You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II – NGỮ VĂN 8:

Phần I: Đọc – hiểu


* Đề 1:
"Cô là con gái thứ 20 trong một gia đình có 22 người con. Cô sinh thiếu tháng nên
mọi người nghĩ cô khó mà sống được. Nhưng cô vẫn sống. Năm lên 4, cô bị viêm phổi và
sốt phát ban. Sau đó cô bị liệt và phải dùng gậy chống để di chuyển. Năm 9 tuổi, cô bỏ
gậy và bắt đầu tự đi. 13 tuổi, cô có thể đi lại bình thường và quyết định trở thành một vận
động viên điền kinh. Cô tham gia vào một cuộc thi chạy và về cuối cùng. Những năm
sau, cô đều tham dự vào tất cả các cuộc thi và đều về cuối. Cô vẫn tiếp tục theo đuổi giấc
mơ mặc dù mọi người khuyên cô nên từ bỏ. Rồi cô giành chiến thắng trong một cuộc thi.
Từ đó cô luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia. Cô đã giành 3 huy
chương vàng Olympic. Cô là Wilma Rudolph - "con linh dương đen" của điền kinh thế
giới.
(Theo "Những câu chuyện cuộc sống " nhiều tác giả )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính,
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3: Phân tích tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn: "Cô là Wilma
Rudolph - "con linh dương đen" của điền kinh thế giới.".
Câu 4: Bài học em rút ra từ đoạn Ngữ liệu.
* Đề 2:
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.
“Chúng ta thường cho rằng tha thứ là làm việc tốt với người được tha thứ, giống
như “cho phép” họ giũ bỏ những gánh nặng tinh thần. Thực chất, tha thứ là món quà
cho chính bản thân bạn. Tha thứ là để quá khứ ở lại và nhìn vào hiện tại và tương lai. Sự
giận dữ và oán hận chỉ làm chúng ta càng khổ tâm hơn, mất thời gian suy nghĩ và kìm
hãm sự thăng hoa trong tư tưởng.
Người mạnh mẽ là người biết cách tha thứ. Bao dung với người khác đồng nghĩa
với việc biết chấp nhận những thiếu xót của bản thân và vị tha với lỗi lầm của đối
phương. Thay vì mãi oán trách số phận và than thở về cuộc đời hay người khác, hãy
dành thời gian để làm những việc mà bạn yêu thích, ở bên những người mà bạn yêu quý
và đi khám phá những vùng đất mới. Như vậy chẳng phải sẽ khiến cuộc sống nhẹ nhàng
và tươi đẹp hơn sao? Cuộc sống rất ngắn, hãy học cách tha thứ cho người khác, đó cũng
chính là sự ‘tha thứ’ cho chính mình.”
(Theo tạp chí “Petro times” – 19/11/2019)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn ngữ liệu.
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Thay vì mãi oán
trách số phận và than thở về cuộc đời hay người khác, hãy dành thời gian để làm những
việc mà bạn yêu thích, ở bên những người mà bạn yêu quý và đi khám phá những vùng
đất mới.”
Câu 4. Thông điệp mà em tâm đắc nhất. Lí giải vì sao.
* Đề 3:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
“Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như Bác đã từng nói: “Ai tự cho mình có công
trạng mà tự kiêu, tự đại là không đúng. Lòng của người cách mạng chân chính là phải
rộng rãi như sông như bể, có như thế mới tiến bộ; Nếu có một chút công trạng gì mà tự
cao tự đại, coi người ta không ra gì, thế là sai, thế là cái ruột nhỏ, ví như cái cốc, một
gáo nước đổ vào thì tràn hết”.
Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người,
càng để lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người. Càng chữa sớm được bao
nhiêu càng tốt bấy nhiêu. “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ - tự kiêu một chút cũng là
thừa”, hãy nên rèn luyện cho mình tính khiêm nhường dù không dễ dàng.”
(Trích “Kĩ năng bạn cần để thành công trong cuộc sống” – Bảo Thanh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn ngữ liệu trên?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn ngữ liệu?
Câu 3. Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu: “Giữ thói kiêu ngạo
cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để lâu càng nguy hại
cho bản thân, hủy hoại con người.”
Câu 4. Thông điệp em nhận được từ đoạn Ngữ liệu.
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về:
- vai trò của ý chí nghị lực.
- Lòng khoan dung trong cuộc sống
- Sự khiêm tốn
Câu 2 (5,0 điểm). Thuyết minh về một di tích lịch sử văn hóa hoặc danh lam thắng
cảnh trên quê hương em.

You might also like