You are on page 1of 2

E là Vân Anh sẽ đại diện nhóm thuyết trình tiếp về phần liên hệ của bản thân

sinh viên qua hành động ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã có nhiều những tấm gương
anh hùng tuổi trẻ, tiêu biểu nhất trong thế kỷ XX là người thanh niên yêu
nước Nguyễn Ái Quốc – tức Bác Hồ kính yêu. Sự nghiệp tìm đường cứu
nước của Người không chỉ có ý nghĩa đối với cách mạnh Việt Nam hiện nay
mà còn là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ mai sau, trong đó có sinh viên
Việt Nam. Các điều mà sinh viên có thể học từ Bác:
 Thứ nhất là hành động quả quyết, can đảm của Bác khi chỉ có hai bàn tay
trắng mà ra đi tìm đường cứu nước. Noi gương Bác, sinh viên thời nay
luôn tìm kiếm, trau dồi để được rèn luyện bản thân, dám nghĩ dám làm,
giống như câu “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
 Thứ hai là thái độ sống và lao động của Bác. Bác dạy cho sinh viên ngày
nay lối sống giản dị, tiết kiệm và chăm chỉ lao động.
 Thứ ba, không thể không nhắc đến đó là tinh thần học hỏi của Bác, Bác
luôn thử mọi việc như quét dọn, đốt lửa, đốt lò, chụp ảnh, viết báo, …
Người rất đề cao tinh thần học hỏi, Bác có quan điểm đúng đắn về nghề
nghiệp và Bác trân trọng công việc mình đang làm.
 Thứ tư là học tập, học tập đối với Bác rất quan trọng. Theo gương Bác,
sinh viên đề cao việc học tập và phải học tập thật nhiều. Trong giai đoạn
hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các thành tựu văn hoá, kinh tế,
khoa học kỹ thuật…bên cạnh thuận lợi cũng có rất nhiều thách thức, chính
vì vậy, bước vào nền kinh tế tri thức, đòi hỏi sinh viên phải năng động hơn,
tích cực hơn để tiếp nhận thông tin, tiếp thu các thành tựu của nhân loại,
phải học tập rất nhiều để có thể hội nhập và bắt kịp với trình độ chung của
thế giới.
Cuộc đời của Bác là tấm gương soi chung của nhiều thế hệ. Tuổi 20 của Bác
thật sự đã không sống hoài, sống phí, sống có lý tưởng, hoài bảo và thực
hiện được ước mơ của mình. Tuổi trẻ hôm nay cần trang bị cho mình kiến
thức, bản lĩnh để có thể tiếp nối trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
xứng đáng với sự hy sinh của bao thế hệ cha ông và sự cống hiến suốt đời
của Bác Hồ kính yêu.
Sau nội dung tìm hiểu thì nhóm có 5 câu trắc nghiệm nhỏ đặt ra nhằm giúp các
bạn củng cố ôn lại kiến thức
 Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, người nông dân rơi vào hoàn
cảnh:
A. Như trâu kéo cày.
B. Trở thành người bần cùng.
C. Mất ruộng đất vào tay địa chủ và trở thành người làm thuê.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 2: Tính chất của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gì?
A. Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
B. Xã hội phong kiến.
C. Xã hội thuộc địa.
D. Xã hội tư bản.
Câu 3: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là gì?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và phong
kiến tay sai của chúng.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp công nhân với đế quốc và
phong kiến.
Câu 4: Nguyễn Tất Thành đã đi sang nước nào để tìm đường cứu nước?
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Pháp.
D. Mỹ.
Câu 5: Nguyễn Tất Thành đã có thái độ như thế nào đối với con đường cứu
nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh?
A. Rất khâm phục nhưng không tán thành.
B. Rất tán thành và vô cùng khâm phục.
C. Thờ ơ vì khẳng định đó là con đường thất bại.
D. Hăng hái tiếp nối con đường mà các vị tiền bối đã chọn .
Bài thuyết trình về đề tài tự nghiên cứu của nhóm em đến đây là hết. Cảm ơn
mọi người đã lắng nghe Trong quá trình làm k tránh khỏi thiếu sót mong cô và
mọi người sẽ góp ý thêm ạ.

You might also like