You are on page 1of 7

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ XÂY DỰNG MA TRẬN

BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN


Trong xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa của nền kinh tế, các doanh nghi
ệp của mỗi quốc gia phải đối mặt với môi trường kinh doanh ngày càng phức
tạp, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay. Để tồn tại và
phát triển các doanh nghiệp phải luôn tự vận động, cạnh tranh, tận dụng các lợi thế
cạnh tranh, năng lực, khả năng tiềm tàng…để tìm ra các hướng phát triển cho riêng
mình. Chính vì vậy, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết
sức quan trong đối với doanh nghiệp. 
MASAN là một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam, sở hữu những
thương hiệu thực phẩm nổi tiếng nhất ở Việt Nam và thế giới, trong đó “tương ớt
CHINSU” là một sản phẩm thành công vang dội tại thị trường Việt Nam.
Nhận thấy được tiềm năng rất lớn của ngành kinh doanh thực phẩm
không chỉ ở trong nước và trên thế giới. Và để tiếp nối các thành công, MASAN
muốn thực hiện tham vọng của mình trên thị trường thế giới. 
Nhóm quyết định chọn đề tài “Phân tích môi trường bên ngoài và xây
dựng ma trận bên ngoài của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng MASAN”.
Với mong muốn sau khi phân tích sẽ biết được các cơ hội và nguy cơ có thể
đến, từ đó tìm ra những chiến lược phát triển phù hợp có thể ứng dụng vào thực tế,
đóng góp vào sự mở rộng và phát triển bền vững của công ty.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
A. LÝ THUYẾT
I. Phân tích môi trường bên ngoài
a. Phân tích môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế
- Môi trường chính trị - pháp luật
- Môi trường văn hóa – xã hội
- Môi trường toàn cầu
- Môi trường công nghệ
- Môi trường nhân khẩu học
b. Phân tích môi trường ngành
- Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
- Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
- Năng lực thương lượng của người mua
- Năng lực thương lượng của người cung cấp
- Sản phẩm thay thế
c. Phân tích môi trường thế giới
II. Ma trận bên ngoài (EFE)
1. Khái niệm ma trận EFE là gì?
Ma trận EFE được viết đầy đủ theo tiếng anh là External Factor Evaluation
Matrix dịch ra là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. Ma trận EFE là một mô
hình giúp bạn phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp dựa trên nhiều cấp
độ, gồm có: môi trường ngành, môi trường vĩ mô và môi trường thế giới.
Dựa vào ma trận EFE các nhà lãnh đạo, hoạch định chiến lược của doanh
nghiệp sẽ biết được các cơ hội và nguy cơ có thể đến với doanh nghiệp của mình
và đưa ra những nhận định và đánh giá về các tác động của cá nhân tố đó tới doanh
nghiệp là lợi hay hại.
Tùy vào quy mô, hình thức, lĩnh vực và thị trường mỗi doanh nghiệp hướng
tới mà các yếu tố và các cấp độ nghiên cứu sẽ khác nhau.
Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chỉ kinh doanh ở một khu vực nào đó, thì
chúng ta sẽ chỉ xem xét đến các yếu tố có ảnh hưởng ở cấp độ ngành và vĩ mô.
Việc phân tích thêm môi trường thế giới cũng không giúp ích gì nhiều cho doanh
nghiệp, đồng thời nó còn tiêu tốn thời gian, công sức, thậm chí là những quyết định
và đánh giá sai lầm.
Ngược lại nếu là doanh nghiệp lớn, thì chúng ta cần phân tích kỹ càng những
yếu tố ảnh hưởng trên cả ba cấp độ ngành, vĩ mô, thế giới để có được cái nhìn tổng
quát nhất, đánh giá chính xác nhất được các tác động, nhìn nhận những cơ hội và
thách thức lớn với doanh nghiệp để từ đó có chiến lược phát triển và hướng đi hợp
lý. 
2. Các bước xây dựng ma trận EFE
Ma trận EFE được xây dựng thông qua 4 bước sau:
Bước 1: Xác định các yếu tố quan trọng
Ở bước này bạn cần liệt kê từ 10-20 yếu tố có vai trò quyết định đến sự
thành bại của doanh nghiệp dựa trên những đánh giá từ các số liệu được nghiên
nghiên cứu một cách kỹ càng, thận trọng. Các yếu tố này bao gồm cả những thách
thức và cơ hội đối với công ty, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
Bước 2: Ấn định chỉ số tầm quan trọng (trọng số)
Đây được đánh giá là một trong những bước quan trọng. Bởi không phải tất
cả những yếu tố bên ngoài đều tác động tới sự kinh doanh của doanh nghiệp bạn là
như nhau. Mức độ quan trọng được phân loại từ 0 cho đến 1, tương ứng với không
quan trọng cho đến rất quan trọng. 
Việc phân loại những yếu tố này nhằm cho thấy tầm quan trọng tương ứng
của các yếu tố đến việc thành công của ngành công ty kinh doanh.
Mức độ quan trọng của các yếu tố có thể khác hoặc trùng nhau nhưng phải đảm
bảo rằng tổng tầm quan trọng của các yếu tố bằng 1.
Bước 3: Đánh giá tác động của từng yếu tố (Hệ số phản ứng)
Đối với việc xếp hạng và gán cho mỗi yếu tố bên ngoài sẽ giúp phản ánh về
hiệu quả các chiến lược hiện tại của công ty đáp ứng đối với cơ hội và các mối đe
dọa. Khi áp dụng ma trận EFE bạn cần phải làm việc này dựa vào những phân tích
của bản thân mình về các chiến lược hiện tại.
Mức độ tác độ sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 4 tương ứng với
các mức tác động là:
1-  Phản ứng ở mức độ ít
2- Phản ứng ở mức độ trung bình
3- Phản ứng ở mức độ trên trung bình
4-  Phản ứng ở mức độ tốt
Bước 4: Tính điểm và tổng điểm
Điểm quan trọng của từng yếu tố được xác định bằng cách nhân chỉ số tầm
quan trọng với mức độ ảnh hưởng. Tổng điểm quan trọng của từng yếu tố chính là
điểm số quan trọng của doanh nghiệp.
Bất kể một doanh nghiệp có nhiều cơ hội hay nhiều thử thách như thế nào thì
tổng điểm của doanh nghiệp chỉ có thể nằm trong khoảng 1.0 đến 4.0. Giá trị của
tổng điểm này có thể giúp chúng ta đánh giá được mức độ phản ứng của doanh
nghiệp đối với các cơ hội và thách thức hiện tại như thế nào.
3. Các đánh giá của ma trận EFE
Tổng số điểm của ma trận sẽ không phụ thuộc vào số lượng của các yếu tố
có trong ma trận. Điểm số cao nhất là 4 và thấp nhất sẽ là 1. Dưới đây là đánh giá
của ma trận EFE.
- Nếu như tổng trọng số điểm là 4 điều này có nghĩa công ty đang thích nghi tốt
đối với môi trường hiện tại và bên ngoài.
- Nếu trường hợp tổng trọng số điểm là 2,5 chứng tỏ công ty đang thích nghi ở
mức độ trung bình.
- Nếu trường hợp tổng số điểm là 1 đồng nghĩa với công ty đang phản ứng yếu.
Những chiến lược mà doanh nghiệp, công ty thiết kế không tận dụng được các cơ
hội. Hay nói cách khác là đang né tránh được các mối đe dọa từ bên ngoài.
Một ma trận có thể biểu hiện được các mức độ cũng như tính chất có sự tác
động của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên chúng ta cũng hãy nhớ một điều rằng
đã là phương pháp cho điểm thì nó sẽ tồn tại các nguy cơ mang tính chất chủ quan. 
Để có thể hạn chế bớt được những nguy cơ có tính chủ quan này phía công
ty cần phải có sự kết hợp sử dụng giữa các phương pháp chuyên gia đối với việc
phân tích và cho điểm mỗi khi vận dụng ma trận này.

B. PHÂN TÍCH CÔNG TY MASAN


I. Tổng quan về công ty
- Tên chính thức: Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (MASAN
CONSUMER)
- Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh:
+ Ngành nước chấm: Ngành nước chấm đang chiếm tỷ lệ khoảng 68,5% trên
tổng doanh thu của công ty Masan.
+ Ngành mì ăn liền: Ngành mì ăn liền đang chiếm tỷ lệ 31,5% trên tổng
doanh thu của công ty Masan
- Đặc điểm sản xuất và kinh doanh:
+ Về sản phẩm: Sản xuất nước chấm, gia vị, mì ăn liền, và các loại thực
phẩm đóng gói khác.
+ Về khách hàng: Công ty luôn xác định rõ khách hàng là người quyết định
sự tồn tại của công ty. Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất do đó trong kinh
doanh phải luôn hướng tới nhóm khách hàng cụ thể để có được sự trung thành của
khách hàng hiện tại và tìm kiếm những khách hàng mới.
II. Tình hình môi trường bên ngoài
a. Môi trường vĩ mô
- Môi trường Kinh tế: Khu vực Miền Trung là khu vực có nền kinh tế kém năng
động nhất trong ba miền của Việt Nam. Nhưng trong những năm gần đây kinh tế
Miền Trung được sự đầu tư rất lớn của nhà nước cũng như các nhà đầu tư nước
ngoài nên đã có nhiều bước khởi sắc.
- Ảnh hưởng công nghệ: Để đáp ứng nhu cầu công nghệ càng cao của khách
hàng về chất lượng mẫu mã bao bì, an toàn vệ sinh thực phẩm, buộc các tổ chức
phải đổi mới công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại để giảm giá thành sản phẩm tạo
sức cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. 10
- Ảnh hưởng văn hóa-xã hội: Miền Trung có vị trí tại trung tâm giao lưu văn
hóa, kinh tế Bắc –Nam và Đông Tây, lãnh thổ có bờ biển dài, có tiềm năng về kinh
tế biển. Các yếu tố tự nhiên của Miền Trung được đánh giá là khá thuận lợi để phát
triển kinh tế bền vững trong thế kỷ 21.
- Ảnh hưởng luật pháp, chính trị: Chính phủ đã xóa bỏ đi thế độc quyền của
hàng địa phương tự sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào
sản xuất làm nguy cơ xuất hiên nhiều nhà sản xuất. Với những chính sách ưu đãi
của nhà nước đối với các mặt hàng tiêu dùng, công ty có rất nhiều lợi thế trong
việc phát triển.
- Môi trường toàn cầu hóa: Xu thế ngày càng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các tập đoàn quốc tế
khổng lồ.
- Nhân khẩu học: Việt Nam là nước đông dân thứ 3 trong khối Asean và thứ 13
trên thế giới, vào khoảng 90 triệu dân. Cơ cấu doanh số trẻ, thông minh, cần cù và
chịu khó, tỷ lệ dân số trong độ tuổi cao.
b. Môi trường ngành và cạnh tranh
Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Các đối thủ cạnh tranh
tiềm tàng trong ngành chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như nước
tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền...nên họ có khả năng nắm bắt được thói
quen tiêu dùng của khách hàng rất rõ, nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị, công
nghệ sản xuất có những điểm tương đồng và rất dễ tìm. Mặt khác với chính sách
mở của, khuyến khích đầu tư nước ngoài của Nhà nước ngày cành thông thoáng sẽ
thu hút thêm các công ty vào đầu tư thị trường đầy tiềm năng này.
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Trong những năm gần đây, việc có nhiều các
tập đoàn, các doanh nghiệp sản xuất trong nước tham gia vào thị trường ngành
hàng tiêu dùng, tuy nhiên họ chỉ tham gia vào nhưng ngành hàng nhỏ.
- Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành: Sản phẩm hiện tại của công ty được
tiêu thu trên cả nước. Hiện tại, cả nước có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng với nhều quy mô khác nhau. Điển hình các công ty lớn như: Công ty
Vina Acecook, Asia food...
- Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Nguyên vật liệu sản xuất ra nước
mắm, nước tương, tương ớt, mì ăn liền rất chủ yếu là cá cơm, đậu nàng, ớt, cà
chua, bột mì ...nên mối đe dọa từ nhà cung cấp không nhiều và việc tìm kiếm các
nguồn nguyên vật liệu dễ dàng.
- Các sản phẩm thay thế: Mặt hàng tiêu dùng như nước tương, nước mắm, tương
ớt, mì tôm mang lại dinh dưỡng và sức khỏe cho con người. Mặc dù vậy, những
mặt hàng này cũng có nhiều mặt hàng thay thế của các đối thủ.
III. Ma trận môi trường bên ngoài của công ty Masan
 Các cơ hội và thách thức bên ngoài của thị trường Việt Nam và ngành
hàng tiêu dùng
a. Cơ hội
1. Việt Nam ký với EU Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do), có hiệu
lực từ 1/8/2020 tạo ra nhiều cơ hội hội nhập, mở cửa thương mại, Việt Nam ngày
càng thu hút nhiều vốn FDI.
2. Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 2019 , với GDP đạt 7,02%,
Tình trạng lạm phát của Việt Nam 2019 dưới mức dự báo. Tuy có sự sụt giảm nhẹ
vào 2020 do dịch bệnh nhưng đã hồi phục nhanh chóng.
3. Tiềm năng phát triển của điều kiện tự nhiên Việt Nam cho ngành thực phẩm chế
biến.
4. Việt Nam đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và sự gia tăng của tầng lớp
trung lưu ảnh hưởng đến việc dễ dàng quyết định mua hang và tang cường phân
khúc thị trường nhắm vào đối tượng khách hang trung lưu trong tương lai.
5. Sự gắn kết và trung thành của khách hàng (nhà phân phối, nhà bán sỉ, cửa hàng
tạp hoá, siêu thị, khách hàng) với thương hiệu tiêu dùng Việt Nam. Tạo nên hiệu
ứng tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm .
6. Số lượng nhà cung ứng nông nghiệp cho doanh nghiệp như Masan rất đông đúc
tạo điều kiện cho việc dễ dàng thương lượng với nhà cung ứng về giá cả cũng như
so sánh về mức độ đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp.
7. Việt Nam bước vào kỷ nguyên “Lợi tức dân số” với gần 70% dân số nằm trong
độ tuổi lao động, sự gia tăng về lực lượng lao động.
8. Thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu tiêu
dùng mạnh.
9. Ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng khả quan với 2
con số.
b. Thách thức
1. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo áp
lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh
tranh.
2. Việt Nam được đánh giá là quốc gia phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi
trường và biến đổi khí hậu nặng nề nhất, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và không
khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nguyên liệu sản xuất.
3. Đối mặt với sự kiểm định khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ,
đáp ứng quy định của Nhà nước, các luật như Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật
Bảo vệ người tiêu dùng 2010.
4. Tình hình dịch bệnh đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó có Việt
Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi giá trị và sản xuất trong nước.
5. Sự gia tăng cạnh tranh nước ngoài do mở cửa thương mại và cạnh tranh các đối
thủ trong nước diễn ra khốc liệt, gia tăng các nguy cơ về thị phần, vị trí thương
hiệu…

 Ma trận EFE các tác động bên ngoài đối với công ty MASAN
Consumer

Tổn
Hệ số
CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN Trọn g
TT phản
TRỌNG g số điể
ứng
m
1 Việt Nam tiếp tục hội nhập qua các hiệp định thương mại
0.05 2 0.1
(EVFTA)
2 Việt Nam đang trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng ổn
0.08 3 0.24
định
3 Tiềm năng phát triển của điều kiện tự nhiên Việt Nam cho
0.06 3 0.18
ngành thực phẩm chế biến
4 Việt Nam diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, và sự gia
0.07 2 0.14
tăng của tầng lớp trung lưu
5 Sự gắn kết và trung thành của khách hàng với các thương
0.06 3 0.18
hiệu tiêu dùng Việt Nam
6 Nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào đông đúc dễ dàng so
0.07 3 0.21
sánh, thương lượng
7 Việt Nam bước vào kỷ nguyên "Lợi tức dân số", gia tăng
0.07 3 0.21
về lực lương lao động
8 Mức thu nhập khả dụng của người tiêu dùng đang trên đà
0.08 4 0.24
tăng lên
9 Ngành hàng tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng khả quan với
0.08 3 0.24
mức tăng trưởng 2 con số
10 Áp lực cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình đổi mới
0.05 2 0.1
công nghệ sản xuất
11 Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường
0.06 3 0.18
và biến đổi khí hậu
12 Nhà nước ban hành những quy định khắt khe về an toàn
0.07 3 0.21
thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng
13 Dịch bệnh làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong
0.1 4 0.4
đó có Việt Nam
14 Cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong nước và sự gia
0.1 4 0. 4
tăng các doanh nghiệp nước ngoài
Tổng cộng 1.00 3.11
Nhận xét:
Trong ma trận này, yếu tố tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng do
dịch bệnh và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong và ngoài nước đánh giá
là hai yếu tố quan trọng nhất (0.1) có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công ty
trong thời điểm hiện nay. Tổng điểm là 3.11 Masan đang thích ứng tốt trước tác
động của các yếu tố bên ngoài

You might also like