You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TẬP TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ


CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH

SVTH:
Phan Tấn Khoa MSSV: 2029212617
Nguyễn Nhật Quang MSSV: 2029211492
Trần Đạt Thành MSSV: 2005218049
Đỗ Đức Thiện MSSV: 2005218066
Phạm Nguyễn Khánh Văn MSSV: 2033210906
Nguyễn Thị Tuyết Vy MSSV: 2029212861

GVHD: Mai Phú Hợp

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2023

1
LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là một đơn vị kinh tế của xã hội, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Đồng thời có vai trò
quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội
Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan
trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nên nhân cách con trẻ. Gia đình là nơi giữ gìn,
vun dắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt
Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước, yêu
quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng
tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khắn, thử thách.
Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần
xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc.
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ
ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của
bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ
giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”.
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộcvào bản chất
của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào
chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử. Vì vậy,
trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội không hoàn toàn giống
nhau. Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình
đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia
đình đối với xã hội. Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình, thì mới có
thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại. Chính vì vậy,
quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức
quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận không thể không kể đến sự hướng dẫn của thầy Mai
Phú Hợp. Nhóm chúng em xin gửi tới thầy lời cảm ơn sâu sắc và chân thành. Do thời gian
có hạn nên tiểu luận chắc chắn có những điểm sai sót không tránh khỏi. Nhóm chúng em rất

i
mong nhận được sự góp ý của thầy, cũng như ý kiến đóng góp của các bạn để bài trở nên
hoàn thiện hơn. Và đây cũng là cơ hội để chúng em mở rộng kiến thức và tầm hiểu biết của
mình. Xin chân thành cảm ơn!

ii
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Nội dung phụ Mức độ Xác nhận


trách hoàn thành
1 Phan Tấn 2029212617 Khái niệm gia 100% Đã xác nhận
Khoa đình
2 Nguyễn Nhật 2029211492 Khái quát về vị trí 100% Đã xác nhận
Quang của gia đình
3 Trần Đạt Thành 2005218049 Chức năng kinh tế 100% Đã xác nhận
và tổ chức tiêu
dùng của gia
đình; chức năng
thỏa mãn nhu cầu
tâm sinh lý, duy
trì tình cảm gia
đình
4 Đỗ Đức Thiện 2005218066 Tổng hợp word 100% Đã xác nhận

5 Phạm Nguyễn 2033210906 Chức năng tái sản 100% Đã xác nhận
Khánh Văn xuất ra con người
và chức năng nuôi
dưỡng, giáo dục
6 Nguyễn Thị 2029212861 Các hình thái của 100% Đã xác nhận
Tuyết Vy gia đình

iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TP.HCM, Ngày... tháng... năm 2023
Ký và ghi rõ họ tên

iv
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC v
1. Khái niệm gia đình 1
2. Các hình thái của gia đình 1
3. Khái quát về vị trí của gia đình 3
4. Chức năng tái sản xuất ra con người 4
5. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục 4
6. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng của gia đình 5
7. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

v
1. Khái niệm gia đình
Gia đình là khái niệm có nhiều định nghĩa. C.Mác và Ăngghen có một định nghĩa
khác, nhưng tác giả Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng lại có một định nghĩa khác, và theo
PGS. TS Lê Ngọc Văn định nghĩa ấy cũng khác. Nhưng có một vài điểm chung giữa các
định nghĩa ấy là:
- Gia đình được tạo nên từ hai quan hệ sơ bản: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống. Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ
thuộc lẫn nhau bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên, được quy
định bằng pháp lý hoặc đạo lý.
- Quan hệ vợ - chồng là nền tảng để hình thành các mối quan hệ khác và là cơ sở pháp
lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hệ huyết thống là yếu tố gắn kết các thành
viên lại với nhau. Ngoài hai quan hệ cơ bản ấy còn các quan hệ khác: quan hệ ông bà
– cháu chắt, quan hệ anh chị em…

Tóm lại, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội được hình thành, duy trì và củng
cố dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định
về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

2. Các hình thái của gia đình


Các hình thái gia đình khá đa dạng và phong phú. Thiết chế xã hội dựa trên cơ sở sự
kết hợp của những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực hiện được các chức
năng sinh học để duy trì nòi giống, kinh tế, văn hoá, xã hội... Gia đình là một tế bào của xã
hội, là một phạm trù lịch sử thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội. Các hình thái gia đình
cũng vì thế mà thay đổi qua các thời kỳ lịch sử, cụ thể:
Gia đình huyết tộc: Đây là giai đoạn đầu của chế độ quần hôn, loại hình gia đình đầu
tiên của loài người vào thời kỳ bầy người nguyên thuỷ, gồm những người nam nữ cùng
chung sống theo huyết thống và hệ giới tính theo kiểu quần hôn, bầy đàn lẫn lộn giữa các
thế hệ. Quan hệ hôn nhân được xây dựng theo các thế hệ tập trung theo những nhóm hôn
nhân nhất định. Và quan hệ tinh giao chỉ hạn chế giữa những người có trong nhóm đó khi
xét thấy khác thế hệ, tức là quan hệ tinh giao theo trực hệ bị loại trừ (cấm giữa cha mẹ và
con cái). Đối với hình thái gia đình này, mọi quan hệ hôn nhân bị cấm giữa những người

1
cùng dòng máu thuộc các thế hệ khác nhau (giữa bố mẹ và con, giữa ông bà và cháu) và chỉ
cho phép các anh chị em cùng huyết tộc ở tất cả các bậc thân thuộc gần xa, cùng một thế hệ
được có quan hệ hôn nhân với nhau.
Gia đình mẫu hệ: Hình thái đại gia đình, xuất hiện ở giai đoạn mẫu quyền trong xã
hội nguyên thuỷ. Là tế bào của xã hội, đồng thời là một đơn vị kinh tế. Gồm những thành
viên thuộc 3 thế hệ trở lên (là chủ gia đình và chồng bà ta, các con gái của bà chủ gia đình
và chồng của họ, con cái của các con gái bà chủ gia đình). Ruộng đất để trồng trọt do thị tộc
phân cấp định kỳ: công cụ sản xuất, nhà cửa, nhạc khí thờ cúng,... là tài sản chung của gia
đình, lao động tập thể và hưởng thụ tập thể thành quả lao động. Một đại gia đình mẫu hệ bao
gồm nhiều người (trên dưới 40 - 50 người), cho nên phải ở trong những ngôi nhà dài. Khi
lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì đại gia đình mẫu hệ đi vào con
đường tan rã, dưới xã hội nguyên thuỷ nó nhường chỗ cho đại gia đình phụ hệ, cũng có thể
từ đại gia đình mẫu hệ phân nhỏ ra thành nhiều tiểu gia đình mẫu hệ.
Gia đình gia trưởng: Hình thức gia đình với vai trò và vị trí đứng đầu của người đàn
ông. Ra đời từ lúc chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ. Gia đình gia trưởng dung
nạp cả mấy thế hệ người cùng sống chung, cùng hoạt động theo kiểu kinh tế tự nhiên về
trồng trọt và chăn nuôi.Gia đình gia trưởng để lại những hậu quả nặng nề trong phương
pháp tư duy, trong lối sống, trong quan niệm đạo đức, là cản trở lớn cho sự nghiệp giải
phóng cá nhân, cho việc thực hiện phát huy và phát triển nhân cách, cá tính, đặc biệt là ở
phụ nữ và trẻ em.
Gia đình phụ hệ: Hình thái gia đình phụ hệ xuất hiện muộn trong xã hội nguyên thuỷ,
khi xã hội đã chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Nhiều nhà khoa học cho
rằng Gia đình phụ hệ đã trải qua hai giai đoạn phát triển. Trước hết là đại Gia đình phụ hệ,
còn gọi là Gia đình phụ hệ mở rộng, bao gồm trên hai thế hệ (chủ gia đình và vợ ông ta, các
con trai và vợ của họ). Cả gia đình là một tế bào xã hội, đồng thời là một đơn vị kinh tế,
ruộng đất được thị tộc phân phối định kỳ, công cụ sản xuất là tài sản chung của gia đình, lao
động tập thể và hưởng thụ tập thể thành quả của lao động. Điều khiển Gia đình phụ hệ là
người cha của các con trai đã có vợ con hoặc chưa đến tuổi trưởng thành. Khi trong xã hội
phân hoá giàu nghèo và phát sinh tư hữu thì đại Gia đình phụ hệ tan rã, nhường chỗ cho tiểu
Gia đình phụ hệ (bố mẹ và con gái). Nét nổi bật trong các hình thái Gia đình phụ hệ là sự

2
bất bình đẳng nam nữ.
Gia đình hạt nhân: Hình thái gia đình gồm có bố, mẹ và con cái nhỏ tuổi. Đây là một
gia đình hẹp, thường gọi gia đình sơ đăng. Tách ra từ gia đình gia trưởng, hình thức Gia
đình hạt nhân xuất hiện từ thời đại cách mạng công nghiệp và đô thị hoá. Trong gia đình hạt
nhân, chế độ gia trưởng đã phải nhường bước dần cho sự bình đẳng ngày càng phát triển
hơn giữa nam và nữ, vợ và chồng. Công việc nội trợ không còn là bổn phận duy nhất của
người phụ nữ, cũng như công việc kiếm tiền, nuôi sống gia đình không còn là nhiệm vụ duy
nhất của nam giới. Gia đình một vợ một chồng: Hình thái gia đình quy định sự sống chung
bền vững của một người đàn ông và một người phụ nữ, cùng con cái của họ. Gia đình một
vợ một chồng là hình thái gia đình chủ yếu của loài người hiện nay. Luật hôn nhân và gia
đình (1896). Bộ luật dân sự (1995) quy định chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nam nữ
bình đẳng, đảm bảo hạnh phúc cho con cái.

3. Khái quát về vị trí của gia đình


Thứ nhất, gia đình là tế bào của xã hội. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:” Theo quan điểm duy
vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời
sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một loại là sản xuất ra tư liệu
sinh hoạt: thực phẩm, quần áo nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ
đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người. Là sự truyền nói giống. Những trật tự xã
hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định
đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động
và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”. Muốn có một xã hội phát triển lành
mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“ nhiều
gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội
mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”. Mức độ tác động của gia đình phụ thuộc
vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền.
Thứ hai, gia đình là tổ ấm, là nơi mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong
cuộc sống cá nhân của mỗi thanh viên trong gia đình. Đây là tiền đề, là điều kiện quan trọng
cho việc hình thành nên nhân cách, trí lực, thể lực để trở thành một công dân có ích cho xã
hội
Thứ ba, gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành

3
viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội. Gia đình cũng chính là môi
trường đầu tiên tạo cơ hội cho mỗi cá nhân được học và xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động vào cá nhân. Xã
hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họ trong các quan hệ xã
hội và quan hệ với gia đình. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng một xã
hội thật sự bình đẳng, con người cần được giải phóng, chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân
một vợ một chồng, thực hiện sự bình đẳng trong gia đình, giải phóng phụ nữ. Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một
nửa”.

4. Chức năng tái sản xuất ra con người


Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế.
Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu
cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy
trì sự trường tồn của xã hội.
Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng gia đình,
nhưng không chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội. Bởi vì, thực hiện chức năng
này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc tế, một
yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội. Thực hiện chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát
triển mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã
hội, chức năng này được thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích. Trình độ phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình
cung cấp.

5. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục


Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình còn có trách nhiệm nuôi
dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Chức năng
này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện
trách nhiệm của gia đình với xã hội. Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người. Bởi vì, ngay khi

4
sinh ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người thân trong
gia đình. Những hiểu biết đầu tiên, mà gia đình đem lại thường để lại dấu ấn sâu đậm và bền
vững trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, gia đình là một môi trường văn hóa, giáo dục, trong
môi trường này, mỗi thành viên đều là những chú thể sáng tạo những giá trị văn hóa, chủ thể
giáo dục đồng thời cũng là những người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự
giáo dục của các thành viên khác trong gia đình.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời của
mỗi thành viên, từ lúc lọt lòng cho đến khi trưởng thành và tuổi già. Mỗi thành viên trong
gia đình đều có vị trí, vai trò nhất định, vừa là chủ thể vừa là khách thể trong việc nuôi
dưỡng, giáo dục của gia đình. Đây là chức năng hết sức quan trọng mặc dù, trong xã hội có
nhiều cộng đồng khác (nhà trường, các đoàn thể, chính quyền vv..) cũng thực hiện chức
năng này, nhưng không thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình. Với chức năng này,
gia đình góp phần to lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ, thể hệ tương lai của xã hội, cung cấp và
nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã hội, đồng thời mỗi cá
nhân từng bước được xã hội hóa. Vì vậy, giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục của xã
hội. Nếu giáo dục của gia đình không gắn với giáo dục của xã hội, mỗi cá nhân sẽ khó khăn
khi hòa nhập với xã hội và ngược lại, giáo dục của xã hội sẽ không đạt được hiệu quả cao
khi không kết hợp với giáo dục của gia đình, không lấy giáo dục của gia đình là nền tảng.
Do vậy, cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội
hoặc ngược lại. Bởi cả hai khuynh hướng hướng ấy, mỗi cá nhân đều không phát triển toàn
diện.
Thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, đòi hỏi mỗi người làm cha, làm mẹ
phải có kiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt, văn hóa, học vấn, đặc biệt là
phương pháp giáo dục.

6. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng của gia đình


Đặc thù chức năng kinh tế gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không có được, đơn vị
duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái xuất ra sức lao động cho xã hội. Ngoài ra,
gia đình còn thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia
đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt động trong gia đình. Vị trí, vai trò của
kinh tế gia đình và mối quan hệ của kinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội

5
cũng không hoàn toàn giống nhau.
Là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức
năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ẩm no, giàu có làm cho
dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân có giàu thì nước mãi
mạnh” - Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiên nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các
thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống.
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
và tái sản sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên, đặc thù của gia đình
mà các đơn vị kinh tế khác không có được, là ở chỗ, gia đình là đơn vị duy nhất tham gia
vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội
Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất
và sức slao động mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Gia đình thực hiện chức năng
tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như
các sinh hoạt trong gia đình Đó là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành
viên trong gia đình vào việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên cùng
với việc sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh trong
gia đình nhằm nâng cao sức khỏe, đồng thời để duy tri sở thích, sắc thái riêng của mỗi
người.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay cả một
hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, chức năng kinh tế
của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ
chức sản xuất và phân phối.
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật
chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Hiệu quả hoạt động kinh tế của gia đình
quyết định hiệu quả đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên gia đình. Đồng thời,
gia đình đóng góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội.
Gia đình có thể phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của mình về vốn, về sức lao
động, tay nghề của người lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Thực
hiện tốt chức năng này, không những tạo cho gia đình có cơ sở để tổ chức tốt đời sống nuôi
dạy con cái, mà còn đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội

6
7. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình
cảm, văn hóa, tinh thần, cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe người ốm, người già, trẻ em. Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên
trong gia đình đó vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi
người. Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơ nương tựa về mặt tinh
thần và vật chất của con người. Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý
nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển xã hội. Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt,
quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ
Ngoài những chức năng trên gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị,
… Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũng
như tộc người. Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được thực hiện
trong gia đình.Thì gia đình còn là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa, nơi sáng tạo và thụ
hưởng những giá trị văn hóa của xã hội. Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức
chính trị xã hội, là cầu nối của mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Thu Thoa, Mai Phú Hợp và cộng sự - Hỏi – Đáp Môn học Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Nhà xuất bản lao động.
[2] https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-da-lat/corporated-law/van-de-
gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi/29424001

You might also like