You are on page 1of 5

Wikipedia

297 ngôn ngữ


 Bài viết
 Thảo luận
 Đọc
 Xem mã nguồn
 Xem lịch sử

Công cụ

















Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Về phiên bản tiếng Việt, xem Wikipedia tiếng Việt; về trang giới thiệu Wikipedia
không phải bài bách khoa, xem Wikipedia:Giới thiệu

Wikipedia
Biểu tượng Wikipedia – một quả cầu có chứa các ký tự từ
nhiều hệ chữ viết khác nhau.

hiện
Ảnh chụp màn hình

Loại website Bách khoa toàn thư trực tuyến

Có sẵn bằng 309 ngôn ngữ[1]

Chủ sở hữu Wikimedia Foundation

Tạo bởi Jimmy Wales, Larry Sanger[2]

Website www.wikipedia.org

Thứ hạng Alexa  10 (Toàn cầu, Tháng 1 năm 2018)

Thương mại Không

Yêu cầu đăng ký Tùy chọn[gc 1]

Số người dùng >315.147 tài khoản hoạt động[note 1] và


>85.634.144 tài khoản đã đăng ký
3.906 quản trị viên

Bắt đầu hoạt động 15 tháng 1 năm 2001; 22 năm trước

Tình trạng hiện tại Đang hoạt động

Giấy phép nội CC Attribution / Share-Alike 3.0. Đa


dung số tài liệu được cấp giấy phép kép dựa
theo GFDL, giấy phép cho các tập tin
phương tiện có thể khác.

Viết bằng Nền tảng LAMP[3]

Số OCLC 52075003
Wikipedia (/ˌwɪkɪˈpiːdiə/ (nghe) WIK-i-PEE-dee-ə hoặc /ˌwɪkiˈpiːdiə/ (nghe) WIK-ee-PEE-
dee-ə) là một bách khoa toàn thư mở trực tuyến đa ngôn ngữ[4] được sáng lập và
duy trì bởi một cộng đồng biên tập viên tình nguyện và chạy trên nền tảng wiki.
Tính đến tháng 1 năm 2021, theo xếp hạng của Alexa, Wikipedia là một trong 15
trang web phổ biến nhất thế giới[5] còn tạp chí The Economist xếp Wikipedia là "địa
điểm được truy cập nhiều thứ 13 trên web".[6] Wikipedia không chạy quảng cáo và
do tổ chức phi lợi nhuận Wikimedia quản lý, nhận tài trợ chủ yếu thông qua quyên
góp.[7][8][9]
Jimmy Wales và Larry Sanger đưa Wikipedia đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng
1 năm 2001. Cái tên "Wikipedia" là do Sanger ghép từ "wiki" và "encyclopedia" (bách
khoa toàn thư). Khởi đầu với phiên bản tiếng Anh nhưng nay Wikipedia đã có hơn
300 phiên bản với tổng cộng hơn 55 triệu bài viết, [10] và thu hút hơn 1,7 tỷ lượt xem
mỗi tháng.[11][12] Trong số đó, Wikipedia tiếng Anh là phiên bản lớn nhất với hơn 6,2
triệu bài viết.
Wikipedia được coi là tài liệu tham khảo viết chung lớn nhất và phổ biến nhất trên
Internet.[13][14][15][16] Năm 2016, tạp chí Time từng tuyên bố rằng tính chất mở của
Wikipedia đã biến nó trở thành bách khoa toàn thư lớn nhất và tốt nhất thế giới,
tương ứng với những gì Wales từng hình dung.[17] Uy tín của dự án ngày càng tăng
lên trong thập niên 2010 nhờ vào những nỗ lực cải thiện chất lượng và độ tin cậy.
[6]
 Năm 2018, Facebook và YouTube cũng thông báo rằng các nền tảng này sẽ giúp
người đọc phát hiện tin giả bằng cách liên kết các video đến các bài viết tương ứng
trên Wikipedia.
Wikipedia ngày càng trở nên phổ biến[18] và cũng bị chỉ trích về độ chính xác, thiên vị
có tính hệ thống, và thiên kiến giới tính do có nhiều thành viên nam; trong các chủ
đề gây tranh cãi, đã bị chính trị thao túng và bị truyền thông sử dụng để tuyên
truyền.[19]

Lịch sử
Bài chi tiết: Lịch sử Wikipedia
Nupedia
Bài chi tiết: Nupedia

Wikipedia ban đầu được phát triển từ một dự án bách


khoa toàn thư khác có tên là Nupedia.
Trước Wikipedia, các bách khoa toàn thư trực tuyến hợp tác khác cũng được thử
nghiệm, nhưng không có dự án nào thành công như Wikipedia. [20] Khởi thủy của
Wikipedia là một dự án bổ trợ cho Nupedia, một dự án bách khoa toàn thư tiếng Anh
trực tuyến tự do với các bài viết do các chuyên gia chấp bút và được xem xét dựa
trên một quy trình chính thức.[21] Dự án được thành lập vào ngày 9 tháng 3 năm
2000, thuộc quyền sở hữu của Bomis, một công ty cổng thông tin điện tử. Các nhân
vật chính là Giám đốc điều hành Bomis, Jimmy Wales và Larry Sanger – tổng biên
tập của Nupedia và Wikipedia sau này.[22][23] Ban đầu Nupedia được cấp phép theo
Giấy phép Nội dung Mở Nupedia của riêng mình, nhưng sau đó đã chuyển
sang Giấy phép Tài liệu Tự do GNU do Richard Stallman thúc giục (lúc này
Wikipedia chưa thành lập).[24] Wales được ghi nhận là người thiết lập mục tiêu tạo ra
một bách khoa toàn thư cho phép chỉnh sửa công khai, [25][26] còn Sanger được ghi
nhận là người nghĩ ra chiến lược sử dụng công nghệ wiki để đạt được mục tiêu đó.
[27]
 Ngày 10 tháng 1 năm 2001, trên danh sách gửi thư của Nupedia, Sanger đề xuất
tạo ra một wiki như một dự án "trung chuyển" cho Nupedia. [28]
Khởi tạo và phát triển ban đầu

Jimmy Wales (trái) và Larry Sanger (phải).

Các tên miền wikipedia.com và wikipedia.org lần lượt được đăng ký vào ngày 12


tháng 1 năm 2001,[29] và ngày 13 tháng 1 năm 2001.[30] Wikipedia ra mắt vào ngày 15
tháng 1 năm 2001[21] dưới dạng một ấn bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh duy nhất tại
www.wikipedia.com.[31] Cái tên "Wikipedia" là do Sanger ghép từ "wiki" và
"encyclopedia" (bách khoa toàn thư).[32][33] Sanger công bố sự kiện này trên danh sách
gửi thư Nupedia. Chính sách "quan điểm trung lập" của Wikipedia [34] được hệ thống
hóa trong vài tháng đầu. Ban đầu Wikipedia có tương đối ít quy tắc và hoạt động
độc lập với Nupedia.[25] Bomis vốn định biến Wikipedia thành một doanh nghiệp để
kiếm lời.[35]

Wikipedia tiếng Anh vào ngày 30 tháng 3


năm 2001, hai tháng rưỡi sau khi được thành lập.
Những thành viên đóng góp thuở đầu của Wikipedia đến từ Nupedia, những tin
nhắn tại Slashdot và các kết quả tìm kiếm. Các ấn bản ngôn ngữ cũng được tạo ra
và lên đến 161 phiên bản vào cuối năm 2004. [36] Nupedia và Wikipedia hoạt động
song song cho đến khi các máy chủ cũ của Nupedia bị gỡ bỏ vĩnh viễn vào năm
2003 và cả nội dung của Nupedia được tích hợp vào Wikipedia. Ngày 9 tháng 9 năm
2007, Wikipedia tiếng Anh vượt mốc hai triệu bài viết để trở thành bách khoa toàn
thư lớn nhất từng được tập hợp, vượt qua Vĩnh Lạc đại điển được tạo ra dưới
thời nhà Minh năm 1408 (từng giữ kỷ lục này gần 600 năm).[37]
Do lo ngại quảng cáo thương mại có thể ảnh hưởng đến dự án và thiếu quyền hạn
bảo quản tại Wikipedia, nhiều thành viên Wikipedia tiếng Tây Ban Nha tách khỏi
Wikipedia để tạo ra bách khoa toàn thư Enciclopedia Libre vào tháng 2 năm 2002.
[38]
 Cùng năm, Wales thông báo rằng Wikipedia sẽ không hiển thị quảng cáo và trang
web được đổi tên miền sang wikipedia.org.[39] Brion Vibber áp dụng các thay đổi này
vào ngày 15 tháng 8 năm 2002.[40]
Từ Wikipedia và Nupedia, Quỹ Hỗ trợ Wikipedia được thành lập ngày 20 tháng
6 năm 2003.[41] Từ đó đến nay, Wikipedia cùng các dự án liên quan đều thuộc tổ
chức phi lợi nhuận này. Dự án liên quan đầu tiên của Wikipedia, "Kỷ niệm: Wiki 11
tháng 9", được thành lập vào tháng 10 năm 2002 để kể về những Tấn công khủng
bố ngày 11 tháng 9; dự án từ điển Wiktionary mở cửa vào tháng 12 năm 2002; bộ
sưu tập danh ngôn Wikiquote, một tuần sau khi Wikimedia được thành lập; và thư
viện mở Wikibooks, tháng sau; cũng như các dự án khác.[cần dẫn nguồn]
Mặc dù Wikipedia tiếng Anh đạt ba triệu bài vào tháng 8 năm 2009, nhưng nếu xét
về số lượng bài mới và số người đóng góp thì dường như sự phát triển của phiên
bản tiếng Anh lại đạt đỉnh khoảng đầu năm 2007. [42] Năm 2006, mỗi ngày bách khoa
toàn thư có khoảng 1.800 bài viết mới; đến năm 2013 mức trung bình đó là khoảng
800.[43] Một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto cho rằng tốc độ
tăng trưởng chậm lại này là do tính độc quyền ngày càng tăng của dự án và xu
hướng cưỡng lại sự thay đổi.[44] Những người khác cho rằng sự phát triển đang đi
ngang một cách tự nhiên bởi vì các bài viết thuộc chủ đề rõ ràng đủ nổi bật đều
được tạo và có nội dung rồi.[45][46][47]
Tháng 11 năm 2009, một nhà nghiên cứu tại Đại học Rey Juan Carlos ở Madrid phát
hiện Wikipedia tiếng Anh đã mất đi 49.000 biên tập viên trong ba tháng đầu năm
2009, so với việc mất đi 4.900 biên tập viên trong cùng kỳ năm 2008. [48][49] The Wall
Street Journal cho rằng một trong những lý do chính là một loạt các quy tắc được áp
dụng cho việc biên tập và các tranh chấp liên quan đến nội dung. [50] Wales phản bác
những tuyên bố này vào năm 2009, phủ nhận sự suy giảm đồng thời nghi vấn
phương pháp luận của nghiên cứu trên.[51] Hai năm sau (2011), Wales thừa nhận một
sự suy giảm nhẹ, từ "nhiều hơn 36.000 biên tập viên một chút" vào tháng 6 năm
2010 xuống còn 35.800 vào tháng 6 năm 2011, đồng thời tuyên bố số lượng biên
tập viên là "ổn định và bền vững".[52] Bài báo "Sự suy tàn của Wikipedia" năm 2013
trên Technology Review (Tạp chí Công nghệ) của MIT đặt câu hỏi về tuyên bố này
và tiết lộ rằng, kể từ năm 2007, Wikipedia đã mất đi một phần ba số biên tập viên
tình nguyện, những người ở lại Wikipedia thì ngày càng tập trung vào những điều
vụn vặt.[53] Tháng 7 năm 2012, The Atlantic báo cáo rằng số lượng quản trị viên
Wikipedia cũng đang giảm dần.[54] Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 2013 của tạp
chí New York, Katherine Ward cho biết "Wikipedia, trang web được sử dụng nhiều
thứ sáu toàn cầu, đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ". [55]

You might also like