You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN QUANG HỌC

I. Phần I. Lý thuyết

1. Thế nào là hiên tượng tán sắc ánh sáng? Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng dựa vào thuyết
electron của Lorentz.
2. Tính hiệu quang lộ hai tia sáng trong giao thoa gây bởi bản mỏng?
3. Nội dung thuyết photon của Einstein
4. Phân biệt ánh sáng tự nhiên và ánh sáng phân cực?
5. Những khác nhau cơ bản giữa hai hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ?
6. Một proton khối lượng nghỉ mp chuyển động với vân tốc v=3c/4. Tính động lượng tương đối
và năng lượng tương đối của proton?
7. Từ công thức Planck tìm lại biểu thức định luật Stefan - Boltzmann
8. Những nội dung cơ bản của thuyết lượng tử Planck?
9. Vi hạt có khối lượng nghỉ mo chuyển động với vận tốc có giá trị bằng một phần 11 vận tốc
ánh sáng. Tính động lượng và năng lượng tương đối của vi hạt?
10. Sóng âm là sóng điện từ? giải thích?
11. Phân biệt sóng điện từ phân cực thẳng,phân cực tròn, phân cực elip?
12. Vận tốc sóng điện từ trong chân không, trong môi trường được tính theo công thức tương
ứng nào dưới đây:

và giải thích các đại lượng có trong công thức tính vận tốc ánh sáng?
13. Những khác nhau cơ ban giữa hai hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ lỗ tròn?

14. Điều kiện hai nguồn sáng kết hợp? Hiện tượng giao thoa ánh sáng?

15. Chứng minh sự tương đương giữa nguyên lý Fermat và các định luật phản xạ của Descartes

16. Định luật Stefan – Boltzmann?


17. Nội dung thuyết photon của Einstein?
II. Phần II. Bài tập tham khảo

Bài 1. Trong thí nghiệm tán xạ Compton, người ta thấy bước sóng của tia X thay đổi 1% với góc
tán xạ là θ = 120 . Hãy tìm giá trị bước sóng dùng trong thí nghiệm này. Ứng với bước sóng đó
o

hiệu điện thế phải đặt vào hai đầu Anod và Cathod (của ống phóng tia X) là bao nhiêu?

Bài 2. Xác định năng lượng, động lượng và khối lượng của photon ứng với ánh sáng có bước
sóng λ = 0,6μm .

Bài 3. Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc song song và thẳng góc với bản thủy tinh phẳng của một
hệ thống cho vân tròn Newton. Đường kính của vân tối thứ 4 đo được là 9mm (coi tâm của hệ là
vân tối thứ không). Tìm bước sóng của ánh sáng biết rằng bán kính mặt lồi của thấu kính R =
8,6m, giữa thấu kính và bản thủy tinh là không khí.

Bài 4. Một nguồn sáng điểm phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,6m. Chiếu ánh sáng trên
vào hai khe hở hẹp song song cách nhau d = 1mm và cách đều nguồn sáng. Trên màn ảnh đặt
song song với mặt phẳng chưa hai khe và cách mặt phẳng chứa hai khe hở một đoạn D = 1m, ta
thu được hệ thống vân giao thoa.

1. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc hai vân tối) liên tiếp nếu toàn bộ hệ thống đặt trong
không khí.

2. Xác định vị trí của ba vân tối đầu tiên.

Bài 5. Một nguồn sáng điểm phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,6m. Chiếu ánh sáng trên
vào hai khe hở hẹp song song cách nhau d = 1mm và cách đều nguồn sáng. Trên màn ảnh đặt
song song với mặt phẳng chưa hai khe và cách mặt phẳng chứa hai khe hở một đoạn D = 1m, ta
thu được hệ thống vân giao thoa. Đặt trước một trong hai khe hở một bản mỏng phẳng trong suốt
có hai mặt song song, bề dày e = 12m và có chiết suất n = 1,5. Xác định độ dịch chuyển của hệ
thống vân.

Bài 6. Một tia sáng truyền từ thuỷ tinh vào nước dưới góc tới i = 300. Cho biết chiết suất tuyệt
đối của thuỷ tinh là n1 = 1,5 và của nước là n2 = 1,33. Tính:

1. Góc khúc xạ r.
2. Góc giới hạn imax để có sự phản xạ toàn phần trong thuỷ tinh.

Bài 7. Một hệ đồng trục gồm 3 thấu kính mỏng có tiêu cự lần lượt là: f1’= 10cm, f2’ = -10cm, f3’
= 10cm, đặt trong không khí cách nhau các khoảng 0102 = 0203 = 5cm.

1. Xác định vị trí hai mặt phẳng chính của hệ trên.


2. Một vật phẳng nhỏ cao 1cm đặt vuông góc với trục chính, trước 01, cách 01 5cm. Xác định vị
trí, tính chất, độ phóng đại của vật AB qua quang hệ.

Bài 8. Một quang hệ đồng trục (hình vẽ). Xác định vị trí ảnh
của một nguồn điểm S nằm trên quang trục chính và cách thấu S 01 02 03 04

kính 01 một khoảng 10 cm.


Cho f1' = -5 cm, f2'= 5 cm, f3' = -5 cm, f4' = 5 cm
2
0102 = 6 cm, 0203 = 5 cm, 0304=10 cm.
3

Bài 9.

1. Dựa vào nguyên lí Fecma, chứng minh công thức cơ bản của gương cầu.
2. Một quả cầu bằng thuỷ tinh, chiết suất n = 1,5, đường kính 8cm đặt trong không khí. Một vật

phẳng nhỏ AB cao 1cm đặt vuông góc với trục chính và cách mặt trước quả cầu 4cm. Xác định

vị trí, tính chất, độ lớn ảnh của AB qua quả cầu.

Bài 10. Một chùm ánh sáng đơn sắc song song bước sóng  = 0,6 m phát ra từ nguồn sáng S,
chiếu vào hai khe hở hẹp S1 và S2, song song cách nhau a = 1mm và cách đều nguồn S. Trên một
màn quan sát đặt song song và cách mặt phẳng chứa hai khe S1S2 một đoạn D = 1m ta thu được
một hệ vân giao thoa.
1. Tính khoảng vân khi toàn bộ hệ thống đặt trong không khí. Xác định vị trí ba vân tối đầu
tiên.
2. Đặt trước một trong hai khe hở một bản mỏng phẳng trong suốt có hai mặt song song, dày
e = 12 m và có chiết suất n = 1,5. Khi đó hệ vân giao thoa có gì thay đổi? Xác định độ dịch
chuyển của hệ vân.
3. Nếu không đặt bản mỏng mà lại đổ vào khoảng giữa mặt phảng chứa hai khe và màn quan
sát một chất lỏng thì người ta thấy khoảng vân bây giờ là i’ = 0,45mm. Tìm chiết suất n’ của chất
lỏng đó.

You might also like