You are on page 1of 597

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu

CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC


VIỆT NAM
(I)
TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHẰN VĂN QUỐC GIA

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM


• • •

___c a ____

CẮC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu


CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
(I)

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI


HÀ NỘI -1999
B A N B IÊ N TẬP

- PGS.PTS. Nguuyễn Vãn Huy (Trưởng ban)


- PTS. Lê Duy Đại (Thư ký)
- NCVC Chu Thái Sơn
- PTS. Lưu Anh Hùng
MỤC LỤC

Lời nói đầu *


PHẨN I-GIỚI THIỆU CHUNG 11

1. Bài phát biểu của Chủ tịch nước Cộng hoà XHCH Việt
Nam Trần Đức Lương 13
2. Bảo tàng là ncá để phát hiện (Bài phát biểu của Tổng thống
nước Cộng hoà Pháp Jacques Chirac) 20
3. Bài phát biểu của GS.TS. Nguyễn Duy Quý, Giám đổc
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).
4. Nguyễn Văn Huy: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 27

PHẦN n - NGHIÊN cú u VÀ SƯU TẦM: 43

5. Nguyễn Văn Huy: Góp phần gìn giữ và phát triển sự đa


dạng của bản sắc văn hoá dân tộc nhìn từ góc độ của loại
hình bảo tàng dân tộc học 45
6. Chu Thái Sơn: Những cHặng đường văn hoá - lịch sử các
dân tộc ở Việt Nam 63
7. Bế Viết Đẳng: Cầy lanh trong đời sống của người Hmông 77
8. Vi Văn An: v ề bộ y phục của phụ nữ Tày Thanh trưng
bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 83
9. Nguyễn Anh Ngọc: Nông nghiệp Việt - Một số đối tượng
nghiên cứu - sưu tầm cấp bách và hấp dẫn 89

5
10. La Công Ý: Hội lồng tồng của người Tày 106
11. Mai Thanh Sơn: Y phục của ngưồd Hmông ở huyện Sa
Pa-Lào Cai 114
12. Phạm Văn Lợi: Vài nét về nghề dệt truyền thống của
người Triêng ở Quảng Nam 135
13. Phạm Yăn Dương: Góp phần tìm hiểu kỹ thuật xây dụng
tháp Chàm 150
14. Võ Mai Phương: Sơ bộ khảo sát về nghề thổ cẩm của
người Dao ở xã Tả Phin, huyện Sa Pa tình Lào Cai 158
15. Trần Thị Thu Thuỷ: Trang phục truyền thống của phụ
nữ Hmông ứong đời sống xã hội tộc người 175
16. Cầm Trọng: Ma thuật chữa bệnh ở xã hội Thái cổ truyền 207
17. Nguyễn Tôn Kiểm: Tìm hiểu diều sáo truyển thống 217
18. Võ Thị Thường: Nghi lẽ chữa bệnh của người Thái ở
Mai Châu 222
19. Nguyễn Trường Giang: Tìm hiểu bước đầu về một số
hoa văn trên vải của nhóm Gia rai Aráp (huyện Chư Pah
tình Gia Lai). 262
20. Nguyễn Sơn Trà: Đôi nét về văn hoá của ngưòi Việt ở
quần đảo Lý Soa 271
PHẦN ra ■TRUNG BÀY: 283

21. Lê Duy Đại: Hẹ thống panô - bản đổ trong trưng bày của
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Cách nhìn và những
sáng tạo 285
22. Chu Thái Sơn: Nghiên cứu để trưng bày trong Bảo tàng
Dân tộc học 290

6
23. Lưu Hùng: Cư dân nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me vùng
Trường Sem - Tây Nguyên trong Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam 306
24. Vi Văn An: Những đặc trung văn hoá của các dân tộc
nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me miền Bắc qua trưng bày
tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 329
25. Phạm Văn Dương: Một vài kinh nghiêm ừong trung bày
ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 345
26. Vũ Hồng Thuật: Hiện vật trong nghi lễ cúng mụ của
người Việt trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 366
27. Lê Duy Đại: Việc xây dựng bản đồ phân bố các dân tộc
theo ngôn ngữ. 384

PHẦN IV. LƯU GIỮVÀ BẢO QUẢN: 397

28. Nguyễn Hồng Mai: Quản lý các sưu tập Dân tộc học 399
29. Hoàng Thu Hằng: Hệ thổng tư liệu phim ảnh và băng từ
ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong 2 năm 1996-
1998 - Những vâh đề bảo quản 411
30. Hoàng Tô Quyên: Phân loại hiện vật ở Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam 419
31. Nguyễn Văn Dự: Bảo quản hiện vật mây, ừe, nứa, gõ ở
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 433
32. Nguyễn Thị Hường: Nhìn lại công tác kho của Bảo tàng
Dântôchoc ViêtNam
• • • 444
33. Phạm Lan Hương: Nguyên tắc bảo quản hiện vật chất
liệu mây toe ở kho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 465

7
34. Lê Thanh Phượng: Vấn đề xây dụng hệ thống tài liệu
phụ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 478
35. Dương Thị Anh: Vài nét về hổ sơ khoá học của hiện
vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 491
36. Gael de Guichen: Độ ẩm và nhiệt độ ưong các Bảo tàng
(Nguyễn Thi Thu Hưcmg dịch) 509

PHẦN V-GIÁO DỤC TUYÊN TRUYỂN VÀ MAKETING 531

37. Nguyễn Trung Dũng: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
vái công chúng 533
38. Nguyễn Văn Huy: Đổi mới cách tổ chức cho học sinh đi
thăm quan Bảo tàng như thế nào cho có hiệu quả hơn? 552
39. Đỗ Minh Cao: Bảo tàng Dân tộc học và váh đề tiếp thị 563
40. Vũ Hồng Nhi: Một vài suy nghĩ về sự phổi hợp giữa Bảo
tàng và Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
học sinh

577
41. Trần Thu Thuỷ: Vươn tới các trường học 587

8
CHỦ TỊCH TRẦN ĐỨC LƯƠNG THĂM BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
Jhrc
LỜ I N Ó I ĐẦU

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập tháng 10 năm 1995.
Nhiệm vụ của Bảo tàng được xác định là: nghiên cứu
khơa học, sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản,
phục chế, trưng bày, giới thiệu, khai thác các giá trị
lịch sử, văn hoá, về phương diện dân tộc học, của các
dân tộc anh em trong đại gia đình TỔ quốc Việt Nam;
cung cấp tài liệu nghiên cứu cho các ngành; đảo tạo cán
bộ nghiệp vụ và quản lý cho Bảo tàng Dán tộc học.
Nghiên cứu khoa học là một chức năng quan trọng
của Bảo tàng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, tập
thể cán bộ, các nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam đã tìm tòi và từng bước định hướng
nghiên cứu khoa học ở một cơ quan mang tính tổng
hợp và chuyên ngành rất sâu. Cùng một lúc Bảo tàng
phải triển khai trên nhiều lĩnh vưc mà mối lĩnh vưc
công tác đều có những đặc trưng riêng. Ở đây hoàn
toàn không phải là những công tác hành chính, nghiệp
vụ đơn thuần, đơn giản. Sẽ rất sai lầm nếu không thấy
được tính khoa học của tất cả các mặt hoạt động như
nghiên cứu - sưu tầm, nghiên cứu các chương trĩnh

9
nghe - nhìn, nghiên cứu trưng bày, nghiên cứu quản lý
và bảo quản các bộ sưu tập, hiện vật cùng các loại
băng hình, ghi âm, ảnh, nghiên cứu các chương trình
giáo dục, tuyên truyền, công chúng và tiếp thị... Các
công tác này là những hoạt động thường xuyên của
Bảo tàng, mang tính công vụ nhưng lại dựa trên cơ sở
khoa học rốt cao, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu lý
thuyết và thực tiễn, tìm tòi và tổng kết.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ cho ra mắt
thưởng xuyên xuất bản phẩm mang tên: Các công
trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam nhằm trao đổi những vấn đề khoa học, giới thiệu
và công bố những kết quả nghiên cứu mới nhất của các
nhà khoa học trong Bảo tàng và các cộng tác viên của
Bảo tàng. Đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp cho
các cơ quan, các nhà nghiên cứu quan tâm tới các di
sản văn hoá của các dân tộc ở nước ta.

Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam (tập I) phản ánh bước đầu những hoạt
động khoa học và công tác nghiên cứu trong năm 1997
và 1998.
Chúng tôi hy vọng xuất bản phẩm nhiều tập này sẽ
thường xuyên đến tay bạn đọc và được sự cộng tác chặt
chẽ của bạn đọc.

Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam


PGS, PTS NGUYỄN VÁN HUY

10
Phán 3

GIỚI THIỆU CHUNG


BÀI PHÁT BIỂU CỦA
CHỦ TỊCH Nưốc TRẦN ĐỨC LƯƠNG
TẠI BẨO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
* ■ ■ ■

NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 1998

Tất cả chúng ta đều biết, nền văn hoá truyền thống và


rực rõ của Việt Nam là tổng hoà những tinh tuý nhất của
54 dân tộc. 54 dân tộc sinh sổng trên lãnh thổ mà cha ông
chúng ta đã kết thành cộng đồng mỏ mang gìn giữ trong ,
suốt những năm trưòng lịch sử và để lại cho các thế hệ
mai sau.
Hội nghị Trung ưong V mói vừa thông qua một Nghị
quyết quan trọng về xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sác dân tộc là sự cổ vũ
lỏn lao cho các dân tộc, cho những ngưòi làm công tác
văn hoá, công tác dân tộc.
Tôi đã xem các phòng trưng bày, hệ thống kho bảo
quản và toàn bộ cảnh quan của Bảo tàng D ân tộc học
Việt Nam. Tôi rất vui mừng vì nhũng ý tưỏng ban đàu để

13
hình thành bảo tàng này, những thành tựu mổi này, tuy là
bưỏc khỏi đầu, nhung rất có ý nghĩa, nó đã được cân nhắc
một cách thận trọng, có tính khoa học cao trong nghiên
cứu, nhàm phản ánh truyền thống văn hoá của những dân
tộc trong cộng đồng các dân tộc trên đất nưỏc ta.
Bảo tàng được xây dựng là một quần thể kiến trúc khá
đẹp. Đương nhiên chúng ta đều hiểu rằng, vỏi kinh phí
của giai đoạn khỏi đàu còn hạn hẹp mà có được những
sưu tập phong phú, vổi nội dung và phương pháp trung
bày như vậy, chúng ta phải đánh giá cao thành tựu đó.
Chúng ta hy vọng rằng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
sẽ tồn tại lâu dài. Thế hệ chúng ta rồi tiếp thế hệ con em
chúng ta sẽ làm cho Bảo tàng phát triển không ngùng,
càng ngày càng xứng đáng hơn vỏi truyền thống văn hoá
rực rỡ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nếu có điều gì phải góp thêm trong quá trình đ) thăm
tôi đã nói. Với cách nhìn nhu vậy, tôi nghĩ ràng, 'chông
phải mọi cái đều có thể làm ngay một lúc, nhưng chúng
ta phải có ý tuỏng từ đầu. Thiết kế của Bảo tàng phki vừa
có tính chất trưổc mát, vừa phát triển từng bưỏc, áưổng
tỏi lâu dài đổ ngày càng hoàn thiện hơn.
Tổ hộp các công trình xung quanh phải hoà nhập được
vỏi sự tồn tại của công trình vẫn hoá này, một trong ihững
công trình văn hoá quan trọng của đất nưỏc, của T ỉủ đô.
Bảo tàng D ân tộc học Việt Nam không thể là một công

14
trình đơn lẻ, toạ lạc trong một cảnh quan kiến trúc và sinh
hoạt không ăn nhập gì vỏi nó. Hẳn là không thể như thế
đưọc. Tôi sẽ nói thêm vỏi các đồng chí lãnh đạo ỏ Uỷ ban
Nhân dân thành phó Hà Nội và đề nghị vỏi đồng chí
Hoàng Đúc Nghi, đồng chí Nguyễn Duy Quý tiếp tục đặt
vấn đề vỏi Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội để làm
sao trên vùng đất này phải liên hoàn có một số công trình
kiến trúc văn hoá, tạo thành một tổ họp văn hoá - du lịch,
một trong những địa điểm có sức thu hút nhân dân thủ
đô. Nhân dân, con cháu chúng ta hàng ngày, hằng tuần
đến thăm Bảo tàng để thưỏng ngoạn, học tập và giải trí.
Nếu là một công trình bảo tàng đơn lẻ nhu hiện nay thì
súc thu hút khách tham quan sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Việc có định hưỏng đầu tu mổi cho cả phần trung bày
ngoài tròi và phần mỏ rộng trưng bày văn hoá truyền thống
của các nước trong khu vực Đông Nam Ấ là đúng. Nó phù
hợp vỏi ý tưởng về cụm văn hoá này.
Ỏ gần đây có Chùa Hà cũng là một trong nhũng cồng
trình văn hoá - tín nguõng nổi tiếng ỏ thủ đô. Xem ra bây
giò còn kịp để đặt vấn đề này vổi Hà Nội. Nếu không tôi
e ràng Bảo tàng này sẻ đơn độc trong một môi trưòng
cảnh quan kiến trúc không hộp lý, làm hạn chế rất nhiều
tính năng, tác dụng của nó. Đó là điểm thú nhất.
Điểm thứ hai, tôi muốn góp thêm một ý quan trọng,
đó là khoa học nhưng phải đại chúng. Chúng ta xây dựng
bảo tàng là để cho những nguòi nghiên cứu sâu, chuyên

15
ngành như dân tộc học, sử học,, văn hoá học... chẳng hạn
có thể đến quan sát ỏ đây những cái cần quan sát, nhưng
chúng ta cũng phải làm cho một em bé hoặc một ngưòi
dân bình thưòng vào bảo tàng này vẫn cảm thấy có một
sức cuốn hút, vẫn cảm nhận được cái hay, cái đẹp, vẫn
thấy được ỏ đây nhũng điều thật bổ ích. Và phải làm sao
cho số khách tham quan này ngày càng đông đảo. Hấp
dẫn trong trung bày ỏ bảo tàng là làm sao phải thoả mãn
được các đối tượng tham quan khác nhau. 0 những bảo
tàng hiện đại, ngưồi ta ít thuyết minh, tự ngưòi xem thông
qua cách trưng bày hiện vật tranh ảnh, âm thanh... mà
nám bát lấy những thông tin, nhận biết lấy lịch sử... Theo
huỏng này, chúng ta còn phải làm tiếp, còn phải củng cố,
hoàn thiện, v ỏ i kinh phí có hạn cùa giai đoạn khỏi đầu,
hẳn là chưa thể thoả mãn được vổi những yêu cầu đang
đặt ra.
Ý đồ của bảo tàng là làm sao để cho ngưòi dân thủ
đô và đồng bào các vùng khác nhau trong nưỏc cũng như
khách quốc tế tỏi thăm đều thấy được những đặc trưng
văn hoá, những sinh hoạt đòi thưòng có tính lịch sử của
mỗi dân tộc. Nhưng đặc trưng này cũng rất phong phú và
đa dạng lắm. Vì mỗi dỗn tộc trên đất nưỏc ta đều sống
trong những cảnh.quan sinh thái khác nhau và trải qua
những chặng đưòng lịch sử khác nhau. Một bảo tàng nếu
muốn nêu được nhũng đặc trưng đó thì phải phản ảnh quá
trình của một phong tục - tập quán và những gì là tiêu

16
biếu nhất của mọi sinh hoạt từ lúc sinh ra cho đến lúc mất
đi, rồi phải đi tù quá khứ thòi cổ đại, trung đại, đến hiện
đại, rồi phải có hiện vật, có hình ảnh... Việc sử dụng màn
hình và thông qua những băng hình để giỏi thiệu được
nhiều hơn, để hiểu thêm được nhũng hiện vật, những hình
ảnh trưng bày trong bối cảnh sinh hoạt của nó, nhưng vẫn
có mặt hạn chế. Tôi nghĩ rằng khách tham quan không
thể nào đi xem mà lại cứ đứng trưỏc màn hình để xem từ
đầu chí cuối, hết màn hình này tỏi màn hình khác. Vậy
thì chúng ta phải nghiên cứu trưng bày làm sao thuận lợi
hơn cho nguòi xem. Phải có nhũng màn hình lón hơn
chẳng hạn.
Tôi đã tùng đi qua khá nhiều vùng đồng bào dân tộc,
những hiện vật được trưng bày cũng như những lối sống,
những sinh hoạt được giỏi thiệu ỏ đây đều nâm trong
những bối cảnh tương ứng, những môi trưòng tự nhiên rất
riêng biệt. Chác chán là chúng ta không thể sưu tầm hết
và giói thiệu hết đuộc, cho dù bảo tàng có khu vực ngoài
tròi. Tôi nghĩ, phải chăng nên bổ sung thêm hiện vật, thêm
thông tin cho phần trưng bày vì các mảng tưòng (diện tích
trưng bày) còn trống rất nhiều. Cần có phần hình ảnh để
làm nền cho trưng bày để làm sao cho ngưòi xem có thể
hiểu là mỗi dân tộc, mỗi địa bàn cư trú đều có một địa
hình, địa vật, hoàn cảnh môi trưòng khác nhau như thế
nào. Phải bổ sung thêm thông tin, không nên cô đọng quá,
đơn giản quá. Tôi đặt vấn đề đó có thể trái vổi tư tưỏng

2 CCTNC 17
thiết kế của các nhà mỹ'thuật chăng, nhưng tồi vẫn nghĩ
phải làm sao để cho ngưòi nghiên cứu chuyên sâu có thể
thấy được ở đây những điều cần thấy, mà ngưòi dân thưòng
cũng vẫn có thể dễ dàng nhận biết được nhũng điều bổ
ích qua tính hấp dẫn của hiện vật.
Về lâu dài, muốn phát triển được, dù là công trình bảo
tàng thì cách tót nhất mà thế giỏi đã làm là đặt nó trong
một quần thể có nhiều hoạt động văn hoá sao cho hút
được nhiều khách đến. Cụm công trình hay từng công trình
tự trang trải, nó phát triển đưọc thì nó mỏi có súc sống
lâu dài. Nếu chúng ta xây dựng một bảo tàng chỉ để phục
vụ nghiên cứu thôi thì chưa đủ. Tôi cũng thông cảm vđi
các đồng chí lãnh đạo hiện nay là ngay để làm sao cho
khách đến thăm bảo tàng, cũng đã phải đi tuyên truyền,
vận động ỏ các trưòng để các cháu học sinh có chương
trình đến tham quan...
Ban đầu như thế là hết sức tích cực. Nhung hưổng lâu
dài phải tính làm sao cho cả khu vực này trỏ thành một
cụm văn hoá - du lịch có sức thu hút khách tham quan,
vui chơi, giải trí, tham gia lễ hội của ngưòi dân Thủ đô và
cả nưổc. Ngay trong khuôn viên của bảo tàng, phần ngoài
tròi cũng phải tính toán sao để từng bưđc nơi đây không
thuần tuý chỉ có trưng bày như hiện nay mà có thể phối
hộp vói sinh hoạt, vui chơi, giải trí. Chẳng hạn nói ẩm thục
không chỉ là tổ chức uống ăn, nhưng nếu có khu ngoài tròi
làm các quán ăn để giối thiệu văn hoá ẩm thục tiêu biểu

18
của các vùng, các dân tộc thì cung là cách để thu hút sự
hấp dẫn của đông đảo ngưòi xem. Nhưng làm điều này
nhất thiết phải có sự ủng hộ của Nhà nưỏc và của thành phố.
Tính bưỏc trưỏc, cũng phải tính cả bưổc lâu dài, thế
hệ chúng ta không kịp làm thì con cháu thế hệ sau sẽ làm
tiếp. Chúng ta không thể để cho nhũng khu vực như thế
này mai một đi. Chắc chắn không ai mong muốn như vậv
cả. Đấy là điều mong muốn lổn của tôi.
Tôi đánh giá cao những cố gáng ban đầu của Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam và mong có được sự đầu tư hơn
nữa của Nhà nưổc. Tôi mong mỏi sự cố gắng của cán bộ
và công nhân viên ở đây, sụ họp tác, giúp đõ của thành
phố Hà Nội. Tôi cũng mong sự đóng góp nhiều hơn nữa
của các địa phương, của đồng bào các dân tộc, của quốc
tế để cho khu vực này cùa Bảo tàng D ân tộc học chúng
ta phát triển không ngừng, ngày càng phong phú, ngày
càng được dư luận đồng tình và khen ngợi. Tôi cũng được
biết, tuy bưỏc đầu mỏi hình thành, nhưng khách quốc tế
đến tham quan cũng đã khen ngội nội dung trưng bày, đấy
Cũng là một khích lệ tốt.
Chúng ta cần phải tiếp tục làm cho Bảo tàng D ân tộc
học Việt Nam sống động hơn nữa, lón mạnh hơn nữa.

19
LÒI CHÀO MỪNG CỦA TổNG THốNG
CỘNG HOÀ PHÁP M C Q U E S CHIRAC

TRONG LỄ KHÁNH THÀNH BẨO TÀNG


DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM NGÀY 12-11-1997
• • •

Tồi muốn nói vổi các vị sự khâm phục của tôi trưóc
Bảo tàng tuyệt vòi này. Và tôi muốn gửi một lòi hoan hô
lổn đến vỏi tất cả những ai, nam cũng như nữ, thưa ông
Giám đốc, đâ tham gia vào cuộc hành trình lý thú này.
Tôi nghĩ đến các nhà khoa học, các giảng viên đại học,
các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, nghệ sĩ Việt Nam và
Pháp, đã kết hộp tài năng, nghị lực, sự hiểu biết vào dự
án vĩ đại và tráng lệ được ra mát ngày hôm nay.
Tôi đặc biệt tự hào vì nưỏc Pháp đã tham gia. Sự ra
đòi cùa một bảo tàng luôn là một thòi điểm đáng chú ý,
một thòi điểm xúc động. Mỗi bảo tàng là một noi tưỏng
niệm và cũng là một địa điểm cùa tưong lai. Đấy là một
không gian của cuộc sống, của đổi thoại, mỏ cửa ra các
nền văn hoá khác, các nền văn minh khác và những con
ngưồi khác. Bảo tàng là nơi để "phát hiện" theo nghĩa mà

20
André Malraux đã đặt cho nó. Là một nơi mà mỗi ngưòi
có thể ưóc mơ.
Bảo tàng này, thưa quý bà quý ông, mà tôi đã theo dõi
sự phát triển từng bưỏc, vối sự thích thú cá nhân, sẽ được
chúng ta cùng vào thăm. Đây sẽ trỏ thành một địa chỉ để
phát hiện, một nơi gặp gõ, và như ngày nay ngưòi ta
thưòng nói, địa điểm thần kỳ.
Hỗ trộ dự án này, nưỏc Pháp đâ thực hiện truyền thống
lỏn của những nhà dân tộc học mỏ đưòng ỏ bán đảo Đông
Dương, mà những công trình của họ vẫn giữ một vị trí
trang trọng trong các thu viện lớn ò Hà Nội.
Xin cho phép tôi nhắc lại, vì đây chính là lúc tôn vinh
một số trong những nguòi đã làm rạng danh bàng chất
lường những công trình dân tộc học và cá nhân mình,
Auguste Boniíacy, Jeanne Cuisinier, Nguyễn Văn Huyên
và nhũng ngưòi mỏi ra đi gàn đây, Jacques Dournes, mà
nhũng công trình về tộc ngưòi Gia Rai là một minh chứng.
Tôi cũng nghĩ đến Giáo sư Từ Chi, khuôn mặt lỏn của dân
tộc học Việt Nam.
Công việc của nhà dân tộc học ngày nay vừa là một
công việc khoa học, vừa là một công việc đấu tranh cho
sự đa dạng và phong phú của toàn nhân loại. Trong khi
quan sát, mô tả, ghi chép lại lối sống của những nhóm
ngưòi ít ỏi nhất và ít được biết đến nhất, nhà dân tộc học
đã chứng minh tiềm năng kỳ lạ để đáp ứng và thích nghi

21
của con ngưòi trong những điều kiện khác nhau của môi
trường và cả những khả năng sáng tạo và thiên tài để
khẳng định súc sống của mình.
Trong thế giỏi ngày nay có một cuộc đấu tranh cho sự
đa dạng văn hoá, nhằm bảo tồn các truyền thống, các lối
sống và những di sản cổ truyền của các dân tộc. Và cuộc
đấu tranh đó cũng là cuộc đấu tranh cho sự tự trọng và
khoan dung.
Tại sao Bảo tàng này quan trọng là như thế. Nó là
minh chứng cho sự tôn trọng của nhà chức trách Việt Nam
đối vỏi toàn bộ các thành phần phong phú của dân tộc,
các tộc ngưòi (54) hợp thành di sản và cả tâm hồn Việt Nam.
Sứ mệnh cùa một bảo tàng tất nhiên là đổ truyền lại
hiểu biết, cụ thể họ là những ngưòi trẻ tuổi. Cái khó khăn
là phải thu hút sự chú ý của họ, mòi họ tham gia vào hành
trĩnh. Và tôi nghĩ đấy là thành công của bảo tàng này, đã
biết làm nổi lên những bộ sưu tập tuyệt vòi, biết làm
thế nào cho ngưòi ta hiểu chúng. Khánh thành một công
trình có thể coi là biểu tượng hợp tác của hai nưỏc
chúng ta sẽ được ghi lại trong lịch sử bảo tàng học ở Đông
Nam Châu Ấ.
Vả lại, vào thòi điểm Hà Nội đón chào Hội nghị cấp
cao các nuổc có sử dụng tiếng Pháp, mà bà Phó chủ tịch
nưỏc CHXHCN Việt Nam đã góp nhiều công sức vói nhiều
tài năng, tôi rất lấy làm nhạy cảm khi thấy những thông

22
tin khoa học, những mô tả dân tộc học trưng bày ỏ đây,
đã được thực hiện rất có duyên bằng tiếng Pháp.
Thành công đã đến ỏ nơi hẹn gặp. Bảo tàng này sẽ
thu hút ngày càng nhiều khách tham quan, họ đến từ Việt
Nam và khắp nơi trên thế giối, trong số đó có nhiều nhà
nghiên cứu sẽ tìm thấy ỏ đây một nguồn thông tin vô tận.
Tôi chúc họ thành đạt nhũng thành công xúng đáng, bỏi
họ là minh chúng cho một thiên hưống mà nưỏc Pháp cần
tìm lại: hiểu biết, yêu mến và làm cho nguòi ta yêu các
dân tộc và các nền văn minh ở Viễn Đông.
Xin cám ơn.

23
PHÁT BIỂU CỦA GS.TS. NGUYÊN duy quý
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KHXH VÀ NVQG
TẠI
• LỄ KHÁNH THÀNH BÀO TÀNG DÂN TỘC

HỌC VIỆT NAM (12/11/1997)

Kinh thưa:
- Tổng thống nưỏc Cộng hoà Pháp Jacques Chirac
- Phó Chủ tịch nưóc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nguyễn Thị Bình
- Các vị khách quý và các bạn

16 năm trưổc, Nhà nuỏc Việt Nam đâ có chủ trương


xây dựng một Bảo tàng Dân tộc học tại Hà Nội. Bảo tàng
này vừa là một cơ sỏ khoa học, vừa là một cơ sò văn hoá
giũ vai trò quan trọng trong việc góp phần suu tập, bảo
tồn và khai thác những tinh hoa văn hoá của tất cả 54 dân
tộc anh em trên đất nưổc Việt Nam và nghiên cứu về lịch
sử, văn hoá của các dân tộc, giáo dục về truyền thống và
về bản sác dân tộc.
Được sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ cùa lãnh đạo
Đảng và Nhà nưốc, của các cơ quan hữu quan, Bảo tàng

24
Dân tộc học Việt Nam thuộc Trung tâm Khoa học xá hội
và Nhân văn quốc gia đã hoàn thành. Tập thể cán bộ và
nhân viên của Viện Dân tộc học, của Bảo tàng Dân tộc
học, đã phấn đấu rất khẩn trương, vượt qua không ít khó
khăn, làm việc vỏi tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực rất
đáng biểu dương, để kịp khánh thành Bảo tàng vào đúng
dịp khai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ 7 các nưóc có sử
dụng tiếng Pháp tại Thủ đô Hà Nội.
Trong quá trình xây dựng, Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đõ hết sức quý báu
của nhân dân các dân tộc và chính quyền các địa phương
khắp mọi miền đất nuốc, của Thủ đô Hà Nội, của bạn bè
quốc tế, đặc biệt là của nưỏc Cộng hoà Pháp (thông qua
Bảo tàng Con nguời) về các phương diện vật chất, kỹ
thuật, cũng nhu những kinh nghiệm trong việc tổ chức
trưng bày và hoạt động của bảo tàng.
Nhân dịp này, thay mặt Trung tâm Khoa học xã hội
và Nhân văn Quốc gia, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đõ nhiệt tình của đồng chí, đồng bào trong cả nưỏc, cũng
như của bạn bè quốc tế, nhất là của các nhà khoa học
Nưổc Cộng hoà Pháp. Tại buổi Lễ long trọng này, tôi xin
đưộc vui mừng thông báo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,
chính thức được khánh thành.
Tôi xin chân thành cảm On Tổng thống nưỏc Cộng hoà
Pháp Jacques Chừac, Phó Chủ tịch nưóc Cộng hoà Xã hội

25
chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Bình, Đại sứ nước Cộng
hoà Pháp tại Hà Nội cùng tất cả các vị khách quý và
các bạn đâ đến dự Lễ khánh thành Bảo tàng D ân tộc
học Việt Nam.
Xin cảm ơn.

26
BÁO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
• • «

PGS.PTS. NGUYỄN VĂN HUY

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN) vừa là


một cơ sỏ khoa học vừa là một trung tâm văn hoá, có tính
khoa học cao và tính xã hội rộng lỏn. Vị trí xác định đó
đã được thể hiện qua các chức năng của Bảo tàng này:
Nghiên cứu khoa học về các dân tộc ỏ nưổc ta, sưu tầm,
phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giỏi
thiệu và khai thác nhũng giá trị lịch sử - văn hoá của các
dân tộc, đồng thòi cung cấp tư liệu dân tộc học và đào
tạo cán bộ cho loại hình bảo tàng Dân tộc học.
Trong tương lai, BTDTHVN còn hưỏng tỏi giổi thiệu,
trưng bày cả về văn hoá và văn minh cùa các dân tộc ỏ
Đông Nam Á và châu Ấ.

1. Quá trình hình thành


Loại hình bảo tàng Dân tộc học rất quan trọng và có
ý nghĩa to lổn về nhiều phương diện trên quy mô quốc gia
cũng như ỏ từng địa phương, bởi vì nưốc ta có tổi 54 dân

27
tộc. Cho nên, ngay tù năm 1981, Nhà nưổc đã chủ trương
hình thành một Bảo tàng Dân tộc học đặt tại thủ đô Hà
Nội. Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức
phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật ngày 14-12-1987 và
được Nhà nưổc cấp đất để xây dựng: nám 1987 cấp
2.500m2, năm 1988 cấp 9.500m2, và năm 1990 Thủ tưổng
Chính phủ có quyết định giao toàn bộ 3,27 ha.
Suốt nhiều nãm, công trình này được xem như một bộ
phận của Viện Dân tộc học. Ngày 24-10-1995, Thủ tưổng
Chính phủ ra Quyết định về việc thành lập Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam (trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã
hội và Nhân văn Quốc gia).
Ngày 12 tháng 11 năm 1997 Bảo tàng khánh thành khu
trung bày Ihưòng xuyên.
Hiện tại, BTDTHVN toạ lạc trên khu đất rộng gần
3,3 ha (có thể sẽ được mỏ rộng thành khoảng 4 ha) ỏ
phưòng Dịch Vọng, đưồng Nguyễn Văn Huyên, quận Càu
Giấy, cách trung tâm Thù đô chừng 8 km. Đây vốn là vùng
đất trũng của cư dân sỏ tại; tất cả các công trình cơ sỏ hạ
tầng đều mỏi đưộc xây dựng cùng vổi quá trình hình thành
Bảo tàng, kể cả đưòng Nguyễn Văn Huyên mỏi dài khoảng
700m nối tù đưòng Hoàng Quổc Việt đến Bảo tàng (trong
tương lai nó còn được kéo dài tiếp đến khu Khách sạn
Deawoo bên đưòng Càu Giấy và Liễu Giai).
Bảo tàng bát đầu được cấp vốn chuẩn bị đầu tu vào
năm 1986. Công việc khỏi công xây dựng móng triển khai

28
từ cuối năm 1989. Theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, tổng kinh
phí đổ xây đựng là 26 tỷ đồng, chưa kể khoảng 4 tỷ đồng cho
việc sưu tầm hiện vật và tổ chức trưng bày. Cho đến nay, Nhà
nưỏc đã cấp khoảng 20 tỷ đồng cho xây dựng Bảo tàng.
BTDTHVN do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (ngưòi dân tộc
Tày, Cồng ty tư vấn thiết kế xây dựng nhà ỏ và công trình
công cộng, Bộ Xây dựng) thiết kế. Nội thất công trình do bà
kiến trúc sư Véronique Dollíus (ngưòi Pháp) thiết kế.
Bảo tàng gồm hai khu vục chính: trong nhà và ngoài
tròi. Khu vực trong nhà bao gồm các khối nhà: cơ sở
nghiên cứu và thư viện, hệ thống kho bảo quản, hệ
thống các bộ phận kỹ thuật, hội trường và nhà trưng
bày. Các khối nhà này liên hoàn vỏi nhau, có các lối đi
hộp lý, với tổng diện tích 2480m2, trong đó 750m2 dành
cho kho bảo quản.
Kể tù khi khánh thành, đúng vào dịp Hội nghị cấp cao
làn thứ 7 các nuỏc có sử dụng tiếng Pháp họp tại H à Nội,
Bảo tàng bắt đầu đón tiếp khách tỏi tham quan khu trưng
bày trong nhà. Còn khu trưng bày ngoài tròi bắt đầu được
chuẩn bị từ năm 1997 và sẽ đuộc hoàn thành khi nhân
loại bưóc sang thế kỷ XXL

2. Nhứng điểm mới

Có thể nói, Bảo tàng này là một trung tâm nghiên cứu
dân tộc học vỏi nhũng chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh

29
vực chuyên ngành; đồng thòi là một trung tâm lưu trữ quý
giá về văn hoá của đù 54 dân tộc, đã có khoảng 15.000
hiện vật, 15.000 ảnh màu và ảnh đen tráng, hằng trăm
băng ghi hình và ghi âm. Ngưòi ta đến đây không chỉ để
tham quan, giải trí, mà còn đế tìm hiểu, nghiên cứu về các
dân tộc, các sắc thái văn hoá đa dạng và đặc sắc của tùng
tộc, từng vùng cũng như những giá trị truyền thống chung
của các dân tộc. Vì vậy, từ nhân dân khắp các miền trong
nưỏc đến khách nưỏc ngoài, tù học sinh, sinh viên đến nhà
khoa học đều tìm thấy sự hấp dẫn ỏ đây.
Hiện vật của BTDTHVN không phải chỉ là những cổ
vật đát tiền, mà chủ yếu bao gồm những thứ rất bình
thưòng trong đòi sống thực tại của ngưòi dân, như: con
dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cái táu, tấm chiếu... Chúng
phảii ánh mọi khía cạnh văn hoá phi vật thể của cộng
đồng cư dân, thể hiện tiêu biểu mọi mặt cuộc sống và mọi
sáng tạo văn hoá của họ. Bỏi vậy, trong bảo tàng, hiện vật
rất phong phú, ngày càng thêm phong phú. Có thề hình
thành được nhiều sưu tập theo các tiêu chí sắp xếp khác
nhau. Bảo tàng có 54 bộ sưu tập về từng dân tộc, nhu: về
ngưòi Thái, về ngưòi Hmông, về nguòi Gia rai... Phân chia
theo cồng dụng, có các sưu tập về y phục, các đồ trang
sức, về nông cụ, về ngư cụ, về vũ khí, về đồ gia dụng, về
nhạc cụ... Lại có tập hợp riêng về các hiện vật tôn giáo -
tín ngưõng, cưổi xin, ma chay hay nhiều hoạt động tinh
thần, xã hội khác. Trên co sỏ đó, bảo tàng tổ chức trưng

30
bày và xuất bản sách ảnh theo các dạng thức sưu tập khác
nhau, bổ ích và lý thú vói mọi đối tuộng, mọi trình độ
học vấn.
Hiện nay, phần trưng bày thưòng xuyên chiếm trọn toà
nhà 2 tàng có dáng mô phỏng hình tróng đồng - một biểu
tưộng chung của nền văn minh Việt Nam. Chiếc cầu đá
granit dẫn vào toà nhà này tạo cảm giác như chúng ta
bưốc lên căn nhà sàn phổ biến ở nhiều vùng. Sảnh lổn của
nhà trung bày thể hiện không gian bao quát của đất nưóc,
mặt nền được trang trí bằng đá granit vỏi biểu trưng theo
hình thể của Tồ quốc có đất liền và biển cả; trên cao có
cánh diều tượng trưng cho bầu tròi.
BTDTHVN được triển khai theo nhiều quan niệm mỏi
phù họp vỏi sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trưỏc hết đó
là quan niệm bảo tàng dành cho tất cả mọi ngưòi. Quan
niệm này được thể hiện cả trong kiến trúc lẫn trong kỹ
thuật trưng bày. Bảo tàng có lối đi riêng thích hộp cho
thưong binh hay những ngưồi khuyết tật phải di chuyển
bằng xe đẩy và có thang máy để họ lên xem tầng hai. Các
bậc lên xuống đều có tay vịn cho ngưòi già yếu tiện đi lại.
Trong trưng bày, kế thùa kinh nghiệm của nhiều bảo tàng
trên thế giỏi, BTDTHVN đã không chọn chữ in mà chọn
chữ viết thưòng cho tất cả các bài viết đé ngưòi xem ỏ các
lứa tuổi đều dể đọc, không mỏi mát. Các tấm panô cũng
được treo ỏ tầm cao có tính toán phù hộp với lứa tuổi
thiếú nhi. Trưng bày cùa Bảo tàng có hiện vật, có ảnh, bài
viết, có băng hình, có các tư liệu tham khảo... mà ngưòi
xem tuỳ trình độ và nhu càu khác nhau có thể khai thác
nhiều hay ít.
Bảo tàng lấy hiện vật làm trung tâm, hon nữa hiện vật
phản ánh nhũng sinh hoạt đòi thưòng của nhân dân các
dân tộc; cho nên một quan điểm xuyên suốt là: trang trí
thật đon, giản, không cầu kỳ, để nguòi xem có thể cảm thụ
nhiều nhất cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của mỗi hiện vật
rất bình dị, đòi thuòng, không bị lôi cuốn vào những sáng
tạo không cần thiết của hoạ sĩ hay nhà trưng bày. Trong
bảo tàng không có tranh minh hoạ. Nếu càn minh chứng
cho những sinh hoạt nào đó, ỏ đây chỉ dùng ảnh hay băng
hình ghi lại cuộc sống thực của-các dân tộc.
Mặc dù Bảo tàng hiện nay có khoảng 30.000 hiện vật
và tư liệu nhưng chỉ trưng bày một số hiện vật: trên dưổi
650 đơn vị hiện vật và 280 ảnh. Quan điểm chung là không
tham đưa quá nhiều hiện vật vào các tủ trưng bày, bỏi sẽ
gây cảm giác thừa ứ hoặc khó tiếp cận một cách tập trung.
Phương pháp bố trí nội dung trong trưng bày cùa bảo
tàng là kết hộp giữa vùng lãnh thổ và cộng đồng ngôn ngữ.
Hầu hết hiện vật trưng bày là hiện vật gốc, được lựa chọn
và chủ yếu phô bày trong 97 tủ kính lổn nhỏ khác nhau;
có loại tủ. 1 mặt, có loại 4 mặt, có tủ chứa nhiều hiện vật,
có tủ chỉ đặt 1 hoặc vài ba hiện vật. Trong số đó, hon 50
tủ có bài viết giỏi thiệu kèm theo. Mỗi hiện vật đều có

32
phụ đề ghi rõ tên gọi hiện vật, đồng thòi cho biết dân tộc
và xứ sỏ sản sinh ra nó. Bảo tàng cũng sử dụng manơcanh,
bản đồ, biểu đồ, sách cứng, ảnh, phim video, bâng âm
thanh, một số mô hình và 33 panô. Mặc dù diện tích không
lổn, nhung trong nhà vẫn có một sổ điểm trung bày theo
hình thức tái tạo về một tập tục hay một nét văn hoá nào
đó. Ngưòi xem hiểu được nội dung tái tạo thông qua không
chi hiện vật, mà còn có phim video kèm theo.
Bảo tàng chủ trương tăng cưòng lòi giải thích để phục
vụ ngưòi xem. Cho nên, hon 100 bài viết trên panô và gắn
vổi tủ kính hoặc vói tái tạo đều cố gáng cung cấp những
thông tin cân thiết và ảnh minh hoạ, nhiều panô có cả bản
đồ. Tuy nhiên, do hạn chế về khuôn khổ, nên phải viết
dưỏi dạng ngán gọn, cô đọng, v ỏ i mục đích giúp ích cho
cả khách là ngưòi nuỏc ngoài, các bài viết đó cũng như
các phụ đề của hiện vật không chỉ dùng tiếng Việt,
mà còn in bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Vì vậy, dù
không cần thuyết minh viên giỏi thiệu, ngưòi xem vẫn có
thể tự hiểu được đáng kể về các phần, các tủ, các hiện vật
trung bày.
Bảo tàng cố gắng tìm các giải pháp kỹ thuật mối. Theo
cách sử dụng ánh sáng tập trung, việc dùng đèn chuyên
dụng chiếu rọi vào từng hiện vật hay bộ phận của hiện
vật làm nổi lên vẻ đẹp nhằm gây sự chú ý quan sát.
Trong điều kiện hiện nay, Bảo tàng đã lựa chọn phương
án thông khí cho toàn bộ khu trưng bày. Từng tủ kính

3 CCTNC 33
đều được lắp hệ thống thông khí để đảm bảo cho hiện vật
không bị mốc.
Đối vổi phần ngoài tròi, do đất hẹp nên bảo tàng sẽ
chỉ cố thể dựng một số không nhiều công trình kiến trúc
dân gian cùng các hiện vật lỏn, như: ngôi nhà rông của
ngưòi Ba Na, nhà sàn dài của ngưòi Ê đê, nhà của nguòi
nông dân ngưòi Việt, ngưòi Chăm, ngưòi Hmông; nhà nửa
sàn nửa đất cùa nguòi Dao, nhà trình tưòng của ngưòi Hà
Nhì, nhà mồ của ngưòi Gia rai... Xen giữa các "hiện vật"
lổn đó là cây xanh các loại, các lối đi ngoằn ngoèo, và cả
con suối uốn khúc chảy suốt 4 mùa, có cầu nối đôi bò...
Song, những ý định đó mỏi đang bát đầu được thực thi.

3. Nội dung trưng bày


Trong nhà trưng bày, phần lổn diện tích bố trí trưng
bày'thường xuyên; bên cạnh đó, có dành riêng một không
gian (150m2) để tổ chức các trưng bày nhất thòi theo
chuyên đề. Bố cục phổ biến của mỗi phần đều có trung
bày ngay bên lối đi, có các tủ kính trưng bày chính và có
tái tạo. Hiện tại, trưng bày thuòng xuyên trong nhà được
chia làm 9 phần lổn:

Phần thứ nhất: Giới thiệu chung


Trưỏc tiên ngưòi xem có thể tiếp cận ngay vổi một
panô có nhan đề: "Việt Nam: những chặng đưòng lịch sử,
văn hoá", qua đó có được thông tin về các thòi kỳ lịch sử

34
lón của đất nưổc, sự hội nhập của các dân tộc và các nền
văn minh vào Việt Nam.
Một tấm bản đồ lốn được in màu chỉ ra sự phân bố
của các dân tộc ỏ nưỏc ta theo các nhóm ngôn ngữ, đồng
thòi có ba mặt cắt ở các vị trí Bắc, Trung, Nam để thấy
được đặc điểm cư trú cùa các dân tộc theo các độ cao.
Bên cạnh đó, có 5 tấm panô giỏi thiệu chân dung ngưòi
của 54 dân tộc theo 5 ngữ hệ (Nam Ấ, Nam Đảo, Thái -
Kađai, Hmông - Dao, Hán - Tạng). Cũng ỏ đây, ngưòi
xem chỉ trong khoảnh khắc có thể cảm nhận được tiếng
nói của từng dân tộc ở nưỏc ta.

Phần thứ hai: Dân tộc Việt (Kinh)


Ngay bên lối vào phỏng trưng bày này có panô giỏi
thiệu một số thông tin chung nhất về dân tộc Việt cùng
vổi ảnh và bản đồ.
Một không gian rộng rãi, sáng sủa và đầy ấn tượng
dành cho việc tái tạo lại quá trình làm nón và hoạt động
của nghề đan đó. Nón là một vật dụng gắn bó sâu sác vỏi
nguòi phụ nữ từ lâu đòi. Nghề làm nón ỏ làng Chuông
cúng như nghề đan đó ỏ làng Thủ Sĩ được tái tạo ỏ đây
không chỉ thể hiện sụ tinh tế, khéo léo, cần mẫn của các
nghề thủ công này, mà còn chứng minh làng ở đồng bằng
Bắc Bộ từ lâu đã có mối quạn hệ kinh tế và xã hội rộng
rãi trong việc làm ra sản phẩm cũng nhu tiêu thụ sản

35
phẩm. Cảnh làm nón và chợ bán nón, cảnh làm đó và vận
chuyển đó đi bán được thể hiện trên màn hình.
Một số nét văn hoá cổ truyền ngưòi Việt được giới
thiệu trong 11 tủ kính trưng bày vỏi các chủ đề: múa rối
nưốc, nhạc cụ, tín ngưõng thò Mẫu, các đồ chơi dân gian
của trẻ em, thò tổ nghề hát bội. Một số nghề thủ công
tiêu biểu như nghề đúc đồng, chạm khắc gỗ, nghề sơn,
nghề làm tranh Dông Hồ được giỏi thiệu trong các tủ kính.
Ngưòi xem vừa thấy được một số sân phẩm nghề thủ công,
vừa được biết công cụ, dụng cụ và quy trình sản xuất ra
các sản phẩm ấy.
Thò cúng tổ tiên, nét văn hoá tiêu biểu của ngưòi Việt,
được thể hiện thông qua việc trưng bày một bàn thò tổ
tiên ỏ một gia đình nông dân.

Phăn thứ ba: Các dân tộc Mường, Thổ, Chứt


Bên lối vào phòng trưng bày về 3 dân tộc này, có 3
panô giỏi thiệu những nét chung nhất về từng dân tộc cùng
vỏi ảnh và bản đồ. Song song vổi các panô này là 4 tủ
kính giổi thiệu một số hiện vật đẹp để tạo nên cái nhìn
khái quát về nội dung phòng trưng bày.
Chủ đề tập trung giỏi thiệu ỏ 6 tủ kính của phồng
này là h oạt động sãn b án và hái lượm của ngưòi
C hút, nghề đan gai của ngưòi Thổ, công việc săn bán,
dệt vải, sinh hoạt đòi thưòng bên bếp lửa và nhạc cụ
của ngưòi Mưòng.

36
Ỏ không gian tái tạo có cảnh đám ma ngưòi Muòng.
Thông qua một đám ma ngưòi ta có thể hiểu quan niệm
về cỏi sống, cõi chết, thế giỏi quan, nhân sinh quan truyền
thống của nguòi Muòng. Minh hoạ cho phần tái tạo là
phim video về đám ma Mưòng.
Truổc khi lên tàng 2, có một tủ kính trưng bày các mô
hình thuyền khác nhau, ỏ đây còn có không gian cho nguòi
xem dừng chân nghỉ ngơi và nhận thêm các thông tin qua
bài viết, ảnh...

Phăn thứ tư: Các dân tộc ngôn ngữ Tày - Thái và Kađai
Có 5 panô để giói thiệu những thông tin chung về
nhóm này: giỏi thiệu chung về các nhóm ngôn ngữ Tày -
Thái, Kađai, kiến trúc Tày, Nùng, nhà ở của ngưòi Thái,
cảnH quan vùng cư trú.
Nét nổi bật trong phòng trưng bày này là tái tạo một
căn nhà sàn Thái. Người xem có thể thấy được đặc trưng
của kiến trúc nhà sàn Thái Đen qua mái nhà hình mu rùa,
khau cút, lan can nhà. Nhũng hiện vật về văn hoá của
nguồi Tày, Thái, Nùng, Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ),
Giáy, Bố Y, Lào, Lự (thuộc nhóm ngôn ngũ Tày - Thái)
được trưng bày trong các tủ kính đều nàm chung dưới một
mái nhà. Có tủ giói thiệu chữ viết. Có tủ về thổ cẩm Tày.
Có tủ chuyên về nghề thủ công ngưòi Nùng. Có tủ về trang
phục của các nhóm địa phuong Tày như ngưòi Thu Lao,
Pa Dí...

37
Nghi thức đám then nguồi Tày được chọn làm chủ đề
tái tạo ỏ đây, ngay cạnh đó có màn hình video về lễ làm then.
Các dân tộc La Chí, Cò Lao, Pu Péo, La Ha (thuộc
nhóm ngồn ngữ Kađai) có những bộ y phục sặc sõ bên
cạnh những hiện vật của điệu múa sinh thực khí theo tục
ngưòi La H a và cái kèn của ngưồi Cò Lao.

Phần thứ năm: Các dân tộc nhóm ngôn ngứ Hmông -
Dao, Tạng - Miến và người Sán Dìu, người Ngái
Sau những thông tin chung nhất về các dân tộc này
qua 4 panô và một số ít hiện vật ở 2 bên lối vào là 2 nhóm
tủ trưng bày: Một nhóm gồm những tủ về 3 dân tộc:
Hmông, Dao, Pà Thẻn vỏi các chủ đề như kỹ thuật tạo
hoa văn bàng sáp ong, các đồ gia dụng bằng gỗ, lễ phục
của ngưòi Hmông, các đồ gia dụng của ngưòi Pà Thẻn.
Còn nhóm kia có 1 tủ dành cho ngưòi Sán Dìu và ngưòi
Ngái, các tủ khác giỏi thiệu về trang phục nữ, công cụ săn
bắn, đòi sóng thưòng ngày và nhạc cụ của 6 dân tộc: Lô
Lô, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Si La và Cống.
Không gian tái tạo dành cho nghề dệt vải sợi lanh của
ngưòi Hmông và lễ cấp sắc của nguòi Dao.

Phan thứ sáu: Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Kha
me ở mi en núi
Đây là phần trưng bày về văn hoá 5 dân tộc ỏ miền
Bắc (Khơ mú, Mảng, Kháng, Xinh mun, o đu) và 15 dân

38
tộc ỏ vùng Trường Sơn - Tây Nguyên (Bru - Vân Kiều, Ta
Ôi, Cổ tu, Hrê, Co, Gié - Triêng, Xơ đăng, Ba na, Rơ
Măm, Brâu, Mnông, Cơ ho, Mạ, Xtiêng, Chơ Ro). Thuộc
không gian trưng bày này có 5 panô giỏi thiệu về các dân
tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me ỏ miền Bác, ở Trường
Son - Tây Nguyên, về nông nghiệp nương rẫy, về làng, về
nhà cửa và tín ngưõng.
Bên ngoài các tủ kính, còn có hiện vật để trên giá đõ
và treo ỏ tưòng.
Vãn hoá truyền thống của các cư dân này đa dạng, có
những nét đặc sắc và khá nguyên sơ. Người ta còn thấy
đưộc những dấu ấn văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh
trên miền Thượng. Mặc dù cách bố trí trưng bày có tạo
nên sự phân cách nhất định giữa các tộc ở miền Bắc và
các tộc ỏ Trưòng Sơn - Tây Nguyên, nhưng vẫn dễ nhận
ra nhũng điểm thống nhất, tương đồng bên cạnh các đặc
điểm tộc ngưòi và khu vực. Các chủ đề chính ỏ đây là:
trang phục nữ Khơ mú, Mảng, các vật dụng hàng ngày của
các dân tộc Kháng, Xinh mun, o đu, vỏ bàu trong đòi
sống, vật dụng bằng vỏ cây, các loại gùi, nghề dệt vải, nhạc
cụ. Có 3 tủ giới thiệu về từng vùng: bắc Trưòng Sơn, bác
Tây Nguyên, nam Tây Nguyên và đông Nam Bộ. Có riêng
một tủ lỏn giỏi thiệu về nguòi Xơ đăng.
Lé hội lỏn nhất của các tộc Thượng là lễ hội có đâm
trâu cúng thần, do đó lễ hội đâm trâu đã được lấy làm
chủ đề tái tạo ỏ đây và đưọc thể hiện trên băng video.

39
Phan thứ bảy: Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở
mien núi
Có 4 dân tộc được giỏi thiệu trong phần này: Gia rai,
Ê đê, Ra giai, Chu ru. Giũa họ vối cư dân nhóm ngôn ngữ
Môn - Khơ me láng giềng có nhiều điểm giống nhau. Song,
ỏ họ còn bảo lưu được khá rõ nét yếu tố văn hoá biển và
vẫn duy trì chế độ mẫu hệ rộng khắp. Tượng mồ, lễ bỏ
mả, nhạc cụ, công cụ, đồ dùng, đồ đan lát... là nhũng hiện
vật phản ánh văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần
của cư dân này. Chúng được phô bày trong 4 tủ kính và
trên 2 bệ đỡ. ớ phần này có 2 panô: một panô giói thiệu
chung và một panô về lễ bỏ mả của nguòi Gia Rai.

Phần thứ tám: Các dân tộc Chăm, Hoa, Kha me


Ngưòi Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo; ngưòi Hoa nói
ngôn ngữ Hán; nguòi Khơ me thuộc ngữ hệ Nam Ấ. Mỗi
dân tộc được giỏi thiệu trên một panồ riêng, và có thêm
panô thứ 4 về kiến trúc chùa tháp và đạo Phật Tiểu Thùa.
Một số nét văn hoá của mỗi dân tộc đưộc giỏi thiệu thích-
họp. Vổi ngưòi Chăm, đó là: tôn giáo, nghề dệt, nghề gốm,
hình thức vận chuyển bàng xe bò.,. Vối nguòi Hoa: đám
cưổi, hội múa lân... Vói ngưòi Khơ me: tôn giáo, chữ viết,
nghề nhuộm vải và lụa, nông cụ... Bên cạnh ngưòi Việt
cộng cư, văn hoá của 3 dân tộc này giữ vai trò quan trọng
và biện diện tập trung ỏ vùng ven biển nam Trung Bộ và
ỏ Nam Bộ.

40
Phần thứ chín: Sự giao lưu giữa các dân tộc
Ò tấí cả các dân tộc đều đã và đang có sự chuyển biến
về văn hoá. Trong thòi kỳ mò rộng các quan hệ giao lưu
và tăng cưòng phát triển kinh tế - xã hội như ngày nay,
quá trình ấy càng diển ra nhanh và mạnh hơn.
Trong các nhân tố tác động đến việc giao lưu và biến
đổi văn hoá, chợ đóng vai trò quan trọng đáng kể từ xưa
đến nay. Phần này dành để tái tạo chủ đề phiên chợ vùng
cao biên giỏi phía Bác.

4. Hợp tác quốc tê

BTDTHVN có mối quan hệ hộp tác quốc tế rộng rãi.


Bảo tàng nhận được sự giúp đõ tích cực và có hiệu quả
của các chuyên gia từ Bảo tàng Con ngưòi (Pháp). Đó là
sự giúp đõ trên co sỏ hiệp định hộp tác khoa học và kỹ
thuật song phương giữa hai nưỏc. Phía Pháp đã tư vấn
nhũng quan niệm về bảo tàng, giúp đõ về thiết kế nội thất
về tổ chức trung bày, đồng thòi đã cung cấp nhiều trang
thiết bị hiện đại cho Bảo tàng. Các chuyên gia Pháp, mà
tiêu biểu là bà Christine Hemmet, nhà dân tôc hoc và bà
7 « i

Véronique Dollfus, kiến trúc sư, đã làm việc không biết


mệt mỏi cùng các đồng nghiệp Việt Nam phấn đấu vì sự
thành công của Bảo tàng.
BTDTHVN cũng nhận được sự giúp đỡ chân tình của
các nhà khoa học Mỹ, Nhật, H à Lan, Canađa.

41
*

* *

BTDTHVN có nhiều triển vọng phát triển lâu bền.


Nếu có đủ điều kiện củng cố, mỏ mang, hoàn thiện, hiện
đại hoá, giải quyết tốt vấn đề cảnh quan - mồi trưòng xung
quanh, bảo tàng này sẽ càng thực sự là một cơ sở khoa
học, văn hoá lốn và đẹp ỏ Hà Nội, thu hút đông đảo khách
trong nưổc và khách quốc tế. BTDTHVN sẽ xứng đáng
với niềm tự hào là bảo tàng chuyên ngành dân tộc học
đầu tiên ỏ Đông Nam Ấ.

42
Phần 33
NGHIÊN CỨU VÀ SƯU TẦM

43
GÓP PHẦN GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIEN
Sự» ĐA DẠNG
• CỦA BẢN SAC VẦN HOÁ DÂN TỘC

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CỦA LOẠI HÌNH
BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC • ■

PGS. PTS NGUYỄN VĂN HUY

Việt Nam, do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử


của riêng mình, đã là nơi hội tụ và phát triển của 54 dân
tộc vói rất nhiều nhóm địa phuơng khác nhau. Mỗi dân
tộc có sác thái văn hoá riêng, có lịch sử lâu dài gắn bó vỏi
Tổ quốc Việt Nam.
v ỏ i chính sách dân tộc - đoàn kết, bình đẳng và giúp
đõ lẫn nhau giữa các dân tộc, từ lâu Nhà nưỏc ta đã rất
quan tâm tỏi việc bảo tồn và giừ gìn đi sản văn hoá của
các dân tộc ò Việt Nam. Chúng ta đã làm được nhiều việc,
đạt được nhiều thành quả lỏn trong lĩnh vực này. Nhưng
ỏ đây cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Và nhất là trong
điều kiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, sự
giao lưu trong nưốc và quốc tế được mỏ rộng hơn bao giò

45
hết, việc giữ gìn và phát triển bản sác văn hoá dân tộc cần
đưộc nhìn nhận một cách sâu sắc hơn dưói các quan diểm,
nhận thức mối ở các khía cạnh khác nhau và ỏ từng lĩnh
vực chuyên ngành.
1. Trưốc hết cần có một nhận thức đúng về thế mạnh
của nền văn hoá Việt Nam. Nền văn hoá của nưỏc ta là
nền văn hoá đa dân tộc. Văn hoá của mỗi dân tộc thể
hiện qua các cách úng xử trong xã hội và tự nhiên, đòi
sống tâm linh, văn hoá vật chất..., không bao giò đơn điệu,
không bao giò giống nhau. Đa dạng văn hoá đưộc hiểu
theo những nội dung sau:
- Sự đa dạng hiểu theo khía cạnh tộc nguòi. Đó là sự
cùng tồn tại của những nền văn hoá của các dân tộc cùng
chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi dân tộc có những
đặc điểm riêng về lịch sử, nếp sống, phong tục, tập quán,
phương thức canh tác và ứng xử môi trưòng, ứng xử vỏi
các quan hệ xã hội. Chính nhò nhũng đặc trưng văn hoá
này mà các dân tộc cùng tồn tại và phát triển.
- Sự đa dạng còn chứa đựng ngay trong bản thân mỗi
một dân tộc. Nhân dân mổi địa phương, mỗi khu vực trải
qua quá trình lịch sử lâu dài ứng xử vỏi môi trưòng tụ
nhiên và những điều kiện kinh tế - xã hội, đã tạo ra và
tích luỹ được vốn tri thức và nhũng giá trị tinh thần đảm
bảo cho sự tòn tại và phát triển của mình.
- Sự kết hộp hai nội dung cơ bản nói trên cùa sự đa
dạng văn hoá chính là nguồn động lực của sự phát triển

46
của từng dân tộc và cả đất nưổc. Nhận thức và đảm bảo
cho sự phát triển đa dạng của văn hoá của các dân tộc ỏ
nưóc ta có ý nghĩa sống còn trong chiến lược đối vỏi
tương lai.
Sự đa dạng về văn hoá là một tài sản quý và m ột th ế
mạnh của nước ta. Tính đa dạng của văn hoá Việt Nam
chính là một th ế mạnh cần phải được giữ gìn, phát triển và
khai thác có hiệu quả. Đây là một quan điểm hết súc quan
trọng ảnh hưỏng lỏn đến những nhận thức và hành động
trong chiến lược giữ gìn sự đa dạng về bản sắc dân tộc.
2. Sự quan tâm chiến lược của Đảng và Nhà nưỏc về
vấn đề dân tộc và vãn hoá dân tộc đã tạo ra nhiều thiết
chế khoa học và văn hoá nhằm đáp ứng các vấn đề tương
ứng. Công tác nghiên cứu và giảng dạy dân tộc học ỏ các
cơ quan hiện hũu không thể đáp ứng hết các nhu càu cấp
bách của xã hội. Nhận thức về loại hình bảo tàng dân tộc
học có một vai trò quan trọng ttong sự nghiệp giữ gìn và
bảo vệ các di sản văn hoá và sự đa dạng văn hoá của các
dân tộc đã dần dần được hình thành và ngày càng được
khẳng định. Đầu những năm 90, Bảo tàng Văn hoá các
dân tộc Việt Nam ở Thái Nguyên được thành lập trên cơ
sở thay đổi chức năng của Bảo tàng Việt Bắc. Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam vỏi chức năng nghiên cứu khoa
học, suu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế,
trưng bày, giối thiệu, khai thác các giá trị lịch sử, văn hoá,
về phương diện dân tộc học, của các dân tộc anh em trong
.47
đại gia đình Tổ quốc Việt Nam; cung cấp tư liệu nghiên
eứu cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiệp vụ và quản lý
cho Bảo tàng Dân tộc học, đã được chuẩn bị tù những
năm 80 và được chính thức khai trương năm 1997 tại thủ
đô H à Nội.
Loại hình bảo tàng dân tộc học là một thiết chế cơ
bản không thể thiếu nhằm đảm bảo chiến lược giũ gìn sự
đa dạng văn hoá của các dân tộc. Điều cốt lõi trong việc
nghiên cứu và trưng bày của bảo tàng dân tộc học là nhàm
vào chủ thể văn hoá trong quá trình kế thừa và sáng tạo
văn hoá. Chù thể văn hoá là những ngưòi dân, cộng đồng
lỏn hay nhỏ, những tập thể và cá nhân hoạt động, suy
nghĩ, mong muốn về quá khứ, hiện tại và tương lai đói vỏi
nhũng vấn đề hết sức cụ thể của đòi thưòng như sản xuất,
mưu sinh, giải trí, tín ngưõng... Những cách tiếp cận của
loại hình bảo tàng dân tộc học chính là nhàm trao tiếng
nói cho chủ thể văn hoá để họ tự thể hiện nhu cầu, tri
thức và vổn sống của mình. Mặt khác, bảo tàng dân tộc
học lại tạo ra môi trường giao tiếp nhàm nâng cao sụ hiểu
biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc.
Từ quan điểm về thế mạnh nêu trên, việc xây dựng,
phát triển mạng lưỏi bảo tàng dân tộc học trên phạm vi
cả nưổc cho đến năm 2010 và năm 2020 là hết sức càn
thiết. Trong tương lai loại hình bảo tàng dân tộc học cần
phát triển thành hệ thống ỏ các cấp độ khác nhau như
quốc gia, khu vực, tỉnh, làng thủ công hoặc bảo tàng theo

48
dân tộc... Hệ thống này có thể bao gồm: Bảo tàng dân tộc
học ỏ Trung ương (cơ quan đầu ngành) và tại thành phố
Hồ Chí Minh, các Bảo tàng Dân tộc học, hay bảo tàng
văn hoá các dân tộc ỏ cấp khu vực trong nhũng khu vực
ỉịch sử, văn hoá quan trọng như Đông Bắc, Tây Bác (hoặc
ỏ các tỉnh miền núi miền Bác), Tây Nguyên, Trung Bộ,
mỏ rộng và tăng cưòng vị trí của phần dân tộc học trong
các bảo tàng tỉnh... Bảo tàng các làng thủ công truyền
thống, các nghề đặc biệt, bảo tàng của một số dân tộc cụ
thể như trung tâm và Bảo tàng Văn hoá Chăm, Bảo tàng
Văn hoá Khơme (Sóc Trăng), các phòng Bảo tàng Dân
tộc học hoặc bảo tàng về nhạc cụ truyền thống ỏ các bộ
môn dân tộc học, khoa cùa các Trường Đại học, các Viện
nghiên cứu, phần bảo tàng trong Làng Văn hoá các dân
tộc Việt Nam.
Cần lập quy hoạch, khuyến khích và đầu tư để tạo ra
các bảo tàng làng ỏ một số làng thủ công điển hình. Các
bảo tàng này ngày càng chiêm vị trí quan trọng trong tương
lai và là một nét rất đẹp của văn hoá Việt Nam.
Khuyến khích các Viện nghiên cúu, các Truòng Dại
học thành lập các phòng Bảo tàng Dân tộc học ỏ cơ sỏ của
mình như một phòng thí nghiệm cho nghiên cứu, giảng dạy.
Trưỏc hết có Phòng bảo tàng âm nhạc dân gian thuộc Viện
âm nhạc, Phòng bảo tàng Dân tộc học trong Dại học Khoa
học xã hội và Nhân vãn, như ở Hà Nội, Huế, thành phố
Hồ Chí Minh.
'I CCTNO 49
Đây là hệ thống bảo tàng dân tộc học trên phạm vi cả
nưổc, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ và vị trí của mình,
mỗi bảo tàng trong hệ thống này có thể thuộc các co quan
quản lý khác nhau như: Bộ Văn hoá - Thông tin, Trung
tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Bộ Giấo dục
và Đào tạo, các Đại học quốc gia, các Viện nghiên cứu,
các tỉnh... nhưng điều quan trọng là các thành tố trong hệ
thống trên càn xây dựng mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ
vỏi nhau.
3. v ỏ i chức năng nghiên cứu khoa học, giáo đục và
phổ biến khoa học, hệ thống loại hình bảo tàng dân tộc
học sẽ tham gia tích cực và giữ một vị trí trọng yếu trong
công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và
đậm đà bản sắc dân tộc trong thòi kỳ công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nưốc. Đặc biệt bàng những hoạt động đa
dạng của mình, hệ thống bảo tàng này sẽ góp phần quan
trọng vào việc xây dựng một chuẩn mực giá trị tinh thần
quan trọng vào bậc nhất của đất nước. Đó là việc thừa
nhận, tôn trọng và phát huy những giá trị đa dạng của văn
hoá truyền thống, những bản sắc văn hoá của dân tộc mình
và của các dân tộc khác. Kinh nghiệm ỏ nhiều nơi trên
thế giối cho thấy ỏ những nưỏc đa dân tộc nếu không kiên
định xây dựng chuẩn mực giá trị tinh thần này để thấm
sâu và trỏ thành máu thịt trong mỗi công dân thì s5 đua
lại những hậu quả to lỏn biết nhưòng nào về sự ỔE định
chính trị và xã hội.

50
4. Để đáp ứng được những yêu cầu quan trọng trên
các bảo tàng dân tộc học cần phải đổi mỏi các cách tiếp
cận nhằm đưa lại hiệu quả cao trong nghiên cứu, trưng
bày. Hệ thống bảo tàng dân tộc học có thể có nhiều cách
tiếp cận riêng rất có hiệu quả trong công tác nghiên cứu
và giáo dục khoa học. Có thể nêu ra vài thí dụ về các đặc
trưng tiếp cận đó.
- Trung tâm của sự nghiên cứu ỏ bảo tàng là hiện vật.
H iện vật ỏ đây không cồn được nhìn nhận một cách tách
ròi, cô lập. Tiếp cận hiện vật trong cái nhìn tổng thể, gắn
chặt vỏi con ngưòi, vỏi đòi sống hàng ngày, vỏi môi trưòng
sinh thái của chũng. Nói một cách khác, hiện vật thể hiện
con nguồi - đòi sống - môi trưòng. Hiện vật là văn hoá.
v ỏi cách nghiên cứu tổng hộp như thế, chúng ta đặt hiện
vật trong bối cảnh đòi thuòng của chúng, có như vậy mỏi
giũ đưộc sức sống cho hiện vật, mối hiểu được nền văn
hoá của chủ thể tạo ra chúng một cách sâu sắc.
- Nói bảo tàng thưòng nghĩ đến cái cũ, "cái cổ", "cái
đã qua" cùng vói những hình ảnh lỏp bụi phủ của thòi gian
trưổe những đóng vật cổ. Quan điểm và cách tiếp cận mối
của loại hình bảo tàng dân tộc học không phải như vậy.
Có th ể nói là hoàn toàn khác.
Sự nghiên cứu ỏ loại hình bảo tàng dân tộc học đuộc
bát đầu, được xuất phát từ cái hôm nay, từ những vấn đề
hiện tại. Và nó cũng nhàm vào điểm cuối cùng là cái hôm

51
nay. Sự ngược trỏ lại quá khứ, sự tìm về quá khứ cũng một
phần là để minh giải cho những vấn đề cập nhật nhất của
đòi sống hiện tại.
Truyền thống và hiện tại không phải là hai đàu tách
biệt của con đưòng phát triển mà đó là một quá trình liên
tục kế thừa, đào thải, lựa chọn và sáng tạo những giá trị
vật chất và tinh thần, kết tinh thành động lực của sự phát
triển và nền tảng cùa sự phát triển bền vũng. Văn hoá
không phải là những gì trừu tượng, xa lạ mà chính là cuộc
sổng đòi thường tù đó chủ thể và cộng đồng hành động
tự lựa chọn, xác nhận và khẳng định bản sác của chính
mình. Bản sắc văn hoá càn cho ai? Những bản sác này đá,
đang và sẽ được những ai sử dụng, và sử dụng như thế
nào? Tái sản xuất xã hội và tái sản xuất văn hoá được liên
hệ biện chứng ra sao? Nói cách khác, thế nào là mối quan
hệ biện chúng giữa phát triển và truyền thống? Một ví dụ
sau đây sẽ cố gắng làm sáng tỏ những câu hỏi cơ bản trên.
Chẳng hạn, một chiếc xe đạp chỏ đó được trình bày trong
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không phải là ngãu nhiên.
Hiện nay chúng ta thưòng thấy trên đưòng quốc lộ, tỉnh
lộ ỏ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có những chiếc xe đạp
thồ cả một "cây đổ" đi bán ỏ khắp nơi. Hiện tượng đó đã
được đưa vào trưng bày trong bảo tàng. Tại sao? Ỏ đây
có nhiều ý tưỏng muốn truyền đạt đến ngưòi xem. o xã
Thủ Sĩ, Tiên Lữ, Hưng Yên, nghề đan đó đâ tồn tại và
phát triển hơn 200 năm. Sản phẩm của nghề đan ỏ đây

52
là: Rọ, lò, đó... những vật dụng đánh bắt cá trên đồng
ruộng, ao, chuôm, sông, ngòi, đầm nước cạn. Dụng cụ đan
gồm dao chẻ nan và khuôn đan. Khuôn đan làm bàng tre
dùng cho đan lò, khuôn làm bàng gỗ dùng cho đan rọ. Sự
phân công lao động thể hiện khá rõ nét trong nghề đan:
một bộ phận nam giỏi chuyên đi khai thác nguyên liệu
(nứa) ỏ các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà
Giang., đóng thành bè đi theo đưòng sông hoặc vận
chuyển bàng ô tô đem về bán cho bộ phận thu mua ỏ nhà.
Nứa nụia về cát bỏ phần mắt, lấy phần thân, mang ngâm
dưổi nưỏc khoảng 1 tháng vổt lên phơi khô, dùng dao chẻ
thành nan đem hun qua khói cho nan mềm, rẻo, không bị
mọt... rồi mổi đan. Trong gia đình, già, trẻ, lỏn, bé lại có
sự phân chia theo công việc: ngưòi chuyên chẻ nan, đan
lò, ngưòi chuyên đan đó, bẻ hom...
Sản phẩm làm ra có ngưòi ò làng thu mua rồi gánh
hoặc thồ xe đạp đi bán buôn hầu kháp ở các tỉnh đồng
bằng nhu: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình, H à Nam, H à
Tây, Thanh Hoá... đâu đâu cũng dùng đó Thủ Sĩ. Sản
phẩm của đó bán chạy nhất là vào mùa mưa. Nghề đan
đó vừa tranh thủ thòi gian nhàn rỗi, vừa phù hộp vđi công
việc của mọi lứa tuổi, đồng thời bổ sung thu nhập gia đình.
Hiện nay, ngưòi dân Thủ Sĩ đi lập nghiệp làm nghề đan
đó tại các địa phương: Hải Hậu, Chợ Cồn (Nam Định),

53
Yên Thế, Nhã Nam, Hiệp Hoà (Hà Bác) Quảng Xuơng
(Thanh Hoá).
Hơn nữa, có sản phẩm như đó hai tuông, phải kết hộp
ở 2 địa phương mỏi tạo thành một chiếc đó hoàn thiện.
Chúm đó, ỏ làng Hội Động, Phủ Lý, H à Nam chuyên đan
và bán cho làng Thủ Sĩ.
Và đây, trưng bày trong bảo tàng là chiếc xe đạp thồ
mà chủ nhân Phạm Đăng ú y đã thồ đó đi bán suốt tù
nãm 1982 đến năm 1997 ỏ các tỉnh đồng bằng Bác Bộ.
Trên xe xếp tổi hơn 800 hạng mục đơm, đó, lồ.
Tất cả những chi tiết mô tả nói trên trong hiện vật và
trưng bày thể hiện rõ nét tính đa dạng và hữu dụng của
văn hoá. Ngưòi xem, trong đó có chính những chủ thể văn
hoá, nhận thức được giá trị của bản sác của mình, nhận
thức được sự kế thừa những phàn hữu dụng của truyền
thống. Đó chính là nội dung của bản sắc văn hoá - động
lực của sự phát triển mà chúng ta nói tới. Như vậy, qua
chiếc xe chỏ đó được trưng bày, chúng ta có thể biết bao
nhiêu thông tin cập nhật hôm nay về đặc tính mở của nông
thôn nguòi Việt, về sự phân công và chuyên môn hoá lao
động, về thòi vụ, về việc sử dụng thòi gian nông nhàn, về
những kinh nghiệm và tri thức dân gian. Ỏ đây cũng có
thể bàn về cả việc tôn trọng luật lệ giao thông trên đưòng
chỏ đó. Còn có những vấn đề về thị truòng lao động, về
quan hệ giữa nông thôn và thành thị, về thị trưòng và hàng

54
hoá, về cơ cấu ngành nghề... Tất cả những vấn đề trên đều
là đòi thường, hiện tại và văn hoá.
- Thành quả nghiên cứu của bảo tàng là phải đưa ra
đưộc trưng bày, tức là tạo ra được kịch bản trưng bày và
những bộ sưu tập hiện vật cho trưng bày. Điều này hết
sức quan trọng có ý nghĩa sống còn với bất kỳ một bảo
tàng nào. Nó đem lại súc sống cho bảo tàng. Bởi vì đã
qua rồi cái thòi coi bảo tàng, coi trưng bày bảo tàng là ổn
định, là bất biến, ít thay đổi. Bảo tàng muốn tồn tại phải
có súc hấp dẫn, lôi cuốn ngưòi xem. Muốn vậy phải luôn
đổi mỏi các trưng bày chuyên đề, ngưòi ta không phải chỉ
đến xem bảo tàng 1 lần trong cả đòi, hay 10 năm, 5 năm
1 lần vì nội dung trưng bày không thay đổi. Mà có thể và
cần phải đến nhiều lần trong 1 năm, hay ít ra 1 năm 1 lần.
Điều đó tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu và trưng bày
của bảo tàng, tuỳ thuộc vào các trưng bày chuyên đề, trưng
bày nhất thòi của bảo tàng được tổ chức thay đổi hàng
quý, hay ít nhất 1 năm từ 1 đến 2 lần. Theo nhận thức của
chúng tôi, Bảo tàng là một nguồn tri thức luôn đổi mới.
Các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học vừa phải
nghiên cứu, nêu được vấn đề, lý giải các vấn đề, tìm ra các
nguyên nhân, điều kiện, các kết quả của các hiện tượng xã
hội, các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với
hiện vật, con người vói môi trường sinh thái, vừa phải sưu
tầm các hiện vật cùng với cuộc sống của nó được thể hiện
trong hệ thống video, phim, ảnh, ghi âm, vừa phải tạo ra
kịch bản trưng bày như th ế nào cho hấp dẫn.

55
- Nghiên cứu của bảo tàng không phải chỉ để thể hiện
trên những văn bản viết - những bài báo, những cuốn sách
được xuất bản, không chỉ thể hiện ỏ các cuộc trung bày.
Loại hình bảo tàng dân tộc học còn có những dạng nghiên
cứu khác - nghiên cứu và xuất bản nội dung dân tộc học
duối các hình thức nghe - nhìn như phim video, đĩa CD
Rom, đĩa CD, các sưu tập ảnh, băng ghi âm... Phim dân
tộc học giữ một vai trò rất quan trọng trong bảo tàng. Mục
đích của tất cả nhũng ấn phẩm nghe nhìn dân tộc học nói
trên, nhàm phục vụ nhiều đối tượng học sinh, sinh viên,
các nhà nghiên cứu cho tỏi khách du lịch trong và ngoài
nưổc, giổi thiệu cho ngưòi xem nhận thúc sâu sắc về truyền
thống văn hoá và cuộc sống đương đại của các dân tộc ỏ
Việt Nam.
Cho đến nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã bưóc
đầu nghiên cứu và cho sản xuất một số phim phản ánh
trung thực sinh hoạt đòi thưòng như về lễ cấp sác của
ngưòi Dao, lễ làm Then của ngưòi Tày, lễ bỏ mả của ngưòi
Gia Rai, các nghề dệt lanh của Hmông, đan đó, làm nón
của ngưòi Việt... Đây mói chỉ là những thử nghiệm ban
đầu. Vì là phim có tính học thuật nên đòi hỏi nhà dân tộc
học phải dầy cồng nghiên cứu và lý giải cặn kẽ từng chi
tiết trong phim, tùng phong tục, tập quán, từ mỗi một
hành động, hoạt động của các chủ thể trong sinh hoạt
cộng đồng trên thực tế. Kèm theo lòi thuyết minh cô đọng
là những công trình - lập tài liệu nghiên cứu và giải thích

56
kỹ càng về chúng. Chúng ta mong muốn tiến tỏi góp phần
xây dựng những nhận thức khách quan về cuộc sống, về
bản sắc văn hoá của các dân tộc ngày càng đang được phổ
biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
5. Giáo dục khoa học là một chúc năng quan trọng
của bảo tàng. Nói giáo dục khoa học nghe khô khan, nặng
nề. Nhưng sự giáo dục này thực ra lại rất tinh tế, nhẹ nhàng
bàng cách cung cấp những thông tin phong phú và sinh
động giúp ngưòi xem có những nhận thức sâu sác hdn,
toàn diện hơn về các sự kiện xã hội hay văn hoá. Bảo tàng
là trưồng học thích hộp vđi mọi lứa tuổi, mọi tầng lỏp xã
hội và nghề nghiệp.

a. Vê nội dung giáo dục khoa học:


- Nội dung giáo dục ỏ các bảo tàng thuộc loại hình
bảo tàng dân tộc học rất phong phú, đa dạng. Trưổc hết,
qua các trưng bày, bảo tàng muốn truyền đạt đến ngưòi
xem tình yêu về đất nưỏc và con ngưòi Việt Nam - Đất
nưỏc của 54 dân tộc, lòng tự hào và tình cảm quý trọng
các di sản văn hoá dân tộc. Các di sản văn hoá dân tộc
không phải là cái gì cao xa, cổ kính khó vói tối. Mà trước
hết là cái bình dị, đòi thưòng. Những cái gùi, vỏ dao bàng
gỗ, cái gối bàng gốc tre đưọc ngưòi sáng tạo ra nó chau
chuốt, trang trí, trong hàng ngày rất bình thưòng nhưng
khi đưa vào bảo tàng lại trồ thành tác phẩm nghệ thuật
dân gian, ỏ đó con ngưòi đã gửi gắm sự sáng tạo của mình.

57
- Bảo tàng thông qua các hiện vật trưng bày muốn
truyền đạt đến ngưòi xem tình cảm quý trọng, biết yêu
mến nền văn hoá, bản sắc văn hoá không nhũng của dân
tộc mình mà còn của các dân tộc khác. Bỏi vì qua sự đa
dạng của các nền văn hoá ngưòi xem sẽ tự cảm nhận một
sự bình đẳng về văn hoá thồng qua nhũng sự sáng tạo của
con ngưòi thuộc các dân tộc khác nhau.
- Ngưòi xem Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không
chỉ ngắm cái hay, cái đẹp mà còn biết các quá trìrih tạo
ra các sản phẩm. Nhiều ngưòi thưỏng thức tranh Dông
Hồ, ngắm búc tranh con gà, bức tranh đánh ghen không
biết bao nhiêu lần không biết chán, nhưng nào ai có biết
ngưòi ta in bức tranh đó như thế nào, bàng những chất
liệu gì.
Trưng bày của bảo tàng giải đáp câu hỏi đó, đua lại
một nhận thức mỏi, một kiến thức mỏi cho nguòi xem.
Học sinh phổ thông có thể đến bảo tàng để biết ngưòi
Hmông trang trí hoa văn trên vải bằng cách nhuộm chàm
qua lỏp sáp ong phủ trên vải như thế nào. Ngưòi nông
dân Đồng bàng Bác Bộ đã tạo ra chiếc nón như thế nào.

b. Vê hình thức giáo dục khoa học:


- Bảo tàng đưa lại nhiều hình thức cho ngưòi xem tiếp
cận vối những gì mình muốn truyền đạt. o đây có sự kết
hợp chặt chẽ các phương pháp truyền thống vỏi các tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, giữa các trưng bày tĩnh vỏi các

58
hình thức hoạt động sống động. Cùng vổi hiện vật là các
bài giói thiệu với những thông tin cô đọng và xúc tích,
nhũng bức ảnh về cuộc sống đồi thường gắn liền với hiện
vật, những bãng video cho ngưòi xem cảm nhận được cả
hình ảnh và âm thanh chân thực của các sự kiện, những
băng ghi âm đầy sức hấp dẫn phản ánh những suy nghĩ,
nhũng mong muốn của chính bản thân các chủ thể của
hiện vật.
- Một thế mạnh của loại hình bảo tàng dân tộc học là
tạo ra nhiều tầng không gian văn hoá. Bảo tàng chính là
nơi chủ thể văn hoá tự trình bày và diễn đạt về văn hoá
của mình không chỉ bằng hiện vật mà còn bằng cách trình
diễn thưòng xuyên cho ngưòi xem về các hoạt động nghề
nghiệp, các sinh hoạt dân gian sống động của các dân tộc.
Đây chính là một môi trưòng lý tưỏng cho sự giáo dục ý
thức tự thân về văn hoá dân tộc mình và tôn trọng những
nền văn hoá khác. Đó cũng là cách khẳng định sự thùa
nhận và tôn trọng những giá trị hiện tại của tính đa dạng
của văn hoá. Học sinh các trường phổ thông có thể đến
đây học được nhiều điều bổ ích như: cách làm đồ gốm bàn
xoay, gốm khồng bàn xoay, cách in ván truyền thống, cách
làm các loại bánh kẹo truyền thống như bánh dày, kẹo;
cách làm các đồ chơi dân gian như ông tiến sĩ giấy, chiếc
kiệu để rưỏc trong dịp tết Trung thu, diều, các con tò he...
Và biết bao nhiêu nghề khác nữa. Mọi sáng tạo dân gian,
mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá dân gian bình

59
thưòng trong xóm làng đều có thể và cần phải đưọc nghiên
cứu kỹ càng để đưa vào bảo tàng với nhiều hình thức
khác nhau để ngưòi xem tự nhận biết được giá trị cao
quý của chúng.
- Một hưỏng đổi mỏi trong bảo tàng là đang huỏng về
cách tiếp cận để những vị khách của bảo tàng không chỉ
xem thụ động mà còn được chủ động, được tham gia trực
tiếp vào các hoạt động trong bảo tàng. Đó thực sự là một
nhu càu của ngưòi xem, nó sẽ nâng cao hon hiệu quả giáo
dục. Chẳng hạn, ngưòi xem ngoài ngắm các nhạc cụ như
bộ chiêng, cồng, xem và nghe trên băng video các nhạc cụ
được sử dụng như thế nào, họ còn cần được tự tay choi,
các nhạc cụ đó để chính mình nghe được âm vang của
tiếng cồng, tiếng chiêng do mình tạo ra. Có như thế sự
cảm nhận tự thân mối được khác sâu hơn nhiều, và nhò
vậy hiệu quả của chúng sẽ được nhân lên gấp bội.
6 - Một trong những quan điểm đổi mới quan trọng
trong trưng bày bảo tàng chính là sự quan tâm tỏi những
chủ thể mà bảo tàng đang nói tỏi. Từ trước đến nay sự
trưng bày thưòng chỉ chú ý tổi hiện vật mà ít chú ý tỏi con
ngưòi - chủ thể của hiện vật. Vổi bảo tàng dân tộc học
bản thân cách trưng bày đã được thông qua lăng kính của
chủ thể văn hoá. Con ngưòi - chủ thể còn tham gia vào
quá trình trưng bày dưỏi nhiều hình thức khác nhau như
phát biểu qua băng ghi hình, ghi âm về những suy nghĩ
liên quan đến hiện vật, về những ảnh huỏng của mồi

60
trưòng xung quanh, đánh giá về các sự kiện xã hội, văn
hoá đang diễn ra. Con ngưòi chủ thể của hiện vật cũng sẽ
tham gia trong các cuộc hội thảo, trình diễn các hoạt động
nghề nghiệp, lễ hội, văn nghệ dân gian... Tóm lại con ngưòi
- chủ thể sẽ tự thể hiện sự suy nghĩ, đánh giá, mong muốn
của mình về nhu cầu văn hoá: phát triển mà không đánh
mất mình. Sự đối thoại giũa ngưòi xem và chủ thể hiện
vật sẽ tạo ra không chỉ sự thích thú mà điều quan trọng
là đưa lại hiệu quả giáo dục, nhận thúc rất cao đối với cả
hai phía.
7. Thế mạnh của loại hình bảo tàng dân tộc học là có
điều kiện gán liền với cộng đồng, vỏi cơ sỏ tận các thôn
làng gàn hoặc xa mà hiện vật dân tộc học và cuộc sổng
của nó xuất phát từ đó. Chính vì vậy một yêu cầu đặt ra
là làm sao xây dựng đưộc mối tương tác lâu dài giữa bảo
tàng và cộng đồng. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã
có những bưổc đi thử nghiệm đầu tiên trên huỏng này và
thu được những kết quả khả quan. Bảo tàng đã cùng vỏi
tổ chức Craft-Link thực hiện dự án phát triển nghề dệt
truyền thống của ngưòi Hmồng ở Sa Pa. Các nhà nghiên
cứu của bảo tàng nghiên cứu nghề dệt truyền thống, các
thổ cẩm, cách trang trí dân gian và ý nghĩa của nó, các
nhà chế tạo mẫu cùa Craft Link thiết kế các mẫu mới trên
cơ sở sử dụng các mẫu trang trí truyền thống của địa
phương cho phù hợp vổi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
trong và ngoài nuổc, khuyến khích, hướng dẫn ngưòi dân

61
địa phương học cách sản xuất các mẫu mới để cuối cùng
các sinh hoạt này trỏ thành hàng hoá bán tại của hàng lưu
niệm của bảo tàng và kháp nơi trong nưốc. Cách tiếp cận
mối này có nhiều ý nghĩa. Điều quan trọng nhất là truyền
thống - vốn tri thức văn hoá - không những được giữ gìn
mà còn được tái sinh một cách liên tục và sinh động cả
về kỹ thuật, chất liệu, mẫu mã. Các sản phẩm thủ công
không còn chỉ tự cung tự cấp mà được biến thành hàng
hoá, điều đó có nghĩa là tăng thu nhập gia đình, việc làm
cho ngưòi lao động và phương pháp để họ biết phát triển
truyền thống cho thích ứng vổi điều kiện mỏi. Đó chính
là mối quan hệ biện chứng giữa tái sản xuất xã hội và tái
sản xuất văn hoá. Qua đó, khẳng định ràng truyền thống
là một nguồn có thể sử dụng được một cách tích cực và
hữu dụng trong đòi sống hiện đại.
Cách tiếp cận vỏi cộng đồng và chủ thể văn hoá như
vậy của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, thực sự là một
mô hình mối để giữ gìn bản sắc văn hoá đa dạng và phát
triển truyền thống. Đó cũng chính là tinh thần cơ bản của
bộ môn dân tộc học ứng dụng nhâm thúc đẩy sự phát triển
của nhận thúc, tận dụng và làm giầu những bản sác đa
dạng của văn hoá.

62
NHỮNG CHẶNG ĐƯÒNG VẢN HOÁ - LỊCH
■ •
sử
CÁC DÂN TỘC ỏ VIỆT NAM

CHƯ THÁI SON

Trong truyền thống giáo dục ỏ học đường Việt Nam,


các nhà sử học, nhà văn, nhà giáo thường nói về đất nưổc
Việt Nam, tổ quốc Việt Nam là "Giang sơn gấm vóc" noi
có "Khí thiêng sông núi" ngàn năm...
Trong trường kỳ lịch sử, vùng lãnh thổ ấy, thực tế đã
là nơi quy tụ các luồng di dân, các dòng vãn hoá từ bắc
xuống nam, tù tây sang đông và ngược lại. Đó là xú sỏ đã
hội đưọc nhiều tộc ngưòi khác nhau về ngôn ngữ. Nhiều
chứng tích cùa khoa học cho thấy từ những thiên kỷ trưổc
Công nguyên, trên đất nưốc Việt Nam ngày nay đã là nơi
sinh tụ của nhũng cộng đồng nguòi nói ngôn ngữ Môn -
Kho me, ngôn ngữ Nam Đảo, ngôn ngũ Tày - Thái cổ và
ngôn ngữ Tiền Việt - Mưòng.
Đứng trên toàn cục mà nói, nhũng cộng đồng ngưòi
nói các ngôn ngữ này đã cùng vỏi những lỏp cư dân có

63
mặt muộn hơn, tạo nên một "Dòng lịch sử liên tục" tù thuở
hồng hoang của các Vua Hùng dựng nưỏc cho đến tận
ngày nay. Đó là lịch sử của đất nưỏc Việt Nam, lịch sử
của các tộc nguòi ỏ Việt Nam, lịch sử của vùng lãnh thổ
đa dân tộc, đa văn hoá.

I - Khái quát vê các nên văn hoá cổ đại trên ỉãnh thổ
Việt Nam
Lịch sử đó được khởi đầu từ nưỏc Văn Lang ỏ châu
thổ sồng Hồng thòi sơ sử (protohistore) vối cư dân đa số
là những cộng đồng ngưòi nói ngôn ngữ Tày - Thái cổ và
ngôn ngữ Tiền Việt - Mưòng. Tiếp theo là nhà nước Âu
Lạc của An Dương Vương từ cuối thế kỷ III truỏc Công
nguyên. Những thế kỷ đầu Công nguyên, ỏ vùng đồng bằng
sông Cửu Long ngày nay đã ra đòi nước Phù Nam vói cư
dân đa số là cộng đồng ngưồi nói ngôn ngữ Môn - Khơ
me. Và cuối thế kỷ II, trong cuộc đấu tranh chống lại ách
thống trị của quan lại nhà Hán, ỏ ven biển miền Trung
Việt Nam ngày nay đă xuất hiện nhà nuốc Lâm Ẩp -
Chămpa vói cư dân đa số là cộng đồng ngưòi nói ngôn
ngũ Nam Đảo.
Để tìm về cội rễ văn hoá Việt Nam, giỏi khoa học đã
phát hiện một chuỗi dài liên tục của các di chỉ khảo cổ ỏ
B ác Bộ. Đ iển h ìn h cho văn hoá thòi đại đá cũ
(Paléolothique) là di chỉ Núi Đọ ỏ Thanh Hoá; văn hoá
thòi đại đá giữa (mésolithique) điển hình là di chi Hoà

64
B ình; và tiêu b iể u cho văn hoá thòi đ ại đá mỏi
(néolithique) là di chỉ Bác Sơn - Lạng Sơn.
Cách đây khoảng 4.000 năm, những cư dân bản địa
thòi đá mỏi đã chuyển dần sang thòi đại đồng thau, hình
thành nền văn hoá Đông Son vói hàng trăm di tích đã
được phát hiện, mà di vật tiêu biểu là trống đồng Đông
Sơn nổi tiếng. Văn minh Đông Sơn ngày nay còn được gọi
là Văn minh Vãn Lang hay Văn minh sông Hồng. Đó là
thòi đại của các Vua Hùng và An Dương Vương, thòi đại
cùa nhà nưỏc Văn Lang - Âu Lạc. Văn hoá Đông Son là
văn hoá của cư dân canh tác lúa nưốc, phân bố trên lưu
vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả ỏ vào giai đoạn cuối
thòi đại đồng thau, và đàu thòi đại sát. Văn hoá Đông
Sơn xuất hiện vào khoảng đầu thiên niên kỷ I trưổc Công
nguyên và kéo đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên.
Muộn hơn một chút so vói nền văn hoá Đông Son ỏ
phía bắc, vào giai đoạn đầu thòi đại sắt, ỏ Nam Trung Bộ
và Đông Nam Bộ đã xuất hiện nền văn hoá Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi) của cư dân nông nghiệp ven biển vói di vật
đặc trưng là tỷ lệ đồ gốm khá nhiều, có mộ vò và khuyên
tai hình đầu thú. Niên đại của văn hoá Sa Huỳnh văo
khoảng giữa thế kỷ I truỏc Công nguyên đến đầu Công
nguyên. Từ nền văn hoá này đá làm xuất hiện nhà nưổc
Lâm Ảp - Chămpa.
Trong khoảng thòi gian tù thế kỷ II đến thế kỷ VI, tại
đồng bàng sông Cửu Long ngày nay đã phát triển nền văn

5 CCTNC 65
hoá Óc Eo (Ba Thê - An Giang) của cư dân nông nghiệp
vùng sông nưỏc. Ngưòi ta đã tìm thấy hàng trăm di tích
thuộc về văn hoá Óc Eo phân bố ở vùng hạ lưu sông Mê
Kông. Di vật tiêu biểu là những dấu vết của các đền đài,
nền chùa bằng gạch và đá; tượng thần Visnu, Siva...,
tượng Phật Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát... bằng đồng,
đá hay gỗ, bên cạnh những đồ trang sức bằng vàng,
thiếc, đá quý... Văn hoá Óc Eo là m ột bộ phận của
Vương quốc Phù Nam.
Mỗi nền văn hoá này là một nguồn mạch tinh hoa
trong quá trình phát triển của đất nưóc.

II - Nhứng mốc lón của lịch sử.


Sau nhà nưỏc Văn Lang của các Vua Hùng thòi sơ sử
(Protohistore) là nhà nưỏc Âu Lạc được hình thành trên
cơ sỏ của ba sự kiện lỏn:
- Là kết quả của quá trình đấu tranh tháng lọi vổi
quân xâm lược nhà Tần (khoảng từ năm 214 trưổc Công
nguyên đến năm 208 trưỏc Công nguyên). Đây là cuộc
đụng độ đầu tiên của các dân tộc Việt Nam vỏi những thế
lực ngoại xâm trong trưòng kỳ lịch sử.
- Là sự hợp nhất giũa hai bộ lạc Lạc Việt và Tây Âu,
trong đó Lạc Việt chủ yếu là cư dân nói ngôn ngũ Tiền
Việt - Mưòng và Tây Âu chủ yếu là cư dân nói ngôn ngữ
Tày - Thái cổ.

66
- Tiếp nối nhà nưỏc Văn Lang và phát triển lên từ nhà
nước Văn Lang.
Sau gần 30 năm tồn tại thì đến năm 179 trưóc Công
nguyên, nước Âu Lạc bị nuỏc Nam Việt của Triệu Đà thôn
tính, rồi sau đó phụ thuộc vào nhà Tây Hán (từ năm 111
trưốc Công nguyên).
Đến năm 40 sau Công nguyên, vói thắng lợi của cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trung đã kết thúc "thòi kỳ Bắc thuộc
làn thứ I", mở ra một giai đoạn độc lập - tự chủ. Nhung
ba năm sau, năm 43, nưỏc Âu Lạc cũ lại rơi vào ách đô
hộ của nhà Đông Hán, kéo dài 500 năm.
Thòi kỳ Bác thuộc lần thứ II, được kết thúc bằng cuộc
khởi nghĩa của Lý Bí vào tháng Giêng năm 542 và sự ra
đòi của nhà nưỏc Vạn Xuân. Đây là lần đầu tiên một thủ
lĩnh tộc ngưòi Việt đã xưng Dế, tức Lý Nam Đế, lấy niên
hiệu là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân, định đô ỏ
Long Biên, bác bỏ chính sóc (lịch) của nhà Lương, đúc
tiền để lưu hành trong cả nưổc... Nưỏc Vạn Xuân tồn tại
trên nửa thế kỷ thì đến năm 602, sau cuộc chiến đấu thất
bại của Nam Đế Lý Phật Tử, đất nưốc Vạn Xuân lại rơi
vào vòng lệ thuộc nhà Tuỳ, Đưòng, kéo dài trên 300 năm.
Trong thòi kỳ này, các dân tộc của nưổc Vạn Xuân
vẫn không ngừng nổi dậy chống ách áp bức, bóc lột của
nhà Đưòng. Năm 687, có cuộc khỏi nghĩa của Lý Tự Tiên
và Dinh Kiến. Năm 722, Mai Thúc Loan khỏi nghĩa, ông

67
xưng Đế, sử cũ gọi là Mai Hác Đế, định đô ỏ V ạn An.
Nhưng rồi quân nghĩa của Mai Thúc Loan cũng bị đàn áp.
Dến nửa sau thế kỷ VIII (khoảng năm 766-779) lại có cuộc
khỏi nghĩa của Phùng Hưng (tức Bố Cái Đại Vương) đã
dựng nền tự chủ trong gần 10 năm (782-791).
Đến đầu thế kỷ X, sau khi Khúc Thừa Dụ đoạt lấy
quyền Tiết độ sứ thì thực tế ông đã đặt nền móng để mỏ
đầu cho kỷ nguyên độc lập - tự chủ của Việt Nam.
Trên nền móng đó, cuối năm 938 bàng chiến tháng
Bạch Đằng, Ngô Vương Quyền đã dựng nền độc lập
hoàn toàn và thực sụ khai sinh ra một kỷ nguyên tự lập
- tự cưòng cho đất nước, vỏi các triều đại sau đó, từ
Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ dến nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà
Tây Sơn và nhà Nguyễn. Giữa kỷ nguyên độc lập đó có
cuộc xâm lược của nhà Minh năm 1414, nhưng không
đầy 3 năm sau, năm 1418, Bình Định Vuong Lê Lợi đã
dựng cò khỏi nghĩa ỏ Lam Sơn (Thanh Hoá), và nền
độc lập - tự chủ lại được khôi phục sau 10 năm kháng
chiến. Vào đầu thế kỷ XVII, thòi Hậu Lê, đất nuóc bị
chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài do 2 chúa Trịnh
và Nguyễn phân quyền, lấy sông Gianh (Quảng Bình)
làm giỏi tuyến. Đến năm 1778, khi nghĩa quân Tây Sơn
do Nguyễn Nhạc, rồi sau Nguyễn Huệ cầm đầu mỏi mưu
sự thống nhất lại đất nưỏc, đánh tan quân xâm lược nhà
M ãn Thanh vào năm 1788, củng cố lại nền độc lập - tự
chủ. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh dựng lên nhà Nguyễn,

68
giang sơn thu về một mối được 60 năm thì năm 1862, Việt
Nam lại trỏ thành thuộc địa của Pháp.
Cho đến Tháng 8 năm 1945 vói cuộc Cách mạng mùa
Thu và sự ra đòi của nưỏc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
dưỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng
đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh - ngưòi công dân ưu tú của
các dân tộc, lịch sử Việt Nam mỏi chuyển sang thòi đại
mỏi: tiếp tục dòng mạch độc lập - tự chú của ngàn năm
trưỏc và hoà nhập vối cộng đồng quốc tế ngày nay.

III. Nhứng dòng di cư cửa các dân tộc qua các thòi
đạí và nhứng chặng đưòng hội nhập văn hoá.
Đặc trưng đa dân tộc và đa văn hoá dưòng như là đặc
trưng vổn có của Việt Nam. Ngay từ thuỏ dựng nưỏc, yếu
tố liên minh giữa các bộ lạc nhu Tây Âu và Lạc Việt đã
là yếu tố căn bản để sinh thành ra nhà nưỏc đầu tiên, nhà
nưỏc Văn Lang - Âu Lạc. Câu ca daoì

"Bầu ơi thương lấy b í cùng


Tuy răng khác giống nhưng chung một giàn".

phàn riào nói lên đất nuỏc Việt Nam là nơi tụ hội của
nhiều dân tộc, nhiều cộng đồng ngôn ngữ khác nhau.
Cho đến nay, ỏ Việt Nam đã có 54 dân tộc, trong đó
gồm khoảng 170 nhóm địa phưong thuộc 5 ngũ hệ: Nam
Á, Nam đảo, Tày - Thái - Ka đai, Hán - Tạng và Hmông

69
- Dao. Ngay từ trưóc Công nguyên, nơi đây đã có mặt
những cộng đồng ngưòi nói ngôn ngữ Môn - Khơ me, Nam
đảo, Tày - Thái cổ, Tiền Việt - Mưòng, Hán Tạng. Trong
suốt nghìn năm Bác thuộc, vùng biên giối phía bắc và phía
tây đồng bằng Bác Bộ vẫn luôn là cửa ngõ đón nhận cầc
luồng di dân tản mạn thuộc các ngôn ngữ khác nhau vào
đất Việt. Đến thế kỷ XI, có sự di cư ồ ạt của ngưòi Thái,
ngưòi Lự vào miền Tây Bác. Khoảng cuối thế kỷ XII, có
nhiều nhóm ngưòi Dao di cư vào vùng núi Đông Bắc và
Tây Bắc. Ngưòi Lô Lô có mặt ở vùng cao biên giỏi từ
những thập niên đầu thế kỷ XV. Đến cuối thế kỷ XVI, thì
nhóm Cao Lan - Sán Chỉ tỏi xen cư vổi ngưòi Tày ỏ miền
Đông Bác. Cuối thế kỳ XVII, 3 tộc ngưòi: H à Nhì, Pu Péo
và Hmông đến lập nghiệp ỏ những vùng cao thuộc biên
giới Việt - Trung và Việt - Lào. Trong khi đó, ngưòi Sán
Dìu đến định cư ỏ miền Đông Bắc, trên vùng núi thấp.
Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, cũng lần lượt có nhiều gia đình
ngưòi Pà Thẻn và ngưòi Nùng di cư vào miền núi Đông
Bác. Đến cuối thế kỷ XVIII lại có nhóm ngưòi Giáy và Cò
Lao nhập cu vào các tỉnh biên giỏi phía Bắc. Cũng trên
địa bàn này, vào những thập niên đầu thế kỷ XIX, có nguòi
Si La, Bố Y, Tu Dí nhập cư...
Có thể nói, miền núi các tỉnh phía bắc Bắc Bộ như là
cái nôi khổng lồ ngưng tụ các luồng di dân từ miền Hoa
Nam xuống và từ đông bác Thượng Lào sang. Những tình
trạng thiên tai, mất mùa, đói kém; những nhu cầu về đất

70
đai canh tác mưu sinh do áp lực dân số và những thất bại
trong các cuộc khỏi nghĩa của nông dân đều là những
nguyên nhân dẫn đến mọi cuộc di cư lón nhỏ vào vùng
lãnh thổ này.
Những lổp ngưòi di cư nói trên đều mang theo văn
hoá của dân tộc mình, cùa quê hương cũ vào đất Việt. Đó
là văn hoá Trung Hoa qua con đuòng trực tiếp từ Hoa
Nam; văn hoá Ân Dộ thông qua con đưòng phía tây và
tây bắc; và phần nào cồn là văn hoá vùng Trung Á của cư
dân du mục, thông qua những tộc nguòi nói ngôn ngữ
Tạng - Miến.
Minh chứng cho các nhận xét nói trên là các dân tộc
thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và Hmông - Dao từ miền
Hoa Nam xuống, cho đến nay vẫn giữ gìn chữ Nôm theo
mẫu tự Hán để ghi chép gia phả hay các bài cúng. Nổi
bật ỏ cư dân Nùng, Dao, Hmông... đạo Giáo đưộc duy trì
phổ biến và Nho giáo ảnh hưởng đậm nét đến tổ chức gia
đình và xã hội. Trong khi đó, người Thái, ngưòi Lự từ
Đông Bác Lào vào miền Tây Bác Bắc Bộ đều có chữ viết
theo mẫu tự Sanscrit (Ân Dộ) và đạo Phật đã thịnh hành
trong cư dân Lự từ trưốc. Còn nguòi Lô Lô vẫn thấy dấu
vết của những chữ tượng hình trên da thú và phổ biến lối
trang trí trên y phục bàng kỹ thuật can vải màu theo kiểu
ghép da thú.
Văn hoá bản địa của Việt Nam có hai cơ tàng chủ yếu.
Đó là văn hoá chung của cư dân nông nghiệp trồng lúa

71
nưỏc vùng Đông Nam Ặ, bao gồm Dông Nam Á lục địa
và Đông Nam Á hải đảo với ba dòng ngôn ngũ: Nam Á,
Nam Đảo và Tày - Thái - Ka đai. Hậu duệ của các truyền
thống văn hoá này hiện nay là những phong tục xưa còn
hiện diện trong các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me,
Nam Dảo, Tày - Thái và ngôn ngữ Việt - Mưòng, gần gũi
vói những truyền thống Đông Sơn, có quan hệ mật thiết
vói văn hoá của các dân tộc trong khu vực Đồng Nam Á.
Mặt khác, ngay tù truỏc Công nguyên, văn hoá Trung
Hoa đã được truyền bá và đạo Giáo vốn gần gũi vổi tín
ngưõng sa man nguyên thuỷ cũng dé dàng xâm nhập vào
cư dân Âu Lạc. Cùng vỏi đạo Giáo hay sau đó không lâu
thì đạo Nho cũng được truyền bá. Ngay từ đầu Công
nguyên, một số nhà sư An Độ đã có mặt ỏ Au Lạc để
truyền bá đạo Phật, về sau lại có thêm dòng Phật giáo
được du nhập qua con đưòng Trung Hoa.
Khoảng cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III, Phật giáo và Ấn
giáo (Bà la môn) từ Ân Độ được truyền bá vào nhũng cư
dân của -nuỏc Phù Nam và Lâm Ap - Chămpa qua con
đưòng phía tây và đuòng biển - phía đông nam. Ỏ những
thập niên đàu thế kỷ XVI (1532), đạo Thiên chúa đâ từng
bưỏc du nhập vào Việt Nam; trong khi đó, đạo Hồi cũng
được truyền bá trên địa bàn Lâm Ap - Chămpa thồng qua
các tăng lữ là ngưòi Ấn Độ. Đến thế kỷ XIX,- lại xuất hiện
một dồng Hồi giáo Ấ Rập được du nhập qua con đưòng
phía nam, từ Inđonésia và Malaysia vào đồng bằng sông

72
Cửu Long và ven biển miền Trung, truyền bá trong cư dân
Chăm. Vào giữa thế kỷ XIX, văn hoá phương Tây đã thực
sự bắt đầu có ảnh hưởng đến đòi sống xã hội Việt Nam.
Còn các mục sư của đạo Tin lành thì tói thập niên đầu
thế kỷ XX cũng đã có mặt ở một vài đô thị.
Trong kỳ nguyên độc lập tự chủ, tù Ngô Vưong Quyền
(thế kỷ X) đến nhà Nguyễn Gia Long (thế kỷ XIX), bên
cạnh dòng tín ngưồng, dân gian, trọng khoảng 400 năm, tù
thòi đại Dinh - Lê đến Lý - Trần là giai đoạn Phật giáo hưng
thịnh; và khoảng trên 400 năm sau đó, từ nhà Hậu Lê đến
nhà Nguyễn là giai đoạn Tống Nho phát triển.
Có thể nói Việt Nam là một quốc gia hàu nhu không
có đối đầu dân tộc, không có chiến tranh tôn giáo, mà
cũng không có xung đột văn hoá giữa các dân-tộc. Đó là
niềm tự hào hiếm có của các dân tộc ỏ nưỏc ta.

IV. Các dân tộc thiểu số tham gia chống áp bức, chống
xâm lược
Đoàn kết, thống nhất để chống áp bức, chống xâm
lược, bảo vệ chủ quyền đất nưỏc là một truyền thống sáng
ngòi của lịch sử các dân tộc ỏ Việt Nam.
Từ trưóc Công nguyên, trong cuộc đụng độ đầu tiên
giữa các bộ lạc hiện hữu tại đồng bàng, trung du và
miền núi Bắc Bộ vổi đội quân viễn chinh nhà Tần, đã
có sự liên minh chặt chẽ giữa hai khối cư dân Lạc Việt

73
và Tây Âu, dẫn đến sự hình thành nhà nước Âu Lạc của
An Duong Vuơng.
Đến đầu Công nguyên, trong cuộc khỏi nghĩa Hai Bà
Trưng thì ngưòi Man (cư dân Môn - Kho me, và nguòi Lý
(cư dân Tày - Thái cổ) đã tích cực tham gia, chống lại sự
thống trị của quan lại nhà Đông Hán.
Giữa thế kỷ VI, ngưòi Láo (cư dân Tày - Thái cổ) đã
có mặt đông đảo trong quân nghĩa của Lý Bí, chống lại
ách đồ hộ của nhà Lương.
Đầu thế kỷ XI, khi quân xâm lược nhà Tống kéo vào
lãnh thổ Việt Nam thì ỏ các tỉnh miền núi phía bắc xuất
hiện nhiều nhóm nghĩa binh Tày phá giặc. Năm 1041, ỏ
giáp biên giỏi Việt - Trung có cuộc khỏi nghĩa chống áp
bức của Nùng Chí Cao, một thòi gian ngấn đã làm chủ
được đất Cao Bằng.
Thập niên đầu thế kỷ XV, khi quân nhà Minh xâm
phạm bò cõi Việt Nam, đã xuất hiện những đội nghĩa
binh Ấo Đỏ của ngưòi Tày chống xâm lược. Trong cuộc
khỏi nghĩa Lam Sơn đã thu hút đưọc không ít nghía quân
ngưòi Mưòng, ngưồi Thái tham gia chiến đấu, giải phóng
đất nưỏc.
Giũa thế kỷ XVIII, các dân tộc miền Tây Bác đã cùng
vỏi thủ lĩnh Hoàng Công Chất bảo vệ vùng biên giỏi.
Đến cuối thế kỷ XVIII, khi dấy lên phong trào của
nông dân Tây Sơn chóng áp bức và chống xâm lưọc thì

74
các dân tộc: Ba na, Xơ đăng, Gia rai ỏ Kon Tum đã nô
nức đem súc nguòi, sức của, tích cực tham gia quân nghĩa.
Khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ
(1862) và sau đó, 3 tỉnh miền Tây (1867), thì ỏ đồng bằng
sông Cửu Long có cuộc khỏi nghĩa của nhà sư Khơ me Bu
Kãm Pô, thu hút những nghĩa quân là ngưòi Khơ me,
Xtiêng và Việt. Sau thập niên đầu thế kỷ XX, hưỏng ứng
phong trào chống xâm lược Pháp trên phạm vi toàn quốc,
ỏ miền núi phía bác nổi bật có cuộc khỏi nghĩa của thù
lĩnh ngưòi Hmông Giàng Pả Chay. Trong khi đó, ỏ Trung
và Nam Tây Nguyên có cuộc chiến đấu gan dạ của nghĩa
quân Mnông - Xtiêng do tù trưỏng Bơ Trang Lơng lãnh
đạo đã giải phóng cao nguyên Mnông - cao nguyên Trung
Tâm Đông Dưong kéo dài phàn tư thế kỷ (từ 1912-1936).
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xả hội, dưỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, các dân tộc đa số cũng như thiểu số đã đoàn
kết một lòng cùng phấn đấu vì sự nghiệp chung. Trong
thòi kỳ bí mật cũng nhu trong các cuộc kháng chiến kéo
dài hơn 30 năm, vùng cư trú của các dân tộc thiểu số luôn
là cái nôi căn cứ địa cách mạng. Các dân tộc đã giữ vai
trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ các tuyến biên giỏi
và xây dựng chủ nghĩa xã hội ỏ địa phương mình.
Chiến tranh vệ quốc của các dân tộc ở Việt Nam trong
khi nhằm mục tiêu chống áp bức, giải phóng đất nưỏc,
giành lại quyền tự chủ, còn có mục tiêu bảo vệ những di

75
sản văn hoá, những thuần phong - mỹ tục tự ngàn xưa của
các dân tộc. Lòi tuyên cáo của Quang Trung - Nguyễn
Huệ, ngưòi anh hùng áo vải đất Tây Son cuối thế kỷ XVIII
đã nói lên điều đó:

"Đánh cho đ ể dài tóc


Đánh cho đ ể đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ".

76
CÂY LANH TRONG ĐÒI SốNG
NGƯÒI HMÔNG*

BẾ VIẾT ĐẲNG

1. Cây lanh là cây trồng phổ biến ỏ vùng đồng bào


Hmông, nhất là trong quá khứ, để lấy sội dệt vải. Trưỏc
đây gia đình nào cũng trồng lanh, hơn nũa lanh còn
đưộc trồng trên những m ảnh đất tố t nhất, đưọc bón
phân và chú ý chăm sóc, để đem lại chất lưọng tót và
sản lượng cao.
Trong điều kiện kinh tế tự cấp tự túc và theo nếp
truyền thống, vải lanh là loại vải chủ yếu dùng để may
mặc cho mọi ngưòi ỏ mỗi gia đình Hmông: may quần, áo,
váy, khăn đội đầu, xà cạp, thát lưng v.v...; còn vải dột bàng
sợi bông, nhất là vải đưọc làm ra bằng phương pháp công
nghiệp ít đuọc dùng. Trong các nhóm Hmông (Tráng,
Hoa, Đen, Xanh) thì chỉ có nhóm Hmông xanh ỏ một số
nơi trồng bông dệt vải và dùng vải sợi bông trong may mặc.

* Tác giả viết bài tư liệu này vào đầu tháng 1-1997.

77
Tuy nhiên, về sau này, vải sợi bông cũng đã được nguòi
Hmông dùng ngày càng nhiều.
Vải lanh không chỉ dùng cho ngưòi còn sống, mà còn
được dùng cho ngưòi chết, làm áo cúng "ma bò" (nhìn đá,
nhìn slắng). Đối vỏi ngưòi chết, quàn, áo, váy, mũ, xà cạp,
giày, thát lưng... đều phải bằng vải lanh. Đáng lưu ý là,
những ngưòi già ngay trong lúc còn khoẻ mạnh đã chuẩn
bị sẵn một chiếc áo dài, rộng, bằng vải lanh, màu tráng
hoặc màu chàm, có nơi áo dài cồn được thêu ở cổ và tay,
và áo đó được coi là thiêng liêng. Trong dân ca Hmông
có chỗ mô tả về cõi chết như sau:
... "Tổ tiên hỏi mình ỏ trần gian về đem theo đưọc cái
gì thì mình thưa:

Con ỏ trần gian về cái gì chẳng được


Được một chiếc khăn lanh, một chiếc áo lanh
Được một chiếc quần lanh, một thát lung lanh
Một đôi giày lanh, một đôi xà cạp..."

Ngoài dùng cho may mặc, sợi lanh còn được dùng cho
cồng việc hằng ngày. Vổi vai trò quan trọng như vậy lanh
đã được phản ánh trong dân ca Hmông.
2 - Cũng như ỏ hầu hết các dân tộc trên đất nưđc ta
trưỏc đây, trồng cây lấy sợi để dệt vải là công việc của
ngưòi phụ nữ. Đối vỏi họ, đó là công việc quan trọng, vất
vả, tốn nhiều công sức. Mỗi phụ nữ Hmông, nhất là những

78
ngưòi làm mẹ, đều có một mảnh nương trồng lanh và
thường trồng 3 kg giống/năm. Ngay từ thòi niên thiếu họ
đã chú ý tỏi việc trồng lanh, tuỏc sợi, biến sợi thô thành
sổi dệt, tù 6 tuổi họ đã biết nối sội lanh .
Việc làm ra sợi lanh, dệt vải, nhuộm chàm, may thêu
là một quá trình nhiều tháng, đòi hỏi sự kiên trì, chịu khổ
và cũng cần có kỹ thuật và nghệ thuật nhất định. Truỏc
hết, đổ có giống lanh, vào tháng 11 ngưòi ta lấy hạt giống
trên nhũng cây khi thu hoạch còn để lại ở rìa nương.
Tháng 3 Âm lịch là tháng trồng lanh. Tuy đã chọn đất tốt,
nhưng khi trồng vẫn cần bón lót, thưòng 1 kg giống cần
50 gùi phân mục. Trong quá trình sinh trưỏng nếu cây lanh
bị úa vàng, ngưòi ta rác tro lên lá. Có thể thu hoạch lanh
sau 2 tháng 20 ngày, nghĩa là vào tháng 5 Âm lịch, lúc cây
lanh đã to bằng ngón tay.
Cây lanh sau khi chặt về phơi khoảng một tuần tưốc
lấy vỏ được. Việc tuỏc vỏ nam giỏi có thể làm, nhưng chủ
yếu vẫn là công việc của phụ nũ. Họ tranh thủ tưỏc vỏ
lanh vào ban đêm, có khi làm đến tận gà gáy lần thứ 3.
Vì phải làm gấp như vậy mỏi có sợi lanh để kịp dệt xong
trưổc tết Nguyên Đán.

* Theo tác giả, tư liệu ỏ mục 2 này do bà Vù Thị Và (ngưòi Hmông,


xã Bát Dại Son, huyện Quản Bạ, tinh Hà Giang) cung cấp tháng 11
năm 1965. Tác giả có ý sẽ phải bổ sung và sủa chữa trưốc khi công
bố. Song, vì tác giả đã đột ngột qua đòi, nên không thực hiện được
dự định đó.

79
v ỏ lanh được đem giã, rồi tưỏc ra thành tùng sợi một
và nối dài vào vỏi nhau. Nguòi ta luồn tay tưổc và nối sợi,
sội được quấn quanh mình để khi đi đưòng cũng có thể
nối đuọc. Nối sợi là cô.ng việc mất nhiều thòi gian, một
ngưòi trong một ngày chỉ nối được khoảng 400g. Sợi lanh
nhò xa quay được quấn thành từng cuộn. Các cuộn sợi
được ngâm trong nưđc tro 4 làn và giặt 4 lần, lần đầu
ngâm nưỏc tro 2 ngày 2 đêm, rồi nấu lên, sau đó đem giặt.
Thưòng sọi lanh dùng một gùi tro để ngâm 3kg. Đến làn
thú 4 ngâm và nấu nưỏc tro thì sợi mỏi trỏ nên trắng. Nấu,
giặt sội lanh cũng đòi hỏi phải có nhũng kinh nghiệm nhất
định. Ngưòi Hmông quan niệm ai nấu và giặt sợi lanh
không tráng là cái tâm không tốt.
Tiếp theo sợi đuọc nấu vổi sáp ong, rồi dùng đá lăn
trên mặt gỗ để sợi nục đều, lăn và phoi sội khoảng 6 lần
mổi được. Khi đó sợi đủ nục để có thể luồn vào khung,
đánh suốt và dệt. Sợi luồn vào khung có cân đều thì mặt
vải mói nhẵn.
Khi lãn sợi nếu ruồi chết ỏ trong thì số sợi đó phải
bỏ: Vưồn lanh lúc cây còn nhỏ nếu bị bò đi qua thì sau
này chỉ để ngưòi già dệt thôi, cho nên để bò đi qua vưòn
lanh nhà ngưòi khác là điều cấm kỵ, nếu vi phạm sẽ phải
nộp phạt cho chủ vưòn. Những kiêng kỵ như vậy chỉ ra
rằng, quá trình làm ra vải lanh là công việc khó khăn, cần
thận trọng...

80
Ngưòi Hmông Tráng dùng vải lanh trắng may váy,
nhưng ỏ các nhóm khác, kể cả nhóm Hmông Xanh cư trú
riêng biệt một nơi, vải lanh còn được nhuộm chàm, in và
thêu hoa văn, chắp vải màu trên váy nên còn phải công
phu hơn nữa, tốn thêm nhiều thòi gian nữa, thưòng là 5-6
tháng. Con gái Hmông ai cũng biết thêu, in, khâu để tạo
hoa văn, biết may bằng không rất khó lấy chồng.
G ắn liền vổi canh tác lanh và vỏi nghề dệt, ngưòi
Hmông có một số kiêng cữ, như: Kiêng nam giói đến gần
khi phụ nữ căng sội luồn vào khung, vì sợi đứt và bị luồn
nhàm. Khi dệt xong, vải còn rất xấu, nên ngưòi ta phải
giặt nhiều lần, ngâm nưỏc tro và phơi cho vải tráng và
mịn, để có thể đem may mặc. Vải đẹp là vải nhẵn, sợi
đều, tráng, nhỏ. Thưòng ngưòi ta dệt một tấm vải dài 22
vuông (vỏi khổ vải tù 0,35-0,40m). Một năm (thưòng chỉ
có 6 tháng), một ngưòi chỉ có thể làm ra 4-5 tấm vải, mỗi
tấm dài 22 vuông. Làm ra vải để may mặc là công việc
vất vả, cho nên trong "Tiếng hát mồ côi", có lòi cô gái hát:

Ngưòi ta có bố có mẹ
Mẹ cho nguòi ta tấm lanh
Bố cho ngưòi ta cái kim
Mình không có bố có mẹ
Không ai cho lanh và kim
Nàng lỏn lên đi ra ngoài
Mặc ba bộ áo lanh xanh cùng ba bộ áo màu

0 OCTN c 81
Mồ côi này lỏn lên đi ra ngoài
Mặc thì trèo lên đồi núi
Nhìn xem rặng chuối mọc lá hay chua?

3 - Ngày nay, do vải có bán rộng rải ỏ các chữ tại địa
phương, đặc biệt vải Trung Quốc khổ nhỏ, có màu tương
tự màu chàm đuộc bán nhiều ỏ các huyện biên giói, ngưòi
Hmông thưòng chỉ dùng vải lanh may váy, và trang phục
dùng cả vải công nghiệp làm váy,... Nhưng lanh là cây
trồng phát triển tốt ỏ vùng cao, việc thúc đẩy trồng cây
lanh và việc sản xuất vải lanh bàng phương pháp công
nghiệp và có thể là một hưỏng phát triển kinh tế quan
trọng ỏ nguòi Hmông. Sản xuất vải lanh bàng phưong pháp
công nghiệp hẳn uu thế và dễ hơn nhiều so vỏi cách chế
tác ra sợi và dệt theo lối thủ công truyền thống. Hy vọng
trong tương lai, điều mong ưỏc đó sẽ biến thành dự án
khả thi và được thực hiện.

82
VỀ BỘ• Y PHỤC
• CỦA PHỤ■ NỮ TÀY THANH
TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
■ I I

VIỆT NAM

VI VĂN AN

Tày Thanh là một trong 3 nhóm địa phương của ngưòi


Thái ở miền Tây Nghệ An. Tại phàn trưng bày về cư dân
nói ngôn ngữ Tày, Thái, Kađai ở tầng 2 của Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam hiện đang trưng bày một bộ y phục của
phụ nữ Tày Thanh. Dây là một bộ y phục đẹp, phản ánh
nếp sống và bản sác văn hoá của một nhóm Thái.
Thực ra, bộ nữ phục Thái gồm nhiều bộ phận vỏi
những chức năng khác nhau: áo, váy, khăn, vòng cổ, vòng
tay... Tuy nhiên, chi với 4 bộ phận của bộ y phục đã được
trưng bày cũng đủ phản ánh sắc thái văn hoá của một nhóm
địa phương ngưòi Thái mà chúng ta biết về họ còn quá ít.
- Áo chẽn (Xửa khép).

Gọi là áo chẽn vì áo vừa ngắn lại vừa bó sát thân ngưòi


mặc. Đây là loại áo chỉ phổ biến đổi vổi nhóm Tày Thanh, \

83
không phổ biến ỏ hai nhóm Thái khác trong vùng (Tày
Mưòng và Tày Mưòi).
Tù giữa thế kỷ XX trỏ về trưỏc, phụ nữ Tày Thanh
vẫn thưòng mặc loại áo này. Áo thuồng được cắt khâu
bàng vải bồng nhuộm chàm, xẻ ngực, cổ tròn, khuy cài
bằng đồng. Ống tay áo hẹp, gồm 3 đoạn ghép nối vỏi nhau.
Ỏ gấu áo và mép ống tay thưòng được nẹp 2 lớp vải. Đặc
biệt phía trưỏc ngực, ỏ mỗi bên áo thưòng đáp thêm một
lỏp vải, trên lổp vải đó có thêu chỉ xanh đỏ hình dấu X,
hoặc đính thêm 2 hay 4 hàng cúc hình tròn, dẹt bàng bạc.
Dây là cách trang trí duy nhất thưòng thấy trên áo của
phụ nữ Thái ỏ miền Tây Nghệ An.
Cho đến nay, loại áo này không còn phổ biến nữa.
Cùng vổi sự phát triển về mọi mặt của đòi sổng xã hội,
chiếc áo chẽn đã được thay thế bằng chiếc áo cát may theo
kiểu áo phụ nữ ngưòi Kinh. Áo chẽn truyền thống giò đây
đã trỏ thành một vật gia bảo quý hiếm, chỉ còn ỏ một sổ
ít gia đình Thái.
- Váy (Xỉn).
Phụ nữ các nhóm Thái ỏ miền núi Nghệ An từ trưỏc
tỏi nay đều mặc loại váy kín, dệt bằng sợi bông nhuộm
chàm. Váy gồm 3 phần: cạp, thân và gấu. Riêng váy của
phụ nữ Tày Thanh chỉ có 2 phần: cạp và thân, phía dưói
của thân váy thường được thêu dệt hoa văn tạo thành
phần gấu.

84
Nếu như ỏ phụ nữ Mưòng cạp váy là phần quan trọng
nhất, đẹp nhất và đòi hỏi công sức và thòi gian nhất trong
việc thêu dệt hoa văn thì ỏ nhóm Tày Thanh, phần gấu
lại là phần công phu và đẹp nhất.
Chiếc váy hiện được trung bày là loại váy múc (Xỉn
múc) - một loại váy đòi hỏi công sức, kỹ thuật khá cao.
Khi dệt phải có 2 tàng sợi: sợi đen ồ trên và sội trắng ỏ
dưối. Nhò 2 loại sợi này, khi dệt xong, váy có sọc trắng
đen - đưộc gọi là múc. Tuỳ theo đưòng sọc rộng hay hẹp,
ngưòi ta gọi là múc 3, múc 4 hoặc múc ó... Không biết
nghệ nhân vô danh nào đã sáng tạo ra kỹ thuật dệt loại
váy này và cũng không ai còn nhố được nó được xuất hiện
từ bao giò. Số ngưòi già còn nhỏ được toàn bộ các cung
đoạn mác sọi, cũng như thành thạo trong khi dệt không
phải là nhiều. Vì thế, ngưòi ta thưòng phải ghi vào sổ để
chuyền tay nhau. Ỏ nhóm Tày Thanh, việc biết dệt loại
váy này là tiêu chuẩn rất quan trọng đối vổi các cô gái đé
được khen là nết na, giỏi việc.
Nhu đã nói, loại váy này chỉ phổ biến ỏ nhóm Tày
Thanh, nên nhóm này còn đuợc các nhóm khác gọi là Tây
Xỉn múc (Thái mặc váy múc). Như vậy, đây là một trong
nhũng đặc trưng văn hoá để phân biệt giữa các nhóm Thái
ỏ Nghệ An thông qua y phục.
Xỉn múc gồm 2 phàn: thân và cạp. Thân là phần được
dệt trưỏc. Có thể trong khi dệt thân, nguòi ta dệt luôn cả

85
hoa văn. Một lần mác khung cửi, ít nhất cũng mắc số sợi
đủ dệt 15-20 chiếc váy trỏ lên. Dệt xong, ngưòi ta cát thành
từng tấm đủ cho việc ghép lại thành một chiếc váy. Sau
cùng, chỉ việc nối cạp vào là xong.
Phần gấu váy rộng 25-30cm, thưòng được thêu hoa vãn
làm nhiều tầng. Mép gấu váy cũng thưòng viền bàng vải
đỏ. Mô típ hoa ván thêu dệt ở nhóm Tày Thanh rát
phong phú, đa dạng, thưòng mang tính tượng trung,
không cụ thể, ví dụ: hình đót dùa, mào rồng, da rái cá,
lá cau... Hoa văn có thể dệt trục tiếp khi dệt vải, có thể
dệt xong mỏi thêu. Hoa văn thêu thường tạo thành
những sọc đứng, đối xứng, màu sắc hài hoà, trông sặc sõ
đẹp mát. Ngưòi ta thuòng dùng các màu xanh - đỏ, trắng
- vàng; hoặc các màu đỏ - vàng - xanh - tráng nối tiếp
nhau. Tầng trên, hoa văn thưòng thiên về chiều ngang vổi
2, 3 tàng thêu.
Khi mặc váy, phụ nũ Tày Thanh có thói quen trùm váy
qua đầu rồi lộn xuống. Ngưòi ta dồn hết phần mép cạp
sang hông phải rồi gấp ngược qua trái, đồng thòi kéo mép
giát vào trong rồi thát dây lưng.

- Dây lưng (Xai ẻng).


Khác vỏi 2 nhóm Tặy Mưòng và Tày Muòi, phụ nữ
Tày Thanh, thắt lưng bàng một guộc sợi tráng có chu vi

1. Guộc sới là một vòng sọi gồm hàng trăm sọi nhỏ tạo thành.

86
dài khoảng 2m gập đôi lại. Nó đuợc chia thành 4 quãng
bàng nhau để rồi kết các sợi vải lại vỏi nhau thành guộc
(ẻng lếm). Khi thát, hai tay giữ hai đầu guộc đưa qua đầu
ra phía sau đặt vào sưòn eo. Đầu bên trái lồng qua giữa
2 nửa bên phải guộc, kéo siết về bên trái rồi giắt mép vào
bên trong.

- Khăn đội đầu (Khăn hua).


Đây là một trong 3 loại khăn mà phụ nữ Tày Thanh
thưòng dùng. Các gia đình giàu có, vào các ngày lễ tết,
phụ nữ thưòng đội loại khăn Tại, để tua hai đâu và 4 góc
thêu hoa văn rất cầu kỳ. Loại khăn này hiện không còn
phổ biến.
Khăn của phụ nữ Tày Thanh thưòng màu đen, dài
khoảng l,6m-2m, rộng 35cm, không để tua mà chỉ thêu
hoa văn vào 2 đầu khãn. Hoa văn thêu bâng chỉ tơ tàm
ngũ sác vổi các mồ típ hình học, hình khối vuông, hình
mặt tròi. Riêng các cụ bà, khăn thuòng không thêu hoa
văn mà ỏ hai đầu khăn thưòng in hoa văn bàng sáp ong.
Cách đội khăn cũng đơn giản: một đầu vát ra trưổc trán,
phần kia quấn hai vòng qua đầu rồi thả buông phía
sau gáy.
Ỏ nhóm Tày Thanh, khi đã có chồng, phụ nữ luôn phải
đội khăn đen. Việc đội khăn tráng và xoã tóc là tối kỵ, chỉ
thực hiện khi trong nhà có tang.

87
Sưu tầm, bảo quản và trung bày giỏi thiệu các hiện vật
dân tộc học của các dân tộc ỏ nưỏc ta, trong đó có ngưòi
Thái là một cồng việc đầy ý nghĩa nhân văn của Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam. Riêng về dân tộc Thái, vối sự hiện
diện của nhiều ngành, nhiều nhóm, ỏ nhiều địa phương
trong đó có miền Tây Nghệ An. Chúng ta rất vui mừng vì
nhũng hiện vật bảo tàng sưu tầm được từ họ ngày một đa
dạng, phong phú phản ánh đày đù những sắc thái đặc
trưng văn hoá của địa phương trong đó có trang phục của
ngưòi phụ nữ.

88
NÔNG NGHIỆP VIỆT - MỘT Đốl TƯỘNG
I I I •

NGHIÊN cúu - SƯU TẦM CAP bách


VÀ HẤP DẪN

NGƯYẾN ANH NGỌC

Sẽ là có lỗi vổi đòi sau nếu chúng ta để làm mất đí


nhũng di sản văn hoá quý báu của ông cha để lại. Điều
này không chỉ là lòi cảnh báo, mà nó đang thôi thúc ta
phải hành động không thì sẽ quá muộn. Hàng thế kỷ qua
do chiến tranh loạn lạc đã làm mất đi biết bao di sản văn
hoá quý hiếm. Và ngày nay trong thòi kỳ công nghiệp -
hiện đại và hội nhập quốc tế thì cái cũ dễ mất đi và cái
mỏi có điều kiện ập tói là điều dễ hiểu. Đó là một thách
thức mỏi. Ngưòi Việt lại là dân tộc chù thể, ỏ vị trí trung
tâm, cửa ngõ và đồng bàng nên lại càng dé có nhiều biến
đổi lớn. Vì vậy, công tác nghiên cứu - sưu tàm hiện vật về
ngưòi Việt cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đặt ra
thật cấp bách. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ
đề cập tỏi việc nghiên cứu - sưu tầm mảng các hiện vật
về nông nghiệp.

89
1 - Trồng trọt: Ngưòi Việt là dân tộc sinh sống chủ
yếu nhò nông nghiệp lúa nưỏc và đã phát triển đến trình
độ văn minh lúa nưỏc1. Nên việc nghiên cứu - sưu tầm
mảng hiện vật này ngoài việc chú ý một cách thông thưòng,
nhưng đày khó khăn và không ít thi vị về "Câu chuyện làm
ra hạt gạo" thì cũng phải đề cập đến những vấn đề lỏn
của nông nghiệp lúa nưỏc như các vấn đề: nưỏc, kỹ thuật
và tổ chức cuộc sống v.v... v ỏ i thòi vụ và các khâu lao
động, tù khi gieo mạ đến lúc có hạt gạo và hạt gạo đó đi
vào đòi sống vật chất, tinh thần và thương trưòng. Gắn
liền vổi mỗi khâu của chu kỳ sản xuất ấy là các công cụ
lao động, kỹ năng lao động và tập quán sản xuất mang
đặc điểm chung nhất và các màu sác địa phương.
a/ Các loại nông cụ gắn liền vổi các công đoạn sản
xuất như làm đất, chăm bón, thu hoạch v.v... Mỗi loại nông
cụ ấy ở mỗi vùng có khác nhau, như chiếc cày chìa vôi của
đồng bàng Bắc Bộ khác xa vói chiếc cày hai bò kéo của
Trung Bộ và lại càng khác xa vổi chiếc cày hai trâu kéo
đồ sộ để khai khẩn đất hoang của đồng bàng Nam Bộ.
Hay cấu tạo cũng như cách dùng hái của đồng bằng Bắc
Bộ và đồng bằng Nam Bộ cũng khác nhau nhiều. Mỗi nông
cụ đều phải chú ý nghiên cứu - sưu tàm tỉ mi về cách chế
tác, cấu tạo và cách dùng. Rồi đó là nông cụ chuyên dụng

1. Bùi Huy Dáp "Văn minh lúa nưỏc và nghề trồng lúa Việt Nam" Nxb
Nồng nghiệp, Hà Nội - 1985, tr.63: Năm 1981 - Tỷ lệ của tròng cây
lướng thực Việt Nam: 72,7%, Philipin 43%, Án Dộ 30%.

90
hay đa dụng, và đối tượng sử dụng nó thế nào trong sự
phân công lao động chuyên biệt hay theo giỏi tính và lứa
tuổi v.v... Mặt khác mỗi công cụ phải chú ý sự biến dạng
của nó về mặt không gian (tính địa phương) và thòi gian
(tính lịch sử). Ví dụ: Cái cày của đồng bàng Bác Bộ vùng
Đông Xuất (Bắc Ninh) nhỏ nhẹ chỉ dâm bảy cân, dùng để
cày trên đất cát pha nhẹ. Nó khác nhiều so vỏi cái cày
vùng đất thịt nặng của Thái Bình, Hải Dương... Mặc dù
những vùng này cũng dùng loại hình cày chìa vôi như Đông
Xuất, nhưng to thô hơn nhiều. Trong mấy chục nãm qua
cái cày chìa vồi ấy đã được cải tiến đi rất nhiều thành cày
51, rồi cày 58 v.v... thích hộp vỏi mỗi địa phương và đem
lại năng suất lao động cao hon. Các loại nông cụ đa dụng
như cái cuốc cũng có sự biến dạng lổn giữa các địa phudng
của ngưòi Việt. Cuốc bàn phổ biến ỏ khắp các địa phương;
cuốc chuôi gỗ (cuốc thỏ hay cuốc mai) thấy nhiều ỏ vùng
đất thịt nặng, ven biển; cuốc nhân khoai được cấu tạo rất
quắp để vét mương làm liệp (vuòn) của Nam Bộ. Mỗi
nông cụ đều đưộc xem xét nghiên cứu về cấu tạo và cách
dùng, biến dạng qua không gian và thòi gian, gắn vỏi đối
tượng lao động (dùng vào công việc gì) và đối tượng sử
dụng (giói, lứa tuổi, ngưòi khoẻ, ngưòi yếu v.v...). Mặt khác
nghiên cứu xem xét công cụ đó trong điều kiện môi trường,
vùng nguyên liệu và kỹ thuật cho phép. Và đặt nó trong
sự giao lưu văn hoá giữa các tộc nguòi và quốc gia.
b/ Nói đến nông nghiệp nhất là nông nghiệp lúa nưỏc
thì vấn đề nưỏc là cực kỳ quan trọng. Chả vậy mà trong

91
bốn biện pháp liên hoàn của nông nghiệp lúa nước, tổ tiên
nguòi Việt đã đặt vấn đề nuỏc lên hàng đầu "Nhất nưóc,
nhì phân, tam cần, tứ giống".
Vổi vùng khí hậu nhiệt đòi gió mùa nhu nuỏc ta, mùa
khô thì thiếu nuỏc, mùa mua lại quá thừa thãi nưốc đến
mức gây nên úng lụt. Nên ngay từ thòi kỳ xa xưa trong
lịch sử, tồ tiên ta đã phải biết chế ngự nưỏc để phục vụ
đòi sống và sản xuất. Truyện cổ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đá
phần nào phản ánh sự thật lịch sử này. Đặc biệt hệ thống
đê điều kỳ vĩ của đồng bằng Bắc Bộ tồn tại đến ngày nay
là minh chứng hùng hồn việc chế ngự tự nhiên của ông
cha ta để bảo vệ sản xuất và đòi sổng. Muộn hơn việc đáp
đê chế ngự lũ lụt là quá trình đào kênh mương thau chua
rửa mặn cải tạo và khai thác đồng bàng ven biển, mà
thành tựu để lại cho chúng ta ngày nay là các vùng đồng
bằng ven biển mầu mõ vói hệ thống kênh rạch khắp từ
Bác chí Nam, nhất là vùng đồng bằng Nam Bộ. Đê và
kênh, cánh đồng lúa và bò tre, hàng dừa, mái đình, cây
đa, bến nưốc v.v.., là những dấu hiệu cảnh quan địa lý tộc
nguòi của vùng cư trú ngưòi Việt.
Khi mùa khô đến vùng đồng bàng lại khan hiếm nuổc
để cày cấy. Để khắc phục tình trạng này ngưòi Việt đã
sáng tạo ra các loại gàu tát nưóc. Gầu giai được phân bố
rộng khắp suốt tù Bắc chí Nam và mỗi vùng mỗi dáng vẻ
về độ to nhỏ, chất liệu, cáu tạo lưõi và miệng gầu. Nhất
là dây gầu được làm bằng nhiều chất liệu rất phong phú:

92
tre, mây, sợi dây rừng, sợi vỏ dừa, đay gai v.v... Gầu sòng
cũng có nhiều kiểu dáng to nhỏ khác nhau, thích hộp vỏi
công việc cụ thể của mỗi vùng để tiêu nuỏc hay để vẩy
nưỏc1 tưổi rau mầu. Gầu kéo bằng gỗ lại phổ biến nhiều
ỏ vùng đồng bằng ven biển. Các loại dụng cụ chứa nưỏc
tưỏi cũng rất đa dạng; bầu đan quét son, thúng sơn, nồi
chân, thùng tôn v.v... Nguyên các loại gầu và thùng tuỏi
đã là một bộ sưu tập thú vị phản ánh đặc điểm trồng trọt
của mỗi vùng: vùng thấp ngập úng, vùng đồng cao, vùng
trồng mầu v.v... Rồi xa hon chút nữa là các cách lấy, dự
trữ nưỏc ăn và các lễ nghi nông nghiệp liên quan đến nưổc.
c/ Nói đến nghiên cứu sưu tầm về nông nghiệp ở ngưòi
Việt mà chỉ chú ý một cách hòi họt đến cái vưòn thì thật
là một khiếm khuyết. Bỏi mảnh vưòn ỏ dân tộc này trỏ
thành một cấu trúc chặt chẽ của khuôn viên - một khâu
của hệ sinh thái (VAC ) - một dấu hiệu về mặt địa ]ý tộc
ngưòi. Nhà nông dân nguòi Việt nào mà chẳng có mảnh
vưòn. Nhà giầu thì vưòn rộng hàng sào có khi hàng mẫu,
nhà nghèo chí ít cũng có vài ba thuỏc. Công cụ làm vưòn
chủ yếu dùng cuốc, mai, vồ, dao V .V .. nhưng mỗi vùng mỗi
kiểu dáng khác nhau. Riêng đối vối đồng bàng Nam Bộ
việc làm vưòn còn cần thêm cái gầu xúc bùn để xúc bùn
từ mương lên liệp (vuòn). Vưòn của ngưòi Việt ỏ đồng
bằng Bác Bộ thưòng là nhỏ và phần lốn ỏ gần nhà. Còn
ỏ Nam Bộ nhiều nhà có cả những khu vưòn rộng lổn xa

1. Gầu sòng dùng đổ vẩy nưỏc tưói hoa mầu còn đước gọi là gầu vấy.

93
nhà, chuyên canh xoài, vú sữa, chôm chôm v.v... Song cả
hai vùng, mảnh vưòn gần nhà thường là đa canh trồng
các loại cây quả phục vụ trực tiếp cho đòi sống hàng
ngày từ hoa quả đến rau đậu, cây gia vị và cây chữa
bệnh. Thật thú vị nếu ta làm được một bộ sưu tập về
vưòn, bao gồm: ảnh chụp, hiện vật về các công cụ làm
vưòn, dụng cụ thu hoạch - chế biến cây quả vưòn. Những
hình ảnh và tài liệu về sự giao lưu hoa quả vuòn tuộc
giữa các vùng và sản phẩm của vưòn tham gia vào đòi
sống vật chất và tâm linh của nguòi Việt mà mâm ngũ quả
ngày tết phổ biến khắp từ Bác chí Nam là một ví dụ đầy
chất dân tộc học.
d/ Thu hoạch, cất giữ và chế biến sản phẩm trồng trọt
là những công đoạn cực kỳ quan trọng của trồng trọt, bỏi

"Ba tháng trông cây


Không bằng một ngày trồng quả".
Thòi vụ, dụng cụ và cách tổ chức thu hoạch v.v. là
những vấn đề lỏn của công đoạn thu hoạch. 0 công đoạn
này ngoài những dụng cụ thông thưòng mà dưòng như ngày
nay ỏ đâu cũng vẫn còn thấy như liềm, hái, quang gánh,
đồn càn, đòn sóc v.v... Còn có nhũng dụng cụ đã và đang
bị máy móc nông nghiệp thay thế trỏ thành vật khó tìm
như néo và cối đập lúa, thuyền đập lúa, trục và bộ càng
kéo v.v. Các loại quạt giấy để quạt lúa hay quạt hòm dùng
rê thóc cũng bắt đầu thấy ít gặp.

94
Cất trũ và chế biến nông sản là cả một vấn đề lỏn của
nông nghiệp. 0 đây ngoài khía cạnh kinh tế - k ỹ thuật thì
nó còn chúa đựng đầy áp những đặc tính địa phương và
tộc ngưòi. Ngưòi sưu tầm cần phải xem xét tỉ mỉ mô tả
ghi chép, tìm kiếm hiện vật và chụp ảnh về các loại kho
chúa và cách dùng, về cách chế biến các loại lúa và hoa
màu lương thực như khoai, sắn....; về cách rấm các loại
hoa quả; cách thu hoạch và chế biến các loại nông sản
đặc biệt như thuốc lào, thuốc lá, các loại cây quả hương
liệu, làm thuốc v.v... Có nhũng dụng cụ chế biến lương
thực mói ít năm trưỏc đây cồn thấy ỏ nhiều nơi đến nay
đã trở thành vật hiếm khó tìm như các loại cối xay thóc
(cối đất, cối tre, cối gỗ...) và các loại cối giã gạo (đạp
chân, chày tay, bằng đá, bàng gỗ...). Các loại cối chế biến
thóc gạo mỗi vùng mỗi dáng vẻ, tìm kiếm đầy đủ và lưu
giữ lại cũng là một bộ sưu tập có giá trị không nhỏ. Tù
nguyên liệu là lúa gạo và hoa mầu lương thực chế biến ra
biết bao loại cơm, rượu, bún, bánh v.v... thật là phong phú
và đa dạng xin để mảng nghiên cứu này cho một chuyên
đề khác về ẩm thực, o đây chỉ lưu ý ràng những cái đó là
công đoạn cuối của "câu chuyện về hạt gạo" đầy náng mua
nhọc nhàn và củng đầy hương vị dân tộc mà ngưồi nghiên
cứu - sưu tầm cần góp nhặt để giỏi thiệu bàng tài liệu,
hiện vật và hình ảnh.
2 - Chăn nuôi: nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét:
Chăn nuôi ỏ Việt Nam chua tách khỏi nông nghiệp và

95
chưa trỏ thành một ngành kinh tế riêng, v ỏ i ngưòi Việt
cũng vậy, chăn nuôi ỏ dân tộc này gắn bó mật thiết vỏi
trồng trọt như một bộ phận hữu cơ của trồng trọt, mặc
dù "Con trâu là đầu cơ nghiệp" nhưng nếu đồng ruộng mất
mùa thì có khi cũng phải bán cả trâu để sống. Ồ ngưòi
Việt nuôi trâu bò làm sức kéo là nhu cầu và tập quán từ
ngàn xưa. Nên con trâu trong thực tế là vật nuôi để kéo
cày bùa, là tài sản lỏn (đầu cơ nghiệp) để có thể trao đồi
lấy ruộng vuòn hoặc lấy những tài sản lốn khác. Trong
quan hệ làng xã xưa kia, trâu còn để mổ thịt khao vọng,
đình đám v.v... Con trâu gán bó vối ngưòi nông dân hàng
bao đòi nay. Nó đi vào cả tâm hồn tuổi tho vổi việc chăn
trâu - cưõi trâu - thổi sáo - thả diều v.v. và đi cả vào các
tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ dân gian và chuyên
nghiệp. Vì thế, ỏ ngưòi Việt xưa việc chọn trâu để nuôi
và nhất là việc nuôi trâu rất chu đáo - chuồng trâu được
làm ở gần nhà để phòng trộm và tiện thăm nom đêm ngày.
Chuồng trâu, đổng rơm (thức ăn dự trữ cho trâu) trỏ thành
nét quen thuộc trong khuôn viên nguòi Việt.
Con lộn là vật nuôi quen thuộc của bao gia đình nông
dân ngưòi Việt. Nhà nông thồn nào dưòng như cũng nuôi
lọn trừ những gia đình quá nghèo. Nuôi lộn để lấy phân
bón ruộng, để dùng trong các ngày lễ, tết và để bán tăng
thêm thu nhập cho gia đình. Ỏ ngưòi Việt vài chục năm
trước đây nguồn phân bón chính và cũng dưòng như là
dúy nhất cho ruộng là phân lộn và phân trâu. Và thức ăn

96
chính của lợn là rau cám và của trâu là rơm cỏ. Đó là
những sản phẩm phụ của nông nghiệp. Nên vỏi ngưòi nông
dân Việt thì con trâu, con lộn và đàn gà vịt là những vật
nuôi chính quen thuộc, nằm trong cấu trúc kinh tế tiểu
nông chặt chẽ: làm ruộng và chăn nuôi nhỏ. Hai cái đó
có quan hệ hữu cơ tuơng tác vỏi nhau.
Đồng thòi vỏi việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, ngưòi
Việt cũng rất chú trọng đến việc nuôi cá. Các cụ xưa tổng
kết: "Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền" (lãi nhất
là nuôi cá, rồi thứ nhì mỏi đến làm vưòn và thứ ba là làm
ruộng). Cái ao trở thành một mảng của cấu trúc khuôn
viên và là một nhân tố của hệ sinh thái VAC (vuòn, ao,
chuồng) của gia đình nông thôn Việt. Cái ao là nguồn
cung cấp thực phẩm, là nơi tám rửa, là nơi hứng mùn mầu
từ sân vưòn chảy xuống rồi đưọc xúc lên bón cho vưòn cây
thêm xanh tốt. Cái ao còn có tác dụng điều chỉnh vi khí
hậu của khuôn viên làm dịu đi cái nóng thiêu đốt của mùa
hè nhiệt đỏi ỏ đây. Đi liền vối ao là những cây trồng quanh
ao mang đậm đặc tính vùng quê Việt: cây sung cho lá chát,
cây khế cây chanh cho quả chua v.v... Đó là những thứ rất
tiện lợi và thích hộp cho việc chế biến các món ăn cua cá,
kể cả việc làm gỏi cá mà thiếu những vị chua chát thì khó
thành. Ao gàn nhà bao giò cũng có cầu ao để khi đi làm
đồng về thì rửa chân. Cầu ao có nhiều kiểu dáng: nhà
nghèo thì bác bằng tre, nhà giầu thì xây chắc chán vỏi
thành cầu uốn lượn cầu kỳ. Cá thả trong ao có nhiều loại,

7 CCTNC 97
nhung phổ biến là mè, trôi, trám, chép v.v... những thú đó
được lấy trúng tù sông về uơm và trong làng quê có những
ngưòi chuyên làm nghề ươm và bán cá giống. Đôi thúng
sơn và quang gánh bán cá mè giống đẹp và độc đáo có lẽ
chỉ ngưòi Việt ỏ đồng bằng Bác Bộ mỏi có. Ngày nay
những cái đó đang mất dần.
Cùng vỏi sự phát triển ồ ạt của kinh tế thị trưòng, sự
tìm tòi sáng tạo của con nguòi và sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, nhiều năm trỏ lại đây không ít nhà đã chuyên
sổng bằng việc chăn nuôi gà công nghiệp, chim cút, lợn
giống mỏi hay nuôi chim, thú, cá cảnh. Đặc biệt những
năm gần đây nhiều địa phương đang tiến hành nuôi cá bè,
nuôi trăn, nuôi ba ba, ếch v.v. .. Đó là những chuyển động
rất mổi của ngành kinh tế chăn nuôi ỏ ngưòi Việt. Ngưòi
sưu tầm càn phải nghiên cứu và sưu tầm bàng hiện vật,
tài liệu và hình ảnh cả cái truyền thống - cổ truyền lẫn
những cái mỏi để giỏi thiệu nó trong dòng phát triển liên
tục của nghề chăn nuôi, của nông nghiệp Việt Nam.

3 - Nghề phụ của nông nghiệp:


Nông nghiệp theo mùa vỏi hai vụ chiêm, mùa, tháng
ba ngày tám là thòi vụ nông nhàn. Nhiều vùng đồng chiêm
trũng xưa kia chỉ cấy mỗi năm một vụ, thòi gian rảnh rỗi
lại càng nhiều, vỏi thòi gian rảnh rổi này, ngưòi Việt
thường làm các nghề phụ gia đình - đó là các nghề thủ
công chuyên hay chưa chuyên, đánh bát tôm cá theo mùa

98
hoặc buôn bán nhỏ v.v... Nhiều nghề gắn bó mãi vỏi nghề
nông như đan lát lúc thòi vụ nông nhàn, rèn nông cụ khi
chuẩn bị mùa cày cấy hoặc thu hoạch v.v... Và một số công
việc liên quan đến lao động thổ mộc như đào vác đất lập
nền, vét bùn thuê v.v. Dặc biệt kiếm cá tôm theo mùa thì
vùng đồng bàng nào cũng rất phong phú. Đàu năm đi bắt
ếch, đàu mùa mưa đi bắt cá đẻ; suốt mùa mưa đi kéo vó,
đánh dậm, đánh chài, đánh lưỏi, đăng, đơm v.v... Cuối mùa
mưa đầu mùa khô thì kéo lưỏi, đơm, đăng, chao tát v.v.
Mùa khô lại bát chuột, bắt rán v.v...
Mỗi mùa mỗi việc, chẳng có khi nào ngơi nghỉ.
N hiều vùng nông dân còn kết hộp trồng lúa vói nuôi
cá tự nhiên ỏ những cánh đồng sâu, những vùng đầm
thùng ngoại đê. Vùng đồng bàng sông Cửu Long việc
trồng lúa kết hộp vổi nuôi cá tự nhiên rất phổ biến.
M ùa khô cũng đồng thòi là mùa thu hoạch cá nuôi tự
nhiên sôi nổi của đồng bàng. Dưòng như vào gia đình
nông dân nào ỏ vùng đồng bằng cũng có thể gặp một
số đồ nghề thủ công như dao, cưa, đục v.v... và một
số ngư cụ thông thường như nom, vó, dậm, càn câu
v.v... Các nghề làm hàng xáo, làm bún, làm bánh v.v...
cũng tiến hành theo mùa và đặc biệt gắn liền vỏi các
phiên chợ quê. Ỏ một số nơi, các nghề phụ gia đình
đã phát triển thành nhũng làng nghề truyền thống
tương đối ổn định như làng gốm, làm mộc, làng dệt,
làng đúc v.v... nàm r ỉ i rác suốt từ Bắc tỏi Nam. Ỏ

99
những làng này hành nghề thủ công là chính, nghề nông
chỉ ỏ vị trí thứ hai, thậm chí đôi nơi họ không còn làm
nghề nông nữa. Làng nghề là một đề tài lổn xin được trình
bày ỏ một chuyên đề khác, bài này chỉ điểm qua một số
nghề phụ gia đình đang còn nàm trong khuôn khổ của m ột
gia đinh nông nghiệp - hành nghề vào thòi vụ nông nhàn
trong mối tương tác vỏi nghề nông. Ngưòi nghiên cứu -
sưu tầm ngoài việc tìm kiếm hiện vật còn phải ghi lại bằng
tài liệu ghi chép và tài liệu nghe nhìn (băng ghi âm, ảnh,
băng hình) tù cảnh đánh cá, hành nghề thủ công đến phiên
chợ quê. Có những cảnh sinh hoạt và hiện vật mỏi ngày
hôm qua và sỏm nay còn cảm thấy bình thưòng như cảnh
đánh bắt cá tập thể, cái lò hun khói đồ đan, sạp hàng xén
chợ quê; hay những dụng cụ đo lưòng như cái phương đong
thóc, cái đấu đong gạo v.v... sangxã hội công nghiệp hiện
đại đang dần trỏ nên khó tìm thấy.

4. Làng nồng nghiệp


Làng Việt là một đề tài lổn mà nhiều nhà sử học, dân
tộc học, xã hội học v.v... đã dầy công nghiên cứu. Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam càn kế thừa những thành quả
nghiên cứu quý báu đố, lấy những nét tinh tuý nhất để giỏi
thiệu trong bảo tàng, v ỏ i mục đích nghiên cứu phục vụ
trưng bày trong chuyên đề "Nông nghiệp Việt", ngưòi
nghiên cứu - sưu tầm càn phải ghi lại bàng hình ảnh các
mặt sau:

100
- Quang cảnh làng nông nghiệp ỏ các vùng khác nhau:
Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ; ở vùng trung
du, vùng đồng chiêm trũng và vùng ven biển v.v...
- Những cảnh quang gắn liền vối ỉàng nông nghiệp mỗi
vùng: đồng lúa, dòng sông, con kênh, bò đê, rặng cây chắn
cát, hàng dừa, luỹ tre, cây đa, bến nưốc, sân đình, giếng
làng, chợ làng, cổng làng, đuòng làng, ngõ xóni, đình chùa
làng, miếu thổ thần, ao làng, giếng làng, bãi chăn thả, hàng
cây ven đưòng, sân phơi - nhà kho hộp tác xã v.v...
- Hình ảnh làng nông nghiệp: cổng, hàng rào, nhà, sân,
vưòn, ao, đống củi, cây rơm, đống rạ, chuồng gia súc; bổ
trí nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, cây hương, cây cảnh trưỏc
nhà v.v...
Chú ý mỗi hình ảnh đó đều phải gắn vỏi sinh hoạt của
con nguòi nhân ngày mùa, ngày hội, ngày lễ tết v.v...
Nguòi nghiên cứu - suu tầm càn phải quan sát tinh tế
tìm ra cái hồn của làng nồng nghiệp mỗi vùng và sự biến
đổi của nó trong mấy chục năm qua để giỏi thiệu bằng
hình ảnh và tài liệu ghi chép thuyết minh.

5. Sự biến đổi của nông nghiệp ngưòỉ Việt trong mấy


chục nảm qua:

Trong sự phát triển chung cùa đất nước, mấy chục năm
qua nông nghiệp của ngưòi Việt cũng có sự biến đổi - đi
lên rất đáng mừng: từ chỗ chủ yếu độc canh cây lúa đang

101
dần dần đa canh, từ chỗ mỗi năm chỉ làm 1-2 vụ trỏ thành
nhiều vụ, tù chỗ nông nghiệp thuần tuý thù công cổ truyền
đến chổ đã có sự tác động tích cực của khoa học kỹ thuật
về giống, nông cụ, phân bón v.v... Với sự tiến bộ về chất
ấy đã đưa nưổc ta từ nưỏc phải nhập khẩu lương thực
thành nưỏc xuất khẩu gạo lổn thứ hai trên thế giỏi.
Mấy chục năm qua chăn nuôi cũng có sụ tiến bộ vượt
bậc về giống, kỹ thuật nuồi thả và phồng bệnh. Mặt khác
cũng xuất hiện nhiều kiểu loại chăn nuôi mối. Chăn nuôi
đang dần phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng.
Đã tù lâu nhiều ngành nghề phụ trong nông nghiệp
dần dàn chuyên biệt trỏ thành làng nghề như làng dệt,
làng gốm, làng đúc đồng v.v... tồn tại song hành trong làng
nông nghiệp hoặc tách khỏi hoàn toàn vỏi nông nghiệp.
Ngày nay đứng trưỏc đòi hỏi của nền kinh tế thị truòng
một số ngành nghề cổ không tìm được hưỏng phát triển
mỏi đã dần bị lụi tàn, mặt khác một số nghề cổ truyền
khác lại trở nên hưng thịnh, đồng thòi xuấỊ hiện nhiều
ngành nghề mỏi đáp ứng cuộc sống mỏi, hiện đại.
Làng nông nghiệp cổ truyền xưa vối(£ao tập quán, lệ
tục, hội hè v.v... có sự biến đổi sâu sắc tù sau Cách mạng
Tháng Tám và ngày nay cũng đang được thạy da đổi thịt
rất nhiều trưóc công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại
hoá đất nưđc. Đúng trước sự biến đổi ấy nguòi nghiên cứu
- sưu tàm phải lượm hái nó bàng dòng chẩy phát triển liên

102
tục của nông nghiệp Việt từ quá khứ xa xăm đến hiện tại
và hướng tỏi tuơng lai.

6. Các giải pháp cho việc nghiên cứu - sưu tâm vê


nông nghiệp Việt:

Ngưòi Việt là một dân tộc có số dân lổn, phân bố cư


trú rộng suốt từ Bắc đến Nam. Mặt khác nông nghiệp -
nông thôn là một lĩnh vực nghiên cứu rộng, là đối tượng
của nhiều ngành khoa học nhu nông học, dân tộc học, môi
trường, sử học, xã hội học, kinh tế học V .V .. Vì vậy, để cho
việc nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày giỏi thiệu về nông
nghiệp Việt, bảo tàng cần phải xác định rõ đối tưộng
nghiên cứu - sưu tầm của mình, khu biệt nó vói các ngành
khoa học khác để khỏi dẫm đạp lên nhau. Đồng thòi phải
có sụ phối hộp vối các ngành có liên quan để cùng giải
quyết tùng chuyên đề nghiên cứu và trưng bày chung.
Đặc biệt phải tiếp thu kế thừa nhũng thành quả nghiên
cứu của các ngành có liên quan nhàm đưa lại hiệu quả
nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày giỏi thiệu cao nhất cho
Bảo tàng.
Nguòi Việt phân bố rộng, hoạt động nông nghiệp lại
theo thòi vụ. Vì vậy, không thể cùng một lúc đi các địa
phương, do đó việc chọn điểm nghiên cứu - sưu tầm là rất
quan trọng. Điểm đó sao cho thoả mãn những tiêu chuẩn
đại diện cho cả vùng rộng lỏn. Song oái oăm thay của công
tác suu tầm là nhiều khi ỏ điểm đại diện mà ta chọn lại

103
không có những hiện vật mà ta cần. Hiện vật cần sưu tầm
nhiều khi lại nằm rải rác ỏ những làng quê hẻo lánh. Do
vậy, việc nghiên cứu - sưu tầm không những phải đi theo
tuyến, theo điểm, đi thành nhiều đợt dài ngán khác nhau
theo mùa, mà còn phải đặc biệt dựa vào các cơ quan nông
nghiệp và các bảo tàng địa phưong. Có thể nói họ là những
ông bà thổ công khá am hiểu về vùng đất của mình. Đồng
thòi phải xây dựng mạng lưổi cộng tác viên ỏ các địa
phưong là những ngưòi làm công tác giáo dục, vãn hoá,
lịch sù, nông nghiệp v.v... Hưỏng dẫn họ tỉ mỉ và họ sẽ
giúp chúng ta trong việc sưu tầm hiện vật.
Nông nghiệp và nông thôn là lĩnh vực nghiên cứu - sưu
tầm rộng. Vì vậy, nên xây dựng thành hệ thống bao gồm
các đề tài nghiên cứu - sưu tầm vừa và nhỏ, trong đó có
sự ưu tiên trưỏc sau cho từng khu vực và từng vấn đề thích
họp. Quá trình giải quyết từng đề tài tức là quá trình
nghiên cứu - sưu tàm. Có vậy, mổi có độ chín về mặt
nghiên cứu và đáp ứng kịp về mật sưu tầm những hiện vật
đang bị mất đi hàng ngày, hàng giò. Hiện vật nông nghiệp
đa dạng về chất liệu, kích thuòc, độ bền v.v... việc nghiên
cúu bảo tồn nó cũng là cả một vấn đề càn quan tâm.

* *

Nông nghiệp nưỏc ta luôn là mặt trận hàng đàu. Và


trong suốt chiều dài lịch sử ngưòi dân Việt Nam cũng sống

104
chủ yếu nhò nông nghiệp lúa nưổc như một cây chủ của
kinh tế - văn hoá Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu, sưu tầm
và giỏi thiệu nông nghiệp Việt ỉà mảng đề tài quan trọng
của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, và điều này củng trỏ
nên quan trọng hơn khi chúng ta đang bưỏc vào thồi kỳ
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nưỏc. Chúng ta nghiên
cứu - sưu tàm - bảo quản - trưng bày giối thiệu nông
nghiệp nguòi Việt trong sự phát triển không ngừng liên
tục của nông nghiệp và văn hoá Việt Nam. Nhằm giúp các
thế hệ ngưòi Việt Nam hiểu thấu quá khứ, hiện tại để cất
cánh bay vào tương lai.

105
HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯÒI TÀY

PTS. LA CÔNG Ý

Mùa xuân là mùa lễ hội. Theo lệ đã có từ lâu đòi, sau


khi các gia đình ăn tết Nguyên đán, đón năm mỏi và cúng
gia tiên, các bản nguòi Tày lại mỏ hội lồng tồng để cúng
thần bản và thần nông.
Truổc kia hội lồng tồng được tổ chức phổ biến ỏ hầu
kháp các vùng ngưòi Tày cư trú, từ Lạng Sơn, Cao Bằng,
Bắc Cạn, Thái Nguyên cho đến Tuyên Quang, Hà Giang,
Yên Bái, Lào Cai,... Giống như hội "khoi đao" của ngưòi
Dao, hội "ố pò" của ngưòi Sán Chay hay h ộ i"roóng poọc"
của ngưòi Giáy, hội lồng tồng của nguòi Tày là lễ hội cầu
mùa, thưòng thấy ỏ các cu dân nông nghiệp trồng lúa,
được tổ chức vỏi ý nghĩa là ngày đầu tiên trong năm mọi
ngưòi cùng bưỏc xuống đồng, mỏ đầu cho một vụ gieo cấy
mổi. Ỏ một số địa phương, hội được tồ chức vào một ngày
nhất định trong năm. Ví dụ ở huyện Chiêm Hoá (Tuyên
Quang) hội nhàm vào ngày 8-1. Ỏ huyện Quảng Hoà (Cao

106
Bàng) hội diễn ra tù đầu tháng giêng đến cuối tháng 2
Âm lịch, trong phạm vi huyện có tỏi 15 ngày hội ỏ 12 xã
khác nhau. Ngày 5-1 ở xã Độc Lập; 10-1 ỏ xã Tự Do; 12-1
ỏ xã Hạnh Phúc; 15-1 ỏ xã Phi Hải; 15 và 17-1 ỏ xã Hồng
Dịnh; 18-1 ỏ xã Hoàng Hải; 2-2 ỏ thị trấn Quảng Uyên;
15-2 ỏ xã Đại Sơn; 18-2 ỏ xã Tà Lùng; 19-2 ỏ xã Cách
Linh, 21; 22 và 24-2 ỏ xã Kiên Thành; 28-2 ò xã Cai Bộ.
Nhung ỏ nhiều nơi khác, hội lại không diễn ra theo nhũng
ngày nhất định mà năm nay là ngày này, sang năm có thể
vào ngày khác.
Hội lồng tồng cũng như bất cứ một lễ hội dân gian
nào khác gồm 2 phần: lễ và hội. Ỏ Cao Bãng phàn lễ bát
đầu từ tối hôm trưốc và diễn ra tại đền thò thần bản, nơi
được coi là linh thiêng nhất. Dền thưòng toạ lạc trên khu
đất cao, xung quanh có nhiều cây to, cành lá xum xuê,
phía sau là núi còn phía trưổc là ruộng hay một đám đất
rộng và bằng phẳng. Phần lỏn các ngôi đền chỉ là nhũng
căn nhà nhỏ, đơn so. Trên bàn gỗ hay bệ đá sát vách sau
có đặt 1 bát hương thò thổ địa, son thần ỉà những vị thần
theo trí tưỏng tượng của ngưòi đồi. Nhung cũng không ít
ngôi đền khá lỏn thò những vị thần là ngưòi thực hay một
nhân vật lịch sử. Ví dụ đền Kỳ Sầm ỏ Bản Ngần (xã Vĩnh
Quang, huyện Hoà An, Cao Bàng) thò Nùng Trí Cao - thủ
lĩnh của nguòi Tày, Nùng thế kỷ XI. Ỏ Tuyên Quang, Yên
Bái và Lào Cai người ta không làm lễ tại đền thò thần
bản mà dựng giàn cúng ngay trên cánh đồng.

107
Chi phí cho ngày hội lấy tù số sản phẩm mà những
ngưòi cày cấy trên phần ruộng công dành cho tế lễ phải
nộp hay do các gia đình trong bản đóng góp. Ỏ Cao Bầng,
Thái Nguyên, lễ vật đé cúng chỉ có các loại đồ ăn, thức
uống gồm rượu, thịt, xôi và một số bánh nhu bỏng, chè
lam, bánh khảo... ỏ Lào Cai, trên mâm lễ chung cùng vổi
1 con gà luộc, 1 bát tiết luộc, 1 xâu cá nưỏng, 2 đĩa xôi
(1 đĩa xôi đỏ, 1 đĩa xôi vàng) còn có 1 con dao nhọn, 1
cuộn vải mỏi dệt, hình nộm 2 con cá bằng giấy màu vàng
và 2 con cú bằng giấy màu đỏ, 2 chùm hoa bàng gạo rang,
và đáng chú ý hơn cả có 1 bát nưỏc thiêng lấy tù đàu
nguồn đêm 30 tết. Bên cạnh mâm lễ chung của cả bản
còn có những mâm lễ riêng của từng gia đình, mà có nơi
là 1 chai rượu, 1 con gà, 1 gói xôi, và một ít bánh, nhưng
có nời không có rượu, thịt mà chỉ gồm có bánh. Các loại
bánh được cho vào bát, xếp chồng lên nhau thành 4 hoặc
5 tàng, các tầng cách nhau bòi một tấm liếp nứa, mỗi tầng
có 4 bát. Tầng trên cùng là một cổ bánh khá đặc biệt gọi
là "pẻng bịoóc" (bánh hoa), làm bằng xôi giã nhuyễn, dát
mỏng và cát thành tùng dải nhuộm các màu khác nhau rồi
giăng lên một cái que dài khoảng 30-40cm tạo thành hình
chóp nón. Đặc biệt, trên mỗi mâm lễ đặt 2 quả còn, khâu
bàng những mảnh vải có màu xanh, đỏ, tráng, vàng khác
nhau, bên trong nhồi cát mịn hay thóc, ngô, hạt bông trộn
lẫn sỏi, ỏ giũa và có nơi cả bốn góc quả còn được đính
những dải vải màu tạo thành tua. Làm cỗ ngon và khâu

108
còn đẹp là dịp tốt để các bà, các chị, truỏc hết là nhũng
nàng dâu, con gái trong gia đình thể hiện tài nghệ và sự
khéo tay, nên dưòng như ỏ đây có một cuộc thi ngầm. Ai
cũng mong sao mình được mọi ngưòi khen ngợi, "chấm
giải". Vì thế, họ đã bỏ ra không ít thòi gian và công sức
để chuẩn bị mâm cỗ. Gạo nếp để đồ xôi phải giã thật
tráng, bỏ hết những hạt nứt, gãy và xôi phải gói thật vuông.
Gà phải chọn con thật béo và mổ thật khéo. Bảnh phải
thật nhiều loại. Phải bày mâm cỗ sao cho thật đẹp, đưa
lễ đến thật sỏm, từ lúc tròi còn chưa sáng rõ và mòi về
nhà càng nhiều khách càng tốt.
Tuỳ theo từng nơi mà chủ trì lễ cúng là thầy mo hoặc
ông "lềnh" (ngưòi được chọn ra để lo việc tế lễ của bản)
hay là trưỏng họ của dòng họ đến sinh sống, lập nghiệp ỏ
bản sổm nhất. Sau khi dâng lé vật, chủ tế khấn vái, cầu
xin thần thánh ra tay che chỏ, phù hộ cho bản làng được
yên vui, ngưòi ngưòi đều mạnh khoẻ, tránh khỏi thiên tai,
dịch bệnh, mưa thuận gió hoà, gia súc sinh sôi, mùa màng
tười tốt, "cây lúa mọc cao như cây lau, hạt thóc to như quả
bí đỏ". Lễ tiết cuối cùng và cũng là lễ tiết quan trọng nhất
trong cầu mùa là ''ván phần, ván phè" (vãi giống, má). Mỗi
gia đình chuẩn bị sẵn một ít hạt giống, thưòng gồm thóc,
ngô, bông,... lấy vải buộc túm lại, treo lên một cành cây
có hoa cám trưỏc cửa đền. Sau khi đọc lòi cúng nguòi chủ
trì buổi lễ dồn tất cả số hạt giống đó vào một cái dậu rồi
bốc từng vốc tung lên cao vỏi ý nghĩa ban phát hạt giống

109
thiêng của thần thánh cho nhà nông. Mọi ngưòi đua vạt
áo húng lấy bàng được vài ba hạt, mang về trộn vói hạt
giống cùa nhà mình chồ đến vụ đem gieo vỏi niềm tin
sẽ có một vụ bội thu: thóc tràn cót, ngô chật sàn, bông
đầy sọt...
Phần hội bát đàu vào sáng ngày hôm sau. Đến dự hội
không chỉ riêng dân bản sở tại mà cả những ngưòi từ các
bản khác, trong phạm vi bán kính vài km, đôi khi tỏi vài
chục km. Ngoài ngưòi Tày còn có cả ngưòi Nùng, nguòi
Sán Chay, ngưòi Dao,... ò các bản lân cận tỏi dự. Ngưòi
ta nô nức rủ nhau đến hội. Họ rồng rán trên những con
đường dẫn về nơi có hội. Khu vực diễn ra lễ hội đông nghịt
người, già có, trẻ có, nhung đông hon cả vẫn là thanh niên
nam nữ và các em nhỏ. Ngưòi ta đến dự hội để giao lưu
tình cảm, tìm gặp họ hàng, hỏi thăm ngưòi quen hay tâm
sự cùng bạn bè. Ngưòi nào cũng mặc bộ quần áo đẹp nhất
của mình. Họ chen vai, thích cánh, tấp nập nguộc xuôi,
ghé qua chỗ này, xà vào chỗ nọ. Một số ngưòi tranh thủ
mang hàng đến bán, chủ yếu là đồ ãn, thức uống, nào mía,
nào bánh, t r á i đ ô i nơi có cả trứng vịt luộc nhuộm phẩm
xanh, phẩm đỏ là thứ mà trẻ em rất thích.
Trong lễ hội, diển ra nhiều trò choi khác nhau. Có khá
nhiều trò hấp dẫn, thu hút đông đảo ngưòi tham gia hoặc
đến động viên. Chỗ này đánh cò tưỏng, chổ kia chơi tổ
tôm, hét kéo co, đánh quay, đánh càu lông, lại đến bịt mát
cầm gậy chọc nồi nưóc treo trên cao hay đánh hạt bàm

110
bàm (loại cây thân gổ, mỗi hoa kết 2 quả: 1 quả tròn, 1
quả dẹt, hạt có màu đen hoặc nâu bóng). Ỏ một số nơi
còn tổ chức múa su tử, đua ngụa, đua thuyền, vật, đẩy gậy,
chọi trâu,... Nhưng tung còn vẫn là tiết mục có súc lôi
cuốn, hấp dẫn hơn cả. Không có hội lồng tồng nào lại
không có tung còn. Bỏi nó vừa mang tính chất nghi lễ lại
vừa là trung tâm của hội. Khi bát đầu chuyển sang tung
còn, các trò chơi khác tạm thời tự giải tán và mọi ngưòi
không ai bảo ai, cùng nhau đổ dồn về chỗ cây còn. Đó là
một cày mai bánh tẻ dài từ gốc đến ngọn được chôn giũa
một đám ruộng to hay bãi đất rộng trưỏc đền. Ngọn mai
được quấn lại thành vòng tròn có đưòng kính khoảng
40cm, dán giấy đỏ. ớ giữa vòng tròn to là một vòng tròn
nhỏ hơn, có đưòng kính chừng 25cm bằng giấy vàng, có
noi một bên đề chữ "nhật" (mặt tròi, tưộng trưng cho
dương) còn bên kia ghi chữ "nguyệt" (mặt trăng, tuọng cho
âm). Những ngưòi tham gia tung cồn đứng 2 bên thành 2
hàng ngang. Nữ bên có chũ nhật, nam bên có chữ nguyệt.
Sau kằi đã cúng ỏ chỗ cột còn, vị chủ tế trao 2 quả còn
trên mâm lễ cho 2 thanh niên trai tráng trong bản ném
trưốc, rồi mỏi đến lượt mọi ngưòi tham gia. Trong tiếng
trổng thúc liên hồi, dồn dập và tiếng hò reo, khích lệ của
những ngưòi cổ vũ đứng xung quanh, họ cầm dây còn quay
mạnh rồi buông tay cho còn bay lên. Những quả còn đủ
màu sic xanh, đỏ, trắng, vàng đan chéo nhau xung quanh
"vòng tròn đích" trên đỉnh cột: quả đi, quà lại, quả lên,
quả xiống tựa như bầy chim én đang chao mình bay liệng

111
dưới tròi xuân. Ngưòi Tày tin rằng, tròi đất có giao hoà,
âm dương có kết họp vôi nhau thì con ngưòi ta mỏi mong
có được bình an, phúc lộc. Vì thế trò tung còn thưòng kéo
dài cho đến khi có một quả còn xé giấy, chui qua vòng
tròn đích mỏi thôi. Ngưòi tung quả còn đó đuộc coi là
"ngưòi hùng" của bản, vì đá có công mang lại cho dân bản
điều tốt lành, may mắn trong suốt một năm và đưọc trao
giải thưởng là một số tiền nhỏ, gói trong vải đỏ hay giấy
đỏ. Thưòng chẳng chóng thì chầy, trong hàng trăm quả
còn được tung lên, thế nào cũng có 1, 2 quả trúng đích,
nhưng cũng có khi tung mãi đến lúc hỏng hết các quả
còn mà vẫn không có quả nào trúng đích cả. Như vậy
thì thật là xui xẻo, và để giải xui, có nơi 3 ngày sau phải
cù nguòi mang súng kíp đến bắn thủng vòng tròn đích.
Chiều tối, sau khi phân phát hạt giống, phần lễ kết
thúc, nhưng phàn hội vẫn còn. Ngưòi ta thưòng chơi hội
đến tận đêm khuya, đôi khi còn kéo dài suốt đêm đến
sáng hôm sau. Bên gốc cây ven đưòng hay bên bò suối,
nam nữ thanh niên tụ tập lại vỏi nhau thành từng tốp. Họ
say sưa hát đối đáp theo các làn điệu dân ca truyền thống
quen thuộc như lượn hay phong slư. Tuỳ theo từng địa
phương mà lượn có những thể loại khác nhau. 0 Lạng Sơn
có lượn slương; còn ở Cao Bàng có lượn nàng ối, lượn then,
lượn cọi; ỏ Bắc Cạn, Tuyên Quang cũng có lượn cọi. Đó
là những bài hát có tính chất giao duyên mà cả lòi thơ lẫn
giai điệu đều mang đậm chất trữ tình.

112
Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc, nhưng dư âm
của nó còn đọng lại mãi trong lòng những ngưòi đã một
lần đến vổi hội lồng tồng. Khi hội tan, chia tay nhau ra
về, nguòi ta mang theo cả không khí tưng bùng, náo nhiệt
của ngày hội, sự hân hoan của những ngưòi nhận được hạt
giổng thiêng và tiếng reo vui khi quả còn sáp chạm đích.
Nhiều chàng trai, cô gái đã kịp tỏ tình, trao duyên. Họ
bịn rịn chia tay và không quên hẹn gặp lại nhau trong hội
tỏi ỏ bản khác và chính hội này, năm sau.

8 CCTNC 113
Y PHỤC CỦA NGƯÒI HMÔNG
a

ỏ HUYỆN SA PA - LÀO CAI


MAI THANH SƠN

Sa Pa là một huyện miền núi của tinh Lào Cai vỏi số


dân trên dưỏi 40.000 nhân khẩu, trong đó có tổi 53% là
ngưòi Hmông; còn lại là các dân tộc khác như Dao, Tày,
Giáy, Phù Lá, Kinh. Theo kết quả điều tra, ngưòi Hmông
ỏ Sa Pa thuộc hai nhóm: Hmông Đen (Hmồng Đu) và
Hmông Hoa (Hmông Lềnh). Ngoài ra còn phải ké đến
một nhóm vẫn tự nhận là "Hmông Pùa", song cho tđi nay
chúng tôi vẫn chưa tìm ra ý nghĩa đích thực của chữ "Pùa".
Một vài nhà nghiên cứu cho ràng đây chính là một bộ
phận nhỏ của nhóm Hmông Đen. Thòi điểm có mặt của
ngưòi Hmông ỏ Sa Pa được ghi nhận khoảng trên dưỏi
150 năm - theo ký ức về dòng họ của đại bộ phận cư dân
ỏ đây. Song cũng có thể đã có những nhóm Hmông đến
sỏm hơn, bỏi lẽ hầu iiết các tên địa danh ỏ Sa Pa hiện tại
đều được đặt theo tiếng Quan Hoả hoặc tiếng rìmống và
được cư dân Tày - Thái thùa nhận.

114
Về kinh tế, đồng bào Hmông ỏ Sa Pa vốn coi nông
nghiệp trồng trọt là nguồn sống chính. Các ngành kinh tế
khác như chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp gia đình hay
tưóc đoạt tự nhiên chỉ là những hoạt động bổ trộ. Tuy
nhiên, do sự khắc nghiệt của tự nhiên, diện tích đất trồng
lại thấp; nông nghiệp trồng trọt của họ không phải lúc
nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu đòi sống. Vì vậy, các hoạt
động kinh tế hỗ trợ có ý nghĩa rất quan trọng. Tình trạng
này vẫn tồn tại và chác chán còn kéo dài. Mặt khác, cũng
đang có sự thay đổi từng bưóc trong vai trò, vị trí của các
ngành kinh tế bổ trộ, khi mà công nghiệp du lịch đã tác
động sâu sắc đến Sa Pa và thủ công nghiệp gia đình bắt
đàu có xu hưỏng thương mại hoá.
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số tư
liệu về nghề dệt may của ngưòi Hmông ỏ Sa Pa. Các
vấn đề được đề cập đến chủ yếu liên quan tỏi nguồn
nguyên liệu, kỹ thuật dệt, nghệ thuật tạo dáng và tạo
văn của y phục.

1. Nguồn nguyên liệu.

Xưa nay ngưòi Hmông ò Sa Pa không trồng và dùng


sợi bông để làm vải. Nguồn nguyên liệu duy nhất cho nghề
dệt của họ tù nhiều đòi nay là sợi lanh. Cây lanh (choòng
mạng) được gieo vào tháng 3 âm lịch hàng năm - thòi điểm
bắt đầu mùa mưa. Đất trồng lanh được cày bừa kỹ và đập
cho toi mịn. Hạt lanh nhanh nảy mầm, gặp đất ẩm, chỉ

115
sau 3 ngày những lá mầm đầu tiên đã nhô khỏi mặt nương.
Vĩ thế, họ đã có thành ngữ:

"Pì nùng chi tủa mà chi giò mạng


Pì nùng chi luỵ mà chi giò đay", có nghĩa là:

Ba ngày không mọc, không phải cây lanh


Ba ngày không thối, không phải con gấu.

Lanh bao giò cũng được gieo rất dày, và do nó mọc


nhanh, mọc khoẻ nên lấn lưổt được các loại cỏ dại. Vì vậy
ngưòi Hmông không mất nhiều công chăm sóc, làm cỏ đối
vói các khoảnh nuơng lanh. Qua bổn tháng sinh trưởng,
đến giữa tháng 7 (âm lịch) cây lanh được thu hoạch. Ngưòi
ta cắt đến đâu, tuốt sạch lá đến đó rồi đem phơi khô. Sau
khi chuyển về nhà, các gia đình thường tập trung nhân lực
trong vài ba ngày để tưốc vỏ lanh và buộc thành từng cụm
nhỏ. Trưổc khi se thành sợi thô, những nám vỏ được bỏ
vào cối giã cho thật mềm và sạch lỏp bụi vẩy bên ngoài.
Việc chắp nối và se lanh thành sợi được những nguòi phụ
nữ Hmông kiên trì, bền bỉ làm trong nhiều ngày ỏ mọi
noi, mọi lúc, miễn là khi đó đôi bàn tay họ rảnh. Khi đá
có sội thô, ngưòi ta lại dùng xa quay (suo mạ) đánh cho
sợi thật săn chác. Lúc này sội lanh vẫn còn có màu vàng
nhạt và tương đối cứng. Muốn cho sợi tráng cần phải luộc
2 làn: lần thứ nhất luộc vổi nưổc tro bếp, lần thứ 2 luộc
vối nưóc sáp ong (chà m u, chà ăng tăng). Sau khi vỏt ra

116
khỏi chảo nuỏc sáp ong, sội lanh được bỏ lên đòn kê và
rồi dùng một con lăn bàng gỗ lăn cho thật nhuyễn cho tỏi
khi lọn sội khô hẳn mỏi thôi. Để có thể gỡ được nám sọi
lúc này đã rói tung, ngưòi ta dùng một đụng cụ có tên gọi
"cáy giáy". Cuối cùng các cuộn sợi lanh mỏi được đánh vào
các con suốt trưỏc khi mác vào khung cửi. Diện tích gieo
trồng lanh hàng năm của các gia đình phụ thuộc vào nhu
càu thực tế, nhà nào đông ngưồi thì trồng nhiều, nhà nào
ít ngưòi thì trồng ít. Đất trồng lanh bao giò cũng được ưu
tiên lựa chọn vối những tiêu chuẩn tốt nhất và có độ ẩm
cao. Lanh là thứ cây mọc khoẻ, có khả năng chống chịu
tốt; do vậy, trên thực tế hầu như chưa khi nào cây lanh bị
thất thu do tác động của thòi tiết và nguồn nguyên liệu
cho nghề dệt của các gia đình Hmông luôn đuộc đáp ứng
đầy đủ.
Kỹ thuật dệt của ngưòi Hmông ỏ Sa Pa đã có một
bưỏc tiến đáng kể so vổi nhiều vùng Hmông khác. Tại đây,
loại khung dệt cổ truyền do chính ngưòi Hmông sáng tạo
ựĩmổng tù) đã không còn được sử dụng nũa. Đó là loại
công cụ dệt tay còn khá đon giản mà khi dùng, bản thân
mỗi ngưòi thộ cũng trỏ thành một bộ phận hũu cơ của
khung dệt. Ưu điểm lỏn nhất của loại khung dệt này là
nó đon giản, gọn nhẹ, dễ làm và hoàn toàn thích nghi vổi
cuộc sống du cư nhịp độ cao. Nhược điểm của nó bộc lộ
ỏ chỗ năng suất thấp, hao phí sức lực nhiều và độ mịn của
vải thành phẩm kém. Kỹ thuật dệt kiểu này hiện cũng còn

117
phổ biến ở nhiều dân tộc khác đang cư trú ỏ Tây Bác và
Trưòng Sơn - Tây Nguyên.
Loại khung dệt mà hiện nay ngưòi Hmông đang sử
dụng có kiểu dáng, cấu tạo giống hệt của các dân tộc Tày
- Thái. Có lẽ do tiếp thu kỹ thuật dệt này của ngưòi Hán
tù thòi còn ỏ bên Trung Quốc nên họ gọi loại khung dệt
đó là "súo tù" (khung dệt Hán). Đây chỉ là một cách gọi
có tính uỏc lệ, bởi lẽ trên thực tế thì không chỉ ngưòi Hán
hay các dân tộc Tày - Thái mỏi biết làm khung cửi như
thế nào mà ngay cả ngưòi Muòng, ngưòi Kinh xưa kia cũng
dùng loại khung dệt có cấu tạo tương tự. Điều cần lưu ý
ỏ đây là trái vỏi xu thế có phàn bảo thù như ỏ các nhóm
Hmông khác, ngưòi Hmông ò Sa Pa dưòng như cỏi mở
hơn, năng động hơn, dám chấp nhận các yếu tố ngoại lai
trong đòi sổng của mình.
Cũng do tiếp thu được phương thức mỏi trong kỹ thuật
dệt, năng suất lao động cùa nghề này đã cao hơn hẳn. vỏi
khung dệt kiểu cũ (Hmông tù), mỗi ngưòi chỉ làm được
từ 2 đến 2,5 sải tay (3-4m) trong ngày; nhưng bằng khung
dệt mỏi (súo tù) họ có thể dệt được từ 3 đến 4 sải (4,5-6m)
vải. Trong toàn bộ quy trình dệt may của ngưòi Hmông,
việc dệt vải được xem là đõ tốn thòi gian nhất.
Chàm là loại hoá phẩm tự nhiên được nhiều dân tộc
sử dụng trong việc nhuộm hấp trang phụq. Ỏ vùng núi
miền Bấc có nhiều giống chàm thuộc các họ khác nhau và

118
mỗi dân tộc, mỗi vùng chỉ quen trồng và sử dụng một loại
hộp vói nhu cầu thẩm mỹ truyền thống của mình. Cây
chàm (ichoòng căng) của ngưòi Hmông ỏ Sa Pa thuộc họ
cây thân gỗ, được nhân giống bàng phương pháp dâm
cành. Cây chàm không kén đất, do vậy nó có thể được
trồng ỏ nhiều nơi như vườn gần nhà, trên các mảnh nương
hay xung quanh hàng rào của mổi gia đình. Đất dành để
trồng chàm không cần làm kỹ, thưòng chỉ cuốc võ một lưọt
là đã có thể xuống hom giống, gặp chỗ đất quá xấu mỏi
phải bón lót hoặc bón thúc. Chàm được trồng vào tháng
7, tháng 8 và thu hoạch vào tháng 4, tháng 5 âm lịch của
năm sau.
Trong thòi gian sinh trưởng, cây chàm được làm cỏ 2
lượt; lần đầu vào tháng 10, 11; lần sau vào khoảng tháng
2, 3. Khi thu hoạch, ngưòi ta lựa ra một số cành đem dâm
ỏ nơi đất ẩm đé làm giống cho vụ sau. Toàn bộ số thân
và lá chàm còn lại được đem ngâm nưỏc trong các thùng
gỗ lổn. Chò cho nhựa chàm tan hết vào nưổc (chừng 3-4
ngày) ngưòi ta mỏi vỏt bã ra và cho vôi vào quấy đều lên.
Khi dung dịch chàm - vôi láng đọng xuống đáy thùng họ
mổi chắt hết nưỏc đi và dùng vải dày vắt khô thành cao.
Thứ cao này đặc quánh, dành để dùng quanh năm; khi
nào muốn nhuộm cái gì đó chỉ cần lấy một ít cao chàm
pha thêm chút rượu rồi cho vào thùng quấy đều đến lúc
sủi bọt là có thể sử dụng được.

119
Nhuộm chàm cũng là công việc vất vả, mất nhiều thòi
gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Muốn có màu chàm
đen như ý, mảnh ỹải phải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều
lần, trong nhiều ngày. Nguòi ta thưòng ngâm vải trong
dung dịch chàm chùng một giò đồng hồ, sau đó mỏi vổt
ra để ráo nưóc rồi lại ngâm tiếp. Quy trình đó được lặp
đi, lặp lại 5-6 lần mỏi đem vải đi phơi. Khi nào mảnh vải
khô, nó lại đuộc mang vào ngâm tiếp; cứ như thế khoảng
8-10 lần. Thòi gian ngâm cho vải lên nưỏc đen bóng phụ
thuộc nhiều vào thòi tiết. Gặp kỳ náng ráo, mỗi mảnh vải
chỉ cần 3-40 ngày là có thể nhuộm xong; nhưng nếu tròi
mưa nhiều, phơi vải lâu khô, khoảng thòi gian đó có khi
kéo dài tỏi hai tháng. Chính vì đưộc nhuộm kỹ như vậy
mà màu chàm của ngưòi Hmông ỏ đây rất bền và luôn
cho cảm giác tươi mói.
Trên thục tế, mỗi bộ y phục Hmông - cùa cả nam và
nữ - bao giò cũng được cát may bằng nhiều chất liệu vảị
chứ không chỉ có vải lanh - thứ vải duy nhất mà họ dệt.
Quan sát y phục của cả nam và nữ chúng ta thấy có nhiều
bộ phận khác nhau: quần (chì), áo trong (shao tì), áo
khoác ngoài (shao khủa), mũ (mảo - đối vói nam), xà cạp
(cố chủ - đối vỏi nữ), khăn (phủa)... nhung chỉ có chiếc
áo khoác là được làm bàng vải lanh còn các bộ phận khác
đều đưộc làm bàng vải bồng mua từ chộ. Ngưòi Hmông ỏ
Sa Pa thưòng mua vải mộc (vải còn trắng) cùa nguòi Tày,
ngưòi Giáy hay vải cồng nghiệp về nhuộm hấp theo ý
muốn của mình để may mặc.

120
2. Nghệ thuật tạo dáng trong y phục.

Y phục của các nhóm Hmông Sa Pa tương đối thống


nhất về kiểu dáng. Sự khác biệt trong y phục của hai nhóm
Hmông Hoa và Hmông Đen chủ yếu thể hiện ỏ phương
pháp tạo văn trên tay áo nữ và trang phục dành riêng cho
ngưòi chết. Về mặt xã hội, không thấy có sự phân biệt vị
thế xã hội thé hiện qua cách phục sức; mặc dù trưỏc năm
1954, xã hội Hmông Sa Pa đã có sự phân hoá sâu sác.
Hiện tại, y phục của ngưòi Hmông ỏ Sa Pa là loại đa chức
năng, không có sự phân biệt cụ thể đối vổi các trạng huống
sinh hoạt khác nhau. Trong các dịp lễ tết, hội hè ngưòi ta
ăn bận quần áo mỏi hơn, đẹp hơn ngày thưòng hay khi
lao động sản xuất chứ không có lé phục dành riêng. Ngay
cả các thày cúng khi hành lễ cũng chỉ mang y phục thường
ngày, khác chăng đôi chút chỉ là ỏ chỗ họ thay chiếc mũ
bàng chiếc khăn đội đầu (phua ti hàu) có quấn giấy (uổn
tia) bên ngoài. Không có những nghi thức đặc biệt hay sự
kiêng kỵ xung quanh bộ y phục này. Nhưng dưối góc độ
xã hội chức năng của y phục không chỉ đơn thuần thể hiện
qua sự phân biệt giỏi tính mà còn thể hiện phần nào đó
ỏ quan niệm về hai thế giói - thế giđi cùa ngưòi sống và
thế giỏi tổ tiên.
Trong chức năng phân biệt giỏi tính, y phục thể hiện
sự phân biệt giữa nam và nữ trong cùng một cộng đồng
ngưòi. Đồng thòi, nó cũng thể hiện tính cố kết nội tộc,

121
khu biệt tộc ngưòi này vỏi tộc ngưòi khác ít nhất lã ỏ các
đặc trưng bên ngoài.
Ngoại trừ chiếc áo khoác (shao khủa) và chiếc mũ quả
dưa ịmảo) nam giỏi Hmông ỏ Sa Pa ăn bận tương đối
giống vỏi nam giói Hmông ỏ các vùng khác. Họ cũng mặc
quần dài cát theo kiểu chân què lá toạ, đũng và ống quần
đều rộng. Áo nam bao giồ cũng chỉ ngắn đến ngang bụng,
ống tay hẹp và cài cúc đồng ỏ nách. Riêng đối vỏi phụ nữ,
y phục đã có sự thay đổi đáng kể. Thưòng ngày, phụ nũ
Hmông Sa Pa không mặc váy mà mặc quần - loại quàn
ngán ống cao trên gối - tù đầu gối đến cổ chân đưộc quấn
xà cạp thật chặt. Ấo nữ dài hơn áo nam, ống tay rộng thêu
hoa ỏ hai cánh, các vạt trưỏc đều đặn và không có cúc. Nam
giỏi Hmông thưòng đội mũ còn phụ nữ đội khăn hình ống.
Trong bộ y phục Hmông Sa Pa có một điều rất đáng
lưu ý, đó là sự thống nhất về kiếu dáng của chiếc áo khoác
ngoài của cả nam và nữ. Nếu thoạt nhìn chúng ta khó có
thể phân biệt được những nét khác nhau giữa hai chiếc
áo. Và trên thực tế sự khác nhau quả thật cũng rất nhỏ.
Đây Ịà kiểu áo khá đặc biệt, không tay, không cúc và gần
vỏi chiếc "gilet" của phương Tây hon các loại trang phục
truyền thống của bất kỳ dân tộc nào đang cu trú ỏ miền
núi phía Bác. Để có một chiếc áo như thế, ngưòi ta cần
phải hồ sáp ong ('chà mu, chà ăng tăng) trên mặt vải lanh
đã nhuộm chàm (tau Hmông) cho lên nưổc đen bóng hệt
vải giả da hoặc da thuộc. Khi khâu áo cho ngưòi lổn, ngưòi

122
ta đo và cát chiều dài của áo theo cơ thể ngưòi mặc, còn
bề ngang thì họ giữ nguyên theo kích cõ vải đã được định
trên go khung cửi. Thân sau (can shao) của áo được ghép
lại từ hai tấm vải bầng một đưòng chỉ khâu chạy dọc theo
sống lung, còn hai thân trưóc của áo được ồuông xuôi chứ
không cài cúc. Chính chiếc áo khoác ngoài đã tạo nên sự
khác biệt lỏn nhất giữa trang phục Hmông Sa Pa vỏi các
địa phương khác. Trở lại vổi lịch sử phát triển của bộ y
phục, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề cần phải xem
xét duỏi góc độ tiếp biến văn hoá. Y phục của ngưòi
Hmông ỏ Sa Pa hiện tại đã có sự biến cách đáng kể so
vổi y phục cổ truyền còn thấy ỏ cư dân cùng nhóm đang
cư trú tại các địa bàn khác. Chúng tôi đã tìm trong nhiều
nguồn thư tịch cả trong và ngoài nưóc, đã so sánh vối tư
liệu điền dã ỏ nhiều địa phương, song không thấy ngưòi
Hmông ỏ đâu có cách phục sức nhu ngưòi Hmông ỏ Sa
Pa. Ngay cả ngưòi Hmông ỏ khu vực phía nam tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc) vốn có quan hệ về mặt nguồn gốc vỏi
ngưòi Hmông Sa Pa cũng có lối phục sức khác hẳn - mặc
dù về kỹ thuật làm vải họ không có gì khác biệt lỏn. Chúng
ta đều biết ràng, thông thưòng ngưòi Hmông thuộc các
nhóm địa phương khác nhau thì có cách phục súc khác
nhau; nhưng ỏ Sa Pa tất cả các nhóm Hmông đều có chung
một kiểu y phục, điểm khác nhau chỉ là ỏ các mẫu cũng
như cách tạo văn trên vải. Nhóm Hmông Hoa không chỉ
giỏi thêu văn mà còn rất thạo trong kỹ thuật làm "batic",

123
trong khi đó nhóm Hmông Đen chỉ biết thêu và chắp ghép
vải. Điều này chứng tỏ một điều là giữa các nhóm Hmông
ỏ đây đã có một thông số chung trong văn hoá và theo
nghiên cứu của chúng tôi thì cái thông số chung ấy không
có gì khác hon là sự ảnh huỏng của ngưòi Pháp. Sự biến
đổi trong y phục của họ có thể đã diễn ra dưỏi tác động
của văn hoá Pháp hồi đầu thế kỷ XX, thông qua nhà thò
và các giổi chức đạo Thiên chúa. Theo các tư liệu lịch sử
ghi nhận, cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, ỏ khu vực Sa
Pa dân cư còn khá thưa thót. Tổ chức xã hội của nguòi
Hmông ỏ đây khi đó còn lỏng lẻo, bỏi đa số các dòng họ
Hmồng đều mỏi chân ưỏt, chân ráo di cư tù nơi khác đến.
Điều này cũng có nghĩa là sự tác động của các thế lực, thế
quyền cũng như thần quyền nội tộc chưa mạnh mẽ nhu ỏ
các vùng khác. Lịch sử cũng có ghi nhận ràng, khi thực
dân Pháp từng bưổc áp đặt ách thống trị của mình lên Sa
Pa, vào năm 1918 cũng đã có một cuộc nổi dậy của ngưòi
Hmông dưổi sụ lãnh đạo của Giàng Chan Chin (Giàng
Sran). Nhưng cuộc khỏi nghĩa đã nhanh chóng bị dập tát,
bản tỊiân thủ lĩnh bị càm tù và từ sau đó các nhóm Hmông
ò đây đều nàm dưổi sự cai trị trực tiếp của ngưòi Pháp và
quan lại ngưòi Kinh. Việc tùng bưổc thay đổi đòi sống tâm
linh tôn giáo của cộng đồng ngưòi Hmồng được xem là
một trong những cơ sỏ cho việc thiết lập ách thống trị của
thực dân Pháp tại xứ sỏ này, bỏi lẽ nguòi Pháp đã sỏm
nhận thức ra đuộc một điều rằng đối vổi ngưòi Hmông thì

124
tâm thức tộc ngưồi phụ thuộc rất lỏn vào các niềm tin tôn
giáo sơ khai. Chính vì vậy, việc truyền đạo đã đưọc Savina
- một cha cố ngưòi Pháp - rốt ráo thực hiện và ông ta đã
đạt đước mục đích của mình. Ngay thòi kỳ thị trấn Sa Pa
mỏi đang manh nha hình thành (khoảng thòi gian từ 1918
đến 1932) đạo Ki tô đã chinh phục được một số tín đồ
ngưòi Hmông ỏ vùng đát này. Theo chúng tôi, có lẽ chính
các tín đồ mổi cùa Thiên chúa giáo đã là những ngưòi đầu
tiên cách tân bộ y phục của mình theo hưống tiếp cận y
phục phưong Tây. Không thể phủ nhận được những nét
giống nhau giữa chiếc áo khoác ngoài của ngưòi Hmông
ở đây vổi chiếc "gilet" mà ngưòi Pháp thưòng mặc. Cũng
không thể không thấy sự tương đồng giữa chiếc mũ của
nam giói vỏi chiếc mũ của các vị linh mục đạo Thiên chúa.
Sỏ dĩ chúng tôi có suy nghĩ như vậy là vì hai lý do co bản:
Thứ nhất: Bản chất của con ngưòi - nhất là ỏ những
nhóm ngưòi mà trình độ dân trí còn thấp - là hay học theo
những thần tượng của mình. Trong con mắt của các giáo
dân tân tòng, vị linh mục và nhũng ngưòi đồng đạo phương
Tây có thể được xem là mẫu mực về mọi mặt. Chính vì lẽ
đó họ đã bát chưỏc theo cách ăn mặc của ngưòi Pháp một
cách vô thức. Trong một thòi gian ngán, kiểu y phục mỏi
này đã đuộc hầu hết cư dân Hmông Sa Pa tiếp nhận. Có
thể nói đây là sự đột biến lốn nhất trong lịch sử trang phục
của dân tộc Hmông và Sa Pa cũng là nơi duy nhất thay
đổi theo hưđng này.

125
Thứ hai: Y phục cổ truyền của hầu hết các nhóm
Hmông ở nước ta nói chung, Sa Pa nói riêng, đều được
phân biệt rất rõ về mặt giổi tính. Và sự phân biệt này rõ
ràng là kết quả mang tính lựa chọn của một quá trình phát
triển lâu dài trong lịch sử y phục. Từ chỗ chỉ thuần tuý có
chức năng sinh học - che đậy và bảo vệ cơ thể - y phục
đã trỏ thành một dạng thức văn hoá mang tính xã hội cao
có thêm các chức năng mỏi như phân biệt giỏi tính, thẩm
mỹ và cả chức năng tồn giáo. Thế nhưng, vỏi chiếc áo
khoác ngoài, sự phân biệt về giỏi tính lại rất mò nhạt. Điều
này chứng tỏ rằng sự tiếp thu các yếu tố mỏi, ban đầu chỉ
dùng lại ỏ sự bắt chưỏc mang tính "thòi thượng" chứ chưa
có sự lựa chọn theo giỏi.
Trên thực tế, mặc dù đã tiếp thu nhiều yếu tố mổi,
nhưng ngưòi Hmông Sa Pa không hoàn toàn đoạn tuyệt
vổi quá khứ. Họ vẫn có riêng cho mình những bộ y phục
truyền thống để sử dụng trong các truòng hợp đặc biệt
như sinh đẻ, tang ma... Tù những bộ y phục đặc biệt này
cho phép chúng ta có thể liên hệ, so sánh để thấy được
sự biến đổi tương đối rõ nét.
Khi ngưòi phụ nữ có thai đến gần ngày sinh, họ thưòng
mặc váy chứ không mặc chiếc quần ngắn quen thuộc. Mọi
ngưòi giải thích ràng "mặc váy cho dễ đẻ", nhưng rất có
thể điều này còn biểu hiện một nghi thức nào đó mà ngay
cả nhũng ngưòi trong cuộc cũng không còn nhỏ. Chiếc váy
(ta Hmông) chính là một biểu tượng của ngưòi phụ nữ -

126
ngưòi mẹ và mặc váy khi sinh đẻ phải chăng là một lòi
nhác nhỏ gián tiếp đối vỏi đứa trẻ sơ sinh về nguồn cội
của mình.
Cũng tưong tự như vậy, khi giã tù cuộc sống trần thế,
những ngưòi phụ nữ Hmông cũng được con cái mặc cho
bộ váy áo truyền thống bảng vải lanh (2 váy, 6 áo) "để
sang thế giói bên kia, tổ tiên còn nhận ra mình cũng là
ngưòi Hmông". Có một hiện tượng mà những ngưòi
Hmông Sa Pa hiện nay không lý giải nổi là tại sao khi
ngưòi đàn ông chết đi, lúc khâm liệm ông ta cũng được
mặc những chiếc áo nữ (2 quần nam, 6 áo nữ). Theo chúng
tôi, điều này có thể liên quan tỏi vai trò cùa ngưòi phụ nữ
trong đòi sống tín ngưỡng từ thòi xa xưa. Ỏ ngưòi Dao
Đỏ cũng có một hiện tượng tưong tự: trong lễ cấp sác
bao giò nguòi đàn ông được cấp sác hôm đó cũng phải
mặc chiếc áo nữ. Và họ giải thích rằng chỉ có nhu thế,
"Hoàng Thiên" mỏi nhận ra mình là nguòi Dao, mổi công
nhận tu cách làm ngưòỉ cho mình. Nhiều học giả cho rằng,
xưa kia chính những nguòi phụ nữ mỏi giữ vai trò chủ
đạo trong đòi sống tôn giáo, mói được coi là chiếc càu
nối giữa thế giói thực vổi thế giỏi ảo. Và có lẽ vì vậy
mà ngưòi đàn ông Hmông buộc phải mặc áo nữ khi về
vỏi tổ tiên - cũng là để "tổ tiên dễ nhận ra con cháu
ngưồi Hmông mình". Bộ y phục để mặc khi chết rất
quan trọng đổi vổi mỗi ngưòi. Do đó ngưòi Hmông ỏ đây
mổi có thành ngữ:

127
"Sai chi nỏ nông
Tùa phải mùo chì shao", có nghĩa là:

Đói không ăn giống (thóc, ngô giống)


Rách cũng phải để dành quàn áo mặc khi chết.

Và vói tư cách là những bộ y phục mà khi mặc là để


nhác nhỏ cội nguồn, để có thể đối thoại vổi tổ tiên, chúng
ta có thể coi đây chính là y phục mang nhiều dáng nét
truyền thống nhất.
Đối vổi trẻ em ỏ mọi lứa tuổi, lối phục sức của chúng
không khác nhiều so vói những ngưòi lđn thuộc cùng giỏi;
sự khác biệt lỏn nhất chỉ thé hiện ỏ chiếc mũ: nó thưòng
được gán thêm nhũng đồng xu bạc và đính nhũng tua chi
màu. Theo quan niệm dân gian, bạc trắng có thể tránh
đưộc tà ma và chống gió. Riêng vỏi nhũng tua chỉ màu,
bao giò ngưòi ta cũng coi màu đỏ - màu của mào gà trống
- là màu chủ đạo còn các màu khác chỉ làm nền và thuần
tuý mang ý nghĩa thẩm mỹ. Rõ ràng ở đây ít nhiều có thể
hiện dấu ấn của tục thò gà trống - một con vật được coi
là vật thiêng theo truyền thuyết Hmông.

3. Nghệ thuật trang trí trên vải


Ngưòi Hmông ỏ Sa Pa biết đến hầu hết các phương
pháp trang trí trên vải mà những ngưòi đồng tộc của họ
ỏ nơi khác vẫn đang làm; tù chắp ghép vải, kỹ thuật in
sáp ong đến thêu chỉ màu. Thậm chí họ còn hơn hẳn ỏ kỹ

128
thuật chàm chỉ - một hình thức tạo văn dưòng như chỉ
thấy ỏ Sa Pa.
Phương pháp chắp ghép vải có lẽ là dấu vết của nền
"văn minh da thú" vốn có từ xa xưa hiện còn được bảo lưu
ỏ ngưòi Hmông và một số dân tộc khác đang sinh sống ỏ
miền núi phía Bác. Ngưòi Hmông Sa Pa thưòng can ghép
ống tay áo của cả nam và nữ. Đối vỏi nam giỏi đó là một
khoanh vải khác màu ỏ ngay cửa tay áo. Nó hiện diện vỏi
tư cách là "tàn dư" hơn là một hình thức trang trí. Trên
tấm áo của phụ nữ, ngoài một khoanh vải khác màu ỏ cổ
tay như áo nam giỏi còn có nhiều khoanh vải màu khác
nhau ỏ cánh tay áo, liền vổi phần hoa văn thêu và thể
hiện chức năng thẩm mỹ rõ rệt. Can vải chỉ áp dụng cho
chiếc áo trong ịshao tì) chứ không thấy ò quần hay chiếc
áo khoác ngoài. Một số phụ nữ cho rằng chính những
khoanh vải màu trên áo của họ là một trong những yếu
tố để nhận biết "ngưòi Hmông mình vối nhau", dù họ có
ỏ nhóm nào đi nữa. Và quả vậy, đó là hiện tượng không
chi thấy ở Sa Pa mà còn bát gặp ỏ cả các nhóm Hmông
khác trên cả nưỏc. Không còn nghi ngò gì nữa, đây cũng
chính là một trong những dấu hiệu biểu trưng đặc tính tộc
ngưòi. Nhưng hiện tượng can ghép vải trên ống tay áo cũng
không chỉ có ỏ ngưòi Hmông mà cỏn thấy ỏ nhiều dân tộc
khác nữa đang cư trú trong cùng khu vực cũng như ỏ nam .
Trung Quốc, nhất là ỏ các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ
Tạng - Miến. Vấn đề ai chịu ảnh hưòng của ai là điều rất
khó lý giải.

9 CCTNC 129
In sáp ong (batic) là dạng kỹ thuật sơ khai của nghề
in hoa trên vải hiện chỉ tồn tại ỏ một số dân tộc trong
phạm vi khu vực Đông Nam Ấ - trong đó có Hmông và
Dao. Theo phương pháp này, ngụòi ta nấu sáp ong nóng
chảy rồi dùng nó làm mực vẽ hoa văn lên vải tráng, khi
nào sáp khô sẽ đem nhuộm chàm và những chỗ vải được
vẽ sáp ong sẽ không bị chàm thấm. Sau đó ngưòi ta đem
mảnh vải đã nhuộm chàm đun trong nưỏc nóng, sáp ong
tan chảy sê để lại những hoa vãn màu trắng trên nền chàm
đen. Bàng kỹ thuật này những nghệ nhân nghiệp du ngưòi
Hmông đã có thể in được những mảng hoa vãn đẹp, giàu
ấn tượng trên váy của phụ nữ và mặt địu trẻ em. ó Sa Pa,
hiện chỉ có nhóm Hmông Hoa (chủ yếu đang cư trú tại
các xâ Hầu Thào, Lao Chải, Tả Van...) còn biết đến kỹ
thuật này, nhưng từ khi họ chuyển sang mặc quàn ngán,
nó cũng đang dần dà mai một.
Thêu văn là phưong pháp áp dụng cho nhiều bộ phận
y phục như cổ áo khoác (plồng shao), tay áo trong (lâu tì
shao), thát lưng (slằng sông, slằng tỉ), yếm (cầy shao, páo
tử), địu trẻ (nhà) v.v... Ỏ đây ngưòi ta áp dụng nhiều kỹ
thuật thêu khác nhau: tù thêu lát, thêu chéo mũi đến khâu
đột, tuỳ theo yêu cầu của từng dạng hoa văn cụ thể. Chỉ
thêu xưa kia chủ yếu là chỉ to tàm được nhuộm bàng các
chất liệu địa phương, ngày nay, do tác động cùa kinh tế
công nghiệp nguyên liệu dùng trong thêu thùa chủ yếu
là sội len. Thèo kinh nghiệm dân gian, các mẫu thêu

130
được thể hiện bàng chỉ tơ tàm bao giò cũng đẹp và bền
màu hdn so vói sợi len. Nhưng ngược lại, năng suất lao
động vổi chất liệu truyền thống thưòng không cao, giá bán
chỉ tơ tằm lại đắt do vậy ngày nay ngưòi ta dùng chỉ len
là chính.
Chằm chỉ (làng) là một cách thức tạo văn khá đặc biệt,
thể hiện tập trung trên tấm áo khoác (shao khủa) và cũng
chỉ thấy ở ngưồi Hmông Sa Pa chứ không thấy ở các nhóm
Hmông hay các dân tộc khác. Trên nền chàm đen, những
đưòng viền đều đặn bàng chỉ tráng ỏ cả vạt trưổc (làng
già shao) và vạt sau (làng can shao) đã đem lại hiệu quả
thẩm mỹ khá đặc biệt. Mặc dù tất cả các đưòng chằm chỉ
tạo ra một dạng văn rất đơn giản mà ngưòi Hmông quen
gọi là "túo lô'' (dấu chân chuột) nhưng ấn tượng mà nó
gây nên lại rất dễ cảm nhận bỏi sụ tương phản của hai
màu đen - trắng.
Mẫu hoa văn y phục được thể hiện khá phong phú vỏi
các dạng chính như văn kẻ, văn hình học, văn cách điệu
theo phả hệ mặt tròi... Khác vổi ngưòi Dao Đỏ đang cư
trú cận kề, trong các mẫu hoa văn của ngưòi Hmông không
có bóng dáng của con ngưòi hay các loại vật nuôi trong
nhà như chó, mèo, gà. Đặc điểm chủ yếu của hoa văn
Hmông là tính ưỏc lệ rất cao, không còn thấy sự sao
chép đơn thuần tù các nguyên m ẫu trong tự nhiên.
Ngưòi Hmông ỏ Sa Pa hầu như không còn nhổ tên các
mẫu thêu của mình dưổi dạng nguyên thuỷ. Một số mẫu
131
hoa văn thuòng được quy nguyên theo tên các loại lá; các
con vật sống trong tự nhiên như ốc, cua; các vật dụng gắn
vối ngưòi phụ nữ như xa quay sợi, lược chải tóc hay các
hiện tượng dễ thấy trong tàm nhìn như dấu chân chuột,
dấu chân chó. Tuy nhiên, để có thể tìm thấy bóng dáng
của nguyên mẫu trong các hoạ tiết hoa văn cụ thể là điều
hoàn toàn không dễ. Điều này chứng tỏ rằng nghệ thuật
tạo văn trên vải của họ đá xuất hiện từ rất sỏm, phải có
một quá trình phát triển lâu dài, mỏi có thể đạt đến trình
độ mà ỏ đó tính cách điệu đã hoàn hảo tỏi mức khó nhận
ra sự trần trụi của nguyên mẫu. Việc giải mã các "ký hiệu
- ngôn ngữ" của hoa văn Hmông cồn đòi hỏi nhiều công
sức của các nhà khoa học. Truyền thuyết của ngưòi Hmông
kể lại rằng, xưa kia ngưòi Hmông cũng có chữ, song do
thua trận (trong cuộc chiến vói ngưòi H án) nên phải bỏ
chạy và để giữ lại chữ viết của mình họ không có cách nào
khác là phải nhò ngưòi phụ nữ thêu chữ lên váy. Vì thế
theo quan niệm dân gian khá phổ biến thì bản thân các
hoạ tiết hoa văn của họ cũng đã là một dạng tự để biểu
đạt ngôn ngũ. Truyền thuyết đưdng nhiên chỉ là một thứ
phương tiện để thé hiện những khát vọng của một cộng
đồng ngưòi. Tuy nhiên, không vì thế mà hoa văn Hmông
mất đi chức năng ngổn ngữ tự nhiên của mình. Đó là sự
thể hiện một cách tập trung những quan điểm và giá trị
thẩm mỹ cùa một cộng đồng tộc ngưòi, là sự phản ánh
mối quan hệ giữa con ngưòi vổi tự nhiên và xã hội một

132
cách thuần khiết nhất. Đặc điểm thứ hai của hoa văn
Hmông Sa Pa là tính phổ biến - hay nói cách khác ỉà tính
thống nhất về mặt tộc ngưòi - rất cao. Đây chính là hệ
quả của quá trình truyền bá kiến thức bản địa trong phạm
vi cộng đồng. Các dạng mẫu mã hoa văn, các kỹ năng thực
hành được truyền tù đòi này sang đòi khác, tù người này
sang ngưòi khác một cách tự nhiên, không khiên cưỡng.
Nó trỏ thành thói quen, thành yếu tố tâm lý thẩm mỹ mang
tính cộng đồng, mặc nhiên được thùa nhận, được duy trì
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì thế, sự thay đổi
ỏ đây rất chậm, đột biến hầu như đã không xảy ra đối vổi
các mô típ hoa văn và dường như đó cũng là yếu tố bẹn
vũng nhất trong bộ y phục Hmông Sa Pa. Trong ehiếc áo
khoác của ngưòi Hmông ỏ đây, chúng ta thấy rất rõ sự
cách tân, nhung họ vẫn giữ lại một bộ phận hoa văn trên
cổ như một gạch nối vỏi y phụp cổ truyền. Mặt khác, chất
liệu để tạo văn trong những năm qua đã có sự chuyển đổi
tù chỉ tơ tằm sang chỉ bông, chỉ len, song mẫu mã hàu như
vẫn giũ được dáng vẻ truyền thống. Một đặc điểm nữa
cũng rất dễ nhận thấy trong cách tạo văn của ngưòi
Hmông ỏ đây là họ thưòng sử dụng phương pháp thêu nổi
trên các mảnh vải ròi rồi mỏi ghép vào y phục. Bản thân
những mảnh ghép cũng trỏ thành một bộ phận hữu cơ của
hệ thống hoa văn dưỏi các dạng và kích cõ khác nhau.
Đây phải chăng là một giai đoạn chuyển tiếp trong lịch sử
phát triển y phục, từ sự chắp ghép các mảnh vụn - tàn dư

133
của "văn minh da thú" - sang nghệ thuật cắt may trên vải.
Hình thức tạo văn nhu thế, theo chúng tôi là còn tương
đối nguyên thuỷ và hiện nay chúng ta chỉ tìm thấy ỏ một
số dân tộc. Khi tạo văn bằng phương pháp thêu, nguòi
Hmông cũng rất chú ý đến cách pha màu sao cho mổi
mảng hoa văn đều có chiều sâu và những đưòng nét chủ
đạo đều nổi bật. Chính vì vậy, sự phân bố hoa văn Hmông
trên y phục ỏ đây dù không nhiều song luôn gây được ấn
tượng mạnh.
Tóm lại, là một trong những dạng thức văn hoá vật
chất, y phục Hmông Sa Pa không chỉ có chức năng che
đậy và bảo vệ cơ thể mà còn biểu hiện rất rõ chức năng
xã hội cũng như quan điểm thẩm mỹ của họ. Mặt khác,
nó còn phản ánh khá trung thực, khách quan quá trình
tiếp biến văn hóá của một tộc ngưòi ỏ một vùng đất luôn
có những biến động lịch sử. Đây thực sự là một nguồn
tu liệu quý cho các nhà nghiên cứu dân tộc học, vãn
hoá học cũng như sử học khi nghiên cứu về ngưòi Hmông
ỏ nưổc ta.

134
VÀI NÉT VỀ NGHỀ DỆT TRUYÊN THốNG

CỦA NGƯÒI TRIÊNG ỏ QUẢNG NAM

PHẠM VĂN LỢI

Dệt vải là nghề thủ công truyền thống tương đối phát
triển của ngưòi Triêng, một nhóm thuộc dân tộc Giẻ -
Triêng, cư trú tập trung ở huyện Giằng (Quảng Nam) và
Ngọc Hồi (Kon Tum). Trong ngôn ngữ cùa họ dệt cũng
là đan (tanh) tanh d e tapang (đan váy - dệt váy), tanh cle
moong (đan tấm khoác - dệt tấm khoác), tanh clai (đan
khố - dệt khố)...
Truóc kia ngưòi Triêng trồng gai để dệt vải, như phần
lỏn các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Kho me ỏ
bác Tây Nguyên1. Đến đầu thế kỷ này, bông trở thành
nguyên liệu chính. Hiện nay một số gia đình ở đây đã dùng
sợi len và chỉ - sản phẩm công nghiệp để thay thế...

1. Trần Cát, Nghề thủ cống truyền thổng ò nhóm cư dân Môn - Khổ
me Bác Tây Nguyên, Tạp chí Dân tộc học, só 3/1983, tr.27.

135
Bài viết nhỏ này sẽ giỏi thiệu vài nét về nghề dệt truyền
thống của ngưòi Triêng ỏ tỉnh Quảng Nam, trên ba góc
độ: công cụ, kỹ thuật và sản phẩm.

1 - Công cụ:

Bộ công cụ được sử dụng trong nghề dệt của ngưòi


Triêng nơi đây khá hoàn chỉnh, gồm một số thứ chủ yếu
như sau:
- Nghét: Nghét được làm bàng gỗ, dùng để tách bông
khỏi hạt. Phần đế của công cụ này dài tù 60 đến 70cm,
rộng khoảng 20cm, dầy 5-7cm, tạo hình tựa chiếc hộp đàn
violon. Đàu phình to của đế được lắp vào hai thanh gỗ
cao 35cm, dày 3cm, rộng 7cm vuông góc vói đế và song
song vối nhau. Cách đỉnh trên hai thanh đứng này chừng
5cm có hai trục tròn, đầu to đầu nhỏ. Đầu to phía ngoài
thanh đứng được tạo rãnh như bánh răng, đối nhau. Đầu
nhỏ của trục dưỏi dài hon nối liền vỏi một tay quay. Khi
xoay tay quay theo chiều kim đồng hồ, chuyển động của
trục đưỏi sẽ truyền lên trục trên qua bánh răng, hai trục
cùng quay nhưng ngược chiều. Phía dưói hai trục thưòng
đuọc bịt kín bàng những tấm ván mỏng, ngăn không cho
hạt bông bắn ra ngoài lẫn vào. sội bông.
- Cnlm míc: Một thanh cật tre rộng khoảng l,5cm, dài
60-70cm, hai đầu thu nhỏ lại. Một đoạn dây mây vót tròn,
nhỏ. Uốn cong thanh tre, buộc sợi mây vào hai đàu, tạo
độ căng cho dây là đã được chiếc crưm míc để bật bông.

136
- Đer ver: Đây là dụng cụ quấn sội. Phần chính của
đer ver là khúc gỗ to, mặt trên có lắp một đoạn gỗ tròn,
đưòng kính khoảng 2cm. Dùng một ống tre úp ra bên
ngoài đoạn gỗ này. Trên đầu ống tre đục bốn lỗ tạo thành
hai cặp thông nhau, đưa vào đó bốn thanh tre, đầu ngoài
có hĩnh chữ "V" dùng để giữ sợi. Khi sử dụng đer ver đoạn
gỗ tròn trỏ thành trục đứng, ống tre quay quanh trục đó.
- Yu: yư tương tự xa quay sợi của dân tộc Kinh, có hai
trục quay, truyền chuyển động cho nhau nhò một sợi dây.
Lúc ta xoay trục có gắn tay quay, trục kia chuyển động
theo. Ngưòi Triêng đã lợi dụng chuyén động này để kéo
bông thành sợi.
- Sasâu tatanh: Đây là bộ dụng cụ biến sợi thành vải,
tương tụ nhu công cụ dệt ỏ các tộc ngưòi khác sinh sống
trên vùng Trưòng Sơn - Tây Nguyên1, không giống kiểu
khung dệt thủ công của ngưòi Kinh, ngưòi Thái hay ngưòi
Mưòng... Nó bao gồm nhíeu bộ phận hoàn toàn tách ròi nhau,
giữa chúng chỉ có sự liên hệ khi sọi đã được mác vào.
Nếu tính từ phía ngưòi dệt, sasâu tatanh bao gồm
nhũng chi tiết sau:
- Mư chado: Gồm một miếng gỗ mỏng, rộng bản, hơi
cong và vài sội dây dùng để níu chặt một đầu khung vào
lưng nguòi dệt.

1. Trần Cát, Nghề thủ công truyền thống ò nhóm cư dân Môn - Kho
me Bác Tây Nguyên, Tạp chí Dân tộc học, só 3/1983, tr.27.

137
- Panol: Gồm hai thanh tre hoặc gố, đưòng kính
khoảng 5cm. Một thanh dùng để cuốn giữ phần sội chưa
dệt, thanh còn lại cuộn phàn vải đã dệt.
- Panấc: Cũng là một thanh gỗ mỏng nhung thẳng, bản
rộng chừng 7cm, một đầu vát nhọn. Panấc được dùng để
tách hai lổp sội trên, dưổi, lấy khoảng trống luồn sội ngang
qua và dập các sợi này vào sát nhau cho tấm vải dầy đều.
Nó có tác dụng như chiếc go trong khung dệt của ngưòi
Kinh.
- Taco: Đây là một đoạn tre hoặc gỗ tròn, đưòng kính
khoảng l,5cm, trên thân có nhiều vòng chỉ, số lượng bằng
nửa số sợi ngang của tấm vải định dệt. Bộ phận này có
tác dụng bằng 1/2 chiếc go trong khung dệt của nguòi
Kinh. Khi nhấc taco lên, cứ. cách một sợi thì một sợi dọc
của tấm vải đang dệt được kéo theo, tạo điều kiện cho
ngưòi dệt đưa panấc qua và sau đó là sội ngang.
- Đang: Đang gồm hai thanh tròn, đưòng kính chừng
4cm, có tác dụng như taco cho nửa số sội dọc còn lại, nó
được luồn sẵn vào giữa hai hàng sội.
Ngoài ra, bộ khung dệt ở đây còn có thêm 4 bộ phận
nữa, đó là taco đớs, bành, chaló và chama. Taco đớs lấy
tù đoạn thân cây tigor, đưòng kính khoảng 0,8cm, giúp
ngưòi dệt có thể tách đuợc những sợi dọc dính vào nhau
ỏ vị trí đôi tay họ không vổi được. Bành và chalo là hai

138
thanh trên cùng của sasâu tatanh, nơi chân ngưòi dệt đạp
vào tạo độ căng cho khung khi sử dụng. Chama là một
thanh tre nhỏ và nhẵn, có tác dụng như con thoi, dùng để
cuộn và luồn sợi ngang qua, lại giữa hai hàng sợi dọc...
Tất cả các chi tiết kể trên trong sasâu tatanh của người
Triêng nơi đây đều có chiều dài khoảng lm, độ dài đủ để
có thể dệt được những sản phẩm có chiều ngang rộng nhất
cho đến các tấm vải khổ hẹp. Điều này khác hẳn vỏi dân
tộc Mạ cư trú ỏ huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), khi họ luồn
có tối ba loại khung dệt vổi chiều rộng không bằng nhau
để dệt ra những khổ vải rộng hẹp khác nhau1.

2 - Kỹ thuật:
Từ quả của cây bông (capás) đến khi có được tấm vải,
việc dệt của ngưòi Triêng cũng phải trải qua nhiều khâu
kỹ thuật như các nhóm ngưòi khác, đó là: kéo sội, nhuộm
màu và dệt.
a - Kéo sợi: Quả bông thu hoạch về được phơi cho thật
khô, sau đó dùng nghét tách bỏ hạt. Khi làm công việc
này, nguòi ta ngồi ỏ phía có tay quay của chiếc nghét,
một chân đè lên phần đế thu nhỏ, tay phải nắm tay quay,
xoay theo chiều kim đồng hồ, tay trái đưa quả bông vào
giữa hai trục gỗ; Lục quay sẽ cuốn phần sợi bông ra ngoài,
hạt bông được giữ lại.

1. Tư liệu đièn dả của ngưòi viết trong chuyến đi công tác tại huyện
Bảo Lâm (Lâm Dòng) tháng 10/1996.

139
Bông sội được dàn đều trên những chiếc nia, chiếc
mẹt... ngưòi bật bông một tay càm chính giữa thanh cật
tre của chiếc cnlm míc, tay kia liên tục kéo dây lên phía
trên rồi buông ra, tạo sức bật để sợi dây đập vào làm cho
bông nhuyễn lại vối nhau. Bông bật xong được cuộn lại
thành tùng "con" bàng ngón tay, dài 30-40cm rồi dùng yư
kéo thành một sợi dài, quấn vào những que nhỏ, gọi là
três. Khi kéo sợi, yư được đặt dưỏi mặt đất hay trên sàn
nhà, ngưòi sử dụng ngồi cạnh, đặt hai chân lên thanh gỗ
đế, tay phải cầm tay quay, xoay đều thuận chiều kim đồng
hồ, tay trái lấy tùng "con" bông dùng lực xoay của yư kéo
thành sội, giữ cho săn đều rồi thả tay, từ từ cuốn sợi vào
três. Sợi bông từ các três sẽ đưọc cuốn thành từng "tay" sợi
nhuộm màu.
b - Nhuộm màu: Ngưòi dân nơi đây không dệt vải bằng
loại sội tráng chua nhuộm màu, sợi trắng chỉ sử dụng khi
dệt hoa văn. Sội thưòng được nhuộm các màu chàm, đỏ
và vàng. Phẩm nhuộm truyền thống chế từ các loại cây cỏ,
hoa lá có sân trong thiên nhiên quanh vùng.
Màu chàm là màu co bản, đưộc sử dụng nhiều nhất
làm nền cho các loại váy, khố, tấm khoác... Đế có được
màu này, ngưòi Triêng dùng lá cây trum ngẩm nưổc trong
ché 3 ngày 3 đêm rồi vỏt bỏ hết xưong và cuống lá; họ
đốt cháy vỏ ốc (pachau), lấy than giá nhỏ bỏ lẫn vào,
dùng tay khoáng nưóc cho tan đều, xong để cho nưóc láng
xuống. Phần trong ỏ phía trên được đồ đi, phần đặc dưổi

140
đáy tiếp tục được đem lọc qua gùi (tàmàn) để hết nuỏc,
những gì đọng lại trong gùi là thành phần chính của
phẩm nhuộm.
D ể cho sội (sau là vải) mịn và đẹp, đồng thòi vỏi việc
ngâm lá cây trum, họ lấy thân cây rezur cắt thành lát mỏng
đem ngâm nưổc. Sau đem phần nưóc lá cây trum còn lại
như đâ nói trên đổ vào ché ngâm cây rezur và thêm vào
đó một ít tro bếp. Giữ hỗn hộp nưỏc này thêm 3 ngày đêm
rồi nhúng các tay sợi vào. Nếu sau thòi gian đó mà phẩm
nhuộm chưa có màu vừa ý thì có thể kéo dài thêm 24 giò
nữa. Sợi nhúng vào phẩm nhuộm xong đem phơi khô rồi
lại nhúng tiếp. Cứ như vậy 2-3 lần, khi thấy sợi có màu
chàm đẹp thì thôi. Ngưòi Triêng còn dùng cù nâu (căm)
và gạo màu đen (bacơcha) trong kỹ thuật nhuộm chàm để
cho bền màu. Cả hai thứ đều đuộc giã nhỏ, đem bột củ
nâu vắt lấy nưổc hoà vỏi bột gạo. Cho các tay sội đã
nhuộm chàm vào thứ nưỏc này, đun sôi kỹ rồi vót ra phơi
khô. Sợi đá khô lại đưộc trộn vói bột gạo đen, cho vào
chõ đồ (cha-nua) đun khoảng hon một giò thì đem phơi.
Đến lúc đó việc nhuộm chàm mối kết thúc.
Nhu vậy, cách thúc chế phẩm và nhuộm chàm của
ngưòi Triêng ỏ đây khá phức tạp. Tuy nhiên, về cơ bản
việc sử dụng lá cây trum và . than vỏ ốc thì tương đối
thống nhất vói cách làm của đồng bào Thượng ỏ khu
vực Đ ắc Lắc ngày nay mà trưđc đây H ăngri Méttơro đã

141
đề cập đến1 cũng như nhiều nơi khác trên Trường Son -
Tây Nguyên.
Muốn có sợi màu đỏ, đồng bào dùng củ nâu và vỏ cây
tàvạt (móc sang) giã nhỏ, ngâm lấy nưỏc dùng làm thuốc
nhuộm. Khi càn sợi màu vàng họ dùng củ nghệ (nghê)
hoặc một loại dây rùng có tên là chơ hong để chế phẩm.
Củ nghệ được giã nhỏ, bỏ vào nồi nấu lẫn vỏi sổi, đun sôi
kỹ rồi vỏt sợi đem phơi. Thân cây chơ hong thái thành lát
mỏng cũng mang đun lẫn vỏi sợi. Họ nấu sợi vỏi các loại
thuốc nhuộm này nhiều lần, khi thấy mầu đẹp theo ý muốn
thì thôi.
Ngày nay, họ thưòng dùng thuốc hoá học để nhuộm
các màu đỏ, vàng... duy chỉ vổi màu chàm thì cách chế
phẩm và phương pháp nhuộm truyền thống vẫn đang đuọc
sử dụng một cách nguyên vẹn. Sợi đã nhuộm đưộc mắc
vào đer ver, cuộn thành từng nám nhỏ, tròn, thuận tiện
cho việc mắc vào sasâu tatanh sau này.
c - Dệt:
Trưổc hết phải mác sội vào khung. Công việc này
thưòng được tiến hành vào những ngày đẹp tròi, náng và
khô ráo. Họ chọn một khu đát rộng, bàng phẳng, đóng
hai hàng cọc cao hổn mặt đất khoảng 20cm. Một hàng,

1. H.Met-tơ-rO, Các xứ Thưọng ỏ miền Nam Đông Dương - Cao nguyên


Đắc Lác- (ngưòi dịch: Lô Văn Phưỏc - Lưu trữ tại thư viện Viện Dân
tộc học), tr. 61.

142
phía trên đàu cọc buộc thanh cha ló, hàng còn lại giũ hai
thanh panôl. Khoảng cách giũa hai hàng cọc này bàng 1/2
chiều dài tấm vải định dệt. Để mác sội vào khung cần hai
ngưòi: Một người đưa sợi qua các vòng chỉ trên taco và
vòng sợi qua hai thanh panôl; ngưòi còn lại luồn sợi qua
thanh cha ló.
Khổ vải dệt ỏ đây không cố định, rộng hay hẹp tuỳ
thuộc vào nhu cầu. Nếu là váy và tấm khoác thì rộng
khoảng 75cm - đây cũng là khổ vải rộng nhất mà đồng
bào dệt được; đối vói khố thì khổ rộng chi gần 20cm; tấm
địu hay tấm khoác của phụ nữ thưòng rộng từ 20 đến
30cm... Sợi dọc được móc vòng từ đầu cho tối khi đủ số
cho tấm vải định dệt. Đến các vị trí cải hoa văn, phải sử
dụng loại sội màu đã chọn, mắc vỏi số lượng càn thiết trên
hàng dọc cùa vải...
Trong một ngày, hai phụ nũ có thể mắc xong sợi vào
khung dệt để một tấm khoác hay vải váy dài 2-3 sải. Nếu
mác sợi dệt loại khố đơn giản hay những tấm địu, tấm
khoác của phụ nữ thì chỉ cần nửa ngày.
Khi dệt, nguòi Triêng không buộc một đau của khung
dệt vào cột1 hay quàng lên móc2 như ở một số dân tộc
khác trên Trưòng Sơn - Tây Nguyên, mà chỉ sử dụng lưng

1. Tràn Cát, bài đã dán, tr.27.


2. Chu Thái Son, Nữ phục các dân tộc Trưòng Sơn - Tây Nguyên, Tạp
chí Dân tộc học, sổ 3/1991, tr.ll.

143
và chân nên họ phải quấn bổt chiều dài sợi dọc vào thanh
panôl dưối, sao cho khi vòng mư chado qua lưng, hai chân
duỗi thẳng, đạp vào mặt trong thanh cha ló mà sợi dọc
trên khung căng vừa phải, tạo thành một mặt phẳng là
được. Vì không có go và bộ phận điều khiển go bán tự
động như trong khung dệt thủ công của ngưòi Kinh, Thái,
Mưòng và một sổ dân tộc khác, nên khi dệt, luồn được
sợi ngang qua hai hàng sợi dọc là công việc đầy khó khăn
vất vả. Trưỏc tiên phải dùng một tay nhấc thanh taco lên
cao, chân co lại, tay còn lại đưa đầu vát nhọn của thanh
panấc tách dần hai hàng sợi dọc ra xa nhau, theo taco.
Tiếp theo, xoay panấc vuông góc vỏi mặt đất, tạo khoảng
trống giữa hai hàng sợi và luồn chama qua đó. Khi sợi
ngang đã nằm giữa hai hàng sợi dọc, panấc được quay xuôi
song song vổi mặt đất, hai chân duỗi thẳng ra, hai tay cầm
hai đầu panấc dập mạnh vào sội ngang vừa luồn qua cho
vải có độ dày cần thiết.
Lúc sợi ngang đã vào đúng vị trí, thanh panấc được
rút ra và ngưòi dệt tiếp tục luồn nó qua khoảng trổng
giữa hai hàng sội dọc được tạo sẵn bỏi chiều dày của
thanh đang. Rồi panấc cũng được xoay nhu lần trưốc và
sợi ngang tiếp theo đưọc luồn qua... Các thao tác cú lặp
đi lặp lại cho đến khi tấm vải được dệt xong. Trong quá
trình đó, phần vải vừa dệt được quấn dần vào thanh
panôl trên, song song vỏi sội dọc ỏ panôl dưỏi được thả
dần ra...

144
Nếu sử dụng khung dệt truyền thống của ngưòi Kinh,
ta buộc phải bỏ lại khoảng 40cm cuối của sợi dọc đã mắc,
còn với sasâu tatanh ngưòi Triêng có thể dệt hết chiều dài
sợi trên khung. Tuy nhiên, nãng suất dệt bằng khung dệt
của ngưòi Kinh cao hon, bình thưòng trong một ngày,
nguòi thợ dệt được khoảng 10 vuông vải, vối chiều dài gàn
400cm. Còn vối ngưòi Triêng ỏ Quảng Nam, tấm loại
khoác dài 3 sải, tưong đưong 450cm, phải dệt 6-8 ngày,
một chiếc khố loại thường, rộng 20cm, dài khoảng 250cm
cũng phải mất hơn hai ngày mỏi dệt xong...

3 - Sản phẩm:

Sản phẩm nghề dệt truyền thống của cu dân nơi đây
gồm váy, khổ, địu và tấm khoác. Váy mà phụ nũ Triêng
sử dụng là loại váy ống, dài khoảng 150cm, rộng 50cm,
được tạo thành từ hai tấm vải khổ 75cm, dài lOOcm. Khố
mặc trong ngày thường và khi lao động là một tấm vải
rộng 20 cm, dài chừng 250cm. Chiếc địu trẻ em {cle pỏ)
cũng được tạo thành tù hai tấm vải rộng 30cm, dài 120cm,
ghép nối th:mh hình ống vổi kích thuốc 60cmx60cm...
Riêng tấm khoác có nhiều loại hơn. Truốc tiên đó là
loại cho đàn ông sử dụng khi dự lễ hội - d e moong. Tấm
cle moong hoàn chỉnh thưòng rộng 150cm dài tù 300-
450cm, được làm ra từ hai mảnh vải khổ 75cm, dài tù 300
đến 450cm. Loại thứ hai được sử dụng nhiều hơn, đó là
tấm khoác ngày thưòng của đàn ông - cle chen, được ghép
từ hai mảnh vải rộng 75cm, dài 150cm để tạo ra một tấm

10 CCTNC 145
vải hình vuông 150cmxl50cm. Tấm khoác dành cho phụ
nữ nhỏ hơn (được gọi là cle pố như cách gọi chiếc địu trẻ
em), kích thuỏc chỉ khoảng 60cmx80cm, nhưng cũng đuợc
tạo thành từ hai mảnh vải khổ 30cm, dài 80cm...
Nói chung các sản phẩm dệt của ngưòi dân ở đây đều có
hoa vãn trang trí, nhưng còn hết sức đdn giản. Phần lỏn thưòng
chỉ có một số đưòng sọc mầu đơn hoặc xen kẽ trên nền chàm,
với các màu chính là đỏ, vàng và trắng. Những chiếc váy và
tấm khoác của các gia đình khá giả có số đuồng sọc màu
nhiều hơn, thậm chí chiếm đến 1/3 diện tích mặt vỉa, trong đó
màu đỏ được sử dụng nhiều nhất.
Các sọc màu trên vải của ngưòi Triêng đều cách mép
ngoài từ 3-5cm, trong khi ngưòi Ve, nhóm đồng tộc và là
láng giềng cận kề vỏi họ, lại dệt chúng ngay sát mép vải.
Ngưòi Triêng không dệt những sọc màu cân xứng trên từng
khổ vải, mà họ thưòng tạo sự đối xứng khi ghép hai
mảnh vải lại vỏi nhau. H oa văn trang trí đưọc tập trung
về 2 rìa tấm vải của khoảng giũa rộng lớn dành cho màu
chàm nguyên.
Ngoài những mảng màu chạy dài theo chiều dọc, trên
tấm cle moong khoác loại 60cm. Đưòng màu nổi này thưòng
gồm từ 2 đến 3 dây, mỗi dây rộng khoảng 0,3cm, một đỏ, một
trắng hoặc hai đỏ ngoài và trắng ỏ giữa. Đầu của các đưòng
màu này thả thành tua dài, mỗi bên khoảng 15cm.
Ỏ khố loại thường, hoa văn không được tạo theo chiều
dọc mà dệt theo chiều ngang, thưòng chỉ là 2 dải màu rộng

146
chùng 3cm, cách đều hai đầu khố 15cm, vổi màu đỏ, vàng
và trắng. Chính giữa mảng mầu có thể có một dải hoa văn
rộng gần lcm, dệt cải bàng sợi chàm và trắng, trông tựa
một đàn chim tráng nối đuôi nhau bay trên nền đen. Đôi
khi ỏ các tấm váy, tấm khoác xuất hiện các đồ án hoa văn
hình học đơn giản, nhu hình thoi, hình quả trám hay nhũng
chấm, vạch kế tiếp nhau...
Hoa văn dệt của ngưòi Triêng tập trung nhiều và đặc
sắc nhát trên những chiếc khố lễ hội mà chỉ các gia đình
giàu có mỏi đù điều kiện dệt. Khố loại này rộng hơn khố
thưòng và có thể dài tỏi 400cm. Hoa văn không chỉ được
dệt cải bằng sội màu, mà còn dệt bằng một loại hạt cây
rừng, gọi là hạt zúc. Hạt zúc đưòng kính khoảng 0,3cm,
dầy 0,lcm, giữa có lỗ nhỏ, màu trắng sữa. Chúng được
luòn vào sội dọc, nhiều hay ít tuỳ theo mẫu hoa văn định
dệt. Hoa văn tập trung nơi hai đầu khố và được chia thành
6 ồ, ngăn cách bỏi những đưòng sợi màu đỏ, vàng, trắng.
Tất cả được tạo tua, thả dài sang hai bên. Các ô đó là nơi
thể hiện hoa văn bằng hạt zúc.
Nguòi Triêng dùng hạt zúc để dệt 3 loại hoa văn. Thứ
nhất là những dải hoa văn hình học kế tiếp nhau, theo
chiều rộng của khố, giống hình trang trí trên cột lễ đâm
trâu, ớ đó các hạt zúc kế tiếp nhau tạo thành 4 đưòng
vuông góc, làm nồi lên chính giữa 1 hình tròn mầu chàm
nền vỏi 4 đưòng thẳng vuông góc nhau, hưổng về 4 phía.
Loại thứ hai được gọi là pala tác, hạt zúc tạo những hình

147
tam giác màu trắng xen bên các hình thoi mầu chàm đen.
Pala tác là tên một loại lá cây rất phổ biến trong vùng.
Họ còn dệt một mô típ hoa văn nũa trên cle moong, đó
là la sua vổi bốn hình tam giác vuông có một góc nhọn
hưỏng vào điểm chung ỏ chính giữa. La sua cũng là tên
một loại lá cây thuòng treo trên cột lé đâm trâu. Ba kiểu
hoa văn này có lúc được dệt riêng ỏ từng ô, nhưng nhiều
khi chúng xuất hiện xen kẽ nhau trong cùng một ô vuông.
Để có được chiếc khố cải hoa văn hạt zúc, ngưòi
Triêng phải tổn rất nhiều thòi gian và súc lực. Việc tìm
đủ số hạt cân thiết đã tiêu phí công súc của một gia đình
5-7 ngưòi trong gần một năm. Thòi gian dệt cũng kéo dài
hàng tháng. Hiện nay loại khố này chỉ còn thấy ỏ một vài
gia đình khá giả ngày xưa.
Sản phẩm dệt công nghiệp đang ngày càng xâm nhập
sâu vào đòi sống sinh hoạt của các dân tộc ít ngưòi, cả
những vùng sâu, vùng xa, nhất là trang phục đàn ông, nam
nữ thanh niên và quần áo trẻ em. Trong bối cảnh chung
đó, nghề dệt truyền thống của ngưòi Triêng ỏ Quảng Nam
vẫn được duy trì, sản phẩm dệt chủ yếu để phục vụ nhu
cầu thiết yếu trong gia đình, một số cũng đã trỏ thành
hàng hoá. Đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, từ lượng hạt
bông giống được ngưòi dân gieo tria hàng năm đang ngày
càng giảm đi, đủ thấy hưỏng suy giảm của nghề thủ công
truyền thống này. Để hạn chế xu hưỏng đó, cần sự giúp
đồ và đầu tư thích đáng cho họ, nhất là về vốn và kỹ thuật.

148
Dẻĩ khố
Dèĩ váy
Đàn ông Triêng với k h ố lễ hội
(4)
( 2)

1. Ngét
2. Đerver
3. Yư
4. Crưmmíc

149
GÓP PHẦN TÌM HIỂU
KỸ THUẬT XÂY DựNG THÁP CHĂM

PHẠM VĂN DƯƠNG

Sự tồn tại của các tháp Chăm trong nhiều thế kỷ đến
nay vẫn là một thách đố đối vổi các nhà khoa học. Việc
nghiên cứu nhằm tìm ra kỹ thuật xây dựng tháp của nguòi
xưa trong những năm qua, đã gây sự chú ý của nhiều nhà
khoa học trên các lĩnh vực: kiến trúc, xây dựng, bảo tồn -
bảo tàng. v.v...
Việc tìm ra kỹ thuật xây dựng tháp Chăm có ý nghĩa
quan trọng đối vổi công tác trùng tu - tôn tạo nhàm bảo
tồn lâu dài các ngôi tháp, chống lại sự tàn phá của thòi
gian. Trong quá trình nghiên cứu, đã có nhiều giả thiết về
kỹ thuật xây dựng tháp, nhưng đến nay vẫn chưa làm thoả
mãn các nhà nghiên cứu và những ngưòi quan tâm đến sự
tồn tại của những ngôi tháp.
Trong chuyến công tác điền dã khảo cứu hệ thống tháp
Chăm thuộc các tỉnh: Quảng Nam, Ninh Thuận... và qua

150
khảo cứu những công trình nghiên cứu về tháp Chăm của
các học giả trong và ngoài nưỏc,tôi muốn trao đổi một vài
suy nghĩ về kỹ thuật xây dựng tháp cùng các đồng nghiệp
qua bài viết này.

1. Vật liệu chính để xây dựng tháp

Từ kết quả nghiên cứu của nhũng ngưòi đi trưỏc và


qua thực tế, chúng ta có thể khẳng định vật liệu chính để
xây dựng các tháp Chàm là gạch và đá granít.
Những viên gạch xây tháp đưộc làm ra từ vật liệu sẵn
có ỏ quanh vùng là đất sét. Trong thành phàn đất sét ỏ
miền Nam Trung Bộ có hàm lượng cát (siníc) khá cao so
vói đất sét ỏ vùng đồng bàng châu thổ. Do vậy về tính
chất vật lý của loại đất này khi tiếp xúc với lửa trong quá
trình nung thành gạch có độ co giãn nhỏ. Ngoài gạch, chất
liệu đá granít chủ yếu được sử dụng để tạc tượng và phù
điêu, ngoài ý nghĩa trang trí còn có tác dụng bó kè quanh
chân tháp hoặc gác chịu lực ỏ các cửa sổ hay cửa ra vào.
Chất kết dính hay phụ gia, qua kết quả phân tích mẫu vật
của các nhà khoa học cho thấy, ỏ các ngôi tháp được xây
dựng khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XI như: Trà Kiệu,
Hoà Lai, Mỹ Son, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chiên Đàn,
Chánh Lộ... là chất vô cơ có cùng thành phần hoá chất
vổi những viên gạch xây tháp. Nhưng ở các công trình xây
dựng khoảng thế kỷ XII đến thế kỷ XIV như: Pô Klong
Girai, Pô rồ mê, Tháp Mẫm..., vật liệu kết dính là chất
hữu cơ, một loại nhựa thực vật (nhựa cây dầu rái).

151
2. Giải thiết về quá trình xây dựng tháp

a. Những ngôi tháp xây dựng từ khoảng thế kỷ IV đẽn


thế kỷ XI
ỏ những công trình trong thòi gian này, trên thân
tháp thuòng thấy trang trí dày đặc các phù điêu là hoa
lá hay tượng các vị thần. Nét chạm khác khá tỷ mỷ và
điêu luyện.
Nếu giả thiết xây dụng tháp bàng những viên gạch đã
nung chín, sau đó các nghệ nhân tạc lên thân tháp những
hoạ tiết trang trí như trên thì khó có thể tránh khỏi sự sứt
mẻ. Ngược lại ỏ đây những đồ án rất sắc nét và tinh tế.
Hoặc có giả thiết cho ràng các viên gạch đuọc in sẵn hoa
văn, sau đó đem nung và khi xây dựng sẽ khổp lại vỏi
nhau. Giả thiết này không có sức thuyết phục bởi vỏi hàng
vạn viên gạch và hàng tỷ các hoạ tiết để mà khỏp lại với
nhau thành các dải hoa văn hoàn hảo ứên thân tháp bén khít
là không thể thực hiện được.
Như vậy ỏ đây rất có thể các ngôi tháp được xây dựng
bằng gạch mộc và trong quá trình xây, họ đã kết hộp điêu
khác các hoạ tiết trang trí lên thân tháp. Qua thực tế khảo
sát ỏ tháp Hoà Lai, Mỹ Sơn... chúng tôi nhận thấy mặt cắt
của tưòng các tháp chia thành 3 lổp:
.1 - Lổp ngoài có trang trí hoa văn, phù điêu tuộng...
các viên gạch ỏ lốp này được ghép mạch theo một trật tự
nhất định.

152
2 - Lổp giữa các viên gạch xếp đặt lộn xộn, không theo
trật tự nhu lỏp ngoài, o lỏp này dưòng như chỉ là tận dụng
gạch vồ.
3 - Lỏp trong cùng các viên gạch xây theo trật tự như
lốp ngoài, không có điêu khác trang trí mà đé phẳng.
Nhu đã trình bày ỏ trên, chất phụ gia kết dính ở đây
có thành phần hoá chất giống các viên gạch. Nó được sử
dụng rất hạn chế, chỉ có một lỏp mỏng nhu dán các viên
gạch vào vỏi nhau. Rất có thể chất phụ gia này là đất sét
dùng để làm gạch, đã được luyện kỹ và tinh lọc, cũng có
thể pha thêm bột đá tạo thành một loại hồ có tác dụng
kết dính các viên gạch mộc khi đưộc nung ở nhiệt độ cao.
Khảo sát mặt tưòng phía trong của các ngôi tháp trên
thấy những vết vồ đập cho phẳng mặt tưòng còn hàn trên
các viên gạch. Nếu tháp được xây bàng gạch đã nung thì
không thể có những vết vồ như vậy được. Giả thiết sau
khi xây dựng hoàn thiện các ngồi tháp bàng gạch mộc,
ngưòi ta tiến hành nung toàn bộ ngôi tháp. Nhiên liệu để
nung có thé là rơm, rạ hoặc củi được nhồi vào lòng tháp
và bao phủ bên ngoài, như cách nung gốm vẫn còn thấy ỏ một
số làng nghề truyền thống của ngưòi Chăm ngày nay.
Kết quả của cách nung này còn để lại dấu vết đến ngày
nay, ở các viên gạch, bìa ngoài tiếp xúc vỏi lửa thì chín
già nhưng sâu bên trong vẫn còn là mộc. Trong lòng tháp
khi nung do bị bịt kín, khói không thoát ra ngoài được,

153
đé lại trên mặt tưòng một lóp ám muội đen xì. Các phiến
đá trên nóc tháp hay gác qua cửa sổ và cửa ra vào thì
sao? Có ngưòi lập luận, nếu xây xong tháp bàng gạch mộc
rồi mổi nung thì những phiến đá này sẽ bị cháy thành vôi.
Có thể nghĩ ràng khi xây dựng nhũng vị trí này được gác
tạm bằng gỗ có chống phía dưổi bàng gạch hoặc gỗ. Sau
khi nung, gỗ cháy thành than, khi đó kết cấu của tưòng
đã chác, ngưòi ta chỉ cần luồn các phiến đá thay thế vào
vị trí của các thanh gỗ đã cháy.
Hầu hết các ngôi tháp có kết cấu thượng thu hạ thách,
có khả năng chịu lực tốt, các viên gạch mộc để xây tháp
làm từ đất sét có hàm lưộng cát cao, hàm lượng nưốc thấp.
Do đó khi nung cả ngôi tháp độ co dán sẽ nhỏ. Tuy nhiên để
các ngôi tháp trong quá trình nung không bị nứt, có độ co,
lún đều và cân chác chắn, các kiến trúc sư Chăm phải có sự
tính toán và sự tính toán đó vẫn còn là điều bí mật.
Ngày nay khi quan sát nhũng ngưòi Chăm xây dụng
các lò nung gạch hay gốm, ta thấy những lò gạch này có
độ cao không kém so vỏi các ngôi tháp, v ỏ những lò gạch
đó ngưòi ta vẫn xây bàng gạch mộc vỏi bùn đất. Khi nung
gạch và ra lò, phần vỏ lò vẫn đứng vũng để rồi đưọc sử
dụng cho các làn nung tiếp theo.
Giả thiết xây tháp bàng gạch nung chín có in hoa văn
trưổc hoặc những viên gạch nung chín sau đó điêu khác
hoa văn là khó chấp nhận. Trong thực tế giải pháp đó

154
không thể thực hiện được. Qua dấu vết để lại trên các
tưòng tháp và bằng sự suy luận thực tế thì giả thiết xây
dựng tháp bàng gạch mộc kết hộp điêu khắc trang trí sau
đó nung toàn bộ ngôi tháp là có cơ sỏ. Riêng các bức phù
điêu đá, tượng vũ nữ, tượng thần đã được tạo tác từ bên
ngoài và ghép vào các ngôi tháp, bó vỉa móng, trang trí
có lẽ là công đoạn hoàn thiện cuối cùng trong quá trình
xây dựng tháp.

b. Những ngôi tháp xây dựng khoảng từ thẽ kỷ XII-XIV


Những ngôi tháp Pô Plong Gi rai, Pô-rô-mê, tháp Bà
Nha Trang... được xây dựng trong giai đoạn này thì kỹ
thuật đã có sự thay đổi.
Qua phân tích mẫu vật lấy từ tháp, ngưòi ta đã phát
hiện ra chất kết dính ỏ những ngôi tháp kể trên là chất
hữu cơ (nhựa thực vật). Về kết cấu khối hình ỏ những ngôi
tháp này cũng có sự thay đổi. Các ngôi tháp có nhiều ngọn
lỏn như hình bông sen, có mái cuốn mũi hình thuyền. Thân
các ngôi tháp không còn thấy kiểu trang trí hoa văn điêu
khác trên gạch như ỏ giai đoạn truỏc. Các hoa văn trang
trí dạng đầu đao, hay các bức tuọng thần được làm từ
ngoài gắn vào thân tháp bằng lỗ chốt hoặc keo dính. Điều
này thấy rất rõ ở tháp Chàm Pô Plong Gi Rai, Pô-rô-mê...
Qua khảo cứu trên những bức tượng tháp ỏ giai đoạn
này, không thấy dấu vết cùa vồ đập trên các viên gạch như
các tháp: Mỹ Sờn, Hoà Lai, Khưong Mỹ... Rất có thể ỏ

155
giai đoạn này việc xây dựng các ngôi tháp bàng gạch nung
chín đã thay thế kỹ thuật xây tháp bàng gạch mộc.
ỏ góc độ lịch sử, vương quốc Chăm giai đoạn tù thế
kỷ XII-XIV, không còn thịnh vuợng như trước. Chiến
tranh, cát cứ đã đẩy quốc gia này vào thế tan rã. Chính
quyền trung ương tập quyền không còn đủ mạnh để huy
động trí lực và vật lực trong dân chúng để xây dựng các
ngôi tháp hoành tráng và cầu kỳ như xưa. Kỹ thuật xây
tháp bàng gạch nung sẽ đơn giản hơn, tốc độ xây dụng
nhanh hon dễ được chấp nhận, bởi nó phù hộp vỏi điều
kiện lịch sử của vương quốc Chăm lúc đó.
*

* *

Kỹ thuật xây dựng những đền tháp qua các giai đoạn
không hẳn thống nhất.
- Giai đoạn từ khoảng thế kỷ XI trỏ vè trưỏc, là kỹ thuật
xây gạch mộc dùng chất kết dính vô cơ (bùn, bột đất) kết hộp
điêu khác trang trí rồi nung chín toàn bộ ngôi tháp.
- Giai đoạn từ thế kỷ XI về sau, chuyển sang kỹ thuật
xây bằng gạch nung, trên thân tháp không điêu khắc trang
trí hoa văn. Dùng chất liệu kết dính hữu cơ (nhựa thực
vật). Các hoạ tiết trang trí đon giản gắn vào sau.
Ngưòi Chăm tụ hào về những ngôi tháp của họ, một
trong những giá trị, tiêu biểu cho sự trưòng tồn của văn

156
hoá Chăm. Qua các công trình tháp, ta thấy sự hoành
tráng về quy mô và tinh xảo trong nghệ thuật trang trí
kiến trúc tôn giáo. Qua các công trình kiến trúc ta có thể
cảm nhận dưòng như ngưòi Chăm đâ dồn hết trí lực, vật
lực và sự tôn kính của họ vào các công trình đó, và điều
này có thể lý giải một phần vì sao các công trình kiến trúc
dân dụng cùa họ lại rất sơ sài so vỏi những gì họ đã làm
ỏ các đền tháp.
Ngày nay, việc bảo tồn và tôn tạo các tháp Châm đã
và đang được Đảng và Nhà nưổc ta quan tâm. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu và đầu tư cho việc bảo tồn các ngôi
tháp của các tổ chức trong nưổc và quốc tế. Tuy nhiên,
những điều bí mật về các ngôi tháp không phải các nhà
nghiên cứu đã giải mã được hết. Do vậy, việc nghiên cứu
về nghệ thuật và kiến trúc tháp Chăm vẫn còn là công tác
cần đưọc tiếp tục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Phan Xuân Bidn, Phan An - Văn hoá Chẫm Pa - Nxb Khoa


học xã hội, Hà Nội, 1991.
2. Le m usée de sculpture de Đa Nang - Edition de L’afao -
Paris 1997.

157
s o BỘ KHẢO SÁT VỀ NGHỀ THổ CAM

CỦA NGƯÒI DAO ỏ XÃ TÀ PHÌN,


HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI
0

VÓ MAI PHƯƠNG

I. Tình hình chung


Ỏ huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Tả Phin là xã có địa hình
tương đối thấp thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi hàng
hoá. Theo số liệu thống kê của xã vào tháng 10 năm 1997,
dân số toàn xá có 1840 khẩu chủ yếu gồm hai dân tộc:
Dao và Hmông trong đó ngưòi Dao chiếm gần 50%.
Ngưòi Dao trưỏc đây sống du canh du cư, nhưng từ
những năm 60 trỏ lại đây thực hiện chính sách định canh
định cư thì đòi sống có phần ổn định. Sản xuất kinh tế
chủ yếu là nông nghiệp vỏi cây lương thực chính là lúa
và ngô. Hàng năm chỉ gieo trồng một vụ nên hầu hết
các hộ ngưòi Dao bị thiếu lương thực vài ba tháng.
Những năm gần đây do áp dụng các biện pháp khoa

158
học kỹ thuật các loại giống lúa, ngô mỏi được đua vào cho
năng suất cao hơn, góp phần hỗ trộ cho kinh tế của các
hộ gia đình.
Ngưòi Dao ỏ đây có khá nhiều nghề thủ công như:
ỉàm đồ trang sức bạc, làm giấy, làm hương, nghề rèn,
nghề đan lát đồ mây tre, nhưng nhìn chung chưa phát
triển chưa tách khỏi sản xuất nông nghiệp và còn mang
nặng tính tự nhiên theo mùa. Sản phẩm của các nghề
thủ công chủ yếu phụ trộ cho sản xuất nông nghiệp và
đòi sống hàng ngày của đồng bào. Hầu hết các nghề thủ
công mang tính chất gia đình, ai cũng có thể tham gia
được, không kể già hay trẻ, trai hay gái. Mỗi một ngưòi
vừa là ngưòi sản xuất nông nghiệp vừa là ngưòi thờ thủ
công. T ron£ các nghề thủ công chưa có những tổ chức
sản xuất có tính chất phưòng hội nhu ỏ một sổ dân tộc
anh em khác.
Tả Phin do quan niệm từ trưổc đến nay các nghề
này chỉ được coi là nghề phụ, hỗ trợ cho nông nghiệp
nên chua có sự đầu tu thích đáng. Cồng cụ sản xuất
thô sơ, thòi gian lao động không tập trung và sổ lưộng
sản phẩm tiêu thụ không nhiều nên hiệu quả kinh tế
chưa cao. Trong đột tiến hành khảo sát thực tế vùa
qua chúng tôi chỉ m uốn đề cập đến nghề thổ cẩm và
một số vấn đề liên quan để phát triển nghề thủ công
này ỏ đây.

159
II - Nguồn nguyên liệu, kỹ thuật:

Do không biết dệt vải nên ngưòi Dao phải ra chợ mua
hoặc trao đổi vỏi ngưòi Tày, Thái để lấy vải sợi bồng. Ngày
nay nền kinh tế hàng hoá phát triển nên việc mua và chọn
các loại vải phù hộp cũng như một số nguyên liệu khác
có phần dễ dàng hon. Trong khâu kỹ thuật đàu tiên là
khâu nhuộm vải và giống như nhiều dân tộc ỏ miền núi
phía Bác, khi nhuộm vẫn dùng nguyên liệu truyền thống
là cây chàm. Các khâu kỹ thuật làm chủ yếu bàng tay và
được tiến hành theo kinh nghiệm truyền từ đòi này qua
đòi khác chứ không có ngưòi chuyên để dạy.
Cây chàm (dàm) được nhân giống bằng cành và có
thể trồng khá dễ dàng. Thưòng thì mỗi gia đình ngưòi Dao
đều có một mảnh đất để trồng chàm ở trên nương hoặc
ngay trong vưòn nhà. Chàm được trồng vào tháng 5, 6 năm
trưốc đến tháng 4, 5 năm sau thì thu hoạch. Từ khi gieo
đến khi thu hoạch chi cần làm cỏ 2 lần, mỗi làn cách nhau
khoảng 5 tháng. Khi thu hoạch ngưòi ta chọn những cành
to, đem ngâm từ 3 đến 4 ngày sau đó vỏt hết bã, rồi cho
vôi vào quấy đều (cứ 10 kg lá thì cho 1 lạng vôi) để qua
một đêm chàm sẽ láng xuống và trỏ thành cao chàm. Cao
chàm có thể sử dụng quanh năm, khi nhuộm chỉ cần cho
một ít vào nưỏc đun sôi vổi lá ngải để nguội, pha thêm
một ít nưỏc tro bếp và một ít ruộu, quấy đều. Khi thấy
sủi bọt cho tay vào mà nưỏc chàm bát vào da tay thì có

160
thể bắt đầu nhuộm đưộc. Khi nhuộm đồng bào còn sử
dụng tro bếp và 7 loại lá nữa để màu không bị phai.
Nhuộm chàm ỉà một công việc khá vất vả, mất nhiều thòi
gian. Khi thòi tiết xấu thì phải mất hàng tháng. Gặp thòi
tiết đẹp họ phải nhuộm trong 10-15 ngày liên tựCs Để có
đưộc màu chàm đẹp thì mỗi ngày ít nhất là 3 lần nhuộm,
nhúng vải vào thùng nưổc chàm sau phơi khô và lại cho
vào nhuộm tiếp. Trước khi nhuộm nguòi ta thường giặt
qua nước lã để được đều màu hơn. Khi nhuộm họ thưòng
ngâm vải trong thùng nưỏc chàm khoảng 1 tiếng đồng hồ,
sau đó vỏt ra để ráo ntíổc rồi lại ngâm tiếp, làm khoảng
5 - 7 lần mỏi mang phơi. Những ngày nhuộm này họ phải
theo dõi thòi tiết để tránh những ngày thòi tiết xấu. Mỗi
một gia đình hàng năm phải nhuộm tù 6 - 8 tấm (tức 60
đến 80 sải) để phục vụ cho việc may mặc. Nhà nào chuẩn
bị lấy vộ cho con trai còn chuẩn bị thêm 4 - 6 tấm vải để
đưa trưỏc cho cô dâu may quần áo.
Các loại chỉ thêu cũng được mua từ chợ, có 3 loại: chỉ
công nghiệp, len và tơ trong đó to được sử dụng phổ biến
hơn cả. Giá tơ khá cao so vỏi các loại chỉ khác, loại bình
thưòng là 160.000 đ/lkg còn loại đẹp thì phải mua vđi giá
200.000 đ/kg. Gia đình nào chuẩn bị cưỏi dâu phải mang
sang cho nhà gái khoảng 2kg to loại đẹp để cô'dâu thêu
quần áo. To được mua về rồi mói níiuộm thànỈỊ các màu
khác nhau, nhưng khi nhuộm các màu họ thường‘nhuộm

I ] CCTNC 161
trưỏc một lần màu vàng. Đồng bào cho rằng vối cách
nhuộm như thế sội sẽ săn và giữ màu bền hơn.
Trưóc đây đồng bào Dao vẫn sử dụng các nguyên liệu
kèm thuốc nhuộm chỉ thêu do kinh nghiệm cha ông để
lại. Tất cả những thú đó đều có sẵn trong rừng, và lúc nào
cũng có thể đi lấy được. Một số gia đình trồng cây mâm
xôi ỏ trong vưòn nhà. Màu vàng được lấy từ cây "zằng
tằng'', màu đỏ là của cây "chồng m ua", màu nâu - lấy từ
cây "sồng mụa", cây chít cho màu xanh nhạt (gần giống vối
màu vàng), cây mâm xôi cho màu tím và nhuộm vỏi củ
nâu cho màu nâu. Các loại cây này khi lấy về được chặt
nhỏ đổ nưỏc ngập và đun sôi khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi
đổ nưỏc ra chậu và cho tơ vào nhuộm. Tơ cho vào ngâm
khoảng 1 phút vắt khô rồi đem phơi. Ngưòi ta lại tiếp tục
cho nưỏc lã vào bã ngâm 30 phút sau đun sôi tiếp để lấy
nưổc nhuộm và phải nhuộm đến 3 lần thì mỏi không bị
phai. Khi đã nhuộm xong ngưòi ta luộc sội bàng nưóc tro
bếp làm cho- sợi đuộc săn và giữ màu tốt hon. Chính vì
thế bảng màu thổ cẩm của ngưòi Dao trưỏc đây không
phong phú như bây giò, ngoài màu chàm là màu chù đạo
còn lại là màu vàng, đỏ, tím và nâu. 30 năm trở lại đây,
đồng bào Dao đã chuyển sang nhuộm màu bằng loại phẩm
hoá học. Các loại phẩm này được bán phổ biến ỏ chọ Sa Pa,
giá thành lại không cao lắm, chỉ 2000đ-3000đ một gói nhỏ.
Với nhiều màu sắc khác nhau như vậy nên họ có thể dựa vào
thị hiếu của khách hàng để lựa chọn những gam màu thích

162
hợp. Cách nhuộm này đơn giản hơn vì họ chỉ hoà thuốc
nhuộm vào nồi rồi đun lên sau đó cho to vào nhuộm. Cách
làm này nhanh chóng và tiện lợi hơn nhưng không tránh
khỏi sự phai màu. Vấn đề đặt ra là phải tìm một nguyên
liệu để nhuộm sao cho mất ít công sức và thòi gian mà
sội còn đưộc bền màu.
Các khâu kỹ thuật của nghề thổ cẩm nói trên chủ yếu
làm thủ công, dùng tay là chính. Hiện nay đã có một số
ít gia đình có máy khâu nhưng nếu dùng cũng chỉ dùng
trong trường hộp may thành các sản phẩm, còn công việc
thêu vẫn phải dùng tay. Ỏ ngưòi Dao họ không cắt may
thành các sản phẩm rồi mổi thêu hoa văn, mà là họ thêu
từng bộ phận xong rồi mỏi láp ghệp hoàn chỉnh. Khác
vổi cách thêu thông thường là không cần căng vải trên
khung mà khi thêu mặt trái hoa văn sẽ hiện lên mặt phải.
Vì vậy cần phải tính toán cụ thể từng đưòng kim mủi chỉ.
Muốn thêu một hoa văn cụ thể nào đấy nguòi ta thường
dùng cách đếm sợi. Khi xuống chợ, hay lúc đi chơi nhìn
thấy một mẫu hoa văn mói và đẹp, chị em về có thể bắt
chuóc và thêu đưộc y như thế.

III - Các Ịoạỉ sản phẩm thổ cẩm

Ỏ ngưòi Dao thổ cẩm có mặt hầu hết trên các sản
phẩm bằng vải, tù trang phục đến các vật dụng nhu túi,
vỏ gối, mũ... Vè trang phục, nhất là trang phục nữ đều ỏ
chỗ tay áo (luỳ mưỏi); vạt áo trưổc (dầm hiên mải ỉuỳ);

163
thân áo sau (gà ha mải luỳ) và nẹp ngực áo (luỳ lẻng) đuợc
thêu rất nhiều và kỳ công. Để tạo thêm độ eo tôn thêm
vẻ đẹp cho ngưòi phụ nữ ngưồi ta dùng thắt lưng (lạ xỉn).
Thát lưng được trang trí hoa văn ở hai đàu, nên khi buộc
sao cho lộ rõ hai dải hoa văn đó ở đằng sau lưng. Yếm
cũng được trang trí khá nhiều, cùng vỏi các mảnh trang
sức bằng bạc họ thêu lẫn các mẫu hoa văn càng làm nổi
bật thêm vẻ đẹp của yếm. Trong bộ trang phục quần cũng
được thêu khá cầu kỳ, nhất là đối vối các cô gái đến tuổi
trưỏng thành. Trưổc khi cưỏi một năm, nhà trai đã phải
trao các khoản thách cưỏi như tiền bạc và nguyên liệu để
thêu quần áo. Suốt một năm ấy cô gái phải dành nhiều
thì giò để thêu thùa, sắm sửa trang phục. Trong ngày cưỏi,
cô dâu mặc rất nhiều bộ quần áo, có khi tói 6, 7 bộ và
đầu chùm kín bằng khăn đỏ, đến khi làm lé gia tiên mổi
được bỏ ra. Khác vỏi nữ giói, nam giới hàu như đá chuyển
sang sử dụng các loại quần áo Số mi may sẵn mua ỏ chợ.
Ỏ nam giỏi chỉ có một số ngưòi già còn mặc bộ quần áo
truyền thống, vỏi các mẫu hoa văn tập trung vào hai tay
áo và hai đầu khăn. Tuy nhiên, vào các dịp lễ tết, cưới xin
thì ngưòi ta lại quay trở về vổi bộ trang phục truyền thống.
Ngưòi Dao đặc biệt quan tâm đến việc cúng bái nên
trong cộng đồng có một hệ thống thầy cúng khá đông được
phân cấp thành hai loại qua trang phục có thể phân biệt
đưộc họ. Nhũng ngưồi làm thày cúng bình thưòng như cúng
ốm, cúng ma... chỉ mặc bộ quần áo truyền thống, nhưng bắt

164
buộc phải quấn khăn có thêu hoa văn ỏ hai đầu (thường
thì phải quấn hai cái). Chỉ nhũng thầy cúng cao tay hơn,
túc là ngưòi cúng trong các lễ cấp sắc mỏi được mặc những
bộ đồ sặc sõ. Họ mặc bộ quần áo như mọi nam giói nhưng
khoác ngoài là một chiếc áo dài hoa, đầu đội khăn và chụp
lên đó là một cái mũ hình tam giác.
Các sản phẩm thủ công bán được nhiều nhất là mũ,
túi và gần đây có thêm sản phẩm mỏi là vỏ gối. Hầu như
các sản phẩm trên đều sử dụng các mẫu hoa văn cổ truyền
có sự kết hợp vỏi một số mẫu mã mỏi do các chủ cửa hàng
yêu cầu. Trên các sản phẩm này các hoạ tiết hoa văn
không phải trang trí nhiều như bộ trang phục, thêu thưa
và hoa văn cũng đơn giản hơn, giá cả thấp hơn.

IV - Các mẫu mă hoa văn:


- Hoa văn hoa rùng (chùm pèng): loại hoa văn này nếu
cả bông hoa thì thêu ỏ hai vạt áo và xà cạp, còn thêu 1/2
bông hoa thưòng được trang trí ở vỏ gối.
- Hoa văn làn mây (khắp piêng) là thêu xen kẽ giữa màu
vàng và màu tráng. Loại này đưộc thêu ỏ tay áo và đuôi áo
sau lung, cách điệu hon một chút ngưòi ta dùng để thêu
ỏ miếng đáp ỏ sau lưng. Mẫu hoa văn này vẫn được những
ngưòi già dùng để trang trí ỏ quần cho mình vì nó khá
đơn giản.
- Hoa văn hoa đào (xậm nhặn): được trang trí khá phổ
biến ỏ các mặt hàng thổ cẩm, nhất là ở tay áo, thân áo

165
sau và quần. Mẫu này chủ yếú cũng được thêu bàng màu
vàng và tráng, thỉnh thoảng có sự xuất hiện của màu đỏ.
Đây cũng là loại đưộc thêu nhiều ở các mặt hàng như túi,
vỏ gối hay mũ để bán.
- Hoa văn hình hoa dứa (pà phim): cũng được dùng
để thêu khăn cho cô dâu trong ngày cưỏi hoặc thầy cúng
hay những ngưòi được cấp sác.
- Hoa văn báp cải (xập pẹ): hoa văn này đưọc thêu ỏ
quần nữ và khăn đội đầu của nam giói. Loại hoa văn này
cũng được ngưòi Dao thêu ỏ túi, vỏ gối hay mũ để bán.
- Hoa văn hình cây thông (chồông): thường được thêu
trên các đồ thổ cẩm của ngưòi Dao và cũng được một số
dân tộc xung quanh học tập. Loại hoa văn này được trang
trí ỏ cả quần và áo, đây cũng là một trong những loại hoa
văn mang tính đặc trưng tộc ngưòi của nguòi Dao.
- Hoa vãn cây đa (dùn chộng đẹc): thêu gàn giống như
cây thông nhưng có rễ nhiều hơn và thường được thêu ỏ
quần và đuôi áo của phụ nữ.
- Hoa văn Sậm pên: đừộc thêu ỏ yếm, tay áo và ổng
quần nũ.
- Hoa văn hình con ngựa (má): có hai phần riêng biệt,
phần chính thêu hình con ngựa màu trắng, còn phàn phụ
hoạ đưọc thêu bằng màu tím sẫm. Loại hoa văn này chỉ
được dùng cho việc thêu khăn đội đầu cho cô dâu trong

166
ngày cưới hay khăn của những ngưòi làm nghề thầy cúng,
hoặc của những ngưòi được cấp sắc.
- Hoa văn dấu chân mèo (lầm chiêu): được thêu bằng
các màu tráng, đỏ, xanh, tím xen kẽ nhau. Thưòng thêu
ỏ đuôi áo sau, thát lung nữ và một số ò khăn đội đầu của
nam giỏi.
- Hoa văn hình chim (nọ): được thêu ở khăn đội đầu
của nam và thắt lưng của nữ.
Hoa văn hình dấu chân hổ (tàm xiền nhiu): loại hoa
văn này thường được thêu ỏ quần của nũ giỏi.
- Hoa vãn hình dấu chân con vượn (pủa chỏ thăm):
mẫu này cũng gần giống như hoa văn dấu chân hổ nhưng
được thêu cách điệu hơn.
- Hoa văn dấu chân con gấu (chần bò đố): thường đuộc
trang trí ở quần của nữ giỏi.
- Hoa văn hình thần sấm (bọ ông): có hai cách thêu:
thần sấm to và thần sấm con, đều thêu bàng màu trắng
hoặc vàng. Mẫu hoa văn này được dùng trang trí ỏ thắt
lưng Ĩ1Ũ và khăn quấn đầu của nam.
- Hoa văn hình ngưòi (miền): ngưòi Dao vẫn dùng loại
hoa văn này để thêu ở đuôi áo của phụ nữ.
- Hoa văn chìa khoá (pho chầy): có hai cách thêu mẫu
này, hoa văn chìa khoá nhỏ được thêu chủ yếu ở miếng
đáp sau lưng và hai bên nẹp cổ áo; còn hoa văn chìa khoá

167
to được trang trí ỏ trung tâm của khăn cô dâu, khăn dùng
cho thầy cúng hay cho những ngưòi được cấp sắc. Loại
này .thỉnh thoảng cũng được thêu ỏ miếng đáp sau
lưng áo.
- Hoa văn hình sao (diệm muội): được thêu ở nẹp cổ
áo, ỏ quần và yếm phụ nữ.
- Hoa văn hình ghế cấp 3 đèn (tằng họp): dùng để
thêu cho cả áo nam lẫn áo nữ, loại hoa văn này cũng dùng
để thêu áo liệm; cho những ngưòi đàn ông đã được cấp 3
đèn khi chết.
- Hoa văn hình ghế trong lễ cấp 7 đèn (lùng quôn):
thường đuộc thêu ở nẹp cổ áo cùng vỏi hoa văn dấu chân
mèo nhỏ. Những ngưòi khi đã được cấp 7 đèn khi chết
phải dùng áo có loại hoa văn này chứ không được dùng
loại hoa văn tăng họp.
- Hoa văn'hình thoi ịxậm piu): hoa văn này chủ yếu
đuộc thêu ỏ quàn, ở ngưòi Dao ít thấy các mẫu hoa văn
hình học.
- Ngoài ra còn một số mẫu hoa văn của ngưòi Hmông
mà ngưòi Dao cũng hay sử dụng như: H oa văn chần mịu
bo được Ihêu ỏ nẹp dọc cổ áo và thêu ỏ miếng đáp hình
vuông ỏ sau lưng áo; hoa vãn chằn mìu ngau cũng được
thêu ỏ miếng đáp sau lưng áo và trang trí ở khãn của cô
dâu, thầy cúng và cùa ngưòi được cấp sác. Những năm gần

168
đây, do yêu cầu của những ngưòi chủ các cửa hàng ỏ Sa
Pa mẫu hình thuyền cách điệu cũng được ngưòi Dao sử
dụng. Các mặt hàng thêu các mẫu này bán chạy hơn do
đó được thêu chủ yếu là túi hoặc làm vỏ gối.
Nhìn chung các mẫu mã hoa văn của ngưòi Dao khá
đa dạng, đã thể hiện được cuộc sống sôi động hàng ngày.
Mỗi mô típ hoa văn mang một vẻ khác nhau tạo nên vẻ
đẹp tổng thể hài hoà của thổ cẩm. Các mô típ hoa văn
Dao cũng trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Xưa
kia, hệ thống hoa văn ít chủng loại hơn, nhưng ngày nay
do tiếp xúc vỏi nhiều dân tộc khác nên các sản phẩm thổ
cẩm đã có những mô típ hoa văn mổi, đẹp, phù hộp và
thích nghi với thị hiếu cùa nhiều ngưòi kể cả nguòi Dao.

V - Sự phân công lao động theo giới và độ tuổi, thòi


gian lao động:

Sự phân công lao động mang tính tự nhiên cùa ngưòi


Dao cũng được biểu hiện rõ trong các nghề thủ công. Nghề
thổ cẩm diễn ra hoàn toàn tự nhiên trong phạm vi từng
gia đĩnh, theo lứa tuổi và giỏi tính nhưng vai trò của ngưòi
phụ Í1Ữ rắt quan trọng. Có lẽ công việc này cần đến đôi
bàn tay khéo léo, mềm mại, tính cần cù chịu thương, chịu
khó của ngưòi phụ nữ. Nó gắn bó chặt chẽ với cuộc đòi
của ngưòi phụ nữ như là chức năng sinh đẻ, nuôi con. Biết
thêu thùa, may vá còn là thưổc đo giá trị đạo đức và vẻ
đẹp của mỗi ngưòi phụ nữ. Họ làm công việc này ỏ mọi

169
nơi, mọi lúc; họ luôn mang bên mình một túi nhỏ trong
đấy có đủ các dụng cụ thêu để tận dụng mọi thòi gian rỗi
rãi. Cũng chính vì tính chất thủ công và dựa trên sự phân
công lao động theo giỏi một cách tụ nhiên ấy, nên nó
không đủ sức tách nghề thủ công này thành một nghề
riêng biệt.
Đối vỏi nghề này tuổi lao động được bắt đầu sổm hơn
từ 13-15 tuổi và kéo dài cho đến khi tuổi đã già. Tạỉ xã
Tả Phin chúng tôi vẫn bát gặp các bà già ngồi thêu, có
ngưòi đâ hơn 70 tuổi, mặc dù đưòng kim mũi chỉ có chậm
hơn so với các cô gái, nhưng đấy cũng là đóng góp của họ
đối vổi thu nhập của gia đình.
Ỏ ngưòi Dao việc truyền nghề rất đưộc coi trọng, nó
vừa mang tính giáo dục vừa mang tính văn hoá. Đặc biệt
truyền nghề của nguòi Dao là truyền nghề trong gia đình,
từ thế hệ trưỏc cho thế hệ sau là chủ yếu. Tuy chưa hình
thành nhũng làng nghề chuyên, nhưng đã xuất hiện một
só nghệ nhân nổi tiếng. Trẻ em đến 10 tuổi đã được các
bà, mẹ hoặc chị dạy cho các mẫu thêu và làm từ những
cái đơn giản, đến nhũng cái phức tạp. Đến tuổi trưỏng
thành các cô gái này đã học được cách trang trí hoa văn
phức tạp ỏ các nghệ nhân, hơn nữa họ là những nguòi
luôn tiếp thu nhanh các mẫu mã hoa văn mối, nên sản
phẩm của họ thuòng rất phong phú vỏi nhiều mẫu mã đẹp.
Đến vỏi bản ngưòi Dao vào lúc công việc gieo trồng hay

170
thu hoạch kết thúc, chúng ta thấy chị em phụ nữ tụ tập
lại thành từng nhóm để thêu và học các mẫu thêu mổi của
nhau. Đây là lúc mà họ có thể ngồi cả ngày để thêu may,
nhà nào đông con gái hay con dâu thì không nhũng là
đủ dùng trong gia đình mà họ còn có thể mang ra thị
trường bán.
Các cô gái khi đã có ngưòi dạm hỏi thì phải dành thòi
gian cả một năm (không tham gia vào công việc nông
nghiệp) để làm nhũng bộ trang phục cưỏi cho mình và
ngưòi chồng tương lai). Nguòi nào thêu giỏi thì một năm
được khoảng 6-7 bộ, nhưng ít nhất cũng phải được 4 bộ.
Số lượng trang phục làm ra được mặc trong ngày cưổi
không có nghĩa là phô trương mà đấy là niềm tụ hào hãnh
diện của cô gái cũng như gia đình và cộng đồng.

VI - Những thay đổi về kỉnh tế và sự ảnh hưỏng của


ngành du lịch đến các nghề thủ công.
Sa Pa là một huyện nhỏ vùng cao nằm ỏ phía Bắc của
tỉnh Lào Cai, cũng là điểm du lịch kỳ thú thu hút nhiều
khách du lịch trong nưổc cũng như ngoài nưổc. Sa Pa có
rất nhiều cảnh đẹp như đèo Yên Ngựa, núi Hàm Rồng,
Thác Bạc, Cầu Mây, Hang Gió, đỉnh Fan-xi-păng cao nhất
Việt Nam... cùng vỏi đó lại có không khí trong lành và
thảm thực vật á nhiệt đỏi khá phong phú, nên ngày càng
thu hút nhiều khách tham quan. Khách du lịch không
những chỉ dừng lại ỏ việc tham quan các thắng cảnh, mà

171
còn xuống tận các làng bản để tìm hiểu phong tục tập
quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó Tả Phin
cũng là điểm mà khách thường hay lui tỏi. Khi đến tham
quan họ thường muốn mua một số sản phẩm mang tính
đặc trưng cùa vùng đó, dân tộc đó. Nám được nhu cầu
này ngưòi Dao cũng như ngưòi Hmông ỏ Tả Phin đã cho
ra đòi một số sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là các sản
phẩm thủ công bằng vải như: mũ, túi, vỏ gối, quần, áo...
làm cho cuộc sống của họ trong những nám gần đây có sự
thay đổi. Bán hàng cho khách không những trong phạm
vi thôn bản, mà ngưòi Dao còn bán hàng rong ỏ chợ Sa
Pa. Sức lao động thực tế của họ bỏ ra cho công việc này
cũng tương đối nhiều nhưng hiệu quả kinh tế thu lại được
chưa cao. Chẳng hạn làm một cái túi thổ cẩm phải mất 3,
4 ngày cũng chỉ bán được từ 15.000-20.OOOđ (chưa kể vải
và chỉ thêu). Vì vậy để có nhiều hàng, tăng thu nhập họ
đã thay đổi một số mẫu mã, giảm bỏt những đưòng nét
hoa văn truyền thống cầu kỳ. Để bán kèm vổi các mặt
hàng thổ cẩm họ còn mua tại các chợ các loại vòng tay
giả bạc vỏi giá 10.000-15.OOOđ một đôi, sau đó bán lại cho
khách du lịch từ 15.000-20.000đ một chiếc. Giá bán cũng
có sự chênh lệch giũa khách nưỏc ngoài và khách trong
nưốc. Tâm lý cùa khách du lịch dù sao vẫn thưòng thích
mua của chính những nguòi địa phương nên công việc này
ngày càng có nhiều ngưòi tham gia và như vậy sẽ giảm bỏt
một lực lưộng lao động đáng kể trong gia đình.

172
Do chạy theo kinh tế trưỏc mắt tình trạng trẻ em bỏ
học tham gia bán hàng là điều đáng lo ngại. Qua khảo sát
tại xã Tả Phin cho thấy tâm lý của phàn lỏn các em không
thích đi học mà chỉ thích đi bán hàng để kiếm tiền. Nhiều
em biết rất ít tiếng phổ thông nhưng lại học tiếng Anh bồi
để giao tiếp, xin quà hay dẫn khách đi chơi. Một câu hỏi
lỏn được đặt ra nếu như các em không chịu đi học, sốm
bưốc vào hoạt động thương mại, tiếp xúc với nhiều du
khách thì điều gì sẽ xẩy ra đối vỏi các em sau này? Điều
đáng nói là để phục vụ cho việc kiếm tiền cả ngưòi lỏn
lẫn trẻ em đều tìm cách nói dối khách hàng về nguyên vật
liệu, ngày công lao động cũng như về giá cả. Tù thực trạng
nhu vậy đặt ra một yêu cầu về tổ chức các quầy bán hàng
để cho ngưòi Dao cũng nhu các dân tộc thiểu số khác,
tránh tình trạng đi bán hàng lang thang ỏ chợ. Còn vấn
đề trẻ em đi bán hàng có lẽ phải có sự can thiệp của chính
quyền địa phương từ cấp thôn, xã, đé hạn chế các tiêu cực
trên. Một khó khăn nũa được đặt ra là nghề thủ cồng
truyền thống ỏ đây chỉ là nghề phụ gia đình, chưa có thợ
thủ công chuyên nghiệp, hoạt động còn mang tính thòi vụ;
kỹ thuật, công cụ sản xuất còn lạc hậu, sản phẩm làm ra
còn ít nên giá thành sản phẩm cao. Hiện nay trong cơ chế
kinh tế thị trưòng, tính chất đóng kín cùa các làng bản
ngưòi Dao nói riêng và các làng bản vùng cao không còn
nguyên vẹn nữa. Việc trao đổi hàng hoá dién ra khá mạnh,
việc hình thành thị trưồng mỏi trỏ thành một nhu cầu bức

173
thiết và thực tế nhất đang cần được đáp ứng. Một yêu cầu
đặt ra là làm sao nâng cao nghề làm thổ cẩm thành một
nghề chuyên sản xuất các mặt hàng lưu niệm để phục vụ
nhu càu tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu. Muốn vậy, Nhà
nưỏc nên đầu tư xây dựng ỏ đây các dự án làm hàng thổ
cẩm như: túi, khăn, mũ, áo ghi lê, quần áo dân tộc và một
số sản phẩm thủ công bằng nguyên liệu khác. Để có thể
tìm được thị trưòng nhất là thị trưòng ngoài nưỏc càn phải
cải tiến công cụ sản xuất, sử dụng kỹ thuật mỏi, đa dạng
hoá mẫu mã, sử dụng các nguyên vật liệu mỏi, phục hồi
nghề dệt để cung cấp vải thô... sẽ tạo nên năng suất lao
động cao, nhiều mặt hàng mỏi, đẹp đủ sức cạnh tranh với
các mặt hàng của nưóc ngoài.

174
TRANG PHỤC TRUYEN THốNG
CỦA PHỤ NỮ HMÔNG TRONG ĐÒl SốNG
XÃ HỘI TỘC NGƯÒI
» •

TRÀN THỊ THU THUỶ

Nguòi Hmông là một trong các dân tộc thiểu số có số


dân tương đối đông ỏ miền Bắc nưỏc ta vỏi trên 55 vạn
ngưòi (số liệu Tổng điều tra dân số năm 1989). Ngưòi
Hmông trưổc kia còn được gọi là ngưòi Mèo, họ sinh
sống ỏ những vùng núi cao trên dưỏi lOOOm so vối mặt
nưốc biển, vối nhiệt độ trung bình trên 20°c, lượng mưa
trung bình hàng năm từ 1800-2000m thuộc địa phận các
tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai
Châu, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hoà Bình, Thanh Hoá,
Nghệ An.
Nguòi Hmông gồm nhiều nhóm địa phương: Hmông
Đờ (Hmông Tráng), Hmông Đu (Hmông Đen), Hmông
Lềnh (Hmông Hoa), Hmông Sua (Hmông Xanh), Na
Miẻo. Sự phân biệt này một phần dựa trên sự khác nhau

175
về trang phục và ngôn ngữ. Giũa các nhóm có sự phân
biệt về một số bộ phận trên y phục (kích thuổc, màu
sác, các mô típ trang trí hoa văn...) nhưng nhìn chung
trang phục ngưòi Hmông là thống nhất và phân biệt hẳn
về m ặt tộc ngưòi vỏi các dân tộc khác.
Nam giỏi Hmông ăn mặc tương đói thống nhất. Hầu
hết đàn ông các nhóm đều mặc quần cát theo kiểu
chân què, lá toạ, đũng và ống quần rộng. G iũa các
nhóm áo có khác n h au đôi chút: đàn ông nhóm
Hmông H oa, H m ông Đ en thường mặc áo cổ tròn, xẻ
nách màu chàm, không tran g trí, còn đàn ông nhóm
Hmông T ráng áo ngán và chật hơn, bó sát vào thân
ngưòi, cạp quần và dây lưng m àu trắng, tay áo đuợc
viền ghép vải trắng tran g trí. Những ngày tết lễ họ
thường mặc những bộ quần áo mỏi hơn. Y phục trẻ
em nam cũng giống như y phục ngưòi lốn. Ỏ m ột số
khăn của ngưòi làm thầy cúng hoặc mũ áo của những
đứa trẻ cầu tự còn có gắn những đồng bạc tráng, đồng
xu nhỏ, hạt cưòm tạo vẻ đ ẹp độc đáo, rực rồ. Mũ trẻ
em của ngưồi Hmông H oa ỏ Mưồng Khương trên đỉnh
đầu có thêu hình m ào gà trống vì theo quan niệm của
họ gà trống là biểu tượng của vị thần cửa chống ma
ác vào nhà, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ nhỏ. Những quả
bông đỏ trên mũ, những sội tua nhiều m àu sác tượng
trưng cho cầu vồng ngăn th ần rắn, ngăn ma ỏ thế giỏi
dưổi nưỏc.

176
Trang phục nữ phản ánh rõ nhất đặc trưng tộc ngưòi.
Một bộ trang phục cổ truyền của ngưòi phụ nữ gồm váy,
áo xẻ ngực, tấm vải che trưốc váy và sau váy, thát lưng,
xà cạp, khăn đội đầu. Phụ nữ Hmông mặc áo và váy rộng,
phần thân và chân phát triển, do đó, đội khăn to và búi
tóc to sẽ tạo nên sự cân đối hài hoà vổi thân thể. Phụ nữ
Hmông Trắng cạo tóc xung quanh và để chỏm lỏn ở đỉnh
đầu và cũng giống như phụ nữ Hmông Hoa, Hmông Đen
ỏ Lào Cai, Yên Bái là quấn khăn vành rộng, trong khi phụ
nữ Hmông Hoa ở Son La lại để tóc dài quấn quanh đầu
thành búi to, phụ nữ Hmông Xanh trẻ em gái xoã tóc
ngang vai đến khi lấy chồng mối quán lên đỉnh đầu rồi
dùng lược móng ngựa cặp ngược về phía ưưỏc giữ tóc, do
đó khi trùm khăn lên có hai đầu nhọn chìa ra như hai
sừng nhỏ. Áo của phụ nữ nhóm Hmông Trắng xẻ ngực có
thêu hoa văn ỏ cánh tay và yếm lưng, còn áo phụ nữ
Hmông Hoa xẻ nách, trên vai và ngực thường có thêu hình
hoa văn con ốc hoặc in hoa văn màu vàng bàng sáp ong.
Ấo của phụ nữ Hmông Đen giống áo của phụ nữ Hmông
Trắng, nhung thêu ỏ cánh tay và hồ áo. Áo phụ nữ nhóm
Hmông Xanh mỏ chếch ngực, xẻ thẳng về bên trái và cài
bằng một cái cúc. Hò, cánh tay và cổ tay áo có thêu hoa
văn. Nẹp áo đáp thêm những miếng vải màu nhỏ. Tà xẻ
không khâu mà buộc hai thân lại vỏi nhau bằng dây ỏ mỗi
chỗ, gấu áo khâu thành ba, bốn lỏp đè lên nhau bàng vải
màu. Phía trưỏc và phía sau váy là hai tấm vải che thân

12 CCTNC 177
hình chữ nhật khổ 75cm X 35cm (ỏ huyện Mù Cang Chải
tỉnh Yên Bái chỉ có một tấm che ỏ phía trưốc). Tấm vải
che váy có thể chỉ là tấm vải nhuộm chàm có thể trang
trí rất nhiều hoạ tiết hoa văn độc đáo và rực rỗ. Thắt
lưng của phụ nữ Hmông là miếng vải rộng khoảng 8cm
và dài 100-120cm, đoạn giũa của thắt lưng được thêu
nhiều màu, quấn ngang bụng, tôn thêm vè đẹp của phụ
nữ. Phụ nữ và nam giối Hmông Đen ỏ huyện Sa Pa tỉnh
Lào Cai, phụ nữ Hmông H oa tỉnh Yên Bái còn mặc áo
khoác ngoài kép, xẻ ngực, không có tay, cổ đứng có thêu
hoa văn. Khoảng 50-70 năm gần đây, có một số sự biến
đổi trong trang phục của ngưòi phụ nũ như nhóm
Hmông Đen ỏ Sa Pa mặc quần ống hẹp ngán, Hmông
Trắng ỏ Sơn La, Yên Bái mặc quần ống dài (nhưng họ
vẫn may váy tráng xếp nếp để dành mặc lúc chết), phụ
nữ Hmông Hoa mặc áo xẻ nách. Váy của phụ nữ Hmông
Tráng được may bằng vải lanh trắng, ngắn hon so vỏi
váy của các nhóm Hmông khác, nhưng hiện nay phụ nữ
ở một sổ nơi hầu hết đã chuyển sang mặc quần may
bằng vải lanh. Váy của phụ nữ nhóm Hmông Đen gồm
hai loại. Loại váy dệt xen kẽ giữa sổi lanh tráng và sợi
lanh đen, chia làm hai phần: phần cạp váy sọc đen dầy
đặc, và phần thân váy sọc đen thưa hon sọc tráng. Loại
váy nền đen trang trí hoa văn bàng kỹ thuật in sáp ong
và ghép vải màu, gấu váy được viền ghép vải màu đen
hoặc đỏ.

178
1 - Quá trình làm ra trang phục

al Y phục:
Quá trình chế biến sợi dệt
Trừ nhóm Hmông Xanh, Na Miẻo dệt vải sội bông,
các nhóm khác đều dệt vải sội lanh. Đối vổi ngưòi
Hmông, cây lanh không chỉ là thứ nguyên liệu cơ bản để
dệt vải mà cây lanh, sợi lanh còn đi vào thế giỏi tâm linh,
tình cảm, trở thành biểu tượng cho sự bền chắc của đòi
ngưòi, sự gán bó của lứa đôi và là sội dây dẫn đưòng cho
linh hồn ngưòi chết về vỏi tổ tiên.
Thòi vụ trồng và thu hoạch lanh có thể xê dịch sỏm,
muộn đôi chút tuỳ từng nơi sao cho vừa tránh mưa nhiều,
nhất là mưa đá, lại vừa tránh gió mùa rét để khỏi ảnh
hưỏng tỏi chất lượng sợi lanh. Ngưòi Hmông thưòng trồng
lanh vào tháng 2-3 và thu hoạch vào tháng 5-6 âm lịch.
Cây lanh được cắt về bó thành từng bó nhỏ, mỗi bó
từ 100 cây trở lên. Sau khi đã róc hết lá trên cây lanh,
ngưòi ta đem ra phơi náng 3 đến 4 ngày theo cách ngày
phơi tối cất. Sau khi phơi náng, cây lanh được phơi sương
2 đêm, lại là ngày cất đêm phơi và cuối cùng phoi thêm
1 ngày náng nữa. Lúc này họ có thể bắt đầu tuỏc thành sợi.
Sau khi đã phơi náng và phơi sương đủ độ, lanh được
tưổc lấy vỏ. Vỏ lanh tiếng Hmông gọi là "ntuôs". Công việc
này phải làm trưỏc khi có các đột gió mùa đông bắc, nếu

179
không, lanh sẽ bị khô sợi, giảm độ bền, sợi nát, khó nối.
Sau khi làm cho vỏ ngoài bong ra, ngưòi ta chia đều thành
những chùm sợi đều nhau cho vào cối giã khoảng 15 phút
cho sội mềm se dễ thao tác hơn và không để lại mối nối.
Sợi lanh thô chắp nói đến đâu được cuộn ngay đến đấy
thành những con sợi lỏn. Sau đó sợi còn được se tiếp một
lần nữa bằng guồng se sợi. Những cuộn sội này sẽ được
ngâm vỏi nưỏc tro bếp, luộc chín cho bong hết vỏ xanh;
4-5 cuộn sội một lần đun, thòi gian đun khoảng 30 phút
đến 60 phút thì vổt ra cho đột sội khác vào. Thông thưòng
chỉ cần đun một đêm là hết số sợi. Chỉ có gia đình nào
đông con cái, sội nhiều mỏi đun thêm một ngày hôm sau.
Sợi đun xong được vốt hết ra. Ngưòi ta rác một lốp tro
nguội lên tro bếp đang nóng, lấy một mảnh vải lanh hoặc
chiếc váy lanh trải lên trên, đặt các cuộn sợi này vào đó,
dùng một tấm vải khác phủ lên sợi, rồi rải thêm một lốp
tro nữa lên trên để ủ sội trong ba ngày, sau đó mỏi mang
giặt cho sạch và phơi khô. Tiếp theo sợi còn được luộc và
ủ tro thêm ba lần nữa, nhưng nhũng lần sau này chỉ ủ
trong một ngày một đêm. Riêng lần luộc tro sau cùng
nguòi ta còn cho thêm một ít sáp ong cho sợi trắng, mịn
và dai chắc. Để sợi mềm, sau khi giũ lần cuối ngưòi Hmông
còn lăn sợi trên một khúc gổ tròn bàng một tấm ván hoặc
một miếng đá nặng hình chữ nhật (thòi gian lăn khoảng
2 - 3 ngày). Thú sội lanh đã được làm tráng và sạch như
thế gọi là "nxôus xur". Trưỏc khi đưa lên khung dệt "nxồus

180
xur" được đánh vào các con suốt chỉ. Như vậy tù lúc thu
hoạch lanh đến lúc chế biến cây lanh thành sội để có thể
cuộn vào suốt hoặc con thoi để dệt phải tốn một thòi gian
khá lâu khoảng 2-3 tháng.
Việc đánh "nxôus xur" vào suốt chỉ (hoặc con thoi)
cũng không dễ dàng chút nào. Trưỏc hết sợi được cuộn lại
thành những cuộn tròn bàng một dụng cụ gọi là "nhâuz
lis", sau đó được thả vào một cái thùng gỗ theo tùng lổp
cho khỏi rối rồi mỏi đưộc kéo bàng xa (yôuz xur) thành
các con chỉ. Một lần nữa các con chỉ này được cuộn vào
các ống nứa (dùng làm lỗi suốt) thông qua một hệ thống
bánh quay và ròng rọc.
Nhìn chung việc phân công lao động trong quá trình
tạo nguồn nguyên liệu cho nghề dệt diễn ra hoàn toàn tự
nhiên theo giổi tính và lứa tuổi. Thông thường ngưồi đàn
ông chỉ tham gia làm đất, gieo trồng, thu hoạch lanh; còn
tất cả quá trình tạo sợi đều do phụ nữ đảm nhiệm một
mình. Đổi vỏi toàn bộ quy trình dệt thì việc làm sợi là mất
thòi gian nhất. Ngưòi phụ nữ Hmông thưòng tranh thủ
chắp sội lanh vào bất kỳ lúc nào mà đôi tay của họ rảnh.
Vối một cuộn lanh thố bên thắt lung; trên đưòng đi
nương, đi chợ... thậm chí cả khi tiếp khách bên bếp lửa
họ cũng iuôn cháp nối. Và cũng chỉ vỏi sự cần cù như
vậy họ mỏi có thể đáp ứng đủ nguyên liệu cho nghề dệt
của mình.
Khung dệt (nđex ntus) của nguòi Hmông đon giản, dễ
sử dụng. Khung dệt của họ thường đặt bên cạnh nhà và
được tạo bỏi ba chiếc cột đứng thành hình tam giác, giữ
cho khung dệt đuợc vững chắc. Mỗi chiếc cột có chiều cao
khoảng 150cm. Hai chiếc đúng song song trưỏc bằng tre,
chiếc sau bằng gỗ. Các bộ phận khác của khung dệt đều
được làm bằng tre. Hai cột tre được nối vỏi nhau bỏi ba
thanh gỗ, giữ cho nó đứng vững. Giữa thanh gỗ thứ hai là
nơi láp sội dệt.
Kỹ thuật dệt vải của ngưòi Hmông là dệt trơn theo lối
đan lóng mốt, bỏi vậy số sọi dọc được chia đôi đều nhau
theo nguyên tắc: cứ hai sợi đi go thứ nhất, thì hai sợi tiếp
sau đi qua go thứ hai cho đến hết. Ngồi vào khung dệt,
ngưòi phụ nũ Hmông phải buộc vào lưng một cái đai nối
vổỉ thanh tre cuốn vải đã dệt vào bụng để làm căng mặt
vải. Lúc này họ trỏ thành một bộ phận của khung dệt. Khi
thao tác ngưòi ta dùng chân phải điều khiển đầu dây nối
cần sọi để tách sợi ra, đưa go vào, dùng go dập cho sít
sội, rồi lại dùng lược nén tiếp. Khi thả chân, mặt vải trùng,
các tách sợi trượt về phía trên để trở về thế ban đàu.
Nhuộm vải: Chàm là một dạng thuốc nhuộm tự nhiên
được nhiều dân tộc sử dụng trong việc nhuộm hấp vải. Ỏ
miền núi miền Bắc có nhiều giống chàm thuộc các họ khác
nhau và mỗi dân tộc, mổi vùng chỉ quen trồng và sử dụng
một loại hộp vỏi nhu cầu thẩm mỹ truyền thống của mình.
Chàm (gangx) của ngưồi Hmông thuộc họ cây thân gỗ.

182
được nhân giông bằng phương pháp dâm cành. Cây chàm
không kén đất do vậy nó có thể được trồng ỏ nhiều nơi
như vưòn nhà, trên các mảnh nương riêng hay xung quanh
các hàng rào của mỗi gia đình. Đất giành để trồng chàm
không cần phải làm kỹ, thường chỉ cuốc võ một lượt là đã
có thể xuống hom giống; gặp chỗ đất quá xấu mỏi phải
bón lót hoặc bón thúc. Chàm được trồng vào khoảng tháng
2-3 đến tháng 7-8 thì thu hoạch. Trong suốt thòi gian sinh
trưởng, cây chàm cũng được làm cỏ một hai lượt. Khi thu
chàm, ngưòi ta sẽ lựa ra một số cành đem dâm vào noi
đất ẩm để làm giống cho vụ sau. Toàn bộ số thân và lá
chàm còn lại được đem ngâm vói nưốc sôi để nguội trong
các thùng gỗ lỏn. Chò cho nhựa chàm tan hết vào nưỏc
(chừng 2-3 ngày) người ta mỏi vỏt bã ra, cho vôi và nưỏc
tro lọc vào quấy đều lên. Khi dung dịch chàm - vôi đã
lắng đọng xuống đáy thùng họ mới chắt hết nưổc đi và
dùng rá hoặc vải dầy vát khô thành cao chàm (côu mêv).
Thứ cao này đặc quánh, dành để dùng quanh năm; khi
nào muốn nhuộm chỉ cần lấy một ít cao chàm pha thêm
một chút rượu cho vào thùng quấy đều đến lúc nào sủi
bọt là có thể sử dụng được.
Ngoài cách làm trên người Hmông còn có một cách
khác để làm cao chàm (tuy nhiên cách này ít phổ biến
hơn). Sau khi rửa sạch chàm ngưòi ta đem vổ nát và ngâm
chàm vào thùng gỗ khoảng một tuần thì vỏt cây ra, đổ
nưốc đó đi cho cây khác vào ngâm tiếp, lần này ngâm lâu

183
hơn từ 1-2 tuần, đổ thêm một ít rượu vào ngâm. Sau khi
vốt bã ra, bên dưối đọng lại một lổp bột đen đó là bột
chàm. Khi nhuộm, hoà một ít nưỏc tro cùng vói nuỏc
chàm, cho thêm một ít rượu vào thùng gỗ cao khoảng l,2m
đưồnị kính khoảng 80cm, dùng một thanh gỗ dài đảo trộn
đều nưổc chàm và nuỏc tro.
Ngoài màu chàm ra, vốn thuốc nhuộm cổ truyền của
ngưòi Hmông vẫn còn có cả màu vàng, đỏ, xanh lơ, nhưng
ngày nay chỉ có màu vàng là vẫn còn dùng, còn các màu
kia chủ yếu họ dùng thuốc nhuộm hoá học. Ngưòi Hmồng
lấy thuốc nhuộm màu vàng từ rễ cây măng đàng. Sau khi
đào cây lấy rễ về rửa sạch, băm nhỏ ra, cho vào nồi đun
nhiều lần cho đến khi nưỏc cây cô lại, đổ vào bát qua một
tấm vải lọc, vát cho ra hết nưỏc. Nhúng chỉ để thêu vào
ngâm trong hai ngày, chỉ trắng sẽ có màu vàng. Nguòi
Hmông Hoa còn dùng màu vàng này để tô lên những hoa
văn màu tráng được vẽ bằng cách in sáp ong.
Bên cạnh các màu truyền thống hiện nay ngưòi Hmông
còn dùng rất nhiều màú khác: màu tím, da cam, nâu, hồng
từ thuốc nhuộm hoá học.
Trưóc khi nhuộm vải, bao giò người ta cũng nhúng qua
nưổc lã cho vải ngấm nưổc đều, rồi mỏi nhúng vào thùng
nưổc chàm. Vải nhúng nưổc chàm xong vót ra đem ủ qua
đêm, hôm sau giặt qua nưổc lã rồi mổi đem phơi. Cú thế,
qua 10-18 làn khi vải có màu chàẸi đen ánh là được. Để
bảo đảm độ bền màu, khi pha cao chàm vào nưỏc, nguòi

184
Hmởng thường thử bàng cách nếm hoặc quấy đều nếu thấy
nước sủi bọt tựa như bong bóng xà phòng và có màu vàng
thì tốt. Một thùng nước cao chàm có thể nhuộm được bốn
sải vải. Cao chàm thưòng chỉ để được một năm, quá thòi
gian đó cao sẽ bị chua, khi nhuộm chàm không ăn vào vải.
In sáp ong: Dùng sáp ong để tạo mẫu hoa văn trên vải
là một sáng tạo nghệ thuật của một vài dân tộc ỏ Việt
Nam trong đó có hai nhóm ngưòi Hmông là Hmông Hoa
và Hmông Đen. Công cụ và nguyên liệu dùng để in sáp
ong gồm có: chảo đun, sáp ong, thuốc nhuộm và một số
dụng cụ vẽ. Công cụ để vẽ đồ án là loại bút ngòi bàng
đồng (đar sưz taz) với nhiều hình dạng và kích cõ khác
nhau. Loại nét nhỏ để tạo hoa, loại vừa để vẽ đưòng riềm,
loại to vẽ đưòng thẳng hoặc nhũng chấm tròn nhỏ và ống
xoắn để vẽ hình trôn ốc.
Kỹ thuật vẽ hoa văn là nhúng bút vào sáp ong (chaz
mur) nấu chảy rồi vẽ lên vải mộc các hoạ tiết cổ truyền.
Sau đó đem vải nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi có
màu sẫm, những chỗ vẽ sáp ong nước chàm sẽ không ngấm
vào nên khi phơi khô, rồi nhúng vào nuỏc sôi, sáp tan ra,
để lại những hoạ tiết trắng trên nền vải tối.
Thêu: Trang phục của phụ nữ Hmông không chỉ đẹp
ở kỹ thuật cát may mà còn rất dễ gây ấn tượng qua các
mô típ trang trí và màu sắc hoa vãn. Phụ nữ các nhóm
Hmông đều biết thêu nhưng phụ nữ nhóm Hmông Hoa,
Hmông Đen mỏi thực sự là những nghệ nhân của nghệ

185
thuật tạo hình trên vải. Chỉ thêu của họ là sợi tơ tàm; loại
chỉ này vừa bền sội vừa bền màu và đặc biệt là màu óng
nuột của nó sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp nhuần nhuỵ của các
đồ án hoa văn. Nhiều ngưòi khi thêu đã thuộc sẵn mẫu
hoa văn mình thích, họ không càn mẫu mà vẫn thêu được
những hoạ tiết đẹp. Việc thêu thùa thường được làm trong
những lúc rảnh rỗi có khi bên bếp lửa vào buổi tối, đi chăn
trâu hay những lúc lên nương... Chỉ thêu và vải thường để
sẵn trong túi đeo bên ngưòi hoặc giắt ỏ lưng váy, nên có
thể lấy ra thêu vào bất cứ lúc nào nếu điều kiện cho phép.
Kỹ thuật thêu rất phúc' tạp, thêu ỏ mặt trái của sội vải
nhưng hình mẫu sẽ nổi lên ỏ mặt phải. Vì vậy truóc khi
thêu họ phải tính toán tỉ mỉ, đếm từng sợi chỉ, nhỏ kích
thưỏc từng hoạ tiết hoa văn trong toàn bộ mảng hoa văn.
v ỏ i một bộ váy áo, nếu tập trung thêu liên tục, không làm
việc gì khác cũng phải mất 1 tháng, còn nếu chỉ làm vào
những lúc nhàn rỗi có khi mất tổi 6 tháng. Cách thêu của
ngưòi Hmông chủ yếu là thêu chéo mũi khi thể hiện các
hoạ tiết hoa văn; còn muốn ghép vải họ dùng kỹ thuật
thêu lát. Cả hai phương thức này đều có thể tạo nên những
đưòng nét hoa văn mềm mại, phóng khoáng và biểu cảm
hon kỹ thuật thêu luồn sợi của nhiều dân tộc khác.
Kỹ thuật ghép vải: Kỹ thuật ghép vải không chỉ tạo ra
các khoang mảng màu mà còn tạo ra các đưòng nét hoa
văn. Vải ghép khá tỉ mi. Giũa các nhóm ngưòi Hmông khi
ghép có khác nhau đôi chút nhưng thưòng là có gam màu

186
nóng hay vải trắng làm diềm nhỏ bao bọc cho các hoạ tiết
hoặc tự tạo thành một mô típ hoa văn riêng biệt. Ngưòi
Hmống sử dụng một số miếng vải đỏ, vàng có tiết diện
nhỏ từ 0,5-lcm được viền xung quanh ghép vào vải nền
tạo thành các hình xếp nếp hoặc các đưòng viền của hoạ
tiết chính. Họ sáng tạo ra rất nhiều kiểu đính vải. Kiểu
đơn giản nhất là chọn những miếng vải màu đỏ, vàng hình
tam giác, hình vuông, hình chữ nhật khâu lên gấu váy, mũi
khâu giấy ỏ mặt sau miếng đính cùng vối đệm lót và khâu
gấp mép lên. Kiểu phức tạp là ghép các miếng vải thành
nhiều lớp vổi nhiều màu sác khác nhau. Việc đính những
miếng vải này thường làm từng lổp, mỗi lớp là một hoặc
vài miếng vải cùng màu, lổp dưỏi có diện tích lỏn hon lóp
trên, hoặc may thành nhũng đưòng kẻ chỉ bao xung quanh
các mô típ hoa vãn thêu và in sáp ong tạo nên một mô
típ hoa văn ghép vải mổi. Truỏc kia công việc này hoàn
toàn là khâu tay còn ngày nay tuyệt đại bộ phận ngưòi Hmông
đều khâu bằng máy. Ngoài ra ngưòi Hmông còn sử dụng biện
pháp kỹ thuật ghép hạt cuòm, nhựa, bạc lên trang phục. Các
biện pháp thêu, ghép vải, ghép hạt cưòm, in sáp ong này được
kết hộp khéo léo vổi nhau tạo nên sự phong phú về hoa văn
và hiệu quả về màu sắc.

bl Trang sức
Theo quan niệm của ngưòi Hmông đồ trang sức không
chỉ có chức năng thẩm mỹ hay đơn thuần là biểu tượng
của sự giầu sang mà còn có tác dụng ngăn chặn ma tà.

187
Đồ trang sức cổ truyền của dân tộc Hmổng chủ yếu
làm bàng bạc, gần đây một số nơi mỏi sử dụng đồ trang
sức bàng hợp kim nhôm, kẽm. Bộ đồ trang sức của ngưòi
Hmông thường gồm có khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, bộ
xà tích, nhẫn.
Đồ trang sức đưộc đánh và đúc ỏ ngay bản hoặc đi
thuê thọ rèn bạc ở bản khác. Ngưòi Hmông thường đánh
và đúc đồ trang sức vào lúc thu hoạch lúa gân xong (hoặc
thòi gian rỗi rãi), khoảng tháng 11 và tháng 12 gần vào
dịp tết của họ.
2 - Ẩnh hưỏng của phong tục, tập quán, điều kiện sinh
hoạt đến việc sử dụng quần áo truyền thống
Ngưòi Hmông không có bộ trang phục riêng cho đám
cưỏi, đám tang và lễ hội. Nhưng chúng ta vẫn có thể tìm
thấy sự khác biệt về sử dụng trang phục của ngưòi Hmông
trong nhũng dịp này.
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, phụ nữ Hmông
thường dùng các loại váy áo đã cũ hoặc loại váy áo may
thêu đơn giản gọn gàng hơn. Ngưòi phụ nữ dệt được nhiều
váy đẹp nhung không bao giò đem ra sử dụng khi lao động.
Ngưòi Hmồng quan niệm, con gái lúc nào cũng ăn mặc
chải chuốt váy áo đẹp là loại lưòi biếng, thích làm dáng,
không chịu lao động, ihưòng bị dư luận cưòi chê. Trong
lao động hàng ngày những vật trang sức như vòng tay, vòng
cổ cũng ít được phụ nữ mang trên mình trù đôi hoa tai là
đeo cố định.

188
Khác vổi váy của dân tộc Thái và một sổ dân tộc khác
phẳng và dài, váy của ngưòi Hmồng ngắn, nhiều nếp gấp
tạo ra một cảm giác thoải mái, rất thuận tiện trong lao
động và việc đi lại trên núi cao.
vỏi ngưòi đàn ồng trong sinh hoạt, lao động hàng
ngày, họ cũng dùng loại quần áo cũ, quần áo vá hoặc bạc.
màu. Bình thường mỗi ngưòi đàn ông chỉ có chừng ba bộ
quần áo. Hai bộ cũ mặc thưòng ngày, một bộ mỏi tươm
tất để mặc trong hội hè đình đám.
Trái ngược vối quan niệm về trang phục hàng ngày,
trong hội hè lễ tết, ai mà không có quàn áo mổi, đẹp để
mặc thì sẽ bị ngưòi Hmông chê là lưòi biếng, không biết
trồng lanh dệt vải, thêu thùa và không lịch sự, không có
ý thức tốt trong việc góp vui, làm đẹp cho lể hội. Ngưòi
Hmông ý thức rằng trong hội lễ không những phải làm
đẹp cho mình mà còn làm đẹp cho cả mọi ngưòi. Đây là
dịp để các cô gái đưộc trưng diện những bộ y phục mổi
nhất, đẹp nhất do chính đôi bàn tay cần cù, khéo léo của
mình làm ra. Những ngày hội hè, lễ tết cũng là những ngày
mà đồ trang sức được đem hết ra để chưng diện cùng khoe
sắc vối y phục.
Bộ y phục lễ hội của phụ nữ Hmông cũng giống như
bộ y phục thưòng ngày đi làm nương, làm rẫy hoặc ỏ nhà;
nhưng chỉ khác là mói và đẹp hơn. Riêng nhóm Hmông
Hoa trong dịp lễ tết đồng bào mặc thêm một loại áo khác

189
đó là chiếc áo có thêu hoa văn hình xoáy ốc và ghép đưòng
thẳng bên ngoài dọc theo chiều ngang của áo.
Ấo của nam thuồng ngắn, gấu không dài đến eo mà
còn cách cạp quần khoảng 6 - 7 cm vì vậy khi đi hội họ
thuồng mặc áo lót tráng bên trong nên khi nhìn họ thấy
một phần rất nhỏ màu tráng. Đó là kiểu mặc mà họ ưa
thích. Ngày hội, nam giỏi Hmông không chỉ mặc quần áo
mỏi mà còn rất thích quàng nhũng chiếc khăn hoa hoặc
khăn len và theo họ đấy cũng là một biểu hiện của tính
lịch sự.
Trong lễ cưới cô gái mặc bộ váy áo giống như trang
phục thường ngày nhưng được may bàng vải lanh (nhóm
Hmông Hoa áo còn được thêu hình hoa văn con ốc), và
đeo nhiều vòng cổ và vòng tay, đàu quấn khăn đen vành
rộng, tay cầm ô. Chiếc ô tạo nên sự hài hoà vổi bộ y phục
nên nó trỏ thành một bộ phận không thể thiếu trong trang
phục ngày cưổi của ngưòi Hmông. Loại ố này có thể do
nguòi Hmông tự làm lấy từ giấy và nan tre, trúc hoặc mua
ô vải có gọng và cán bằng sắt của ngưòi Kinh hoặc nguòi
Hán. Chú rể mặc giống như thuòng ngày, nhung là quần
áo mối, đầu quấn khăn đen giống cô dâu nhưng vành nhỏ
hơn, tay cầm khăn mặt.
Bộ quàn áo cưỏi đá được cô gái chuẩn bị khi côn ỏ
vỏi bó mẹ. Tập quán của ngưòi Hmông đánh giá tài năng,
vẻ đẹp của ngưòi phụ nữ qua khả năng thêu thùa, qua bộ

190
trang phục mặc trong lễ cưới vì vậy các thiếu nữ Hmông
không tiếc thòi gian, làm ngày, làm đêm thêu bộ váy áo
cưới. Mức độ thành thạo trong việc dệt vải, thêu thùa cũng
là một phần của thước đo giá trị ngưòi phụ nữ. Nguòi giỏi
thêu thùa được cả cộng đồng đề cao, coi trọng. Nhũng
đêm trăng thanh gió mát hay bên bếp lửa hồng, từng tốp
các cô gái quây quần bên nhau học thêu, truyền dạy kinh
nghiệm in sáp, tạo mẫu, ghép vải mỏi... Các hình thức giúp
đõ truyền nghề này góp phàn cho nghệ thuật thêu, ghép
hoa vãn phát triển.
Trước khi đi làm dâu, cô gái còn được mẹ tặng cho
váy áo như của hồi môn. Khi về nhà chồng, cô gái phải
chuẩn bị bộ váy áo đẹp tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Váy áo
và đồ trang sức là thứ tài sản duy nhất của nguòi phụ nữ
được mang về nhà chồng. Do đó ngưòi phụ nữ giàu có là
ngưòi phụ nữ có nhiều váy áo đẹp, có nhiều đồ trang sức
quý; sự giầu sang và địa vị của gia đình nhà gái được thể
hiện một phần ỏ số lượng váy áo mà ngưòi mẹ trao cho
cô gái đem về nhà chồng. Khi có khách quý đến ngủ lại
gia đình, nguòi khách sẽ được chủ nhà cho đáp tấm váy
có nhiều hoa văn vói ngụ ý gián tiếp giỏi thiệu về gia thế
của vộ mình. Và họ rất hãnh diện, tự hào khi nhận được
những lòi khen ngợi tù phía khách.
Khác vối nhiều dân tộc khác, ngưồi Hmông không có
bộ trang phục riêng cho tang lễ. Trang phục của những
ngưòi tham dự trong đám tang là những bộ trang phục họ

191
đang mặc hàng ngày. Riêng ngưòi chết dù là trẻ em mđi
1 tháng tuổi cho đến ngưòi già đều phải mặc váy lanh
(nam .thì mặc quàn lanh), đáp chăn lanh, khăn quàng và
khăn rửa mặt đem theo đều bàng lanh. Theo quan niệm
dân gian chỉ có mặc trang phục bằng vải lanh ngưòi chết
mới có thể trỏ về vối thế giói tổ tiên và tổ tiên của họ
mới nhận diện được con cháu của mình. Nếu khống có
trang phục lanh cho ngưòi quá cố thì hồn của họ sẽ không
về phù hộ mà thậm chí có khi còn làm hại cho gia đình và
làng bản.
Ngưòi chết có bao nhiêu con sẽ được mặc bấy nhiêu
bộ y phục bằng vải lanh và đắp tùng đó khăn mặt do chính
các con mình làm ra (nếu có con trai thì con dâu phải
may). Nhìn vào số khăn đáp mặt có thể biết ngưòi chết
có bao nhiêu ngưòi con.
Ngưòi con gái sau khi lấy chồng ngoài may mặc quần
áo cho chồng, con và gia đình nhà chồng phải lo chuẩn bị
cho cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng một bộ y phục mặc lúc
chết để bầy tỏ lòng hiếu thảo của mình. Đối vỏi ngưòi phụ
nũ, phần quan trọng nhất của bộ y phục này là chiếc váy.
Váy đó phải được làm bàng vải lanh - vải của tổ tiên.
Ngược lại cô gái khi lấy chồng cũng được mẹ đẻ trao tặng
một bộ váy áo do chính tay bà làm ra. Cô gái cất bộ y
phục này rất kỹ và chỉ mặc khi cô trút hơi thỏ cuối cùng. Theo
quan niệm của ngưòi Hmông, nếu cô gái không mặc bộ váy
áo này, mẹ cô sẽ không nhận ra cô ỏ thế giói bên kia.

192
Trong dịp lễ hội và cưỏi xin nguòi Hmông đeo rất
nhiều đồ trang sức vì đồ trang súc tưộng trung cho sự giầu
có, nhưng ngưòi Hmông rất kiêng kỵ đeo đồ trang sức cho
ngưòi chết. Họ cho rằng ngưòi chết đeo đồ trang sức sẽ
không sang được thế giỏi bên kia, linh hồn sẽ còn lỏn vỏn
để làm hại ngưòi sống.
Trưốc kia trong bộ y phục của ngưòi Hmông còn có
đỗi giầy được may bằng vải, đế giầy được lót bàng mo cau
giống như hình cái thuyền trên đầu có trang trí và thêu
biểu tượng mào gà. Nhưng sử dụng loại giầy này rất bất
tiện, chỉ thích hộp ỏ những nơi có địa hình bàng phẳng,
không thích hợp ỏ những nơi có độ dốc cao, không sử
dụng được vào những ngày mưa gió hay trong quá trình
lao động, nên ngày nay ngưòi Hmông hoàn toàn không sử
dụng loại giầy này nữa và nó chỉ trở thành là một bộ phận
trang phục đi cho nguòi chết. Từ chỗ chỉ mang ý nghĩa vật
chất thuần tuý, nó đã chuyển sang mang ý nghĩa về mặt
xã hội, tôn giáo.
*

* *

3 - Giá trị thẩm mỹ của bộ trang phục

Việc tạo dáng trang phục được dựa trên quan điểm
thẩm mỹ của từng dân tộc, phù hộp vổi điều kiện tự nhiên
và môi trường sinh sống cũng như đặc điểm nhân chủng
của họ.

13 CCTNÍ 193
Có thể thấy, vượt khỏi sắc màu thiên nhiên chính là
một đặc điểm nổi trội của nghệ thuật tạo dáng trang phục
Hmông. Nhàm tôn con ngưòi, trang phục Hmông không
hoà lẫn mà nổi bật giữa sắc màu thiên nhiên. Trên tấm
áo nền chàm sẫm, hoa văn rực rõ ỏ cổ áo, nẹp ngực và ống
tay, cùng vỏi ánh bạc cùa vồng tay, vòng cổ, hoa tai làm tăng
sức hồng cho khuôn mặt. Áo rộng, phía dưỏi thắt lại bằng dải
thắt lưng thêu hoa làm tôn thêm nét cong của khuôn ngực.
Và mỗi khi ngưòi phụ nữ Hmông buốc đi, những dải hoa
văn trên trang phục chuyển động nhịp nhàng, uyển chuyển
như sóng lượn, tăng thêm sự gội cảm nữ tính. Giữa không
gian núi rùng vùng cao, bộ nữ phục Hmông nổi bật vỏi các
gam màu nóng tạo nên cảm giác ấm áp.
Chất liệu vải lanh đã tạo cho y phục Hmông những
nét rất riêng so vổi các dân tộc khác về đưòng nét, màu
sác hoa văn... Cũng là màu chàm như nhiều dân tộc khác,
nhưng màu chàm của vải lanh có vẻ cứng cỏi, sắc nét hơn
so vỏi các màu chàm của vải bông hay vải sồi. Cách xếp
nếp cũng như vậy, nếp váy lanh khoẻ khoắn, mạch lạc,
óng ả hơn so vỏi nếp của các loại váy may bằng vải thưòng.
Váy của ngưòi Hmông được chia làm ba phần ghép lại vỏi
nhau nên mỗi khi ngưòi phụ nữ bưóc đi chiếc váy bao giò
cũng chao đi chao lại càng làm tãng thêm vẻ duyên dáng
đầy nữ tính.
Nét đặc sắc hơn cả vẫn là màu sắc và các đưòng nét
trang trí trên y phục và các đồ trang sức. Đối vổi nhóm

194
Hmông Hoa, sác độ và liều dùng màu trên bộ nữ phục có
lúc gây cho ta cảm giác dư thùa màu sắc, nhưng nếu đặt
vào môi trường rùng núi khác nghiệt thì màu sác rực rõ
ấy lại tạo nên sự tương phản hài hoà, bừng lên sức sống
của con ngưòi.
Dưòng như màu sắc chưa đủ, ngưòi Hmông còn sử
dụng tối đa các vật trang sức; thậm chia họ còn dùng các
chi tiết bằng bạc, hạt cưòm, tua chỉ để gán trên mặt vải.
Vì thế, bộ trang phục Hmông không chỉ giầu màu sắc mà
còn vang lên những âm thanh theo nhịp bưỏc vốn khoẻ
mạnh của các cô gái Hmông. Sự kết hộp giữa các yếu tố
đó, đã tạo nên sụ hài hoà và luôn sống động.
Về kỹ thuật tạo hình ngưòi Hmông sử dụng tối đa các
kỹ thuật khác nhau (dệt, thêu, ghép vải màu và vẽ sáp
ong). Có lẽ họ là một trong số ít các dân tộc ỏ nuỏc ta có
thể thành thạo nhiều phương pháp tạo hình trên y phục
như vậy.
Hoa văn trên y phục của ngưòi Hmông khá độc đáo,
hầu hết là các hoa văn hình học, trong đó có nhiều loại
được nhiều dân tộc sử dụng, như hoa văn ngôi sao, chữ s,
ô chéo, ô vuông, răng cưa, hình móc... Các mô típ hoa vãn
thưồng được liên tưỏng vói các loại động, thực vật như con
ốc, con hến, con bưỏm, chó nàm ngủ, vết chân chó, bông
hoa, cái lá... không phong phú như ỏ ngưòi Thái, ngưòi
Mưòng... nhưng tính cách điệu đã thể hiện khá rõ nét. Các
hoa văn trang trí thiên về đưòng cong nhiều hơn, nhất là

195
hoa văn thêu. Nhìn chung hoa văn của họ khá đa dạng,
đã tái hiện được phần nào cuộc sống xung quanh, thể hiện
được cảm xúc thẩm mỹ tộc ngưòi, có tính biểu đạt cao và
chứa đựng những ý nghĩa xã hội nhất định. Ngay cách lý
giải vì sao lại trang trí hoa văn trên trang phục của nguòi
Hmông cũng rất thú vị. Họ cho rằng hoa văn trên váy áo
của ngưòi phụ nữ chính là chữ viết của dân tộc mình.
Trong các nhóm Hmông, hoa văn trên trang phục của
nhóm Hmông Hoa đưộc thể hiện sắc nét hơn và đạt tổi
trình độ hình học hoá cao. Tuy nhiên, tuỳ theo từng bộ
phận y phục mà từng loại hình hoa văn có sự phân bố
khác nhau. Chiếc váy của ngưòi Hmông Hoa có thể coi là
nơi tập trung gần như đầy đủ nhất các loại hình hoa văn
của ngưòi Hmông.
Khi tạo hoa văn ngưòi Hmông thưòng chú ý bố trí
các loại hình hoa văn có màu sắc và mô típ khác nhau
đan xen sao cho những hoạ tiết chính nổi b ật và dễ
gây ấn tưộng.
Trong các hoạ tiết, hoa văn hình xoáy ốc thuồng được
ghép thành tùng cặp đôi, cặp bốn. Các cặp này lại kết hộp
vổi nhau trong một ồ vuông tạo thành mô típ trang trí có
tám hình xoắn ốc. Hoa văn ỏ gấu váy được một vài nhà
nghiên cứu gọi là hoa rau dỏn (cũng có hình xoáy ốc)1.

1. Tràn Hữu Sơn: - Văn hoá dân gian Lào cai. Nxb Văn học dân tộc.
Hà Nội 1997.

196
Nhưng thực ra đó chính là mô típ chữ s nằm ngang - mô
típ tùng xuất hiện trẽn nhiều đồ án trang trí Đông Sơn và
hiện diện rất nhiều trong kho hoa văn của các dân tộc
Hmông, Dao, ngưòi Thượng - mà theo như "Bảng phả hệ
mặt tròi của Déchelette" Giáo sư Từ Chi đưa ra trong
cuốn Hoa văn Mưdng (được xuất bản năm 1978, gần đây
được in lại trong cuốn Người Mường ỏ Hoà Bình) thì đây
chính là hình mặt tròi cách điệu. Mô típ hoa văn đồng
tiền cũng là một quá trình "hình học hoá" từ vòng tròn có
chấm ở giữa (là biến dạng của mô típ chữ S)1.
Mô típ sao tám cánh cũng xuất hiện ỏ nhiều dạng thúc
khác nhau. Là dạng vòng tròn ở giữa có tám hình tam giác
ghép thành bốn cặp tạo nên hoa văn hoa đào, hoặc phức
tạp hơn như hoa vãn mặt tròi, gồm nhiều mô típ sao tám
cánh chồng chất trong một ô vuông theo tùng lỏp. Thậm
chí mô típ sao tám cánh còn vồ vụn ra hoặc phân bổ theo
từng dải hoa văn in sáp.
Ỏ vùng ngưòi Hmông cũng như nhiều dân tộc khác
hoa dưa, hoa bí luôn là hình ảnh quen thuộc; hình ảnh
của hoa dua, hoa bí đã đưộc phản ánh trong các bài dân
ca, các câu thành ngữ... và nó cũng trỏ thành nguyên mẫu
như một lẽ đương nhiên của nghệ thuật tạo hình, đuợc
các cô gái Hmông sử dụng để trang trí nhất ỏ chân váy
và tay áo của họ.

1. Trần Từ: Ngưòi Mưdng ở Hoà Bình". Hội khoa học lịch sử Việt
Nam Hà Nội 1996.

197
Hoa dua được cách điệu thành nhiều dáng vẻ khác
nhau. Có mẫu hoa dưa chỉ điểm xuyết hoặc là những chấm
nhỏ ghép lại. Nhưng dù được thể hiện dưới dạng nào đi
nữa, nó vẫn có đặc trưng là những kỷ hà ghép lại thành
hoa văn bốn cánh.
Cũng như ỏ nhiều dân tộc khác, hoa văn dân tộc
Hmông có bố cục thành dải, ỏ giữa thưòng có phần chuyển
tiếp mà phổ biến nhất là các đưòng rích rắc. Trong mỗi
dải hoa văn thì thông thưòng ỏ giũa là hoạ tiết hoa văn
thêu chủ đạo khổ lỏn, ngoài rìa có các dải hoa văn thêu
vối tiết diện nhỏ hẹp bao bọc. Trên nền chùm của váy,
dải ngang chân váy rực rỡ hoa vãn. Các hình hoa bốn cánh
hoặc móc câu lại thưòng được đóng khung trong ô hình
chữ nhật, hình vuông hoặc hình thoi. Hai cách bố cục ỏ
đây đan xen, bổ sung lẫn nhau tạo ra cảm giác hoa văn
Hmông khá phong phú, nhiều loại hình.
Để thêu các hình hoa văn trên váy ngưòi Hmông sử
dụng kỹ thuật thêu chéo mũi và thêu lát. Hai cách thêu
này dễ làm cho việc tạo nét mềm mại chù động, phóng
khoáng chú không bị gò bó như trong kỹ thuật thêu luồn
sợi, dựa theo thổ vải ngang, dọc mà các dân tộc khác
thưòng làm. Mặt khác nó còn cho phép ngưòi ta có thể
mỏ rộng đề tài và bố cục màu sắc. Thêu lát thưòng kết
hộp vổi ghép vải để tạo thành hình ngôi sao tám cánh.
Hoa văn được thể hiện bằng cách thêu trên váy thưòng là
hoa văn hình trái tim, hoa văn hình ngôi sao, hoa văn

198
hình đồng tiền, hạt đậu tương, con tằm, cái cuốc, móng
chân trâu...
Hoa văn trên đồ trang sức cũng rất đa dạng và nhiều
kiểu loại. Vòng cổ có các kiểu như: loại có 2 đầu chim
nhỏ dài được khắc hoạ đặc tả ỏ cặp mát, mỏ; loại có hình
trăng luõi liềm được khác hình con bưỏm, hình xoáy ốc;
một số khác khắc các hình hoa lá, hình tam giác ỏ hai bên
và các rìa cạnh. Khuyên tai có hình trang trí giống như
dấu hỏi, hoặc xoắn thành hình ốc ỏ phía đầu; trên mặt
thường khác hình quạt, đồi núi, lá cây và hình mặt trăng,
mặt tròi... Vỏng tay thường được khắc hình hoa lá, hình
con bướm cách điệu. Loại vòng tay có tiết diện tròn được
đeo phổ biến hơn nhưng lại không đưộc trang trí. Nhẫn
của phụ nữ thưòng được chạm khác các hình hoa lá, hình
con bưỏm v.v... còn nhẫn của nam giỏi bao giò cũng được
để trơn.
*

* *

Nghệ thuật tạo dáng của trang phục, nhất là trang


phục nữ là nơi tập trung nhiều giá trị thẩm mỹ, sự tài hoa,
là noi gìn giữ, phản ánh đặc trung tộc ngưòi. Nhìn vào bộ
trang phục Hmông chúng ta thấy phụ nữ Hmông đã ý thức
được vẻ đẹp hình thể tự nhiên của mình. Lối cắt may áo
rộng, váy xoè làm tồn thêm vẻ đẹp của nguòi Hmông trưóc
199
núi rừng, v ỏ i lối khâu vát, khâu đột tuỳ chổ, càng tăng
thêm vẻ đẹp mềm mại của bộ váy áổ. Q uần áo nam giỏi
được tạo dáng như áo xẻ ngực, quần ống rộng, phù
hộp vỏi đặc điểm tâm lý và hoạt động giối tính.
Nhũng nghệ nhân dân gian Hmông đâ biết sử dụng
màu một cách hợp lý để thể hiện các mô típ hoa văn sao
cho giàu tính biểu cảm nhất. Mặt khác họ còn rất cẩn
trọng trong việc bố cục, sáp xếp các đồ án hoa văn trên
vải để có thể làm nổi bật những đưòng nét hoa văn theo
ý muốn. Ngoài các hoạ tiết dưỏi dạng đưòng thẳng, đoạn
thẳng, ngưòi Hmông còn thành thục trong việc bố cục đồ
án hoa văn hĩnh tròn, đưồng cong, hình xoáy trôn ốc... đã
tạo cho bố cục của mỗi mảng hoa vãn trở nên hài hoà hơn
và tránh được sự đon điệu.

5 - Một sô thay đổi trong trang phục hiện nay và


nhửng vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn trang phục
truyền thống.

a/ Một sổ thay đổi trong trang phục truyền thống hiện nay
Trừ một số ngưòi đi thoát ly, các cán bộ huyện, cán
bộ xã..., đã mặc âu phục (tuy nhiên họ bao giò cũng có
vài bộ trang phục truyền thống để mặc ở nhà và mặc trong
những dịp quan trọng như lễ tết, hội hè...) còn tuyệt đại
bộ phận ngưòi Hmông hiện nay vẫn bảo lưu được hầu như
nguyên vẹn trang phục truyền thống của mình. Tuy nhiên,

200
bộ trang phục truyền thống những năm gần đây đã có một
số biến đổi nhưng chỉ là một số biến đổi nhỏ không làm
mất đi tính truyền thống tạo chơ bộ trang phục ngày càng
đẹp hon và thích hợp vổi điều kiện cuộc sống mỏi.
Điểm biến đổi lỏn nhất trong trang phục của ngưồi
Hmông là việc sử dụng các loại chất liệu mói, đầu tiên là
từ chiếc áo của nam giỏi. Tuy vẫn duy trì nghề dệt vải
lanh, nhưng áo của nam giổi và nữ giói hiện nay hầu như
được may bằng vải phin mua của nhà nưỏc tiện lợi và đõ
mất công hơn.
Hầu hết phụ nữ các nhóm Hmông chỉ đội khăn truyền
thống trong lễ hội, đám cưới, đám tang; còn ngày thường
họ đội khăn vuông. Ỏ những vùng mà ngưòi Hmông cư
trú gàn với ngưòi Thái xu huóng mua vải bông của ngưòi
Thái về nhuộm chàm để mang xà cạp và thắt lưng ngày
càng tăng. Khăn đội đầu quấn bàng vải bông nhẹ hơn cũng
được nhiều ngưòi ưa chuộng.
Những năm gần đây xu thế dùng vải công nghiệp hay
vải bông của các dân tộc khác để tạo trang phục của phụ
nữ Hmỏng ngày càng tăng. Ngay cả vỏi chiếc váy, được
coi là "bảo thủ" nhất trong bộ nữ phục cũng đang có sự
biến đổi nhất định. Ví dụ: vỏi nhóm Hmông Hoa ở Yên
Bái hay Sơn La, Lai Châu những nơi trang phục ít biến
đổi nhất cũng đã có một số thay đổi. Chiếc váy gồm ba
bộ phận: cạp váy nhuộm chàm hoàn toàn không trang trí,

201
giữa váy vẽ hoa văn trang trí bằng kỹ thuật in sáp ong,
chân váy được thêu và ghép vải màu, thì bộ phận biến đổi
đầu tiên là phần giữa váy, sau đó đến cạp váy, phần chân
không thay đổi mà vẫn đưộc may bằng vải lanh, sỏ dĩ phần
chân váy gần nhu không bị thay đổi là vì ngưòi Hmông
dùng kỹ thuật thêu chéo mũi nên việc tính toán từng đường
kim mũi chỉ trên vải phải rất chính xác và chỉ thêu trên
vải lanh nguòi Hmông mổi đạt được tỏi đỉnh cao của nghệ
thuật thêu. Vải dầy làm giảm bổt đi độ đậm đặc hoa văn,
sội thô nên khoảng cách giữa các sọi nổi lên rất rỗ; do đó,
khi thêu ỏ mặt trái sao cho hoa văn hiện lên mặt phải
đúng như dự tính sẽ dể hơn rất nhiều. Hơn nữa, chất vải
thô sẽ làm cho các đưòng nét hoa văn được thêu bằng sợi
tơ mềm óng nhuần nhuỵ hon. Đưòng nét hoa văn khi nhìn
gần có cảm giác như nó bị chìm vào nền vải, lúc nhìn xa
lại hiện lên rất rõ nét, tạo nên sự ảo diệu cho chiếc váy.
Ngược lại, khi in hoa văn bàng sáp ong trên vải lanh lại
thường hay mất đưòng nét vì sợi vải quá thô và to. Trên
các loại vải bông, kỹ thuật in hoa văn bàng sáp ong thưòng
đạt hiệu quả mỹ thuật cao hơn.
Còn vổi ngưòi Hmông Hoa ỏ tỉnh Lào Cai hiện nay,
váy được may hoàn toàn bằng vải công nghiệp, chỉ thêu
cũng không phải sợi tơ tằm truyền thống mà là sọi len;
vải lanh chỉ dùng để may trang phục trong ngày cưổi hoặc
để dành mặc lúc chết.

202
bỊ Những văn đê đặt ra trong việc bảo ton trang phục
truyền thống
Trong điều kiện sống tương đối cách biệt ỏ những miền
núi cao hẻo lánh, nghề dệt - may của nguòi Hmông đã
đáp ứng về cơ bản nhu cầu mặc. Hơn nữa, vỏi bộ trang
phục, họ đã thể hiện được sâu sác, rõ nét nhất chiều sâu
văn hoá - tâm tính của dân tộc, làm phong phú đa dạng
hơn trang phục của các dân tộc Việt Nam.
Phục hồi và phát triển các nghề dệt thủ công truyền
thống không những đáp ứng những nhu càu cần thiết về
tiêu dùng trong xã hội mà còn có ý nghĩa lỏn đói vổi việc
khai thác các thế mạnh và tiềm năng tại chổ (về nguyên
liệu, lực lượng lao động, kỹ năng truyền thống...) của các
địa phương, các dân tộc để từng bưỏc hưóng tỏi thị trường.
Tuy nhiên, khôi phục và phát triển nghề dệt không có
nghĩa là vối chức năng và ý nghĩa là một nghề phụ gia
đình nhàm mục đích thoả mãn nhu càu có tính tự cấp tụ
túc nhu hiện nay, mà dần đần nâng các nghề thủ công
thành một hoạt động kinh tế quan trọng trong co cấu kinh
tế chung của miền núi. Nếu làm tốt được điều này sẽ góp
phàn đẩy nhanh sự phân công lao động xã hội còn ỏ trình
độ thấp của miền núi, làm cho nghề dệt trỏ thành một bộ
phận chính trong co cấu kinh tế - xã hội và mang tính
thương mại hoá. Duy trì được nghề dệt của ngưòi Hmông
còn góp phần vào việc bảo lưu một yếu tố văn hoá cổ
truyền, ít nhất là ỏ khía cạnh kỹ thuật.

203
Trong quá trình đổi mỏi nền kinh tế của ngưòi Hmông
theo hưỏng định canh định cư, phát huy thế mạnh hàng
hoá: cây - con đặc sản; nghề dệt - may cổ truyền cũng sẽ
phải biến đổi cho phù hộp vỏi cuộc sống mối và giải phóng
sức lao động của phụ nữ. Trang phục của dân tộc Hmông
ỏ mỗi nơi tuy có biến đổi theo những mức độ khác nhau
nhưng vẫn giũ được đặc trưng truyền thống của dân tộc.
Với phong cách mỏi trong việc tạo trang phục, ngưòi phụ
nữ chỉ cần mua vải, mẫu thêu sẵn ghép lại bằng máy khâu,
vẫn đẹp, lại rẻ và tiết kiệm được thòi gian (chỉ cần một
tuần họ có thể may xong một bộ quần áo).
Vổi những đặc điểm sinh học của nó, cây lanh là loại
cây trồng rất thích hộp vỏi khí hậu vùng ngưòi Hmông cư
trú. Lanh là một loại cây công nghiệp ôn đỏi, lấy vỏ làm
sợi dệt, hạt có thể ép lấy dầu, một loại dầu mau khô dùng
trong công nghiệp sơn véc ni, lõi cây lanh đốt lấy tro có
thể dùng để sản xuất loại giấy than có chất lượng cao. Cây
lanh có thể trồng luân canh vỏi ngô trên đất dốc, rễ lanh
có nốt sần tổng hộp được đạm tụ nhiên như rễ cây họ đậu,
tán lá dày dùng làm phân xanh. Người Hmông ngày càng
có xu hưống dùng vải lanh ít đi, nên địa phương và nhà
nưỏc cần có những dự án và kế hoạch bảo lưu nghề dệt
vải truyền thống, v ỏ i những ưu điểm đã nêu trên có thể
đưa cây lanh thành một cây công nghiệp ỏ vùng ngưòi
Hmông, lấy sợi và lõi chế biến thành hàng dệt thêu xuất
khẩu. Và nếu đề án này được thực hiện lanh có thể là một

204
co sỏ cho chương trình định canh - định cư và là cây trồng
thay thế cho cây thuốc phiện một cách tốt nhất.
Vào thế kỷ XVIII-XIX, tại Trung Quốc vải lanh thêu
của nguòi Hmông đưọc coi như loại vải tót nhất Trung
Quốc để các triều đình làm quà biếu (gọi là Miêu bố,
Miêu cầm). Kỹ thuật thêu, vẽ sáp của nguòi phụ nữ
Hmông do đó có thể được đầu tư thử nghiệm để trỏ thành
một ngành sản xuất, liên kết vối việc may trang phục xuất
khẩu như điều đã đưộc thực hiện với nghệ thuật thêu trên
vải lanh của phụ nữ Nga hay nghệ thuật vẽ sáp nhuộm
chàm của phụ nữ Gia Va (Inđônêxia).
Ngành thủ công nghiệp có thể nghiên cứu việc đưa kỹ
thuật mỏi vào việc chế biến sợi - dệt vải lanh của ngưòi
Hmông (như đã từng thực hiện vỏi nghề dệt vải bông của
ngưòi Thái, ngưòi Mưòng); thực hiện việc thu đổi vỏ cây
lanh lấy vải cho người Hmông làm giảm cưòng độ lao động
của ngưòi phụ nữ.

* *

Tóm lại, từ lâu cây lanh đã được người Hmông coi là


biểu tượng của dân tộc mình; gán vỏi nó là quá trình ghép
vải, thêu, in sáp ong thành hoa văn tạo ra những bộ trang
phục vừa đảm bảo cho nhu cầu may mặc trong gia đình,

205
,aa có giá trị văn hoá và xã hội cao tạo nên những đặc
trưng riêng của tộc ngưòi. Vì những lý do tâm lý và tín
ngưõng, nghề dệt may truyền thống của họ đến nay vẫn
được duy trì, nhưng nguồn vải nhập rất hộp vỏi thị hiếu
của ngưòi Hmông đang ngày càng lấn át loại vải truyền
thống. Sự phân hoá giữa nghề dệt và nghề may ỏ ngưòi
Hmông mỏi chỉ là bưốc đầu. Nếu những biện pháp trên
được thực hiện, nghề dệt may của ngưòi Hmông không
nhũng được duy trì mà còn góp phần vào việc bảo tồn và
phát huy bản sác dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nưổc.

206
MA THUẬT CHỮA BỆNH
ỏ XÃ HỘI
ề THÁI CỔ TRUYỀN

CẦM TRỌNG

Bất cứ dân tộc nào tồn tại đến ngày nay cũng thì đều
có một nền y học dân gian cổ truyền. Bỏi vì ngưòi ta sinh
ra, không ai có sức khoẻ tuyệt đối. Theo quy luật chung,
con ngưòi sống ai cũng kinh qua các giai đoạn: sinh - lão
- bệnh - tử. Y học dân gian giải quyết khâu bệnh để con
ngưòi có cái sinh tốt nhất, cái lão kéo dài nhất. Bài viết
này nhằm cung cấp cho Bảo tàng D ân tộc học Việt
Nam một tài liệu nghiên cứu để cấu trúc kịch bản
quay vidéo về một nghi lễ gọi là m ột lao - một trong
những phương pháp ma thuật chữa bệnh của nguòi Thái
ò nưóc ta hiện nay.
Theo thần thoại Thái, cõi tròi rộng lỏn kia được gọi
là Mưòng Then, trong đó có một nơi gọi là Mưòng Một.
Thành phần siêu nhiên ngụ ỏ Mưòng Một không phải là
những hoá.thân của linh hồn ngưòi đã khuất mà là những

207
tác nhân siêu nhiên có sẵn. Dứng đầu mường là một vị
thần nũ mang tên là Me Một (Then Một) hay Me Nai
(Then Nai). Trong hệ thống thân tộc Thái, me nai theo
hình thái cấu trúc ngôn ngữ là thuật ngũ miêu tả, và về
ghép nhóm thân thuộc thì thuộc phạm trù phân loại dùng
để chỉ mẹ và những chị em thuộc trực hệ và bàng hệ của
vợ mình. Me Một không chỉ là tác nhân siêu nhiên điều
khiển các công việc của Mưòng Một mà còn nuôi dưõng
hàng ngàn, hàng vạn linh Xá, gọi chung là "quân ma một"
(côn phi một). Đi trong hu vô, Me Một cưõi ngụa, voi. Đi
theo bà, ngoài "đoàn quân ma" còn có những linh vật
chuyên trù khử những ác tà như "con bô mang tên thiu"
ịngua thiu), con "bọ hung ma" (phi meng chú chí), "ma cỏ
tranh mục" (phi nhả ca lóka), "ma lụp cụp" {phỉ lụp cụp)...
Me Một là vị nủ thần thâu tóm được tất cả phép ma thuật
để trừ khử những ác tà và những lực lượng siêu nhiên làm
hại linh hồn nguòi. Nhưng đối vổi những siêu nhiên là tổ
tiên ò coi đẳm noi Mưòng Then Sính và những vị Then
cũng như lực lượng phù trộ các Then, Me Một không thể
gây tác hại được.
Phi một của nguồi mất trí sau khi bị linh hồn đuổi ra
khỏi cơ thể thì phải đi vu vơ trong cõi hư vô, bổng nhiên
bị Me Một bắt. Tại Mưòng Một vị nữ thần dùng phù phép
bắt phải ngoan ngoãn để cuối cùng trỏ thành "con nuôi"
(lụk liệng một, liệng nai) của bà. Con ngưòi mát trí cụ thể
kia bỗng dưng bột phát cơn điên dữ dội hơn. Tôn giáo

208
Thái giải thích - hiên trạng bệnh lý ấy chính là linh hồn
đang bị phi một khác thưòng đến ép bắt phải nhận để làm
tác nhân phù trộ. Hiện tượng bị ép buộc nhu thế gọi là
"ma một nhập" {phi một tư). Khoảng nửa giò sau, con
ngưòi điên dại đó bỗng trỏ nên tỉnh táo lạ thuồng. Và như
thế cũng có nghĩa Me Một đã dùng phù phép của nhà tròi
bắt linh hồn người phải nhận lấy phi một mỏi.
Những ai như thế thì được mang danh "ngưòi có phi
một" (mi phi một). Trạng thái "ngưòi có phi một'' thưòng
rơi vào lứa tuổi 30-40, rất hiếm thấy ỏ những lúa tuổi trẻ
trung, chưa có gia đình và sinh con đẻ cái hoặc ngưòi cao
tuổi từ 50 trỏ lên. Ngưòi có phi m ột có thể phân thành
2 loại:
1 - Nếu là nguòi không thông minh thì chỉ trở thành
"loạn phi một" (puốc phi một). Trạng thái tâm lý Iiày gần
vổi mất trí hay gọi là vô thức thì đúng nghĩa hơn. Bỏi vì,
sau cơn loạn như thế ngưòi có phi một lại tỉnh táo và sinh
hoạt như ngưòi bình thưòng. Cơn loạn không biểu hiện
thành chu kỳ mà thưòng xảy ra lúc họ uống rượu. Lúc đó
họ pha trò cuòi và bắt chuỏc cử chỉ, động tác, hát hò không
theo thể thống nhưng lại rất giống ngưòi hành nghề một.
Chẳng hạn như họ giả vò đọc câu chú yểm bùa vung dao
chém vào không khí như đuổi ma tà ác quỷ...
2 - Nếu rơi vào một ngưòi thông minh thì độ thông
thái của họ như được nhân lên gấp bội phần. Khỏi đầu

14 CCTNC 209
họ tiếp thu những dân ca những câu tục ngữ ỏ mức phi
thường - học đâu biết, nhỏ và thuộc lòng đến đấy. Chẳng
những thế, họ còn nhanh chóng trở thành người sành sỏi
phong tục tập quán, nhất là đưòng tôn giáo tín ngưỡng
dân tộc. Họ sống có nền nếp và mẫu mực, tỏ ra có văn
hoá nên được mọi ngưòi mến phục. Vổi giọng ca hay, đầy
sức hấp dẫn, họ thưòng cất lên trong các bữa tiệc lổn vào
dịp có hội lể của gia đình và bản mưòng. Họ hát dân ca
cho mọi nguòi nghe, trong đó hay hơn cả có lẽ là "khúc
dẫn linh hồn nguòi nhập cõi hư vô để chiêm ngưõng cảnh
Mưòng Then huyền diệu, cầu sức khoẻ và cuộc sống ấm
no hạnh phúc". Từ đó họ nhanh chóng trở thành "ông thợ
sáng tác bà thợ hát" (po chang bắc me chang khắp) hỏi vì
họ đã có thể xuất khẩu thành thơ trong đối đáp nam nữ
cực hay. Trong thực tế, người "có phi một'' không bao giò
dừng ỏ múc độ đó mà nhanh chóng chuyển ngay sang
thành học trò của ngưòi hành nghề một bậc thầy. Hiện
tượng thầy truyền nghề cho trò trong tôn giáo tín ngưõng
Thái được gọi là một cái ỏ - thuật ngữ là tên riêng không
thể dịch nghĩa sang ngôn ngữ ngoài Thái được. Tuy vị linh
chủ của đưòng một là nũ thần, nhưng trong phân loại hành
nghề lại mang tính nam, nữ rõ rệt:
- Một mang tính nam gọi là một lao. Đại bộ phận ngưòi
hành nghề một lao là nam giỏi, nhưng không loại trừ có
cả nũ giỏi. Đến nay, tồi đã sưu tầm được 2 cách giải thích
ý nghĩa của chữ lao. Phổ biến và đơn giản hơn cả cho ràng

210
chữ này là tên chỉ tộc danh Lào. Giọng xướng của một lao
là theo làn điệu hát Lào. Từ đó, họ có kết luận một lao
là cách cúng ma du nhập từ nưỏc Lào sang Việt Nam. Là
ngưòi nghiên cứu dân tộc học, tôi đã có dịp tìm hiểu, tuy
chưa dám nói là kỹ, nhưng cũng có thể thấy cách giải thích
này chưa đủ cơ sỏ khoa học để tin. Bởi vì ngưòi Lào không
cúng m ột lao như ngưòi Thái ỏ Tây Bắc Việt Nam. Theo
nhạc sỹ Cầm Bích sưu tầm được ỏ nhũng nghệ nhân thổi
khèn và hát dân ca ỏ Yên Châu thì cho ràng, Lao là tên
ghép từ chữ la và chữ ao. Nền âm nhạc Thái có âm nền
(pédale) gọi là la và âm thanh điệu (mélodie) là ao. Trong
lễ cúng, nếu không thổi sáo {pi lao) đệm thì ngưòi hành
nghề m ột lao không thể ca bài bản một mình. Như vậy,
về âm nhạc tiếng sáo là âm nền (pédale) còn bài ca của
một lao chính là giai điệu (mélodie). Ngưòi thổi sáo có
tên mo p í một nhân vật không thể thiếu vắng trong cúng
một lao.
Muốn trỏ thành ngưòi hành nghề một lao, truổc tiên
phải biết "lòi chài" (quam măn) và các phương Dháp thể
hiện những tác dụng của nó. Trong tôn giáo tín nguõng
Thái, cái gọi là "lòi chài" theo nghĩa quam măn có hai cách
thực hiện khác hẳn và đối lập nhau về mục đích:
- Nguồi hành nghề một lao nhất thiết phải học và biết
các "lòi chài" và phương pháp thể hiện nó trên tuyến cứu
linh hồn khỏi bị các tác nhân siêu nhiên làm hại. Cách
này có một số phương pháp thể hiện, được gọi bàng các
211
tên khác nhau. Có trường hộp một lao cùng "lòi chài nén
yể" (quam măn khốm) nếu đối tượng linh hồn bị tác nhân
siêu nhiên làm hại nạt nộ. Nếu linh hồn bị tác nhân siêu
nhiên làm hại yểm đè thì một lao phải dùng "lòi chài và
phương pháp ma thuật quét, đuổi" (iquam măn quát, sắp).
Khi linh hồn bị tác nhân làm hại bắt trói, đánh đập, giam
cầm thì một lao phải sử dụng "lòi chài cỏi" (quam măn
kẻ). Phải chống vỏi các tác nhân làm hại, rất nhiều trường
hộp một lao phải dùng "lòi chài chội" (quam măn ộm ) để
đánh thắng. Gặp trưòng hộp bị bọn ác tà thả phép ma
đến làm mất tác dụng "lòi chài" của mình thì m ột lao phải
lập tức dùng thuật thả "vật kị" (khong cặm) tỏi cản v.v...
Ngưòi hành nghề càng biết nhiều loại "lòi chài" khác nhau
và thể hiện nó hiệu quả bao nhiêu càng tỏ ra cao thủ
bấy nhiêu.
- Một lao phải hiểu biết càng nhiều càng tốt các kiểu
lòi chài mà các tác nhân siêu nhiên làm hại đã dùng để
gây ác vỏi linh hồn. Trong tín ngưõng Thái, ngưòi ta cũng
tin ràng, ngoài một lao, có một số ngưòi đã học đưọc phép
ma thuật làm hại. Họ có thể dùng "lòi chài" đé ám hại
linh hồn, ngưòi sinh đau ốm để dẫn tói nguy hiểm chết
ngưòi. vỏ i cái tâm của ngưòi hành nghề chữa bệnh bàng
phương pháp tôn giáo tín ngưõng, một lao hơn ai hết phải
thấu hiểu "lòi chài" và phương pháp sử dụng ma thuật theo
cách này. Có như thế mổi có thể dùng "lòi chài lành" của
mình giải thoát cho linh hồn khỏi bị các tác nhân siêu

212
nhiên gây ác. Đương nhiên cũng như ngưòi giỏi võ nghệ,
nếu cần phải giữ thân hoặc cần thiết lấy ác trị ác, một lao
cũng không ngần ngại dùng phương pháp thả "lòi chài ác"
(pói quam măn báp) để đè bẹp đối phuong. Lòi chài gây
ác linh hồn có 2 loại. Một là, "lòi chài" gọi là bít năng
(quam bít năng). Nghĩa đen của bít năng là "véo cấu vào
da" tức dùng lòi chài đé xé nát lỏp bọc ngoài cơ thể - nơi
trú ngụ của linh hồn. Hai là, dùng "lòi chài" gọi là băng
phăn. Nghĩa đen của thuật ngữ này là "che chém" tức bằng
phương pháp siêu nhiên đé che mát rồi chém chết đối
phương, buộc các linh hồn phải biến hoá.
- Ngưòi hành nghề phải thuộc và biết hát xưỏng bài
cúng (khắp một). Bài cúng một lao có 4 phần và chia thành
nhiều khúc ca. Phải nói bài hát xưỏng của một là những
khúc dân ca đậm đà bản sắc dân tộc. Lúc to, lúc nhỏ; khi
buồn, khi vui; lúc khoan thai, rì rầm tưởng như nói nhỏ
nhẹ thoảng bên tai, khi thì thét vang dội cả bầu tròi. Khi
thực hiện việc hát xưỏng, một lao ngồi trên đệm trưỏc
mâm cúng (pan cai) và cạnh đó là mo p í ngồi trên ghế
mây thấp thổi sáo trưỏc "dậu đựng thóc lương ngụa" (bung
khảu mạ).
Mỏ đầu, một lao và mo p í dạo khúc dẫn linh hồn nhập
cõi hư vô, lên Mưòng Một để hoá thân thành me một chỉ
huy đoàn quân giáng trần thế để xung trận quyết chiến
tháng ác tà đang gây tác hại lên linh hồn, làm cho ngưòi
bị ốm đau bệnh tật. Ngưòi hành nghề chuyển sang động

213
tác nhặt lá trầu không ở trong bát nước phép cuộn vê
thành ống tròn để dùng miệng hút máu độc hại hoặc nhổ
"mẩu cỏ gianh mục" mà m ột cho là bọn ác tà đã thả vào
co thể ngưòi đé gây ra cơn ốm đau. Một lại tiếp tục cầm
nến sáp ong thắp sáng, soi qua cơ thể con bệnh để như
dùng "mắt thần" của mình "(môn ta sóng) nhìn thấu bóng
ác quỷ đương thực hiện ám yểm linh hồn. Như đã biết đích
xác tác nhân gây hại, một bắt đầu giỏ cách phép ma thuật
để đuổi chúng đi. Đơn giản là cách thức đuổi ma bằng
miệng chú rì rầm lòi "thả phép chài" (pói quam măn) tay
vung gươm chém vào không khí hoặc ngậm nưỏc phép,
mím môi thổi bật thật mạnh để nưỏc phun ra thành bụi
phủ lên cơ thể người bệnh. Mỗi một lần chém gưom và
thổi I*ưổc phép như thế m ột lần giậm chân xuống sàn thật
mạnh và thét lỏn... "ộm giăm! lòi ta nghiệm! tiếng ta đạt!
(xốp cu dăm, quam cu khấtỉa ộm giăm!). Cao tay hơn
đương nhiên cũng có nhiều trò ảo thuật, trong đó có việc
sai ngưòi nhà đem những dao rỉ bỏ vào bếp nung sao cho
thật đỏ rực như thanh than hồng rồi đưa cho một làm động
tác phép, bỏ vào khoang miệng, cán, liếm, thổi hơi vào
ngưòi đau ốm gọi là "ăn cá sấy" (kin pa giảng). Cũng có
ngưòi hành nghề lại có thể nhúng tay vào chảo mõ đương
sôi sùng sục trên bếp lửa, bọn ma tà nhìn thấy phát khiếp
mà xa chạy cao bay. Sau khi một chấm dứt các phép ma
thuật, ngưòi xung quanh đồng thanh tiếng đa tạ và gọi một
lao là "cha nuôi" (ải liệng) rồi kêu hú hồn ngưòi bệnh trở
về vổi cơ thể. Mo p í lại bát đầu cất tiếng sáo, một lao quay

214
lại chỗ ngồi để lên tiếng ca đoạn "vỗ về linh hồn" (tốp
khuôn). Lễ cúng chữa bệnh bàng phương pháp ma thuật
kết thúc, m ột lao, mo p í vào ngồi cùng ngưòi nhà dụ
bữa cơm đãi, uống rưộu chúc mừng sự thành công gọi
là ngai một.
Tiếp đến, ngưòi hành nghề phải diễn bài ca một (khắp
một) theo bè đệm tiếng sáo của mo p í vỏi các khúc mang
tên: "hành trình" (teo tang); "nuôi dưỡng các lực lượng siêu
nhiên" (liệng phi) tức càu nguyện và dâng lễ các thần và
ma; "thả lòi chài và nói răn đe" (pói quam mân cắp chốm
môn) nhàm doạ nạt bọn ác thần ở Mưòng Ma. Đi vào hư
vô, một lao hát xướng tiếng to, mo p í thổi sáo đệm theo,
nhịp điệu hùng tráng kéo dài thâu đêm suốt sáng. Một lao
phải tự rót uống rượu để đõ cơn mệt và khàn tiếng, còn
mo p í thì có 2 ngưòi thay phiên nhau thổi sáo liên tục.
Tuy chỉ có thể nhận biết qua nội dung bài bản ca xưống,
nhưng ngưòi nghe cũng có thể tưởng tượng được như 2
ngưòi đang hành nghề tôn giáo ấy đương cưõi ngựa, cưõi
voi dẫn dắt đoàn quân một đi qua tùng chặng đường hết
nơi này tỏi chốn kia, cảnh trí Muòng Ma hiện lên như
những bức tranh thuỷ mạc đầy thơ mộng. Cứ qua được
một nơi, một và mo lại nghỉ dăm mưòi phút, quay sang
uống rượu cùng mọi người ỏ trong nhà,
Chuyển sang phần "chữa bệnh theo phương pháp một"
(chót phê). Mo p í ngừng tiếng sáo, trưỏc mặt một lao là
con bệnh được ngưòi nhà dát ra ngồi ỏ vị trí giữa nhà.

215
Ngưòi hành nghề bắt đầu trổ tài ma thuật. Trưổc hết một
cố một bát nưổc phép mang tên là nát nam. Nát là tên
cây thân bụi mọc hoang có mùi thơm hắợ và nam là gai.
Đây là bát nưóc lã được nhúng vào đó 3 lá trầu không, 3
ngọn cây nát. 3 ngọn cây hoa có gai như: hồng, đùm đũm...
Một lao nâng lên, ghé miệng bát lên mồm để đọc chú rì
rầm, hùng hồn, trang nghiêm, huyền bí, biến nưỏc lã trong
bát thành nưỏc phép. Sau đó, m ột lần lượt cầm lấy ngọn
cây hoa có gai rồi ngọn cây nát quét lên cỡ thể ngưòi đau
ốm và. thét to bài "chũa bệnh" (chót gia).

216
TÌM HIỂU DIỀU SÁO TRUYỀN THốNG

NGUYỄN TÔN KIỂM

Thả diều hay thả diều có gắn sáo là trò chơi đồng nội,
lành mạnh, là nét đẹp truyền thống của ông cha ta xưa.
Nó không chi là sự đam mê của trẻ nhỏ, mà còn là thú
vui của ngưòi già.
Chiều chiều, cánh diều bay bổng, tiếng sáo ngân vang,
xua đi cái nóng bức của ngày hè, cái nhọc nhằn của ngày
lao động vất vả, đầy lo toan của ngưòi nông dân xưa.
Vì thế sáo diều đã đi vào thi ca, vào nghệ thuật điêu
khác gỗ, diều cũng bay vào không gian của làng tranh
Đông Hồ. Kỷ niệm về buổi thiếu thòi, nhà tho Nguyễn
Bính viết:
Ngày còn để chỏm chăn bê
Xin tre hàng xóm mải mê vót diều
Vòi cha gọt sáo cho kêu
Đẵn cây tre cộc làm diều 3 gian

217
Và hôm nay diều sáo đã được trưng bày tại sảnh lổn
của Bảo tàng D ân tộc học Việt Nam, hiện vậy đầu tiên
du khách được chiêm ngưõng.
Để có được chiếc diều lỏn, ngưòi làm diều phải am
hiểu về thòi tiết, nám bắt được kỹ thuật từ đó mà chọn
nguyên vật liệu sẵn có cho phù hộp, làm khung phải chọn
nhũng cây tre già dầy mình, phoi kỹ để có độ đàn hồi tốt
dễ uốn, thanh khung to hay nhỏ ứng vỏi kích thưổc diều
định làm, nếu diều nhỏ mà khung quá to, cứng và nặng
diều lên không bền, ngược lại quá nhỏ gặp gió độ phả lốn
diều sẽ dúm lại và quay tròn, vót sao cho vừa phải, phù
hộp vỏi tốc độ gió cấp 3 - 4 , dây chàng là loại dây gai nhỏ,
bền. Giấy làm diều là loại giấy dó mỏng và dai, bẹn chắc
và nhẹ. Nhựa dán diều là nhựa cây sung, nhựa quả cậy
hoặc là hồ gạo nếp có pha thêm chút vôi hoặc sun-phát
đồng tạo độ đắng đề phòng dán, bọ gậm nhấm. Chò diều
khô, ta dùng sơn ta pha loãng quét lên diều độ 2 - 3 lỏp,
diều sẽ có màu nâu cánh dán đề khi thả diều gặp mưa
nhỏ (mưa bóng mây) diều không bị ưốt mà bay tốt. Dây
thả cũng được làm bằng tre hoặc mây, nếu như làm khung
là tre già thì làm dây là loại tre bánh tẻ thân to, mình
mỏng dễ pha. Sau khi loại bỏ những thanh có khẩu mặt,
cạo hết phần tinh còn phần cật được vót mỏng, đều, nhẵn.
Dây có độ dầy 1 - 2 ly, rộng 4,5 ly nổi vổi nhau thành từng
cuộn dài 40 - 50 m. Sau đó cho vào nồi muòi luộc kỹ vỏi
nưóc muối, đem phơi sương đêm, dây sẽ có độ ẩm vừa

218
phải, chống được mối mọt, dây dẻo, bền và rất nhẹ. Diều
lỏn càn cuộn dây dài tỏi 300 - 400m được quấn vào xa hay
tòi, đặc biệt các mối nối phải tết kiểu nút con ong để tránh
xoắn gẫy.
Ngày nay nguyên vật liệu để làm diều rất sẵn và phong
phú; kiểu dáng mẫu mã đa dạng và luồn thay đổi, màu
sắc rực rỡ.
Kỹ thuật làm sáo: loại tre làm sáo khác vỏi tre làm
khung và dây. Mỗi bụi tre lỏn thường có 1 - 2 cây bị chết
róc gọi là tre cộc và khi hạ xuống ta chọn những đoạn đốt
đẹp nhất có 2 đầu bàng nhau. Để sáo cho nhẹ, người ta
chẻ hết phàn cật ngoài, giữ lấy phần bọng ống. Óng sáo
được chia làm 2 ngăn đều nhau, khoảng giữa 2 ngăn khoét
2 lỗ vuông để đóng cọc sáo, còn 2 đáy ổng dùng 2 ngăn
bâng gỗ có đưòng kính vừa khít vổi lòng sáo, lấy sơn ta
mùn cưa miết kín. Hai miệng sáo làm bàng gỗ vàng tâm
hay gỗ dổi do loại gỗ này có ưu điểm là không mối mọt,
nhẹ, mềm dễ khoét gọt. Miệng sáo hình khum như mai
rùa được trích mỏ lệch có vách ngăn. Dùng sơn ta gán
chặt miệng sáo vào ống sáo, sao cho miệng sáo và cọc sáo
cùng chiều thẳng đứng để hứng gió. Khi gặp gió sáo mối
phát ra âm thanh. Âm thanh có độ cao hay thấp, to hay
nhỏ, du dưcng hay trầm bổng phụ thuộc vào tài nghệ trích
mở miệng sáo của ngưòi làm sáo.
Thông thưòng mỗi con diều được dóng 1 bộ gồm 2 -
3 chiếc sáo; có noi gọi là sáo mẹ sáo con; sáo cồng, sáo

219
chiêng hay sáo tù, sáo còi. Sáo mẹ có chiều dài tỏi 50 cm,
đưòng kính 15 cm nên tiếng to, trầm vang xa; Sáo con nhỏ
hon vỏi tiếng thanh vi vu đổ hồi. Xưa làm được bộ sáo rất
kỳ công và nếu thi có thể gắn vào đuôi chim bồ câu đem
thả rồi cùng nghe. Ngày nay làm sáo diều ngưòi ta tận
dụng các ống lon kim loại mỏng dễ tìm để thay thế cho
các ống tre trúc.
Hễ có gió đẹp thì thả được diều, nhưng mùa choi diều
đẹp nhất vẫn là cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch tức cuối
xuân đầu hạ. Lúc này những đợt mưa dầm gió bấc đã dứt
mà mùa mưa bão chưa tói. Khi tròi trong xanh, gió đông
nam cấp 3 - 4 vói những đám mây trắng như bông tù từ
trôi về phía tây là gió đẹp và có thể thả diều. Khi thả phải
tìm bãi rộng, bò đê hay cánh đồng, phải có ngưòi khoẻ
mạnh lực lưõng để đâm và giữ nổi diều. Nhiều ngưòi còn
có cái thú dòng dẫn diều về làng, trèo qua cổng lổn, bé
để cột diều vào cối đá lỗ giữa sân, đêm ngồi uống nưổc
ngắm trăng sao bàn về mùa vụ trong tiếng sáo diều. Đêm
càng về khuya sương xuống, miệng sáo càng ẩm làm cho
sáo càng ngân nga đổ hồi, vang xa.
Cũng vào dịp này, ỏ nhiều làng quê mồ hội làng tổ
chức thi thả diều. Diều nào lên thẳng, lên nhanh bay cao,
bay xa, khi có lệnh thu hồi về an toàn sẽ được giải. Giải
thưỏng có thể chỉ là 1 ít tiền, vuộng nhiẽu điều hay tấm
lụa đỏ nhưng không thể thiếu là gói lộc Thánh gồm trầu
cau, oản, chùối. Phàn thưỏng tuy nhỏ nhưng là niềm vinh
220
dụ lổn, bởi ông cha ta xưa vẫn quan niệm "Một miếng giữa
làng hơn một sàng xó bếp".
Thú vui choi diều là thú chơi tao nhã, chơi theo mùa
vụ của nhà nông, là sản phẩm của nền kinh tế nông nghiệp,
hằn đậm tình cảm con ngưòi Việt Nam vói thiên nhiên,
yêu quê hưong ta càng thêm gắn bó vỏi khoảng tròi quê
hương. Từ diều sáo và tổ chức hội thi gợi cho chúng ta
nhiều điều suy nghĩ phải chăng nó là dư ảnh mò nhạt của
việc cầu mùa: cầu mong tròi tạnh sau những tháng ngày
mưa dầm gió bấc, cầu náng ấm đề thu hoạch vụ chiêm
xuân, cầu cho mưa thuận gió hoà của cư dân nông nghiệp
xa xưa. Để cho:

Cánh diều no gió


Sáo nó ngân vang
mãi mãi trên bầu tròi quê hương thanh bình.

221
NGHI LỄ CHỮA BỆNH
CỦA NGƯÒI THÁI ỏ MAI CHÂU

v õ THỊ THƯÒNG

Trong dân tộc Thái, nhóm Thái ở Mai Châu tỉnh Hoà
Bình có một sác thái riêng. Văn hoá của họ có nhiều yếu tố
của văn hoá Lào và nhất là của ngưòi Mưòng láng giềng. Điều
đó thể hiện rõ trong trang phục, nhà cửa cũng như nhiều lĩnh
vực khác. Trong xã hội cổ truyền, những thầy cúng (m o,
mun, rnât1....) được nhân dân rất tôn trọng. Họ là những nguòi
am hiểu lịch sử, xã hội cũng như tập tục của dân tộc, đồng
thòi là những "thầy thuốc" của cộng đồng. Thực tế điền dã
cho thấy, hiện nay những ngưòi biết chữ Thái còn lại rất ít,

1. Thầy cúng: những ngưòi có khả năng và đưọc quyền tổ chức các
nghi lễ (tang ma, cầu mùa, hoặc "chữa bệnh", ...) như ông mo,
ông mum... Thầy cúng thưòng là nam nhưng cũng có trưòng họp
là nữ (bà mât). Trong tiếng Thái, từ mo đưọc dùng vừa đé chi
ngưòi hành lễ (ồng mo), chi cách thức xưỏng ca trong nghi lễ (mo)
và chi các bài khấn (mo) của những nghi lễ này; còn từ mun và
mất chỉ đé chỉ những ngưòi thực hiện các nghi lễ chữa bệnh có
tính chất ma thuật.

222
nhưng tất cả ntiững ông mo, ông mun mà chúng tôi đã có
dịp tìm hiểu đều là những ngưòi am hiểu chữ Thái, có
kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong văn hoá tộc
ngưòi. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo lưu cũng
như truyền bá văn hoá dân tộc. Ngày nay, bàng kiến thức
của mình, họ góp phần đáng kể đối vối việc tìm hiểu,
nghiên cứu lịch sử, truyền thống tộc ngưòi cũng như bảo
lưu, truyền bá nền văn nghệ dân gian, nhất là truyền bá
tri thúc dân gian về y học - một bộ phận gắn liền vỏi cuộc
sống của mổi cộng đồng.
Theo quan niệm của ngưòi địa phương, chữa trị bệnh
tật không chỉ dừng ỏ việc chữa bệnh cho ngưòi ốm mà còn
"chữa" và "trị" cả những rủi ro khác trong cuộc sống. Do
vậy, bài viết này đề cập đến hai khía cạnh: quan niệm về
bệnh tật và cách thức chữa trị dân gian. Thực tế điền dã
đã cho thấy khía cạnh thứ nhất đóng vai trò rất quan
trọng, nhất là đối vói đòi sống tâm linh của ngưòi địa
phương. Đó là tín nguõng, là niềm tin của họ. Việc chữa
bệnh bàng phưong pháp cầu cúng khởi nguồn từ những
quan niệm về tự nhiên và con ngưồi, tù cách lý giải (hay
niềm tin) thế giỏi của ngưòi địa phương. Đến lượt mình,
các nghi lễ chữa bệnh này góp phần khẳng định tín ngưõng
dân gian - nguyên nhân của nó. Tất nhiên, đây không hẳn
là vấn đề nhân - quả, nhưng khó có thể bóc tách rạch ròi
hai khía cạnh của một tổng thể. Trong bài viết này, tín
ngưõng dân gian trong việc chữa trị bệnh tật - quan niệm

223
của ngưòi địa phương về sức khoẻ và bệnh tật - được trình
bày vừa nhu một điểm xuất phát quan trọng để đến vỏi
tri thức dân gian, vừa như một bộ phận (không thể thiếu)
của tri thức dân tộc, để hiểu những gì ngưòi địa phương
đã, đang và sẽ làm cho sức khoẻ và rộng hơn, cho cuộc
sống của họ.
Y học dân gian không chỉ chữa cho những người bệnh
cụ thể, mà có khi còn cho cả cộng đồng (gia đình, họ,
làng...). Vậy thế giói quan và nhân sinh quan của nguòi
địa phương như thế nào, họ làm gì và vì sao lại làm như
vậy cho cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và rộng
hơn, cho toàn bản, toàn mưòng.
*

* *

I. Quan niệm về sức khoẻ của bệnh tật

Phi và khoăn
Khác vđi ngưòi Thái ỏ các nưóc láng giềng (Lào, Thái
Lan...), ngưòi Thái ỏ Việt Nam, ít, hoặc có thể nói là
không chịu ảnh hưỏng của Phật giáo. Trong đòi sống tâm
linh, việc thò cúng phi đóng vai trò rất quan trọng. Họ
cho ràng không những con ngưòi mà mọi vật đều có cuộc
sống quy định bỏi thế giỏi phi. Phi là một thế giối hư vô,
có cuộc sống ngược vổi cuộc sống của chúng ta, phi hưòng
hương hưỏng hoa còn ngưòi ăn thật (phi kin ai cân bai

224
toan), đêm của phi là ngày của trần gian và ngược lại...
Các phi luôn hiện diện trong đòi sống của ngưòi địa
phương. Thế giỏi phi can thiệp một cách trực tiếp vào cuộc
sống của giỏi trần gian, chi phối hành động của con ngưòi
và có khả năng gây ra nhiều bệnh tật. Do vậy, nhằm cầu
mong sự yên ổn, nói cách khác là để "phòng bệnh", ngưòi
ta luôn tìm cách làm hài lòng phi hoặc chí ít cũng không
làm cho phi phật ý. Cách thức đơn giản nhất là "cho ăn",
bỏi lẽ họ cho ràng: "cân lây kin cao li, phi lây kin cao cum"
(ngưòi được ăn sẽ nói tốt, phi được ăn sẽ phù hộ).
Muốn cho phi ăn phải làm lễ, vì chỉ có các thầy cúng
mới có khả năng "giao tiếp" vỏi thế giối siêu nhiên và mòi
phi "ăn". Do vậy, hàng năm ngưòi ta tổ chức nhiều lễ cúng
khác nhau, ỏ mức độ không giống nhau; nhỏ thì có các lễ
cúng trong từng gia đình, to hon, có xên ban (tế bản), xên
mương (tế mưòng), xên khưn pha (cúng lên tròi), xên mừa
then (cúng về then)...
Trong tiếng Thái, thuật ngữ phi bao gồm nhiều khái
niệm mang nhiều ý nghĩa khác nhau, như: thần linh, tổ
tiên, ma v.v... Ngưòi địa phương có thể kể ra hằng hà sa
số các plii, cu ngụ ở nhiều nơi khác nhau và có ảnh hưỏng
không giống nhau đối vổi cuộc sống của họ. Hệ thống các.
loại phi trong tín ngưõng dân gian của ngưòi địa phuơng
là nội dung cùa một bài viết khác, ỏ đây, chúng tôi chỉ lưu
ý đến những vấn đề nàm trong khuôn khổ của vỉệc chữa
trị bệnh tật. v ỏ i mục đích đó, chúng tôi tạm nhóm thành

15 C C T N C 225
năm nhóm phi và trình bày theo thú tự tù xa đến gần lấy
con bệnh hay ngưòi chũa bệnh làm trung tâm. Tên của
các nhóm này do chúng tôi tự đặt dựa trên đặc tính của
các phi trong mỗi nhóm.

Phi - "thần linh"


Phi then là nhũng phỉ có quyền hành tối thượng, cai
quản các phi. Phi then cư ngụ ỏ mưòng pha (mường tròi).
Mưòng pha gồm hai khu vực khác nhau: vùng cư trú của
các phi then (mưòng then) và vùng tổ tiên các dòng họ
(mường chao).
Mưòng then là vùng rộng lón bao la, ỏ đây tập trung
các đấng sáng tạo ra muôn loài - thế lực làm chủ tròi đất
và con nguòi. Xung quanh phi then luông (phi then lổn)
có nhiều loại phi then, có chức năng và đảm nhận những
công việc khác nhau và do vậy quyền lợi cũng không giống
nhau. Quan trọng hơn cả có 12 vị được ngồi và 22 vị khác
đứng chầu và giúp việc cho 12 vị lỏn - đại diện cho lực
luộng sáng tạo nên tự nhiên và xã hội.

Phi - các "ma" trong tự nhiên

Trong tự nhiên rất nhiều thực thể (rừng, suối, đá,


cây cối...) có phi trú ngụ, chúng rất hay quấy nhiễu cuộc
sống của con ngưòi. T rên rừng có phi pa (ma rừng)
thưòng làm hại ngưòi đi rừng, nhất là trẻ con vào rừng
rất dễ bị phi pa bắt mất vía dẫn đến bị ốm. Ỏ nghĩa địa
có phi heo (ma nghĩa địa). Một số nơi còn có phi

226
khuông (ma giữ của) làm hại những ai xâm phạm đến
"lãnh địa" của chúng (đào bói, cày cuốc... trên mảnh đất
của phi). Đây là phi của những ngưòi có của, khi chết
chôn ở một nơi nào đó. Phi này giữ của của mình không
cho ngưòi khác lấy.

Phi - "tổ tiên" các dòng họ Thái

Khi chết, hồn biến thành phi về cư ngụ ở những nơi


khác nhau. Một số lên mưòng pha trú ngụ cùng tổ tiên ở
mường chao - vùng dành riêng cho các dòng họ Thái: khăn
xot xeo khuon pha (hồn xot xeo về trồi). Vùng này không
nằm trong vùng của các phi then và nhỏ hơn nhiều so vỏi
mường then bao la. Ỏ đây cơ cấu "xã hội" mang dáng dấp
của sự phân chia đẳng cấp như trong xã hội Thái.
Theo Bernard Formoso2, ngưòi Thái Đen ỏ Thái Lan,
phân biệt bốn loại mưòng khác nhau:
- muòng các phi của những dân thường

1. Ngưòi địa phưổng ké ràng: ò Pièng Phung thuộc xã Nà Phòn có một


địa điểm ưưóc đây bị coi là có phỉ khuông, không ai giám lui tỏi.
Sau Cách mạng Tháng Tám, xã tổ chức lẽ đuổi phi khuông. Sau khi
cho phi "ănwbàng một mâm lẽ, mọi ngưòi trong bàn dùng gậy gộc,
đuốc, chiêng, tróng... hò hét đé xua đuổi. Đòn ràng, hôm sau có ngưòi
thấy xuất hiện một đôi nai (tô quang) chạy lên rừng. Từ đó Piềng
Phung khổng còn phi khuông, mọi ngưòi sử dụng »chỗ đất trưóc đây
có phi để làm nông nghiệp, sau đó làm nhà ỏ, và nay là một xóm
đông dân cư.
2. Formoso, Bernard, "La cosmologie des Tai et rempreinte du boud-
dhisme", Diogène, N° 174, Avril-Juin 1996, tr.54.

227
- mưòng các phi của những quan lại giúp việc tạo
- mưòng các phi của dòng họ tạo
- mưòng các phi của những tạo đương chức trưổc đây.
Ngưòi Thái ỏ Tây Bắc cho rằng phi của các dòng họ quý
tộc ngụ ỏ vùng lien pan luông, nơi có cuộc sống lý tưỏng như
"cuộc sống của nhũng quý tộc đưong chức ỏ trần gian"1.
Người Thái Mai Châu tin ràng trong mưòng pha có
mưòng dành riêng cho phỉ của các dòng họ tạo, nhưng họ
không biết (hay không còn nhỏ) tên của mưòng này, chỉ
biết ràng ỏ đó có cuộc sống "thiên đưòng", phi không phải
lao động mà mọi nhu cầu đều được đáp ứng một cách
hoàn hảo nhất. Ngược lại, các dòng họ bình dân chỉ cu trú
trong những muòng "bình thường" (tương úng vỏi poong ỏ
trần gian) và phải làm lụng để kiếm sổng (như chúng ta).
Ngoài ra, trong vùng cư trú của tổ tiên các dòng họ
còn có các muòng nhỏ là nơi trú ngụ của phi của những
ngưòi trưỏc đây có hoàn cảnh, địa vị xã hội đặc biệt.
Mưòng then hit-then hay của những nguòi nghèo khổ.
Mưòng khlô-khlai, vỏi đặc điểm luôn luôn có tiếng khóc
luyến tiếc cuộc đòi, của những ngưòi không VỘ, không
chồng. Mưòng ha, mưòng pai của nhũng ngưòi chết không
bình thưòng: chết bất đắc kỳ tử, vì dịch bệnh, do sinh đẻ,
bị ngã,... Các p h ì ỏ đây hay gây dịch bệnh và nhất là
rất nguy hiểm đối vổi phụ nữ khi sinh nỏ. Mưòng/?/ií
I. k I

1. Càm Trọng, Ngưdi Thái ỏ Tây Bắc Việt Nam, sđd, tr.395.

228
cươi của những ngưòi chết trẻ, là nơi cu trú của loài phi
hay quấy nhiễu trẻ nhỏ, v.v... Đặc tính chung của các phi
trong những ngày mưòng này là hay gây hại cho con ngưòi.
Phi của ngưòi mỏi chết không thể thích ứng ngay vỏi môi
trường mối, cũng không thể tự mình về nơi ở mỏi, nên trong
tang lễ các ông mo có nhiệm vụ thuyết phục, dẫn dát phi về
mưòng mỏi, ỏ nghĩa địa (heo). Sau đó, tang chủ phải mòi ông
mo, tổ chức hêt phi (làm ma) đưa phi lên mưòng pha cùng vỏi
tổ tiên, không để phi lang thang quấy nhiễu con cháu ngưòi
chết, quấy nhiễu bản mưòng. Tuỳ theo gia cảnh giàu hay nghèo,
lễ hêt phi có thể thực hiện ngay sau tang lễ, nhưng thưòng các
gia đình để ít năm sau mổi làm vì cần có thồi gian chuẩn bị
chu đáo lễ vật1. Một số gia đình không đủ điều kiện tổ chức
hêt phi thưòng không an tâm vì nghĩ rằng như vậy là không
có hiếu vđi bố mẹ, hơn nữa lo phi không lên được mưòng
pha nên sẽ về quấy nhiễu cuộc sống con cháu trong gia đình.

1. Ngưòi Thái cho ràng nghĩa địa chi là noi trú ngụ tạm thòi, mưòng
pha mói là noi ỏ vĩnh viên của phi. Chỉ có những thày cúng cao tay
(ông mo phi) mỏi biết cách dãn đưòng cho phi lên mưòng pha. Hêt
phi phải theo nguyên tác: phi của những ngưòi ò bậc trên trong gia
đĩnh hay dòng họ phải được đưa lẽn mưòng pha rồi mối đến những
ngưòi ò bậc dưối (ầoặc tổ chức cho nhièu ngưòi trong họ cùng một
lủc), nếu không sẽ phạm tội bát hiếu, và có thể làm cho phi của
những ngưòi không được lẽn mưòng pha phật ý, gây hậu hoạ cho con
cháu. Nghi lẽ đưa hồn ngưòi chết lên tròi rát tốn kém (phải mổ trâu,
nhièu lọn, gà...). Nhiều gia (tình do hoàn cảnh túng thiếu, không sám
đủ lễ vật làm ma cho bó mẹ, cứ thế đé chồng chát từ ngưòi này đến
ngưòi khác, vè sau con cháu có muốn làm ma cho bó mẹ mình cũng
khổng kham nói (vì phải làm ma cả cho ông, bà...).

229
Ỏ Mai Châu tù lâu các gia đình không còn hêt phi và
nay không còn muốn (cũng không như thể) làm vì sộ để
sót phi của các bậc trên trong họ hay gia đĩnh không đưa
lên mưòng pha mà dẫn đến tai hoạ.

Phi hươn ■ "ma nhà"


Khi ngưòi chết, vía chính (khoăn tôn) - ngụ ò xoáy tóc
trên chỏm đầu - biến thành phỉ hươn (khoăn ton ma hoong
kin pang). Phi hươn thuộc loại phi "bảo hộ", phù hộ cho
cuộc sống của gia đình và ngụ ngay trong nhà, ò kho
hoong1. Kho hoong là một hình hộp chữ nhật bàng gỗ (~

1. Kho hoong: là bàn thò gia tiên (kho: góc, hoong: gian, từ "kho hoong"
trong tiếng Thái có nghĩa đen là "góc của gian nhà"). Ngưòi địa phưổng
ké ràng: ngày xưa, ưong một gia đình có ngưòi bố chét, sau khi đưa ma
về đóng heo (nghĩa địa), mọi ngưòi quay về nhà làm com thì tháy bó xuất
hiện. Mừng quá, các con mỏ tiệc thét đãi bố. Ăn xong bố định đi, thương
bố, không ai muón bó ra đi liền cùng nhau giữ lại Ngưòi bố tim mọi
cách để đi, đến cửa chính bị con cả chặn, đến cửa phụ có con thứ chán
đưòng, liền đi lại phía cửa sổ định nhảy xuống sân, nhưng cửa nào cũng
có các con canh giữ. Các ngưòi con khép Vòng vây", bố bị dồn vào góc
nhà (kho hoong). Đê yên tâm, các con còn dùng đò đạc chán xung quanh,
Xong xuôi, mọi ngưòi lại ra làm cổm mòi bó. Com canh đã sẵn, ngưòi
con cả vào mòi bó ra ăn, nhưng không tháy bó đâu nữa. Biét là bổ đã
thực sự từ giã con cháu, bèn lập "bàn thò" thò bố nổi bó đã ra đi (ò góc
nhà, phía hua non chỗ giáp gianh giữa hoong thứ nhất và thứ hai).
Theo Cầm Trọng, ngưòi Thái ò Tây Bắc cho rằng "ban ngày phi huơn
ngủ trên xà nhà nên gọi là "chủ đầu xà ngang, xà dọc" (chẩu bom khư,
hua pe). Nhưng khi ngưòi ta mang thịt sống qua "hoong" chúng sẽ ngửi
thấy mùi, vùng dậy đòi ăn. Phi hươn đòi ãn có nghĩa chủ Iihà bị đau,
ốm... Bỏi vậy ngưòi xưa có tục kiêng đem thịt sống ngang qua trưóc
gian "hoong". Cầm Trọng, Ngưdi Thái ỏ Tây Bắc Việt Nam, sđd, ư.286.

230
30x30xl0cm - xem hình vẽ). Dưối thòi cai quản của các
chúa đất, chỉ những nhà tạo mối đưộc đặt kho hoong lên
bàn1, còn các nhà dân để ngay trên sàn nhà (xem sơ đồ
vị trí kho hoong trong nhà). Kho hoong chỉ là nơi thò, khi
cúng phi hươn lễ vật đưộc sắp thành mâm đặt lên chiếu
trải ngay trên sàn nhà2 trưỏc kho hoong.

Kho hoong

m
bep

Vị trícùa kho hoong trong nhà

1. Sự giải thích này mang tính đẳng cáp (phân biệt nhà tạo vói nhà
dân), song có thể chiếc bàn đặt kho hoong là một trong những yéu
tố mói nhập, tương tự như chiếc giưòng trong nhà sàn. Cũng như
ngưòi Mưòng và các dân tộc khác ỏ nhà sàn, ngưòi Thái Mai Châu
không có truyền thống sừ dụng giưòng mà trải nệm trực tiếp xuống
sàn đé ngủ. Ngày nay, nhièu nhà dân đã sử dụng giưòng, thưòng chỉ
có một chiếc của vợ chồng chủ nhà (khi có khách, giưòng đưọc
nhưòng cho khách), và họ cũng đặt kho hoong trên bàn.
2. Trong mọi lẻ cúng ỏ nhà, chỉ có đói vỏi lẽ khau mơ (lẽ cổm mói)
lễ vật đưộc đặt lên bàn, gọi là pan khau mơ.

231
Tuỳ theo gia đình, trong nhà ngưdi Thái có thê có một
hoặc vài kho hoong đặt cạnh nhau. Mỗi phi hươn ngụ trong
một kho hoong. Chỉ những ngưòi chết đã có gia đình mỏi
đước lập kho hoong, và kho hoong cũng chỉ tồn tại trong
nhà khi vộ hoặc con của ngưòi được thò còn sống trong
gia đình. Con gái đã đi lấy chồng lập kho hoong thò bố
mẹ mình ỏ nbà chồng, như vậy, nhiều nhà có thể có tỏi
bốn kho hoong: thò phi hươn bố mẹ, phi hươn ông bà
ngoại, phi hươn bố mẹ vọ, bố mẹ con dâu.

ữ { ' f t. M
,.ys ^S s /....... ử / r - - -ZZZE1
.....— — s simểmmL
rs Z2L

Kho hoong nhà tạo


Kho hoong nhà dân

Sản nhà

K h o hoong
Phi hươn giữ cho gia đình một cuộc sống bình yên,
nhưng đôi lúc chúng cũng quấy rối, chủ yếu là đòi ăn, hay
có khi có điều cần hỏi chủ nhà, cũng có khi chúng kéo
theo các loại phi khác, nhất là "phi hươn cuôn phi pa" về
choi (ma nhà rủ ma rừng), những lúc như vậy trong nhà
sẽ có ngưòi ỐIĨ1.

Phi - "tổ sư"


Nguòi Thái tin ràng nghề gì cũng có phi bảo trộ. Phi
tay "cho" các ông mo khả năng tổ chức nghi lễ (đám tang,
lam ma...); phi mun, phi mât "hưỏng dẫn" các ông mun,
bà mât cũng chữa trị bệnh tật... Nguòi địa phương lưu
truyền câu chuyện kể rằng các p h i-tồ sư này trưổc đây là
những phi heo ỏ nghĩa địa, lên tròi trong một cuộc "chinh
chiến" bị thua; lúc trỏ về lạc đuòng đi lang thang. Chúng
lại lên cầu cứu then, then cho làm p hi mun, phi mât.... để
kiếm ăn, và cho mưòng để ỏ, trong đó:

"mương mun đu tênh mương mât


''mương mât du coong mương m un"
(mưòng mun ở trên muòng mât)
(mưòng mât ỏ dưổi mưòng mun)

Phi nhập vào ai đồng nghĩa vỏi sự truyền nghề cho


ngưòi đó, sự truyền nghề này hoàn toàn do phi quyết định,
ngoài ý muốn của thầy cũng như trò. Ngưòi có phi nhập

233
thường bị ốm, hay gặp rủi ro... Ngưòi địa phương cho
rằng đó là những dấu hiệu báo trước của phi. Để biết
chính xác có phi "úng" hay không và phi nào "úng", người
ta dùng các hình thức bói khác nhau (bói trứng, bói
kiếm...). Nếu đúng, ngưòi ta phải lập bàn thò (hinh) để
thò phi. Như vậy, trong nhà có thể có nhiều hinh thò các
phi-tổ sư khác nhau.

Phi tay - tổ sư "nghề" mo


Phỉ tay là tổ sư của các ông mo. Phi tay chỉ "ứng" vào
những ai là nam giói, và ngưòi đó có thể trỏ thành
ông mo.
Mái nhà

Hinh tay

Phi tay được thò ở hình tay. Hình tay rất đơn giản, làm
bàng một hoặc vài tấm ván nhỏ ghép lại thành hình chữ
nhật có kích thưổc khoảng 30x50 cm. Hinh được treo ỏ
gian thứ nhất, ngay dưổi mái nhà, một đầu gác lên đòn
tay nhà hoặc trên bức vách, đầu còn lại được buộc hai sội

234
dây treo lên đòn tay cao hơn. Nhu vậy, hỉnh cách sàn nhà
hơn một đầu ngưòi (= 1.70m). Hinh gồm hai phần: phần
để phi ngự, to hơn (khoảng 2/3), ỏ trong "cổng" khau
khoai], giáp vối mái nhà; phần đặt lễ vật, nhỏ hon, ỏ ngoài
"cổng" (xem sơ đồ hinh tay).

Phi mun - tổ sư "nghê" mun


Những ngưòi hành nghề mun có phi mun "bảo trộ".
Cũng như phi tay, phi mun chỉ "ứng" vào nam giỏi. Ngoài
ra, ông mun còn được "đội quân" mun giúp sức. Nhò vậy,
trong khi hành nghề, thỉnh thoảng các ồng mun có thể tổ
chức những "trận đánh" vổi các tác nhân siêu nhiên.

Mái nhà

Hinh mun

1. Khau khoai: (sừng trâu), vật trang trí bằng gỗ mô phỏng đôi sùng
trâu, biểu tưọng của những nghi lễ lỏn (có cúng trâu).

235
Phi mun được thò ỏ hinh mun. Hinh mun cũng tương
tự hinh tay nhưng có kích thưỏc lỏn nhỏ (~ 40x60cm) và
trên đó có ho clơi để phi ngự. Ho clơi là một ngôi nhà
nhỏ, hoàn toàn bàng gỗ (« 15xl5xl5cm), có bốn mái, một
cửa tròn ỏ phía trưổc và trên nóc trang trí khau khoai.
Nếu như các dạng thò cúng khác (phi huon, khau mo, phi
tay...) đều được thực hiện ở các hoong bên nooc, thì phi
mun lại được thò trong tup bên cuông, (xem sơ đồ vị trí
hinh mun trong nhà).

Hình mâí

rvn DD >
'bep

VỊ tríhinh mun trong nhà

Phi mât - tổ sư "nghề" mât


Khác vổi phi tay và phi mun, phi mât chỉ ứng vào nữ
giỏi đề giúp các bà này chữa bệnh.
Phi mât được thò ỏ hinh mât, hinh này hoàn toàn khác
vỏi hình tay và hỉnh mun ỏ hình dạng cũng như cách bài
trí. Đó là một hĩnh hộp lập phuong, bằng gỗ hoặc tre đan,
236
vổi một cửa tròn ỏ phía trưốc. Dôi khi mặt trên của cái
hộp này có dạng mái khum (xem hình vẽ hinh mât). Nếu như
hinh tay và hỉnh mun được treo dưói mái nhà thì hinh mât lại
có chân và đặt ngay trên sàn nhà. Chân hinh bàng gỗ hoặc
bằng tre (đối vối hinh bàng tre đan). Có loại hinh bốn chân
đều nhau và loại hai chân trưỏc ngắn hơn (ngưòi ta phải buộc
hai chân sau vào vách nhà để khỏi đổ). Hinh có độ cao ngang
tầm đầu ngưòi 1.60m), thấp hơn hinh tay và hmh mun.
Hình mât cũng được bố trí ò vị trí như hinh mun
(xem so đồ vị trí hinh mun trong nhà).

H inh mất

237
Như vậy, phi có nhiều loại khác nhau, có loại gây hại
(phi ha, phi pa...), có loại chủ yếu phù hộ cho con ngưòi,
như phi ban, phi mương bảo đảm cuộc sống của bản, của
mưòng, phi hươn phù hộ con cháu trong gia đình... Tuy
nhiên, ngay cả các loại phi "bảo hộ" cũng thỉnh thoảng gây
"sự cố" nếu như chúng không hài lòng về điều gì đó. Chúng
có thể gây ra ốm đau, dịch bệnh, hoặc hoả hoạn, mất mùa,
thiên tai... ở mức độ gia đình hoặc cả cộng đồng.
Đối vói cuộc sống từng cá nhân, sự can thiệp của phi
thông qua các vía (khoăn) trú ngụ trong chính cơ thể
mỗi ngưòi.

Khoăn
Sự cân bằng của cơ thể sống do các khoăn đảm nhiệm.
Mổi ngưòi có nhiều khoăn, điều này được nêu rõ trong
các bài khấn của lễ hiêc khoăn (gọi vía):

"Xam xỉp minh khoăn chau


Cau xip minh khoăn hua khoăn ngau"
(30 vía của mình
90 vía chính vía phụ)

Các khoăn phân bố trên khắp cơ thể, trong đó:

"Xam xip khoăn tang na


Ha xip khoăn tang lung
Khoăn chung chăng xoong xang"

238
(30 vía trước mặt
50 vía sau lưng
vía đầy hai bên mình)

Mổi một bộ phận đều có khoăn của nó. Đặc điểm,


tính chất của khoăn phản ánh đặc điểm, tính chất của bộ
phận mà nó trú ngụ, ví dụ: khoăn ton tap ỏ gan có màu
đỏ thẫm (như màu gan), khoăn ton pot ỏ phổi có màu đỏ
nhạt (như màu của phổi)...
Các khoăn có khả năng và vai trò rất khác nhau. Khoăn
tôn ỏ xoáy tóc là khoăn chính, có vai trò quyết định sự
sổng còn của co thể, ngoài ra: khoăn ta ỏ mát, biết nhìn;
khoăn hu ỏ tai, biết nghe; khoăn đăng ỏ mũi, biết ngửi;
khoăn tin phôôm ở chân tóc có khả năng chịu nắng, chịu
gió... Trong khi khoa học chứng minh rằng não bộ của con
ngưòi đảm nhiệm chức năng tư duy; ngưòi Việt cho rằng
ngưòi ta suy nghĩ bàng bụng: "ngưòi tốt bụng", "người
xấu bụng", "suy bụng mình ra bụng ngưòi"...; ngược lại,
ỏ đây ngưòi Thái tin rằng khoăn hua chơ ở tim biết nghĩ,
biết lo.
Hơn nữa, khoăn còn có mối liên hệ vói ngưòi thân của
chủ thể của chúng:

"Khoăn khen sai quat lung ta


Khoăn khen khoa quat po me"
(vía bên trái ôm đằng ngoại
vía bên phải ôm đàng nội)
239
Đặc tính của khoăn là hay bỏ đi choi, có khi chơi rất
xa, làm cho ngưòi mỏi mệt. ĨShất là khoăn tôn đi chơi
thưòng kéo theo các khoăn khác cùng đi, có thể gây ra
ốm. Khoăn đi xa không trở lại co thể sẽ dẫn đến cái chết.
Do vậy, ngưòi ta thường gọi khoăn để nhác nhỏ chúng về
vỏi chủ. Khi bị ốm nhẹ hay để đề phòng (thường là đối
vổi trẻ nhỏ) gia đình tụ gọi lấy, nếu nặng, chữa không
khỏi, phải nhò thầy làm lễ để gọi khoăn. Vổi những trường
hộp khoăn đi quá xa và quá lâu không biết về, phải có
ông mun hay bà mât tổ chức quân đi tìm mang về.

II. Các thây cúng: ông mo, ông mun và bà mât


Mo, mun hay mât là những "nghề" do phi truyền. Phi
nhập vào ai, hay truyền nghề cho ai, không nhất thiết theo
thứ tụ nhất định về tuổi tác cũng nhu thứ bậc trong gia
đình hay dòng họ, mà có thể phi trưóc đây "giúp" bổ, mẹ
nay "úng" vào cho con, hoặc ông, bà, cô dì, chú, bác...
cho cháu.
Chỉ những ngưòi có phi mỏi có khả năng hành nghề.
Tuy nhiên, ngưòi có phi có thể không hành nghề. Trong
trưòng hợp đó, họ chỉ phải sắm lễ cúng và làm hinh để
thồ phi. Một số trưòng họp, nhằm đề phòng rủi ro, không
nhũng cho bản thân mà còn cho cả những ngưòi trong gia
đình, ngưòi có phi sẽ hành nghề. Một số khác, dù muốn
hay không họ cũng phải hành nghề để bản thân hay gia
đình thoát nạn.

240
Có phi không cố nghĩa là có thể hành nghề mà còn
phải qua một thòi gian học nghề: học các bài khấn, cách
thức hành lễ... Ngưòi có phi phải tự học bàng cách xem
ngưòi khác tổ chức nghi lễ, tham dự các buổi lễ, giúp thầy
hành lễ, mưọn sách để sao chép các bài cúng... Chủ yếu
họ học từ ngưòi trong gia đình, trong dòng họ, hay học ở
ngưòi thân cận. Đây là một quá trình tích luỹ và thực tập
lâu dài. Do vậy, ngưòi có phi nhập có thể còn rất trẻ, có
khí còn là trẻ nhỏ, nhung thường khi đã qua tuổi ngũ tuần
họ mổi hành nghề.
Để có uy tín và tránh hậu hoạ, trưỏc khi hành nghề
họ thường làm lễ păn mương ("chia mưòng"). Ngưòi Thái
quan niệm mọi nghề đều có đất riêng - mưòng riêng -
để "ăn" do đó để có thể hành nghề, họ cần phải có ngưòi
cha cho mường (Păn mương). Lễ păn mương do một ông
thầy cao tay hơn được mồi đến thực hiện, ồng này sẽ
"chia mưòng" của mình cho nguòi sáp vào nghề và được
tôn là bố (po khu). Nghi lễ được tiến hành không quá
phức tạp, mục đích thông báo cho p h ỉ-tổ sư mảnh đất
của mình và để xin phi chấp nhận đệ tử, xin phi ban
cho khả nãng tiếp xúc vỏi thế giỏi siêu nhiên và công
nhận quyền hành lễ. Đối vỏi cộng đồng, păn mương là
bức "thông điệp" vào nghề. Thực vậy, những ngưòi đã
qua lể păn mương bao giò cũng có uy tín hơn những
thãy cúng chưa làm lễ này.

16 CCTNC 241
Ông mo
Chức năng chủ yếu của ông mo là thực hiện nghi lễ
tang ma, gồm đám tang để đưa hồn ngưòi chết về nghĩa
địa và hêt phi, đua hồn lên tròi. Tuỳ theo từng loại phi
mà ông mo dẫn dắt chúng về nơi cư ngụ1, để chúng không
quay lại quấy nhiễu cuộc sống nơi trần gian. D a số các
ông mo đều có thể tổ chức lễ đưa phi ra nghĩa địa, nhưng
không phải ông mo nào cũng biết cách thức và có khả
năng dẫn phi lên mưòng pha. Đây là chặng đưòng rất phức
tạp và nguy hiểm, chỉ những ông mo phi - ông mo "cao
tay" nhất trong các ông mo - mói thực hiện được. Họ là
nhũng ngưòi đã qua lễ păn mương mo. Ỏ Mai Châu hiện
nay còn rất ít các ông mo phi.
v ỏ i quan niệm "mỗi nghề có mưòng riêng để ăn" nên
thông thường ông mo không chữa bệnh. Tuy nhiên, ngày
nay, một số ông mo cũng có thể tham gia chữa bệnh, đúng
hơn là phòng bệnh, như mo gọi vía (hỉêc khoăn), mo giải
hạn... Dù trong tang ma hay để chữa bệnh, các ông mo
luôn luôn thực hiện các áng mo nhẹ nhàng và nhất là
không có "qúân" như ông mun hay bà mât.

Ông mun
Mun là những cách chữa trị mang tính pháp thuật. Để
hành nghề, ông mun phải có bộ dụng cụ hành lễ và nhất
thiết phải qua lễ păn mương mun. Trong khi ông mo chỉ

1. Xem phàn "phi- tổ tiẽn các dòng họ Thái" đã trình bày ỏ trên.

242
có chiếc mũ hang en (mũ đuôi én) đội khi hành lễ, thì bộ
đồ nghề của mun phong phú hon nhiều, gồm:
- lap (kiếm): là loại kiếm gia truyền làm bằng sắt, phần
chuôi trang trí những vông bạc. Kiếm được sử dụng làm
"vũ khí" trong các nghi lễ, đánh đuổi phi, tìm khoăn.
- pi (sáo): là loại sáo trúc thổi dọc, tấu trong khi hành lễ.
- bi (quạt): thường dùng để kiểm tra kết quả khi bói.
- pui bua1: vật trang trí trên các cần rượu của ché rượu
cần sử dụng trong nghi lễ.
- puôc hua (khăn), thưòng màu đỏ, ông mun quàng ỏ
cổ hoặc buộc quanh đầu (hua) khi hành lễ.
Khác vỏi những cách thức chữa trị khác (mo, dương...),
mun có những hình thức chữa trị đặc biệt đối vối những
bệnh được coi là nặng, nguy hiểm. Khi đó ông mun phải
tổ chức những cuộc chẩn trị vỏi những màn lên đồng náo
nhiệt, nhất là để săn lùng các tác nhân gây bệnh. Các bài
khấn của ông mun đưọc thực hiện dưỏi dạng khăp (hát)
theo nhịp sáo thổi, như một màn diễn, ngược lại, các bài
khấn của các ồng mo được gọi là mo.

1. Piả bua: (pui, mảnh vải vụn; bua, cần uổng rưọu) là những dải vải
màu (tráng, xanh, đỏ...) rộng chùng ba ngón tay (= 3 cm) dài hơn
gang tay ( « 3 0 cm), hai đầu xẻ đuôi én và đính ta leo. Mỗi ché rượu
cũng có nâm cần rượu, mỗi chiéc được treo hai pià bua gập làm đôi
tạo thành bốn tua để trang trí. Hiện nay, chi trong những nghi lẽ
lỏn mỏi dùng rưọu cần, các lễ cúng khác thưòng chỉ có rượu chai
nôn khổng còn sử dụng pid bua.

243
Trưổc đây có cả những ông mun chỉ chuyên chữa trị
bệnh cho dòng họ tạo. Ngày nay, một sổ ồng m un kiêm
cả nghề mo, khi ấy, họ không khăp mà mo khi hành lễ.

Bà mât
Tất cả các bà mât đều từ lễ păn mương mât để được
phi mât công nhận là đệ tử. Nguyên tắc và hình thức chữa
bệnh của các bà mât tương tự như các ông mun. Từ "mun"
dùng để chỉ nguòi hành lễ là đàn ông còn "mầt" là đàn
bà. Sự khác nhau cơ bản giữa mun và mât là ông mun có
thể làm mo (nhất là hiện nay khi ranh giổi giữa các nghề
có xu hưổng hoà lẫn vào nhau), có thể cả mo phi, nhưng
bà mât thì không được mo đám tang, mo hêt phi (cho dù
bà mât cũng có thể biết cách thức mo), không đưộc tổ
chức xên ban hay xên mương. Đó là sự phân biệt giối tính
duy nhất nhận thấy trong lĩnh vực này.

III. Nghi lễ chửa, trị bệnh tật


Ngưòi Thái quan niệm ràng bệnh tật thể hiện dưỏi
nhiều hình thức rất khác nhau (mệt mỏi, ốm, đau, các rủi
ro trong cuộc sống: hoả hoạn, thiên tai, dịch bệnh...) và
do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng tựu trung có hai loại
tác nhân là phi và khoăn. Do vậy, trên nguyên tác, việc
chữa bệnh không chỉ tiến hành theo loại bệnh (đau đầu,
đau bụng, hay gãy tay, gãy chân...), hoặc con bệnh (già,
trẻ, trai hay gái...), mà chủ yếu tuỳ theo các tác nhân gây

244
bệnh. Muốn chữa khỏi bệnh, phải chữa căn nguyên của
nó, tức là phải loại trừ tác nhân gây bệnh. Vì ràng, các
tác nhân siêu nhiên này không chỉ gây hại mà còn có ích
cho cuộc sống con nguòi, nên không được và cũng không
thể tiêu diệt chúng. Do đó việc chữa trị theo các tác nhân
gây bệnh còn nhàm đề phòng sự tái phát.

* Các hình thức chẩn bệnh


Muốn chữa một bệnh nào đó, cho một ngưòi nào đó,
trưóc hết phải xác định cho được tác nhân gây bệnh và
phương sách điều trị, nội dung của việc chẩn bệnh này
gồm các bưỏc sau: đầu tiên, tìm xem do "ai" (phi, phi nào
hay khoăn, khoăn nào)? tiếp đến, tìm xem "vì sao"? sau
cùng là "chữa" như thế nào?
Việc chẩn bệnh do các thầy cúng đảm nhiệm, mỗi thầy
chỉ có hiệu lực đối vỏi một số loại tác nhân gây bệnh nhất
định. Họ chẩn bệnh bằng hình thức bói vổi nhiều dạng
khác nhau, tù đơn giản đến phức tạp, nhằm đến đích cuối
cùng là cách thức chữa bệnh. Với quan niệm các khoăn
có thể nhận biết chủ của chúng qua các vật dụng, nhật là
áo1 hoặc khăn, do vậy các hình thức chẩn trị đều được thực
hiện vỏi sự hiện diện của áo con bệnh (hoặc cả áo của bố, mẹ
nếu ngưòi ốm là trẻ nhỏ).

1. Theo Cầm Trọng, ngưòi Thái ỏ Tây Bác tin ràng hồn của ngưòi ngụ ỏ
áo. Xem: Cầm Trọng, Người Thái ỏ Tây Bắc Viậ Nam, sđd, Ừ.284.

245
1. Dương là hình thức bói bệnh được coi là đơn giản
nhất, có thể được thực hiện tại nhà bệnh nhân, nhưng
thưòng là ỏ nhà ngưòi dương. Họ dùng áo ngưòi ốm cuộn
tròn lại rồi vừa khấn vừa dùng vài ngón tay cầm lấy một
múi áo, nếu áo quay chứng tỏ lòi cầù xin đã "ứng".
Ngưòi dương có thể là đàn ông hay đàn bà, bệnh nhân
của họ chủ yếu là trẻ nhỏ: trẻ hay khóc, hay giật mình, ốm
vặt... Bàng hình thức dương, họ thưòng nhận dạng đưộc ba tác
nhân gây bệnh sau: phi hươn đòi ăn, phi trong tự nhiên (phi
ha, phi pa, phi heo...) quấy nhiễu, khoăn bỏ đi chơi.
Đối vổi một số rất ít các bệnh nhẹ, ngưòi dương kiêm luôn
chữa bệnh, nhưng, họ chỉ có khả năng cho các tác nhân gây
bệnh "ăn" đến gà là cao nhất. Đa số trường hộp, sau khi tìm
được nguyên nhân, họ không chữa mà tuỳ theo kết quả dương,
chủ nhà sẽ mòi ông mo, ông mun hay bà mât làm lễ chũa bệnh.
Dưói con mát của nguòi địa phương, những nguòi biết
dương chưa được liệt vào "giới" thầy cúng (nhu ông mo,
ông mun hay bà mât) mà chỉ là những ngưòi có một vài
khả năng trong việc xem bói. Do vậy, họ không dâng lể
vật khi dương và sự trả ơn cũng rất đơn giản, thưòng là
nám thuốc lào mang theo để biếu khi đến nhò dương.
2. Cước xay là một trong những cách bói bệnh của mun
hay mât. Đây thực sự là một nghi lễ, trưỏc hết phải dâng
lễ vật cho phi ăn, gồm có:
- 2 bát gạo

246
- 2 quả trứng
- 5 lá trầu và ít mẩu vỏ đắng
- 1 chai rưộu
Tất cả được sắp thành mâm rồi đặt trên chiếu trong
nhà bệnh nhân cùng vỏi áo ngưòi ốm, đôi vòng tay bằng
bạc của họ hay của chủ nhà (nếu có) và các dụng cụ (kiếm,
sáo, quạt...) của ông mun hay bà mât. Sau khi mòi phi hay
khoăn ăn, ngưòi bói nhúm ít hạt gạo trong bát, vừa khấn vừa
rắc lên những quả trứng, rồi căn cứ vào số hạt gạo đậu lại
trên đó và hướng của chúng để khẳng định hay phủ định điều
vừa khấn.
3. Tăng lap là một hình thức bối khác của mun. Mọi
nghi lễ tương tự như ỏ cươc xay, nhưng vật dùng để bói
là thanh kiếm (lap) - dụng cụ ông mun vừa để "phòng
thân", vừa để "điều binh khiển tưống" trong khi hành lễ.
Sau khi "mồi ăn", nguòi bói dùng áo bệnh nhân quấn
quanh chuôi kiếm rồi vừa khấn vừa cám thẳng mũi kiếm
xuống bát gạo, kiếm đứng vững chứng tỏ lòi khấn được
chấp nhận. Để kiểm tra kết quả, ông ta dùng quạt quạt
ba lần vào kiếm.
Ngoài ba hình thúc phổ biến trên, thảng hoặc cũng
gặp những ngưòi bói bằng đồng xu (ta tach) theo kiểu xin
âm dương phổ biến ỏ ngưòi Việt.
Nguyên tắc của bói bệnh là ngưòi chẩn trị bệnh đặt
câu hỏi để thế giỏi siêu nhiên trả lòi theo kiểu: đúng/

247
không. Căn cứ để khẳng định điều vừa hỏi (trả lòi của tác
nhân được hỏi) là dấu hiệu p hát ra từ vật bói: áo quay
(trong dương), kiếm đúng thẳng (trong tăng lap), hạt
gạo đậu trên quả trúng (trong cươc xay)... Sự khẳng
định phải được lặp lại ba lần để tránh nhầm lẫn. Nếu
là phủ định (áo khồng quay, kiếm không đứng...) thì
chuyển sang câu hỏi khác (tác nhân gây bệnh khác hay
cách thức chữa khác).
Nguyên tắc đặt các câu hỏi để tìm tác nhân gây bệnh là
đi tữ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ đơn giản đến phức tạp:
khoăn -* phi hươn ■*phi ban, phỉ mương -* phi pa -* phi heo...
■* phi then.
Tuỳ theo cấp bậc và tài nghệ của ngưòi chẩn bệnh mà
họ có thể tìm được đến loại tác nhân nào. Ví dụ, những
ngưòi dương không thể lên tròi tìm phi hay khoăn.
Việc tìm hiểu nhu cầu của tác nhân gây bệnh cũng được
thực hiện theo nguyên tắc ưên, tức là nhàm hỏi xem phi hay
khoăn đang gây bệnh cần ăn gì, cũng bát đầu tù nhũng thức
rẻ đến đắt, từ đơn giản đến phức tạp (trầu, nưỏc -* trứng -*
gà -* chó1 -* lộn -*■ dê -* bò, trâu).

1. Đièu khác biệ ’. so vói nhièu vùng và nhiều dân tộc khác là ỏ đây chó
cũng có thể đưọc dùng làm lễ vật trong các lễ cúng. Họ giải thích
rất đơn giản ràng chó cũng là một sinh vật như những con khác (lọn,
trâu, bò, gà,...)' Tên các lễ cúng "cho ăn" thưòng đưọc gọi theo lễ
vật chính, nhi' lễ cúng gà, chó, lổn... mặc đù khi cúng bao giò cũng
có tràu, cau, rUỌu, xôi,...

248
* Chứa bệnh
Đây là sự chữa trị bệnh mang tính chất tâm lý, dựa
trên niềm tin vào những sức mạnh siêu nhiên, liên quan
đến các quan niệm về sức khoẻ, bệnh tật, về cuộc sống,
cái chết, cũng nhu vũ trụ luận của ngưòi địa phương; liên
quan đến phi và khoăn đã nêu ỏ trên. Như đã trình bày,
các loại phi thường hay đòi ăn, do vậy, việc chữa bệnh
luôn xoay quanh vấn đề "cho ăn". Điều cốt lõi là tìm cho
được phi nào muốn "ăn" và muốn "ăn" thức gì. Còn các
khoăn lại có đặc tính mải chơi, nên việc phòng, chữa chủ
yếu là tìm gọi chúng về, vậy vấn đề đặt ra là khoăn nào
"lạc", vì sao bị "lạc" và "lạc" ỏ đâu.
Trong mọi nghi lễ, từ tang ma đến các hình thức cúng
bái khác, việc cho ăn, thuyết phục, dụ dỗ, cầu xin là chính,
nhằm làm cho phi, khoăn "ở" đúng chỗ, "làm" đúng nhiệm
vụ của mình. Sự doạ nạt ít thấy xẩy ra hoặc nếu có cũng rất
nhẹ nhàng. Ngay cả đối vổi những loại được coi là ác tà cũng
chỉ đánh đuổi chúng đi, không phải là đánh để tiêu diệt chúng.
- Xên ban, xên mương là những hình thức tế lễ của cả
bản hay toàn mưòng, do các ông mun có uy tín làm thủ
lễ, theo định kỳ hay khi có đại hoạ. Truỏc đây lễ xên ban
thường được tổ chức hàng năm hoặc vài năm một lần ỏ
xưn pan; để tế lễ họ phải mổ nhiều lộn, gà, xôi... Xên
mương" to hơn xên ban rất nhiều, tổ chức hai hay ba năm
một lần ỏ xun mương, ngoài các lễ vật như ở xên ban, họ
còn phải tế trâu. Đây là những nghi lễ nông nghiệp lỏn

249
nhất của ngưòi địa phương, đồng thòi là hĩnh thức ohòng,
chữa "bệnh" cho cả cộng đồng thông qua việc làm hai lòng
phi, nhất là phi-ttìần linh. Những phi này có thể nổi giận
vì một sự bất cẩn nào đó của cá nhân nào trong cộng đồng
(xúc phạm đến thần linh) hoặc cộng đồng bê trễ việc cúng
bái..., và do vậy, có thể gây ra thiên tai, dịch bệnh cho các
bản hoặc toàn muòng. Đ ể đề phòng, trưốc đây nhản dân
địa phương không sao nhãng việc cúng tế.
- Lễ hêt phi được thực hiện để dẫn phi cùa ngưổi chết
lên mưòng pha vỏi tổ tiên. Nếu các phi của ngưòí trong
gia đình hay trong họ chưa được hêt phi, không đưoc ông
mo dẫn về tròi, có thể sẽ lang thang quấy nhiễu con cháu,
gây ra nhiều rủi ro: cháy nhà, chết gia súc, ốm đau, xui
xẻo trong công việc... Gia đình hay dòng họ phải tổ chức hêt
phi. Lễ hêt phi đuọc thực hiện ỏ nhà ngưòi bệnh hay một nhà
nào đó trong họ có phi phải đưa lên mưòng pha trong cùng
dịp, và chỉ có các ồng mo phi mỏi có thể thực hiện.
- Lễ cho các phi trong tự nhiên ăn. Các phi này có thể
do phi hươn rủ rê hoặc do ngưòi nào đó đi đâu đó bị
"vưống", về quẫy nhiễu gia đình. Đây là những nghi lễ nhỏ
trong gia đình ngưòi bị ốm. H ọ mòi ông mo, ông mun hay
bà mât làm lễ cho phi ăn, thức ăn có thể chỉ đon giản là
trầu, nưổc, thưòng là trứng, gà, nhưng cũng đôi khi phải
cúng chó, dê hay lọn, tuỳ theo kết quả bói. Sau khi cho
ăn, thầy cúng "nói lí" nhằm thuyết phục, kể cả doạ nạt nhẹ
nhàng để phi ròi bỏ con bệnh đi về nơi của chúng.

250
- Lễ cúng phi hươn thuòng được tổ chức hàng năm vào
những ngày giáp tết, nhưng thỉnh thoảng, phi hươn đòi ăn
hay có điều gì muốn "hỏi" chủ nhà, làm cho chủ nhà hay
ngưòi trong gia đình bị ốm, họ cũng phải cúng. Đây là một
lễ cúng cho ăn, sau đó chọn một số sự việc mỏi xảy ra
trong gia đình (dự đoán phi cần hỏi )để giải thích cho
chúng rõ nguyên nhân, cuối cùng, cầu xin phi phù hộ cho
gia chủ và con cháu.
- Các nghi lễ liên quan đến khoăn được thực hiện phổ
biến hơn cả. Nghi lễ này được thực hiện khi khoăn ròi bỏ
cơ thể để đi đâu đó, làm cho ngưòi mỏi mệt, ốm đau...
Trong đó trầm trọng nhất là trưòng hộp khoăn theo phi
lên mưòng pha trong nghi lễ tang ma nào đó trưỏc đây
của ngưòi trong gia đình hay trong họ, chưa được ông mo
đưa về, lưu lạc lang thang ngoài cơ thể. Gia chủ phải mòi
ông mun hoặc bà mât làm lễ hiêc khoăn để đi tìm. Có khi
ông mun, bà mât phải tổ chức "quân" đánh nhau vỏi các
thế lực siêu nhiên để giành lại khoăn dẫn về. Sau đó làm
lễ cho ăn, khuyên bảo, trấn an khoăn ỏ lại vỏi cơ thể.
Khoăn đi chơi không về có hai cách chữa:
*TỔ chúc lể hiêc khoăn như trường hợp vừa trình bày,
ông mo, ông mun hoặc bà m ât làm lễ khấn tìm gọi khoăn
ỏ kháp mọi nơi mà chúng có thể đến (những nơi thưòng
ngày ngưòi bệnh hay lui tới) để dẫn đưòng cho khoăn về,
rồi cho ăn và khuyên nhủ để chúng ỏ lại đúng nơi của
mình và không bỏ đi nữa.

251
* Nhò phi mun hay phi mât tìm khoăn. Ngưòi ta đem
một chiếc áo của nguòi ốm đến gửi ỏ hinh mun hay mât
để phi của thầy cúng nhận dạng khoăn và đi tìm. Kết quả
sẽ được báo mộng trong giấc ngủ của mun hay m ât cho
biết khoăn đang ỏ đâu, hoặc đã tìm được và dẫn về. Sau
đó, ngưồi ta lại làm lễ cho ăn và khuyên răn khoăn. Trong
một số trường hợp chẩn trị của mun, mât, có nhiều "màn"
đuổi bát vỏi sự trợ giúp của đội quân mun, nhất là trong
trưòng hộp khoăn bị p hi bát lên mưòng pha, thầy cúng
phải cưỏp lại. Đó là các hình thức chữa chạy mang tính
chất pháp thuật, lên đồng chỉ những ông mun, bà m ât mối
thực hiện được. Các bệnh nhân đưộc ông m un, bà mâl
chữa trị ỏ thành luc liêng1 của họ. Mỗi luc liêng gửi một
chiếc áo ò hỉnh thầy, nhàm núp bóng phi của thày.

Ngoài các hình thức chữa bệnh bàng nghi lễ, ở địa
phương còn có nhiều ngưòi biết sử dụng cây cỏ làm thuốc
(hăc may), gọi là sơ hăc may. Đa sổ họ thưòng chữa bệnh
bằng cách kết hộp cả hai yếu tố, cây thuốc và thần linh.
Họ vừa cho bệnh nhân dùng thuốc vừa cầu cứu thần linh
giúp ngưòi bệnh chóng khỏi. Họ là những ngưòi hành nghề

1. luc liêng: con nuôi. Những ngưòi bệnh đã được thầy chữa trị chịu On
thầy và đước coi là nhũng con nuôi của thầy cũng như của phi. Áo
của các ỉuc liêng đưọc treo ỏ chân hình (néu là hiỉĩh mât) hoặc gần
nổi đặt hinh (trong trưòng hớp hinh mun) để phi của thầy trông nom
khoăn. Hàng năm, vào các dịp lẽ tét các luc liêng đều có lẽ tạ on
thầy và phi.

252
dưổi sự hưổng dẫn của phi hăc may (phi-tổ sư nghề thuốc
nam). Do vậy, con bệnh đến xin thuốc cũng luôn mang
theo lễ vật cúng phi. Mặt khác, ngưòi địa phương chủ yếu
sử dụng những cây thuốc mọc hoang dại trong rừng, do
vậy trưỏc khi đi tìm cây thuốc, thầy thuốc làm lễ xin phi
cho phép đồng thòi xin phi giúp để tìm được cây thuốc
một cách dễ dàng. Hơn nữa, vỏi quan niệm vạn vật hữu
linh, truỏc khi lấy một cây thuốc nào đó, họ cũng phải
khấn xin phi của cây cho họ, đại để: cây này được sinh ra
để làm thuốc cứu ngưòi, nay có ngưòi cần, xin phép được
lấy về phục vụ; việc chặt cây không phải lỗi tại bản thân
(thầy thuốc).
Dù chữa trị bàng nghi lễ hay bằng cây thuốc, họ phải
tuân theo một số quy tắc nghiêm ngặt và nhiều kiêng kỵ
khác nhau. Tất nhiên, không phải ai cũng thực hiện được
điều đó, do vậy, có những trường hộp chỉ cúng, hay dùng
thuốc một lần là khỏi, những trưòng hộp khác đã phải
xin thuốc nhiều lần và có cả một số nguòi chữa mãi
không khỏi. Đó là lòi giải thích và là logic của thầy thuốc
cũng như các thầy cúng và nhiều ngưồi khác ỏ địa phương.
Nhu vậy, luôn có một sự kết hộp giữa y học và tâm lý
học, giữa dược học (dược tính của cây cỏ) và vai trò của
thần linh trong việc chữa bệnh. Ngưòi địa phương tin rằng
tác dụng chữa bệnh của thuốc hay cây thuốc được làm
tăng thêm bàng sự can thiệp của các yếu tó thần linh. Hơn
nữa, thuốc hay cây thuốc có tác dụng chữa các hình thức

253
biểu hiện của bệnh, còn các nghi lễ chữa nguyên nhân gây
ra bệnh, đồng thòi ngăn ngừa sụ tái phát của chúng.

III. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

Các hình thức chữa trị bàng nghi lễ phần lỏn là để


phòng bệnh nhiều hon chữa bệnh. Hiện nay, tuy việc cúng
quải đã giảm nhưng nhiều nghi lễ để phòng bệnh vẫn
được các gia đình thực hiện. Nhất là các nghi lễ nhàm
phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em, tăng cường sức khoẻ,
kéo dài tuổi thọ của ngưòi già vẫn đóng một vai trò
quan trọng trong cuộc sống của ngưòi địa phương. Đáng
chú ý hơn cả là các hình thức hiêc khoăn.
Thường thưòng các gia đình tự hiêc khoăn cho trẻ
trong nhà, không phải mòi thầy làm lễ. Những lúc trẻ nhõ
sa chân ngã xuống nưỏc, họ mặc áo cho một chiếc đó
(xay), coi đó là "ông mun" rồi mang ra chỗ trẻ bị ngã để
hiêc khoăn. Chiếc đó khồng thể nói, họ nói thay cho nó
để gọi khoăn về vối chủ. Họ cũng làm tương tự như vậy
nếu trẻ bị ngã trâu, trèo cây ngã..., nhưng ỏ truòng hợp
này "ông mun" không phải là chiếc đó mà chiếc chõ đồ
thức ăn, Ọiôông) - dụng cụ làm bếp thông dụng trong mọi
gia đình. Hiêc khoăn oon cho trẻ nhỏ là nghi lễ "phòng
bệnh" phổ biến hơn cả. Trẻ còi xương, chậm lớn, trẻ hay
quấy nhiễu, hay khóc... là điều thưòng thấy ỏ khắp mọi
cộng đồng. Ỏ đây, ngưòi địa phương cho rằng sở dĩ trẻ
"không ngoan" như vậy là do các khoăn hoặc vì yếu đuối
nên sộ sệt, hoặc tủi thân, hay oan úc về điều gì đó. Trạng
254
thái này của khoăn đuợc gọi là khoăn oon. Để trả lại sự
bình thuòng cho các khoăn (bình thưòng đối vỏi trẻ), các
gia đình thường mòi thầy làm lễ hiêc khoăn oon, nhàm
khuyên răn, động viên các khoăn.
Đối vổi ngưòi già, vối mong muốn ông bà, bố mẹ sống
lâu cùng con cháu, con cháu thường tổ chúc hiêc khoăn
hăng. Khác vối hiêc khoăn oon, lễ hiêc khoăn hăng chỉ
thực hiện trong nhà vì họ cho rằng ngưồi già "không ra
khỏi của" nên khoăn cũng không đi đâu xa, không cần đi
tìm khoăn mà chủ yếu khuyên chúng lưu lại lâu dài vổi chủ.
Đối vỏi ngưòi sắp đi xa hay người đang ỏ xa, nhất là
những nơi nguy hiểm, gia đình làm lễ hiêc khoăn lôông
cho họ, nhằm cầu mong ngưòi đi xa "chân cứng đá mềm".
Họ cũng thường tổ chức xên giải hạn cho ngưòi đi xa vừa
về, bay ngưòi gặp nhiều rủi ro trong năm...
Đó là một số nghi lễ thường được tổ chức trong các
gia đình, nhất là vào dịp cuối năm hay thòi gian nông
nhàn, nhằm phồng bệnh cho mọi ngưòi. Đối vổi bản thân,
các thầy cũng phải tự phòng bệnh bàng các nghi lễ khác
nhau. Đáng lưu ý hơn cả là lễ làm cha cùa các ông mun
hay bà mât. Như đã trình bày ỏ trên, các ông mun bà mât
chữa bệnh dưổi sự bảo trộ của phi mun, phi mât và vổi sự
giúp sức của đội quân mun hay m ât1. Do vậy, khoảng vài

1. Truyền thuyết, quân của ông mun và bà mât do các phi heo ỏ nghĩa
địa tạo thành.

255
ba năm một lần vào dịp giêng hai nông nhàn, họ tổ chức
lễ khao quân nhằm tạ ơn các thế lực giúp mình, gọi là lễ
cha c h i ê n g Đó cũng là dịp các luc liêng tạ ơn phi mun,
phi mât và ông mun hay bà mât của mình.
Vổi quan niệm "năng đung học nho, năng to học côn"
(tự mình không thể nhấc nổi mình, hay "dao sắc không gọt
đằng chuôi''), nên ông mun hoặc bà mât này phải mòi một
ông mun hay bà mât khác "cầm trịch" lễ làm cha của mình.
Cha chiêng thực sự là một lể hội không những đối vối
ngưòi chữa bệnh và con bệnh mà cả toàn dân bản. Lễ hội,
diễn ra xung quanh một "cây hoa" lổn có tên book cha2
"trồng" ỏ giữa hoong thứ nhất, kéo dài trong một ngày đêm.
Phần hội thuộc về nửa thú hai của đêm. Trong phần hội, các
ông mun hay bà mât biểu diễn các tiết mục mô phỏng nhiều
cảnh trong sinh hoạt, lao động (đánh cá, đi săn, làm ruộng,

1. cha chiêng: cha là các loại hoa già được làm đé phục vụ lẽ hội, chiêng
là tháng giông.
2. book cha (hoa cha) là một cột tre (xang cha) dựng trôn sàn nhà, xung
quanh đục các lỗ đổ cám các cành hoa. Cành hoa là những đoạn tre
nhỏ có các bông hoa cát tia từ một loại gỗ mềm, nhuộm các màu
(xanh, đỏ, vàng hay tráng), mỗi cành có 9 (3x3) cành phụ. Mỗi cành
phụ có ba bồng hoa. Trên book cha còn treo các hình (bàng gỗ hay
tre đan) các dụng cụ thông dụng (cày, bừa, thuyền, bè), động vật (cá,
éch, nhện, ve sầu, chim), đò chổi (quả còn). Book cha là một cây
hoa sặc sõ, mọi màn diẻn của các ông mun đều thực hiện xung quanh
cây. Sau lẽ hội, các cành hoa đưọc gõ khỏi "góc" chia cho các ỉuc
liêng, số còn lại đưộc cắm lên mái nhà xung quanh hinh và chỉ được
thay khi làm cha làn sau.

256
làm nuơng...) cũng như quá trình hình thành con ngưòí và
xã hội. Nhiều màn diễn nhằm mô tả cuộc sống của phi,
gồm nhiều hoạt động không có thực, phản ánh quan niệm,
thế giối của phi ngược vỏi thế giỏi chúng ta. Đây cũng là những
cảnh gây cuòi nhất, tạo nên không khí vui nhộn của "hội" sau
những phần trang nghiêm của "lễ". Hiện nay, ở Mai Châu, lễ
hội cha chiêng hầu như không cồn được tổ chức. Nền văn nghệ
dân gian do vậy cũng mất đi một phần đáng kể.
Theo số liệu thống kê của huyện Mai Châu, năm 1997
có hơn 13.000 lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở các
cơ sỏ y tế. Toàn huyện có 200 giuòng bệnh, 10 bác sỹ, 72
y sỹ cùng nhiều y tá, hộ lý... tất cả được phân bổ trong 24
cơ sỏ (3 cơ sở cấp huyện). Như vậy, mỗi xã đều có cơ sở
y tế, song thực tế nhiều nơi chỉ mối thành lập trong chương
trình kế hoạch hoá gia đình, nhiều xã còn chưa có cả
giưòng bệnh... Do vậy, tác dụng của tây y còn có phần hạn
chế, nhất là ỏ những vùng xa trung tâm huyện.
Tuy không còn phổ biến, việc chữa trị theo hình thức
kết hợp giũa chữa bệnh bằng thuốc và cúng - vẫn tồn tại.
Hiện trạng thực hành y học ỏ địa phương cho thấy rằng
các nghi lễ chữa bệnh được tổ chức vỏi quy mô nhỏ hon,
đơn giản hơn so vối trưóc đây. Lưộc bóc những yếu tố có
tính chất mê tín, thỉnh thoảng có thể thấy đây đó, một số
hình thức chữa trị của thày cúng cũng có tác dụng nhất
định đối vối ngưòi dân địa phưong, nhất là về phương diện

17 CCTNO 257
tãm lý1. Họ vừa sử dụng cây cỏ làm thuốc, vừa cầu cúng
chữa bệnh. Tuỳ tùng gia đình, từng ngưòi bệnh, từng nơi,
từng lúc mà vai trò của hình thức này hay hình thức khác
nổi trội hơn, nhưng khó có thể nói hình thức nào chiếm
ưu thế, hay hình thức nào trưỏc, hình thức nào sau.

Vói sự phát triển ngày càng rộng của tây y, nhân dân
địa phương ngày càng quen vổi các loại thuốc tây, bên
cạnh đó những quan niệm dân gian về bệnh tật vẫn còn
tồn tại. Như vậy là ngoài hai yếu tố luôn đưộc sử dụng
trong một sự kết hộp truyền thống (cây cỏ làm thuốc và
cho các thế lực siêu nhiên ăn) còn có thêm một yếu tố
mối: thuốc tây. Các thày thuốc địa phương thuòng từ chổi
việc chữa trị tại nhà (nhà ngưòi bệnh hay nhà thày) và
khuyên bệnh nhân đến trạm xá, bệnh viện để chữa chạy,
hoặc chỉ nhận chữa trị "sau bệnh viện". Điều đó càng tạo
điều kiện cho sự kết hộp giữa các yếu tố truyền thống và
hiêiyđai.
I

1. Trong y học, nhiều nhà chuyên môn tổng két ràng: đé chữa khỏi
bệnh, yếu tố tâm lý chiếm 50% còn 50% là nhò tác dụng của thuổc.

258
Hiện tại, số thầy cúng, thầy thuốc dân gian còn lại
không nhiều. Hơn nữa, một số ngưòi không còn hành nghề,
nên "giới" thầy cúng ngày càng thu hẹp. Thực tế này dẫn
đến một sự kết hộp phi truyền thống trong chính bản thân
họ. Đó là do tình trạng thiếu ngưòi hành nghề đã thúc đẩy
một số ngưòi vừa làm mo vừa làm mun - điều trưỏc đây
gần như tối kỵ vì lý do tâm lý và đạo đức.
Mặt khác, mun, mât, vổi các loại nhạp cụ và những làn
điệu diễn xướng khác nhau thực,sự là một hình thức văn
nghệ dân gian đáng chú ý không những đối với các nhà
nghiên cứu âm nhạc mậ cả vối những ngưòi làm công tác
dân tộc học. Các cảnh trình diễn trong lễ hội cha chiêng
phản ánh nhận thức dân gian về tự nhiên, quan niệm về
sự hình thành tộc ngưòi và quá trình đấu tranh chống thiên

259
nhiên, cũng giúp ngưòi nghiên cứu tìm hiểu thế giỏi quan
của cộng đồng, đóng góp đáng kể cho nghiên cứu phong
tục tập quán nói riêng và dân tộc nói chung.
Tất nhiên, đến nay những tri thức dân gian trong lĩnh
vực này mai một đi nhiều. Hơn nữa, cầu cúng là lĩnh vực
liên quan đến tâm linh, nên thưòng ít ngưòi muốn kể,
muốn làm thử (hay làm giả) để ngưòi nghiên cứu quan
sát, vả lại, họ còn phải dấu nghề. Vì vậy cần phải có thòi
gian, phải thực sự gây được cảm tình mỏi mong có được
vài tư liệu. Điều đó gây không ít khó khăn đối vổi những
ai muốn đi sâu tìm hiểu. Một khía cạnh khác liên quan
đến việc nghiên cứu là, như đã trình bày ở trên, mặc dù
ngưòi Thái cỏ chữ viết, nhưng các văn bản thất truyền một
một cách đáng kể, nên hiện đại nhũng tri thức trong lĩnh
vực này được lưu giũ theo phương pháp truyền miệng là
chính làm cho chúng mai một rất nhanh chóng. Thỉnh
thoảng, đó đây cũng thấy ngưòi còn giữ được những phần
khác nhau của các bài cúng, nhưng không dễ dàng khai
thác, vì rằng, chúng được ghi bằng tiếng Thái, hơn nữa,
tiếng Thái cổ. Do vậy, ngay cả những ngưòi Thái biết chữ
Thái (còn lại rất ít) nhưng không phải là "giói" thày cúng
thì cũng khó lòng luận đuộc.
Mai Châu là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng về
ngưòi Thái và văn hoá cùa họ. Điều kiện đó góp phần tích
cục cho việc du nhập các yếu tố văn hoá mỏi, đồng thòi
cũng làm thay đổi một cách nhanh chóng văn hoá truyền
260
thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy ràng, những gì cồn
sót lại hiện nay, dù là cháp nối, bàng văn bản hay chỉ được
truyền miệng, minh chứng sự thịnh hành một vũ trụ quan
vỏi vai trò siêu phàm của thế giỏi hư vô. Tri thức y học
dân gian của ngưòi địa phưong nổi rõ hai đặc tính cơ bản
là tính chặt chẽ và tính mềm dẻo. Tính chặt chẽ bát buộc
họ tuân thủ các nghi thức thực hành. Còn tính mềm dẻo
lại giúp họ giải thích những kết quả không giống nhau của
một sự việc nào đó. Tất cả đều nằm trong một logic dân
gian xâu chuỗi tù những quan niệm dẫn đến các cách thức
thực hành nghi lễ, và kết thúc ỏ ắự giải thích kết quả của
việc thực hành đó.

261
TÌM HIỂU Bưỏc ĐẦU VỀ MỘT só HOA VĂN
TRÊN VẢI CỦA NHÓM GIA RAI ARÁP
(HUYỆN CHƯPAH TỈNH GIA LAI)

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

Nghệ thuật trang trí hoa văn trên vải là một đặc trung
cơ bản, tiêu biểu của mổi một dân tộc.
Nghiên cứu hoa văn trên nền vải, rộng hon nữa là
nghiên cứu trang phục của từng dân tộc, ngoài mục đích
làm nổi rõ kỹ thuật dệt điêu nghệ, tư duy tổ chúc bố trí
hình và màu sắc, các nhà nghiên cứu cồn muốn tìm ra các
thông số phong tục tập quán, truyền thuyết, dấu tích sử
thi được lưu lại trên hoa văn. Về lĩnh vực nghiên cứu hoa
văn, ngưòi thành công nhất phải kể đến cố Giáo sư Nguyễn
Tù Chi vổi những công trình sâu sác toàn diện và những
tác phẩm có tính định hưống cho việc nghiên cứu sau này,
như Hoa văn cạp váy Mường (Nxb VHDT, Hà Nội, 1978)
phần viết tay cuốn Hoa văn các dân tộc Gia.rai - Ba na
(Sỏ Văn hoá thông tin Gia Lai - Công Tum, 1986), Gặp

262
lại hoa văn Ba na (Tạp chí Văn nghệ - Hội văn nghệ Nghĩa
Bình 1985).
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu hoa văn
càng được chú ý và được coi là cách thức nghiên cứu tiếp
cận đối tượng dân tộc theo chiều sâu; có nhiều luận án
tốt nghiệp cao học và đại học nghiên cứu về trang phục
cụ thể các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngũ Tạng - Miến, i

Hmông - Dao, Tày - Thái... Trong hai chuyến đi điền dã


dân tộc học tại huyện Chư Pah tỉnh Gia Lai vùa qua, tôi
bưổc đàu thu thập tư liệu, tìm hiểu và so sánh các mẫu
hoa văn của nhóm Gia rai Aráp. Trên cơ sỏ đó, kết h0p
vỏi kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà dân tộc
học đi trưổc, tôi muốn thông qua bài viết này chủ yếu làm
nổi bật một số khía cạnh dạng hoa văn truyền thống của
nhóm Gia rai Aráp đang được lưu giữ cho đến ngày nay.
Trong các nhóm Gia rai hoa văn dệt trên vải của nhóm
Aráp đuợc các nhà nghiên cứu chú ý hơn vì hoa văn đa
dạng và phong phú, nhiều kiểu dáng, màu sác. Đặc biệt,
người Gia rai Aráp vừa bảo lưu các mô típ hoa văn vốn
có, vừa biến đổi và sáng tạo nhũng dạng thúc hoa vãn
hoàn toàn mỏi. Trong cuốn sách Hoa văn các dân tộc
Giarai - Bana, Giáo su Từ Chi đã kể ra nhiều mô típ hoa
văn trên nền vải của Gia rai tại tỉnh Gia Lai ông có dịp
tìm hiểu. Về nhóm Aráp, tôi sẽ giỏi thiệu một số hoa
văn truyền thống của họ vổi ý định phân chia thành hai

263
loại chủ yếu: hoa văn động vật, hoa văn thực vật, kỹ thuật
dệt và nghệ thuật của họ cũng được giỏi thiệu ỏ đây.
Phụ nữ Gia rai Aráp .thưòng dệt để tạo nên hoa văn
trên y phục của họ: váy, áo, khố, mền, choàng. Không rõ
hoa văn trên vải xuất hiện từ bao giò ỏ nhóm Aráp hay
kỹ thuật dệt hoa văn là do ảnh hưỏng từ các nhóm Gia rai
Tbuãn, Hdrung. Song, có một thực tế là, đâ có một thòi,
họ dùng đồ vải màu trắng mộc, hiện nay vẫn còn một số
ngưòi giũ đước những sản phẩm dệt từ sợi bông không
nhuộm đen như nay thưòng thấy. Mô típ hoa văn truyền
thống phổ biến nhất trên vải của ngưòi Gia rai Aráp là
hoa văn KTONH (rau dón), vổi đưòng hoa văn cong lượn
xoán ở hai đầu. Đưòng cong ngoằn nghèo đó chính là sự
cách điệu hoá ngọn của cây rau dổn có thực trong môi
trưòng tự nhiên của ngưòi Gia rai. Họ vẫn sử dụng loại
rau này như một món ăn quen thuộc. Một mô típ hoa văn
khác thưòng được dệt trên trang phục là hình hoa đót. Đó
là loại cây có bông lớn, thưòng hay gặp ỏ Tây Nguyên;
ngưòi phụ nữ Gia rai quan sát, cảm nhận và thể hiện cách
điệu hoa đót vào vải thông qua kỹ thuật dệt. Mô típ hoa
văn đót (NEC HA KRÔNG) thuòng được trình bày ỏ đoạn
đầu dải khố của nguòi đàn ông Gia rai, nhu là sự tiếp nối
của các chuỗi'tam giác, đỉnh tam giác có những đưòng
lượn như những cánh tay vươn lên. Có ngưòi gọi đó là hoa
văn có tay (BNGA TONK). Nhưng nhiều cụ bà dệt giỏi cho
ràng đó là hoa vãn phỏng theo hoa cây đót. Thêm một

264
mô típ hoa văn nữa cũng hay gặp trên y phục của ngưòi
Gia rai Aráp: đưòng cong queo (WENG WANG). Hoa văn
này được sử dụng nhiều, luôn lặp lại, bố trí như một đưồng
trang trí bao quanh. Có khi nó có tác dụng làm nổi bật
các mô típ hoa văn khác và hiện diện như một đưòng biên
sắp xếp các dạng hoa văn khác theo một thể thống nhất.
Một mô típ hoa văn cổ truyền đáng chú ý khác: mô típ
hoa văn cây bắp (HRANG). Ngưòi nào dệt được hoa văn
HRANG 16 hạt là tài nghệ, vì nó đòi hỏi hết sức tỷ mỉ,
công phu, thưòng chỉ những phụ nũ có thâm niên và tay
nghề cao mổi dệt được loại hoa văn này. Cùng vối hoa
văn thực vật kể trên, các loại động vật đưọc thuần dưỡng
như chó, voi... hoặc động vật hoang dã như tác kè cũng
được ngưòi Gia rai Aráp thể hiện đa dạng trên y phục của
mình. Chúng tôi đã gặp một tấm mền ỏ làng Kép xã la
Mnông có dệt hình Tác Kè (hình này cũng đưộc khắc bàng
tay trên ống đựng thóc trĩa rẫy của cư dân địa phương).
Hình ảnh con chó (SÂU) cũng đưộc trang trí ỏ tấm mền
(đồng thòi được diễn tả trên mái nhà mồ và đưộc ỏ tư thế
hai con đang giao phối). Một con vật nữa được ngưòi
Gia rai Aráp cũng thể hiện lên vải là con rùa (CALPA). Có
khi những mô típ hoa văn trên vải còn khắc họa một hoạt
động nào đó, như: gà chọi nhau (NỤ PÒ CHON), giã gạo
(TẬP TÈ) múa ô (XOANG Ô).
Nguòi Gia rai nói chung và nhóm Aráp nói riêng, dệt
bàng tay vói bộ dụng cụ được những ngưòi nghiêii cứu gọi

265
là kiểu Indônêdiêng, gồm nhiều bộ phận ròi nhau và chỉ
khi dệt chúng mổi liên kết vói nhau thành một hệ thống,
có sự tham gia thuòng xuyên, trực tiếp của chính ngưòi
thọ dệt vào hệ thống đó nũa. Theo cố Giáo su Từ Chi,
"công cụ dệt của họ chỉ là loại đơn giản, mà đa s ố việc
giăng sợi thành một thảm chỉ dọc trước mặt ngưdi dệt, để
ngưdỉ này ngồi một chỗ để đan chỉ ngang qua tấm thăm
dọc kia . Phải khẳng định rằng ngưòi Gia rai không thêu
hoa văn và cũng không tạo trang trí bàng cách đáp vải
nhu một sổ dân tộc thiểu số phía Bắc, mà họ dệt hoa văn,
việc thao tác tạo hoa văn diễn ra ngay từ bưốc khởi đầu
và kéo dài vối quá trình dệt. Ngưòi ta sắp xếp trật tự các
sợi dài của tấm vải tương lai một cách có chủ ý, nhằm
phân bố màu sắc đúng vào vị trí càn thiết: màu tráng, màu
vàng, màu đỏ hay các màu khác, hoặc toàn bộ dải là màu
chàm. Sau đó, bằng kỹ thuật gài sội khéo léo phải đan các
sợi ngang theo màu sác đã định để kết hộp vỏi sợi dọc đã
giãng cố định, thít sội ngang cho chặt vào sợi dọc và hoa
văn sẽ lần lượt hiện lên. Tuỳ theo từng trang phục như
váy, khố, áo họ bố trí màu cho thích họp, chẳng hạn ở váy thì
màu đỏ ỏ chân váy và mảng đáp mông được thể hiện rỗ hờn,
ỏ khố thì phần thân khố có màu đỏ và vàng đuợc thể hiện
đậm nét hơn. Việc nhuộm sợi được hoàn tất từ trưốc. Sợi
được chế tác từ quả cây bông và màu tự nhiên bao giò

1. Hoa văn các dân tộc Giarai - Bana. sỏ Văn hoá thông tin Gia Lai -
Kon Tum - 1986, tr.17.

266
cũng là màu trắng, để tạo ra các màu đỏ, chàm, vàng là
cả một quá trình kinh nghiệm của ngưòi Gia rai. Đặc biệt,
họ có truyền thống chế "thuốc nhuộm" từ những loại cây
có tác dụng tạo màu mà họ rất am hiểu. Để tạo ra màu
đen hay xanh thẫm, họ dùng cây chàm. Ngưòi ta bắt một
loại ốc suối có tên là Bràng đem giã nhỏ, đổ nưỏc suối
vào lọc, lấy thứ nưốc đó đổ vào ghè ngâm khoảng một
tháng. Tiếp theo, dùng đọt chuối, vỏ chuối, rễ cây Kha
krông, Kha chót, bỏ chung vào cối giầ cho thật kỹ rồi trộn
vối sợi đó. Khi sợi đã thấm đen mỏi bát đầu đem phơi
cho khô. Nuỏc nhuộm còn lại được cất giữ trong ghè và
khi cần lại có thể sử dụng, vói các bưổc như vừa mô tả.
Màu đỏ trong trang phục của ngưòi Gia-rai chiếm một tỷ
lệ khá đậm đặc. Trong cuốn Hoa văn các dân tộc Giarai
- Bana, cố Giáo sư Tù Chi có giỏi thiệu: Để tạo ra màu
đỏ, ngưòi Gia rai tìm nguyên liệu thực vật "là một loại quả
không có lông1,1 là nguyên liệu chính, ngoài ra còn có vỏ
cây Tơ nung. Ngưòi Gia rai ỏ vùng Chư Pảh còn tạo ra
màu đỏ bàng cách dùng một loại cây có tên là Nhau trộn
vối mỗ dê rồi đem đun thật sôi, sau đó lấy sội trắng nhúng
vào đó, nhấc ra và nhúng vào loại nưổc Xa Bon (một loại
thuốc mua của ngưòi Lào); thao tác đó được lặp đi lặp lại
vài lần cho đến khi tấm vải có màu đỏ tươi thì đem phơi
khô. Trong trang phục Gia rai, màu vàng thường được coi
như nét điểm xuyết, tạo nên sác thái hài hoà, theo thẩm

1. Hoa văn các dân tộc Giarai - Bana, Đã dẫn, tr.35.

267
mỹ của họ. Một số hoa văn như hoa cây mai, hoa Blang
đưọc dệt bằng loại sợi màu vàng. Để tạo ra màu vàng,
ngưòi Gia rai thưòng dùng cây Knhít (nghệ) như các nhà
nghiên cứu đã tìm hiểu. Ỏ vùng Gia rai A ráp có một
loại thực vật nũa được dùng để tạo ra m àu vàng nhuộm
sợi. Đó là loại lá Popẹ. Họ đốt lá, rồi trộn vỏi nghệ, sau
đó nhuộm sợi sẽ có màu vàng tươi hon nhiều so vỏi màu
tù nghệ.
Ngữòi Gia-rai thưòng thích lấy màu đỏ làm trọng tâm
trong trang trí y phục của mình. Nó nổi trội ỏ đoạn hai
đầu khố nam giỏi, vói hoa văn hoa đót, tua khố buông dài
làm bằng sợi màu đen, đỏ. Ỏ váy của nữ giỏi, phần chân
váy và miếng đáp đằng sau mông cũng được bừng lên màu
đỏ. Trong các ngày lễ hội lỏn, ngưòi ta thưòng mặc váy,
khố mỏi, màu đỏ rực rõ đúng như nhận xét cùa cố Giáo
su Từ Chi: "Trên mặt trang phục của Gia rai lẫn Ba na, đỏ
là màu chính, màu trung tâm quanh đó xoay vần các màu
và các sắc độ khác nhau, nhưng để tôn nó lên, cũng bầng
màu sắc , mỗi bên lại có lối đi riêng của mình"1.
Bên cạnh nhũng hoa văn được coi là truyền thống, giò
đây trong trang phục của ngưòi Gia rai xuất hiện thêm
nhũng mô típ hoa văn mỏi, "hiện đại" và theo đó kỹ thuật
dệt hoa văn cũng có biến đổi. Thậm chí, trên cùĩỊg một
dải hoa văn, bên cậnh nhiều hoa văn truyền thống, có một

1. Hoa văn các dân tộc Giarai - Bana. Đã dẫn, ư.39.

268
số hoa văn kiểu mỏi xen vào. Có thể nêu ra một ví dụ cụ
thể như sau: Tấm mền cùa bà Sui Blang ỏ làng Kép xã la
Mnông vừa có nhiều hoa văn hoa đót và rau dổn là những
mô típ truyền thống, vừa có những hoa văn thuộc loại nảy
sinh chưa lâu lắm nhu: hình ngưòi nhảy múa vỏi chiếc ô
cầm tay (XOANG Ồ), hình cây súng trưòng (SUNG), hình
máy bay (XE POL). Nhũng hình tượng mỏi như thế đã
được phụ nữ Gia rai sáng tạo và đã đi vào trang phục một
cách hết sức tự nhiên. Theo họ thuật lại, trong thòi kỳ
chống Mỹ truỏc kia, có nhiều lần bộ đội chuyển quân qua
làng, nhiều lần nhìn thấy máy bay bay qua đầu, tháy đồ
vật lạ và họ đã ghi nhỏ rồi dệt lên vải để trang trí. Sau
giải phóng miền Nam (1975), đòi sống mọi mật ỏ vùng
Thượng có nhiều biến đổi, đặc biệt những chuyển biến về
kinh tế đã làm bộ mặt văn hoá của ngưòi Gia rai thay đổi
khá nhanh. Nguòi Gia^rai tiếp thu cái mối, nhác đến cái
mỏi và muốn lưu lại một số hình tượng trên trang phục
của mình. Ỏ khía cạnh này có thé lý giải bằng tư duy trực
quan của ngưòi Gia rai và khả năng thể hiện một cách hết
sức tự nhiên qua những kỹ thuật dệt khéo léo của phụ nữ
Gia-rai để tái hiện được từ mái nhà mồ, máy bay, súng
trưòng, đến ngưòi giã gạo, hoa blang... Đồng thòi vỏi
những mô típ hoa văn mói, kỹ thuật dệt đã có yếu tố mổi.
Trưốc đây, vải dệt theo lối truyền thổng chỉ hiện hoa văn
ỏ một mặt. Ngay nay đã khá phổ biến lối dệt vải hai mặt
đều nổi hoa văn. Chủ yếu cách dệt đó dừng lại ỏ chi tiết

269
khâu gài sợi, sao cho sợi ngang và sợi dọc kết hợp duới
bàn tay của ngưòi phụ nữ Gia.xai điều chỉnh theo tư duy
sáp xếp, tổ chức hoa văn trong đầu họ. Cùng vổi kỹ thuật
mỏi, chất liệu mỏi cũng được sử dụng. Sợi làm từ bông
nay đã ít gặp hon trưổc, xu hưóng mua các loại chỉ chế
tác sẵn, nhuộm sẵn về làm sợi dệt, cả những màu xanh,
tím... cũng được tiếp nhận phổ biến. Rõ ràng ngưòi Gia rai
tiếp thu cái mối một cách khá nhanh chóng và họ có ý
thức làm cho công việc của mình tiết kiệm thòi gian, công
sức, đon giản về kỹ thuật.
Khi nghiên cứu hoa văn trên vải của dân tộc Gia rai,
nguòi nghiên cứu thưòng chú ý hờn đến nhóm Gia rai
Aráp vì so vỏi các nhóm Tboăn, Hdvung, Chor... thì nhóm
này đã đạt được múc điển hình trong nghệ thuật dệt hoa
văn trên y phục vói sự cách điệu hoá các sự vật hiện tưộng
có trong tự nhiên, đồng thồi thể hiện sự tiếp nối giữa hoa
văn truyền thống và hoa văn hiện đại, hoa vãn truyền
thống đuộc tôn vinh và giữ nguyên giá trị, hoa văn hiện
đại rực rõ về màu sắc đa dạng về mô típ. Đặc biệt, nguòi
nghiên cứu còn tìm thấy mối liên hệ giũa hoa văn trên vải
và hoa văn trên mái nhà mồ cũng như các đưòng nét trang
trí nhà rông, nhà ỏ...

270
ĐÔI NÉT VỀ VĂN HOÁ CỦA NGƯÒI VIỆT ■

ỏ QUẦN ĐẢO LÝ SƠN

NGUYỄN SƠN TRÀ

Huyện đảo Lý Sơn nằm ỏ phía đông bác tỉnh Quảng


Ngãi, cách đất liền 14 hải lý, gồm ba hòn đảo nằm gần
nhau, vỏi tổng diện tích tự nhiên khoảng 11 km2. Hiện
tại, Lý Sơn cố hơn 18.000 dân cư trú chủ yếu trên hôn Cù
Lao Ré - đảo lỏn nhất của huyện, ở hai đảo còn lại - hòn
Bé và hòn Mù Cu - chỉ có chừng dăm trăm nhân khẩu.
Đây là một trong nhũng địa phương có mật độ dân số
tương đối cao so vổi cả nưỏc. Ngày nay, cu dân Lý Son
sống chủ yếu bằng nghề đánh bát hải sản và trồng hành
tỏi. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của mình,, họ đã
trải qua nhiều biến động trong cơ cấu kinh tế cũng nhu
xã hội. Trên cơ sỏ cùa các yếu tố tự nhiên mang tính đặc
thù, quá trình lịch sử ấy đã tạo nên một diện mạo văn hoá
tưong đối đa dạng và lý thú ở quần đảo nhỏ bé này .
1. Quần đảo Lý Sơn được hình thành từ nhiều triệu
năm trưỏc đây, là kết quả của sự phun trào nham thạch

271
của các ngọn núi lửa phù lên các nếp đá trầm tích được
nâng lên tù đáy đại dương trong quá trình vận động tạo
sơn. Trên hòn Cù Lao Ré, tói nay vẫn còn 5 ngọn núi
(Giếng Tiền, Thổi Lổi, Vòng sỏi, Hòn Tai và Hòn Vung)
mà đỉnh cùa chúng là những khoảng trũng tương đối lỏn.
Phải chăng đó là dấu vết xa xua của các ngọn núi lửa còn
lưu lại cùng vỏi nhiều khối nham thạch chưa kịp phân huỷ
và lỏp đất đỏ màu mồ phù hầu khắp mặt đảo. Chính điều
kiện thổ nhưõng ấy kết hợp vổi khí hậu và chế độ thuỷ
văn đã là những tiền đề hết súc thuận lợi cho sự phát triển
cùa hệ thực vật ỏ Lý Sơn. Mặt khác, quá trình tác động
của nưốc biển trong thòi kỳ biển tiên đã tạo ra nhiều hang
động tự nhiên có thể trỏ thành nơi cư trú rất tốt cho những
lóp ngưòi đầu tiên đến chinh phục quần đảo này như hang
Câu, hang Chùa, hang Kẻ cưỏp, hang Cò v.v... Ngày nay,
các hang động đó được xem như những danh tháng và
thuồng thu hút khách du lịch tỏi thăm mỗi khi họ có dịp
ra đảo.
Nghiên cứu khảo cổ học ỏ Lý Sơn cho biết con ngưòi
đã có mặt trên quần đảo này từ rất sóm. Mặc dù cho đến
nay chưa tìm thấy dấu vết thòi đại đá cũ và sơ kỳ đá mối
trên đảo, song các cuộc đào thám sát gần đây ở xóm Ốc
(xã Lý Vĩnh) đã phát hiện được các hiện vật của nền văn
hoá Sa Huỳnh sơ kỳ sắt; thậm chí cả các hiện vật mang
đặc trưng của nền văn hoá tiền Sa Huỳnh. Căn cứ vào
niên đại cùa các hiện vật mà xét thì chủ nhân của chúng

272
đã hiện diện ở Lý Son muộn nhất cũng là tù 3000 đến
2500 năm cách ngày nay. Việc tìm thấy các loại xương cá,
vỏ óc (ốc tai tượng, ốc nhẩy, ốc đụn, ốc cừ...) cũng như
các loại công cụ sản xuất (rìu đá, cuốc đá, dao sắt...) cho
phép chúng ta nghĩ rằng cư dân văn hoá Sa Huỳnh ỏ đây
đã không chỉ sống bằng việc trồng ngũ cốc mà họ còn biết
hưóng ra biển từ rất sỏm.
Trong tầng văn hoá có niên đại muộn hon, các nhà
khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của văn hoá Chăm cổ,
như các loại hũ đất nung, chum táng gốm vỏi đặc điểm
nổi bật là độ cứng lỏn, bề mặt mịn và được nung ỏ nhiệt
độ cao. Phải chăng ngưòi Chăm ỏ Lý Sơn chính là hậu
duệ trực hệ của chủ nhân văn hoá Sa Huỳnh từng có mặt
trên đảo. Điều này cồn cần nhiều thòi gian để tìm hiểu
kỹ mỏi có thể khẳng định đưộc. Tuy nhiên, sự có mặt của
ngưòi Chăm ỏ quần đảo Lý Sơn cho tỏi cuối thế kỷ XVI
là điều không thể phủ nhận. Ngoài các di vật khảo cổ học,
nhiều chứng tích văn hoá Chăm đã đuợc tìm thấy ỏ đây
mà rõ nét nhất là tục thò Thiên Y a na (Pô na ga) và những
huyền tích về cuộc đấu tranh của ngưòi Kinh chống ngưồi
Chiêm Thành trong quá trình chinh phục Cù Lao R é1.

1. Truyèn thuyết của dân tộc Co ỏ mièn tây Quảng Ngãi ké ràng: Lý
Sơn là một phần vùng núi Trà Bòng trôi dạt ra bién sau trận thư
hùng giữa thần Nưóc và thủ lĩnh của họ. Tuy nhiên cho tói nay chúng
tôi chưa tim tháy những hạt nhân hỡp lý của truyền thuyết này, cũng
không thấy có dáu vết văn hoá Co ỏ đây.

18 CCTNC 273
Chính qua quá trình đấu tranh áy, vỏi kết quả là phần
thắng nghiêng về những ngưòi Việt, một giai đoạn lịch sừ
mỏi đã đưộc mồ ra trên quần đảo Lý Sơn - giai đoạn văn
hoá Việt - và tiếp nối cho tỏi ngày nay. Thần tích và gia
phả của các dòng họ ỏ Lý Sơn cho biết, vào cuối thế XVI
có 15 vị tiền hiền thuộc các thôn An Hải (nay thuộc huyện
Bình Sơn) và An Vĩnh (nay thuộc huyện Sơn Tịnh) đã
dùng thuyền ra thăm Cù Lao Ré rồi sau đó đưa gia đình
ra đây lập nghiệp. Ban đầu, họ cũng lấy tên quê hưong cũ
để đặt tên cho vùng đất mổi của mình là An Hải phưòng
(ỏ phía đông Cù Lao Ré) và An Vĩnh phưòng (ở phía tây
của đảo). Qua nhiều năm, do sự phát triển không ngừng
về dân số, cư dân ỏ đây đã tách ra thành nhiều thôn xóm
nhỏ như Hải Yến, Vĩnh An, An Hải, thôn Đông v.v... Về
cơ cấu hành chính cấp trên thôn xóm, Lý Sơn củng đã trải
qua nhiều thay đổi, từ "tổng" đổi thành "đồn", thành "xã"...
cuối cùng đến năm 1993 đưọc tách thành huyện vỏi tên
gọi Lý Son1. Về việc này chúng tôi khồng muốn đi sâu và
xin được chuyển qua một vấn đề khác: Vậy trong suốt thòi
kỳ trên dưổi 400 năm hiện diện trên đảo, những ngưòi
Việt xa xú đã úng xử như thế nào trong một môi trưòng
tự nhiên và văn hoá mđi.

1. Lý Sớn đã trải qua nhiều làn thay đổi sự phân cấp hành chính, tuy
nhiên trưốc kia nó luôn thuộc về phủ (sau gọi là huyện) Bình Sớn.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1993, Lý Son đã tách riêng thành huyện đảo
vói 2 xã là: Lý Hải và Lý Vĩnh.

274
2. Theo các tư liệu điền dã dân tộc học, vào nhũng
năm đầu thế kỷ XX, cư dân Lý Son chủ yếu sống nhồ vào
việc canh tác nưong rẫy mà cây trồng chính là ngô và sán.
Từ sau những năm 50, họ chuyển sang trồng hành tỏi và
thu nhập tù nghề này cho đến nay vẫn chiếm vai trò chủ
đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo. Cũng trong thòi
kỳ ấy, việc đánh bát hải sản chỉ có vị trí rất khiêm tốn đối
vối đòi sống của cư dân ở đây. Vói phương tiện đi biển
chỉ là những chiếc thuyền thúng nhỏ nhoi, họ không có đủ
khả năng ra khơi xa mà chỉ loanh quanh vỏi vùng lộng ven
đảo; đánh bát tôm, mực, cua, ốc v.v... với sản lưộng không
đáng là bao. Phải chăng ứng xử của ngưòi Việt ỏ đây chỉ
thuần tuý là lối ứng xử của những ngưòi nông dân quen
vổi ruộng rẫy mà thò 0 với biển? Quả thật, tiềm năng về
đất trồng và khí hậu là điều khó có thể bỏ qua. Do vậy,
việc khai thác các điều kiện ấy để trồng cấy cũng là điều
hiển nhiên đối vỏi lổp nguòi vốn nhiều đòi dĩ nông vi bản
(lấy nông nghiệp làm sinh kế căn bản). Hơn nữa, do tính
biệt lập của quần đảo, việc tự túc lương ăn cũng là chuyện
càn thiết. Chính vì thế, bóng dáng của ngưòi nông dân còn
thể hiện rõ nét trên đảo là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, cũng cần thấy mặt thứ hai của vấn đề: bàng
vào việc dùng thuyền để ra chinh phục đảo, nhũng ngưồi
Việt đầu tiên đến Lý Sơn đã chứng tỏ ràng họ có đủ năng
lực đi khơi xa và có tâm thức hưổng biển rắt rỗ rệt. Điều
này còn được khẳng định qua nhiều tư liệu sù học, khảo

275
cổ học phong kiến và nhất là qua các tư liệu dân tộc học
cũng như folklore học. Trong "Đại Nam nhất thống chí"
có đoạn viết: "Hồi đàu bản triều (triều Nguyễn) đặt (đội)
Hoàng Sa, có hon 70 ngưòi, lấy dân xã An Vĩnh sung vào,
cứ tháng Ba ra vùng quần đảo Hoàng Sa tìm kiếm hải vật
... về nộp; lại đặt đội Bác Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản
để đi lấy hải vật ỏ các đảo khác"1. Trên hòn Cù Lao Ré,
thuộc địa phận thôn Tây xã Lý Vĩnh hiện còn một ngôi
chùa (Âm Linh tự) mà phía trước có tháp thò trên đề 4
chữ "chiến sĩ trận vong". Đây là một công trình kiến trúc
được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII; trưỏc là để làm nơi
"khao lễ thế lính" (lễ tế sống lính Hoàng Sa và Truòng
Sa); sau là dùng làm nơi thò âm hồn của lính thú chết
trận. Do phương tiện đi lại còn thô sơ, việc công cán cùa
các đội Hoàng Sa cũng như Bắc Hải xưa kia thường gặp
nhiều nguy hiểm. Đến nay dân đảo Lý Son vẫn còn lưu
truyền nhiều câu ca nói về các chuyến đi đầy gian khổ và
sự hy sinh của những ngưòi lính thuỏ ấy:
- Hoàng Sa lám đảo nhiều cồn,
Chiếc chiếu bó tròn mấy sộ dây mây.
- Truòng Sa tròi bể mênh mông,
Ngưòi đi thì có, ngưòi không thấy về.
- Trường Sa mây nưỏc bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Trưòng Sa.
1. Quốc sử quán trièu Nguyễn: "Dại Nam nhất thống chí". Tập III. Nxb
Khoa học xã hội. H.1971, tr.194.

276
- Hoàng Sa đi có về không
Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi.
Rồi: Tròi xui sóng gió bão bùng
Khiến cho thân bậu bãi bùn lách lau.
v.v...

Vì lẽ đó, hàng năm cứ vào ngày 20 tháng Hai âm lịch,


dân đảo lại làm lễ tại Âm Linh tự để tế vong hồn những
ngưòi đã khuất và "khao quân" làm an lòng những nguòi
đuợc cử ra "thế lính". Việc tưởng nhỏ các chiến binh cùa
các đội Hoàng Sa và Bắc Hải hy sinh khi xưa còn duy trì
cho đến ngày nay và trỏ thành một nét đẹp trong truyền
thống văn hoá của nhân dân Lý Sơn.
Cũng qua điều tra dân tộc học tại Cù Lao Ré, ngoài
cơ cấu hành chính được áp đặt tù chính quyền cấp trên
xuống (như tổng, xã, thôn) chúng tôi còn thấy một tổ chức
xã hội khác song song tồn tại cho đến ngày nay, đó là
"vạn" - vạn chài - như vạn An Vĩnh, vạn Hải Yến, v.v...
Đây chính là một đon vị xã hội cấp co sở mang tính tự
quản của lổp cư dân làm nghề chài cá vốn cũng rất phổ
biến ỏ duyên hải Bắc bộ. Trong các vạn chài Lý Son, hàng
năm thưòng diễn ra các cuộc tế lễ thần linh, song lổn hơn
cả bao giò cũng là lễ tế cá ông (tức cá voi). Rõ ràng đó'
là một nét văn hoá cũng rất "Biển".
Như vậy có thể thấy, cơ cấu kinh tế cổ truyền của người
Việt ỏ Lý Sơn mang tính nhị nguyên rõ nét. Và cũng không

277
thể đánh giá vai trò của ngư nghiệp (kèm theo đó là lối
ứng xử văn hoá "biển") thấp hơn nông nghiệp trồng trọt
được. Thế thì tại sao trong khoảng thòi gian hơn một thế
kỷ trỏ lại đây nghề biển Lý Son lại mai một? Điều này có
lẽ bắt nguồn từ chính sách thuộc địa của thực dân Pháp
và sự lệ thuộc của các triều vua Nguyễn. Sau khi buộc Tự
Đức phải ký hiệp ưỏc Patơnốt (1874), nguòi Pháp khồng
chỉ thực hiện chính sách đô hộ ở ba miền Bác - Trung -
Nam, mà họ còn giành quyền kiểm soát hoàn toàn trên
biển, ỏ miền Trung, tuy về danh nghĩa vẫn thuộc quyền
cai trị trực tiếp của nhà Nguyễn, nhưng thực dân Pháp thi
hành lệnh cấm ngư dân dùng thuyền buồm để đi lại trên
biển và đánh bắt hải sản. Phương tiện duy nhất mà chúng
cho phép họ sử dụng chỉ là những chiếc thuyền thúng
đan bàng tre nứa, khồng đủ khả năng đi khoi xa. Mục
đích chủ yếu của hành động trên đây là nhàm ngăn chặn
khả năng tổ chúc các hải đội kháng chiến của những
ngưòi Việt Nam yêu nước. Song hệ quả trực tiếp của nó
lại dẫn đến sự tiêu vong của một ngành nghề mưu sinh
đầy tiềm năng và triển vọng. Chỉ từ sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng (1975) nhò chính sách khuyến ngư
cùa Nhà nưổc, ngưòi dân Lý Sơn mói từng bưđc trỏ lại vỏi
ughề đi biển1.

1. Tníốc năm 1975, Lý Sơn hầu như khống có tàu đánh bắt cá lốn. Ngày
nay họ đã có đội tàu tối 195 chiếc vói tổng tải trọng lên đến gàn
7.000 .tán và đang chuẩn bị xây dựng một cảng cá lón ò phía đông
Cù Lao Ré.
278
3. Ỏ phần trên đã có đề cập đến việc thò cá Ông cũng
như tục "khao lễ thế lính" của cư dân đảo Lý Son tại Âm
Linh tự. Nhưng sẽ là thiếu sót lỏn nếu không kể đến các
hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác đang đan xen hay song
song tồn tại trên quần đảo nhỏ bé này. Hiếm có nơi nào
mật độ kiến trúc tôn giáo lại ken dày như ỏ Lý Sơn. Ngoài
một nhà thò Cơ đốc giáo - thánh đưòng của hon 2000 tín
đồ - còn có hơn 20 công trình kiến trúc lổn nhỏ thuộc đủ
loại như đình, chùa, dinh, miếu, đền, lăng... phản ánh một
cách sâu sác tâm linh tôn giáo hết sức phong phú của ngưòi
Việt ở đây. Phàn lỏn các công trình đó được xây dựng vào
thòi nhà Nguyễn (thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) và đã trải
qua nhiều lần trùng tu. Dáng dấp của nghệ thuật thòi đó
còn thể hiện khá tập trung ỏ ngôi đình thôn Đông, xã Lý
Hải, vối đầu đao cong nơi mái, phương pháp đắp nổi các
đồ án trang trí hồi và nóc nhà hay các hoạ tiết chạm khác
gỗ trên kèo cột... Lại cũng có những ngôi chùa dựa vào
kiến tạo sẵn có của tự nhiên vổi sự tu chỉnh ít nhiều bỏi
bàn tay khéo léo của con ngưòi như chùa Đục, chùa Hang
(Thiên khổng thạch tự), đây thực sự là những danh tháng
vô giá của huyện đảo. Và còn nhiều công trình kiến trúc
khác nhỏ hơn, cũng thể hiện rõ nét sự tài hoa cũng như
khiếu thẩm mỹ tinh tế của cu dân Lý Sơn, như dinh Bà
Tròi (đền thò Thiên Y a na), Âm Linh tự, Lăng Ông, các
nhà thồ họ v.v...
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhiều nhất chính là sự
hỗn dung và tích hộp các tín ngưỡng tôn giáo của cộng

279
đồng ngưòi Việt đang quần cu ỏ noi đây. Trừ bộ phận
theo đạo Ki tô, tất thẩy ngưòi Việt ỏ Lý Sơn đều coi thồ
cúng tổ tiên là tín ngưõng căn bản của mình. Ngoài chuyện
thò cúng tổ phụ ỏ mỗi gia đình, mỗi dòng họ; việc tôn
vinh các vị tiền hiền, hậu hiền có công khai sáng vùng đảo
tại các đình làng cũng được xem trọng. Không chỉ mang
ý nghĩa tôn giáo, điều đó còn thể hiện một cách sâu sác
tâm thức hưổng về nguồn cội, ăn quả nhó kẻ trồng cây - một
nét đẹp trong hệ giá trị đạo đức ưuyền thống của ngưòi Việt.
Mặt khác, cũng như đối vói cư dân đồng bằng Bắc Bộ,
đạo Phật và đạo Láo vẫn có chỗ đứng vững chác trong
đồi sống tâm linh của dân đảo Lý Sơn. Tại đây có nhiều
chùa chiền và ỏ mỗi ngôi chùa trên đảo đều thấy sự kết
hộp hài hoà giữa 2 tồn giáo qua hình thức thò cúng đồng
thòi cả Thích ca Mâu ni, Tiên diện Kim cang và Đức quan
■Vân Truồng. Đương nhiên cả Đạo Lão và Phật giáo Đại
thừa ỏ đây đều đă được địa phương hoá ít nhiêu cả về đối
tượng thò phụng cũng như nghi thức hành lễ.
Bên cạnh đó, ở Lý Sơn còn có các yếu tố tín ngưõng
khác vốn' xa lạ vổi nguòi nông dân Việt ỏ Bác Bộ, như tục
thò Thiên Y a na, thò Ông (cá voi)... Thiên Y a na - theo
cách gọi của dân địa phương là Bà Tròi - vốn gắn liền vỏi
tín ngưõng và văn hoá Chăm 1. Khi ngưòi Việt vào miền

1. Thiên Y a na là phiên âm của từ Pô na ga nghĩa là Mẹ xứ sỏ. Trong


truyền thuyết, Pô na ga vốn là nữ thần u Ma, vợ của thần Shiva
thuộc hệ thống thần linh của ngưòi Chăm theo Án Dộ giáo.
280
Trung, đã tiếp thu yếu tố này và biến nó trỏ thành một
bộ phận trong đòi sống tâm linh của mình. Có nhiều đền
thò Thiên Y a na của ngưòi Việt dọc miền duyên hải từ
Huế vào tối cực Nam Trung Bộ. Dinh Bà Tròi (đền thò
Thiên Y a na) ở Lý Sơn có thể được xây dựng từ thòi
những ngưòi Chăm còn sinh sống trên đảo, sau này ngưòi
Việt đã kế thừa, tu tạo và thò cúng ỏ đó theo cách của
mình. Cho tỏi nay, việc hưong khói tại dinh Bà Tròi vẫn
được tiến hành theo chu kỳ tháng trăng (ngày vọng, ngày
sóc) và lễ hội chính diễn ra vào khoảng giữa tháng giêng
hàng năm. Đây cũng là thòi điểm tập trung các lễ hội của
cu dân Lý Sơn như các hội làng vói tục tế tiền hiền, hội
đua thuyền, giỗ chiến sĩ trận vong... Có thể coi việc tồn
thò Thiên Y a na như một biểu hiện của xu hưổng tiếp
họp văn hoá Việt vổi văn hoá Chăm bản địa. Quá trinh
này cũng hết sức tự nhiên bỏi lẽ ngưòi Việt vốn đã có tục
thò Mẫu và luôn coi trọng nguyên lý về MẸ.
Tục thò cá Ồng (cá voi) cũng có từ ỉâu đòi trên đảo.
Rải rác trong các vạn chài Lý Sơn có nhiều "Lăng Ông "
- hoặc đưộc xây cạnh mộ cá voi, hoặc để cất giữ những
bộ xương khổng lồ của chúng. Mỗi khi gặp cá voi chết trôi
dạt vào bồ; cư dân Lý Sơn thưòng tổ chức chôn cất chu
đáo và hiến tế linh đình. Thậm chí cá voi còn được thần
thánh hoá và đưa vào thò trong các đình, chùa với danh
hiệu được tôn xưng là "Nam hải Dại vương". Việc cúng lễ
tại các lăng "Ông" cũng diễn ra thường niên vào đầu mùa

281
đánh bắt cá hay mỗi khi biển động. Trong tâm thức của
mỗi ngư dân, cá Ông có thể phù hộ cho họ đánh bát được
nhiều hải sản và tránh được những rủi ro có thể xẩy ra
trên biển.
Trải qua trường kỳ lịch sử, các thế hệ dân đảo Lý Sơn
đã để lại nhiều di sản văn hoá quí giá. Đáng tiếc việc
nghiên cứu một cách có hệ thống ở đây trong những năm
qua chưa được quan tâm đúng múc. Hy vọng ràng trong
tương lai, việc nghiên cứu về Lý Sơn nói riêng, về các đảo
ỏ ven biển nưốc ta nói chung có nhiều bưổc tiến hơn.

282
Phần 333
TRƯNG BÀY
HỆ THỐNG PANỒ - BẢN Đồ TRONG TRƯNG BÀY

CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM -


• • ■

CÁCH NHÌN VÀ NHỮNG SÁNG TẠO

PTS. LÊ DUY ĐẠI

Cũng như các bảo tàng khác, trong trưng bày của Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam bên cạnh hiện vật gốc là nền
tảng, còn có các hiện vật trung gian môi giỏi mà trong đó
đáng chú ý là các tài liệu khoa học phụ.
Tài liệu khoa học phụ đó là những bản đồ, biểu đồ, panô...
vừa phản ánh trình độ nghiên cứu, sưu tầm, sức hàm chứa của
kho tư liệu ảnh, vừa phản ánh trình độ thẩm mỹ, trình độ
khoa học kỹ thuật của đất nưổc và thế giỏi hiện nay, đồng thòi
qua đó cũng thấy đuợc cách nhìn nhận mói cũng như nhũng
sáng tạo của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Hệ thống panô - bản đồ ở khu vực trưng bày trong
nhà của Bảo tàng D ân tộc học V iệt Nam gồm 97 chiếc
vỏi 2 loại hình chính: loại panô ảnh - bản đồ và loại
panô ảnh.

285
Loại panô ảnh - bản đồ in trên giấy troky trắng, kích
thưỏc 150cmx90cm gồm 14 chiếc để giỏi thiệu các nhóm
ngôn ngũ tộc ngưòi như Tày - Thái, Ka đai, Tạng - Miến,
Môn - Khơ me miền núi phía Bắc, Môn - Khơme Trường
Sơn - Tây Nguyên, Hmông - Dao, Nam Đảo miền núi và
các dân tộc: Kinh, Mưòng, Thổ, Chút, Chăm, Hoa, Khơ-
me. Ỏ đây, ngoài các bài giỏi thiệu (in 3 thứ tiếng Việt -
Pháp - Anh), ảnh giỏi thiệu những đặc trưng chung, một
số diện mạo vãn hoá truyền thống của các nhóm ngôn ngữ
tộc ngưòi; ỏ các panô còn có 1 bản đồ toàn quốc tỷ lệ nhỏ
(1/6.000.000) trên đó thể hiện sự phân bố của các nhóm
ngôn ngũ tộc ngưòi một cách khái quát. Tuy nhiên, trên
các panô giổi thiệu các ngữ hệ hay nhóm ngôn ngữ, ngoài
bản đồ nói trên còn có bản đồ khu vực tập trung dân cư
nhóm đó tưong đối chi tiết (tỷ lệ 1/2.500.000-1/1.000.000),
trên đó thể hiện sự phân bó của từng tộc ngưòi trong nhóm
cũng như đưòng bình độ, tên và ranh giói các tỉnh. 0 đây,
các dân tộc được thể hiện mang nặng tính định tính (chỉ
chú ý đến phân bố, còn các yếu tố như số lưộng, mật độ,
mức độ xen kẽ chưa đề cập) và mỗi dân tộc có 1 gam màu
riêng. Nhưng để phân biệt vỏi các nhóm ngôn ngữ khác,
các dân tộc trong cùng một nhóm có một sác màu tương
đối đồng nhất.
Để phù trợ cho việc giỏi thiệu của 9 khu vực trưng bày
làm nổi bật những diện mạo văn hoá từ cảnh quan nơi cư
trú, loại hình và công cụ sản xuất, kiến trúc, đồ gia dụng

286
đến những lễ nghi tôn giáo, cưói xin ma chay... của 54 dân
tộc nưổc ta, có hơn 80 panô ảnh. Ỏ đây, có loại được in
trên giấy troky trắng khổ 150cmx90cm lại có loại in trên
giấy b ìa m àu n â u vàng vổi kích thư ỏ c nhỏ hơn
(70cmx48cm); có loại có bài giới thiệu (in 3 thứ tiếng: Việt
- Pháp - Anh) kèm theo nhung cũng có loại không có bài
giỏi thiệu. Loại in trên giấy bìa màu nâu vàng (tương ứng
vói màu gỗ của tủ trưng bày) có khối lượng lỏn hơn cả,
gồm 62 chiếc gán liền vối 62 tủ kính trưng bày và có liên
quan trực tiếp đến những hiện vật trưng bày trong đó và
không giống các panô khác, ảnh được scane trực tiếp còn
loại này ảnh được in từ phim âm bản rồi được dán lên
panô, Trong số các loại panô ảnh đáng chú ý nhất là các
panô ở phồng đầu tiên - phòng giói thiệu chung gồm 6
chiếc, trong đó có 5 chiếc giói thiệu ảnh chân dung của
các dân tộc thuộc 5 ngữ hệ: Nam Ấ, Thái - Ka đai, Hmông
- Dao, Hán - Tạng và Nam Đảo và một chiếc vỏi kích
thuốc lốn hơn (240cmx90cm) trình bày những chặng đưòng
lịch sử, văn hoá của các dân tộc Việt Nam. Ỏ đây, mốc
thòi gian được tính từ những năm trưỏc công nguyên vổi
sự hình thành nhà nưđc Văn Lang - Âu Lạc đến tháng 8
năm 1945 vổi sự ra đòi cùa nưỏc Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. ứ n g với mốc thòi gian và thòi kỳ lịch sử đó là vai trò
lịch sử cũng như quá trình hội nhập dân tộc, văn hoá của
các dân tộc ỏ nưđc ta. Để minh hoạ, có các bức ảnh về
các di chỉ và hiện vật khảo cổ học, các công trình kiến

287
trúc; các bức ảnh lịch sử, văn hoá... tiêu biểu cho các thòi
kỳ lịch sử. Nổi bật trong hệ thống panô, bản đồ là tấm
bản đồ phân bố các dân tộc theo ngôn ngữ ỏ nưóc ta,
được treo ỏ phòng giỏi thiệu chung cùng vỏi các panô ảnh
chân dung của 5 ngữ hệ và panô các dân tộc Việt Nam -
những chặng đưòng lịch sử văn hoá. Bản đồ có tỷ lệ
1/550.000, kích thuốc 240cmx210cm, vối 11 màu sắc khác
nhau thể hiện sự phân bố của các nhóm ngôn ngữ, ngữ
hệ: Tày - Thái, Ka đai, M ôn - Khơ-me miền núi, Muòng
(gồm cả Thổ, Chút), Hán, Tạng - Miến, Hmông - Dao,
Nam Đảo miền núi và 3 dân tộc là Việt (Kinh), Chăm và
Khơ me. Việc thể hiện đó phù hợp vỏi ý tưởng bố trí khu
vực trưng bày trong nhà của bảo tàng thành 8 không gian
là: Giỏi thiệu chung; ngưòi Việt; các dân tộc Muòng, Thổ,
Chút; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái và Ka đai;
■Hmồng - Dao, Tạng - Miến và ngưòi Sán Dìu, ngưòi Ngái;
các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me (miền núi); các
dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo (miền núi); và các dân
tộc Chăm, Hoa, Kho-me. Trên bản đồ, các yếu tố địa lý
như: các đưòng bình độ, các dãy núi, đỉnh núi cao, cao
nguyên, cánh cung, sông suối, ranh giói và tên các thành
phố, thị xã là tỉnh lỵ của các tỉnh v.v... thể hiện khá rõ.
Đặc biệt, trên bản đồ có thành lập 3 lát cát địa lý tộc
ngưòi của các vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ để giúp
cho ngưòi xem thấy rõ cao độ các khu vực phân bố của
các dân tộc.

288
Việc in dồng thòi cả bản đồ, bài giỏi thiệu (3 thứ tiếng:
Việt - Pháp - Anh), cả ảnh trên tấm panô cồ lỏn là lần
đầu tiên đối vỏi Nhà xuất bản Bản đồ và có lẽ cũng là đối
với cả nuớc, nên bước đầu cũng gặp không ít khó khăn,
phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm, nhiều lần in thử. Để
có được các tấm panô - bản đồ như hiện nay, các cán bộ
kỹ thuật đã sử dụng kết họp 5 chưong trình: Word, Mapin-
po, Photoshop, Corendravv, Micro Station và các máy in
cõ lốn nhu HP - 750C, Calcomap, Novazet vỏi các thiết
bị phụ trạm w . Station - Sun, Image...
Tham quan khu vực trưng bày của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam, ngưòi xem dễ dàng nhận ra sự phong phú,
đa dạng của hệ thống panô - bản đồ. Chính điều đó, nhiều
khi tạo cho ngưòi xem cảm giác nhàm chán (và tất nhiên
họ sẽ cho là tốn kém về kinh tế) như đã từng xảy ra ỏ một
số bảo tàng. Nhưng trái lại, ỏ đây vỏi số lượng panô - bản
đồ với 97 chiếc (bình quân một phòng trưng bày có hơn
10 chiếc), vẫn cảm thấy vừa, đủ và rất cần thiết. Điều quan
trọng là hệ thống panô - bản đồ của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam chẳng những đáp ứng những yêu cầu kỹ
thuật, mỹ thuật, nội dung khoa học mà còn gắn liền vổi
các tộc ngưòi, nhất là các hiện vật gốc làm nổi rõ những
đặc trưng văn hoá truyền thống cũng như sự giao lưu văn
hoá của 54 dân tộc ỏ nưốc ta.

1 9 COTNC 289
NGHIẾN CỨU ĐỂ TRƯNG BÀY TRONG
BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC ■ a

CHU THÁI SƠN

Trong bài viết nhỏ này, tôi chỉ đề cập đến hai vấn đề
đang được đa số quan tâm. Vấn đề thứ nhất là quan niệm
như thế nào về Bảo tàng dân tộc học, Bảo tàng văn hoá
các dân tộc và Làng văn hoá dân tộc. Vấn đề thứ hai là
mối quan hệ hữu cd giữa các nhiệm vụ nghiên cứu, sưu
tầm, bảo quản, trưng bày và giới thiệu trong một Bảo tàng
Dân tộc học hiện nay.
Muốn làm sáng tỏ vấn đề thứ hai thì đông thòi phải
làm sáng tỏ vấn đề thứ nhất trưốc đã.
I. Trong nhiều năm qua, có không ít nguồi đật ra câu
hỏi: Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Văn hoá các dân
tộc, rồi Làng văn hoá dân tộc là một hay khác nhau; khác
nhau ở chỗ nào? Song cho đến nay, chính thức câu hỏi
này vẫn chưa có lòi đáp. Đâ từng xuất hiện những ý kiến
rất khác nhau như:

200
1 - Ngưòi nói giống nhau thì chua có một phân tích
nào đáng chú ý.
2 - Ngưòi nói khác nhau cũng chưa đưa ra những kiến
giải thuyết phục.
3 - Lại có ngừòi lúc trưỏc nói "khác nhau" rồi sau lại
nói ''giống nhau" hoặc nguộc lại, song các kết luận này đều
không dựa vào những căn cứ nào cụ thể cả.
Vậy thực chất là chúng giống nhau hay khác nhau?
Sự thật, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Văn hoá các
dân tộc và Làng văn hoá dân tộc, cả ba đều giống nhau,
thậm chí rất giống nhau, nếu chúng ta chỉ quan sát chúng
ỏ hình thức hay xem xét nó một cách hòi hột.
Trước hết, để hộp thành một khuôn viên văn hoá,
chúng đều giống nhau ỏ ba yếu tố căn bản sau đây:
a - Sự giống nhau thứ nhất: cả ba đều là những địa
chỉ của loại hình Bảo tàng hay giống như Bảo tàng ngoài
tròi - nơi gìn giữ và tuyên truyền - giỏi thiệu di sản văn
hoá của các dân tộc trong một khu vục hay một quốc gia.
b - Sự giống nhau thứ hai ỏ chỗ cả ba đều là những
khuôn viên để giỏi thiệu - tuyên truyền về văn hoá, chứ
không phải là khuôn viên kinh tế, chính trị hay khuôn viên
quân sự, quốc phòng...
c - Sự giống nhau thứ ba là mục tiêu bảo tồn - bảo
tàng trưng bầy đều nhằm vào góc độ của văn hoá tộc ngưòi
291
- văn hoá của từng dân tộc và văn hoá của các dân tộc
trong một khu vực hay trong một quốc gia. Có thể hiểu
rằng, đó là văn hoá dân gian, văn hoá của cộng đồng tộc
ngưòi, chú không phải là văn hoá chính thống, văn hoá
quốc gia hay văn hoá cung đình ỏ thòi đại trưỏc hoặc văn
hoá - văn minh ỏ thế giỏi hôm nay.
Chính ba yếu tố này đã kiến tạo nên những nẻo đưòng
dắt dẫn nhiều ngưòi đi đến nhận thức đơn ihuần là chúng
giống nhau, hoặc rắt giống nhau. Vậy thì giữa chúng có gì
khác nhau?
Hãy quan sát từ xa, từ bề ngoài trưỏc đã.
Cái đàu tiên có thể dễ dàng nhận ra là ỏ lòi đáp của
câu hỏi:
Nó là con đẻ của ai, là sản phẩm của quá trình nào
trong đòi sống phát triển? Nó xuất hiện là do sự hối thúc
từ đâu? Và cuối cùng, đến lượt nó thì chủ yếu là nó nhàm
phục vụ ai? Giải đáp được câu hỏi này không khó khăn
gì mà lại có ngay hiệu quả: Rõ ràng là chúng khác nhau,
thậm chí khác nhau đến mức không thể nhầm lẫn.
1 - Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam nàm trong
bán kính của Bộ Văn hoá - Thông tin, thuộc hệ thống các
bảo tàng lịch sử: lịch sử quốc gia, lịch sử cách mạng, lịch
sử quốc phòng, lịch sử địa phương, lịch sử nghệ thuật, lịch
sử sân khấu, lịch sử hội đoàn, lịch sử danh nhân..., trong
đó cũng không thể thiếu lịch sử văn hoá các dân tộc. Sự

292
hình thành và phát triển của các bảo tàng nói trên thuộc
chúc năng của bộ Văn hoá - Thông tin. Mặt khác, nưóc
ta là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá lại được sự cổ
vũ ở đưòng lối chính sách của Đảng, được sự đảm bảo của
hiến pháp về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trong đó
có quyền bình đẳng về văn hoá tộc người. Các dân tộc ỏ
nưỏc ta lại có truyền thống đoàn kết, tương trộ tù lâu trong
lịch sử để cùng dựng nước và giữ nước. Một quốc gia đa
dân tộc, các lãnh thổ tộc ngưòi cứ mò dần để nhường chỗ
cho các màu sắc xen cư trong từng khu vực. Một quốc gia
đa dân tộc, nhưng vắng bóng những cuộc chiến tranh sác
tộc. Một quốc gia đa văn hoá, đa tôn giáo, nhưng cũng
vắng bóng những cuộc chiến tranh tôn giáo... Tất cả những
yếu tố lịch sử này đều làm nên sự hối thúc để một Bảo
tàng Vân hoá các dân tộc được ra đòi khi các điều kiện
cần và đủ đã cho phép.
2. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia là một bảo tàng
của chuyên ngành, nàm trong hệ thống các bảo tàng của
Hàn lâm viện (Mặc dù nưỏc ta chưa có tổ chức khoa học
này, nhung Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc
gia; và Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia đang đóng vai trò là hạt nhân, là tiền thân của một
Hàn lâm viện trong tương lai, như Bảo tâng biển của Viện
Hải dương học, Bảo tàng Dộng vật của Trung tâm Khoa
học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Bảo tàng Địa chất...

293
và các bảo tàng nhỏ (hay đúng hơn là phòng Trưng bày)
của các trưòng đại học như Bảo tàng Tiền tệ của Đại học
Ngân hàng, Bảo tàng N hân học của Viện Sinh lý - Giải
phẫu ngưòi thuộc Đại học Y khoa, Bảo tàng Cổ sinh vật
của Trưòng Đại học Tổng hộp Hà Nội (nay là Đại học
Khoa học xã hội và Nhân vãn)... Những bảo tàng nói trên
ra đòi khồng chỉ nhằm m ột mục đích phổ thồng là phục
vụ đông đảo công chúng để nâng cao dân trí, mà còn nhàm
một mục đích khác nữa là tạo nên những cơ sỏ khoa học
tin cậy tại chỗ cho công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ
chuyên ngành. Nhũng hiện vật được sưu tầm đua về bảo
tàng và trưng bày - giỏi thiệu ỏ đây không chỉ trở thành
những giáo cụ trực quan sâu rộng, đa chiều và sinh động,
có sức thuyết phục cao, mà còn là những căn cứ khoa học,
những chứng tích đích thực của lịch sử, của đồi sống các
dân tộc để nghiên cứu, tranh luận khoa học, huóng dẫn,
so sánh, học tập v.v... Chính vì vậy mà, việc sưu tầm hiện
vật và việc tnlng bày - giới thiệu ỏ đây mang tính khoa học
và sư phạm cao, không thể chung chung, không thể hòi
hợt; bên cạnh tính cụ thể và luôn luôn cụ thể là tính khái
quát, tính hệ thống, tính quy luật cao. Xa ròi nhũng đặc
điểm này, thì Bảo tàng D ân tộc học sẽ không còn là một
bảo tàng chuyên ngành thuộc hệ thống hàn lâm viện nữa.
Chất lượng của hiện vật sưu tầm được, trong đó có sự hiểu
biết đày đủ về hiện vật, thể hiện một phần ỏ lý lịch hiện
vật; cách chọn lựa hiện vật để trưng bày, cũng thể hiện

294
trình độ nhận thúc của chúng ta về văn hoá tộc nguòi, văn
hoá địa phương; chất lượng của hệ thống étiquet, panô,
bài viết và lòi thuyết minh để giỏi thiệu là những yếu tố
làm nên chất lượng của một bảo tàng trong hệ thống hàn
lâm viện; và cũng làm cho chính nó khác vổi Bảo tàng
Văn hoá các dân tộc, khác vổi Làng Văn hoá dân tộc cả
về lượng và chất. Lượng ở chỗ mỗi hiện vật đều nằm trong
một hệ thống; và chất ở chỗ hiện vật mang tính tiêu biểu
vỏi sự phong phú của các thông tin về hiện vật. Là một
bảo tàng chuyên ngành nên Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam không thể không tranh thủ nhũng kết quả nghiên
cứu trong chuyên ngành dân tộc học ỏ Viện Dân tộc học
và bộ môn Dân tộc học thuộc các trưòng đại học.
3 - Làng Văn hoá dân tộc. Làng Văn hoá dân tộc có
hình thức như một bảo tàng ngoài tròi. Nó ra đòi do sự
hối thúc thưong mại cùa ngành du lịch trong những năm
mỏ cửa gần đây. Nó chỉ có một mục đích là phục vụ vui
chơi, giải trí trong một không gian văn hoá có mầu sắc
dân tộc để khách tham quan kiếm tìm những hưng phấn,
những cảm thụ văn hoá của ngưồi xưa hay của xứ sỏ khác.
Về mặt khoa học, không thể so sánh nó vổi bảo tàng nói
chung, bảo tàng dân tộc học hay bảo tàng vãn hoá các dân
tộc nói riêng. Có thể đơn giản hoá để dễ hiểu như sau:
làng văn hoá dân tộc là một thứ trống đồng Ngọc Lũ được
phục chế bằng thạch cao, một vị hoàng đế trên sân khấu

295
tuồng cổ, một bức tranh thuỷ mặc của Tê Bạch Thạch
được ngưòi đòi nay vẽ lại trên máy vi tính...
Cái nhân lồi của một bảo tàng là ỏ hiện vật và hệ thống
các hiện vật, các bộ sưu tập. Vậy thì sụ khác nhau của các
tổ chức văn hoá nói trên (Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng
Văn hoá các dân tộc, Làng Văn hoá dân tộc) cũng chính
ỏ chỗ này; ỏ hiện vật đưa ra trưng bày và hiện vật được
bảo quản trong kho dự trữ.
1 - Ỏ Bảo tàng Văn hoá dân tộc, bên cạnh các hiện
vật gốc, thuòng thấy là nhũng hiện vật làm lại. Chất lượng
hiện vật và sự nhận biết về nó, về các hiện tượng văn hoá
tộc ngưòi có chừng mực, không đòi hỏi đến nguồn cội của
các vấn đề, (thể hiện trong hệ thống hiện vật và các sưu
tập được trưng bày). Trong trưng bày, thưòng sử dụng
nhũng hình thức tưộng trưng khá hấp dẫn. Kho bảo quản
của cơ quan này là nguồn hiện vật phong phú đé sẵn sàng
phục vụ cho trưng bày.
2 - Ỏ Bảo tàng Dân tộc học, hiện vật gốc đóng vai trò
chủ đạo trong trưng bày và trong kho bảo quản. Hiện vật
làm lại chỉ sử dụng trong trưòng hợp bát buộc. Về hiện
vật làm lại cũng phải căn cứ vào một hiện vật gốc cụ thể.
Hiện vật ỏ đây phải luôn là những hiện vật hoàn hảo, có
lý lịch rõ ràng và đầy đủ. Một thân nỏ không có lẫy, một
cánh cung không có dây, một cài vò ỏ Tây Nguyên sứt
miệng có thể lẫn vỏi tài sản ỏ nhà mồ... không thể chấp

296
nhận được khi nhập kho bảo quản, càng không thể chấp
nhận trong trưng bầy ỏ Bảo tàng Dân tộc học. Về chất
lượng của hiện vật càng khắt khe bao nhiêu thì càng khác
xa bấy nhiêu so vối các cơ sở văn hoá khác đang bàn.
3 - ỏ Làng Văn hoá các dân tộc, trái lại chủ yếu là
nhũng hiện vật làm lại để đảm bảo độ bền vững của chúng;
và ở đây không nhất thiết phải là hiện vật gốc. Nếu như
ỏ cả hai bảo tàng nói trên, số hiện vật trong kho bảo quản
chiếm số lượng rất lón so vổi số hiện vật được đưa ra trưng
bày; nhiều bộ sưu tập được dự trữ để sẵn sàng phục vụ cho
các trưng bày chuyên đề hay trưng bày lưu động, thì ngược lại,
ỏ Làng Ván hoá dân tộc không càn có kho tàng bảo quản
hiện vật và không có những hoạt động trưng bầy như vừa nêu.
Qua những phân tích ỏ trên, chức năng và nhiệm vụ
của Bảo tàng Dân tộc học là đã rõ; và đáy là tiền đề để
soi tỏ những đặc thù trong các nhiệm vụ cụ thể.

II. Mối quan hệ hữu cơ giữa các nhiệm vụ nghiên cứu,


sưu tầm, bảo quản, trưng bầy và giỏi thiệu ỏ Bảo tàng
Dân tộc học.

Xin có một lưu ý nhỏ ỏ đây là tôi dùng thuật ngữ "giổi
thiệu" để chỉ chung cho công tác tuyên truyền - giáo dục
trong bảo tàng.
Công tác nghiên cứu dân tộc học ỏ bảo tàng có phần
giống và có phần khác, thậm chí rất khác với việc nghiên

297
cứu ở viện dân tộc học. Trong các đối tượng nghiên cứu
thì ỏ đây, văn hoá vật chất được chú trọng hàng đầu vì nó
là nghiên cứu hiện vật, nghiên cứu cái nhân lõi của một
bảo tàng. Những nghiên cứu khác như: nghệ thuật tạo
hình, tín ngưõng, các nghi lễ dân gian, đồ chơi của con trẻ
V .V .. cũng là những nghiên cứu thiết thực ỏ đây. Trái lại,

những đối tượng nghiên cứu như: hệ thống thân tộc, tổ


chức làng - buôn, đề tài song - đa ngữ, luật tục, văn chương
truyền miệng... đều xa cách bảo tàng dân tộc học, hiệu
quả ứng dụng ít.
Nghiên cứu dân tộc học trong một bảo tàng phải nhàm
vào việc đem lại hiện vật (thể khối, thể hình) cho kho bảo
quản để tạo nguồn dự trữ cho các trưng bày tiếp theo.
Mọi nghiên cứu không thực thi được việc sưu tầm để làm
giàu cho kho bảo quản, cung cấp những tư liệu cần thiết
cho việc trưng bầy, đều không phải là hưỏng nghiên cứu
thiết thực ỏ bảo tàng. Có thể nói: hiện vật sưu tầm được
vổi đầy đủ mọi hiểu biết khoa học (tôi nhấn mạnh) về nó,
chính là kết quả của việc nghiên cứu. Hiện vật sưu tàm
được mà không hiểu biết đầy đủ về nó, thì không thể có
nội dung tốt để giỏi thiệu cho khách tham quan, hạn chế
những tri thức trong công tác giáo dục - tuyên truyền, kết
cục là mục tiêu nâng cao dân trí trong bảo tàng không
thực hiện được.
Đã tùng có không ít những chuyến suu tầm đưa về
nhập kho bảo quản một "xe trung" hiện vật. Bên cạnh
298
những hiện vật có giá trị, có hiện vật đuộc coi là toàn bích,
thì cũng không ít những hiện vật có chất lượng tồi, thậm
chí rất tồi, tệ hại hơn có cả những hiện vật được coi vào
loại "bỏ đi".
Những loại hiện vật thứ 2 này đã tích cực làm cho kho
bảo quản ngày càng trỏ nên chật chội, gậm nhấm công súc
của ngưòi bảo quản và tiêu hao hoá chất bảo trì. Chắc
chắn là không bao giò nó được đưa ra trưng bày để giỏi
thiệu vỏi khách tham quan cả.
Một hiện tượng khác cần được nói là: việc sưu tầm
những bộ trang phục dân tộc thì hầu như không có ai là
không tham gia cả vì số lượng loại hiện vật này rất phong
phú, hình thức khá hấp dẫn, việc tìm kiếm cũng không
quá khó khăn. Nhung đến khi hỏi tới hoa văn trên trang
phục thì được giải đáp chung là "không để ý!". Tình hình
này cho thấy rõ ràng là sự hiểu biết của đa số chúng ta
về hiện vật rất yếu, kể cả những cán bộ được coi là các
chuyên gia.
Hình như có sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng cần được
làm rõ là: đồng nhất giữa việc sưu tầm hiện vật văn hoá
dân tộc vỏi việc đi mua đồ ỏ ngoài chợ hay ỏ trong làng,
mà lại coi trọng về ỉượng, không coi trọng về chất, vì hiện
vật có chất lượng cao, đòi hỏi ngưòi sưu tầm mất nhiều
công sức - công sức kiếm tìm và công sức tìm hiểu về hiện
vật, điều tra xây dựng lý lịch hiện vật...

299
Một tình hình cũng rất phổ biến hiện nay là những
hiện vật sưu tầm về đã được tìm hiểu một cách không đày
đủ, nhưng vẫn thoả mãn vổi lý lịch của hiện vật. Ví dụ:
một chiếc áo, chỉ có những thông tin đơn giản là: áo nam
hay nữ, ở lứa tuổi nào, thuộc dân tộc nào hay nhóm địa
phường nào, là loại thường phục hay lễ phục v.v... nhung
những thông tin khác thuộc về cái áo như: cách cắt may
dựa vào khổ vải cổ truyền, các hoa văn trang trí trên đó
có tên gọi là gì, vì sao lại sử dụng màu sác, hình hoạ và
bố cục như ỏ đây v.v... con ít được quan tâm.
Một cây cột lễ được mua về vói bao vất vả. Trên đó
có hàng trăm hoạ tiết và hình trang trí. Rồi các mô hình
nhà vói những trang trí ỏ sống nóc và đầu đốc rất tinh
vi..., nhưng khi hỏi về những trang trí đó thì đều được
hướng dẫn trả lòi vói khách tham quan là "còn đang nghiên
cứu!" v.v... và v.v... Tất cả những điều vừa chấm phá trên
đây cho thấy công tác nghiên cứu ỏ Bảo tàng Dân tộc học
còn chưa theo kịp vỏi nhiệm vụ được giao. Đó là gánh
nặng đang chồ của một bảo tàng có chức năng là phục vụ
công tác nghiên cứu chuyên ngành.
Lại có một sổ bình hương, bát sứ của lò gốm Bát Tràng
hiện nay, những đôi đũa nhựa mang nhãn hiệu Trung
Quốc thòi mỏ cửa, những bao hương dán nhãn của nội
ngoại thành Hà Nội..., được huy động vào không gian văn
hoá - tín ngưỡng cổ truyền của một dân tộc miền núi,

300
nhưng cho đến nay vẫn chưa được quan tâm tu chỉnh cho
xứng vổi chất lượng của một bảo tàng dân tộc học.
Chúng ta có thể bỏ qua cho những sai sót của Bảo
tàng Văn hoá các dân tộc tại thành phố Thái Nguyên như:
- Kiến trúc mô hình nhà ỏ Tây Nguyên vỏi giát sàn
đặt theo chiều dọc lòng nhà và bậc cầu thang lên sàn có
số chẵn.
- Tái tạo nhà mồ vỏi giát sàn (hay ván sàn) nàm theo
chiều ngang và bậc cầu thang có số lẻ.
- Chi phí hàng trăm triệu để chạm phù điêu "lễ hội
đua voi" ỏ ngưòi Việt.
- Ảnh nhà dài Gia Rai thì chú là nhà dài ồ Đê v.v...
Như những nhầm lẫn này nếu ỏ bảo tàng dân tộc học
thì lại trở thành vấn đề nghiêm trọng, vì nó xoá đi chức
năng thông tin khoa học của hiện vật được trưng bày, nó
làm cho ngưòi xem nhận thúc sai lệch về một nền văn hoá,
thậm chí một nhân sinh quan, một thế giỏi quan; vì cầu
thang nhà dài Gia Rai thì có trang trí hình rau dỏn, còn
câu thang nhà dài ồ Dê thì có trang trí đôi bầu sữa; vì ỏ
ngưòi Việt cũng như các dân tộc khác ỏ Việt Nam, trong
lịch sử không hề có lễ hội đua voi, kể cả đất nưỏc Vạn
Tượng láng giềng; vì giát sàn trên ngôi nhà truyền thống
của các dân tộc miền núi đều đặt nằm ngang và bậc cầu
thang lên sàn đều có số lẻ. Trái lại, vói nhà mồ thì giát

301
sàn đều phải đặt dọc theo cây đòn nóc, và số bậc cầu
thang lên sàn đều có số chẵn. Đó là quan niệm đối lập
giữa âm - dương, khác vỏi quan niệm "dương sao âm vậy".
Đó là thế giối quan của Dông Nam Ấ cổ đại, khác vối thế
giỏi quan của phương Bắc. Một hành vi trưng bày sai sự
thật sẽ phá võ hệ thống lịch sử, mất đi tính nhất quán của
cả một nền văn hoá. Một người trưng bày không đúng,
một mô hình tái tạo không đúng vỏi hiện vật gốc là đưa
đến một đáp số sai, đưa đến nhận thúc sai cho khách tham
quan, trong đó cố các thế hệ trẻ. Đó là sự tác hại của một
tình trạng cẩu thả, dù vô thức hay hữu thức .
Chúng ta lại cũng có thể bỏ qua một hình nhân
(mandcanh) nữ khoác tấm choàng Co-ho ngồi trưỏc thảm
vải dệt ở một hồi nhà tái tạo trong Bảo tàng Phụ nữ (số
36 - phố Lý Thưòng Kiệt - Hà Nội). Chúng ta từng biết
rằng tấm choàng Tây Nguyên nhu tôi đã mưòng tượng là
loại hình "áo ôm" - tức loại áo khoác, phải dùng cả 2 tay
ôm chéo truỏc ngực, giữ lấy 2 mép cổ áo (Thành ngữ Việt
có câu: "Phưòng khố rách áo ôm" để chỉ hạng ngưòi cố
cùng). Bộ phận trang phục này chỉ sử dụng trong những
trường hộp nông nhàn, không sử dụng được trong lao
động, vì đôi tay ròi ra là áo rơi ngay xuống thành một
đống vải! Cái sai lầm ở đây chưa hẳn là do ngưòi trưng
bày dân tộc học mà là do Manơcanh không cử động được
(Ấ chỉ giả vò ngồi dệt thôi) nên tấm choàng vẫn nằm yên
trên vai cho thiên hạ chiêm nguõng.

302
Một lần nữa, nếu sai lầm này ở Bảo tàng Dân tộc học thì
chắc chắn là Manocanh không thể bưổng bỉnh, ả buộc phải
chui đầu mặc áo khi đóng vai ngưòi dệt thượng Cơ-ho.
Nghiên cứu, sưu tầm trong Bảo tàng Dân tộc học
không tách ròi công tác bảo quản. Nếu chỉ thuần tuý
nghiên cứu và sưu tầm hiện vật mà không nghĩ ngay đến
bảo quản thì rõ ràng là xa ròi vối công việc của một Bảo
tàng, vì nhà trưng bày chỉ là địa vị để giỏi thiệu (tức giáo
dục - tuyên truyền) vói công chúng, còn kho bảo quản mỏi
là gia tài - gia bảo của một cơ quan bảo tàng mà ai cũng
phải có nhiệm vụ vun ven cho nó.
Từ nhiệm vụ này, ngưòi sưu tầm phải biết định ra tính
chất của hiện vật để lựa chọn đem về, mặc dù nó đều là
hiện vật gốc hay hiện vật làm lại như hiện vật gốc.
Cụ thể là, một hiện vật gốc nghiêm túc, tiêu biểu,
nhưng độ bền vững không còn, không có khả năng bảo trì
được lâu thì không nên đem về. Nếu là hiện vật làm lại ỏ
các địa phương thì phải biết lựa chọn nguyên liệu có chất
lượng tốt trong phạm vi cho phép, không nên để cho ngưòi
tái tạo sử dụng nguyên liệu tồi vào việc tái tạo như trong
đòi thương vẫn.thấy.
Xin nói cụ thể hơn, những khau kút ỏ nhà sàn Thái
Đen được trang trí trên đầu đốc, cốt để trưng bày lên
trong ngày lễ khánh thành, ăn mừng nhà mối. Sau ngày
đó, người ta bỏ mặc chúng vổi thòi gian, kệ cho mưa - gió,
bão bùng..., dù là xiêu vẹo hay hư hỏng cũng không bao
303
giò quan tâm đến nữa. Do tập tục cốt để trưng lên trong
ngày lễ khánh thành mà nguòi ta không nhất thiết phải
làm bằng gỗ tốt. Thế nhưng, khau kút vỏi tư cách là hiện
vật tái tạo của nhà bảo tàng thì lại không cho phép tuỳ
tiện như ngưòi thợ mộc Thái Đen, mà phải tái hiện bàng
một loại gỗ tốt trong phạm vi tập tục cho phép.
Tương tự vỏi trưòng hộp này là tập quán kiến trúc nhà
mồ, ngưòi ta dựng lên nhà mồ là cốt để làm lễ b ỏ mả. Sau
mấy ngày hội lễ, ngưòi ta cũng bỏ mặc chúng vói thòi gian
ỏ trong rừng, mặc cho mưa, lũ, bão bùng hay thú rừng
quậy phá, không bao giồ chăm nom đến nữa. Nguyên liệu
để kiến trúc nhà mồ, kể cả những trang trí tạo hình bằng
kỹ thuật độc mộc, có thể bằng gỗ tốt, song cũng có thể
bằng gỗ dễ mối, mọt, gỗ tạp, dễ hoai mục..., tuỳ theo sự
kiến tìm và ý thức của từng ngưòi lao động tham gia. Nếu
không nắm vững tình hình này, thì trong sưu tấm cũng rất
dễ đưa về bảo tàng đé tái hiện một nhà mồ, có chát luọng
như mọi nhà mồ dùng cho lễ bỏ mả. Phải nghiêm túc ý
thức sâu sắc rằng, ỏ Bảo tàng Dân tộc học cần tái hiện
một ngôi nhà mồ có chất luộng, nhưng vỏi mục đích là để
"giũ mả" nhằm phục vụ công chúng tham quan lâu dài.
*
Nếu không có những thoả thuận cụ thể vỏi nguòi thi
công; nếu không kiểm tra kỹ lúc nghiệm thu, thì ngưòi thọ
mộc Thượng vốn thật thà, sẵn sàng kiên tạo cho chúng ta
một ngồi nhà mồ như vẫn thường gặp để rồi không bao
lâu cũng buộc chúng ta phải bỏ mả.

304
*

* *

Việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản hiện vật, trưng
bày và giỏi thiệu trong Bảo tàng Dân tộc học có mối quan
hệ hữu Cd vỏi nhau là như vậy. Nghiên cứu là để phát
hiện, để đề xuất được hưổng trưng bày, đưa ra được những
hướng trưng bày có nội dung cụ thể; là để thống kê được
những hưỏng trung bày có nội dung cụ thể; là để thống
kê được những hiện vật phải sưu tầm, tái tạo. Thông qua
tư liệu thư tịch, thông qua điều tra ỏ thực địa, phát hiện
những hiện vật có giá trị cần sưu tầm để phục vụ cho trưng
bày. Và đến lượt những hiện vật sưu tàm được phải là
những hiện vật tiêu biểu, hoàn chỉnh, có chất lượng tốt để
bảo quản được lâu dài, và cuối cùng là phải có những
thông tin phong phú về từng hiện vật để làm nhiệm vụ
giáo dục - tuyên truyền. Trong Bảo tàng Dân tộc học, mọi
mắt xích nói trên không thể xé lẻ.
Tháng 9 năm 1998, trong lần viếng thăm Bảo tàng Di
tộc ỏ châu Tự trị sỏ Hồng thuộc tỉnh Vân Nam - Trung
Quốc, trả lồi câu hỏi của một thành viên trong Đoàn chúng
tôi: "Ỏ đây có nhóm nghiên cứu về dân tộc Di không?".
Ông Giám đốc nhà Bảo tàng này nói: "Tất cả chúng tôi
đều nghiên cứu, không trừ một ai". Lúc ấy có mặt đồng
đủ các cán bộ của Bảo tàng Di tộc đang trao đổi vổi
chúng tôi.

20 C C T N < ' 305


c ư DÂN NHÓM NGÔN NGỮ MÔN - KHỔ-ME
VÙNG TRƯÒNG SƠN - TẦY NGUYÊN
TRONG BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
• ■ ■

Lưu HÙNG

Ỏ nưổc ta, dải miền núi từ tây Quảng Bình vào đến
Đông Nam Bộ được các nhà dân tộc học nhìn nhận như
một vùng lịch sử - văn hoá, vổi tên gọi thưòng dùng là
"vùng Trưòng Sơn - Tây Nguyên" (TS-TN) hay còn đưộc
mệnh danh là "xứ Thưộng". Từ hàng ngàn năm trưổc, tổ
tiên của cư dân nhóm ngôn ngữ Mồn-Khơ-me, rồi thêm
cả tổ tiên của cư dân nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, đã cu trú
ỏ đây. Cho tỏi giữa thế kỷ XX và muộn hơn nữa, họ vẫn
là 2 khối cư dân chủ yếu ỏ TS-TN. Vì vậy, nói đến vãn
hoá vùng này trong lịch sử là nói đến vãn hoá của 2 khối
cư dân áy.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN) giỏi
thiệu theo phương thức kết hộp giũa phân chia theo ngôn
ngữ vối phân chia theo khu vực lãnh thổ. Cư dân nhóm

306
ngôn ngữ Môn-Khơ-me vùng TS-TN hiện gồm 15 tộc,
chiếm hầu như một gian riêng ỏ tầng 2, tại vị trí tiếp nối
một bên vổi các tộc nói ngôn ngũ Môn-Kho-me ỏ miền
Bác và một bên vổi các tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.
Như vậy, theo tuyến tham quan, nó tạo nên sự liên tục,
giiip cho ngưòi xem có thể nhận thức nét tưong đồng cũng
nhu nét khác biệt không chỉ trong cư dân cùng nhóm ngôn
ngữ, mà còn vỏi cư dân tuy khác nhóm ngôn ngữ nhưng
trong cùng một vùng lịch sử - văn hoá TS-TN.
Sau 2 năm chuẩn bị, đến khi khánh thành bảo tàng
(tháng 11-1997) đã có được số hiện vật và tư liệu khá
phong phú về các tộc nhóm ngôn ngữ Môn-Kho-me TS-
TN - Riêng hiện vật đã có khoảng 1.400 đơn vị. Tuy nhiên,
chỉ một lượng nhỏ được đưa ra trưng bày.
Ngay ồ gian giổi thiệu chung tại tầng ĩ, khi bát đàu
cuộc tham quan, đã có những thông tin cần thiết về phân
bố tộc ngưdi, về tiếng nói, và có cả ảnh chân dung từng
tộc một - Tất cả đều được giỏi thiệu chung trong toàn
cảnh đại gia đình dân tộc Việt Nam. Cồn ỏ không gian
dành riêng cho chủ đề cư dân nhóm ngôn ngũ Môn-Khơ-
me TS-TN, vỏi 126 hiện vật được bố trí trong 15 tủ kính
các loại, một số để ngoài tủ, vỏi 4 panô treo tưòng, 9 bài
viết gán theo các chủ điểm trưng bày, vói 39 ảnh màu
minh hoạ cho lòi và cho hiện vật, văn hoá của những tộc
Thượng này hiện ra qua đó, ngưòi xem có thể tự mình tìm
hiểu thông qua đọc chữ, nhìn ảnh và quan sát hiện vật.

307
Đối tượng trưng bày ỏ đây được xác định là: tập trung
vào giối thiệu một số nét văn hoá cổ truyền của cư dân
nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me vùng TS-TN. Nội dung khoa
học phục vụ cho trưng bày được đúc rút từ những hiểu
biết cụ thể, hệ thống của dân tộc học về tộc nguòi và văn
hoá của họ. Đương nhiên, ngôn ngữ và phương pháp của
bảo tàng học vô cùng quan trọng trong việc thể hiện khi
trưng bày. Nhưng trưổc hết, những kết quả nghiên cứu dân
tộc học luôn định hưổng từ khâu sưu tầm cho tối khâu
trưng bày. Việc giỏi thiệu cư dân nhóm ngôn ngữ Môn-
Khơ-me vùng TS-TN trong BTDTHVN được thực hiện
trên cơ sỏ mấy nhận thức lổn đóng vai trò chi phối quan
trọng sau đây:
1. Các tộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me TS-TN có
truyền thống thích ứng vỏi môi trường rừng núi, là cư dân
ỏ rừng.
2. Họ còn bảo luu nhiều yếu tố văn hoá cổ so, thậm
chí vang bóng cả một số yếu tố văn hoá thuỏ Đông Sơn
xa xưa.
3. Họ có truyền thống văn hoá không chỉ rất lâu đòi,
mà còn phong phú, đặc sắc. Văn hoá của họ vừa thống
nhất, vừa đa dạng: Bên cạnh văn hoá của từng tộc, nhiều
khi có sự dị biệt nhất định giữa các nhóm địa phương trong
một tộc; bên cạnh tính thống nhất xuyên suốt trong cả 15
tộc, lại có nét riêng nhất định giữa các khu vực nhỏ, mà

308
trên đại thể ngưòi ta thuòng chia làm 3 tiểu vùng: bác
Trường Sơn, bắc Tây Nguyên, nam Tây Nguyên.
4. Một yếu tổ văn hoá hay một loại hiện vật thường
thấy đồng thòi ỏ những tộc, những nơi khác nhau, nhưng
chúng lại thường không hoàn toàn giống nhau, và do đó
tạo nên những sắc thái riêng làm phong phú cho truyền
thống chung, như sự thể hiện nhiều vẻ của cốt cách chung
trong văn hoá xứ Thượng.
Bố trí trưng bày đã chủ ý tạo nên một hưỏng tham
quan liên hoàn, về cơ bản theo 3 bức tuòng của phòng,
dẫn dắt khách lần lượt chuyển từ chủ điểm này sang chủ
điểm khác. Theo đó, sau một số lòi giỏi thiệu khái quát,
nội dung lỏn đầu tiên được đề cập là: Làng và nhà cửa,
cung cấp những hiểu biết về hình thức cư trú và đặc điểm
kiến trúc trong nếp cổ truyền. Ngoài 2 panô, ở đây chỉ có
3 hiện vật: 2 mô hình nhà rông và 1 mô hình nhà ỏ, được
làm ra bỏi chính ngưòi dân tộc sỏ tại và bằng vật liệu tại
địa phương. Nhà rông là một yếu tố văn hoá cổ truyền nổi
bật của cư dân ngôn ngữ Môn-Khơ-me ở khu vực bác Tây
Nguyên và trỏ ra một chút về phía bác, tồn tại phổ biến
ỏ các làng ngưòi Ba-na, Xơ-đăng, Gié-Triêng, Brâu, Ro-
măm, Cd-tu và một phần tộc Ta-ôi. Nó có hình dạng khác
nhau ít nhiều giũa các vùng, các tộc, các nhóm, nhưng bao
giò cũng là ngôi nhà chung của từng làng, cao lốn và đẹp
nhất, là nơi tiếp khách chung, nơi tụ họp, liên hoan, nơi,
tổ chức một số lễ thúc cúng quải của cả làng, nơi ngủ đêm

309 *
của trai chưa có vổ và đàn ông goá vộ. Việc trưng bày mô
hình nhà rông củà ngưòi Ba-na (nhóm Roh, ỏ huyện Mang
Giang, tỉnh Gia Lai) và của ngưòi Xo-đăng (nhóm Tơ-đrá,
huyện Đác Hà, tỉnh Kon Tum) chỉ như vài ví dụ cụ thể
nhàm gội cảm, giúp ngưòi xem hình dung tương đối sát
thực về nhà rông. Thêm vào đó, hình ảnh nguyên mẫu của
chúng đã được chụp tại làng và được phô bày trên panô.
Mô hình ngôi nhà ở của ngưồi Co-tu (tỉnh Quảng
Nam) như một minh chứng chác chắn ràng: Kiểu nhà có
mái uốn tròn ỏ 2 đầu hồi (cồn gọi là mái kiểu mai rùa)
là một đặc điểm văn hoá của cư dân nhóm ngôn ngữ
Môn-Khổ-me. Ngày nay, không phải tất cả họ cư trú một
dạng nhà này, nhưng sự phân bố của nó không chỉ ỏ Tây
Bắc, mà còn thấy cả ỏ miền núi Trị - Thiên, Quảng Nam,
và như ảnh chụp trên panô cho hay, vào đến ngưòi Xtiêng
(nhóm Bù Lo) trong Đông Nam Bộ vẫn gặp loại mái nhà
như thế. Trên địa bàn đó - từ vùng Tây Bắc vào tỏi Đông
Nam Bộ - tổ tiên các tộc nói ngôn ngữ Môn-Khơ-me đâ
có mặt từ vài nghìn năm về ưưổc.
Cũng ỏ chặng đàu tham quan phòng trưng bày, 6 chiếc
gùi đưộc giói thiệu trên một giá đỡ dài. Gùi là một trong
những nét vãn hoá tiêu biểu ỏ TS-TN. Trong đòi sống, nó
có vai trò rất quan trọng, là loại đồ đựng và là phương
tiện vận tải thông dụng, tiện lợi, thích họp vổi việc đi bộ
và hoạt động trong điều kiện rùng núi. Gùi của cư dân
TS-TN thưòng đan công phu, tạo dáng đẹp và trang trí

310
đẹp, có loại thể hiện tính mỹ thuật hấp dẫn. Trang trí trên
gùi dùng phương pháp cải nan, kết hợp nan nhuộm đen
vỏi nan để mộc, tạo thành các môtíp hoa văn hình học,
bố cục thành từng đai bao quanh, như trên gùi của nguòi
Mnông và Brâu đang trưng bày. Có thé nhận ra được sác
thái tộc ngưòi hay vùng thể hiện qua chiếc gùi. Gùi gồm
những loại, kiểu khác nhau về hình dáng, kích cỡ, lối đan,
công dụng, có trang trí hay không trang trí, có náp hay
không có nắp, v.v. Song, đặc điểm chung là gùi đều có 2
quai để khi cõng di chuyển thì đeo vào 2 vai; ở đây không
có tập quán đeo quai gùi qua trên trán, dùng lực của đầu
để níu kéo gùi như một số tộc ỏ miền Bắc. Sáu chiếc gùi
tuy đa dạng, nhưng chua thể biểu đạt đầy đủ sự nhiều vẻ
của "thế giỏi gùi" trong thực tế trên xứ Thượng. Trong
phòng trưng bày này, gùi còn xuất hiện trong một số tủ
nữa, thậm chí một tủ ở dãy chính giữa phòng được dành
riêng cho một chiếc gùi rất đẹp của ngưòi Gié-Triêng.
Cách bố trí trưng bày như vậy có dụng ý tạo nên ấn tượng
chiếc gùi có mặt ỏ kháp nơi trong đòi sóng các tộc Thượng.
Kề cận vổi chủ điểm gùi là chủ điểm vú khí. Vũ khí
của cư dân nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me vùng TS-TN thô
sơ, nhưng không kém phần phong phú. Ỏ đây mỏi chỉ
trung bày được 3 loại: nỏ, thò, và giáo. Hai chiếc nỏ được
chọn đại diện cho 2 kiểu nỏ khác nhau: loại cán ngán phổ
biến ỏ khu vực phía bác (ngưòi Xơ-đăng, Gié-Triêng, Hrê,
Co, Ta-ôi, Bru-Vân Kiều, v.v.) và loại cán dậi phổ biến ỏ

311
các tộc phía nam (nguòi Mnông, Mạ, Cơ-ho, V.V.). Nỏ có
các cõ lỏn nhỏ khác nhau, theo đó dùng tên bắn cũng phải
dài ngán cho phù hợp, chua kể đến sự phân chia: tên nhọn
trơn hay tên có ngạnh, tên tẩm thuốc độc hay tên không
độc. Tuỳ nơi, ống đựng tên có thể được gia công cầu kỳ,
có nắp, hoặc chỉ đơn giản là đoạn ống tre Tô ô để tự nhiên.
Hai phong cách ấy được thể qua 3 ống tên trưng bày tại
một tủ đặt giũa phòng (ống tên của nguòi Cơ-tu và Ta-ôi
thuộc loại thứ nhất, còn ống tên của ngưòi Mnông thuộc
loại thú 2). Bốn cây giáo (1 của nguòi Cơ-tu và 3 của ngưòi
Co) gợi lên cảm nhận về tính đa dạng vốn có của thứ vũ
khí đâm phổ biến này ở TS-TN. Trong khi giáo Cơ-tu cán
dài và nhỏ, tạo thế vút đi sắc nhọn, thì giáo Co cán ngán
và mập hơn, có dạng chác khoẻ. Có thể gặp những kiểu
giáo vỏi tên gọi rành rẽ từng kiểu ỏ cùng một tộc ngưòi,
như ngưòi Co tuy có 3 kiểu giáo đang đưộc trung bày,
nhưng không phải họ chỉ có 3 kiểu đó. Cùng vỏi tên nỏ
và giáo, loại vũ khí thứ 3 hiện diện bằng 2 thanh nứa nhọn
chính là 2 mũi "thò". TS-TN được xem như xú sỏ chông
thò cạm bẫy. Thồ (còn gọi là mang cung) là một loại vũ
khí - bẫy, dùng lực đàn hồi của cần bật để phóng đi mũi
tên lỏn bàng nứa vừa nhọn vừa sắc.
Tiếp theo, tủ kính đầu tiên giổi thiệu về các tộc ỏ bắc
Trường Sơn (Miền tây các tỉnh từ Quảng Bình vào Quảng
Nam): ngưòi Bru-Vân Kiều, Ta-ôi và Cơ-tu. Ba tộc này
khá gần gũi nhau về tiếng nói và văn hoá, thưòng được

312
giỏi ngôn ngũ học gộp lại thành một chi Katuic trong dòng
Môn-KhO-me. Nội dung đưộc lựa chọn để thể hiện ỏ đây
gồm sản phẩm đan lát và y phục. Y phục nữ Taôi, Bru-Vân
Kiều và của nam giỏi Cơ-tu đưộc trình bày bàng ảnh chụp;
còn hiện vật chỉ là một bộ nữ phục Cơ-tu vỏi hoa văn
dệt tù cưòm trắng, gồm áo kiểu poncho, váy ống ngán
mặc quấn và có thắt lưng. Về đồ đan, ỏ đây trưng bày
chiếc mủng cdm cùa ngưòi Bru-Vân Kiều, chiếc giỏ dùng
khi tuốt lúa rẫy của ngưòi Ta-ôi, chiếc hộp có nắp dùng
cất giữ đồ đạc nhỏ quý và chiếc gùi đàn ông có 3 ngăn
của ngưòi Cơ-tu. Đó là một số hiện vật có tính tiêu biểu
bỏi vè đẹp về diện mạo và sự tinh xảo trong chế tác,
phô lộ tài nghệ dệt của nữ giói và tài nghệ đan của nam
giổi vùng bắc Trường Sơn, lại phù hộp với không gian
trưng bày.
Tủ kính thứ 2 dành cho khu vực vùng kề cận phía đông
(Kon Tum, Gia Lai, miền tây các tỉnh từ Phú Yên ra Quảng
Ngãi và phần tây nam Quảng Nam) - Đây là khu vực có nền
văn hoá phong phú, đặc sắc của 7 tộc người: Ba-na, Xơ-đăng,
Gié-Triêng, Hrê, Co, Brâu và Rơmăm, 3 tộc đàu đều có những
nhóm địa phương nên tính phong phú càng tăng lên. Tuy
nhiên, chi có thể giỏi thiệu ở đây một số khía cạnh, một ít hiện
vật của một số tộc. Bộ gậy chọc lỗ và ống đụng thóc giống
để gieo trỉa của ngưòi Co khống chỉ là công cụ lao động
tiêu biểu đối vỏi kinh tế rẫy (tuy đó mỏi là một dạng gậy
trỉa), mà còn như một tác phẩm trang trí vật dụng, vỏi

313
những hoa văn kỷ hà khắc vạch theo phong cách cổ truyền
của chung các tộc Thượng, tạo thành từng vành trên vỏ
tre, ôm quanh khối hình trụ của cây gậy, chiếc ống. Gắn
liền vối sản xuất ở rẫy, việc bảo vệ mùa màng trưỏc sự
phá hoại của chim muồng có tầm quan trọng đặc biệt,
trong đó các loại bù nhìn cũng thường được sử dụng. Chiếc
bù nhìn đan hình con viiộn xuất hiện trong tủ này là vổi
ý nghĩa như vậy, đồng thòi là một sản phẩm đan kết hộp
tạo hình vổi trang trí cùa ngưòi Ba-na; thêm một chút về
đan lát, còn có ảnh chụp cảnh ngưòi đàn ồng Ba-na đang
đan gùi. Chiếc vò đất nung là hiện vật về nghề gốm đáng
được nói tỏi của ngưòi Gié-Triêng. Cư dân nhóm ngôn ngữ
Môn-Khơ-me vùng TS-TN có làm gốm ở một số nơi, như:
ngưòi Mnông Rlăm, người Ba-na Giơ-lơng v.v..., nhưng ỏ
nhóm Gié trong cộng đồng Gié-Triêng nổi tiếng hơn cả.
Sản phẩm nhiều loại, được chế tác bằng kỹ thuật cổ sơ
(chưa có bàn xoay, nung lộ thiên), mà cái vò đang trưng
bày là một ví dụ. Ngoài ra, có 2 hiện vật về nghệ thuật
điêu khắc gỗ độc đáo thưòng được chú ý ở bác Tây
Nguyên: tượng ngưòi giã gạo lấy từ nhà mồ ngưòi Ba-na
và mặt nạ của ngưòi Brâu, cả 2 đều dùng trong lễ bỏ mả
(lễ đoạn tang); thêm vào đó, có ảnh mặt nạ tương tự của
ngưòi Ba-na. Qua đó, vừa giỏi thiệu loại hiện vật đặc dụng
gán vỏi sinh hoạt tang lễ của họ, vừa cho ngưòi xem nhận
thức về phong cách điêu khắc tượng đặc sắc của xứ
Thượng nói chung: phong cách mộc mạc, thô sơ, sử dụng

314
mảng và khối, cách điệu, phóng đại, chỉ gội hình, không
chú trọng tả thật về hình dáng và diện mạo.
Theo trình tự từ bác vào nam, tiếp đến phần trưng bày
vê 5 tộc vùng nam Tây Nguyên và đông Nam Bộ (Bao gồm
Đác Lác, Lâm Đồng, Bình Phưỏc, Đồng Nai và miền tây
Bình Thuận): Mnông, Cơ-ho, Mạ, Xtiêng và Chơ-ro, vổi
nhiều nhóm địa phương. Trong lịch sử, do tổ tiên các tộc
Ê-đê, Gia-rai thuộc ngữ hệ Nam Đảo đến chiếm lĩnh vùng
trung Tây Nguyên, nên họ bị tách khỏi các tộc cùng nhóm
ngôn ngữ ỏ bác Tây Nguyên và dần dần hình thành một
tiéu vùng văn hoá. Đa số hiện vật là sản phẩm đan lát
đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong đòi sống, và
chúng cũng đa dạng, nhiều vẻ. Cùng loại gùi đựng đồ cất
giữ trong nhà, nhưng chiếc gùi của ngưòi Cơ-ho khác hẳn
gùi cùa ngưòi Mạ. Cũng là túi đựng cơm, đều đan bằng
một loại lá cói, nhưng giữa túi của ngưòi Cơ-ho và túi của
ngưòi Mạ, bên cạnh sự giống nhau còn có nét riêng biệt.
Cái hộp có nắp của phụ nũ Mnông đựng đồ lặt vặt hoặc
đồ vật quý nhỏ bé, cái nia hình lá đề (hay hình trái tim)
của ngưòi Chơ-ro để sảy thóc gạo, cái "đó" của ngưòi Mạ
dùng chụp lên lỗ tổ mối để bắt mối cánh làm thúc ăn, cái
giỏ ngưòi Xtiêng dùng khi tuốt lúa rẫy và cái gùi dài kiểu
đặc biệt đàn ông Xtiêng mang theo khi đi rùng - Đó là
các hiện vật đồ đan khác, tiếp tục phản ánh một số sinh
hoạt của con ngưồi vùng nam Tây Nguyên. Cách thức sử

315
dụng loại gùi đàn ông đó cùng trang bị đi rừng đi rẫy của
một nguòi đàn ông được thể hiện ỏ tấm ảnh dán cạnh tủ.
Qua ảnh, còn thấy được tập quán mặc khố của nam giỏi.
Trong tủ, 2 chiếc khố của ngưòi Cơ-ho và Mnông được
trưng bày vổi 3 ý nghĩa: loại đồ mặc cổ truyền của đàn
ông, sản phẩm dệt của phụ nữ, tính tương đồng và tính
phong phú văn hoá thể hiện qua cái khố. Còn y phục nữ
chỉ hiện hình trên ảnh: một cô gái Mnông Gar trong bộ
áo, váy kiểu cổ truyền, đứng trưổc cửa nhà - loại của uốn
vòm cùa ngôi nhà truyền thống vốn phổ biến nhiều nơi ỏ
nam Tây Nguyên. Trên vách tủ, thanh gỗ dài có màu đen
chủ đạo là hiện vật hưổng nguòi xem tỏi hiểu biết khác:
Nó được chế tác và sử dụng khi ngưòi Mạ tổ chữ lễ cúng
có đâm trâu, sau đó được giữ lại và làm chỗ vắt quần áo
trong nhà. Song, ở phần trưng bày này, các trang trí trên
mặt thanh gổ mỏi là điều hấp dẫn nổi bật, thể hiện rõ nét
đặc điểm trang trí hoa văn trên mặt gỗ và tre của văn hoá
cổ truyền Môn - Khơ-me xứ Thưộng: Tuỳ trường hổp,
ngưòi ta dùng cách vẽ, hay đốt lửa, hay khác vạch, tạo
nên các đồ án hoa văn hình học và chúng được phân bố,
liên kết thành vành, dải ngang, v ỏ i thanh gỗ cụ thể nói
đây, ngưòi Mạ tạo hoa văn theo lối khác vào mặt gỗ đã
bôi đen; những vạch, những hình tam giác, hình vuông,
đưòng xương cá v.v. có màu tự nhiên của gổ hiện rõ lên
trên nền đen ấy, và được bố trí tạo thành các đồ án xếp
kế tiếp nhau theo một dải ngang.

316
Sau 3 tủ dành cho 3 tiểu vùng như vậy, tiếp đến một
số tủ chuyên đề, trưổc hết là về nhạc cụ. TS-TN là xứ sỏ
của nền âm nhạc cổ truyền rất phong phú, trong đó bảo
tồn nhiều yếu tố sơ khai. Nhạc cụ, trừ các loại bằng đồng
phải mua, phần lớn được làm từ tre, nứa, gỗ, dây, vỏ bầu
tại các buôn làng. Có 6 nhạc cụ được trung bày ỏ đây.
Chiếc goong của ngưòi Mnông đại diện cho loại nhạc cụ
chỉ đon giản là một gióng tre làm hộp âm, tách ra nhũng
dây cật và kê căng lên ỏ 2 đầu dây để làm dây đàn. Ngưòi
ta dùng cả 2 tay cầm đàn ỏ tư thế dọc và gảy đàn bằng
đầu ngón tay, có thể tấu được nhiều bài nhạc, thậm chí
dùng nó nhại được cả âm thanh của bộ chiêng đồng (vì
thế ngưòi Hrê gọi nó là "chiêng tre"). Cùng nhạc cụ gảy,
nhung cấu tạo phức tạp hơn, có chiếc đàn gong của ngưòi
Xơ-đăng. Dàn gồm các bộ phận láp ghép vói nhau: bầu
âm, thân đàn, dây đàn, cần căng dây, nhưng mỗi dây đồng
thòi là một nốt, chưa hề có phím. Đến đàn brook của ngưòi
Hrê thì đã hoàn chỉnh hơn một bưốc, có thêm bộ phận
phím. Cách thức sử dụng đàn brook được ghi lại bằng ảnh
chụp ở vùng người Ba-na, và ỏ các tộc khác cũng tương
tự như vậy. Cùng trong tủ này, có một chiếc nhị cùa ngưòi
Ta-ôi. Đó cũng là loại nhạc cụ phổ biến. Ngưòi chơi dùng
một thanh nứa để kéo (chứ không có cung kéo như nhị ỏ
ngưòi Kinh), miệng ngậm miếng gỗ hoặc tre mỏng, hay
miếng mo tre, có dây nối đến chân dây nhị, biến vòm
miệng thành hộp âm và dùng miệng tham gia điều khiển

317
âm thánh. Chiếc rlet của ngưòi Mnông là loại sáo đặc biệt,
thưòng sử dụng trong tang lễ và lễ hội. Nó không chỉ gồm
một ống sáo có 3 lỗ mà còn gán vỏi một vỏ bầu khô để
thổi và 1 ống tre chứa nưổc. Trống là nhạc cụ phổ biến
của cu dân nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me TS-TN, tuy
không lỏn như trống của các tộc Gia-rai, Ê-đê láng giềng
thuộc giữ hệ Nam Đảo, nhung cũng khá đa dạng, o đây
chỉ trưng bày một chiếc trống cùng dùi gõ của ngưòi Cơ-tu.
Ngoài ra, trong một tủ ỏ dãy giữa phòng, còn giỏi thiệu 3
nhạc cụ khác: khèn mboăt của nguòi Mạ, cũng thường gặp
ỏ khắp vùng nam Tây Nguyên; đàn môi của ngưòi Cơ-ho,
cũng phổ biến ỏ TS-TN; tù và của ngưòi Cơ-tu làm bằng
mỏ con chim phượng hoàng đất (chim t ’ring). Có ảnh chụp
ngưòi thổi mboăt và nguòi choi đàn môi.
Nghề dệt vải là chủ đề của riêng một tủ. Cách thức
dệt bằng bộ dụng cụ mà một số tác giả mệnh danh là "kiểu
Anh-đô-nê-diêng" được tái tạo qua hình tuộng một phụ
nữ Ta-ôi đang ngồi dệt dỏ tấm vải, dệt luôn cả hoa vãn
từ muôn hạt nhựa trắng (xưa kia dùng cưòm trắng). Cạnh
đó là cái cán hạt bông và xa xe sợi - 2 công cụ dùng trong
2 công đoạn quan trọng của quá trình tạo ra sội bông
trưỏc khi dệt. Kỹ thuật dệt giổng nhau giữa các tộc, chỉ
khác tí chút là, trong khi phần đông theo tập quán giăng
thảm sội dọc rất ngắn phía trưỏc ngưòi dệt, chỉ vừa một
tầm chân duỗi, thì có nơi (như ỏ ngưòi Ba-na) lại kéo
thảm sợi ấy ra rất dài, giống như tập quán của cư dân nói

318
ngôn ngũ Nam Đảo ỏ Tây Nguyên. Cả 2 phong cách cùng
được giỏi thiệu trên ảnh chụp để mọi ngưòi có thể hình
dung, so sánh. Sản phẩm dệt được trưng bày kèm theo
gồm những loại khác nhau, thể hiện tính đa dạng, phong
phú như trong thực tế ở khối cư dân này: có khố, váy, áo,
tấm mền; có vải nhuộm đen chàm, vải trắng mộc; có hoa
văn tạo từ sợi khác màu nhau, hay tù chỉ, từ cưòm tráng.
Song, cũng toát ra một số nét chung - Đó là: Khổ vải dệt
cố thể từ một vài chục phân đến khoảng 1 m tuỳ ý ngưồi
dệt; hoa văn hình thành ngay trong khi dệt, vỏi phong cách
trang trí chủ yếu theo vành (theo dải ngang) như trong
văn hoá Đông Son mấy nghìn năm trưổc; dùng lối gài sợi
để tạo nên những hoa văn kỷ hà theo kiểu đan nan (đưòng
thẳng, đưòng gãy khúc, hình trám, tam giác và dạng biến
thể của chúng); bố cục hoa văn có đặc điểm là rậm và
chặt chẽ; sắc màu tham gia trong trang trí chủ yếu và trưổc
hết là đen, trắng, đỏ, và chúng hoà điệp vào nhau, khống
hưỏng tói sự tương phản để tồn lên sác độ rực rõ...
Vật dụng bằng vỏ cây là một chủ điểm khác. Trong
quá khứ chưa xa lám, nguòi dân nhiều nơi ỏ TS-TN phải
dùng vỏ cây rùng làm một số loại đồ dùng, đặc biệt là để
che thân. Nay vẫn dễ thấy việc sử dụng vỏ cây qua những
quai gùi, quai giỏ, tấm đệm trải lung voi, chỉ ỏ ít nơi hẻo
lánh có ngưòi còn dùng "vải vỏ cây". Quy trình chế tác áo
vỏ cây của ngưòi Bru-Vân Kiều được trưng bày thông qua
ảnh và hiện vật, cùng vđi bài viết, để ngưòi xem hiểu được

319
cách thúc làm ra chiếc áo từ khúc amưng (tương tự cây
sui) để mặc. Ngoài ra ỏ đây còn có tấm mền của nguòi
Xơ-đăng, cũng làm từ vỏ cây, nhưng vối trình độ cao hơn
- Họ đã biết gia công tấm xơ vỏ cây bàng cách luồn những
sợi ngang vào theo kiểu đan lóng mốt, làm cho "vải" bền
chác hơn. Như vậy, về kỹ thuật, qua đó giỏi thiệu đưộc 2
giai đoạn phát triển của việc chế tác y phục vỏ cây: giai
đoạn đầu còn đơn giản, mỏi biết dùng trực tiếp tấm xơ lột
từ loại cây rừng thích hợp (như ngưòi Bru-Vân Kiều); đến
giai đoạn sau phức tạp hơn, đã biết sử dụng kỹ thuật đan
để chế tác vải sợi vỏ cây (như nguòi Xơ-đăng), mà vỏi vải
sợi bông ở xứ Thượng, kỹ thuật dệt cũng theo nguyên tắc
đan như thế.
Trong đồi sống ngưòi Thượng, vỏ bầu được ưa dùng
phổ biến. Ngưòi ta trồng loại bầu đắng chỉ cốt lấy vỏ quả
già để khô làm vật dụng. Nếu như nói đến nền "văn hoá
thảo mộc" xú Thượng, thì trong đó vỏ bầu đóng vai trò
quan trọng riêng biệt. Do đó, trong phần trưng bày về cu
dân nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me vùng TS-TN, yếu tố văn
hoá này xúng đáng vổi một tủ giỏi thiệu chuyên đề. Tám
hiện vật nói lên phần lỏn các công dụng thưòng thấy của
vỏ bầu: đựng nưổc uống, đựng rượu, cất giữ thuóc lá, dùng
làm bát, làm hộp cộng hưỏng cho nhạc cụ (thậm chí như
cây đàn tinh ninh của ngưòi Ba-na có tối 2 vỏ bầu). Ba
tấm ảnh chụp kèm theo - lấy nưỏc suối, giá để nưổc sạch,
com lèn trong vỏ bầu - giúp ngưòi xem dễ mưòng tượng

320
sinh động về việc sử dụng loại đồ vật này trong thực tế.
Sử dụng vỏ bầu là một tập quán lâu đòi, hơn nữa do một
số ưu thế của nó, nên tuy nay đã có những đồ vật khác
tưong ứng về công dụng, nhưng vật dụng bàng vỏ bầu vẫn
chưa bị thay thế nhiều.
Trong hệ thống trưng bày, chỉ có một tủ - mà là tủ lốn
nhất - đuộc dành cho riêng một tộc: tộc Xơ-đăng. Việc
giỏi thiệu về ngưòi Xơ-đăng xuất phát từ 2 lý do chính: 1)
Đây là một trong những cư dân còn bảo lưu đưổc nhfêu
nét cổ truyền của nền vãn hoá phong phú; 2) So vổi 14
tộc khác, tính đến nay hiện vật văn hoá Xơ-đãng được sưu
tầm về BTDTHVN nhiều hơn cả. Cộng đồng Xơ-đăng
gồm 5 nhóm địa phương (Xơ-teng hay Xđang, Ca-dong,
To-đrá, Mnâm và Ha-lăng), dân số khoảng 10 vạn ngưòi,
phần đông phân bổ ỏ tỉnh Kon Tum, một bộ phận ở miền
núi Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trưỏc hết, tài nghệ đan
lát của họ được giỏi thiệu qua chiếc gùi có náp dùng để
cất giữ đồ vải và đồ vật quý khác (nhóm Xơ-teng), 2 dạng
gùi của nam giỏi dùng đựng vật dụng, tu trang mang theo
và đựng các thứ kiếm được trên rừng, dưối nưổc (Mnâm
và Tơ-đrá), chiếc nón lợp lá dứa rùng (Ca-dong), chiếc
hộp có thể đựng bộ cồng 4 chiếc để đeo sau lung khi càn
di chuyển đi xa (Mnâm), và chiếc chiếu do phụ nữ đan
bằng lá dứa (Ca-dong). Một số dụng cụ gán vổi kinh tế
rẫy cũng được trưng bày: Cái rìu và con dao tgạ để khai
phá rừng, phát rẫy (Tơ-đrá), gậy chọc lỗ để trỉa lúa

21 CCTNC 321
(Ca-dong), giỏ đựng thóc giống dùng khi gieo trỉa (Tơ-
đrá), 2 loại công cụ làm cỏ (Ca-dong và Ha-lăng), giỏ dùng
đựng thóc khi tuốt lúa (Ca-dong), và cả một dạng bù nhìn
để bảo vệ mùa màng. Ngoài ra, một số vật dụng khác đáng
chú ý: tù cái mõ trâu bò (Tơ-đrá) đến cái đó bát cá bống
(Ha-lăng), đó thông thưòng (Mnâm), từ ổng nứa nhọn để
chọc tiết lộn đến đôi đũa "đực - cái " dùng nấu thúc ăn
để cúng trong ngày lễ hội (Ca-dong), chiếc khay gỗ dùng
đựng thức ăn (Ha-lăng), bộ dụng cụ dùng để ăn trầu
(Ca-dong), dao nhọn như một thứ vũ khí đàn ông phòng
thân (To-đrá), dao nhọn đa năng: vót nan, khoét lỗ, chạm
khắc, tiện gọt, thái thịt (Ca-dong). Liên quan đến đồ sát,
nghề rèn độc đáo của ngưòi Tơ-đrá vổi bễ bàng da hoẵng
được chụp ảnh giỏi thiệu ỏ đây.
Lễ hội đâm trâu là một chủ điểm trưng bày riêng. Ỏ
nưỏc ta, hiện nay nghi lễ tôn giáo có đâm trâu tế thần chỉ
thấy ỏ ngưòi Thượng TS-TN. Đó là loại lễ cúng lỏn nhất
của họ. Cột lễ (hay cây nêu) là trung tâm trong lễ hội; nó
có hình dáng không giống nhau giữa các vùng, các tộc.
Con trâu dùng làm vật hiến sinh thì bị tròng vào sợi dây
lón được giũ chắc chán bỏi chân cột, và thực sự bị đâm
bàng giáo (có nơi đâm bằng cây nứa nhọn) cho đến chết.
Cây nêu dựng trong Bảo tàng là loại dùng cho lễ đâm trâu
của tùng gia đình nguòi Ba-na vùng Mang Yang, tỉnh Gia
Lai, gồm nhiều bộ phận, nhiều chi tiết hộp lại, như một
công trình nghệ thuật trang trí công phu.

322
Hoa văn trên 4 đầu cột và ỏ khung gỗ bao quanh được
tạo bằng cách đốt lửa. Ỏ các trang trí khác, màu đen từ
nhọ nồi, màu đỏ từ một loại đá, và có nhiều trang trí dùng
xơ tre vót ra, dùng lõi một loại cây họ sậy, có cả những
hình hoa, hình cá làm bằng gổ. Tấm phên đan treo dưổi
mỗi ngọn nêu là hình con hoẵng (con mang); còn hình
mặt tròi, cũng bàng nan, chiếm lĩnh vị trí cao nhất trên
ngọn nêu... Chính giũa cột lễ, ngoài bộ phận "giưòng thần"
vỏi rất nhiều chi tiết, ví tựa cây hoa loà xoà, được quan
niệm là nơi các "thần linh" về ngự để dự lễ, còn dựng cái
loa đan để đựng các thúc cúng, và có khúc cành cây gạo
chôn đứng. Tất cả đều được làm theo tập tục cổ truyền.
Nếu có được không gian cao và thoáng hơn, nếu cây nêu
giữ nguyên sắc màu và kích thưỏc như khi còn ỏ làng (cao
thêm chừng lm nữa), hẳn nó sẽ đẹp hổn nhiều.
Trong lễ hội đâm trâu, có âm thanh chiêng cồng và
trống, vừa gây không khí hào hứng, vừa giữ nhịp cho vũ
điệu tập thể, có nghi thức cầu khấn, có ăn uống đông vui.
Để ngưòi xem có được cảm nhận thực địa hơn, trên
màn hình nhỏ liên tục chiếu phim video quay cảnh lễ
hội đám trâu (của chung dân làng) ở ngưòi Bana thuộc
thị xã Kon Tum.
Sau đó là tủ trưng bày về sinh hoạt tín ngưđng - tôn
giáo. Cư dân nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me đều có tín
ngưỡng vạn vật hữu linh (đa thần giáo nguyên thuỷ). Theo

323
họ quan niệm, mọi vật đều gán vỏi siêu nhiên - nó mo hồ
như khái niệm "hồn" của ngưòi Kinh. Cùng vói niềm tin
đó, có rất nhiều bói toán và lễ nghi cầu cúng, hoặc của cá
nhân, gia đình, hoặc của cộng đồng dân làng. Thực hiện
các sinh hoạt tín ngưõng - tôn giáo, họ mong muốn tránh
rủi ro, tai hoạ, xin thần linh giúp cho may mắn, yên lành,
hoặc để tạ ơn thần linh đâ phù hộ họ. Đặc biệt, trong đó
ý nghĩa cầu mùa nổi bật nhu mối quan tâm hàng đầu của
họ, thể hiện khát vọng lúa tốt, bội thu, no đủ. Tuy tủ
không rộng để trưng bày nhiều, nhưng một số nét chung
cơ bản về tín nguõng - tôn giáo của các cư dân này đuộc
diễn đạt bàng cả bài viết trên panồ. Còn hiện vật, có thể
chia ra 5 loại: Thứ nhất là liên quan đến tín niệm về "hồn
lúa", "thần lúa" và hoạt động tôn giáo nhằm cầu mùa - Có
chiếc nồi đồng bé nhỏ dùng nấu cơm cúng trong lễ cơm
mói của ngưòi Hrê, chiếc gùi con dùng đựng thóc đi gieo
mạ trong ngày lễ đâm trâu cùa nhóm Xơ-đãng Mnâm. Thứ
hai, về việc thò cúng cầu may mắn, có một tượng gỗ nhỏ
khác hoạ hình tượng ngưòi đàn bà, mà tiếng Xo-đăng
Ca-dong ỏ Quảng Ngãi gọi là loang ngâu, được thò cúng
tại chân cột ỏ một góc sàn nhà ỏ, vối niềm tin bà ta gánh
chịu tất cả mọi rủi ro cho gia đình đó. Thứ ba, liên quan
đến tục thò cúng thần bản mệnh, có chiếc phễu nan đan
dùng đựng đồ vật thò cúng trong nhà theo tục của ngưòi
Bru-Vân Kiều. Thứ tư, liên quan đến tín niệm cầu sinh
sồi nảy nở, có khúc cây ngưòi Xơ-đăng Ca-dong ỏ Quảng

324
Nam dùng để thực hiện lễ thức vỏi con lợn mà họ sáp
giết thịt; bởi loại cây đó mọc nhanh, mau lỏn, và họ cầu
khẩn cho đàn lộn của mình cũng phát triển mạnh như
thế. Thứ năm, có những hiện vật trỏ lại vỏi lễ đâm trâu,
do vị trí quan trọng và tính đặc sác của loại lễ nghi này.
Cây nêu - cây cột lễ của ngưòi Ba-na ở Mang Yang đã
được dựng nguyên vẹn khi giới thiệu chuyên đề lễ hội
đâm trâu; đến đây chỉ trưng bày một số bộ phận lấy từ
cây nêu ỏ nơi khác: Một cành nhỏ trên cây nêu cùa
ngưòi Xtiêng, vỏi hình tượng tổ ong, dao xà-gạc, cái mõ,
cánh diều hâu, chim chèo bẻo, v.v. Một bộ phận tháo
ra từ thân cây nêu của ngưòi Xơ-đăng Ca-dong ở Quảng
Ngãi, với trang trí hình tượng ngọn rau dỏn và hoa văn
khắc vạch. Hình chim, ếch, cá, gùi đàn ông - đều đẽo
gọt tù gỗ - lấy từ cây nêu của ngưòi Xơ-đăng Ca-dong
ỏ Quảng Nam. Thêm nũa, còn có dao xà-gạc ngưòi Mạ
dùng chặt khoeo chân sau con trâu tế trưóc khi đâm
bàng giáo, có chiếc tù và bằng sừng trâu ngưòi Ba-na
vùng Mang Giang dùng thổi trong lễ hội đâm trâu cùa
cộng đồng làng.
Trên đưòng sang phần trưng bày về các tộc nói ngôn
ngữ Nam Đảo, ẩn trên tưòng bên phải có 3 tủ nhỏ nũa.
Tủ thứ nhất bày đồ đeo trang sức, nhưng mói chỉ là một
sổ đồ đeo ỏ tay và tai, còn trang sức đeo nói chung của
cư dân nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me thì phong phú hơn
nhiều. Bởi lẽ, trong nếp sống cồ truyền, họ ưa thích dùng
325
nhiều trang sức, và đó là một đặc điểm vốn có của họ.
Tính đa dạng văn hoá cũng thể hiện qua đồ trang sức, như
trong tủ giối thiệu: cùng là vòng đeo tay, có loại vòng đơn
(Xơ-đăng), có loại hình ống (Gié-Triêng, Ta-ôi); cùng
theo tục làm trễ dái tai xuống, có loại khuyên lỏn (Ta-ôi),
có loại hoa tai bằng ngà voi (Rơ-măm). Loại hoa tai như
thế đưộc nhiều tộc sử dụng, nó gắn liền vối tập quán "căng
tai" vốn phổ biến ỏ TS-TN. Trong khi đó, kiểu vòng hình
ống cũng từng là thứ trang sức có giá trị, dùng đeo ỏ tay
và ỏ chân, đặc biệt chiếc vòng của người Gié-Triêng và
Ta-ôi ở đây khiến ta liên tưỏng đến hiện vật cùng loại tìm
thấy trong một số di chỉ khảo cổ học thòi văn hoá Đông
Sơn, như ỏ mộ thuyền ở Việt Khê (Hải Phòng) cách ngày
nay khoảng 2415 năm, ỏ làng Vạc (Nghệ An) cách ngày
nay khoảng 1990 năm.
Tủ thứ hai giỏi thiệu 5 dạng tẩu hút thuốc chọn từ 5
tộc: Brâu (bàng đất nung), Co-tu (bằng gỗ, có ống dài
bằng trúc), Rơ-măm (bằng cây le), Mnông (bằng cây le),
và Xơ-đăng (bằng gỗ). Ỏ mỗi tộc có đồng thòi những dạng
tẩu khác nhau, không phải họ chỉ dùng một dạng tẩu như
trưng bày. Song, qua đó, muốn nói lên tính nhiều vẻ, nhiều
sác thái của các tộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khd-me TS-TN
thể hiện ỏ một loại hiện vật văn hoá là cái tẩu, mặc dù
tất cả họ đều chung tập quán hút thuốc lầ; đồng thòi cho
ngưòi xem thấy được một số kiểu làm đẹp theo thẩm mỹ
của ngưòi Thượng.

326
Tủ cuối cùng chỉ có 3 vật dụng nhỏ: hộp để đựng muối
cùa ngưồi Mnông, ống đựng đũa của ngưòi Cơ-ho, và cái
bàn cào 3 răng để chải sóng cỏ tranh trưỏc khi lợp nhà
của ngưòi Mnông. Cả 3 đều là đồ dùng rất đơn giản và
bình thuòng trong đòi sống, đều bằng tre, nhưng chúng
góp phần chúng tỏ thêm một nét đáng được khẳng định:
Văn hoá của cư dân nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me vùng
TS-TN thể hiện có thể qua những hiện vật thô sơ, mộc
mạc, rất gần gũi vỏi tự nhiên; nhưng mỗi hiện vật không
có giá trị đáng kể về kinh tế ấy lại hàm chứa giá trị vãn
hoá nhất định. Đối vỏi họ, chúng tiện lợi, cần thiết, hộp
lý, quen thuộc, v.v. Riêng ống đũa, chác chán đây là yếu
tố xuất hiện chưa lâu, bỏi các cư dân này đều có truyền
thống ăn bốc; song, sau khi đã tìm hiểu khắp gian trưng
bày, đến đây, từ những hình khác vạch trên ống mách bảo
ta 2 điều: 1) Đó là một kiéu trang trí dùng dao để tạo
hình, và 2) Họ muốn làm đẹp cho cả những vật dụng bình
dị của mình, đòi sống tinh thần của họ phong phú và giàu
có hon đòi sống vật chất của họ.
Do hạn chế này khác, những trưng bày hiện thòi trong
BTDTHVN chỉ như một số ví dụ, điểm xuyết về cu dân
nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me vùng TS-TN. Tuy nhiên, nó
cũng đủ để ngưòi xem có thể tìm hiểu được đáng kể về
con ngưòi và vãn hoá của họ - những tộc hậu duệ của lỏp
cư dân được coi "là những ngưòi đầu tiên lập nghiệp trên
bán đảo Đông Dương và có thể ỏ một số vùng miền tây

327
nam Trung Quốc"1. Là cu dân bản địa đầu tiên như thế,
họ có truyền thống văn hoá Đông Nam Ấ lục địa sâu đậm
khỏi đầu từ xa xãm trong lịch sử, đóng góp phong phú,
quan trọng vào nền vãn hoá chung của đại gia đình dân
tộc Việt Nam. Dến nay, họ vẫn bảo lưu được nhiều nét
cổ truyền, và một phần kho vốn văn hoá quí báu đáng
trân trọng của họ đang được bảo tồn, giỏi thiệu trong
BTDTHVN ỏ Hà Nội.

1. Dậng Nghiôm Vạn: Quan hệ giữa các tộc ngưòi trong một quốc gia
- dân tộc. Nxb Chính trị quốc gia, H., 1993, tr.96.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ
CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ

MÔN-KHO-ME m iền b ắ c q u a tr ư n g b à y
TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
• ■ ■ ■

VI VĂN AN

1. Đặt vấn đề:

Theo bảng danh mục thành phần các dân tộc ỏ Việt
Nam công bố năm 1979, nhóm ngôn ngữ Môn-Khdme
miền Bác gồm có 5 dân tộc: Khơ-mú, Xinh-mun, Mảng,
Kháng và O-đu. v ỏ i dân số chung khoảng 60.000 ngưòi,
địa bàn cư trú của các dân tộc này thuộc vùng rẻo giữa
và vùng cao, thuộc các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu,
Thanh Hoá và Nghệ An.
Những kết quả nghiên cứu dân tộc học cho thấy trù
dân tộc Khơ-mú, 4 dân tộc còn lại đều là những cư dân
bản địa ỏ miền Tây Bác và Thanh - Nghệ. Tuy nhiên, do
quá trình cư trú kề cận, xen kẽ lâu dài trên cùng một địa
bàn, cho nên họ chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn hoá Thái

329
rõ rệt; đồng thòi nhiều thành tố văn hoá của họ cũng đã
hội nhập vào đòi sống văn hoá của nguòi Thái láng giềng.
Mặc dù vậy, ỏ mỗi tộc ngưòi, một số nét văn hoá mang
tính đặc trưng vẫn được bảo lưu khá rõ nét, trong đó
những nét đặc trưng văn hoá tộc ngưòi thể hiện ở lĩnh vực
văn hoá vật chất của họ (nhà cửa, trang phục, phương tiện
vận chuyển..., đặc biệt là đồ gia dụng vổi các sản phẩm
đan từ mây, tre, nứa).
Tính đến tháng 10-1997, Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam (BTDTHVN) đã sưu tầm được 197 đơn vị hiện vật
về 5 dân tộc nói trên. Song, do không gian hạn hẹp, nên
chỉ trưng bày được 23 hiện vật, kèm theo là 2 panô giỏi
thiệu và 3 bài viết.
Vổi số lượng hiện vật đưộc trưng bày như hiện nay,
mặc dù đã thể hiện đưọc phần nào sác thái văn hoá của
các tộc Môn-Khơ-me ỏ miền Bắc, song rõ ràng việc trung
bày, giỏi thiệu còn chưa có hệ thống, chưa phản ánh đầy
đủ những nét văn hoá mang tính đặc trưng ở từng dân tộc.

2. Những đặc trưng văn hoá của các dân tộc nhỏm ngôn
ngứ Môn-Khơ-me miền Bắc qua trưng bày tại Bảo tàng

Như đã đề cập, một trong những nét đặc trưng văn


hoá tộc ngưòi còn thể hiện rõ nét nhất ở các tộc Môn-
Khơme miền Bác thể hiện ỏ các khía cạnh thuộc lĩnh
vực văn hoá vật chất. Đương nhiên, ngay ở lĩnh vực văn
hoá này của họ cũng đã có sự giao lưu, ảnh hưởng, tiếp

330
thu lẫn nhau, nhất là sự giao lưu, ảnh hưỏng với ngưòi
Thái trong vùng. Vì vậy, muốn hiểu được nhũng nét văn
hoá đặc trưng này, cần biết yếu tố truyền thống của nó
là gì? những hiện vật được trưng bày tại BTDTHVN hiện
nay phản ánh nét đặc trưng đó ra sao? Trưổc hết cần đề
cập đến yếu tố truyền thống trong văn hoá và đặc trưng
văn hoá tộc ngưòi được trưng bày trong bảo tàng.

2.1. Những yếu tố truyen thống trong văn hoá vật chất
- về các hoạt động kinh tế.
Cư trú trong môi trưòng cảnh quan của vùng rẻo giữa
và vùng cao, từ trưỏc tỏi nay, nông nghiệp trồng trọt vẫn
!à hoạt động kinh tế chính của các tộc ngưòi Môn-Khơme
miền Bác, trong đó canh nưong rẫy với phương thức phát
đốt, chọc lỗ và tra hạt giữ vai trò chủ đạo. Việc làm ruộng
tuy đã xuất hiện ỏ một số nơi nhưng hàu như không đáng
kể. Ngoài lúa nương là giống cây trồng chính, đồng bào
còn trồng thêm các loại hoa mầu (ngô, sán, khoai sọ...)
làm nguồn lương thực phụ. Công cụ sản xuất gồm rìu, dao,
cuốc, gậy chọc lỗ và hái nhát (nhíp). Cho đến nay, nhiều
nghi lễ liên quan đến nông nghiệp nương rẫy vẫn còn được
bảo lưu ỏ tất cả các tộc ngưòi này, trong đó đáng lưu ý là
tục cúng khoai sọ, cúng hồn lúa, mẹ lúa được xem như là
yếu tố của văn hoá bầu bí, khoai sọ xa xưa.
Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú ý đáng kể.
Săn bắn, hái lượm vẫn đóng vai trò không nhỏ trong đòi
sống kinh tế của họ.

331
Trong các nghề thủ công nghiệp, đan lát là nghề phát
triển hơn cả. Kỹ thuật đan khá cao, sản phẩm phong phú
và là vật phẩm trao đổi thường xuyên của họ vổi các dân
tộc trong vùng.
- về nhà của.
Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme miền Bác
đều có truyền thống ỏ nhà sàn, song kiểu cách và kỹ thuật
cất dựng cũng nbư cách bố trí mặt bàng sinh hoạt ỏ mỗi
dân tộc lại khác nhau. Dến nay, ngôi nhà sàn của ngưòi
Mảng vẫn còn rất đơn sơ, tạm bợ, kỹ thuật cất dụng chủ
yếu là dùng ngoãm, dây buộc. Ỏ các tộc còn lại, nhà cửa
đá khang trang hơn. Nhiều noi, đồng bào đâ làm nhà như
ngưòi Thái.
Về ngôi nhà sàn của các tộc Môn-Khơme miền Bắc,
đáng chú ý có hai kiểu sau đây:
+ Kiểu nhà hình mai rùa vỏi việc trang trí khau cút ỏ
đầu nóc. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, nhà hình
mai rùa vỏi biểu tượng khau cút chính là đặc trưng của
yếu tố Môn-Khơme, nhưng về sau nó đã được ngưòi Thái
Đen tiếp thu và phát triển lên trở thành biểu tượng văn hoá.
+ Kiểu nhà quay đầu hồi vào núi của ngưòi O-đu gọi
là Dinh luồng tẳng ) là một đặc trưng văn hoá khá độc
đáo mà hiện nay đã hoàn toàn biến mất. Nguyên nhân của
việc biến mất này đưộc giải thích bằng câu chuyện liên
quan đến việc Hổ mò vào nhà ban đêm để ăn thịt ngưòi.

332
- về y phục trang sức.
- Cho đến nay, hầu hết các tộc Môn-Khơme đều đã
ăn vận giống vổi ngưòi Thái, ngưòi Kinh. Tuy nhiên, riêng
y phục truyền thống của phụ nữ (Khơ-mú, Mảng) vẫn còn
thể hiện nét đặc trưng riêng của họ.
Trong bộ y phục truyền thống của ngưòi phụ nữ Khơ-
mú, đáng lưu ý là chiếc áo ngắn thắt eo. Phía trưổc ngực
có hàng khuy bằng bạc hay nhôm, hình chữ nhật, gọi là
quả pám; hai bên nẹp lại được đính thêm hai hàng cúc
bạc hay nhôm, hình tròn, chạy từ trên xuống dưối, khác
hẳn vỏi hai hàng cúc bạc ở chiếc áo của phụ nữ Thái. Ỏ
hầu hết các dân tộc Môn-Khơme, phụ nữ đều đội khăn
pỉêu giống chiếc khăn piêu của phụ nữ Thái Đen. Song,
riêng ỏ phụ nữ Khơ-mú, hai đầu chiếc khăn đen được can
vải đỏ rồi gắn tua. Khăn đuộc quấn quanh đầu theo hình
chóp nhọn.
Đồ trang sức độc đáo nhất của phụ nữ Khơ-mú là
sội dây chuyền bàng vỏ ốc được quấn quanh eo, bên
ngoài chiếc dây lưng. Liên quan vói trang sức của ngưòi
phụ nữ Khơ-mú phải kể thêm tục ãn trầu và nhuộm
răng đen mà đến nay nhiều nơi vẫn còn đưộc duy trì và
bảo lưu.
Đối vỏi phụ nữ Mảng, tính đặc trưng truyền thống
trong trang phục cần phải kể đến là thỏi quen quấn tấm
choàng của họ. Đây cũng chính là yếu tố đặc trưng trong
trang phục của cư dân Môn-Khơme nói chung.

333
Sau tấm choàng cần phải kể đến tục xăm cằm vốn rất
phổ biến ỏ nam nữ Mảng xưa kia. Theo quan niệm của
ngưòi Mảng, xăm cằm chẳng những thể hiện cái đẹp mà
còn là dấu hiệu nhận biết của tổ tiên khi lìa trần. Dây còn
là tàn dư của lễ thành đinh vốn tồn tại trong nhiều cư dân
thòi nguyên thuỷ.
- về phương tiện vận chuyển
Có thể nóigùỉ là phương tiện vận chuyển được sử dụng
phổ biến nhất ở các tộc Môn-Khơme miền Bấc.. Tuy nhiên,
mỗi dân tộc có nhiều loại gùi vỏi các kiểu dáng, hoa văn
khác nhau. Loại gùi đeo dây qua trán có ách tì vai phổ
biến ỏ ngưòi Kho-mú, Mảng, O-đu; loại gủi không có ách
tì vai phổ biến ỏ ngưòi Xinh-mun, Kháng. Riêng người
Kháng, Mảng còn biết kỹ thuật làm thuyền đuôi én và rất
giỏi đi thuyền trên sông nưỏc. ỏ một số nơi, thuyền còn
là phương tiện vận chuyển, đi lại phổ biến.
- về câng cụ sản xuất, đáng lưu lưu ý nhất là chiếc gậy
chọc lỗ của nguòi Khơ-mú có bộ phận phát ra âm thanh.
Gậy chọc lỗ tra hạt còn có loại dài, ngắn; loại có bịt sắt
và không bịt sắt. Có loại để dùng lâu năm, có loại chỉ dùng
một vụ...
Một trong nhũng nét văn hoá dân tộc độc đáo của
ngưòi Xinh-mun là tập quán sử dụng con so (khăn thó)
để làm quy ưỏc trong việc vay mượn. Con so là một đoạn
ống tre dài khoảng 50-60 cm, trên đó được khác thành các

334
vạch ngang hay vạch hình vuông làm dấu quy ưỏc. Thông
thưòng, mỗi vạch khác tương đương vổi một số tiền hay
bạc (có thể cả một gùi lúa). Khi ngưòi vay và nguòi cho
vay đã thoả thuận xong về số lượng vay, ngưòi ta chẻ đôi
đoạn ống tre để mỗi bên giũ một nửa. Đến hạn trả nộ,
hai nửa ống tre được khỏp nối vỏi nhau, nếu vạch khác
giống khổp nhau thì coi như việc trả nộ đã xong và
ngược lại. Trả nộ xong, ngưòi ta đem hai nửa ống tre
đó đốt phi tang. Mặc dù chỉ là một dụng cụ quy ưổc
thô sơ như vậy nhưng tính hiệu lực của nó rất được tin
cậy. Tập quán sử dụng con so có lẽ xuất hiện từ thòi xa
xưa trong xã hội của ngưòi Xinh-mun, khi mà các đơn
vị đo luòng: cân, đong, đo, đếm chưa phổ biến ở họ.
Ngày nay, ò một đôi noi ngưòi Xinh-mun vẫn duy trì
tập quán này.

2.2. Đặc trưng văn hoá tộc người được phản ánh qua
các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng
v ỏ i số lượng 23 hiện vật đang được trưng bày tại
BTDTHVN phản ánh như thế nào về đặc trưng văn hoá
(thuộc lĩnh vực văn hoá vật chất) của từng dân tộc?
- Dân tộc Khơ-mú có 7 hiện vật (trong tổng số 51 hiện
vật) đưộc trung bày trong hai tủ: một tủ gồm túi da thú
và bầu đựng thuốc súng; tủ thứ 2 gồm bộ y phục nữ,
khung dệt, giỏ đeo, giỏ đựng đồ dệt và chiếc gùi có dây
đeo qua trán.

335
Ỏ tủ thứ nhất, 2 hiện vật đó thuộc số vật dụng thường
được sử dụng trong hoạt động săn bắn của ngưòi Kho-mú.
Săn bắn và hái lượm đóng vai trò quan trọng trong đòi
sống kinh tế của họ. Việc săn bắn được tiến hành theo
mùa vỏi hai hình thức: sân cá nhân và săn tập thể. Săn cá
nhân thường liên quan đến một số kiêng kỵ nhất định như:
trưổc khi đi săn, ngưòi chồng kiêng "gần vợ", ngưòi vợ
không được hỏi chồng đi đâu, nếu có ai hỏi thì chỉ trả lòi
là đi rừng chứ không đưộc nói là đi săn. Đặc biệt, khi ra
khỏi bản, ngưòi đi săn thuòng tránh gặp nguòi qua đưòng
đé tránh phảị chào hỏi, kẻo sẽ gặp rủi ro, không may mán.
Mỗi lúc đi săr, ngưòi ta thưòng chọn ngày, giò xuất hành
căn cứ vào bảng tính ngày giò tốt, xấu gọi là cà ỉa hay còn
gọi theo tiếng Thái là lai nham (bảng ngày giò). Liên quan
đến hoạt động săn bát của nguòi Khơ-mú còn phải kể đến
việc chế tác các loại cạm bẫy, tên nỏ vỏi nhiều loại cớ
chức nãng, tác dụng khác nhau: bẫy kẹp, bẫy thắt cổ, bẫy
phóng lao, nỏ dùng tên tẩm thuốc độc, bẫy sập, cám
chông, dùng nhụa cây dính... Rất tiếc là do diện tích trưng
bày quá hẹp chúng ta chưa thể hiện đưọc bộ sưu tập về
vũ khí và các loại cạm bẫy của ngưòi Khơ-mú. Trong tưong
lai, cần thiết phải có những đột trưng bày hẹp theo chủ
đề về nội dung này.
+ Vê chiếc túi da thú.
Loại túi được dùng phổ biến của ngưòi thợ sán là túi
vải nhuộm nâu. Tuy nhiên, cũng có một số ngưòi sử dụng

336
da thú để làm túi đựng. Đây là loại túi được cát, khâu từ
da con cầy hoặc da con thỏ rùng. Túi hình vuông có nắp
đậy và được luồn dây đeo. Loại túi bằng da thú chỉ dùng
cho nam giỏi khi đi săn. Trong túi thưòng đựng nhiều thứ:
bùi nhùi, túi nhỏ bàng vải đựng gang vụn, kíp nổ, diêm
sinh, hộp đựng thuốc súng để chế đạn ghém và các đồ
dùng cá nhân khác như bật lửa, thuốc lào...
Túi làm bằng da thú vừa gọn nhẹ, vừa dễ luồn, lách,
chui rúc mà không sộ bị rách và lâu thấm nưỏc khi gặp
mưa. Ngưòi Khơ-mú quan niệm khi đi săn mang theo túi
da thú bên mình sẽ gặp may mán hơn, sát thú hơn. Khi
trỏ về, túi thuòng đuộc treo trên gác bếp để khô, tránh
trẻ em nghịch ngộm và đặc biệt phụ nữ không được sò
mó, đụng chạm vì sộ xúi quẩy.
+ về quả bầu đựng thuốc súng.
Đây là quả bầu khô, nhỏ tròn trịa, có hình cái nậm
rượu. Phần miệng được cát gọt, nắp đậy bằng một que gỗ -
tròn trông rất xinh xắn và gọn nhẹ. Bên trong thường chỉ
đựng thuốc súng để tránh mưa, không bị ẩm ưỏt. Tủ thứ
2 có chủ đề là trang phục của phụ nữ Kho-mú. Bộ y phục
phần nào đó dã có ảnh hưỏng bồi y phục của phụ nũ Thái.
Ỏ đây chiếc áo truyền thống màu đen, mặc ngắn và thắt
lấy eo với hàng quả pám hình chữ nhật bàng bạc hay nhôm
như đã trình bày ỏ phần đầu chưa được giỏi thiệu. Đặc
biệt, đồ trang sức độc đáo nhất của họ là sợi dây chuyền
bàng vỏ ốc hiện chưa sưu tầm được.

22 CCTMC 337
Bộ khung dệt truyền thống là yếu tố đặc trưng của các
tộc Môn-Khơ-me mà hiện nay chỉ có nguòi Khơmú bảo
lưu và sử dụng, v ỏ i công cụ thô sơ như vậy, nguòi ta chỉ
dệt được loại vải mộc trắng vỏi khổ rộng chừng 40cm. Dẫu
ràng, ngày nay ỏ nhiều địa phương, nghề dệt truyền thống
của ngưòi Khơ-mú đã bị mai một hoặc việc sử dụng bộ
khung dệt theo kiểu ngưòi Thái ngày càng phổ biến hdn,
song bộ khung dệt được trưng bày cũng phản ánh cuộc
sống du canh du cư của họ: Nó được chế tác đon giản,
gọn nhẹ, di chuyển thuận lợi và có thể ngồi dệt được bất
cứ khi nào, ở đâu, chứ không kềnh càng, cố định.
Bên cạnh khung dệt là hai chiếc giỏ được đan bằng
giang, nứa, dùng để đựng đồ nũ trang, kim chỉ khi khâu
vá hoặc dùng để đựng các con sợi khi dệt. Đây vừa là đồ
đựng vừa là một thứ trang sức của phụ nữ.
Sống ở môi trưòng rùng núi, gùi là phưong tiện vận
chuyển phổ biến nhất của ngưòi Khơ-mú. Ỏ mỗi địa
phương, ngưòi Kho-mú có tập quán và thói quen sử dụng
các kiểu gùi khác nhau. Tuy vậy, gùi đều thuòng được đan
bằng mây, tre, giang, rất dày và rất cồng phu. Gùi thưòng
có đáy vuông, miệng tròn loe, xung quanh có nẹp bàng
song hoặc thêm chân đế bằng gỗ, dùng được lâu năm. Có
2 loại gùi: loại đeo dây qua trán không có ách tì vai và
loại có thêm chiếc ách tì vai bằng gỗ. Tiện lợi của loại gùi
này là khi mỏi có thể thả dây đèo ỏ trán và chỉ sử dụng
đôi vai để gùi quà chiếc ách tì.

338
Gùi là sản phẩm của nghề đan lát, có giá trị sử dụng
trong gia đình và là vật trao đổi trong nội bộ cũng như
vỏi các dân tộc trong vùng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực
sự trỏ thành một sản phẩm có tính hàng hoá.
- Dân tộc Kháng có 6/76 hiện vật được trưng bày trong
2 tủ: tủ thứ nhất gồm bầu đựng cơm và bầu đựng nưđc
cay; tủ thứ 2 gồm giỏ đeo của phụ nữ, ếp đựng cơm, giỏ
cá và bem đựng quần áo.
Cả hai hiện vật ỏ tủ thứ nhất đều được chế tác từ vỏ
quả bầu khô. Việc sử dụng vỏ bầu trong đòi sống sinh
hoạt là một tập quán phổ biến của nhiều cư dân ỏ nưổc
ta. Phổ biến hơn cả là dùng vỏ bầu khô để đựng nưổc,
đựng hạt giống. Ỏ các tộc Môn-Khơme miền Bắc, vỏ bầu
khô còn được dùng để đựng cơm. Quả bàu được chọn phải
tròn, to vừa phải. Ngưòi ta cát bỏ 1/3 phía cuống rồi dùi
lỗ ỏ hai bên sát miệng, sau đó luồn dây qua một cái nắp
đậy là tấm gổ hình tròn đé treo hay để xách tay. Đây là
kiểu chế tác và sử dụng chỉ thấy ỏ các tộc Môn-Khơme
miền Bác. Riêng ỏ ngưòi Khơ-mú, vỏ bầu khô còn là vật
thiêng thường được treo ở cột nhà trong gian có bàn thò.
Theo quan niệm của họ, quả bầu là noi sinh ra loài ngưòi,
trong đó có tổ tiên của ngưòi Kho-mú.
Một nét văn hoá khá độc đáo của ngưòi Kháng là bầu
đựng nưỏc cay. Đây là hiện vật gắn vỏi tục Tu mui (uống
nưỏc bàng mũi) mà dân gian ngưòi Việt gọi là tục Tị ẩm.

339
Hiện vật này gồm một vỏ bầu khô để nguyên cuống, phần
miệng đưọc khoét rỗng, phần cuống đưộc gắn thêm một
đoạn ống nứa khô. Khi sử dụng, nguòi ta đổ một loại hỗn
hộp nưỏc cay (chế từ hành, tỏi, nưốc măng chua...) vào
bàu ống rồi uống qua đưòng mũi. Hỗn họp nưỏc cay này
có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh (nhức đầu, sổ
mũi, mệt mỏi) rất công hiệu. Ngày nay, tục Tu mui hàu
như chỉ còn rơi rỏt lại ỏ một đôi noi và chi có lổp người
già còn biết tỏi.
4 hiện vật của nguòi Kháng ỏ tủ thứ 2 cũng là những
đồ gia dụng phổ biến của các tộc Môn-Khome miền Bác.
Đó là nhũng sản phẩm của nghề đan lát, không chỉ có giá
trị sử dụng, mà còn có ý nghĩa như một thú trang sức (giỏ
đeo) của các thiếu nữ. Ò đây, chúng tôi muốn đề cập tỏi
chiếc hòm đựng quần áo mà ngưòi Kháng gọi là Bem -
một loại đồ đựng đưộc xem như thứ tài sản trong gia đình
của họ. Bem có hình trụ đứng, được đan từ sợi mây, gồm
ba lóp: lỏp trong cùng bằng sội giang đan hình mát cáo,
lỏp giữa được ken xếp bằng một loại lá khô gọi là lá khem
và lốp ngoài cùng bàng sội mây đan ỉóng đôi. Nắp Bem
có hình bình hành, xung quanh thân được nẹp đai có quai
xách và chỗ đé cài khoá. Bem là đồ đựng trong nhà, được
xem như tiêu chí để phân biệt sự giàu nghèo trong các gia
đình ngưòi Kháng. Bem cũng còn là tiêu chuẩn đánh giá
bàn tay khéo léo của các chàng trai ngưòi Kháng; là của
hồi môn không thể thiếu khi các thiếu nữ về nhà chồng.

340
Cho đến nay, Bem vẫn được ngưòi Kháng sử dụng phổ
biến và đôi khi còn là sản phẩm trao đổi giữa họ vỏi các
dân tộc trong vùng.
- Dân tộc Xinh-mun có 4/36 hiện vật được trưng bày
trong 2 tủ: một tủ có chiếc giỏ cá và tủ kia có mõ trâu,
đó cá và giỏ đựng hạt giống. Trong 4 hiện vật được trưng
bày của họ, chúng tôi muốn lưu ý đến chiếc giỏ cá - một
hiện vật tương đối tiêu biểu. Tuy nhiên, chỉ vổi một hiện
vật như vậy chắc chán chưa thể phản ánh đầy đủ sắc thái
văn hoá của họ mà chỉ thể hiện một khía cạnh nhỏ của
đồ đựng dùng trong việc đánh bát cá mà thôi. Trong thực
tế, người Xinh-raun còn sử dụng nhiều loại giỏ cá nũa vỏi
kiểu cách đan và hình dáng khác nhau. Tuy thế, vỏi cách
đan kiểu lóng mốt, mắt thua, hình bình hành, miệng tròn
có nắp đậy và đưộc luồn dây đeo như vậy cũng là nét độc
đáo không phải dân tộc nào cũng quen dùng. Loại giỏ này
được sử dụng trong việc đánh bắt cá, dành cho nam, nữ,
kể cả trẻ em. Dặc biệt khi đi quăng chài, thả lưối, vỏi mát
đan thưa như vậy, ngưòi ta đeo nó sau hông hoặc khoác
ỏ vai cũng rất tiện lợi khi ngụp lặn.
- Dân tộc Mảng có 3/26 hiện vật được trưng bày, ỏ
một tù, vỏi chủ đề trang phục của phụ nữ. Đây là một
trong nhũng tộc Môn-Khơme ỏ miền Bác còn bảo lưu được
khá đậm nét sác thái văn hoá tộc nguòi qua bộ trang phục
nữ. Bộ trang phục phụ nữ ngưòi Mảng gồm áo, váy, xà
cạp và các đồ trang sức. Nếu xem xét kỹ, có thể thấy y

341
phục truyền thống của phụ nữ Mảng không hoàn toàn
giống vối y phục của phụ nữ Thái Tây Bắc. Nhưng có lẽ
độc đáo nhất vẫn là tấm choàng, gồm hai mảnh vải mầu
trắng ghép lại vỏi nhau thành hình chữ nhật. Đưòng ghép
được thêu bàng chỉ đỏ, bốn góc có trang trí hoa vãn hình
học. Tấm choàng dùng để quấn quanh thân tù ngực trở
xuống và nó được phụ nữ Mảng dùng mọi noi, mọi lúc, kể
cả khi đi làm.
Do nghề dệt của họ đã bị mai một, ngày nay ngưòi
Mảng chỉ mua hoặc đổi lấy vải của ngưòi Thái về cắt may
tấm choàng và làm xà cạp.
Tập quán để đầu trần, tóc được buộc thành túm trên
đỉnh đầu bằng dây vải đính hạt cưòm rồi thả buông sau
gáy hoặc hai bên trưốc ngực cũng là một nét đặc trưng
của phụ nữ Mảng, không giống vổi cách xử lý đầu tóc của
phụ nữ các tộc Môn-Khơme ở Tây Bác. Như vậy, cho dù
chịu ảnh hưỏng của văn hoá Thái nhưng chúng ta vẫn dễ
dàng nhận ra nét văn hoá đặc trưng Mảng qua trang phục
của ngưòi phụ nữ.
- Dân tộc ơ -đ u có 3/8 hiện vật được trưng bày, tập
trung ỏ một tủ, gồm: Giỏ cá, ống đựng tiền và giỏ đựng
thóc tra hạt.
Trên thực tế, 3 hiện vật này chưa phản ánh đước sắc
thái văn hoá của họ, chúng chỉ thể hiện những yếu tổ đặc
trưng của văn hoá vùng, sự giao lưu cũng như những yếu

342
tố vay muộn lẫn nhau giữa các tộc ngưồi trong vùng. Ỏ
đây kiểu cách và hình dáng của chiếc giỏ cá khác hẳn vối
chiếc giỏ cá của các tộc Môn-Khơme ở Tây Bác, nhưng lại
là loại giỏ được dùng phổ biến không chỉ đối vỏi nguòi
O-đu, mà còn cả vói ngưòi Khơ-mú, ngưòi Thái ở Nghệ An.
Đối với ngưòi O-đu, do số lượng dân số quá ít (194
ngưòi), bản thân họ lại chịu ảnh hưỏng sâu sắc bỏi văn
hoá Khơ-mú và Thái, từ ngôn ngữ cho đến phong tục
tập quán, cho nên việc nghiên cứu sưu tầm cũng như
trưng bày giới thiệu những hiện vật mang tính đặc trưng
tộc ngưòi của họ là rất khó khăn. Vì thế, việc giỏi thiệu
bản sắc vãn hoá của ngưòi O-đu nên huóng vào chủ đề lễ
hội, tập tục (qua băng hình) mà hiện còn được họ bảo
lưu, duy trì.

3. Vài nhận xét và đề xuất


- Từ những cứ liệu được trình bày trên đây về nhũng
yếu tố văn hoá tộc ngưồi tiêu biểu nhất thuộc các khía
cạnh văn hoá vật chất của các dân tộc thuộc nhóm ngôn
ngũ Môn-Khome ở miền Bắc; vỏi 23 hiện vật đã đưộc
trưng bầy tại BTDTHVN rõ ràng những hiện vật này mói
thể hiện được một phần rất nhỏ đặc trưng văn hoá, chưa
phản ánh một cách đầy đủ bản sắc văn hoá tộc ngưòi của
họ. Nói một cách khác, nếu xét theo từng dân tộc thì
nhũng hiện vật được trung bày chưa thể hiện được những
gì là đặc trưng nhắt trong văn hoá vật chất của các cư dân .

343
này, để từ đó cho thấy những yếu tố Môn-Khome trong
vãn hoá của họ.
- Chính vì thế, trong tương lai cần phải có những đợt
sưu tầm, thu thập thêm hiện vật tiêu biểu và đặc trưng
của họ nhàm phục vụ cho việc nghiên cứu cũng như trưng
bày, giỏi thiệu về họ.
- Trưỏc hết, có thể tiến hành trưng bày theo từng
chuyên đề hẹp, như nghề đan lát, bao gồm kỹ thuật đan,
hoa văn trang trí, nguyên liệu, sản phẩm và trao đổi... để
thấy được yếu tố đặc trưng truyền thống cũng như sự giao
lưu, vay mượn giữa các dân tộc trong nhóm và trong vùng
cư trú. Cùng vỏi việc trưng bày giỏi thiệu các sản phẩm
đan lát, cần phải có các bài viết giổi thiệu, panô, ấn phẩm,
các băng hình, ảnh chụp mô tả các công đoạn trong chu
trình chế tác, sản xuất.
- Ngoài việc trưng bày các hiện vật thuộc lĩnh vực vãn
hoá vật chất , cần quay phim chụp ảnh giỏi thiệu về các
lễ hội, phong tục tập quán tiêu biểu và đặc trung của họ,
nhất là các lễ nghi tín nguõng liên quan đến nông nghiệp,
nghi lễ dòng họ ồ các tộc này.

344
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG TRƯNG BÀY
t ■

ỏ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM


t • •

PHẠM VÃN DƯƠNG

Công tác trưng bày có ý nghĩa quyết định các hoạt


động của bảo tàng. Trưng bày là cầu nối giữa thành quả
nghiên cứu, sưu tầm và bảo quản hiện vật với đói tượng
phục vụ là công chúng.
Công tác trưng bày không chỉ đơn thuần là sự chuyển
tải nội dung hay ý nghĩa của các hiện vật bảo tàng mà nó
còn đòi hỏi những yêu cầu về thẩm mỹ thể hiện qua các
giải pháp và phương tiện trưng bày là hệ thống tủ kính,
giá kệ, âm thanh, áng sáng... Nó còn là sự kết hợp hài hoà
giữa nội dung khoa học với giải pháp thẩm mỹ thể hiện
qua thiết kế nội thất của từng gian trưng bày, qua nghệ
thuật bày đặt các hiện vật.
Thực tế cho thấy, có một phòng trưng bày đạt tiêu
chuẩn thẩm mỹ sẽ đem lại sự hứng thú, gây được ấn tượng
cho ngưòi xem, tránh những cảm giác nhàm chán, và như
vậy nội dung trưng bày mổi có tác dụng.

345
Công tác trưng bày ỏ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
(BT.DTHVN) được tiến hành đồng thòi vổi quá trình xây
dựng nhà bảo tàng. Có thể đánh dấu bưổc khỏi đầu của
công tác này bàng việc xây dựng đề cương khoa học, trên
cơ sở đó, các giải pháp cho trưng bày mổi đuờc thiết kế
sáng tạo. Công tác trưng bày ỏ BT.DTHVN là sự kết
• hộp trí tuệ của những chuyên gia trên các lĩnh vực
nghiên cúu dân tộc học, nghiên cứu bảo tàng học, kiến
trúc và nội thất...

1. Xây dựng đề cương khoa học cho trưng bày

Đề cương khoa học cho trưng bày của BT.DTHVN


được xây dựng trên cơ sỏ nhũng thành quả nghiên cứu của
ngành dân tộc học, đặc biệt ỏ lĩnh vực văn hoá vật chất.
Trong sự đa dạng của văn hoá các tộc ngưòi thể hiện trên
muôn mặt của đòi sống dưỏi nhiều chất liệu khác nhau,
việc xây dựng đề cương trưng bày không chỉ đảm bảo yếu
tố đặc trưng, tiêu biểu của từng đân tộc, mà phải đem đến
cho công chúng một cái nhìn bao quát trong sự đa dạng
đó. Chúng ta đã quen vổi nhiều phòng trưng bày ở dạng
sưu tập, hay theo tiến trình lịch sử ỏ một số bảo tàng.
Chúng ta không phủ nhận tính hiệu quả của các phương
pháp đó. Song đối vỏi bảo tàng của chúng ta, để có thể
giỏi thiệu được tính thống nhất trong sự đa dạng của văn
hoá 54 dân tộc thì giải pháp trưng bày theo nhóm ngôn
ngũ, kết hộp vói khu vục đã thực sự có hiệu quả. Ò phưong

346
pháp trưng bày này tránh được sự lặp lại bỏi tính tương
đồng về văn hoá của các tộc nguồi trong cùng một nhóm
ngôn ngữ. Và lợi thế hơn là có thể giỏi thiệu những nét
tiêu biểu hay những giá trị mang tính đặc trưng có ỏ dân
tộc này mà khoong có ỏ dân tộc kia, hay có ỏ nhóm địa
phương này mà không thấy ỏ nhóm địa phương khác, mặc
dù họ có chung ngôn ngữ, hay cùng một dân tộc.
Việc xây dựng đề cương trưng bày không chỉ thuần tuý
khoa học dân tộc học mà phải đáp các yêu ầu về bảo tàng
học. Nghĩa là đề cương khoa học đó có thể cụ thể hoá
bàng các phòng trưng bày vổi những hiện vật trong điều
kiện sẵn có của bảo tàng. Đề cương khoa học sát vỏi thực
tế sẽ mang lại sự hộp lý trong trưng bày và sự hộp lý đó
tạo điều kiện thuận lợi để ngưòi xem có thể tiếp nhận
đưộc những thông điệp mà bảo tàng muốn gửi tỏi công
chúng thông qua các hiện vật. Tính hấp dẫn ở các phần
trưng bày không chỉ bỏi các giải pháp về kỹ thuật như hệ
thống tủ kính đẹp hay ánh sáng hộp lý, mà nó còn phải
thể hiện bỏi chính những hiện vật và các thông tin hàm
chứa trong nó. Chúng ta có thể gọi giải pháp trung bày
này là "Trưng bày nghiên cứu". Tại sao lại như vậy? Trong
nhiều phàn trưng bày chúng ta đã thể hiện các bưỏc tiến
chuyển của hiện vật sự kiện, chúng ta đâ đặt hiện vật trong
mối quan hệ hàm chứa nhiều thông tin mang tính nghiên
cứu. Ví dụ: ỏ phần giỏi thiệu về nghệ thuật dân gian tranh
Dông Hồ hay k ỹ thuật in sáp ong, kỹ thuật đúc đồng, kỹ

347
thuật làm gốm v.v... Trưng bày nghiên cứu đã chỉ ra cho
ngưòi xem cả một dây truyền kỹ thuật hoàn hảo để có một
hiện vật hoàn chỉnh là bức tranh hay những chiếc váy...
Việc xây dựng đề cương khoa học phải dựa trên kết
quả của công tác nghiên cứu và sưu tầm ỏ cả hiện tại và
tưong lai. Có như vậy mỏi mở ra hưỏng hoạt động lâu dài
và mang tính xã hội hoá của bảo tàng.

2. Xây dựng kế hoạch trưng bày chi tiết

Kế hoạch trưng bày chi tiết có ý nghĩa cụ thể hoá đề


cương trưng bày và những ý tưỏng về mỹ thuật và kỹ thuật.
Kế hoạch trưng bày chi tiết giúp ngưòi điều hành bảo
tàng điều tiết và làm chủ được tiến độ trưng bày. Do vậy,
nó phải đưộc xây dụng dựa trên tiềm lực thực có về nhân
lực và phẩm chất của họ. Kế hoạch trung bày chi tiết phải
chỉ ra được các bưỏc tiến hành trưng bày ỏ từng vị trí cụ
thể của nhà trưng bày và các khâu công tác liên quan đến
nó, như việc làm sạch hiện vật trưng bày của bộ phận bảo
quản hay tiến độ cùa bộ phận kỹ thuật, tủ kính, giá kệ và
ánh sáng... Phải tránh được sự chồng chéo ỏ các khâu, tạo
ra được sự hài hoà, lôgic, như vậy sẽ tránh được sự lãng
phí thòi gian và sức lực.
Kế hoạch trưng bày chi tiết phải vạch rõ các bưổc tiến
hành, từ trưng bày thử rút kinh nghiệm đến trung bày
chính thức, để tìm ra nhũng vấn đề mỏi nảy sinh ngoài dự

348
kiến. Trong từng phần trưng bày, các khâu công việc phải
được sáp xếp hộp lý như việc đưa hiện vật vào tủ kính hay
treo hệ thống panô, gắn êtikét không thé tiến hành đồng
thòi một lúc mà phải phân chia ra tùng giai đoạn khác
nhau. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng sai sót ở một
công đoạn hay nếu có sự thay đổi thì các công đoạn khác
cũng phải thụ động chuyển theo.
Trong kế hoạch trưng bày chi tiết đã có sự phân chia
ra từng nhóm công việc và ngưòi phụ trách. Do vậy các
bộ phận không bị thụ động đợi chò để ảnh hưỏng đến tiến
độ. Kế hoạch trung bày chi tiết chuẩn bị tốt bao nhiêu sẽ
thuận lợi cho nguòi thực hiện và ngưòi kiểm soát tiến độ
bấy nhiêu. Ngoài nhóm xếp đặt hiện vật đơn giản phải có
những nhóm thọ lành nghề phụ trách những phần trưng
bày phức tạp, đó việc gắn những hiện vật ỏ vị trí khó, hay
việc tạo những giá đõ cho phù hộp vổi hình khối của hiện
vật đòi hỏi sự sáng tạo và tỉ mỉ trong từng chi tiết.
Những ngưòi tham gia thực hiện phải nắm được tiến
độ của công việc trong từng ngày, thậm chí tùng giò và
rút kinh nghiệm sau một ngày làm việc, nắm bắt được khối
lượng công việc đã giải quyết hay những đòi hỏi về kỹ
thuật, để hạn chế sự thụ động .
Xác định công việc trưng bày là yếu tố quyết định đến
các hoạt động khác của bảo tàng trưôc và sau mỏ cửa. Do
đó công việc trưng bày đòi hỏi kỷ luật lao động cao, không

349
cho phép sai sót lỏn. Sai sót trong trưng bày sẽ kéo theo
các bộ phận khác từ nghiên cứu đến bảo quàn và giáo dục
tuyên truyền.

3. Lựa chọn hiện vật cho trưng bày

Trên cơ cở đề cưong khoa học, việc lựa chọn hiện vật


tiến hành theo 3 bưốc:
Bưóc 1: Do các nhà nghiên cứu phụ trách nội dung
của từng phần trưng bày chịu trách nhiệm lựa chọn.
Bưóc 2: Trên cơ sỏ hiện vật chọn lựa bưóc 1, các nhà
nghiên cứu phụ trách các phần nội dung thảo luận cùng
chuyên gia bảo tàng và kiến trúc nội thất.
Bước 3: Thảo luận giữa Hội đồng khoa học cùng các
chuyên gia để thống nhất lần cuối cho từng nội dung
trưng bày.

Các tiêu chuẩn:


Các hiện vật trong trưng bày phải là hiện vật bảo tàng
và đảm bảo yếu tố nguyên gốc, đáp ứng được yêu càu của
đề cương khoa học. Từng hiện vật trưng bày phải đảm bảo
tính đặc trưng của vãn hoá tộc ngưòi. Trong phạm vi trưng
bày đưộc giới hạn, chúng ta không thể giỏi thiệu được tất
cả. Do đó xác định yếu tố tiêu biểu của hiện vật cho từng
dân tộc, thậm chí từng nhóm địa phương là công việc thuộc
về các nhà nghiên cứu.

350
Hiện vật được lựa chọn trưng bày còn phải đáp ứng
các yêu cầu về thẩm mỹ, trong số các hiện vật đồng loại
cần lựa chọn những hiện vật có nét nổi của hình thể, kích
cõ, đặc trưng cho tính tinh xảo, hoặc khoẻ khoắn. Hạn
chế tối thiểu hiện vật phục chế, hiện vật làm lại hay hiện
vật không còn nguyên vẹn, thiếu thông tin khoa học.

4. Các giải pháp kỹ thuật cho trưng bày

Tuy hiện vật gốc có ý nghĩa quyết định cho công tác
trưng bày nhưng những yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật thể hiện
qua thiết kế nội thất phòng trưng bày, qua nghệ thuật bày
đặt các hiện vật, qua hệ thống ánh sáng... đó là phương
tiện để chuyển tải nội dung hay ý tưỏng của đề cương khoa
học trưng bày. Tính hấp dẫn bỏi các giải pháp thẩm mỹ
sẽ tạo ra cảm xúc cho công chúng, từ cảm xúc đó đã kích
thích sự tìm tòi, sự chú ý đến các hiện vật được trưng bày,
qua đó những ý nghĩa hay những thồng tin của hiện vật
sẽ có tác động tích cực đến ngưòi xem.
Giải pháp về phương tiện trưng bày:
Phưong tiện trưng bày bao gòm phần nội thất của nhà
trưng bày và các hệ thống, tủ kính giá kệ, manổcanh, hệ
thống âm thanh, ánh sáng, viđêô, phim đèn chiếu v.v... Nó
là phương tiện bổ trộ đắc lực tạo nên sự hấp dẫn của bào
tàng nếu phuong tiện đó được sử dụng khoa học. Ỏ Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam, sự thống nhất các hệ thống,

351
phương tiện trưng bày như tủ kính, giá kệ vỏi hình khối,
kiểu dáng, màu sắc của nó được đặt trong sự tương quan
vỏi hình khối, màu sắc, chất liệu của hiện vật, có tác dụng
tôn giá trị của hiện vật. Mặc dù phương tiện được sử dụng
tương đối hiện đại nhưng vẫn không làm lấn át. Việc sừ
dụng manơcanh trong thực tế rất phù hợp vỏi ý đồ giỏi
thiệu nội dung của từng loại hiện vật hay từng phần trưng
bày. Ví dụ, những manơcanh có tỷ lệ cơ thể như nguòi
thật, chi được sử dụng ở những phần tái tạo nhàm mục
đích giổi thiệu một quang cảnh sinh hoạt hay một lát cát
của các nghi lễ v.v... giúp ngưòi xem có thể thấy đuợc
khồng chỉ ở trang phục, mà ỏ các các động tác của họ. Ví
dụ nhu tái tạo lễ Lẩu then ỏ phần Tày - Thái, Lễ cấp sác
ở phần Hmông - Dao, hay tái tạo nghề làm nón ỏ phần
ngưòi Việt v.v... Ỏ những tủ kính, vói ý đồ giỏi thiệu về
trang phục của các dân tộc thì manơcanh chỉ đưộc sử dụng
dưổi dạng mô hình, phương pháp này có tác dụng định
hưổng cho ngưòi xem những vấn đề về nội dung khoa học,
ý nghĩa của từng loại hiện vật mà bảo tàng muốn giổi thiệu
vỏi công chúng. Phương pháp sử dụng ánh sáng trong nhà
trưng bày của bảo tàng không chỉ nhằm mục đích đáp úng
những yêu cầu về cưòng độ ánh sáng để giúp ngưòi xem
không bị căng thẳng do thiếu sáng hay thừa sáng mà cồn
tạo ra các yếu tố thẩm mỹ làm đẹp cho hiện vật. Như, việc
hạn chế sử dụng ánh sáng tự nhiên để tạo ra một không
gian mò trong nhà trưng bày rồi áp dụng chiếu sáng nhân

352
tạo bàng hệ thống đèn vào các hiện vật, tù kính. Trong
thực tê đã đạt đưộc hiệu quả thẩm mỹ cao, hiện vật được
nổi rỏ hình khối dưới tác động của ánh sáng. Qua đó, đã
gây đưộc cảm xúc thẩm mỹ cho công chúng.
Trưng bày da diện
Chúng ta có thể bắt gặp nhiều hình thức trưng bày
trong bảo tàng, hiện vật không chỉ đuộc đặt trên giá kệ
hay trong tù kính hoặc trên trên vách đổ ngưòi xem có
thể tiếp cận hiện vật ỏ nhiều góc độ. Những ngưòi thiết
kế trưng bày đã sử dụng phiídng pháp trung bày đa diện,
hiện vật có thể được treo trên khoảng không của nhà trưng
bày và cũng có thể được treo trong khoảng không của các
tủ kính . Ỏ các vị trí như vậy, đều tạo được những yếu tố
hứng thú bát ngờ cho ngưòi xem...
Giải pháp sứ dụng tài liệu khoa học phụ
Hệ thống tài liệu khoa học phụ là các panô, áp phích,
etikét, ảnh minh hoạ, mô hình, so đồ, biểu đồ... nó có ý
nghĩa lý giải giúp ngưòi xem có thể hiểu được những giá
trị hàm chứa trong từng hiện vật để ngưòi xem có thể hiểu
đuúc đòi sống của hiện vật trong thực tế dồi thưòng. Hệ
thống panô giúp ngưòi nguòi xem nắm bắt nhũng ý tưỏng
về nội dung của từng phàn trưng bày... Qua hệ thống tài
liệu khoa học phụ này nhằm thoả mãn những yêu cầu về
tìm hiểu, nghiên cứu của ngưòi xem. Tuy nhiên, việc sử
đụng tài liệu khoa học phụ trong bảo tàng phải có định

r.ì CCTNC 353


lưọng nhất định, đặt nó trong mối tương quan vối hiện vật
được trưng bày nhàm tránh tình trạng tài liệu khoa học
phụ lấn át hay chiếm ưu thế hơn so vói hiện vật trưng bày.
ỏ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hệ thống tài liệu khoa
học phụ được sử lý chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.
Các hệ thống panô được quy định những nội dung liên
quan đến hiện vật và định lượng từ hợp lý, trên từng panô
đều phải đáp ứng các yêu cầu khoa học về tâm sinh lý,
sức khoẻ của ngưòi xem. Ngưòi ta sẽ phải đọc nhiều bỏi
hệ thống những bài giỏi thiệu quá dài hay phải say sưa
quan sát các loại pa-nô, áp phích. Nhu vậy, hệ thống hiện
vật trưng bày sẽ không phát huy được tác dụng .

5. Lên Ma két trưng bày chi tiết


Ma két trưng bày chi tiết được thể hiện ở các bản vẽ
kỹ thuật cho từng hiện vật, từng tủ kính hay từng phòng
trung bày và cả bảo tàng. Tù ý tưỏng trưng bày đến đề
cương khoa học và được cụ thể hoá bằng số lượng hiện
vật đã đưọc chọn lựa. Ngưòi thiết kế ma két đòi hỏi
phải có kiến thức về mỹ thuật, kiến trúc. Ỏ Bảo tàng
Dân tộc học để xác định vị trí cho một hiện vật trong
tủ kính hay nhà trưng bày đều được thiết kế trên bản
vẽ chi tiết. Do vậy nhũng thông tin về hiện vật rất quan
trọng, ví dụ tù kích thưỏc đến hình khối hay những
khuyết tật của hiện vật cũng được chú ý khi thiết kế ma
két trưng bày. Ỏ công đoạn này có nhiều hiện vật đưộc

354
thay thê chỉnh lý hay phục chế để không những đáp ứng
nội dung khoa học mà còn đảm bảo các yêu càu về kỹ
thuật, mỹ thuật...
Các hệ thống ma két được duyệt và sửa chữa nhiều
lần để đi đến sự thống nhất đòi hỏi trí tuệ của tập thể các
nhà khoa học dân tộc học, bảo tàng học và các chuyên gia
kiến trúc, mỹ thuật. Chính nhò áp dụng phương pháp làm
việc như vậy mà bảo tàng đã có sụ thống nhất cao cho các
giải pháp trưng bày ngay từ trên ma két. Ví dụ trong thực
tể có những hiện vật đã được các nhà nghiên cứu lựa chọn
nhưng trong quá trình thiết kế ma két các chuyên gia kiến
trú và mỹ thuật tháy ràng sử dụng hiện vật đó hiệu quả
thẩm mv sẽ hạn chế, họ có thể yêu cầu sự cân nhác của
các nhà nghiên cứu để có thể thay thế bằng hiện vật có
nội dung khoa học tương tự.
Trorìg kế hoạch trưng bày chi tiết đã tính trưổc những
yếu tố tạo sự linh hoạt và thoải mái cho ngưòi xem, ví dụ:
trong từng phần trưng bày ngưòi xem phải đuộc quan sát
hiện vật ỏ các tư thế khác nhau, tránh cho nguòi xem các
tư thế ngò bò kéo dài như họ phải cúi nhiều hay ngẩng
đâu nhiều. Một giải pháp trưng bày tạo sự thư giãn cho
công chủng trong hành trình tham quan bảo tàng là các
phần tái tạo. 0 các phần này họ được thoải mái hon khi
ngắm nhìn các manơcanh có vóc dáng giống ngưồi thật tái
hiện lại một khoảnh khắc hay một sự kiện của cuộc sống
một cách ngộ nghĩnh.
355
6. Các bước tiến hành trưng bày

a. Trưng bày rút kinh nghiệm


Công tác chuẩn bị
Do hạn chế về thòi gian trưng bày chì trong một tháng
với diện tích trung bày 2500m2 và hàng trăm hiện vật,
chưa kể các tái tạo vỏi yêu càu kỹ thuật và mỹ thuật tỷ
mỷ, chính xác từng chi tiết. Trong thực ế, công tác trưng
bày đã tuân thủ được các yêu cầu về nội dung khoa học,
các giải pháp kỹ, mỹ thuật và tiến độ. Sự phân công thành
các nhóm phụ trách từng phần việc khác nhau trong quá
trình thi công đã mang lại hiệu quả cao về chất luộng và
tiến độ.
Nhóml: Đảm nhiệm công việc chuẩn bị các điều kiện
về hiện vật như hệ thống giá đõ, hệ thống manơcanh...
dựa trên cơ sỏ các bản vẽ thiết kế để mặc trang phục và
tạo tư thế cho manơcanh. Trong quá trình làm việc đã có
sự kết hợp vổi các nhà nghiên cứu để đảm bảo tính chính
xác về nội dung khoa học đến tùng chi tiết như cách quán
khăn, đội mũ, đeo trang sức, mặc váy, khố... phải tuân thủ
theo tập quán của từng nhóm địa phương hay từng tộc
ngưòi, tuyệt đối không được sáng tạo thêm các chi tiết
nhàm đơn giản hoá công việc của mình. Trong quá trình
chuẩn bị cần lưu ý sử dụng các liệu phụ như giấy lót, chỉ
khâu, băng ghim... phải chú trọng tính bền vững và thành
phần cơ hoá của nó, có tác động bất lợi cho hiện vật trong

356
điều kiện trưng bày, không dễ dàng bảo quản và thay thế.
Các vật liệu phụ có tác dụng định vị tu thế của hiện vật
hay manocanh phải được che khuất, màu sắc và hình khối
của nó phải chìm dưới màu sắc và hình khối cùa hiện vật.
Nhóm 2: Dảm nhiệm thi cõng trung bày hiện vật ỏ
những vị trí phức tạp, đòi hỏi phải thiết kế những giá đồ
cho phù hộp vói hình thể của tùng hiện vặt tránh sự chồng
chéo hiện vật này làm che khuất hiện vật khác, Trong quá
trình thi công nhóm này rất thận trọng khi sù dụniỉ vật
liệu phụ, họ phải tính toán giữa yếu tố thẩm mỹ và các
đòi hói về kỹ thuật để bảo quản hiện vật, hệ thổng dây
treo được sử dụng ỏ đây bằng chất liệu nhựa, khắc phục
được các yếu tố phân hoá tác động xẩu tỏi hiện vật cớ thể
làm sai lệch vị trí trưng bày ban đầu. Các giá đõ hiện vật
bằng sắt được phủ một lớp hoá chát có tác dụng chóng ỏ
xi hoá để đảm bảo các điều kiện bảo quản hiện vật trong
trưng bày lâu dài.
- Diều kiện thi công
Trưng bày rút kinh nghiệm có tác dụng tập dượt trước
khi triển khai trưng bày chính thức. Trưng bày rút kinh
nghiệm diễn ra trong phạm vi hẹp ỏ một phần trưng bày
nhỏ. Trung bày rút kinh nghiệm phải tuân thủ nghiêm ngặt
các yêu cầu về nội dung khoa học, thiết kế mỹ thuật, tiến
độ thi công... Sau phần trưng bày này, những ngưòi tham
gia phải hội ý rút kinh nghiệm vỏi các nhà chuyên môn
các vấn đề sau:

357
1. Vị trí của hiện vật trên makét và thực tế còn điều
gì bất cập
»

2. Màu sắc của hiện vật dưổi tác động của ánh sáng có bị
lấn át bỏi màu sắc của các phương tiện trung bày không
3. Vị trí của các panồ, êtikét... tù khổ chũ, hay sơ đồ hoá
có phù hộp và có gây khó khăn cho ngưòi xem không.
4. Từ tiến độ trưng bày thử một phần đánh giá nhận
định tiến độ chung cho cả giai đoạn sau, đó chính là cơ sỏ
cho ngưòi chỉ đạo trưng bày điều tiết tiến độ và nhân lục
cho phù hộp

b. Trưng bày toàn diện


Trên cơ sỏ rút kinh nghiệm từ thực tế ra trung bày
thử nghiệm, lãnh đạo bảo tàng và các chuyên gia lên kế
hoạch cụ thể, vạch rõ khối lượng công việc cho từng
phần và thòi gian vật chất để hoàn thiện các phần đó.
Kế hoạch này giúp ngưòi chỉ đạo làm chủ được tiến độ.
BTDTHVN trong quá trình thi công đã áp dụng giải
pháp thi công cuốn chiếu, dứt điểm từng phần, từng
nội dung. Sau mỗi phần trưng bày đều có rút ra kinh
nghiệm và sử chữa tại chỗ. Giai đoạn này vai trò của
các nhà nghiên cứu và các chuyên gia kỹ thuật rất quan
trọng, họ có trách nhiệm kiểm tra so bộ tùng phàn để
cho ý kiến chỉnh lý kịp thòi tại hiện trưòng vói cán bộ
trưng bày.

358
Trong quá trình trưng bày, ngưòi thực hiện vẫn phải
tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về bảo quản hiện vật,
không để trực tiếp hiện vật xuống sàn nhà, vận chuyển
hiện vật nhẹ nhàng và phải có găng tay bảo hộ, thi công
trong các tủ kính phải đi bao chân hoặc lót giấy, tuyệt đối
không được để lại vết tay hoặc vết chán c ó mồ hôi ỏ trên
hiện vật.
Ỏ các phần tái tạo không có tủ kính bảo vệ, hiện vật
tiếp xúc trực tiếp vỏi môi trưòng và công chúng, do vậy
ngoài yếu tố bảo quản chống sự huỷ hoại của môi trường
ngưòi trưng bày phải tuân thủ các nguyên tắc chống mất
cắp, các manơcanh và các hiện vật phải được định vị chặt
chẽ bàng hệ thống dây, ghim, bảo vệ kín đáo.
Các hiện vật được bày đặt tuỳ theo bản vẽ thiết kế của
kiến trúc su, song người trưng bày phải hết sức nhạy cảm
để có thể phát huy cao nhất ưu thế về hình thể của hiện
vật ồ các góc nhìn khác nhau, sự tương quan giữa các hiện
vật vổi nhau trong cùng một không gian trung bày tránh
cái lỏn che khuất cái nhỏ, ttánh để lộ các số hiệu đăng ký
trên hiện vật và những khuyết tật của nó. Các hiện vật bằng
chất liệu giấy hay vải phải được vuốt phẳng khi đặt hoặc treo
trên giá, ỏ các điểm tiếp xúc trực tiếp vổi giá kệ, hiện vật phải
được lót bằng lổp giấy hoặc vải mỏng để bảo vệ.
Khi hiện vật đã được bày đặt hoàn chỉnh theo bản vẽ,
công việc tiếp theo là điều chỉnh hệ thống chiếu sáng cho

359
hiện vật, ỏ công đoạn này các chuyên gia kỹ thuật phải
tính toán nhiệt độ của đèn chiếu tác động đến hiện vật cố
gây ảnh hưởng phá huỷ hiện vật hay không, nhất là đối
vỏi hiện vật chất liệu giấy, vải, tre, nứa... Các đèn chiếu
vào hiện vật ỏ độ nghiêng phải tạo được sự tương phản
ánh sáng để làm nổi bật hình khối của hiện vật như hiệu
quả thẩm mỹ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, phải hết sức chú ý
bóng của hiện vật dưỏi tác động của đèn chiếu, nếu bóng
cùa hiện vật đổ dài sẽ tạo ra các khoảng tối trên tủ trưng
bày, có thể che phủ ngay nhũng hiện vật bên cạnh, điều
đó sẽ làm hạn chế hiệu quả của ánh sáng.
Kết thúc điều chỉnh hệ thống chiếu sáng, các chuyên
gia bảo tàng kiến trú, mỹ thuật cùng vói những nhà chuyên
môn và những ngưòi trực tiếp thi công trưng bày có trách
nhiệm rà soát từng phần trưng bày để phân tích tỉ mỉ
những sai sót và có giải pháp chỉnh lý, hoàn thiện.
Cồng việc đặt hệ thổng êtikét được thục hiện sau khi
cơ bản định vị hệ thống hiện vật ở các vị trí trưng bày
theo thiết kế, để khắc phục các hạn chế do hệ thống
ê-ti-két cồng kềnh che láp hiện vật như ở một số bảo tàng
hiện nay. BTDTHVN đã áp dụng giải pháp dùng ê-ti-két
dạng đề can thống nhất về kích cỡ, phông chữ và được đặt
ở mép dưổi của các tủ kính hay giá kệ trưng bày theo trình
tự từ trái qua phải. Các hiện vật đặt ở các vị trí khác nhau
sẽ có số hiệu tương ứng vỏi số hiệu của từng êtikét dán
bên cạnh, v ỏ i các hiện vật ỏ tư thế treo trên giá hay treo
360
trong tủ kính v.v sẽ được sơ đồ hoá số hiệu của êtikét để
ngưòi xem có thể dễ dàng nhận thấy thông tin về nó trên
êtikét. Dặt êtikét cần chú ý các số hiệu gắn bên cạnh hiện
vật có khoảng cách vối hiện vật từ 3-5cm, những hiện vật
do ánh sáng đèn chiếu nghiêng thường để lại bóng của nó
trên mặt tủ hay giá kệ, khi gắn số hiệu cần tránh phần
bóng tối để giúp ngưòi xem dễ dàng đối chiếu số hiệu hiện
vật và só hiệu trên êtikét.

c. Tu chỉnh thẩm mỹ chi tiết


Công đoạn này được thực hiện toàn diện trên nhà
trưng bày, đó là sự rà soát và cân nhác chi tiết hiệu quả
nội dung và thẩm mỹ giữa hiện vật trung bày và các giải
pháp kỹ thuật như âm thanh, ánh sáng, hệ thống tài liệu
khoa học phụ (panô, êtikét, áp phích, các bài giỏi thiệu...).
Qua thục tế cho thấy tu chỉnh thẩm mỹ chi tiết giúp
các chuyên gia trưng bày và các nhà kiến trúc nội thất
có điều kiện rà soát và đánh giá sáng suốt chi tiết hon
tùng phần, từng tù kính, từng hiện vật bỏi chỉ trên cơ
sỏ sự hoàn thiện buổc đầu của các phần trưng bày mỏi
có thể phát hiện nhũng thiếu sót trong trưng bày hay
bất hộp lý trong thiết kế ma két v.v... Tuy tu chỉnh chi
tiết không tiến hành trên quy mô lỏn, nhưng qua tu
chỉnh dù là nhỏ nhất cũng là cơ hội để các chuyên gia
bàn bạc và hoàn thiện hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ
thuật đuợc đặt ra.

361
d. Tổng duyệt nội dung
Sự hoàn thiện của trưng bày bảo tàng chỉ được thùa
nhận sau khi đã qua tổng duyệt. Công việc tồng duyệt nội
dung trưng bày hay- các vấn đề liên quan đến kỹ, mỹ thuật
được thực hiện bởi một hội đồng gồm các chuyên gia là
các nhà khoa học dân tộc học, bảo tàng học, những ngưòi
chịu trách nhiệm về tư tưỏng chính trị và ý nghĩa giáo dục
của bảo tàng. Hội đồng tổng duyệt phê chuẩn, chỉ ra
những vấn đề chưa phù họp. Trên cơ sỏ những thẩm định
đó, các chyên gia trưng bày và các nhà nghiên cứu đã cân
nhắc từng vấn đề để tiến hành chỉnh lý khoa học làn cuối.
Để chủ động về thòi gian chỉnh lý những vấn đề phát sinh
sau tổng duyệt, lãnh đạo Bảo tàng đã chủ động dành thòi
gian để Hội đồng tổng duyệt và thòi gian để các nhà trung
bày kịp thòi chỉnh lý mà không ảnh hưỏng đến chương
trình mở cửa bảo tàng như thòi gian đã định. Kinh nghiệm
cho thấy, một mặt Hội đồng tổng duyệt làm việc thì mặt
khác nhũng ngưòi làm trưng bày cũng phải chuẩn bị sẵn
các phương án chỉnh lý có thể sẽ xảy ra, lên kế hoạch
ngưòi và phương tiện đưa ra các giải pháp thi công để hạn
chế ảnh hưỏng đến các phần trưng bày đã được cố định.

7. Công việc sau mỏ cửa nhà trưng bày

Sau khi bảo tàng đã được mỏ cừa đón khách, nhiệm


vụ của những ngưòi trưng bày không phải đã kết thúc.
Những ngày đầu và tháng đầu mỏ cửa, những ngưòi phụ

362
trách bày phải bám sát từng phòng trưng bày để theo dõi
tâm lý của khách tham quan. Tìm hiểu những nhận xét
của họ về nội dung trưng bày, về các giải pháp kỹ, mỹ
thuật, nghiên cứu tâm lý và sức khoẻ của khách tham quan
trước và sau khi vào bảo tàng để phát hiện những bất hộp
lý. Trên co sỏ đó, ngưòi phụ trách trưng bày kết họp vỏi
các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kỹ thuật trao đổi để
lập kế hoạch tinh chỉnh từng phần cho phù hộp. Kế hoạch
tinh chỉnh được phê duyệt và thống nhất trong lãnh đạo
của bảo tàng, về các giải pháp khoa học, kỹ thuật, tài
chính, các giải pháp thi công. Việc tinh chỉnh trong điều
kiện bảo tàng đang hoạt động là việc làm khó, phải có
những đề án kỹ thuật và thòi gian phù hộp tránh ảnh
hưỏng đến những kết cấu kỹ, mỹ thuật đã được cố định ỏ
các phần trưng bày và tâm lý của khách đến tham quan
bảo tàng. Trong thực tế, công tác tinh chỉnh của bảo tàng
được thực hiện phần lỏn vào các ngày nghỉ. Chỉ trong
trường hộp đặc biệt, có những hiện vật lổn buộc phải kéo
dài thòi gian thi cồng thì hiện vật mổi được chuyển ra
ngoài. Tuy nhiên, các phần trống phải được sắp xếp lại
tạm thòi, tránh tình trạng để trống hay phá vỡ kết cấu
lôgic của đai trung bày... Kết thúc quá trình tinh chỉnh càn
rà soát kỹ lưỡng và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ, mỹ thuật
đã đưộc cố định.

* *

363
Là một bảo tàng thuộc loại hình chuyên ngành nghiên
cứu khoa học, BT. DTHVN ra đòi muộn so với hệ thống
các bảo tàng dân tộc học trên thế giỏi, nhung với chúng
ta, nó là một BT.DTH đầu tiên được xây dựng ò Việt Nam.
Tuy có gặp những khó khăn sự muộn mằn, nhưng bảo tảng
đã có điều kiện kế thừa những kinh nghiệm về trưng bày
của các bảo tàng đi trưóc ỏ trong và ngoài nưỏc nên đã
khác phục được nhiều bất cập mà các bảo tàng đi trước
đã vấp phải. Sự ra đòi và những thành quả bưốc đầu trong
trung bày ở đây, trưỏc sự tiếp nhận của công chúng, đã
đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo tàng
của đất nước. Dã đem đến cho công chúng một sự cảm
thụ mỏi bỏi các giải pháp kỹ thuật, thẩm mỹ và các sưu
tập hiện vật, những thông điệp mà bảo tảng muốn gửi gắm
cho ngưòi xem qua các giải pháp trưng bày.
Có được những thành tựu trên đây ngoài sự nỗ lực của
các thành viên trong bảo tàng phải kể đến sự hợp tác và
giúp đỏ của các chuyên gia nưổc ngoài, đặc biệt là các
chuyên gia ỏ Bảo tàng Con ngưdi của Pháp. Kinh nghiệm
từ thực tế hộp tác vổi họ đã để lại cho chúng ta những
ngưòi làm bảo tàng dân tộc học non trẻ nhiều điều bổ ích.
Trước hết phải kể đến những vấn đề liên quan đến
khoa học trưng bày, như việc xây dựng hệ thống ma két,
lựa chọn hiện vật, sử dụng phương tiện trưng bày, xây dựng
hệ thống tài liệu khoa học phụ, thực hiện tái tạo trong
bảo tàng, phương pháp sử dụng manocanh...
364
Thứ hai, tổ chức thi cống các kế hoạch trưng bày chi
tiết và các giải pháp để điều tiết tiến độ, các yêu cầu về
kỷ và mỹ thuật đặt ra trong quá trình trưng bày v.v...
Thứ ba, thái độ của ngưòi làm trưng bày vối hiện vật,
ý thức chấp hành kỷ luật và tác phong trone quá trình
trưng bày. Như, tuân thủ các điều kiện về bảo quản hiện
vật trong quá trình vận chuyển, trong quá trình bày đặt,
kỷ luật về thòi gian đâ được hoạch định... Các chuyên gia
Pháp đã cùng làm việc và giúp đỡ chúng ta đề xuất, cùng
quyết định và giải quyết nhũng ý đồ khoa học xuyên suốt
từ kết quả nghiên cứu, từ đề cương khoa học đến thực tê
tạo dựng các đai trưng bày cố định. Dó là những vấn đề
vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thục tiễn, giúp
chúng ta đào tạo và tự đào tạo để nâng cao khả năng
chuyên môn và cũng là điều kiện để chúng ta tiếp cận
được với các giải pháp trưng bày khoa học hiện đại trên
thế giỏi.

365
HIỆN VẬT TRONG NGHI LE
■ a
cún g mụ «

CỦA NGƯÒI VIỆT TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG


■ ■

DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM


• ■ •

vú HỒNG THUẬT

Ngưòi Việt thò các vị thần dân gian bản địa, tổ tiên
là chính, ngoài ra, còn thò Phật, thò thánh, thò chúa
của các tôn giáo khác du nhập vào. Trong nghi lễ cúng
Mụ hay cúng đầy Cữ cho trẻ sơ sinh của người Việt được
trưng bày tại BT.DTHVN. Tủ trưng bày này chủ đề về
Tín ngưỗng bảo hộ trẻ em mang tính "ma thuật", ảnh
hưỏng của Đạo giáo và Phật giáo.
Tín ngưõng này xoay quanh sự sống - chết của đòi ngưòi.
Ngưòi ta quan niệm đứa trẻ sinh ra sau 9 tháng 10
ngày mang thai do 12 bà Mụ tạo thành. Thòi gian ngưòi
mẹ phải kiêng kỵ: không ăn ốc, hến sộ sau này con lám
nưỏc dãi; khồng ăn cua sộ đẻ ngang; không cưòi to,
không đi đám cưỏi sợ con "vô duyên"... và còn biết bao
điều "kiêng kỵ" khác. Tất cả chỉ mong sau này được xnp

366
tròn con vuông", khoẻ mạnh, hay ăn, hay ngủ, chóng lỏn,
học giỏi...
Khi người mẹ sinh ra đứa trẻ, nếu là nam 7 ngày, nữ
9 ngày, gia đình làm lễ cúng Mụ (cúng Mẹ). Nghi lễ cúng
phải mòi pháp sư hoặc một ngưòi phụ nữ có tài đức, nuôi
con khéo, dạy con ngoan, gia đình không có tang... và am
hiểu về lễ nghi tôn giáo.
Lễ vật cho buổi cúng Mụ gồm: thanh bông hoa quả,
trà, ruộu, vàng, tiền mã, cơm, canh, xôi, gà dâng lên tổ
tiên. Ngoài ra đàn tráng cúng Mụ cần có thêm các lễ vật
sau: 12 đôi hài, 12 bộ quần áo, 12 chiếc nón, 12 miếng
trầu cau, 12 nắm cơm, 12 miếng trứng, 12 chén rượu, 12
chén nưỏc, 12 cái bát, 12 đôi đũa... mọi thứ bánh trái, hoa
quả, vàng mã đều đủ con số 12 để dâng lên 12 bà Mụ.
Nghi lễ cúng Mụ bát đầu bằng một tuần nhang thắp
hưdng cáo tổ tiên, nêu lý do, nội dung khấn nôm như sau:
"Nay chúng con tên là... thê Thị nhà ỏ tại ... tỉnh,
... huyện, ... xã, ... thôn, sinh hạ cháu trai là nhò On tổ tiên,
dồng tộc trộ linh. Nay chúng con lòng thành sửa lễ cơm
canh, thíinh bông hoa, quả, trà, rượu... tiến lễ lên tổ tiên
chứng giám thêm một nhân khẩu trong gia đình, cầu mong
tổ tiên phù hộ cho trẻ hay ăn, chóng lổn, tiêu tai bệnh tật,
trí tuệ khai thông... và con xin phép Thổ công, Thổ địa,
tổ tiên được lập đàn tràng cúng Mụ tại gia, thỉnh chuông
mòi các Quan giám sát, 3 Bà, 12 Mụ về chứng đàn tràng

367
cầu cho tiểu nhi được bình an vô sự" Nam mô A Di Đà
Phật (3 lần và vái 3 vái)1.
Sau lòi thình tổ tiên vị sa man (thầy cúng) trở lại đàn
tràng cúng Mụ thắp nến, hương, thỉnh chuông và nghi lễ
bát đầu.
Nghi lễ cúng Mụ thưòng làm vào buổi sáng, giò tốt ià
giò Thìn hay giò Ngọ. Khi thầy cúng chuẩn bị xong, thỉnh
3 hồi chuông hoặc dùng thìa nhôm gỏ vào thành bát ăn
cơm, rồi đứng dậy chắp tay ngang ngưc cung thinh hoặc
ngồi theo kiểu "bán kiết già phù toạ" đoc lòi cúng như sau:
Nhất tâm cung thỉnh thập nhị quan sát (12 vị quan
giám sát).
Nhất tâm cung thỉnh thập nhị Thòi Thần (12 vị thần
thòi gian: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân,
Dậu, Tuất, Hợi).
Nhất tâm cung thỉnh thập nhị Huê Bà, gồm 12 bà sau:
1. Cung thỉnh bà Mão Thị Ba.
2. Cung thỉnh bà Hoa Thị Nả.
3. Cung thỉnh bà sỏ Thị Phương.
4. Cung thỉnh bà Dương Thị Hiển.
5. Cung thỉnh bà Nguyễn Thị Dô.
6. Cung thỉnh bà Hồ Thị Giỏi.
1. Đièu tra thực tế tại xã Ngọc Son, Hiệp Hoà, Bắc Giang, ngày
14-8-1998.

368
7. Cung thỉnh bà Bượn Thị Mai.
8. Cung thỉnh bà Mai Thị Việt.
9. Cung thình bà Vượt Thị Vi.
10. Cung thỉnh bà Vi Thị Ván.
11. Cung thỉnh bà Nguyễn Thị Thành.
12. Cung thỉnh bà Mưu Thị Thanh.1

Như vậy, trong lòi cung thỉnh đàn tràng cúng Mụ


ỏ đây có 12 vị quan giám sát, 12 vị thần thòi gian và
12 bà Mụ. Trong 12 bà thì phần lỏn là các họ có
nguồn gốc ỏ Trung Quốc: Mão, Hoa, Sở, Hồ, Vượt,
Mưu... và một số họ khác đã định cư ỏ Việt Nam: họ
Mai, Nguyển, Dương...
Trưđc năm 1945, ỏ đồng bằng Bác Bộ và 1965 ỏ Nam
Bộ, nghi lễ cúng Mụ làm rất đầy đủ, gồm có tranh thò,
hình nhân thế mạng, triện, và các lá bùa treo ở trong nhà.
Ngày nay, do sự biến đổi về tâm thúc cũng nhu trình độ
dân trí đã cao, phàn nào nghi lễ cúng Mụ theo xưa, nay
đã không còn. Song nghi lễ và nội dung cúng Mụ không
thay đổi là bao. BTDTHVN nghiên cứu, sưu tầm và trưng
bày toàn bộ các ván in lá bùa, hình nhân thế mạng, chân
dung 12 bà Mụ, 12 vị Thòi thần, các ấn bùa, tranh thò...
cụ thể như sau:

1. Tên hiệu khác bằng chữ Hán lưu tại chùa Đồng Quang, Tiên Sổn,
Bắc Ninh.

2 1 CCTNC 369
1. Tranh cúng Mụ hay (tranh tuổng):

Chất liệu tranh thò bằng vải, in kết hợp vỏi vẽ. Tranh
được treo trên tưòng nơi lập đàn tràng cúng Mụ. Tranh
do các thày cúng làm và sau buổi cúng để lại cho tín chủ
treo trong nhà để trừ tà ma, giải vía độc... cho đứa bé
khoẻ mạnh. Hiện nay, nghi lễ cúng Mụ không có tranh
thò, thay vào đó là bài vị ghi chữ Hán. Nội dung y như
bài vị trên tranh, chỉ khác là ngày tháng và tên tín chủ lập
đàn. Tranh bố trí như sau: hai bên diềm tranh thò ghi chữ
Hán và chữ triện mang tính "ma thuật", tên vị Thánh, tên
tín chủ và ngày tháng năm làm. Phần chữ Hán bên trái
bức tranh ghi: "Thái Thượng tam vị đô công tải pháp sư,
tự hưng tín lể khứ, kỳ hậu quan tưỏng nội ngoại, danh kinh
sinh đồng tân cảm thánh lể tam vị thoái tích kỳ lể cầu
cúng" nghĩa là: Ba vị Dô công pháp sư Thái Thượng Lão
Quân: Ngọc Thanh (Ngọc Hoàng Thượng Đế), Thái
Thanh (Lão Tử), và Thượng Thanh (Linh Bảo Đạo Quân)
xuống chứng lễ đàn tràng. Sau theo các quan tưỏng (Giám
sát), nội, ngoại danh kinh, sinh đồng tân cảm Thánh (các
vị Thòi thần, 3 vị Thánh bà, 12 bà Mụ giáng lâm, an toạ
đàn lễ) tam vị thoái tích tại lể cầu cúng". Trên hàng chữ
Hán đóng một dấu ấn hình vuông, bằng mực màu ghi. An
in trên mặt vải nổi rõ các chữ triện nhỏ: úm ma ni! - một
ấn bù chú của phái "Mật tông". Trên hàng chữ Hán có vẽ
3 hình tròn cùng nằm trên đưòng ngang theo biên độ hình
sin, các vòng tròn thể hiện rõ 2 màu mực đỏ và đen, tượng

370
trưng cho âm - dương, ngày - đêm, và trên mỗi vòng tròn
có một tia nhỏ cuộn ngược lên, tựa như các tia lửa hạt.
Phần cuối hàng chữ Hán được đóng một dấn ấn nhỏ hình
bầu dục bên trong chạm chữ thọ kiểu chữ triện in dấu
mực đỏ đè lên chữ cuối cùng của hàng dọc chữ Hán. Đây
là một quan niệm về phép "phù thuỷ chân tông" cho ràng:
nếu không đóng dấu yểm ỏ cuối hàng thì sẽ bị bọn ma
ranh viết bậy và ghi tên của chúng vào.
Tiếp theo, kề 2 bên hàng viết chữ Hán là 10 vòng tròn
cách điệu. Mỗi bên, 5 vòng tròn không đều nhau, các vòng
tròn về sau thu nhỏ dần. Các vòng tròn vẽ mực đen. Tâm
vòng tròn là một đưòng viền mỏ đi thuận chiều kim đồng
hồ theo hình xoắn trôn ốc. Đây có thể là hoa cúc mãn khai
được cách điệu hoá để tăng sự linh thiêng. Theo quan
niệm của Đạo giáo, hoa cúc đồng nhất vổi mặt tròi. Mặt
khác, hoa cúc còn có ý nghĩa trừ tà ma. Như vậy, hoa văn
này mang ý nghĩa trong nghi lễ cúng Mụ là cầu mong trí
tuệ khai sáng và được bình an.
Trên đầu 5 hình tròn được in dấu ấn hình bầu dục
bàng mực đỏ, nổi rõ 3 chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ đưộc
chạm kiểu chữ triện nhỏ. Trên mặt ấn của mổi bên
hàng chữ Hán được viết bàng bút lông đè lên trên ấn:
tả tuống, hữu sư - bên phải là Tưỏng, bên trái là Thày
(phù thuỷ).
Phần ỏ giữa bức tranh vẽ một con "hổ phù" trong tư
thế đang vận động trên không, miệng "hổ phù" há to như

371
đang nuốt vòng tròn của lá bùa đề chữ Thọ. Trên ấn bùa
hình tròn được viết 3 chũ Hán gói trọn trong ấn: Tứ sự
linh, nghĩa là: ban phát sự linh thiêng. Như vậy đây là con
chim thần của Đạo giáo - con quạ - Xứ giả của nhà tròi
thừa lệnh vua cha Ngọc Hoàng, xuống trộ giúp trừ tà ma
cho tiểu nhi.
Kế tiếp, ỏ giữa bức tranh là 3 linh vật; một to, hai nhỏ.
Cả 3 linh vật đều có một nét chung: nét mật dữ tợn, miệng
bành lộ rõ hàm răng, lưỡi đỏ, mũi su tủ, mắt lồi, cổ thát
nút hình "con do" kiểu dải yếm thiêng 3 màu: xanh, đỏ,
vàng. Con vật ỏ vị trí trên cùng là con to nhát, đồng thòi
cũng là con vật mang tinh chù đạo trong bức tranh thồ,
nên đầu được đội mũ kim khôi theo kiểu quan triều, chóp
mũ tạo dáng "cánh chuồn". Các hòm lông vật linh cuộn
nguợc về phia sau, tạo thành hàng ngang như hình đao
mác và đan cài 2 "dải yếm thiêng" tạo thành hình số 8
(một trong 8 vật báu của Đạo giáo) trên đinh mũ. Điểm
giữa trán linh vật tô mực đỏ, xen kẽ điểm các chấm trắng
nhỏ ly ty và chữ Hán: Quang - nghĩa là ánh sáng rực rõ.
Phần cổ linh vật, phía dưổi thát nút hình "con do" viết
hàng chữ Hán: sắc cựu sơn chủ tướng chi lễ hạ Thần, có
nghĩa là: sắc ban cho vị chù tưỏng Thần núi xuống an toạ
đàn tràng. Bên đuỏi là 2 linh vật phụ, tạo dáng có phần
nhỏ hơn, nhưng các đường nét, giống như linh vật chính.
Hai linh vật phụ này, đầu đội mũ ngọc, trên đề chữ Sĩ và
2 bên tả - hữu dải nút hình "con do" ghi hàng chữ Hán:
Tả phù nguyên thần tướng, Hữu phù nguyên thần binh.

372
Xét theo bài vị ghi chữ Hán trên tranh thò thì 3 vật
linh này là Tam vị Thái Thượng Lão Quân của Đạo giáo
được cách điệu hoá cho tăng thêm phần linh thiêng của
nghi lễ mang tính chất "ma thuật".
Phần còn lại bên trái bức tranh viết chữ Hán, nội dung
nói lên các phép màu nhiệm huyền vi của các vị thánh
Đạo giáo, ngày, tháng, năm làm lễ cúng Mụ và tên, địa
chỉ tín chủ. Toàn bộ bức tranh cúng Mụ có 5 màu khác
nhau: trắng, đen, đỏ, vàng, xanh. Các ấn bùa viết chữ triện,
cùng các con vật linh và những mảng hoa văn hình ốc...
tạo cho bức tranh giá trị nghệ thuật rất cao.

2. Tưựng Tổ sư: Đây là 2 pho tượng Tổ sư của phái


"phù thuỷ Chân tông" tạo dáng bán thân, nét mặt gồ ghề,
dữ tợn, sắc diện linh dị, trên trán tạo những đường gờ nổi
như hình mỏ chim, hai bên má chạm những vết sẹo hình
lưõi câu, mát lồi, mồm méo, mũi to, đầu đội khăn xoã
ngược về phía sau và đầu được tạc to hơn phần thân.
Tượng được thò ỏ điện tại nhà của những ngưòi làm nghề
sa man giáo. Khi đi làm lễ, nguòi thầy cúng phải thắp
hương thỉnh 2 vị thuỷ tổ này nhàm thu phục quân binh để
trừ tà ma, yêu quái được hiệu nghiệm. Tượng làm bằng
gỗ thị, để mộc.
3. Các ấn bùa:
Trong tủ trưng bày này thấy 3 ấn bùa có kích thưổc,
hình dáng và chức năng khác nhau về mặt tồn giáo. Trong

373
lòng các ấn bùa chạm nổi chữ triện, in mực đó. Ấn chỉ
được dùng khi viết tên hiệu, bài vị các vị thánh nang tính
trừ tà ma cho tiểu nhi, hoặc các đệ tử bị ốm tíau... Khi
làm bùa để yểm thì mỏi được đóng dấu.

4. Ấn bùa hình bầu duc:

An làm bàng gỗ thị, mặt chạm chữ Hán: Bảo Sơn am


hương - nghĩa là: am thò Bảo Sơn. An đóng vào phần cuối
hàng chữ Hán bài vị và trên các lá bùa để "yểm" trừ tà
ma, giải vía độc khi có ngưòi lạ đến thăm. Lá bùa để ỏ
đầu giuòng hoặc dán trên cửa buồng lối ra vào.

5. Vòng tròn Bát Quái.


Có 5 vòng tròn bát quái thuận chiều kim đồng hồ.
Tâm điểm vòng tròn bắt đầu từ điểm đàu dấu hỏi (?)
uốn theo hình trôn ốc. Từ tâm điểm có 4 đưòng kẻ theo
trục tung và trục hoành mang ý nghĩa của Tứ tượng. Từ
trục tung - hoành này có 4 đưòng kẻ xéo theo các hưóng
đông - tây - nam - bắc và tạo thành 8 đuòng kẻ từ tâm
trục ra ngoài viền gọi là các cung: càn, khảm, cấn, trấn,
tốn, ly, khôn, đoài.
Theo quan niệm dân gian, con ngưòi sinh ra nằm trong
tiểu vũ trụ của tròi và đất. Vồng tròn bát quái là đại vũ
trụ chứa đựng cả tròi - đất, âm - dương... gọi là "Tiên thiên
bát quái đồ". Như vậy, vòng tròn bát quái trong nghi lễ
cúng Mụ có 3 ý nghĩa: thứ nhất vòng tròn bát quái treo ỏ

374
trước cửa nhà mang ý nghĩa trừ tà ma, quỷ quái. Thứ hai,
hội mọi yếu tố âm dương, tròi đất, dẫn đến vạn vật sinh
sôi, ngưòi an, vật thịnh... Thứ ba, đây là vật báu mang tính
chất lễ nghi tôn giáo của các thầy sa man giáo để thu binh,
khiển tưỏng ở cõi thượng thiên và cõi địa ngục mà cụ thể
ỏ nghi lễ này là các Quan giám sát, 12 bà Mụ, tam vị Thái
Thượng Lão Quân nhìn thấy để xuống an vị đàn tràng khi
thỉnh cầu.
6. Kiếm thò:
Kiếm thò bằng đồng, có kích thưỏc 0,165mx0,015m,
một đầu chạm nổi hình hổ phù nuốt mặt trăng, đầu cồn
lại chạm thủng hoa sen và trên mặt kiếm chạm nổi chữ
Phạn của Phật giáo: úm! Ma ni bát minh hùm. Kiếm thồ
là vật bảo hành nghề của thầy cúng; mọi sự linh thiêng,
công dụng trong nghi lễ là ỏ kiếm thồ. Các tín đồ tin ràng:
Kiếm thò như một vật chuyên chỏ các tha lục của Bồ Tát
Quan Âm xuống cho tiểu nhi, có phép màu nhiệm huyền
vi, sai binh, điều tuổng... tù đó làm bừng lên một cuộc
sống hạnh phục trường tồn. Bỏi vậy, trong nghi lễ bắt buộc
phải có kiếm; đây cũng là đồ tự khí của phái "phù thuỷ
Chân tỏng” theo Bà la môn giáo cổ xưa. Trong nghi lễ
cúng Mạ, kiếm thò được thầy cúng niệm chú và sau đó
gói trong giấy vàng mã để ỏ đầu giưòng hoặc ở cửa buồng,
cửa chính ra vào ở noi kín đáo - Đây là một nghi thúc
yểm bùa mang ý nghĩa trừ tà ma, yêu quái, giải vía độc...

375
cầu cho đứa trẻ hay ăn, hay ngủ, chóng lón, học giỏi và
gia đình được thịnh vượng.
7. Bản in tranh hổ
Theo quan niệm của Đạo giáo, hổ là con vật cuõi của
Trương Đạo Lăng đi mây về gió, và cũng là con vật nằm
trong quỹ đạo của vòng tròn bát quái nên có công lực trừ
tà ma rất lổn. Đồng thòi, con hổ cũng là vị chúa son lâm
cai quản ở miền rừng, là vật linh của Tây Vương Mẫu và
con vật quy phục của Đại thế Chí Bồ Tát (Phật giáo) mang
ý nghĩa giải thoát. Tranh hổ trong nghi lế cúng mụ dán ở
cửa sau và trưỏc nhà nhàm ngăn chặn bọn "chúng sinh cô
hồn" không vào trong nhà quấy phá, trêu ghẹo làm cho
tiểu nhi giật mình, ốm đau, mất ngủ, hay khóc...
8. Ván in tranh thò 12 bà Mụ.
Bản in tranh 12 bà Mụ mang tính chân dung cao; vói
nét mặt trái xoan, mũi cao, mắt phượng, lông mày cong,
cổ cao 3 ngấn, tóc dài, mặc lể triều, ống tay áo rộng, tay
trái úp vào lồng ngực, tay phải cầm quạt như đang phe
phẩy, trông rất sinh động và linh thiêng. Tranh thò 12 bà
Mụ được treo lên trên tưòng - nơi lập đàn tràng cúng Mụ.
Mưòi hai bà ỏ các cung hưỏng, có nhiệm vụ hoài thai và
dạy bảo cho đứa bé biết ăn, nói, cưòi, đi, chạy... tù khi
trong bào thai qua các tháng tuổi.
Năm Tý: Chu vương hành khiển, thiên ôn hành binh
chi thần, Lý tào phán quan.

376
Năm Sửu: Triệu vương hành khiển, tam thập lục
phương hành chi binh thần, Khúc tào phán quan.
Năm Dần: Nguỵ vương hành khiển, mộc tinh chi thần,
Tiêu tào phán quan.
Năm Mão: Trịnh vương hành khiển, Thạch tinh chi
thần, Liễu tào phán quan.
Năm Thìn: sỏ vương hành khiển, Hoả tinh chi thần,
Biểu tào phán quan.
Năm Tỵ: Ngô vương hành khiển, Thiên hải chi thần,
Hứa tào phán quan.
Năm Ngọ: Tàn vuơng hành khiển, Thiên hao chi thần,
Nhân tào phán quan.
Nãm Mùi: Tống vương hành khiển, Ngũ đạo chi thần,
Lâm tào phán quan.
Nãm Thân: Tê vương hành khiển, Ngũ miếu chi thần,
Tống tào phán quan.
Năm Dậu: Lỗ vương hành khiển, Ngũ nhạc chi thần,
Cự tào phán quan.
Năm Tuất: Việt vương hành khiển, thiên bá chi thần,
Thành tào phán quan.
Năm Hợi: Lan vương hành khiển, ngũ ôn chi thần,
Nguyễn tào phán quan. Mưòi hai vị đại vương hành khiển
mỗi vị đều có một vị phán quan giúp việc.

377
Theo nội dung trên ván in tranh thò thần, ta thấy tranh
không chỉ là 12 con vật tượng trưng cho 12 vị thần theo
quẻ can chi như trên ngoài ra, trong buổi cúng Mụ còn
bày biện những đồ nghề mang ỷ niệm hướng nghiệp cho
đứa trẻ thông qua các đồ choi: sách, bút, dao, kéo, vải,
mang tính giáo dục rất cao trong nghi lễ cúng Mụ.
10. Bản in tranh tam vị Huê Bà.
Đây là ván in hình ngưòi đàn bà 3 mặt, đầu đội vương
miện, hai bên có "tua rua rủ kim tòng" nét mặt nhân tù,
mũi cao, mắt khép hò, lông mày cong, toàn thân quấn
"thanh y" 3 lỏp, cổ đeo vòng anh lạc, vành cổ áo thêu hoa
văn dây cúc. Theo kinh sách Đạo giáo, ngưòi đàn bà 3
mặt chính là 3 vị có tên hiệu là: Quỳnh Tiên Thiên đ ế bà,
Bích Tiên Thiên vương bà và Bích Tiên Thiên thai bà, vốn
là nữ thần bảo hộ hài nhi.
Trên đầu ván in còn có một vị pháp sư tay phải cầm
gậy tích trượng, tay trái bấm quyết, đang làm phép cho
các bà Mụ làm hoài thai cho tiểu nhi. Ngưòi đàn bà ngồi
dưỏi cây hoa cúc nét mặt hiền hậu, chú tâm nghe truyền
giáo cùa vị Pháp sư (Thái Thượng Lão Quân). Cây hoa
cúc có 3 bông hoa, vòn quanh là 2 con bưỏm đang hưòng
hương nhuỵ trông rất sinh động (theo quan niệm Đạo giáo,
bưâm tượng tnlng cho phái đẹp và sự quyền quý cao sang
ỏ Thượng giới, đồng thòi cũng là 8 vật quý của Dạo giáo).
Bưỏm - cúc tạo thành một cặp trang trí của Đạo giáo theo

378
Tú quý (xuân, hạ, thu, đông), đề tài này tượng trung cho
mùa hạ.
11. Ván in yểm các quan Giám sát
Toàn khung ván in hình vuông có 6 hàng kẻ ngang -
dọc, mỗi hàng kẻ có 5 ô, trong mỗi ô chạm nổi hình hoa
chanh 4 cánh. Theo tín ngưõng dân gian thì các Quan
giám sát luôn luôn gây cho con ngưòi nhiều rủi ro, khi
mỗi ngưòi phạm phải giò "linh" mà không lễ bái sẽ bị
trừng phạt. Nghi lễ cúng Mụ được in làm 5 bản để 5 hưỏng
đông tây, nam, bác và trung tâm, nhằm mục đích trấn yểm
các cung huống trù tà ma. 12 vị quan giám sát có danh
hiệu như sau:
1. Ngủ thần phi liêm quan sát thần quân.
2. Thiên tai quan sát thần quân.
3. Địa tai quan sát thần quân.
4. Tứ trụ, tứ quý quan sát thần quân.
5. Phi niệm hứng bồi quan sát thần quân.
6. Quan phản âm, phản dương quan sát thần quân.
7. Thổ công, Táo quân quan sát thần quân.
8. Thiên la, Địa võng quan sát thần quân.
9. Tưỏng quân ngũ viễn quan sát thần quân.
10. Ngũ quỷ cấp ưốc quan sát thần quân.

379
11. Hạnh chỉ lộ tỉnh quan sát thần quân.
12. Kim chấn thiết âm, cát dương quan sát thần quân1.
Do ảnh hưởng phương thuật của ngưòi Hoa, quan niệm
dân gian ngưòi Việt ỏ Huế cho ràng: hài nhi sinh ra vào
một ngày giò nào đó, có thể bị phạm vào trong 26 cửa sát
sau đây, gọi chung là quan Giám sát .

Diêm vưong quan. Tứ trụ quan.


Bạch hổ quan. Dạ đề quan.
Tuổng quân quan Thiên thuỷ quan.
Thiên đế quan. Lôi công quan.
Thanh hoả quan. Thuỷ hoả quan.
Thiết xà quan. Lạc tỉnh quan.
Tứ quý quan. Đoản mệnh quan.
Thiên cẩu quan. Hạ tình quan.
Kê phi quan. Ngũ quỷ quan.
Hoà thượng quan. Đoạn kiều quan.
Dục bồn quan. Cấp cưỏc quan.
Quỹ môn quan. Bách nhật quan.
Kim toả quan. Thiên nhật quan.

1. Theo kinh sách Dạo giáo bằng chữ Hán lưu tại chùa Đại Dương,
Gia Lâm, Hà Nội, phần nghi lễ cúng các quan.
2. Trần Dại Vinh - Tín ngưõng dân gian Huế. Nxb Thuận Hoá, Hué
1995, tr.123.

380
Trong ván in có 30 ô vuông, mỗi ô tướng trưng cho
một quan, 4 ô còn lại là: Đông thiên quan, Tây thiên quan,
Nam thiên quan, Bắc thiên quan.
12. Ván in tranh hình nhân thế mạng:
Trong nghi lễ cúng Mụ có 2 ván in hình nhân thế mạng
(hay còn gọi là đồ thế) một nam và một nũ. Tranh hình
nam đầu đội mũ quan văn, trên viền mũ điểm xuyết một
bông hoa cúc mãn khai, 2 bên mũ có "tua rua rủ kim tòng".
Hình nhân mặc lễ phục, chân đi hài vân sảo, 2 tay ôm vào
bụng. Trên vai khác chữ Hán - giỏi (nam). Tranh hình nữ
có nét mặt nhân từ, đầu đội mủ ngọc, tay cầm quạt, mặc
áo lễ phục, phần vai bên trái đề chữ Hán - nữ.
Theo quan niệm của nguòi dân khi bị tai nạn, ốm đau
là do thần linh quỏ phạt. Do đó, khi cúng Mụ phải dùng
hai tranh hình nhân thế mạng. Nếu tín chủ là nam phải
thế hai hình nam. Tín chủ là nữ thế 2 hình nữ, gọi là
"nhất nhân thế nhị hình". Ỏ Nam Bộ còn có 4 loại đồ
thế nhu sau:
1. Đồ thế cúng ác thần Hành binh, Hành khiển (thần
coi dịch hênh, chiến tranh hàng năm).
2. Đồ thế cúng ác thần ỏ dưới sông như Phạm Nhan,
Ngũ Long Công chúa, để tránh bát trẻ con ăn thịt: làm
xẩy thai, tiểu nhi chết yểu...
3. Dồ thế cho các nữ ác thần rừng núi.
4. Đồ thế cúng "dâng căn" tiểu nhi phải đổi mạng.

381
Toàn bộ đồ thế hình nhân được đốt cùng vối tiền vàng
mã, quần áo... cho các quan Giám sát, 12 bà Mụ, Thái
Thượng Lão Quân... Sau đó là nghi lễ kết thúc, gia đình
vui liên hoan.
Nghi lễ cúng Mụ không chỉ cúng một lần mà cúng
nhiều lần vào các thòi điểm khác nhau: cúng đầy tháng,
đầy năm và cúng khi tròn 12 tuổi thì chấm dứt. Các làn
cúng về sau có phần giản đơn, không cần mòi thày cúng
về nhà làm lễ mà tín chủ chỉ làm cơm canh cáo tế tổ tiên
theo nghi thức khấn nôm là đủ.
Nhiều nơi, nhất là các gia đình theo Phật giáo và Đạo
giáo, ngưòi ta thường đến chùa, đền, quán xin dấu bùa in
lên áo cho trẻ con mặc khỏi bị ốm đau, hoặc bán khoán
con ỏ cửa chùa thì lấy tên họ Mầu, bán cửa Thánh lấy tên
họ Trần và đến năm 12 tuổi phải làm lễ chuộc về.
Tôn giáo - tín ngưồng là một bộ phận quan trọng trong
vãn hoá của mỗi dân tộc. Đặc trưng tôn giáo - tín ngưõng
dân gian Việt Nam thế kỷ XX, trên nhiều mặt là sự tiếp
nối truyền thống. Nghi lễ cúng Mụ của ngưòi Việt cố
nguồn gốc Trung Hoa di cư vào nưỏc ta từ thòi nhà
Đưòng1 và lưu truyền cho đến nay. Dù ỏ các thòi điểm
khác nhau, nghi lễ này có lúc thịnh, lúc suy, song nó vẫn
tồn tại không bao giò mát mà chỉ có p h ần biến hoá cho

1. Theo Kinh sách của Đạo giáo (bản dịch) lưu tại đèn Phó Thắng,
Hiệp Hoà, Bác Giang.

382
phù hợp vối lịch sử. Các hiện vật trong nghi lễ cúng Mụ,
bảo hộ trẻ em được trưng bày tại BT.DTHVN, ta thấy lễ
nghi này chịu ảnh huỏng của 2 tôn giáo ngoại lai lốn đó
là: Phật giáo và Đạo giáo. Tín nguõng này, chi phối sâu
sắc nếp sinh hoạt vật chất, tinh thần của cư dân Việt theo
vòng quay của vũ trụ; sống - chết và cùng vỏi nó ỉà tín
ngưỡng bản địa tác động trỏ lại để tồn tại và phát triển
dưới các hình thức khác nhau ỏ mỗi vùng, miền, tạo thành
một sắc thái văn hoá tộc ngưòi, góp phần làm phong phú
kho tàng di sản văn hoá dân tộc trong thòi kỳ hội nhập
và giao thoa vãn hoá vói các nưốc trong khu vực để bảo
tồn và phát triển.

383
VIỆC
■ XÂY DựNG
■ BÁN Đồ PHÂN Bố
CÁC DÂN TỘC THEO NGÔN NGỮ

PTS. LÊ DUY ĐẠI

1. Mỗi dân tộc trên thế giỏi, dù là đông ngưòi hay ít


ngưòi, trong quá khứ thường cư trú trên một vùng lãnh
thổ nhất định (lãnh thổ tộc ngưòi).
Trong quá trình phát triển của lịch sử, do tác động
của những quá trình di cư, các cuộc chiến tranh..., cũng
như các quá trình tộc ngưòi (cố kết, đồng hoá, hoà hộp, phân
ly) nên đặc điểm cư trú đó ngày càng mò nhạt, nhưng hiện
tại vẫn là điều dễ thấy ỏ nhĩêu vùng. Đặc điểm và điều kiện
tự nhiên của các vùng cư trú có tác động quan trọng đến sự
phát triển cũng như những đặc trung văn hoá của các dân tộc.
Nghiên cứu mối quan hệ về mặt lãnh thổ giữa các dân tộc sê
góp phần làm rõ những đặc điểm vãn hoá, lịch sử của các tộc
nguòi. Vì vậy, đồ bản tộc người, một ngành khoa học sử dụng
phương pháp bản đồ để mô tả sự phân bố của các dân tộc
trên toàn địa cầu hay từng khu vực riêng biệt, cho chúng ta
cách nhìn nhận chi tiết và rõ ràng những quan hệ không gian
và mối liên hệ giữa các yếu tố, các hiện tượng dân tộc học,

384
biến từ việc minh hoạ đến lòi chú giải thành nguồn nhận
thức mới của các quy luật dân tộc học1.
Bản đồ dân tộc học có lịch sử rất lâu đòi. Những bản
đồ địa lý cổ xưa cùa Hêcato Miletxki (thế kỷ thứ V trưổc
Công nguyên), Eratoxpen (thế kỷ thứ III trưỏc Công
nguyên)... cũng chính là bản đồ dân tộc, vì trên đó đã dùng
chữ để chỉ ra sự phân bố cư trú của các dân tộc. Tuy nhiên
mãi đến thế kỷ thứ XVII, bản đồ chuyên môn dân tộc học
theo đúng nghĩa mỏi được xây dựng. Song cũng cần nêu
lên ràng, chi tù sau Chiến tranh thế giỏi thứ II, sự quan
tâm cùa quần chúng đến đòi sổng các dân tộc ỏ các nưỏc
và các vùng khác nhau, đến những đặc điểm tộc ngưòi và
văn ho á của họ, đến mối quan hệ về mặt lãnh thổ của các
dân tộc... thì những công trình nghiên cứu về lĩnh vực đồ
bàn tộc người mỏi được đẩy mạnh. Trong một thòi gian
ngắn chi riêng các học giả Xô viết (Liên Xô cũ) đã xuất
bàn được một số hàn đồ dân tộc học vối mức độ chi tiết
khác nhau, mô tà sự phân bố các dân tộc ỏ từng quốc gia,
từng khu vực trên trái đát và toàn bộ địa cầu2.

1. Bruc s.l, Ko/lov V.I, Lêvin M.G - Vè đối tượng và nhiộm vụ của
địa lý tộc người. Tạp chí Dân tộc học, số 4-1979, tr.75.
2. Berđina M.IA - Bàn đồ các dân tộc Inđônêxia (1:5.000.000), 1956;
Bruc s.ĩ - Bàn đò các dân tộc Trung Quốc, Mông Cổ và Trièu Tiên
(1:5.000.000), 1959; Bruc S.I - Bản đồ các dân tộc Đông Dương
(1:5.000.000), 1959; Bruc s. I - Bàn đổ các dân tộc Tièn Á
(1:5.000.000), 1961; Anđrianop B .v - Bản dà các dân tộc Á - Phó
(1: 8.000.000), 1961; Anđrianop B .v - Bản dồ các dân tộc thế giỏi
(1:15.0(X).0(X)), 1961 v.v...).

25 CCTỈSK 385
2. Nằm ỏ ngã ba đưòng của các luồng di dân, từ rất
sớm nưỏc ta đã trỏ thành nơi sinh tụ, gặp gõ, tiếp xúc của
nhiều tộc ngưòi thuộc nhiều thành phần nhân chủng, ngôn
ngữ và văn hoá khác nhau. Thành phần tộc ngưòi của nuốc
ta do đó rất phức tạp. Lại thêm những quan niệm, những
nguyên tắc lý thuyết cũng như thuật ngữ sử dụng để phân
loại các cộng đồng tộc ngưòi của các tác giả, nhất là thòi
kỳ trưỏc cách mạng, rất khác nhau, nên cho đến giữa thế
kỷ này, nuỏc ta vẫn chưa có một bản danh mục tương đối
hoàn chỉnh về thành phần các dân tộc.
Khi thành lập các bản đồ dân tộc học, ngưòi ta phải
sử dụng một khối lượng tư liệu lổn của nhiều ngành như
các sách chỉ dẫn về các nưỏc, các vùng; sự ghi chép của
các nhà du lịch, các tác phẩm chuyên khảo về dân tộc học;
các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, kinh tế, và địa lý
v.v..., và nhất là các nguồn tài liệu điều tra dân số. o nuỏc
ta, từ lâu đã có nhiều tài liệu giỏi thiệu về cư dân các tộc
trên một số bia ký, trong các loại sách địa chí, sử ký...
nhưng do thống kê dân số, điều tra dân số chưa tiến hành
thưòng xuyên và có nền nếp như các nưỏc châu Âu, Mỹ...,
thậm chí cho đến cuối nhũng năm 70, có tiến hành những
cuộc điều tra dân số, nhưng không có tiêu chí phân theo
thành phần dân tộc nên hầu nha thiếu hẳn nguồn tư liệu
quan trọng này. Cho nên trong một thòi gian dài, một
mảng nghiên cứu dân tộc học quan trọng ỏ nưỏc ta là xây
dựng các bản đồ tộc ngưồi rất kém phát triển. Và nếu như

386
có thì cũng chỉ là những bản đồ còn nhiều hạn chế về
phương pháp luận, nghèo nàn về nội dung, so lược về
phương pháp thể hiện, độ tin cậy chính xác không cao như
bản đồ Đông Dương của Brenier H, năm 1914; Bản đồ
dân cư của M adron c ., năm 1920; Bản đồ ngôn ngữ -
dân tộc học Dông Dương của s ỏ Địa lý Đông Dương,
năm 1949... thòi thuộc Pháp trưỏc đây; bản đồ các
dân tộc thiểu số Việt Nam của Bộ Phát triển Sác tộc,
các bản đồ in trong cuốn "Các dân tộc thiểu số Việt Nam"
do tướng Oetmolen chủ biên, năm 1964... dưỏi thòi Mỹ -
Nguỵ sau này.
Những năm trong thòi kỳ đất nưổc bị chia'cát làm 2
miền, ỏ miền Bắc đã tiến hành xây dựng và biên soạn một
số bản đồ dân tộc như: Tập bản đồ các dân tộc Việt Nam
của Ưỷ ban Dân tộc Trung ương, năm 1957; bản đồ dân
tộc Việt Nam của Trần Huy Bá và Trần Văn Giáp, năm
1958; bản đồ dân tộc (trong tập Bản đồ Việt Nam) của
Cục Đo đạc và Bản đồ, năm 1964 v.v... Ỏ đây, các công
trình bản đồ dân tộc học này đã tiếp thu đày đủ các kết
quả nghiên cứu đương thòi của ngành dân tộc học cũng
như cùa các ngành khoa học khác nên tiến bộ hơn về nhiều
mặt, nhất là về mặt tộc danh, sự phân loại các cộng đồng
tộc ngưòi, nhưng do thiếu về tư liệu điều tra dân sổ nên
thể hiện sự phân bố các dân tộc chỉ ở những nét khái quát,
chủ yếu sử dụng phương pháp ghi chữ, ký hiệu hoặc bàng
nền màu định tính.

387
Tuy vậy, có thể nói rằng, việc thành lập các bản đồ
dân tộc học ỏ nưỏc ta được đẩy mạnh và có bưốc phát
triển mỏi cả về quy mô (số lượng và tỷ lệ xích) cả về nội
dung và phương pháp thể hiện chỉ từ cuối nám 1979, khi
những vấn đề có tính phương pháp luận như nguyên tác
phân chia, phân loại các nhóm tộc ngưòi, các cộng đồng
tộc ngưòi, nguyên tắc xác định thành phần dân tộc V.V.. về
co bản đã được giải quyết1 và 2 cuộc Tổng điều tra dân
số được tiến hành vào tháng 10 năm 1979 và tháng 4 năm
1989 trên phạm vi toàn quốc. Trong số các bản đồ dân
tộc học đước Ihành lập vào thòi kỳ này, đáng chú ý hon
cả là bản đồ phân bố các dán tộc và các trang hàn đồ dần
tộc - lịch sử (trang phục, cổng cụ sản xuát, nhà của...)
trong tập Atlat quốc gia; các bản đồ phân hố dân tộc, tỷ
lệ lỏn (1/1.000.000) của V ạ n Dân tộc học v.v...
3. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BT.DTHVN) được
thành lập tháng 10-1995, và đến tháng 11-1997 đã mỏ của,
khu vực trưng bày trong nhà phục vụ kịp thòi Hội nghị
cấp cao VII các nưỏc có sử dụng tiếng Pháp và dỏn khách
tham quan. Cũng nhu các bào tàng khác, trong trưng bày
cửa BT.DTHVN, ngoài các hiện vật gốc là nền tàng, còn
cổ'các tài liệu khoa học phụ. Nổi bật nhất trong hệ thống

1. Bằng chứng cụ thề là ngày 2-3-1979, Tổng cục Thống kê đưộc sự uỷ


quyền của Chính phủ đã ra Quyết định số 121 - TCTK/PPCD han
hành bản danh mục các thành phàn dân tộc Việt Nam được dùng
chính thức trong cà nưỏc (Tạp chí Dân tộc học, số 1-1979, trang
59-62).

388
các tài liệu khoa học phụ là tấm bản đồ phân bố các dân
tộc theo ngôn ngữ ỏ nuổc ta được trưng bày ỏ phòng giới
thiệu chung. Bản đồ có tỷ lệ 1/550.000, vỏi kích thưỏc
240cm X 210cm, có lẽ là lỏn nhất trong số các bản đồ phân
bố dân tộc ỏ nưổc ta hiện nay.
Bản đồ phân bố các dân tộc theo ngôn ngữ của
BT.DTHVN được xây dựng vối 11 sắc màu khác nhau thể
hiện sự phân bố của các nhóm ngôn ngữ, ngữ hệ là Tày -
Thái; Ka đai; Môn - Khơ me miền núi; Mưòng (gồm cả
Thổ, Chứt), Hán, Tạng - Miến, Hmông - Dao, Nam Đảo
miền núi và 3 dân tộc là Việt (Kinh), Chăm và Khơ-me.
Việc thể hiện đó vừa bao hàm nội dung khoa học phân
loại và sự phân bố của các nhóm ngôn ngữ tộc ngưòi chủ
yếu ở nưổc ta, vừa phù hộp vói việc bố trí khu vực trưng
bày trong của bảo tàng thành 10 không gian là: Giỏi thiệu
chung; Ngưòi Việt; Muòng, Thổ, Chút; Tày - Thái; Ka đai;
Hmông - Dao; Tạng - Miến; Môn - Khơ me (miền núi);
Nam Đảo (miền núi); các dân tộc Chăm, Hoa, Khơ me và
phòng giối thiệu giao lưu văn hoá của các dân tộc.
Các dân tộc cư trú ỏ nưỏc ta hiện nay chỉ có 4 dân
tộc là Việt (Kinh), Hoa, Kho me chủ yếu sống ỏ vùng đồng
bằng, ven biển và trung du, sống định cư vói canh tác
ruộng nuốc trồng lúa là chính. Để làm rõ đặc điểm này,
trên bản đồ nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me được thể hiện
bằng 2 màu khác nhau: một màu dùng cho ngưòi Khơ me
(Môn - Kho me đồng bàng) và một màu cho các dân tộc
389
còn lại (Môn - Khơ me miền núi). Trưòng họp nhóm ngôn
nữ Nam Đảo cũng thế, một màu thể hiện dân tộc Chăm
(Nam Đảo đồng bằng), một màu thể hiện chung cho các
dân tộc Ê đê, Gia rai, Chu ru, Ra giai (Nam Đảo miền
núi). Ngưòi Hoa tuy không dùng một sắc màu riêng mà
thể hiện chung vối nhóm ngôn ngữ Hán, nhưng do đặc
điểm phân bố từ lâu đòi trong lịch sử nên cũng dễ dàng
nhận biết vùng cư trú chủ yếu của họ là ỏ phía Nam
(TP.HỒ Chí Minh, Đồng Nai, các tỉnh đồng bàng Sông
Cửu Long...); còn ỏ phía Bắc họ tập trung ỏ Quảng Ninh,
Bắc Giang... Trong khu vực trưng bày của BT.DTHVN,
dân tộc này được giỏi thiệu chung một phồng - phòng các
dân tộc Chăm, Hoa và Khơ-me.
Cùng thuộc một nhóm ngôn ngữ Việt - Mưòng, nhưng
ngưòi Việt (Kinh) vừa là cư dân chủ thể (chiếm gần 87%
dân số cả nưỏc), vừa tụ cư chủ yếu ỏ đồng bằng nên đưọc
thể hiện bằng một màu riêng trên bản đồ và được giỏi
thiệu ỏ một khu vực riêng tại khu trưng bày trong nhà của
bảo tàng. Các dân tộc Việt - Mưòng miền núi gồm ngưòi
Mưòng, ngưòi Thổ và ngưòi Chứt được biểu hiện chung
một màu ỏ trên bản đồ phân bố và được trung bày trong
một khu vực riêng. Ba dân tộc này phân bố trên một diện
khá dài, từ phía tây bắc tỉnh Yên Bái đến phía tây bác
tỉnh Nghệ An là noi cư trú của ngưòi Mưòng và ngưòi Thổ,
còn phía nam Hà Tĩnh, bắc Quảng Bình là nơi sinh sống
của ngưòi Chứt.

390
Đặc điểm nổi bật trong bức tranh phân bố các dân tộc
ỏ nưổc ta là cư trú xen kẽ. Trên bản đồ phân bố các dân
tộc theo ngôn ngữ cùa BT.DTHVN tuy chú ý thể hiện sự
phân bố các ngũ hệ và các nhóm ngôn ngữ tức là mức độ
xen kẽ có giảm đi so vối bản đồ phân bố của các ngữ hệ
và các nhóm ngôn ngữ tức là mức độ xen kẽ có giảm đi
so vỏi bản đồ phân bố các dân tộc, nhưng đặc điểm đó
vẫn còn khá rõ nét. Đối vỏi miền núi phía Bắc, do tập
trung 31/54 dân tộc thuộc 7 trong 8 nhóm ngôn ngữ và 4
trong số 5 ngữ hệ có trong cả nưỏc nên mức độ cư trú xen
kẽ biểu hiện rõ rệt hơn cả. Trên phần lốn lãnh thổ là sự
phân bố xen kẽ của 2 nhóm cư dân có dân số đông nhất
vùng - các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và Hmông
- Dao vỏi cư dân các nhóm ngôn ngữ khác như Tạng -
Miến (khu vực biên giói Việt - Trung), Môn - Khơ me
(khu vực biên giổi Việt - Lào), Hán (ỏ vùng núi thấp và
trung du thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang,
Quảng Ninh...) v.v...
Trưòng Son - Tây Nguyên - một khu vực địa lý - dân
tộc học - lịch sử là nơi cư trú lâu đòi của các dân tộc thuộc
2 nhóm ngôn ngủ Môn - Khơ me và Nam Đảo. Nhìn vào
bản đồ phân bố các dân tộc theo ngôn ngữ ta thấy các
dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me cư trú ỏ 2 đầu, còn
các dân tộc nói ngôn ngũ Nam Đảo cư trú ở khúc giũa và
phần lốn tập trung ỏ phía đông, giẩp vổi miền đồng bằng
ven biển.

391
Trưỏc đây do nhiều nguyên nhân, ranh giói phân bố
giữa các tộc nguòi, các nhóm địa phuong, thậm chí giữa
các làng ỏ khu vực này còn khá rõ nét. Nhưng nấy chục
năm trỏ lại đây, do những biến động của xã hội ihư chiến
tranh, các cuộc di chuyển cư..., sự tiếp xúc giữi các tộc
ngưòi được tăng cưòng, tình trạng cư trú xen kẽ giữa các
dân tộc, thực tế đả diễn ra ở nhiều nơi, nhất à ỏ vùng
giáp ranh giữa các nhóm ngôn ngũ (biên giối giữí các tỉnh
Đắc Lắc và Gia Lai; Dác Lắc và Lâm Đồng; á c huyện
phía bắc và phía nam tỉnh Gia Lai; phía nam tỉnh Đắc
Lắc...). Đặc biệt là sự cư trú xen kẽ giữa nguòi Vệt (Kinh)
với các dân tộc tại chỗ. Nếu cách đây khoảng nia thế kỷ,
ỏ Tây Nguyên, ngưòi Việt chỉ chiếm khoảng 56 dân số
thì đến năm 1989 họ đã chiếm gần 2/3 dân số t(àn vùng,
có tỉnh như Lâm Dồng; Đác Lắc, dân số nguòi Vệt chiếm
hơn 70% dân số toàn tinh.
Việc thể hiện mức độ cư trú xen kẽ tuy ch nặng về
các yếu tó mang tinh định tính nhưng cũng đã thú ý đến
nhũng thông tin có tính chất định lượng. Đó là tiông qua
kích thuốc (bề rộng) của các vạch màu. Nếu kch thưỏc
các vạch màu bằng nhau, có nghĩa cu dân của (ấc nhóm
ngôn ngữ - tộc ngưòi có dân số tưong đương rối nhau.
Ngược lại, có vạch màu nhỏ là thể hiện dân s< của các
nhóm cư dân đó chênh lệch nhau. Trong trường họp dân
sổ của một nhóm quá ít (duỏi 5%) thì chỉ thể iiện dưỏi
dạng các điểm phân bố.

392
Tronig những năm gần đây, nổi lên trong các dân tộc
thiểu số là sụ di dân tự phát (di dân tự do) của một số
dân tộc í t ngưòi ỏ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên và
Dông Na.m Bộ. Tính chung trong cả thòi kỳ 1976-1990, số
cư dân di cư tự do đã trên 46.000 hộ vối trên 210.000
ngưòi. R iêng tỉnh Đắc Lắc, số lượng đông hon cả, từ năm
1976 đến năm 1991, dân di cư tự do có tỏi 11.125 hộ,
25.956 kỉnẩu và 22.384 lao động, phân bố trong 14 huyện,
thịb; 42 xã, thị trấn vỏi 54 điểm cu trú tập trung và 25
điểm cư trú rải rác... Tình hình trên cũng đưộc thé hiện
trên bản đồ phân bố các dân tộc theo ngôn ngữ của
BT.DTHVN.
Từ trưỏc đến nay, trên nhũng bản đồ phân bố các dân
tộc được xây dựng ỏ nưổc ta, yếu tổ địa lý hoặc thể hiện
mò nhạt hoặc không thể hiện thì trái lại, ở đây các yếu tố
địa lý, nhu đuòng bình độ, các dãy núi, đỉnh núi cao, các
cao nguyên, cánh cung, mạng lưổi sông suối chính, ranh
giỏi và tên các thành phố, thị xã là tỉnh lỵ của các tỉnh,
ranh giỏi toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cả vùng đất liền và
vùng biển v.v... được thể hiện khá rõ nét. Đây là điểm mỏi
và rất thành công cùa tấm bản đồ này, giúp cho ngưừi xem
chẳng những hiểu rõ diện phân bố của các nhóm ngôn ngữ
tộc ngưòi mà còn có những thông tin địa lý, địa mạo, thuỷ
văn... co bản về vùng cư trú của họ. Đặc biệt, vổi việc
thành lập 3 lát cắt địa lý tộc ngưòi của 3 vùng: Bắc Bộ,
Trung Bộ và Nam Bộ đã làm rõ cao độ của các vùng phân

393
bố các nhóm tộc ngưòi. Trong só các dân tộc ít ngưòi,
vùng cư trú của cư dân nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao,
Tạng - Miến có độ cao cao nhất, tiếp đến là cư dân nhóm
Môn - Khơ me miền núi. Các dân tộc nhóm Tày - Thái,
Mưòng ở vùng thấp và thung lũng. Trên phần lốn cao
nguyên bằng phẳng và rộng lỏn ò Trung Bộ là nơi cư trú
của cư dân nhóm Nam Đảo. Đặc trưng phân bố chủ yếu
ỏ đồng bàng và ven biển của 4 dân tộc Việt, Hoa, Chăm
và Kho me cũng được thể hiện đậm nét trên các lát cát.
Nguồn tư liệu chính được dùng khi xây dựng bản đồ
phân bố các dân tộc theo ngôn ngữ của BT.DTHVN là
tài liệu Tổng điều tra dân số ngày 1-4-1989, của Tổng cục
Thống kê và các bản đồ địa hình, hành chính mỏi nhất
của Cục đồ bản thuộc Tổng cục Địa chính. Ỏ đây, các số
liệu thống kê dân cư chia theo dân tộc và ranh giói hành
chính của 61 tỉnh thành đến tận cấp hành chính cơ sở Tihỏ
nhất là cấp xã. Tuy nhiên, có một số dân tộc, nhất là những
dân tộc có dân số ít, tư liệu thống kê dân số thiếu chính
xác nên khi thể hiện sự phân bố của họ đã phải sử dụng
các tư liệu điền dã của các nhà dân tộc học như trưòng
hộp ngưòi Kháng, ngưòi O-đu, các dân tộc thuộc nhóm
Ka đai, các dân tộc ít ngưòi ỏ miền núi phía Bắc di cư tự
do đến Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ v.v...
Khi xây dựng các bản đồ dân tộc học, ngưòi ta thưòng
sử dụng nhiều phương pháp. Trên thực tế, việc lựa chọn
các phương pháp thể hiện chù yếu là do nhiệm vụ và mục

394
đích của bản đồ cũng nhu nguồn tài liệu và tỷ lệ bản đô
mà ngưòi xây dụng bản đồ đưộc sử dụng. Đối vỏi bản đồ
phân bố các dân tộc theo ngôn ngữ của BT.DTHVN
nhiệm vụ chủ yếu là xác định sự phân bố của các nhóm
ngôn ngữ tộc ngưòi. Hơn nữa, phục vụ cho việc trung bày
- giối thiệu các dân tộc vừa theo vùng địa lý vỏi 10 không
gian trưng bày như đã nêu ỏ trên, nên khi xây dựng, chủ
yếu sử dụng phương pháp lãnh thổ tộc ngưòi.
Mỗi một nhóm ngôn ngữ - tộc ngưòi được thể hiện
bằng một nền màu. Ỏ vùng cư trú xen kẽ được bố trí bàng
các vạch màu tương ứng song song vối nhau. Tất nhiên, ỏ
đây khi chỉ rõ sự phân bố một số dân tộc có dân số quá
ít, hay những vùng cư trú xen kẽ mà dân số của các nhóm
cư dân lại có sự chênh lệch quá lón đã có sự kết hợp giữa
phương pháp lãnh thổ tộc ngưòi và phương pháp điểm.
Riêng việc đua vào bản đồ một số yếu tố địa lý thì sử
dụng phuơng pháp dùng các ưổc hiệu và dùng chữ.
Cuối cùng, cần lưu ý một điều là: vổi tư liệu có trong
tay, với một hệ thống phương pháp thể hiện và vỏi kỹ
thuật công nghệ đồ hoạ hiện nay và vói tỷ lệ như vậy, bản
đồ phân bố các dân tộc theo ngôn ngữ cùa BT.DTHVN
có thể hiện đầy đủ và chính xác sự phân bố của mỗi dân
tộc. Nhưng ỏ các khu vực trưng bày đã có một hệ thống
panô - bản đồ bổ trộ, mà tại đây, sự phân bố các dân tộc
trong các nhóm ngôn ngữ, hay thậm chí của từng tộc ngưòi
riêng biệt đã được thể hiện tương đối chi tiết. Bản đồ phân

395
bố các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ mà BT.DTHVN xây
dựng đã sử dụng những thành tựu nghiên cứu mối nhất
của ngành dân tộc học, ngôn ngữ học ỏ nưổc ta trong việc
phân loại các dân tộc theo ngôn ngữ, nguồn tư liệu đầy
đủ của cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989, nguồn tư liệu
điền dã của nhiều cán bộ nghiên cứu, tư liệu bản đồ theo
địa giỏi hiện thòi, cũng như chọn lựa các phương pháp tối
ưu trong đồ bản tộc người và phương pháp kỹ thuật công
nghệ hiện đại để thể hiện nên mang tính khoa học và
thẩm mỹ cao. vỏi tấm bản đồ này, tỏ rõ năng lực nghiên
cứu và trình độ chuyên môn về đồ bản của các cán bộ
BT.DTHVN trong việc xây dựng các loại bản đồ dân tộc
học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác nghiên
cứu và thực tiễn của các ngành dân tộc học, ngôn ngữ
học, bảo tàng học... trong tiến trình phát triển chung của
đất nưỏc.

396
Phần 3V
LƯU GIỮ VÀ BẢO QUẢN

397
QUẢN LÝ C Á C SƯU TẬP
■ DÂN TỘC
» HỌC

NGUYỄN HỒNG MAI

I. Những vấn đê đặt ra cho nghiên cứu sưu tầm ỏ Bảo


tàng Dân tộc học Việt Nam.

Kho cơ sỏ là mối quan tâm cùa mỗi bảo tàng và số


hiện vật có trong kho là yếu tố quyết định những hoạt
động của bảo tàng. Vì vậy, khâu nghiên cứu sưu tầm luôn
được coi là một hoạt động có tính chiến luộc đối vối mỗi
bảo tàng. Các nhà khoa học bảo tàng thường nói: hoạch
định được chiến luộc sưu tàm và thực hiện tót khâu nghiên
cứu sưu tầm là giải quyết được một phần quan trọng trong
chính sách phát triển của bảo tàng. Bỏi vậy đối vỏi bảo
tàng mỏi hình thành và còn rất trẻ nhu Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam thì vấn đề nghiên cứu càng càn được chú ý
đặc biệt để có những buỏc đi đúng ngay từ buổi ban đầu
và để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Thực tế cho thấy, ngay khi bảo tàng mỏi ra đòi việc
sưu tầm hiện vật một cách ồ ạt đã từng xảy ra. Những

399
hiện vật này phần lỏn phù hộp vổi loại hình bảo tàng dân
tộc học, nhưng cũng có không ít hiện vật không đáp ứng
đưọc những yêu cầu khoa học cũng như yêu cầu về bảo
quản. Để tránh hiện tượng đó và vổi tư cách là ngưòi làm
công tác bảo quản, ỏ đây xin mạnh dạn trao đổi một số ý
kiến sau, nhằm mục đích giúp cho việc quản lý hiện vật
ngày một tốt hon.

1. Sưu tầm có nghiên cứu và chọn lọc.


Số lượng hiện vật có trong kho cơ sỏ là sự sổng còn
của mỗi bảo tàng, vì vậy những bảo tàng mỏi thuòng đặt
nhiệm vụ trọng tâm của mình trong giai đoạn đàu là sưu
tầm hiện vật để xây dựng kho cơ sở. Để có một khối lượng
hiện vật có thể đáp ứng được yêu cầu trưng bày, phải đặt
ra được kế hoạch sưu tầm có hệ thống và tiến hành sưu
tầm có nghiên cứu và chọn lọc. Nếu làm tốt điều này,
bảo tàng sẽ tránh đuợc tình trạng kho cố sỏ phải lưu giữ
những hiện vật thiếu nội dung khoa học, không có ý nghĩa
bảo tàng, điều kiện bảo quản kém. Vì thế, nhiệm vụ đặt
ra cho ngưòi nghiên cứu sưu tàm là họ phải hiểu biết về
lĩnh vực mình thực thi. Ỏ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
ngưòi nghiên cứu sưu tầm phải hiểu biết văn hoá của dân
tộc mà mình đến sưu tàm. Đứng trước yêu cầu này, ngưòi
sưu tầm phải nghiên cứu trưốc về cư dân ở địa bàn mình
đến chuẩn bị kỹ lưỡng về vấn đề mà mình sẽ sưu tầm. Để
lựa chọn được những hiện vật có ý nghĩa hảo tàng tức là

400
hiện vật phải đảm bảo nội dung khoa học và đạt được
những yêu cầu về thẩm mỹ, song song vổi nhũng yêu cầu
đó, ngưòi SƯU tầm phải quan tâm đến nhân tố bảo tồn của
hiện vật, nghĩa là hiện vật còn có thể bảo quản để phát
huy tác dụng của nó nữa hay không. Chúng tôi quan niệm
rằng để giúp ngưòi xem nhận dạng và hiểu biết về cái đẹp
của văn hoá, ngưòi sưu tầm cần mang về bảo tàng những
hiện vật có lý lịch rõ ràng, phản ánh rỗ nét những đặc
trưng văn hoá, và đạt được yếu tố thẩm mỹ. Có như vậy
thì tính giáo dục và sức thuyết phục của hiện vật mỏi cao.

2. Sưu tầm gắn với định hướng phát triển của Bảo tàng.
Những ngưòi có ý tưỏng hình thành một bảo tàng
thường xây dựng mọi kế hoạch để đảm bảo cho sự thành
công của nó và đặc biệt đặt vấn đề trọng tâm trong giai
đoạn đầu là xây dựng kế hoạch sưu tầm hiện vật. Kế hoạch
sưu tầm này nhâm giải quyết yêu cầu truỏc mắt cũng như
lâu dài của bảo tàng, và mục đích sưu tàm bị chi phối bổi
loại hình bảo tàng coi đó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá
trình hành động. Ngưòi nghiên cứu suu tầm xây dựng kế
hoạch cho từng giai đoạn và cho từng mục đích, nhưng
phải luôn luôn xoay quanh kế hoạch tổng thể của bảo tàng.
Theo kinh nghiệm của nhiều bảo tàng trên thế giỏi thì các
bộ phận nghiên cứu sưu tầm phải hưỏng mục đích nghiên
cứu sưu tầm vào chiều sâu của công việc, tức là: sưu tầm
theo chuyên đề để hình thành các bộ sưu tập. Ngày nay

26 CCTNC 401
hưốntỉ sưu tầm liên kết các bộ sưu tập nhỏ thành các bộ
SƯU t ầ m lỏn đang là m ộ t giải p h á p hữ u h iệ u ch o các h o ạ t
động chuyên môn của các bảo tàng. Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam ngay tù đầu đã xác định được hướng đi trong
nghiên cứu sưu tầm: Hình thành các bộ sưu tập của từng
dân tộc và liên kết hiện vật của các dân tộc thành các sưu
tập lỏn. 0 đây, cái riêng không tách ròi cái chung, riêng
và chung cũng có nghĩa là tách bạch nhưng lại nằm trong
mối quan hệ tổng thể. Ví dụ: Sưu tập gùi của các dân tộc
ò Việt Nam có thể gồm gùi của các dân tộc Thái, Mưòng,
Ê đê, Bana...
Dựa trẽn phương hưổng hoạt động của bảo tàng để
xây dựng kế hoạch nghiên cứu sưu tầm là giải pháp đúng
và phù hộp nhất vì nó gắn được kế hoạch sưu tầm với
định hưỏng phát triển, đáp ứng được yêu cầu trưỏc mắt
và lâu dài (các bộ sưu tập hiện vật là cơ sỏ đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của bảo tàng.

II. Hệ thống tư liệu hiện vật dân tộc học thành các
sưu tập bảo tàng trong việc quản lý

1. Sự gắn bó giữa nhập hiện vật và kiểm kê hệ thống.


Nghiên cứu sưu tầm có một vai trò quan trọng đối vổi
sự hình thành các sưu tầm và hoạt động trưng bày của bảo
tàng, trong đó kiểm kê bảo quản là một nhân tố tác thành.
Qua thực tế tiếp nhận hiện vật từ cán bộ nghiên cứu sưu

402
tàm, chúng tôi thấy đuợc sự gắn bó mật thiết giữa khâu
nhập hiện vật và kiểm kê đăng ký hiện vật. Dặc biệt ngưòi
tiếp nhận phải tiếp nhận một cách chính xác hiện vật và
hồ so hiện vật với một ký hiệu riêng. Ký hiệu này phải
trùng khớp vói hồ sơ hiện vật và biên bản bàn giao, để
khi có vấn đề gì xảy ra thì việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn.
Xuát phát từ yêu càu này ngay từ khi sưu tầm đã phải
luôn chú ý tỏi cả khía cạnh quản lý hiện vật sưu tầm. Ngưòi
sưu tầm có thể sưu tàm được một khối lượng hiện vật rất
lỏn, nhưng nếu chì dựa vào trí nhỏ chủ quan thì sẽ có thể
xảy ra một số điều đáng tiếc như: nhầm hiện vật của dân
tộc này với hiện vật của dân tộc khác, hoặc không thể lắp
ráp các hiện vật có cấu tạo phúc tạp như: khung dệt, nhà
ỏ... Chính vì thế, ngưòi sưu tàm cần có ký hiệu riêng đối
vổi tùng hiện vật và số ký hiệu đó trùng khớp với số hồ
sơ hiện vật, và những ghi chép trong sổ tay sưu tầm. Đối
với các hiện vật có cấu tạo phức tạp kèm theo ký hiệu cho
từng chi tiết hiện vật còn nên có bản vẽ khái quát vào
hồ sổ hiện vật để giúp cho việc lắp ráp được dễ dàng,
chính xác. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy của ngưòi
nghiên cưu SƯU tầm, giúp cho các nhà kiểm kê bảo quản
giải quyết khâu kỹ năng tiếp theo.

2. Phân loại hệ thống hiện vật


Mục đích của việc phân loại là hệ thống hiện vật theo
từng chủ đề để định hưỏng cho việc bảo quản lâu dài khai

403
thác, nghiên cứu hiện vật được dễ dàng thuận tiện và đó
cũng là phương châm quản lý hiện vật của bất kỳ một bảo
tàng nào. Ỏ mỗi bảo tàng thì nền tảng co sở của việc
phân loại là môn khoa học của ngành đó. 0 Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam cũng vậy, chúng tồi lấy khoa
học dân tộc học làm cơ sỏ, nền tảng cho việc phân
loại hiện vật.
Ví dụ: Khi phân loại công cụ sãn bắn, trước hết chúng
tôi lấy dân tộc làm tiêu chí lốn, sau đó là chất liệu rồi chia
ra các chủ đề nhỏ tiếp theo:
- Loại hình bẫy: Bẫy cài, bẫy đặt, bẫy sập...
- Loại hình gây nổ: Súng kíp các loại...
- Loại hình chịu tác động của lực khác: Nỏ, lao, giáo...
Hay khi phân loại trang phục thì tiêu chí được đặt ra
là: chất liệu, dân tộc và cũng phân theo các chủ đề nhỏ
để dễ sắp xếp và khai thác, như:
- Trang phục theo giỏi tính, theo mùa, ngưòi già, trẻ nhỏ
- Lễ phục: lễ phục hội hè, nghi lễ. Chi tiết hơn nũa
chúng tôi lại phân ra theo chức năng cùa từng bộ phận
nhỏ nhu: khăn, áo, đồ lót, đồ đi ở chân, trang sức. Trong
đồ trang sức, lại phân ra: vòng cổ, vòng chân, vòng tay,
hoa tai, xà ích...
Nhưng khi hình thành một bộ phận sưu tập về đồ hành
lễ của một ông thầy cúng thì chúng tôi lấy chất liệu và

404
dân tộc làm tiêu chí và bộ sưu tập này được chia ra dưỏi
hai chủ đề":
a - Trang phục:
+ Khăn
+ Mũ
+ Giầy dép
b - Công cụ sử dụng khi hành lễ:
+ Dụng cụ gây âm thanh: Kèn, trổng
+ Công cụ gây thanh thế: Dao, kiếm

Khi ghi chép hiện vật vào sổ, chúng tôi đều ghi rõ chức
năng của từng hiện vật và đánh số lên tất cả, những hiện
vật này đều có một ký hiệu thể hiện chúng cớ mối liên
quan với nhau. Điều này giúp cho chính những ngưòi làm
công tác kiểm kê bảo quản tìm kiếm hiện vật một cách
dễ dàng và cung cấp thống tin cũng chính xác nhất. Đày
cũng là một co sỏ tin cậy của nguồn thông tin về hiện vật
hay sưu tập.

3. Hỉnh thành hồ sơ hiện vật và các loại phiếu tra cứu.


Mỗi hiện vật khi nhập kho bảo tàng đều có một hồ sơ
kèm theo. Các tiêu chí trong hồ sơ đã được chọn lọc để
đàm bảo những yêu cầu khoa học và những thông tin càn
thiết về hiện vật. Người sưu tâm có trách nhiệm khai thác
đày đủ va thật chi tiết những thông tin để ghi vào phiếu

405
hiện vật, nếu có những chi tiết thiếu chính xác thì cần sửa
chữa, bổ sung ngay. Hiện vật được nhập cùng vối hồ sơ
này để lưu giữ và đảm bảo tính chất pháp lý cho hiện vật.
Khi hiện vật được đăng ký để trỏ thành hiện vật bảo tàng,
những hồ sơ về nó cũng được quản lý có tính pháp lý và
mang số đăng ký của hiện vật đó. Tiếp theo ngưòi làm
công tác kiểm kê phải hình thành các loại phiếu tra cứu:
phiếu tra cứu về chất liệu, phiếu tra cứu về dân tộc, phiếu
tra cứu theo chủ đề... Mỗi loại phiếu tra cứu mang nội
dung và thông tin tối thiếu về hiện vật, như: tên gọi, nguồn
gốc, dân tộc (ngành), nội dung khoa học, mô tả, hình vẽ,
ảnh chụp... Loại phiếu này giúp cho ngưòi muốn tìm hiểu,
nghiên cứu có những khái niệm sơ bộ nhất để tìm kiếm
và khai thác thông tin về hiện vật. Một loại phiếu khác
cũng giúp cho việc quản lý thông tin về hiện vật được tốt
hon là phiếu bảo quản. Xây dựng phiếu bảo quản nhằm
giúp cho ngưòi làm công tác kho bảo quản nắm được tình
trạng hiện vật đang đưộc lưu giữ trong kho. Phiếu này bao
gồm các mục: tên gọi, dân tộc (ngành), chủ đề, số đăng
ký, hiện trạng... Vói loại phiếu này tình trạng hiện vật cần
được ghi thật chi tiết để ngưòi làm bảo quản nắm được
tình hình chung, có kế hoạch và thực hiện chế độ bảo quản
phù hộp vổi hiện vật. Phiếu bảo quản được đặt ngay ở
hộp phiếu đầu mỗi giá để hiện vật. Vì cồng tác bảo quản
có tính tác chiến hàng ngày nên khi có vấn đề gì, những
ngưòi làm bảo quản có thể ghi báo cáo và kịp thòi điều
chỉnh chế độ bảo quản cho phù hộp.

406
4. Nguyên tắc khoa học trong sắp xếp và di chuyển hiện vật
Một yêu cầu trong quản lý hiện vật là thực hiện nguvên
tắc khoa học trong sáp xếp và di chuyển hiện vật. Dựa
trên cơ sỏ đã phân loại, những hiện vật đã đăng ký được
đua về sắp xếp tại các kho bảo quàn theo nguyên tắc như
sau: hiện vật nặng, cồng kềnh xếp ò đuối, những hiện vật
nhỏ, nhẹ xếp ỏ trên, việc sắp xếp được từ trái qua phải,
tù đuổi lên trên và từ trong ra ngoài. Sau khi thực hiện
sắp xếp xong ỏ các kho, nuưòi trực tiếp theo dõi và sáp
xếp phải lập hảng thống kê theo từng giá, từng tầng, ngăn
kéo, hàng tù và cuối cùng là vẽ sơ đồ vị trí hiện vật trong
kho. Đây là một công việc hết sức thiết thực cho việc theo
dõi, bảo quàn và tìm kiếm hiện vật. Trong khâu di chuyển
hiện vật từ truổc đến nay ỏ Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam vẫn mác phải sai lầm nhu: di chuyển hiện vật không
có giá đõ, thiếu thận trọng khi di chuyển hiện vật (cùng
một lúc bê nhiều hiện vật, chồng chát nhiều hiện vật lên
nhau khi di chuyển, khổng đi găng khi cầm đồ hiện vật).
Đây chính là một trong những nguyên nhân gây hư hại tỏi
hiện vật. Vi vậy, nguyên tắc thận trọng là một yêu cầu
quan trọng nhất đối vói người làm công tác bảo quản và
bắt buộc họ phải tuân theo.

5. Bảo quản các sưu tập vấn hoá dân tộc.


Là một nhân tố quan trọng dẫn đến việc thành công
của việc quản lý hiện vật, nhưng bảo quản lại có những

407
lĩnh vực chuyên sâu của nó nên chúng tôi phải dành vấn
đề này cho những chuyên mục sâu về bảo quản. Ỏ đây
chỉ sơ lưọc đề cập những vấn đề cần được quan tâm tỏi
về bảo quản trong quản lý hiện vật và sưu tập dân tộc
học. Nguyên nhân thường gây nên sự huỷ diệt hiện vật là
những tác động của côn trùng, nấm mốc, nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng, suy cho cùng là tác động của điều kiện môi
trường và khí hậu. Khác phục được những nguyên nhân
gây hại là nắm được phần lổn sự thành công.
Một trong những yêu cầu tối thiểu là hiện vật phải
được sắp xếp trên giá, kệ và có vị trí trong kho bảo quản.
Điều này sẽ tránh được tiếp xúc vỏi đất (một môi trưòng
lý tưỏng của mái và nấm mốc phát triển). Vì thế trong
đầu tư ban đàu cho kho những thiết bị đặt, để hiện vật
được coi trọng hàng đầu. Các loại giá kệ phải được trang
bị đầy đủ và có thiết kế phù hộp. Dù được hình thành
dưổi dạng vô cơ hay hữu cơ thì dưỏi tác động của khí hậu
môi trưòng, hiện vật cũng đều bị phá huỷ, chỉ khác ỏ mức
độ nhanh chậm mà thôi. Trách nhiệm của ngưừi làm bảo
quản là phải kiểm soát được môi trưòng khí hậu bảo tồn.
Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trong điều kiện cho
phép là biện pháp tích cực để ngăn ngừa sự phát triển của
côn trùng, nấm mốc. v ỏ i một co cấu khi đa dạng về chất
liệu và những sưu tập đa tính về môi truòng khí hậu
(những hiện vật sưu tầm từ nhiều vùng khí hậu) thì phương
pháp bảo quản phải mang tính ứng dụng. Theo kinh

408
nghiệm của các chuyên gia bảo quả của thế giới, việc duy
trì nhiệt độ trên dưỏi 20°c và độ ẩm tưong đối từ 55 đến
60% là điều kiện lý tưởng nhất đối vói hiện vật. Nhưng ỏ
nưổc ta khi hậu ở mỗi miền rất khác nhau thì việc áp dụng
đột ngột các biện pháp kỹ thuật khống chế khí hậu có thể
gây nên những tác hại không nhỏ đổi với hiện vật. Vì vậy,
khi áp dụng bất cứ một hình thúc bảo quản nào, chúng
tôi đều phải kiểm tra theo dõi những biến cố với hiện vật,
để cố hình thúc khắc phục kịp thòi, và cùng một lúc chúng
tôi tiến hành phổi hộp nhiều hình thức "bảo quản tích cực".
Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hoá chất... để tạo diều kiện
thích họp nhát cho hiện vật.

6. Hệ íhõrtỊỊ hoá các dữ liệu thông tin về hiện vật.


Ngàv nay trung thòi kỳ hiện đại hoá việc hệ thổnụ hoá
các dữ liệu thông tin về hiện vật bằng máy vi tính là một
nhu câu và đòi hỏi đối vói công việc quản lý hiện vật. Tính
ưu việt cùa việc quàn lý dữ liệu thông tin trên máy vi tính
không có gì phải bàn cãi đối vối Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam lại càng thiết thực hon. Bưổc đầu chúng tôi thục
hiện và cài đặt thì hệ thống thòng tin này gồm nhũng tiêu
chí cớ trong hồ sơ hiện vật. Nhưng để đạt tỏi bưổc tiêu
chuẩn và hoàn chỉnh thì trong hệ thống thông tin này cần
có cả ảnh chụp, bản vẽ, vị trí cát giữ hiện vật ỏ trong kho.
Việc quản lý hiện vật trên máy vi tính được coi là
phưdng pháp tối ưu vì vùa tiện lợi, vừa nhanh chóng,

409
vừa chính xác. Vì thế, trong khi số lượng hiện vật còn
chưa quá nhiều việc truy cập chúng cần được tiến hành
khẩn trưong.
Trên đây là những suy nghĩ bưỏc đầu về việc quản lý
các sưu tập dân tộc học mà chúng tôi thường trãn trở. Và
một lòi thay dòng kết luận: Ngôn ngủ của những nhà
bảo quản là làm sống lại nhân chứng lịch sử văn hoá,
mà nhân chứng của chúng là hiện vật, là những sưu tập.
Hãy làm cho hiện vật biết nói và sống trong tâm hồn
của chúng ta.

410
HỆ( THỐNG Tư LIỆU
• PHIM ẢNH VÀ BĂNG TỪ
ỏ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
TRONG 2 NĂM 1996-1998
- NHỮNG VẤN ĐỀ BẨO QUẢN

HOÀNG THU HẰNG

1- Bên cạnh những hiện vật thể khối cần được bảo
quản và phục chế cho trưng bày, phục vụ khách tham
quan, nhằm đáp úng nhu câu hiểu biết cùa ngưòi xem, bảo
tàng nào cũng có kho lưu trữ phim ảnh và băng tù, Dây
củng là những sản phẩm văn hoá cần được bảo lưu. Nhưng
để bảo quản được phim ảnh và băng tù quả là một điều
không đon giản nhất là trong điều kiện khí hậu nóng,
ẩm như ỏ nưỏc ta. Chúng rất dễ bị mốc, bị vàng, chuyển
sang màu xanh đỏ, hồng hoặc dính, vón cục, phát mùi chua
và giai đoạn cuối cùng là tan ra nhu bụi. Nhưng nếu như có
một đieu kiện bảo quản tốt, phim có thể giữ được 100 năm.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ngay từ đầu đã quan
tâm đến việc bảo quản hệ thống tư liệu này để trong tương

411
lai sẽ xây dựng thành một trung tâm cũng cấp nhũng thông
tin về hình ảnh về đòi sống sinh hoạt cũng như tiếng nói
của dân tộc trong cả nưỏc.
2 - Qua 2 năm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hoạt
động, bên cạnh việc đi sưu tầm nhũng hiện vật thể khối
mang nét đặc trung của các dân tộc, các nhà sưu tầm cũng
chú trọng đến việc chụp ảnh, ghi âm và quay video về đòi
sống sinh hoạt của họ. Do đó, hiện nay Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam có một kho lưu trữ khá phong phú và tương
đối đầy đủ vổi khoảng 20.000 bức ảnh có kèm theo phim
âm bản, 163 phim dưong bản, 137 băng video, 123 bàng
cátxét và 7 đĩa CD. vỏi hệ thống kho này có thể giúp cho
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về
vãn hoá các dân tộc của Việt Nam, nghiên cứu về các lĩnh
vực văn hoá vật chất cũng như tinh thần, về cuộc sống
hàng ngày cũng như các lễ nghi tôn giáo v.v... Mặc dù chưa
hoàn toàn đầy đủ nhưng ỏ đây đã lưu lại được những hình
ảnh quý giá về bản sác văn hoá, tiếng nói của 54 dân tộc,
mà trong số đó có cái đã biến mất, có cái theo thòi gian
sẽ không còn trong đòi sống hàng ngày của ngưòi dân.
Tuy nhiên, trong kho tu liệu ảnh, tỷ lệ ảnh về các
chuyên đề cũng như về các dân tộc chưa họp lý. Có một
số dân tộc còn thiếu những chuyên đề cần thiết để có thể
phản ánh được nét đặc trung của dân tộc đó. Hon nữa tỷ
lệ ảnh màu và ảnh đen tráng chưa cân đối. Trong tổng số
20.000 bức ảnh đang lưu giữ trong kho chỉ có 1.700 ảnh
412
đen trắng. Ấnh màu, về ưưổc mắt có giá trị hơn, đẹp hơn
nhưng lại khó bảo quản được lâu dài. Vì vậy vấn đề đặt
ra ở đây là làm sao phải bảo quản cho tốt kho tải sản vô
giá này, nhất là trong tưống lai không xa, các tư liệu về
ảnh và băng sẽ được bổ sung ngày càng nhiều và hoàn
thiện để đáp ứng đưộc những nhu cầu nghiên cứu, tìm
hiểu của khách trong nước và quốc tế.
3 - Làm được điều đó trước hết phải tìm ra một
phương pháp bảo quản hữu hiệu nhất để tránh tình trạng
phim bị mốc, bị phai màu, bị chua... do nhiều nguyên nhân
khác nhau gây nên nhu: ảnh hưởng của thòi tiết, sự thiếu
thốn về trang thiết bị kỹ thuật, kho tàng...
Trong việc bảo quản phim và băng, vấn đề quan trọng
nhất là bảo quản lỏp thuốc ảnh, lổp gelatin. Vổi các loại
tư liệu này, nếu để trong điều kiện bảo quản không tốt
rất dễ bị lên mốc mà nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm
quá cao. Để khắc phục tình trạng này, ngưòi ta tìm ra một
loại hoá chất có tên là Paraíormaldehyd hay gọi tắt là
Parafom (công thúc hoá học là: (CH20)n.H20 vổi n = ± 100).
Dây là một loại thuốc màu trắng, có mùi có tác dụng chống
mốc tổt nhất mà lại ít gây độc hại nhất. Cách sử dụng
nhu sau: gói thuốc thành tùng gói nhỏ bàng giấy vệ sinh
sau đó bỏ vào hộp phim đậy kín lại. Khi đó thuốc sẽ thăng
hoa, môi trường sẽ được khồ ráo và mùi của thuốc làm
cho mốc không thể phát triển được. Thuốc chỉ có tác dụng
trong vòng 1 năm, sau đó phải thay gói thuốc khác.
413
Một hiện tượng khác cũng thuùng xảy ra vói phim ảnh
đó là phim bị vàng mà nguyên nhân chủ yếu là do trong
phim có nhiều bạc (Ag). Khi tiến hành in tráng nếu không
đảm bảo kỹ thuật Ag sẽ chuyển thành Ag 2 S và khi đó
phim sẽ cố màu vàng. Do đó để tránh tình trạng này
phải thận trọng ngay từ khâu in, tráng nhát là khâu hãm
hình cuối cùng. Nước rùa cuói cùng phải tốt, không còn để
xót lại chất thuốc trên phim. Như vậy mỏi có thể bảo quản
loại tư liệu này trong một thòi gian dài, phục vụ nghiên cứu.
Còn về băng, trong trưòng hộp đã dính, vón cục hay
phát mùi chua thì khó có thể ngăn chặn nổi, cuối cùng nó
sẽ tan ra như bụi.
Như vậy, phim ảnh và báng tù rất dé bị nhiều tác dụng
gây nên những biến đổi lý, hoá ảnh hưởng đến chất lượng,
thậm chí là huỷ hoại hoàn toàn. Cho nên, đối với kho tư
liệu phim ảnh và băng từ việc hảo quản là khâu khó khăn
nhưng quan trọng nhất và buộc phải đảm bảo các điều
kiện hết súc nghiêm ngặt.
a) Đối với phim ảnh
- Nhiệt độ và độ ẩm không cao nhưng phải luôn luôn
ổn định, tránh thay đổi đột ngột.Nhiệt độ trong phòng
bảo quản tối đa 20°c (càng xuống thấp càng tốt); độ ẩm
tốt nhất 40-50%.
- Khi dùng điều hoà nhiệt độ tuyệt đối không láp điều
hoà 1 cục vì nhũng lúc mất điện, máy trở thành một lổ
thông gió vỏi bên ngơài.

414

\
- Phim phải để ỏ nơi thoáng mát, xa nơi ẩm ưỏt và
nguồn nưỏc như nhà tám, sông, rạch; xa môi trường ô
nhiễm r.hư câu xí, nhà bếp. Không để phim gần máy lạnh
và nơi toả nhiệt.
- Nên bảo quản phim trong bóng tối, bỏi vì ánh sáng
có thể tác động làm biến đổi hoặc phai màu (đổi với
phim màu).
- Hạn chế tối đa những khí thải công nghiệp, nhất là
nhũng họp chất có chứa lưu huỳnh, araoniac đặc biệt là
khí clo vì nó làm phim mất màu hoàn toàn.
- Tránh bức xạ mặt tròi.
Ngoài những biện pháp bắt buộc trên, còn có những
điều kiện khác để bảo quản phim tốt hớn.
- Tuyệt đói không để phim cả cuộn vì nó rất dể bị
dính và mốc. Nên cắt ròi phim rồi để vào giấy bóng kính
hoặc giấy can sau đó để vào trong hộp kín để hạn chế sự
oxy hoá tác dụng lên phim. Bao phim nên chọn màu trắng
đục tốt hơn trắng trong vì thưòng có chất sáp, ít ẩm và
không bị bám hít vào phim. Bao phim phải dài hơn đoạn
phim để khỏi tuột và xước kiểu đầu. Hộp đựng phim phải
chọn loại thuần khiết để không bị phản tác dụng.
- Để các hộp phim vào hòm có chứa Silicagel. Không
được dùng vồi sống vì vôi sống tuy có tác dụng hút ẩm
nhưng trong khi hút ẩm lại toả nhiệt.

415
- Phồng lưu giữ phim nên quét vôi chứ không nên sơn
vì sơn là một chất hữu cơ, mà ỏ đó có một số vi khuẩn
sống, trong khi vôi là chất diệt khuẩn. Hiện nay ngưòi ta
đã chế tạo ra được một loại sơn vừa chống mốc, vừa diệt
khuẩn lại vừa đẹp.
- Chống mốc môi trường lưu giữ phim bằng cách lắp
2 đèn tia tử ngoại (đèn neon), mổi ngày chỉ bật từ 2 - 5
phút và hạn chế ra vào vì gây tác hại cho mắt.
Cách lưu giũ phim hiện đại nhất hiện nay là đưa vào đĩa CD.
b) Bảo quản băng
Đế băng từ và phim đều giống nhau chỉ khác nhau ỏ
lỏp bột từ nên chúng có chế độ bảo quản tương tự. Nhiệt
độ và độ ẩm ít dao động. Nhiệt độ 20°c và độ ẩm tương
đối 40%. Đặc biệt tránh các ảnh hưởng của từ trưòng. Tức
là giữ băng từ đã ghi tín hiệu xa các nguồn gây nên từ
trưòng như: mô tơ, máy phát điện, loa phóng thanh, máy
biến thế, các đưòng dây tải điện... Cố gắng tạo điều kiện
giữ băng từ đã có tín hiệu trong các hộp bàng kim loại.
Tính dẫn từ và dẫn điện của hộp kim loại là nguồn bảo
vệ rất tốt các băng tù, tránh tác dụng của từ trưòng, nhất
là từ trưòng ở tần số cao. Khi mở và tắt máy cần hết sức
nhẹ nhàng để băng không bị giật. Khi quấn băng không
nên làm băng bị căng quá; lúc sử dụng và vận chuyển càn
thận trọng, tránh va chạm mạnh.
Không để ánh sáng mặt tròi chiếu trực tiếp vào băng hình.

416
Môi trường bảo quản ít bụi bẩn vì nếu bụi bám trên
băng từ sẽ làm cản trở mặt tiếp giáp tốt giữa băng và đầu
từ. Bụi có thể bám sân trên băng từ hoặc có thể bị hút vào
do các lực tĩnh điện, nên phải có hệ thống lọc bụi. Ấp lực
không khí trong phòng bảo quản băng từ cần cao hon so vối
các phòng khác một ít. Hệ thống kéo băng, các đầu từ, bô bin
quấn băng, cần sạch sẽ. Khi sử dụng băng cần đi găng tay.
Khi quấn băng vào lõi phải quấn liên tục từ đầu đến
cuối, không dừng lại giữa chừng.
Bảo quản băng trong túi chất dẻo hay hộp kín.
Băng cần đặt vị trí thẳng đứng và ỏ tu thế treo.
Không bao giò đóng gói băng vào túi hoặc để vào hộp
ỏ môi trưòng có độ ẩm cao để tránh sự ngưng đọng hơi
nưỏc bên trong.
Cuối băng cần có một đoạn amoóc bảo vệ, không hao
giò dùng amoóc có bụi bẩn.
Cân cát bò các đoạn băng hỏng hoặc bị giây đàu, mõ
để tăng độ bám dính và bào vệ đầu từ. Nhung khi cát và dán
hăng cần chú ý, tất cả các dụng cụ dùng để cát như: dao, kéo
nhất thiết phải làm bầng chất không có từ tinh dể không làm
ảnh hưởng đến tín hiệu ghi trên băng từ. Khi dán băng nên
cắt chéo hai đâu, dặt khít vào nhau và dán bằng một đoạn
băng dính. Như vậy tín hiệu bị mất đi rát ít. Không nên dán
chồng băng và không nên dùng cồn dán quá nhiều vì như
thế sẽ có chỗ tín hiệu bị ngắt quãng nhiều và nghe rất rõ.
Sù dụng các lõi băng có độ cúng cao, độ tròn tối đa
và không có khuyết tật ỏ bề mặt.
Sau một thòi gian từ 3 đến 5 năm cần tiến hành kiểm
tra lại một lần và quấn lại băng. Và có thể nên bỏ cái cũ
đi, sang một băng mối nhưng tốt hơn hết là chuyển sang
đĩa kim loại sẽ bảo quản đuợc lâu hơn.
4 - Hiện nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có
một kho tư liệu phim ảnh và băng từ phong phú và vô
cùng quý giá, nhưng có nhiều vấn đề đặt ra về phương
diện bảo quản. Hiện nay thực trạng của kho lưu trữ Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam chưa thể đáp ứng được như
những điều vừa nêu trên. Về trang thiết bị còn thiếu, nhiệt
độ và độ ẩm chưa đạt tiêu chuẩn, phòng bảo quận đồng
thòi cũng là noi làm việc của cán bộ chuyên trách nhiều
ngưòi vào v.v... Trong điều kiện như vậy khó mà bảo quản
đưộc hệ thống tư liệu này một cách hữu hiệu. Ỏ nưổc
ngoài, để bảo quản phim ảnh và băng từ, có khi ngưòi ta
còn xây cả kho lưu trữ vỏi các trang thiết bị kỹ thuật hiện
đại ỏ treng rùng để đảm bảo điều kiện bảo quản một cách
tốt nhất. Vì vậy, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam muốn
lưu giữ lại bản sắc văn hoá của các dân tộc bằng những
âm thanh, những hình ảnh, nhất thiết phải có hệ thống
bảo quản vổi những điều kiện tốt nhất và trang thiết bị
đầy đủ. Đây sẽ là nơi để cho thế hệ mai sau cũng nhu
ngưòi nưỏc ngoài muốn tìm hiểu về văn hoá Việt Nam -
một quốc gia đa dân tộc.
418
PHÂN LOẠI HIỆN VẬT
■ o m

ỏ BẢO TÀNG DÂN TỘC


■ HỌC
• VIỆT
• NAM

HOÀNG TỐ QUYÊN

Bảo tàng là m ộ t Cổ sỏ phi lợi nhuận phục vụ cho con


ngưòi và toàn xã hội; bảo tàng là nơi lưu giữ hiện vật phục
vụ cho công tác nghiên cứu, trưng bày và truyền đạt thông
tin1. Mọi công tác của bảo tàng đều xoay quanh hiện vật,
lấy hiện vật làm trung tâm. Hiện vật là nhân tổ quan trọng
để bảo tàng tồn tại và phát triển. Một bảo tàng có được
công nhận là bảo tàng quốc gia hay không, không chi căn
cứ vào diện tích hoặc chất lượng của khu trưng bày, cũng
không căn cứ vào kết quả của hoạt động tuyên truyền, mà
phụ thuộc chính vào khối lưọng và chất lượng của hiện
vật gốc Có trong kho của bảo tàng. DỂ phục vụ tót nhất
các khâu công tác của Bảo tàng và quản lý, bảo quản tốt
hiện vật, những hiện vật này phải được đăng ký, phân loại
và sắp xếp một cách khoa học. Đó chính là công tác kiểm
kê hiện vật.

1. Theo bài giảng của chuyẽn gia Hà Lan tại BTDTHVN, tháng 5 năm 1997.

419
Công tác kiểm kê được chia làm hai giai đoạn chính:
Kiểm kê bưỏc đầu, chỉnh lý khoa học sơ bộ các hiện vật
bảo tàng và kiểm kê hệ thống, biên mục khoa học các
hiện vật bảo tàng. Phân loại hiện vật "là một công việc
trọng tâm trong giai đoạn kiểm kê hệ thống. Nó nhàm
mục đích bảo quản trọn vẹn hiện vật và phục vụ công
tác nghiên cứu, giáo dục quần chúng và bồ sung cho
trưng bày"1.
Hệ thống phân loại hiện vật ở mỗi bảo tàng đều có sự
khác nhau. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu và
đặc điểm của hiện vật trong từng bảo tàng mà có cách
phân loại phù họp. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề
cập đến hệ thống phân loại hiện vật ở Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam (BTDTHVN) - hệ thống phân loại hiện tại
và những yêu cầu tù thực tế.

1. Đặc điểm hiện vật của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mổi dàn tộc có
bản sác văn hoá tộc nguòi riêng, phong phú, đá dạng và
độc đáo. Dó chính là một tài sàn vò cùng quý giá. Hiện
tại, trong xu hưỏng đổi mỏi cùa đất nưổc, nét dẹp trong
văn hoá truyền thống cùa các dân tộc đang ngày càng bị
pha trộn, đổi thay. Vấn đề gìn giũ và phát huy truyền

1. Nguyỗn Thịnh (chủ biên), Cơ sỏ bảo tàng học (tập 2), giáo trình của
khoa Bảo tòn Bào tàng trưòng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
1990, tr.56.

420
thống tốt đẹp của các tộc nguòi đã và đang được đặt ra.
Trong bối cảnh đó, BTDTHVN chính thức được thành lập
vào tháng 10 năm 1995 có nhiệm vụ gìn giữ, giỏi thiệu
tuyên truyền về văn hoá truyền thống và sự giao lưu giữa
các dân tộc thông qua hiện vật, dưỏi hình thức trưng bày.
vỏi nhiệm vụ trên BTDTHVN thuộc loại bảo tàng công
cộng. Không chi có vậy, BTDTHVN còn có nhiệm vụ cung
cấp nhữníỉ thòng tin, nhũng hiện vật về các tộc ngưòi cho
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nưốc, cho những ai
quan tâm tỏi mảng đề tài này. Vì vậy, BTDTHVN còn có
chức năng nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu...
Khỏi đầu BTDTHVN tiếp nhận số hiện vật không
đáng kể tù Bảo tàng Lịch sử và một ít hiện vật do cán bộ
Viện Dân tộc học sưu tầm truổc đây. Những hiện vật này
phàn lổn là những hiện vật câm, hoặc thiếu những thông
tin càn thiết. Đến nay, với sự nổ lực của các cán bộ bảo
tàng, vỏi mạng lưới cộng tác viên tại địa phương, nhiều
đột sưu tầm đả được thực hiện, cộng vôi số hiện vật đuợc
tặng, trong kho của bảo tàng hiện có khoảng 15.000 hiện
vật và một khối lượng lỏn phim ảnh cùng các tài liệu khoa
học phụ.
Hiện vật của BTDTHVN không phải là những hiện
vật cũ, cổ, có giá trị về mặt lịch sử, như ở Bảo tàng Lịch
sử; cũng không phải chúng tích hoặc vật chứng của sự kiện
lịch sử, cách mạng như ỏ Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng
Cách mạng, Bảo tàng Chiến thắng B52...; cũng không
421
mang tính chất lưu niệm như Bảo tàng Hồ Chí Minh và
tính kinh tế nhứ bảo tàng của các ngành kinh tế. Hiện vật
của BTDTHVN là những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày
của ngưòi dân thuộc 54 dân tộc ỏ nuỏc ta. Các hiện vật
này đơn giản, bình thưòng, nhưng nó chứa đựng nhũng câu
chuyện về văn hoá của các tộc nguòi: phong phú, đa dạng
và độc đáo. Đứng trên góc độ văn hoá, hiện vật của
BTDTHVN có thể chia một cách quy ưổc làm hai bộ
phận: các hiện vật gắn liền vỏi đòi sống sinh hoạt vật chất
(văn hoá vật chất) và các hiện vật gắn liền vỏi íĩòi sổng
sinh hoạt tinh thần (văn hoá tinh thần).
Việt Nam nàm trong khu vực có khí hậu nóng, ẩm và
mưa nhiều, chịu ảnh hưỏng của gió mùa, rừng chiếm phần
lốn diện tích đất đai cả nưổc. Vì vậy, đa số những đồ dùng
sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc được làm từ các chất
liệu sẵn có trong tụ nhiên như: gỗ, mây, tre, lá, nứa... Bên
cạnh đó còn có các chất liệu khác như: đất, đá, kim loại,
nhựa, vải, giấy. Da dạng về chất liệu là một trong những
đặc điểm của hệ thống hiện vật trong BTDTHVN.
Hiện vật của BTDTHVN còn đa dạng về thể loại.
Chúng ta có thể gặp ở đây nhũng hiện vật nhỏ như cái
kim, đôi hoa tai, chiếc nhẫn... đến những hiện vật lốn như
cả ngôi nhà sàn diện tích năm bẩy chục m2, cây cột trong
lễ đâm trâu cao trên lOm. Chúng ta cũng có thể gặp ỏ
đây từ những hiện vật đơn giản như cái cuốc, cái cào cỏ...
đến những hiện vật có cấu tạo phức tạp, tinh vi như bộ
422
khung dệt, kiệu bát cổng, bát bửu... Dù đa dạng, phong
phú về thể loại như vậy, nhung các hiện vật đều được
sử dụng để phục vụ cuộc sống con ngưòi - chủ nhân
của chúng. Nói chung chúng có các công dụng sau: là
công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất; là các
đồ dùng trong sinh hoạt gia đình; trang phục; đồ
trang sức; nhạc cụ và các hiện vật sử dụng trong nghi
lễ tôn giáo, tín ngưỡng.
Hầu hết các hiện vật trong kho của BTDTHVN đều
là hiện vật gốc. Song một số ít hiện vật như nhà ỏ, nhà
mồ, nhà rông - do quá lỏn về kích cõ khó mang vác và
vận chuyển nên nó được thu nhỏ thành những mô hình
(hiện vật làm lại khoa học) để trưng bày trong nhà. Một
số khác, hiện đã không còn tồn tại trong thực tế cuộc sống,
do yêu cầu của bảo tàng, nguòi dân đã khôi phục lại như
nó từng có trong quá khú, đó là những hiện vật mô phỏng
v.v... Tuy nhiên, ỏ đây chúng tôi chi đề cập đến việc phân
loại các hiện vật gốc.

2. Cách phân loại hiện vật

Hiện vật đua về bảo tàng, dù từ nguồn nào củng đều


được chuyển giao cho phòng bảo quản. Sau khi phòng bảo
quản tiếp nhận, hiện vật được làm mọi thủ tục pháp lý để
trỏ thành hiện vật bảo tàng. Hiện nay, tại BTDTHVN hiện
vật được đăng ký vào một hệ thống sổ duy nhất: sổ đăng
ký hiện vật. Tất cả những thông tin về hiện vật có trong

423
hồ sơ đều được ghi tóm tắt vào cuốn sổ này, thêm phần
mô tả về hiện vật từ những quan sát trực tiếp của cán bộ
kiểm kê. Song song vỏi việc đăng ký và mô tả, hiện vật
được đánh số. Số đánh trên hiện vật cũng là số ghi trong
sổ đăng ký và trên hồ sơ kèm theo hiện vật đó. Số này
gồm có bốn nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất: Mã số dân tộc. Nhìn vào số này ta
có thể nhận biết hiện vật thuộc dân tộc nào. Nưỏc ta có
54 dân tộc, mà dân tộc được đánh từ 01 đến 54 thứ tự tên
từng dân tộc, xếp theo vần A, B, c...
- Nhóm thứ hai: Mã số năm sưu tầm. Mã số này được
đánh theo hai chữ số cuối củạ năm sưu tầm, cho biết hiện
vật được sưu tầm về bảo tàng vào năm nào.
- Nhóm thứ ba: Mã số đoàn sưu tàm. Số này đuợc
đánh thứ tự từ 01 đến hết, theo số đoàn trong năm.
- Nhóm thứ tu: Mă số thú tự hiện vật. Số này được
đánh lần lượt từ 01 đến hiện vật cuối cùng.
Ví dụ: Một hiện vật được đánh số 15-97-38-21 cho ta
biết đây là hiện vật thuộc dân tộc Ê đê, được sưu tầm vào
năm 1997, ỏ đoàn thứ 38 trong năm đó và là hiện vật số
21 của đoàn này.
Khi đăng ký và đánh số xong, hiện vật mỏi hoàn thành
thủ tục về mặt pháp lý để được công nhận là hiện vật bảo
tàng. Sau đó hiện vật được chuyển từ phòng đăng ký tối
vị trí cất giữ ỏ trong kho.

424
Hệ thống kho cùa BTDTHVN đuợc phân chia thành:
hệ thống kho chính và hệ thống kho tạm thòi. Hệ thống
kho chính bao gồm:
+ Kho hiện vật vải: Đây là nơi chứa toàn bộ những
hiện vật bàng chất liệu vải, thêm cả đồ trang sức và đồ
giấy của 54 dân tộc. Hiện vật bàng vải được cất giữ ỏ hai
loại tủ: tủ có ngăn kéo và tủ có ngăn cố định. Đồ trang
sức đựng trong nhũng hộp bằng bìa cứng, Yỏi nhiều kích
cỡ khác nhau. Đồ giấy được để trong một loại tủ riêng
gồm nhiều ngăn kéo rộng và thấp.
+ Kho hiện vật ngưòi Việt: Kho này là nơi để hiện
vật cùa nguòi Việt (Kinh). Ngưòi Việt là dân tộc đa sổ,
cư trú trên mọi miền đất nưỏc, có nền văn hoá lâu đòi,
đa dạng và phong phú. Ngưòi Việt có rất nhiều làng nghề
truyền thống nổi tiếng, như: tranh Đông Hồ, nón làng
Chuồng, gốm Bát Tràng v.v... Do vậy, hiện vật của dân
tộc này ỏ BTDTHVN khá nhiều, được tập trung vào một
kho riêng. Trong kho, hiện vật được xếp trên hệ thống
giá sát.
+ Kho lổn: Đó là nơi tập trung những hiện vật cùa 53
dân tộc ít ngưòi. Các hiện vật xếp theo từng dân tộc. Các
dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ, cư trú trên một khu
vực lãnh thổ đưộc bố trí gần nhau. Toàn bộ cồng, chiêng
và trống của số dân tộc trên đặt tại một góc riêng. Hệ
thống giá sắt cũng được sử dụng trong kho này.

425
Hệ thống kho tạm thòi là nơi để toàn bộ số hiện vật
mỏi sưu tầm về, chưa bàn giao cho phòng bảo quản.
vỏ i cách phân loại hiện vật như hiện nay, bưóc đầu
đã tạo điều kiện cho việc quản lý hiện vật được dễ dàng,
thuận tiện. Số đăng ký trên hiện vật cho phép ta tìm hiện
vật một cách nhanh chóng, tránh được nhầm lẫn. Nhìn vào
số ghi trên hiện vật, cán bộ phòng bảo quản biết ngay hiện
vật đó thuộc dân tộc nào, được sưu tầm vào năm nào, ỏ
đoàn thứ bao nhiêu trong Răm đó.
Mỏi thành lập ba năm, thêm nữa đội ngũ cán bộ phòng
bảo quản phần lón còn trẻ cả tuổi đòi lẫn tuổi nghề, tuy được
đào tạo, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong cồng tác,
khối lưộng công việc lại quá lón, hệ thống kho, giá, kệ... còn
lạc hậu và không đày đủ. Bởi vậy, việc hoàn thành hệ thống
phân loại như trên là một thành công, một cố gắng rất lỏn
của toàn thể cán bộ nhân viên phòng bảo quản.

3. Những yêu cầu từ thực tê

Có được hệ thống phân loại như hiện tại ở BTDTHVN


đã là một thành công, một cố gắng rất lỏn của toàn thể
cán bộ nhân viên phòng bảo quản. Tất nhiên, hệ thống
phân loại đó không tránh khỏi những hạn chế. Những hạn
chế này chỉ có thể khắc phục đưọc trong thòi gian tổi, vối
việc đầu tư đầy đủ về công sức, trí tuệ, các phương tiện
vật chất kỹ thuật...

426
Hiện tại, ỏ hầu hết các bảo tàng, hệ thống phân loại
chính được sử dụng thưòng là phân loại theo chất liệu.
Tuy nhiên, là một bảo tàng trưng bày về văn hoá các dân
tộc, dựa chủ yếu trên kết quả nghiên cứu của các nhà dân
tộc học nên việc sử dụng hệ thống phân loại chính theo
dân tộc ỏ BTDTHVN là cần thiết và chính xác. Nhưng
trong thực tế vẫn chưa có hệ thống sổ phân loại một cách
chính thức. Ngoài cuốn sổ đăng ký hiện vật, phòng bảo
quản đã lập danh mục hiện vật theo từng dân tộc, song
chưa đầy đủ. Công tác phân loại hiện vật mói chỉ dừng lại
ò mức độ tạm thòi, mang tính quy ưỏc giữa các cán bộ
kiểm kê và bảo quản. Nguyên nhân của tình trạng này là
do áp lực về thòi gian: công việc quá nhiều, đòi hỏi phải
hoàn thành nhanh mà số lượng cán bộ ít, đôi khi còn bị
điều động làm công việc khác. Trong kho của bảo tàng đã
có đủ hiện vật của 54 dân tộc, vậy nên có thể lập 54 cuốn
sổ phân loại, mỗi cuốn dành riêng cho một dân tộc. Cách
làm này t.ạo điều kiện quản lý hiện vật theo từng dân tộc
một cách dễ dàng, tiện lợi. Nhũng cuốn sổ giúp cho việc
kiểm kê số lượng hiện vật của tùng dân tộc được chính
xác và khoa học. 54 cuổn sổ là một số lượng khá nhiều,
nhưng vỏi nhũng lợi thế mà nó đem lại cho việc quản lý
hiện vật thì có thể vẫn nên sử dụng.
Số ghi trên hiện vật ỏ BTDTHVN gồm có bốn nhóm
số, nhóm đầu là mã số dân tộc, nhóm hai: mã số năm sưu
tầm, nhóm ba: mã số đoàn sưu tầm, nhóm cuối: mã số thứ

427
tự hiện vật trong đoàn suu tầm. Khi nhìn vào các con số
này ta biết được nhiều thông tin về hiện vật. Tuy nhiên,
các mã đó chỉ nhàm một mục đích giúp cho cán bộ quản
lý hiện vật tìm hiện vật và hồ so kèm theo một cách nhanh
và chính xác. Trong bốn nhóm cố hai nhóm chúa các thông
tin không phục vụ trực tiếp cho việc tìm ra hiện vật, đó
là nhóm số thứ hai và thứ ba. Các thông tin này đều sẵn
có trong hồ sơ hiện vật. Thêm nữa, chính hai nhóm số đó
tiềm ẩn nhũng trùng lặp phải khác phục trong tương lai.
Mỗi năm bảo tàng đều cử các đoàn đi sưu tầm bổ sung
hiện vật. Nghĩa là, mã số đoàn sưu tầm sẽ lặp đi lặp lại
hàng năm. Điều này còn có thể phân biệt bỏi mã số năm
sưu tầm đứng ngay phía trưổc. Trên lý thuyết, cứ sau 100
năm mã số năm sưu tầm mỏi bắt đầu lặp lại. Nhung trong
thực tế, có những hiện vật của BTDTHVN đuộc sưu tầm
vào năm 1938. Như vậy, chỉ 40 năm nữa mã số năm sưu
tầm đã bị trùng lặp. Lúc đó, sẽ có những hiện vật của một
dân tộc, cùng mã số đoàn sưu tầm và cùng số thứ tự hiện
vật, nhung được sưu tầm về vào hai thòi điểm khác nhau:
năm 1938 và 2038, lại có cùng cả bốn nhóm số ghi trên
hiện vật. Để tránh những nhầm lẫn như thế, ngay từ bây
giò phải tính đến chuyện đánh mã số năm sưu tầm gồm
ba chữ số cuối, ví dụ 938 và 038. Có như vậy chúng ta mới
yên tâm, vì vổi cách đánh mã số năm sưu tàm này phải
940 nữa mổi xẩy ra trùng lặp. Tuy nhiên nó sẽ làm cho số
chữ số đánh trên hiện vật nhiều lên, tối thiểu gồm chín
chữ số và ba vạch ngăn cách.

428
Có thể tìm ra được cách đánh số nào gọn hon mà
không bị trùng lặp?
Thông thường, số đánh trên hiện vật là con số quy ưổc
theo hệ thống phân loại chính và số thứ tự của hiện vật
đó được phân theo hệ thống phân loại chính. Với cách
phân loại theo dân tộc thì số đánh trên hiện vật chỉ cần
hai nhóm số: mã số dân tộc và mã số thứ tự hiện vật. Cần
lưu ý, mã số thứ tự hiện vật ỏ đây là thú tự của hiện vật
thuộc về một dân tộc, chú không phải thứ tự tính riêng
tùng đoàn sưu tầm. Như vậy, vối hiện vật của dân tộc
Ê đê đã ví dụ ỏ trên, ta chỉ cần ghi hai nhóm số: mã số
dân tộc là 15; mã sổ thú tự có thể không phải là sổ 21
nữa mà là số thứ tự của nó trong sổ phân loại cùa riêng
dân tộc Ê đê, ví dụ đó là số 98 thì hiện vật đước đánh số:
15-98. Mã số thứ tự của hiện vật có thể tăng lên đến ba,
bốn chữ số hoặc hơn nũa nhưng không bao giò trùng lặp.
Đây là trên lý thuyết, trong thực tế mã số thứ tự hiện vật
không thể vượt quá bốn chũ số. Nếu mối dân tộc có 9999
hiện vật thì tổng số hiện vật trong bảo tàng lên đến
539.946, gấp 45 làn con số hiện tại. Lại nữa, mã số dân
tộc chỉ phải thay đổi khi số lượng dân tộc sinh sống trên
đất nuỏc ta thay đổi. Khi xuất hiện sự biến đổi này thì số
đánh trên hiện vật hiện náy hoặc đánh theo cách mà chúng
tôi vừa trình bây đều buộc phải sửa chữa. Nhưng dù thế
nào chăng nữa, mã số dân tộc cũng không thể vượt quá
hai chữ số. Như vậy, vôi cách đánh số này, trên hiện vật

429
chỉ có tói đa sáu chữ số và một vạch cách, gọn hơn cách
đánh trưỏc được ba chữ số và hai vạch ngăn cách.
Bên cạnh hệ thống phân loại chính trên, chúng ta cần
đưa thêm một số hệ thống phân loại phụ nhàm giúp cho
công việc quản lý, bảo quản hiện vật và phục vụ nghiên
cứu được tốt hơn.
Nưốc ta nằm ỏ khu vực xích đạo, có khí hậu nhiệt đỏi
nóng ẩm và rất khác nhau giữa các vùng. Công việc bảo
quản hiện vật vẫn là một vấn đề khó giải quyết trong tất
cả các bảo tàng. Bởi mỗi chất liệu đều yêu cầu chế độ bảo
quản về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng khác nhau. Hiện tại,
trong kho lỏn chứa hiện vật của 53 dân tộc, vỏi tất cả các
chất liệu, trừ hiện vật vải và giấy. Điều này gây nhiều khó
khăn cho việc công việc bảo quản. Bản thân các chất liệu
đã có những phản ứng lý, hoá tác động ảnh hưỏng xấu đến
nhau. Dể giúp thực hiện tốt công việc bảo quản, có thế
đưa ra hệ thống phân loại phụ đầu tiên là phân loại theo
chất liệu. Dựa trên chất liệu cấu tạo chính của hiện vật,
căn cứ vào số lượng hiện vật đang có trong kho, có thể
phân ra các kho như sau: Kho hiện vật giấy; kho hiện vật
vải; kho mây, tre; kho gỗ; kho đất, đá; kho sành, sứ, thuỷ
tinh; kho da; kho nhựa; kho kim loại; kho xương, ngà,
sừng... Sau đó, hiện vật được xếp theo dân tộc và nhóm
ngôn ngữ. Cuối cùng, ỏ khu vực dành riêng cho từng dân
tộc, hiện vật được sắp xếp theo chức năng sử dụng chúng.
Hệ thống các chức năng cùa hiện vật đã đề cập ỏ trên
430
bao gôm: công cụ sản xuất, vật dụng trong gia đình, y
phục, đồ trang sức, nhạc cụ và các hiện vật phục vụ nghi
lễ tôn giáo, tín ngưõng. Như vậy, những hiện vật của một
dân tộc, cùng chất liệu và cùng công dụng sẽ được đặt gần
nhau, hết Iihóm này đến nhóm khác. Nếu có điều kiện, có
thể xếp mỗi nhóm trên một tầng giá, kệ. Ví dụ trong kho
mây, tre, các hiện vật là công cụ sản xuất xếp ở tầng một,
vật dụng trong gia đình trên tầng hai, nhạc cụ ỏ tầng ba
v.v... Đó là hệ thống phân loại phụ thứ hai nên sử dụng
trong kho cùa BTDTHVN.
Vối cách phân loại và đánh số như trên, khi các nhà
nghiên cứu, các cán bộ trưng bày có nhu cầu làm việc,
nghiên cứu trực tiếp trên hiện vật, họ chỉ cần đưa ra hai
thông tin: tên gọi hiện vật và số phân loại, những cán bộ
phụ trách kho đã có thể hình dung và định vị được vị trí
của hiện vật trong kho. Như thế công việc tìm kiếm hiện
vật sẽ đơn giản, dễ dàng, chính xác mà không mất nhiều
thòi gian,
Với hai hệ thổng phân loại phụ, không nhất thiết phải
lập sổ phân loại. Cán bộ phụ trách kho có thể lập một
danh mục riêng theo từng hệ thống phân loại phụ. Họ sẽ
quản lý hiện vật trong kho dựa trên từng danh mục riêng.
Danh mục hiện vật theo chất liệu cho biết số lượng hiện
vật của từng chất liệu có trong khOv Danh mục hiện vật
theo chức năng, giúp cho cán bộ sưu tầm nghiên cứu từng
mảng hiện vật đã có trong kho, xem mảng đó còn thiếu

431
hiện vật nào, cần bồ xung nhũng gì, để có được một định
hưống cụ thể, chính xác cho chuyến đi sưu tầm của mình,
khắc phục được tình trạng sưu tầm ồ ạt, không có sự chọn
lọc. Dồng thời, cán bộ trưng bày có thể xem xét một cách
tồng quát các hiện vật cùng chức năng, nhằm lựa chọn ra
những hiện vật tiêu biểu nhất, phục vụ cho công tác trưng
bày đạt hiệu quả cao.
Phân loại hiện vật là một cồng việc mang tính khoa học
cao, mỗi bảo tàng cần phải đầu tu, nghiên cứu để đưa ra được
cách phân loại hợp lý nhát cho hệ thống hiện vật của mình.
Trên đây là vài ý kiến nhỏ để cùng tham khảo và trao
đổi. Hy vọng trong thòi gian tỏi, vấn đề phân loại hiện vật
sẽ được quan tâm hơn để hoàn thiện hệ thống phân loại
hiện vật dân tộc học, tạo điều kiện cho việc quản lý, bảo
quản hiện vật, giúp cho công tác phục vụ khai thác và
phát huy tác dụng của hiện vật đạt hiệu quả cao, đáp
úng vổi yêu càu trưng bày và nghiên cứu khoa học ngày
càng phát triển.

432
BẢO QUẨN HIỆN VẬT MÂY, TRE, NỨA, Gỗ
ỏ BÁO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM* ■ ■ ■

NGUYẾN VĂN Dự

Việc bảo quản hiện vật trong các bảo tàng một trong
những công tác quan trọng hàng đầu và phải đạt đưộc một
số yêu cầu sau:
- Bảo đảm cho hiện vật luôn sẵn sàng phục vụ trưng
bày và nghiên cứu khoa học.
- Giữ gìn hiện vật khỏi bị hư hỏng và mất mát.
Như đã biết, hiện vật bảo tàng không phụ thuộc vào
chất liệu cấu thành, đều bị "lão hoá" một cách tự nhiên.
Nói cách khác, tự bản thân hiện vật, cùng thòi gian và môi
truồng tồn tại, bị biến đổi các đặc tính lý hoá học. Tuy
nhiên, do cấu tạo từ các chất liệu khác Iihau, các quá trĩnh
lão hoá diễn ra không như nhau. Chúng tôi chỉ nói tói việc
bảo quản ban đầu vỏi hiện vật có nguồn góc hữu cơ tự

*. Tác giả viết bài này tháng 10-1997.

28 CCTNO 433
nhiên trong B ả o tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN)
2 năm qua (1996 -1997).
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đổi gió mùa. Ỏ
mọi nơi, nhất là miền núi, thảm thực vật vô cùng phong
phú, đa dạng. Chỉ tính gỗ trên rùng đã có hàng trăm loại
khác nhau. Hầu hết các loại gỗ đã được dùng để làm ra
các công cụ và vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra,
các loại mây, tre, nứa cũng được sử dụng rát rộng rãi.
Trong tổng sổ hiện vật đã đuộc nhập kho BTDTHVN tói
quá nửa được chế tác từ gỗ, mây, tre, núa. Tỷ lệ so sánh
hiện vật tương tự ỏ một số dân tộc cụ thể là: Kháng 25/51
hiện vật, Khơ mú 33/56, La Ha 11/12, Lào 33/56, v.v...
Xem xét một đột nhập kho tháng 5-199Ó cũng thấy sự hiện
diện rộng rãi của chất liệu mây, tre, gỗ trong hiện vật:

Tổng số Số hiện vật


Dân tộc hiện vật mây, tre, nứa, gỗ

Cổ tu 41 31
Ba na 79 49
Rổ măm 26 18
Gié - Triêng 59 37
Xo đăng
(nhóm Ha lăng) 14 11
v.v...

434
Với tỷ ]ệ hiện vật có nguồn gốc hữu cơ nhiều như vậy,
đòi hỏi việc bảo quản phải có sự lưu tâm thích đáng, bởi
chúng rất nhanh bị phá huỷ cùng thòi gian.

A. Các yếu tô môi trường có ảnh hưỏng tới sự tồn tại


của hiện vật
Về mặt lý thuyết, môi trường lý tưỏng cho hiện vật bảo
tàng là kho không cửa và chân không. Tuy nhiên trong
thực tế, ỏ bất cứ đâu, bất cú thòi gian nào, hiện vật luôn
tiếp xúc vổi môi trường, chịu tác động của môi trưòng.
Vấn đề ỏ đây là làm thế nào để có thể khống chế ỏ mức
tối đa các tác động có hại của môi trưòng.

1 - Độ ẩm :

Độ ẩm là yếu tố hàng đầu càn phải xem xét khi muốn


bảo quản hiện vật trong bảo tàng. Nhìn chung các hiện
vật có nguồn gốc hữu cơ khá nhạy cảm vỏi độ ẩm. Khi độ
ẩm tưong đối thấp, hiện vật dễ bị co, rút và bị cong, vênh.
Khi độ ẩm cao, hiện vật bị biến dạng do giãn nỏ, dễ bị
mối mọt và các loại côn trùng phá hoại. Sự thay đổi biên
độ dao dộng của độ ẩm trong thòi gian ngán, đột ngột
cũng ảnh hưỏng xấu tổi tuổi thọ của hiện vật.
Trên thế giổi có một thông số chung về độ ẩm cho các
chất hữu cơ là từ 45 đến 60%. Còn ỏ Việt Nam theo ý
kiến của nhiều chuyên gia bảo quản trong và ngoài nưỏc
thì độ ẩm phù hợp nhất dao động từ 60 đến 70%.
435
2 - Nhiệt độ:
Nhiệt độ có quan hệ mật thiết vổi độ ẩm. Trong điều
kiện cụ thể nhất định, khi nhiệt độ môi trường giảm, độ
ẩm tương đối giảm khi nhiệt độ tăng lên, độ ẩm tăng, cả
hai diễn biến đều dẫn đến hu hại hiện vật như trên đã
nối. Tuy nhiên, nếu hạ nhiệt độ ỏ mức phù hộp kèm theo
khống chế được độ ẩm ở mức hợp lý sẽ góp phần làm tăng
tuổi thọ của hiện vật. Một nhiệt độ lý tưỏng nhất cho các
hiện vật mây tre nứa là 20 độ c.

3 ■ Ánh sáng:
Hiện vật không thể tồn tại nếu thiếu ánh sáng. Tuy
nhiên khi ánh sáng quá dư thùa cũng là một nguy co đe
doạ sự tồn tại của hiện vật. Đặc tính phổ biến nhất của
ánh sáng là các bức xạ. Tia tử ngoại có tác dụng phá huỷ
hiện vật nhiều nhất, tiếp đến là tia cực tím làm thay đổi
nhiệt độ và môi trưòng ẩm của hiện vật. Vì vậy việc giảm các
bức xạ đối vỏi hiện vật là nhân tố luôn phải quan tâm. Thông
thưòng, giỏi hạn an toàn cho các hiện vật có thể như sau:

Vật liộu Dộ sáng Lux Bức xạ tử ngoại

1. Kim loại, thuỷ tinh, gốm. <300 <200

2. Gỗ, m ây, tre, nứa V.V.. <200 <80


3. Bản in, bức vẽ, vải vóc <50 <30

436
4 - Ô nhiễm không khí:
Trong không khí có nhiều chất có gây hại cho
hiện vật ỏ các cấp độ khác nhau. Có thể kể ra một số
như sau:
COz do các phương tiện giao thông, eac n h à máy
thải ra.
S O 2 do các chất thải c óne nyhiệp, các nha máy hoá
chất thài ra.
N O , N O 2 do các đ ộ n g co thoát ra.

ỉ b S , H 2 S O 4 do các nhà máy hoá chất thài ra v.v...

Đó là ý kiến của Tiến sĩ Colin Peason, Giám đốc Trunti


tâm bào quàn của Truòng đại học Tổng hộp Cambera.
Vì vậy, việc hạn chế các chất kể trên trong môi trưòng
hải) tanu là võ cùng cân thiết.
Ngoai cac yếu tổ gâv hại như đã nói tỏi, sự tấn công
của nhũng loại còn trùng cũng không kém phân nguy hiểm
cho sự tôn tại cùa hiện vật. Các loại mối, mọt. côn trùng,
nám móc. chuột v.v... thưòng tấn công thẳng vào hiện vật.
Trong diêu kiện khi hậu Việt Nam, khi nhiệt độ trung bình
cả năm từ 20°c đến 30°c, độ ẩm trên đuổi 80% là độ ẩm
tương đỏi lý tưủng để các loại côn trùng phát triển. Do
đó, việc ngăn ngừa côn trùng phá huỷ hiện vật là việc làm
khổng thể thiếu được.

437
B. Các hiện vật mây tre, nứa, gỗ đã được bảo quản
như thê nào?

1 - Phương pháp bảo quản truyen thống


Trên thế giỏi, các phương pháp bảo quản truyền thống
của từng tộc ngưòi được các chuyên gia bảo quản đánh
giá rất cao, vì nó được rút ra từ kinh nghiệm lâu đòi và
phù hộp vỏi hoàn cảnh thục tế trong mọi trường hộp, nhất
là khi thiếu trang thiết bị. Các chuyên gia Nhật, Hà Lan,
Pháp đều khuyến cáo hết sức coi trọng phương pháp
truyền thống.
Ỏ hầu hết các dân tộc, ngưòi sở tại đều có nhũng
phương pháp bảo quản đồ dùng sinh hoạt có nguồn gốc
mây, tre, nứa, gỗ, nhàm kéo dài ‘tuổi thọ của đồ dùng.
Chẳng hạn, ngưòi Việt có phương pháp dân gian bảo quản
tre, gỗ rất đáng chú ý.
Để chọn gỗ làm nhà, nguòi Việt thường chọn những
loại có hương thơm, ít bị mối mọt, như lát hoa, gụ, trắc,
cẩm lai v.v... sau đó đến nhóm tứ thiết có đặc tính cơ học
cao, ít khi bị mối mọt, tiếp đến là các loại gỗ dẻo, chịu
nuỏc, ít mối mọt, như hòng sác, xoan, dổi. Các loại gỗ tạp
có đặc tính cơ học thấp và dễ bị mối mọt ít khi được chọn
dùng trong các công trình cần tuổi thọ cao. Sau khi chặt
gỗ, ngưòi ta ngâm chúng chìm dưổi nước từ 6 tháng tỏi 1
năm rồi vỏt lên để nơi khô mát cho gỗ khô từ từ. Những

438
ngưòi cẩn thận thường để gổ qua năm thì tốt hơn, vì tránh
được nứt, cong, vênh.
Đối vói các loại tre, nứa cũng vậy, ngưòi ta thường
chặt khi đã có gió heo may thổi, ỏ thòi tiết này tỷ lệ nưỏc
trong tre nứa ít đi, ít khi bị mối mọt phá hoại. Tre nứa
được ngâm trong bùn nước từ 1 đến 2 năm, vớt lên để nơi
khô mát một thời gian (nếu để ỏ nơi có ánh nắng trực tiếp
sẽ bị ròn, dễ hỏng).
Để tãng độ bền cho tre gỗ, ngưòi Việt còn có những
biện pháp bảo quản trong quá trình sử dụng. Đối với gỗ
trong các công trình xây dựng, có thể quét phủ một lốp
hắc ín hay dầu đèn. Các vật dụng gia đình bằng mây tre
thường được gác trên giàn bếp, vừa chổng mối mọt, vừa
tạo màu sắc đẹp. Các đồ dùng sau khi dùng được rửa sạch,
để nơi khô ráo.
Ỏ một số dân tộc, nhất là ở miền núi Trường Sơn -
Tây Nguyên, ngưồi dân có kinh nghiệm hạ tre gỗ vào cuối
tuần trăng, hun khói đồ vật trưốc khi dùng để hạn chế
mối mọt. Biện pháp để vật dụng trên gác bếp cũng được
áp dụng rát phổ biến.

2 - Biện phấp bảo quản hiện vật ở Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam thời gian qua:
Do còn có những hạn chế nhất định, hầu hết hiện vật
đưa về Bảo tàng thòi gian qua thường không thuận lợi cho

439
cồng tác bảo quản. Các hiện vật đã qua sử dụng thuòng
rất bẩn do bụi, có hiện vật bị nấm mốc và đôi khi có cả
mối nữa. Trong công tác giao hiện vật nhiều khi còn chấp
nhận những hiện vật không đủ điều kiện để bảo quản. Có
hiện vật vì đang bị côn trùng tấn công nên đã phải dùng
tỏi lượng hoá chất đắt hơn giá mua hiện vật.
Về phương diện bảo quản, hiện vật mây tre gỗ được
chia làm 3 loại:
- Loại trong tình trạng tốt
- Loại trong tình trạng trung bình
- Loại trong tình trạng kém
Số hiện vật được xếp loại tốt thì công tác bảo quản
không mấy phức tạp. Hiện vật được vệ sinh bằng máy hút
bụi, giẻ mềm, chổi lông, sau đó được xếp lên giá đựng.
Số hiện vật loại trung bình được làm vệ sinh, sau đó
quét một lỏp hoá chất bảo vệ, theo dõi 2-3 ngày rồi đua
vào giá đựng.
Số hiện vật loại kém đòi hỏi công tác bảo quản phức
tạp hon nhiều. Sau khi làm vệ sinh cẩn thận, hiện vật được
xử lý hoá chất theo yêu cầu từ 2 đến 3 lần, được theo dõi
cẩn thận, bảo đảm hết côn trùng phá hoại mỏi cất lên giá.
Thoạt nhìn, nhiều nguòi cho ràng bảo quản là lao động
giản đơn. Thực tế, việc bảo quàn đòi hỏi đúc tính cẩn thận,
sự hiểu biết tưòng tận về hiện vật, về hoá chất v.v... Bằng

440
không, cớ thể sau khi lau chùi hiện vật sạch sẽ nhung lại
mất giá trị vì các dấu tích có ý nghĩa cần được lưu giữ đã
bị xoá bỏ.
Một số hiện vật được sưu tầm từ miền ven biển hoặc
vốn được dùng để đựng hay giã muối, ỏt V .V .. gây ra không
ít khó khăn cho công tác bảo quản, cồn là vật dụng thông
thường, đã có một lượng muối ăn (NaCl) ngấm vào chúng.
Khi trỏ thành hiện vật bảo tàng, nưốc muối từ đó toát ra,
phá huỷ giá đụng và các hiện vật xung quanh. Để giải
quyết tình trạng này, các hiện vật đã được ngâm vào nưỏc
sạch, thay nước thường xuyên, trong 2 tuần, sau đó hong
khô tù tù và tiếp tục theo dõi. Sau khi ngâm, lưộng muói
trong hiện vật có giảm đi nhiều, nhưng vì thế lại gây ra
nút, vồ: Có lẽ trưổc đó chính độ ẩm cao đã làm cho các
loại cối giã lành lặn. Khi được hỏi V kiến về bảo quản hiện
vật này, các chuyên gia nưỏc ngoài đến Bảo tàng đều cho
rằng đây là vấn đề còn chua được giải quyết thoả đáng,
tất cả mỏi chỉ có trên lý thuyết, chua có lòi giải đáp thực
tế nào hữu hiệu.
Sau khi làm vệ sinh, bảo quản han đầu, hiện vật trèn
giá đựng cần dược theo dôi thưòng xuyên. Một khó khăn
thưòng gặp nhất là khi độ ẩm môi trưòng cao, nhiều hiện
vật bị mọt, mốc phá hoại. Trong điều kiện chua có đủ
thiết bị càn thiết, thông gió thường xuyên là biện pháp tỏ
ra có hiệu quả. Qua đối chứng cho thấy ỏ các kho được
thống gió đầy đù, độ ẩm giàm, hiện vật ít khi bị mốc, mọt

441
so vỏi kho không có điều kiện thông gió. Đây cũng là biện
pháp được các chuyên gia nưổc ngoài lưu ý nhiều.
Bảo tàng cũng đã dùng hoá chất trong bảo quản hiện
vật. Trưóc hết là xylophen (forluirle auti teruiles) có tác
dụng chống mối mọt, côn trùng, làm bóng hiện vật V .V ..
Theo lý thuyết loại thuốc này nếu dùng đủ liều sẽ có hiệu
lực 10 năm.
Sau khâu vệ sinh hiện vật đưộc quét xylophene vổi
công thức 1 lít cho 5m2 chia 2 lần. Vói hiện vật có nhiều
khả năng bị côn trùng tấn công trở lại, quét đều 1 lít cho
3m2 chia 3 làn. Sau khi để khô 72 giò, quét một lỏp white
spirit bảo vệ.
Xylophen dùng cho các hiện vật mây tre rất phù hợp,
vì nó tinh khiết, không mặn, không làm biến màu và hư
hại hiện vật. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng chống côn trùng
nên lại có hại cho sức khoẻ bảo quản viên, nhất là đối vỏi
phụ nữ có thai. Vì vậy, khi dùng thuốc, đòi hỏi phải thao
tác ỏ nơi thoáng khí, có đủ các trang thiết bị bảo hiểm
cần thiết.
Ngoài xylophen, hoá chất PM4 do Việt Nam sản xuất
cũng đuộc dùng ỏ mức độ cần thiết. Tuy nhiên, loại hoá
chất này có nhưọc điểm là không tinh khiết, có khi để lại
màu nâu hoặc lóp cặn tráng trên bề mặt hiện vật. Trong
một số trưòng hợp dung môi của PM4 là xăng, việc bảo
quản càng phải hết sức thận trọng.

442
Khi muốn tẩy rửa hiện vật, các chất axeton và cồn các
loại được dùng phổ biến. Tuy nhiên việc lau chùi bàng các
loại hoá chất này cần cẩn thận, dè chừng, vì chúng tẩy
mầu rất mạnh.
Trong các kho của Bảo tàng, việc kiểm soát ánh sáng
buổc đầu được lưu ý. Nguồn sáng chủ yếu là tù các đèn
có ánh sáng lạnh, bức xạ thấp. Trong trưòng hộp dùng ánh
sáng nóng, khoảng cách từ nguồn tới hiện vật đủ xa đé bảo
đảm không còn vấn đề đáng lo ngại về nhiệt độ. Khi không
có nhân viên làm việc trong kho, các đèn đều được tắt đi.
Tóm lại, trong 2 năm qua, bằng các điều kiện có thể,
công tác bảo quản các hiện vật mây, tre, nứa gỗ ỏ
BTDTHVN đã được quan tâm và đạt được một số kết quả
nhất định. Hiện vật được bảo quản khá tốt trong điều kiện
cho phép. Tuy nhiên, do cán bộ chưa được đào tạo có hệ
thống nên đã bộc lộ một số nhược điém càn khác phục:
từ khâu nhập hiện vật, đánh giá, phân loại, kiểm soát
thường xuyên v.v. Việc có đầy đủ giá kệ cũng là vấn đề
cần bàn, vì hiện vật khó mà được bảo vệ tốt nếu để trực
tiếp dưới sàn nhà. Để làm tốt công tác bảo quản hiện vật,
cán bộ bảo quản càn được đào tạo có hiện vật các kiến
thức bảo quản trong bảo tàng. Mặt khác, cần trang bị kiến
thức bảo quản cho cả cán bộ sưu tầm, đồng thòi tăng
cưòng trang thiết bị cũng như xây dựng kho đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật. Hy vọng ràng trong tương lai không xa, công tác
bảo quản ỏ BTDTHVN có những bưỏc tiến bộ đáng kể.

443
NHÌN LẠI CÔNG TÁC KHO
CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
• ể •

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mỏi thành lạp dược
3 năm, song hệ thống kho ngày càng được hoàn thiện cà
về chất cũng như về lượng. Phát triển lên từ số lượng hiện
vật không nhiêu được sưu tầm dưối thòi Pháp thuộc, má
phân lổn khổng có hồ so, vối cơ sỏ ban đàu chi gồm 2
phòng nhỏ, thiết bị thiếu thốn, đến nay Bảo tàng đã cố
một hệ thống kho quản lý xấp xỉ 15.000 hiện vật, gồm một
kho lỏn, nhiều kho nhỏ và vừa, với các trang thiết bị
tương đối đồng bộ. Từ chỗ chỉ có 2 cán hộ, hiện nay
Phòng Bồo quản đã có 7 cán bộ chuyên mồn phu trách
toàn bộ công tác kiểm kê và bào quản. Việc nhập kho
tạm thòi, đăng ký, kiểm kê và bào quản đuọc tiến hành
một cách quy củ, tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu
công tác khác, nhất là trong đột trung hãy vừa qua. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, công tác kho cũng còn một số khiếm
khuyết và bất cập.
444
1. Quá trình giao nhận hiện vật

Hiện vật được mang về bảo tàng sau các chuyến sưu
tầm đều được nhập kho tạm thòi. Tuỳ theo số lượng hiện
vật nhiều hay ít, trong khoảng thòi gian từ hai tuần đến
một tháng sau khi đi sưu tầm về, cán bộ sưu tầm chuẩn
bị hồ sơ hiện vật và xem xét lại hiện vật truỏc khi bàn
giao chính thức cho Phòng Bảo quản. Saa khi hiện vật Ud
đưộc ghi vào biên bản bàn giao, Hội đồng xét duvệt hiện
vật của bảo tàng mỏi tiến hành công việc của mình, thậm
chí có khi hiện vật đã được đăng ký và nhập kho rồi Hội đồng
mỏi xem xét đến. Đây là một khó khãn đối vỏi công tác kho,
vì đôi khi một số hiện vật nhập kho đã quá cũ nát, bị mối
mọt hoặc hồ sơ không đầy đủ.
Việc bàn giao hiện vật cũng thường được hoàn tất
trưổc khi các cán bộ sưu tầm thực hiện chuyến sưu tầm
tiếp theo của họ. Tuy nhiên trong một số trưòng hộp, do
lý do nào đó có những hiện vật sưu tầm từ năm 1996, 1997
đến nay vẫn chưa được bàn giao hoặc mỏi được bàn giao,
thậm chí một sổ hiện vật khi được chọn' đưa ra trưng bày
mới làm thủ tục bàn giao. Việc bàn giao hiện vật một cách
chậm trễ khiến cán bộ kho gặp nhiều khó khăn, nhất là
trong giai đoạn bảo tàng chuẩn bị trưng bày.
Đồng thòi vỏi việc giao nhận hiện vật, hồ so hiện vật
cũng được bàn giao. Hồ so hiện vật của bảo tàng hiện
đang sử dụng là một bộ gồm 3 tò thống nhất vổi nhau,

445
được chỉnh lý lại từ bộ hồ sờ cũ gồm 3 tò vỏi đề mục khác
nhau. Hồ sơ hiện vật của các đoàn sưu tầm nói chung
được ghi đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên cũng có những hồ
sơ làm rất so sài, do ít thông tin hoặc vội vã vì số lượng hiện
vật quá lốn mà chuyến đi sưu tầm tiếp theo đã áp sát.
Sau khi toàn bộ hiện vật được nhập kho tạm thòi,
trong biên bản bàn giao có ghi đầy đủ tên, số lưộng và
tình trạng hiện vật, có chữ ký cùa ngưòi giao và nhận hiện
vật. Trưỏc khi đăng ký, hiện vật được làm vệ sinh sạch sẽ,
phát hiện những chỗ hỏng hóc, mối mọt để kịp thòi xử lý,
hoặc đề nghị hội đồng xét duyệt hiện vật của bảo tàng
không chấp nhận một hiện vật nào đố nếu không đủ yêu
cầu cần thiết để trỏ thành hiện vật bảo tàng.

2. Đăng ký hiện vật


Hiện vật của BTDTHVN được đăng ký và đánh số
theo tùng đoàn sưu tầm trong năm. Ví dụ: số đăng ký 97
- 3 5 - 0 1 có nghĩa là hiện vật số 1 của đoàn thứ 35 suu
tầm trong năm 1997.
Thồng thưòng, các cán bộ kho được phân thành từng
nhóm 2 ngưòi một để nhập và đăng ký hiện vật. Sau khi
đã đăng ký xong cho một đoàn sưu tầm, họ mỏi chuyển
sang đăng ký cho đoàn khác.
Hiện vật do một đoàn sưu tầm mang về có thể có nhiều
chủng loại, thuộc các dân tộc khác nhau và được sưu tầm
tù những địa phương khác nhau. Song, thưòng thì mỗi
446
chuyến sưu tầm tập trung vào một dân tộc hoặc một nhóm
dân tộc trong một nhóm ngôn ngữ. Tuy nhiên, nhu vậy
cũng có khó khăn trong việc quản lý. hiện vật, vì những
hiện vật của cùng một dân tộc lại có những số đăng ký rất
khác nhau, rất khó nhận biết và dễ dẫn đến nhầm lẫn. Để
khác phục tình trạng này, toàn bộ hiện vật đều được đánh
mã dân tộc vào trước mỗi số đăng ký. Căn cứ vào chữ cái
đàu tiên cùa tên gọi từng dân tộc và lần lượt theo vần a,
b, c, mỗi dân tộc mang một mã số quy định, từ 01 (Bana)
đến 54 (Xođăng).
Hiện vật trưóc khi đăng ký đều được rà soát lại hồ sơ
để đề nghị bổ sung nếu hồ sơ đó cung cấp không đầy đủ
thông tin cần thiết. Tiếp theo, hiện vật sẽ được phân thành
từng nhóm và theo từng dân tộc. Trong mỗi dân tộc, các
hiện vật đồ gỗ, mây tre đan... các hiện vật có cùng công
dụng (công cụ sản xuất, đồ dùng gia đĩnh...) hoặc các hiện
vật diễn tả một quá trình sản xuất thủ công nào đó (như
dệt thổ cẩm, chế tác đồ gốm, in sáp ong...) được đăng ký
trưỏc; sau đó đến các hiện vật vải và đồ trang sức. Nếu
là một bộ hiện vật thì các hiện vật được đăng ký cùng một
số kiểm kẻ và mỗi hiện vật sẻ đước đánh thêm một số
nhỏ hơn ỏ sau cùng theo thứ tự từ 1 đến hết. Ví dụ hiện
vật có số 47. 96 - 42 - 173 thì 3 là số thứ tự của hiện vật
trong bộ hiện vật số 17 đó. Tuy nhiên quy định về cách
đánh số này vẫn có điểm chưa hộp lý, gây khó khăn cho
việc thống kê hiện vật. Đó là việc đánh số cho một hiện

447
vật nhưng gồm nhiều bộ phận có thể tách ròi nhau, như:
khung dệt, cày, bùa... Những bộ phận này cũng lần lượt
được đánh số tù 1 đến hết vổi cùng một số kiểm kê. Trong
trưòng hộp như vậy khi nhìn vào số đăng ký, ngưòi ta khó
nhận biết đây là một hiện vật hay bộ hiện vật. Cũng có
thể tạm thòi khắc phục điều này bàng cách ghi số thứ
tự những hiện vật trong cùng một bộ hiện vật lên trên
như bình thưòng, còn đối vỏi những bộ phận của một
hiện vật thì số của chúng được ghi thấp xuống phía
bên dưổi.
Cùng vỏi quá trình đăng ký, hiện vật được mô tả một
cách kỹ lưồng về hình dáng, kích thưỏc, chất liệu. Các
thông tin đều được ghi vào một quyển sổ nhỏ dành cho
mỗi đoàn sưu tầm. Sau khi đăng ký xong, chúng được tập
hộp lại đế làm cơ sỏ ghi vào sổ kiểm kê chính của Bảo
tàng (s ổ ĐẢNG KÝ HIỆN VẬT) và đề phong trường hợp sổ
kiểm kê bị hư hỏng hoặc mất mát. Sau đó hiện vật được
lên danh sách thống kê theo từng dân tộc.
Mỗi hiện vật sau khi đãng ký đều được đánh số đầy
đủ theo nguyên tác đã nói ỏ trên. Vói những hiện vật gốm,
xương, sừng, kim loại, gỗ, mây tre, phải bôi một lỏp véc
ni lên một mảng nhỏ và đánh số lên đó bàng loại mực
chuyên dụng, không bị mất màu và không ảnh hưỏng đến
hiện vật. Phù ra ngoài các số đăng ký ấy là một lóp véc
ni khác giữ cho chúng tồn tại đưộc lâu dài. Các hiện vật

448
vải thì được khâu một miếng vải tráng nhỏ vào mặt trái ỏ
phía dưới của hiện vật và đánh số bằng bút dạ không phai.
Có những hiện vật quá nhỏ, không thể đánh số trực tiếp
lên đó, nên phải ghi số đăng ký vào giấy, ép plastic và
dùng dây buộc vào hiện vật.
Vối mọi hiện vật nói chung, số của hiện vật đòi hỏi
phải đẹp, rõ ràng, có màu tương phản vỏi màu của hiện
vật, vị trí ghi số được quy định thích hợp cho tùng loại
hình hiện vật cụ thể để dễ tìm kiếm và đảm bảo không
làm mất giá trị thẩm mỹ của hiện vật.
Khi đã hoàn tất quá trình đăng ký, toàn bộ hiện vật được
kiểm tra và vệ sinh lại một lần nữa trưốc khi nhập kho.

3. Ghi sổ đăng ký hiện vật và thống kê hiện vật trên


máy vi tính

Ghi sổ đăng ký hiện vật


Phòng bảo quản có một bộ chuyên trách việc ghi chép
vào sổ đăng ký hiện vật. Sổ đăng ký nào có ý nghĩa rất
quan trọng, vì nó là cơ sỏ để bảo vệ hiện vật trưỏc pháp
luật. Vì thế, ngay sau khi hoàn tất việc đăng ký như đã
nói trên, mọi hiện vật đều lần lượt được ghi theo thứ tự
từng năm và từng đoàn trong năm. Các dũ liệu ghi vào sổ
là nhũng thông tin trong sổ đăng ký theo đoàn và hồ so
hiện vật. Tuy nhiên, do một số trường hộp hồ sơ làm sơ
sài, nên lượng thông tin của hiện vật trong sổ cũng còn
•29 CCTNO 449
hạn chế. Sổ đãng ký hiện vật được đánh số từ 01 đến hết,
giữa các trang có đóng dấu giáp lai bàng con dấu của bảo
tàng. Sổ đăng ký này và tất cả các hồ sơ, giấy tồ kèm theo
do trưỏng phồng bảo quản lưu giữ.
Sổ đăng ký hiện vật gồm có 10 mục:
1. STT: Ghi số thứ tự của hiện vật và nổi tiếp nhau
hết quyển nọ đến quyển kia.
2. Ngày tháng năm: Ghi thòi điểm đăng ký hiện vật.
3. Tài liệu kèm theo: Bao gồm sổ đãng ký theo đoàn
sưu tầm, hồ sơ hiện vật, biên bản bàn giao, bản
thống kê danh sách hiện vật.
4. Nội dung: Đây là phàn thông tin quan trọng nhất,
bao gồm: tên hiện vật theo tiếng Việt và ngôn ngữ địa
phương, tên dân tộc chế tác và sử dụng hiện vật; họ
tên ngưồi cung cấp và sưu tầm hiện vật; ngày tháng
năm sưu tầm; các thông tin về hình dáng, màu sắc, cách
chế tác, cách sử dụng và nội dung lịch sử của hiện
vật, ý nghĩa của hiện vật về tôn giáo (nếu có).
5. Số lượng: Ghi số lượng hiện vật mang cùng một số
đăng ký. Ví dụ: một bộ trang phục nữ có quần, áo,
khăn, mũ, thát lưng, vòng đeo tay, nhẫn thì số lượng
hiện vật được ghi là 7.
6. Kích thưỏc: Bao gồm các số đo về chiều dài, rộng,
chiều cao và đưòng kính của hiện vật (nếu có).

450
7. Chất liệu: Chất liệu chủ yếu của hiện vật được ghi
trưỏc, sau đó đến các chất liệu phụ. Ví dụ: con dao
cán gổ thì chất liệu được ghi là sắt và gỗ.
8. Tình trạng hiện vật khi nhập nho: Ghi rõ hiện vật
còn mỏi hoặc đã qua một quá trình sử dụng lâu dài.
Đối vổi những hiện vật đồ gốm đều ghi rõ có bị sứt
mẻ hay dể võ không. Những hiện vật vải: rách, sòn...
Đồ sát cần ghi rõ ràng hơn, vì loại hiện vật này dễ
bị ăn mòn do quá trình ôxy hoá...
9. Số đăng ký: Ghi chép số đăng ký đã được viết lên
hiện vật tương ứng
10. Ghi chú: Thuòng để ghi số tiền mua hiện vật.

Hiện nay, do hệ thống kiểm kê của bảo tàng còn chưa


đưọc hoàn thiện nên sổ kiểm kê được sử dụng rất rộng
rãi. Việc làm này đã vi phạm nguyên tác chung của công
tác kiểm kê, vì sổ kiểm kê có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối vổi sự tồn tại của hiện vật bảo tàng về mặt
pháp lý. Trong quá trình sử dụng, sổ kiểm kê rát dễ bị
rách, hỏng hay bị mất. Tuy nhiên trong thực tế, điều
này là không thể tránh khỏi, vì ỏ BTDTHVN còn chưa
có các sổ phân loại hiện vật, các phiếu kiểm kê phụ và
hộ chiếu khoa học của hiện vật để giúp cho quá trình
tra cúu. Bởi thế, hiện nay, khi cần xác định bất cứ một
thông tin nào về hiện vật thì chỉ còn cách sử dụng sổ
kiểm kê.

451
Công tác kiểm kê nói chung, cho tỏi nay chưa đạt hiệu
quả cao, do công việc nhiều mà quỹ thòi gian chỉ có hạn.
Trong năm 1998, đồng thòi với hoàn thiện việc chuyển
kho, sáp xếp và thống kê lại số lượng hiện vật theo từng
loại chất liệu, cán bộ của kho đang bắt tay dần vào thảo
luận đề cương đé thực hiện công việc quan trọng này trong
thòi gian sáp tói.

Thống kê hiện vật


Sau khi hoàn tất việc đăng ký hiện vật và đã lập các
bản thống kê hiện vật của từng đoàn sưu tầm, có một cán
bộ chuyên‘trách đưa các dữ liệu vào máy vi tính để sử
dụng Khi cần thiết. Tất cả hiện vật đều được thống kê theo
mẫu như sau:

STT Tôn hiện vật Dân tộc Kích thưốc Só đăng ký Ghi chú

Hiện vật được thống kê theo từng đoàn, từng dân tộc,
sau đó bản thống kê thuộc dân tộc nào thì đưa trả về phần
dân tộc đó. Những bản thống kê này là một trong những
công cụ cần thiết khi chọn hiện vật trưng bày, vì các nhóm
hiện vật được chọn đều chia theo tùng dân tộc. Tuy nhiên

452
nó cũng có những hạn chế nhất định, như: không đưa ra
được những thông tin cần thiết để hoàn thành phiếu hiện
vật trưng bày (địa điểm sưu tầm hay tình trạng tồn tại của
hiện vật). Sau này, khi bảo tàng hoàn thiện hệ thống kiểm
kê, chúng sẽ không còn tác dụng nữa.

4. Phân loại và sắp xếp hiện vật

Vổi mục đích bảo quản hiện vật một cách tốt nhất,
đồng thòi sử dụng chúng m ột cách hiệu quả nhất phục vụ
cho công tác nghiên cứu và trưng bày, kho của BTDTHVN
tiến hành phân loại và sáp xếp hiện vật theo các nhóm
ngôn ngữ. Hiện vật trong kho lỏn được phân loại và sắp
xếp theo 5 nhóm ngôn ngữ là: Tày - Thái, Mồn - Khơme,
Nam Đảo, Hmồng - Dao và H án - Tạng. Trong từng nhóm
ngôn ngữ, hiện vật của mỗi dân tộc lại được phân loại,
sắp xếp trên nhũng giá khác nhau. Hiện vật của dân tộc
Việt (là dân tộc có số dân đông nhất và số lượng hiện vật
lổn nhất) được sắp xếp trong một hệ thống kho riêng,
không nàm trong kho lổn. Những hiện vật vải và đồ trang
sức đưộc bảo quản trong một kho nhỏ hơn. Các sưu tập
cồng chiêng và trống của 54 dân tộc được xếp cùng một
khu vực riêng trong kho lỏn.
Các hiện vật nhẹ như đồ mây tre đan được sáp xếp ỏ
phía trên. Các hiện vật nặng, dễ võ, hay có kích thưổc lổn
(như đồ gỗ, đồ đồng, cày bừa...) được sắp xếp ỏ các ngăn
dưỏi cùng. Nhũng hiện vật còn lại (như đồ dùng trong sinh

453
hoạt hàng ngày, công cụ lao động - sản xuất nhỏ...) được
xếp ỏ các ngăn giữa của giá.
Cách sáp xếp này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
khâu công tác khác của Bảo tàng, nhất là trong việc nghiên
cứu về một dân tộc hay một nhóm các dân tộc trong cùng
nhóm ngôn ngữ. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan
khác nhau, cách phân loại và sáp xếp hiện vật của Bảo
tàng hiện nay vẫn còn những điểm chưa ổn thoả.
* Kho hiện vật đã quá chật chội so vỏi sổ lượng hiện
vật đang được bảo quản (khoảng 15000/500 m2, trung bình
mỗi m2 có 30 hiện vật). H ệ thống kho lại được bố trí không
hộp lý, phòng thì quá lổn, trong khi có phòng thì quá nhỏ,
không thuận lợi trong việc sáp xếp và di chuyển hiện vật.
Sau này, nếu việc sưu tầm tiếp tục tiến triển như thòi gian
qua, chác chắn sẽ phải m ỏ rộng thêm nhiều diện tích kho.
Ngay hiện tại hiện vật thưòng phải để chồng chất lên nhau.
Nhũng nguyên nhân đó phần nào đã dẫn đến tình trạng
một số hiện vật sáp xếp chưa hợp lý, gây khó khăn cho
việc tìm kiếm.
* Phương tiện làm việc thiếu thốn hoặc không thích
họp, như giá, kệ, các tủ để hiện vật vải, giấy, đồ trang
sức, các khay, hộp để đựng hiện vật nhỏ..., nhất là các
phương tiện sử dụng cho quá trình di chuyển hiện vật.
* Do không có điều kiện để chia thành các kho bảo
quản chất liệu khác nhau, nên hiện vật của một dân tộc

454
có thể gồm nhiều loại chất liệu nhưng vẫn được để lẫn
lộn (như sát, nhôm, đồng, tre, gổ, gốm, đất nung...

5. Bảo quản hiện vật

Thực tế, công tác bảo quản của BTDTHVN bị nhiều


yếu tổ tác động. Thòi gian 2 năm đầu chuẩn bị cho trưng
bày, do các đoàn đi sưu tàm dồn dập, hiện vật nhiều, số
cán bộ lại thiếu nên hiện vật mang về thường chỉ được vệ
sinh, đãng ký và cất vào kho, sau đó ít có thòi gian xem
xét đến. Mặt khác, cho đến nửa đầu năm 1997, hệ thống
kho hiện nay mỏi được đưa vào sử dụng và tiếp tục hoàn
chỉnh các hạng mục xây dựng, còn trưỏc đó hiện vật phải
tạm xếp đổng trong hai nhà kho chật hẹp. Từ khi tiếp
nhận hệ thống kho mổi cho đến khi trưng bày chỉ trong
vòng nửa năm. Quãng thòi gian ngắn ngủi này cũng chỉ
cho phép các cán bộ của kho di chuyển và sáp xếp hiện
vật đồng thòi vỏi các công việc khác. Công tác bảo quản
còn gặp những khó khăn cơ bản do chưa có bộ phận phục
chế và xử lý hiện vật bàng hoá chất, chưa có phòng riêng
cho công việc đặt biệt này. Tuy vậy, việc bảo quản hiện
vật trong thòi gian vừa qua cũng được bó trí một cách
tương đối hợp lý, đặc biệt là số hiện vật đưa ra trưng
bày đã được vệ sinh sạch sẽ và xử lý cẩn thận, đảm bảo
đúng tiến độ cho phần trưng bày trong nhà.
Từ sau khi khánh thành nhà trưng bày đến nay, công
tác bảo quản hiện vật của bảo tàng đã đi dần vào nề nếp

455
ổn định. Hàng ngày, một cán bộ chuyên trách của kho
chịu trách nhiệm kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng
trong các kho, đồng thòi điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm
cho phù hộp vổi điều kiện tồn tại chung của hiện vật bằng
hệ thống máy điều hoà, hút ẩm và thông gió. Ba tháng
một lần, việc tổng kiểm tra được tiến hành trong toàn
bộ hệ thống kho. Những hiện vật bị hỏng hóc hay gãy
võ khi đưa ra phục chế đều được tham khảo ý kiến của
các cán bộ nghiên cứu có liên quan. Các hiện vật bị mốc
được lau chùi cẩn thận và để ỏ noi khô ráo. Hiện vật
bị mối mọt đuợc cách ly vối các hiện vật khác và được
xử lý bàng hoá chất một cách triệt để rồi mỏi đưa trỏ
lại trong kho.
Tuy nhiên, công tác bảo quản hiện nay vẫn còn những
điểm cần được khác phục:
* Hiện vật thuộc nhiều chất liệu khác nhau đưộc để
chung trong kho nên không thể điều chỉnh độ ẩm và nhiệt
độ thích hộp đối vói từng loại chất liệu. Hon nữa còn rất
nhiều hiện vật quá lỏn không thể đặt trong kho, nhiều
hiện vật cũ nát cần thanh lý.
* Khi hiện vật được đưa ra xử lý, phục chế thưòng
không ghi chép cụ thể tên hiện vật, số đăng ký, miêu tả
sơ qua về hình dáng, kích thưỏc, nguyên nhân, tình trạng
hiện vật trưỏc và sau khi được xử lý hoặc phục chế. Cụ
thể là một loạt các hiện vật gồm chày và cối giã ốt bị ngậm
muối đã khiến các cán bộ của kho rất vất vả trong khi

456
xác định lại số đăng ký đã bị m ò hoặc m ất trong quá trình
xử lý.

* Việc xử lý hoá chất đổi vối hiện vật còn mang tính
chất thụ động, chưa phân tích kỹ được tình trạng tồn tại
của hiện vật, do thiếu cán bộ chuyên về hoá. Trong quá
trình tiếp xúc vỏi các hoá chất độc hại, trang thiết bị bảo
hiểm còn thiếu thốn, đồng thòi các cán bộ của kho cũng
không thể xác định hết mức độ nguy hại của hoá chất đối
vổi ngưòi sử dụng và cả vổi hiện vật được xử lý, dễ gây
hậu quả về sau.

* Hệ thống kho chưa có phòng xử lý hoá chất riêng


biệt, nên khi xử lý thường gây ảnh hưởng đến khu vực xung
quanh, đồng thòi ảnh hưỏng đến tất cả cán bộ trong kho,
thậm chí cả những ngưòi khi m uốn vào nghiên cứu hoặc
tham khảo hiện vật để phục vụ cho quá trĩnh trung bày
cũng bị ảnh huỏng.

6. Công tác chuẩn bị hiện vật cho trưng bày


Đ ây là một trong nhũng nhiệm vụ co bản và quan trọng
nhất của kho bảo tàng trong thòi gian đầu thành lập. H ầu
như tất cả mọi hoạt động của kho đều nhằm mục đích
phục vụ cho công tác trưng bày, từ đăng ký, phân loại, sắp
xếp, thống kê đến bảo quản hiện vật.
Vối nhiệm vụ phải mở cửa nhà trung bày đúng dịp Hội
nghị cấp cao các nưốc có sử dụng tiếng Pháp lần thứ 7

457
họp tại Hà Nội vào giữa tháng 11 năm 1997, việc chuẩn
bị cho các gian trưng bày đâ diễn ra ngay từ những ngày
đầu thành lập bảo tàng. Các chuyến điền dã cũng đều tập
trung sưu tầm và bồ sung cho nhũng mảng hiện vật trung
bày. Trong khoảng 3 tháng cuối, công việc chuẩn bị trưng
bày của bảo tàng thục sự diễn ra một cách khẩn trương,
nhộn nhịp, nhất là đối vổi công tác kho. Tuy nhiên việc
lựa chọn hiện vật thể hiện từng chủ đề trưng bày đã
được bắt đầu tiến hành từ khoảng một năm trưỏc đó
giữa các cán bộ nghiên cứu phụ trách các phần trưng
bày và các cán bộ của kho cùng vổi sự giúp đõ của các
chuyên gia về dân tộc học và thiết kế trưng bày ỏ Bảo
tàng Con ngưòi - (Pháp)1.
Hai tháng trưổc khi trung bày, danh sách hiện vật cho
trưng bày và cho các gian tái tạo lần lượt được duyệt và
chuyển giao xuống kho. Căn cứ vào đó, cán bộ kho chọn
và sắp xếp chúng theo từng dân tộc và từng chủ đề trong
một phòng riêng biệt. Gần giữa tháng 10, công việc này
coi như hoàn tất. Hiện vật được các cán bộ của kho cùng
vối chuyên gia bảo quản của Pháp làm vệ sinh sạch sẽ, xử
lý đối vổi những hiện vật bị mốc, mối mọt, phục chế nhũng
hiện vật bị rách, gẫy, hỏng, võ... để đảm bảo giá trị nội
dung và tính thẩm mỹ cao nhất khi đưa ra trưng bày. Sau
đó chúng được chuyển lần lượt lên nhà trưng bày theo yêu
cầu của khâu công tác này.

1. Musée de L’Homme - France

458
Có thể nói rằng, chỉ trong một thòi gian ngán, việc
hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu chuẩn bị hiện vật cho
trưng bày là một thành công lỏn của công tác kho. Tuy
nhiên, nhìn nhận lại, chúng ta vẫn thấy có nhũng điểm
chưa hoàn thiện cần rút kinh nghiệm cho những đợt trưng
bày sau:
1. Việc lựa chọn hiện vật theo các đề tài trưng bày tuy
đã đưộc thực hiện từ khá sỏm, nhưng danh sách hiện vật
trưng bày lại chỉ được giao xuống kho trong khoảng thồi
gian rất sát sao, gây khó khăn cho việc chọn hiện vật ỏ
kho, nhất là trong điều kiện kho như đã nói ỏ trên.
2. Danh sách hiện vật thưòng xuyên có sự thay đổi,
thêm bỏt, khiến việc quản lý hiện vật sau này cũng gặp
không ít khó khăn. Thậm chí có gian trưng bày chỉ đưa
ra danh sách hiện vật một tuần trưóc khi khánh thành,
hay đến tận khi đó những hiện vật trưng bày mói được lựa
chọn và đưa ra một cách gấp gáp. Hơn nữa một số hiện
vật được chọn trưng bày còn chưa được nhập kho để
đãng ký, nên có trưòng. hộp mối bộ phận mỗi nơi do
chuyển kho.
3. Cũng do hạn chế về diện tích kho mà phòng luu
hiện vật trưỏc khi trung bày không đủ lớn, không có giá
kệ để sắp xếp nên hiện vật thưòng phải đặt xuống đất
hoặc chồng lên nhau. May mà chúng được chuyển đi sau
một thòi gian ngắn, nếu không rất dẻ gây ra nhàm lản,
bụi, mổc, võ hỏng...

459
4. Việc di chuyển hiện vật gặp nhiều hạn chế do chưa
có kinh nghiệm, mặt khác, các phương tiện phụ giúp hoàn
toàn không có. Những hiện vật lỏn và nặng phải khênh
bằng tay vỏi sự tham gia của nhiều ngưòi nhưng cầu thang
lại rất hẹp; Còn các hiện vật nhỏ và hiện vật dễ võ thì không
có khay hay hộp để đụng trong quá trình vận chuyển. Một số
hiện vật có nhiều bộ phận được gán kết vào nhau cũng
chỉ được chuyển bằng tay như vậy, cho nên, một vài hiện
vật khi trưng bày xong rồi mỏi phát hiện ra thiếu bộ phận
này hay bộ phận khác!

7. Công tác quản lý đối với việc ra vào kho


v ỏ i đặc thù riêng biệt cộng vối một số yếu tố chủ quan
và khách quan nên cho đến nay, việc quản lý ra vào kho
vẫn chưa có những quy định cụ thể. Đặc biệt, trưổc đây
khi chưa khánh thành nhà trưng bày, khách được mòi đi
thăm kho một cách tương đổi "thoải mái". Các cán bộ khác
của bảo tàng, ngoài bộ phận bảo quản dưòng như đều có
thể ra vào kho lúc nào họ muốn, không phải tuân thủ bất
cứ một điều kiện hay quy tắc nào. Việc ra vào kho không
được ghi chép cụ thể về ngày giò, họ tên, mục đích, nội
dung... Đây cũng là một thiếu sót cần sỏm khắc phục trong
công tác kho của bảo tàng.

8. Quản lý hiện yật trên nhà trưng bày

Cho đến nay, việc quản lý và bảo quản hiện vật trên
nhà trưng bày vẫn do các cán bộ kho đảm nhiệm, trừ

460
những hiện vật tái tạo bên ngoài tủ kính được giao trách
nhiệm cho bộ phận bảo vệ trông coi để tránh tình trạng
mất mát. Hàng ngày, cán bộ của kho kiểm tra chế độ tồn
tại của hiện vật nói chung: về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
Tuy nhiên, việc kiểm tra này vẫn chỉ mang tính chất tương
đối, vì phàn lốn hiện vật đều nàm trong tủ kính, khó có
thể ngày nào cũng mỏ ra để đo. Đối vỏi những hiện vật
bên ngoài tủ kính, hầu như khó có thể điều chỉnh nhiệt
độ hoặc độ ẩm cho phù hộp với yêu cầu bảo quản, bỏi
không có điều hoà không khí còn hệ thống thông gió làm
việc kém hiệu quả. Những ngày náng nóng, khi nhiệt độ
trong các phòng trưng bày lên đến 35-36°C, chác chắn
trong các tủ hiện vật nhiệt độ còn cao hơn nữa do không
khí ỏ đó ít đuộc lưu thông. Hiện trạng này ảnh hưỏng rất
lổn đến hiện vật, nhất là khi khí hậu bên ngoài thay đổi
đột ngột. Đây là một tồn tại mà trong thực tế khó có cách
nhanh chóng giải quyết được.
Ngoài công tác chuyên môn kể trên, để tạo điều kiện
nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho các cán bộ cùa kho
trong giai đoạn cồn trứng nuổc, các chuyên gia về bảo
quản của Hà Lan và Pháp đá đưộc mòi đến giảng dạy và
hưỏng dẫn kinh nghiệm thực tế tại bảo tàng. Qua lổp học,
các cán bộ kho đều tích luỹ được nhiều bài học kinh
nghiệm quý giá. Một trong nhũng thu nhận hàng đàu là:
Cơ sở để một bảo tàng tồn tại và hoạt động chính là hiện
vật bảo tàng, và không chỉ cán bộ kho mà ngay cả cán bộ

461
cùa bảo tàng cũng cần phải có thái độ nghiêm túc đối vói
hiện vật, tức là phải biết trân trọng và yêu quý chúng.
Trong hai khoá đào tạo được thực hiện, các chuyên
gia Hà Lan đá truyền đạt nhiều kiến thức về bảo quản,
trữ liệu hiện vật vỏi những thông tin cập nhật nhất. Ngoài
ra, họ còn hưống dẫn, giúp đõ cán bộ kho tiến hành tìm
hiểu và quản lý mồi trường tồn tại của hiện vật một cách
hiệu quả nhất, cũng như đưa ra nhiều ý kiến đóng góp quý
báu đối vỏi việc khắc phục những khó khăn của công tác
kho trong thòi gian đó. Các chuyên gia bảo quản Pháp
cũng có 2 tháng cùng làm việc tại bảo tàng vổi các cán bộ
của kho. Những kỹ năng trong việc xử lý các loại hoá chất
do phía Pháp tài trọ cùng vổi các loại hoá chất thông
thường có bán trên thị trường Việt Nam đưọc hưỏng dẫn
một cách kỹ lưỡng. Đồng thòi, một số hiện vật được đưa
ra làm mẫu để thực hành phục chế và bảo quản, như: cách
làm sạch và làm nổi hiện vật khi trưng bày, chụp ảnh; cách
phục chế các đồ vật gỗ khi bị gẫy, phục chế các hiện vật
bằng vỏ bầu bị nứt hay một quả na bằng đất nung bị vỡ;
cách làm sạch và dán các hiện vật giấy...
Kể tù khi trưng bày đến nay, một số công việc nhằm
kiện toàn hệ thống kho trong điều kiện còn nhiều khó
khăn cũng đã được triển khai. Hiện vật vải, giấy, đồ trang
sức được chuyển sang kho mỏi. Số đăng ký của hiện vật
được thống kê và dán phia ngoài các tủ để tiện cho việc
tìm kiếm. Kho hiện vật mỏi của ngưòi Việt củng đi dần
462
vào ổn định. Toàn bộ hiện vật đã đăng ký đều được làm
êtikét và treo hoặc buộc lên hiện vật. Việc thống kê số
lượng hiện vật theo tùng loại chất liệu cũng đâ hoàn thành.
Việc chuẩn bị hiện vật cho trưng bày chuyên đề vào cuối
năm 1998 đâ được triển khai suôn sẻ...
Có thể nói, công tác kho của bảo tàng trong giai đoạn
đầu tiên này đã đạt đuộc những thành tựu đáng kể. Tuy
nhiên, những bất cập trong thực tế là một tất yếu do nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, để khắc phục kịp
thòi những thiếu sót và hoàn thiện công tác kho, tạo điều
kiện sử dụng hiện vật một cách hiệu quả nhất, mục tiêu
hoạt động của khâu công tác này đến năm 2000 cần tập
trung vào một số vấn đề cụ thể như sau:
* Hoàn thiện công tác kiểm kê hiện vật, bao gồm sổ
đăng ký, sổ phân loại, hệ thống phiếu phụ và hộ chiếu
khoa học của hiện vật.
* Kiện toàn hệ thống kho trong việc phân loại, bố trí,
sáp xếp hiện vật. Có quy định chặt chẽ và hộp lý đối vỏi
việc xuất hiện vật (để bảo quản, phục chế hoặc trưng bày,
cho mượn) và ra vào kho.
* Nghiên cứu các phương pháp bảo quản theo chất
liệu cho phù hộp vỏi tính chất và điều kiện đặc thù của
hiện vật BTDTHVN.
Để thực hiện được những mục tiêu trên đây, lãnh đạo
Bảo tàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác kho, mà
463
trên hết là cần quán triệt về vai trò và vị trí quan trọng
của nó đối vổi mọi hoạt động khác của bảo tàng. Trong
thòi gian sắp tỏi, việc xây dựng khu trưng bày ngoài tròi
của Bảo tàng sẽ đi vào giai đoạn khẩn trương nhất. Số
lượng hiện vật cũng ngày càng nhiều lên. Do đó, những
yêu cầu cấp thiết về việc mỏ rộng hệ thống kho và mua
sắm các trang thiết bị cũng rất cần được chú trọng.
Việc nhìn nhận, đánh giá về hoạt động kho của bảo
tàng trong thòi gian vừa qua là rất cần thiết. Nó không
những giúp chúng ta khác phục những tồn tại trưỏc mắt,
mà còn hũu ích cả trong việc xác định phương hướng hoạt
động phù họp vổi sự phát triển của BTDTHVN trong
tương lai - một trung tâm khoa học và văn hoá mang tầm
cõ Đông Nam Ấ.

464
NGUYÊN TẮC BẢO QUẢN HIỆN VẬT
CHẤT LIỆU MÂY TRE ỏ KHO

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM


a i •

PHẠM LAN HƯƠNG

Thành phần cơ bản, cơ sở vật chất chủ yếu của bảo


tàng là hiện vật, không có hiện vật thì không có bảo tàng.
Các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, sưu tầm hiện
vật, và dựa trên cơ sỏ các hiện vật có trong bảo tàng để
tổ chức trưng bày, giỏi thiệu, hưổng dẫn, thu hút khách
tham quan. Vi vậy, thiết lập một hệ thống kho phong phú,
hiện đại, nhằm bảo quản các hiện vật tồn tại lâu dài là
một vấn đề cần thiết. Nếu mục đích của bảo tàng là trưng
bày để "truyền đạt các câu chuyện văn hoá", thì bảo quản
chính là gìn giữ các câu chuyện văn hoá đó.
Làm thế nào để ngăn ngừa sự phá hoại của môi trường
tự nhiên và con ngưòi, sử dụng các biện pháp bảo quản
ngày càng thích hợp để các hiện vật tồn tại nguyên vẹn
và lâu hơn - Đó chính là cơ sở, nền tảng của công việc
bảo quản hiện vật bảo tàng.
:Ỉ0 ('CTNÍ' 465
Hiện vật chất liệu mây tre chiếm một tỉ lệ tương đối
lỏn ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN): Theo
sổ đăng ký hiện vật tính đến hết tháng 6 năm 1998, có
khoảng hon 2000 hiện vật chất liệu này, chiếm 23% tổng
số hiện vật. Các hiện vật chất liệu mây tre phong phú về
chủng loại, và được sưu tầm từ nhiều vùng khác nhau trong
cả nuỏc. Chẳng hạn, ỏ miền núi phía Bắc là các bem, các
đồ đựng rượu; từ đồng bằng và ven biển là các thúng,
mủng, đó, đăm; khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên là gùi,
giỏ tuốt lúa...
Phần lỏn các hiện vật chất liệu mây tre được lưu giữ
trong một môi trường chung tại kho lón của bảo tàng. Kho
một tầng, có mặt bàng hình thang vỏi diện tích 247,5 m2,
nằm ở phía bên phải của toà nhà trưng bày. Cửa kho mỏ
về hưỏng tây, có hai lổp: một lóp cửa của chung toàn bộ
hệ thống kho và thứ hai là cửa của riêng kho hiện lưu giữ
hiện vật chất liệu này. Cửa ra vào ở hưỏng tây là một hạn
chế của kho, vì ỏ vị trị này dễ bị ảnh hưởng gió lạnh và
ánh mặt tròi chiếu thẳng vào kho. Song, nhò có phòng
đệm giữa môi trưòng bên ngoài và phòng kho nên cũng
giảm đi phàn nào những hạn chế đó. Hiện nay, trong kho
lỏn lưu giữ khoảng 7000 hiện vật; nghĩa là, ngoài hiện vật
chất liệu mây tre còn có các hiện vật chất liệu gỗ, kim
loại, gốm, da... Vổi chiều cao của kho là 3,50m và thể tích
739,5 m3, mật độ hiện vật trong kho lên tới 15 hiện vật/m3.
Mật độ như vậy tương đói cao và đây cũng là một khó
khăn mà Bảo tàng sẽ phải khắc phục.

466
Trong quá trình điều chỉnh, hoàn thiện kho, quản lý
tốt các hiện vật (mà giỏi hạn ở đây là các hiện vật chất
liệu mây tre), việc đua ra các nguyên tắc nhàm bảo quản,
gìn giữ hiện vật là vô cùng cần thiết. Vậy những nguyên
tắc bảo quản nào đã, đang và sẽ được thực hiện đối vỏi
hiện vật chất liệu mây tre ỏ BTDTHVN?
Hiện vật mây tre là tên gọi chung cho các hiện vật làm
bằng tre, nứa, vầu, bương, trúc, mây, song, lồ ô... Thành
phàn hoá học của chúng (ỏ dạng khô) là họp chất hữu cơ,
gồm có:
- Cacbon: 19,5%
- Hyđrô: 6,3%
- Oxy: 44,2%
- Nito: 0,12%
- Xenlulo: 46 - 48%
- Linhin: 19 - 28%
- Hêmixenlulô: 20 - 25%
Ngoài ra cồn có muổi khoáng của kali, natri, canxi1...
Vổi cáu tạo như vậy, chúng dễ hút nưốc, và do có lỏp
vỏ bên ngoài cứng, dai nên nưỏc bên trong khó bay hơi,
dễ bị nấm mốc, mối mọt phá huỷ; khi thay đổi điều kiện môi
ừưòng bên ngoài thì dỗ bị khô, nứt, khó bảo quản lâu dài.

l.Theo tài liệu Cơ sở Bảo tàng học, tập II. Tiưòng Đại học Văn hoá,
H., 1990.

467
Vì vậy, muốn bảo quản tốt các hiện vật chất liệu mây
tre, công việc quan trọng đầu tiên là nghiên cứu, theo dõi,
kiểm soát bản thân hiện vật và môi trưòng kho. Để bảo
quản đúng mức, phù hộp vỏi thành phần hoá học của hiện
vật, cần phải xác định và phân loại chính xác chất liệu,
tìm hiểu kỹ các tính chất lý, hoá của chúng. Kết quả của
việc nghiên cứu này được ghi lại rõ ràng, để làm cơ sở cho
việc phân loại, sắp xếp kho, bảo quản hiện vật. Bên cạnh
đó là việc tìm hiểu môi trường chứa đựng hiện vật. v ỏi
khí hậu nhiệt đổi gió mùa, khí hậu hay thay đổi đột ngột,
nên việc kiểm soát môi trưòng cần phải thưòng xuyên để
kịp thòi xử lý ảnh hưỏng xấu từ môi trường tự nhiên. Khoa
học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều máy móc hiện
đại được đưa vào ứng dụng thực tế. Để kiểm soát về nhiệt
độ, chúng ta có các loại nhiệt kế đo nhiệt độ hay các máy
hoạt động bằng năng lưộng pin. Về theo dõi độ ẩm, tốt
nhất là máy DR. FRIEDICHS. Kiểm tra về ánh sáng, tia
cựa tím, cỏ các máy của Nhật, Đức, Mỹ, Pháp... Ngoài các
máy theo dõi cá nhân nêu trên, còn có chương trình
ESCORT qua máy vi tính của Hà Lan và một số nuỏc
phương Tây. Chính nhò hệ thống máy móc hiện đại này,
việc kiểm soát môi truòng trỏ nên dễ dàng, nhanh gọn,
tổng quát hơn, có thể kịp thòi điều chỉnh để đối phó vỏi
tác động của môi trưòng bên ngoài đến hiện vật trong kho
(qua máy điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm, hệ thống đèn,
cửa kính và một số hoá chất khác), sao cho môi trưòng
chứa đựng hiện vật luôn ỏ mức 20 - 22 độ c, 55 - 65%

468
RH (độ ẩm) và ánh sáng 150 - 180 Lux (mẳy tre là chất
liệu chịu ảnh huỏng vừa phải của ánh sáng).
Bên cạnh đó, việc phân loại, sáp xếp, vệ sinh, vận
chuyển, đóng gói cũng có ảnh hưởng không ít đến sự tồn
tại lâu dài của hiện vật. Hiện vật chất liệu nào cần được
lưu giũ trong kho dành cho chất liệu đó. Dao, cuốc, cày,
rìu... được lưu giữ trong kho kim loại. Trang phục, các
hiện vật chất liệu vải được lưu giữ trong kho vải. Tranh,
sách, vỏ, báo... đặt trong kho giấy. Các hiện vật chất liệu
mây tre được đặt ỏ kho mây tre. Tránh sáp xếp các hiện
vật chất liệu gổ cùng vỏi mây tre, vì ỏ gỗ độ hút ẩm chậm
hơn so vổi mây tre.
Hiện vật trong kho bao giò cũng cần được đặt trên giá
kệ, tránh đặt dưỏi đất. Giá có thể bằng gổ, kim loại; đối
vối hiện vật mây tre tốt nhất vẫn là bằng kim loại. Các
giá kê xa tuòng, xa mặt đất, tránh hấp thụ độ ẩm của
tưòng và mặt đất. Giữa các giá có khoảng cách thích hộp
cho cán bộ kho đi lại, đủ diện tích và không gian để theo
dõi, kiểm tra, cất đặt và lấy hiện vật. Khoảng cách trung
bình là 1 m - l,2m. Các hiện vật xếp thoáng trên giá, chú
ý để lộ số đăng ký hay etiquette. Hiện vật tránh trực tiếp
đặt trên giá mà phải qua một lổp đệm, có thể bằng tấm
bọt biển mỏng, có lỗ nhỏ, hay tấm mùn cưa ép (không
dùng nilon vì chất liệu này kín, bí, khó thoát hơi ẩm).
Mỗi hiện vật chất liệu mây tre trưỏc khi xếp lên giá
trong kho đều phải qua khâu vệ sinh. Nếu cho ràng khi

469
đem hiện vật trưng bày mỏi cần làm sạch là không đúng.
Thuộc tính của hiện vật là bảo quản lâu dài, vì vậy bất kể
hiện vật trong trưng bày hay lưu giữ ưong kho đều cần được
làm vệ sinh, chăm sóc phù hộp vỏi từng loại. Đối vỏi các hiện
vật tương đối sạch, có thể dùng chổi lông mềm, nhỏ quét lỏp
bụi bẩn trên hiện vật; sau đó lấy khăn khô lau lại, chú ý đến
tùng kẽ nhỏ. Đổi vỏi các hiện vật quá bẩn, có thể rửa bằng
nưỏc; dùng chổi lông mềm thấm nưổc rồi cọ lên hiện vật, sau
đó nhúng thật nhanh hiện vật vào nưỏc sạch để tráng, không
chà xát mạnh và không ngâm hiện vật vào trong nưổc quá lâu
vì dễ làm mất màu sác, hình dáng và lỏp vỏ ban đầu của
chúng. Hiện vật sau khi nhúng trong nưỏc, được phơi ỏ nơi
khô ráo có gió nhẹ, tránh ánh nắng mặt tròi, không phơi qua
đêm. Khi hiện vật đã sạch mỏi đem xếp trên giá trong kho
nhưng vẫn cần phải thưòng xuyên theo dõi, hút bụi. Mồi trưòng
kho cũng cần sạch sẽ, gọn gàng; vì nếu kho không đủ sạch
thì bụi sẽ nhanh chóng bám vào hiện vật. Khi vệ sinh
kho, chỉ nên dùng máy hút bụi chứ không quét hay lau
sàn. Nếu quét, bụi bay lên không khí và ảnh hưỏng đến
hiện vật; nếu lau sẽ làm tăng độ ẩm trong kho. Các bảo
quản viên khi làm vệ sinh hay di chuyển hiện vật đều nên
chú ý đeo găng, tránh sò tay trực tiếp lên hiện vật; vì mồ
hồi, hơi ẩm và một số vi trùng ỏ tay nguòi sẽ lây lan, ảnh
hưỏng đến hiện vật. Việc hạn chế số ngưòi vào kho trong cùng
một thồi gian là điều cần thiết. Khi vào kho, nên mặt quàn
áo chuyên dụng của kho, bỏ dép ỏ ngoài, có thảm chùi
chân và thay bằng dép dùng đi trong kho.

470
Hiện vật chất liệu mây tre khi sáp xếp, chuyển kho
hay chuyển sang phòng trưng bày không được cầm vào chỗ
mỏng mảnh, khi nâng lên đặt xuống đều phải rất thận
trọng. Di chuyển phải chác chắn, có lối ra vào, chuẩn bị
đưòng đi cẩn thận, tránh một tay cầm hiện vật, một tay
mỏ cửa hay đặt hiện vật dưổi đất để mỏ cửa. Các chi tiết
nhỏ dễ ròi của hiện vật cần được đánh dấu, cho vào túi
khi di chuyển để đề phòng khả năng thất lạc.
Trong trường hộp di chuyển xa, như phục vụ trưng bày
lưu động, cho các bảo tàng khác mượn hiện vật, cần phải
đóng gói và chú ý khi chuyên chở hiện vật. Mỗi loại hiện
vật đòi hỏi một cách đóng gói riêng. Hiện vật chất liệu
mây tre đóng gói dễ hơn cả, song cũng cần có nguyên tác.
Thùng và bao bì đựng phải khô ráo. Nếu thùng làm bằng
gỗ thì gỗ phải khô, để tẩm hoá chất chống mối mọt, bên
trong thùng có lót giấy chống ẩm, bên ngoài quét sơn dầu
chống thấm nưỏc. Vật liệu để bao gói hiện vật là giấy
mềm, vải; mỗi hiện vật hay chi tiết của hiện vật đều được
gói riêng. Tất cả các vật liệu bao gói trưổc khi sử dụng
phải dùng hoá chất chống nấm mốc, côn trùng. Nên xếp
các hiện vật có cùng hình dạng vào một thùng, đáy thùng
và khoảng trống giữa các gói hiện vật có chèn chất liệu
mềm (giấy vụn, mùn cưa), không xếp quá hai tàng hiện
vật. Bên ngoài thùng phải có ký hiệu phân biệt phía trên
phía duỏi, chống ẩm ưổt, dễ võ, tuân theo các quy ưỏc vận
chuyển chung như t (mở náp ỏ phía trên), hình cái ô
(tránh ẩm ưổt), hình cái cốc (tránh va đập vì dễ vỡ)... Việc

471
đóng gói cần làm trong kho sạch sẽ, cách ly hiện vật khỏi
ảnh hưởng của không khí bên ngoài. Phải bảo đảm hoàn
toàn bất động cho hiện vật và không gây ra ứng lực có hại
cho hiện vật. Dồng thòi cần giảm tối đa thòi gian bảo quản
hiện vật trong các thùng chuyên chỏ. Các hiện vật khi cho
muộn hoặc mang trưng bày đều phải được viết rõ ràng
trong phiếu cho mượn giữa phòng bảo quản với phòng
trưng bày hay vỏi bảo tàng khác, có sự xác nhận của giám đốc
Bảo tàng chủ quản. Trong phiếu ghi rõ tên hiện vật, số đăng
ký, ngày cho mượn hiện vật, ngày trà, tình trạng hiện vật khi
cho mượn và khi trả lại Bảo tàng (xem ví dụ mẫu 1).
Các hiện vật khi đã có biểu hiện nấm mốc, mối mọt...
thì công việc của các bảo quản viên là tìm hiểu nguyên
nhân và dùng hoá chất ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Yếu tố nhiệt độ và độ ẩm không khí là nguyên nhân phát
sinh nấm mốc mạnh nhất. Hàng năm, vào mùa xuân và
các tháng mùa mưa, nấm mốc phát triển rất nhanh trên
hiện vật. Vì vậy cần giỏi hạn được nhiệt độ và độ ẩm trong
kho phù họp vỏi chất liệu mây tre. Múc giổi hạn trên của
nhiệt độ là 22 độ c, độ ẩm là 6 0 - 65% RH; mức giỏi hạn
dưỏi của nhiệt độ là 18 độ c và độ ẩm là 45% RH. Làm
giảm độ ẩm trong kho có nhiều cách, như dùng Silicagel
(S1O 2 ) hoặc vôi sống (CaO). Ỏ nưóc ta có nhiều vôi sống.
Đây là chất rán hút hơknưỏc rất mạnh, song khi đã hút
no nưóc, nó rã thành bột mịn, khô, dễ bay lên bám và ăn
mòn hiện vật. Vì vậy khi sử dụng vôi làm chất hút ẩm,
phải theo dõi thưồng xuyên để k|p thòi thay vôi khi vôi

472
đã no nưóc. Diệt trừ nấm mốc, côn trùng mối mọt có nhiều
loại hoá chất, song rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ
con ngưòi, như kém phốt phua (Zn3P2), cácbon đi sun-
phua (CS 2 ), metyl brômua (CH 3 B 1-), Xilophene... Việc khử
trùng có thể bằng xông hơi (đặt hiện vật trong một tủ
kính kín), quét tẩm lên bề mặt hay ngâm hiện vật trong
dung dịch. Khi xử lý hoá chất không trực tiếp cầm bàng
tay mà phải có găng cao su và que gáp hiện vật.
Để công việc bảo quản tiến hành thuận lợi, mỗi hiện
vật nên có phiếu theo dõi gán liền vói hồ sơ hiện vật (xem
ví dụ mẫu 2). Mỗi hiện vật có thể có một hoặc nhiều phiếu,
tuỳ thuộc tình trạng của chúng. Nhò có phiếu này, bảo
quản viên nắm được tình trạng hiện vật, số lần sử dụng
hoá chất đối vỏi hiện vật, và các bảo quản viên có thể
thay thế nhau trong việc xử lý hiện vật kịp thòi.
Một vấn đề khác là ngăn ngừa sự phá hoại của loài
chuột. Đây là động vật ăn tạp, chúng thưòng sống ỏ những
noi ẩm thấp, tối, bẩn. Chuột sinh sản quanh năm trong
điều kiện thức ăn dư thừa và thòi tiết ám áp. Chất liệu
mây tre không phải là thúc ăn chính của chúng, song
những hiện vật nhỏ, có dính các chất bột dễ bị chúng gặm
nhấm và gây bẩn trong kho. Vì vậy, vệ sinh sạch sẻ môi
trưòng là biện pháp đơn giản, đồng thòi mang lại kết quả
lỏn, có thể hạn chế 75% sổ lượng chuột. Khi xác định kho
có chuột, cần dùng bẫy hay hoá chất độc (bả chuột) để
diệt chuột. Mồi có chất độc nên đặt từ cuối giò làm việc
(17 h) trỏ đi vì chuột thường hoạt động về đêm.

473
Bên cạnh việc đảm bảo tình ttạng của chất liệu cấu tạo
nên hiện vật, việc đảm bảo an toàn an ninh cũng không kém
phần quan trọng. Hiện vật sau khi sưu tầm về bảo tàng phải
được bàn giao sổm cho phòng Bảo quản. Khi bàn giao có biên
bản ghi rõ tên, số lượng, tình trạng hiện vật, ngày tháng bàn
giao, ký tên ngưòi giao và nhận hiện vật (xem ví dụ mẫu 3).
Trong giò làm việc cán bộ bảo quản có trách nhiệm bảo vệ
những hiện vật được giao. Chìa khoá kho do trưỏng phòng giữ
và chỉ giao cho cán bộ bảo quản khi làm việc.
Hoả hoạn là mối hoạ nguy hiểm nhất đối vỏi bảo tàng,
trong đó công việc phòng cháy chữa cháy cho kho là vấn
đề hết sức quan trọng, đặc biệt đối vỏi kho giữ hiện vật
chất liệu mây tre - chất liệu dễ cháy. Cần đề phòng những
nguyên nhân hay gây cháy từ lửa, đưòng điện. Cho nên
một qui định có tính nguyên tắc là nghiêm cấm hút thuốc
lá trong kho hay mang các vật tạo lửa vào kho. Hệ thống
đưòng dây điện sử dụng cho máy điều hoá, hút ẩm, đèn
cũng cần được theo dõi, kiểm tra, đồng thòi tránh để đèn
sáng khi trong kho không có ngưòi làm việc.
Công việc của ngưòi cán bộ bảo quản không đơn giản.
Nó vừa đòi hỏi sự kiên trì, lại vừa càn nhanh nhẹn. Song,
quan trọng nhất là lòng yêu nghề. Nếu chuyên cần chăm
sóc, nâng niu hiện vật, tìm hiểu các phương pháp để gìn
giữ và phát huy khả năng sử dụng của mỗi hiện vật, chúng
ta sẽ như nghe thấy tiếng nói của chúng.

474
MẪU 1

TRUNG TÂM K H O A HỌC XÃ HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ NHÂN VÃN QUỐC GIA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________

BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

PHIẾU BÀN GIAO (CHO MƯỢN)

Tên SỐ Gía trị Ngày lình trạng Ngày Tình trạng


hiện vật đấng ký hiện vật cho mượn khi cho trả khi trả lại
mươn

Người mượn Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học


(Ký tên) (Ký tên)
MẪU 2

PHIẾU THEO DÕI HIỆN VẬT

Tên hiện vật:


Số đăng ký:
Kho:
Kích thước:
Miêu tả sơ bộ:

BẢNG THEO DÕI x ử LÝ HOÁ CHẤT

STT Ngày Người thực Nguyên nhân Tên Kết Ghi


tháng hiện hoá chất quả chú

476
MẪU 3

BÀO TÀNG CỘNG H O À XÃ H Ộ I CHỦ N GH ĨA V IỆT NAM


DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM Độc lậ p - Tự do - Hạnh p h ú c

BIÊN BẢN GIAO NHẬN

Số:.....GN
Chúng tôi gồm:
Họ tên, chức vụ, địa chỉ người nhận:........................... .......................

Họ tên, chức vụ, địa chỉ người giao:.....................................................

Thoả thuận giao cho Bảo tàng.............................................................


sử dụng lâu dài (tạm thời) những hiện vật bảo tàng liệt kê dưới đây:

SỐTT Tên gọi và ghi chép Số ỉượng Tình trạng Ghi chú
vắn tắt về hiện vật

Tổng c ộ n g :.......................hiện vật (bằng ch ữ ..................................... )


Biên bản lập thành.... bản. Bên giao giữ.... bản và bôn nhận giữ.... bảrL
Làm tại:........................
Ngày.... tháng..... năm.....
Người giao ký Trưởng kho Giám đốc bảo tàng
(Ký tên và đóng dấu)

477
VẤN ĐỀ XÂY DựNG HỆ THốNG TÀ! LIỆU PHỤ
■ ■

CỦA HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC


VIỆT NAM

LÊ THANH PHƯỢNG

Một bảo tàng, dù lỏn hay nhỏ, phải có hiện vật gốc
mỏi tồn tại và phát triển. Hiện vật gốc là nhũng bàng
chứng trung thực nhất phản ánh mọi khía cạnh của lịch
sử, đòi sống xã hội cũng như bản sác văn hoá của mỗi
cộng đồng cư dân, là nguồn sử liệu gốc cho công tác nghiên
cúu khoa học, giáo dục và phổ biến kiến thức khoa học
trong và ngoài bảo tàng. Hiện vật gốc chỉ trỏ thành hiện
vật bảo tàng khi nó được họp pháp hoá và bảo quản lâu
dài tại bảo tàng. Việc hộp pháp hoá hiện vật gốc chính là
cổng tác kiểm kê.
Công tác kiểm kê của bảo tàng thưồng bao gồm hai
giai đoạn cơ bản sau:
1. Kiểm kê bưóc đầu và chỉnh lý khoa học so bộ các
hiện vật bảo tàng.
2. Kiểm kê hệ thống các hiện vật bảo tàng.
Ngoài ra trong quá trình kiểm kê hiện vật, cán bộ kiểm
kê còn phải tiến hành một số công việc nhu:
- Lập các tài liệu tham khảo khoa học để phục vụ công
tác tra cứu hiện vật cũng như bộ sưu tập hiện vật của
bảo tàng (Cụ thé là hệ thống các phích phiếu tra cứu).
- Lập hộ chiếu khoa học với mục đích mô tả khoa học
hiện vật một cách toàn diện.
Các giai đoạn của quá trình kiểm kê hiện vật có liên
quan mật thiết vổi nhau, giai đoạn này bổ sung cho giai
đoạn kia nhưng mỗi giai đoạn lại có những ý nghĩa riêng
của nó. Ý nghĩa của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào mức độ
nghiên cứu khoa học, tìm hiểu về hiện vật, đồng thòi phụ
thuộc vào vị trí của hiện vật trong bảo tàng và khả năng bảo
quản của nó. Việc xây dựng hệ thống kiếm kê phụ còn phụ
thuộc vào yêu cầu trực tiếp của bảo tàng, vào những hiện
vật thuộc quyền quản lý của bảo tàng và thể hiện nhu cầu
xã hội trong việc hệ thống hoá những thông tin khoa học về
hiện vật có trong kho bảo tàng. Mỗi hiện vật khi đã được
nhập vào bào tàng để bảo quản lâu dài nhất thiết phải
được thông qua tất cả các khâu cùa công tác kiểm kê.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN) kể từ
khi chính thức được thàríh lập năm 1995, đến khi khánh
thành, mỏi tròn 2 năm. Tuy Bảo tàng đã đi vào hoạt động
phục vụ công chúng, nhưng thòi gian chưa đủ để có thể

479
hoàn thiện về cơ bản các khâu công tác của bảo tàng, nhất
là công tác kiểm kê hiện vật.
Ba năm qua, các cán bộ của Phòng kiểm kê - Bảo
quản của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã sơ bộ thực
hiện được giai đoạn thứ nhất của công tác kiểm kê, đó là:
đăng ký được 15 ngàn hiện vật, bảo quản tốt hiện vật và
sơ bộ phân loại hiện vật.
Tuy nhiên, giai đoạn thứ hai của công tác này lại hầu
như chưa được thực hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hầu hết số cán bộ cùa phòng còn trẻ, cồn thiếu nhiều kinh
nghiệm chuyên môn. Họ lại phải hoàn thành một khối
lượng công việc rất lớn và chồng chất: đăng ký thật
nhanh và chính xác hiện vật do các đoàn đi sưu tầm đưa về
ồ ạt nhiều dân tộc và có chất liệu khác nhau, để chúng có
đủ tiêu chuẩn pháp lý khi đưa ra trưng bày cho kịp khánh
thành Bảo tàng đúng dịp Hội nghị thượng đỉnh các nưổc có
sử dụng tiếng Pháp tồ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 1997.
Do vậy, chưa đủ thòi gian để xây dựng hệ thống kiểm
kê phụ. Vì hệ thống kiểm kê phụ chưa được thực hiện nên
khi chọn, tìm hiện vật phải mất rất nhiều thòi gian, thậm
chí các cán bộ nghiên cứu còn phải trực tiếp vào kho mà
điều này gây nhiều hậu quả không tốt cho công tác bảo
quản hiện vật. Bỏi lẽ nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố có
ảnh huởng nhiều nhất đến sự tồn tại lâu dài của hiện vật.
Đối vỏi các hiện vật ỏ BTDTHVN nhiệt độ chuẩn cho

480
phép từ 20°c đến 25°c và độ ẩm từ 60% đến 65%. Nhiều
ngưòi ra vào kho trong một thòi gian dài sẽ cố ảnh hưởng
trực tiếp đến nhiệt độ và độ ẩm của kho. Nhiệt độ và độ
ẩm tăng lên là điều kiện tốt cho nấm mốc và côn trùng
sinh sôi và phát triển, đó lại là hai tác nhân nguy hiểm,
huỷ hoại hiện vật nhanh nhất, đặc biệt là đối vỏi hiện vật
mây tre và vải, hai chất liệu chủ yếu. Hốn thế nũa, đồi khi
việc ra vào kho không đúng nguyên tác, không có lệnh của
Giám đốc, không ghi nhật ký kho, nên việc quản lý hiện
vật gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, khi muốn tìm hiểu về hiện vật, vì không có
hệ thống kiểm kê phụ nên phải sử dụng hệ thống kiểm kê
chính sổ đăng ký hiện vật, hồ sơ hiện vật. Việc sử dụng
thưòng xuyên hệ thống sổ sách này sẽ làm cho chúng
nhanh chóng bị hư hỏng. Một cuốn sổ đăng ký của
BTDTHVN có thể đãng ký được khoảng 300 hiện vật và
phải mất một thòi gian dài liên tục mỏi hoàn thiện được.
Vối khoảng 15.000 hiện vật được đăng ký 4ến nay, nếu
muốn làm lại hệ thống sổ sách này chác chán sẽ phải thực
hiện trong một thòi gian dài.
Trên thực tế, hệ thống sổ sách thuộc hệ thống kiểm
kê chính lại là những văn bản nhà nưóc cố tính chất pháp
lý, nên việc sử dụng chúng rất hạn chế: Chỉ các cán bộ
thuộc Phòng Kiểm kê - bảo quản mói được sử dụng, các
cán bộ thuộc nhũng bộ phận khác cùa b ả a tàng chỉ được
sử dụng khi có lệnh của Giám đốc.
:il CCTNC 481
Để mở rộng việc nghiên cứu khoa học thông qua các
hiện vật bảo tàng, việc xây dựng hệ thống kiểm kê phụ là
thật sự cần thiết, vỏi hệ thống kiểm kê phụ, cán bộ thuộc
các bộ phận khác của bảo tàng sẽ có nhiều thuận lội khi
muốn tìm hiểu về hiện vật. Trưỏc khi xây dựng đề cương
sưu tầm, có thể dựa vào hệ thống kiểm kê phụ xác định
được các hiện vật còn thiếu để sưu tầm bổ sung. Cũng có
thể dựa vào đó để xây dựng các đề cương trưng bày, hoặc bổ
sung thêm chi tiết cho các bài thuyết minh hấp dẫn khách
tham quan. Ngoài ra, hệ thống kiểm kê phụ còn phục vụ các
cán bộ nghiên cứu đến Bảo tàng muốn tìm hiểu thêm về nội
dung, chức năng của hiện vật hay nhóm hiện vật.
Hệ thống kiểm kê phụ bao gồm hệ thống phích phiếu
phụ và hộ chiếu khoa học.
I. Hệ thống phích phiếu phụ là hệ thống các phích phiếu
được sáp xếp theo hệ thống phân loại cùa bảo tàng. Hệ
thống phiếu phụ là tổng số tài liệu hệ thống hoá kho bảo
tàng, giúp ta khái quát hoá cả trật tự của kho bảo tàng
theo các ký hiệu đặc biệt của nó. Trong các phiếu phụ
còn ghi cả vị trí bảo quản hiện vật nên có thể dễ dàng tìm
hiện vật và sử dụng nghiên cứu hiện vật thuận lợi hon.
Hiện vật gốc tại BTDTHVN là toàn bộ các hiện vật phản
ánh văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của 54 dân tộc
ở Việt Nam, và trong tuong lai sẽ thêm cả hiện vậỉ của
các dân tộc thuộc khu vực Đông Nam Ấ. H iện nay Bảo
tàng đang tiến hành cách đăng ký hiện vật như sau:

482
Mã dân tộc, nãm sưu tầm, số thứ tự của đoàn sưu tầm
trong năm, số thứ tự của hiện vật.

Ví dụ: 51 - 96 - 34 - 15: Hiện vật số 15 thuộc đoàn


thứ 34 trong năm 1996, của dân tộc Việt.
vỏi cách đăng ký hiện vật như vậy và vói tính chất là
một bảo tàng dân tộc học, BTDTHVN có thể xây dựng
hệ thống phiếu phụ vỏi các phiếu tra cứu cụ thể như sau:
1. Phiếu tra cứu theo dân tộc.
2. Phiếu tra cứu theo địa danh sưu tầm.
3. Phiếu tra cứu theo chất liệu.
4. Phiếu tra cứu theo địa danh sưu tầm hiện vật.
Các phiếu tra cứu đều có kích thưỏc 7,5 cm X 12 cm.
Cụ thể từng loại phiếu tra cứu như sau:

PHIẾU TRA CỨU THEO DÂN TỘC

STT (1) Tôn dân tộc (2)


Ngành (3)

Tên hiện vật: (4)


Só đăng ký: (5)
(5) Vị trí bảo quản:
(6) Tài liệu kèm theo: (7)

483
Chú thích:
(1): Số TT được ghi theo số TT của phiếu
(2): Ghi rõ tên dân tộc
(3): Ghi rõ ngành dân tộc (nếu có)
(4): Ghi tên hiện vật (tên phổ thông và tên dân tộc)
(5): Ghi rõ hiện vật được sáp xếp, bảo quản ỏ ngăn,
giá nào thuộc kho số mấy.
(6): Các tài liệu kèm theo hiện vật thường bao gồm: sổ
đăng ký hiện vật, hồ sơ hiện vật, hộ chiếu khoa học
(chỉ cần ghi trong phiếu số thứ tự của hiện vật trong
sổ, số hồ sơ và số thứ tự của hộ chiếu khoa học).

Vối 54 dân tộc, ta sẽ có tối thiểu 54 hộp phiếu, các


hộp phiếu được đánh mã sỗ dân tộc ỏ phía ngoài hộp và
được sáp xếp theo 5 nhóm ngôn ngữ. Trong mỗi hộp phiếu,
các phiếu sẽ được sáp xếp theo thứ tự alphabet như sau:
Tên ngành, tên hiện vật.
Ví dụ: trong hộp phiếu của dân tộc Hmổng. Dân tộc
này có nhiều ngành, ta sẽ xếp các phiếu theo vần chữ cái
tên của ngành: H m ông Đ en, H m ông H oa, Hmông
Trắng, Hmồng Xanh. Trong ngành Hmông Đ en lại có
nhiều hiện vật như: trang phục, bát, cuốc..., vậy phiếu
tra cứu sẽ lại được xếp theo vần chữ cái tên hiện vật: Bát,
cuốc, trang phục.

484
PHIẾU TRA CỨU THEO DỊA DANH SƯU TÀM HIỆN VẬT

STT (1) Tinh (2)


Huyện (3)

Tên hiện vật: (4)


Số đăng ký: (5)
Tên dân tộc (ngành): (6)
Vị trí bảo quản: (7)
Tài liệu kèm theo: (8)

Chú thích:
(2) (3): Ghi rõ tên địa danh sưu tầm hiện vật
(1), (4), (5), (7), (8): Ghi như cách ghi của phiếu tra
cứu theo dân tộc
(6): Ghi rõ tên dân tộc và tên ngành.
vỏi 61 tỉnh thành ỏ Việt Nam, ta có thể thiết ỉập 61
hộp phiếu. Các phiếu trong từng hộp sẽ được xếp theo
trật tự vần chữ cái của tên tỉnh, huyện, thị xã và tên
hiện vật.
Trong một vài năm tỏi, BTDTHVN sẽ tiến hành phân
loại hiện vật. Một hiện vật chỉ có thể tồn tại lâu dài để
có thể phát huy hết giá trị văn hoá của nó nếu được bảo
quản thật tốt. Muốn bảo quản tốt hiện vật, phải thật sự

485
hiểu rõ hiện vật. Điều này tuỳ thuộc rất nhiều vào việc
phân loại hiện vật theo chất liệu, vì mổi loại đòi hỏi một
chế độ bảo quản riêng biệt nên việc phân loại chất liệu
hiện vật được tiến hành tốt là một điều rất quan trọng.
Do đó, việc xây dựng một hệ thống phích phiếu tra cứu
theo chất liệu cũng thực sự cần thiết.

PHIẾU TRA CỨU THEO CHẤT LIỆU

STT (1) Chát liệu (2)

Tên hiện vật: (3)


Số đăng ký: (4)
Tôn dân tộc (ngành): (5)
V ị trí b ảo quản: (6 )
Tài liệu kèm theo: (7)

(1), (3), (4), (5), (6), (7): Ghi rõ như các mục ỏ phiếu
tra cứu theo dân tộc.
(2): Ghi rõ nhóm chất liệu của hiện vật. Ví dụ hiện
vật thuộc nhóm chất liệu vải, mây tre hay gốm, sú. Các
nhóm chất liệu cũng được sắp xếp theo a, b, c.
Việc xây dựng các loại phiếu tra cứu phụ thuộc vào
kết quả phân loại hiện vật của bảo tàng. Tại BTDTHVN có
thể tiến hành xây dựng một số loại phiếu tra cứu theo chất
liệu như: vải, mây tre, gổ, gốm, da, xương sừng, giấy...

486
II. Hộ chiếu khoa học hiện vật (Mấu 1)

Các phiếu phụ chỉ ghi lại một số thông tin cơ bản của
hiện vật mà ta biết được trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu
về hiện vật, còn hộ chiếu khoa học, ngược lại phải thật tỉ
mỉ sau khi đã nghiên cứu chuyên sâu về nó. Hộ chiếu khoa
học của hiện vật BTDTHVN có thể được xây dựng vối các
mục cụ thể như sau:
(1) Tên hiện vật: Ghi rõ tên hiện vật (tên phổ thông
và tên dân tộc).
(2) Số đãng ký: Số đăng ký trong sổ tài sản.
(3) Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc và tên ngành.
(4) Số lượng: Nếu là 1 bộ hiện vật cần ghi rõ gồm
những hiện vật hay bộ phận nào.
(5) Chất liệu: Tất cả các chất liệu cấu thành nên hiện vật.
Chất liệu chính ghi trưỏc.
(6) Kích thuỏc: Kích thuốc dài nhất và rộng nhất.
Đưòng kính, độ dầy, cao (nếu có).
(7) Ngưòi sưu tầm.
(8) Nơi sưu tầm.
(9) Ngày tháng năm sưu tầm.
(10) Mô tả hiện vật: Mô tả chi tiết về hình dáng,
màu sắc.

487
(11) Ấnh: Ấnh chụp hiện vật, cõ ảnh 9x12.
(12) Số phim.
(13) Nội dung hiện vật (về lịch sử, tôn giáo).
(14) Tình trạng hiện vật.
(15) VỊ trí bảo quản: Ghi rõ hiện vật được bảo quản
tại ngăn nào, giá kệ số mấy và thuộc kho nào
(16) Tài liệu kèm theo.
(17) Ngưòi và ngày lập hộ chiếu.
(18) Kỹ thuật chế tác và sử dụng hiện vật.
(19) Tình hình di chuyển hiện vật.
Hệ thống tài liệu phụ đưộc làm tốt, nghiêm túc, chu
đáo và có tính khoa học cao sẽ là một trong những điều
kiện quan trọng của việc kiểm kê chính xác và tổ chức
khoa học kho bảo tàng. Hơn thế nữa, trong tương lai,
BTDTHVN sẽ tổ chức thêm nhiều phần trưng bày mỏi,
công tác tìm kiếm hiện vật cho trưng bày càng trỏ nên
phức tạp hơn. Do đó, nhò vào hệ thống kiểm kê phụ, việc
tìm kiếm hiện vật sẽ trỏ nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Đồng thòi tạo điều kiện cho các khâu công tác của bảo
tàng như nghiên cứu, suu tầm và trưng bày trỏ nên linh
hoạt và thuận tiện hơn.

488
g
2'
X CM

CN
<
o <X
s JQ
O.
-C *9
c co
*<

o
o-
s
E3
< ^

co c O)
co o iS
-C '«0

ọ-

4-»
£
■4-* >* (/>
c ở)
«0 ẫ
Q

CNJ
co
3>
S-
s* lo ¥<
'«0 c
g> 3
«
©• ă-
!c
H c
</>
ử Ễ' ♦§ Í3
►co
>o) ío D <0
</ z 5
H u
'-tí

o Ễ2-
y
PQ <5- E
<>
03-
■ 4 -í '<
(0
H
z c O
c) c/>
<< «D-
!E
o ca> I 1D)
S- < ơ) z

489
M ătB

490
VÀI NÉT VỀ HỒ Sơ KHOA HỌC
CỦA HIỆN VẬT BÁO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VIỆT NAM

DƯƠNG THỊ ANH

Cơ sỏ thực tiễn trong các khâu công tác của bảo tàng
đòi hỏi phải có hiện vật gốc, hiện vật bảo tàng. Hiện vật
chính là đơn vị cấu thành của mỗi bảo tàng. Dể hiện vật
trỏ thành hiện vật bảo tàng trưổc hết nó phải có giá trị
chân thực, sau nữa, và là điều quan trọng nhất, nó phải
có đủ hồ sơ lý lịch trong đó ghi rỗ quá trình xuất hiện,
phát triển và kết thúc của nó. Có thể nói, hồ sơ khoa học
làm cho hiện vật có một sức sống mỏi, vói một tên gọi
mổi là hiện vật bảo tàng. Thực tế cho thấy nhiều hiện vật
mang ý nghĩa bảo tàng rất quý, nhưng không thể sử dụng
được chỉ vì nó thiếu hẳn cơ sở pháp lý và co sở khoa học
của một hiện vật bảo tàng.
Hồ sơ khoa học bao gồm những văn bản có liên quan
đuộc lập trong quá trình tư liệu hoá những hiện tượng của

491
tự nhiên và xã hội. Hiện vật gốc và hồ sơ khoa học pháp
lý là hai mặt của một vấn đề, không thể tách ròi nhau.
Hiện vật bảo tàng phải là hiện vật gốc và có hồ sơ
khoa học kèm theo. Hiện vật gốc là kênh thông tin, còn
hồ sơ khoa học là nguồn thông tin. Sự tồn tại nguồn thông
tin và kênh thông tin giúp đác lực cho quá trình nghiên
cứu khoa học, giáo dục và phổ biến kiến thức trong và
ngoài bảo tàng.
Hồ sơ lý lịch hiện vật là một bộ phận cấu thành giá
trị pháp lý và giá trị khoa học của hiện vật bảo tàng, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm kê, bảo quản, trưng
bày và công tác giáo dục, phổ biến tri thức khoa học của
bảo tàng. Việc sưu tầm hiện vật đã khó, nhưng xây dựng
hồ sơ mang tính pháp lý và khoa học cồn khó hơn, hồ sơ
nhàm chứng minh hiện vật đúng vổi nội dung, tính chất
và loại hình của bảo tàng. Vì vậy, hồ so lý lịch hiện vật
trong quá trình sưu tầm là một tài liệu khoa học quan
trọng, nếu thiếu những tài liệu mang tính pháp lý và tính
khoa học về hiện vật gốc thì các hiện vật gốc đó cũng
chỉ là hiện vật "chết", hoặc nếu có, hồ sơ ghi chép qua
loa đại khái, không đảm bảo tính khoa học và pháp lý,
thì hiện vật đó được coi là hiện vật biết dỏ dang. Những
loại hiện vật này trong bảo tàng được gọi là hiện vật
"không hộ chiếu".
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN) là một
bảo tàng mỏi, ra đồi muộn, tuy thuộc Trung tâm Khoa

492
học xã hội và N hân văn quốc gia nhưng nó vẫn thuộc
quỹ đạo chung của các bảo tàng trong cả nưổc, vỏi
đầy đủ các khâu công tác của một bảo tàng. Mặc dù
kinh nghiệm hoạt động bảo tàng còn hạn chế, nhưng
bảo tàng này lại có thuận lợi là học tập được nhiều
kinh nghiệm của các bảo tàng khác, có thể tránh vấp
phải một số sai lầm nào đó. Nám vững được yêu cầu
cấp thiết của hiện vật từ khi đi sưu tầm đến lúc được
đưa về bảo tàng, Bảo tàng đã nghiên cứu và tìm ra
cách làm phù hợp cho việc lập hồ sơ khoa học, đảm
bảo tính p h áp lý và tính khoa học của hiệiỉ vật. ỏ
bảo tàng hiện nay, hồ sơ khoa học pháp lý của hiện
vật gồm có 5 loại giấy tò văn bản sau:

1. Giấy biên nhận


2. Phiếu hiện vật
3. Sổ nhập tài liệu hiện vật mỏi sưu tầm
4. Biên bản giao nhận

Nhũng loại giấy tò này, sau khi hoàn thiện phần nội
dung, sẽ cấu thành giá trị pháp lý và giá trị khoa học
của các hiện vật bảo tàng, tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác quản lý, bảo quản và khai thác hiện vật. Các
văn bản đã đáp ứng được tính pháp lý và khoa học ỏ 3
công đoạn:

493
- Khi tiếp nhận hiện vật từ chủ nhân của nó ngưòi sưu
tầm phải hiểu sâu về đối tượng càn sưu tầm, biết thuyết
phục chủ hiện vật, biết lựa chọn và thu nhập hiện vật.
- Giai đoạn xử lý, phân tích hiện vật ở cấp độ pháp lý
và khoa học cao hon. Khi tiến hành giải quyết mối quan
hệ công việc giữa ngưòi sưu tầm hiện vật và Hội đồng xét
duyệt hiện vật nhập kho do Giám đốc Bảo tàng làm chủ
tịch, các văn bản cơ bản nhất của hồ sơ hiện vật phải được
hoàn thiện để trên cơ sỏ đó cán bộ sưu tầm trình bày ý
kiến, Hội đồng xét duyệt sẽ quyết định chính thức những
hiện vật đó đưa vào kho nào.
- Đến giai đoạn chuyển giao hiện vật về kho bảo quản
lâu dài: hiện vật được hoàn thiện hồ sơ mang tính khoa
học và pháp lý để đua vào kho báo quản.

1. Giấy biên nhận


Đây là một tài liệu pháp lý ràng buộc giữa ngưòi suu
tầm và ngưòi giao hiện vật. Khi tiếp nhận hiện vật cán
bộ sưu tầm phải có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục
theo quy định của cơ quan. T rên giấy có ghi rõ họ tên,
chức vụ, địa chỉ của cán bộ sưu tầm và chủ nhân hiện
vật, đồng thòi có thồng tin về hiện vật: tên gọi, ghi chép
tóm tát số lượng, tình trạng hiện vật, nơi chế tác, ngày
tháng năm giao nhận, chữ ký của ngưồi giao, ngưòi nhận.
(Mẫu 1)

494
Mẫu Giấy biên nhận đơn giản nhưng ở phần địa chỉ
ngưòi mua nên để trống, vì có thể cán bộ sưu tầm là ngưòi
của BTDTHVN hoặc là cộng tác viên. Dưỏi phàn tên hiện
vật cần có thêm mục số lượng, tình trạng hiện vật để biết
được từ lúc sưu tầm hiện vật đến khi bàn giao cho kho
bảo quản có thay đổi gì khồng. Thục tế, Giấy biên nhận
do cán bộ sưu tầm giữ để tiện cho việc thanh toán.

2. Phiếu hiện vật

Đây là tài liệu khoa học đầu tiên về một hiện vật
cụ thể. Trong phiếu hiện vật, ngưòi ghi chép phải
nghiên cứu sâu, tỉ mỉ, kể cả tham khảo các tài liệu có
liên quan, để hoàn thiện được đầy đủ, chi tiết các tiêu
chí, giúp cho việc quản lý, nghiên cứu hiện vật tốt hơn.
Các tiêu chí cho hiện vật phải trung thực, chính xác và
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Quan trọng nhất trong
bản ghi chép này là các tiêu chí liên quan đến nội dung
lịch sử của hiện vật. Chính các tiêu chí này quyết định
giá trị của hiện vật, và thông qua đó Hội đồng xét duyệt
hiện vật nhập kho mổi quyết định cho từng hiện vật có
được trỏ thành hiện vật bảo tàng hay không. Trong
phiếu cần miêu tả khái quát về hiện vật để khi tiếp cận
vỏi hồ sơ có thể hình dung được hình dạng bên ngoài
của chúng. Nội dung chính của hiện vật được ghi chép
tỉ mỉ về nguồn gốc, xuất xứ, công dụng và giá trị liên quan
đến hiện vật. (Mẫu 2)

495
Phiếu có các mục chi tiết đảm bảo đủ lượng thông tin
cần thiết cho hiện vật. Trên thực tế, Phiếu hiện vật đuọc
ghi chép còn chưa đầy đủ, thậm chí có mục bỏ trống, lượng
thông tin rất ít. Cán bộ sưu tầm còn thiếu hiểu biết tốt về
chất liệu, kỹ thuật chế tác, các giá trị sử dụng hiện vật
cũng như quá trình lịch sử của hiện vật. Nội dung lịch sử
hiện vật rất là quan trọng nhưng thưòng được ghi sơ sài,
chỉ biết được thòi gian chế tác, còn quá trình tồn tại của
hiện vật thì hàu như không có thông tin.
Phiếu hiện vật là tài liệu khoa học chứa đựng nhiều
dữ liệu nhất. Tù ghi hồ so có thể biết nhiều thông tin giúp
ích cho việc bảo quản sau này. Thực tế hiện nay, hiện vật
chưa được suu tầm một cách đầy đủ, đồng bộ và thưòng
mất đi các thông tin cơ bản. Vì vậy, điều không tránh khỏi
là chúng ta không hiểu biết rõ về hiện vật và sẽ dẫn đến
việc thiếu hiểu biết về ý nghĩa của hiện vật trong môi
trưòng gốc của chúng.

3. Sổ nhập tài liệu hiện vật mới sưu tầm

Sổ đảm nhận việc thống kê toàn bộ tài liệu hiện vật


do cán bộ sưu tầm trực tiếp hoặc do các cộng tác viên
chính thức chuyển giao hiện vật cho bảo tàng. Nội dung
và các yếu tố ghi chép trong sổ đưộc phân chia thành các
mục chứa đựng đầy đủ lượng thông tin cần thiết và phù
hộp vỏi hồ sơ sưu tầm. (Mẫu 3)

496
MẪU 1

BẢO TÀNG CỘNG H O À XÃ H Ộ I CHỦ N GH ĨA V IỆT NAM


DÂN TỘC H Ọ C V IỆT NAM Độc l ậ p - Tự do - Hạnh p h ú c

GIẤY BIÊN NHẬN


(Mua bán hiện vật cho Bảo tàng Dẩn tộc học Việt Nam)

Người bán:
Địa chỉ:
Người mua:
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đường Nguyễn Văn Huyên,
quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tôn hiện vật:
Giá tiền:
Làm tại:
Ngày.... tháng.... năm 199...

Xác nhận của Người mua Người bán


Chính quyền địa phương

:Ỉ2 CCTNC 497


MẪU 2

BẢO TẢNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨÀ VIỆT NAM


DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh p h ú c
_*... ------------------

PHIẾU HIỆN VẬT


Số đăng ký:

1. Tên gọi (Tên phổ thông, tên bằng tiếng dân tộc):
2. Số lượng (Ghi trọn bộ, nếu thiếu thì phải ghi rõ ràng):
3. Kích thước:
- Dài: - Đường kính:
-Rộng: - Cao
4. Tình trạng hiện vật khi mới sưu tầm:
5. Người cung cấp hiện vật (Họ tên, tuổi, địa chỉ, dân tộc, nhóm
địa phương):
6. Dân tộc đang sử dụng hiên vật (Dân tôc gì? Nhóm địa
phương nào?):
7. Ngày và nơi sưu tầm:
8. Người chế tác (Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, dân tộc,
nhóm địa phương):

498
9. Nội dung lịch sử hiện vật (Thời gian chế tác, những diễn biến
trong quá trinh tồn tại của hiện vật)

10. Mô tả:
- Màu sắc:
- Hình dáng:
-Chất:

- Kỹ thuật chế tác (Cáchlàm, nghệ thuật trang trí, tên của các
bô phân hiên vât, tên goi các mô típ hoa văn ừang trí):

499
- Ý nghĩa và những vấh đề có liên quan đến tôn giáo, màu sắc,
hình dáng của các mô típ hoa văn:

11. Sử dụng (Hiện vật được sử dụng làm gì? Sử dụng như thế
nào? Khi nào? Ai sử dụng? Hiện vật có sử dụng trong nghi lỗ
tôn giáo không?)

500
12. Những ý kiến đánh giá của người sưu tầm về giá trị văn
hoá, nghệ thuật chế tác, cách sử dụng và giá trị kinh tế của
hiện vật.

13. Giá tiền mua hiện vật:

14. Họ tên, địa chi của người sưu tầm:

Ngày.... tháng...... năm 199...


Người sưu tầm

501
MẪU 4

BẢO TÀNG CỘ N G H O À XÃ H Ộ I CHỦ N GH ĨA V IỆT NAM


DÂN TỘ C HỌC VIỆT NAM Độc l ậ p - Tự do - Hạnh p h ú c

BIÊN BẢN GIAO NHẬN


Số:..... GN
Chúng tôi gồm:
Họ tên, chức vụ, địa chi người nhận:...........................................

Họ tên, chức vụ, địa chỉ người giao:

Thoả thuận giao cho Bảo tàng...................................................


sử dụng lâu dài (tạmthòi) những hiện vật bảo tàng liệt kê đưổi đây:

SỐTT Tên gọi và ghi chép S ố lượng Tình trạng Ghỉ chú
vắn tắt về hiện vật

Tổng cộng:................. .hiện vật (bằng chữ............................. )


Biênbảnlậpthành.... bản. Bên giao giữ:... bảnvà bên nhậngiữ.... bản.
Làm tại:........................
Ngày.... tháng..... năm.......
Người giao Trưởng kho Giám đốc bảo tàng
(Ký tên và đóng dấu)
502
MẪU 5

STT Ngày Tên Số Tình Kích Ghi


nhập hiện vật lượng trạng thước chú

Người giao Người nhận

Sổ nhập hiện vật do các cán bộ Phòng Bảo quản lập để


theo dõi số lượng, tình trạng hiện vật nhập kho. Khi đăng ký
hiện
» vật,
* *cán bộ• kiểm kê sẽ nắm được« số hiện
• vật
• đưa vào kho
chính và kho phụ hoặc hiên vật nào bị loại bỏ. Ở Bảo tàng,
phần lớn hiện vật sưu tầm về được đăng ký và đưa vào kho bảo
quản. Đối với Phòng Bảo quản, sổ nhập hiện vật mới sưu tầm
mỏi chỉ phục vụ cho công việc đăng ký hiện vật được thuận
tiện, dễ dàng.

503
4. Biên bản giao nhận

Đây cũng là một văn bản pháp lý của quá trình tiếp
nhận hiện vật bảo tàng. Biên bản giao nhận được thực
hiện sau khi Hội đồng xét duyệt đã thông qua và Giám
đốc Bảo tàng là ngưòi có tư cách pháp nhân cao nhất
duyệt y và ký vào Biên bản giao nhận.
Biên bản giao nhận được ghi chép ngán gọn, nhưng
đầy đủ lượng thông tin cần thiết, qua đó phản ánh được
trọn vẹn giá trị pháp lý và khoa học về một hiện vật bảo
tàng. Thông qua biên bản này, giá trị của hiện vật bảo
tàng và quyền sỏ hữu của bảo tàng được chính thức công
nhận để bảo qúản vĩnh viễn. Đây cũng là văn bản cuối
cùng cho một quỵ trình khép kín đầu vào của hiện vật bảo
tàng. (Mẫu 4)
Ỏ BTDTHVN xây dựng hồ so cho các hiện vật bảo
tàng là một quy trình bát buộc; những hồ sơ trên bổ sung,
hỗ trộ cho nhau để tạo thành một thể hoàn chỉnh mang
tính khoa học và pháp lý cho mỗi hiện vật bảo tàng. Nếu
hiện vật đưộc sưu tầm về và hoàn thiện đầy đủ nội dung
các văn bản trên thì mỏi thực sự có giá trị và tạo điều kiện
thuận lội cho các khâu công tác khác của bảo tàng.
Ngưòi bảo quản chịu trách nhiệm về sự tồn tại của
hiện vật. Trưỏc hết, họ cùng vói cán bộ sưu tầm hoàn thiện
hồ sơ khoa học, sau đó họ chăm lo lưu giữ và bảo quản
hiện vật. Số hiện vật này không thể chỉ được cất đặt trong

504
kho hoặc trưng bày, mà còn để cần được tìm hiểu bổ sung,
hoàn thiện về mặt nội dung. Đây chính là quá trình tư liệu
hoá khoa học các hiện vật bảo tàng, nâng hồ sơ lên một
cấp độ cao hơn về mặt khoa học. Một hiện vật khi đã
được công nhận là hiện vật bảo tàng, được bảo quản dài
lâu vẫn cần được bổ sung tư liệu ngày càng đày đủ, phong
phú làm tăng giá trị hiện vật và giúp cho việc nghiên cứu,
giáo dục, bảo quản. Công việc đòi hỏi nguòi cán bộ bảo
quản phải thu nhập toàn bộ những tài liệu liên quan đến
hiện vật do các cán bộ khoa học tiến hành khi đi sưu tầm,
hoặc nghiên cứu qua tài liệu, sách báo, tạp chí và các công
trình chuyên khảo... có trong kho lưu trữ, các thư viện.
Đáp ứng được yêu cầu này thì dù hiện vật trong quá trình
sưu tầm, vận chuyển có bị tháo ròi các bộ phận vẫn có
thể được trả lại hình dáng ban đàu, tránh tình trạng hiện
vật sưu tầm về không biết cách lắp ghép, v ỏ i việc sưu tầm
khẩn truong, gấp gáp, có những hồ sơ còn đơn giản, sơ
sài, do chưa có đủ thòi gian để nghiên cứu sâu, tỉ mỉ về
nội dung hiện vật. Do đó, sau khi hiện vật được công
nhận là tài sản quốc gia, việc tiếp tục tìm hiểu tư liệu bổ
sung cho hồ sơ hiện vật là rất quan trọng, đề tránh tình
trạng hiện vật được bảo quản trong kho, hay trung bày
nhưng không rõ ràng về quá trình lịch sử, cách thức sử
dụng và yêu càu bảo quản của nó. v ỏ i ngưòi bảo quản,
đây sẽ là những thông tin rất bổ ích cho quá trình tư liệu
hoá. Chúng ta có thể dựa vào những tư liệu này để bảo
quản hiện vật một cách hdp lý và hữu hiệu.

505
Hiện vật bàn giao cho kho bảo quản đều được đăng
ký vào Sổ đăng ký hiện vật bảo tàng, được đánh số,phân
loại và đăng ký vào Sổ phân loại hiện vật. Ngoài ra, còn
tiến hành xây dựng các loại phiếu tra cứu để quản lý, khai
thác hiện vật và nghiên cứu thẩm định, bổ sung hồ SO;
mục đích chính là nghiên cứu để giải thích và nâng cao
phần nội dung hiện vật bảo tàng. Ò kho cơ sỏ, qua một
thòi gian nhất định, cần phải nghiên cứu toàn diện và tỉ
mỉ từng hiện vật, sau đó xác định và phân loại chúng. Việc
xác định về mặt khoa học tập trung vào các yếu tố sau:
- Xác định chất liệu chi tiết, kỹ thuật chế tác hiện vật
- Xác định ý nghĩa và cách thức sử dụng hiện vật.
- Xác định chủ đề liên quan đến hiện vật.
- Xác định thòi gian, không gian, địa điém chế tạo ra
hiện vật.
- Xác định tác giả của hiện vật.
- Xác định môi truòng xã hội của hiện vật.
- Xác định các dấu tích đặc biệt có trên hiện vật.
Ngoài việc nghiên cứu bổ sung hồ so hiện vật, các cán
bộ kho còn tiến hành xây dựng hệ thống phiếu tra cứu
theo yêu cầu phục vụ, khai thác và nghiên cứu. Có thể xây
dựng các loại phiếu tra cứu như sau:
- Phiếu tra cứu theo địa danh.
- Phiếu tra cứu theo tên gọi hiện vật.
506
- Phiếu tra cứu theo chuyên đề.
- Phiếu tra cứu theo chất liệu.
- Phiếu kiểm kê khoa học.
Các phích phiếu tra cứu nhàm mục đích khai thác sử
dụng đuộc dễ dàng, nhanh chóng, phục vụ được nhiều
ngưòi, tạo điều kiện cho việc bảo quản các hồ sơ, sổ sách
không bị xáo trộn, hư hỏng. Trên cơ sỏ kết quả của việc
tư liệu hoá hồ so lý lịch, hiện vật bảo tàng được nâng lên
một bưỏc cao hơn, khoa học hơn, chính xác hơn. Chính
những thông tin mỏi được phát hiện có tác dụng làm tăng
giá trị chất lượng khoa học cho các hiện vật. Từ khâu làm
hồ sơ khoa học đến quá trình tư liệu hoá các hiện vật đều
nhằm mục đích phục vụ việc khai thác, sử dụng, phát huy
tác dụng các hiện vật bảo tàng.
Quá trình hoàn thiện hồ sơ khoa học, tư liệu hoá hiện
vật, khai thác sử dụng không chỉ diễn ra trong một thòi
gian ngán, mà còn tiếp tục trong suốt quá trình tồn tại
của hiện vật. Vậy nên việc quản lý hồ sơ hết sức thận trọng
đé tránh mất mát, nhầm lẫn và tiết kiệm thồi gian. Ỏ đây,
hồ sơ được quản lí về cả 2 phương diện: pháp lý và khoa
học. Thứ nhất, các tài liệu văn bản cần có đày đù dấu,
chữ ký của cơ quan chức năng và ngưòi có trách nhiệm để
đảm bảo tính chất pháp lý cho hiện vật. Thứ hai, hồ so
cần được đánh số thứ tự chính xác phù hộp theo từng đoàn
sưu tầm, theo sổ hiện vật trong đoàn. Riêng Biên bản giao

507
nhận cần được đính thành một tập riêng theo thứ :ự thòi
gian và do ngưòi chịu trách nhiệm kiểm kê kho git. Cuối
năm biên bản được đánh số theo trang rồi đóng gói, niêm
phong và đóng dấu của Bảo tàng, trang cuối cần viết rõ
số lượng trang bàng chữ. Nội dung tư liệu trong hồ sơ
đầy đủ được coi như một tài liệu nghiên cứu đế phục
vụ các nhà nghiên cứu và được bảo quản lâu dài ctng vỏi
hiện vật.
Đến nay, công tác lập hồ sơ khoa học ỏ BTD7HVN
đã được tiến hành một cách nghiêm túc, nhưng vẫn tồn
tại những thiếu sót. Vấn đề đặt ra là phải hoàn thành tốt
các công việc về quá trình tư liệu hoá, khai thác sứ dụng
hiện vật và cả việc quản lý hồ sơ. Trong điều kiệa Bảo
tàng mỏi thành lập, còn rất bộn bề, mà công việc Còi hỏi
phải có thòi gian, không chỉ một sổm một chiều có thể
hoàn thành, nên hồ sơ khoa học hiện vật tuy đưoc đặc
biệt quan tâm và hầu hết các hiện vật hoàn thiện \è mặt
pháp lý cũng như khoa học, nhưng nhìn chung còn ỉổ sài,
quy trình tư liệu hoá khoa học hiện vật bảo tàng m á đang
ỏ giai đoạn đầu. Trong thòi gian tỏi, việc cổ gáng lảm tốt
công tác bảo quản hiện vật và quản lý hồ so hiện vật đồng
thòi tiếp tục các khâu công tác khác để phát huy cao nhất
giá trị của hiện vật là vấn đề cấp bách của bảo tàng.

508
ĐỘ• ẨM VÀ NHIỆT
• ĐỘ•
TRONG CÁC BẢO TÀNG(1)

GAEL DE GUICHEN

I. Độ ẩm có gây nguy hiểm cho các tác phẩm nghệ


thuật không?

Trong bảo tàng, cũng như bất kỳ nơi nào khác, bạn
cũng đã quan sát thấy mỗi khi không khí quá khô thì tấm
gỗ có thể bị nứt, và nếu khi không khí quá ẩm thì cũng
tấm gỗ đó có thể bị bao phủ bỏi một lổp ký sinh trùng và
nấm mốc.
Có thể bạn cũng đã quan sát thấy một hiện vật bằng
kim loại rất nhanh chóng bị huỷ hoại và bị rỗ khi không
khí quá ẩm. Ngược lại, một hiện vật ngâm nưỏc (như hiện
vật khai quật chẳng hạn) thuòng bát đầu quá trình huỷ
hoại khi bị khô.

ì. Dịch từ cuốn: "Bảo quản phòng ngừa trong các bảo tàng" Rome -
1989, ICCROM.

509
Tù những quan sát đó chúng ta có thể kết luận rằng
mối một chất liệu chỉ được bảo quản tốt nhất trong những
điều kiện khí hậu nhất định:
• • •

Một số chát liệu thích hợp vỏi không khí khô,


Một số chất liệu thích hợp vói khồng khí ẩm,
Một số chất liệu thích hợp vói khồng khí không khô
không ẩm.
Hon nữa, tuỳ theo sự thay đổi của độ ẩm những chất
liệu hữu cơ hay vô cơ sẽ phản ứng và bị phân huỷ theo
những cách khác nhau. Trong phần phụ lục, bạn sẽ thấy
một bản phân loại các chất liệu hữu cơ và vô cơ dựa theo
kết quả của một cuộc hội thảo.

II. Không khí có thể khô hay ẩm như thế nào?


Nưốc có thể tồn tại dưổi ba dạng: thể rắn, thể
lỏng và th ể khí. Khi nưổc chuyển tù thể lỏng sang thể
khí, chúng ta nói rằng nưỏc bổc hơi. Khi nưỏc chuyển
từ th ể khí sang thể lỏng, chúng ta nói rằng hơi nưóc
ngưng tụ. Không khí quanh ta hấp thụ hơi nưỏc nhò
sự bay hơi nưóc của biển, hồ, sồng ngòi, nưóc mua,
nưỏc dưỏi lòng đất, nuỏc ngấm trong tưòng, nuóc tù
co th ể con ngưòi.
Tuỳ theo tốc độ bay hoi và nhiệt độ của không khí mà
không khí có thể "khô" hay "ẩm".

510
Chúng ta có thể đo được lượng hơi nưỏc chứa
trong không khí, cho dù không khí chứa độ ẩm nhiều
hay ít.

m. "Không khí khô" hay "không khí ẩm" có ý nghĩa gì?


/. Độ bão hoà (S)
ỏ một nhiệt độ nhất định, một lượng không khí nhất
định chứa đựng một lưộng hơi nưỏc nhất định (VE). Khi
ta thêm nưỏc vào, nưỏc này sẽ bay hơi đến một giỏi hạn
nào đó.
Khi một lượng không khí không thể hấp thụ hơi nưóc
được nữa chúng ta gọi là không khí bão hoà. Nếu ta tiếp
tục cho thêm hơi nưỏc thì hoi nưỏc này sẽ tồn tại dưỏi
dạng lỏng. Nhưng nếu ta tăng nhiệt độ của lượng không
khí đã bão hoà đố thì lượng không khí này sẽ tiếp tục hấp
thụ được hơi nưỏc, bỏi vì không khí càng khô càng hấp
thụ được nhiều hơi nưỏc. Độ bão hoà của không khí được
tính bằng lượng hơi nuóc (gam) trên 1 mét khối lượng
không khí.
Ví dụ:
Ỏ 5°c lm3 không khí bão hoà hấp thụ được 7g hơi nưổc
10°c lm 3 không khí bão hoà hấp thụ được lOg hơi nưóc
20°c lm 3 không khí bão hoà hấp thụ đưốc 18g hơi nưỏc
30°c lm 3 không khí bão hoà hấp thụ được 31g hoi nưỏc.

511
Độ bão hoà là lượng hoi nưổc tối đa mà một lượng
không khí có thể hấp thụ đưộc ỏ một nhiệt độ nhất định.

2. Sự ngưng tụ (C) của hơi nước dư trong không khí


bão hoà

Nếu một lượng không khí bão hoà được làm lạnh thì
một phần hơi nưổc của nó sẽ bị dư thừa. Phần hơi nưỏc
này không tồn tại trong không khí nữa mà sẽ ngưng tụ
dưối dạng nhũng giọt nưỏc.
Ví dụ:
Khi một tủ kính chứa 1 m3 không khí băo hoà ỏ 30°c
(túc là chứa 31 g hơi nưỏc) được làm lạnh xuống 20°c nó
sẽ luôn chứa 31 g hơi nưỏc, nhưng 18g sẽ tồn tại dưổi dạng
khí, còn 13g sẽ tồn tại dưđi dạng lỏng.
Sự ngưng tụ cục bộ chỉ xảy ra khi một bề mặt lạnh
hơn không khí xung quanh.
Sự ngưng tụ tổng thể diễn ra khi toàn lượng không khí
được làm lạnh.

3. Độ ẩm tuyệt đ ổ i (HA)
Thật may mán cho các tác phẩm nghệ thuật là không
khí rất ít khi bị bão hoà. Chúng ta gọi độ ẩm tuyệt đối là
lượng hơi nuổc chứa trong một đơn vị khối lượng hoặc
một đơn vị thể tích không khí nhất định ỏ một nhiệt độ
nhất định. Điều hiển nhiên là độ ẩm tuyệt đối luôn nhỏ

512
hơn hoặc bằng độ bão hoà (không bao giò độ ẩm tuyệt
đói cao hon độ bão hoà).
HA = X g hơi nưỏc/1 m3 không khí
hoặc
HA = X g hơi nưốc/1 kg không khí
Trong công tác bảo quản ngưòi ta thường dùng đơn vị
đo HA = g/m3
Ví dụ:
Nếu ỏ 10°c, lra3 không khí chứa 6g hơi nưốc, ta nói
ràng HA = 6g/m3.
Nếu ta tăng nhiệt độ của m3 không khí này lên đến
20°c mà không thêm hay bỏt lượng hơi nưổc thì HA vẫn
luôn là 6g/m3. Nếu ta tăng nhiệt độ lên đến 30°c thì HA
vẫn giữ mức 6g/m3.
Nếu ta làm nóng hay lạnh một lượng không khí (mà
không thêm hay bớt lượng hơi nưổc) thì độ ẩm tuyệt đối
không thay đổi.
Cách đo độ ẩm tuyêt đối này sẽ giúp ích cho chúng ta
vì độ ẩm tuyệt đối không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
Việc đo độ ẩm tuyệt đối không giúp ta biết được liệu
khồng khí có thể hấp thụ được bao nhiêu hơi nưốc nữa
và liệu không khí đã gàn đến mức bão hoà hay chưa. Bởi
vậy chúng ta lại phải tìm một cách khác để đo độ ẩm của
không khí.
:ì : ì CCTNC 513
4. Độ ẩm tương đổi (HR)
Độ ẩm tương đối của một lượng không khí tại một thòi
điểm là tỷ số giữa lưọng hoi nưỏc (VE) có trong không
khí tại thòi điểm đó so vổi độ bão hoà của nó ỏ cùng một
nhiệt độ.
ha
H R = _ _ _ X 100
s
Độ ẩm tương đối dao động từ 0% đến 100%. Nếu HR
= 0% có nghĩa là không khí khô tuyệt đối; nếu HR =
100% tức là không khí đã bão hoà.
Ví dụ: Nếu ỏ 10°c 1 m3 không khí chứa 6g hơi nưốc thì

6
HR= . X 100 = 60%
10

HR = 60% tức là phải cần 40% hơi nưỏc nữa mỏi đạt
đến độ bão hoà.
Nếu ta làm nóng lượng không khí này lên đến 20°c thì

6
HR= X 100 = 33%
18

Còn nếu ta tăng nhiệt độ lên đến 30°c thì

514
6
HR= X 100 = 19%
31

Vậy, 1 m3 không khí luôn có HA = 6g/m3 sẽ "khô


nhất" ỏ 30°c (19%) và sẽ "ẩm nhắt" ỏ nhiệt độ 10°c
(60%). Như vậy, chúng ta đã tìm ra được một số đo thú
vị. Số đo này thay đổi khi nhiệt độ thay đổi và nó cho ta
biết liệu không khí có thể hấp thụ ít nhiều hơi nưổc nữa
hay không; điều đó muốn nói ràng dù ít hay nhiều thì
không khí cũng khô, vì vậy ít nhiều nó cũng làm khô các
bộ sưu tập.
Bây giờ chúng ta có thể nói rằng: trong một lượng
không khí, nếu ta không thêm vào, không bỏt đi lượng hơi
nưốc của nó thì:
Khi nhiệt độ tăng, độ ẩm tương đối giảm
Khi nhiệt độ giảm, độ ẩm tương đối tăng.
Chú ý: Diều này không có nghĩa là không khí khô ỏ
những nưổc khí hậu nóng và không khí ẩm ở những nưỏc
khí hậu lạnh. Có những nưổc khí hậu nóng mà độ ẩm
tương đối của không khí thấp (ví dụ như sa mạc Sahara),
có những nưỏc khí hậu nóng mà độ ẩm tương đối rất cao
(ví dụ như các thành phố ven biển vùng nhiệt đổi). Nếu
cần phải hạ nhiệt độ ỏ hai vùng này thì nguy cơ hơi nưốc
ngưng tụ dế xảy ra hơn ỏ vùng khí hậu nhiệt đổi.

515
IV. Áp dụng độ ẩm tương đối như thê nào đối vói các
bộ sưu tập khác nhau?

Đó là câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra và vì thế


chúng ta chồ đọi câu trả lòi chính xác. Câu trả lòi duy
nhất có thể là "Bảo quản hiện vật trong điều kiện độ ẩm
tương đối mà hiện vật đã quen và trạng thái của hiện vật
ổn định". Tuy nhiên, một sổ giá trị độ ẩm tương đối được
đưa ra, nhưng điều đó không có nghĩa là bộ sưu tập sẽ bị
huỷ hoại nếu nằm ngoàỉ phạm vi độ ẩm tương đối đó.

Độ ẩm tìí 0% đến 45%: đối với các hiện vật vô cơ


Kim loại
Đá
Gốm sứ
Độ ẩm từ 42% đến 45%: đối với các hiện vật vô cơ
Thuỷ tinh
Độ ẩm từ 45% đến 55%: đối với các hiện vật vô cơ
Hoá thạch
Độ ẩm từ 45% đến 65%: đối với các hiện vật hữu cơ
GỖ
Giấy
Vải
Ngà
Da
Giấy da
Sơn
Độ ẩm 100%: hiện vật đào bớt từ các cuộc khai quật (trước
khi xử lý)
Đá
Khảm
Gốm sứ
Gỗ và gỗ ngâm nước

516
Chú ý: Các giá trị của độ ẩm tương đối không thể được
áp dụng bừa bãi. Việc áp dụng này phải tuân theo 9 quy
tác đi kèm vói bảng trên:

Quy tắc

1. Các hiện vật vô co và hữu cơ có thể ổn định và được


bảo quản tốt trong những điều kiện như chỉ dẫn ỏ trên.
(Tuy nhiên vẫn có những bộ sưu tập đồ gỗ được bảo quản
tuyệt vòi vỏi độ ẩm 80% ỏ Brazil, và cũng có nhũng bộ
sưu tập được bảo quản tốt không kém ở Đan Mạch vối
HR = 30%). Thay đổi độ ẩm tương đối có thể kéo theo
những điều đáng tiếc.
2. Khi một hiện vật hữu cơ nhạy cảm đã ổn định nhiều
năm trong một môi trường đặc biệt, dẫu cho các điều kiện
khí hậu có thế nào ta cũng cần phải duy trì các điều kiện
khí hậu đó để hạn chế tối đa những nguy cơ gây hại. Nếu
bằng mọi giá ta phải thay đổi những điều kiện khí hậu nây
(nhu chuyển tỏi bảo tàng, trưng bày tạm thòi, mỏ một lăng
mộ...) càn phải làm hết súc tù từ. Trong nhiều trưòng hộp,
khoảng thòi gian cần có để hiện vật ổn định trỏ lại phải
mất một vài năm nếu chúng ta muốn tránh những rủi ro.
3. Luôn tránh những thay đổi đột ngột về độ ẩm
tưdng đối.
4. Sự thay đổi nhiều mà chậm cỏn ít nguy hại hơn thay
đổi ít mà nhanh.

517
5. Hiện vật vô cơ càng bị xuống cấp nó càng bị ảnh
huỏng bỏi các điều kiện khí hậu khác xa với những điều
kiện trong quy tác này.
6. Những hiện vật ngậm muối nơi thực địa cần được
làm sạch ỏ độ ẩm tương đối thích hợp trước khi vận
chuyển (kim loại, gốm sứ, đá, đồ vải, khảm).
Nếu không thể làm sạch muối khỏi hiện vật được ta
phải tránh những thiệt hại gây nên bởi sự kết tinh hoặc là
trong môi trưòng không khí quá khô, hoặc là trong môi
trưòng không khí có độ ẩm 100%.
7. Nói chung, những hiện vật hữu cơ thưòng nhạy cảm
vỏi thay đổi độ ẩm hơn những hiện vật vô cơ.
8. Trong trưòng hợp hiện vật là một hợp chất, hãy cố
gắng duy trì độ ẩm tương đối thích hợp vỏi chất liệu nào
nhạy cảm nhất mà bạn biết được theo kinh nhiệm của bạn.
9. Trong giới hạn độ ẩm tưong đối dành cho một loại
hiện vật nêu ra ỏ trên, ngưòi bảo quản phải lựa chọn một
mức độ ẩm tương đối để bảo quản các bộ sưu tập và duy
trì mức độ này ổn định. Hơn nữa, nếu duy trì được những
điều kiện bên trong Bảo tàng gần giống như những điều
kiện trung bình bên ngoài hàng năm, ngưòi bảo quản sẽ
tiết kiệm được công sức.
Ví dụ: ỏ vùng khí hậu khô, đối vổi bộ sưu tập đồ gỗ
ta có thể chọn độ ẩm tương đối là 50%. Ngược lại, ỏ vùng
khí hậu ẩm, độ ẩm tương đối thích họp sẽ là 65%.
518
V. Tại sao lại đo độ ẩm tương đối?

Việc đo lưòng và ghi chép số liệu của độ ẩm tương


đối là những điều kiện cơ sở của công tác bảo quản phòng
ngừa. Thông qua việc ghi chép này mà nhân viên bảo tàng
có thể:
- Phát hiện ra những nguyên nhân gây hại,
- Quyết định việc thay thế một hiện vật trong bảo tàng,
- Quyết định việc cần thiết phải làm ẩm hay làm khô
không khí hoặc giữ nguyên độ ẩm tương đối.
- Đảm bảo hệ thống điều hoà làm việc tốt.
- Cải thiện chất lượng tù kính
- Quyết định việc một hiện vật có thể mang ra trưng
bày tạm thòi hay không.

VI. Dụng cụ đo độ ẩm tương đối

Hai loại dụng cụ có thể đo độ ẩm tương đối:

1. Dụng cụ đo có bảng chia độ (vạch kẻ chính xác)


Ẩ m kế: dùng để đo độ ẩm tương đổi
- Có thể láp đặt trong tủ kính,
- Có 1 nút điều chỉnh,
- Cần được kiểm định đều đặn (khoảng 1 tháng 1 lần)
- Cho kết quả độ ẩm tương đối
519
- Giá khoảng 20-100 USD
Ẩ m ký: dùng đé đo và ghi lại độ ẩm tương đối,
- Có thể gọi là nhiệt - ẩm ký vì nó hiển thị và ghi lại
nhiệt độ và độ ẩm tương đối.
- Cần được kiểm định đều đặn (khoảng 1 tháng 1 lần)
- Sử dụng tiện lợi
- Cùng vổi ẩm kế, ẩm ký là dụng cụ cơ bản cho công
tác bảo quản trong bảo tàng. Một bảo tàng phải có ít nhất
2 nhiệt - ẩm ký,
- Loại máy này cho ta kết quả ghi chép hàng ngày,
hàng tuần, hàng tháng, hàng quý...
- Chính nhồ những ghi chép trong một khoảng thòi
gian dài mà ta có thể chuẩn đoán được những điều kiện
bảo quản và cải tiến những điều kiện này.
- Giá khoảng 200 - 450 USD

2. Dụng cụ đo không có bảng chia độ:


Ẩ m k ế quay: dùng để đo độ ẩm tương đối
- Là dụng cụ mà ngưòi bảo quản phải mua đầu tiên
- Dùng để kiểm định ẩm kế và nhiệt ẩm ký nói ỏ trên
- Bao gồm 1 nhiệt kế khô và 1 nhiệt kế ướt (tức là 1
ẩm kế khô bọc trong một miếng gạc uỏt)

520
- Cần bảng chuyển đổi số liệu để chuyển số liệu của
hai nhiệt kế trên thành độ ẩm tương đối
- Có thể được hút vào bằng tay (quay), bằng cơ khí
(Assman) hay điện để làm nưốc ở miếng gạc bay hoi
- Giá khoảng 70 - 150 USD
Giá cả của những máy móc này hộp lý nhưng muốn
mua chúng phải lập dự toán (tối thiểu phải có: 1 ẩm kế
+ 2 ẩm ky = 470 - 1050 USD)

VIL Kiếm soát và thay đổi khí hậu

Độ ẩm tương đối cần được kiểm tra:


- Trong kho
- Và/hoặc trong phòng nhỏ của kho, nơi tập trung
những hiện vật nhạy cảm nhất
- Trong phòng trưng bày
- Và/hoặc trong một số tủ kính trưng bày những hiện
vật nhạy cảm nhất
Tuỳ theo từng thòi điểm trong năm, tình trạng của Bảo
tàng và theo các số liệu do nhiệt ẩm ký cung cấp mà chúng
ta giữ ổn định, tăng hay giảm độ ẩm tương đối. Điều này
có thể thực hiện đưọc nhò một máy điều hoà không khí,
nhưng thông thưòng, các bảo tàng không chịu đựng được
khoản chi phí này. Vì vậy, ỏ đây chúng tôi chỉ trình bày
những biện pháp đơn giản nhất và ít tốn kém nhất mà thôi.

521
VII.l. Để giữ độ ẩm tương đối ồn định, bạn có thể:
- Tránh mở cửa sổ và cửa ra vào của bảo tàng
- Để hiện vật trong tủ kính thật kín
- Đặt thêm vào trong tủ kính một dung dịch muối bão hoà
- Thêm chất đệm như gỗ, vải, giấy, gen silic (có rất
nhiều loại gen silic), kakengel

VII.2. Để tăng độ ẩm tương đối, bạn có thể:


- Giữ nhiệt độ thấp nhất có thể được
- Sử dụng nưỏc
- Dùng nưỏc và cây xanh phòng trưng bày
- Thêm chất đệm như gỗ, giấy, vải, gen silic (có rất
nhiều loại gen silic), kakengel
- Làm nưỏc bay hơi bằng cách đun điện
- Phun nưỏc bàng cách dùng tuốc bin quay ỏ tốc độ
cao. Nói chung không nên dùng cách này vì nó tạo ra
những hạt nưổc chứa muối.
- Làm nưỏc bay hơi bằng cách quạt gió qua một dụng
cụ chứa đầy nưỏc.

VĨL3I Để giảm độ ẩm tương đối, bạn có thể:


- Giữ nhiệt độ cao nhất có thể được.
- Dùng muối hút ẩm
- Thêm chất đệm như gỗ, giấy, vải, gen silic (có rất
nhiều loại gen silic), kakengel
- ỏ các vùng khí hậu lạnh nên sử dụng máy hút ẩm
bằng cách hấp thụ hơi nưỏc (ví dụ: máy Munters, giá
khoang 1.000 USD).
- Ỏ các vùng khí hậu nóng nên sử dụng máy hút ẩm
ngưng tụ hơi nưỏc (ví dụ: máy Drymatic, giá khoảng
400 USD)

VIII. Nhiệt độ

Tù trưỏc tỏi nay chúng ta ít nói về nhiệt độ. Trên thực


tế, các ý kiến về chủ đề này thưòng lẫn lộn nhau, v í dụ:
một hiệt vật trong bảo tàng bị nứt khi nhiệt độ tăng, chúng
ta có xu hưổng cho ràng nguyên nhân là do thay đổi nhiệt
độ. Điều đó là một sai lầm: nguyên nhân ở đây chính là
sự giảm độ ẩm tương đối khi nhiệt độ tăng. Hiện vật bàng
gỗ cũng có thể ỏ trạng thái tốt khi nhiệt độ tăng nếu nguòi
bảo quản giữ được độ ẩm tương đối ổn định (bằng cách
thêm hơi nưỏc).
Tuy nhiên, nhiệt độ cũng có thể là nguyên nhân trực
tiếp gây hại trong một số trưòng hộp sau:
1. Khi nhiệt độ tăng làm thay đđi trạng thái đặc của
một số hiện vật (ví dụ: sáp)

523
2. Khi nhiệt độ tăng thúc đẩy những phản ứng hoá học
dẫn đến sự phá huỷ (ví dụ: sự phân huỷ của Phim nitrat
chụp trưổc năm 1945 dẫn đến tự bốc cháy)
3. Gây thiệt hại đối vổi những hiện vật đưộc làm bỏi
hai chất liệu có hệ số co giãn khác nhau (lóp sơn trên
đồng hoặc lỏp men trên kim loại). Trong trường hợp này,
nếu bị làm nóng hoặc lạnh nhanh, hai chất liệu có thể tách
khỏi nhau.
Vậy, trong một bảo tàng, chúng ta càng tránh được
nhiệt độ cao, tránh được nhiệt độ thay đổi đột ngột càng
tốt. Nếu được lựa chọn giữa 30°c và 25°c, bạn hãy chọn 25°c.
Nếu được chọn giữa 20°c và 15°c, bạn hãy chọn 15°c.

IX. Kết luận

Con ngưòi hầu hết rất nhạy cảm vỏi nhiệt độ và thay
đổi nhiệt độ nhưng rất ít nhạy cấm vỏi độ ẩm.
Ngược lại, phàn lỏn các hiện vật rất nhạy cảm vói độ
ẩm và thay đổi độ ẩm mà rất ít nhạy cảm vđi nhiệt độ.
Nhiệm vụ chính của những nhân viên bảo tàng (người
bảo quản, kiến trúc sư, ngưòi phục chế...) là giữ độ ẩm

* Ngưòi ta vẫn tiếp tục nghiên cứu để thiết lập những điều kiện lý
tưỏng để bảo quản phim. Có một sổ gợi ý nhu sau:
- Phim nitrat, nhiệt độ: t = 4 ° c ± 2 °c, HR = 50% ± 10%
- Phim acétate đen tráng, phim nhựa, vidéo: t <12°c, HR = 60%
- Màu t = -5°c, HR = 30%

524
tương đối ỏ giá trị đã chọn. Nếu có thể được, cố gắng
duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng 20°c hoặc thấp
hơn nữa.

BẠN CÀN Ý THỨC ĐƯỘC NHỮNG


VẮN DÈ CỦA CÕNG TÁC BẢO
QUẤN, MỘT NGÀY NÀO ĐÓ BẠN
SẼ NHẬN RA RẰNG CÁC BỘ sư u
TẬP CỦA BÃO TÀNG NHẠY CẨM
VÓI NHỮNG THAY Dổi VỀ DỘ Ẩm

525
PHỤ■ LỤC

Phân loại chất liệu

Tất cả các chất liệu đều có thể được sắp xếp theo
nguồn gốc: khoáng sản, động vật, thực vật.
Bảng phân loại này rất quan trọng đối vổi công tác
bảo quản, bỏi vì phản ứng của các chất vỏi môi trường,
tức là cách thức chúng bị huỷ hoại phụ thuộc vào
nguồn gốc của chúng.
Còn bạn,
Trong bảng danh sách của mình, trưỏc mỗi một chất
liệu bạn hãy ghi chép xem chất liệu đó có nguồn gốc
khoáng sản, động vật hay thực vật. (So sánh vỏi những
ngưòi khác)
Bảng phân loại này đôi khi cũng không hoàn toàn
chính xác:
Hãy lấy ví dụ về ngà voi:
Ngà voi là chất liệu thuộc nguồn gốc động vật. Tuy
nhiên, trong thành phần của mình, ngà voi có các thành
526
tố có tính chất tương tự như các chất liệu thuộc nguồn gốc
khoáng sản.
Những chất liệu có nguồn gốc động vật và thực vật có
một số đặc điểm chung. Những đặc điểm chung này phân
biệt vối nhau khi chúng kết hộp vổi các chất liệu có nguồn
gốc khoáng sản.
Vậy thì cách phân loại tốt nhất là dựa vào hoá học,
phân biệt hai loại khác nhau là các thành phần hữu cơ và
các thành phàn vô cơ.

Phân loại các thành phần hữu cơ:


Tất cả các chất liệu thuộc nhóm này đều có những đặc
điểm sau:
- Thành phần hoá học của chúng dựa trên dãy cac bon
- Bốc cháy ở nhiệt độ cao
- Nhạy cảm vổi ánh sáng
- Chúng bị các vi sinh vật tấn công (chúng là nguồn
thức ăn của các vi sinh vật ấy)
- Chúng hấp thụ độ ẩm khồng khí.
Thuộc nhóm này gồm:
- Các chất liệu nguồn gốc động vật, - Các chất liệu
nguồn gốc thực vật,
- Các chất liệu có thành phần hoá học tương tự thành
phần hoá học của hai loại nói trên.

527
Phân loại các thành phần vô cơ
Tất cả các chất liệu thuộc nhóm này đều có những đặc
điểm sau:
- Không có dãy các bon trong thành phần hoá học
của chúng
- Chúng không cháy ỏ nhiệt độ cao
- Không nhạy cảm vổi ánh sáng
- Không bị vi sinh vật tấn công
- Không hấp thụ độ ẩm không khí
Thuộc nhóm này gồm hầu hết các chất liệu có nguồn
gốc khoáng sản.
Từ sự định hình đó chúng ta có thể nói thêm rằng
nhũng chất liệu hũu cơ nhìn chung nóng hơn, mềm dẻo
hơn, ít cứng hơn những chất liệu vô co. Nhũng chất liệu
vô cơ cứng hơn và giòn hơn.
Dưỏi đây chúng tôi đưa ra một bảng phân loại các chất
liệu thông dụng nhất và một vài hiện vật được chế tác.
Những đặc điểm cần chú ý trong bảng phân loại
1. Trong bảng phân loại này chúng tôi cố gắng đua ra
những chất liệu đại diện cho cả họ chất liệu.
Chúng tôi nhấn mạnh một thực tế là trong bảng phân
loại này, mức độ phân loại cấp một là đầy đủ. Không nhất

528
thiết phải phân loại giữa thạch cao và đá granit hay đồng
vỏi hạc. Các bạn chỉ thấy trong bảng này những thuật ngữ
"đá" và "kim loại".
2. Để làm đơn giản hoá bảng phân loại này, một số
loại chất liệu được gộp vào:
+ Dá hoá thạch và mẫu khoáng vật
Thực vậy, các chất liệu này thuòng tập trung trong một
bộ sưu tập và phản ứng của chúng với môi trường có những
điểm tương đồng.
+ Các bộ phận của cơ thể động vật (a) và (b)
Thuật ngữ "phần của động vật" không được coi là một
loại chất liệu.
Thuật ngữ này được chọn để phân biệt những chất liệu
có thành phần hỗn hộp (như ngà voi) và để làm đdn giản
hoá phàn liệt kê.

Người dịch: NGUYỄN THỊ THU HƯỚNG

:u COTNí' 529
BẢNG PHÂN LOẠI CÁC CHẤT LIỆU

Loại Nguồn Loại chất liệu Các hiện vật


gốc

Gỗ Trang thiết bị

Mây tre đan Giỏ, chiếu

Giấy (sợi) Tư liệu

Hữu Vải Quẩn áo, thảm

cơ Sáp, hổ Điêu khắc, dấu

1 bộ phận của Sách, mặt nạ


cơ thể động
vật (a) (đa, giạ/
da, lỗng...)

1 bộ phận của Đổ dùng, trang trí


cơ thể động
vật (b) (xưsig,
ngà, sùhg...)

Chất liệu nhân Hiện vặt đước


tạo chế tác

Đá Tượng đài điêu


khắc

Vô Đá hoá thạch Hiện vật của bộ


cơ và mẫu khoáng SUU tập
vật

Kim loại Vũ khí, trang sút

Đổ gốm sứ Đổ gốm

Thuỷ tinh Đổ thưỷ tinh

530
Phán V
GIÁO DỤC TUYÊN TRUYỀN
VÀ MARKETING

531
BÁO TÀNG DÂN TỘC
• HỌC
B V Ệ■T NAM
v ỏ l CÔNG CHÚNG

NGUYẾN TRƯNG DỨNG

Trong lịch sử tồn tại và phát triển của ngành Bảo tàng
học thế giỏi hon một thế kỷ qua, hai chức năng cơ bản
của Bảo tàng ngày càng được thừa nhận và khẳng định:
1. Tư liệu hoá khoa học các sự kiện, các hiện tưọng tự
nhiên và xã hội
2. Tuyên truyền và giáo dục.
Ỏ bài viết này, chỉ đề cập đến chức năng thứ hai:
Tuyên truyền và giáo dục. Trước hết đây là hoạt động
xuyên suốt của bảo tàng, từ bưổc khởi đầu của cả quá
trình chuẩn bị xây dựng, nghiên cứu, tập hợp tư liệu hiện
vật, và sẽ trở thành mũi nhọn quan trọng, nhất là khi bảo
tàng bước vào thòi kỳ mỏ cửa hoạt động. Sự quan trọng
nàm ngay vị trí thưòng trực của nó là luôn tiếp xúc vổi
công chúng, coi công chúng là đối tác trực tiếp, thường
xuyên và lâu dài. Tạo ra nhũng nhu cầu tốt nhất đáp ứng
533
và làm thoả mãn ngưòi xem, nhâm hỗ trộ cho hoạt động
tuyên truyền - giáo dục trỏ nên rộng rãi và hiệu quả. Có
thể nói bảo tàng là sản phẩm xã hội, là một trong những
thiết chế văn hoá đặc biệt, luôn luôn gán liền vổi cồng
chúng và tồn tại nhò công chúng. Nhiều bảo tàng nổi tiếng
trên thế giỏi, hằng năm số lượng nguòi xem đạt đến mức
lý tuỏng, từ vài chục vạn đến hàng triệu lượt ngưòi, như
Bảo tàng Le Louvre, Bảo tàng Ermitage... Đấy là những
minh chứng sinh động về sự thùa nhận vai trò và vị trí xã
hội của bảo tàng gán liền vỏi công chúng. Du khách đến
Paris ngưòi ta khổng chỉ đến thăm Khải hoàn món, nhà
thò Đức Bà, tháp Effelle, cung điện Vécxây, họ không
quên và không thể bỏ qua Bảo tàng Le Louvre - vì đó là
văn minh của thế giói từ quá khứ đến hiện tại.
Bất cứ một bảo tàng nào, tù Bảo tàng tổng hộp, Bảo
tàng chuyên đề hay Bảo tàng Danh nhân. Và cho dù là
Bảo tàng thuộc loại hình Lịch sử, Tự nhiên hay Xã hội,
thì nhiệm vụ của hoạt động tuyên truyền - giáo dục, cũng
có nhiều nét tương đồng.
- Giỏi thiệu những kết quả điều tra, nghiên cứu, sưu
tầm, bảo quản và trưng bày của bảo tàng.
- Thực hiện chức nâng tuyên truyền - giáo dục trực
tiếp hay gián tiếp, thông qua tính cập nhật của hệ thống
thông tin đại chúng từ đon giản đến phức tạp, qua hoạt
động bền bỉ của quảng cáo, tiếp thị... vỏi nhiều hình thức
sáng tạo, nhiều chương trình và cấp độ khác nhau; qua

534
việc tổ chức có hiệu quả các dịch vụ dễ dàng và thoải mái
vỏi ngưòi xem.
- Và mục đích cuối cùng của tuyên truyền - giáo dục
là tạo ra được một thị trường công chúng rộng lổn, nâng
cao ảnh hưởng và vị thế của bảo tàng trong đòi sống xã
hội, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tình cảm dân tộc,
ý thức bảo vệ di sản văn hoá cộng đồng và giối thiệu rộng
rãi chúng với thế giỏi.
Trở lại ngành Bảo tàng Việt Nam. Theo Báo cáo của
Vụ (nay là Cục Bảo tồn - Bảo tàng. Bộ văn hoá - Thông
tin) tính đến 1993, cả nưỏc ta có tỏi 13 Bảo tàng Trung
Udng, 58 Bảo tàng tỉnh, thành phố, 24 Bảo tàng quân khu,
quân binh chủng, quân đoàn thuộc lực lượng vũ trang (con
số này đến nay - năm 1998 đã trở thành lạc hậu). Chỉ
trong vòng 50 năm dưới chế độ mói, nhìn về số lượng, tốc
độ xây dựng các bảo tàng như thế là rất nhanh. Nhưng
điều đáng bàn là trong hoạt động của các bảo tàng ở Việt
Nam có một hiện tượng mà lâu nay làm nhức nhối đối vỏi
ngành Bảo tàng nưỏc ta, và gần đây một vài tò báo lổn
có uy tín đã lên tiếng " Dó là tình trạng vắng khách tham
quan ỏ các bảo tàng". Hiện tượng này là có thật, luôn là
thách thức lâu dài và đầy khó khăn đối vỏi giỏi Bảo tàng
học Việt Nam. Có những Bảo tàng quốc gia thật bề thế,
mà con số ngưòi xem hàng năm, chưa đến 1 vạn ngưòi, ỏ
các bảo tàng địa phương chác còn kém hơn nhiều. Thu
nhập của các Bảo tàng không phải chủ yếu là số tiền bán

535
vé, hay từ các hoạt động khoa học. Đòi sống cán bộ công
nhân viên ỏ nhiều Bảo tàng trung uơng có phần được cải
thiện không phải dựa trên các hoạt động nghề nghiệp mà
phàn lổn dựa vào tiền lãi dịch vụ như cho thuê địa điểm
tổ chức đám cưỏi, hội nghị, nhà hàng, cho thuê đỗ xe.
Giải thích về hiện tượng váng khách triền miên, mang
tính phổ biến trong ngành Bảo tàng nưổc ta thế nào? Đâu
là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan.
Trước khi bàn vấn đề này, xin được nêu vài thí dụ thông
qua phỏng vấn ngắn, trực tiếp về thái độ và quan niệm
của công chúng vỏi bảo tàng X. Năm 1994, tác giả bài viết
này có tham gia lỏp Bảo tàng học do các chuyên gia của
Bảo tàng Nhiệt đói hoàng gia Hà Lan giảng dạy, trong
một lần đi làm phiếu điều tra vỏi những ngưòi khách bất
kỳ, họ đều là những ngưòi có hộ khẩu ỏ Hà Nội.
* Ngưòi thứ nhất:
- Chị đã đến xem bảo tàng lằn nào chưa?
- Chưa! Chúng tôi suốt ngày mải lo kiếm sống, để có
ăn và tiền nuôi bọn trẻ đi học, thòi gian đâu mà đến xem
bảo tàng.
* Ngưòi thứ hai:
- Anh có biết bảo tàng X ỏ đâu không? A nh có thích
đến xem bảo tàng không?
- Không, tôi thích xem vô tuyến hơn.
536
* Nguòi thứ ba:
- Là sinh viên,' nhất lại là sinh viên khoa sử trường
DHTH Hà Nội, chắc cháu thường xuyên đến xem bảo tàng?
- Đến 2 lần, lúc còn là học sinh phổ thông, nhà tnlòng
có tô chúc cho chúng cháu đi xem; sau nhiều năm, nhân
làm khoá luận, cháu có đến xem lần thứ liai, và đó cũng
là lần cuối cùng, vì chẳng có gì mới, buôn tẻ, bụi bậm...
Còn đây, là ý kiến của các quan chức và học giả ngành
Bảo tàng học nưỏc ta. PTS Đặng Văn Bài, Cục trưởng Bảo
tồn Bảo tàng viết:
"Xu hưỏng chung hiện nay là sự hấp dẫn của các bảo
tàng với công chúng ngày càng giảm sút, mà nguyên nhân
cơ bản là sự trùng lặp, nhàm chán giữa các bảo tàng về
các mặt: Nội dung chù đề trưng bày, hình thúc và thủ pháp
trang trí mỹ thuật cho phần trưng bầy và cả ỏ sự nhắc lại
hiện vật phục chế cùng một lúc ỏ nhiều bảo tàng (nhan
nhản các trống đồng bằng thạch cao, bộ quàn áo Ka ki,
đôi dép lốp Bác Hồ - NTD). Có thể nói, nội dung và hình
thức trưng bày ỏ đại bộ phận các Bảo tàng Việt Nam đã
trỏ nên quá lạc hậu so vổi trình độ phát triển Bảo tàng
học thế giỏi, các Bảo tàng đổi mỏi chậm so với những thay
đổi về trình độ dân trí, cũng nhu nhu cầu cảm thụ văn
hoá nghệ thuật ngày càng nâng cao và đa dạng cùa rộng
rãi công chúng Việt Nam... Thiếu hiện vật gốc, ngưòi ta
lấp các khoảng trống bằng tài liệu khoa học phụ và các
tác phẩm nghệ thuật có tính minh hoạ sự kiện, dẫn tối sự

537
nhận thức sai lệch của công chúng về một sự kiện nào đó.
Sự nghèo nàn thiếu hụt hiện vật gốc là một đặc điểm khá
phổ biến ỏ Bảo tàng nưổc ta"1.
PTS Trương Quốc Bính - Phó Cục trưỏng Cục Bảo tồn
Bảo tàng viết: ..."Nhìn vào bức tranh tổng thể của mạng
lưỏi Bảo tàng Việt Nam vẫn thấy phô bầy những yếu kém
cố hữu của các phần trung bầy. Đó là sự trùng lặp về nội
dung; là sự lấn át của hệ thống các tài liệu khoa học phụ,
vổi quá nhiều bản trích, ảnh chụp; là sự lạm phát của các
hiện vật làm lại; là tỷ lệ quá nhỏ các hiện vật góc và các
hiện vật trưng bầy có thể khối. Những tồn tại trên còn
được tăng thêm do sự tù túng bỏi quá nhiều ngăn vách
không gian trưng bầy của những ngôi nhà cũ chua kịp cải
tạo, do điều kiện chiếu sáng và bảo quản còn quá sơ sài,
lạc hậu... Trong nhiều năm gần đây, nhiều Bảo tàng đã
trỏ nên trống vắng, hiệu quả xã hội vì thế mà suy giảm
đến mức báo động"2.
PGS.PTS Phạm Mai Hùng, Viện trưởng Viện Bảo tàng
Cách Mạng viết:
"Lý thuyết (Bảo tàng học) nhập ngoại, lại khó khăn
trong việc tiếp cận vói các nguồn thông tin mỏi về nghề
nghiệp. Cho nên cái ta cho là hay, thì thế giỏi hồm qua
và trưỏc đó không ai sử dụng, thế là vừa thiếu lý luận vừa

1. PTS Dặng Văn Bài - Sưu tập hiện vật Bảo tàng. NXB Văn hoá -
Thông tin. Hà Nội 1994. tr.63.
2. PTS Trương Quóc Bình: Sđd, tr.81.

538
lạc hậu vói xu thế phát triển chung của thế giỏi. Cách
trưng bày của các Bảo tàng quốc gia quá cổ điển, khi trình
độ dân trí ngày càng cao, khiến cho sự chú ý của ngưòi
xem kém hứng thú... Đây chính là nguyên nhân dẫn đến
sự giản đơn hoá làm cho các bảo tàng trỏ nên sơ cứng,
chiếm vị trí thứ yếu trong mạng lưới các thiết chế văn hoá
và kém hiệu quả xã hội" .
Còn nhà Bảo tàng học, PGS.PTS Phan Khanh viết:
"Ngày nay các Bảo tàng trên thế giỏi đã vượt qua khỏi
thòi kỳ dùng hiện vật gốc để minh hoạ cho lịch sử. Khách
tham quan đến Bảo tàng là để qua các sưu tập hiện vật
gốc, để cảm nhận lịch sử, lối sống, nếp sống, cách suy nghĩ
của một đồn tộc, hay một vùng của trái đất theo cách tiếp
cận riêng độc đáo của từng ngưòi"2.
Qua nhũng ý kiến trên, rõ ràng thấy đưộc tình trạng,
bất cập của hệ thống bảo tàng nưỏc ta nói chung. Và sự
trống vắng khách thăm quan cũng là hệ quả tất yếu của
nhiều lý do đã nêu (tất nhiên chưa hết). Có thể đó là lý
do khó khăn về đòi sống của một bộ phận công chúng, sự
bùng nổ của các phương tiện thông tin sau thòi mỏ cửa:
Ti vi, đĩa laze, karaoke, internet, và hàng loạt các dịch vụ
văn hoá khác... Song, điều quan trọng hon lại nằm trong

1. PGS.PTS Phạm Mai Hùng: Đổi mỏi các hoạt động Bảo tàng. NXB
Hà Nội 1988, tr.22.
2. PGS.PTS Phan Khanh: Sưu tập hiện vật Bảo tàng. NXB Văn hoá -
Thồng tin; Hà Nội 1994, tr.47.

539
những hạn chế mang tính chủ quan của ngành Bảo tàng
học nưỏc ta, rất lạc hậu so vỏi thế giỏi, không theo kịp
khi trình độ dân trí của công chúng ngày càng cao, mà
những tồn tại luôn được nhấn mạnh qua những ý kiến đã
nêu: Đó là sự trùng lặp của nội dung, thiếu hiện vật có
giá trị nhưng lại được "bù đắp" và thay thế tràn lan bằng
những tài liệu khoa học phụ đến dễ dãi. Lý thuyết thì giáo
điều, sơ cứng của Bảo tàng học Xô viết từ những năm 50.
Và ngày nay, dù đã bưổc vào thòi kỳ mở cửa, đổi mỏi,
nhưng Bảo tàng vẫn mang nặng cơ chế bao cấp, tư duy
bao cấp trong quản lý,... Thậm chí trả lòi về tình trạng
trống vắng ỏ các Bảo tàng Việt Nam hiện nay có ngưồi
lại nói "Dân ta không có thói quen đến vỏi Bảo tàng", họ
coi đây như là một lý do cơ bản, một nguyên nhân nội tại
và như là một sự hạn chế bẩm sinh của cả dân tộc. Vậy
thử hỏi, ngành Bảo tàng nưỏc ta đã làm gì để dần thay
đổi thói quen ấy, nếu có thật ấy? Hàng ngàn tỷ đồng dành
cho các bảo tàng suốt vài chục năm qua không phải chỉ
biến nơi đây sỏm trở thành những ngôi đền không "hương
khói", noi tri ân buồn bã của những ngưòi đã chọn nhầm
chỗ đứng, chọn nhầm nghề nghiệp. Thử quan sát, trong
đòi sóng văn hoá hiện nay ta dễ thấy một nghịch lý: Các
công trình văn hoá do nhà nưỏc xây dựng và quản lý
thưòng ít ngưòi đến chỉ sau phút ồn ào ban đàu (trong đó
có bảo tàng). Nhưng hàng năm có hàng triệu lượt ngưòi
vẫn đến vổi các lễ hội như lễ hội ĐỀN HỪNG, lễ hội ĐỨC

540
THANH TRÀN hoặc các trung tâm Phật giáo và du lịch lỏn
nhu chùa Hương, Yên Tử... Họ đi một cách tụ nguyện, hồ
hỏi, bền bỉ và thành kính, trong đó có rất nhiều thanh
thiếu niên, phải đâu họ là Phật tử và trong tâm thúc của
họ hẳn là cái quá khứ, cái cội nguồn còn chưa đậm sâu
lắm. Qua đó thấy ràng văn hoá tâm linh, văn hoá dân tộc
vẫn là cái sống mãi trưòng tồn, còn con đưòng đưa công
chúng đến vỏi bảo tàng và chủ động đưa văn hoá bảo tàng
đến với công chúng nói riêng, còn gay go và lúng túng.
Hiện trạng phổ biến váng khách ỏ nhiều bảo tàng hiện
nay là điều rất đáng suy nghĩ đói vói những ngưòi quản
lý, hoạch định chính sách, giải pháp ỏ tàm vĩ mô, còn cụ
thể với mổi bảo tàng Đó cũng là sự thách đố, thử nghiệm
trong co chế đổi mói của đất nước và đổi mỏi hoạt động
của Bảo tàng nưổc ta.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia là Bảo tàng thuộc
loại hình nghiên cứu cơ bàn về Dân tộc học, ra đòi rất
muộn (tháng 11/1997) trong bối cảnh thuận lợi, khi mà
vấn đề dân tộc (cả tôn giáo) và văn hoá dân tộc chưa bao
giò đưộc quan tâm và đê cao như hiện nay. Di sàn văn
hoá truyền thống tốt đẹp vẫn là nội ỉực củng cố sự thống
nhất quốc gia, thống nhất dân tộc, đóng vai trò không nhỏ
trong tiến trình xây dựng đất nưỏc Việt Nam công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Khi mà văn hoá trỏ thành cầu nối trong
mối quan hệ bang giao giữa các nưổc theo nguyên tắc bình

541
đẳng - tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Khi mà khuynh
hưỏng du lịch lành mạnh, du lịch văn hoá, sinh thái ngày
nay trỏ nên hấp dẫn, đa dạng hơn. Quan hệ quốc tế rộng
mỏ, lượng thông tin phong phú, cập nhật... Bảo tàng Dân
tộc Việt Nam, lại được xây dựng ngay tại thủ đô Hà Nội,
hiện tại và lâu dài là một lợi thế, nơi ỏ và làm việc của
các đoàn ngoại giao, vỏi mạng lưỏi các học viện, các trưòng
đại học, các cơ quan thông tin hàng đàu của đất nưổc.
Cũng nơi đây, ngưòi dân có mức thu nhập cao (GDP đầu
ngưòi 512 USD hiện nay, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh
720 USD, và sẽ hơn 1000 USD vào ít năm tỏi). Hà Nội
cũng sẽ không bó mình chật hẹp như vốn có, sự phát triển
của các đô thị vệ tinh Nội Bài, Văn Điển, Sóc Son, Diễn,
Đông Anh, Sài Đồng, Gia Lâm rồi thị xã Hà Đông, Sơn
Tây sẽ đưa dân số Hà Nội từ 1.078.000 nguòi, năm 1993
lên tói 4,5 triệu ngưòi vào những năm 2020. Riêng nội
thành là 2,5 triệu nguòi. Quả thật ỏ đây tiềm ẩn một thị
trưòng ngưòi xem rộng lốn, không chỉ ở Hà Nội, các vùng
phụ cận mà còn các địa phương trên cả nưỏc tập trung
vào những ngày lễ lổn của dân tộc.
Những thuận lợi do thiên thòi, địa lợi trên, trỏ thành
những ưu điểm cho sự tồn tại, phát triển và cũng tạo ra
nét hấp dẫn riêng biệt của Bảo tàng Dân tộc Việt Nam.
Vấn đề còn lại ỏ đây, vỏi một bảo tàng sinh sau, đẻ muộn,
làm thế nào vừa nhận thức được đầy đù các thế mạnh của
mình (kể cả thế mạnh về con ngưồi), về sự thách đố trong

542
hoạt động Bảo tàng ỏ nuỏc ta nhiều năm qua, để tự tìm
ra cho mình một vị trí, một cách tiếp cận, thể hiện sức
sổng của một bảo tàng quốc gia mổi, vỏi tư cách Bảo tàng
đàu ngành về Dân tộc học, mà những thành quả đạt được
ban đầu, xét từ khía cạnh chủ quan, cho phép có quyền
hy vọng.
1. về nội dung và giải pháp trưng bày
- Trước hết Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam-đã làm
được một điều mà lâu nay giới Dân tộc học và Văn hoá
Việt Nam mơ ưỏc là giỏi thiệu toàn cảnh bức tranh văn
hoá của các tộc ngưòi ở Việt Nam, từ văn hoá vật thể đến
văn hoá phi tập thể; khẳng định Việt Nam là quốc gia đa
dân tộc, đa văn hoá, có nền văn hoá lâu đòi, giàu bản sác,
vừa cố tính thống nhất lại vừa có tính đa dạng vổi những
đặc trưng mang tính khu vực, tính tộc ngưòi, và sác thái
địa phương rõ rệt. Không chỉ dừng lại ỏ sụ phản ánh khách
quan, sức thuyết phục của nội dung trung bày còn được
thể hiện xuyên suốt và thống nhất trên quan điểm: Tôn
trọng và bình đẳng về dân tộc, về văn hoá, đề cao nét
riêng biệt và sự sáng tạo của tất cả các dân tộc trên lánh
thổ Việt Nam, không có sự phân biệt giũa dân tộc lỏn và
dân tộc nhỏ, giữa dân tộc phát triển hay các dân tộc còn
chậm phát triển, giữa dân tộc mỏi di cư đến trong vài thế
kỷ nay và các dân tộc vốn là chủ nhân đàu tiên của quốc
gia này.

543
Chỉ riêng nội dung thôi, Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam đâ đón nhận được sự quan tâm của đông đảo công
chúng trong nưổc và quốc tế. Bưóc đầu cái đọng lại, cái
đáng nhỏ, thậm chí nhỏ suốt đòi những tư liệu, hiện vật
mà không có bảo tàng nào ỏ Hà Nội có được trong ấn
tượng ngưòi xem. Nội dung trưng bày trên, càng trỏ nên
có ý nghĩa thực tiển hơn khi Nghị quyết Trung ương 5
Khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam, vừa cồng bố ""Xây dựng nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
- Thứ hai, Bảo íàng Dân tộc học Việt Nam đã khác
phục được tình trạng phổ biến ở nhiều Bảo tàng quốc gia
hiện nay là sử dụng quá nhiều các tài liệu khoa học phụ.
Ồ đây, hiện vật gốc và những hiện vật gốc có thể khối là
thành phần chủ yếu, là ngôn ngũ chính trong trưng bày,
chứng minh rõ cái ranh giỏi cơ bản để phân biệt trưng bày
Bảo tàng, ngôn ngũ Bảo tàng vối mọi hình thức trưng bày
khác. Ấnh, bản đồ, các bài text, khu tái tạo đưọc sử dụng
vổi tỷ lệ vừa phải, chừng mực. Và sự sinh động cồn nằm
trong các băng video mộc mạc, tự nhiên, rất đậm đà chất
Dân tộc học, làm ngưòi xem nhu cùng chia sẻ, cùng hoà
mình, cùng sống trong không khí sinh hoạt của các tộc
ngưòi, mà không hề có một lòi giải thích mang tính chủ
quan nào.
- Thứ ba, điều này, không phải Bảo tàng nào cũng
khác phục được. Không gian trưng bày ỏ Bảo tàng Dân
544
tộc học Việt Nam mang tính liên hoàn, nhưng lại rất thông
thoáng, dù trưng bày sâu về một dân tộc (ngưòi Việt),
trung bày theo các nhóm ngôn ngữ, hay khu vực lịch sử -
văn hoá. Không có sự tù túng của các ngăn vách chật chội
và cổ điển. Hiện vật được trưng bày trong hệ thống các
tủ tưòng, một phần íủ đúng... trông đơn giản mà hiện đại,
dung dị mà ấn tượng. Bố cục thành mảng, thành khối chứ
không lát nhắt, không đứt gãy, bỏi các thiết bị có quá
nhiều chủng loại, kích cõ và màu sắc khác nhau. Rất chú
ý đến không gian thoải mái, thoáng đãng cho ngưòi xem.
- Thứ tu, hệ thống chiếu sáng, thông gió bằng những
thiết bị kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ. Ánh sáng tập trung
vào những điểm nhấn gội cảm của hiện vật. Những góc
thông gió kín đáo đến bất ngò. Ỏ đây, ánh sáng cũng trỏ
íhành ngôn ngữ bổ trộ cho sự nhận thúc và thẩm mỹ chứ
không đon giản chỉ là chiếu sáng tràn lan, làm nhức mát,
mệt mỏi cho nguòi xem.
Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng trong một làn đến
thăm Bảo tàng có nhận xét: "Đây là Bảo tàng hiện đại và
chững chạc vào bậc nhất Việt Nam", và không ít khách
nưỏc ngoài coi M Đây là Bảo tàng tốt nhất trong khu vực
Đông Nam Ấ". Thành tựu ban đầu này, rất đáng được trân
trọng và khích lệ. Còn việc xây dựng và trưng bày các sưu
tập hiện vật, các chuyên đề sẻ dần dần được thực hiện
trong nay mai. Việc Bảo tàng tồ chức trưng bày chuyên
đề về Nghệ thuật dân gian của các dân tộc thuộc nhóm
35 CCTNC 545
ngôn ngữ Tày - Thái, Nam Đảo nhân Hội nghị cấp cao
các nưỏc ASEAN vào cuối năm 1998 cũng chỉ là bưỏc khỏi
đầu nhưng đã thu được một số kết quả. Bổ sung và hoàn
thiện cái hiện có, thay đổi nội dung trưng bày, làm cho nó
luôn mổi, không cũ kỹ, không nhàm chán luôn là một yếu
tố quan trọng thu hút ngưòi xem.
2. về kiến trúc và quy hoạch
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được xây dựng mỏi
hoàn toàn, v ỏ i thiết kế hình trống đồng - một biểu tượng
văn hiến Việt Nam, hình tượng trống đồng không còn là
hình ảnh rực rõ của quá khứ, mà đã buóc vào cuộc sống
đương đại. Về quy hoạch, vổi Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam nhà trưng bầy chỉ là một bộ phận trong ý tưỏng của
một mô hình tổng thể, hoàn chỉnh, đang trỏ thành hiện
thực: Nhà trưng bầy + khu trưng bầy ngoài tròi + khu
trưng bầy các nền văn hoá, văn minh Đông Nam Á và
châu Á, cho phép ngưòi xem đến vỏi Bảo tàng, không chỉ
dừng tại đây có một hai giò như hiện nay. Họ sẽ ỏ đây
lâu hơn, nhận thức của họ sẽ đầy đủ, hoàn thiện và nhiều
chiều hơn, trong một môi trưòng cây xanh mát mẻ, thông
thoáng và kèm theo là một hệ thống dịch vụ có chọn lọc.
Kiến trúc và quy hoạch này cũng đã là một ưu điểm khồng
nhỏ để hấp dẫn ngưòi xem và không dễ thấy ỏ các bảo
tàng khác. Vị trí hiện nay trong tầm nhìn cũ kỹ có vẻ bất
lợi vì xa trung tâm thành phố. Song vói một thủ đô hiện
đại trong tương lai - mà sự phát triển đang là hiện thực,

546
thì khoảng cách vài cây số, có lẽ sẽ chẳng có ý nghĩa gì.
Và trong xã hội ngày nay, đặc biệt trong các đô thị hiện
đại, đông đúc, ồn ào và chật chội, xu hưỏng nghỉ ngơi
xa trung tâm rất phổ biến ỏ nhiều thành phố lỏn trên
thế giói.
3. Để đáp ứng nhu cầu của ngưòi xem, từ các nhà
nghiên cứu cho đến đông đảo tầng lỏp bĩnh dân thì một
trong những yêu cầu không thể thiếu vỏi Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam, cần nhanh chóng xây dựng một hệ
thống dịch vụ đa dạng, từ dịch vụ khoa học, dịch vụ vui
chơi giải trí, đến các dịch vụ tối thiểu, trực tiếp có liên
qua đến nhu cầu ngưòi xem hằng ngày như đi lại, ăn uống,
nghỉ ngơi, mua sắm các đồ lưu niệm, chụp ảnh...
Về yêu cầu này, từ nhận thức đến cơ sỏ hạ tầng, Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện
được. Khách tham quan xem trưng bầy, nghiên cứu hiện
vật quý hiếm và các sưu tập tại kho mỏ, tìm đọc hoặc tra
cứu ảnh tại kho ảnh và trung tâm thông tin tư liệu về Dân
tộc học, Bảo tàng học và nhiều lĩnh vực khác, v ỏ i hội
trưòng gồm 300 chỗ ngồi dành cho các dịch vụ chiếu phim,
tổ chức hội thảo khoa học, cũng có một sân khấu nhò
dành làm nơi biểu diễn giói thiệu của các nghệ nhân làng
nghề, các nghệ sĩ dân gian. Một sân vưòn rộng cho phép
tổ chức các lễ hội, các trò choi dân gian của các dân tộc.
Một ngôi nhà lỏn bán các đồ lưu niệm, mà sản phẩm tù
các dân tộc sáng tạo ra. Một nhà ăn cho hàng trăm ngưòi
547
vừa hoàn thành, giỏi thiệu di sản ẩm thực của nhiều dân
tộc... Cũng như Nghệ thuật thứ bảy (điện ảnh), Bảo tàng
phải biết sử dụng mọi loại hình văn hoá và kỹ thuật, nghệ
thuật, kết hộp giữa truyền thống và hiện đại để thu hút
quần chúng, thu hút ngưòi xem. Khồng những thế, đây
phải trò thành một trung tâm khoa học, văn hoá và du
lịch ở phía Tây Hà Nội. Kết hộp vổi nhà trường, các câu
lạc bộ mỏ các lổp dạy vẽ, đan lát, cắt may theo mẫu các
hiện vật bảo tàng. Kết hợp vổi các công ty du lịch mở các
lốp huấn luyện đào tạo các huống dẫn viên du lịch văn
hoá - nhân văn. Kết hộp vổi các địa phưong, ngoài tổ chức
các lễ hội, cồn có những trung bày riêng về các dân tộc,
hay một dân tộc ỏ địa phương. Kết hứp vỏi các sứ quán
tổ chức trưng bày giói thiệu về các dân tộc trên thế giỏi.
Kết hợp vối các Bảo tàng Dân íộc học các nưóc tổ chúc
các trưng bầy chuyên đề... Nhưng trưổc hết, đây phải là
địa điểm sinh hoạt văn hoá tinh thần của các tàng lổp cư
dân sỏ tại, trò thành sân chơi của chính họ.
"Bảo tàng ngày nay có cả tính thiêng liêng của đền đài,
có cái yên tĩnh trầm mặc của vẻ đẹp cô quạnh. Có cái băn
khoăn của rạp hát, có cái rực rỡ cùa hội chợ. Có cái hồ
hỏi, thú vị, hết mình của câu lạc bộ, có tính cấp thiết của
triển lãm, lại có tính hàn lâm trang trọng của truòng đại
học. Để đáp ứng được tinh thần thòi đại ngày nay, Bảo
tàng cần có tất cả các đặc điểm ấy" (Jiticar Alam Khan -
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên NEWS DELLI).

548
4. Chú trọng đầu tu cho các hoạt động tuyên truyền
quảng cáo, tiếp thị. Theo Tiến sỹ Pathaya (Thái Lan), để
thu hút quần chúng có những bảo tàng phải dùng tói 2/3
ngân sách hằng năm cho 'quảng cáo, tiếp thị. Có thể coi
đây là khâu ỹếu nhất của các bảo tàng Việt Nam, từ trưỏc
đến nay. Ngưòi ta bàn nhiều tiêu chuẩn và yêu cầu đối vỏi
nhũng ngưòi huóng dẫn trong bảo tàng, điều này đúng
nhưng chưa đủ, nhưng còn làm thế nào để quần chúng
đến với bảo tàng, tự nguyện đến vổi bảo tàng, thông tin
về bảo tàng đến vỏi công chúng luôn rộng rãi và cập nhật
lại rất ít được nói đến. Quảng cáo, tiếp thụ chính là ứng
dụng nhũng thành tựu mỏi nhất để chủ động đưa bảo tàng
đến vỏi công chúng, để công chúng vỏi tư cách là những
sáng tạo ra lịch sử, là chủ nhân của các nền văn hoá kiểm
nghiệm, đánh giá và góp ý về nội dung trưng bầy, cung
cấp những tư liệu hiện vật độc đáo và tiêu biểu, gội mỏ
những vấn đề sưu tầm, nghiên cứu. Quảng cáo, tiếp thị
cũng là cầu nối để mỏ rộng quan hệ hộp íác giũa bảo tàng
vổi các cơ quan khoa học văn hoá ỏ trong nưổc và nưổc
ngoài, giũa địa phương và trung ương... Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam sử dụng nhiều kênh khác nhau, từ các cơ
quan thông tin đại chúng như báo chí, truyền thông, truyền
hình, trên Iternet. Trực tiếp đến các công ty du lịch, nhà
hàng, khách sạn, trường học, các trung íâm văn hoá: Cung
Văn hoá Hữu nghị, Văn Miếu, khu vực Bò Hồ, các Bảo
tàng, phủ Tây Hồ, chùa Một Cột... Chủ động xây dựng

549
chương trình, tìm hiểu kiến thức thu được qua xem bảo
tàng dành cho trẻ em, lập các phiếu điều tra, phiếu thăm
dò dành cho ngưòi lón trong và ngoài nước bằng 3 thú
tiếng Việt, Anh, Pháp. Xuất bản và in ấn những loại sách,
tò gấp, các tập bưu ảnh... nhằm thông tin nhanh đến ngưòi
xem. Và trong tương lai sẽ xây dựng những phòng trung
bày chuyên đề lưu động giỏi thiệu cho đối tượng học sinh
ỏ nhiều địa phương trong nưổc... Đã có trên 100 bài báo
và tạp chí viết về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Mổi
qua 9 tháng mỏ cửa - nhò tuyên truyền quảng cáo, đã có
trên 35 ngàn lượt ngưồi xem tại Bảo tàng, trong đó 1/3 là
khách nưỏc ngoài, và rất nhiều đồng bào các dân tộc trong
cả nuổc. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng là địa chỉ
thưòng xuyên, quen thuộc của khách mòi của các cơ quan
Dảng, Nhà nưỏc, Quốc hội - là nơi có rất nhiều nguyên
thủ quốc gia tói thăm, để lại nhiều nhận xét khích lệ và
xúc động.
Điều sau cùng, muốn làm tốt 2 chức năng xã hội của
bảo tàng, trong đó có chúc năng tuyên truyền - giáo dục
mà lợi thế bưỏc đầu ỏ Bảo tàng Dân tộc Việt Nam, không
chỉ ỏ nội dung, ỏ kiến trúc và quy hoạch, ỏ hệ thống dịch
vụ đa dạng và sự nhậy cảm trong kinh doanh, tiếp thị,
cũng như ý thức tự khẳng định mình, tự vượt qua trong
bối cảnh hoạt động đầy khó khăn, trống váng ỏ nhiều bảo
tàng hiện nay, mà điều quan trọng và quyết định nhất là

550
ỏ vai trò, khả năng quản lý và tổ chức của ngưòi lãnh đạo
cao nhát Bảo tàng.
Nhà Bảo tàng học Pháp Luc Benoist đã phác hoạ chân
dung của ngưòi giám đốc Bảo tàng trong xã hội hiện đại.
... "Ngàv nay, giám đốc Bảo tàng là người giỏi nhiều
ngoại ngữ mà học vị bao trùm dược nhiều ngành khoa học,
kiêm nhiệm dược nhiều mặt của khoa học hiện đại, một
chuyên gia về lịch sủ các nền văn hoá, một chuyên gia biết
phân biệi giá trị thật giả của hiện vật, một nhà quản lý biết
quản lý ngân sách, một nhà kỹ thuật biết áp dụng những
phát minh mới cho bảo quản, một nghệ sĩ biết trưng bầy
những hiện vật trong một khung cảnh hài hoà, dộc đáo, gợi
cảm, là thầy giáo có khả năng giảng dạy cho khách tham
quan nhỏ tuổi, một nhà ngoại giao biết xây dựng những mối
quan hệ tốt làm giàu cho Bảo tàng"...
Sự khát khe này cũng là sự đòi hỏi, khách quan yêu
cầu phải đổi mới trong hệ thống Bảo tàng ỏ Việt Nam
(Trước hết ỏ các Bảo tàng quốc gia).

551
ĐỔI MỐI CÁCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH ■

THĂM QUAN BẨO TÀNG NHƯ THÊ NÀO


CHO CÓ HIỆU QUÁ HƠN?

PGS.PTS NGUYỄN VÃN HUY

Đặc điểm của Hà Nội là nơi có nhiều bảo tàng nhất


trong cả nước và nơi tập trung hầu hết các bảo tàng lổn
của đất nưỏc như các Bảo tàng Lịch sử, Cách mạng, Quân
đội, Mỹ thuật, Hồ Chí Minh, Dân tộc học Việt Nam... Đây
quả là thế mạnh của Hà Nội mà ít tỉnh và thành phố nào
trong nưóc sánh kịp. Nhưng chúng ta phải khai thác thế
mạnh đó như thế nào? Đó là câu hỏi lâu nay rất băn khoăn
trong giổi Bảo tàng bỏi vì chính ngưòi Hà Nội đến xem
các bảo tàng của mình còn quá ít.
Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có chỉ thị
27/CT-UB ngày 26/10/1998 về việc tổ chức cho học sinh
thăm quan, học tập tại các bảo tàng và các di tích trên
địa bàn thành phố. Đây là một sáng kiến rất hay, rất kịp
thòi khi toàn quốc đang quán triệt và thực hiện nghị quyết

552
Hội nghị Trung ương V về xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tồ chức cho học
sinh thăm quan, học tập tại bảo tàng như thế nào cho có
hiệu quả là một vấn đề rất lỏn. Làm thế nào để học sinh
thực sự thích thú mà'không phải là bắt buộc trong những
cuộc tham quan này, làm thế nào đổ đừng biến cuộc thăm
bảo tàng thành hình thức, không phải chỉ là sự có mặt đon
thuần của học sinh, của nhà truồng theo chỉ thị mà thực
sụ là những buổi học nhẹ nhàng, vui tươi của học sinh để
từ đó xây dựng một thói quen, một nhu cầu thăm bảo tàng
cho những chủ nhân tưong lai của Hà Nội. Chúng tôi xin
trao đổi một vài suy nghĩ và cách làm của Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam trong các tiếp cận vỏi Nhà trường, vói
học sinh.
Trưổc hết chúng tôi nghĩ phải thực sự thay đổi nhận
.thức về phong cách xem bảo tàng của học sinh và về cách
tổ chức cho học sinh thăm bảo tàng.
Về phía nhà trường mỗi cuộc thăm quan của học sinh
càn có sụ chuẩn bị chu đáo trưỏc khi xem, trong khi xem
và cả sau khi xem. Đó là sự chuẩn bị trưổc ở nhà trưòng,
quá trình thăm ỏ bảo tàng, và khi kết thúc, tổng kết cuộc
thăm quan ỏ nhà trưòng hoặc ỏ bảo tàng.
Để chuẩn bị chu đáo cho mỗi cuộc tham quan, học
tập tại bảo tàng các thày cô giáo, anh chị Tổng phụ trách
giữ vai trò rất quan trọng. Mỗi lổp, mỗi khối học sinh có

553
những nhu cầu riêng về kiến thức mà cần được bổ sung
thêm cho chương trình hoặc đua lại những kiến thức mỏi.
Nhà trường cần chủ động trao đồi vỏi bảo tàng về nhũng
nhu cầu của học sinh mình để có sự chuẩn bị kỹ càng cho
sự đáp ứng nhũng nhu càu đó. Mặt khác thầy cô giáo, anh
chị Tổng phụ trách cũng cần xem trưổc các phòng trung
bày, nắm vững, hiểu các hoạt động của bảo tàng để có
những gội ý cho học sinh cần xem gì và hoạt động ra sao
ở mỗi chuyến thăm quan. Làm sao khuyến khích được sự
thích thú, tò mò của học sinh trong mỗi lần xem bảo tàng.
Làm sao để học sinh tự cảm thấy mình cần gì, mình đã
hiểu gì và còn thiếu hiểu biết về Bảo tàng này, về lĩnh vực
kiến thức này như thế nào. Chẳng hạn ở Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam là kiến thúc về lịch sử, văn hoá, đòi
sống của cả 54 dân tộc ỏ nưỏc ta. Bằng những gội ý để
học sinh tự tìm hiểu trưỏc thông qua các cuộc trao đổi vỏi
nhau, hỏi bố mẹ, bạn bè, đọc sách mà có được những hiểu
biết ban đàu hoặc tự cảm thấy kiến thức của mình còn
hẫng hụt. Cũng có thể mòi các hưổng dẫn viên của bảo
tàng đến trưòng giỏi thiệu trưỏc về bảo tàng và những nội
dung, những hoạt động cần chú ý khi thăm quan. Diều
quan trọng là làm cho học sinh tự cảm thấy có nhu cầu
thôi thúc muốn đến xem bảo tàng. Đó là tiền đề đầu tiên
cho thành cồng của cuộc thăm bảo tàng.
Hiện nay hầu hết các trưòng đều theo cách tổ chức
tập trung cho học sinh thăm quan theo khối hoặc trưòng.
Thông thưòng, nhà truòng chỉ xếp lịch cho học sinh nhất

554
loạt nghỉ 1 buổi hoặt 1 ngày. Mỗi chuyến thăm quan
thường phải thuê 3, 4 xe buýt, chở từ 300, 400 cho đến
900 học sinh mỗi làn. Học sinh chỉ có thể dừng lại xem
bảo tàng khoảng 60 phút đến 90 phút, trong đó thực xem
chưa đầy 30 phút. Cách tổ chức xem bảo tàng như thế phổ
biến ỏ khắp các trường và đối vổi hầu hết các loại hình
bảo tàng. Thực ra cách tổ chức tham quan rất đa dạng,
phụ thuộc vào đối tưộng tham quan, không phải nhất nhất
như nhau. Có những cách riêng để thăm các di tích lịch
sử, đình, chùa, hay các danh làm thắng cảnh...
Bảo tàng càng cần có cách thăm riêng vì là một thiết
chế văn hoá đặc biệt, trưổc hết là ỏ chỗ bảo tàng tập trung
được những tri thức tổng hợp, vừa có bề rộng lại vừa có
chiều sâu. Việc tham quan bất cứ loại hình bảo tàng nào
cũng càn có thòi gian để nguòi xem, nhất là học sinh, có
thể tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, đồng thòi giáo viên và
ngưòi huỏng dẫn có thể chú ý tỏi từng em. Thế nhưng,
nhà trưòng có nhiều khó khăn trong việc bố trí cho học
sinh thăm quan vì còn phụ thuộc vào chương trình học
tập, giò dạy của giáo viên, và việc tổ chức cho học sinh đi
thăm bảo tàng vừa quá đông lại vừa trong một thòi gian
ngắn như th ế sẽ rất ít hiệu quả. Các bảo tàng thưòng có
diện tích không lỏn, lối đi chật hẹp, ngưòi xem phải đi
theo chu trình nhất định, xem kỹ từng pa nô, ngám từng
hiện vật trong tủ kính, đọc các lòi giải thích, xem và nghe
băng ghi hình. Cách xem bảo tàng thích hợp nhất là tổ

555
chức riêng theo từng lóp hoặc 2, 3 lớp. Học sinh đến bảo
tàng không quá nhộn nhạo, ồn ào, chật chội, trong điều
kiện thoải mái, thư giãn nên có thể tự mình xem kỹ và có
thể dễ dàng đối thoại vổi hưổng dẫn viên của bảo tàng.
Nên dành thời gian thích hợp cho học sinh dừng lại ỏ
một bảo tàng, ỏ các tỉnh xa việc tổ chức đi lại khó khăn
hơn, nên một buổi, một ngày có thể tổ chức xem vài nơi,
vài bảo tàng hay di tích. Nhưng các trưòng học ỏ Hà Nội
có điều kiện rất thuận lợi là các bảo tàng ỏ gần, trong bán
kính tối đa 10 km đối vỏi các quận nội thành. Điều đó dễ
dàng tổ chức tham quan theo lỏp, theo nhóm nhỏ, học
sinh có điều kiện xem tù từ, kỹ lưỡng mà không phải bị o
ép, bắt buộc về thòi gian, xem quá nhanh như kiểu cưỡi
ngựa xem hoa. MỖỊ bảo'tàng có thể xem trung bình khoảng
tù 2 giò đến 2 giò rưõi, tuỳ theo việc chuẩn bị nội dung ỏ
từng nơi.
Bảo tàng ỉà nơi cung cấp cho học sinh Tắt nhiều thông
tin dưới các dạng thức khác nhau. Vổi sự phát triển của
khoa học kỹ thuật các dạng thông tin được ứng dụng trong
bảo tàng ngày càng đa dạng. Cho nên vào bảo tàng ngưòi
ta có thể íiếp thu các thông tin một cách tổng hợp: xem
- nhìn, đọc, nghe, sò mó để cảm thụ trực tiếp các hiện
vật. Bảo tàng không chỉ có hiện vật. Để làm sống hiện vật,
để hiểu hiện vật trong bối cảnh, cuộc sống của nó, trưng
bày trong Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cồn rất chú ý
đến hệ thống ảnh, băng hình, các bài viết giói thiệu cuộc
556
sống của hiện vật, bản đồ. Sự cảm thụ trực tiếp hiện vật
- írong bảo tàng có những khu vực, những hiện vật dành
riêng mà ngưòi xem được quyền sò mó, đánh đàn hay gỗ
chiêng, cồng sẽ làm cho học sinh thích thú hơn, để lại dấu
ấn sâu sác hơn trong mỗi chuyến đi thăm bảo tàng. Tổ
chức thăm quan như th ế nào nhầm tạo điều kiện cho học
sinh cố gắng tranh thủ được hết các cách tiếp cận này ỏ
Bảo tàng.
Xu hướng hiện đại là khắc phục các cách xem thụ động.
Người xem , học sinh phải là chủ thể hành động trong bảo
tàng. Học sinh đến bảo tàng không phải chỉ nghe hưỏng
dẫn, thuyết minh mà cần đưọc tăng cưòng đối thoại, hỏi
đáp trực tiếp vổi nhân viên bảo tàng như vậy mỏi thật sự
đáp ứng được nhu cầu của ngưòi xem. Dể tăng cưòng kiến
thức và tĩnh chủ động cho học sinh, Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam đã soạn thảo riêng cho học sinh các loại phiếu
nâng cao kiến thức. Đó là các phiếu hỏi đáp vỏi các câu
hỏi nhiều ít khác nhau phù hợp vói tùng trình độ học sinh.
Mỗi loại phiếu có các chủ đề riêng thích hợp cho mỗi lần
thăm quan, vói quan niệm bảo tàng không bao giò cũ,
không thê chỉ một lần thăm bảo tàng là đù, chúng tôi chuẩn
bị các phiếu nâng cao kiến thức cho những học sinh được
đến xem bảo tàng vòng I, vòng 2, vòng 3; mỗi phiếu khai
thác một vấn đề, một khía cạnh, phiếu sau sâu hơn phiếu
trưỏc. Học sinh xem Bảo tàng, đi tìm các thông tin trên
các panô, trong các tủ kính, trên các bản đồ, trong các

557
phim video để có lỏi giải đáp đúng, và điền vào các phiếu
này cho anh chị phụ trách hay các thày cô giáo đánh giá.
Các phiếu này cũng có thể dùng cho học sinh đi thăm bảo
tàng cùng với ông bà hay bố mẹ, anh chị góp phần tụ kiểm
tra kiến thức của con cái mình. Học sinh sẽ thích thú trước
mổi phát hiện nhỏ của mình, mỗi khám phá tự hiện vật,
từ bài viết, từ các chuyện kể của hưỏng dẫn viên. .. trong
các phòng trưng bày.
Nhiều hoạt động rất bổ ích đối vói học sinh, nhất là
học sinh nhỏ tuổi, tại bảo tàng, chỉ có thể tổ chức được
vổi các nhóm thăm quan nhỏ. Chẳng hạn vỏi các học sinh
phổ thông cơ sỏ, thông qua các hoạt động về mỹ thuật
như tô mầu, vẽ những hiện vật của bảo tàng, về âm nhạc
học cách đánh các loại đàn dân tộc, lại là những cách tiếp
cận nhẹ nhàng nhưng thật sâu sắc về văn hoá dân tộc
phù hộp vỏi mỗi loại trình độ. Trong trưòng họp này
bảo tàng có vai trò như một câu lạc bộ, một cung văn
hoá chuyên đề dành cho hoạt động có tính giáo dục đối
vói học sinh. Những hoạt động này cần được tổ chức theo
kế hoạch, theo lịch phổi lợp chặt chẽ giữa nhà nưóc và
bảo tàng.
Để khuyến khích học sinh thích thú hiểu biết về các
di sản và giá trị văn hoá dân tộc, nhà truòng có thể phối
hộp vỏi bảo tàng và các cơ quan hữu quan tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu về bảo tàng, về kiến thức liên quan đến
văn hoá dân tộc qua các trưng bày ỏ bảo tàng và cuộc

558
sống đòi thưòng của các dân tộc. Các cuộc thi này có giải
thưởng, bàng khen hay giấy chứng nhận trúng giải cuộc thi
nhàm khích lệ học sinh hăng hái tham gia.
Nhà trường cũng như bảo tàng không nên coi việc đi
thăm bảo tàng kết thúc ngay sau khi học sinh lên xe, những
bánh xe ô tô buýt chỏ học sinh rời khỏi cổng bảo tàng. Cuộc
thăm bảo tàng còn càn được quan niệm là chưa kết thúc,
mà vẫn tiếp diễn tại trường. Các thầy cô giáo có thể tổng
kết cuộc thi tim bảo tàng, địa lý, lịch sử và văn hoá các
dân tộc ỏ nưỏc ta và trao giải thường, giấy khen cho những
học sinh xuất sác. Nhà trưòng có thể cho học sinh những
đề văn tưòng thuật, miêu tả, kể chuyện cho ông bà, viết
thư cho bạn, bình luận về bảo tàng, về các hiện tượng vãn
hoá dân tộc được trưng bày tại bảo tàng, về tình cảm đối
vối các dân tộc ỏ nưỏc ta. Đây cũng có thể là nội dung
hoạt động lý thú mà Đoàn Thanh niên hay Đội Thiếu niên
phát động các cuộc thi tìm hiểu vỏi những tổng kết có giải
thưỏng. Cũng có thể tổ chức những cuộc thi Hưổng dẫn
viên nhỏ tuổi tại bảo tàng Dân tộc Việt Nam. Ỏ bảo tàng
còn có hệ thống các bài viết chuẩn bàng tiếng Anh, tiếng
Pháp mà các lóp chuyên ngũ có thể sử dụng cho học sinh
nghiên cứu, học tập và mỏ các cuộc thi tìm hiểu văn hoá
Việt Nam qua các bài văn bàng tiếng Anh, Pháp ỏ đây...
Từ Bảo tàng Dân tộc Việt Nam, tù những kiến thức dân
tộc học Nhà trưòng có thể mỏ rộng những chuyến thăm
quan xa hdn cho học sinh về các làng quê hay các bản

559
làng của các dân tộc thiểu số như ở Mai Châu (Hoà
Bình)... nhằm củng cố kiến thức cũng như tình cảm về các
truyền thống văn hoá dân tộc, về đại gia đình các dân tộc
ỏ Việt Nam.
Nhà trường cũng có thể tồ chức thi và thưỏng cho các
thày giáo, cô giáo, các anh chị phụ trách có những giáo
án hay cho từng cuộc tham quan, tổ chức và hưỏng dẫn
tốt các chuyến thăm quan bảo tàng.
Việc tổ chức tốt cho học sinh tham quan bảo tàng
không phải chỉ phụ thuộc vào nhà trưòng, học sinh, thày
cô giáo mà còn phụ thuộc vào sự quan tâm của bảo tàng
đối vỏi thế hệ trẻ thông qua các hoạt động đa dạng của
bảo tàng, nội dung, chất lượng chuẩn bị phục vụ học sinh
của bảo tàng. Làm sao cho nội dung giới thiệu ỏ bảo tàng
thật sự làm cho học sinh lý thú. Những ngưòi làm công tác
tuyên truyền, giáo dục trong bảo tàng phải thực sự làm
cho học sinh lý thú. Những nguòi làm công tác tuyên
truyền, giáo dục trong bảo tàng phải thực sự hiểu biết nhu
càu của học sinh, chương trình học của các lóp, các cấp
nhầm cung cấp cho họ những kiến thức cần thiết và bổ
trộ cho chương trình giáo dục chung. Cán bộ bảo tàng
phải có quan hệ chặt chẽ vỏi nhà trưòng, với giáo viên,
Tổng phụ trách để phối hộp các vấn đề về kiến thức, cách
tổ chức cho học sinh tham quan và mỏ các cuộc thi tìm
hiểu về bảo tàng, giúp nhà truòng các hoạt động bổ trố
trong lĩnh vực của mình. Bảo tàng cần phải chủ động đa
560
dạrm hoá các hoạt động của mình như soạn thảo các loại
phiếu nâng cao kiến thức, tăng cuòng đổi thoại vổi học
sinh, làm sao cho học sinh đến bảo tàng nhẹ nhàng, thoải
mái, xem/choi mà học. Hưỏng dẫn viên bảo tàng phải luôn
luôn trau dồi kiến thức, thực sự am hiểu văn hoá dân tộc,
có đù khả nãng giải đáp các vấn đề ngưòi xem đặt ra;
đồng thòi cũng hiểu biết về tâm lý các nhóm đối tượng
khác nhau, nhất là học sinh, để hiệu quả truyền đạt được
cao hơn. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của việc
giáo dục thế hệ trẻ về văn hoá các dân tộc của nưỏc ta và
trên thế giới, Bảo tàng Dân tộc học của chúng tôi coi học
sinh mọi lứa tuồi là đối tượng trọng tâm trong chính sách
phát triển quan hệ giữa bảo tàng và quần chúng.
Việc thực sự đổi mỏi cách tổ chức tham quan bảo tàng
cho học sinh để có thể đưa lại những hiệu quả cao nhất,
tránh chủ nghĩa hình thức chỉ chú ý đến số lần tham quan
mà ít chú ý đến chất lượng tham quan, là một vấn đề hết
súc quan trọng trong việc thục hiện chỉ thị của UBND
Thành phố. Để làm tốt việc này vai trò chỉ đạo của sỏ
Giáo dục, và các Phòng Giáo dục là rất lỏn. Ngành giáo
dục cần coi bảo tàng thục sự như một thành tố không thể
thiếu trong hoạt động của hệ thống giáo dục. sỏ và các
phòng Giáo dục cần hưỏng dẫn các trường đổi mỏi cách
tổ chức tham quan bảo tàng, tạo điều kiện cho các
trưòng linh hoạt bố trí hoạt động tham quan, ngoại
khoá, tổ chức tham quan theo nhóm nhỏ và trải đều thòi

36 OCTNC 561
gian trong niên học, không nên tập trung chi vào một hoặc
hai thòi điểm. Cần tạo ra mối quan hệ thưòng xuyên, chặt
chẽ giữa Sỏ Giáo dục, các phòng Giáo dục, các trưòng vói
bảo tàng để xây dựng những chương trình, kế hoạch thiết
thực nhất, hiệu quả nhất phục vụ các cuộc tham quan của
học sinh.

562
BÁO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VÀ VẤN ĐỀ TIẾP THỊ

Đố MINH CAO

Mục tiêu cơ bản hiện nay của Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam là giỏi thiệu nền văn hoá thống nhất, đa dạng,
giàu bản sác của 54 dân tộc ỏ Việt Nam cho khách tham
quan trong và ngoài nưỏc. Vì vậy việc thu hút nhiều khách
tham quan là một trong nhũng nhiệm vụ quan trọng của
bảo tàng. Hoạt động này chính là tiếp thị - một vấn đề
hoàn toàn mỏi đối vỏi công tác bảo tàng nói chung và lần
đầu tiên được đề ra và thực hiện tại BTDTHVN. Tìm hiểu
và thực hiện vấn đề này là việc làm khó và tiến hành từng
bước. Đây là nhiệm vụ chung của Bảo tàng, trưổc hết là
của phòng Giáo dục - Tuyên truyền.

I. Quan niệm:
Tiếp thị là một thuật ngữ hiện đại, xuất hiện trong
điều kiện bùng nổ thị trưòng và thông tin. Nội dung co
bản của nó là khoa học chinh phục đối tượng để đạt được

563
mục đích của chủ thể. Khoa học này, về thục chất, đã tồn
tại rất lâu, từ trưỏc đây. Có thể nói, nó đã song song tồn
tại cùng vỏi lịch sử loài ngưòi. Các kim tự tháp và chữ
tượng hình Ai Cập cổ là biểu thị uy quyền của các Pharaon
Ai Cập, các cuộc truyền giáo của các giáo sỹ Kitồ giáo,
Hồi giáo v.v. chính là những "tiếp thị" tiêu biểu cho tư
tưỏng tôn giáo của họ V .V .. Như vậy, tiếp thị chính là sự
vận động của sự vật, là chìa khoá của mọi sự phát triển.
Nó đã và đang tồn tại và cần cho bất kỳ công việc gì. Bảo
tàng Dân tộc học không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề
đặt ra là công tác tiếp thị được chú ý ở chừng mực nào và
việc thực hiện nó ra sao.
Cho đến nay đã có nhiều sách, nhiều quan điểm về
tiếp thị, nhưng chua có một lý luận riêng về tiếp thị bảo
tàng. Tiếp thị bảo tàng, vì vậy, sẽ xuất phát từ lý luận tiếp thị
nói chung mà định nghĩa của nó đã được thùa nhận: (tiếp thị)
là các hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu thị truòng để xác lập
các biện pháp thoả mãn tối đa các nhu cầu đó, qua đó mang
lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Ấp dụng cho bảo tàng,
có thể hiểu tiếp thị bảo tàng là các hoạt động nhầm nắm bắt
nhu cầu cùa khách tham quan, đé xác lập các biện pháp thoả
mãn tối đa các nhu cầu đó, qua đó thực hiện một cách tốt
nhất mục đích cơ bản của bảo tàng.
Từ định nghĩa trên có hai vấn đề lón nổi lên:
a) Việc phân tích và dự báo khối khách tham quan
trên cơ sỏ phân tích nhu cầu của khách, tình trạng chung

564
của công tác du lịch, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá
của từng nhóm khách trong cũng như ngoài nưốc.
b) Làm thích ứng chính sách của bảo tàng và điều kiện
của khối khách tham quan và ở một chừng mực nào đó
tác động đến nhu cầu của họ thông qua các chính sách ưu
tiên, ưu đãi và giao tiếp.
Rõ ràng, thành công cùa chương trình tiếp thị bảo tàng
là đảm bảo một sự tiếp cận tốt nhất giữa nội dung chuyên
môn của bảo tàng và khối khách tham quan.
Một lưu ý thực tiển đồng thòi cũng mang tính lý luận
là, khối khách tham quan luôn thay đồi và không ổn định,
chính vì vậy đã tạo ra lực đối đầu với tiếp thị. Xuất phát
từ điểm này, các hoạt động tiếp thị cần quản lý các yếu
tố bất định này và chuẩn bị thay đổi tiếp thị để có biện
pháp tiếp cận tốt hon. Điều đó có nghĩa là tiếp thị cũng
phải là một quá trình năng động và linh hoạt.
Quá trình chiến luộc tiếp thị bảo tàng có thể được diễn
ra theo các bưỏc sau:
- Thuyết minh: là khâu giỏi thiệu trực tiếp vói khách
tham quan về các thông tin (hiển thị và đặc biệt là thông
tin ngầm) về các hiện vật trưng bày tại bảo tàng và là một
trong những khâu quan trọng của tiếp thị;
- Quảng cáo truyền thông;
- Phát triển các dịch vụ văn hoá hỗ trợ cho cồng tác bảo
tàng như quầy, cửa hàng lưu niệm, nơi giải trí, nơi ăn, uống v.v...

565
- Thực hiện cá biệt hoá khách tham quan, xá hội hoá
khách tham quan V. V ...

II. Bảo tàng và tiếp thị:

Nội dung của tiếp thị bảo tàng, như đã đề cập ỏ trên,
là rộng lốn. Ỏ đây chỉ xem xét một phần nhỏ là thục hiện
cá biệt hoá khách tham quan và xá hội hoá khách tham
quan, một trong những khâu chủ chốt nhất của tiếp thị
bảo tàng.
Vấn đề khách tham quan có ý nghĩa rất cd bản trong
công tác bảo tàng. Đồng thòi đây cũng là bộ phận quan
trọng nhất của hoạt động tiếp thị bảo tàng. Mục tiêu cần
đạt được là phải xây dụng đưộc mối quan hệ gàn gũi giữa
bảo tàng và khối khách tham quan.
Khối khách tham quan gồm có hai bộ phận quan
trọng: Một là các khách trong nưỏc. Khách trong nuổc
chiếm phần rất lỏn, là những ngưòi nông dân, công nhân,
cán bộ công nhân viên nhà nưốc, là sinh viên, học sinh
thuộc các trưồng đại học, trường phổ thông, là các chiến
sỹ quân đội v.v... Tất cả họ ít nhiều đều có nhu cầu văn
hoá, nhu cầu tìm hiểu lịch sử đất nưỏc, phong tục tập quán
của chính dân tộc mình và của các dân tộc anh em trong
cộng đồng Việt Nam. Hai là khách tham quan là những
ngưòi nưỏc ngoài, đó là những khách du lịch đến Việt Nam
thông qua các công ty dịch vụ du lịch Việt Nam và nuổc
ngoài ỏ Việt Nam và các con đưòng khác; khách của các

566
tổ chức chính phủ, phi chính phủ, của các viện nghiên cứu
khoa học, các trường đại học, các cơ sở kinh tế v.v... Các
khách này thường liên quan trực tiếp đến các nhà hàng,
khách sạn trong nưổc và đều có nhu cầu tìm hiểu, tham
quan các phong tục, tập quán mang bản sắc văn hoá dân
tộc Việt Nam.
Nắm bắt được khối khách tham quan là một việc khó
của tiếp thị bảo tàng, bởi lẽ đây là nhân tố bên ngoài động
và bất ổn. Để làm tốt công việc này tiếp thị bảo tàng cần
làm rõ được các đặc điểm của khách tham quan, nhu: hành
vi tham quan, động cơ tham quan, thói quen tham quan,
môi trưòng, quy mô cần và khả năng hiện thực để thực
hiện việc tham quan.
Cần nêu lên ỏ đây một ví dụ rất lý thú có liên quan
đến vấn đề này để tham khảo. Đó là nghiên cứu của
Beta Research Inc xác định bốn đoạn trên thị trưòng
khách du lịch Mỹ ỏ vùng biển Caribe tuỳ theo số lần đi
du lịch trưổc đây:
- Thăm lần đàu: các khách muốn đi thăm tất cả và rất
tích cực, thăm cả ngày lẫn đêm. Đa số khách là ngưòi trẻ tuổi;
- Thăm lần thứ hai: các khách du lịch chỉ tập trung
vào các hoạt động ưa thích và ngày nghỉ của họ dài hơn;
- Thăm lần thứ ba: có các hoạt động liên tục và ít có
hoạt động ban đêm, chi tiêu chỗ ở và ăn thưồng cao hon.
Đó là nhũng ngưòi lổn tuổi và có thu nhập cao;

567
- Khách trung thành vổi tuyến: tuổi và thu nhập của
họ cao hơn các đoàn khác.
Như vậy động cơ và nhu cầu của khách rất khác nhau.
Nhiệm vụ của tiếp thị bảo tàng là phải nắm bát các nhu
cầu của khách và tuỳ thuộc vào từng nhu cầu để có được
những đối sách linh hoạt, biến các nhu cầu của khách tham
quan phù hộp vói mục tiêu đề ra của bảo tàng. Đối vổi các
khách tham quan bảo tàng, nổi bật lên những nhu cầu sau:
- Nhu cầu âm: những khách hiện thòi không thích bảo
tàng. Nhiệm vụ của tiếp thị bảo tàng đối vổi nhu cầu này
là phân tích tại sao họ không thích bảo tàng và hiện có
thay đổi được niềm tin của họ không. Trọng tâm của tiếp
thị bảo tàng là tập trung vào truyền thống, quảng cáo.
- Nhu cầu bằng không: khách không chú ý, hò hững
đối vổi bảo tàng. Trọng tâm của tiếp thị bảo tàng là tìm
cách nối kết lợi ích của bảo tàng vổi sự thích thú tự nhiên
của khách;
- Nhu cầu khống: khách không biết đi đâu tham quan.
Nhiệm vụ của tiếp thị bảo tàng là đo lưòng mức độ của
nhu cầu tiềm tàng này và phát triển các dịch vụ của họ
đến xem;
- Nhu cầu thoái: khách giảm sút so vỏi trưóc. Trong
trưòng hộp này tiếp thị bảo tàng phải tìm ra được nguyên
nhân, biện pháp khuyến khích khách trỏ lại tham quan và
tăng cưòng quảng cáo;

568
- Nhu cầu th ấ t thường: nhu cầu tham quan biến đổi
theo mùa do những nguyên nhân khác. Nhiệm vụ của tiếp
thị bảo tàng là làm thay đổi tập tính của nhu cầu, thông
qua quảng cáo và khuyến khích họ đến thăm cả năm;
- Nhu càu quá múc: tuỳ thuộc vào đặc điểm của nhu
càu, chính sách của tiếp thị bảo tàng cần điều chỉnh cho
thích hộp;
Xem xét những nhu cầu trên, ta thấy hai nhu cầu đầu
tiên là nhu cầu âm và nhu cầu bảo tàng không thường gán
với bộ phận khách tham quan trong nước. Điều này có thế
dễ hiểu bởi trình độ và nhu càu văn hoá của toàn dân
chưa cao, do mức sóng chung của họ còn thấp. Những nhu
càu còn lại thuộc về cả bộ phận khách nưỏc ngoài và trong
nước, đặc biệt là những ngưòi ở thành phố, nơi mức sống
trung bình so vổi cả nuỏc có cao hơn và nhu càu về văn
hoá, vì vậy, cũng cao hơn so vổi các nơi khác. Những nhu
càu thuộc bộ phận khách này to lỏn và tiềm tàng. Bảo
tàng, nhất là những bảo tàng mỏi mỏ cửa đón khách tham
quan như BTDTHVN, cần quan tâm đặc biệt đến những
nhu cầu đó. Tiếp thị bảo tàng cần phải có những cách tiếp
cận cụ thể đối với từng bộ phận khách để đáp ứng tói đa
nhu cầu của họ.
Đối vổi khách nuỏc ngoài, việc thông tin về bảo tàng
đến đuộc với họ là cần thiết trưỏc tiên. Có được thông tin
họ mỏi thục hiện được nhu cầu tham quan, tìm hiểu.
Nhiệm vụ của tiếp thị bảo tàng trong trưòng hợp này là

569
phải thông tin và liên lạc chặt chẽ thường xuyên vỏi các
công ty dịch vụ du lịch trong và ngoài nưổc ở Việt Nam,
kể cả các công ty du lịch đóng ỏ nưỏc ngoài có quan hệ
vỏi Việt Nam, để thông qua họ, thông tin về bảo tàng đến
được vỏi cảng nhiều khách càng tốt. Địa chỉ và hoạt động
của bảo tàng phải được ghi vào các chương trình các tuyến
du lịch của khách. Trong thòi gian qua, bộ phận tiếp thị
của BTDTHVN đã liên hệ và thông tin trực tiếp cho gần
100 địa chỉ các công ty dịch vụ du lịch đóng trên địa bàn
Hà Nội, trong đó có các công ty lỏn như Hanoitourism,
Vietnam - Tourism, Exotissimo, Toserco v.v... Ngoài ra,
thông tin về Bảo tàng được gửi tói các nhà xuất bản sách
huổng dẫn du lịch lỏn (Guidebooks) của những nưổc có
liên hệ trực tiếp vói Việt Nam. Những hoạt động trên đã
và đang có hiệu quả rõ rệt đổi vói Bảo tàng.
Đồng thòi, tiếp thị bảo tàng cần chú ý tối bộ phạn
khách du lịch riêng lẻ, được biết đến ỏ Việt Nam nhu là
những khách "ba lô". Họ thường có liên hệ vỏi các nhà
hàng, khách sạn nhỏ. Tiếp thị bảo tàng của BTDTHVN
cũng chú ý đặc biệt vổi bộ phận này và việc liên hệ trục
tiếp vổi các nhà hàng, khách sạn đã đưọc triển khai một
cách tích cực.
Trọng tâm khác của tiếp thị bảo tàng ỏ BTDTHVN là
khối khách trong nước. Vấn đề ỏ chỗ là, tiếp thị bảo tàng
làm cách nào để thu hút sự chú ý của họ vào bảo tàng
trong những thòi điểm thích hộp. Khác vỏi khối khách

570
nưổc ngoài, thòi gian giành cho thạm quan bảo tàng của
khối khách trong nưóc không hoàn toàn là thòi gian tự do.
Tuỳ thuộc vào công việc và sự sắp xếp bố trí cửa cơ quan
cũng như của công việc cá nhân, thòi gian này phải có sự
hộp lý, vì vậy tiếp thị bảo tàng phải nắm bắt được đặc
điểm ấy. Thòi gian qua, tiếp thị bảo tàng của BTDTHVN
đã liên hệ trực tiếp vỏi nhiều co quan đoàn thể nhà nưốc,
các tổ chức hiệp hội, các truòng đại học, trung học phổ
thông trên địa bàn Hà Nội. Một số cơ quan như các hội
cựu chiến binh, một số truòng đã tổ chức cho các hội viên
và sinh viên học sinh đến tham quan tìm hiểu tại Bảo tàng,
trong số đó có Đại học Mở, truòng phổ thông trung học
Chu Văn An, trường phổ thông trung học Dịch Vọng v.v...
Trong khối khách tham quan, hai bộ phận khách như vừa
phân tích trên đây là hai bộ phận có nhu cầu tham quan
tiềm tàng và là hai bộ phận tương đối ổn định hơn cả.
Đáp ứng tốt được nhu cầu của họ sẽ mang lại hiệu quả
cao cho công tác tiếp thị bảo tàng của BTDTHVN.
Cần nhắc lạ rằng, chủ trương tiếp thị của Bảo tàng
ngay từ thòi kỳ đầu mói mỏ cửa có một ý nghĩa rất co bản.
Qua thục tiễn hoạt động, ý nghĩa này càng đuốc củng cố
thêm và mục tiêu, trọng tâm của công tác tiếp thị đã được
làm sáng tỏ dần. Đó chính là việc giải quyết tốt các nhu
càu bảo tàng không, nhu cầu khống của khách tham quan
rất tiềm tàng của Bảo tàng. Đồng thòi việc giải quyết này
còn góp phần giải quyết tốt các nhu cầu khác của khách
như nhu cầu th o ái và nhu cầu th ấ t thưòng v.v...

571
BTDTHVN phải coi "khách tham quan là một tài sản có
giá trị cao biết sinh lòi". Điều này có nghĩa là trong thòi
gian tỏi công tác tiếp thị của Bảo tàng phải nhàm ưu tiên
nắm nguồn khách và giữ khách, tức là phải có liên lạc và
hoạt động cộng tác thưòng xuyên vỏi trường đại học, các
trưòng trung học chuyên nghiệp, các trưòng phổ thông,
biến việc tham quan bảo tàng thành một trong những hoạt
động giáo dục của chính Qác cơ sỏ giáo dục và bộ phận
các công ty dịch vụ du lịch, các nhà hàng, khách sạn, đặc
biệt là các khách sạn, nhà hàng nhỏ v.v...

III. Tiếp thị và bảo tàng:


Chính sách tiếp thị của bảo tàng càng tích cực và phù
hộp vỏi nhu cầu cùa khách, bảo tàng càng đạt được hiệu
quả cao. Điều này không chỉ được thể hiện dưổi dạng số
lượng khách đến tham quan bảo tàng đông mà còn ỏ một
khía cạnh khác. Đó là những ý kiến, nhận xét về bảo tàng
vói sổ lượng lổn và với tính khách quan cao. Dù đúng hay
sai, nếu xét theo quan điểm chủ quan của bảo tàng, những
ý kiến nhận xét này, về mặt nào đó đều có tác dộng tích
cực đến hoạt động chung của bảo tàng. Việc tiếp nhận
đưộc kịp thòi những ý kiến đánh giá, nhận xét này quan
trọng ở chỗ bảo tàng sẽ kịp thòi sửa đổi nhũng chủ trương,
chính sách trong hoạt động của mình, kể cả việc bổ sung,
sửa đổi (nếu xét thấy hợp lý và cần thiết) nhũng phần đã
trưng bày để hoàn thiện hơn, phù hợp hơn vỏi nhu cầu
của khách.

572
Đói vối BTDTHVN, thòi gian mỏ cửa đón khách cho
đến nay mỏi được một năm. Thòi gian chưa đủ để Bảo
tàng nắm bát được những thay đổi theo mùa của lượng
khách tham quan. Tuy vậy, bảo tàng đá đón một lượng
khách không ít: trung bình khoảng 300 lượt khách một
tháng. Luợng khách nước ngoài chiếm gần một phần ba
tổng số khách tham quan. Cần lưu ý một điểm là lượng
khách tham quan bảo tàng tăng dần từng tháng từ đầu
năm đến nay. Đây là kết quả nỗ lực chung của bảo tàng,
trong đó có đóng góp của Phòng Giáo dục - Tuyên truyền
và công tác tiếp thị. Những dấu ấn mà khách tham quan
để lại Bảo tàng và những ý kiến nhận xét đánh giá của họ
về Bảo tàng được ghi lại trong các "sổ cảm tưởng" và các
phiếu thăm dò, hỏi đáp do Phòng Giáo dục - Tuyên truyền
tiến hành. Dây là những đóng góp quý báu bưỏc đầu giúp
Bảo tàng thấy được ưu điểm cần phát huy và những gì
chưa đáp ứng được nhu càu của khách. Những phân tích
duỏi đây không nhàm mục đích tổng kết mà chỉ nhằm làm
sáng tỏ một số ván đề liên quan đến tiếp thị mà thôi.
BTDTHVN đã nhận được khoảng 400 lòi ghi cảm
tưởng trong các "sổ cảm tưỏng" của bảo tàng. Trong tổng
số này, những lòi ghi bảo tàng tiếng Anh chiếm hơn 1/3,
tiếng Pháp và các thứ tiếng khác xấp xỉ vỏi tiếng Việt. Số
phiếu thăm dò, tham khảo ý kiến thu được trong vòng tháng
9 và nửa đầu tháng 10 năm 1998 là 160 phiếu; trong đó viết
bàng tiếng Anh là 62, tiếng Pháp - 43 và tiếng Việt - 55.

573
Những số liệu nêu trên đã gội lên một số vấn đề càn xem
xét trong quan hệ giữa khối khách tham quan và bảo tàng.
Số khách tham quan là ngưòi Việt Nam chiếm 2/3 tổng
số khách tham quan bảo tàng. Nhưng những số liệu về lòi
ghi cảm tưởng và phiếu thăm dò tham khảo lại chỉ ra một
tỉ lệ ngược lại: số viết bàng tiếng Việt (của khách nguòi
Việt) chỉ chưa bàng 1/3 tổng số các lòi ghi vào phiếu thăm
dò, tham khảo. Điều này chỉ rõ rằng tính mục đích cùa
việc tham quan Bảo tàng của khách nước ngoài cao hơn
so vỏi khách trong nưỏc: mục đích tìm hiểu và khám phá.
'Một điều dễ hiểu là trình độ và nhu cầu văn hoá chung
của bộ phận khách tham quan này cao hơn so vổi khách
trong nưổc, mặc dù thành phàn xã hội của họ rất đa dạng.
Trong bộ phận khách trong nước, số ngưòi ghi cảm tưỏng
và trả lòi phiếu thăm dò, tham khảo cũng nghiêng về số
ngưòi sống ỏ thành phố như sinh viên, học sinh, cán bộ,
hưỏng dẫn viên du lịch, công chức, cán bộ hưu trí v.v...,
nơi trình độ và nhu càu văn hoá chung cao hơn so vỏi các
vùng khác trong nưỏc. Những điều trên gợi mỏ cho tiếp
thị điều chỉnh các hoạt động của mình phù hộp vỏi nhu
cầu của tùng bộ phận khách tham quan.
Một vấn đề khác rút ra từ các số liệu là số khách nưỏc
ngoài đến thăm bảo tàng đến tù hơn 30 quốc gia trên thế
giới. Như vậy có thể nói, thông tin về BTDTHVN đã chiếm
một không gian rất rộng. Thông tin đến được vỏi khách
thông qua nhiều "kênh", phần nhiều thông qua bạn bè, sau

574
dồ là qua báo chí, các công ty du lịch. Mặc dù số ngưòi
biết đến bảo tàng thông qua bạn bè chiếm số lốn, song
nguồn gốc của thông tin, có thể nói như vậy, vẫn phải tù
báo chí hay quảng cáo, tù các công ty du lịch. Qua đó,
cồng tác tuyên truyền thông qua báo chí, các công ty du
lịch là hết sức quan trọng đối vỏi tiếp thị và cần được tăng
cưòng để thu hút khách.
Bảo tàng mỏi trong thòi kỳ đầu hoạt động, vì vậy lượng
khách đến thăm lần đầu rất cao (135 trong 160 phiếu theo
thăm dò). Song vẫn có nhiều ngưòi đến thăm từ lần thứ
hai trở lên. Số ngưòi đến thăm vỏi mục đích tò mò là
không đáng kể. Điều này chứng minh tính hấp dẫn cao
của bảo tàng.
Việc khách tham quan chú ý tới bảo tàng cũng đưộc
thể hiện qua nhận xét góp ý mang tính xây dựng củ.a họ.
Phần lốn những ý kiến của khách nưổc ngoài là những lòi
khen ngợi và tập trung vào hai ưu điểm lổn của bảo
tàng: tính hiện đại và tính giáo dục cao. Tuy nhiên, cũng
có một số ý kiến đóng góp của bộ phận khách này trùng
vối nhiều ý kiến của bộ phận khách trong nưỏc, phần
lỏn nêu lên những điểm tồn tại của bào tàng. Đây là
những mong muốn xuất phát từ tình cảm tốt của khách,
của nhân dân trong nưổc, muốn bảo tàng hoàn thiện
hon, xứng đáng hơn vỏi nền văn hoá giàu bản sác của
54 dân tộc ỏ Việt Nam. Có thể dẫn ra một số nội dung
đóng góp tiêu biểu:

575
- Trong bảo tàng còn nhiều chỗ trống, có thể bổ sung
hiện vật hoặc có thêm phần tái tạo v.v...
- Các phim video cần có phần chú thích bằng tiếng
Anh để khách hiểu về nội dung phim nói về văn hoá của
dân tộc nào, ỏ đâu V .V ..
- Bảo tàng nóng, ngột, cần thông khí tốt hơn và nên
có điều hoà không khí. Cần có thêm các dịch vụ như ăn
uống, chỗ nghỉ ngơi cho khách.
- Nên có thêm những cuốn sách nhỏ thông tin về Bảo
tàng; nên có các bưu thiếp về Bảo tàng.
Việc tiến hành tiếp thị ỏ Bảo tàng có ý nghĩa to lỏn.
Trong bưổc đầu thực hiện, tiếp thị đã hưổng trọng tâm
vào công tác dịch vụ khách tham quan, xã hội hoá khách
tham quan đã đạt được một số kết quả khiêm tốn và một
chương trình tiếp thị tổng thể đã được dần dần hình thành.
Tăng cưòng truyền thống, quảng cáo, đáp ứng tốt các nhu
cầu của khách thông qua việc liên hệ trực tiếp vỏi các
trưòng đại học, đặc biệt là các trưòng phổ thông trung
học, các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn - là các địa
chỉ liên quan đến hai bộ phận khách có nhu cầu cao là
sinh viên, học sinh và khách tham quan du lịch nưỏc ngoài
- là trọng tâm trong hoạt động tiếp thị thòi gian tới của
BTDTHVN.

576
MỘT VÀI SUY NGHĨ VE sự PHốl Hộp GIỮA
BẨO TÀNG VÀ NHÀ TRƯỜNG NHAM nang cao
CHẤT LƯỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH

v ữ HỒNG NHI

Bảo tàng Dân tộc Việt Nam mỏ cửa đón khách từ ngày
12-11-1997 và tù đó đến nay đã đón tiếp nhiều khách tham
quan trong và ngoài nưổc thuộc các ngành nghề, lứa tuổi
khác nhau, mục đích tham quan cũng khác nhau. Vì vậy
việc xác định mục đích, đối tượng khách tham quan để có
sự chuẩn bị, phối họp, làm tốt công tác giáo dục tuyên
truyền tỏi từng đối tượng là một yêu cầu tất yếu đối vói
các hưỏng dẫn viên của bảo tàng.
Một trong nhũng đối tưộng quan trọng của bảo tàng
là các em học sinh - chủ nhân tưong lai của đất nưỏc. Việc
chăm sóc và bồi dưõng lỏp ngưòi này là nhiệm vụ cách
mạng cực kỳ quan trọng, nó không những quan hệ đến
toàn bộ đòi sống xã hội hiện nay mà cồn ảnh hưỏng đến
tiền đồ của đất nuỏc mai sau. Giáo dục, đào tạo học sinh

37 CCTNC "577
ngoài trách nhiệm của nhà trường còn có sự phối hộp của
nhiều ngành khác nữa, trong đó ngành bảo tàng có vai trò
đáng kể. Về vấn đề này trên địa bàn thành phố Hà Nội,
vừa qua Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có chỉ thị
27/CTUB ngày 26/10 về việc tổ chúc cho học sinh thăm
quan học tập tại bảo tàng và các di tích. Phối hợp chương
trình giữa bảo tàng và nhà trường để chọn lựa giỏi thiệu
trưng bày của bảo tàng cho phù hộp vỏi tâm sinh lý phụ
trợ cho các bài học của các em chính là nâng cao chất
luộng giáo dục, tuyên truyền cho bảo tàng cũng như công
tác đào tạo nhà truòng về các kiến thức lịch sử văn hoá
và dân tộc. Vậy bảo tàng DTHVN phải làm, cần làm và
nên làm những gì vổi đối tượng tham quan là những học
sinh PTCS để việc tổ chức tham quan tại bảo tàng thu
được kết quả tốt.
Lâu nay do nhiều nguyên nhân cả nguyên nhân kinh
tế, cả nguyên nhân về mặt nhận thức, việc tổ chức cho học
sinh đi tham quan tại các bảo tàng ít được thực hiện. Phần
lỏn các cuộc tham quan mang tính chất ngẫu hứng, tự phát
vì vậy thiếu tính khoa học. Các cán bộ chịu trách nhiệm
các em học sinh đi thăm quan chỉ chú trọng tổi việc quản
lý quân số và thòi gian, về phía nhà trưòng thì việc "đi đến
nơi về đến chốn" là thành công của việc tham quan. Nói
chung những cuộc tham quan như vậy thưòng mang tính
hình thức, hoàn toàn bị áp đặt, không biết đến kết quả ra
sao, các em đã thu được những gì sau khi tham quan.

578
Những cuộc tham quan như vậy ít có hiệu quả, thậm chí
không thu được kết quả gì.
Dể tránh được những yếu điểm đó bảo tàng và nhà
truồng cãn có sự phối hộp chặt chẽ. ỏ đây bảo tàng cần
nắm được nội dung chương trình giáo dục tại trường của
các em học sinh ở các lứa tuổi, các khối, các lỏp. Nhà
trường cũng cần phải biết được chức năng, nội dung trưng
bày của các bảo tàng. Trên cơ sỏ đó hai bên sẽ lập kế
hoạch tham quan phù hộp vỏi nhu cầu thực tế, có sự thống
nhất chung về cách tổ chức, nội dung hưỏng dẫn. Nếu
không như vậy, chúng ta sẽ hoàn toàn bị động khi hưỏng
dẫn các em học sinh theo cách thông thưòng như các đối
tưộng khác là giỏi thiệu đầy đủ về lịch sử, văn hoá... của
54 dân tộc. Điều đó không làm các em thích thú, thậm chí
không nghe chúng ta hưỏng dẫn, khi đó các em chỉ tập
trung sự chú ý vối những cái mà chúng muốn xem, muốn
biết theo cảm tính và hưỏng dẫn viên sẽ trỏ thành cái
bóng. Phải hưổng dẫn thế nào để thu hút sự chú ý lắng
nghe và khơi dậy lòng mong muốn hiểu biết, học hỏi của
các em. Diều này đòi hỏi các cán bộ huống dẫn của bảo
tàng phải có sự nghiên cứu chương trình học tập, đặc điểm
về tâm lý, sức khoẻ của các em. Cần lưu ý nhấn mạnh
những gì có liên quan đến những bài đã học và những bài
sẽ học của các em học sinh. Diều đó đòi hỏi cán bộ hưỏng
dẫn của bảo tàng và giáo viên nhà trường có sự phói hộp,
chuẩn bị trước. Sự phối họp vói giáo viên nhà trưòng đến

:?N OCTN( 579


tham quan cả trưỏc khi tham quan cũng như sau này là
điều rất quan trọng.
Tìm hiểu tâm lý và chương trình học tập trên lốp của các
em, có thể phân các em học sinh thành hai lứa tuổi sau:

Lứa tuổi nhi đồng - cấp I (tù 6 đến 11 tuổi)


Đây là lứa tuổi còn rất ham chơi do đang ỏ giai đoạn
chuyển tiếp từ đứa trẻ đến học sinh. Lúa tuổi này rất hứng
thú trong học tập nhưng lúng túng trong quan hệ đối xử
giao tiếp và phương pháp học tập. Trí nhố của các em
mang tính chủ quan, chưa biết đâu là trọng tâm nên hay
học vẹt; tư duy của các em là hết sức cụ thể. Do vậy ngưòi
hưỏng dẫn cần nói ngắn gọn, xúc tích có minh hoạ kèm
theo; nên nhác đi nhắc lại nhiều lần theo cách hỏi đáp
cho các em dễ nhỏ và điều chỉnh kịp thòi nhũng sai sót
cho các em. Sử dụng phương pháp kể chuyện rất thích
hộp vổi các em ỏ lứa tuổi này.
Việc tham quan học tập cũng gán liền vỏi tình trạng
sức khoẻ, thể chất. Các em ỏ lứa tuổi này sức khoẻ còn
yếu, nhanh mệt để các em không phải vận động quá nhiều,
nên tổ chức hưóng dẫn tại chỗ sau khi các em đã ngồi
hoặc đứng ỏ những vị trí thuận lọi để quan sát.
Đặc điểm tâm lý ỏ lứa tuổi này mang tính trẻ con rõ
rệt, không có tính chủ định; tư tưởng hay phân tán, hay
bị hấp dẫn bỏi các vặt có hình dáng lạ kỳ hoặc có màu

580
sắc rực rỡ. Vì vậy cần có sự định hướng cho các em nên
chú ý vào những gì, cần ghi nhỏ những gì. Không nhất
thiết phải hướng dẫn các em theo một khuôn khổ, chu
trình nhất định, nếu các em húng thú vỏi hiện vật hay khu
vực nào, ta nên dừng ỏ phần đó nhiều hơn. Đây cũng là
lứa tuổi yêu ghét rõ ràng, dễ biểu hiện ra bên ngoài, tính
cách chua ổn định, thiếu kiên trì, thường ngại khó, rụt rè,
thích được khen và chiều chuộng... nên đưa ra những câu
hỏi đơn giản và khi các em đã trả lòi được cần có sự khen
ngợi động viên của ngưòi hướng dẫn và các bạn. Hình thúc
động viên khen ngợi kịp thòi sẽ giúp cho các em phấn
khỏi, tạo không khí sôi nổi, tự tin cho các em khác hăng
hái tham gia.

Lứa tuổi thiếu niên - cấp II (từ 11 đến 15 tuổi)


Ỏ lứa tuổi thiếu niên các em có sự tiếp xúc rộng hơn
trong nhà trưòng và xã hội, kiến thức cũng đa dạng, phong
phú hơn. Các em đã có ý thức học tập và định hình cơ
bản những sỏ thích của mình. Khi có ngưòi hưổng dẫn các
em thưòng chủ động đưa ra những câu hỏi có liên quan
đến sỏ thích của mình; hơn nữa thủ nghiệm nhũng kiến
thức đã được học trên lỏp, việc đặt các câu hỏi cho các
em là cần thiết.
Khác vỏi lứa tuổi nhi đồng, lứa tuổi thiếu niên hết súc
hiếu động, tính tập thể lại có phần yếu hơn. Vai trò của
giáo viên nhà trường lúc này rất quan trọng, bỏi khi tham

581
quan các em thường tự động bứt khỏi đoàn, tự đi xem
trưốc để sau đó hãnh diện khoe vổi các bạn nhũng gì mình
đã nhìn thấy trưổc. Ngoài ra, tính hiếu tháng ỏ lứa tuổi
này bộc lộ rất rõ ràng. Các em thuồng lý giải các sự vật
hiện tượng cho các bạn theo ý riêng của mình. Tính ganh
đua của các em thể hiện rõ rệt, luôn muốn mình trả lòi
đúng nhất, nhanh nhất nên thưòng có những cuộc tranh
cãi giũa các cá nhân và các nhóm gây ồn ào ảnh hưỏng
tổi ngưòi khác. Hưỏng dẫn viên không thể tự chấn chỉnh
lại đội hĩnh của đoàn, nếu không có sự phối hộp vỏi giáo
viên của trường đó. Thực tế các em đă có ý thức hơn nhung
lại cũng có nhũng yêu càu đòi hỏi cao hơn khi hưỏng dẫn,
tổ chức chấn chỉnh đội hình.
Các huỏng dẫn viên của bảo tàng đều có chung một
nhận xét hưỏng dẫn cho các em ỏ lứa tuổi thiếu niên vất
vả và khó khăn hơn nhiều so vỏi các em nhi đồng và một
số đối tượng khách thăm quan khác. Đặc biệt khi có khách
nưỏc ngoài, các em thưòng xô đến, ào ào chào hỏi một số
câu ngoại ngữ đon giản mà các em đã được học mặc dù
điều đó đã được nhác nhỏ trưổc. Khi được các vị khách
đáp lại các em càng tỏ ra phấn khích hơn rồi sau đó
thưòng hay chỉ quanh quẩn họ, gây cho khách cảm giác
khó chịu phiền toái.
Như vậy nếu như không có sự phối hợp chặt chẽ giữa
hưỏng dẫn viên và giáo viên nhà trưòng trong khi tham
quan, thì chúng ta khó mà hy vọng có buổi tham quan đạt
582
kết quả. Nguyên nhân ở đây chính là các em chưa thé có
tính tự giác cao, ngay cả trong học tập cũng phải có sự
nhác nhỏ, chỉ đạo thường xuyên của thầy cô, ông bà, cha
mẹ... Khi có giáo viên đi kèm, theo sát, các em có ý thức
tổ chức kỷ luật, tập trung chú ý láng nghe, còn không có,
các em sẽ trỏ lại vói bản tính thích nô đùa, trêu chọc. Dù
hưóng dẫn viên có sự hưỏng dẫn bổ ích, thiết thực phù
hộp vói tâm lý và chương trình giáo dục thế nào đi nữa
cũng đành bất lực, buông xuôi nếu không có sự phối hộp
vói giáo viên của trưòng.
Từ những điều đã nêu ở trên, kinh nghiệm chung cần
rút ra khi hưổng dẫn cho các em học sinh là không thể
thiếu sự phối hộp chặt chẽ giữa bảo tàng và nhà trường.
Các cán bộ hướng dẫn của bảo tàng, ngoài sự chuyện sâu
về kiến thức chuyên môn còn phải có phương pháp sư
phạm, phải nói rõ ràng, mạch lạc. Việc phát âm phải
chuẩn, ngôn ngữ dễ hiểu, ngán gọn, đủ ý. Âm lượng và
tốc độ phải đủ cho các em nghe được, không nói nhỏ và
nói nhanh. Ngoài việc nắm rõ chương trình học tập và tâm
lý của các em còn phải lưu ý tỏi những đặc điểm của từng
lốp, vi dụ nhu những lỏp chuyên vàn, chuyên ngử... Về
phần mình các giáo viên nhà trường, các anh chị phụ trách
cũng nắm bất nội dung trưng bầy và có những hiểu biết
CC3 bản về các dân tộc. Bản thân họ phải là những ngưòi
thấy sự bổ ích, lý thú khi tham quan bảo tàng mỏi giúp
cho chưoríií trình tham quan sôi nổi, bổ ích hơn. Trong
phần biên soạn các phiếu nâng cao kiến thức cho học sinh,
các thầy giáo, cô giáo cũng cần tham gia góp ý kiến cho
phù hộp vỏi các trưòng, các lỏp. Các thầy cô phải biết
được câu trả lòi của các em là đúng hay sai. Điều này cũng
rất quan trọng.
Khi sử dụng phiếu nâng cao kiến thức cho các em cũng
nên xem xét lại, có nên phát ra trưỏc khi tham quan khồng,
bỏi thực tế cho thấy khi đã phát phiếu các em chỉ chú tâm
hỏỉ cho được câu trả lòi thế nào là đúng, không cần nghe
sự gội ý, giải thích hay hưổng dẫn. Vổi các em trả lòi xong
các phiếu đó là cuộc tham quan đã xong. Cũng nên đặt
những câu hỏi về cảm xúc, suy nghĩ của các em về một
dân tộc hoặc về bảo tàng... sẽ cho chúng ta biết suy nghĩ,
hiểu biết của tùng em tránh được tình trạng các em nháo
nhác hỏi nhau và trả lòi giống nhau.
Khi tổ chức tham quan không nên tổ chức đoàn quá
đông, khó quản lý và hưỏng dẫn, nhất là khi di chuyển;
các lối đi trong bảo tàng hẹp, nhiều góc khuất làm nhiều
em không quan sát được hiện vật. Chúng tôi nghĩ cấp I
tối đa là 80 em, cấp II là 60 em và nên tổ chức theo khối,
lóp để ghép đoàn, có giáo viên cùa lỏp đi cùng. Hầu hết
các trưòng đều ít chú trọng vấn đề này. Cũng cần lưu ý
các giáo viên ngoài việc nhắc nhỏ những nội quy chung
còn phải tìm hiểu nghiên cứu để trả lòi những gì học sinh
còn vưóng mắc trong cuộc tham quan. Tất nhiên trong vấn
đề này có sự giúp đõ cùa các cán bộ bảo tàng.
584
Khi buổi tham quan đã kết thúc hưóng dẫn viên không
nên quay trở lại ngay với công việc của mình, mà ỏ lại
cùng vói giáo viên đưa tiễn các em ra xe, nhác nhở các
em xem còn quên gì, còn cần gì, tạo nên một ấn tượng tốt
cho các cô giáo và học sinh trưổc khi ra về.
Sau đó sự phối hộp giữa bảo tàng và nhà trường vẫn
được tiếp tục duy trì. Ỏ giai đoạn này các cán bộ bảo tàng
ngoài việc thu nhận phiếu nâng cao kiến thức cho học sinh,
sắp xếp phân loại, rút kinh nghiệm để phát huy những ưu
điểm, kịp thòi chấn chỉnh những điều chưa phù hộp, còn
thông qua giáo viên nhà trường, tiếp tục phát động các
cuộc đi tìm hiểu về các dân tộc hoặc viết về Bảo tàng...
Dể nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về văn hoá các dân
tộc cho học sinh, Bảo tàng có thể cử các cán bộ của mình
đến nói chuyện hoặc mỏ các cuộc trưng bày lưu động tại
các trường cho các em. Bảo tàng cũng cần có phần thưởng
cho những em trả lòi đúng, có bài viết hay.
Như vậy muốn phát huy và nâng cao hiệu quả công
tác đào tạo giáo dục các em học sinh phải có sự phối hộp
chặt chẽ giữa bảo tàng và nhà trưòng. Đây là cả một quá
trình lâu dài, liên tục và trải qua ba giai đoạn: giai đoạn
chuẩn bị; giai đoạn tham quan và giai đoạn sau khi kết
thúc cuộc tham quan.
Kliông nên coi nhẹ giai đoạn nào trong quá trình này.
Nếu chúng ta có sự phối hộp đồng bộ ở các giai đoạn,

585
chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao. Các em không chỉ
muốn đến bảo tàng mà còn sẽ có ý thức học tập tìm hiểu
về đất nưỏc, về dân tộc mình. Sự phối hộp thành công
giữa bảo tàng và nhà trưòng còn mang ý nghĩa chiến luộc
lâu dài. Các em sẽ là những tuyên truyền viên cho bảo
tàng, là cầu nói giữa bảo tàng và công chúng.

586
VƯƠN TỐI CÁC TRƯÒNG HỌC è

TRẦN THỊ THU THUỶ

Từ sau năm 1986, đất nưỏc bưỏc vào thòi kỳ đổi mối
với nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế
thị trường, có sự quản lý của nhà nưổc theo định hưổng
XHCN kéo theo biết bao điều mói mẻ trong đòi sống vật
chất và tinh thần. Cả ỏ ngoài xã hội và trong từng con
rtgưòi có nhiều đổi thay trong quan niệm, cách nhìn, cách
đánh giá cuộc sóng. Làm thế nào để khơi dậy ý thức lòng
tự hào dân tộc từ trong thế hệ trẻ. Đó chính là nhiệm vụ
của nền giáo dục càn đặt ra. Giáo dục phải được coi như
chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại. Xây dựng
những thế hệ, những con ngưòi văn minh hiện đại có nhân
cách văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Vì vậy từ giáo dục trong nia đình đén giáo dục ỏ nhà
trường cần có giáo dục truyền thống dân tộc. Thực tế cho thấy,
bảo tàng là nổi dáo dục truyền thống có hiệu quả nhất nhưng
đáng tiếc là những năm qua lại chua được chú trọng.

587
Bảo tàng là noi cung cấp cho học sinh rất nhiều thông
tin dưỏi nhiều dạng thức khác nhau như bài viết, phim
ảnh, những hiện vật thật... vừa cụ thể vừa sinh động. Bên
cạnh những bảo tàng lón như Bảo tàng Quân đội, Bảo
tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng. Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam tuy còn non trẻ, nhưng do nhũng đặc thù riêng
nên có những ưu thế và sức hấp dẫn riêng. Tại đây, các
em có thể thấy hình ảnh của cộng đồng 54 dân tộc cùng
sinh sống trên đất nưỏc Việt Nam dưỏi nhiều khía cạnh:
lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội..., những kiến thức còn rát
thiếu trong các trưòng học không chỉ đối vói các em học
sinh mà ngay cả bản thân các giáo viên.
Trong Nghị quyết về định hưỏng chiến lược phát triển
giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2000 của BCHTƯ Đảng
khoá VIII (12-1996), một vấn đề lổn được trình bày là
phải điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhằm tạo ra một khả năng
lao động mỏi từ sức mạnh tổng hoà của con nguòi và văn
hoá truyền thống dân tộc. Đó chính là vấn đề giáo dục
con ngưòi đậm đà bản sắc dân tộc, và xuất phát điểm là
từ thế hệ trẻ. Chính vì vậy đối tưọng thăm quan được coi
là quan trọng nhất mà bảo tàng càn hưỏng tđi chính là
nhà trường và các em học sinh.
Ngày 26-10, UBNDTP Hà Nội đã có Chỉ thị 27/CT-UB
về việc tổ chức thăm quan, học tập tại các bảo tàng, các
di tích lịch sử và văn hoá. Nhưng một vấn đề đặt ra là làm
thế nào để thu hút các em học sinh đến thăm quan bảo
588
tàng vôi một sự say mê hứng thú. Bảo tàng cần tạo nội
dung thăm quan như thế nào để các em có thể hấp thụ
được truyền thống dân tộc ỏ mức cao nhất, có hiệu quả
nhất hỗ trộ cho chương trình giáo dục nhà trường. Kết
hộp vối nhà trường như thế nào để các chuyến thăm
quan trong bảo tàng, không chỉ là hình thức mà có kết
quả cao và trỏ thành một chương trình học tập thường
xuyên và chính thức trong các nhà trường góp phần xây
dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có tri thức, có tinh thần
tự hào dân tộc biết biến sức mạnh dân tộc thành sức mạnh
thòi đại.
Dể đạt được những kết quả nêu trên, chúng ta phải
xây dụng nội dung học tập tại bảo tàng bổ ích và hấp dẫn
phù hợp vỏi từng cấp học, lứa tuổi. Có những biện pháp
phối hợp tổ chức giữa bảo tàng và nhà ưưòng. Dặc biệt
cần được sự quan tâm, ủng hộ của Bộ giáo dục và ban
ngành các cấp về việc chính thức hoá mối quan hệ giữa
bảo tàng và nhà trưồng.

1. Nội dung chương trình hoạt động cho các lứa tuổi

Mặc dù chương trình phổ thông đã đưọc xem xét ỏ


cấp tiểu học (1992-1997) và PTTH (1992-1997). Nhưng
nhìn chung chương trình THCS hiện đang bị quá tải bỏi
những kiến thức hàn lâm vổi các mồn học riêng rẽ, nhưng
lại chưa đầy đủ đáp ứng yêu càu của xã hội hiện tại về
đào tạo học sinh phổ thông cơ sỏ làm nền tảng cho việc

589
phát triển nguồn nhân lực trước mắt và tương lai. Do vậy
chương trình cần được xem xét hơn nữa. Hoạt động giáo
dục trong bảo tăng cũng cần phải đáp ứng được yêu cầu
của nền giáo dục, tránh tình trạng hình thức gây nhàm
chán cho ngưòi xem, phù hộp vối yêu câu giáo dục của
nhà trưòng:
- Bổ trộ cho bài giảng trong trường học.
- Cung cấp những bài học kiến thức hoàn toàn mỏi
tiến tỏi trỏ thành bài học chính thức trong các trưòng học.
Nhung không được roi vào tình trạng kinh điển, hàn
lâm viện mà phải nhẹ nhàng dễ hiểu có tính thiết thực,
kích thích và nâng cao sự hiểu biết của học sinh. Để đạt
đuộc điều này, bảo tàng trưóc tiên phải xây dựng được
một chương trình giỏi thiệu từ tháp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ chỉ là những hoạt động ngoại khoá đến
trỏ thành hoạt động chính thức cho các lứa tuổi khầc nhau,
cho các khu vực và các dân tộc khác nhau. Biến hoạt động
tại bảo tàng trỏ thành một hoạt động không thể thiếu
trong các chương trình học tập ở trưòng học.
a/ Đối vói hục sinh mẫu giáo, chúng ta có thể kể những
câu chuyện cổ tích về các dân tộc có liên quan đến các
hiện vật trong bảo tàng (dùng hiện vật để minh hoạ cho
câu chuyện).
Lựa chọn một số trò chơi dân gian dạy cho các em
cách làm và cũng tham gia vào trò chơi (vỏi mục đích

590
huống các e m tỏi chơi lành m ạ n h và bổ ích, làm tăn tỉ khả
n ăn g sán g tạo ỏ c á c e m nhưng v ẫ n k h ôn g m ất đi tính hôn
nhiên, giúp các e m p h á t triển tư duy), từ đó g iá o dục cho
các em những b à i học v ề đ ạ o đ ú c truyền thống dân tộc.

- Xây dựng những tuyển tập tô mầu cho các em gồm


những hình v ẽ v ề 5 4 d ân tộc V i ệ t N a m tro n g bộ trang
phục truyền thống, c á c đ ồ v ậ t v à cá ch thức sử dụng trong
CU.ỘC sống h à n g ngày của các dâ n tộc, tạo cho các em
những hình dung b a n đ ầ u v ề hình ản h cộ n g đ ồ n g 5 4 dân
tộc trên đất nước V i ệ t N a m .

b/ Dối với học sinh lớp một, hai


- Phát triển các câu chuyện, các trò choi cho các em
ở mức cao hon.
- Tổ chức các cuộc thi viết, kể chuyện, thi vẽ về các
dân tộc.

- Tổ chức các cuộc hoạt động biểu diễn tại bảo tàng
cho các em xem và cho các em cùng tham gia biểu diễn.
c/ Đối với học sinh từ lóp 4 đến lóp 8 được học về lịch
sử Việt Nam. Bảo tàng cần xây dựng được chương trình
bổ trộ kiến thức về dân tộc mà ở nhà truòng còn thiếu
sao cho phù hộp vối từng lổp, từng đối tượng học sinh. Có
thể thực hiện dưỏi nhiều hình thức như:
- Biên soạn những tài liệu tham khảo, những cuốn sách giỏi
thiệu về các dân tộc một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.

591
- Tổ chúc những bu ổi sinh hoạt, nhũng cuộc thi tìm
hiểu về các dân tộc, sưu tầm về các câu truyện kể về phong
tục tập quán của các dân tộc cho các em giữa các lổp, các
khối trong nhà trường hoặc giữa các nhà trưòng vổi nhau.
- Tổ chức các buổi nói chuyện giữa các hưổng dẫn viên
của b ả o tà n g v à h ọ c sinh.

- Tổ chức trưng bày lưu động đến các trưòng học phù
hộp với chương trình học tập của các em.
- Tổ chức chiếu phim về sinh hoạt văn hoá của các
dân tộc tại bảo tàng và đến tận nhà trưòng.
d/ Dối vói học sinh cấp III
Trong môn lịch sử tiếp nối vỏi chương trình cấp II, các
em được học tiếp về lịch sử thế giói, vì vậy những kiến
thức về lịch sử Việt Nam gần như bị lãng quên. Trong khi
các em học sinh ở lứa tuổi này là lứa tuổi quan trọng nhất
- lứa tuổi hĩnh thành nhân cách và cũng là lứa tuổi dễ tiếp
thu những thói hư tật xấu nhất. Một thực tế đáng buồn là
khi hỏi về kiến thức lịch sử văn hoá Việt Nam các em cấp
I, cấp II thưòng trả lòi tốt hơn. Trong số học sinh học cấp
III, chỉ có học sinh thi khối c là còn biết "đôi chút" về lịch
sử và truyền thống văn hoá Việt Nam, nhưng cũng chỉ là
những kiến thức về lịch sử thòi cận hiện đại. Vì vậy giáo
dục trong bảo tàng cho các em học sinh cấp III là rất cần
thiết. Bảo tàng có thể:

592
- Biên soạn những cuốn sách trong đó tập trung những
bài viết của cán bộ bảo tàng theo các kết quả nghiên cứu
sưu tầm tại bảo tàng như: câu chuyện Hà Nội, câu chuyện
Sa pa, ngôi nhà của chúng ta...
- Trở thành nơi hưổng nghiệp cho các em: dạy cho các
em các nghề thủ công truyền thống... Trong các hoạt động
biểu diễn tại bảo tàng khuyến khích các em cùng tham gia.
- Tổ chức các buổi học tập cho các em tại bảo tàng.
- Tổ chức cho các em đi thăm các dân tộc, thăm quan
một số làng nghề thủ công truyền thống.
- Tổ chức các cuộc toạ đàm.

2 - Tổ chức thực hiện

Để cho hoạt động giáo dục của bảo tàng có hiệu quả
cần phải có:
- Sự phối hợp giữa chương trình hoạt động của bảo
tàng vỏi chương trình hoạt động của nhà trường.
- Sự kết hộp giũa hưỏng dẫn viên và các cán bộ bảo
tàng vổi giáo viên nhà trường. Hưỏng dân viên cùng tham
gia vỏi giáo viên trong việe giảng dạy và hưổng dẫn các
em tham quan.
- Giáo dục bảo tàng trong nhà trưòng cần được sự
quan tâm, hỗ trộ của Bộ giáo dục, ban ngành các cấp và
các tổ chức, dần dần đi tỏi chính thức hoá.

593
- Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề giữa bảo tàng
và nhà trưòng về những yêu cầu đặt ra.
- Tại các vùng nông thôn, miền núi tổ chức trưng bày
lưu động và ỏ đây cỏ thể sử dụng những hiện vật tại chỗ.
- Xuất bản những ấn phẩm như: sách giáo khoa, truyện
về phong tục tập quán các dân tộc, những truyện cổ tích
tiêu biểu của các dân tộc làm phần thưỏng khuyến khích
các em.
- Xây dựng phồng trưng bày chuyên đề cho học sinh
tại bảo tàng...
Trên đây chỉ là những phác thảo bưỏc đầu. Để thu hút
các em học sinh đến vỏi bảo tàng, yếu tố quyết định hàng
đàu chính là việc xây dựng được những chương trình hoạt
động hấp dẫn, lý thú và bổ ích phù hợp từng lứa tuổi và
đối tượng.

594
CÁC CÔNG TRÌN H NGHIÊN c ứ u
CỦA BẢO TẦNG D Ẩ N TỘC HỌC VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm xuất bản:


NGUYỄNĐỨC DIỆU
Biên tập nội dung:
NGUYỄN DUY CHIẾM - NGƯYẼN thị thu
Biên tập kỹ thuật:
MAI HƯƠNG
Trình bày bìa:
HOÀNG TRƯỜNG
Sửa bản in:
ĐOÀN VĨNH THIỆN
ỉn 500 cuốn khổ 14,5 X 20,5 tại Nhà máy in Quân đội. Sô' in: 9713.
Giấy phép xuất bản số: 36/649/CXB ngày 27-7-1999. ỉn xong và
nộp lưu chiểu tháng 11 năm 1999.

You might also like