You are on page 1of 3

Trường đại học KHXH&NV Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Khoa Hàn Quốc học Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


-------- -----------

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1


MÔN: NGHIỆP VỤ BIÊN TẬP VIÊN
LỚP: HQHCQTT K.20
SỐ TIẾT: 30
GV PHỤ TRÁCH: VÕ ANH VŨ

NỘI DUNG
Sinh viên trả lời ba câu hỏi sau:

Câu 1: Dùng các phương tiện tra cứu để phân biệt ý nghĩa và cách dùng của các cặp từ
sau. Tìm trên báo ví dụ minh họa cho mỗi từ. (5 điểm)
1. toàn bộ/toàn thể
2. cứu cánh/cứu giúp
3. chứng nhân/nhân chứng
4. chối bỏ/bác bỏ
5. hạn chế/khuyết điểm
6. chi phí/kinh phí
7. chủ kiến/chính kiến
8. tình nhân/nhân tình
9. thu hồi/triệu hồi
10. đạt/đoạt (danh hiệu, giải thưởng)

Câu 2: Từ in đậm trong các câu dưới đây bị coi là sai. Hãy giải thích cái sai của việc
dùng từ đó, rồi tìm từ khác thay thế và nêu lý do bạn chọn từ này. (5 điểm)

1. Chồng đi tập kết, Nhân sống trong nỗi cô đơn và lo lắng. Chị nhớ thằng trưởng ty
cảnh sát có mấy lần đến nhà buông lời ong tiếng ve.
(Duyên phận, Nhân Dân, 2/3/2000)

2. Học hành không nhiều, tay nghề non nớt, một loạt bài báo đầu của ông viết được
ban biên tập biến thành… di cảo.
(Người lữ hành lặng lẽ, nguyệt san SK&NC, tháng 10/2015)

1
2. Ngọn đèn vời vợi trên đỉnh quần đảo Long Châu vẫn hiên ngang phát sáng làm
tròn thiên chức của mình với Tổ quốc với nhân dân.
(Mặt ngọc Long Châu, Tạp chí Truyền Hình, 16/8/1999)

3. Ở đỉnh bia, nghệ nhân tạc bông sen tượng trưng cho sự thanh cao, khiếm nhã của
các vị túc nho.
(Một di tích quý, Người Hà Nội, 11/11/2000)

4. Đám cưới sư trưởng và trưởng bệnh xá to nhất chiến khu Quảng Nam thời ấy. Cô
dâu không áo cưới, chú rể không y phục, nụ cười nở mãi.
(Bông cúc trắng giữa rừng Quế Sơn, Tiền Phong, 2/9/2018)

5. Ông đã kinh qua nhiều nghề từ đẩy xe ba gác đi bán đĩa nhạc, rồi đi sửa cân dạo
cho các chợ, làm thợ hồ, thợ mộc, đi bán cá viên chiên để kiếm thu nhập cho gia
đình.
(Người đưa đò thầm lặng, Bản thảo, 8/2020)

Ghi chú
1. Sinh viên làm bài theo nhóm. Mỗi sinh viên chỉ có tên trong một nhóm.
2. Bài làm trên giấy A4, font Times New Roman, size 13 (dùng bấm chứ không dùng kẹp; không
cần bọc bìa cứng, bìa ni-lông). Đính kèm tờ riêng ghi danh sách nhóm ở cuối bài (Số TT, MSSV,
Họ và tên, Ghi chú).
3. Câu 1, mỗi từ cần trình bày đủ 4 ý: (1) từ loại; (2) nghĩa của từ (tra cứu trong từ điển); (3) cách
dùng (trong trường hợp nào, với đối tượng nào); (4) ví dụ (phải là một câu hoặc đoạn được trích
trên báo, có dẫn nguồn; từ chính phải bold). Mỗi ý trình bày thành một đoạn. Mỗi câu cách nhau
một khoảng trắng (1 enter)
Ví dụ:
1. yếu điểm/điểm yếu
- yếu điểm: danh từ, từ Hán Việt.
- Điểm chính, điểm quan trọng nhất.
- Dùng để nhấn mạnh đặc điểm, tính chất nổi trội/quan trọng của sự vật, hiện tượng, con người.
- Ví dụ: Vịnh Cam Ranh là một yếu điểm về quân sự của Việt Nam.
(Tuyên bố mới của Nga về vịnh Cam Ranh, Thanh Niên, 15/10/2016)

- điểm yếu:
-
-

2. sinh sản/sản sinh


4. Câu 3, mỗi câu cần có 3 ý: (1) giải thích từ in đậm và chứng minh nó dùng trong câu là không
chính xác; (2) chọn từ mới, giải thích sự xác đáng của nó trong câu; (3) chép lại câu mới (không
cần ghi phần xuất xứ). Mỗi ý trình bày thành một đoạn.

2
5. Các bài làm không được giống nhau quá 50% về câu chữ.
6. Các nhóm nộp bài cho GV phụ trách môn học vào lúc 8 giờ ngày thứ ba (9/5).
7. Những bài làm có quá 5 lỗi về chính tả và kỹ thuật trình bày sẽ bị xếp loại “Không đạt”, GV
không chấm điểm.

TP.HCM, ngày 18 tháng 4 năm 2023

GV ra đề,

VÕ ANH VŨ

You might also like