You are on page 1of 20

MỤC LỤC

1. Đặc điểm liên quan đến chiến thuật CNCH sự cố, tai nạn có người mắc
kẹt trong nhà, công trình………………………………………………………2
1.1. Đặc điểm về nhà, công trình………………………………………………2
1.2. Phân loại nhà, công trình……………………………………………………2
2. Đặc điểm sự cố, tai nạn có người mắc kẹt trong nhà, công trình…………5
2.1. Nguyên nhân cơ bản tạo ra sự cố, tai nạn có người mắc kẹt……………..…5
2.2. Các dạng sự cố, tai nạn có người mắc kẹt cơ bản………………………......6
3. Chiến thuật cứu nạn, cứu hộ sự cố, tai nạn có người mắc kẹt trong nhà,
công trình……………………………………………………...………………11
3.1. Chỉ huy hoạt động cứu nạn, cứu hộ………………………………………11
3.2. Trinh sát hiện trường………………………………………………………12
3.3. Khoanh vùng hiện trường có người mắc kẹt………………………………12
3.4. Triển khai các phương pháp, biện pháp cứu nạn, cứu hộ…………………13
3.5. Triển khai cứu người bị nạn bị mắc kẹt trong nhà, công trình……………14
3.6. Các biện pháp bảo đảm an toàn....................................................................20
2

1. Đặc điểm liên quan đến chiến thuật CNCH sự cố, tai nạn có người
mắc kẹt trong nhà, công trình
1.1. Đặc điểm về nhà, công trình
- Nhà, công trình đa dạng về loại hình, có công năng sử dụng khác nhau
như: Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở riêng lẻ, công trình giáo dục; công trình y
tế; công trình văn hóa; công trình thể thao; công trình tôn giáo, tín ngưỡng; công
trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc; nhà ga; trụ sở cơ quan nhà nước;
công trình sản xuất vật liệu xây dựng; công trình luyện kim và cơ khí chế tạo;
công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công trình công nghiệp nhẹ
v.v…
- Đối với nhà, công trình thường được xây dựng với các dạng kết cấu chịu
lực như: Kết cấu tường chịu áp dụng cho nhà công trình có khẩu độ vừa và nhỏ;
kết cấu khung chịu lực áp dụng cho các công trình nhiều tầng, cao tầng, đối với
nhà, công trình công nghiệp của yếu được xây dựng với kết cấu khung chịu lực,
dạng khung thép mái tôn; hệ kết cấu không gian lớn áp dụng cho các công trình
như: nhà thi đấu thể thao, các trung tâm thương mại v.v…
1.2. Phân loại nhà, công trình
- Đối với loại hình nhà, công trình là chung cư, trụ sở làm việc cao tầng,
siêu thị, trung tâm thương mại… thường lắp đặt hệ thống thang máy để phục vụ
cho việc đi lại được thuận tiện, tuy nhiên trong quá trình sử dụng thang máy tại
các công trình này có thể xảy ra sự cố, tai nạn mắc kẹt trong thang máy do nhiều
nguyên nhân khác nhau như: Do sử dụng không đúng cách, do đùa nghịch, sơ
xuất bất cẩn trong quá trình sử dụng thang máy, do lỗi kỹ thuật của thang, do
công tác bảo trì, bảo dưỡng dẫn đến thang máy bị hư hỏng v.v… Thang máy lắp
đặt trong nhà và công trình cũng đa dạng về loại hình, chủng loại, tùy thuộc vào
công năng sử dụng của từng công trình mà lắp đặt các thang máy phù hợp như:
Thang máy chuyên chở người, loại này chuyên để vận chuyển hành khách trong
các khách sạn, công sở, nhà nghỉ, các khu chung cư, trường học, tháp truyền
hình...; Thang máy chuyên chở người có tính đến hàng đi kèm, loại này thường
dùng cho các siêu thị, khu triển lãm...; Thang máy chuyên chở bệnh nhân:
chuyên dùng cho các bệnh viện, các khu điều dưỡng... Đặc điểm của loại này là
kích thước thông thủy cabin phải đủ lớn để chứa băng ca hoặc giường của bệnh
nhân, cùng với các bác sĩ, nhân viên và các dụng cụ cấp cứu đi kèm; Thang máy
chuyên chở hàng có người đi kèm, thường dùng trong các nhà máy, công xưởng,
kho, khách sạn...; Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm: Chuyên
dùng để chở vật liệu, thức ăn trong các khách sạn, nhà ăn tập thể... Đặc điểm của
loại này là chỉ có điều khiển ở ngoài cabin (trước các cửa tầng); Ngoài ra còn có
các loại thang máy chuyên dùng như: thang máy cứu hỏa, chở ôtô...
3

Hình ảnh 1.1. Thang máy


- Đối với nhà, công trình công nghiệp thường bố trí hệ thống dây chuyền,
công nghệ, thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất, chế tạo, khai thác
phù hợp với từng loại hình sản xuất.
4

Hình ảnh 1.2. Hệ thống công nghệ sản suất


Trong nhà, công trình thường tồn tại những khoảng không gian hạn chế,
có thể kể đến một số loại không gian hạn chế được hình thành trong nhà, công
trình như: bể ngầm, cống ngầm, các loại bồn (bể chứa, xe bồn, bình áp lực, nồi
hơi, xe xitec…), các loại đường ống: đường ống, cống, các hố có độ sâu trên
1,2m…

Hình ảnh 1.3a. Nồi hơi sử dụng trong quá trình sản xuất bị hư hỏng
Trong các không gian hạn chế này, phát sinh những yếu tố nguy hiểm có
thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người như: việc
trao đổi khí hạn chế dẫn đến nồng độ oxi không đảm bảo, trong không gian hạn
chế có thể tồn tại một số chất khí độc hại gậy nguy hiểm đến sức khỏe, tính
mạng của con người; hay các chất có hại tồn tại trong không gian hạn chế dưới
các hình thức khác nhau bao gồm bụi, hơi, khí, khói và sương. Các chất có tính
chất độc hại trong không gian hạn chế có thể phát sinh do: Phản ứng hóa học
giữa các chất ở không gian hạn chế; các khí thải từ động cơ máy bơm, các máy
5

móc khác được sử dụng trong hoặc gần không gian hạn chế; các khí trong hệ
thống cống rãnh và cống thoát nước ngầm...

Hình 2.3b Hệ thống nồi hơi.


Nhà và công trình có kiến trúc và hình dáng đa dạng, chủ yếu được xây
dựng bằng các vật liệu thuộc nhóm không cháy và khó cháy, tuy nhiên bên trong
nhà, công trình có nhiều đồ vật, thiết bị, vật tư là những chất dễ cháy, nổ (bàn
ghế, giường tủ, chăn, đệm, ô tô, xe máy, gas, xăng dầu v.v…);
Trong nhà và công trình luôn tiền ẩn những nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn.
Quá trình sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất… con người có thể bị mắc kẹt
bên trong nhà, công trình dẫn tới sức khỏe, tính mạng bị ảnh hưởng, như: bị kẹt
trong trong phòng, bị kẹt bởi các đồ đạc, thiết bị, mắc kẹt trong các không gian
hạn chế trong công trình, mắc kẹt bởi các thiết bị máy móc v.v…
Thực tế hiện nay có nhiều nhà, công trình không đảm bảo về an toàn
PCCC và CNCH, khoảng cách an toàn PCCC giữa các nhà và công trình không
đảm bảo, không đảm bảo đường giao thông cho xe thang, xe CNCH, xe chữa
cháy, xe cần nâng hoạt động.
Nhiều nhà, công trình chỉ tiếp cận được ở phía mặt tiền, tuy nhiên khoảng
không phía trước hẹp, thậm chí ở phía trước nhà công trình có hệ thống dây điện
dày đặc hay có nhiều chướng ngại vật khác gây khó khăn cho việc tiếp cận của
các phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ.
2. Đặc điểm sự cố, tai nạn có người mắc kẹt trong nhà, công trình
2.1. Nguyên nhân cơ bản tạo ra sự cố, tai nạn có người mắc kẹt
- Sự cố, tai nạn xảy ra trong nhà, công trình có thể xảy ra bất cứ khi nào,
bất cứ nơi đâu trong nhà, công trình.
Trong quá trình sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất có thể xảy ra các sự
cố, tai nạn dẫn tới con người có thể bị mắc kẹt bên trong nhà, công trình gây ảnh
6

hưởng tới sức khỏe, tính mạng. Sự cố, tai nạn này có thể do một số nguyên nhân
như sau:
+ Do con người sơ xuất bất cẩn trong quá trình sinh hoạt, lao động, sản
xuất;
+ Do vi phạm quy định an toàn trong quá trình sử dụng các thiết bị, máy
móc;
+ Do lỗi kỹ thuật của hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất, lỗi kỹ
thuật của thiết bị;
+ Do trẻ em đùa, nghịch dẫn đến bị mắc kẹt trong các thiết bị, đồ đạc của
nhà, công trình v.v…
- Nạn nhân có thể bị mắc kẹt trong nhà, công trình dưới nhiều dạng tai
nạn khác nhau: họ có thể bị kẹt trong phòng, bị kẹt vào cửa, kẹt vào các thiết bị
của công trình, bị mắc kẹt trên cao; bị kẹt trong các không gian hạn chế trong
công trình, bị kẹt bởi các thiết bị máy móc v.v…
- Trong nhà, công trình khi xảy ra các sự cố như hư hỏng bộ phận công
trình, có thể có nạn nhân bị mắc kẹt bên trong các phòng, hay các khu vực kín
không thể thoát ra được; hoặc một phần cơ thể bị kẹt bởi các bộ phận, thiết bị
của nhà, công trình.
2.2. Các dạng sự cố, tai nạn có người mắc kẹt cơ bản
- Nạn nhân bị kẹt một phần cơ thể bởi các bộ phận của công trình: Kẹt
toàn thân hay một phần cơ thể vào cửa, cửa sổ, thiết bị của công trình.

Hình ảnh 2.1. Nạn nhân bị kẹt phần đầu trong lồng sắt cửa sổ của tòa
nhà.
Kẹt tay, chân vào cửa, các thiết bị gia dụng khác; đầu bị kẹt bởi các song
của cửa sổ, bàn, ghế trong trường hợp do trẻ em đùa nghịch…), tai nạn này
thường là những tai nạn nhẹ.· Most facilities (major targets) such as hospitals,
7

labs, universities, manufacturing plants and warehouses have a broad array of


hazardous material on site.
- Nạn nhân bị kẹt trong máy giặt, máy rửa bát, hay bị kẹt một phần bộ
phận cơ thể trong một số thiết bị gia dụng v.v…

Hình ảnh 2.2a. Nạn nhân bị kẹt trong lồng máy giặt.
- Nạn nhân bị chân tay vào bồn cầu, chậu rửa, ống thoát nước v.v…

Hình ảnh 2.2b. Nạn nhân bị kẹt chân vào bồn cầu.
- Nạn nhân bị kẹt trong các thiết bị máy móc được lắp đặt trong nhà công
trình:
Một phần cơ thể bị kẹt vào các bộ phận của thiết bị máy móc.
8

Hình ảnh 2.3a. Nạn nhân bị kẹt trong thiết bị
- Nạn nhân bị kẹt trong thang máy của công trình: bị kẹt trong buồng
thang máy, giếng thang máy, bị kẹt một phần cơ thể bởi một số bộ phận của
thang máy…

Hình ảnh 2.3b. Nạn nhân bị kẹt trong thang máy.
- Nạn nhân bị kẹt trong đường ống công nghệ, bồn chứa, téc chứa do tai
nạn lao động…
9

- Nạn nhân bị kẹt trong bể ngầm, cống của nhà, công trình.

Hình ảnh 2.3c. Sự cố, tai nạn kẹt dưới hố trong công trình.
- Nạn nhân bị kẹt trong các phòng ở công trình cao tầng do khói khí độc,
hỏng khóa cửa…; Nạn nhân bị kẹt bởi các bộ phận của công trình do hư hỏng
công trình, thiết bị xây dựng;

Hình ảnh 2.4. Nạn nhân bị kẹt trong nhà


- Nạn nhân bị treo lơ lửng trên không do bị rơi ngã từ công trình kiến trúc
xuống như: con người trong khi việc ở trên cao trong nhà, công trình bị ngã
10

xuống và treo trên không; con người sinh sống và làm việc trong tòa nhà bị tai
nạn và kẹt ở trên cao…

Hình ảnh 2.5. Nạn nhân bị kẹt và treo lơ lửng trên không.
Đặc điểm nạn nhân bị kẹt trong nhà, công trình thường là những người
già, trẻ em, người tàn tật… vì vậy, rất dễ xảy ra tình trạng hoảng loạn về tinh
thần.
Một số trường hợp nạn nhân bị kẹt ở những nơi thiếu ôxy trong nhà, công
trình, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của nạn nhân.
Khi nạn nhân bị kẹt một phần chi thể bởi các thiết bị máy móc, phần chi
thể này thường bị dập nát, nạn nhân bị mất máu nhiều và rất đau đớn. Lúc còn
tỉnh thường kêu to, thậm chí khóc thét…

Hình ảnh 2.6. Nạn nhân bị kẹt tay vào thiết bị
11

Trong một số trường hợp nạn nhân bị treo lơ lửng ở trên cao, vị trí tiếp
cận để cứu khó khăn. Chính vì vậy, gây ra nhiều trở ngại trong công tác cứu nạn,
cứu hộ.

Hình ảnh 2.7. Nạn nhân bị treo lở lửng trên không.
Khi xảy ra sự cố, tai nạn có người mắc kẹt trong các thiết bị máy móc,
việc giải cứu người bị nạn cũng tương đối phức tạp và khó khăn do các thiết bị
máy móc sử dụng trong các loại hình nhà và công trình khác nhau, có đặc điểm,
cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau vì vậy yêu cầu lực lượng CNCH phải
nắm bắt được các đặc điểm này để có thể đưa ra được các biện pháp giải cứu
hợp lý.
Tại hiện trường có người mắc kẹt trong nhà, công trình có thể phát sinh
những mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người vì vậy
trong quá trình CNCH cần phải chú ý thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.
3. Chiến thuật cứu nạn, cứu hộ sự cố, tai nạn có người mắc kẹt trong
nhà, công trình
3.1. Chỉ huy hoạt động cứu nạn, cứu hộ
- Nhận và xử lý thông tin: Đội cứu nạn, cứu hộ phải tổ chức thường trực
sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức nhận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng đầy
đủ, chính xác. Nắm đầy đủ các thông tin về sự cố, tai nạn có người mắc kẹt
trong nhà, công trình: Tên công trình, địa điểm cụ thể, tình hình đặc điểm của
hiện trường…
- Trên đường đến hiện trường: Tiếp tục liên lạc với trung tâm chỉ huy để
nhận các thông tin về hiện trường có người mắc kẹt trong nhà, công trình.
Nghiên cứu các đặc điểm về kiến trúc xây dựng của nhà, công trình thông qua
hồ sơ thiết kế, cũng như qua phương án cứu nạn, cứu hộ (nếu có). Tuân thủ điều
lệnh chiến đấu và luôn đảm bảo an toàn cho lực lượng, phương tiện trên đường
đến hiện trường
12

- Khi đến hiện trường, nhanh chóng tổ chức khoanh vùng hiện trường sập
đổ. Quyết định biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình
hình cụ thể ở hiện trường kết hợp với quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm
an toàn cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
3.2. Trinh sát hiện trường
Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải tổ chức trinh sát để nắm bắt các thông tin về
sự cố, tai nạn có người mắc kẹt trong nhà, công trình.
+ Xác định được chính xác vị trí của người bị nạn đang mắc kẹt như ở
tầng nào, phòng nào, khu vực nào, hay thiết bị nào trong nhà, công trình; Số
lượng người bị nạn; tình trạng sức khỏe của họ, đánh giá được mức độ nguy
hiểm của từng người để áp dụng các biện pháp cứu phù hợp; trạng thái, tình hình
sức khỏe tâm lý của người bị nạn: nạn nhân còn tỉnh hay bất tỉnh; tinh thần có bị
hoảng loạn không, có thể đi lại được không; nạn nhân bị chấn thương ở vị trí
nào; kiểm tra xem nạn nhân có bị chấn thương cột sống hay không để đưa ra các
phương pháp và biện pháp cứu nạn, cứu hộ phù hợp.
+ Xác định các lối và đường tiếp cận người bị nạn đang bị mắc kẹt tại các
vị trí trong nhà, công trình ngắn nhất và an toàn nhất; xác định vị trí có thể tiếp
cận nhà, công trình của các phương tiện, thiết bị CNCH (xe cứu nạn, cứu hộ, xe
thang, xe chữa cháy…);
+ Đánh giá làm rõ được đặc điểm của công trình xảy ra sự cố, tai nạn có
người mắc kẹt như đặc điểm về kiến trúc xây dựng, loại nhà, công trình, tính
chất hoạt động, công năng sử dụng của nhà, công trình, cũng như đặc điểm,
nguyên lý làm việc của các thiết bị máy móc khi xảy ra sự cố, tai nạn; đánh giá
mức độ, loại hình sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt;
+ Xác định được những mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính
mạng của cán bộ, chiến sỹ cứu nạn, cứu hộ và người bị nạn trong quá trình cứu
nạn, cứu hộ;
+ Thu thập thêm các thông tin có liên quan đến sự cố, tai nạn có người
mắc kẹt trong nhà, công trình; nắm bắt và xác định nguyên nhân xảy ra sự cố, tai
nạn; cách xử lý của những người ở hiện trường đầu tiên và kết quả xử lý trước
khi lực lượng cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp tới hiện trường sự cố, tai nạn.
3.3. Khoanh vùng hiện trường có người mắc kẹt
Vùng hiện trường gồm có ba vùng cơ bản: vùng 1, vùng 2, vùng 3.
- Vùng 1: Là khoảng không gian xảy ra sự cố tai nạn có người mắc kẹt, nơi
diễn ra các hoạt động của lực lượng cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp.
- Vùng 2: Là khoảng không gian tiếp giáp với vùng 1, đây cũng là vùng
làm việc của lực lượng cứu nạn, cứu hộ, cấm những người không có nhiệm vụ
vào khu vực này. Trong trường hợp cần thiết, có thể lập hàng rào giữa vùng 2 và
13

vùng 3. Trong vùng 2 bố trí các khu vực để phương tiện cứu nạn, cứu hộ phù
hợp để phục vụ tốt cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ khu vực sơ cấp cứu ban đầu
cho người bị nạn, khu vực đảm bảo hậu cần, đảm bảo thông tin liên lạc, ánh
sáng phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ…
- Vùng 3 (khu vực hỗ trợ): Là khoảng không gian tiếp giáp với vùng 2,
đây là vùng hoạt động của các lực lượng tham gia hỗ trợ cho lực lượng cứu nạn,
cứu hộ thực hiện nhiệm vụ, vùng để các phương tiện dự phòng phục vụ công tác
cứu nạn, cứu hộ. Ở vùng này có các lực lượng như: lực lượng chữa cháy thường
trực, truyền thông (báo chí, truyền hình), cảnh sát giao thông, cơ động, trật tự, y
tế…Vùng này cũng cấm những người không có trách nhiệm liên quan.
Trong vùng 3 có thể có đặt các phương tiện như: phương tiện, thiết bị dự
phòng cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ ở hiện trường sập đổ, xe chữa cháy, xe
cứu thương… Trong vùng này lực lượng cứu nạn, cứu hộ có thể kết hợp với lực
lượng Cảnh sát như: Cảnh sát cơ động, Cảnh sát 113, Cảnh sát khu vực, cảnh sát
giao thông.. để bảo vệ hiện trường. Cấm những người không có nhiệm vụ vào
trong khu vực cứu nạn, cứu hộ.

Phương tiện để khoanh vùng hiện trường có người mắc kẹt trong nhà,
công trình bao gồm: Cọc, cột trụ giới hạn chuyên dụng, dây giới hạn hiện
trường, giải băng giới hạn hiện trường, đèn quay cảnh báo, biển cảnh báo…
3.4. Triển khai các phương pháp, biện pháp cứu nạn, cứu hộ
* Phương tiện, thiết bị CNCH có thể sử dụng để cứu người bị mắc kẹt
trong nhà, công trình:
+ Bộ thiết bị thủy lực;
+ Kìm banh, kìm cắt sử dụng năng lượng điện;
14

+ Máy cưa, cắt chuyên dụng; cưa sắt, cưa gỗ cầm tay; thiết bị phá khóa,
bản lề cửa;
+ Bộ gối hơi, thiết bị kê chèn;
+ Xe CNCH, xe thang, xe cần nâng…
+ Thang hai, thang ba…
+ Dây cứu nạn, cứu hộ;
+ Cáng cứu nạn, cứu hộ;
+ Thiết bị kiểm tra nồng độ ô xi, khí độc.
+ Thiết bị sơ cấp cứu ban đầu;
+ Thiêt bị phòng chống khói khí độc;
+ Thiết bị thông tin liên lạc;
+ Móc khóa, đai an toàn, đai toàn thân v.v…
3.5. Triển khai cứu người bị nạn bị mắc kẹt trong nhà, công trình
Căn cứ vào kết quả trinh sát, nắm bắt được vị trí, tình trạng của người bị
nạn bị mắc kẹt trong nhà, công trình, người chỉ huy CNCH quyết định hướng tiếp
cận, phương pháp, biện pháp cứu người bị nạn phù hợp.
- Đối với trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt trong phòng:
+ Để giải cứu người bị nạn bị kẹt trong các phòng (phòng ở, phòng vệ
sinh…) lực lượng CNCH có thể áp dụng nhiều biện pháp từ đơn giản đến phức
tạp: Sử dụng chìa khóa để mở của, trong trường hợp không có chìa khóa có thể sử
dụng búa, rìu đa năng, thiết bị phá dỡ đa năng cầm tay; hay có thể sử dụng kìm
banh, kìm cắt để phá cửa (phá khóa, phá bản lề cửa);

Hình ảnh 3.1. Giải cứu người bị nạn bị kẹt trên mái nhà.
15

Trong một số trường hợp có thể sử dụng máy cưa, máy cắt để cắt cửa,
tường tạo khoảng trống để tiếp cận giải cứu người bị nạn. Khi cắt cần chú ý: Sử
dụng thiết bị cưa, cắt phù hợp với vật liệu cần cắt; cắt theo hình Tam giác, hình tứ
giác với khoảng trống đủ rộng để có thể tiếp cận vào bên trong và giải cứu nạn
nhân ra ngoài an toàn.

Hình ảnh 3.2. Phá tường để giải cứu nạn nhân
- Đối với trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt nhẹ bởi các thiết bị, độ đạc trong
nhà, công trình (bị kẹt vào khoảng trống của các đồ đạc, thiết bị như thành nghế,
bàn…):
Tùy thuộc vào từng tình huống sự cố, tai nạn; tình trạng của người bị kẹt
trong các thiết bị đồ đạc của nhà, công trình mà lực lượng cứu nạn, cứu hộ áp
dụng các biện pháp, phương tiện cứu nạn, cứu hộ phù hợp: Trước hết cần động
viên người bị nạn bình tĩnh và tự mình đưa phần cơ thể bị kẹt thoát ra khỏi thiết
bị, lực lượng cứu nạn, cứu hộ có thể sử dụng thêm dầu, mỡ thực vật, xà phòng…
để bôi trơn giúp người bị nạn có thể dễ dàng đưa phần cơ thể thoát ra khỏi vị trí bị
kẹt. Trong trường hợp biện pháp này không thực hiện được lực lượng cứu nạn,
cứu hộ có thể sử dụng các phương tiện, thiết bị để cắt bỏ một phần cấu kiện hoặc
mở rộng không gian để đưa phần cơ thể của nạn nhân ra khỏi thiết bị, đồ đạc.
16

Hình ảnh 3.3a. Cắt bỏ cấu kiện giải cứu nạn nhân
+ Đối với trường hợp người bị nạn bị kẹt một phần cơ thể (chân, tay, đầu)
vào các đồ đạc, thiết bị làm bằng vật liệu gỗ (như bàn ghế, gỗ, song cửa gỗ…),
lực lượng CNCH có thể sử dụng cưa gỗ cầm tay, cưa gỗ điện để cắt bỏ một phần
cấu kiện gỗ để giải cứu người bị nạn.
+ Đối với trường hợp người bị nạn bị kẹt một phần cơ thể vào các đồ đạc,
thiết bị bằng kim loại (song cửa bằng sắt, lồng sắt…), lực lượng CNCH có thể sử
dụng các loại cưa sắt cầm tay, máy cắt kim loại, kìm cắt thủy lực, kìm cắt sử dụng
năng lượng điện, kìm cộng lực để cắt bỏ một phần cấu kiện hoặc có thể sử dụng
kìm banh thủy lực, kìm banh sử dụng năng lượng điện để banh mở rộng không
gian giải cứu người bị nạn. Trong quá trình giải cứu chú ý các biện pháp đảm bảo
an toàn cho người bị nạn.

Hình ảnh 3.3b. Cứu người bị mắc kẹt trong lồng sắt.
17

- Đối với trường hợp người bị nạn bị trong các thiết bị máy móc:
Trước khi triển khai CNCH, cần phải nắm đặc cấu tạo, nguyên lý làm việc
cơ bản của thiết bị, tình trạng người bị kẹt bởi thiết bị máy móc để quyết định
biện pháp CNCH phù hợp. Nếu kẹt đơn giản có thể động viên người bị nạn tự
điều chỉnh để thoát khỏi vị trí bị kẹt; hay có thể vận hành đảo ngược chiều quay
của thiết bị để giải cứu người bị nạn… trong trường hợp bị kẹt nặng không thể
giải cứu bằng các biện pháp trên được thì cần sử dụng các phương tiện CNCH
chuyên dụng (kìm banh, kìm cắt…) để giải cứu. Khi thực hiện cần chú ý:
+ Nắm bắt tình hình sự cố, tai nạn mắc kẹt thiết bị máy móc.
+ Ngắt nguồn điện của thiết bị máy móc có người bị mắc kẹt.
+ Sử dụng thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp để giải cứu người bị nạn.
- Đối với nạn nhân bị mắc kẹt trong thang máy: Lực lượng CNCH cần xác
định được vị trí của Cabin; xác định được tình trạng của người bị nạn; nguyên
nhân sự cố thang máy để đưa ra biện pháp cứu hợp lý. Khi cứu nạn, cứu hộ cần
cắt nguồn điện của thang máy, sử dụng chìa khóa để mở cửa tầng thang máy giải
cứu người bị nạn, trong trường hợp không mở được cửa thang máy thì lực lượng
CNCH có thể sử dụng kìm banh để mở cửa giải cứu người bị nạn…; trong trường
hợp sàn buồng thang lệch sàn tầng, lực lượng CNCH thực hiện biện pháp để đưa
buồng thang máy về tầng gần nhất, sau đó thực hiện các thao tác mở cưa để giải
cứu người bị nạn. Đối với trường hợp có người bị mắc kẹt bởi các bộ phận của
thang, lực lượng CNCH sử dụng các thiết bị banh, cắt chuyên dụng để giải cứu.

Hình ảnh 3.4. Giải cứu người bị kẹt trong thang máy.
- Đối với trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt trên cao trong nhà, công trình:
18

Căn cứ vào tình hình tại hiện trường, mức độ sự cố, tai nạn có người bị
kẹt trên cao trong công trình, các thông tin thu thập thông qua trinh sát như đặc
điểm của người bị nạn, độ cao tầng có người bị nạn bị mắc kẹt, tình trạng sức
khỏe, trạng thái tâm lý và các mối nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của các
nạn nhân, số lượng nạn nhân… mà lực lượng cứu nạn, cứu hộ quyết định lựa
chọn những phương pháp, biện pháp cứu người tối ưu và phù hợp với điều kiện
thực tế tại hiện trường.
Việc tiếp cận và giải cứu người bị nạn có thể bằng nhiều biện pháp khác
nhau:
+ Triển khai thang để tiếp cận và giải cứu nạn nhân:
Đối với trường hợp mắc kẹt ở tầng 2, tầng 3, lực lượng CNCH có thể triển
khai thang (thang hai, thang ba…) để tiếp cận và triển khai các biện pháp và đội
hình cứu người bị nạn phù hợp đề cứu người như: biện pháp bảo hiểm cho người
bị nạn tự xuống thang; biện pháp dìu người bị nạn xuống bằng thang, biện pháp
cõng qua thang, thả người bị nạn qua thang…

Hình 3.5. Sử dụng thang tiếp cận và giải cứu nạn nhân.
+ Triển khai xe thang, xe cần nâng để tiếp cận và giải cứu nạn nhân bị kẹt
trên cao:
Đối với nhà, công trình mà khoảng không gian xung quanh đảm bảo cho
xe thang, xe cần nâng có thể tiếp cận an toàn, trong trường hợp người bị nạn bị
mắc kẹt trên cao mà nằm trong phạm vi hoạt của xe thang, xe cần nâng thì lực
lượng cứu nạn, cứu hộ phải nhanh chóng triển khai xe thang, xe cần nâng để tiếp
cận và cứu người ở trên cao.
Khi tiếp cận được người bị nạn, căn cứ vào tình hình thực tế ở hiện
trường, vị trí và tình trạng của người bị nạn, người chỉ huy CNCH sẽ quyết định
biện pháp cứu người phù hợp: đưa người bị nạn xuống trực tiếp bằng giỏ thang
(đây là biện pháp được sử dụng phổ biến); triển khai dây kết hợp với hệ thống
thang của xe thang, xe cần nâng để đưa người bị nạn xuống dưới an toàn;
19

Hình ảnh 3.7. Cứu người bằng xe thang.


Lực lượng CNCH có thể hướng dẫn người bị nạn xuống bằng thang của
xe thang: trong quá trình hướng dẫn lực lượng CNCH cần phải chú ý bảo hiểm
an toàn cho người bị nạn.

Hình ảnh 3.6. Cứu người bằng xe thang.


- Đối với trường hợp người bị nạn kẹt trong không gian hạn chế: Khi tiến
hành hoạt động CNCH, cần phải đánh giá được hiện trường sự cố, tai nạn trong
không gian hạn chế, sử dụng thiết bị đo nồng độ ô xi, khí độc để đánh giá xem
trong không gian hạn chế đó có khí độc không? nồng độ ô xi có đảm bảo không?
Trường hợp trong không gian hạn chế có nồng độ oxi đảm bảo và không
có khí độc thì lực lượng CNCH tiếp cận vào bên trong, áp dụng các biện pháp
giải cứu phù hợp.
Trường hợp trong không gian hạn chế có nồng độ oxi không đảm bảo, hay
bên trong có khí độc. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ cần phải áp dụng các biện pháp
20

thông gió, cấp khí sạch cho nạn nhân; sử dụng mặt nạ phòng độc cách ly để tiếp
cận vào bên trong và áp dụng các biện pháp giải cứu phù hợp. Trong quá trình
đưa người bị nạn ra ngoài cần chú ý các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bị
nạn.
3.6. Các biện pháp bảo đảm an toàn
- Trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ cá nhân cho cán bộ, chiến sĩ tham gia
cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường sự cố, tai nạn có người mắc kẹt trong nhà và công
trình (như: quần áo, mũ, giầy, kính bảo hộ, gang tay, đai an toàn...);
- Khi làm việc ở môi trường thiếu oxi hoặc có khí độc phải sử dụng mặt nạ
phòng độc cách ly để bảo vệ cơ quan hô hấp;
- Khi là việc trên cao cần phải đề phòng tai nạn rơi ngã, phải đeo đai an toàn
và chọn vị trí chắc chắn để bảo hiểm.
- Khi giải cứu người bị nạn bị kẹt ở những khu vực thiếu oxi, có khí độc cần
phải có biện pháp đảm bảo an toàn như: áp dụng có biện pháp thông khí, cấp khí
sạch; sử dụng mặt nạ phòng độc để tiếp cận người bị nạn.
- Chú ý các biện pháp bảo đảm an toàn cho phương tiện CNCH, đề phòng
những tai nạn rơi phương tiện, chọn vị trí tiếp cận xe CNCH, xe thang, xe cần
nâng thuận lợi và an toàn khi triển khai CNCH; khi đỗ ở những nơi dốc cần phải
chèn bánh xe...
- Khi tiến hành cưa, cắt cấu kiện cần chú ý bảo bảm an toàn cho người bị
nạn; khi sử dụng máy cưa, cắt để cắt các cấu kiện kim loại phải đề phòng các tia
lửa bắn ra, chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ phải đeo kính bảo hộ, đồng thời có biện
pháp che chắn bảo hộ cho người bị nạn...
- Khi tiến hành giải cứu người bị nạn cần phải chấn an tinh thần của người
bị nạn; đồng thời tiến hành sơ cứu kịp thời đối với những chấn thương mà người
bị nạn gặp phải; phối hợp chặt chẽ với lực lượng y tế chuyên nghiệp để thực
hiện tốt việc sơ cấp cứu và chuyển thương;
- Khi tiến hành giải cứu người bị mắc kẹt trong điều kiện thiếu ánh sáng,
cần phải áp dụng các biện pháp chiếu sáng nhằm bảo đảm cho công tác CNCH
đạt hiệu quả cao nhất.
- Khi tiến hành cứu người bị nạn bị kẹt trong các thiết bị máy móc, cần
phải cắt điện trước khi tiến hành các thao tác kỹ thuật để giải cứu người bị nạn.
- Khi cứu người bị nạn bị kẹt ở những nơi thấp có nước, cần phải có biện
pháp an toàn đề phòng ngập nước gây nguy hiểm cho người bị nạn

You might also like