You are on page 1of 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY, NHÀ MÁY

I. Công ty CP đường Quãng Ngãi


1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Đường Quãng Ngãi (QNS)
- Công ty CP đường Quảng Ngãi (QNS) xuất phát từ một Nhà máy Đường do Nhật Bản
xây dựng trước năm 1975. Tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Từ ngày 01/01/2006, QNS được chuyển đổi từ Doanh
nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần.
- Hiện nay, Công ty CP Đường Quảng Ngãi là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa
ngành, đa lĩnh vực (công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm và đồ uống).
Các sản phẩm chính của Công ty là: Đường mía, Sữa đậu nành, nước khoáng, bia, bánh
kẹo, giống mía, sản phẩm cơ khí, nông nghiệp,....
- Hiện công ty có 17 đơn vị thành viên, 1 cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, 2
văn phòng đại diện ( tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) và 1 Công ty con, là một đơn vị có
quy mô SXKD lớn và đóng trên địa bàn nhiều tỉnh thành ( Quảng ngãi, Gia Lai, Bắc
Ninh, Bình Dương). Công ty sở hữu các thương hiệu mạnh: QNS, Vinasoy, và các
thương hiệu sản phẩm đã có uy tín trên thị trường: Nước khoáng Thạch Bích,
Biscafun.... 
- Công ty là một trong những trung tâm chế biến đường và các sản phẩm sau đường lớn
của cả nước. Các sản phẩm của Công ty đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và
từng bước xuất khẩu sang các nước như: Nga, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Mỹ....

Hình 1: Công ty Cổ phần Đường Quãng Ngãi


2. Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Trần Ngọc Phương đảm nhiệm
- Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Võ Thành Đàng
- Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Hữu Tiến, Ông Nguyễn Văn Đông, Ông
Đặng Phú Quý, Ông Ngô Văn Tụ
- Tổng Giám đốc: Ông Võ Thành Đàng
- Phó Tổng giám đốc Tài Chính: Ông Trần Ngọc Phương
- Phó Tổng Giám đốc: Ông Võ Thanh Hồng, Ông Lê Văn Quang, Ông Nguyễn Hữu Tiến
- Giám đốc Nhà máy: Ông Trần Quang Kiên
- Giám đốc Chi nhánh: Ông Nguyễn Đức Tiễn
II. Nhà máy Đường An Khê
1. Giới thiệu tổng quan nhà máy Đường An Khê

- Nhà máy Đường An Khê là đơn vị trực thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi được
thành lập ngày 22/10/2000 với công suất thiết kế 2.000 tấn mía/ngày đến nay công suất
nhà máy đã được mở rộng, nâng lên 10.000 tấn mía/ngày. Và sẽ được rộng lên18.000 tấn
mía cây/ngày theo chỉ thị Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có thông báo số 34/TB-
UBND trong giai đoạn 2014-2015.

- Nhà máy đường An Khê luôn tự hào là doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc
phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đáng kể bộ mặt nông thôn ở
các huyện thị thuộc vùng Đông Gia Lai, và cũng là doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong
việc phát triển vùng nguyên liệu mía, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại.

- Phát huy những thành quả đã đạt được, Nhà máy đường An Khê định hướng phát triển
sản phẩm đường RS An khê trở thành một thương hiệu mạnh, sản phẩm được người tiêu
dùng trong nước và khu vực ưa chuộng. Từng bước xây dựng Nhà máy có quy mô lớn tại
Việt Nam . Phấn đấu trở thành một trong những Trung tâm mía đường của cả nước trong
tương lai không xa.

Hình 2: Nhà máy Đường An Khê


2. Lịch sử hình thành nhà máy Đường An Khê

- Do chế biến thủ công bị lãng phí lớn, từ 18 – 20kg mía cây mới sản xuất được 1kg
đường kết tinh (RS) trong khi đó nếu sản xuất theo phương pháp công nghiệp chỉ cần 11–
12kg mía cây sẽ sản xuất được 1kg đường RS. Ngoài ra, chế biến thủ công còn bị tiêu tốn
chi phí năng lượng sản xuất lớn, giá thành cao, chất lượng chế biến theo phương pháp thủ
công không đảm bảo vệ sinh để phục vụ cho tiêu dùng và sức khỏe của nhân dân. Do giá
thành cao nên sức mua của người tiêu dùng giảm đáng kể. Cùng với chủ trương phát triển
kinh tế khu vực đông Gia Lai xuất phát từ thực trạng trên, nhà máy đường An Khê được
xây dựng trong chương trình phát triển mía đường Quốc gia.

- Được sự phối hợp giữa UBND tỉnh Gia Lai và Công ty Cổ phần đường Quãng Ngãi sau
khi mua lại nhà máy đường Quãng Bình với mức giá 69 tỉ 55 triệu đồng và được lắp đặc
tại xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

3. Sơ đồ bố trí nhân sự

Sơ đồ 1: Sơ đồ bố trí nhân sự nhà máy Đường An Khê


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY
ĐƯỜNG AN KHÊ

I) KHU ÉP
1. Sơ đồ quy trình công đoạn ép

Sơ đồ 1: quy trình công đoạn


2. Thuyết minh lưu trình công đoạn xử lí và ép mía

- Mía được thu mua từ vùng nguyên liệu, được các ôto tải vận chuyển về nhà máy, sau
khi lấy mẫu để xác định chữ đường, cân điện trường sẽ xác định khối lượng và được đưa
thẳng vào sân mía

- Khi xe mía vào bàn lật ô tô, sẽ được công nhân vận hành cố định trên bàn lật; khi tín
hiệu cho phép vận hành, bàn lật sẽ được nâng nghiêng (góc nghiêng lớn nhất 50 0) để đổ
mía vào bàn lùa có hệ thống dây xích, mắt xích kéo mía xuống băng tải. Trên bàn lùa, có
gắn trục khỏa bằng có tác dụng làm tơi mía nhờ hệ thống răng, làm dập và làm gãy thân
mía giúp cho băm mía tiếp theo sẽ được hiệu quả hơn không bị nghẽn mía

- Nhờ băng tải I mà mía được đưa vào dao băm 1, ở đây mía được băm nhỏ nhờ 8 hàng
dao băm gắn liên tục. Sau đó mía trên băng tải I tiếp tục dựa vào dao băm 2 để tiếp tục
băm nhỏ hơn tạo điều kiện dễ dàng nâng cao công suất và hiệu quả của giai đoạn ép, tiếp
đó băng tải I tiếp tịc đưa mía vào dao băm 3

- Sau khi mía được băm nhỏ và đánh tơi bằng bộ đánh tơi, mía sẽ theo băng chuyền caosu
đưa qua vào dàn ép gồm 4 bộ ép mỗi bộ ép sẽ gồm 2 loại máy ép là: máy ép dập (định
hình lại khối mía để máy ép chính ép ra nước) và máy ép chính. Tại đây người ta sử dụng
phương pháp thẩm thấu kép là sử dụng nước thẩm thấu ở nhiệt độ từ 55-60C. Nước thẩm
thấu là nước ngưng trong quá trình bốc hơi được tái sử dụng.

- Sau khi ép ở bộ ép số 1 và bộ ép 2 nước mía sẽ đưa lên sàng lọc cong, tái sàng lọc cong
nước mía sẽ theo ông xuống thùng chứa và bơm qua khu hóa chế. Nước thẩm thấu sẽ
được tưới lên bã mía ở bộ ép 3 (lượng dường của bã thấp). Nước ép từ bộ ép 4 sẽ được
tưới lên bã mía ở bộ ép 2, nước mía rừ bộ ép 3 sẽ được tới lên bã mía ở bộ ép 1

- Bã khô từ bộ ép 4 sẽ được đưa vào làm nhiên liệu lò hơi để chạy tuabin hơi phát điện.
Bã được đi theo một hệ thống băng chuyền qua các tâm sàng, sấy đặt trên một quạt hủt to
hình phễu. Tại đây một phần bã nhuyễn, nhỏ sẽ rớt xuống thiết bị và được quạt thổi đi
theo đường ống nối qua thiết bị trống lọc thùng quay để làm phân bón. Mẫu bả to thì
được đưa vào lò hơi

3. Nhập nguyên liệu và xử lí


- Phải thu hoạch đúng thời điểm, mía phải tươi, sạch, tùy theo giống mía mà thời gian
thu hoạch sẽ khác nhau, thông thường thời gian mía chín từ tháng 10 – 12, chất lượng
mía ổn định từ tháng 12 – 2, vì vậy phải thu hoạch mía đúng độ tuổi của mía để đảm bảo
lượng đường trong mía.
+ Chữ đường: 8.6%.
+ Thành phần đường trong mía: 10%.

- Đối với việc xác định chất lượng mía nguyên liệu, nhà máy sẽ thực hiện lấy ngẫu
nhiên ít nhất 6 cây mía/xe làm mẫu để xác định chữ đường. Mẫu mía được đưa vào ép
lấy nước và xác định chữ đường bằng máy phân tích chữ đường đã được Trung tâm kỹ
thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm định. Kết quả thực tế xác định chữ đường
làm cơ sở thanh toán cho người bán mía. Đối với việc xác định tỷ lệ tạp chất, nhà máy
thực hiện theo quy trình xác định tỷ lệ tạp chất và trừ tạp chất được niêm yết công khai
tại bàn cân tiếp nhận mía. Và có thể xác định tỷ lệ tạp chất dựa trên cơ sở thỏa thuận và
thống nhất với người bán hoặc lấy mẫu mía, cân róc theo quy trình để có kết quả
- Giống mía đóng một vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nguyên liệu cho công
nghệ chế biến đường. Các giống mía có thời gian sinh trưởng khác nhau (chín sớm, chín
trung bình, chín muộn) góp phần hình thành cơ cấu giống mía nhằm rãi vụ trồng và kéo
dài thời gian chế biến cho các nhà máy đường
- Hiện nay nhà máy đường An Khê đang sử dụng các giống mía K88-92; K88-65 của
Trung tâm Giống mía thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, năng suất đạt 75- 85
tấn/ha, hàm lượng đường 10-11%. Còn kết quả khảo nghiệm giống mía K88-92, K88-65
tại An Khê của Công ty cổ phần Đường Bình Định năng suất đạt 80-120 tấn/ha, hàm
lượng đường 10-12%.

Hình 1: Giống mía K88-92 Hình 2: Giống mía K88-65


4. Tổng quan các thiết bị trong công đoạn ép
4.1 Cân
- Mục đích: xác định khối lượng mía khi được vận chuyển từ xe lên. Nhằm xác định chữ
đường và hàm lượng tạp chất (rễ, lá, đất,...).
- Cân bao gồm 2 bàn cân có trọng tải khác nhau và có phòng điều hành. Cân 2 lần bao
gồm cân xổi và cân bì

Hình 3 : Cân mía

4.2 Bàn lùa


- Công dụng: Bàn lùa có công dụng lùa và đẩy mía xuống băng tải, cung cấp mía nguyên
liệu cho cả dây chuyền sản xuất hoạt động. Trên bàn lùa còn có trục khỏa bằng với hệ
thống răng có tác dụng xử lí sơ bộ mía trước khi đưa vào hệ thống dao băm
- Cấu tạo: Bàn lùa gồm 3 phần
+ Thùng bàn lùa chứa mía có tác dụng chịu trọng lực trung bình mỗi lần chịu được 20 tấn
mía
+ Hệ thống xích tải: Gồm 7 xích tải lắp trên 7 bánh răng chuyển động, trên xích tải có gờ
để kéo mía ngược lên thùng bàn lùa có độ nghiêng 10 – 15 độ
+ Trục khỏa bằng: Được lắp đặt phía cuối bàn lùa nơi tiếp giáp băng tải có độ cao hơn.
Trên trục có lắp các răng cưa hay dao chặt đối xứng sơ bộ trước khi xuống băng tải.
Hình 4: Bàn lùa

4.3 Hệ thống dao chặt


- Công dụng: Băm dập và chặt nhỏ mía ra thành các dạng sợ mía hoặc vụn mía nhỏ, tơi,
san thành những lóp đều đảm bảo cho việc ép mía có nguyên liệu liên tục, ổn định, tăng
hiệu suất ép mía
- Hệ thống dao chặt gồm: 3 loại dao chặt
+ Dao chặt 1: 13 lưỡi 12 hàng (sau 13 – 14 ngày thay dao 1 lần)
+ Dao chặt 2: 15 lưõi 12 hàng (sau 13 – 14 ngày thay dao 1 lần)
+ Dao chặt 3: 18 lưỡi 12 hà ng (tháng thay 1 lần tùy theo độ hỏng hóc

Hình 5: Dao chặt 1 Hình 6: Dao chặt 2


- Nguyên lí hoạt động: Mía được băng tải bận chuyển vào hệ thống dao chặt. Dao chặt
gắn trên trục quay theo chiều quay của trục (ngược với chiều tiến của băng tải) nhờ vào
chuyển động của động cơ điện. Nhờ vào cấu tạo của lưỡi dao, khi trục quay thì kéo theo
lưỡi dao quay cùng, nó sẽ bốc mía lên và xé tơi mía ra nhờ sự kết hợp giữa lưỡi dao bà
đe. Hệ thống 3 dao găm nối tiếp nhai với số lượng lưỡi sao tăng dần và khoảnng cách tới
đe giảm dần sau khi qua hệ thống dao băm thì mía sẽ bị xé tơi và nhỏ đồng đều.

Hình 7 : Mía sau khi bị xé tơi

4.4 Nam châm điện


- Mục đích: dùng để loại bỏ các tạp chất là kim loại, không ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm

Hình 8: Nam châm điện


4.5 Máy ép
- Cấu tạo:
+ Trong mỗi máy ép sẽ gồm 2 phần chính : ép chính có 3 trục (trục đỉnh, trục trước, trục
sau) và ép dập có 3 trục (trục trên, trục dưới, trục cưỡng bức (tiếp tuyến). Trục đỉnh gồm
phần lõi trục, vỏ trục và bánh răng tam tinh, hai cổ trục tròn nhẵn bóng, đường kính bằng
một nữa đường kính trục ép. Vỏ trục đúc bằng gang, ở 2 đầu trục có hai vành chắn để
nước mía không bắn khỏi cổ trục.

Hình 9: Trục đỉnh và trục đáy của máy ép

+ Đối với trục đỉnh, trục trước và trục cưỡng bức có tác dụng nhập liệu nên sẽ được thiết
kế có rãnh hình chữ nhân để tăng khả năng bám của mía vào trong hệ thống máy ép.Tất
cả các trục đều có xẻ rãnh nhằm tăng diện tích tiếp xúc của bã mía với trục ép, nâng cao
năng lực kéo của trục đối với mía, có tác dụng xé tơi và đồng thời giúp cho việc thoát
nước mía nhanh hơn.

Hình 10: Rãnh chữ nhân (^)


+ Lược đáy: lược đáy bao gồm lược, cầu lược, giá đặt và tay kéo. Lược đáy được lắp trên
giá máy, nằm giữa 2 trục máy. Lược máy dùng để đưa mía từ trục trước ra trục sau, lược
đáy phải dày vì nó chịu 1 lực nén nhất định và có độ cong mặt lược thích hợp để dẫn mía
dễ dàng, tay kéo có tác dụng làm cho lược đáy ép chặt truc trước

Hình 11: Lược đáy

- Nguyên lí hoạt động:


+ Mía sau khi cắt sẽ di chuyển trên băng tải và được đưa vào máy ép 1, lúc này mía sẽ
được trục cưỡng bức đưa vào khe giữa trục trên và trục dưới, dưới tác dụng của các rãnh
của 2 trục này mía được ép, sau đó mía được ép một lần nữa bởi trục đỉnh và trục sau=>
bã( chứa 30% nước mía) + 70% nước mía.
+ Mía được băng tải trung gian đưa từ bộ che ép này sang bộ che ép khác đồng thời, bả
mía được bổ sung nước mía thẩm nhằm hoà tan các chất tan còn lại trong bã. Nước mía
thu được sẽ được chảy vào thùng chứa và tiếp tục được bơm qua thiết bị phân ly nước
mía và lượng bã nhuyễn thu được từ thiết bị phân li được vít tải được đưa về trước che ép
số 2 để ép lại.
+ Mía sau đó được băng chuyền vận chuyển lần lượt đến máy ép 2, 3, 4 cách thức hoạt
động tương tự như máy ép 1 và sản phẩm cuối cùng tạo ra là bã mía tơi (bã đạt độ ẩm
dưới 50%, được vận chuyển đến lò hơi làm nguyên liệu).Trước khi được đưa vào máy
thứ 4, mía sẽ được bổ sung thêm nước nóng từ 50-55C , nhiệt độ cao sẽ giúp các chất
trong bã dễ dàng được hoà tan và đồng thời bã mau khô hơn.
- Nguyên lí nước thẩm thấu: Nước mía của máy 4 sẽ được bơm về cho máy 3, nước mía
của máy 3 được bơm về máy 2 , nước mía cả máy 2 và máy 1 sẽ được bơm lên hệ thống
lọc và đi qua khu hóa chế.
- Áp lực trục đỉnh: trong quá trình ép mía, mía đi vào trục ép lúc dày lúc mỏng. Do đó,
máy làm việc không ổn định dễ xảy ra sự cố. Vì vậy, ở các trục đỉnh của máy ép nhà máy
thiết kế hệ thống tạo áp lực trục đỉnh để duy trì áp lực cố định không phụ thuộc thể tích
mía đi qua máy.
Hình 12: Máy ép mía

4.6 Lò hơi
- Công dụng: Có nhiệm vụ quan trọng trong việc cung cấp hơi,điện phục vụ cho quá trình
sản xuất, lò hơi còn cung cấp nhiệt cho các quá trình khác trong chế biến.
- Đặc điểm: Lò hơi là thiết bị trong đó xảy ra quá trình đốt cháy bã mía, nhiệt lượng tỏa
ra biến nước thành hơi. Hơi sinh ra là hơi quá nhiệt.
- Lò hơi bao gồm các thiết bị:
+ Lò đốt: dùng dể cấp nhiệt cho quá trình bốc hơi nước
+ Bộ khử khí: dùng để khử bọt khí ăn mòn kim loại, tại đây các phân tử khí trong nước
như H2,N2,O2,... được làm bay hơi
+ Các bơm li tâm tạo áp lực, cấp nước vào lò
+ Bộ lọc bụi: bụi được lọc trước khi thải ra môi trường
+ Bình giảm thanh
+ Hai tuabin được nối với hai máy phát: dùng hơi quá nhiệt phát điện cho nhà máy

You might also like