You are on page 1of 6

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

NAFTA – HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO BẮC MỸ


1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH NAFTA
Đứng trước các nền kinh tế đang ngày càng phát triển và cạnh tranh, tổng thống
Mỹ Ronald Reagan đã vận động trên thị trường ở Bắc Mỹ nhằm tạo ra một hiệp định phát
triển kinh tế ba nước trong khu vực. Năm 1984, Quốc hội đã thông qua Luật Thương Mại
và thuế quan. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ - NAFTA là hiệp định thương mại tự
do giữa 3 nước: Canada, Mexico và Hoa Kỳ. Tiền thân của NAFTA là Hiệp định thương
mại tự do giữa Hoa Kỳ và Canada (được thủ tướng Canada Mulroney đồng ý ký kết với
tổng thống Mỹ vào năm 1988 và có hiệu lực từ 1989).
Trong khi đó, tổng thống Salinas
(Mexico) và tổng thống Bush bắt đầu đàm
phán về tự do hoá thương mại giữa hai
nước. Năm 1991 Canada yêu cầu một thoả
thuận ba bên sau đó dẫn đến NAFTA ra đời.
Hiệp định NAFTA được đàm phán từ năm
1991 đến 1993, được cơ quan lập pháp quốc
gia của 3 nước thông qua vào năm 1993 và
có hiệu lực pháp luật vào ngày 1/1/1994.
Hiệp định này đã loại bỏ thuế quan đối với
phần lớn giao dịch thương mại hàng hoà
giữa 3 nước, đồng thời những hạn chế khác
đối với thương mại cũng được loại bỏ trong
thời hạn 15 năm.

Tuy nhiên, đến khi chiến dịch tranh cử


tổng thống Mỹ năm 2016 khi cả
Thượng nghị sỹ Bernie Sanders và ông
Donald Trump đều chỉ trích hiệp định
này vì cho rằng đây là nguyên nhân dẫn
tới những thiệt hại cho công ăn việc
làm của người Mỹ. Và khi đắc cử ông
Trump đã đề xuất thay đổi từ NAFTA
thành USMCA vào năm 2018 cụ thể là
vào tháng 10/2018 chính quyền của
Tổng thống Donald Trump đã thiết lập
thoả thuận với Canada và Mexico về
một phiên bản được cập nhật của hiệp
định này với tên gọi Thoả thuận Mỹ - Mexico – Canada (USMCA) - thay vì là một hiệp
định hoàn toàn mới, nó đã được đặc trưng là “NAFTA 2.0”, hoặc “NAFTA mới”. Được

1
ký chính thức vào ngày 30/11/2018 bởi Tổng thống Donald Trump (Mỹ), tổng thống
Enrique Peña Nieto (Mexico) và Thủ tướng Justin Trudeau (Canada). Một phiên bản sửa
đổi đã được ký vào ngày 10 tháng 12 năm 2019 và được cả ba nước phê chuẩn, với sự
phê chuẩn cuối cùng (Canada) vào ngày 13 tháng 3 năm 2020.

Hiệp định này mang ý nghĩa lớn đối với cả 3 nước, nhằm giúp cho nền kinh tế 3
nước dễ dàng phát triển. giúp Mỹ và Canada dễ dàng chuyển giao công nghệ sang
Mexico và ngược lại Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn lực sang 2 nước còn lại.
Bên cạnh đó hiệp định này còn giúp 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường kinh tế
thế giới.
2. NỘI DUNG CHÍNH ĐIỀU KHOẢN TRONG HIỆP ĐỊNH NAFTA
NAFTA loại bỏ hoặc áp đặt những quy tắc nghiêm ngặt đối với một số rào cản
thương mại và đầu tư. Hiệp định quy định về việc đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài,
mua sắm chính phủ, thương mại dịch vụ, thủ tục hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí
tuệ, thương mại hàng nông sản, năng lượng và các hóa chất cơ bản, việc xuất nhập cảnh,
khiếu nại, kháng cáo trong các vụ việc, giải quyết tranh chấp.
Những nội dung chủ yếu của Hiệp định bao gồm:
 Giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan để thúc đẩy thương mại.
 Tạo điều kiện tăng trưởng tốt và ổn định cho các nước thành viên.
 Xây dựng một hệ thống các quyền và nghĩa vụ tương ứng phù hợp với các quy
định chung về thuế quan, thương mại và công cụ song phương, đa phương cho
sự hợp tác của các quốc gia thành viên.
 Tạo cơ hội việc làm mới và nâng cao điều kiện lao động, bảo vệ và thực thi các
quyền của người lao động.
2
 Thực hiện các hoạt động gắn liền với bảo tồn và bảo vệ môi trường.
 Mở cửa cơ chế mua sắm chính phủ cho các doanh nghiệp ở cả ba nước.
 Loại bỏ những hạn chế về đầu tư nước ngoài (trừ một số ít lĩnh vực bị hạn chế
do mỗi bên xác định) và đảm bảo không phân biệt đối xử đối với những công
ty nội địa thuộc sở hữu của những nhà đầu tư ở các nước NAFTA khác.
 Loại bỏ những hàng rào ngăn cản các công ty dịch vụ hoạt động xuyên biên
giới các nước Bắc Mỹ, bao gồm các lĩnh vực chủ chốt như dịch vụ tài chính.
 Quy định ba cơ chế giải quyết tranh chấp, đó là: tranh chấp giữa chính phủ với
chính phủ; tranh chấp giữa chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư
nước ngoài; và tranh chấp về các biện pháp chống bán phá giá và thuế chống
trợ cấp (thuế đối kháng).
3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM HIỆP ĐỊNH NAFTA
3.1. Ưu điểm:
 Giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các khoản phí nhất định: Giảm gánh nặng thuế
giúp giao dịch dễ dàng hơn, giá cả thân thiện hơn và cuối cùng là người tiêu
dùng hạnh phúc hơn.
 Thúc đẩy sản xuất quốc gia: Do thuế quan được xóa bỏ hoặc hạ thấp do
NAFTA, các ngành công nghiệp trong nước khác nhau được khuyến khích
tăng sản lượng vì khu vực thương mại tự do của họ bao gồm ba quốc gia lớn ở
Bắc Mỹ.
 Các quốc gia biên giới có thể thịnh vượng về kinh tế: Kể từ khi bắt đầu
NAFTA, Texas đã có mức tăng trưởng hàng năm 13% trong một số ngành nhất
định do vị trí biên giới của nó.
 GDP của 3 quốc gia được cải thiện: Với việc nới lỏng các hạn chế chi tiêu và
giảm chi phí, cả ba nước đều có thể cải thiện số liệu GDP của mình nhờ
NAFTA. Đối với Hoa Kỳ, điều này có nghĩa là đồng đô la mạnh hơn và lãi
suất cạnh tranh hơn.

Có thể thấy,
hiệp định này
với mục đích tự
do hoá thương
mại đã mang lại
cho 3 nước
thành viên
những thuận lợi
để phát triển
kinh tế, tạo điều
kiện để cạnh
tranh với các
nước khác.

3
3.2. Nhược điểm:
 Gây ra mất việc làm: Nông dân Mexico đang gặp bất lợi lớn về môi trường để
cạnh tranh nông nghiệp với Mỹ hoặc thậm chí Canada ở một mức độ nào đó,
đặc biệt là do không có loại thuế nào đánh vào các sản phẩm nông nghiệp của
Mỹ có thể cho phép giá của chính họ cạnh tranh. Kết quả cuối cùng là mất việc
làm ước tính hơn 1 triệu người ở Mexico trong ngành này.
 Là cơ sở của việc nhập cư bất hợp pháp.
 Tạo suy giảm kinh tế: NAFTA có thể mang lại tác động kinh tế to lớn cho các
bang biên giới, nhưng điểm mấu chốt là các bang ở nội địa Hoa Kỳ hoặc các
tỉnh ở miền bắc Canada hoặc các bang ở miền nam Mexico không nhận thấy
những kết quả tích cực này.
 Tăng thâm hụt thương mại: Một trong những tác dụng phụ không thể lường
trước của NAFTA là nó đã cho phép tự do di chuyển đối với nhiều lĩnh vực
công nghiệp để hàng hóa có thể được sản xuất trên đất nước ngoài thay vì
trong nước.

4. SO SÁNH CÁC ĐIỀU KHOẢN TRƯỚC VÀ SAU KHI DONALD TRUMP


LÊN LÀM TỔNG THỐNG
Trước khi Donald Trump làm tổng Khi Donald Trump nhậm chức
thống (Hiệp định USMCA)
(Hiệp định NAFTA cũ)
 Đánh thuế hải quan đối với hàng  Không đánh thuế hải quan đối với
hoá được phân bổ thuộc dạng số hoá: phần hàng hoá được phân bổ thuộc dạng số hoá:
mềm, trò chới điện tử, sách điện tử, âm phần mềm, sách điện tử, âm nhạc, phim
nhạc, phim ảnh; không giới hạn sự can ảnh; giới hạn sự can thiệp của chính quyền
thiệp của chính quyền địa phương trong địa phương trong việc cáo buộc các công
việc cáo buộc các công ty tiết lộ mã nguồn ty tiết lộ mã nguồn tương thích, áp đặt
tương thích. những hạn chế đối với các cơ sở lưu trữ
 Nông nghiệp: Canada hạn chế hạn dữ liệu.
ngạch sữa và pho mai cũng như các sản  Các quy định về nguồn gốc xuất xứ
phẩm bơ sữa khác nhập khẩu từ Mỹ. Cho đối với ngành ô tô đã được thắt chặt, đòi
phép nông dân chăn nuôi bò sữa Mỹ hỏi mỗi xe phải có 75% số linh kiện xuất
quyền tiếp cận vào khoảng 3,5% thị xứ từ các nước thành viên, tăng so với
trường sữa nội địa trị giá 16 tỷ USD của mức 62,5% trước đây. Những quy định
nước này. mới về lao động cũng được bổ sung, yêu
 Cho phép duy trì vĩnh viễn thuế cầu mỗi chiếc xe phải có 40% số linh
quan đối với những nông sản sau: thực kiện được sản xuất từ các nhà máy trả
phẩm chế biến từ sữa, gia cầm và trứng công ít nhất 16 USD/giờ.
nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Canada;  Mỹ rút lại lời đe dọa áp thuế đối
đường, thực phẩm chế biến từ sữa và lạc với ô tô nhập khẩu từ Canada và Mexico;
4
nhập khẩu từ Canada vào Hoa Kỳ. Tất cả tuy nhiên các mức thuế quan hiện đang
các loại thuế quan khác giữa các bên được áp dụng đối với thép và nhôm vẫn
NAFTA đều được loại bỏ. chưa được dỡ bỏ. Trong khi đó, các biện
 Đối với hàng công nghiệp, NAFTA pháp bảo hộ ngành dược phẩm và quyền
loại bỏ tất cả các loại thuế quan đối với tất sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm khác
cả các sản phẩm trong giai đoạn 10 năm. của Mỹ được củng cố.
Thuế quan đối với ô tô là một trong những  Ottawa nhất trí mở rộng khả năng
loại thuế quan ở mức cao nhất đối với tiếp cận thị trường sữa như yêu cầu chính
hàng công nghiệp. Việc loại bỏ thuế quan từ phía Washington.
đối với ô tô và phụ tùng ô tô trong  Mở cửa thị trường bơ sữa Canada:
NAFTA làm tăng thêm sự hội nhập khu Việc Canada chấp nhận mở cửa thị trường
vực và sự cạnh tranh của ngành công bơ sữa của nước này được coi là một
nghiệp ô tô ở Bắc Mỹ. thắng lợi đối với Washington.
 Kìm hãm tỷ giá hối đoái: Điều
khoản này nhằm ngăn chặn các quốc gia
không phá giá đồng nội tệ. Tuy nhiên,
mục tiêu xa hơn của điều khoản không
nhằm vào Mỹ, Mexico và Canada, những
quốc gia có tỷ giá hối đoái vốn do thị
trường quyết định.
 Thoả thuận mới yêu cầu các nước
thành viên phải sử dụng nhiều hơn linh
kiện xe ô tô sản xuất tại Bắc Mỹ.
 Giảm thuế nhập khẩu ô tô:
USMCA qui định miễn thuế đối với 2,6
triệu ô tô nhập khẩu từ Mexico và Canada
mỗi năm, cũng như một số lượng không
hạn định dòng xe tải hạng nhẹ và phụ tùng
ô tô trị giá hàng chục tỷ USD.
 Điều khoản không “bắt tay” với
Trung Quốc: USMCA cũng bao gồm một
điều khoản được đưa ra để ngăn chặn
Ottawa hoặc Mexico City tìm kiếm thỏa
thuận có lợi hơn với Trung Quốc. Nếu bất
kỳ một trong những bên ký kết hiệp định
này tìm cách ký kết thỏa thuận thương mại
tự do với “nền kinh tế phi thị trường” -
được hiểu là Trung Quốc, các bên còn lại
khi đó sẽ được phép hủy thỏa thuận 3 bên
được công bố hôm 1/10 và thay thế bằng
thỏa thuận song phương.

5
5. XU HƯỚNG THAY ĐỔI HIỆN NAY CỦA HIỆP ĐỊNH NAFTA DƯỚI
THỜI CỦA BIDEN LÀ GÌ?
Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021 Biden đã phải đối mặt với
việc khắc phục nền kinh tế nước Mỹ sau đại dịch Covid – 19. Vì vậy, những chính sách
về kinh tế của ông có nhiều điều khác so với Donal Trump. Trong đó xu hướng thay đổi
hiện nay của hiệp định NAFTA dưới thời của Biden cũng có nhiều điểm khác biệt:
 Hoa Kỳ tăng cường hợp tác đa phương với các quốc gia, để từ đó khẳng định
lại vị trí siêu cường của mình.
 Xu hướng phát triển chủ đạo là hòa bình, hợp tác cùng phát triển; tiếp tục theo
đuổi chiến lược châu Á - Thái Bình Dương.
 Có thái độ thân thiện, hòa hữu với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, bản chất
vẫn là đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu và mong muốn xây dựng một trật tự
thế giới đơn cực.
 Những thoả thuận về các điều khoản USMCA trong việc hỗ trợ bảo vệ quyền
lao động.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA


STT HỌ VÀ TÊN
1 Mai Thị Mỹ Duyên
2 Phạm Thị Nghĩa
3 Đỗ Hoàng Như Ngọc
4 Trà Yến Nhi
5 Nguyễn Tường Ý Như
6 Phạm Nhật Rin
7 Nguyễn Văn Huy Thạch
8 Trần Đình Thanh
9 Phan Thị Huyền Trang
10 Trần Thanh Vân

You might also like