You are on page 1of 12

1.

Anh/Chị hãy phân tích nguyên nhân TNLĐ theo phương pháp phân nhóm Điểm
nguyên nhân gây tai nạn lao động (Nguyên nhân kỹ thuật, tổ chức, vệ sinh môi
trường, bản thân..)

(1) Nguyên nhân kỹ thuật 1đ

 Dụng cụ, phương tiện máy móc sử dụng không hoàn chỉnh.
- Hư hỏng gây ra sự cố.
- Thiếu các thiết bị an toàn: thiết bị khống chế quá tải, khống chế chiều cao
nâng tải, khống chế góc nâng cần trục, cầu chì rơ le trong thiết bị điện
- Thiếu các thiết bị phòng ngừa: áp kế, hệ thống thông tin tín hiệu...
 Vi phạm quy trình, quy phạm an toàn.
 Thao tác làm việc không đúng (vi phạm quy tắc an toàn).

(2) Nguyên nhân tổ chức 1đ

 Bố trí mặt bằng, không gian SX không hợp lý


 Tuyển dụng, sử dụng nhân công không đúng với yêu cầu:
- Về tuổi tác, sức khoẻ, ngành nghề và trình độ chuyên môn.
- Chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn LĐ.
 Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về
an toàn LĐ.
 Thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ về bảo hộ lao động

(3) Nguyên nhân vệ sinh môi trường 1đ

 Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: nắng, nóng, sương mù, mưa,
rét .v.v..
 Làm việc trong môi trường vi khí hậu không tiện nghi: quá nóng, quá lạnh,
không khí trong nhà xưởng kém thông thoáng, ngột ngạt, độ ẩm cao.
 Môi trường làm việc bị ô nhiễm, các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho
phép: bụi, khí độc, tiếng ồn, rung động, cường độ bức xạ cao.
 Làm việc trong điều kiện áp suất cao hoặc thấp hơn không khí.
 Không phù hợp với các tiêu chuẩn ecgônomi.
 Không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh cá nhân trong SX.

(4) Nguyên nhân bản thân (chủ quan) 1đ

 Tuổi tác, sức khoẻ, giới tính, tâm lý không phù hợp công việc.
 Trạng thái thần kinh tâm lý không bình thường, có biến đổi về cảm xúc: vui,
buồn, lo sợ, hoảng hốt .v.v..
 Vi phạm kỷ luật LĐ:
- Đùa nghịch trong khi làm việc.
- Xâm phạm các vùng nguy hiểm.
- Vi phạm công việc, máy móc thiết bị ngoài nhiệm vụ của mình.
- Không sử dụng, sử dụng không đúng các phương tiện bảo hộ cá nhân.

2. Anh/Chị hãy trình bày Khái niệm bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động; Biện Điểm
pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong xây dựng.

(1) Bệnh nghề nghiệp 1đ

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp
tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề
nghiệp không chữa khỏi và để lại các di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh
được. (Theo định nghĩa của Bộ y tế)

(2) Tai nạn lao động 1đ

Theo Luật AT - VSLĐ năm 2015 giải thích: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn
thương cho bất bỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao
động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm
vụ lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc).
TNLĐ được chia thành 3 loại:
- TNLĐ chết người
- TNLĐ nặng
- TNLĐ nhẹ

(3) Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp 1đ

- Lựa chọn đúng đắn, đảm bảo các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc lưu
chuyển không khí) khi thiết kế nhà xưởng
- Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như cơ giới hóa, tự động hóa. Loại trừ các tác
dụng có hại của chất độc và nhiệt độ cao: thông gió, hút thải khí độc…
- Làm giảm, triệt tiêu tiếng ồn, rung động, tiêu âm, cách âm, giảm cường độ rung
động.
- Cần có chế độ riêng với các công việc nặng nhọc: Rút ngắn thời gian làm việc, 1đ
nghỉ phép, điều dưỡng .v.v..
- Tổ chức chiếu sáng tự nhiên, nhân tạo, đủ ánh sáng cho làm việc.
- Đề phòng bệnh phóng xạ: liên quan đến các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ.
- Sử dụng phương tiện BHLĐ bảo vệ các bộ phận cơ thể: tay, chân, da..

3. Anh/Chị hãy trình bày nguồn phát sinh tiếng ồn, Các biện pháp chống ồn. Điểm

(1) Nguồn phát sinh tiếng ồn 1đ

a) Theo nguồn phát sinh:


- Tiếng ồn cơ khí: do sự làm việc của máy móc (sự chuyển động bánh răng, ổ bị
trượt, đai chuyền). Do sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn,
gò…
- Tiếng ồn khí động: do chất lỏng , khí , hơi chuyển động với vận tốc lớn.
- Tiếng ồn do các máy điện sinh ra: do sự rung động của phần tĩnh và phần
quay dưới ảnh hưởng của sự thay đổi lực từ; do sự chuyển động của các dòng không
khí ở trong máy và sự rung động của các chi tiết và các đầu mối; do sự không cân
bằng của phần quay.
b) Theo chỗ xuất hiện: Tiếng ồn phát sinh trong nhà xưởng hoặc ở ngoài trời;
tiếng ồn trong sinh hoạt.

(2) Biện pháp chống tiếng ồn 1đ

Giảm ồn từ nguồn tạo ồn:


Giảm cường độ tiếng ồn phát ra của máy móc và động cơ bằng cách:
+ Thay chuyển động tiến lùi của các chi tiết máy bằng chuyển động xoay,
+ Giảm dung sai khi chế tạo đến mức tối thiểu;
+ Thay ổ bi lắc bằng ổ bi trượt; thay chuyển động của các bánh xe răng kim loại
bằng chuyển động của bánh xe răng chất dẻo.

Cách âm với nguồn ồn: 1đ

+ Sử dụng giải pháp kiến trúc, quy hoạch để bố trí nơi phát ra tiếng ồn nhiều bố
trí cuối gió, với khoảng cách nhất định tới các khu làm việc khác.
+ Trồng cây xanh quanh khu phát ra tiếng ồn để giảm tiếng ồn.
+ Sử dụng VL cách âm, chắn âm như tường gạch rỗng, vách cách âm.
+ Nếu các máy gây ồn không thể cách âm được có thể áp dụng điều khiển từ xa.

Hấp thụ âm: 0,5 đ

+ Phủ chất hấp thụ rung động lên bề mặt rung động gây ồn (VL nỉ, da, bitum,
chất dẻo…).
+ Trong 1 số máy người ta sử dụng bộ phận tiêu âm

Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân: 0,5 đ

+ Dùng các dụng cụ phòng hộ giảm tiếng ồn: dùng bông, bọt biển, băng đặt vào
lỗ tai giảm ồn 3 – 14dB ( tần số 10 – 100Hz ), dùng băng tẩm mỡ giảm ồn 18dB,
bông len tẩm sáp giảm ồn 30 dB, hoặc có thể dùng chụp tai chống ồn .v.v..

4. Anh/Chị hãy trình bày nguồn phát sinh rung động, Các biện pháp chống Điểm
rung động.

(1) Nguồn phát sinh rung động 1đ

- Trong công nghiệp xây dựng thường sử dụng những thiết bị có chấn động mạnh:
rung động khi trộn, rải, đầm, đổ bê tông; các xe máy thi công, các máy động lực, máy
đóng cọc… Nguồn chấn động này truyền tới nới làm việc và gây tác động độc hại lên
cơ thể NLĐ gây ra rung động toàn thân.
- Khi sử dụng các máy rung cầm tay với dẫn động điện (đầm bê tông, khoan…)
dẫn động khí nén (khoan đá, đầm cóc, búa hơi…) truyền chấn động mạnh lên tay
CN , chấn động này gây rung động cục bộ đến NLĐ.

(2) Biện pháp chống rung động 1đ

+ Thiết kế các thiết bị rung động mới, hoàn chỉnh hơn với sự điều khiển tự động,
từ xa .v.v..
+ Nghiên cứu các biện pháp làm giảm tác dụng có hại của rung động ở chỗ làm
việc
+ Nghiên cứu phương pháp mới để đúc khuôn vữa bê tông.
+ Thay biện pháp đổ bê tông truyền thống hiện nay bằng các cách đổ mới như đổ
bê tông điều khiển từ xa, hoặc dùng bê tông với cách đổ các chất phụ gia và vữa
riêng .v.v..
+ Sử dụng các dụng cụ chống rung động cá nhân, như giày chống rung, găng tay
đặc biệt có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp, cao su đàn hồi.

Với phòng làm việc gần nơi đặt máy lớn, rung động của máy có thể phát triển qua 1đ
móng và nền đất vào nơi làm việc. Biện pháp giảm rung động bằng cách cách ly chỗ
làm việc khỏi nguồn rung động:
- Áp dụng mạch cách âm lấp khe hố móng rung động bằng amiăng rời.

Hình 8.1 Sơ đồ móng với mạch cách âm móng cát


1. Móng; 2. Cát; 3. Máy rung động

Hoặc có thể làm khe rung động rộng khoảng 10cm, trong đó lớp cách âm là 1đ
không khí. Chiều sâu đặt móng máy rung phải sâu hơn nhiều so với chiều sâu đặt
móng nhà.

Hình 8.2 Sơ đồ móng với khe cách rung


1. Tấm lót làm từ phớt tẩm bi tum; 2. Móng máy rung;
3. Khe cách âm; 4. Móng nhà

- Thay liên kết cứng của móng máy với nền nhà bằng liên kết lò xo, lớp đệm đàn
hồi (cao su, amiăng, sợi bi tum).

Hình 8.3 Sơ đồ liên kết lò xo

5. Anh/Chị hãy trình bày các nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao (nguyên Điểm
nhân tổ chức, nguyên nhân kỹ thuật)
a) Nguyên nhân về tổ chức: 1đ

- Bổ trí công nhân không đủ điều kiện làm việc trên cao, sức khoẻ không đảm
bảo (phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém .v.v..), công nhân
chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động dẫn đến vi phạm quy trình
kỹ thuật, kỷ luật LĐ và nội quy an toàn lao động.
- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện ngăn chặn và khắc phục kịp
thời các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn.
- Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như giầy chống trượt, dây an toàn.

b) Nguyên nhân về kỹ thuật: 1,0 đ

- Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như các loại thang, các loại
dàn giáo (giáo ghế, giáo cao, giáo treo … ) để tạo ra chỗ làm việc và đi lại an toàn
cho công nhân trong quá trình thi công trên cao.
- Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao không đảm bảo an toàn gây ra sự cố
tai nạn, do những sai sót thuộc các khâu: thiết kế, chế tạo, dựng lắp, tháo dỡ, sử
dụng.

+ Nguyên nhân do sai sót thiết kế: Xác định sơ đồ tải trọng tính toán không 0,5 đ
đúng với điều kiện làm việc thực tế. Các chi tiết cấu tạo và liên kết không phù hợp
với khả năng gia công chế tạo

+ Sai sót do gia công chế tạo: VL sử dụng kém chất lượng, gia công không 0,5 đ
chính xác theo kích thước thiết kế, liên kết kết cấu không đảm bảo.

+ Sai sót trong dựng lắp, tháo dỡ: Không đúng kích thước khoảng cách theo 0,5 đ
thiết kế. Cột dàn giáo đặt nghiêng gây lệch tâm tải trọng thẳng đứng dẫn tới vượt quá
trị số ứng suất cho phép; không bố trí đủ các điểm neo dàn giáo vào công trình; dàn
giáo đặt trên nền đất yếu gây ra lún; khi dựng lắp dàn giáo CN không mang dây an
toàn; vi phạm trình tự lắp và tháo dỡ.

+ Sai sót trong sử dụng dàn giáo: Chất VL quá nhiều, tập trung đông người trên 0,5 đ
sàn công tác gây quá tải. Không thường xuyên kiểm tra tình trạng dàn giáo để sửa
chữa, thay thế kịp thời các bộ phận hư hỏng.

6. Anh/Chị hãy trình bày các biện pháp chung phòng ngừa ngã cao: Biện pháp Điểm
tổ chức, biện pháp kỹ thuật

(1) Biện pháp tổ chức 1,5 đ


a) Yêu cầu đối với người làm việc trên cao
- Tuổi từ 18 trở lên.
- Có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do y tế cấp.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm
- Phụ nữ có thai, bệnh tim, điếc, mắt kém, không được làm việc trên cao.
- Có giấy chứng nhận đã được huấn luyện đạt yêu cầu về ATLĐ
- Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân.
- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật LĐ.
- Nhất thiết phải mang dây an toàn tại những nơi quy định.
- Cấm đùa nghịch khi đang làm việc trên cao, leo trèo qua lan can an toàn
- Không được đi dép lê, đi guốc khi làm việc ở trên cao
- Trước và trong khi làm việc ở trên cao: không được uống rượu bia, hút thuốc
lào.
- Công nhân phải có túi cá nhân đựng đồ nghề, cấm vứt, ném dụng cụ đồ nghề,
hoặc bất cứ thứ gì từ trên cao xuống
- Lúc tối trời, mưa to, dông bão, gió từ cấp 5 trở lên không được làm việc trên
giáo cao, ống khói, đài nước, tháp, trụ, dầm cầu .v.v..

b) Thực hiện giám sát, kiểm tra ATLĐ khi làm việc trên cao 0,5 đ

- Cán bộ Kỹ thuật phải kiểm tra thường xuyên ATLĐ.


- Trước khi làm việc phải kiểm tra AT vị trí làm việc của công nhân: dàn giáo,
sàn công tác, thang, lan can.v.v. Kiểm tra phương tiện BHLĐ: dây an toàn, mũ,
dầy dép.v.v.. Khi thấy hư hỏng phải sửa chữa ngay hoặc dừng làm việc
- Khi đã nhắc nhở mà công nhân không thực hiện, vẫn vi phạm thì phải kỷ luật:
phê bình, cảnh cáo, chuyển sang làm việc ở công tác khác.v.v.

(2) Biện pháp kỹ thuật 1đ

Yêu cầu chung khi làm việc trên cao:


- Các biện pháp AT, phòng ngừa ngã cao cần được nghiên cứu đề xuất trước khi
thi công, khi lập biện pháp thi công cần đồng thời lập luôn biện pháp kỹ thuật an
toàn.
- Tuỳ theo dạng công tác mà chọn dàn giáo cho phù hợp. Nơi nào không có sàn
công tác, dàn giáo, hoặc không có lan can, phải trang bị dây an toàn.
- Bố trí công việc hợp lý cho công nhân, sao cho công nhân ít phải di chuyển
nhất. Đảm bảo cho CN lên xuống giữa các tầng nhà, các sàn công tác an toàn, phải cố
thang lên xuống

- Mặt sàn công tác không được trơn trượt, phải tạo độ nhám cho mặt sàn công tác. 1đ

- Dây AT cũng như các đoạn dây nối dài thêm, trước khi sử dụng cần thử nghiệm
độ bền, đảm bảo AT mới cho công nhân sử dụng.
- Đảm bảo chiếu sáng đầy đủ vào ban đêm
- Tuyệt đối cấm bắc sàn thao tác lên các bộ phận kê đỡ tạm, hoặc gá lên các bộ
phận công trình không ổn định.

7. Anh/Chị hãy trình bày các biện pháp phòng ngừa ngã cao trong công tác xếp Điểm
dỡ, vận chuyển và xây trát

(1) Công tác xếp dỡ, vận chuyển 1đ

- Công tác xếp dỡ phải được tiến hành dưới sự chỉ huy của người được chỉ định
phụ trách
- Trước khi làm việc cần kiểm tra sàn để xếp VL, dọn sạch đường đi, kiểm tra các
phương tiện làm việc trên cao
- Nên dùng cơ giới hoá trong công tác xếp dỡ hàng hoá. Cần tuân thủ quy định an
toàn về lắp đặt của từng loại máy.
- Không xếp bất kỳ vật gì vào các bộ phận công trình chưa ổn định, không xếp
quá tải trọng cho phép đã chỉ dẫn.

- Đường đi lại, vận chuyển trên sàn công tác phải có lan can bảo vệ cao ≥ 1m, 1đ
chắc chắn.
- Đường cho công nhân vận chuyển VL lên cao không được dốc quá 30 o và phải
có bậc
- Cấm vận chuyển hàng bằng xe đẩy hoặc cáng trên cầu thang hoặc thang dốc.
- Cấm người ngồi trên hàng chất trên phương tiện vận chuyển.
- Công nhân đón VL trên cao phải đeo dây an toàn

(2) Công tác xây, trát 1đ

- Trước khi xây tường phải xem xét lại tình trạng móng, phần tường đã xây trước,
kiểm tra việc xắp xếp VL trên sàn công tác.
- Khi xây chiều cao ≥ 1,5m phải bắc giáo xây. Khi dàn giáo cao ≥ 2m phải
chuyển VL bằng cẩu chuyển. Cấm vẩn chuyển gạch bằng tung, ném lên cao ≥ 2m.
- Cấm không đứng trên tường xây để xây, đi lại trên mặt tường, đứng trên mái để
xây. Cấm tựa thang vào tường gạch mới xây để lên xuống.
- Cấm xây tường cao quá hai tầng nhà khi chưa có sàn bên dưới hoặc sàn tạm.
- Khi xây ống khói cao ≥ 3m phải có sàn hoặc lưới che chắn bảo vệ rộng từ (2–3) m.

- Khi trát ở trên cao phải sử dụng dàn giáo, trát trong có thể dùng giáo ghế có lan 1đ
can an toàn
- Khi trát ở trên cao đồng thời ở hai hay nhiều tầng phải có sàn bảo vệ trung gian.
- Khi đưa vữa lên sàn thao tác < 5m phải dùng các thiết bị cơ giới nhỏ hoặc công
cụ cải tiến. Nếu > 5m thì phải dùng hệ thang tải hoặc phương tiện vận chuyển khác.
Không đưa tay với thùng đựng xô vữa cao quá 2m.
- Công nhân lên xuống phải có thang.

8. Anh/Chị hãy trình bày các biện pháp phòng ngừa ngã cao trong công tác ván Điểm
khuôn, cốt thép

a) Công tác ván khuôn 1đ

- Ván khuôn, cột chống, dàn giáo phải theo đúng yêu cầu thiết kế thi công.
- Ván khuôn ghép sẵn thành khối phải đảm bản vững chắc khi cẩu lắp. Khi dựng
ván khuôn chồng lên nhau nhiều tầng, phải cố định chắc chắn tầng dưới mới lắp tiếp
tầng trên.
- Cần trục vận chuyển lên cao cần tránh không được va chạm vào các kết cấu ván
khuôn đã lắp dựng
- Lắp đặt ván khuôn ở độ cao > 1,5m trở lên so với mặt sàn phải đứng trên ghế,
giáo thi công.

- Lắp dựng ván khuôn treo (ván khuôn leo, trượt) ván khuôn tự mang công nhân 1đ
phải đeo dây an toàn
- Lắp dựng hệ thống ván khuôn cho kết cấu vòm vỏ phải có sàn công tác và lan
can bảo vệ
- Hệ thống ván khuôn treo phải được liên kết vào các kết cấu đã ổn định chắc
chắn và bền vững,ván khuôn không chuyển vị.

- Trước khi đổ bê tông phải kiềm tra tình trạng của ván khuôn, nếu hư hỏng phải 0,5 đ
sửa chữa ngay.
- Mỗi khi di chuyển ván khuôn phải kiểm tra các thiết bị treo buộc, thiết bị
nâng .v.v..

b) Công tác cốt thép 1đ

- Lắp dựng cốt thép trên cao, cốt thép dầm, tường, vách ngăn độc lập phải có sàn
công tác rộng  0,8m bố trí ở một bên của ván khuôn.
- Khi cắt bỏ các phần sắt thừa ở trên cao phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có
rào ngăn, biển cấm.
- Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván rộng  40 cm, cấm qua lại trực
tiếp trên khung cốt thép.

- Không chất cốt thép trên sàn công tác hay trên ván khuôn vượt quá tải trọng cho 0,5 đ
phép.
- Khi cẩu chuyển các khung cốt thép, lưới cốt thép đến nơi lắp đặt phải kiểm tra
mối hàn, mối buộc.

9. Anh/Chị hãy trình bày các biện pháp phòng ngừa tai nạn về điện Điểm

a) Đề phòng tiếp xúc va chạm các bộ phận mang điện 1đ

- Đảm bảo cách điện tốt. Các thiết bị, đường dây phải đảm bảo cách điện tốt,
không xuất hiện dòng điện rò.
- Bao che ngăn cách các bộ phận mang điện, tránh cho người va chạm vào những
chỗ như cầu dao, cầu chảy, các thiết bị đóng cắt, các đầu nối dây.v.v.. phải được che
kín.
- Không được đặt dây điện, dây cáp trên mặt đất, sàn nhà, phải đặt trên giá cao,
tránh cho người dẫm đè lên khi qua lại.
- Sử dụng điện áp an toàn.
- Đề phòng tai nạn bất ngờ. Tại các nguồn cấp điện như trạm đóng cắt điện, cầu
dao, công tắc ổ cắm .v.v.. phải có biển báo

b) Đề phòng tai nạn khi chạm vào các bộ phận của thiết bị sử dụng điện 1đ

- Nối đất bảo vệ: Áp dụng cho mạng điện ba pha có trung tính cách ly nhằm
làm giảm điện áp chạm. Dùng dây dẫn nối vỏ kim loại với cọc nối đất băng sắt thép
chôn dưới đất có điện trở nhỏ đối với dòng điện rò và điện trở cách điện ở các phần
bị hư hỏng.
- ‘Nối không’ bảo vệ: Áp dụng khi mạng 3 pha, 4 dây với dây thứ tư là dây
trung tính đã nối đất. Dùng dây dẫn nối thân kim loại của máy với dây trung tính.
Trường hợp có sự cố (thủng cách điện), xuầt hiện dòng điện trên thân máy thì lập tức
một trong các pha sẽ gây ra ngắn mạch, sẽ làm cháy cầu chì hoặc bộ phận tự động sẽ
cắt điện khỏi máy
- Cắt điện bảo vệ: Cắt điện bảo vệ được áp dụng cho cả mạng cách điện với đất
và mạng có dây trung tính nối đất để đảm bảo an toàn hơn khi thiết bị xảy ra sự cố
(chạm vỏ).

c) Đề phòng tai nạn do điện áp bước. 0,5 đ

- Khi có dây điện bị đứt, một đầu dây rơi xuống đất, ruộng.v.v. mọi người phải
tránh xa, không được đến gần. Nếu có điều kiện thông tin kịp thời để cắt nguồn điện
là tốt nhất.
- Một biện pháp làm giảm nguy hiểm điện áp bước là thực hiện san bằng điện thế,
bằng cách dùng nhiều cọc nối đất được nối với nhau bằng thanh dẫn với mục đích
làm giảm nhỏ điện áp bước ở gần mỗi cọc nối đất.

d) Đề phòng bị phóng điện hồ quang. 0,5 đ

Khi làm việc dưới đường dây tải điện cao áp phải tuân thủ các khoảng cách an
toàn theo quy định:

e) Sử dụng các dụng cụ bảo vệ. 0,5 đ

- Dụng cụ bảo vệ chính: là loại chịu được điện áp khi tiếp xúc với những phần
dẫn điện trong thời gian lâu. Với các thiết bị có điện áp > 1000 V , các dụng cụ : sào
cách điện, kìm cách điện, kìm đo điện, thiết bị chỉ điện áp.
- Dụng cụ phụ trợ: là các loại bản thân không không đảm bảo an toàn khỏi
điện áp tiếp xúc mà phải dùng kết hợp với các dụng cụ chính khác, các dụng cụ này
như: găng tay, ủng cao su, bục, thảm cách điện.v.v.

f) Cấp cứu người bị điện giật. 0,5 đ

- Khi cấp cứu việc đầu tiên là nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện:
mở cầu dao, cầu chì, công tắc….
- Sau khi đã tách nạn nhân khỏi vật mang điện, nạn nhân còn thở, tim còn đập thì
để nạn nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh, thông thoáng, nới rộng quần áo cho dễ thở và
máu dễ lưu thông... Nếu nạn nhân đã thở mạnh, ngắt quãng, hoặc đã ngừng thở, tim
ngừng đập thì phải khẩn trương làm hô hấp nhân tạo ngay

10. Anh/Chị hãy trình bày các điều cấm khi sử dụng thiết bị, máy nâng hạ Điểm

Một số điều cấm khi sử dụng thiết bị, máy nâng hạ: 1đ
- Lên xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang di chuyển;
- Đứng trong bán kính quay của phần quay của các loại cần trục;
- Nâng tải trong tình trạng không ổn định hoặc chỉ móc lên một bên của móc kép;
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng trên tải;

- Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên bị liên kết bằng bu lông với các 1đ
vật khác hoặc bị liên kết với bê tông;
- Kéo lê tải trên đất, sàn hoặc đường ray bằng móc của máy trục khi cáp nâng tải
xiên; dịch chuyển các loại toa tầu hoả hoặc toa goòng bằng móc mà không có bộ
phận dẫn hướng đảm bảo cho cáp nâng tải ở vị trí thắng đứng;
- Dùng máy trục lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị tải đè lên;
- Kéo tải khi nâng hạ và di chuyển;

- Xoay và điều chỉnh tải dài, cồng kềnh khi nâng chuyển và hạ tải mà không dùng 1đ
các dụng cụ chuyên dùng tương ứng;
- Đứng lên tải để cân bằng khi nâng, hạ và di chuyển hoặc sửa lại dây buộc khi
tải đang treo;
- Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sàn nhận tải;
- Bốc xếp lên ô tô khi trong buồng lái ô tô đang có người;

- Dùng công tác hạn chế hành trình để thay bộ phận ngắt tự động các cơ cấu trừ 1đ
trường hợp lúc cầu trục đi tới sàn đỗ;
- Làm việc khi thiết bị an toàn và phanh hỏng;
- Cho các cơ cấu của máy trục hoạt động khi có người trên máy trục nhưng ngoải
buồng điều khiển (trên hành lang, buồng máy, cần, đối tượng...). Quy định này không
áp dụng đối với những người kiểm tra và điều chính các cơ cấu và thiết bị điện.
Trong trường hợp này việc mở và ngắt cơ cấu phải theo tín hiệu của người kiểm tra,
điều chỉnh.

You might also like