You are on page 1of 3

Họ và tên: Doãn Quỳnh Trang

Lớp: DDP0703

Điểm Lời phê của giáo viên

Đề bài: Hãy làm rõ các yếu tố hình thanh Đảng Cộng Sản Việt Nam
Bài làm
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam  đứng trước những thách thức hết
sức nặng nề khi rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Dưới ách độ hộ của thực dân Pháp, các
phong trào yêu nước của nhân dân ta đã liên tiếp diễn ra theo khuynh hướng tư tưởng phong
kiến và dân chủ tư sản nhưng đều lần lượt bị thất bại. Nguyên nhân chính của sự thất bại đó là
do thiếu đường lối và một tổ chức lãnh đạo đúng đắn. Trong khi đó, giai cấp công nhân Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XX do chưa được trang bị lý luận tiên phong là chủ nghĩa Mác - Lênin
nên các cuộc đấu tranh vẫn còn tự phát, chưa trở thành phong trào độc lập. Vì vậy, đầu thế kỷ XX,
đất nước ta bị lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước đúng đắn.  Trước tình hình
đó,  ngày 5 tháng 6 năm 1911, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua quá trình
bôn ba đến hàng loạt các nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng, nghiên
cứu nhiều lý thuyết cách mạng ở trên thế giới và khi bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người
đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản. Chính vì
vậy, sau khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn và
trở thành người cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin
để nâng cao, hoàn thiện tư tưởng cách mạng của mình, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin, chuẩn bị những điều kiện cho việc thành lập Đảng cộng sản ở nước ta.
Trên cơ sở nắm rõ nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân cư và trong những năm đầu thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc, đang hòa chung vào trong phong trào yêu
nước của các giai cấp tầng lớp khác chứ chưa trở thành một phong trào độc lập. Trong khi đó,
chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có vai trò cực
kỳ to lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngay từ
khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị nước ta thì các phong trào yêu nước của nhân dân đã diễn
ra liên tiếp và sôi nổi. Phong trào yêu nước là yếu tố có trước phong trào công nhân và cả sự ra
đời của giai cấp công nhân. Cho nên, trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá trước hết đến những người yêu nước, vào phong trào yêu nước
và qua phong trào yêu nước tiếp tục truyền bá vào giai cấp công nhân để giác ngộ giai cấp công
nhân.
Bằng những hoạt động tích cực của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân, trang bị cho những người
yêu nước, những người công nhân Việt Nam một cách nhìn mới về cái đích cần đi tới và về vai
trò, trách nhiệm của họ trước vận mệnh của đất nước và dân tộc. Đồng thời, trên cơ sở thấm
nhuần lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã từng bước vạch ra những quan điểm chính trị về đường lối cứu nước đúng
đắn cho dân tộc và truyền bá vào trong nước, khai thông sự bế tắc về đường lối chính trị trong
phong trào yêu nước ở nước ta đầu thế kỷ XX. Chính vì vậy, vào những năm 20 của thế kỷ XX,
chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến được
với những người yêu nước Việt Nam, thâm nhập vào phong trào yêu nước và phong trào công
nhân, thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách
mạng vô sản, cụ thể: trong phong trào yêu nước, những người yêu nước và các tổ chức yêu
nước dần ngả hẳn theo khuynh hướng tư tưởng vô sản; phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân thì phát triển từ tự phát lên tự giác.
Điều đó cho thấy, lúc này, hệ tư tưởng vô sản đã hoàn toàn chiếm ưu thế trong phong
trào cách mạng Việt Nam, điều kiện để thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân đã
hoàn toàn chín muồi và sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở nước ta vào cuối năm 1929 đầu
năm 1930 chính là sự phản ánh nhu cầu phát triển tất yếu của phong trào cách mạng ở Việt
Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, một nước không thể cùng một lúc tồn tại nhiều tổ chức cộng sản
mà mục tiêu đấu tranh cơ bản là thống nhất. Trước tình hình đó, việc thống nhất các đảng phải
thành một chính đảng duy nhất là một yêu cầu cấp bách.  Vì vậy, từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, với
tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị đại biểu
các tổ chức cộng sản. Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng lấy
tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu
của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp nước ta trong thời đại mới.
Bên cạnh đó, hình thành Đảng cộng sản Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết để hoà nhập
với phong trào công nhân thế giới và các cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ trên thế giới. Dần dẫn
đến các hoạt động hợp pháp hơn của đảng đối với thực dân Pháp và quốc tế. Từ đó tạo ra khả
năng thuận lợi để liên kết giữa các đảng cộng sản ở các nước có quan hệ với nhau theo mục
tiêu chung.
Như vậy, từ hiện thực lịch sử những thập niên đầu thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 20
cho thấy, quá trình vận động của phong trào cách mạng Việt Nam để đi đến thành lập Đảng
cộng sản ở Việt Nam đã hòa quyện các yếu tố: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Điều đó có nghĩa là ngay từ khi thành
lập với quy luật tạo dựng Đảng đã làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự là người lãnh đạo,
là lãnh tụ chính trị của giai cấp và cả dân tộc. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể
dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc và tiến lên CNXH.
Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã trung thành và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kết hợp nhuần nhuyễn
giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của toàn
thể dân tộc Việt Nam, phát triển mạnh mẽ phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong
mọi thời kỳ cách mạng tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng, tạo thành Cương lĩnh,
đường lối của Đảng. Trong xây dựng Đảng, bản chất giai cấp công nhân của Đảng luôn được đề
cao và nhận thức sâu sắc, đồng thời Đảng kế thừa và phát triển những tinh hoa trí tuệ và văn
hóa của dân tộc, thật sự là người lãnh đạo của toàn dân tộc, được toàn dân tộc thừa nhận và
tin cậy.

You might also like