt lọc từ nghiên cứu
định tính. Sau tiếp tục điều chỉnh những sai sót để có bảng phỏng
vấn chính thức và tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức.

• Giai đoạn tiếp theo, tiến hành khảo sát chính thức, có 168 bảng câu
hỏi khảo sát đã được gởi đi và kết quả thu được 165 bảng trả lời
trong đó có 150 bảng hợp lệ. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp
thống kê, phân tích dữ liệu dựa trên những thông tin thu được từ
cuộc khảo sát.

Xữ lý số liệu thống kê bằng SPSS 16:

37
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

− Kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của
các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến hệ số
Cronbach’s Alpha nhỏ không phù hợp.

− Phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định
Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) kiểm tra sự tương quan trong tổng
thể, hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA,
hệ số tải nhân tố (Factor loading) kiểm tra tương quan giữa các biến và
nhân tố, chỉ số Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích
bởi nhân tố.

− Phân tích hồi quy tuyến tính Linear Regression phân tích mối tương quan
của các nhân tố và Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

− Phân tích sâu ANOVA xác định sự khác biệt giữa các thành phần theo
thông tin doanh nghiệp.

Quy trình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết ban đầu, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính
(thảo luận nhóm), nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng thang đo, tiếp theo là nghiên
cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua thu thập thông tin từ phía
người tiêu dùng với bảng câu hỏi khảo sát. Từ thông tin thu thập được tiến hành
thống kê, phân tích dữ liệu. Quá trình này, được thực hiện từng bước theo trình tự
như quy trình sau:

38
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu định


Cơ sở lý thuyết Thang đo 1
tính

Nghiên cứu định lượng Thang đo 2 Điều chỉnh


sơ bộ

Điều chỉnh Thang đo


chính thức

Nghiên cứu định lượng

Kiểm định độ tin cậy


Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố


khám phá EFA

Phân tích hồi quy, Phân


tích kết quả.

Kiểm định T-test, Phân


tích sâu ANOVA

Viết báo cáo nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.4. Nghiên cứu định tính

Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá các ý tưởng, bổ sung và
điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình.
Trong giai đoạn này, người nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với

39
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

các đối tượng được chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được
đặc trưng của tập hợp mẫu quan sát.

Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là những cán bộ
quản lý của các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn
tỉnh Bình Dương. Họ là những người thường xuyên quản lý các hoạt động cho
các nhà cung cấp dịch vụ logistics nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin
thực tế hết sức quan trọng.

Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng thảo luận tay đôi theo
một dàn bài được chuẩn bị sẵn.

Nội dung thảo luận: trao đổi về các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics, các biến quan sát cho từng
thang đo các thành phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất.
(Tham khảo phần phụ lục)

Thời gian phỏng vấn được tiến hành 1 – 2 giờ.

Trình tự tiến hành:

1) Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn sâu.

2) Tiến hành thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với từng đối tượng
được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan:

− Ý kiến từ các nhà quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ logistics về thái
độ của khách hàng doanh nghệp về dịch vụ.

− Những yếu tố nào ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

− Ý kiến bổ sung, loại bỏ các yếu tố nhằm xây dựng thang đo phù hợp của
các đối tượng tham gia thảo luận.

3) Sau khi phỏng vấn hết các đối tượng, dựa trên thông tin thu được, tiến
hành điều chỉnh bảng câu hỏi.

40
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

4) Dữ liệu sau khi hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia
một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi
thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm
thấy sự thay đổi gì mới.

Cuối cùng đáp viên sẽ cùng với tác giả thảo luận nhóm nhằm đánh giá,
hiệu chỉnh lại nội dung thang đo một lần nữa nhằm xây dựng thang đo hoàn
chỉnh.

Kết quả nghiên cứu:

Sau quá trình thảo luận chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến về các nhân tố
ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tác giả thu được kết quả như sau:

Các đối tượng đáp viên đều đồng ý thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng
đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics giống đề xuất ban đầu
của tác giả đó là: Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình
ảnh nhà cung cấp. bên cạnh đó, theo đánh giá của các đáp viên thì yếu tố Giá cả
sẽ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics.

Sau khi thảo luận nhóm với chuyên gia, phỏng vấn khách hàng tác giả tập
hợp lại và thảo luận với ý kiến chuyên gia lần nữa để hiệu chỉnh thang đo.

Tóm lại từ kết quả nghiên cứu định tính đã giúp tác giả hiệu chỉnh thang
đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu như sau:

− Hiệu chỉnh từ ngữ trong các thang đo để dễ hiểu hơn.

− Kết hợp 1 biến quan sát và loại bỏ 1 biến quan sát làm gọn bảng câu hỏi
khảo sát (cụ thể được trình bày trong phần thang đo, phụ lục).

− Thêm vào các biến gạn lọc đối tượng và thông tin về doanh nghiệp (lĩnh
vực hoạt động, ) để phân loại.

41
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

3.5. Thang đo

Trong nghiên cứu này sử dụng các khái niệm: Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ
sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp; Quyết định lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics.

Cụ thể để đo lường các khái niệm có trong mô hình, tác giả sử dụng các
thang đo như sau:

− Các biến quan sát của các khái niệm sẽ được đo bằng thang đo Likert 5
điểm (Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung hòa (trung bình),
Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý).

− Riêng những biến phân loại thông tin về các doanh nghiệp: hình thức sở
hữu sử dụng thang đo định danh.

a) Thang đo Độ tin cậy

Độ tin cậy đề cập đến lòng tin của khách hàng đối với nhà cung cấp, cũng
như sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Dựa trên thang đo Banomyong, Ruth ;
Supatn, Nucharee (2011), cùng những lý luận về nhân tố Độ tin cậy tác giả đưa
ra thang đo gồm 6 biến quan sát thể hiện qua các khía cạnh như: (1) có khả năng
theo dõi vận chuyển hàng hóa tốt, (2) luôn cung cấp dich vụ đáng tin cậy ( thực
hiện đúng cam kết và giao nhận hàng đúng hạn), (3) luôn đảm bảo giữ bí mật
thông tin của khách hàng, (4) đảm bảo an toàn hàng hóa; (5) luôn bảo đảm độ
chính xác trong chứng từ; (6) xuất hóa đơn hàng tháng đúng hạn. Sau nghiên cứu
định tính, thang đo khái niệm Độ tin cậy được giữ nguyên về số lượng biến
nhưng về từ ngữ đã được hiệu chỉnh rõ ràng và ngắn gọn. Như vậy, thang đo về
Độ tin cậy sẽ bao gồm 6 biến quan sát tương ứng với các phát biểu như sau:

Bảng 3.1 Bảng phát biểu thang đo Độ tin cậy

Mã biến Phát biểu

ĐTC1 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm bảo cung cấp dịch
vụ đúng cam kết và giao nhận hàng đúng hạn.

42
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

ĐTC2 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn có khả năng theo dõi
vận chuyển hàng hóa tốt.

ĐTC3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm bảo giữ bí mật
thông tin của khách hàng

ĐTC4 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm bảo an toàn hàng
hóa.

ĐTC5 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn bảo đảm độ chính xác
trong chứng từ.

ĐTC6 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn xuất hóa đơn hàng
tháng đúng hạn

b) Thang đo Sự đáp ứng

Sự đáp ứng đề cập đến khả năng thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng
cũng như sự thấu hiểu và nắm bắt nhu cầu khách hàng của nhà cung cấp. Dựa
trên thang đo Banomyong, Ruth ; Supatn, Nucharee (2011), cùng những lý luận
về nhân tố Sự đáp ứng tác giả đưa ra thang đo gồm 8 biến quan sát thể hiện qua
các khía cạnh như: (1) tác phong làm việc của nhân viên nhiệt tình và chuyên
nghiệp; (2) cung cấp đa dạng dịch vụ; (3) thường xuyên cập nhập giá cả và thông
tin dịch vụ gia tăng; (4) luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng; (5) dịch vụ hỗ trợ
khách hàng tốt; (6) thủ tục ngắn gọn; (7) điều khoản thanh toán đơn giản; (8)
mức độ bao phủ toàn cầu. Sau nghiên cứu định tính để làm gọn thang đo hơn tác
giả kết hợp giữa 2 biến quan sát là thủ tục ngắn gọn và điều khoản thanh toán
đơn giản vào với nhau. Bên cạnh đó, tác giả còn loại bỏ biến quan sát luôn đáp
ứng yêu cầu của khách hàng. Như vậy, thang đo khái niệm Sự đáp ứng sẽ bao
gồm 6 biến quan sát tương ứng với các phát biểu như sau:

Bảng 3.2 Bảng phát biểu thang đo Sự đáp ứng

Mã biến Phát biểu

SĐƯ1 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại sở hữu đội ngũ nhân viên vui

43
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

vẻ, nhiệt tình và có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

SĐƯ2 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại cung cấp đa dạng dịch vụ
đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

SĐƯ3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn thường xuyên cập nhập
giá cả và thông tin dịch vụ gia tăng.

SĐƯ4 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có dịch vụ hỗ trợ khách hàng
tốt.

SĐƯ5 Thủ tục, điều khoản thanh toán về dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ
logistics hiện tại luôn ngắn gọn và đơn giản.

SĐƯ6 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có mức độ bao phủ toàn cầu.

c) Thang đo Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ phương tiện vật chất, kỹ thuật nhà cung
cấp sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Dựa trên thang đo Banomyong, Ruth ; Supatn, Nucharee (2011), cùng những lý
luận về nhân tố Cơ sở vật chất kỹ thuật tác giả đưa ra thang đo gồm 4 biến quan
sát thể hiện ở các khía cạnh như: (1) có hệ thống trang thiết bị hiện đại; (2) có địa
điểm giao dịch thuận tiện; (3) có phương tiện vận chuyển đa dạng, an toàn, đảm
bảo; (4) có hệ thống lưu giữ hàng hóa tốt (kho hàng, container…). Sau nghiên
cứu định tính thang đo được giữ nguyên về số lượng biến nhưng về từ ngữ đã
được điều chỉnh ngắn gọn dễ hiển hơn. Như vậy, thang đo khái niệm Cơ sở vật
chất kỹ thuật sẽ bao gồm 4 biến quan sát tương ứng với các phát biểu như sau:

Bảng 3.3 Bảng phát biểu thang đo Cơ sở vật chất kỹ thuật

Mã biến Phát biểu

CSVCKT1 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có hệ thống trang thiết bị
hiện đại.

CSVCKT2 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có địa điểm giao dịch thuận

44
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

tiện.

CSVCKT3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có phương tiện vận chuyển
đa dạng, an toàn, đảm bảo.

CSVCKT4 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có hệ thống lưu giữ hàng
hóa tốt (kho hàng, container…)

d) Thang đo Giá cả

Giá cả đề cập đến chi phí mà khách hàng phải trả cho dịch vụ chính cũng
như các dịch vụ bổ sung. Dựa trên thang đo Banomyong, Ruth ; Supatn,
Nucharee (2011), cùng những lý luận về nhân tố Giá cả tác giả đưa ra thang đo
gồm 4 biến quan sát thể hiện ở các khía cạnh như: (1) luôn có mức giá cạnh
tranh; (2) chi phí các dịch vụ bổ sung hợp lý; (3) luôn có các chương trình
khuyến mãi thu hút; (4) có chính sách giá rõ ràng, hợp lý. Sau nghiên cứu định
tính thang đo được giữ nguyên về số lượng biến nhưng về từ ngữ đã được điều
chỉnh ngắn gọn dễ hiển hơn. Do đó, thang đo lường khái niệm Giá cả sẽ bao gồm
4 biến quan sát và tương ứng các phát biểu như sau:

Bảng 3.4 Bảng phát biểu thang đo Giá cả

Mã biến Phát biểu

GC1 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có chính sách giá rõ ràng,
hợp lý

GC2 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đưa ra mức giá cạnh
tranh

GC3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đưa ra mức chi phí các
dịch vụ bổ sung hợp lý

GC4 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn có các chương trình
khuyến mãi thu hút.

e) Thang đo Hình ảnh nhà cung cấp

45
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Hình ảnh nhà cung cấp ở đây đề cập đến một tập hợp các hình ảnh của
nhà cung cấp trong tâm trí khách hàng. Dựa trên thang đo Gronroos (1984), cùng
những lý luận về nhân tố Hình ảnh nhà cung cấp tác giả đưa ra thang đo gồm 4
biến quan sát thể hiện ở các khía cạnh như: (1) có uy tín trên thị trường; (2)
không có hiện tượng hàng hóa bị thiệt hại khi vận chuyển; (3) luôn hoạt động
hướng đến khách hàng; (4) luôn nhận được phản hồi tốt từ khách hàng. Sau
nghiên cứu định tính thang đo được giữ nguyên về số lượng biến nhưng về từ
ngữ đã được điều chỉnh ngắn gọn dễ hiển hơn. Do đó, thang đo lường khái niệm
Hình ảnh nhà cung cấp sẽ bao gồm 4 biến quan sát và tương ứng các phát biểu
như sau:

Bảng 3.5 Bảng phát biểu thang đo Hình ảnh nhà cung cấp

Mã biến Phát biểu

HANCC1 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại là nhà cung cấp có uy tín
hàng đầu trên thị trường.

HANCC2 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại không có hiện tượng hàng
hóa bị thiệt hại khi vận chuyển.

HANCC3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn nhận được phản hồi tốt
từ khách hàng

HANCC4 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn hoạt động hướng đến
khách hàng.

f) Thang đo Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics

Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics là quyết định lựa chọn
sử dụng dịch vụ logistics của nhà cung cấp cụ thể. Dựa trên thang đo
Banomyong, Ruth ; Supatn, Nucharee (2011), cùng những lý luận về nhân tố
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tác giả đưa ra thang đo gồm 3
biến quan sát thể hiện ở các khía cạnh như được thể hiện qua các khía cạnh: (1)
luôn hài lòng nhà cung cấp hiện tại; (2) không có ý định lựa chọn nhà cung cấp

46
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

khác thay thế trong tương lai; (3) là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp; (4) giới
thiệu với các đối tác khác. Sau nghiên cứu định tính thang đo được giữ nguyên về
số lượng biến nhưng về từ ngữ đã được điều chỉnh ngắn gọn dễ hiển hơn. Như
vậy, thang đo Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ bao gồm 4
biến quan sát tương ứng với các phát biểu sau:

Bảng 3.6 Bảng phát biểu thang đo Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics

Mã biến Phát biểu

QĐLCNCC1 Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn là lựa chọn hàng đầu
cho doanh nghiệp chúng tôi.

QĐLCNCC2 Doanh nghiệp tôi luôn hài lòng với nhà cung cấp dịch vụ logistics
hiện tại.

QĐLCNCC3 Doanh nghiệp tôi không có ý định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics khác thay thế trong tương lai.

QĐLCNCC4 Doanh nghiệp tôi tự tin giới thiệu nhà cung cấp dịch vụ logistics
hiện tại với các đối tác khác.

3.6. Nghiên cứu định lượng

3.6.1. Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu

Khung chọn mẫu của đề tài là: các nhà quản lý có quyền quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương thuộc các hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu
hạn; Công ty tư nhân; Công ty vốn đầu tư nước ngoài.

“Không có điều gì đảm bảo rằng phương pháp chọn mẫu xác suất là có kết
quả chính xác hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Những gì người đi trước
cho chúng ta biết là khi chọn mẫu theo xác suất thì độ sai số của mẫu đo lường
được còn phi xác suất thì không” (Kinnear và Taylor, p.207). Do vậy đề tài này
sẽ chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện.

47
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Theo Hair và cộng sự (1992) số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải
lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với biến ít nhất là 5/1, tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 -
10/1.

Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định lượng
được thực hiện theo con số kinh nghiệm = (số biến cần đo) x 6 (ước lượng có 28
biến ~ 168 mẫu khảo sát).

Việc thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Bảng câu
hỏi sẽ được tác giả gởi đi với nhiều hình thức: thiết kế bảng câu hỏi gửi đến đối
tượng khảo sát trả lời và thông tin trả lời được ghi vào cơ sở dữ liệu, phát bảng
câu hỏi đã được in sẵn trực tiếp đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau
khi hoàn tất.

Phạm vi khảo sát: trong địa bàn tỉnh Bình Dương.

Thời gian: từ 01/11/2014 – 31/12/2014.

Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có 168 bảng câu hỏi khảo sát được tác
giả phát ra. Sau cuộc khảo sát tác giả thu được 160 phản hồi từ các đáp viên
trong đó có 150 bảng trả lời hợp lệ. Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát định lượng
được tóm tắt như sau:

Bảng 3.7 Tỷ lệ hồi đáp


Hình thức thu thập dữ liệu Số lượng Số lượng Tỷ lệ Số
phát phản hồi hồi đáp lượng
hành hợp lệ
In và phát bảng câu hỏi trực tiếp. 68 65 96% 60
Gởi qua Facebook, Google mail và
100 95 95% 90
Yahoo Messenger.
Tổng 168 160 95% 150

48
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

3.6.2. Phân tích dữ liệu

Sau khi được thu thập, các bảng trả lời được kiểm tra và loại đi những
bảng không đạt yêu cầu. Sau đó chúng được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ
liệu bằng SPSS for Windown 16. Với phần mềm SPSS, thực hiện phân tích dữ
liệu thông qua các công cụ như thống kê mô tả, bảng tần số, kiểm định độ tin cậy
của các thang đo, phân tích khám phá, hồi quy, kiểm định T-test và phân tích sâu
ANOVA.

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo:

Đối với thang đo trực tiếp, để đo lường độ tin cậy thì chỉ số độ thống nhất
nội tại thường được sử dụng chính là hệ số Cronbach Alpha (nhằm xem xét liệu
các câu hỏi trong thang đo có cùng cấu trúc hay không). Hệ số Cronbach’s Alpha
càng lớn thì độ nhất quán nội tại càng cao. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến
không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và
Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết
với nhau hay không nhưng không cho biết các biến nào cần phải loại bỏ và biến
nào cần được giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến – tổng để
loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ
tin cậy thang đo trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy là từ
0.6 trở lên và hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3.

Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu
tố quan sát thành những yếu tố chính (gọi là các nhân tố) dùng trong phân tích,
kiểm định tiếp theo. Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn
chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích
nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo.

49
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết, mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương” sử dụng 28 biến quan
sát cho phân tích nhân tố EFA và việc thực hiện tiến hành theo các bước sau:

− Đối với các biến quan sát đo lường 5 khái niệm thành phần và khái niệm
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp
đều là các thang đo đơn hướng nên sử dụng phương pháp trích nhân tố
Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các
yếu tố có EigenValues lớn hơn 1.

Phân tích hồi quy đa biến

− Phân tích tương quan:

Các thang đo đã qua đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương
quan Pearson. Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa các biến phụ
thuộc và biến độc lập nhằm khẳng định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến này
và khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Hệ số tương quan
Pearson (r) có giá trị trong khoảng (-1,+1). Giá trị tuyệt đối của r càng tiến đến 1
khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai
biến không có quan hệ tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).

− Phân tích hồi quy đa biến:

Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mô
hình hóa mối quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các
biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.

3.7. Sơ lược về địa bàn tỉnh Bình Dương

Với tọa độ địa lý 10o51' 46" - 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ
P P P P P P P P

Đông (nguồn Sở KHCN), Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: Phía Bắc

50
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp
tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền
Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công
nghiệp năng động của cả nước.

Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên
nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1800mm-2000mm. Nhiệt độ
trung bình hằng năm là 26,5oC.
P P

Diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước,
khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.482.636 người (1/4/2009),
mật độ dân số khoảng 550 người/km2. Gồm 7 đơn vị hành chính trực
thuộc, trong đó thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của
tỉnh.

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh
tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy
qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao,
GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực,
công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ
công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%.

51
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập
trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài
nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.

Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và
chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển
bền vững, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á.

 Mục tiêu phát triển

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát
triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát
triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ.
Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững
giai đoạn sau năm 2015;

Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh,
toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các
vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân.

 Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

Tỷ lệ đô thị hoá đạt 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Dự báo, dân số
đô thị năm 2020 là 1,5 triệu người. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô
thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình
Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hoà trở thành đại
đô thị của cả nước.

Năm 2020, dự kiến toàn Tỉnh có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích
9.360,5 ha và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.

 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

52
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Giao thông: Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ
thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị
Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục
giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình
Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ
Phước - Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục
cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân - Tân Hưng - Hưng Hòa...
Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông
Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục
vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.

Cấp điện, cấp nước: Đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống cấp điện,
cấp nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu
công nghiệp và đô thị tập trung. Tốc độ tăng trưởng điện năng tăng trung bình
24%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và giảm xuống còn 13%/năm giai đoạn 2011-
2015. Tổng nhu cầu điện năng tiêu thụ 6.700 GWh đến năm 2010 và 12.400
GWh đến 2015. Thành phần phụ tải cho sản xuất và tiêu dùng khoảng 20% thời
kỳ đến 2015 và 18% thời kỳ đến 2020. Thành phần phụ tải phục vụ phát triển các
ngành dịch vụ khoảng 36% thời kỳ 2006 - 2015 và ổn định 30% thời kỳ sau
2015. Đến năm 2010, ngành nước phải xử lý 247.000 m3/ngày đêm và đến năm
P P

2020 xử lý 462.000 m3/ngày đêm. Bảo đảm 95 - 97% hộ nông thôn được dùng
P P

điện và nước sạch năm 2010 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.

Thông tin liên lạc: Phát triển ngành bưu chính viễn thông hiện đại, đồng
bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật số hoá và tự động hoá nhằm bảo đảm thông tin thông
suốt toàn tỉnh, gắn kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 Đặc điểm của các doanh nghiệp logistics tại Bình Dương: Quy mô doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, kinh doanh manh mún:

Hiện tại, trên địa bàn có khoảng gần 200 doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực logistics. Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm
với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, các

53
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

doanh nghiệp logistics tại Bình Dương hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị
trường logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công
đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Ngành công nghiệp logistics của Bình
Dương hiện vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, phần lớn của hệ thống logistics chưa
được thực hiện ở một cách thức thống nhất.

Về cơ cấu có khoảng 18% là công ty nhà nước, 70% là công ty tư nhân,


10% là không đăng ký và 2% là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài . Theo ước
tính, mặc dù chỉ chiếm 2% tổng số doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30-35% thị phần của thị trường.

Thị trường dịch vụ logistics tại Bình Dương rất phân tán, điều này dẫn đến
mức độ cạnh tranh ngành rất cao. Hơn thế nữa, do áp lực cạnh tranh và thiếu hẳn
những dịch vụ giá trị gia tăng, giá trở thành công cụ cạnh tranh chính của các
doanh nghiệp giao nhận và logistics.

3.8. Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày chi tiết phần thiết kế nghiên cứu, phương pháp thực
hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương
pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm giữa người nghiên cứu và đối
tượng tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính giúp chỉnh sửa mô hình
còn lại 28 biến quan sát đo lường cho 6 khái niệm trong mô hình. Nghiên cứu
chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn
với bảng câu hỏi. Chương 3 cũng trình bày các phần liên quan đến quá trình
nghiên cứu như: thông tin cần thu thập, xây dựng thang đo, thiết kế mẫu, giới
thiệu kỹ thuật và yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu. Kết quả khảo sát định lượng
thu thập được 165 phản hồi từ các đáp viên trong tổng thể 168 bảng câu hỏi gởi
đi, đạt tỷ lệ hồi đáp 95%. Trong đó có 150 bảng trả lời hợp lệ. Bên cạnh đó tác
giả còn giới thiệu sơ lược về địa bàn tỉnh Bình Dương.

54
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Thống kê mô tả

4.1.1. Thống kê mô tả mẫu

Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện dưới hình thức bảng câu
hỏi khảo sát. Sau khi loại bỏ những bảng trả lời không hợp lệ (do thiếu các thông
tin quan trọng hoặc có độ tuổi không phù hợp với điều kiện khảo sát), còn lại 150
bảng hợp lệ được tổng hợp và đưa vào phân tích định lượng. Những thông tin
này được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 4.1 Thông tin mẫu

Nhân tố Đặc điểm Tỷ lệ% Tần số

Công ty Cổ phần 32.0 48

Hình thức sở Công ty trách nhiệm hữu hạn 26.0 39


hữu doanh Công ty tư nhân 20.7 31
nghiệp
Công ty vốn đầu tư nước 21.3 32
ngoài

Tổng 100% 150

Thường xuyên 36.0 54


Mức độ sử dụng
Thỉnh thoảng 34.7 52
dịch vụ logistics
Ít 29.3 44

Tổng 100% 150

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

Trong 150 đối tượng khảo sát thì:

− Theo Hình thức sở hữu thì nhóm thuộc Công ty Cổ phần chiếm nhiều
nhất với 32%, kế đến là nhóm Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm

55
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

26%, nhóm Công ty vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21.3%, cuối cùng là
nhóm Công ty tư nhân chiếm 20.7%.

− Theo Mức độ sử dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp thì mẫu
tương đối đều không có sự chênh lệch quá lớn giữa các nhóm, trong đó
nhóm doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics Thường xuyên chiếm
36% còn nhóm doanh nghiệp Thỉnh thoảng sử dụng dịch vụ logistics
chiếm 34.7%, cuối cùng là nhóm doanh nghiệp Ít sử dụng dịch vụ
logistics chiếm 29.3%.

Như vậy, mẫu khảo sát có tính đại diện cho đám đông tương đối cao (mẫu
tổng thể mẫu từng nhóm theo đặc điểm riêng đều đủ lớn để phân tích thống kê vì
đều lớn hơn 30).

4.1.2. Thống kê mô tả các biến

Thang đo cho các khái niệm thành phần tác động đến Quyết định lựa chọn
nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bà tỉnh Bình Dương
bao gồm 24 phát biểu xoay quanh các thành phần: Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở
vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp.

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các thành tố đo lường


Thống kê mô tả
Biến quan N Giá trị Giá trị Trung Độ lệch
sát nhỏ nhất lớn nhất bình chuẩn

Độ tin cậy

ĐTC1 150 1 5 2.61 1.146

ĐTC2 150 1 5 2.57 1.113

ĐTC3 150 1 5 2.45 1.102

ĐTC4 150 1 4 2.60 0.912

ĐTC5 150 1 5 2.47 1.047

ĐTC6 150 1 4 2.63 1.053

56
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Sự đáp ứng

SĐƯ1 150 1 5 2.89 1.094

SĐƯ2 150 1 5 2.81 1.234

SĐƯ3 150 1 5 2.75 1.152

SĐƯ4 150 1 5 2.87 1.032

SĐƯ5 150 1 5 2.89 1.154

SĐƯ6 150 1 5 2.93 0.880

Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSVCKT1 150 1 5 3.01 1.144

CSVCKT2 150 1 5 2.88 1.036

CSVCKT3 150 1 5 2.97 1.138

CSVCKT4 150 1 5 3.04 1.061

Giá cả
GC1 150 1 5 2.81 1.091

GC2 150 1 5 2.87 1.244

GC3 150 1 5 2.82 1.087

GC4 150 1 5 2.84 1.176

Hình ảnh nhà cung cấp


HANCC1 150 1 5 2.98 1.058

HANCC2 150 1 5 3.02 1.261

HANCC3 150 1 5 3.05 1.051

HANCC4 150 1 5 2.95 1.028

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

57
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Qua Bảng thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình các quan sát nằm
trong khoảng [2.45- 3.04] tương đối thấp cho thấy mức độ đồng tình của các đáp
viên đối với các phát biểu chưa cao. Bên cạnh đó, các phát biểu có giá trị thấp
nhất đều thuộc yếu tố cho Độ tin cậy cho thấy theo đánh giá của các đáp viên thì
dịch vụ logistics mà doanh nghiệp của họ sử dụng có độ tin cậy thật sự chưa cao
vẫn còn xãy ra lỗi khiến khách hàng chưa thật sự hài lòng. Đây là những điều mà
các nhà quản lý cần xem xét trong quá trình xây dựng chiến lược hoạt động nhằm
thu hút khách hàng hơn nữa phát triển dịch vụ logistics hơn nữa.

4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Độ tin cậy thang đo được kiểm định với kết quả như sau:

Hình 4.3 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha

Nhân tố Biến quan Giá trị Độ lệch Tương Cronbach


sát trung chuẩn quan biến Alpha nếu
bình tổng biến bị loại
ĐTC1 2.61 1.146 0.670 0.717

ĐTC2 2.57 1.113 0.532 0.754

ĐTC3 2.45 1.102 0.525 0.756

Độ tin cậy ĐTC4 2.60 0.912 0.397 0.783

ĐTC5 2.47 1.047 0.509 0.759

ĐTC6 2.63 1.053 0.575 0.743


Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.786

SĐƯ1 2.89 1.094 0.602 0.805

SĐƯ2 2.81 1.234 0.571 0.813


SĐƯ3 2.75 1.152 0.649 0.795
Sự đáp
ứng SĐƯ4 2.87 1.032 0.529 0.819
SĐƯ5 2.89 1.154 0.583 0.809

SĐƯ6 2.93 0.880 0.731 0.786


Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.832

58
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

CSVCKT1 3.01 1.144 0.751 0.770

CSVCKT2 2.88 1.036 0.649 0.816


Cơ sở vật
chất kỹ CSVCKT3 2.97 1.138 0.664 0.810
thuật
CSVCKT4 3.04 1.061 0.659 0.811

Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.844

GC1 2.81 1.091 0.590 0.741

GC2 2.87 1.244 0.607 0.734


Giá cả
GC3 2.82 1.087 0.570 0.751

GC4 2.84 1.176 0.627 0.722


Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.789
HANCC1 2.98 1.058 0.686 0.832

HANCC2 3.02 1.261 0.692 0.836


Hình ảnh
nhà cung HANCC3 3.05 1.051 0.761 0.803
cấp
HANCC4 2.95 1.028 0.713 0.822

Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.861


QĐLCNCC1 2.89 1.179 0.721 0.727
Quyết định QĐLCNCC2 2.97 1.204 0.574 0.798
lựa chọn
nhà cung QĐLCNCC3 2.89 1.216 0.637 0.768
cấp dịch vụ
logistics QĐLCNCC4 2.90 1.110 0.617 0.778

Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.816


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

Kết quả cho thấy các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê vì hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0,6. Trong đó:

− Hình ảnh nhà cung cấp có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là 0.861 và
hệ số tương quan biến tổng ở mức cho phép 0.686 – 0.761 cho thấy các
biến thành phần có mối quan hệ rất chặt chẽ.

59
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

− Cơ sở vật chất kỹ thuật với Cronbach’s Alpha 0.844 và hệ số tương quan


biến tổng từ 0.649 – 0.751 nên các biến sẽ được giữ lại.

− Sự đáp ứng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.832 với các hệ số tương quan


tổng 0.529 – 0.731.

− Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics với hệ số
Cronbach’s Alpha có giá trị 0.816 và hệ số tương quan tổng 0.574 – 0.721.

− Giá cả cũng có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao 0.789, các biến quan sát
thành phần cũng có hệ số tương quan tổng khá tốt 0.570 – 0.627.

− Cuối cùng là nhân tố Độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố
0.786 và hệ số tương quan biến tổng 0.397 – 0.670.

Như vậy, sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo thì mô hình bao gồm 6 nhân
tố là: Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà
cung cấp và Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Các nhân tố này
sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.3. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 5 biến độc lập:

Mô hình sau khi đánh giá độ tin cậy còn lại 5 biến độc lập là: Độ tin cậy;
Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp với 24 biến
quan sát có ý nghĩa về mặt thống kê. Các biến độc lập này sẽ tiếp tục được đưa
vào kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích EFA cho 5 biến độc lập được thực hiện với giả thuyết H 0 : Các
R R

biến quan sát không có sự tương quan nhau trong tổng thể. Kết quả phân tích thu
được tóm tắt như sau:

 Kiểm định Barlett: Sig = 0.000 < 5%: Bác bỏ giả thuyết H 0 , các biến quan
R R

sát trong phân tích EFA có tương quan với nhau trong tổng thể.

 Hệ số KMO = 0.834 > 0.5: phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu.

60
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

 Có 5 nhân tố được rút trích từ phân tích EFA với:

+ Giá trị EigenValues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu.

+ Giá trị tổng phương sai trích = 61.082% (> 50%): phân tích nhân tố
khám phá đạt yêu cầu. Như vậy, 5 nhân tố được rút trích này giải
thích cho 61.082% biến thiên của dữ liệu.

+ Khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố
đều > 0,3 cho thấy các nhân tố có giá trị phân biệt cao.

Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập
Nhân tố Tên nhân tố
STT Biến quan sát
1 2 3 4 5
1 ĐTC1 0.722

2 ĐTC2 0.614

3 ĐTC3 0.614
Độ tin cậy
4 ĐTC4 0.527

5 ĐTC5 0.739

6 ĐTC6 0.700

7 SĐƯ1 0.637

8 SĐƯ2 0.706

9 SĐƯ3 0.683

Sự đáp ứng
10 SĐƯ4 0.665

11 SĐƯ5 0.650

12 SĐƯ6 0.816

13 CSVCKT1 0.784

14 CSVCKT2 0.771
Cơ sở vật
chất kỹ thuật
15 CSVCKT3 0.709

61
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

16 CSVCKT4 0.814

17 GC1 0.613

18 GC2 0.766

Giá cả
19 GC3 0.655

20 GC4 0.825

21 HANCC1 0.783

22 HANCC2 0.765
Hình ảnh nhà
23 HANCC3 0.826 cung cấp

24 HANCC4 0.759

Eigenvalue 7.425 2.326 1.980 1.564 1.364

Phương sai trích (%) 61.082

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics:

Thang đo về Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics bao gồm
4 biến quan sát. Kết quả phân tích EFA cho thấy:

 4 biến quan sát được nhóm thành 1 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor
loading) đều > 0.5 nên chúng có ý nghĩa thiết thực.

 Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0.3 nên đảm bảo
sự phân biệt giữa các nhân tố.

 Hệ số KMO = 0.779 > 0.5 phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu.

 Thống kê Chi-square của Kiểm định Bartlett đạt giá trị mức ý nghĩa là
0.000. Do vậy, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi
tổng thể. Phương sai trích đạt 64.603% thể hiện rằng 1 nhân tố rút ra giải

62
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

thích được 64.603% biến thiên của dữ liệu nên thang đo rút ra được chấp
nhận. Rút trích nhân tố với Eigenvalue = 2.584 đạt yêu cầu.

Bảng 4.5 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc

STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố

1 QĐLCNCC1 0.863 Quyết định lựa

QĐLCNCC2 0.753 chọn nhà cung cấp


2
dịch vụ logistics
3 QĐLCNCC3 0.806

4 QĐLCNCC4 0.789

Eigenvalue 2.584

Phương sai trích (%) 64.603

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA) mô hình lý thuyết:
U

Dựa vào kết quả phân tích EFA, các nhân tố rút trích ra của các giả thuyết
nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu. Do đó, mô hình nghiên cứu gồm 5 biến thành
phần Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà
cung cấp dùng để đo lường cho biến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics được chấp nhận.

4.4. Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo

Như kết quả phân tích ở trên thì không có sự thay đổi trong thành phần
ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Mô hình
nghiên cứu sẽ gồm 5 biến độc lập: Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ
thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp và 1 biến phụ thuộc là Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Dựa vào kết quả phân tích EFA, các nhân tố
rút trích ra của các giả thuyết nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu. Do đó, mô hình
nghiên cứu gồm 5 biến thành phần Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ

63
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp dùng để đo lường cho biến Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics được chấp nhận.

Bảng 4.6 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá
thang đo

Giả
Nội dung
thuyết

Độ tin cậy có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định lựa chọn nhà
H1
cung cấp dịch vụ logistics

Sự đáp ứng có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định lựa chọn nhà
H2
cung cấp dịch vụ logistics.

Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định
H3
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Giá cả có tác động ngược chiều (-) đối với Quyết định lựa chọn nhà
H4
cung cấp dịch vụ logistics.

Hình ảnh nhà cung cấp có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định
H5
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

4.5.1. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics và các biến độc lập như: Độ tin cậy; Sự đáp
ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp. Đồng thời cũng
phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối
tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể
ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng
tuyến.

64
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích tương quan Pearson

Bảng 4.7 Kết quả phân tích tương quan Pearson


Correlations
QĐLCNCC ĐTC SĐƯ CSVCKT GC HANCC
QĐLCNCC Hệ số tương 1 0.599 **
P 0.614 **
P 0.498 **
P 0.582 **
P 0.566** P

quan
Mức ý nghĩa 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
(kiểm định 2
phía)
N 150 150 150 150 150
ĐTC Hệ số tương 1 0.363**P 0.259**P 0.405** P 0.437** P

quan
Mức ý nghĩa 0.000 0.001 0.000 0.000
(kiểm định 2
phía)
N 150 150 150 150
SĐƯ Hệ số tương 1 0.470 **
P 0.462 **
P 0.374** P

quan
Mức ý nghĩa 0.000 0.000 0.000
(kiểm định 2
phía)
N 150 150 150
CSVCKT Hệ số tương 1 0.310 **
P 0.429** P

quan
Mức ý nghĩa 0.000 0.000
(kiểm định 2
phía)
N 150 150
GC Hệ số tương 1 0.402** P

quan
Mức ý nghĩa 0.000
(kiểm định 2
phía)
N 150
HANCC Hệ số tương 1
quan
Mức ý nghĩa
(kiểm định 2
phía)
N

65
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

*. Tương quan ở mức ý nghĩa 0.05 (kiểm định 2 phía)..


**. Tương quan ở mức ý nghĩa 0.01 (kiểm định 2 phía)..

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

Theo kết quả, các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính khá mạnh với
biến phụ thuộc, các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Cụ thể, mối liên hệ tương quan giữa các biến như sau:

− Tương quan giữa biến Sự đáp ứng và Quyết định lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics là r = 0.614. T
6
2 R R2
T
6

− Tương quan giữa biến Độ tin cậy và Quyết định lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics là r = 0.599. T
6
2 R R2
T
6

− Tương quan giữa biến Giá cả và Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics là r = 0.582.
T
6
2 R R2
T
6

− Tương quan giữa biến Hình ảnh nhà cung cấp và Quyết định lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics là r = 0.566. T
6
2 R R2
T
6

− Tương quan giữa biến Cơ sở vật chất kỹ thuật và Quyết định lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics là r = 0.498. T
6
2 R R2
T
6

Như vậy, việc phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Tuy nhiên, kết quả
phân tích tương quan cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập ở
mức tương quan mạnh nên cần quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến khi phân
tích hồi quy đa biến. Nổi bật là hệ số tương quan giữa Sự đáp ứng và Cơ sở vật
chất kỹ thuật cao nhất với r = 0.470. Kế đến là tương quan giữa Sự đáp ứng và
T
6
2 T
6
2

Giá cả với hệ số tương quan r = 0.462. Đứng thứ 3 là tương quan giữa Độ tin cậy
T
6
2 T
6
2

và Hình ảnh nhà cung cấp với hệ số tương quan r = 0.437. T


6
2 T
6
2

4.5.2. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy được tiến hành với 5 biến độc lập là Độ tin cậy; Sự đáp
ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp và 1 biến phụ

66
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

thuộc là Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics sử dụng phương
pháp Enter.

Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

QĐLCNCC = B 0 + B 1 * ĐTC + B 2 *SĐƯ + B 3 *CSVCKT + B 4 *GC + B 5 *


R R R R R R R R R R R R

HANCC + ei

Kết quả hồi quy đa biến (Phụ lục)

 Đánh giá độ phù hợp của mô hình:

Bảng 4.8 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình
Mô R R2 P R2 điều
P P Độ lệch Hệ số
hình chỉnh chuẩn Durbin-
Watson
1 0.804 0.646 0.634 0.57173 1.797
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

Như kết quả phân tích thì mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.634 P P

nghĩa là 63.4% sự biến thiên của Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Độ tin cậy; Sự
đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp.

 Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình:

Bảng 4.9 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình

Mô hình Tổng bình df Bình phương F Mức ý


phương trung bình nghĩa
1 Hồi quy 86.053 5 17.211 52.651 0.000
Phần dư 47.071 144 0.327
Tổng 133.123 149
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

Với giả thuyết H 0 : β 1 =β 2 =β 3 =β 4 =β 5 =0 (tất cả hệ số hồi quy bằng 0)


R R R R R R R R R R R R

 Giá trị Sig(F) = 0,000 < mức ý nghĩa 5%: giả thuyết H 0 bị bác bỏ. Điều đó R R

có ý nghĩa là sự kết hợp của các biến độc lập hiện có trong mô hình có thể

67
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến
tính đã xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu hiện có.

 Sig(β 1 ), Sig(β 2 ), Sig(β 3 ), Sig(β 4 ), Sig(β 5 ) < mức ý nghĩa 5% nên các biến
R R R R R R R R R R

độc lập tương ứng là Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá
cả; Hình ảnh nhà cung cấp có hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê ở
mức ý nghĩa 5%.

 Phương trình hồi quy và ý nghĩa các hệ số hồi quy

Bảng 4.10 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy
Mô hình Hệ số không chuẩn Hệ số Giá trị t Mức ý Thống kê đa cộng
hóa chuẩn nghĩa tuyến
hóa
B Độ lệch Beta Dung sai VIF
chuẩn
1 (Constant) -0.619 0.224 -2.760 0.007
ĐTC 0.375 0.074 0.293 5.054 0.000 0.728 1.373
SĐƯ 0.311 0.072 0.266 4.316 0.000 0.646 1.549
CSVCKT 0.156 0.062 0.149 2.529 0.013 0.704 1.421
GC 0.229 0.062 0.219 3.670 0.000 0.692 1.445
HANCC 0.190 0.062 0.186 3.076 0.003 0.669 1.496
a. Biến phụ thuộc: QĐLCNCC
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

Phương trình hồi quy rút ra được:


U

QĐLCNCC = - 0.619 + 0.375* ĐTC + 0.311*SĐƯ + 0.156*CSVCKT +


0.229*GC + 0.190*HANCC + ei

Tầm quan trọng của các biến trong mô hình:


U

Để xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình ta sử dụng hệ số
Beta. Theo kết quả bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy
cho thấy tầm quan trọng của các biến này trong mô hình đối với Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics như sau:

+ Nhân tố Độ tin cậy có hệ số Beta là 0.293 nên có tầm quan trọng


nhất đối với Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

68
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

+ Đứng thứ hai là đáp ứng với hệ số Beta là 0.266.

+ Thứ 3 là nhân tố Giá cả với hệ số Beta là 0.219.

+ Tiếp theo là nhân tố Hình ảnh nhà cung cấp với hệ số Beta là 0.186.

+ Và cuối cùng là nhân tố Cơ sở vật chất kỹ thuật với hệ số Beta là


0.149.

 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết

 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư:

Hình 4.1. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa

69
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa có trị trung bình (Mean) = - 1.24*10-15 ≅ 0


P P

và độ lệch chuẩn = 0.983 ≅ 1: phân phối phần dư có dạng gần chuẩn, thỏa yêu
cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư.

 Kiểm định đa cộng tuyến: Giá trị VIF của các biến độc lập đều < 2 nên
hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết
quả giải thích của mô hình.

 Kiểm định tính độc lập của sai số

Hệ số Durbin-Watson là d = 1.797 cho thấy các sai số trong mô hình thuộc


miền không có kết luận (với mức ý nghĩa 5%, tra bảng Durbin-Watson với N =
150 và k = 5 là số biến độc lập: dL = 1.665, dU = 1.802 ta tính được miền chấp
nhận cho giá trị d thuộc (2.16 – 2.198). Ta thấy dL < d < dU có nghĩa là các phần
dư thuộc miền không có kết luận).

4.5.3. Kiểm định các giả thuyết

Độ tin cậy

 Giả thuyết H1: Độ tin cậy có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β 1 = 0.293, Sig(β 1 ) = 0.000 < 0.05: ủng hộ giả
R R R R R R

thuyết H1.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Độ tin cậy có tác động cùng chiều (+) đối
với Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Như vậy, khi khách hàng
cảm thấy tin tưởng vào nhà cung cấp càng nhiều thì càng có quyết định lựa chọn
sử dụng dịch vụ logistics do họ cung cấp.

Sự đáp ứng

 Giả thuyết H2: Sự đáp ứng có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β 2 = 0.266; Sig(β 2 ) = 0.000 < 0.05: ủng hộ giả
R R R R R R

thuyết H2.

70
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Như vậy, Sự đáp ứng có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Điều này cho thấy khi các doanh nghiệp
cảm thấy nhà cung cấp càng đáp ứng nhu cầu của họ càng nhiều thì càng có
quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ logistics do họ cung cấp.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

 Giả thuyết H3: Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động cùng chiều (+) đối với
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β 3 = 0.149, Sig(β 3 ) = 0.013 < 0.05: Ủng hộ giả
R R R R R R

thuyết H3.

Như vậy, Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Hay nói cách khác, trong cuộc
khảo sát cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ logistics càng trang bị nhiều trang
thiết bị hỗ trợ phục vụ tốt cho khách hàng thì các doanh nghiệp càng tin tưởng
lựa chọn sử dụng dịch vụ của họ càng nhiều. Mức độ tin tưởng càng cao thì Sự
hài lòng sẽ càng tăng cao khiến khách hàng càng quyết định lựa chọn nhiều hơn.

Giá cả

 Giả thuyết H4: Giá cả có tác động ngược chiều (-) đối với Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β 4 = 0.219, Sig(β 4 ) = 0.000 < 0.05: Bác bỏ giả
R R R R R R

thuyết H4.

Như vậy, Giá cả có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định lựa chọn
nhà cung cấp dịch vụ logistics. Hay nói cách khác, trong cuộc khảo sát cho thấy
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng bởi các giá cả mà nhà cung cấp đưa ra khi sử dụng các dịch vụ logistics.
Mức độ hợp lý của giá cả dịch vụ mà nhà cung cấp đưa càng cao thì sự lựa chọn
sử dụng dịch vụ logistic sẽ càng tăng cao.

Hình ảnh nhà cung cấp

71
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

 Giả thuyết H5: Hình ảnh nhà cung cấp có tác động cùng chiều (+) đối với
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa β 5 = 0.186, Sig(β 5 ) = 0.003 < 0.05: Ủng hộ giả
R R R R R R

thuyết H5.

Theo kết quả thu được trong cuộc khảo sát thì rõ ràng có sự tác động
dương (+) từ Hình ảnh nhà cung cấp lên Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp cảm thấy tin tưởng nhiều
hơn vào hình ảnh thương hiệu của nhà cung cấp càng nhiều thì quyết định sử
dụng dịch vụ logistics của họ đối với nhà cung cấp càng tăng lên.

Tóm lại, kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu được tóm tắt như sau:

Bảng 4.11 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết
Giả Nội dung
Kết quả
thuyết

Độ tin cậy có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định lựa
H1 Ủng hộ
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics

Sự đáp ứng có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết định lựa
H2 Ủng hộ
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết
H3 Ủng hộ
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Giá cả có tác động ngược chiều (-) đối với Quyết định lựa chọn
H4 Bác bỏ
nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Hình ảnh nhà cung cấp có tác động cùng chiều (+) đối với Quyết
H5 Ủng hộ
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả,2015

4.5.4. Phân tích sự khác biệt

a) Sự khác biệt theo hình thức sở hữu doanh nghiệp

72
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Các giả thuyết sự khác biệt theo hình thức sở hữu doanh nghiệp:

 Giả thuyết H 1 : Không có sự khác biệt về hình thức sở hữu doanh nghiệp
R R

tác động của Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục

 Sig= 0.076 > 5%: nghĩa là không có cơ sở để bác bỏ H 1. Cho thấy không
R R

có sự khác biệt về hình thức sở hữu doanh nghiệp tác động của Quyết định
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

b) Sự khác biệt theo mức độ sử dụng dịch vụ logistics

Các giả thuyết sự khác biệt theo mức độ sử dụng dịch vụ logistics:

 Giả thuyết H 2 : Không có sự khác biệt về tác động của Quyết định lựa
R R

chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics theo mức độ sử dụng dịch vụ
logistics.

Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục

 Sig= 0.986 > 5%: nghĩa là có cơ sở để bác bỏ H 2. Cho thấy không có sự


R R

khác biệt theo mức độ sử dụng dịch vụ logistics về Quyết định lựa chọn
nhà cung cấp dịch vụ logistics.

4.6. Thảo luận kết quả

4.6.1 Độ tin cậy

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng Độ tin cậy có tác động cùng chiều (+)
và là yếu tố tác động mạnh nhất đối với Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ logistics. Thực tế cho thấy trong toàn bộ quá trình phục vụ dịch vụ thì khách
hàng đều đề cập tới việc thỏa mãn các chỉ tiêu về sự an toàn cho hàng hóa như
vận chuyển hàng không gây thiệt hại, các vận đơn chính xác hoặc hoàn hảo, thực
hiện trả hàng an toàn,… đảm bảo hàng hóa được thông suốt, đưa đến thị trường
một cách nhanh chóng kịp thời. Điều này thể hiện vai trò quan trọng hàng đầu
của yếu tố Độ tin cậy trong việc quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
logistics của các doanh nghiệp hiện nay. Mặt khác, theo đánh giá của các đáp

73
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

viện thì yếu tố Độ tin cậy có giá trị trung bình thấp nhất trong các yếu tố. Nó cho
thấy các nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện nay vẫn cung cấp các dịch vụ chưa
có mức độ tin cậy cao thật sự đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đây là điểm quan
trọng mà các nhà quản lý cần chú ý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức
cạnh tranh trong ngành.

4.6.2 Sự đáp ứng

Kết quả nghiên cứu định lượng đã cho thấy nhân tố Sự đáp ứng có tác
động cùng chiều (+) và là nhân tố tác động mạnh thứ 2 đối với Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Điều này cho thấy khi các doanh nghiệp
cảm thấy họ được đáp ứng những nhu cầu cũng như càng nhận được nhiều lợi ích
hơn khi sử dụng các dịch vụ logistics sẽ khiến sự hài lòng của họ gia tăng và
đồng thời làm gia tăng Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của họ
đối với nhà cung cấp hơn nữa. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt như
hiện nay thì nhà cung cấp nào có các lợi thế về thủ tục nhanh gọn, đơn giản; sở
hữu đội ngủ cán bộ nhiệt tình, tác phong làm việc chuyên nghiệp hết lòng hỗ trợ
khách hàng sẽ có sức cạnh tranh càng lớn trong thị trường. Do đó, các nhà cung
cấp dịch vụ logistics đòi hỏi phải cung cấp ngày càng nhiều những dịch vụ đa
dạng hơn nữa nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Vì
vậy, đây là điểm hết sức quan trọng mà các nhà quản lý của các nhà cung cấp
dịch vụ logistics cần chú trọng.

4.6.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Theo kết quả nghiên cứu thì Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động cùng
chiều (+) đối với Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Điều này
hoàn toàn phù hợp với thực tế trong ngành hiện nay. Bởi trong chuỗi lưu thông
hàng hóa thì cơ sở vật chất được coi là phương tiện giúp vận hành trong mọi hoạt
động của dịch vụ logistics. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng gắn với nâng cao chất
lượng dịch vụ và hệ thống vận hành theo chuẩn mực quốc tế là giá trị cạnh tranh
hàng đầu đáp ứng nhu cầu càng lớn của chuỗi dịch vụ cung ứng. Mặt khác, theo
đánh giá của các đáp viên thì yếu tố Cơ sở vật chất kỹ thuật có giá trị trung bình

74
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

trong khoảng [2.88 – 3.01] khá thấp. Có thể thấy theo các đánh giá thì các nhà
cung cấp dịch vụ logistics hiện nay mà đặc biệt là các nhà cung cấp Việt Nam
vẫn chưa thật sự trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại mang tính cạnh
tranh. Do đó, để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà cung cấp dịch
vụ logistics phải chú ý không ngừng đầu tư công nghệ, quy mô, nhân sự, đổi mới
phương thức kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa.

4.6.4 Giá cả

Kết quả nghiên cứu định lượng đã cho thấy nhân tố Giá cả dịch vụ có tác
động cùng chiều (+) và có tác động mạnh thứ 3 đối với Quyết định lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics. Điều này trái ngược với các nghiên cứu của
Banomyong, Ruth; Supatn, Nucharee (2011). Bởi hiện nay đa phần các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Bình dương đều là các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ có thời gian hoạt động trong ngành chưa lâu không có
nhiều khả năng cạnh tranh về công nghệ so với các doanh nghiệp nước ngoài và
họ thường sử dụng giá cả như là một trong những công cụ chiến lược dùng để
cạnh tranh thu hút và giữ chân khách hàng. Do đó những cuộc chạy đua về giá
đang ngày càng sôi động giữa các nhà cung cấp đã khiến cho giá cả dịch vụ trở
nên hợp lý và khiến cho khách hàng càng cảm thấy mình nhận được nhiều lợi ích
hơn từ đó nâng cao sự hài lòng của họ hơn về dịch vụ làm gia tăng quyết định lựa
chọn đối với nhà cung cấp. Điều này cho thấy sự hợp lý của giá cả dịch vụ
logistics của nhà cung cấp hiện nay là một trong những yếu tố quan trọng giúp
nâng cao Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì giá trị trung bình (mean)
của nhân tố Giá cả dịch vụ thuộc khoảng [2.81 – 2.84] cho thấy mức độ đồng tình
của các đáp viên với các phát biểu vẫn chưa cao. Điều này chứng tỏ theo cảm
nhận của khách hàng thì các nhà cung cấp dịch vụ logistics chưa có chính sách
giá rõ ràng và sự cạnh tranh hiện nay vẫn chưa thật sự mạnh mẽ, giá cả dịch vụ
logistics không quá chênh lệch giữa các nhà cung cấp khác nhau. Hiện nay,
khuyến mãi chính là một trong những công cụ hiệu quả mà các nhà cung cấp sử

75
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

dụng nhiều nhất nhằm thu hút khách hàng cũng như tri ơn khách hàng đã luôn tin
tưởng và sử dụng dịch vụ của họ nhưng trong lĩnh vực logistics các nhà cung cấp
lại không quan tâm và ít khi áp dụng. Đây là những điểm quan trọng mà các nhà
quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ logistics cần chú ý nhằm đề ra các chính
sách giá hợp lý, cạnh tranh hơn nhằm không ngừng nâng cao Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp.

4.6.5 Hình ảnh nhà cung cấp

Kết quả nghiên cứu định lượng đã cho thấy nhân tố Hình ảnh nhà cung
cấp có tác động cùng chiều (+) và là yếu tố tác động mạnh thứ 4 đối với Quyết
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Như vậy, kết quả nghiên cứu của
tác giả đã chứng minh được rằng nhân tố Hình ảnh nhà cung cấp có tác động đến
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại thị trường Việt Nam mà
cụ thể là khu vực tỉnh Bình Dương. Đây là điểm mới so với nghiên cứu trước của
Banomyong, Ruth ; Supatn, Nucharee (2011). Điều này hoàn toàn phù hợp với
thực tế bởi hiện nay khi lựa chọn sử dụng dịch vụ logistics của khách hàng doanh
nghiệp còn dựa vào hình ảnh, uy tín của nhà cung cấp. Đây chính là giá trị
thương hiệu mà nhà cung cấp xây dựng được trong lòng khách hàng. Do đó, các
nhà quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ logistics cần chú ý trong quá trình xây
dựng chiến lược phát triển trong tương lai.

4.7. Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến,
khảo sát các biến thành phần.

Thông tin mẫu cho thấy đối tượng khảo sát là các nhà quản lý có quyền
quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Dương thuộc các hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần; Công ty
trách nhiệm hữu hạn; Công ty tư nhân; Công ty vốn đầu tư nước ngoài.

76
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA,
phân tích tương quan, hồi quy đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết là
hoàn toàn phù hợp với dữ liệu thị trường. Trong đó 5 nhân tố thành phần đều tác
động dương đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics là Độ tin
cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp.

77
Chương 5: Kết luận

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Định hướng phát triển

5.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ logistics

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ logistics theo hướng tích hợp nhiều
dịch vụ với công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp. Tập trung phát triển mạnh
loại hình dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL), cụ thể như sau:

Vận động các doanh nghiệp không tự cung cấp dịch vụ, tức là không
khuyến khích phát triển, từng bước thu hẹp và tiến tới năm 2020 sẽ không còn
hoặc còn rất ít doanh nghiệp sử dụng dịch vụ 1PL.

Duy trì và nâng cao chất lượng đối với loại hình dịch vụ 2PL cho các loại
hàng xuất, nhập khẩu (khu CN VSIP, KCN khác trong tỉnh).

Phát triển dịch vụ 3PL cho chuỗi cung ứng các sản phẩm tiêu thụ trong
nước, cụ thể trong lĩnh vực: công nghiệp cơ khí chế tạo (các nguyên liệu đầu vào
cho cơ khí đóng tàu, luyện cán thép, vật liệu xây dựng); công nghiệp thực phẩm
(nước giải khát, bánh kẹo);... Phát triển vững chắc và hiệu quả các hoạt động của
dịch vụ logistics, bao gồm:

− Các dịch vụ logistics chủ yếu:

+ Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp
container;

+ Dịch vụ lưu kho và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

+ Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải
quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;

+ Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa
trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách

78
Chương 5: Kết luận

hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái
phân phối hàng hóa đó; hoạt động thuê và thuê mua container.

− Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:

+ Vận tải đường bộ: Trung chuyển hàng hóa trong nội bộ tỉnh cũng
như giữa các thị trường tiềm năng đến các cảng quốc tế, nhà máy,
KKT, KCN trong vùng;

+ Vận tải đường sắt: Phát triển dịch vụ vận tải đường sắt dựa vào hệ
thống đường sắt chuyên dùng nối giữa cảng biển với khu kinh tế,
các khu công nghiệp;

− Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:

+ Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

+ Dịch vụ thương mại bán buôn;

+ Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao
hàng.

5.1.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics

Phát triển các cơ sở dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch
vụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở nhiều phạm vi không gian, bao gồm: trên địa
bàn tỉnh, các tỉnh phía Bắc, phía Nam và nước ngoài. Trong đó, hướng mạnh các
doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ của Bình Dương vào phát triển các cơ sở
cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh, các tỉnh lân cận, trong vùng và trong nước
nhằm củng cố và nâng cao vai trò trung tâm của Bình Dương.

Phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ với nhiều cấp độ quy mô, cơ cấu sở
hữu, loại hình kinh doanh khác nhau. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong
nước thành lập các doanh nghiệp dịch vụ, nhất là những dịch vụ có lợi thế và sử
dụng nhiều lao động. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập phương thức
hiện diện thương mại trên địa bàn Bình Dương đối với các dịch vụ đòi hỏi kỹ

79
Chương 5: Kết luận

năng nghề nghiệp cao, có tiềm năng phát triển phạm vi cung ứng rộng (trong
vùng, trong nước và ngoài nước) và tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. - Về
loại hình, trước mắt tập trung phát triển các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa
phương thức, tiếp theo là các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng, các công
ty cung cấp dịch vụ phân phối…

Tăng cường tạo lập môi trường cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch
vụ; xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp dịch vụ, nhất là các
doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ công cộng.

5.2. Gợi ý cho chính sách quản lý

Tùy vào mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm gợi ý các nhà cung cấp dịch
vụ logistics có thể cải tiến và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

5.1.3 Đề xuất đối với nhà cung cấp dịch vụ logistics

5.1.3.1 Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp gia tăng độ tin cậy

Xây dựng hình ảnh, uy tín công ty cũng là một cách làm tăng độ tin cậy
hiệu quả nhất đối với nhà cung cấp, vì một trong các tiêu chí mà các doanh
nghiệp lựa chọn nhà cung cấp đó chính là uy tín. Và kết quả khảo sát cũng đã chỉ
ra rằng độ tin cậy là yếu tố có tác động mạnh nhất lên quyết định lựa chọn nhà
cung cấp của khách hàng doanh nghiệp. Do đó, một nhà cung cấp có uy tín và
được khẳng định vị thế trên thị trường sẽ gây được nhiều thiện cảm và có nhiều
cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp khách hàng hơn trong cùng điều kiện giá cả
với các đối thủ khác.

Vì vậy, một mặt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần định
hướng xây dựng thương hiệu có hiệu quả:

− Thường xuyên tiến hành khảo sát khách hàng và khảo sát nội bộ để
định vị thương hiệu hiện tại trên thị trường là nội dung tối cần thiết
trước khi tiến hành bất kỳ một hành động nào liên quan đến chiến lược

80
Chương 5: Kết luận

phát triển thương hiệu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng
phát triển thương hiệu sau này và cũng giúp ích cho chiến lược phát
triển kinh doanh.

− So sánh nhóm khách hàng của doanh nghiệp với thị trường dịch vụ
logistics và khả năng cạnh tranh của mình để lựa chọn và phát triển
thương hiệu một cách thích hợp nhất với mong đợi của khách hàng,
đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng thì mới có cơ hội tồn tại.
Đồng thời xây dựng thương hiệu phải có tính khác biệt, có nghĩa là
phải tạo ra sự khác biệt giữa thương hiệu của mình với các đối thủ
khác có cùng đối tượng khách hàng. Trong thị trường có nhiều nhà
cung cấp dịch vụ logistics khách hàng chỉ chọn thương hiệu có thể
đem lại các giá trị khác với các nhà cung cấp khác phù hợp với nhu cầu
của họ.

− Phát triển và mở rộng năng lực vốn có của nhà cung cấp dịch vụ
logistics để tạo lòng tin với khách hàng và chiếm ưu thế trên thị trường
nhờ phát huy thế mạnh của mình. Chỉ những nhà cung cấp tạo dựng
được niềm tin với khách hàng mới duy trì được sự gắn bó, lòng trung
thành của khách hàng đối với thương hiệu của mình.

− Xây dựng Sổ tay thương hiệu, trong đó xác định rõ các yếu tố cốt lõi
của thương hiệu; thiết kế hệ thống cơ bản các dấu hiệu nhận diện
thương hiệu, biểu tượng thương hiệu, cấu trúc thương hiệu…; xây
dựng các văn bản quy phạm cho việc quản lý thương hiệu nội bộ; xây
dựng các hướng dẫn cơ bản cho công việc quản lý và phát triển thương
hiệu…

Mặt khác, để tăng cường xây dựng uy tín cho mình, các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ logistics cần:

− Quan tâm hơn vào tính vô hình của dịch vụ logistics bởi nó gây ra
những khó khăn nhất định trong việc quản lý chất lượng dịch vụ, do đó

81
Chương 5: Kết luận

các nhà cung cấp cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp duy trì và đảm
bảo hoạt động của toàn hệ thống mạng lưới, tránh để sai sót nhỏ ảnh
hưởng đến toàn bộ kết quả chung.

− Bên cạnh đó thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình, vui vẻ của đội ngũ
nhân viên sẽ đem lại sự hài lòng và tin tưởng nơi khách hàng. Bởi
chính chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ hình thành nên giá trị
cho doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ logistics cần xây dựng cho riêng mình những chuẩn mực
về chất lượng dịch vụ viễn thông, các nội quy riêng về cung cách thực
hiện và thái độ nhân viên trong quá trình thực hiện tác nghiệp với
khách hàng, thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn về tác phong, thái
độ cũng như thi đua giữa các nhân viên nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ và hiệu quả làm việc đáp ứng sự hài lòng khách hàng.

− Một các khác đem lại sự tin cậy cho khách hàng đó là làm tốt công tác
hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Cần thiết thiết lập bộ phận hỗ trợ dịch
vụ, luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của khách hàng, hướng dẫn chi
tiết về từng loại hình dịch vụ, cập nhật thông tin giá cả, khuyến mãi
hiện hành.

− Thêm vào đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần cần xây
dựng và nuôi dưỡng những mối quan hệ tích cực với khách hàng, đối
tác,… thông qua việc giữ liên lạc thường xuyên luôn quan tâm, chăm
sóc khách hàng một cách tích cực và khéo léo.

5.1.3.2 Xây dựng chính sách giá cả dịch vụ hợp lý

Việc hài hòa, cân đối giữa lợi nhuận của nhà cung cấp và lợi ích của khách
hàng là điều vô cùng quan trọng. Chi phí mà khách hàng bỏ ra cần nhận được sự
quan tâm, trân trọng từ nhà cung cấp, phải hiểu được nhu cầu và mong muốn của
khách hàng và cố gắng đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu đó sao cho khách hàng
cảm nhận những gì mình nhận từ nhà cung cấp xứng đáng với khoản chi phí đã

82
Chương 5: Kết luận

bỏ ra, cảm nhận việc bỏ ra đó là hoàn toàn hợp lý và chấp nhận được. Có rất
nhiều kiểu chiến lược chi phí khác nhau, chọn lựa kiểu chiến lược nào tùy thuộc
vào điều kiện hiện tại, đối tượng khách hàng và mục tiêu hướng đến của nhà
cung cấp.

Các nhà cung ứng dịch vụ cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ đi đôi
với giảm giá thành dịch vụ logistics đang cung ứng cho khách hàng thông qua
các biện pháp như: đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng cũ, hiện đại hóa các trang
thiết bị hiện có, mua sắm các trang thiết bị mới, áp dụng các phương pháp quản
trị logistics một cách hiệu quả, đổi mới bộ máy quản lý, áp dụng các tiêu chuẩn
chất lượng dịch vụ tiên tiến,…

5.1.3.3 Gia tăng khả năng đáp ứng

Để có thể thu hút được nhiều khách hàng chọn lựa dịch vụ của mình, nhà
cung cấp bên cạnh tạo ra sự tin cậy và có chiến lược giá cả hợp lý cần phải có
khả năng đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Để nâng cao
khả năng đáp ứng, nhà cung cấp dịch vụ logistics cần nâng cao khả năng cung
cấp dịch vụ ổn định và chất lượng bằng cách tiêu chuẩn hóa quá trình cung ứng
dịch vụ, phấn đấu thực hiện theo tiêu chuẩn ISO; tăng cường tính đa dạng và sẵn
có của dịch vụ cung cấp bằng cách:

− Xây dựng và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với các bên cung cấp, các
đối tác thứ ba như các hãng tàu, hải quan, cơ quan Nhà nước…

− Mở rộng mạng lưới hoạt động của công ty, thiết lập một hệ thống
logistics quốc gia toàn diện hơn và kịp thời tìm ra những nguyên nhân
cho sự chậm trễ trong vận chuyển và có hướng xử lý kịp thời để không
ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

− Một nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện nay không chỉ đơn thuần là
người cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải cho khách hàng, mà còn
phải là người tổ chức các dịch vụ khác như quản lý kho hàng, bảo quản
hàng trong kho, thực hiện các đơn đặt hàng, tạo thêm giá trị gia tăng

83
Chương 5: Kết luận

cho hàng hóa bằng cách lắp ráp, kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi,
đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, dán nhãn, phân phối cho các điểm
tiêu thụ, làm thủ tục xuất nhập khẩu… Thậm chí, nhà cung cấp còn có
thể là những nhà tư vấn đáng tin cậy, có khả năng can thiệp vào một số
vấn đề như: Hợp lý hóa dây chuyền vận tải, loại bỏ những công đoạn,
những khâu không hiệu quả; Thiết kế mạng lưới phân phối mới/mạng
lưới phân phối ngược, ví dụ: trong trường hợp nhà sản xuất ôtô cần thu
hồi thiết bị, phụ tùng đã qua sử dụng; Quản lý các trung tâm/ trạm
đóng hàng hỗn hợp để thu gom phụ tùng, bộ phận từ các nhà sản xuất
khác nhau, rồi phân loại, ghép đồng bộ trước khi chuyển chúng đến cơ
sở lắp ráp…

− Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong
quá trình cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng. Nhiều nội dung
của dịch vụ logistics như xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao
hàng, thanh toán, thu hồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý… có
thể được thực hiện trong môi trường thương mại điện tử. Các nội dung
của dịch vụ logistics cũng có thể được hỗ trợ rất nhiều thông qua sự
phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, ví
dụ như hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, công nghệ
nhận dạng bằng tần số vô tuyến điện,…

− Cần tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác nước
ngoài khi cung ứng dịch vụ. Việc các nhà cung cấp Việt Nam tham gia
liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài mang lại rất nhiều lợi ích
cho các nhà cung cấp, cho phép họ học hỏi kinh nghiệm quản lý,
phương pháp quản lý hệ thống logistics; nhận được sự hỗ trợ về tài
chính, công nghệ, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật, kỹ năng,… từ
phía đối tác nước ngoài; cũng như cơ hội mở rộng các mối quan hệ
kinh doanh và tiếp cận với các thị trường rộng lớn của đối tác nước
ngoài,…

84
Chương 5: Kết luận

− Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp:

+ Đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào, nguồn nhân lực cũng
chính là yếu tố quyết định sự thành công. Để phát triển và nâng cao
tính cạnh tranh của mình, các nhà cung cấp dịch vụ logistics cần
tập trung cho việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đáp ứng
được sự phát triển của dịch vụ logistics cũng như yêu cầu ngày
càng khắt khe của khách hàng.

+ Đầu tiên các nhà cung cấp có thể cử các nhân viên của mình tham
gia các chương trình đào tạo của Hiệp hội giao nhận vận tải Việt
Nam – Viffas đã và đang kết hợp với Hiệp hội các nước giao nhận
Asean, các chương trình của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức các
khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, các
chương trình đào tạo về đại lý khai quan…

+ Bên cạnh đó các nhà cung cấp dịch vụ logistics có thể tìm kiếm các
nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo
ngắn hạn trong và ngoài nước.

− Nâng cao công tác dịch vụ khách hàng không chỉ đơn thuần là giải
quyết các đơn đặt hàng của khách hàng. Các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ logistics cần đa dạng hóa các hoạt động chăm sóc khách hàng
hơn nữa như: tìm hiểu nhu cầu khách hàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa
và các dịch vụ khác; theo dõi sản phẩm,…

5.1.3.4 Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật

Hoạt động logistics ngày nay không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận,
giao nhận vận tải, mà còn lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ
nhà cung ứng đến nhà sản xuất, sau đó luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất
đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo nên sự liên thông trong toàn xã hội theo
những phương án tối ưu hóa, giảm chi phí luân chuyển và lưu kho.

85
Chương 5: Kết luận

Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ logistic đã và đang hướng tới việc đầu
tư theo chiều sâu, triển khai các dịch vụ logistics trọn gói 3PL (intergrated
logistics), tham gia hầu hết vào các công đoạn logistics trong chuỗi cung ứng của
chủ hàng. Đòi hỏi nhà cung cấp phải tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho ngành
dịch vụ và xác lập được uy tín của mình với các đối tác, khách hàng trong và
ngoài nước. Do đó, trong thời gian tới các nhà cung cấp dịch vụ logistics đặt biệt
là các nhà cung cấp trong nước gia tăng năng lực cạnh tranh cũng như phát triển
hơn nữa thì việc đầu tư không ngừng đổi mới, nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật
luôn là tiền đề quan trọng cần được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, tác giả đề xuất một
số vấn đề đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics như:

− Đầu tư, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc
xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác tạo thế cạnh
tranh cho chất lượng phục vụ.
− Thành lập các trung tâm tư vấn về logisticss hoạt động độc lập (tương
tự như các trung tâm tư vấn về quản trị hệ thống chất lượng ISO).
− Luôn chuẩn bị đầy đủ cơ sở, điều kiện phương tiện vật chất kỹ thuật
cho hoạt động logistics.
− Tổ chức thống kê và đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị định kỳ
nhằm có kế hoạch quy hoạch đổi mới theo hệ thống khoa học và đảm
bảo hoạt động được thông suốt, liên tục.

5.1.4 Gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý Nhà nước

Nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động logistics để ngành logistics nước
ta nói chung và dịch vụ logistics của các nhà cung cấp dịch vụ tại tỉnh Bình
Dương nói riêng sớm được sánh vai cùng các quốc gia có ngành logistics phát
triển mạnh như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ,… Tác giả đưa ra một số kiến
nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo cơ sở hạ tầng cũng như
cơ sở pháp lý cho lĩnh vực logistics:

86
Chương 5: Kết luận

5.1.4.1 Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải, cảng biển

Các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải cần được triển khai ngay lúc
này tại Việt Nam, nếu không những nước khác như Inđônêxia, Myanma không
sớm thì muộn cũng sẽ chiếm lĩnh vị thế trên thị trường hiện nay của Việt Nam.
Việt Nam cần phải có hành động ngay để duy trì đà phát triển, vì những quốc gia
khác trong khu vực không hề đứng yên một chỗ.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kho vận, giao thông vận tải đã được cải thiện so
với mấy năm về trước; nhưng vẫn cần liên tục nâng cấp, mở rộng để đạt mức độ
tương đương như những nước Châu Á khác như Trung Quốc, nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tích
cực. Để tránh lãng phí và/hoặc giảm thiểu nguy cơ không đạt được những mục
tiêu đề ra, trên quan điểm chiến lược, mọi dự án cảng, kho vận hay giao thông,
vận tải đều phải được quy hoạch tổng thể, đồng bộ toàn hệ thống (cảng, hệ thống
đường thủy nội địa, sân bay, đường quốc lộ, đường nối, kho bãi v.v.) thay vì việc
chính phủ áp dụng mô hình từng bước.

Chính phủ cần áp dụng một mô hình đa phương thức, coi cơ sở hạ tầng
đường xá, bến cảng, đường thủy, ICD, kho bãi và các cấu phần cơ sở hạ tầng
giao thông, vận tải khác là một hệ thống chỉnh thể. Đến một lúc nào đó, thành tố
giá nhân công của Việt Nam sẽ không còn đủ tính cạnh tranh nữa, và khi đó mọi
chuyện sẽ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng giao thông và kho vận. Việt Nam vẫn dựa
vào yếu tố giá nhân công rẻ để thu hút đầu tư nước ngoài và sản xuất.

Các bộ ngành cần hợp tác chặt chẽ, thay vì hành động riêng lẻ, để xây
dựng quy hoạch tổng thể về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiệu quả hơn. Quy
hoạch các dự án cơ sở hạ tầng giao thông đa phương tiện áp dụng mô hình hành
lang tổng hợp: Việc thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam
đang áp dụng mô hình đơn phương tiện, cần phối hợp giữa các ban ngành và với
chính quyền địa phương để quy hoạch nhất quán, đồng bộ.

87
Chương 5: Kết luận

Thực hiện các biện pháp đảm bảo dòng chảy hàng hóa vận động thông
suốt, nhanh chóng trong toàn bộ hệ thống như tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải
đa phương thức; tính toán và tổ chức thực hiện thu các loại phí liên quan đến vận
tải, bốc dỡ một cách hợp lý; thực hiện các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao
thông, ùn tắc giao thông; đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến giao nhận, vận
chuyển, hải quan…; giảm thiểu nạn sách nhiễu, “mãi lộ”… trên các tuyến vận
chuyển hàng hóa trong toàn bộ nền kinh tế,…

5.1.4.2 Định hướng và tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi cho phát triển
logistic

Để phát triển logistics một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ logistics, dù là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, do Nhà nước hay tư
nhân sở hữu, đều cần một khuôn khổ minh bạch, không phân biệt đối xử, ít gây
khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Cho phép cạnh tranh tự
do, không phân biệt đối xử trong cung cấp dịch vụ logistics là vô cùng quan trọng
vì áp lực cạnh tranh liên tục sẽ thúc đẩy tăng trưởng và khuyến khích các doanh
nghiệp mới, có khả năng gia nhập thị trường. Áp lực cạnh tranh cũng khuyến
khích các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh,
đa dạng hóa dịch vụ,… thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, tạo dựng và
hoàn thiện môi trường cạnh tranh thuận lợi cho phát triển logistics là rất quan
trọng.

Việc định hướng và điều tiết các hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt
động logistics nói riêng cần được thực hiện qua những chính sách rõ ràng và
công bằng áp dụng cho tất cả các thành phần của nền kinh tế. Cần có tiêu chí rõ
ràng, không phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau trong việc tiếp cận các trợ giúp về vốn tài trợ, quyền được cấp phép
kinh doanh trong những lĩnh vực quan trọng và quyền tiếp cận những tài nguyên
hay kết cấu hạ tầng quan trọng đóng vai trò chính trong kinh doanh. Cần áp dụng
một chính sách thực sự bình đẳng và đánh giá vai trò của các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế qua hiệu quả và đóng góp cụ thể của nó vào nền kinh tế.

88
Chương 5: Kết luận

Chính phủ cần hoàn thiện các chính sách đối với các loại hình doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực logistics
theo hướng khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo vị thế và điều kiện kinh
doanh công bằng cho mọi thành phần kinh tế. Chính phủ có thể cần xây dựng
một chiến lược quốc gia về cạnh tranh có tính định hướng và ổn định lâu dài,
đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các qui định của quốc tế. cụ thể là cần nhanh
chóng xóa bỏ những rào cản (có nguồn gốc từ chính sách) trong gia nhập, rút lui
khỏi thị trường, cũng như những qui định tạo sự bất bình đẳng trong khả năng
tiếp cận các nguồn lực, tiếp cận khách hàng giữa các loại hình doanh nghiệp.

5.1.4.3 Hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách phát triển logistics:

Yếu tố luật pháp và thể chế là điều kiện rất quan trọng để hoạt động kinh
doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp phát triển, cũng như là khung khổ
cho sự quản lý nhà nước về lĩnh vực này một cách hiệu quả. Để hoàn thiện hệ
thống luật pháp, thể chế, chính sách phát triển logistics quốc gia, cần tập trung
vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật điều tiết
hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics để có một hệ thống văn bản pháp luật
đồng bộ, hoàn chỉnh làm khuôn khổ cho việc quản lý nhà nước đối với loại hình
dịch vụ này.

Thứ hai, thực tiễn quản lý nhà nước cũng đặt ra yêu cầu phải thành lập
một cơ quan chuyên trách quản lý logistics tại Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam,
bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh dịch vụ logistics (Theo
Quy định của Luật Thương mại 2005), nhưng các loại dịch vụ vận tải lại do Bộ
Giao thông Vận tải quản lý, các dịch vụ liên quan đến bưu chính do Bộ Thông tin
và Truyền thông quản lý, các dịch vụ về hải quan do Tổng cục Hải quan quản
lý... Cần có một cơ quan có chức năng xâu chuỗi toàn bộ các hoạt động logistics
cũng như các yếu tố liên quan đến quá trình cung ứng các yếu tố này để quản lý
nhà nước một cách có hiệu quả. Cơ quan này có thể mang tên Ủy ban Logistics

89
Chương 5: Kết luận

quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước và hoạch định
chính sách cho lĩnh vực này, bao gồm:

− Nghiên cứu đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động
logistics trong nền kinh tế.

− Thu hút và kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng logistics, phối hợp
với các cơ quan chức năng để hoạch định chính sách đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng logistics.

− Tư vấn, hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp logistics.

− Đăng ký và cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh logistics.

− Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệtrong lĩnh vực logistics.

− Hoạch định chính sách phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế.

− Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn quốc tế về logistics,…

Ứng dụng công nghệ thông tin: Nhà nước cũng cần đẩy nhanh việc áp
dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan ban ngành có liên quan đến hoạt động
logistics và các cụm cảng. Bên cạnh đó là việc xây dựng hệ thống thông tin cập
nhật thông suốt suốt giữa các cơ quan quản lý của Nhà nước với cảng và các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc có được hệ thống thông tin như vậy sẽ
giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách phát triển
cũng như những qui định của Nhà nước, từ đó họ sẽ xây dựng kế hoạch phát triển
phù hợp nhất.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.634 nghĩa là 63.4% sự biến


P P

thiên của Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics được giải thích bởi
sự biến thiên của các thành phần như: Độ tin cậy; Sự đáp ứng; Cơ sở vật chất kỹ
thuật; Giá cả; Hình ảnh nhà cung cấp. Như vậy, tỷ lệ lớn sự biến thiên của
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics chưa được giải thích bởi sự

90
Chương 5: Kết luận

biến thiên của các thành phần này và vẫn còn rất nhiều yếu tố cần được bổ sung
vào mô hình.

Trong giới hạn về thời gian, kinh phí, nhân lực, công cụ hỗ trợ, … nghiên
cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện nên tính đại diện của mẫu
trong tổng thể chưa cao. Mặc khác, kích thước mẫu chưa thật sự lớn, nên những
đánh giá chủ quan của các nhóm đối tượng khảo sát có thể làm lệch kết quả
nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện với kích thước mẫu lớn
hơn, chọn mẫu theo xác suất và có phân lớp đối tượng để tăng tính khái quát cho
nghiên cứu.

Ngoài ra, ở từng nhà cung cấp dịch vụ logistics khác nhau thì mức độ tác
động của các yếu tố đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của
người tiêu dùng sẽ khác nhau. Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nên cần có một nghiên cứu sâu hơn và cụ
thể cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics cụ thể để hiểu rõ hơn về Quyết định
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các khách hàng doanh nghiệp. Do đó
các nhà quản lý của các doanh nghiệp cần khảo sát một cách cụ thể hơn. Đây
cũng là hướng cho các nghiên cứu và khảo sát tiếp theo.

5.4. Tóm tắt chương 5

Chương 5 tác giả đã trình bày các định hướng phát triển lĩnh vực logistics
cũng như định hướng phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của
tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng
tiềm lực của các doanh nghiệp nâng cao quyết định lựa chọn của khách hàng.
Ngoài ra tác giả cũng đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước và hiệp hội
ngành giúp cải thiện môi trường phát triển lĩnh vực logistics hơn nữa. cuối cùng
tác giả cũng nêu lên những hạn chế và hướng cho các nghiên cứu và khảo sát tiếp
theo.

91
Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Chính phủ (2007), Nghị định số 140/2007/NĐ-CP về mại về điều kiện


kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

2. Đặng Đình Đào (2010,2011), Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta
trong điều kiện hội nhập quốc tế.

3. Đỗ Thị Ngọc Điệp (2012), Logistics và cơ hội phát triển ở Việt Nam.

4. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Thống Kê.

5. Lê Thị Thanh Hương (2009), Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ
logistics của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị
trường, NXB Đại học quốc gia TP.HCM.

7. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Giáo trình Logistics.

8. Nguyễn Thông Thái và An Thị Thanh Nhàn (2011), Giáo trình “Quản trị
logistics kinh doanh”.

9. Nguyễn Như Tiến (2004), Logistics và khả năng áp dụng, phát triển
logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở
Việt Nam.

10. Nguyễn Văn Chương (2007), Phát triển dịch vụ logistics khi Việt Nam
hội nhập WTO, Tạp chí Hàng hải online.

11. Viện Nghiên cứu Thương mại (2006), Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về
dịch vụ hậu cần (logistics) và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

12. UBND tỉnh Bình Dương (2012), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

92
Tài liệu tham khảo

Tiếng Anh

13. Ao Chen (2007), Reverse logistics supplier selection model research in the
supply chain ofclosed loop [J]. Industrial technology economy,

14. Banomyong, Ruth ; Supatn, Nucharee (2011), Selecting logistics


providers in Thailand: a shippers' perspective.

15. Blancas, Luis C. John Isbell, Monica Isbell, Hua Joo Tan, Wendy Tao.
2013. Efficient Logistics: A Key to Vietnam’s
Competitiveness.Washington, DC: World Bank

16. Erdal Cakir, Hakan Tozan, and Ozalp Vayvay, “A Method For Selecting
Third Party logisticsService Provider Using Fuzzy AHP”, Journal of
Naval Science and Engineering

17. Guoyi Xiu, Xiaohua Chen (2012), The Third Party Logistics Supplier
T
9
1

Selection and Evaluation.

18. Hair et. al (2004) “Multivariate Data Analysis”, ed Prentice Hall

19. Jian Liu (2007), Logistics supplier evaluation and selection. Industrial
Technology and Economy

20. KaiYuan Liu, Rong Wang, BaoHui Jin (2004), A fuzzy assessment model
of supplier and its realization [J]. Journal of Wuhan University of
Technology (traffic science and engineering edition).

21. Kinnear & Taylor, 1996, Marketing research: an applied approach.

22. Luis C. Blancas, John Isbell, Monica Isbell, Hua Joo Tan, Wendy Tao
(2014), Efficient Logistics: A Key to Vietnam’s Competitiveness in 2014.

93
Phụ lục

PHỤ LỤC
Phụ lục I: DÀN BÀI CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH:

Dàn bài phỏng vấn cán bộ quản lý của các doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

Cỡ mẫu thu thập: n = 10.

Cách thức thu thập: phỏng vấn trực tiếp.

A. Giới thiệu:
U

Xin chào anh/chị:

Tôi tên Lê Quốc Long, là học viên lớp Cao học QTKD khóa 2 đợt 1 của
trường Đại học Tài Chính – Marketing. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài “Các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại
tỉnh Bình Dương”. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với anh/chị về vấn đề này.
Là những cán bộ quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh
Bình Dương, anh/chị có ý kiến như thế nào về các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết
định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Dương. Các ý kiến đóng góp của anh/chị là thông tin hữu ích cho
nghiên cứu.

B. Phần gạn lọc thông tin đáp viên


U

Các thông tin dưới đay dùng để xác định đối tượng thảo luận có phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu sơ bộ hay không. Khi đối tượng được thảo luận có 1 đặc
điểm rơi vào các đối tượng không phù hợp yêu cầu, thì sẽ không sử dụng đối
tượng này để thực hiện nghiên cứu sơ bộ.

Các câu hỏi để gạn lọc thông tin gồm:


U

Anh/chị vui lòng cho biết anh/chị có phải là cán bộ quản lý của các doanh nghiệp
có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

94
Phụ lục

Có   Tiếp tục

Không   Ngưng

C. Nội dung thảo luận


U

1. Phần nội dung khái quát xoay quanh các vấn đề như:

(1) Theo anh/chị yếu tố nào ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

(2) Theo anh/chị Độ tin cậy có ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Tại sao?

(3) Theo anh/chị Sự đáp ứng có ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Tại sao?

(4) Theo anh/chị Cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng đến Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương? Tại sao?

(5) Theo anh/chị Giá cả có ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương? Tại
sao?

(6) Theo anh/chị Hình ảnh nhà cung cấp có ảnh hưởng đến Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương? Tại sao?

(7) Theo anh/chị yếu tố nào có tác động mạnh nhất đến Quyết định lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương? Tại sao?

2. Phần nội dung về đánh giá thang đo

95
Phụ lục

Sử dụng các câu hỏi cùng với các phát biểu nhằm tìm hiểu ý kiến của
người được phỏng vấn:
I. Độ tin cậy
1. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ đúng cam kết và
giao nhận hàng đúng hạn.
2. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn có khả năng theo dõi vận chuyển hàng hóa
tốt.
3. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm bảo giữ bí mật thông tin của khách
hàng.
4. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm bảo an toàn hàng hóa.
5. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn bảo đảm độ chính xác trong chứng từ.
6. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn xuất hóa đơn hàng tháng đúng hạn.
Với các câu hỏi này, xin Anh/chị cho biết:
i) Anh/chị hiểu được nội dung của từng câu hỏi? Nếu không hiểu, vui lòng cho biết
lý do? Nếu hiểu thì câu hỏi đó nói lên điều gì?
ii) Anh/chị các câu hỏi này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi như thế nào cho phù
hợp?
iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ câu hỏi nào không?
II. Sự đáp ứng
7. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại sở hữu đội ngũ nhân viên vui vẻ, nhiệt tình và
có tác phong làm việc chuyên nghiệp.
8. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại cung cấp đa dạng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của
khách hàng.
9. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn thường xuyên cập nhập giá cả và thông tin
dịch vụ gia tăng.
10. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt.
11. Thủ tục về dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn ngắn gọn và đơn
giản.
12. Thủ tục về dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn ngắn gọn và đơn
giản
13. Điều khoản thanh toán dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đơn

96
Phụ lục

giản.
14. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Với các phát biểu này, xin Anh/chị cho biết:
i) Anh/chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?
ii) Anh/chị các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi như thế nào cho
phù hợp?
iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
III. Cơ sở vật chất kỹ thuật
15. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có hệ thống trang thiết bị hiện đại.
16. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có địa điểm giao dịch thuận tiện.
17. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có phương tiện vận chuyển đa dạng, an toàn,
đảm bảo.
18. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có hệ thống lưu giữ hàng hóa tốt (kho hàng,
container…).
Với các phát biểu này, xin Anh/chị cho biết:
i) Anh/chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?
ii) Anh/chị các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi như thế nào cho
phù hợp?
iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
IV. Giá cả
19. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có chính sách giá rõ ràng, hợp lý.
20. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đưa ra mức giá cạnh tranh.
21. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đưa ra mức chi phí các dịch vụ bổ sung
hợp lý.
22. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn có các chương trình khuyến mãi thu hút.
Với các phát biểu này, xin Anh/chị cho biết:
i) Anh/chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?
ii) Anh/chị các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi như thế nào cho
phù hợp?

97
Phụ lục

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
V. Hình ảnh nhà cung cấp
23. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại là nhà cung cấp có uy tín hàng đầu trên thị
trường.
24. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại không có hiện tượng hàng hóa bị thiệt hại khi
vận chuyển.
25. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn nhận được phản hồi tốt từ khách hàng.
26. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn hoạt động hướng đến khách hàng.
Với các phát biểu này, xin Anh/chị cho biết:
i) Anh/chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?
ii) Anh/chị các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi như thế nào cho
phù hợp?
iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?
VI. Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
27. Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp
chúng tôi.
28. Doanh nghiệp tôi luôn hài lòng với nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại.
29. Doanh nghiệp tôi không có ý định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics khác thay
thế trong tương lai.
30. Doanh nghiệp tôi tự tin giới thiệu nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại với các đối
tác khác.
Với các phát biểu này, xin Anh/chị cho biết:
i) Anh/chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng cho
biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?
ii) Anh/chị các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi như thế nào cho
phù hợp?
iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

Xin chân thành cảm ơn các Anh/chị đã dành thời gian để tham gia thảo
luận và cung cấp những ý kiến quý báu cho nghiên cứu này. Kính chúc Anh/chị
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

98
Phụ lục

Phụ lục II: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


Kính chào Anh/chị
Tôi tên Lê Quốc Long, là học viên lớp Cao học QTKD khóa 2 đợt 1 của trường Đại học Tài
Chính – Marketing. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Dương”. Rất mong Anh/Chị dành chút
thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Các ý kiến đóng góp của anh/chị là thông tin hữu ích
cho nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn anh/ chị.
A) Anh/chị vui lòng đánh dấu chéo (x) vào ô thích hợp với chọn lựa:
(1) Anh/chị vui lòng cho biết anh/chị là cán bộ quản lý có quyền quyết định lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ logistics tại doanh nghiệp mình?
 Có (tiếp tục)  Không (ngưng)
(2) Hình thức sở hữu của doanh nghiệp của anh/chị:
 Công ty Cổ phần  Công ty Liên doanh (loại)
 Công ty trách nhiệm hữu hạn  Công ty vốn đầu tư nước ngoài
 Công ty tư nhân  Công ty Nhà Nước (loại)
(3) Mức độ sử dụng dịch vụ logistics
 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Ít
B) Nội dung nghiên cứu:
Dưới đây là các phát biểu, Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát
biểu sau:
Phát biểu Hoàn Không Trung Đồng ý Hoàn toàn
toàn đồng ý hòa đồng ý
không
đồng ý

I. Độ tin cậy
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm
bảo cung cấp dịch vụ đúng cam kết và giao nhận 1 2 3 4 5
hàng đúng hạn.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn có


1 2 3 4 5
khả năng theo dõi vận chuyển hàng hóa tốt.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm


1 2 3 4 5
bảo giữ bí mật thông tin của khách hàng

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm


1 2 3 4 5
bảo an toàn hàng hóa.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn bảo


1 2 3 4 5
đảm độ chính xác trong chứng từ.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn xuất


1 2 3 4 5
hóa đơn hàng tháng đúng hạn

II. Sự đáp ứng

99
Phụ lục

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại sở hữu đội


ngũ nhân viên vui vẻ, nhiệt tình và có tác phong 1 2 3 4 5
làm việc chuyên nghiệp.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại cung cấp


1 2 3 4 5
đa dạng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn


thường xuyên cập nhập giá cả và thông tin dịch 1 2 3 4 5
vụ gia tăng.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có dịch vụ


1 2 3 4 5
hỗ trợ khách hàng tốt.

Thủ tục, điều khoản thanh toán về dịch vụ của


nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn ngắn 1 2 3 4 5
gọn và đơn giản.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có mức độ


1 2 3 4 5
bao phủ toàn cầu.

III. Cơ sở vật chất kỹ thuật


Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có hệ
1 2 3 4 5
thống trang thiết bị hiện đại.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có địa


1 2 3 4 5
điểm giao dịch thuận tiện.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có


phương tiện vận chuyển đa dạng, an toàn, đảm 1 2 3 4 5
bảo.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có hệ


thống lưu giữ hàng hóa tốt (kho hàng, 1 2 3 4 5
container…)

IV. Giá cả
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có chính
1 2 3 4 5
sách giá rõ ràng, hợp lý

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đưa


1 2 3 4 5
ra mức giá cạnh tranh

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đưa


1 2 3 4 5
ra mức chi phí các dịch vụ bổ sung hợp lý

100
Phụ lục

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn có


1 2 3 4 5
các chương trình khuyến mãi thu hút.

V. Hình ảnh nhà cung cấp


Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại là nhà
1 2 3 4 5
cung cấp có uy tín hàng đầu trên thị trường.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại không có


1 2 3 4 5
hiện tượng hàng hóa bị thiệt hại khi vận chuyển.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn nhận


1 2 3 4 5
được phản hồi tốt từ khách hàng

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn hoạt


1 2 3 4 5
động hướng đến khách hàng.

VI. Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn là
1 2 3 4 5
lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp chúng tôi.

Doanh nghiệp tôi luôn hài lòng với nhà cung cấp
1 2 3 4 5
dịch vụ logistics hiện tại.

Doanh nghiệp tôi không có ý định lựa chọn nhà


cung cấp dịch vụ logistics khác thay thế trong 1 2 3 4 5
tương lai.

Doanh nghiệp tôi tự tin giới thiệu nhà cung cấp


1 2 3 4 5
dịch vụ logistics hiện tại với các đối tác khác.

Xin chân thành cảm ơn các Anh/chị đã dành thời gian để tham gia thảo
luận và cung cấp những ý kiến quý báu cho nghiên cứu này. Kính chúc Anh/chị
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

101
Phụ lục

Phụ lục III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

III.1. Thống kê mô tả mẫu

1. Mô tả mẫu
Hình thức sở hữu doanh nghiệp
Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
Valid Công ty Cổ phần 48 32.0 32.0 32.0
Công ty trách nhiệm hữu 39 26.0 26.0 58.0
hạn
Công ty tư nhân 31 20.7 20.7 78.7
Công ty vốn đầu tư nước 32 21.3 21.3 100.0
ngoài
Total 150 100.0 100.0

Mức độ sử dụng dịch vụ logistics


Frequency Percent Valid Cumulative
Percent Percent
Valid Thường 54 36.0 36.0 36.0
xuyên
Thỉnh thoảng 52 34.7 34.7 70.7
Ít 44 29.3 29.3 100.0
Total 150 100.0 100.0

2. Mô tả các biến đo lường

Descriptive Statistics
N Minimum Maximu Mean Std.
m Deviation
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.61 1.146
tại luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ
đúng cam kết và giao nhận hàng
đúng hạn
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.57 1.113
tại luôn có khả năng theo dõi vận
chuyển hàng hóa tốt
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.45 1.102
tại luôn đảm bảo giữ bí mật thông
tin của khách hàng

102
Phụ lục

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 4 2.60 .912


tại luôn đảm bảo an toàn hàng hóa
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.47 1.047
tại luôn bảo đảm độ chính xác
trong chứng từ
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 4 2.63 1.053
tại luôn xuất hóa đơn hàng tháng
đúng hạn
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.89 1.094
tại sở hữu đội ngũ nhân viên vui
vẻ, nhiệt tình và có tác phong làm
việc chuyên nghiệp
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.81 1.234
tại cung cấp đa dạng dịch vụ đáp
ứng yêu cầu của khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.75 1.152
tại luôn thường xuyên cập nhập giá
cả và thông tin dịch vụ gia tăng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.87 1.032
tại có dịch vụ hỗ trợ khách hàng
tốt.
Thủ tục, điều khoản thanh toán về 150 1 5 2.89 1.154
dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ
logistics hiện tại luôn ngắn gọn và
đơn giản
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.93 .880
tại có mức độ bao phủ toàn cầu
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 3.01 1.144
tại có hệ thống trang thiết bị hiện
đại
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.88 1.036
tại có địa điểm giao dịch thuận tiện
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.97 1.138
tại có phương tiện vận chuyển đa
dạng, an toàn, đảm bảo
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 3.04 1.061
tại có hệ thống lưu giữ hàng hóa
tốt (kho hàng, container…)
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.81 1.091
tại có chính sách giá rõ ràng, hợp

103
Phụ lục

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.87 1.244


tại luôn đưa ra mức giá cạnh tranh
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.82 1.087
tại luôn đưa ra mức chi phí các
dịch vụ bổ sung hợp lý
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.84 1.176
tại luôn có các chương trình
khuyến mãi thu hút
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.98 1.058
tại là nhà cung cấp có uy tín hàng
đầu trên thị trường
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 3.02 1.261
tại không có hiện tượng hàng hóa
bị thiệt hại khi vận chuyển
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 3.05 1.051
tại luôn nhận được phản hồi tốt từ
khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện 150 1 5 2.95 1.028
tại luôn hoạt động hướng đến
khách hàng
Valid N (listwise) 150

III.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo

1. Độ tin cậy

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.786 6

Item Statistics
Mean Std. N
Deviation
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm bảo cung 2.61 1.146 150
cấp dịch vụ đúng cam kết và giao nhận hàng đúng hạn
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn có khả năng 2.57 1.113 150
theo dõi vận chuyển hàng hóa tốt
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm bảo giữ bí 2.45 1.102 150
mật thông tin của khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đảm bảo an 2.60 .912 150
toàn hàng hóa
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn bảo đảm độ 2.47 1.047 150

104
Phụ lục

chính xác trong chứng từ


Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn xuất hóa đơn 2.63 1.053 150
hàng tháng đúng hạn

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Nhà cung cấp dịch vụ 12.71 12.877 .670 .717
logistics hiện tại luôn đảm
bảo cung cấp dịch vụ đúng
cam kết và giao nhận hàng
đúng hạn
Nhà cung cấp dịch vụ 12.75 14.026 .532 .754
logistics hiện tại luôn có khả
năng theo dõi vận chuyển
hàng hóa tốt
Nhà cung cấp dịch vụ 12.88 14.133 .525 .756
logistics hiện tại luôn đảm
bảo giữ bí mật thông tin của
khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ 12.73 15.972 .397 .783
logistics hiện tại luôn đảm
bảo an toàn hàng hóa
Nhà cung cấp dịch vụ 12.86 14.537 .509 .759
logistics hiện tại luôn bảo
đảm độ chính xác trong
chứng từ
Nhà cung cấp dịch vụ 12.70 14.050 .575 .743
logistics hiện tại luôn xuất
hóa đơn hàng tháng đúng
hạn

105
Phụ lục

2. Sự đáp ứng
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.832 6

Item Statistics
Mean Std. N
Deviation
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại sở hữu đội ngũ nhân 2.89 1.094 150
viên vui vẻ, nhiệt tình và có tác phong làm việc chuyên nghiệp
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại cung cấp đa dạng dịch 2.81 1.234 150
vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn thường xuyên cập 2.75 1.152 150
nhập giá cả và thông tin dịch vụ gia tăng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có dịch vụ hỗ trợ khách 2.87 1.032 150
hàng tốt.
Thủ tục, điều khoản thanh toán về dịch vụ của nhà cung cấp 2.89 1.154 150
dịch vụ logistics hiện tại luôn ngắn gọn và đơn giản
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có mức độ bao phủ 2.93 .880 150
toàn cầu

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 14.27 16.895 .602 .805
hiện tại sở hữu đội ngũ nhân
viên vui vẻ, nhiệt tình và có tác
phong làm việc chuyên nghiệp
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 14.35 16.295 .571 .813
hiện tại cung cấp đa dạng dịch
vụ đáp ứng yêu cầu của khách
hàng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 14.41 16.162 .649 .795
hiện tại luôn thường xuyên
cập nhập giá cả và thông tin
dịch vụ gia tăng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 14.29 17.830 .529 .819
hiện tại có dịch vụ hỗ trợ
khách hàng tốt.

106
Phụ lục

Thủ tục, điều khoản thanh 14.27 16.680 .583 .809


toán về dịch vụ của nhà cung
cấp dịch vụ logistics hiện tại
luôn ngắn gọn và đơn giản
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 14.23 17.371 .731 .786
hiện tại có mức độ bao phủ
toàn cầu

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.844 4

Item Statistics
Mean Std. N
Deviation
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có hệ thống trang 3.01 1.144 150
thiết bị hiện đại
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có địa điểm giao dịch 2.88 1.036 150
thuận tiện
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có phương tiện vận 2.97 1.138 150
chuyển đa dạng, an toàn, đảm bảo
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có hệ thống lưu giữ 3.04 1.061 150
hàng hóa tốt (kho hàng, container…)

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 8.89 7.175 .751 .770
hiện tại có hệ thống trang thiết
bị hiện đại
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 9.01 8.174 .649 .816
hiện tại có địa điểm giao dịch
thuận tiện
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 8.93 7.625 .664 .810
hiện tại có phương tiện vận
chuyển đa dạng, an toàn, đảm
bảo
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 8.85 8.005 .659 .811
hiện tại có hệ thống lưu giữ

107
Phụ lục

hàng hóa tốt (kho hàng,


container…)

4. Giá cả

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.789 4

Item Statistics
Mean Std. N
Deviation
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại có chính sách giá rõ 2.81 1.091 150
ràng, hợp lý
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đưa ra mức 2.87 1.244 150
giá cạnh tranh
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn đưa ra mức chi 2.82 1.087 150
phí các dịch vụ bổ sung hợp lý
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn có các chương 2.84 1.176 150
trình khuyến mãi thu hút

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Nhà cung cấp dịch vụ 8.53 8.130 .590 .741
logistics hiện tại có chính
sách giá rõ ràng, hợp lý
Nhà cung cấp dịch vụ 8.47 7.351 .607 .734
logistics hiện tại luôn đưa ra
mức giá cạnh tranh
Nhà cung cấp dịch vụ 8.52 8.251 .570 .751
logistics hiện tại luôn đưa ra
mức chi phí các dịch vụ bổ
sung hợp lý
Nhà cung cấp dịch vụ 8.50 7.554 .627 .722
logistics hiện tại luôn có các
chương trình khuyến mãi thu
hút

108
Phụ lục

5. Hình ảnh nhà cung cấp

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.861 4

Item Statistics
Mean Std. N
Deviation
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại là nhà cung cấp có 2.98 1.058 150
uy tín hàng đầu trên thị trường
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại không có hiện 3.02 1.261 150
tượng hàng hóa bị thiệt hại khi vận chuyển
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn nhận được 3.05 1.051 150
phản hồi tốt từ khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn hoạt động 2.95 1.028 150
hướng đến khách hàng

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Nhà cung cấp dịch vụ 9.01 8.429 .686 .832
logistics hiện tại là nhà cung
cấp có uy tín hàng đầu trên
thị trường
Nhà cung cấp dịch vụ 8.97 7.422 .692 .836
logistics hiện tại không có
hiện tượng hàng hóa bị thiệt
hại khi vận chuyển
Nhà cung cấp dịch vụ 8.95 8.105 .761 .803
logistics hiện tại luôn nhận
được phản hồi tốt từ khách
hàng
Nhà cung cấp dịch vụ 9.05 8.447 .713 .822
logistics hiện tại luôn hoạt
động hướng đến khách hàng

6. Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics


Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.816 4

109
Phụ lục

Item Statistics
Mean Std. N
Deviation
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn là lựa chọn 2.89 1.179 150
hàng đầu cho doanh nghiệp chúng tôi
Doanh nghiệp tôi luôn hài lòng với nhà cung cấp dịch vụ 2.97 1.204 150
logistics hiện tại
Doanh nghiệp tôi không có ý định lựa chọn nhà cung cấp 2.89 1.216 150
dịch vụ logistics khác thay thế trong tương lai
Doanh nghiệp tôi tự tin giới thiệu nhà cung cấp dịch vụ 2.90 1.110 150
logistics hiện tại với các đối tác khác

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Correlation Deleted
Nhà cung cấp dịch vụ logistics 8.77 8.073 .721 .727
hiện tại luôn là lựa chọn hàng
đầu cho doanh nghiệp chúng
tôi
Doanh nghiệp tôi luôn hài lòng 8.68 8.756 .574 .798
với nhà cung cấp dịch vụ
logistics hiện tại
Doanh nghiệp tôi không có ý 8.76 8.345 .637 .768
định lựa chọn nhà cung cấp
dịch vụ logistics khác thay thế
trong tương lai
Doanh nghiệp tôi tự tin giới 8.75 8.966 .617 .778
thiệu nhà cung cấp dịch vụ
logistics hiện tại với các đối
tác khác

III.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

1. Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .863
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1560.047
df 276
Sig. .000

110
Phụ lục

Total Variance Explained


Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
pone Loadings Loadings
nt Total % of Cumulati Total % of Cumulati Total % of Cumula
Variance ve % Variance ve % Variance tive %
1 7.425 30.939 30.939 7.425 30.939 30.939 3.344 13.935 13.935
2 2.326 9.690 40.629 2.326 9.690 40.629 3.051 12.714 26.649
3 1.980 8.252 48.880 1.980 8.252 48.880 3.031 12.629 39.278
4 1.564 6.517 55.398 1.564 6.517 55.398 2.751 11.464 50.742
5 1.364 5.684 61.082 1.364 5.684 61.082 2.482 10.340 61.082
6 .956 3.985 65.067
7 .909 3.788 68.855
8 .779 3.246 72.101
9 .722 3.007 75.108
10 .649 2.705 77.813
11 .621 2.589 80.402
12 .548 2.282 82.684
13 .530 2.207 84.891
14 .454 1.894 86.784
15 .416 1.734 88.518
16 .405 1.686 90.204
17 .375 1.564 91.768
18 .364 1.517 93.284
19 .335 1.395 94.680
20 .305 1.269 95.949
21 .291 1.211 97.160
22 .275 1.147 98.307
23 .213 .886 99.193
24 .194 .807 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa P

Component
1 2 3 4 5
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .112 .722 .243 .070 .153
luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ đúng
cam kết và giao nhận hàng đúng hạn
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .121 .614 .239 -.151 .178
luôn có khả năng theo dõi vận chuyển
hàng hóa tốt

111
Phụ lục

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại -.002 .614 .102 .163 .287
luôn đảm bảo giữ bí mật thông tin của
khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .199 .527 .050 .051 .081
luôn đảm bảo an toàn hàng hóa
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .037 .739 -.013 .117 -.031
luôn bảo đảm độ chính xác trong
chứng từ
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .125 .700 .223 .022 .057
luôn xuất hóa đơn hàng tháng đúng
hạn
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .637 .194 .188 .198 .118
sở hữu đội ngũ nhân viên vui vẻ, nhiệt
tình và có tác phong làm việc chuyên
nghiệp
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .706 .018 .039 .187 .088
cung cấp đa dạng dịch vụ đáp ứng
yêu cầu của khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .683 .154 .044 .206 .251
luôn thường xuyên cập nhập giá cả và
thông tin dịch vụ gia tăng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .665 -.060 .169 .053 .185
có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt.
Thủ tục, điều khoản thanh toán về .650 .292 .103 .197 .023
dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ
logistics hiện tại luôn ngắn gọn và đơn
giản
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .816 .166 .082 .058 .155
có mức độ bao phủ toàn cầu
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .230 .137 .260 .784 .013
có hệ thống trang thiết bị hiện đại
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .202 .010 .136 .771 .089
có địa điểm giao dịch thuận tiện
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .179 .235 .212 .709 .173
có phương tiện vận chuyển đa dạng,
an toàn, đảm bảo
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .150 -.045 .066 .814 .075
có hệ thống lưu giữ hàng hóa tốt (kho
hàng, container…)
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .232 .208 .275 .133 .613
có chính sách giá rõ ràng, hợp lý

112
Phụ lục

Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .206 .137 .096 .017 .766
luôn đưa ra mức giá cạnh tranh
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .176 .116 .297 .076 .655
luôn đưa ra mức chi phí các dịch vụ
bổ sung hợp lý
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .125 .122 -.048 .123 .825
luôn có các chương trình khuyến mãi
thu hút
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .094 .196 .783 .126 .022
là nhà cung cấp có uy tín hàng đầu
trên thị trường
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .177 .136 .765 .138 .167
không có hiện tượng hàng hóa bị thiệt
hại khi vận chuyển
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .108 .165 .826 .177 .137
luôn nhận được phản hồi tốt từ khách
hàng
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .124 .186 .759 .196 .163
luôn hoạt động hướng đến khách
hàng
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc


KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .779
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 203.888
df 6
Sig. .000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Cumulative %
Variance
1 2.584 64.603 64.603 2.584 64.603 64.603
2 .574 14.346 78.949
3 .516 12.903 91.852
4 .326 8.148 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

113
Phụ lục

Component Matrixa P

Component
1
Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại luôn là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp .863
chúng tôi
Doanh nghiệp tôi luôn hài lòng với nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại .753
Doanh nghiệp tôi không có ý định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics khác thay thế .806
trong tương lai
Doanh nghiệp tôi tự tin giới thiệu nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện tại với các đối tác .789
khác
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.

III.4. Phân tích tương quan Pearson

Correlations
Quyết định Độ tin cậy Sự đáp Cơ sở vật Giá cả Hình ảnh
lựa chọn ứng chất kỹ nhà cung
nhà cung thuật cấp
cấp dịch vụ
logistics
Quyết Pearson 1 .599**
P .614** P .498** P .582** P .566**
P

định lựa Correlation


chọn nhà Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000
cung cấp tailed)
dịch vụ N 150 150 150 150 150 150
logistics
Độ tin cậy Pearson .599** P 1 .363** P .259** P .405** P .437**
P

Correlation
Sig. (2- .000 .000 .001 .000 .000
tailed)
N 150 150 150 150 150 150
Sự đáp Pearson .614** P .363**
P 1 .470** P .462** P .374**
P

ứng Correlation
Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 150 150 150 150 150 150
Cơ sở vật Pearson .498** P .259**
P .470** P 1 .310** P .429**
P

chất kỹ Correlation
thuật Sig. (2- .000 .001 .000 .000 .000

114
Phụ lục

tailed)
N 150 150 150 150 150 150
Giá cả Pearson .582**P .405**
P .462**
P .310** P 1 .402**
P

Correlation
Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 150 150 150 150 150 150
Hình ảnh Pearson .566**P .437**
P .374**
P .429** P .402**
P 1
nhà cung Correlation
cấp Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 150 150 150 150 150 150
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

III.5. Phân tích hồi quy

Model Summaryb P

Mode R R Adjusted R Std. Error of Durbin-


l Square Square the Estimate Watson
1 .804a P .646 .634 .57173 1.797
a. Predictors: (Constant), Hình ảnh nhà cung cấp, Sự đáp ứng, Độ tin cậy, Cơ sở vật
chất kỹ thuật, Giá cả
b. Dependent Variable: Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics

ANOVAa P

Model Sum of df Mean F Sig.


Squares Square
1 Regression 86.053 5 17.211 52.651 .000b P

Residual 47.071 144 .327


Total 133.123 149
a. Dependent Variable: Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
b. Predictors: (Constant), Hình ảnh nhà cung cấp, Sự đáp ứng, Độ tin cậy, Cơ sở vật chất kỹ
thuật, Giá cả

Coefficientsa P

Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients Coefficients
B Std. Beta Tolerance VIF
Error
1 (Constant) -.619 .224 -2.760 .007
Độ tin cậy .375 .074 .293 5.054 .000 .728 1.373

115
Phụ lục

Sự đáp ứng .311 .072 .266 4.316 .000 .646 1.549


Cơ sở vật .156 .062 .149 2.529 .013 .704 1.421
chất kỹ
thuật
Giá cả .229 .062 .219 3.670 .000 .692 1.445
Hình ảnh .190 .062 .186 3.076 .003 .669 1.496
nhà cung
cấp
a. Dependent Variable: Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics

Residuals StatisticsaP

Minimum Maximu Mean Std. N


m Deviation
Predicted Value 1.1007 4.4556 2.9133 .75996 150
Residual -1.59770 1.32413 .00000 .56206 150
Std. Predicted -2.385 2.029 .000 1.000 150
Value
Std. Residual -2.794 2.316 .000 .983 150
a. Dependent Variable: Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics

116
Phụ lục

III.6. Phân tích sự khác biệt

1. Sự khác biệt theo hình thức sở hữu

Test of Homogeneity of Variances


Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
Levene df1 df2 Sig.
Statistic
1.344 3 146 .263

ANOVA
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between Groups 6.093 3 2.031 2.334 .076
Within Groups 127.030 146 .870
Total 133.123 149

Multiple Comparisons
Dependent Variable: Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
Dunnett t (2-sided)a
P P

(I) Hình thức sở (J) Hình thức Mean Std. Error Sig. 95% Confidence Interval
hữu doanh sở hữu Difference Lower Bound Upper Bound
nghiệp doanh nghiệp (I-J)
Công ty Cổ Công ty vốn .39583 .21288 .155 -.1075 .8991
phần đầu tư nước
ngoài
Công ty trách Công ty vốn .05889 .22248 .986 -.4671 .5849
nhiệm hữu hạn đầu tư nước
ngoài
Công ty tư Công ty vốn .48135 .23507 .104 -.0744 1.0371
nhân đầu tư nước
ngoài
a. Dunnett t-tests treat one group as a control, and compare all other groups against it.

2. Sự khác biệt theo mức độ sử dụng dịch vụ logistics


Test of Homogeneity of Variances
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
Levene df1 df2 Sig.
Statistic
.371 2 147 .691

117
Phụ lục

ANOVA
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between Groups .025 2 .013 .014 .986
Within Groups 133.098 147 .905
Total 133.123 149

Multiple Comparisons
Dependent Variable: Quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
Dunnett t (2-sided)a
P P

(I) Mức độ sử (J) Mức độ sử Mean Std. Error Sig. 95% Confidence
dụng dịch vụ dụng dịch vụ Difference Interval
logistics logistics (I-J) Lower Upper
Bound Bound
Thường xuyên Ít .02715 .19325 .985 -.4034 .4576
Thỉnh thoảng Ít .00044 .19491 1.000 -.4338 .4346
a. Dunnett t-tests treat one group as a control, and compare all other groups against it.

118

You might also like