You are on page 1of 4

Các cột mốc

Bản đồ hiển thị số lượng bài viết của từng ngôn ngữ Châu
Âu tính đến tháng 1 năm 2019. Một hình vuông đại diện cho 10.000 bài viết. Các ngôn ngữ
có ít hơn 10.000 bài viết được thể hiện bằng một ô vuông. Các ngôn ngữ được nhóm theo ngữ
hệ và mỗi ngữ hệ được trình bày bằng một màu riêng biệt.
Tháng 1 năm 2007 là lần đầu tiên Wikipedia lọt vào danh sách 10 trang web phổ biến nhất ở Mỹ,
theo comScore Networks. Với 42,9 triệu lượt người truy cập, Wikipedia đứng vị trí thứ 9, vượt
qua The New York Times (hạng 10) và Apple (hạng 11), gia tăng đáng kể so với tháng 1 năm
2006 (hạng 33), tức Wikipedia nhận được khoảng 18,3 triệu người truy cập.[56] Tính đến tháng 3
năm 2020, theo Alexa Internet, Wikipedia có thứ hạng 13 trong số các trang web về mức độ phổ
biến.[5] Năm 2014, Wikipedia có tám tỷ lượt xem trang mỗi tháng. [57] Ngày 9 tháng 2 năm
2014, The New York Times báo cáo rằng Wikipedia có 18 tỷ lượt xem trang và gần
500 triệu người truy cập mỗi tháng, "theo công ty xếp hạng comScore".[11] Loveland và Reagle
cho rằng trong cả quá trình phát triển này, Wikipedia tuân theo một truyền thống lâu đời của
bách khoa toàn thư lịch sử tích lũy sự cải tiến tiến từng phần thông qua "tích lũy kỳ thị". [58][59]

Màn hình đen Wikipedia phản đối SOPA vào ngày 18


tháng 1 năm 2012
Ngày 18 tháng 1 năm 2012, Wikipedia tiếng Anh tham gia vào một loạt các cuộc biểu tình phối
hợp chống lại hai luật được đề xuất tại Quốc hội Hoa Kỳ — Đạo luật Ngừng vi phạm bản quyền
trực tuyến (SOPA) và Đạo luật BẢO VỆ IP (PIPA) — bằng cách bôi đen các trang trong 24 giờ.
[60]
 Hơn 162 triệu người đã đọc thấy các trang giải thích tạm thời này. [61][62]
Ngày 20 tháng 1 năm 2014, báo cáo của Subodh Varma cho The Economic Times (Thời báo
Kinh tế) chỉ ra rằng không chỉ sự tăng trưởng của Wikipedia bị đình trệ mà còn "mất gần 10 phần
trăm lượt xem trang vào năm ngoái. Đã có sự sụt giảm khoảng hai tỷ lượt xem trong giai đoạn
tháng 12 năm 2012 và tháng 12 năm 2013. Các phiên bản phổ biến nhất đang dẫn đầu trang:
lượt xem trang của Wikipedia tiếng Anh giảm 12%, phiên bản tiếng Đức giảm 17% và phiên bản
tiếng Nhật giảm 9%." Varma cũng nói rằng "Trong khi các nhà quản lý Wikipedia nghĩ rằng đây
có thể là do sai sót trong khâu đếm, các chuyên gia khác cảm thấy rằng dự án Knowledge
Graph (Sơ đồ Tri thức) của Google được khởi động vào năm ngoái có thể đang lấy mất người
dùng Wikipedia."[63] Khi được liên hệ về vấn đề này, Clay Shirky, phó giáo sư tại Đại học New
York và đồng nghiệp tại Trung tâm Internet & Xã hội Berkman của Harvard cho biết rằng ông cho
rằng phần lớn sự sụt giảm của số lượt xem trang là do Sơ đồ tri thức, nói rằng, "Nếu bạn có thể
nhận được câu trả lời của mình từ trang tìm kiếm, bạn sẽ không cần nhấp vào [bất kỳ đường
dẫn nào nữa]."[63] Đến cuối tháng 12 năm 2016, Wikipedia được xếp hạng thứ năm trong các
trang web phổ biến nhất trên toàn cầu.[64]
Tháng 1 năm 2013, một tiểu hành tinh được đặt tên theo Wikipedia;[65] tháng 10 năm 2014,
Wikipedia được vinh danh với Tượng đài Wikipedia tại thị trấn Słubice, Ba Lan;[66] và tháng 7 năm
2015, 106 trong số 7.473 tập 700 trang của Wikipedia được in thành sách giấy (một phần của dự
án Print Wikipedia). Năm 2019, một loài thực vật có hoa được đặt tên là Viola wikipedia.[67] Tháng
4 năm 2019, một tàu đổ bộ mặt trăng của Israel, Beresheet, đã rơi xuống bề mặt Mặt
Trăng mang theo một bản sao của gần như toàn bộ Wikipedia tiếng Anh được khắc trên các tấm
niken mỏng; các chuyên gia nói rằng những chiếc đĩa này có khả năng sống sót sau vụ va
chạm.[68][69] Tháng 6 năm 2019, các nhà khoa học đã báo cáo rằng toàn bộ 16 GB văn bản bài viết
của Wikipedia tiếng Anh đã được mã hóa thành một DNA tổng hợp.[70]

Tính mở
Không giống như các bách khoa toàn thư truyền thống, Wikipedia tuân theo nguyên tắc trì
hoãn[note 2] về tính bảo mật của nội dung.[71]

Hạn chế sửa đổi

Giao diện chỉnh sửa mã nguồn của Wikipedia.


Do Wikipedia ngày càng trở nên phổ biến, một số phiên bản, bao gồm cả phiên bản tiếng Anh,
đã đưa ra các hạn chế sửa đổi trong một số trường hợp, chẳng hạn như chỉ người dùng đã
đăng ký mới có thể tạo một bài viết mới.[72] Một số bài đặc biệt gây tranh cãi, nhạy cảm hoặc dễ
bị phá hoại trên Wikipedia tiếng Anh và một số phiên bản khác đều được bảo vệ ở một mức độ
nào đó.[73][74] Một bài viết thường xuyên bị phá hoại có thể bị bán khóa hoặc giới hạn cho các
thành viên xác nhận mở rộng, có nghĩa là chỉ những ai đã có quyền xác nhận tự động hoặc xác
nhận mở rộng mới có thể sửa đổi nó.[75] Bài viết nào thường xuyên gây tranh cãi có thể bị khóa ở
mức chỉ có quản trị viên mới biên tập được bài. [76]
Trong một số trường hợp nhất định, tất cả các biên tập viên được phép đề nghị các sửa đổi,
nhưng một số biên tập viên khác phải xem xét lại, tùy thuộc vào các điều kiện nhất định. Ví
dụ: Wikipedia tiếng Đức duy trì "phiên bản ổn định" của các bài viết,[77] đã qua một số đánh giá
nhất định. Sau các thử nghiệm kéo dài và thảo luận cộng đồng, Wikipedia tiếng Anh đã giới thiệu
hệ thống "các thay đổi đang chờ được xử lý" vào tháng 12 năm 2012. [78] Theo hệ thống này, tại
một số bài viết dễ gây tranh cãi hoặc dễ bị phá hoại, các sửa đổi của người dùng mới và chưa
đăng ký sẽ được thành viên có uy tín xét duyệt trước khi chúng được xuất bản. [79]

Xét duyệt các thay đổi

Sự khác biệt giữa các phiên bản của một bài viết được
đánh dấu.
Mặc dù các thay đổi không được xem xét một cách có hệ thống, phần mềm hỗ trợ Wikipedia
cung cấp các công cụ nhất định cho phép bất kỳ ai cũng có thể xem xét các thay đổi do người
khác thực hiện. Trang "Lịch sử" của mỗi bài viết liên kết đến mỗi bản sửa đổi. [note 3] Trên hầu hết
các bài viết, bất kỳ ai cũng có thể hoàn tác các thay đổi của người khác bằng cách nhấp vào liên
kết trên trang lịch sử của bài viết. Ai cũng có thể xem các thay đổi mới nhất của các bài viết và ai
cũng có thể duy trì một "danh sách theo dõi" các bài viết mà họ quan tâm để nhận thông báo về
các thay đổi liên quan. "Tuần tra các trang mới" là một quá trình để kiểm tra các bài viết mới tạo.
[80]

Năm 2003, nghiên cứu sinh Tiến sĩ kinh tế học Andrea Ciffolilli lập luận rằng chi phí giao
dịch thấp khi tham gia vào một wiki tạo ra chất xúc tác cho sự phát triển hợp tác và các tính
năng như cho phép dễ dàng truy cập các phiên bản trước đây của một trang có lợi cho việc "xây
dựng sáng tạo" hơn "phá hủy sáng tạo". [81]

Phá hoại
Bài chi tiết: Phá hoại trên Wikipedia

Nhà báo người Mỹ John Seigenthaler (1927–2014), chủ đề


của vụ Wikipedia viết sai tiểu sử của Seigenthaler.
Bất kỳ thay đổi hoặc chỉnh sửa nào nhằm thao túng nội dung để tổn hại đến tính toàn vẹn của
Wikipedia đều được coi là hành vi phá hoại. Các kiểu phá hoại phổ biến và rõ ràng nhất bao
gồm thêm vào các lời tục tĩu hay hài hước thô thiển, quảng cáo và các loại thư rác khác; [82] hoặc
phá hoại bằng cách xóa một phần nội dung hoặc xóa trắng cả trang. Cũng có các loại phá hoại ít
phổ biến hơn, chẳng hạn như thêm thông tin sai lệch vào bài viết, thay đổi định dạng chuẩn, sửa
đổi ngữ nghĩa của trang như tiêu đề hoặc thể loại của trang, nghịch mã wiki của một bài viết
hoặc sử dụng hình ảnh một cách gián đoạn. [83]
Các phá hoại hiển nhiên thường dễ bị xóa khỏi các bài viết trên Wikipedia; thời gian trung bình
để phát hiện và khắc phục phá hoại là vài phút. [84][85] Tuy nhiên, một số phá hoại cần nhiều thời
gian hơn để khắc phục.[86]
Tháng 5 năm 2005, một người khuyết danh đã đưa thông tin sai lệch vào tiểu sử của chính
khách Mỹ John Seigenthaler, mạo nhận Seigenthaler là một nghi phạm trong vụ ám sát John F.
Kennedy, và nội dung sai này không được sửa trong bốn tháng, gây nên sự cố tiểu sử
Seigenthaler. Seigenthaler – giám đốc biên tập sáng lập của USA Today, sáng lập viên của First
Amendment Center (Trung tâm Tu chính án Thứ nhất) của Freedom Forum (Diễn đàn Tự do)
tại Đại học Vanderbilt, đã gọi điện cho đồng sáng lập Wikipedia Jimmy Wales, hỏi liệu Wales có
thể tìm ra ai đã đưa thông tin sai lệch này hay không. Wales trả lời không, nhưng sau này thủ
phạm đã được tìm ra.[87][88] Sau vụ việc, Seigenthaler mô tả Wikipedia là "một công cụ nghiên cứu
thiếu sót và vô trách nhiệm". Sự cố này đã dẫn đến những thay đổi về chính sách tại Wikipedia,
thắt chặt mức độ kiểm chứng thông tin đối với các bài viết về nhân vật còn sống. [89]

Tranh chấp biên tập


Khi tranh chấp về nội dung trong một bài viết, các thành viên có thể liên tục thực hiện các thao
tác lùi sửa đổi của đối phương, được gọi là "bút chiến".[90][91] Quá trình này được đánh giá là làm
tiêu tốn tài nguyên mà không bổ sung kiến thức hữu ích cho bài viết,[92] cũng như tạo ra một nền
văn hóa biên tập mang tính cạnh tranh, [93] dựa trên xung đột[94] gắn liền với vai trò giới tính nam
tính truyền thống,[95] góp phần vào sự thiên vị giới tính trên Wikipedia.

Chính sách và luật lệ


Video
 Wikimania, 60 Minutes, CBS,
20 phút, ngày 5 tháng 4 năm 2015,
đồng sáng lập Jimmy Wales
tại Fosdem
Nội dung trong Wikipedia tuân theo luật (cụ thể là luật bản quyền) Hoa Kỳ và tiểu bang Virginia,
nơi đặt phần lớn máy chủ của Wikipedia. Ngoài các vấn đề pháp lý, các nguyên tắc biên tập của
Wikipedia được thể hiện trong "Năm cột trụ" và trong nhiều quy định và hướng dẫn nhằm xác
định nội dung một cách thích hợp. Các quy định này được ghi dưới dạng wiki, các biên tập viên
của Wikipedia có thể viết và sửa đổi. [96] Các thành viên thực thi quy định bằng cách lược bỏ hoặc
sửa lại các nội dung không đạt chuẩn. Quy định của các phiên bản ngôn ngữ khác được dịch từ
quy định của Wikipedia tiếng Anh; nhưng sau đó đã dần khác nhau. [77]
Theo quy định của Wikipedia tiếng Anh, mỗi mục từ trong Wikipedia phải nói về một chủ đề bách
khoa và không phải là mục từ trong từ điển hoặc kiểu từ điển. [97] Chủ đề này phải đáp ứng các
tiêu chuẩn về "độ nổi bật" của Wikipedia,[98] thường có nghĩa là chủ đề đó phải được đưa tin trên
các phương tiện truyền thông chính thống hoặc xuất hiện trên các tạp chí học thuật lớn và độc
lập. Wikipedia chỉ truyền đạt những kiến thức đã được công nhận, tức Wikipedia không
đăng các nghiên cứu và ý tưởng mới. Một thông tin nào đó có thể bị nghi vấn thì cần được dẫn
từ một nguồn tham khảo đáng tin cậy.[99] Do đó, đôi khi các thông tin đúng có thể bị xóa do không
có nguồn.[100] Ngoài ra, Wikipedia luôn mang thái độ trung lập, tức là Wikipedia tổng hợp quan
điểm từ các nguồn độc lập và trình bày nó trong bài viết bách khoa một cách hợp lý. [101]

You might also like