You are on page 1of 2

- Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư:

+ Với sự xuất hiện của nền sản xuất dựa trên công nghệ điện tử, mức độ
đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn.

+ Việc sử dụng người máy công nghiệp được coi là phương tiện kĩ thuật
quan trọng hợp thành chương trình hiện đại hoá toàn bộ nên sản xuất,
tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao mà
không có sự tham gia của con người.

+ Việc sử dụng máy điện toán trong thiết kế, chế tạo máy, lĩnh vực hàng
không, tên lửa, vũ trụ, điện tử, đã cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các
bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tế to
lớn.

+ Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi
ngành kinh tế và hoạt động xã hội.

+ Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin

+ Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới

- Ví dụ: trong những năm đầu thế kỉ XX, đóng góp của khoa học công
nghệ vào tăng trưởng kinh tế mới chỉ là 10 – 20% thì đến những năm cuối
thế kỉ XX, đóng góp đó đã tăng lên 75 – 80%.

a/ Tác động đối với xã hội, văn hóa

- Tác động tích cực:

+ Mở rộng giao lưu và quan hệ giữa con người với con người

+ Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau
hơn

+ Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất

+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân

- Tác động tiêu cực:


+ Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ, như: máy tính, điện
thoại thông minh, hệ thống Internet…

+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”

+ Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống

+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.

sĐối với xã hội

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tiếp tục tác động mạnh mẽ đến xã hội, đặc biệt là
sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại. Số lượng công nhân có tri thức, kĩ năng và trình độ chuyên
môn cao ngày càng tăng, số lượng công nhân lao động phổ thông có xu hướng giảm dần.

Giai cấp công nhân hiện đại vẫn tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị – xã hội chủ yếu trong các cuộc
đấu tranh chính trị. Tuy nhiên, so với trước đây, cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất
kinh tế – xã hội nhiều hơn.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư cũng có tác động tiêu cực, như làm gia tăng
khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước, làm xói mòn bản sắc văn hoá, giá trị truyền
thống của các cộng đồng,...

You might also like